Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kim Bình Mai – Tập 1

Hồi 54

Tác giả: Tiếu Tiếu Sinh

Tây Môn Khánh lên ngựa. Đem theo bọn Thư Đồng, Đại An bốn năm đứa, tới nhà Lưu Thái giám dự bữa tiệc do hai vị Chủ sự An, Hoàng khoản đãi. Tới nơi, gia nhân vào báo, An, Hoàng, hai người vội bước ra nghênh tiếp. Lưu Thái giám cũng bước tới làm lễ tương kiến.

Vào tới dại sảnh, Lưu Thái giám cười bảo:

Ba người chúng tôi chờ mãi từ nãy tới giờ, bây giờ mới thấy đại quan tới. Tây Môn Khánh cười đáp:

Được nhị vị đại quan đây chiếu cố, chúng tôi đã định tới sớm, không ngờ trong nhà có chút việc bận nên để các vị phải mất công chờ đợi, xin các vị niệm tình tha lỗi cho. Bốn người lại vái nhau mà ngồi xuống. Tây Môn Khánh được mời ngồi chỗ danh dự, chỗ kế tiếp là dành cho Lưu Thái giám, nhưng Lưu Thái giám không chịu, nói rằng:

Tôi chỉ là chủ nhà chứ không phải chủ tiệc, lẽ nào dám ngồi trên nhị vị Chủ sự đây. An Chủ sự bảo:

Nhưng cứ xin lão công ngồi giùm cho.

Tây Môn Khánh cũng nói:

– Nếu tính tuổi tác thì Lưu lão công ngồi trên là phải.

Lưu Thái giám vái hai Chủ sự An, Hoàng rồi ngồi xuống mà nói:

– Thôi thì tôi đành thất lễ cùng nhị vị vậy.

Bốn người bắt đầu nhập tiệc, gia nhân xúm xít rót rượu mời. Đám ca nhạc công kéo tới lạy chào rồi kẻ đàn người sáo, hát khúc Tuyên Xuân lệnh. Bài hát dứt, Lưu Thái giám tự tay nâng chung mời mọi người.

An Chủ sự nói:

– Khúc hát vừa rồi quả là tuyệt diệu, mà người hát cũng là tay tài tử hơn đời. Không hiểu sao hôm nay lại mời được người hát hay, mà bài hát cũng hay vậy.

Tây Môn Khánh cười:

Kể ra thì cũng không lạ, hôm nay nhị vị đây làm chủ tiệc, lại tổ chức tại nhà Lưu lão công đây, thì tất nhiên ca nhạc công cũng phải chọn lọc chứ.

Hoàng Chủ sự nói:

Chưa đúng hẳn như vậy, có lẽ tại Lưu lão công đây là người ra vào cung cấm nhiều, lại được thánh thượng sủng ái, như vậy là một quý thần. Còn Tây Môn lão gia đây thì vàng bạc đầy kho, là tay phú gia địch quốc. Tiệc này có phú có quý, quả là tiệc hiếm có.

Bốn người vui vẻ cười nói ăn uống, trong khi đám ca nhạc công đàn hát du dương…

Trong khi đó Kính Tế ở nhà vẫn còn buồn bực tiếc rẻ vì cuộc gặp gỡ quá ngắn ngủi với Kim Liên, nay thấy Tây Môn đi ăn tiệc, tới chiều cũng chưa về, bèn lẻn vào hoa viên thăm dò, thấy vắng người, bèn tới phòng Kim Liên. Kim Liên đang trầm ngâm nghĩ ngợi về cuộc gặp gỡ trong động đá, thì Kính Tế tới sau lưng nói:

Nương nương ơi, tôi quả là phải một phen hú vía, chung quy cũng chỉ tại cái bà Tam nương oan gia kia mà thôi.

Kim Liên giật mình, quay lại thấy Kính Tế thì bảo:

Đồ quỷ làm người ta giật cả mình, có đi chỗ khác không, lỡ ai thấy được thì sao? Kính Tế không nói gì, cứ sán lại gần. Kim Liên đẩy Kính Tế ra rồi bước vào trong. Kính Tế đứng ngơ ngẩn một lát rồi trở ra hoa viên đi đi lại lại thẫn thờ. Bỗng nghe có tiếng nói chuyện bên ngoài, Kính Tế bước ra cổng hoa viên thì gặp Đại An và Thư Đồng về, đứa nào cũng say sưa, bèn hỏi:

Ở đó tiệc tùng chưa xong hay sao mà giờ này gia gia vẫn chưa về ?

Đại An đáp:

Tiệc hôm nay vui lắm, lại có Lưu Thái giám ân cần mời mọc nên gia gia chưa thể về được, còn đang thù tạc cao hứng lắm.

Kính Tế lại hỏi:

Khách khứa dự tiệc hôm nay gồm những ai? Đại An đáp:

Chỉ có bốn người là nhị vị Chủ sự An, Hoàng, Lưu Thái giám và gia gia chứ không có ai khác.

Hôm nay gia gia có vẻ vui lắm, chắc thể nào cũng say mèm cho mà xem.

Trong nhà, Nguyệt nương nghe tiếng người nói bên ngoài thì nghĩ rằng Tây Môn Khánh đã về, liền sai Tiểu Ngọc chạy ra coi, Tiểu Ngọc chạy ra thấy Kính Tế đang nói chuyện với Đại An và Thư Đồng thì quay vào thưa lại cho Nguyệt nương hay. Nguyệt nương sai gọi Đại An vào hỏi:

Sao giờ này gia gia cũng chưa về.

Đại An thưa:

Tiệc cũng sắp tan, chắc là gia gia sắp về rồi, hai chúng tôi sợ trời muộn nên đem vài thứ lặt vặt về trước.

Nguyệt nương cho Đại An lui ra. Lát sau thì Tây Môn Khánh say mèm, cưỡi ngựa về nhà, có vài gia nhân về theo. Tây Môn Khánh vào thẳng phòng Nguyệt nương rồi lăn ra giường định ngủ. Nhưng hôm sau mới là ngày Nhâm Tý hai mươi ba, Nguyệt nương mới cần đến chồng để uống thuốc cầu tự cho đúng ngày, do đó bảo chồng:

Hôm nay trong người tôi không được khỏe, chàng sang phòng khác mà nghỉ.

Hôm nay nàng chê ta say chứ gì? Nhưng thôi, để ta đi, tối mai sẽ đến với nàng. Nguyệt nương cũng cười:

Tôi không khỏe thật chứ đâu có dám chê chàng, tối mai chàng nhớ đến với tôi nhé. Tây Môn Khánh gật đầu rồi tới phòng Kim Liên.

Kim Liên đang ngồi nghĩ tới thái dộ của Kính Tế hồi chiều, thấy Tây Môn Khánh vào, vội đứng dậy cười hỏi:

– Tiệc tùng ăn uống gì ở đâu mà mãi giờ này mới về vậy ?

Tây Môn Khánh không nói gì, ngồi ngay xuống. Kim Liên hơi bực:

Chàng đi uống rượu say sưa về, tôi đón tiếp hỏi han, sao chàng không thèm trả lời vậy?

Tây Môn Khánh chậm rãi hỏi lại:

Nàng ngồi trầm ngâm tư lự, nàng nhớ đến ai vậy ?

Kim Liên chột dạ, gượng cười, đoạn sai Xuân Mai đem trà ra. Sau vài tuần trà, hai người đi ngủ.

Hôm sau là ngày Nhâm Tý hai mươi ba, Nguyệt nương dậy sớm, rửa mặt, thay xiêm y mới rồi sai Tiểu Ngọc sửa soạn hương hoa trên bàn thờ Phật, sau đó lấy cuốn kinh Quan Âm ra, cứ tụng một câu kinh thì lạy một lạy. Tụng xong hai mươi bốn thiên thì lấy viên thuốc cầu tự ra để trên bàn thờ, lạy bốn lạy rồi khấn rằng:

Con là Ngô thị nhờ ơn trời Phật, được Tiết sư phụ và Vương sư phụ giúp con thuốc này, xin Trời Phật phù hộ cho con con trai để nối dõi tông đường.

Khấn xong sai Tiểu Ngọc rót một chung rượu nóng, nhai thuốc mà uống. Mùi thuốc khó chịu khác thường. Nguyệt nương cố nhai trệu trạo rồi chiêu bằng một hớp rượu. Uống xong lại lạy tạ bốn lạy rồi về phòng. Cả ngày hôm đó Nguyệt nương không ra khỏi phòng.

Tây Môn Khánh ngủ dậy, rời phòng Kính Tế, lên thư phòng sai Thư Đồng viết thiếp cám ơn hai Chủ sự An, Hoàng rồi đem đi.

Thư Đồng vừa đi khỏi thì Ứng Bá Tước đến, Tây Môn Khánh bước ra nghênh tiếp. Bá Tước vái chào rồi hỏi:

Hôm qua đại ca dự tiệc tại nhà Lưu Thái giám, rồi lúc nào mới về nhà được ?

Nhờ nhị vị Chủ sự thương nên ép uống nhiều quá, về đến nhà thì cũng gần khuya, mà cũng say mèm nên ngủ ngay, cũng vừa mới dậy đây thôi.

Đại An đem đồ ăn sáng lên. Tây Môn Khánh mời Bá Tước cùng ăn.

Lát sau Bình An vào báo:

– Có An Chủ sự và Hoàng Chủ sự tới.

Tây Môn Khánh vội sai lấy mũ áo và dọn dẹp đồ ăn. Bá Tước cũng vội lánh mặt đi. Hai Chủ sự An, Hoàng xuống kiệu bước lên đại sảnh. Tây Môn Khánh bước ra tận thềm nghênh tiếp. An Chủ sự hỏi:

Đêm qua về quan nhân có ngủ ngon không? Tây Môn Khánh nói:

Đội ơn nhị vị nhiều lắm, tôi vừa mới sai người đem thiếp tới cảm tạ thì nhị vị đã nhọc lòng tới đây.

Ba người an vị uống trà nói chuyện. An Chủ sự lại hỏi:

Tiệc hôm qua đang vui thì quan nhân lại cáo từ, sao vậy?

Hôm qua vãn sinh say quá rồi, lúc đứng dậy cáo từ lại còn bị Lưu lão công ép uống tới mười mấy chung rượu Bồ Đào nữa. Lúc lên ngựa thì ngồi không vững nữa, về tới nhà thì ngủ say cho mãi tới sáng nay, vậy mà lúc ngủ dậy vẫn chưa thấy tỉnh rượu hẳn. Ba người nói chuyện uống trà. Lát sau hai Chủ sự An, Hoàng đứng dậy cáo từ. Bá Tước trở ra nói chuyện một lúc nữa rồi cũng về.

Tới trưa, ăn cơm xong, Tây Môn Khánh ngồi kiệu tới đáp tạ hai Chủ sự An, Hoàng. Tối hôm đó, Nguyệt nương sai sửa soạn giường chiếu sạch sẽ, dọn tiệc ngon để sẵn. Tây Môn Khánh bước vào, Nguyệt nương tiếp đón ân cần, vợ chồng kề vai uống rượu. Tây Môn Khánh cười:

Hôm qua tôi uống rượu say về, nàng không chịu để tôi nghỉ ở đây nên giả vờ nói là không khỏe chứ gì.

Nguyệt nương cũng cười:

Làm gì có chuyện đó, hôm qua trong người tôi hơi khó chịu thật. Chỗ vợ chồng sao chàng lại nghi ngờ vớ vẩn như vậy?

Nguyệt nương nói xong gắp đồ ăn và chuốc rượu cho chồng. Lát sau vợ chồng no say, Nguyệt nương sai dẹp tiệc, để dọn trà lên. Vợ chồng uống trà nói chuyện. Gần khuya thì vào giường nghỉ. Tây Môn Khánh uống rượu xong, trong người cũng rạo rực, Nguyệt nương lại chiều chuộng vuốt ve. Đêm đó hai vợ chồng thắm thiết không sao nói hết. Sáng hôm sau, Nguyệt nương sai dọn cháo gà cho chồng ăn, Tây Môn Khánh ăn xong thì mũ áo ra viện Đề hình lâm việc. Gần trưa, Tây Môn Khánh về nhà, tới phòng Bình Nhi thăm Tố Quan. Bình Nhi bồng con, bảo Tây Môn Khánh:

Mấy hôm nay tôi thấy trong người không khỏe lắm nên muốn làm lễ nguyện, nhưng mấy hôm nay chàng cũng bận thành thử tôi chưa nói.

Tây Môn Khánh bảo:

Nếu nàng muốn làm lễ nguyện thì để tôi bảo Đại An nó đi mời Vương sư bà tới để nàng nói chuyện, có gì nhờ sư bà lo cho là xong.

Nói xong quay bảo Đại An mời Vương sư bà tới. Đại An vâng lời đi ngay. Bỗng Thư Đồng vào báo:

Có Thường nhị gia và Ứng nhị gia tới.

Lúc trước đại ca có hứa rồi, sao lại quên, nay đại ca có thể cùng tôi và Thường nhị ca đây dự một tiệc vui chăng?

Tây Môn Khánh không nói gì, chỉ sa sầm nét mặt mà nhìn Thường Trĩ Tiết. Trĩ Tiết gượng gạo nói:

Lâu quá không tới thăm đại ca, ca nhi ở nhà vẫn mạnh chứ.

Ca nhi cũng mạnh, nhưng Lý Bình Nhi thì hay yếu đau, đang định nhờ Vương sư bà làm lễ khấn nguyện đó.

Bá Tước nói:

Con nhà phú quý thường hay khó nuôi một chút, phải thập phần bảo dưỡng mới được. Cũng tựa như trồng loài cây quý, ngay từ lúc nhỏ phải cẩn thận trông nom. Ca nhi đây là thân quý trọng, chẳng khác gì hạt ngọc trên tay, đừng nói gì lúc nhỏ, ngay cả lúc lớn lên, như lúc sáu tuổi, lúc chín tuổi, đều dễ gặp tai ách, cho nên cũng phải thường xuyên cúng vái cho ca nhi mới được. Có vậy thì ca nhi mới hay ăn chóng lớn, mau mạnh mà lại dễ nuôi.

Đang nói chuyện thì Đại An vào thưa:

Vương sư bà không có tại am, các ni cô nói là sư bà vào phủ Vương Thượng thư, tôi phải tới đó tìm mới gặp. Sư bà nói là lát nữa sẽ tới.

Tây Môn Khánh gật đầu rồi tiếp tục trò chuyện với Bá Tước và Trĩ Tiết. Thư Đồng đem trà ra. Bá Tước nhấp một ngụm trà rồi hắng giọng nói:

Bấy lâu nay tôi được đại ca thương yêu giúp đỡ, chẳng biết phải đền đáp thế nào. Nhà cửa tôi thì nghèo nàn chật chội, muốn mời đại ca tới nhà nhưng sợ có điều sơ thất. Vậy nếu ngày mai ngày mốt đại ca có rảnh rang thì xin mời đại ca cùng Thường nhị ca đây tới hoa viên ở ngoại thành vui cùng tôi một ngày, để gọi là tận tình huynh đệ.

Trĩ Tiết nói thêm:

Ứng nhị ca đây đã có lòng thành đại ca cũng nên nhận lời, chẳng nên từ chối:

Nếu vậy thì ngày mai đi. Bá Tước vui mừng ra mặt.

Được vậy thì còn gì bằng, mấy hôm nay đệ đã chuẩn bị sẵn cả rồi, chỉ chờ đại ca ưng thuận là tổ chức, đệ cũng đã dặn dàn nhạc, nhưng có lẽ phải thêm một hai ca công mới thú.

Tây Môn Khánh bảo:

Cái đó không sao, để tôi sai người gọi Ngô Ngân Nhi và Hàn Kim Xuyến là được chứ gì.

Bá Tước nói:

Vậy thì tốt quá, chỉ sợ làm phiền đại ca mà thôi. Tây Môn Khánh liền gọi Cầm Đồng, bảo đi mời Kim Xuyến và Ngân Nhi, dặn ngày mai ra hoa viên ở ngoại thành để hát. Cầm Đồng vâng lời đi ngay.

Lát sau thì Vương sư bà tới, chào Tây Môn Khánh rồi hỏi:

Hôm nay đại quan cho gọi bần ni có chuyện gì dạy bảo. Bần ni đang ở bên phủ Vương Thượng thư, nghe gọi nên phải dứt ra mà tới đây.

Tây Môn Khánh nói:

Hồi sinh ca nhi, ta có lời tâm nguyện. Nay nhờ hoàng thiên bảo hộ, ca nhi cũng dần dần lớn mạnh, ta muốn làm lễ tạ Ơn trời Phật, cầu thọ cho ca nhi, đồng thời cầu khấn cho Lục nương được khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi. Do đó ta cho thỉnh sư phụ tới để bàn tính.

Vương sư bà nói:

Tấm thân vàng ngọc của ca nhi là hoàn toàn do Phật lực bảo trì. Đại quan không biết, chứ kinh Phật chúng tôi dạy rằng có những loại Dạ xoa La sát chuyên giết hại người ta, lại thích làm hại trẻ con khiến cho người ta tuyệt tự. Nay phải làm lễ để tụng kinh niệm Phật, trừ tà ma thì ca nhi mới được bảo dưỡng.

Tây Môn Khánh hỏi:

Bây giờ phải làm thế nào để được nhiều công đức? Vương sư bà nói:

Phải soạn lễ cho hậu rồi trước thì tụng kinh Dược Sư, sau thì tụng kinh Đà La.

Thôi thì trăm sự nhờ sư phụ. Vương sư bà nói:

Ngày mai tốt ngày, để tôi về am sửa soạn trước.

Tây Môn Khánh gật đầu:

– Sư phụ tính sao cũng được.

Vương sư bà xin phép vào nhà trong, nhưng Nguyệt nương và các tiểu thiếp đang tụ họp tại phòng Bình Nhi. Vương sư bà lại xuống phòng Bình Nhi. Nguyệt nương hỏi:

Thỉnh sư phụ tới để làm lễ cầu Trời Phật bảo hộ cho ca nhi, sư phụ định chừng nào khởi kinh?

Vương sư bà đáp:

Ngày mai là ngày Hoàng đạo, tôi sẽ khởi kinh tại am.

Tiểu Ngọc đem trà ra. Nguyệt nương mời mọi người dùng trà. Bình Nhi nói:

Sư phụ à, tôi còn chuyện này muốn nhờ sư phụ nữa. Vương sư bà đặt chung trà xuống:

Có chuyện gì xin nương nương cứ dạy.

Từ hồi có ca nhi tới giờ, trong người tôi chăng bao giờ được khỏe, tôi định nhờ sư phụ soạn một lễ cầu cho sức khỏe của tôi, sư phụ nghĩ thế nào? Nếu được thì lễ xong, tôi xin hậu tạ.

Vương sư bà nói:

Cái đó có gì khó, mà cũng chẳng phải soạn lễ riêng. Trong lá sớ cầu cho ca nhi thì viết thêm bệnh tình nương nương để cầu luôn cũng được.

Mọi người tiếp tục uống trà nói chuyện.

Hết Tập I

Truyện “KIM BÌNH MAI” kết thúc ở hồi 100

Bình luận