Khách khứa ra về, Tây Môn Khánh mời Ngô đại cữu, Ngô nhị cữu, Ứng Bá Tước và
Tạ Hy Đại ở lại uống rượu nghe nhạc, lại dặn đám nhạc công:
Ngày mai các ngươi lại tới đây giúp ta, ta còn phải mời các bạn đồng sự và thuộc hạ trong sở tới nữa. Các ngươi gắng sức sẽ có thưởng.
Đám nhạc công đáp:
Chúng tôi lúc nào cũng gắng sức, ngày mai chúng tôi ăn mặc đẹp và sẽ tới giúp vui. Lát san Tây Môn Khánh cho dọn tiệc cho đám nhạc công ăn uống, sau đó cho họ ra về. Sau đó Lý Quế Thư và Ngô Ngân Nhi bước ra cười bảo:
Quan nhân à, bây giờ đã muộn rồi, kiệu cũng đang chờ, cho chúng tôi về nhé.
Ứng Bá Tước bảo:
Chúng tôi thì thế nào cũng xong, nhưng hôm nay có nhị vị cữu gia đây, chưa hát khúc nào cho nhị vị đây nghe mà đã đòi về là thế nào ?
Quế Thư nói :
Nhị gia không biết nên mới nói vậy, tôi ở đây đã hai ngày liền, ở nhà chắc mẫu thân tôi mong lắm.
Bá Tước nói:
Thôi thôi, nếu không chịu thì cứ về đi.
Để họ về là hơn, hai hôm nay họ cũng cực nhọc lắm, để tôi bảo đứa khác nó hát cho các vị nghe.
Đoạn quay lại hỏi:
Hai nàng đã ăn uống gì chưa?
Quế Thư đáp:
– Đại nương cho chúng tôi ăn ở trong rồi.
Nói xong vái chào mọi người rồi bước ra. Tây Môn Khánh dặn theo:
Ngày kia lại xin mời hai nàng tới, cũng phiền hai nàng mời thêm hai người nữa chẳng hạn như Trịnh Ái Nhi và Kim Xuyến Nhi cũng được. Hôm đó tôi sẽ đãi tiệc thân bằng quyến thuộc.
Ứng Bá Tước nói vọng ra:
Ai chứ Quế Thư thì nhờ gì phải đưa tiền trước mới được.
– Đồ quỷ lúc nào cũng đùa được.
Đại ca à, ngày kia định mời những ai vậy? Tây Môn Khánh đáp:
Thì mời Kiều lão, nhị vị cữu gia đây, Hoa đại ca, Trầm di phu, và đám anh em mình, tất cả vui vẻ một ngày. Bá Tước nói:
Nếu vậy thì chúng tôi cũng tới sớm như hôm nay để tiếp khách giùm đại ca.
Tây Môn Khánh bảo:
– Vậy thì quý quá, xin nhị vị hạ cố giùm cho.
Đoạn gọi Lý Minh và Ngô Huệ ra đàn ca một lúc nữa. Sau đó mọi người mới cáo từ. Hôm sau, Tây Môn Khánh mở tiệc đãi quan viên trong huyện. Tiết Thái giám tới thăm, Tây Môn Khánh mời vào Tụ Cảnh Đường trong hoa viên uống trà. Tiết Thái giám hỏi:
Lưu Thái giám đã cho người đem lễ vật tới chưa ? Tây Môn Khánh đáp:
Thưa đã cho đem tới rồi.
Tiết Thái giám lại nói:
Xin cho đem ca nhi ra đây cho ta thăm và chúc thọ. Tây Môn Khánh không từ chối được, phải bảo Đại An gọi nhũ mẫu bế Tố Quan ra. Tiết Thái giám coi xong hết lời khen ngợi rồi gọi hai gia nhân theo mình đem hai quả đựng đầy lễ vật, gồm hai lạng bạc Bát bảo, một xấp lụa ngự dụng, bốn đồng tiền vàng Phúc Thọ Khang Ninh và nhiều thứ khác, đoạn nói:
Ta chẳng có gì ngoài lễ mọn này đem tới tặng ca nhi.
Tây Môn Khánh đứng dậy vái tạ mà nói:
– Thật làm phiền lão công quá.
Đoạn một mặt sai tiếp nhận lễ vật, một mặt bảo đem Tố Quan vào. Hai người tiếp tục ngồi uống trà trò chuyện, gia nhân vào báo là khách tới. Tây Môn Khánh vội đứng dậy sửa lại mũ áo, bước ra nghênh tiếp.
Đám khách mới tới gồm Tri huyện Lý Đạt Thiên, Huyện thừa Tiên Thành, Chủ bạ họ Nhâm và Điển sử họ Hạ. Tây Môn Khánh mời tất cả lên sảnh đường, đám khách vái chào Tiết Thái giám và mời họ Tiết ngồi trên.
Lát sau có Thượng Cử nhân tới. Sau một tuần trà, nhạc tấu lên, Tây Môn Khánh mời mọi người nhập tiệc.
Đoàn hát đưa danh sách những bài ca múa lên Tiết Thái giám chọn vũ khúc “Hàn Trương Tử lên tiên”. Đoàn vũ múa thật đẹp mắt. Tiết Thái giám vui lắm, gọi gia nhân đem ít tiền đến thưởng cho đám vũ công và nhạc công. Bữa tiệc hôm đó kéo dài tới tối mới dứt.
Trong khi đó Quế Thư về nhà, trò chuyện bàn tính cùng mẹ. Hôm sau mua nhiều lễ vật, lại tự tay làm một đôi hài, rồi sai gia nhân đem theo, rồi lên kiệu tới nhà Tây Môn Khánh. Tới nơi, Quế Thư vào phòng Nguyệt nương lạy bốn lạy mà dâng lễ vật, sau đó mới bái kiến cô mình là Kiều Nhi và Tây Môn Khánh. Nguyệt nương bảo:
Mấy hôm nay làm phiền cháu nhiều, hôm nay lại cho nhiều thứ quá thế này ? Quế Thư cười thưa:
Mẫu thân cháu nói rằng bây giờ quan nhân đã làm quan, không thể lui tới đằng cháu được nữa, nên dạy cháu soạn lễ mọn hôm nay để tới xin Đại nương nhận làm mẹ nuôi cho cháu để cháu còn có thể tới lui nơi đây.
Nguyệt nương mời Quế Thư uống trà rồi hỏi:
Ngô Ngân thư và hai người kia sao không thấy tới ?
Ngân Nhi biết rồi, sao giờ này chưa thấy tới. Hôm kia gia gia có dặn cháu mời hai chị Trịnh Ái Hương và Hàn Kim Xuyến, cháu đã mời rồi. Chắc cũng sắp tới.
Vừa dứt lời thì Ngân Nhi, Ái Hương và một thiếu nữ mặc xiêm áo đại hồng tới. Ngân Nhi thấy Quế Thư đã cởi áo ngoài đang ngồi uống trà thì bảo:
Sao thư thư không chờ chúng tôi mà tới trước một mình vậy?
Tôi đang đợi thư thư ở nhà thì mẫu thân tôi bảo là có thể thư thư đi trước rồi, do đó tôi vội đi, ngờ đâu lại tới trước hết.
Ngân Nhi bảo:
Nếu vậy thì chúng tôi tới chậm rồi.
Không chậm đâu, à cô nương kia, xin lỗi phương danh quý tính là gì? Ngân Nhi đáp:
Thư thư đó là em gái của Hàn Kim Xuyến, tức là Ngọc Xuyến.
Nguyệt Thư sai Tiểu Ngọc bày đồ ăn và bánh trái mời mọi người. Quế Thư muốn chứng tỏ mình là con nuôi của Nguyệt nương, bèn lăng xăng đứng ra dọn dẹp các thứ, lại gọi:
Ngọc Tiêu ơi, có trà không, cho ra đây một bình đi. Lát sau lại gọi:
Tiểu Ngọc ơi, đem cho chị chút nước rửa tay coi.
Ngọc Tiêu và Tiểu Ngọc nhất nhất nghe lời. Bọn Ngân Nhi lấy làm lạ lắm nhưng không tiện hỏi nhau. Lát sau mấy người ăn xong, Quế Thư bảo:
Ngân Thư à, ba người ăn xong rồi thì lấy nhạc khí ra đàn hát cho Đại nương nghe, tôi cũng hát một bài trước rồi. Ngân Nhi và hai người kia chỉ biết làm theo. Ngân Nhi đàn tranh, Ái Hương đàn tỳ bà cho Ngọc Xuyến hát khúc “Bát thanh cam châư”. Khúc hát vừa dứt, Ngân Nhi bỏ đàn xuống hỏi Nguyệt nương:
Chẳng hay hôm nay trong tiệc có những vị nào?
Tiệc hôm nay chỉ toàn thân bằng quyến thuộc mà thôi. Quế Thư nói:
Hôm nay không có hai cái ông già lẩm cẩm hôm nọ đâu. Nguyệt nương cười:
Đúng rồi, hôm nay không có hai vị đó. Hôm qua Tiết Thái giám tới tặng lễ vật nên mời luôn. Lưu thái giám không có mặt. Quế Thư cũng cười:
Ông Thái giám họ Lưu thì cũng còn tạm, chứ cái ông họ Tiết thì quả là không thể mê nổi.
Nguyệt nương bảo:
Hai vị đó là nội quan đấy mà, cũng hơi lẩm cẩm một chút, nhưng mình cứ khéo léo một chút là đẹp.
Quế Thư nói:
Nương nương dạy rất đúng, nhưng hai vị đó tính tình buồn cười, ăn nói cũng kỳ lạ lắm, khác hẳn mọi người.
Đang nói chuyện thì Đại An vào bảo:
Khách đã tới được quá nửa, họ đang chờ đợi mà các thư thư lại ở đây, chưa sửa soạn để lên đại sảnh sao?
Nguyệt nương hỏi:
Có những ai tới rồi? Đại An đáp:
Có Kiều đại gia, Hoa đại gia, nhị vị cữu gia, Tạ đại gia và mấy người nữa. Quế Thư hỏi:
Hôm nay có hai ông trời họ Ứng họ Chúc tới không?
Đại An đáp:
Trong các vị anh em kết nghĩa với gia gia thì không thiếu ai cả. Ứng nhị gia đã tới từ sáng sớm nhưng hiện đi công việc cho gia gia, chắc cũng sắp về.
Quế Thư bảo:
Ái dà, gặp mấy ông đó thì mệt lắm, tiệc hôm nay chưa biết bao giờ mới tan. Cớ lẽ hôm nay tôi không ra đâu, tôi ở trong này hát cho mẹ nuôi tôi nghe còn hơn.
Đại An bảo:
Có thư thư là chính mà không ra sao được?
Nương nương không biết đâu, ông Chúc Thật Niệm lắm mồm lắm miệng hơn ai hết, lại hay cợt nhả vô duyên, ông đó với ông Tôn Thiên Hóa mà hợp lại thì không còn ai nói ngoài hai ông đó cả, trong tiệc có ai phản đối hai ông đó cũng mặc kệ. Ái Hương nói:
Cái ông họ Chúc đó hôm nọ tới nhà tôi, bỏ ra mười lạng bạc để mời em tôi là ái Nguyệt, mẫu thân tôi nói rằng em tôi hiện được một vị khách phương nam mời hơn tháng nay nên không thể đi được. Ông họ Chúc này vì ăn tiền của Trương nhị quan để mời, nay thấy vậy nhất định không chịu. Mẫu thân tôi chưa biết tính sao thì Trương nhị quan cưỡi ngựa tới, có bốn năm tên gia nhân theo hầu, tất cả đều ngồi giữa cửa nhà tôi không chịu đi. Ông họ Chúc phải quỳ xuống xin với mẫu thân tôi là cứ nhận tiền rồi mời Ái Nguyệt ra một chút cho thấy mặt cũng được, ông ấy làm chúng tôi cười gần chết, người đâu mà dai như đỉa.
Đoạn quay sang Quế Thư bảo:
À hôm nọ tôi ra ngoại thành gặp Chu Tiếu Nhi, nói là có lần tới thăm thư thư nhưng không gặp.
Quế Thư vội đưa mắt làm hiệu rồi nói:
Đâu có, ông ta tới tìm chị tôi là Quế Khanh đấy chứ, hôm đó tôi tới đây mà.
Ái Hương lại hỏi:
Nếu thư thư không giao thiệp với ông ta thì sao ông ta lại bảo là quen thư thư ? Quế Thư vội nói:
Ôi thì người ta nói sao chẳng được, mẫu thân tôi cấm không cho tôi quen với ai hết. Trong lúc mọi người đang trò chuyện thì ngoài sảnh đường, khách khứa đã tới đông đủ. Tây Môn Khánh đội mũ đeo đai mời mọi người nhập tiệc. Mọi người đều nhường cho Kiều đại hộ ngồi đầu tiệc. Sau đó Tây Môn Khánh cho mời mấy ca nữ ra. Ba ca nữ bước ra, trang điểm lộng lẫy, mùi son phấn ngào ngạt.
Ứng Bá Tước vừa nhìn đã xuýt xoa rồi bảo:
Sao lại chỉ có ba người ?
Đoạn quay lại hỏi Tây Môn Khánh:
Xin chủ nhân cho biết, còn Lý Quế Thư đâu, sao không thấy? Tây Môn Khánh đáp:
Tôi cũng không biết.
Nói xong bảo ba người cứ bắt đầu. Ái Hương đàn tranh, Nhân Nhi đàn tỳ bà, Ngọc Xuyến gõ phách, cả ba vừa đàn vừa hát khúc “Thủy tiên tử”. Bàn tiệc gồm mười bốn người, ba ca nữ hát xong thì tới rót rượu cho từng thực khách. Mọi người ăn uống vui vẻ cười nói ồn ào. Rượu chảy như suối, thức ăn dọn lên tới tấp, đám bạn kết nghĩa của chủ nhà ăn uống như sấm chớp. Rượu được vài tuần, ca hát cũng được vài bài thì Ứng Bá Tước cất tiếng:
– Chủ nhân ơi, mọi người vui vẻ chuyện trò như thế này, có ai nghe hát đâu, xin ba nàng đừng hát làm gì cho mệt, chủ nhân mời ba nàng tới rót rượu cho chúng tôi còn hơn là ngồi đó mà hát.
Tây Môn Khánh cười:
Để họ hát cho mình nghe có phải thích hơn không, vả lại lúc đầu tiệc họ đã rót rượu mời rồi.
Ái Hương nói móc:
Ứng nhị gia chỉ biết ăn uống chứ đâu biết nghe hát.
Ứng Bá Tước tức quá, đứng dậy quát.
– Đại An đâu, mày lôi cổ bọn xấc láo đó lại đây.
Đại An đứng im. Ứng Bá Tước bước tới, hai tay nắm hai người kéo lại bàn tiệc bắt chuốc rượu. Ái Hương kêu lên:
Ông này lạ chưa, làm gì mà lôi kéo người ta thế này? Ứng Bá Tước nói:
Con dâm phụ khốn nạn kia tao nói cho mày biết là thời giờ có hạn, mày phải tới chuốc rượu cho mọi người.
Mấy ca nữ không muốn sinh chuyện, sợ phật lòng Tây Môn Khánh nên nhẫn nhục tới chuốc rượu cho từng người. Lúc Ngân Nhi tới chuốc rượu cho Ứng Bá Tước thì Bá Tước hỏi:
Quế Thư hôm nay đâu sao không thấy?
Nhị gia còn hỏi nữa hay sao Quế Thư bây giờ đã trở thành con nuôi của Đại nương nhà này rồi, hiện đang ngồi trong nhà với Đại nương. Hôm nay hẹn nhau tới đây, tôi cứ ngồi nhà chờ, mãi sau không thấy, mới sai a hoàn tới hỏi thì bảo là Quế Thư đi từ sớm rồi. Chúng tôi tới đây thì thấy Quế Thư lăng xăng làm việc trong nhà, sai bảo a hoàn, nói năng với Đại nương ngọt xớt, chúng tôi chẳng hiểu làm sao. Mãi vừa rồi, gặp Lục nương nhà này, chúng tôi mới được biết rằng Quế Thư soạn lễ vật rất hậu, lại tự tay làm một đôi hài, đem tới biếu Đại nương và xin làm con nuôi. Như vậy thì người ta đâu có phải ra hát và chuốc rượu như chúng tôi nữa. Ứng Bá Tước nói:
Con khốn đó có ra đây hay không, chuyện đó ta không cần nữa, nhưng ta nói cho nàng biết là con khốn đó ranh lắm. Bây giờ quan nhân đây đã là một vị quan trong ngành hình pháp, thứ nhất là nó muốn dựa thế, thứ nhì là nó muốn kiếm cách đi lại với nhà này mà kiếm chác, do đó mới giả ý xin vào làm con nuôi Đại nương. Ta đoán như vậy, nàng coi có đúng không ? Nhưng để ta nói cho nàng nghe, nó đã tưởng là khôn, nhưng bây giờ ta chỉ cho nàng là ngày mai nàng cũng sẵn lễ vật thật hậu, đem tới xin làm con nuôi của Lục nương, trong nhà này, bây giờ Lục nương mới là người có ưu thế. Nàng thử nghĩ coi ta nói đúng hay không ?
Ngân Nhi đáp:
Nhị ra nói rất đúng, để tôi về bàn tính với mẫu thân tôi.
Nói xong sang chuốc rượu cho người khác. Lát sau Hàn Ngọc Xuyến tới chuốc rượu.
Ứng Bá Tước hỏi:
Chị của nàng hôm nay ở nhà làm gì? Ngọc Xuyến đáp:
Hồi này chị tôi ở nhà có người bao, nên không đi hát ở ngoài. Bá Tước nói:
Hồi tháng năm vừa rồi ta tới nhà nàng thì đã không gặp chị nàng nữa rồi. Ngọc Xuyến nói:
Tại hôm đó nhị gia không chịu ngồi nán lại một chút, chỉ lát sau là chị tôi ra. Bá Tước bảo:
Hôm đó nhà nàng có khách lạ, lại thêm quan nhân ở đây cho người tới mời nên ta không ngồi lâu được.
Ngọc Xuyến chuốc cho Bá Tước một chung, Bá Tước uống cạn, Ngọc Xuyến lại rót một chung nữa, Bá Tước bảo:
Thôi thôi, rót ít thôi, ta không uống nổi nữa. Ngọc Xuyến nói:
Nếu nhị gia không uống nữa thì để lát tôi hát cho nhị gia nghe. Bá Tước bảo:
Nàng thật dễ thương như vậy mới khá được, chứ chanh chua đỏng đảnh như con khốn họ Trịnh thì nay mai chết đói không có cơm ăn cũng chẳng ai thương.
Trịnh Ái Hương đứng bên nghe được bèn nói:
Thôi đi, chỉ giỏi chửi mắng người khác mà thôi.
Nhị ca thật chả ra sao, hồi nãy thì bảo là không nghe hát, bây giờ lại thích nghe hát. Bá Tước bảo:
Hồi nãy tôi muốn chuốc rượu, nhưng bây giờ tôi muốn nghe hát thì sao. Trong túi tôi còn ít tiền, có thể thưởng cho người nào hát hay cơ mà.
Ngọc Xuyến đem cây tỳ bà tới hát một bài ngắn. Tiếng hát dứt, Bá Tước hỏi:
Chủ nhân à, sao không cho Quế Thư ra đây ? Tây Môn Khánh đáp:
Chắc là hôm nay Quế Thư không tới.
Tôi vừa nghe tiếng hát của nàng ở hậu đường mà, chẳng lẽ tôi nói láo hay sao. Đoạn quay bảo Đại An:
Ngươi vào mời Quế Thư ra đây.
Đại An nói:
Nhị gia nghe lầm rồi, đó là tiếng đàn hát của nữ tiên sinh Ức đại thư trong phòng Đại nương tôi.
Bá Tước bảo:
Thằng khốn đừng có nói láo, để tao đích thân vào trong đó xem có đúng không.
Chúc Thật Niệm nói với Tây Môn Khánh:
Đại ca cho mời Quế Thư ra đây đi, không hát cũng được, nhưng rót cho các vị đây mỗi người một ly rượu là vui rồi. Tôi biết là hôm nay Quế Thư có tới đây.
Tây Môn Khánh không biết làm sao đành bảo Đại An vào mời Quế Thư. Quế Thư đang ở trong phòng Nguyệt nương, đánh đàn tỳ bà và hát cho Nguyệt nương, Ngô đại cữu mẫu, Dương cô nương và Phan bà nghe, thấy Đại An vào mời thì hỏi:
Ai sai ngươi vào mời ta vậy? Đại An đáp:
Gia gia sai tôi vào thưa là mời cô nương ra rót một tuần rượu.
Nương nương xem gia gia thế đấy, hồi nãy con đã nói là không ra, vậy mà bây giờ lại sai gọi ra.
Đại An nói:
Khách khứa thúc giục quá, gia gia từ chối mấy lần không được nên mới phải sai tôi vào mời đó.
Nguyệt nương bảo:
Nếu vậy thì con cũng nên ra một tí, xong rồi vào ngay cũng được chứ gì.
Đại An, có thật gia gia sai gọi ra không? Nếu là đám họ Ứng họ Chúc sai ngươi thì nhất định ta không thèm ra đâu.
Đại An đáp:
Gia gia gọi thật mà.
Quế Thư uể oải bước tới bàn trang điểm của Nguyệt nương trang điểm lại hồi lâu rồi mới chậm rãi yểu điệu bước ra đại sảnh. Mọi người đều hướng mắt về Quế Thư, thấy nàng ăn mặc rực rỡ, nhan sắc cực kỳ lộng lẫy, mùi lan xạ xông lên ngào ngạt. Quế Thư bước ra gần bàn tiệc, miễn cưỡng lạy một lạy rồi dùng quạt kim phiến che mặt, thẹn thùng khép nép đứng trước mặt Tây Môn Khánh chờ đợi. Tây Môn Khánh bảo Đại An:
Ngươi mang một cái đôn ra đây để Quế Thư ngồi tiếp rượu Kiều đại hộ. Kiều đại hộ vội nghiêng mình nói:
Tôi quả không dám khiến nàng phải nhọc công. Vả lại còn các liệt vị đây nữa. Tây Môn Khánh nói:
Thì cứ xin tiếp Kiều đại gia trước.
Quế Thư nhẹ vén tay áo, nâng chén vàng mời Kiều đại hộ. Kiều đại hộ trân trọng đứng dậy nhận rượu. Ứng Bá Tước thấy vậy bảo:
Xin Kiều đại gia ngồi xuống để nàng đứng hầu, bởi vì ca hát chuốc rượu là nghề của nàng, nàng tới đây thì phải làm bổn phận.
Kiều đại hộ nói:
Nhị gia à, tiểu thư đây là dưỡng nữ của quan nhân đây, làm thế này cũng đã khiến tôi khó nghĩ lắm rồi.
Ứng Bá Tước nói:
Xin đại gia cứ yên tâm, nàng đây trước là người thế nào, liệt vị đây ai cũng biết, bây giờ thấy đại ca tôi làm quan nên mới tới xin làm con nuôi mà thôi.
Quế Thu thẹn đỏ mặt bảo:
Này, tôi không trêu chọc gì nhị gia đâu nhé, đừng có ăn nói hồ đồ.
Thật vậy sao? Thế mà tôi không được biết. Thôi thì nhân có đủ mặt liệt vị đây, mỗi người xin góp năm phân bạc để gọi là mừng đại ca chúng tôi mới có được cô con gái nuôi xinh đẹp.
Bá Tước tiếp lời:
Bây giờ đại ca làm quan rồi có khác, tự nhiên có ngay một cô con gái nuôi.
Tây Môn Khánh mắng át đi:
Thôi đi, rượu vào rồi ăn nói bậy bạ. Bá Tước cãi:
Tôi nói vậy không đúng sao mà bảo là bậy bạ.
Ứng nhị gia à, Lý Quế Thư đã là con gái nuôi của quan nhân đây rồi thì nhị gia xin làm con trai nuôi đi. việc gì phải nói ra nói vào.
Bá Tước tức quá quay lại bảo:
Con khốn, mày muốn chết phải không?
Hương thư thư à, xin thư thư mắng cho ông họ Ứng này vài câu thích đáng giùm tôi. Ái Hương bảo:
Thứ đó nói làm gì cho bẩn miệng.
Con dâm phụ khốn khiếp kia, mày dám ăn nói hỗn láo như vậy hay sao? Quế Thư bảo:
Đồ mắc dịch, có im cái miệng đi không, chỗ này đâu phải chỗ ồn ào Đoạn quay lại Tây Môn Khánh:
Sao gia gia cứ để cho hắn ăn nói hàm hồ rồi làm rầm rĩ lên vậy?
Tên chó chết có im đi không ? Để cho người ta mời rượu, gây sự làm gì ?
Con giặc cái dâm phụ giỏi thật, mày ỷ thế phải không ? Thôi tao sợ mày rồi, mày gọi gia gia ngọt xớt mà.
Đoạn quay sang nói với Tây Môn Khánh:
Thôi đừng bảo nó chuốc rượu nữa, bắt nó hát cho mọi người nghe đi.
Bữa tiệc lại tiếp tục trong ồn ào, trong tiếng nói cười vui vẻ, trong tiếng đàn ca không dứt.
Về phần Kim Liên, từ khi Bình Nhi sinh con trai thì thấy Tây Môn Khánh ở cả ngày cả đêm bên phòng Binh Nhi, trong lòng ghen tức lắm. Lúc đó biết Tây Môn Khánh vui tiệc với khách khứa tại sảnh đường, bèn tới bàn phấn sửa lại đôi mày, tô lại nét môi rồi bước ra. Tới ngoài bỗng nghe tiếng trẻ khóc từ phòng Bình Nhi, Kim Liên liền rẽ vào hỏi:
Ca nhi làm sao mà khóc dữ vậy ? Nhũ mẫu Như Ý đáp:
Lục nương có việc vào nhà trong, ca nhi nhớ hơi mẹ nên khóc. Kim Liên mỉm cười, bước tới đùa với đứa nhỏ:
Thằng chó, mới bấy nhiêu mà đã biết tìm mẹ rồi, để dì bồng mày vào tìm mẹ nhé. Nói xong định giơ tay bồng Tố Quan, nhưng nhũ mẫu Như Ý nói:
Xin Ngũ nương đừng bồng ca nhi, sợ lại bậy làm ướt hết xiêm y của Ngũ nương đấy. Kim Liên bảo:
Ăn thua gì, ướt thì ướt chứ sao ? Cứ để tôi bồng đi.
Nói xong bồng Tố Quan vào lòng, đi thẳng về phía hậu đường, vừa đi vừa đưa Tố Quan lên cao, rồi lại hạ xuống, cứ như thế cho tới gần phòng Nguyệt nương. Nguyệt nương đang đứng tại hành lang chỉ huy gia nhân lo hầu tiệc. Kim Liên gọi:
Đại nương, ca nhi đi tìm mẹ nó đây này. Nguyệt. nương quay ra hoảng hồn kêu lên:
Ngũ muội muội, sao lại bồng ca nhi tới đây làm gì? Thế này có chết không chứ. Mà sao lại bồng cao thế kia, làm ca nhi sợ thì sao ? Mẹ nó đang bận rộn trong nhà đây này.
Đoạn quay vào gọi:
Lục muội muội, ra đây mau lên, con trai đang đi tìm đây này.
Bình Nhi hoảng hốt chạy ra, thấy Kim Liên đang bồng con mình thì cười bảo:
– Mới bây nhiêu mà đã biết tìm mẹ rồi sao? Cháu ở nhà đã có nhũ mẫu và a hoàn rồi, việc gì phải làm nhọc công Ngũ thư thư bồng vào đây.
Kim Liên cười:
Tôi đi ngang, nghe cháu khóc quá, ghé vào hỏi thăm thì nhũ mẫu bảo là cháu nhớ mẹ, tôi liền bồng vào đây.
Nói xong trao Tố Quan cho Bình Nhi. Nguyệt nương bảo:
Đem con về phòng đi, đừng làm nó sợ.
Tôi không có đây, em khóc thì chị phải dỗ em, chứ sao lại giao cho Ngũ nương bồng vào trong tìm tôi?
Như Ý đáp:
Tôi đã có nói, nhưng Ngũ nương nhất định đòi bồng thì làm sao. Bình Nhi bảo:
Lần sau không được như vậy nữa.
Đoạn dỗ con ngủ. Tố Quan ngủ ngoan được một chút thì bỗng khóc thét lên, dỗ thế nào cũng không nín, sau đó bị nóng lạnh. Bình Nhi hoảng quá không biết làm sao, nhũ mẫu Như Ý thì lo sợ khóc lóc.
Trong khi đó buổi tiệc trên đại sảnh đã tàn. Khách khứa ra về, Nguyệt nương tặng cho Quế Thư một bộ xiêm y đắt giá, hai lạng bạc và vài món khác. Lúc đó trời cũng đã chiều, Tây Môn Khánh tiễn khách xong là tới ngay phòng Bình Nhi để thăm con. Chưa tới nơi đã nghe tiếng con khóc lặng từng hồi, vội ba chân bốn cẳng chạy vào hỏi:
Sao vậy? Bình Nhi không dám nói việc Kim Liên bồng Tố Quan qua hoa viên vào hậu đường mà chỉ đáp:
Không biết sao nữa, đang ngủ ngoan thì giật mình khóc lặng đi, sữa cũng không chịu bú.
Tây Môn Khánh gắt:
Thì nàng phải dỗ dành cho con nín đi chứ.
Đoạn quay sang mắng nhũ mẫu:
– Chị chỉ có việc giữ em, cho em bú mà cũng không chịu săn sóc em nữa.
Nói xong vào hậu đường kể cho Nguyệt nương, Nguyệt nương biết ngay là tại Kim Liên, nhưng không dám nói ra, chỉ đáp:
Để ngày mai tôi cho gọi Lưu bà tới xem sao. Tây Môn Khánh gắt:
Đừng có gọi con mẹ đó, nó mà biết gì, sai gia nhân mời lang y tới cho tôi. Nguyệt nương bảo:
Con nó mới hơn một tháng, bệnh tật gì đâu mà phải mời lang y.
Sáng hôm sau, Tây Môn Khánh ra phủ thì Nguyệt nương cho mời Lưu bà tới, nói là Tố Quan bị kinh sợ mà khóc rồi nóng lạnh. Lưu bà cho uống thuốc, lát sau thì Tố Quan ngủ yên. Nguyệt nương, Bình Nhi và nhũ mẫu thở phào nhẹ nhõm. Thật là: Chuyện này giữ trong lòng,.
Chẳng một ai dám nói.
Khách khứa ra về, Tây Môn Khánh mời Ngô đại cữu, Ngô nhị cữu, Ứng Bá Tước và
Tạ Hy Đại ở lại uống rượu nghe nhạc, lại dặn đám nhạc công:
Ngày mai các ngươi lại tới đây giúp ta, ta còn phải mời các bạn đồng sự và thuộc hạ trong sở tới nữa. Các ngươi gắng sức sẽ có thưởng.
Đám nhạc công đáp:
Chúng tôi lúc nào cũng gắng sức, ngày mai chúng tôi ăn mặc đẹp và sẽ tới giúp vui. Lát san Tây Môn Khánh cho dọn tiệc cho đám nhạc công ăn uống, sau đó cho họ ra về. Sau đó Lý Quế Thư và Ngô Ngân Nhi bước ra cười bảo:
Quan nhân à, bây giờ đã muộn rồi, kiệu cũng đang chờ, cho chúng tôi về nhé.
Ứng Bá Tước bảo:
Chúng tôi thì thế nào cũng xong, nhưng hôm nay có nhị vị cữu gia đây, chưa hát khúc nào cho nhị vị đây nghe mà đã đòi về là thế nào ?
Quế Thư nói :
Nhị gia không biết nên mới nói vậy, tôi ở đây đã hai ngày liền, ở nhà chắc mẫu thân tôi mong lắm.
Bá Tước nói:
Thôi thôi, nếu không chịu thì cứ về đi.
Để họ về là hơn, hai hôm nay họ cũng cực nhọc lắm, để tôi bảo đứa khác nó hát cho các vị nghe.
Đoạn quay lại hỏi:
Hai nàng đã ăn uống gì chưa?
Quế Thư đáp:
– Đại nương cho chúng tôi ăn ở trong rồi.
Nói xong vái chào mọi người rồi bước ra. Tây Môn Khánh dặn theo:
Ngày kia lại xin mời hai nàng tới, cũng phiền hai nàng mời thêm hai người nữa chẳng hạn như Trịnh Ái Nhi và Kim Xuyến Nhi cũng được. Hôm đó tôi sẽ đãi tiệc thân bằng quyến thuộc.
Ứng Bá Tước nói vọng ra:
Ai chứ Quế Thư thì nhờ gì phải đưa tiền trước mới được.
– Đồ quỷ lúc nào cũng đùa được.
Đại ca à, ngày kia định mời những ai vậy? Tây Môn Khánh đáp:
Thì mời Kiều lão, nhị vị cữu gia đây, Hoa đại ca, Trầm di phu, và đám anh em mình, tất cả vui vẻ một ngày. Bá Tước nói:
Nếu vậy thì chúng tôi cũng tới sớm như hôm nay để tiếp khách giùm đại ca.
Tây Môn Khánh bảo:
– Vậy thì quý quá, xin nhị vị hạ cố giùm cho.
Đoạn gọi Lý Minh và Ngô Huệ ra đàn ca một lúc nữa. Sau đó mọi người mới cáo từ. Hôm sau, Tây Môn Khánh mở tiệc đãi quan viên trong huyện. Tiết Thái giám tới thăm, Tây Môn Khánh mời vào Tụ Cảnh Đường trong hoa viên uống trà. Tiết Thái giám hỏi:
Lưu Thái giám đã cho người đem lễ vật tới chưa ? Tây Môn Khánh đáp:
Thưa đã cho đem tới rồi.
Tiết Thái giám lại nói:
Xin cho đem ca nhi ra đây cho ta thăm và chúc thọ. Tây Môn Khánh không từ chối được, phải bảo Đại An gọi nhũ mẫu bế Tố Quan ra. Tiết Thái giám coi xong hết lời khen ngợi rồi gọi hai gia nhân theo mình đem hai quả đựng đầy lễ vật, gồm hai lạng bạc Bát bảo, một xấp lụa ngự dụng, bốn đồng tiền vàng Phúc Thọ Khang Ninh và nhiều thứ khác, đoạn nói:
Ta chẳng có gì ngoài lễ mọn này đem tới tặng ca nhi.
Tây Môn Khánh đứng dậy vái tạ mà nói:
– Thật làm phiền lão công quá.
Đoạn một mặt sai tiếp nhận lễ vật, một mặt bảo đem Tố Quan vào. Hai người tiếp tục ngồi uống trà trò chuyện, gia nhân vào báo là khách tới. Tây Môn Khánh vội đứng dậy sửa lại mũ áo, bước ra nghênh tiếp.
Đám khách mới tới gồm Tri huyện Lý Đạt Thiên, Huyện thừa Tiên Thành, Chủ bạ họ Nhâm và Điển sử họ Hạ. Tây Môn Khánh mời tất cả lên sảnh đường, đám khách vái chào Tiết Thái giám và mời họ Tiết ngồi trên.
Lát sau có Thượng Cử nhân tới. Sau một tuần trà, nhạc tấu lên, Tây Môn Khánh mời mọi người nhập tiệc.
Đoàn hát đưa danh sách những bài ca múa lên Tiết Thái giám chọn vũ khúc “Hàn Trương Tử lên tiên”. Đoàn vũ múa thật đẹp mắt. Tiết Thái giám vui lắm, gọi gia nhân đem ít tiền đến thưởng cho đám vũ công và nhạc công. Bữa tiệc hôm đó kéo dài tới tối mới dứt.
Trong khi đó Quế Thư về nhà, trò chuyện bàn tính cùng mẹ. Hôm sau mua nhiều lễ vật, lại tự tay làm một đôi hài, rồi sai gia nhân đem theo, rồi lên kiệu tới nhà Tây Môn Khánh. Tới nơi, Quế Thư vào phòng Nguyệt nương lạy bốn lạy mà dâng lễ vật, sau đó mới bái kiến cô mình là Kiều Nhi và Tây Môn Khánh. Nguyệt nương bảo:
Mấy hôm nay làm phiền cháu nhiều, hôm nay lại cho nhiều thứ quá thế này ? Quế Thư cười thưa:
Mẫu thân cháu nói rằng bây giờ quan nhân đã làm quan, không thể lui tới đằng cháu được nữa, nên dạy cháu soạn lễ mọn hôm nay để tới xin Đại nương nhận làm mẹ nuôi cho cháu để cháu còn có thể tới lui nơi đây.
Nguyệt nương mời Quế Thư uống trà rồi hỏi:
Ngô Ngân thư và hai người kia sao không thấy tới ?
Ngân Nhi biết rồi, sao giờ này chưa thấy tới. Hôm kia gia gia có dặn cháu mời hai chị Trịnh Ái Hương và Hàn Kim Xuyến, cháu đã mời rồi. Chắc cũng sắp tới.
Vừa dứt lời thì Ngân Nhi, Ái Hương và một thiếu nữ mặc xiêm áo đại hồng tới. Ngân Nhi thấy Quế Thư đã cởi áo ngoài đang ngồi uống trà thì bảo:
Sao thư thư không chờ chúng tôi mà tới trước một mình vậy?
Tôi đang đợi thư thư ở nhà thì mẫu thân tôi bảo là có thể thư thư đi trước rồi, do đó tôi vội đi, ngờ đâu lại tới trước hết.
Ngân Nhi bảo:
Nếu vậy thì chúng tôi tới chậm rồi.
Không chậm đâu, à cô nương kia, xin lỗi phương danh quý tính là gì? Ngân Nhi đáp:
Thư thư đó là em gái của Hàn Kim Xuyến, tức là Ngọc Xuyến.
Nguyệt Thư sai Tiểu Ngọc bày đồ ăn và bánh trái mời mọi người. Quế Thư muốn chứng tỏ mình là con nuôi của Nguyệt nương, bèn lăng xăng đứng ra dọn dẹp các thứ, lại gọi:
Ngọc Tiêu ơi, có trà không, cho ra đây một bình đi. Lát sau lại gọi:
Tiểu Ngọc ơi, đem cho chị chút nước rửa tay coi.
Ngọc Tiêu và Tiểu Ngọc nhất nhất nghe lời. Bọn Ngân Nhi lấy làm lạ lắm nhưng không tiện hỏi nhau. Lát sau mấy người ăn xong, Quế Thư bảo:
Ngân Thư à, ba người ăn xong rồi thì lấy nhạc khí ra đàn hát cho Đại nương nghe, tôi cũng hát một bài trước rồi. Ngân Nhi và hai người kia chỉ biết làm theo. Ngân Nhi đàn tranh, Ái Hương đàn tỳ bà cho Ngọc Xuyến hát khúc “Bát thanh cam châư”. Khúc hát vừa dứt, Ngân Nhi bỏ đàn xuống hỏi Nguyệt nương:
Chẳng hay hôm nay trong tiệc có những vị nào?
Tiệc hôm nay chỉ toàn thân bằng quyến thuộc mà thôi. Quế Thư nói:
Hôm nay không có hai cái ông già lẩm cẩm hôm nọ đâu. Nguyệt nương cười:
Đúng rồi, hôm nay không có hai vị đó. Hôm qua Tiết Thái giám tới tặng lễ vật nên mời luôn. Lưu thái giám không có mặt. Quế Thư cũng cười:
Ông Thái giám họ Lưu thì cũng còn tạm, chứ cái ông họ Tiết thì quả là không thể mê nổi.
Nguyệt nương bảo:
Hai vị đó là nội quan đấy mà, cũng hơi lẩm cẩm một chút, nhưng mình cứ khéo léo một chút là đẹp.
Quế Thư nói:
Nương nương dạy rất đúng, nhưng hai vị đó tính tình buồn cười, ăn nói cũng kỳ lạ lắm, khác hẳn mọi người.
Đang nói chuyện thì Đại An vào bảo:
Khách đã tới được quá nửa, họ đang chờ đợi mà các thư thư lại ở đây, chưa sửa soạn để lên đại sảnh sao?
Nguyệt nương hỏi:
Có những ai tới rồi? Đại An đáp:
Có Kiều đại gia, Hoa đại gia, nhị vị cữu gia, Tạ đại gia và mấy người nữa. Quế Thư hỏi:
Hôm nay có hai ông trời họ Ứng họ Chúc tới không?
Đại An đáp:
Trong các vị anh em kết nghĩa với gia gia thì không thiếu ai cả. Ứng nhị gia đã tới từ sáng sớm nhưng hiện đi công việc cho gia gia, chắc cũng sắp về.
Quế Thư bảo:
Ái dà, gặp mấy ông đó thì mệt lắm, tiệc hôm nay chưa biết bao giờ mới tan. Cớ lẽ hôm nay tôi không ra đâu, tôi ở trong này hát cho mẹ nuôi tôi nghe còn hơn.
Đại An bảo:
Có thư thư là chính mà không ra sao được?
Nương nương không biết đâu, ông Chúc Thật Niệm lắm mồm lắm miệng hơn ai hết, lại hay cợt nhả vô duyên, ông đó với ông Tôn Thiên Hóa mà hợp lại thì không còn ai nói ngoài hai ông đó cả, trong tiệc có ai phản đối hai ông đó cũng mặc kệ. Ái Hương nói:
Cái ông họ Chúc đó hôm nọ tới nhà tôi, bỏ ra mười lạng bạc để mời em tôi là ái Nguyệt, mẫu thân tôi nói rằng em tôi hiện được một vị khách phương nam mời hơn tháng nay nên không thể đi được. Ông họ Chúc này vì ăn tiền của Trương nhị quan để mời, nay thấy vậy nhất định không chịu. Mẫu thân tôi chưa biết tính sao thì Trương nhị quan cưỡi ngựa tới, có bốn năm tên gia nhân theo hầu, tất cả đều ngồi giữa cửa nhà tôi không chịu đi. Ông họ Chúc phải quỳ xuống xin với mẫu thân tôi là cứ nhận tiền rồi mời Ái Nguyệt ra một chút cho thấy mặt cũng được, ông ấy làm chúng tôi cười gần chết, người đâu mà dai như đỉa.
Đoạn quay sang Quế Thư bảo:
À hôm nọ tôi ra ngoại thành gặp Chu Tiếu Nhi, nói là có lần tới thăm thư thư nhưng không gặp.
Quế Thư vội đưa mắt làm hiệu rồi nói:
Đâu có, ông ta tới tìm chị tôi là Quế Khanh đấy chứ, hôm đó tôi tới đây mà.
Ái Hương lại hỏi:
Nếu thư thư không giao thiệp với ông ta thì sao ông ta lại bảo là quen thư thư ? Quế Thư vội nói:
Ôi thì người ta nói sao chẳng được, mẫu thân tôi cấm không cho tôi quen với ai hết. Trong lúc mọi người đang trò chuyện thì ngoài sảnh đường, khách khứa đã tới đông đủ. Tây Môn Khánh đội mũ đeo đai mời mọi người nhập tiệc. Mọi người đều nhường cho Kiều đại hộ ngồi đầu tiệc. Sau đó Tây Môn Khánh cho mời mấy ca nữ ra. Ba ca nữ bước ra, trang điểm lộng lẫy, mùi son phấn ngào ngạt.
Ứng Bá Tước vừa nhìn đã xuýt xoa rồi bảo:
Sao lại chỉ có ba người ?
Đoạn quay lại hỏi Tây Môn Khánh:
Xin chủ nhân cho biết, còn Lý Quế Thư đâu, sao không thấy? Tây Môn Khánh đáp:
Tôi cũng không biết.
Nói xong bảo ba người cứ bắt đầu. Ái Hương đàn tranh, Nhân Nhi đàn tỳ bà, Ngọc Xuyến gõ phách, cả ba vừa đàn vừa hát khúc “Thủy tiên tử”. Bàn tiệc gồm mười bốn người, ba ca nữ hát xong thì tới rót rượu cho từng thực khách. Mọi người ăn uống vui vẻ cười nói ồn ào. Rượu chảy như suối, thức ăn dọn lên tới tấp, đám bạn kết nghĩa của chủ nhà ăn uống như sấm chớp. Rượu được vài tuần, ca hát cũng được vài bài thì Ứng Bá Tước cất tiếng:
– Chủ nhân ơi, mọi người vui vẻ chuyện trò như thế này, có ai nghe hát đâu, xin ba nàng đừng hát làm gì cho mệt, chủ nhân mời ba nàng tới rót rượu cho chúng tôi còn hơn là ngồi đó mà hát.
Tây Môn Khánh cười:
Để họ hát cho mình nghe có phải thích hơn không, vả lại lúc đầu tiệc họ đã rót rượu mời rồi.
Ái Hương nói móc:
Ứng nhị gia chỉ biết ăn uống chứ đâu biết nghe hát.
Ứng Bá Tước tức quá, đứng dậy quát.
– Đại An đâu, mày lôi cổ bọn xấc láo đó lại đây.
Đại An đứng im. Ứng Bá Tước bước tới, hai tay nắm hai người kéo lại bàn tiệc bắt chuốc rượu. Ái Hương kêu lên:
Ông này lạ chưa, làm gì mà lôi kéo người ta thế này? Ứng Bá Tước nói:
Con dâm phụ khốn nạn kia tao nói cho mày biết là thời giờ có hạn, mày phải tới chuốc rượu cho mọi người.
Mấy ca nữ không muốn sinh chuyện, sợ phật lòng Tây Môn Khánh nên nhẫn nhục tới chuốc rượu cho từng người. Lúc Ngân Nhi tới chuốc rượu cho Ứng Bá Tước thì Bá Tước hỏi:
Quế Thư hôm nay đâu sao không thấy?
Nhị gia còn hỏi nữa hay sao Quế Thư bây giờ đã trở thành con nuôi của Đại nương nhà này rồi, hiện đang ngồi trong nhà với Đại nương. Hôm nay hẹn nhau tới đây, tôi cứ ngồi nhà chờ, mãi sau không thấy, mới sai a hoàn tới hỏi thì bảo là Quế Thư đi từ sớm rồi. Chúng tôi tới đây thì thấy Quế Thư lăng xăng làm việc trong nhà, sai bảo a hoàn, nói năng với Đại nương ngọt xớt, chúng tôi chẳng hiểu làm sao. Mãi vừa rồi, gặp Lục nương nhà này, chúng tôi mới được biết rằng Quế Thư soạn lễ vật rất hậu, lại tự tay làm một đôi hài, đem tới biếu Đại nương và xin làm con nuôi. Như vậy thì người ta đâu có phải ra hát và chuốc rượu như chúng tôi nữa. Ứng Bá Tước nói:
Con khốn đó có ra đây hay không, chuyện đó ta không cần nữa, nhưng ta nói cho nàng biết là con khốn đó ranh lắm. Bây giờ quan nhân đây đã là một vị quan trong ngành hình pháp, thứ nhất là nó muốn dựa thế, thứ nhì là nó muốn kiếm cách đi lại với nhà này mà kiếm chác, do đó mới giả ý xin vào làm con nuôi Đại nương. Ta đoán như vậy, nàng coi có đúng không ? Nhưng để ta nói cho nàng nghe, nó đã tưởng là khôn, nhưng bây giờ ta chỉ cho nàng là ngày mai nàng cũng sẵn lễ vật thật hậu, đem tới xin làm con nuôi của Lục nương, trong nhà này, bây giờ Lục nương mới là người có ưu thế. Nàng thử nghĩ coi ta nói đúng hay không ?
Ngân Nhi đáp:
Nhị ra nói rất đúng, để tôi về bàn tính với mẫu thân tôi.
Nói xong sang chuốc rượu cho người khác. Lát sau Hàn Ngọc Xuyến tới chuốc rượu.
Ứng Bá Tước hỏi:
Chị của nàng hôm nay ở nhà làm gì? Ngọc Xuyến đáp:
Hồi này chị tôi ở nhà có người bao, nên không đi hát ở ngoài. Bá Tước nói:
Hồi tháng năm vừa rồi ta tới nhà nàng thì đã không gặp chị nàng nữa rồi. Ngọc Xuyến nói:
Tại hôm đó nhị gia không chịu ngồi nán lại một chút, chỉ lát sau là chị tôi ra. Bá Tước bảo:
Hôm đó nhà nàng có khách lạ, lại thêm quan nhân ở đây cho người tới mời nên ta không ngồi lâu được.
Ngọc Xuyến chuốc cho Bá Tước một chung, Bá Tước uống cạn, Ngọc Xuyến lại rót một chung nữa, Bá Tước bảo:
Thôi thôi, rót ít thôi, ta không uống nổi nữa. Ngọc Xuyến nói:
Nếu nhị gia không uống nữa thì để lát tôi hát cho nhị gia nghe. Bá Tước bảo:
Nàng thật dễ thương như vậy mới khá được, chứ chanh chua đỏng đảnh như con khốn họ Trịnh thì nay mai chết đói không có cơm ăn cũng chẳng ai thương.
Trịnh Ái Hương đứng bên nghe được bèn nói:
Thôi đi, chỉ giỏi chửi mắng người khác mà thôi.
Nhị ca thật chả ra sao, hồi nãy thì bảo là không nghe hát, bây giờ lại thích nghe hát. Bá Tước bảo:
Hồi nãy tôi muốn chuốc rượu, nhưng bây giờ tôi muốn nghe hát thì sao. Trong túi tôi còn ít tiền, có thể thưởng cho người nào hát hay cơ mà.
Ngọc Xuyến đem cây tỳ bà tới hát một bài ngắn. Tiếng hát dứt, Bá Tước hỏi:
Chủ nhân à, sao không cho Quế Thư ra đây ? Tây Môn Khánh đáp:
Chắc là hôm nay Quế Thư không tới.
Tôi vừa nghe tiếng hát của nàng ở hậu đường mà, chẳng lẽ tôi nói láo hay sao. Đoạn quay bảo Đại An:
Ngươi vào mời Quế Thư ra đây.
Đại An nói:
Nhị gia nghe lầm rồi, đó là tiếng đàn hát của nữ tiên sinh Ức đại thư trong phòng Đại nương tôi.
Bá Tước bảo:
Thằng khốn đừng có nói láo, để tao đích thân vào trong đó xem có đúng không.
Chúc Thật Niệm nói với Tây Môn Khánh:
Đại ca cho mời Quế Thư ra đây đi, không hát cũng được, nhưng rót cho các vị đây mỗi người một ly rượu là vui rồi. Tôi biết là hôm nay Quế Thư có tới đây.
Tây Môn Khánh không biết làm sao đành bảo Đại An vào mời Quế Thư. Quế Thư đang ở trong phòng Nguyệt nương, đánh đàn tỳ bà và hát cho Nguyệt nương, Ngô đại cữu mẫu, Dương cô nương và Phan bà nghe, thấy Đại An vào mời thì hỏi:
Ai sai ngươi vào mời ta vậy? Đại An đáp:
Gia gia sai tôi vào thưa là mời cô nương ra rót một tuần rượu.
Nương nương xem gia gia thế đấy, hồi nãy con đã nói là không ra, vậy mà bây giờ lại sai gọi ra.
Đại An nói:
Khách khứa thúc giục quá, gia gia từ chối mấy lần không được nên mới phải sai tôi vào mời đó.
Nguyệt nương bảo:
Nếu vậy thì con cũng nên ra một tí, xong rồi vào ngay cũng được chứ gì.
Đại An, có thật gia gia sai gọi ra không? Nếu là đám họ Ứng họ Chúc sai ngươi thì nhất định ta không thèm ra đâu.
Đại An đáp:
Gia gia gọi thật mà.
Quế Thư uể oải bước tới bàn trang điểm của Nguyệt nương trang điểm lại hồi lâu rồi mới chậm rãi yểu điệu bước ra đại sảnh. Mọi người đều hướng mắt về Quế Thư, thấy nàng ăn mặc rực rỡ, nhan sắc cực kỳ lộng lẫy, mùi lan xạ xông lên ngào ngạt. Quế Thư bước ra gần bàn tiệc, miễn cưỡng lạy một lạy rồi dùng quạt kim phiến che mặt, thẹn thùng khép nép đứng trước mặt Tây Môn Khánh chờ đợi. Tây Môn Khánh bảo Đại An:
Ngươi mang một cái đôn ra đây để Quế Thư ngồi tiếp rượu Kiều đại hộ. Kiều đại hộ vội nghiêng mình nói:
Tôi quả không dám khiến nàng phải nhọc công. Vả lại còn các liệt vị đây nữa. Tây Môn Khánh nói:
Thì cứ xin tiếp Kiều đại gia trước.
Quế Thư nhẹ vén tay áo, nâng chén vàng mời Kiều đại hộ. Kiều đại hộ trân trọng đứng dậy nhận rượu. Ứng Bá Tước thấy vậy bảo:
Xin Kiều đại gia ngồi xuống để nàng đứng hầu, bởi vì ca hát chuốc rượu là nghề của nàng, nàng tới đây thì phải làm bổn phận.
Kiều đại hộ nói:
Nhị gia à, tiểu thư đây là dưỡng nữ của quan nhân đây, làm thế này cũng đã khiến tôi khó nghĩ lắm rồi.
Ứng Bá Tước nói:
Xin đại gia cứ yên tâm, nàng đây trước là người thế nào, liệt vị đây ai cũng biết, bây giờ thấy đại ca tôi làm quan nên mới tới xin làm con nuôi mà thôi.
Quế Thu thẹn đỏ mặt bảo:
Này, tôi không trêu chọc gì nhị gia đâu nhé, đừng có ăn nói hồ đồ.
Thật vậy sao? Thế mà tôi không được biết. Thôi thì nhân có đủ mặt liệt vị đây, mỗi người xin góp năm phân bạc để gọi là mừng đại ca chúng tôi mới có được cô con gái nuôi xinh đẹp.
Bá Tước tiếp lời:
Bây giờ đại ca làm quan rồi có khác, tự nhiên có ngay một cô con gái nuôi.
Tây Môn Khánh mắng át đi:
Thôi đi, rượu vào rồi ăn nói bậy bạ. Bá Tước cãi:
Tôi nói vậy không đúng sao mà bảo là bậy bạ.
Ứng nhị gia à, Lý Quế Thư đã là con gái nuôi của quan nhân đây rồi thì nhị gia xin làm con trai nuôi đi. việc gì phải nói ra nói vào.
Bá Tước tức quá quay lại bảo:
Con khốn, mày muốn chết phải không?
Hương thư thư à, xin thư thư mắng cho ông họ Ứng này vài câu thích đáng giùm tôi. Ái Hương bảo:
Thứ đó nói làm gì cho bẩn miệng.
Con dâm phụ khốn khiếp kia, mày dám ăn nói hỗn láo như vậy hay sao? Quế Thư bảo:
Đồ mắc dịch, có im cái miệng đi không, chỗ này đâu phải chỗ ồn ào Đoạn quay lại Tây Môn Khánh:
Sao gia gia cứ để cho hắn ăn nói hàm hồ rồi làm rầm rĩ lên vậy?
Tên chó chết có im đi không ? Để cho người ta mời rượu, gây sự làm gì ?
Con giặc cái dâm phụ giỏi thật, mày ỷ thế phải không ? Thôi tao sợ mày rồi, mày gọi gia gia ngọt xớt mà.
Đoạn quay sang nói với Tây Môn Khánh:
Thôi đừng bảo nó chuốc rượu nữa, bắt nó hát cho mọi người nghe đi.
Bữa tiệc lại tiếp tục trong ồn ào, trong tiếng nói cười vui vẻ, trong tiếng đàn ca không dứt.
Về phần Kim Liên, từ khi Bình Nhi sinh con trai thì thấy Tây Môn Khánh ở cả ngày cả đêm bên phòng Binh Nhi, trong lòng ghen tức lắm. Lúc đó biết Tây Môn Khánh vui tiệc với khách khứa tại sảnh đường, bèn tới bàn phấn sửa lại đôi mày, tô lại nét môi rồi bước ra. Tới ngoài bỗng nghe tiếng trẻ khóc từ phòng Bình Nhi, Kim Liên liền rẽ vào hỏi:
Ca nhi làm sao mà khóc dữ vậy ? Nhũ mẫu Như Ý đáp:
Lục nương có việc vào nhà trong, ca nhi nhớ hơi mẹ nên khóc. Kim Liên mỉm cười, bước tới đùa với đứa nhỏ:
Thằng chó, mới bấy nhiêu mà đã biết tìm mẹ rồi, để dì bồng mày vào tìm mẹ nhé. Nói xong định giơ tay bồng Tố Quan, nhưng nhũ mẫu Như Ý nói:
Xin Ngũ nương đừng bồng ca nhi, sợ lại bậy làm ướt hết xiêm y của Ngũ nương đấy. Kim Liên bảo:
Ăn thua gì, ướt thì ướt chứ sao ? Cứ để tôi bồng đi.
Nói xong bồng Tố Quan vào lòng, đi thẳng về phía hậu đường, vừa đi vừa đưa Tố Quan lên cao, rồi lại hạ xuống, cứ như thế cho tới gần phòng Nguyệt nương. Nguyệt nương đang đứng tại hành lang chỉ huy gia nhân lo hầu tiệc. Kim Liên gọi:
Đại nương, ca nhi đi tìm mẹ nó đây này. Nguyệt. nương quay ra hoảng hồn kêu lên:
Ngũ muội muội, sao lại bồng ca nhi tới đây làm gì? Thế này có chết không chứ. Mà sao lại bồng cao thế kia, làm ca nhi sợ thì sao ? Mẹ nó đang bận rộn trong nhà đây này.
Đoạn quay vào gọi:
Lục muội muội, ra đây mau lên, con trai đang đi tìm đây này.
Bình Nhi hoảng hốt chạy ra, thấy Kim Liên đang bồng con mình thì cười bảo:
– Mới bây nhiêu mà đã biết tìm mẹ rồi sao? Cháu ở nhà đã có nhũ mẫu và a hoàn rồi, việc gì phải làm nhọc công Ngũ thư thư bồng vào đây.
Kim Liên cười:
Tôi đi ngang, nghe cháu khóc quá, ghé vào hỏi thăm thì nhũ mẫu bảo là cháu nhớ mẹ, tôi liền bồng vào đây.
Nói xong trao Tố Quan cho Bình Nhi. Nguyệt nương bảo:
Đem con về phòng đi, đừng làm nó sợ.
Tôi không có đây, em khóc thì chị phải dỗ em, chứ sao lại giao cho Ngũ nương bồng vào trong tìm tôi?
Như Ý đáp:
Tôi đã có nói, nhưng Ngũ nương nhất định đòi bồng thì làm sao. Bình Nhi bảo:
Lần sau không được như vậy nữa.
Đoạn dỗ con ngủ. Tố Quan ngủ ngoan được một chút thì bỗng khóc thét lên, dỗ thế nào cũng không nín, sau đó bị nóng lạnh. Bình Nhi hoảng quá không biết làm sao, nhũ mẫu Như Ý thì lo sợ khóc lóc.
Trong khi đó buổi tiệc trên đại sảnh đã tàn. Khách khứa ra về, Nguyệt nương tặng cho Quế Thư một bộ xiêm y đắt giá, hai lạng bạc và vài món khác. Lúc đó trời cũng đã chiều, Tây Môn Khánh tiễn khách xong là tới ngay phòng Bình Nhi để thăm con. Chưa tới nơi đã nghe tiếng con khóc lặng từng hồi, vội ba chân bốn cẳng chạy vào hỏi:
Sao vậy? Bình Nhi không dám nói việc Kim Liên bồng Tố Quan qua hoa viên vào hậu đường mà chỉ đáp:
Không biết sao nữa, đang ngủ ngoan thì giật mình khóc lặng đi, sữa cũng không chịu bú.
Tây Môn Khánh gắt:
Thì nàng phải dỗ dành cho con nín đi chứ.
Đoạn quay sang mắng nhũ mẫu:
– Chị chỉ có việc giữ em, cho em bú mà cũng không chịu săn sóc em nữa.
Nói xong vào hậu đường kể cho Nguyệt nương, Nguyệt nương biết ngay là tại Kim Liên, nhưng không dám nói ra, chỉ đáp:
Để ngày mai tôi cho gọi Lưu bà tới xem sao. Tây Môn Khánh gắt:
Đừng có gọi con mẹ đó, nó mà biết gì, sai gia nhân mời lang y tới cho tôi. Nguyệt nương bảo:
Con nó mới hơn một tháng, bệnh tật gì đâu mà phải mời lang y.
Sáng hôm sau, Tây Môn Khánh ra phủ thì Nguyệt nương cho mời Lưu bà tới, nói là Tố Quan bị kinh sợ mà khóc rồi nóng lạnh. Lưu bà cho uống thuốc, lát sau thì Tố Quan ngủ yên. Nguyệt nương, Bình Nhi và nhũ mẫu thở phào nhẹ nhõm. Thật là: Chuyện này giữ trong lòng,.
Chẳng một ai dám nói.