Tới quá trưa, Tây Môn Khánh tới phòng Kim Liên. Xuân Mai bày bàn dọn cơm rượu ra. Tây Môn Khánh ngồi xuống bảo:
Ngày mười bốn này ta mời phu nhân của các quan tới, bốn đứa bay phải ăn mặc thật đẹp để ca hát và chuốc rượu. Xuân Mai tỳ vào bàn trả lời:
Gia gia bảo ba chị kia thôi, tôi không ra đâu. Tây Môn Khánh ngạc nhiên:
Sao vậy?
Các nương nương đều có xiêm y mới, mỗi người mấy bộ, còn chúng tôi thì chẳng có xiêm y nào ra hồn, trong tiệc toàn là phu nhân các quan, chúng tôi chường mặt ra để làm trò cười cho người ta hay sao?
Tây Môn Khánh ôn tồn:
Thì các ngươi cũng có xiêm y, có đồ nữ trang chứ có phải không đâu.
Thì phải có xiêm áo chứ chẳng lẽ ở trần sao? Nhưng có mấy bộ cứ mặc đi mặc lại mãi, cũ quá rồi, lần này cũng mặc nữa, mà trước mặt toàn khách lạ thì xấu hổ lắm. Tây Môn Khánh cười:
Tao biết rồi, mày thấy nương nương mày có xiêm y mới thì cũng đòi chứ gì. Nhưng không sao, để tao cho gọi phó may họ Triệu tới, lấy gấm và lụa ra, may cho Đại Thư và bốn đứa bay, mỗi người vài bộ mặc cho đẹp. Cho bay khỏi nói ra nói vào.
Xuân Mai nói:
Đâu phải là tôi dám so sánh với nương nương, nhưng mà tới lúc phải may mà thôi. Gia gia đã thuận thì tôi cũng xin là may cho tôi một bộ bằng gấm đại hồng và một bộ bằng đoạn màu bạch.
Tây Môn Khánh cười:
– Mày gớm lắm, được voi đòi tiên.
Nói xong lấy chìa khóa tự tay mở kho đem gấm lụa ra, cho gia nhân gọi phó may họ Triệu lại bảo may gấp xiêm áo cho năm người, rồi trở lại phòng Kim Liên. Xuân Mai vui lắm, lăng xăng cười nói, chuốc rượu cho Tây Môn Khánh.
Trong khi đó Nguyệt nương và mọi người đã tới nhà họ Kiều. Khách khứa trong tiệc gồm một số vợ các quan trong huyện và mấy thân quyến của họ Kiều. Nguyệt nương và đám thiếp được đón tiếp niềm nở từ ngoài cổng. Vào đại sảnh, chào hỏi xong, mọi người phân ngôi thứ mà ngồi. Kiều Đại nương nhìn nhận nhà Tây Môn là thân gia nên gọi Nguyệt nương là đại cô nương, Kiều Nhi là nhị cô nương, Ngọc Lâu là tam cô nương v.v… Qua một tuần trà, Kiều đại hộ bước ra chào hỏi và cảm tạ về lễ vật, sau đó lui vào.
Nhũ mẫu Như Ý và Huệ Tú được đưa vào phòng trong để coi sóc Tố Quan, và được thết đãi ngay tại đó.
Ngoài đại sảnh, lát sau thì Kiều Đại nương mời mọi người nhập tiệc. Cả chủ lẫn khách cộng mười một người chia làm bốn bàn, Nguyệt nương được mời ngồi đầu tiệc. Trước tiệc có hai ca đàn hát, chuốc rượu. Buổi tiệc bắt đầu, Kiều Đại nương với tư cách gia chủ, đứng dậy rót rượu một vòng, sau đó gia nhân và các ca nữ lần lượt rót. Mỗi lần gia nhân hoặc ca nữ tới rót rượu, Nguyệt nương đều thưởng tiền.
Lát sau tiệc vãn, khách khứa được mời vào phòng trong nghỉ ngơi. Nhũ mẫu Như Ý đang cho Tố Quan đùa với con gái đầu lòng mới sinh của họ Kiều. Kiều Đại nương, Nguyệt nương và mọi người thấy vậy vui vẻ lắm. Ngô Đại cữu mẫu bước vào, Ngọc Lâu bảo:
– Cữu mẫu nhìn xem, hai đứa nó giống đôi vợ chồng nhỏ xíu không?
Ngô Đại cữu mẫu gật đầu cười. Hai đứa nhỏ vẫn tiếp tục đùa với nhau, đứa nọ nắm tay đứa kia đưa lên miệng gặm. Mọi người cười ầm cả lên. Kiều Đại nương bảo:
Nói vậy thì nói cho vui chứ cháu nhỏ của chúng tôi làm sao xứng được với ca nhi bên phủ nhà.
Nguyệt nương bảo:
Sao thân gia lại nói vậy, chỉ sợ con trai chúng tôi không xứng với tiểu thư bên này mà thôi. Nếu hai nhà đã là thân, mà càng thân hơn thì quý biết chừng nào.
Ngọc Lâu nhìn Bình Nhi cười hỏi:
Còn thư thư thì nghĩ sao?
Kiều Đại nương lại mời mọi người trở ra đại sảnh, các món ăn mới đã được dọn ra, mọi người lại nhập tiệc. Khách khứa đều tới chúc mừng Kiều Đại nương và Nguyệt nương, bảo là hai bà thông gia. Hai ca nữ cũng tới chuốc rượu rồi hát mừng. Nguyệt nương vui lắm, sai Đại An lấy hai xấp lụa thưởng cho hai ca nữ. Hai ca nữ sụp lạy tạ Ơn.
Bữa tiệc kéo dài đến tối. Lúc ra về, Nguyệt nương nói:
Thân gia à, một hai hôm nữa chúng tôi gửi thiếp mời, xin thân gia qua bên nhà chúng tôi uống chén rượu nhạt nhé.
Kiều Đại nương nói:
Thân gia nói thì chúng tôi biết vậy, nhưng chỉ sợ có chuyện gì bận không sang được mà thôi.
Nguyệt nương bảo:
Vậy đâu được thế nào thân gia cũng phải tới.
Đoạn quay sang Ngô Đại cữu mẫu dặn:
Ngày rằm này là sinh nhật của Tây Môn Đại nương đây, phải đi chứ. Kiều Đại nương vội nói:
Nếu vậy thì chúng tôi xin tới, ngày sinh nhật của thân gia, làm sao chúng tôi vắng mặt được.
Nguyệt nương bảo:
Tôi giao chuyện này cho Ngô Đại cữu mẫu đó, làm sao cho thân gia tới được thì làm. Nói xong cáo từ lên kiệu mà về. Đám thiếp cũng lên kiệu theo sau. Gia nhân cầm đèn sau trước và hai bên soi đường cho kiệu đi. Tố Quan được quấn chặt và mặc ấm cho khỏi bị lạnh. Về tới nhà, mọi người bước vào phòng Nguyệt nương thì thấy Tây Môn Khánh đang ngồi trong đó uống rượu. Mọi người lần lượt chào hỏi. Nguyệt nương ngồi xuống kể lại chuyện kết thân với nhà họ Kiều trong bữa tiệc cho chồng nghe. Tây Môn Khánh hỏi:
Tiệc hôm nay có những ai?
Thì có vợ Thượng Cử nhân, vợ Chu Tự Ban, Thôi thân gia, hai đứa cháu gái nhà họ Kiều…
Tây Môn Khánh ngắt lời.
Tại sao lại nói chuyện kết thân?
Thì lúc chiều vào phòng trong thấy con mình với con gái của họ Kiều đùa giỡn với nhau trên giường vui vẻ, trông cứ như là đôi vợ chồng tí hon, mọi người ùa vào coi, rồi lúc trở ra bàn tiệc thì tự nhiên đôi bên nói chuyện kết thân.
Tây Môn Khánh bảo:
Vậy cũng được, tuy là có điều không được xứng lắm. Nhà họ Kiều tuy là giàu có nhất nhì trong huyện, nhưng chẳng qua cũng chỉ là một kẻ “đại hộ bạch y”, giàu nhưng không có chức tước. Còn gia đình mình bây giờ là gia đình quan cách rồi. Nay mai tôi sẽ ngày ngày thăng quan tiến chức, họ Kiều vẫn là thường dân, lúc cưới hỏi rồi họ Kiều đứng ngồi ngang hàng với tôi sao? Mấy hôm trước đây này, Kinh Độ giám mấy lần nhờ Trương gia tới năn nỉ kết thân với tôi, nói là con gái ông ta mới được năm tháng, rồi xin hỏi tuổi con trai mình. Tôi thấy đứa nhỏ đó không phải là con chính thất cho nên cũng còn suy nghĩ chưa trả lời. Không ngờ hôm nay nàng thình lình tính chuyện kết thân gấp gáp quá.
Kim Liên ngồi bên nói:
Thì con mình đây cũng đâu phải là con của chính thất. Tây Môn Khánh đùng đùng nổi giận mắng:
Con khốn, người ta đang nói chuyện sao dám nói leo? Mày làm sao được quyền chõ mõm vào chuyện này.
Kim Liên thẹn quá hóa giận đứng dậy nói:
Phải rồi, tôi có quyền gì mà nói vào chuyện này.
Đại cữu mẫu đâu, sao không thấy? Nguyệt nương đáp:
Kiều Đại nương giữ lại, tôi cũng nhờ đại cữu mẫu rủ Kiều Đại nương sang nhà mình dự tiệc, vì sợ rằng Kiều Đại nương thấy khách khứa nhà mình toàn vợ quan nên không dám tới.
Tây Môn Khánh bảo:
Đó tôi nói có sai đâu, mới chỉ là chuyện nhỏ là một bữa tiệc mà sự tiếp xúc đã khó khăn, nay mai chuyện hôn nhân thì càng khó ăn khó nói nữa.
Nguyệt nương cúi đầu hối hận. Tây Môn Khánh thì cứ trầm ngâm. Mọi người thấy không khí nặng nề, đều bỏ về phòng.
Ngọc Lâu tới phòng Kim Liên, thấy Kim Liên đang nằm khóc thì bước tới an ủi:
Gia gia đang giận Đại nương, thư thư chấp làm gì mấy câu nói đó.
Hồi nãy có cả thư thư ở đó, thư thư biết đấy, tôi có nói gì đâu, gia gia bảo là con gái họ Kinh họ Trương gì đó không phải là con của chính thất, thì tôi cũng nói con của nhà mình không phải là con của chính thất, mà sự thật là như vậy, tôi có thêm điều bớt chuyện gì đâu. Vậy mà lão già khốn kiếp chết toi chết dịch đó mắng tôi tàn tệ, đến không còn tình còn nghĩa gì nữa. Ôi dào, thằng bé mới được mấy tháng đã lo tính chuyện hôn nhân, rồi lo lựa chọn thông gia. Tôi hỏi biết thế nào mà lựa chọn bây giờ. Bây giờ người ta chưa làm quan, nhưng biết đâu sau này người ta lại chẳng làm quan, đến như lão già khốn kiếp nhà này trước chẳng là đứa “đại hộ bạch y” hay sao. Vả lại bây giờ làm quan rồi sau này biết có làm quan mãi hay không. Tôi biết là lão già đã thay lòng đổi dạ với chúng mình từ lâu rồi, không coi mình ra gì cả, nên mới bảo là tôi không có quyền nói xen vào chuyện đó, tôi có xen vào đâu, tôi chỉ cho biết sự thật mà thôi. Ngọc Lâu nói xuôi:
Kể ra thì lo chuyện hôn nhân cho một thằng bé mới đẻ mấy tháng thì cũng có hơi sớm thật.
Kim Liên lại bảo:
Thằng già chửi mắng tôi như vậy mà chẳng ai nói tiếng nào.
Ai bảo thư thư nói xen vào làm gì, người ta đang giận thì lại đổ thêm dầu vào lửa, rồi lửa nó đốt luôn cả mình. Không ai nói gì cả, chỉ có một mình thư thư nói, không mắng thư thứcòn mắng ai đây?
Kim Liên nói:
Con trắc thất thì bảo là con trắc thất, sao lại bắt người khác phải coi là con chính thất, vậy ra Lục thư thư bây giờ là chính thất rồi sao?
Ngọc Lâu ngồi một lát rồi về.
Bình Nhi sau khi biết Tây Môn Khánh đã lên thư phòng, thì tới phòng Nguyệt nương sụp lạy mà nói:
Chuyện của ca nhi hôm nay đã khiến Đại nương phí tâm mà còn buồn bực, thật tôi không biết nói sao.
Nguyệt nương mỉm cười cúi xuống đỡ Bình Nhi dậy rồi vái trả, đoạn nói:
Thế muội muội có vui không? Bình Nhi đáp:
Nếu Đại nương vui thì tôi cũng vui.
Lát sau Kiều Nhi, Tuyết Nga thấy Tây Môn Khánh đã đi, liền kéo nhau tới an ủi
Nguyệt nương. Mọi người uống trà nói chuyện. Bỗng Tú Xuân tới thưa:
Ca nhi khóc, gia gia sai tôi mời nương nương về phòng. Bình Nhi vội cáo từ mọi người. Về tới phòng, đã thấy Tây Môn Khánh ngồi trong. Tố Quan thì đã ngủ yên trên tay nhũ mẫu. Bình Nhi hỏi:
Ca nhi đã ngủ lại rồi à ?
Dạ, tôi đã dỗ được ca nhi ngủ. Tây Môn Khánh nói:
Ca nhi khóc mãi, mới vừa ngủ được đó. Bình Nhi mỉm cười nói:
Hôm nay việc hôn nhân của ca nhi đã được định xong, tôi chịu ơn chàng lắm.
Nói xong sụp lạy bốn lạy. Tây Môn Khánh vui vẻ lắm, cười toe toét đỡ Bình Nhi dậy rồi sai Nghênh Xuân dọn rượu. Hai người tựa vai mà uống rượu nói chuyện.
Trong khi đó Kim Liên được Xuân Mai cho biết là Tây Môn Khánh đang uống rượu với Bình Nhi thì càng tức giận. Lát sau gọi Thu Cúc, gọi mấy tiếng. Thu Cúc mới chạy lên. Kim Liên đánh ngay hai bạt tai mà mắng:
Con khốn nạn chết dịch, tao gọi rát cả họng sao không thấy mày thưa? Mày làm gì chết dấm chết dúi trong đó? Mày đừng có coi thường tao.
Đánh mắng xong, giận dữ ngồi xuống. Xuân Mai khúm núm đem trà ra. Kim Liên hỏi:
– Con nô tài chết bầm nó làm gì trong đó vậy?
Xuân Mai đáp:
Nó ngồi thừ trong đó, tôi giục mãi, nói là nương nương gọi mà nó cũng chẳng thèm để ý.
Kim Liên nói rít qua hai hàm răng:
Tao biết lắm mà, bây giờ con khốn đó cũng học thói khinh thường tao nhưng rồi nó sẽ biết tao.
Nói xong định đứng dậy đánh Thu Cúc, nhưng sợ Tây Môn Khánh nghe được, nên đành nuốt giận lên giường ngủ. Sáng hôm sau, Tây Môn Khánh cưỡi ngựa ra viện Đề hình làm việc, Kim Liên bắt Thu Cúc đội một tảng đá, quỳ trước thềm rồi vào trang điểm. Xong xuôi, Kim Liên bắt Xuân Mai lột quần Thu Cúc ra để đánh, nhưng Xuân Mai nói:
Con nô tài khốn nạn đó dơ dáy lắm, nương nương bắt tôi lột quần nó thì làm sao tôi rửa tay cho sạch?
Kim Liên liền gọi Họa Đồng tới, bắt lột áo Thu Cúc ra, rồi cầm roi quất túi bụi lên đầu, mình Thu Cúc, vừa đánh vừa mắng:
Làm sao mày dám coi thường tao? Mày bắt chước ai? Tao đây chứ không phải đứa nào mà mày có thể coi thường được đâu. Để tao đánh cho mày một trận nhừ tử xem mày có dám coi thường tao nữa hay không?
Cứ thế, Kim Liên đánh rồi mắng, mắng rồi đánh. Mắng đến khan tiếng, đánh đến mỏi tay mà chưa chịu thôi. Thu Cúc thét lên từng chập đau đớn như tiếng lợn bị chọc tiết. Bình Nhi ở gần bên nghe rõ ràng, biết là Kim Liên nói xiên nói xéo, nhưng chỉ vội bịt chặt hai tai Tố Quan, sợ con giật mình thức giấc, rồi gọi Tú Xuân tới dặn:
Ngươi sang thưa với Ngũ nương rằng ca nhi mới bú no, đang ngủ, xin Ngũ nương đừng đánh Thu Cúc nữa, sợ ca nhi thức giấc khóc rồi ọe sữa.
Tú Xuân chạy sang nói, Kim Liên lại càng đánh Thu Cúc dữ dội hơn, rồi mắng Thu Cúc:
Con khốn nạn, con dâm phụ, mày cậy cái gì, mày ỷ vào ai mà dám coi thường tao? Tao đánh cho mày chết, mày mà càng kêu to thì tao càng đánh mạnh. Người đi đường hay hàng xóm gì có nói tao cũng mặc, đến lão già nhà này có về bây giờ cũng chẳng làm gì tao. Tao đánh cho mày biết tao là ai. Bình Nhi nghe rõ ràng lời Kim Liên, giận lắm cố nhịn, bỏ cả uống trà ăn bánh, chỉ ngồi ôm con mà tức ứa nước mắt.
Tới gần trưa, Tây Môn Khánh về nhà, vào thăm con trước hết, thấy mắt Bình Nhi đỏ lên thì hỏi:
Làm sao mà mắt mũi đỏ cả lên vậy? Mà sao đầu tóc cũng không chịu chải nữa? Bình Nhi không nói gì vụ Kim Liên đánh mèo quèo chó, chỉ đáp:
Trong người tôi hơi khó chịu.
Thân gia bên đó sai Kiều Thông đem lễ vật sang mừng sinh nhật của nàng gồm một xấp lụa, bốn vò rượu, một mâm đào, mười cân mì, một thạch gạo trắng, lại nhân tiết Nguyên tiêu tặng cho ca nhi một mâm bánh, một mâm hoa quả, bốn cái đèn lồng nguyên tiêu, một xấp đoạn thiên hồng, một xấp đoạn thúy lam, một cái mũ kim tuyến và tới sáu đôi hài. Thật nhà mình chưa có gì cho người ta mà người ta đã tới biếu mình trước, Đại nương định mời nàng lên bàn tính vụ đó. Ngô Đại cữu mẫu cũng sang đây trước nói là Kiều thân gia ngày kia mới sang được, gia đình họ Kiều cũng có một người là vợ của hoàng thân tức là Kiều ngũ thái thái, nghe nói hai nhà kết thân, Kiều ngũ thái thái mừng lăm, hẹn rằng tới rằm cũng sang đây. Bây giờ mình cũng phải viết thiếp mời ngay mới được. Bình Nhi nghe vậy mới từ từ đặt con xuống, rồi tới gương chải đầu, sau đó lên phòng Nguyệt nương, chào Ngô Đại cữu mẫu và một thân quyến họ Kiều là Khổng tẩu, rồi ngồi xuống uống trà. Nói chuyện một hồi, Khổng tẩu và Kiều Thông cáo từ, Bình Nhi tặng ít tiền. Hai người lạy tạ rồi về.
Bình Nhi ngồi lại bàn tính với Nguyệt nương…
Tới quá trưa, Tây Môn Khánh tới phòng Kim Liên. Xuân Mai bày bàn dọn cơm rượu ra. Tây Môn Khánh ngồi xuống bảo:
Ngày mười bốn này ta mời phu nhân của các quan tới, bốn đứa bay phải ăn mặc thật đẹp để ca hát và chuốc rượu. Xuân Mai tỳ vào bàn trả lời:
Gia gia bảo ba chị kia thôi, tôi không ra đâu. Tây Môn Khánh ngạc nhiên:
Sao vậy?
Các nương nương đều có xiêm y mới, mỗi người mấy bộ, còn chúng tôi thì chẳng có xiêm y nào ra hồn, trong tiệc toàn là phu nhân các quan, chúng tôi chường mặt ra để làm trò cười cho người ta hay sao?
Tây Môn Khánh ôn tồn:
Thì các ngươi cũng có xiêm y, có đồ nữ trang chứ có phải không đâu.
Thì phải có xiêm áo chứ chẳng lẽ ở trần sao? Nhưng có mấy bộ cứ mặc đi mặc lại mãi, cũ quá rồi, lần này cũng mặc nữa, mà trước mặt toàn khách lạ thì xấu hổ lắm. Tây Môn Khánh cười:
Tao biết rồi, mày thấy nương nương mày có xiêm y mới thì cũng đòi chứ gì. Nhưng không sao, để tao cho gọi phó may họ Triệu tới, lấy gấm và lụa ra, may cho Đại Thư và bốn đứa bay, mỗi người vài bộ mặc cho đẹp. Cho bay khỏi nói ra nói vào.
Xuân Mai nói:
Đâu phải là tôi dám so sánh với nương nương, nhưng mà tới lúc phải may mà thôi. Gia gia đã thuận thì tôi cũng xin là may cho tôi một bộ bằng gấm đại hồng và một bộ bằng đoạn màu bạch.
Tây Môn Khánh cười:
– Mày gớm lắm, được voi đòi tiên.
Nói xong lấy chìa khóa tự tay mở kho đem gấm lụa ra, cho gia nhân gọi phó may họ Triệu lại bảo may gấp xiêm áo cho năm người, rồi trở lại phòng Kim Liên. Xuân Mai vui lắm, lăng xăng cười nói, chuốc rượu cho Tây Môn Khánh.
Trong khi đó Nguyệt nương và mọi người đã tới nhà họ Kiều. Khách khứa trong tiệc gồm một số vợ các quan trong huyện và mấy thân quyến của họ Kiều. Nguyệt nương và đám thiếp được đón tiếp niềm nở từ ngoài cổng. Vào đại sảnh, chào hỏi xong, mọi người phân ngôi thứ mà ngồi. Kiều Đại nương nhìn nhận nhà Tây Môn là thân gia nên gọi Nguyệt nương là đại cô nương, Kiều Nhi là nhị cô nương, Ngọc Lâu là tam cô nương v.v… Qua một tuần trà, Kiều đại hộ bước ra chào hỏi và cảm tạ về lễ vật, sau đó lui vào.
Nhũ mẫu Như Ý và Huệ Tú được đưa vào phòng trong để coi sóc Tố Quan, và được thết đãi ngay tại đó.
Ngoài đại sảnh, lát sau thì Kiều Đại nương mời mọi người nhập tiệc. Cả chủ lẫn khách cộng mười một người chia làm bốn bàn, Nguyệt nương được mời ngồi đầu tiệc. Trước tiệc có hai ca đàn hát, chuốc rượu. Buổi tiệc bắt đầu, Kiều Đại nương với tư cách gia chủ, đứng dậy rót rượu một vòng, sau đó gia nhân và các ca nữ lần lượt rót. Mỗi lần gia nhân hoặc ca nữ tới rót rượu, Nguyệt nương đều thưởng tiền.
Lát sau tiệc vãn, khách khứa được mời vào phòng trong nghỉ ngơi. Nhũ mẫu Như Ý đang cho Tố Quan đùa với con gái đầu lòng mới sinh của họ Kiều. Kiều Đại nương, Nguyệt nương và mọi người thấy vậy vui vẻ lắm. Ngô Đại cữu mẫu bước vào, Ngọc Lâu bảo:
– Cữu mẫu nhìn xem, hai đứa nó giống đôi vợ chồng nhỏ xíu không?
Ngô Đại cữu mẫu gật đầu cười. Hai đứa nhỏ vẫn tiếp tục đùa với nhau, đứa nọ nắm tay đứa kia đưa lên miệng gặm. Mọi người cười ầm cả lên. Kiều Đại nương bảo:
Nói vậy thì nói cho vui chứ cháu nhỏ của chúng tôi làm sao xứng được với ca nhi bên phủ nhà.
Nguyệt nương bảo:
Sao thân gia lại nói vậy, chỉ sợ con trai chúng tôi không xứng với tiểu thư bên này mà thôi. Nếu hai nhà đã là thân, mà càng thân hơn thì quý biết chừng nào.
Ngọc Lâu nhìn Bình Nhi cười hỏi:
Còn thư thư thì nghĩ sao?
Kiều Đại nương lại mời mọi người trở ra đại sảnh, các món ăn mới đã được dọn ra, mọi người lại nhập tiệc. Khách khứa đều tới chúc mừng Kiều Đại nương và Nguyệt nương, bảo là hai bà thông gia. Hai ca nữ cũng tới chuốc rượu rồi hát mừng. Nguyệt nương vui lắm, sai Đại An lấy hai xấp lụa thưởng cho hai ca nữ. Hai ca nữ sụp lạy tạ Ơn.
Bữa tiệc kéo dài đến tối. Lúc ra về, Nguyệt nương nói:
Thân gia à, một hai hôm nữa chúng tôi gửi thiếp mời, xin thân gia qua bên nhà chúng tôi uống chén rượu nhạt nhé.
Kiều Đại nương nói:
Thân gia nói thì chúng tôi biết vậy, nhưng chỉ sợ có chuyện gì bận không sang được mà thôi.
Nguyệt nương bảo:
Vậy đâu được thế nào thân gia cũng phải tới.
Đoạn quay sang Ngô Đại cữu mẫu dặn:
Ngày rằm này là sinh nhật của Tây Môn Đại nương đây, phải đi chứ. Kiều Đại nương vội nói:
Nếu vậy thì chúng tôi xin tới, ngày sinh nhật của thân gia, làm sao chúng tôi vắng mặt được.
Nguyệt nương bảo:
Tôi giao chuyện này cho Ngô Đại cữu mẫu đó, làm sao cho thân gia tới được thì làm. Nói xong cáo từ lên kiệu mà về. Đám thiếp cũng lên kiệu theo sau. Gia nhân cầm đèn sau trước và hai bên soi đường cho kiệu đi. Tố Quan được quấn chặt và mặc ấm cho khỏi bị lạnh. Về tới nhà, mọi người bước vào phòng Nguyệt nương thì thấy Tây Môn Khánh đang ngồi trong đó uống rượu. Mọi người lần lượt chào hỏi. Nguyệt nương ngồi xuống kể lại chuyện kết thân với nhà họ Kiều trong bữa tiệc cho chồng nghe. Tây Môn Khánh hỏi:
Tiệc hôm nay có những ai?
Thì có vợ Thượng Cử nhân, vợ Chu Tự Ban, Thôi thân gia, hai đứa cháu gái nhà họ Kiều…
Tây Môn Khánh ngắt lời.
Tại sao lại nói chuyện kết thân?
Thì lúc chiều vào phòng trong thấy con mình với con gái của họ Kiều đùa giỡn với nhau trên giường vui vẻ, trông cứ như là đôi vợ chồng tí hon, mọi người ùa vào coi, rồi lúc trở ra bàn tiệc thì tự nhiên đôi bên nói chuyện kết thân.
Tây Môn Khánh bảo:
Vậy cũng được, tuy là có điều không được xứng lắm. Nhà họ Kiều tuy là giàu có nhất nhì trong huyện, nhưng chẳng qua cũng chỉ là một kẻ “đại hộ bạch y”, giàu nhưng không có chức tước. Còn gia đình mình bây giờ là gia đình quan cách rồi. Nay mai tôi sẽ ngày ngày thăng quan tiến chức, họ Kiều vẫn là thường dân, lúc cưới hỏi rồi họ Kiều đứng ngồi ngang hàng với tôi sao? Mấy hôm trước đây này, Kinh Độ giám mấy lần nhờ Trương gia tới năn nỉ kết thân với tôi, nói là con gái ông ta mới được năm tháng, rồi xin hỏi tuổi con trai mình. Tôi thấy đứa nhỏ đó không phải là con chính thất cho nên cũng còn suy nghĩ chưa trả lời. Không ngờ hôm nay nàng thình lình tính chuyện kết thân gấp gáp quá.
Kim Liên ngồi bên nói:
Thì con mình đây cũng đâu phải là con của chính thất. Tây Môn Khánh đùng đùng nổi giận mắng:
Con khốn, người ta đang nói chuyện sao dám nói leo? Mày làm sao được quyền chõ mõm vào chuyện này.
Kim Liên thẹn quá hóa giận đứng dậy nói:
Phải rồi, tôi có quyền gì mà nói vào chuyện này.
Đại cữu mẫu đâu, sao không thấy? Nguyệt nương đáp:
Kiều Đại nương giữ lại, tôi cũng nhờ đại cữu mẫu rủ Kiều Đại nương sang nhà mình dự tiệc, vì sợ rằng Kiều Đại nương thấy khách khứa nhà mình toàn vợ quan nên không dám tới.
Tây Môn Khánh bảo:
Đó tôi nói có sai đâu, mới chỉ là chuyện nhỏ là một bữa tiệc mà sự tiếp xúc đã khó khăn, nay mai chuyện hôn nhân thì càng khó ăn khó nói nữa.
Nguyệt nương cúi đầu hối hận. Tây Môn Khánh thì cứ trầm ngâm. Mọi người thấy không khí nặng nề, đều bỏ về phòng.
Ngọc Lâu tới phòng Kim Liên, thấy Kim Liên đang nằm khóc thì bước tới an ủi:
Gia gia đang giận Đại nương, thư thư chấp làm gì mấy câu nói đó.
Hồi nãy có cả thư thư ở đó, thư thư biết đấy, tôi có nói gì đâu, gia gia bảo là con gái họ Kinh họ Trương gì đó không phải là con của chính thất, thì tôi cũng nói con của nhà mình không phải là con của chính thất, mà sự thật là như vậy, tôi có thêm điều bớt chuyện gì đâu. Vậy mà lão già khốn kiếp chết toi chết dịch đó mắng tôi tàn tệ, đến không còn tình còn nghĩa gì nữa. Ôi dào, thằng bé mới được mấy tháng đã lo tính chuyện hôn nhân, rồi lo lựa chọn thông gia. Tôi hỏi biết thế nào mà lựa chọn bây giờ. Bây giờ người ta chưa làm quan, nhưng biết đâu sau này người ta lại chẳng làm quan, đến như lão già khốn kiếp nhà này trước chẳng là đứa “đại hộ bạch y” hay sao. Vả lại bây giờ làm quan rồi sau này biết có làm quan mãi hay không. Tôi biết là lão già đã thay lòng đổi dạ với chúng mình từ lâu rồi, không coi mình ra gì cả, nên mới bảo là tôi không có quyền nói xen vào chuyện đó, tôi có xen vào đâu, tôi chỉ cho biết sự thật mà thôi. Ngọc Lâu nói xuôi:
Kể ra thì lo chuyện hôn nhân cho một thằng bé mới đẻ mấy tháng thì cũng có hơi sớm thật.
Kim Liên lại bảo:
Thằng già chửi mắng tôi như vậy mà chẳng ai nói tiếng nào.
Ai bảo thư thư nói xen vào làm gì, người ta đang giận thì lại đổ thêm dầu vào lửa, rồi lửa nó đốt luôn cả mình. Không ai nói gì cả, chỉ có một mình thư thư nói, không mắng thư thứcòn mắng ai đây?
Kim Liên nói:
Con trắc thất thì bảo là con trắc thất, sao lại bắt người khác phải coi là con chính thất, vậy ra Lục thư thư bây giờ là chính thất rồi sao?
Ngọc Lâu ngồi một lát rồi về.
Bình Nhi sau khi biết Tây Môn Khánh đã lên thư phòng, thì tới phòng Nguyệt nương sụp lạy mà nói:
Chuyện của ca nhi hôm nay đã khiến Đại nương phí tâm mà còn buồn bực, thật tôi không biết nói sao.
Nguyệt nương mỉm cười cúi xuống đỡ Bình Nhi dậy rồi vái trả, đoạn nói:
Thế muội muội có vui không? Bình Nhi đáp:
Nếu Đại nương vui thì tôi cũng vui.
Lát sau Kiều Nhi, Tuyết Nga thấy Tây Môn Khánh đã đi, liền kéo nhau tới an ủi
Nguyệt nương. Mọi người uống trà nói chuyện. Bỗng Tú Xuân tới thưa:
Ca nhi khóc, gia gia sai tôi mời nương nương về phòng. Bình Nhi vội cáo từ mọi người. Về tới phòng, đã thấy Tây Môn Khánh ngồi trong. Tố Quan thì đã ngủ yên trên tay nhũ mẫu. Bình Nhi hỏi:
Ca nhi đã ngủ lại rồi à ?
Dạ, tôi đã dỗ được ca nhi ngủ. Tây Môn Khánh nói:
Ca nhi khóc mãi, mới vừa ngủ được đó. Bình Nhi mỉm cười nói:
Hôm nay việc hôn nhân của ca nhi đã được định xong, tôi chịu ơn chàng lắm.
Nói xong sụp lạy bốn lạy. Tây Môn Khánh vui vẻ lắm, cười toe toét đỡ Bình Nhi dậy rồi sai Nghênh Xuân dọn rượu. Hai người tựa vai mà uống rượu nói chuyện.
Trong khi đó Kim Liên được Xuân Mai cho biết là Tây Môn Khánh đang uống rượu với Bình Nhi thì càng tức giận. Lát sau gọi Thu Cúc, gọi mấy tiếng. Thu Cúc mới chạy lên. Kim Liên đánh ngay hai bạt tai mà mắng:
Con khốn nạn chết dịch, tao gọi rát cả họng sao không thấy mày thưa? Mày làm gì chết dấm chết dúi trong đó? Mày đừng có coi thường tao.
Đánh mắng xong, giận dữ ngồi xuống. Xuân Mai khúm núm đem trà ra. Kim Liên hỏi:
– Con nô tài chết bầm nó làm gì trong đó vậy?
Xuân Mai đáp:
Nó ngồi thừ trong đó, tôi giục mãi, nói là nương nương gọi mà nó cũng chẳng thèm để ý.
Kim Liên nói rít qua hai hàm răng:
Tao biết lắm mà, bây giờ con khốn đó cũng học thói khinh thường tao nhưng rồi nó sẽ biết tao.
Nói xong định đứng dậy đánh Thu Cúc, nhưng sợ Tây Môn Khánh nghe được, nên đành nuốt giận lên giường ngủ. Sáng hôm sau, Tây Môn Khánh cưỡi ngựa ra viện Đề hình làm việc, Kim Liên bắt Thu Cúc đội một tảng đá, quỳ trước thềm rồi vào trang điểm. Xong xuôi, Kim Liên bắt Xuân Mai lột quần Thu Cúc ra để đánh, nhưng Xuân Mai nói:
Con nô tài khốn nạn đó dơ dáy lắm, nương nương bắt tôi lột quần nó thì làm sao tôi rửa tay cho sạch?
Kim Liên liền gọi Họa Đồng tới, bắt lột áo Thu Cúc ra, rồi cầm roi quất túi bụi lên đầu, mình Thu Cúc, vừa đánh vừa mắng:
Làm sao mày dám coi thường tao? Mày bắt chước ai? Tao đây chứ không phải đứa nào mà mày có thể coi thường được đâu. Để tao đánh cho mày một trận nhừ tử xem mày có dám coi thường tao nữa hay không?
Cứ thế, Kim Liên đánh rồi mắng, mắng rồi đánh. Mắng đến khan tiếng, đánh đến mỏi tay mà chưa chịu thôi. Thu Cúc thét lên từng chập đau đớn như tiếng lợn bị chọc tiết. Bình Nhi ở gần bên nghe rõ ràng, biết là Kim Liên nói xiên nói xéo, nhưng chỉ vội bịt chặt hai tai Tố Quan, sợ con giật mình thức giấc, rồi gọi Tú Xuân tới dặn:
Ngươi sang thưa với Ngũ nương rằng ca nhi mới bú no, đang ngủ, xin Ngũ nương đừng đánh Thu Cúc nữa, sợ ca nhi thức giấc khóc rồi ọe sữa.
Tú Xuân chạy sang nói, Kim Liên lại càng đánh Thu Cúc dữ dội hơn, rồi mắng Thu Cúc:
Con khốn nạn, con dâm phụ, mày cậy cái gì, mày ỷ vào ai mà dám coi thường tao? Tao đánh cho mày chết, mày mà càng kêu to thì tao càng đánh mạnh. Người đi đường hay hàng xóm gì có nói tao cũng mặc, đến lão già nhà này có về bây giờ cũng chẳng làm gì tao. Tao đánh cho mày biết tao là ai. Bình Nhi nghe rõ ràng lời Kim Liên, giận lắm cố nhịn, bỏ cả uống trà ăn bánh, chỉ ngồi ôm con mà tức ứa nước mắt.
Tới gần trưa, Tây Môn Khánh về nhà, vào thăm con trước hết, thấy mắt Bình Nhi đỏ lên thì hỏi:
Làm sao mà mắt mũi đỏ cả lên vậy? Mà sao đầu tóc cũng không chịu chải nữa? Bình Nhi không nói gì vụ Kim Liên đánh mèo quèo chó, chỉ đáp:
Trong người tôi hơi khó chịu.
Thân gia bên đó sai Kiều Thông đem lễ vật sang mừng sinh nhật của nàng gồm một xấp lụa, bốn vò rượu, một mâm đào, mười cân mì, một thạch gạo trắng, lại nhân tiết Nguyên tiêu tặng cho ca nhi một mâm bánh, một mâm hoa quả, bốn cái đèn lồng nguyên tiêu, một xấp đoạn thiên hồng, một xấp đoạn thúy lam, một cái mũ kim tuyến và tới sáu đôi hài. Thật nhà mình chưa có gì cho người ta mà người ta đã tới biếu mình trước, Đại nương định mời nàng lên bàn tính vụ đó. Ngô Đại cữu mẫu cũng sang đây trước nói là Kiều thân gia ngày kia mới sang được, gia đình họ Kiều cũng có một người là vợ của hoàng thân tức là Kiều ngũ thái thái, nghe nói hai nhà kết thân, Kiều ngũ thái thái mừng lăm, hẹn rằng tới rằm cũng sang đây. Bây giờ mình cũng phải viết thiếp mời ngay mới được. Bình Nhi nghe vậy mới từ từ đặt con xuống, rồi tới gương chải đầu, sau đó lên phòng Nguyệt nương, chào Ngô Đại cữu mẫu và một thân quyến họ Kiều là Khổng tẩu, rồi ngồi xuống uống trà. Nói chuyện một hồi, Khổng tẩu và Kiều Thông cáo từ, Bình Nhi tặng ít tiền. Hai người lạy tạ rồi về.
Bình Nhi ngồi lại bàn tính với Nguyệt nương…