Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kim Bình Mai – Tập 1

Hồi 38

Tác giả: Tiếu Tiếu Sinh

Một hôm Tây Môn Khánh cưỡi ngựa đi trên đường, gia nhân bu quanh, lính tráng đằng trước đằng sau, la hét dẹp đường như thường lệ, thì Tây Môn Khánh chợt nhìn thấy Phùng ma ma, bèn sai lính gọi lại, Phùng ma ma tất tả chạy tới, Tây Môn Khánh hỏi:

Thế nào? Chuyện ta nhờ đã tới đâu rồi, sao chẳng thấy tới trả lời gì cả? Phùng ma ma đáp:

Mấy hôm trước cũng có tới coi mặt mấy người nhưng toàn hạng tầm thường, làm sao dám tới thưa chuyện với quan nhân được. Mới hôm qua đây thì tìm được một người con gái tuyệt đẹp, mười lăm tuổi, đẹp không thể tả ra được, chân thì nhỏ xíu, da thì như thoa phấn, tóc thì như mây, bà mẹ nói rằng cô ta sinh đúng vào ngày Đoan Ngọ, tiểu danh là Tố Ái, gia gia mà thấy cũng phải mê mệt chứ đừng nói.

Tây Môn Khánh bảo:

Lão nói gì kỳ lạ vậy? Ta thì cần gì, ở nhà còn biết bao người dep, ta nói thật cho lão biết, không phải ta tìm cho ta đâu, mà là tim giúp cho Địch Đại quản gia trong phủ Thái sư ở Đông Kinh để làm đệ nhị phòng đó. Lão mà làm được chuyện này thì chắc là được thưởng xứng đáng lắm đó. Mà người đó là con cái nhà ai vậy? Lão nhớ bảo ghi ngày sinh tháng đẻ để ta coi.

Phùng ma ma cười:

Con cái nhà ai à, tôi nói ra thì quan nhân không thể ngờ được đâu, chính là con gái viên quản lý họ Hàn, coi tiệm tơ sợi cho quan nhân đó. Để tôi bảo biên ngày sinh tháng đẻ rồi hôm nào quan nhân muốn coi mặt thì xin cứ cho tôi biết.

Tây Môn Khánh bảo:

Nếu vậy thì lão cứ nói chuyện với Hàn Quản lý trước đi, nếu chịu thì trả lời cho ta biết.

Phùng ma ma cúi chào mà đi.

Hai ngày sau, Tây Môn Khánh đang ngồi tại đại sảnh thì Phùng ma ma tới đưa tấm thiếp. Tây Môn Khánh coi, thấy ghi “Hàn thị, mười lăm tuổi, sinh giờ Tý ngày mồng năm tháng năm”. Phùng ma ma nói:

Tôi có tới nói với Hàn Quản lý thì Hàn Quản lý bảo rằng nếu được quan nhân thương đến thì may mắn cho con gái ông ta lắm, nhưng chỉ hiềm nhà nghèo, không thể sắm sửa được gì cho con mà thôi.

Tây Môn Khánh bảo:

Lão cứ nói rằng Hàn Quản lý không phải tốn kém một đồng một chữ nào cả, tất cả mọi thứ xiêm y nữ trang ta lo hết, lại còn cho hắn hai chục lạng để tùy ý hắn muốn sắm sửa gì thêm cho con gái thì sắm.

Chừng nào ta cho đưa con gái hắn lên Đông Kinh thì hắn được đi theo, bây giờ ta không coi hắn như gia nhân nữa. Nay mai mà con gái hắn sinh được đứa con trai thì gia đình hắn phú quý kể sao cho xiết.

Phùng ma ma lại nói:

Hàn Quản Lý nói là mời quan nhân tới coi mặt. Tây Môn Khánh bảo:

Được rồi, nếu đã thuận thì để mai ta đến coi mặt cũng được, việc gì phải gấp, lại dặn hắn là đừng bày vẽ mua bán gì cả, ta tới thì chỉ uống chung trà mà thôi.

Phùng ma ma đáp:

Vâng, để tôi đi dặn ngay.

Nói xong cáo từ, tới nhà Đạo Quốc, kể hết cho vợ Đạo Quốc là Vương thị nghe, rồi dặn thêm:

– Ngày mai quan nhân từ phủ ra sẽ ghé đây coi mặt cháu, quan nhân dặn là đừng bày vẽ gì hết, quan nhân chỉ uống chung trà mà thôi.

Vương thị không tin:

Thật hay sao? Hay là ma ma nói đùa? Phùng ma ma nói:

Tôi nói dối chị làm gì, quan nhân ít thì giờ lắm, tới đây một chút mà thôi, ở nhà quan nhân người ra người vào tấp nập, biết bao nhiêu công việc mà kể, ai ở đây lâu được để ăn với uống Vương thị mừng lắm, bày rượu thịt mời Phùng ma ma. Lúc Phùng ma ma ra về, Vương thị còn dặn:

Ngày mai thế nào ma ma cũng tới đấy nhé.

Phùng ma ma gật đầu rồi về. Tối hôm đó vợ chồng Đạo Quốc bàn tính xong xuôi. Sáng sớm hôm sau, Đạo Quốc dậy sớm, đi mua mấy thứ bánh và trà thật ngon về nhà đưa cho vợ rồi ra tiệm. Vương Thị Ở nhà trang điểm thật đẹp rồi dọn dẹp nhà cửa, bày biện bánh trái, chuẩn bị sẵn nước sôi để pha trà.

Phùng ma ma tới giúp đỡ chỉ vẽ mọi cách. Gần trưa, Tây Môn Khánh từ viện Đề hình về nhà thay quần áo rồi cưỡi ngựa tới nhà họ Hàn, có Đại An và Cầm Đồng đi theo. Tới cổng Tây Môn Khánh xuống ngựa, Phùng ma ma chạy ra đon đả mời vào dùng trà ăn bánh. Lát sau Vương thị dẫn Tố Ái ra. Hai mẹ con cùng cúi lạy rồi đứng một bên. Tây Môn Khánh không chú ý tới đứa con gái mà chỉ nhìn chăm chăm người mẹ. Vương thị hôm nay mặc một cái áo màu tía, cái quần màu ngọc, đôi chân nhỏ xíu lộ ra khỏi gấu quần, nét mặt yêu kiều mỹ lệ, đôi mày cong vút và xanh như lá liễu, đôi mắt long lanh như nước mùa thu, toàn thân tiết ra một vẻ thu hút khiến người khác nhìn thấy chỉ nghĩ tới chuyện bướm loạn ong cuồng ý trăng tình gió. Tây Môn Khánh say sưa nhìn ngắm một hồi nghĩ thầm:

“Hàn Đạo Quốc có người vợ như thế này hèn gì không xảy ra chuyện lôi thôi hôm trước”. Đoạn quay nhìn Tố Ái, thiếu nữ này như một đóa hoa xuân mơn mởn, giống mẹ như đúc, nhưng ngây thơ trẻ trung và do đó ít quyến rũ hơn mẹ. Vương thị thấy Tây Môn Khánh không nói gì mà cứ nhìn mình chằm chằm thì thẹn thùng tới rót một chung trà rồi hai tay đưa cho Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh được dịp nhìn gần, quả thấy người đàn bà này muôn phần quyến rũ, da trắng như mỡ đọng, tỏa mùi hương kỳ dị. Uống xong chung trà, Tây Môn Khánh bảo Đại An để hai chục lạng bạc và ít lụa gấm lên bàn, lại có cả vài cái nhẫn, rồi bảo Vương thị thâu nhận. Vương thị đeo nhẫn vào tay cho con, nhận tiền và các thứ, rồi cả hai mẹ con lạy tạ mà lui vào trong. Lát sau Vương thị bước ra đứng hầu. Tây Môn Khánh bảo:

Hai chục lạng đó là để tùy vợ chồng ngươi muốn mua sắm thêm gì cũng được, còn xiêm y và nữ trang của nó để ta lo hoàn toàn, vợ chồng ngươi không phải bận tâm. Một hai ngày nữa ta cho đem nó về nhà để may xiêm y và dạy bảo vài điều cần thiết.

Vương thị cúi lạy rồi đứng dậy thưa:

Vợ chồng tôi đã sống nhờ gia gia bây giờ đến việc của con gái tôi cũng làm gia gia bận lòng, thật ơn đó vợ chồng tôi đến lúc chết cũng không báo đáp được.

Tây Môn Khánh hỏi:

Hàn Quản lý không có nhà hay sao?

Chồng tôi từ sáng sớm đã ra tiệm lo việc, để mai sẽ tới lạy tạ. Tây Môn Khánh thấy Vương thị ăn nói ngọt ngào tiếng trong như suối thì xao động trong lòng lắm, ngồi ngắm thêm một lát rồi đứng dậy bảo:

Thôi ta về.

Vương thị chắp tay:

– Thỉnh lão gia ngồi chơi lát nữa.

Tây Môn Khánh lưỡng lự một hồi rồi nói:

– Thôi, để ta về, hôm khác có dịp sẽ ghé lâu hơn.

Nói xong lên ngựa về nhà kể lại cho Nguyệt nương nghe. Nguyệt nương nói:

– Tưởng là xa xôi gì, hóa ra là con gái Hàn Quản lý:

Nếu quả thật là đẹp thì may cho mình lắm.

Tây Môn Khánh bảo:

Mai nó tới đây tất biết. Tôi định giữ nó ở đây vài ngày để may xiêm y và chuẩn bị các thứ cho tươm tất. Bây giờ thì tôi phải lấy ít bạc ra bảo thợ bạc nó làm một ít nữ trang.

Nguyệt nương đề nghị:

Phải lo gấp đi mới được, rồi bảo cha nó đưa nó lên Đông Kinh, mình khỏi phải sai người đi.

Tây Môn Khánh bảo:

Đành đóng cửa tiệm ít ngày vậy, nhưng dù sao cũng phải có Lai Bảo đi, vì Lai Bảo quen thuộc nhiều với phủ Thái sư.

Hôm sau Tây Môn Khánh sai gia nhân bảo Phùng ma ma đem Tố Ái lại. Vương thị mua ít lễ vật rồi tự tay dẫn con tới chào lạy mọi người, sau đó nói:

Gia gia, Đại nương và các nương nương đây nhọc lòng lo cho cháu, vợ chồng chúng tôi quả không biết lấy gì báo đáp.

Nguyệt nương bày tiệc rượu hoa quả trong phòng khoản đãi mẹ con Vương thị, đám tiểu thiếp trong nhà cũng có mặt. Trong khi đó Tây Môn Khánh cho đem các thứ gấm vóc lụa là ra, gọi phó may họ Triệu tới may gấp các loại xiêm y cho Tố Ái. Vương thị dặn dò con gái rồi cáo từ mà về.

Tây Môn Khánh đích thân đứng ra lo lắng mọi việc cho thật nhanh. Do đó chỉ vài ngày sau là tất cả đã xong. Ngày đi được ấn định là ngày mồng mười tháng chín. Hôm đó Tây Môn Khánh chọn mấy tên lính lực lưỡng, đem đủ cung tên gươm giáo đi theo Hàn Đạo Quốc, Lai Bảo để đưa Tố Ái đến Đông Kinh, Tây Môn Khánh cũng viết một bức thư giao cho Lai Bảo. Đám đàn ông đi ngựa còn To Ái ngồi xe, tất cả trực chỉ Đông Kinh mà đi.

Vương thị nhớ con khóc mất mấy ngày.

Một hôm, Tây Môn Khánh rảnh rang, cưỡi ngựa tơi tiệm tơ sợi của mình ở đường Sư Tử. Phùng ma ma đón tiếp, mời uống trà. Tây Môn Khánh lấy ra một lạng bạc đưa cho Phùng ma ma rồi bảo:

Công việc đã xong, ta thưởng cho lão để mua áo mà mặc. Phùng lão nhận bạc rồí lạy tạ. Tây Môn Khánh hỏi:

Mấy hôm nay lão có tới thăm vợ họ Hàn không?

Ngày nào mà tôi chẳng tới đó. Mẹ con người ta ngày ngày thủ thỉ có nhau bây giờ xa cách chẳng biết bao giờ gặp mặt không buồn sao được. Gia đình ít người chồng con đi xa hết, chị ta ở nhà có một mình, lại càng buồn hơn. Mấy hôm nọ khóc nhiều lắm, hôm nay thì cũng bớt rồi. Chị ta cũng hỏi tôi là quan nhân có thưởng cho tôi chưa, tôi trả lời là quan nhấn bận rộn nhiều việc, chuyện thưởng công cho tôi là chuyện nhỏ, lúc nào quan nhân cho tôi không được. Chị ta hứa là khi chồng về sẽ đền ơn tôi.

Tây Môn Khánh gật đầu bảo:

Hàn Quản lý chuyến về này chắc là giàu, không đền ơn lão sao được.

Này, ta nhờ lão một việc nhé, lão tới nhà Vương thị nói là ta muốn tới thăm một lát, xem nàng có chịu không, lão làm sao ăn nói khéo léo một chút.

Phùng lão che miệng cười bảo:

Gia gia ghê lắm, lo cho con gái người ta xong là lo tới người ta ngay. Thôi được, để tối tối một chút, tôi sẽ tới nói chuyện thử xem sao. Để tôi nói gia gia nghe, nàng này là em gái của Vương đồ tể, tuổi Tỵ, năm nay hai mươi chín tuổi. Người thì đẹp đẽ như vậy đó, nhưng tính tình thì chưa biết thế nào. Gia gia muốn thì để tôi dò ý trước đã, ngày mai tới báo tin cho gia gia biết.

Tây Môn Khánh mừng lắm, bảo:

Được rồi, nhớ giúp ta nhé.

Đoạn trở ra lên ngựa mà về.

Phùng lão nấu cơm ăn rồi đóng cửa nẻo kỹ càng, sau đó tới nhà Vương thị. Vương thị mời ngồi rồi bảo:

Hôm nay tôi xào món mì ngon lắm, chờ ma ma tới ăn mà sao không thấy. Phùng lão nói:

Tôi cũng bận rộn nhiều chuyện lắm, có rảnh mới tới được chứ.

Tôi cũng vừa nấu cơm xong, hay là ma ma dùng với tôi cho vui. Phùng lão đáp:

Tôi cũng vừa mới ăn xong rồi tới đây liền, không ăn được nữa đâu, cho tôi uống trà đi.

Vương thị rót trà mời rồi xin phép ăn cơm. Phùng lão vừa uống trà vừa nhìn Vương thị ăn. Vương thị bảo:

Ma ma thấy tôi khổ không, nhà có hai mẹ con, có nó tôi cũng nhờ nó nhiều, bây giờ nó đi rồi, nhà cứ vắng tanh vắng ngắt, việc gì cũng phải làm lấy mà làm việc gì cũng nhớ tới nó, nhưng nhớ thì nhớ, làm sao đi thăm được thật, sinh ly còn hơn là tử biệt.

Nói xong thì nước mắt lã chã tuôn rơi. Phùng lão an ủi:

Nói cho cùng, nuôi con lớn lên rồi nó đi xa thì cũng buồn khổ thật, nhưng nghĩ đi thì vậy, nghĩ lại thì đẻ con gái, nuôi lớn lên là phải gả chồng, con gái là con người ta mà. Vả lại nay mai thư thư nhà mình tại phủ Thái sư mà sinh được một mụn con trai thì vợ chồng chị cũng được nhờ.

Vương thị nói:

Thương con thì thương chứ mong gì nhờ con, chỉ sợ lúc nhờ được thì chúng tôi đã chết tự đời nào rồi.

Phùng lão nói:

Sao nói vậy? Trẻ cậy cha già cậy con chứ, vả lại thư thư nhà mình là người có nhan sắc, lại thông minh lanh lợi, tất sẽ được phú quý, mà khiến cho cha mẹ cũng được nhờ cậy.

Hai người cứ tiếp tục chuyện trò, không khí càng lúc càng thân mật cởi mở. Phùng lão biết đã tới lúc có thể gợi chuyện, bèn nói:

Nhà đã neo người, bây giờ con đi lấy chồng xa, chồng thì vắng nhà, chị Ở nhà có một mình không sợ hay sao?

Sợ chứ sao không, nhưng ma ma đã biết vậy thì xin sớm tối đến đây bầu bạn với tôi. Phùng ma ma giả lả:

Tôi thì chỉ lúc rảnh mới tới được mà thôi, bây giờ tôi giới thiệu cho chị một người tới bầu bạn với chị, chị chịu không?

Vương thị cười:

Ai vậy?

Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, hôm qua Tây Môn Đại quan nhân có tới thăm tôi rồi nói là chị Ở nhà một mình chắc buồn rầu lo sợ, nên nhờ tôi tới hỏi là chị có chịu để quan nhân tới ngồi trò chuyện với chị cho đỡ buồn không? Tôi nói thật, đây là dịp tốt để chị có thể có chút ít mà ăn mặc sắm sửa với người ta, rồi có thể thì nay mai quan nhân sẽ tậu nhà cho chị Ở, có phải sung sướng một đời không?

Vương thị mỉm cười:

Người ta trong nhà có năm sáu người thê thiếp đẹp như tiên nga giáng thế, biết người ta có đoái hoài đến thân phận xấu xí hèn hạ như tôi không?

Phùng lão nói:

Ơ hay, sao lại nói như vậy? Tục ngữ có câu “yêu ai thì thấy người đó đẹp như Tây Thi” huống hồ chị lại là người nhan sắc, vậy còn sợ gì? Tôi nói thật, quan nhân mà đã tới nhờ vả tôi là không phải chuyện thường, buồn cười hôm qua tới thăm tôi, quan nhân cứ nói dông dài không đâu, tới lúc nhìn quanh không có ai, mới nói nhỏ nhờ tôi chuyện này, lại cho tôi một lạng bạc. Bây giờ nếu chị bằng lòng thì để mai tôi còn tới thưa lại cho quan nhân hay để quan nhân còn sửa soạn thứ này thứ kia tặng chị, biết đâu lại không mua nhà mua ruộng cho chị nữa. Sự thật là như vậy đó, tôi nói dối chị mà làm gì. Vương thị cúi đầu nói:

Nếu quan nhân quả có lòng đoái hoài thì ngày mai xin mời quan nhân lại chơi, tôi xin hầu chuyện.

Phùng lão được lời như cởi tấm lòng, ngồi lại nịnh bợ vuốt ve Vương thị một hồi rồi cáo từ.

Hôm sau Tây Môn Khánh lại đích thân tới tìm Phùng lão, nghe chuyện xong mừng lắm, đưa ngay cho Phùng lão một lạng bạc để Vương thị có tiền làm tiệc rượu. Phùng lão vội đi mua đồ ăn và rượu ngay.

Trong khi đó Vương thị dọn dẹp lại nhà cửa, trang hoàng trong phòng, chuẩn bị trà nước. Lát sau thì Phùng lão xách một giỏ đồ ăn đầy ắp tới khoe với Vương thị rồi vào bếp làm món ăn. Vương thị cũng lăng xăng phụ dọn tiệc.

Tới trưa, Tây Môn Khánh đem theo Kỳ Đồng và Đại An tới. Tới cổng, Tây Môn Khánh xuống ngựa bảo:

Đại An ở lại đây với ta, còn Kỳ Đồng thì đem ngựa ra căn nhà ở đường Sư Tử nghỉ ngơi ở đó, đến tối thì đem ngựa trở lại đây đón ta.

Nói xong vào nhà mà ngồi. Vương thị trang điểm thật đẹp đẽ bước ra e thẹn cúi lạy rồi nói:

Việc của cháu đã xong, thật chúng tôi chịu ơn quan nhân nhiều quá.

Chỉ sợ sau này không tới đâu thì vợ chồng nàng lại oán trách ta mà thôi. Vương thị nói:

Ơn của gia gia lớn như trời biển, chúng tôi lo báo đáp không nổi, làm sao dám oán trách.

Nói xong lại sụp lạy bốn lạy, Phùng lão đem trà ra, Vương thị hai tay nâng chung mời Tây Môn Khánh, đoạn ghé mắt nhìn ra thấy ngựa không còn ở ngoài, Đại An đã khóa cổng rồi ngồi ngoài canh chừng thì yên tâm lắm, ngồi ngay xuống cạnh Tây Môn Khánh mà trò chuyện, lát sau thì mời Tây Môn Khánh vào phòng trong, nơi đây trang hoàng đẹp đẽ, trướng rủ màn che, lại có nhiều một tấm bình phong vẽ hình Trương Quân Thụy và Thôi Oanh Oanh. Bàn ghế bát đĩa đã sẵn sàng. Tây Môn Khánh ngồi xuống, Vương thị ngồi xuống bên cạnh hỏi han chuyện này chuyện kia. Tây Môn Khánh thấy nhà cửa quạnh hiu liền bảo:

Nàng ở đây phải có một đứa nhỏ để sai bảo mới được. Vương thị nói:

Chẳng giấu gì gia gia, từ khi cháu nó đi rồi thì tôi phải tự tay làm lấy mọi việc lớn nhỏ trong nhà.

Tây Môn Khánh nói:

Được rồi, để mai ta nhờ Phùng lão xem có đứa a hoàn nào mười ba mười bốn tuổi thì mua tới đây đỡ chân đỡ tay cho nàng.

Vương thị nói:

Được vậy thì còn gì bằng.

Cứ để Phùng lão lo, tốn kém bao nhiêu lão sẽ cho ta biết. Vương thị nói:

Thật bận lòng gia gia quá, ơn nghĩa cứ ngày thêm chập chồng thế này, tôi biết lấy gì báo đáp.

Tây Môn Khánh thấy Vương thị nói chuyện hợp ý mình thì vui vẻ lắm. Phùng lão đem các đồ ăn lên, Tây Môn Khánh bảo:

Này, lão làm sao kiếm một đứa a hoàn để đỡ đần công việc ở đây chứ.

Phùng lão cười:

Thưa có ngay, nhà chị họ Triệu ở gần đây có đứa con gái mười hai mười ba tuổi gì đó, chỉ xin có bốn lạng bạc mà thôi. Để tôi hỏi vụ đó cho.

Nói xong bày tiệc và rót rượu. Vương thị hai tay nâng chung rượu đưa cho Tây Môn Khánh rồi cúi lạy mà mời. Tây Môn Khánh vội đỡ dậy mà bảo:

Nàng đừng thủ lễ quá như vậy khiến ta mất tự nhiên. Vương thị cảm tạ rồi ngồi xuống cạnh, gắp thức ăn bỏ vào bát cho Tây Môn Khánh, Phùng lão dọn riêng cho mình một mâm nhỏ ở dưới bếp, một mình một chiếu thảnh thơi. Trong phòng, Tây Môn Khánh và Vương thị dần dần chuyện trò lơi lả, chén tạc chén thù, mắt qua mày lại, má tựa vai kề, hai người muôn phần đắc ý. Ăn xong no say, Vương thị đưa Tây Môn Khánh vào giường nghỉ. Tới canh một, Tây Môn Khánh mới ngồi dậy sửa lại mũ áo. Vương thị nói:

Ngày mai gia gia nhớ đến sớm, đừng để tôi chờ đấy nhé.

Tây Môn Khánh gật đầu bước ra. Mấy gia nhân đã dẫn ngựa chờ sẵn. Chủ tớ lên ngựa mà về.

Hôm sau Tây Môn Khánh tới đưa bốn lạng bạc cho Phùng lão để mua con gái họ Triệu về làm a hoàn cho Vương thị, đặt tên là Cẩm Nhi. Từ đó, cứ cách một hai ngày, Tây Môn Khánh lại tới cùng Vương thị. Đại An và Kỳ Đồng được tin cậy cho đi theo, mỗi đứa một việc, không cần phải dặn dò gì. Tới cổng nhà Vương thị thì Kỳ Đồng tự động dẫn con ngựa ra nghỉ ngơi tại căn nhà ở đường Sư Tử, Đại An thì khóa chặt cổng lại rồi ngồi ngoài coi chừng. Bên trong thì Phùng lão chuyên lo tiệc tùng trà rượu. Mỗi lần tới như vậy, Tây Môn Khánh lại cho Vương thị vài lạng bạc, cứ trưa thì tới, tối mới về. Phùng lão có đồng ra đồng vào, thường quanh quẩn bên cạnh Vương thị, nhiều khi Bình Nhi sai người tới tìm cũng không gặp, hoặc gặp thì Phùng lão nói là không rảnh. Một hôm gia nhân gọi mãi, Phùng lão mới chịu tới. Bình Nhi hỏi:

Ma ma à, hồi này làm gì ở đâu mà mất mày mất mặt vậy? Cho gọi năm lần bảy lượt cũng không chịu lại là thế nào? Tôi có ca nhi nên hồi này nhiều việc bận, cần ma ma tới phụ với bọn a hoàn mà chẳng thấy mặt đâu cả.

Phùng lão đáp:

Nãi nãi ơi, tôi già cả yếu đuối, lại nhiều việc, nội căn nhà ở đường Sư Tử tôi lo chưa nổi, chứ có phải lười biếng gì đâu.

Bình Nhi hỏi:

Lão nói là lão lo việc tại nhà ở đường Sư Tử, vậy tại sao tôi cho người tới đó tìm thì không thấy đâu cả, lão bận ở đâu vậy?

Phùng lão đáp:

Quả là tôi bận, chẳng hạn như Đại nương đây sai tôi đi mua các thứ vật dụng cần thiết để tới chùa lễ Phật, tôi lại…

Bình Nhi ngắt lời:

Thôi đi, lão đừng có lấy vải thưa che mắt thánh, lão nói là bận đi mua đồ cho Đại nương, sao Đại nương mới nói với tôi là đưa tiền cho lão mà chẳng thấy lão mua đem lại gì cả?

Phùng lão cứng họng, lát sau mới ấp úng:

Để tôi vào thưa chuyện với Đại nương vậy.

– Lão mà vào thế nào cũng bị rầy la.

Phùng lão quay ra, nhưng không tới phòng Nguyệt nương, mà tới nhà bếp trước. Ngọc Tiêu và vợ Lai Hưng đang trò chuyện, thấy Phùng lão tới, bèn nói:

Lão đã tới đấy à? Lão đi đâu mất mặt mất mũi, Lục nương sai tìm mấy lần cũng không thấy, đang giận lắm đó.

Phùng lão bước tới vái hai người rồi cười đáp:

Tôi vừa mới từ đằng Lục nương tới đây, đã ăn một trận mắng nên thân rồi.

Ngọc Tiêu hỏi:

– Đại nương nhắc là nhờ lão mua những gì, lão đã mua chưa?

Phùng lão đáp:

Mấy thứ đó hôm qua tôi đã ra ngoại thành hỏi, nhưng người ta nói là hết rồi, phải chờ tới tháng ba sang năm mới có nên tôi lại phải đem tiền ra đây, thư thư nhận lại giùm tôi nhé.

Ngọc Tiêu Cười:

Tôi không đích thân giao tiền cho lão thì làm sao dám nhận lại, lão nhận ở đâu thì trả ở đó chứ.

Bây giờ lão cứ ngồi đây nói chuyện đã. Này, Hàn quản lý lần này về, chắc là lão được đền ơn bộn đấy nhé.

Phùng lão cười:

Đền ơn hay không cũng là tùy Hàn Quản lý. Hàn Quản lý mới được được tám ngày nay chứ bao nhiêu, chắc cũng phải cuối tháng này hoặc đầu tháng sau mới về được. Nói chuyện vài câu nữa rồi Phùng lão mon men tới phòng Nguyệt nương, nhưng không dám nói việc trả tiền lại, mà chỉ thưa:

Mấy thứ Đại nương dặn mua chỉ còn những loại xấu, loại tốt thì phải đầu năm mới có, hiện nay loại tốt đã bán hết cả rồi. Nguyệt nương vốn là người thật thà dễ tin, nghe xong chỉ nói:

Nếu vậy thì lão cứ giữ lấy tiền, bao giờ có thì mua ngay cho tôi.

Đoạn sai rót trà mời uống. Uống trà xong, Phùng lão cáo từ Nguyệt nương rồi trở lại phòng Bình Nhi. Bình Nhi hỏi:

Thế nào? Đại nương rầy la làm sao ? Phùng lão cười:

Rầy la gì đâu, tôi chỉ khéo ăn nói một chút là Đại nương vui vẻ ngay lại còn cho tôi uống trà nữa chứ.

Bình Nhi cười bảo:

Giỏi ăn giỏi nói lắm, nhưng hôm nay thì ở lại đây giặt quần áo cho ca nhi, không được đi đâu hết.

Phùng lão năn nỉ:

Xin nương nương cứ bảo a hoàn để đó cho tôi, sáng mai tôi sẽ tới thật sớm. Chiều nay tôi còn bận vài chuyện gấp nữa, nương nương thương giùm tôi.

Bình Nhi bảo:

Lão bây giờ lắm chuyện quá đấy nhé, được rồi, sáng mai mà không tới sớm thì biết tay tôi.

Phùng lão cười toe toét, nói chuyện liến thoắng một hồi rồi cáo lui Bình Nhi bảo:

Ở lại đây ăn cơm đã. Phùng lão quay lại nói:

Xin đa tạ nương nương tôi còn no lắm, xin để khi khác.

Nói xong tất tả đi ngay.

Sự thật là Phùng lão thấy đã trưa, sợ Tây Môn Khánh tới nhà Vương thị, nên phải vội vàng đến đó lo sửa soạn cơm rượu.

Một hôm Tây Môn Khánh cưỡi ngựa đi trên đường, gia nhân bu quanh, lính tráng đằng trước đằng sau, la hét dẹp đường như thường lệ, thì Tây Môn Khánh chợt nhìn thấy Phùng ma ma, bèn sai lính gọi lại, Phùng ma ma tất tả chạy tới, Tây Môn Khánh hỏi:

Thế nào? Chuyện ta nhờ đã tới đâu rồi, sao chẳng thấy tới trả lời gì cả? Phùng ma ma đáp:

Mấy hôm trước cũng có tới coi mặt mấy người nhưng toàn hạng tầm thường, làm sao dám tới thưa chuyện với quan nhân được. Mới hôm qua đây thì tìm được một người con gái tuyệt đẹp, mười lăm tuổi, đẹp không thể tả ra được, chân thì nhỏ xíu, da thì như thoa phấn, tóc thì như mây, bà mẹ nói rằng cô ta sinh đúng vào ngày Đoan Ngọ, tiểu danh là Tố Ái, gia gia mà thấy cũng phải mê mệt chứ đừng nói.

Tây Môn Khánh bảo:

Lão nói gì kỳ lạ vậy? Ta thì cần gì, ở nhà còn biết bao người dep, ta nói thật cho lão biết, không phải ta tìm cho ta đâu, mà là tim giúp cho Địch Đại quản gia trong phủ Thái sư ở Đông Kinh để làm đệ nhị phòng đó. Lão mà làm được chuyện này thì chắc là được thưởng xứng đáng lắm đó. Mà người đó là con cái nhà ai vậy? Lão nhớ bảo ghi ngày sinh tháng đẻ để ta coi.

Phùng ma ma cười:

Con cái nhà ai à, tôi nói ra thì quan nhân không thể ngờ được đâu, chính là con gái viên quản lý họ Hàn, coi tiệm tơ sợi cho quan nhân đó. Để tôi bảo biên ngày sinh tháng đẻ rồi hôm nào quan nhân muốn coi mặt thì xin cứ cho tôi biết.

Tây Môn Khánh bảo:

Nếu vậy thì lão cứ nói chuyện với Hàn Quản lý trước đi, nếu chịu thì trả lời cho ta biết.

Phùng ma ma cúi chào mà đi.

Hai ngày sau, Tây Môn Khánh đang ngồi tại đại sảnh thì Phùng ma ma tới đưa tấm thiếp. Tây Môn Khánh coi, thấy ghi “Hàn thị, mười lăm tuổi, sinh giờ Tý ngày mồng năm tháng năm”. Phùng ma ma nói:

Tôi có tới nói với Hàn Quản lý thì Hàn Quản lý bảo rằng nếu được quan nhân thương đến thì may mắn cho con gái ông ta lắm, nhưng chỉ hiềm nhà nghèo, không thể sắm sửa được gì cho con mà thôi.

Tây Môn Khánh bảo:

Lão cứ nói rằng Hàn Quản lý không phải tốn kém một đồng một chữ nào cả, tất cả mọi thứ xiêm y nữ trang ta lo hết, lại còn cho hắn hai chục lạng để tùy ý hắn muốn sắm sửa gì thêm cho con gái thì sắm.

Chừng nào ta cho đưa con gái hắn lên Đông Kinh thì hắn được đi theo, bây giờ ta không coi hắn như gia nhân nữa. Nay mai mà con gái hắn sinh được đứa con trai thì gia đình hắn phú quý kể sao cho xiết.

Phùng ma ma lại nói:

Hàn Quản Lý nói là mời quan nhân tới coi mặt. Tây Môn Khánh bảo:

Được rồi, nếu đã thuận thì để mai ta đến coi mặt cũng được, việc gì phải gấp, lại dặn hắn là đừng bày vẽ mua bán gì cả, ta tới thì chỉ uống chung trà mà thôi.

Phùng ma ma đáp:

Vâng, để tôi đi dặn ngay.

Nói xong cáo từ, tới nhà Đạo Quốc, kể hết cho vợ Đạo Quốc là Vương thị nghe, rồi dặn thêm:

– Ngày mai quan nhân từ phủ ra sẽ ghé đây coi mặt cháu, quan nhân dặn là đừng bày vẽ gì hết, quan nhân chỉ uống chung trà mà thôi.

Vương thị không tin:

Thật hay sao? Hay là ma ma nói đùa? Phùng ma ma nói:

Tôi nói dối chị làm gì, quan nhân ít thì giờ lắm, tới đây một chút mà thôi, ở nhà quan nhân người ra người vào tấp nập, biết bao nhiêu công việc mà kể, ai ở đây lâu được để ăn với uống Vương thị mừng lắm, bày rượu thịt mời Phùng ma ma. Lúc Phùng ma ma ra về, Vương thị còn dặn:

Ngày mai thế nào ma ma cũng tới đấy nhé.

Phùng ma ma gật đầu rồi về. Tối hôm đó vợ chồng Đạo Quốc bàn tính xong xuôi. Sáng sớm hôm sau, Đạo Quốc dậy sớm, đi mua mấy thứ bánh và trà thật ngon về nhà đưa cho vợ rồi ra tiệm. Vương Thị Ở nhà trang điểm thật đẹp rồi dọn dẹp nhà cửa, bày biện bánh trái, chuẩn bị sẵn nước sôi để pha trà.

Phùng ma ma tới giúp đỡ chỉ vẽ mọi cách. Gần trưa, Tây Môn Khánh từ viện Đề hình về nhà thay quần áo rồi cưỡi ngựa tới nhà họ Hàn, có Đại An và Cầm Đồng đi theo. Tới cổng Tây Môn Khánh xuống ngựa, Phùng ma ma chạy ra đon đả mời vào dùng trà ăn bánh. Lát sau Vương thị dẫn Tố Ái ra. Hai mẹ con cùng cúi lạy rồi đứng một bên. Tây Môn Khánh không chú ý tới đứa con gái mà chỉ nhìn chăm chăm người mẹ. Vương thị hôm nay mặc một cái áo màu tía, cái quần màu ngọc, đôi chân nhỏ xíu lộ ra khỏi gấu quần, nét mặt yêu kiều mỹ lệ, đôi mày cong vút và xanh như lá liễu, đôi mắt long lanh như nước mùa thu, toàn thân tiết ra một vẻ thu hút khiến người khác nhìn thấy chỉ nghĩ tới chuyện bướm loạn ong cuồng ý trăng tình gió. Tây Môn Khánh say sưa nhìn ngắm một hồi nghĩ thầm:

“Hàn Đạo Quốc có người vợ như thế này hèn gì không xảy ra chuyện lôi thôi hôm trước”. Đoạn quay nhìn Tố Ái, thiếu nữ này như một đóa hoa xuân mơn mởn, giống mẹ như đúc, nhưng ngây thơ trẻ trung và do đó ít quyến rũ hơn mẹ. Vương thị thấy Tây Môn Khánh không nói gì mà cứ nhìn mình chằm chằm thì thẹn thùng tới rót một chung trà rồi hai tay đưa cho Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh được dịp nhìn gần, quả thấy người đàn bà này muôn phần quyến rũ, da trắng như mỡ đọng, tỏa mùi hương kỳ dị. Uống xong chung trà, Tây Môn Khánh bảo Đại An để hai chục lạng bạc và ít lụa gấm lên bàn, lại có cả vài cái nhẫn, rồi bảo Vương thị thâu nhận. Vương thị đeo nhẫn vào tay cho con, nhận tiền và các thứ, rồi cả hai mẹ con lạy tạ mà lui vào trong. Lát sau Vương thị bước ra đứng hầu. Tây Môn Khánh bảo:

Hai chục lạng đó là để tùy vợ chồng ngươi muốn mua sắm thêm gì cũng được, còn xiêm y và nữ trang của nó để ta lo hoàn toàn, vợ chồng ngươi không phải bận tâm. Một hai ngày nữa ta cho đem nó về nhà để may xiêm y và dạy bảo vài điều cần thiết.

Vương thị cúi lạy rồi đứng dậy thưa:

Vợ chồng tôi đã sống nhờ gia gia bây giờ đến việc của con gái tôi cũng làm gia gia bận lòng, thật ơn đó vợ chồng tôi đến lúc chết cũng không báo đáp được.

Tây Môn Khánh hỏi:

Hàn Quản lý không có nhà hay sao?

Chồng tôi từ sáng sớm đã ra tiệm lo việc, để mai sẽ tới lạy tạ. Tây Môn Khánh thấy Vương thị ăn nói ngọt ngào tiếng trong như suối thì xao động trong lòng lắm, ngồi ngắm thêm một lát rồi đứng dậy bảo:

Thôi ta về.

Vương thị chắp tay:

– Thỉnh lão gia ngồi chơi lát nữa.

Tây Môn Khánh lưỡng lự một hồi rồi nói:

– Thôi, để ta về, hôm khác có dịp sẽ ghé lâu hơn.

Nói xong lên ngựa về nhà kể lại cho Nguyệt nương nghe. Nguyệt nương nói:

– Tưởng là xa xôi gì, hóa ra là con gái Hàn Quản lý:

Nếu quả thật là đẹp thì may cho mình lắm.

Tây Môn Khánh bảo:

Mai nó tới đây tất biết. Tôi định giữ nó ở đây vài ngày để may xiêm y và chuẩn bị các thứ cho tươm tất. Bây giờ thì tôi phải lấy ít bạc ra bảo thợ bạc nó làm một ít nữ trang.

Nguyệt nương đề nghị:

Phải lo gấp đi mới được, rồi bảo cha nó đưa nó lên Đông Kinh, mình khỏi phải sai người đi.

Tây Môn Khánh bảo:

Đành đóng cửa tiệm ít ngày vậy, nhưng dù sao cũng phải có Lai Bảo đi, vì Lai Bảo quen thuộc nhiều với phủ Thái sư.

Hôm sau Tây Môn Khánh sai gia nhân bảo Phùng ma ma đem Tố Ái lại. Vương thị mua ít lễ vật rồi tự tay dẫn con tới chào lạy mọi người, sau đó nói:

Gia gia, Đại nương và các nương nương đây nhọc lòng lo cho cháu, vợ chồng chúng tôi quả không biết lấy gì báo đáp.

Nguyệt nương bày tiệc rượu hoa quả trong phòng khoản đãi mẹ con Vương thị, đám tiểu thiếp trong nhà cũng có mặt. Trong khi đó Tây Môn Khánh cho đem các thứ gấm vóc lụa là ra, gọi phó may họ Triệu tới may gấp các loại xiêm y cho Tố Ái. Vương thị dặn dò con gái rồi cáo từ mà về.

Tây Môn Khánh đích thân đứng ra lo lắng mọi việc cho thật nhanh. Do đó chỉ vài ngày sau là tất cả đã xong. Ngày đi được ấn định là ngày mồng mười tháng chín. Hôm đó Tây Môn Khánh chọn mấy tên lính lực lưỡng, đem đủ cung tên gươm giáo đi theo Hàn Đạo Quốc, Lai Bảo để đưa Tố Ái đến Đông Kinh, Tây Môn Khánh cũng viết một bức thư giao cho Lai Bảo. Đám đàn ông đi ngựa còn To Ái ngồi xe, tất cả trực chỉ Đông Kinh mà đi.

Vương thị nhớ con khóc mất mấy ngày.

Một hôm, Tây Môn Khánh rảnh rang, cưỡi ngựa tơi tiệm tơ sợi của mình ở đường Sư Tử. Phùng ma ma đón tiếp, mời uống trà. Tây Môn Khánh lấy ra một lạng bạc đưa cho Phùng ma ma rồi bảo:

Công việc đã xong, ta thưởng cho lão để mua áo mà mặc. Phùng lão nhận bạc rồí lạy tạ. Tây Môn Khánh hỏi:

Mấy hôm nay lão có tới thăm vợ họ Hàn không?

Ngày nào mà tôi chẳng tới đó. Mẹ con người ta ngày ngày thủ thỉ có nhau bây giờ xa cách chẳng biết bao giờ gặp mặt không buồn sao được. Gia đình ít người chồng con đi xa hết, chị ta ở nhà có một mình, lại càng buồn hơn. Mấy hôm nọ khóc nhiều lắm, hôm nay thì cũng bớt rồi. Chị ta cũng hỏi tôi là quan nhân có thưởng cho tôi chưa, tôi trả lời là quan nhấn bận rộn nhiều việc, chuyện thưởng công cho tôi là chuyện nhỏ, lúc nào quan nhân cho tôi không được. Chị ta hứa là khi chồng về sẽ đền ơn tôi.

Tây Môn Khánh gật đầu bảo:

Hàn Quản lý chuyến về này chắc là giàu, không đền ơn lão sao được.

Này, ta nhờ lão một việc nhé, lão tới nhà Vương thị nói là ta muốn tới thăm một lát, xem nàng có chịu không, lão làm sao ăn nói khéo léo một chút.

Phùng lão che miệng cười bảo:

Gia gia ghê lắm, lo cho con gái người ta xong là lo tới người ta ngay. Thôi được, để tối tối một chút, tôi sẽ tới nói chuyện thử xem sao. Để tôi nói gia gia nghe, nàng này là em gái của Vương đồ tể, tuổi Tỵ, năm nay hai mươi chín tuổi. Người thì đẹp đẽ như vậy đó, nhưng tính tình thì chưa biết thế nào. Gia gia muốn thì để tôi dò ý trước đã, ngày mai tới báo tin cho gia gia biết.

Tây Môn Khánh mừng lắm, bảo:

Được rồi, nhớ giúp ta nhé.

Đoạn trở ra lên ngựa mà về.

Phùng lão nấu cơm ăn rồi đóng cửa nẻo kỹ càng, sau đó tới nhà Vương thị. Vương thị mời ngồi rồi bảo:

Hôm nay tôi xào món mì ngon lắm, chờ ma ma tới ăn mà sao không thấy. Phùng lão nói:

Tôi cũng bận rộn nhiều chuyện lắm, có rảnh mới tới được chứ.

Tôi cũng vừa nấu cơm xong, hay là ma ma dùng với tôi cho vui. Phùng lão đáp:

Tôi cũng vừa mới ăn xong rồi tới đây liền, không ăn được nữa đâu, cho tôi uống trà đi.

Vương thị rót trà mời rồi xin phép ăn cơm. Phùng lão vừa uống trà vừa nhìn Vương thị ăn. Vương thị bảo:

Ma ma thấy tôi khổ không, nhà có hai mẹ con, có nó tôi cũng nhờ nó nhiều, bây giờ nó đi rồi, nhà cứ vắng tanh vắng ngắt, việc gì cũng phải làm lấy mà làm việc gì cũng nhớ tới nó, nhưng nhớ thì nhớ, làm sao đi thăm được thật, sinh ly còn hơn là tử biệt.

Nói xong thì nước mắt lã chã tuôn rơi. Phùng lão an ủi:

Nói cho cùng, nuôi con lớn lên rồi nó đi xa thì cũng buồn khổ thật, nhưng nghĩ đi thì vậy, nghĩ lại thì đẻ con gái, nuôi lớn lên là phải gả chồng, con gái là con người ta mà. Vả lại nay mai thư thư nhà mình tại phủ Thái sư mà sinh được một mụn con trai thì vợ chồng chị cũng được nhờ.

Vương thị nói:

Thương con thì thương chứ mong gì nhờ con, chỉ sợ lúc nhờ được thì chúng tôi đã chết tự đời nào rồi.

Phùng lão nói:

Sao nói vậy? Trẻ cậy cha già cậy con chứ, vả lại thư thư nhà mình là người có nhan sắc, lại thông minh lanh lợi, tất sẽ được phú quý, mà khiến cho cha mẹ cũng được nhờ cậy.

Hai người cứ tiếp tục chuyện trò, không khí càng lúc càng thân mật cởi mở. Phùng lão biết đã tới lúc có thể gợi chuyện, bèn nói:

Nhà đã neo người, bây giờ con đi lấy chồng xa, chồng thì vắng nhà, chị Ở nhà có một mình không sợ hay sao?

Sợ chứ sao không, nhưng ma ma đã biết vậy thì xin sớm tối đến đây bầu bạn với tôi. Phùng ma ma giả lả:

Tôi thì chỉ lúc rảnh mới tới được mà thôi, bây giờ tôi giới thiệu cho chị một người tới bầu bạn với chị, chị chịu không?

Vương thị cười:

Ai vậy?

Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, hôm qua Tây Môn Đại quan nhân có tới thăm tôi rồi nói là chị Ở nhà một mình chắc buồn rầu lo sợ, nên nhờ tôi tới hỏi là chị có chịu để quan nhân tới ngồi trò chuyện với chị cho đỡ buồn không? Tôi nói thật, đây là dịp tốt để chị có thể có chút ít mà ăn mặc sắm sửa với người ta, rồi có thể thì nay mai quan nhân sẽ tậu nhà cho chị Ở, có phải sung sướng một đời không?

Vương thị mỉm cười:

Người ta trong nhà có năm sáu người thê thiếp đẹp như tiên nga giáng thế, biết người ta có đoái hoài đến thân phận xấu xí hèn hạ như tôi không?

Phùng lão nói:

Ơ hay, sao lại nói như vậy? Tục ngữ có câu “yêu ai thì thấy người đó đẹp như Tây Thi” huống hồ chị lại là người nhan sắc, vậy còn sợ gì? Tôi nói thật, quan nhân mà đã tới nhờ vả tôi là không phải chuyện thường, buồn cười hôm qua tới thăm tôi, quan nhân cứ nói dông dài không đâu, tới lúc nhìn quanh không có ai, mới nói nhỏ nhờ tôi chuyện này, lại cho tôi một lạng bạc. Bây giờ nếu chị bằng lòng thì để mai tôi còn tới thưa lại cho quan nhân hay để quan nhân còn sửa soạn thứ này thứ kia tặng chị, biết đâu lại không mua nhà mua ruộng cho chị nữa. Sự thật là như vậy đó, tôi nói dối chị mà làm gì. Vương thị cúi đầu nói:

Nếu quan nhân quả có lòng đoái hoài thì ngày mai xin mời quan nhân lại chơi, tôi xin hầu chuyện.

Phùng lão được lời như cởi tấm lòng, ngồi lại nịnh bợ vuốt ve Vương thị một hồi rồi cáo từ.

Hôm sau Tây Môn Khánh lại đích thân tới tìm Phùng lão, nghe chuyện xong mừng lắm, đưa ngay cho Phùng lão một lạng bạc để Vương thị có tiền làm tiệc rượu. Phùng lão vội đi mua đồ ăn và rượu ngay.

Trong khi đó Vương thị dọn dẹp lại nhà cửa, trang hoàng trong phòng, chuẩn bị trà nước. Lát sau thì Phùng lão xách một giỏ đồ ăn đầy ắp tới khoe với Vương thị rồi vào bếp làm món ăn. Vương thị cũng lăng xăng phụ dọn tiệc.

Tới trưa, Tây Môn Khánh đem theo Kỳ Đồng và Đại An tới. Tới cổng, Tây Môn Khánh xuống ngựa bảo:

Đại An ở lại đây với ta, còn Kỳ Đồng thì đem ngựa ra căn nhà ở đường Sư Tử nghỉ ngơi ở đó, đến tối thì đem ngựa trở lại đây đón ta.

Nói xong vào nhà mà ngồi. Vương thị trang điểm thật đẹp đẽ bước ra e thẹn cúi lạy rồi nói:

Việc của cháu đã xong, thật chúng tôi chịu ơn quan nhân nhiều quá.

Chỉ sợ sau này không tới đâu thì vợ chồng nàng lại oán trách ta mà thôi. Vương thị nói:

Ơn của gia gia lớn như trời biển, chúng tôi lo báo đáp không nổi, làm sao dám oán trách.

Nói xong lại sụp lạy bốn lạy, Phùng lão đem trà ra, Vương thị hai tay nâng chung mời Tây Môn Khánh, đoạn ghé mắt nhìn ra thấy ngựa không còn ở ngoài, Đại An đã khóa cổng rồi ngồi ngoài canh chừng thì yên tâm lắm, ngồi ngay xuống cạnh Tây Môn Khánh mà trò chuyện, lát sau thì mời Tây Môn Khánh vào phòng trong, nơi đây trang hoàng đẹp đẽ, trướng rủ màn che, lại có nhiều một tấm bình phong vẽ hình Trương Quân Thụy và Thôi Oanh Oanh. Bàn ghế bát đĩa đã sẵn sàng. Tây Môn Khánh ngồi xuống, Vương thị ngồi xuống bên cạnh hỏi han chuyện này chuyện kia. Tây Môn Khánh thấy nhà cửa quạnh hiu liền bảo:

Nàng ở đây phải có một đứa nhỏ để sai bảo mới được. Vương thị nói:

Chẳng giấu gì gia gia, từ khi cháu nó đi rồi thì tôi phải tự tay làm lấy mọi việc lớn nhỏ trong nhà.

Tây Môn Khánh nói:

Được rồi, để mai ta nhờ Phùng lão xem có đứa a hoàn nào mười ba mười bốn tuổi thì mua tới đây đỡ chân đỡ tay cho nàng.

Vương thị nói:

Được vậy thì còn gì bằng.

Cứ để Phùng lão lo, tốn kém bao nhiêu lão sẽ cho ta biết. Vương thị nói:

Thật bận lòng gia gia quá, ơn nghĩa cứ ngày thêm chập chồng thế này, tôi biết lấy gì báo đáp.

Tây Môn Khánh thấy Vương thị nói chuyện hợp ý mình thì vui vẻ lắm. Phùng lão đem các đồ ăn lên, Tây Môn Khánh bảo:

Này, lão làm sao kiếm một đứa a hoàn để đỡ đần công việc ở đây chứ.

Phùng lão cười:

Thưa có ngay, nhà chị họ Triệu ở gần đây có đứa con gái mười hai mười ba tuổi gì đó, chỉ xin có bốn lạng bạc mà thôi. Để tôi hỏi vụ đó cho.

Nói xong bày tiệc và rót rượu. Vương thị hai tay nâng chung rượu đưa cho Tây Môn Khánh rồi cúi lạy mà mời. Tây Môn Khánh vội đỡ dậy mà bảo:

Nàng đừng thủ lễ quá như vậy khiến ta mất tự nhiên. Vương thị cảm tạ rồi ngồi xuống cạnh, gắp thức ăn bỏ vào bát cho Tây Môn Khánh, Phùng lão dọn riêng cho mình một mâm nhỏ ở dưới bếp, một mình một chiếu thảnh thơi. Trong phòng, Tây Môn Khánh và Vương thị dần dần chuyện trò lơi lả, chén tạc chén thù, mắt qua mày lại, má tựa vai kề, hai người muôn phần đắc ý. Ăn xong no say, Vương thị đưa Tây Môn Khánh vào giường nghỉ. Tới canh một, Tây Môn Khánh mới ngồi dậy sửa lại mũ áo. Vương thị nói:

Ngày mai gia gia nhớ đến sớm, đừng để tôi chờ đấy nhé.

Tây Môn Khánh gật đầu bước ra. Mấy gia nhân đã dẫn ngựa chờ sẵn. Chủ tớ lên ngựa mà về.

Hôm sau Tây Môn Khánh tới đưa bốn lạng bạc cho Phùng lão để mua con gái họ Triệu về làm a hoàn cho Vương thị, đặt tên là Cẩm Nhi. Từ đó, cứ cách một hai ngày, Tây Môn Khánh lại tới cùng Vương thị. Đại An và Kỳ Đồng được tin cậy cho đi theo, mỗi đứa một việc, không cần phải dặn dò gì. Tới cổng nhà Vương thị thì Kỳ Đồng tự động dẫn con ngựa ra nghỉ ngơi tại căn nhà ở đường Sư Tử, Đại An thì khóa chặt cổng lại rồi ngồi ngoài coi chừng. Bên trong thì Phùng lão chuyên lo tiệc tùng trà rượu. Mỗi lần tới như vậy, Tây Môn Khánh lại cho Vương thị vài lạng bạc, cứ trưa thì tới, tối mới về. Phùng lão có đồng ra đồng vào, thường quanh quẩn bên cạnh Vương thị, nhiều khi Bình Nhi sai người tới tìm cũng không gặp, hoặc gặp thì Phùng lão nói là không rảnh. Một hôm gia nhân gọi mãi, Phùng lão mới chịu tới. Bình Nhi hỏi:

Ma ma à, hồi này làm gì ở đâu mà mất mày mất mặt vậy? Cho gọi năm lần bảy lượt cũng không chịu lại là thế nào? Tôi có ca nhi nên hồi này nhiều việc bận, cần ma ma tới phụ với bọn a hoàn mà chẳng thấy mặt đâu cả.

Phùng lão đáp:

Nãi nãi ơi, tôi già cả yếu đuối, lại nhiều việc, nội căn nhà ở đường Sư Tử tôi lo chưa nổi, chứ có phải lười biếng gì đâu.

Bình Nhi hỏi:

Lão nói là lão lo việc tại nhà ở đường Sư Tử, vậy tại sao tôi cho người tới đó tìm thì không thấy đâu cả, lão bận ở đâu vậy?

Phùng lão đáp:

Quả là tôi bận, chẳng hạn như Đại nương đây sai tôi đi mua các thứ vật dụng cần thiết để tới chùa lễ Phật, tôi lại…

Bình Nhi ngắt lời:

Thôi đi, lão đừng có lấy vải thưa che mắt thánh, lão nói là bận đi mua đồ cho Đại nương, sao Đại nương mới nói với tôi là đưa tiền cho lão mà chẳng thấy lão mua đem lại gì cả?

Phùng lão cứng họng, lát sau mới ấp úng:

Để tôi vào thưa chuyện với Đại nương vậy.

– Lão mà vào thế nào cũng bị rầy la.

Phùng lão quay ra, nhưng không tới phòng Nguyệt nương, mà tới nhà bếp trước. Ngọc Tiêu và vợ Lai Hưng đang trò chuyện, thấy Phùng lão tới, bèn nói:

Lão đã tới đấy à? Lão đi đâu mất mặt mất mũi, Lục nương sai tìm mấy lần cũng không thấy, đang giận lắm đó.

Phùng lão bước tới vái hai người rồi cười đáp:

Tôi vừa mới từ đằng Lục nương tới đây, đã ăn một trận mắng nên thân rồi.

Ngọc Tiêu hỏi:

– Đại nương nhắc là nhờ lão mua những gì, lão đã mua chưa?

Phùng lão đáp:

Mấy thứ đó hôm qua tôi đã ra ngoại thành hỏi, nhưng người ta nói là hết rồi, phải chờ tới tháng ba sang năm mới có nên tôi lại phải đem tiền ra đây, thư thư nhận lại giùm tôi nhé.

Ngọc Tiêu Cười:

Tôi không đích thân giao tiền cho lão thì làm sao dám nhận lại, lão nhận ở đâu thì trả ở đó chứ.

Bây giờ lão cứ ngồi đây nói chuyện đã. Này, Hàn quản lý lần này về, chắc là lão được đền ơn bộn đấy nhé.

Phùng lão cười:

Đền ơn hay không cũng là tùy Hàn Quản lý. Hàn Quản lý mới được được tám ngày nay chứ bao nhiêu, chắc cũng phải cuối tháng này hoặc đầu tháng sau mới về được. Nói chuyện vài câu nữa rồi Phùng lão mon men tới phòng Nguyệt nương, nhưng không dám nói việc trả tiền lại, mà chỉ thưa:

Mấy thứ Đại nương dặn mua chỉ còn những loại xấu, loại tốt thì phải đầu năm mới có, hiện nay loại tốt đã bán hết cả rồi. Nguyệt nương vốn là người thật thà dễ tin, nghe xong chỉ nói:

Nếu vậy thì lão cứ giữ lấy tiền, bao giờ có thì mua ngay cho tôi.

Đoạn sai rót trà mời uống. Uống trà xong, Phùng lão cáo từ Nguyệt nương rồi trở lại phòng Bình Nhi. Bình Nhi hỏi:

Thế nào? Đại nương rầy la làm sao ? Phùng lão cười:

Rầy la gì đâu, tôi chỉ khéo ăn nói một chút là Đại nương vui vẻ ngay lại còn cho tôi uống trà nữa chứ.

Bình Nhi cười bảo:

Giỏi ăn giỏi nói lắm, nhưng hôm nay thì ở lại đây giặt quần áo cho ca nhi, không được đi đâu hết.

Phùng lão năn nỉ:

Xin nương nương cứ bảo a hoàn để đó cho tôi, sáng mai tôi sẽ tới thật sớm. Chiều nay tôi còn bận vài chuyện gấp nữa, nương nương thương giùm tôi.

Bình Nhi bảo:

Lão bây giờ lắm chuyện quá đấy nhé, được rồi, sáng mai mà không tới sớm thì biết tay tôi.

Phùng lão cười toe toét, nói chuyện liến thoắng một hồi rồi cáo lui Bình Nhi bảo:

Ở lại đây ăn cơm đã. Phùng lão quay lại nói:

Xin đa tạ nương nương tôi còn no lắm, xin để khi khác.

Nói xong tất tả đi ngay.

Sự thật là Phùng lão thấy đã trưa, sợ Tây Môn Khánh tới nhà Vương thị, nên phải vội vàng đến đó lo sửa soạn cơm rượu.

Bình luận