Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kim Bình Mai – Tập 1

Hồi 49

Tác giả: Tiếu Tiếu Sinh

An Đồng cầm đơn và thư của Miêu Thông phán tới Sơn Đông, dò hỏi biết được vị Tuần án Ngự sử họ Tăng tên Hiếu Tự, là con của Ngự sử Tăng Bố, mới đậu Tiến sĩ khoa ất Mùi, tính tình rất công minh chính trực, làm quan rất thanh liêm. An Đồng tìm tới phủ Tuần án rồi nghĩ thầm:

Nếu mình nói là tới đưa thư tất lính gác cổng không chịu cho vào, chi bằng cứ đứng đây chờ tới giờ tan việc, quan Tuần án ra về, mình quỳ đón đường dâng thư và đơn, quan Tuần án Ngự sử tất giải quyết mau lẹ.

Nghĩ xong cứ đứng gần cổng phủ mà chờ.

Lúc sau, cổng phủ mở ra, An Đồng chạy bay ngay vào quỳ mọp trước thềm son, tả hữu quát hỏi:

Tên này làm gì thế này?

An Đồng hai tay nâng cáo lá đơn và bức thư khỏi đầu. Tăng Ngự sử quát bảo tả hữu đem lên. Tả hữu vội vàng bước tới cầm lá đơn và tờ thư đem lên để trên án thư. Tăng Ngự sử mở ra đọc, thấy viết như sau:

“Tiểu sinh Miêu Đoan Kính cúi gửi Tăng niên huynh đại nhân. Thấm thoắt đã một năm qua không được diện kiến tôn nhan, mới biết tri kỷ khó gặp mà ly biệt lại có thường. Nhớ trước, trong thời đèn sách, vẫn thường cùng niên huynh gặp gỡ tại Trường An, sau dó niên huynh về quê thăm nhà, rồi nghe niên huynh nhậm chức Tuần án Ngự sử, lòng tôi xiết bao hân hoan, nay xin kính mừng. Biết niên huynh là người trung hiếu, đức thanh liêm trong sạch như sương, xứng đáng là rường cột của triều đình lang miếu. Nay niên huynh xuất chính là để chấn chỉnh lại kỷ cương phong tục, tôi luống những vui mừng, lòng tưởng nhớ quý mến niên huynh chẳng lúc nào nguôi. Nay gặp lúc rồng mây trong đời thánh minh hữu đạo, niên huynh tất đem tài đức mà sửa sang pháp luật, chấn chỉnh kỷ cương, đâu thể cho bọn tham quan ô lại thao túng luật pháp, khinh lờn kỷ cương. Vậy mà ở phủ Đông Bình lại có một tên Miêu Thanh giết chủ, có người Thiên Tú chết oan, làm mất thanh danh của triều đại thánh minh.

Niên huynh lo việc tại địa phương ấy cũng nên đem đức tài soi sáng vụ này. Nay tôi có sai tên An Đồng dâng đơn để niên huynh cứu xét”. Tăng Ngự sử hỏi:

– Có đơn không?

Tả hữu vội bước tới hỏi:

– Tên kia, có đơn từ gì không?

An Đồng sờ vào bụng mới biết hồi nãy lật đật quên chưa lấy đơn ra, vội đưa cho thư lại. Viên thư lại đem lên, Tăng Ngự sử đọc xong bảo: – Ngươi sẽ tới hầu tại công đường phủ Đông Bình.

An Đồng sụp lạy rồi ra khỏi phủ. Trong này Tăng Ngự sử phê vào đơn, hạ lệnh cho Phủ doãn Đông Bình phải tra xét tử tế vụ này, rồi sai cho phong bì đóng dấu cho đem đi, sau đó ra về, tả hữu về theo.

Phủ doãn Đông Bình là Hồ Sư Văn tiếp được đơn và văn thư từ phủ án sát xuống thì cũng cả chân tay, vội ủy thác cho Huyện thừa huyện Dương Cốc là Địch Tư Bân. Tư Bân nguyên quán huyện Vũ Dương tỉnh Hà Nam tính tình cương trực, không ham tiền, xét việc rất sáng suốt quả quyết. Một hôm Địch Huyện thừa cưỡi ngựa qua bờ Tây Hà thuộc Thanh Hà huyện, bỗng có cơn gió lạnh thổi ngay đầu ngựa, cơn gió đó cứ theo đầu ngựa thổi mãi không dứt. Địch Huyện thừa lấy làm lạ lẩm bẩm:

Sao lại có chuyện lạ thế này?

Nói xong dừng ngựa lại bảo tả hữu:

Bay thử theo ngọn gió này coi có tìm được vật gì không. Tả hữu cứ lần theo ngọn gió tới mãi cửa sông thì ngừng lại rồi quay về thưa với họ Địch. Họ Địch dong ngựa tới đó, rồi nói với các bô lão trong làng để đào thử vài nơi tại bờ sông. Đào lên thì thấy một tử thi ăn mặc sang trọng, sau gáy có vết chém. Địch Huyện thừa hỏi tả hữu:

Trước mặt kia là gì vậy? Tả hữu đáp:

Đó là chùa Từ Huệ.

Địch Huyện thừa vào chùa hỏi thì các vị tăng ni cho biết:

Mùa đông năm ngoái, khoảng tháng mười, chúng tôi thấy một tử thi trôi vào mé sông gần chùa, trưởng lão của chúng tôi mở lòng từ bi cho vớt lên mai táng. Không biết tử thi này là ai và tại sao lại chết.

Địch Huyện thừa nói:

Như thế này rõ là các vị tăng sát nhân rồi chôn giấu đi, chắc là người này có nhiều tiền bạc lắm.

Chúng tăng cứ nên sự thật mà khai ra.

Nói xong sai bắt hết chúng tăng về phủ, sai đánh vị trưởng tăng một trăm bàn vả và kẹp mười đầu ngón tay, các vị tăng khác đều bị đánh hai chục bàn vả, sau đó tống giam vào ngục. Một mặt làm tờ trình lên Tăng Ngự sử. Trong khi đó chúng tăng vẫn một mực kêu oan.

Tăng Ngự sử nghĩ ngợi rồi bảo:

Nếu chúng tăng là thủ phạm thì xác bị vứt xuống sông chứ không thể được chôn trên bờ.

Nói xong ra lệnh cho phủ Đông Bình cứ tạm thả chúng tăng ra. Chuyện này xảy ra đã trên hai tháng và còn nằm trong vòng nghi vấn.

Đến khi có sự kêu cáo của An Đồng thì Địch Huyện thừa cho dẫn ngay An Đồng tới nhận diện tử thi. An Đồng vừa nhìn thấy tử thi quỳ ngay xuống khóc ầm lên:

Đây đúng là tử thi gia chủ tôi, cái áo này tôi còn nhớ, vết chém ở gáy còn đây.

Địch Huyện thừa bèn cho lập tờ kiểm nghiệm rồi gửi lên cho Tăng Ngự sử. Tăng Ngự sử giận lắm làm trát sai người ngày đêm về Dương Châu tầm nã Miêu Thanh. Một mặt làm văn thư hặc tội hai vị quan trong viện Đề hình là Hạ Đề hình và Tây Môn Thiên hộ đã ăn hối lộ mà đem pháp luật ra mua bán.

Về phần Vương thị, sau vụ Miêu Thanh thì được một trăm lạng và mấy xấp lụa, cùng chồng sống sung sướng xa hoa, lại mua nữ trang, may quần áo, đồng thời bỏ ra mười sáu lạng bạc mua một a hoàn tên là Xuân Hương về sai việc, rồi sau bảo chồng thu nạp làm thiếp…

Một hôm Tây Môn Khánh tới nhà Đạo Quốc, được Vương thị đón tiếp niềm nở, sau vài tuần trà, Tây Môn Khánh ra sau rửa tay thấy bên kia đường là một dãy nhà ngang rất đẹp, bèn hỏi:

Của ai vậy? Vương thị đáp:

Cái đó thuộc về gia đình Lạc Tam ở ngay cạnh đây. Tây Môn Khánh bảo:

Sao không bảo người ta bán lại cho mình, nhập vào nhà này luôn cho rộng rãi thêm? Nói xong quay ra, lát sau thì về. Lúc Tây Môn Khánh về tới nhà, Vương thị kể lại lời Tây Môn Khánh rồi bảo:

Chỗ hàng xóm láng giềng, nói như vậy sao tiện?

Đạo Quốc bảo:

Nếu gia gia muốn vậy thì mình mua vật liệu về xây một dãy nhà ngang, làm mấy phòng dẹp và yên tĩnh đằng sau là chuồng ngựa, mình còn đất mà.

Vương thị bảo:

Thế mà cũng đòi tính với toán, tính như vậy thì chết tiền rồi, chi bằng mua vật liệu về sửa lại mấy cái hành lang có phải thành mấy gian nhà ngang đẹp không?

Đạo Quốc nói:

Vậy cũng được.

Bàn tính xong Đạo Quốc bỏ ra ba chục lạng bạc mua vật liệu gọi thợ về làm. Tây Môn

Khánh biết tin sai Đại An đem thật nhiều rượu thịt tới thưởng cho đám thơ…..

Trong khi đó thì cả huyện Thanh Hà đều biết là Hạ Đề hình nhờ có năm trăm lạng nhân vụ Miêu Thanh mà cho được con trai là Hạ Thừa ân vào nhà Vũ học, làm sinh viên, ngày ngày học tập cung kiếm.

Ngày nhập học của Thừa ân, Hạ Đề hình làm tiệc mừng và mời đủ từ hai Thái giám Lưu, Tiết, Chu Thủ bị, Kinh Đô giám, Trương Đoàn luyện và các chức việc trong huyện…

Lại nói về Tây Môn Khánh từ ngày đẻ con trai rồi được làm quan, cho là mình có phúc, bây giờ muốn xây một nơi thờ thần thánh và tổ tiên, bèn gọi thầy bói họ Từ tới chọn ngày lựa đất, rồi bỏ tiền ra xây một tòa nhà rất đẹp làm miếu thờ, ngoài cổng trồng toàn đào liễu, xung quanh là tường hoa, cảnh trí vô cùng đẹp mắt.

Ngày mồng sáu tháng ba, nhân tiết Thanh minh, Tây Môn Khánh làm lễ khánh thành ngôi gia miếu, cho mời nhiều khách khứa, sai chuẩn bị tiệc lớn, gọi ban tuồng, gọi dàn nhạc, trong đó có cả Lý Minh, Ngô Huệ, Vương Quế, Trịnh Phụng, Hàn Ngọc Xuyến, Đổng Kiều. Những người được mời tới gồm Trương Đoàn luyện, Kiều Đại hộ, Ngô Đại cữu, Ngô Nhị cữu, Hoa Đại cữu, Trầm Di phu, Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại, Phó Quản lý, Hàn Quản lý, Vân Lý Thủ, Bôn Tứ và Kính Tế, và ít người khác khoảng hai mươi người tất cả.

Khách đàn bà mời tại nhà gồm vợ Trương Đoàn luyện, vợ Trương thân gia, Kiều Đại nương, vợ Tông Đài quan, vợ Thượng Cử nhân, Ngô Đại cữu mẫu, Ngô Nhị cữu mẫu, Dương cô nương, Phan bà, Hoa Đại cữu mẫu, Ngô Đại di, vợ Ngô Vũ Thần là Trịnh Tam Thư, vợ Thôi Bản là Đoạn Đại Thự.. kể cả đám thê thiếp và a hoàn thân tín thì cũng khoảng trên hai chục người.

Tây Môn Khánh định cho nhũ mẫu Như Ý bồng cả Tố Quan tới gia miếu, nhưng

Nguyệt nương bảo:

Con nó còn nhỏ quá, đường xa sợ nó không khỏe, Lưu bà cũng dặn là phải cẩn thận, chi bằng để nó ở nhà với nhũ mẫu, có Phùng lão ở nhà làm bạn và phụ trông coi, chỉ để mẹ nó đi thôi.

Tây Môn Khánh không chịu:

Vậy đâu được ngày Thanh minh, nhà mình lại chỉ có mỗi một cậu con trai, không cho nó tới lạy tổ tiên sao được. Nàng việc gì phải nghe con mẹ họ Lưu khốn kiếp đó, cứ cho bồng nó đi, quấn thật ấm, ngồi trên kiệu êm che gió cho nó thì sợ gì.

Nguyệt nương bảo:

Tôi nói mà chàng không nghe thì tùy chàng vậy. Hôm đó từ sáng sớm, các quan khách đã bắt đầu lên đường tới ngôi gia miếu của Tây Môn Khánh.

Ngôi miếu này ở khoảng năm dặm phía nam huyện Thanh Hà. Từ xa đã thấy những ngọn tùng bách xanh tươi cao ngất. Tường xung quanh xây toàn bằng đá, bên trong, các thềm miếu xây bằng đá trắng bạch ngọc.

Trên cổng treo một tấm biển sơn son thiếp vàng viết hàng chữ lớn “Cẩm y Vũ lược Tướng quân Tây Môn thị tiên doanh”. Ngoài sân miếu là hòn giả sơn vĩ đại và cây lá rườm rà. Trong chính điện, Tây Môn Khánh mặc phẩm phục bằng gấm đại hồng, đội mũ đeo đai, thân bày lợn dê cúng tế. Quan khách lần lượt vào tế.

Mỗi lần có khách vào tế thì chiêng trống lại vang rền, Tố Quan lại khóc ré lên vì sợ. Nguyệt nương bảo:

Lục muội muội nên bảo nhũ mẫu bồng ca nhi ra đằng sau đi, để nó sợ thế này về nhà lại đau ốm cho mà xem. Tôi đã bảo là đừng cho ca nhi tới đây vậy mà gia gia nhất định không nghe, để bây giờ ca nhi sợ thế này đây.

Bình Nhi vội bảo nhũ mẫu bồng Tố Quan ra nhà sau, lại dặn phải bịt tai Tố Quan mỗi khi có những hồi chiêng trống.

Lát sau quan khách tế lễ xong xuôi, Tây Môn Khánh mời khách đàn ông trở ra phòng khách, Nguyệt nương mời khách đàn bà ra hoa viên sau miếu ngoạn cảnh. Hoa viên rộng bát ngát, toàn hoa cỏ xinh tươi.

Bên ngoài, đoàn tuồng diễn tuồng cho khách đàn ông coi, bên trong dàn nhạc và các ca công ca nữ đàn hát cho khách đàn bà nghe. Nghe nhạc uống rượu một lát thì Kim Liên rủ Ngọc Lâu, Đại Thù, Quế Thư và Ngân Nhi trở ra hoa viên đánh đu.

Trong hoa viên Tây Môn Khánh cho làm ba gian nhà, bên trong trần thiết đầy đủ bàn ghế giường nằm và bàn trang điểm, để mỗi lần các đàn bà con gái ra miếu thì có chỗ trang điểm nghỉ ngơi riêng biệt.

Nhũ mẫu Như Ý đang ngồi canh chừng Tố Quan ngủ trên một cái giường quý, có chăn nệm bằng gấm vóc.

Nghênh Xuân cũng ngồi bên cạnh, bỗng thấy Kim Liên từ ngoài bước vào, tay cầm một nhánh hoa đào:

Hôm nay ngươi không phải đàn hát sao? Nghênh Xuân đáp:

Đã có ba đứa nó rồi, Đại nương bảo tôi vào đây phụ trông ca nhi.

Nhũ mẫu bồng Tố Quan lên vì nghe tiếng nói chuyện nên đã thức dậy. Kim Liên cầm tay Tố Quan bảo:

Con trai con triếc gì mà nhát quá vậy? Nghe tiếng chiêng trống là khóc ầm lên, thật nhát quá.

Nói xong giơ tay bồng Tố Quan. Lát sau Kính Tế vén mành bước vào, thấy Kim Liên đang đùa với Tố Quan thì cũng tội đùa. Kim Liên bảo:

Đạo sĩ tý hon thơm ông anh rể một cái đi..

Con nhà người ta sạch sẽ như thế này, mồm miệng có sạch không mà hôn hít vậy? Kính Tế cười:

Vậy mà cũng có người thích đấy.

Kim Liên sợ nhũ mẫu và Nghênh Xuân để ý, vội cầm giáo quạt đánh vào đầu Kính Tế bảo:

– Đồ quỷ, ai mà thèm bao giờ.

Kính Tế ôm Tố Quan chạy tránh Kim Liên, vừa chạy vừa đùa giỡn. Nhũ mẫu thấy vậy sợ Tố Quan ngã vội chạy tới bồng Kim Liên và Kính Tế tiếp tục đùa giỡn, Kim Liên bẻ cong cành hoa đào làm thành một cái vòng choàng lên mũ Kính Tế. Kính Tế đội vòng hoa đó mà bước ra. Đúng lúc đó thì Ngọc Lâu, Đại Thư và Quế Thư tới. Ngọc Lâu thấy Kính Tế đội vòng hoa thì hỏi:

– Ai làm cho cậu cái đồ quỷ đó vậy?

Kính Tế vội đưa tay lên lấy vòng hoa xuống rồi im lặng rảo bước lên miếu. Bữa tiệc tại miếu đã bắt đầu. Đoàn hát đã hát được tới bốn hồi tuồng. Đám phu kiệu cũng được Tây Môn Khánh sai Bôn Tứ lo khoản đãi rượu thịt tử tế.

Bữa tiệc kéo dài tới chiều thì đám khách đàn bà lần lượt lên kiệu về trước. Đại An, Lai Bảo, Họa Đồng và Kỳ Đồng theo kiệu Nguyệt nương và các tiểu nương. Nhũ mẫu Như Ý một mình một kiệu, bồng Tố Quan, che màn quấn chăn.

Lát sau thì đám khách đàn ông cũng lên ngựa ra về, Cầm Đồng và bốn tên lính hầu theo ngựa Tây Môn Khánh.

Nguyệt nương và các tiểu nương về nhà được một lúc lâu thì Tây Môn Khánh và gia nhân mới về tới. Tây Môn Khánh vừa xuống ngựa thì Bình An đã chạy tới thưa:

Sáng sớm hôm nay Hạ lão gia thân cưỡi ngựa tới đây tìm gia gia, rồi cả buổi sáng lại sai lính tới tìm, không hiểu có chuyện gì quan trọng nhưng Hạ lão gia ngồi ở viện làm việc suốt cả ngày hôm nay.

Tây Môn Khánh nghe xong, trong lòng phập phồng hoang mang không hiểu chuyện gì, bước vào thư phòng thì Thư Đồng chạy tới đỡ mũ áo, Tây Môn Khánh hỏi:

Hôm nay Hạ lão gia lại đây có dặn gì không?

Thư Đồng thưa:

– Hạ lão gia không dặn gì cả, chỉ hỏi gia gia có nhà không, lão gia có chuyện khẩn yếu muốn bàn.

Tôi thưa là hôm nay gia gia và các nương nương làm lễ tại gia miếu, chắc phải là chiều mới về được. Hạ lão gia bảo là sẽ cho người tới mời, quả nhiên sau đó nội trong buổi sáng, gia nhân lại đây hai lần, tôi đều trả lời là gia gia chưa về.

Tây Môn Khánh ngồi xuống trầm ngâm, thắc mắc không biết chuyện gì. Thư Đồng đem trà ra, Tây Môn Khánh một mình uống trà nghĩ ngợi. Bỗng Bình An vào báo: – Có Hạ lão gia tới.

Lúc đó cũng đã hoàng hôn, Hạ Đề hình ăn mặc giản dị cùng hai tên quân hầu xuống ngựa bước vào. Tây Môn Khánh đón tiếp vào đại sảnh, mời ngồi dùng trà. Hạ Đề hình ngồi xuống nói:

Hôm nay chắc quan anh bận việc nhà. Tây Môn Khánh đáp:

Hôm nay nhân tiết Thanh minh nên gia đình tôi tới gia miếu tế lễ, do đó không biết có quan anh quang lâm để tiếp đón, xin quan anh thứ lỗi cho.

Hạ Đề hình nói:

Thôi bỏ qua những chuyện đó đi, tới đây là để báo cho quan anh một chuyện hệ trọng…

Đoạn ngần ngừ:

Mình có chỗ nào kín đáo để nói chuyện không?

Tây Môn Khánh vội mời Hạ Đề hình vào thư phòng nhỏ trong hoa viên, đuổi hết gia nhân ra. Hai người ngồi xuống. Hạ Đề hình nói ngay:

Sáng hôm nay Lý Tri huyện nhận được công văn khẩn, thân đem qua viện mình, tôi đã sao ra đem lại đây cho quan anh coi, vụ này mệt lắm.

Nói xong đưa một tờ giấy ra. Tây Môn Khánh thất sắc lấy coi thấy viết như sau:

“Tuần án Sơn Đông Giám sát Ngự sử Tăng Hiếu Tự xin cất chức hai viên quan tham nhũng để chấn chỉnh luật pháp kỷ cương. Thần trộm nghe, muốn cho bốn phương yên vui thì phải xét tới phong tục dân gian, do đó mà vị thiên tử phải đi tuần thú, còn trừng trị tham quan, biểu dương phép nước, ấy là chức vụ của Ngự sử. Năm trước thánh thượng tuần thú mà khiến cho nhân dân được bảo vệ, phong tục được chấn chỉnh, vương đạo được rọi sáng, bách tính theo dó mà nói. Thần từ năm ngoái phụng mạng Tuần án Sơn Đông, nay đã gần được một năm, quan lại địa phương đều tỏ ra trọng phép nước. Tuy nhiên chỉ có viên Kim Ngô Vệ Chánh Thiên hộ Hạ Diên Linh ở viện Đề hình Sơn Đông là người tham lam, buôn bán luật pháp để làm giàu, lại đút lót cho con là Thừa ân được vào nhà Vũ học. Họ Hạ có người đồng liêu là Phó Thiên hộ Tây Môn Khánh. Khánh nguyên là phường bất hảo, nhờ chạy chọt mà được làm quan võ nhưng thật sự vô tài, thường cho thê thiếp tiền hô hậu ủng mà đi ngoài đường, lại hay tổ chức rượu chè hát xướng.

Khánh là người tham lam dâm đãng, hiện đang tư thông với vợ người họ Hàn. Vừa rồi Khánh nhận hối lộ của Miêu Thanh mà ếm tội sát chủ của Thanh. Hai tên này quả là phường tham lam gian ác, bị dân gian đàm tiếu, không thể để cho tiếp tục tại chức để làm điếm nhục thánh triều. Cúi xin thánh thượng cho tra xét lại nếu thần nói đúng thì xin có biện pháp trừng phạt để phong tục luật pháp được chấn chỉnh, thánh đức được sáng tỏ ngàn thụ..” Tây Môn Khánh đọc xong lạnh người toát mồ hôi, Hạ Đề hình hỏi:

Bây giờ quan anh tính sao đây? Tây Môn Khánh bảo:

Bây giờ chẳng còn cách nào hơn là quan anh và tôi phải sửa soạn lễ vật kíp sai đem lên Đông Kinh cầu cứu với Thái sư lão gia mà thôi.

Hạ Đề hình vội cáo từ về nhà soạn ra hai trăm lạng bạc và hai cái bình rượu bạc nạm vàng, sai gia nhân là Hạ Thọ đem tới nhà Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh soạn ba trăm lạng và nhiều tặng vật quý trao cho Lai Bảo. Ngay sáng sớm hôm sau Lai Bảo và Hạ Thọ đem tiền bạc và lễ vật lên đường ngày đêm tới Đông Kinh…

Trong nhà Tây Môn Khánh thì từ khi ở gia miếu về Tố Quan bị nóng lạnh quấy khóc, không chịu ngủ, không chịu bú, ép bú thì chỉ lát sau lại trớ ra. Bình Nhi hoảng lên, chỉ biết tới nói với Nguyệt nương.

Nguyệt nương bảo:

Tôi đã nói rồi mà, bảo là không đem ca nhi đi được đâu, vậy mà lão gia nhà này không chịu nghe, bây giờ mới ra nông nỗi vậy đó. Bây giờ mới trắng mắt ra, rồi biết làm sao đây?

Bình Nhi nghe Nguyệt nương nói vậy lại càng cuống Tây Môn Khánh thì đang lo bàn cùng Hạ Đề hình về chuyện bị Tăng ngự sử tố cáo, không có lòng dạ nào nghĩ tới chuyên nhà. Lát sau Nguyệt nương sai gia nhân mời Lưu bà lại. Lưu bà coi xong bảo:

Ca nhi phần bị kinh động, phần bị cảm mạo, nhưng cũng là đi đường gặp Ngũ đạo Tướng quân.

Bây giờ phải lấy vàng hương ra cúng vái.

Nói xong lại lấy ra viên thuốc màu đỏ bảo cho Tố Quan uống với nước lá bạc hà nấu lên. Bình Nhi cho con uống thuốc ngay thì thấy Tố Quan bớt dần và ngủ được, không quấy khóc và cũng không ọc sữa nữa, chỉ còn hơi sốt mà thôi. Bình Nhi lấy ra một lạng bạc đưa cho Lưu bà mua vàng hương. Lưu bà lai gọi cả ông chồng tới cúng bái, có một sư bà đi theo tụng kinh. Trong khi đó Nguyệt nương cứ trách mắng nhũ mẫu không chịu coi sóc Tố Quan cẩn thận để Tố Quan bị kinh động. Nhũ mẫu Như Ý nói:

Ngồi trên kiệu tôi ủ rất kín cho ca nhi, làm sao lại bảo là kinh động dược, suốt dọc đường ca nhi ngủ ngon, vậy mà về tới nhà thì nóng lạnh ọc sữa quấy khóc, làm sao tôi biết được. Vì Tố Quan đau yếu mà cả nhà loạn lên mấy ngày…

Nói về Lai Bảo và Hạ Thọ ngày đêm vượt đường mà đi, chỉ sáu ngày là tới Đông Kinh, tìm tới phủ Thái sư, gặp Địch Quản gia, đưa thư và các lễ vật. Địch Quản già coi thư của Tây Môn Khánh xong thì bảo:

Bây giờ thì bản hạch tội của Tăng Ngự sử chưa thấy gửi tới kinh, mà lão gia thì mấy hôm nay đang phải điều trần nhiều việc trước triều đình. Để bao giờ bản hạch tội tới kinh thì tôi sẽ thưa với lão gia nhờ lão gia can thiệp. Hai người nên ở lại đây chờ tin tức xem sao. Bản hạch tội tới kinh thì phải vào bộ Binh trước.

Như vậy chỉ cần lão gia viết thiếp cho Từ Thượng thư ở Binh bộ là xong.

Sau khi được Địch Quản gia thết đãi cơm rượu, Lai Bảo và Hạ Thọ trở về khách điếm đợi tin tức. Ít ngày sau thì Thái sư lo xong việc điều trần, Lai Bảo biết tin, vội nhờ Địch Quản gia sao lại bản ý chỉ của nhà vua. Địch Quản gia lại viết cho Tây Môn Khánh một lá thư. Lai Bảo và Hạ Thọ cầm thư cầm giấy lên đường trở về ngay. Trong thời gian hai gia nhân lên Đông Kinh chạy chọt thì Tây Môn Khánh chỉ lo buồn nằm nhà, mỗi ngày Hạ Đề hình tới trò chuyện với Tây Môn Khánh một lần. Hôm đó hai người đang ngồi uống trà trong thư phòng thì nghe tin hai gia nhân về tới, Tây Môn Khánh vội cho gọi vào ngay để hỏi sự tình. Lai Bảo thưa:

Chúng tôi đem thư tới thì Địch Quản gia bảo là chuyện này không có gì đáng lo, sắp có một vị khác tới thay Tăng Ngự sử rồi, vả lại văn thư của Tăng Ngự sử chưa tới triều chừng nào văn thư đó tới thì phải tới Binh bộ, Địch Quản gia sẽ thưa với Thái sư, viết thiếp cho Từ Thượng thư ở Binh bộ là xong, dầu Tăng Ngự sử có làm gì cũng không đáng ngại.

Tây Môn Khánh cũng hơi yên tâm bèn hỏi:

Văn thư của ‘Tăng Ngự sử sao bây giờ chưa tới kinh?

Cũng không hiểu tại sao, nhưng hiện Thái sư đang điều trần nhiều việc và đã có những việc được chấp thuận như việc để cho thân gia của Thái sư là Hộ bộ Thị lang Hàn lão gia đứng ra lo việc lập các ruộng muối và kho muối tại Thiểm Tây, lại có lệnh cho khắp các châu phủ quận huyện lập các kho lúa gạo. Rồi Thái Trạng nguyên được cử làm chức Tuần diêm, nay mai sẽ lên đường, vụ này nhà mình có thể kiếm được nhiều món lợi lớn.

Tây Môn Khánh hỏi:

Thật có chuyện đó không? Lai Bảo nói.

Chính vì sợ gia gia không tin nên tôi đã phải nhờ sao lại văn thư nói về việc đó, tất cả chi tiết đều đầy đủ bên trong.

Nói xong rút tờ giấy ra đưa cho chủ. Tây Môn Khánh thấy chữ viết khó đọc, sai Kính Tế đọc, nhưng Kính Tế cũng không đọc thông, phải nhờ đến Thư Đồng. Thư Đồng đọc vanh vách một mạch từ đầu đến cuối, đại để đó là những biện pháp đề nghị của Sùng Chính điện Đại học sĩ Lại bộ Thượng thư Lỗ Quốc Công Thái kinh, các biện pháp đó gồm việc bãi bỏ thi cử để tuyển người mà chỉ dùng những người do các học hiệu đề cử, việc bãi bỏ Tài Lợi Ty, việc sản xuất muối, việc đúc tiền v.v…

Tây Môn Khánh lại đọc thư của Địch Quản gia, cho biết lễ vật đã giao đầy đủ, Thái Trạng nguyên được cử lo về việc muối, nay mai sẽ ghé qua huyện Thanh Hà.

Thầy trò Hạ Đề hình cũng mừng, dắt nhau ra về.

Tây Môn Khánh thưởng cho Lai Bảo năm lạng bạc, hai vò rượu, rồi về hậu phòng nghỉ…

An Đồng cầm đơn và thư của Miêu Thông phán tới Sơn Đông, dò hỏi biết được vị Tuần án Ngự sử họ Tăng tên Hiếu Tự, là con của Ngự sử Tăng Bố, mới đậu Tiến sĩ khoa ất Mùi, tính tình rất công minh chính trực, làm quan rất thanh liêm. An Đồng tìm tới phủ Tuần án rồi nghĩ thầm:

Nếu mình nói là tới đưa thư tất lính gác cổng không chịu cho vào, chi bằng cứ đứng đây chờ tới giờ tan việc, quan Tuần án ra về, mình quỳ đón đường dâng thư và đơn, quan Tuần án Ngự sử tất giải quyết mau lẹ.

Nghĩ xong cứ đứng gần cổng phủ mà chờ.

Lúc sau, cổng phủ mở ra, An Đồng chạy bay ngay vào quỳ mọp trước thềm son, tả hữu quát hỏi:

Tên này làm gì thế này?

An Đồng hai tay nâng cáo lá đơn và bức thư khỏi đầu. Tăng Ngự sử quát bảo tả hữu đem lên. Tả hữu vội vàng bước tới cầm lá đơn và tờ thư đem lên để trên án thư. Tăng Ngự sử mở ra đọc, thấy viết như sau:

“Tiểu sinh Miêu Đoan Kính cúi gửi Tăng niên huynh đại nhân. Thấm thoắt đã một năm qua không được diện kiến tôn nhan, mới biết tri kỷ khó gặp mà ly biệt lại có thường. Nhớ trước, trong thời đèn sách, vẫn thường cùng niên huynh gặp gỡ tại Trường An, sau dó niên huynh về quê thăm nhà, rồi nghe niên huynh nhậm chức Tuần án Ngự sử, lòng tôi xiết bao hân hoan, nay xin kính mừng. Biết niên huynh là người trung hiếu, đức thanh liêm trong sạch như sương, xứng đáng là rường cột của triều đình lang miếu. Nay niên huynh xuất chính là để chấn chỉnh lại kỷ cương phong tục, tôi luống những vui mừng, lòng tưởng nhớ quý mến niên huynh chẳng lúc nào nguôi. Nay gặp lúc rồng mây trong đời thánh minh hữu đạo, niên huynh tất đem tài đức mà sửa sang pháp luật, chấn chỉnh kỷ cương, đâu thể cho bọn tham quan ô lại thao túng luật pháp, khinh lờn kỷ cương. Vậy mà ở phủ Đông Bình lại có một tên Miêu Thanh giết chủ, có người Thiên Tú chết oan, làm mất thanh danh của triều đại thánh minh.

Niên huynh lo việc tại địa phương ấy cũng nên đem đức tài soi sáng vụ này. Nay tôi có sai tên An Đồng dâng đơn để niên huynh cứu xét”. Tăng Ngự sử hỏi:

– Có đơn không?

Tả hữu vội bước tới hỏi:

– Tên kia, có đơn từ gì không?

An Đồng sờ vào bụng mới biết hồi nãy lật đật quên chưa lấy đơn ra, vội đưa cho thư lại. Viên thư lại đem lên, Tăng Ngự sử đọc xong bảo: – Ngươi sẽ tới hầu tại công đường phủ Đông Bình.

An Đồng sụp lạy rồi ra khỏi phủ. Trong này Tăng Ngự sử phê vào đơn, hạ lệnh cho Phủ doãn Đông Bình phải tra xét tử tế vụ này, rồi sai cho phong bì đóng dấu cho đem đi, sau đó ra về, tả hữu về theo.

Phủ doãn Đông Bình là Hồ Sư Văn tiếp được đơn và văn thư từ phủ án sát xuống thì cũng cả chân tay, vội ủy thác cho Huyện thừa huyện Dương Cốc là Địch Tư Bân. Tư Bân nguyên quán huyện Vũ Dương tỉnh Hà Nam tính tình cương trực, không ham tiền, xét việc rất sáng suốt quả quyết. Một hôm Địch Huyện thừa cưỡi ngựa qua bờ Tây Hà thuộc Thanh Hà huyện, bỗng có cơn gió lạnh thổi ngay đầu ngựa, cơn gió đó cứ theo đầu ngựa thổi mãi không dứt. Địch Huyện thừa lấy làm lạ lẩm bẩm:

Sao lại có chuyện lạ thế này?

Nói xong dừng ngựa lại bảo tả hữu:

Bay thử theo ngọn gió này coi có tìm được vật gì không. Tả hữu cứ lần theo ngọn gió tới mãi cửa sông thì ngừng lại rồi quay về thưa với họ Địch. Họ Địch dong ngựa tới đó, rồi nói với các bô lão trong làng để đào thử vài nơi tại bờ sông. Đào lên thì thấy một tử thi ăn mặc sang trọng, sau gáy có vết chém. Địch Huyện thừa hỏi tả hữu:

Trước mặt kia là gì vậy? Tả hữu đáp:

Đó là chùa Từ Huệ.

Địch Huyện thừa vào chùa hỏi thì các vị tăng ni cho biết:

Mùa đông năm ngoái, khoảng tháng mười, chúng tôi thấy một tử thi trôi vào mé sông gần chùa, trưởng lão của chúng tôi mở lòng từ bi cho vớt lên mai táng. Không biết tử thi này là ai và tại sao lại chết.

Địch Huyện thừa nói:

Như thế này rõ là các vị tăng sát nhân rồi chôn giấu đi, chắc là người này có nhiều tiền bạc lắm.

Chúng tăng cứ nên sự thật mà khai ra.

Nói xong sai bắt hết chúng tăng về phủ, sai đánh vị trưởng tăng một trăm bàn vả và kẹp mười đầu ngón tay, các vị tăng khác đều bị đánh hai chục bàn vả, sau đó tống giam vào ngục. Một mặt làm tờ trình lên Tăng Ngự sử. Trong khi đó chúng tăng vẫn một mực kêu oan.

Tăng Ngự sử nghĩ ngợi rồi bảo:

Nếu chúng tăng là thủ phạm thì xác bị vứt xuống sông chứ không thể được chôn trên bờ.

Nói xong ra lệnh cho phủ Đông Bình cứ tạm thả chúng tăng ra. Chuyện này xảy ra đã trên hai tháng và còn nằm trong vòng nghi vấn.

Đến khi có sự kêu cáo của An Đồng thì Địch Huyện thừa cho dẫn ngay An Đồng tới nhận diện tử thi. An Đồng vừa nhìn thấy tử thi quỳ ngay xuống khóc ầm lên:

Đây đúng là tử thi gia chủ tôi, cái áo này tôi còn nhớ, vết chém ở gáy còn đây.

Địch Huyện thừa bèn cho lập tờ kiểm nghiệm rồi gửi lên cho Tăng Ngự sử. Tăng Ngự sử giận lắm làm trát sai người ngày đêm về Dương Châu tầm nã Miêu Thanh. Một mặt làm văn thư hặc tội hai vị quan trong viện Đề hình là Hạ Đề hình và Tây Môn Thiên hộ đã ăn hối lộ mà đem pháp luật ra mua bán.

Về phần Vương thị, sau vụ Miêu Thanh thì được một trăm lạng và mấy xấp lụa, cùng chồng sống sung sướng xa hoa, lại mua nữ trang, may quần áo, đồng thời bỏ ra mười sáu lạng bạc mua một a hoàn tên là Xuân Hương về sai việc, rồi sau bảo chồng thu nạp làm thiếp…

Một hôm Tây Môn Khánh tới nhà Đạo Quốc, được Vương thị đón tiếp niềm nở, sau vài tuần trà, Tây Môn Khánh ra sau rửa tay thấy bên kia đường là một dãy nhà ngang rất đẹp, bèn hỏi:

Của ai vậy? Vương thị đáp:

Cái đó thuộc về gia đình Lạc Tam ở ngay cạnh đây. Tây Môn Khánh bảo:

Sao không bảo người ta bán lại cho mình, nhập vào nhà này luôn cho rộng rãi thêm? Nói xong quay ra, lát sau thì về. Lúc Tây Môn Khánh về tới nhà, Vương thị kể lại lời Tây Môn Khánh rồi bảo:

Chỗ hàng xóm láng giềng, nói như vậy sao tiện?

Đạo Quốc bảo:

Nếu gia gia muốn vậy thì mình mua vật liệu về xây một dãy nhà ngang, làm mấy phòng dẹp và yên tĩnh đằng sau là chuồng ngựa, mình còn đất mà.

Vương thị bảo:

Thế mà cũng đòi tính với toán, tính như vậy thì chết tiền rồi, chi bằng mua vật liệu về sửa lại mấy cái hành lang có phải thành mấy gian nhà ngang đẹp không?

Đạo Quốc nói:

Vậy cũng được.

Bàn tính xong Đạo Quốc bỏ ra ba chục lạng bạc mua vật liệu gọi thợ về làm. Tây Môn

Khánh biết tin sai Đại An đem thật nhiều rượu thịt tới thưởng cho đám thơ…..

Trong khi đó thì cả huyện Thanh Hà đều biết là Hạ Đề hình nhờ có năm trăm lạng nhân vụ Miêu Thanh mà cho được con trai là Hạ Thừa ân vào nhà Vũ học, làm sinh viên, ngày ngày học tập cung kiếm.

Ngày nhập học của Thừa ân, Hạ Đề hình làm tiệc mừng và mời đủ từ hai Thái giám Lưu, Tiết, Chu Thủ bị, Kinh Đô giám, Trương Đoàn luyện và các chức việc trong huyện…

Lại nói về Tây Môn Khánh từ ngày đẻ con trai rồi được làm quan, cho là mình có phúc, bây giờ muốn xây một nơi thờ thần thánh và tổ tiên, bèn gọi thầy bói họ Từ tới chọn ngày lựa đất, rồi bỏ tiền ra xây một tòa nhà rất đẹp làm miếu thờ, ngoài cổng trồng toàn đào liễu, xung quanh là tường hoa, cảnh trí vô cùng đẹp mắt.

Ngày mồng sáu tháng ba, nhân tiết Thanh minh, Tây Môn Khánh làm lễ khánh thành ngôi gia miếu, cho mời nhiều khách khứa, sai chuẩn bị tiệc lớn, gọi ban tuồng, gọi dàn nhạc, trong đó có cả Lý Minh, Ngô Huệ, Vương Quế, Trịnh Phụng, Hàn Ngọc Xuyến, Đổng Kiều. Những người được mời tới gồm Trương Đoàn luyện, Kiều Đại hộ, Ngô Đại cữu, Ngô Nhị cữu, Hoa Đại cữu, Trầm Di phu, Ứng Bá Tước, Tạ Hy Đại, Phó Quản lý, Hàn Quản lý, Vân Lý Thủ, Bôn Tứ và Kính Tế, và ít người khác khoảng hai mươi người tất cả.

Khách đàn bà mời tại nhà gồm vợ Trương Đoàn luyện, vợ Trương thân gia, Kiều Đại nương, vợ Tông Đài quan, vợ Thượng Cử nhân, Ngô Đại cữu mẫu, Ngô Nhị cữu mẫu, Dương cô nương, Phan bà, Hoa Đại cữu mẫu, Ngô Đại di, vợ Ngô Vũ Thần là Trịnh Tam Thư, vợ Thôi Bản là Đoạn Đại Thự.. kể cả đám thê thiếp và a hoàn thân tín thì cũng khoảng trên hai chục người.

Tây Môn Khánh định cho nhũ mẫu Như Ý bồng cả Tố Quan tới gia miếu, nhưng

Nguyệt nương bảo:

Con nó còn nhỏ quá, đường xa sợ nó không khỏe, Lưu bà cũng dặn là phải cẩn thận, chi bằng để nó ở nhà với nhũ mẫu, có Phùng lão ở nhà làm bạn và phụ trông coi, chỉ để mẹ nó đi thôi.

Tây Môn Khánh không chịu:

Vậy đâu được ngày Thanh minh, nhà mình lại chỉ có mỗi một cậu con trai, không cho nó tới lạy tổ tiên sao được. Nàng việc gì phải nghe con mẹ họ Lưu khốn kiếp đó, cứ cho bồng nó đi, quấn thật ấm, ngồi trên kiệu êm che gió cho nó thì sợ gì.

Nguyệt nương bảo:

Tôi nói mà chàng không nghe thì tùy chàng vậy. Hôm đó từ sáng sớm, các quan khách đã bắt đầu lên đường tới ngôi gia miếu của Tây Môn Khánh.

Ngôi miếu này ở khoảng năm dặm phía nam huyện Thanh Hà. Từ xa đã thấy những ngọn tùng bách xanh tươi cao ngất. Tường xung quanh xây toàn bằng đá, bên trong, các thềm miếu xây bằng đá trắng bạch ngọc.

Trên cổng treo một tấm biển sơn son thiếp vàng viết hàng chữ lớn “Cẩm y Vũ lược Tướng quân Tây Môn thị tiên doanh”. Ngoài sân miếu là hòn giả sơn vĩ đại và cây lá rườm rà. Trong chính điện, Tây Môn Khánh mặc phẩm phục bằng gấm đại hồng, đội mũ đeo đai, thân bày lợn dê cúng tế. Quan khách lần lượt vào tế.

Mỗi lần có khách vào tế thì chiêng trống lại vang rền, Tố Quan lại khóc ré lên vì sợ. Nguyệt nương bảo:

Lục muội muội nên bảo nhũ mẫu bồng ca nhi ra đằng sau đi, để nó sợ thế này về nhà lại đau ốm cho mà xem. Tôi đã bảo là đừng cho ca nhi tới đây vậy mà gia gia nhất định không nghe, để bây giờ ca nhi sợ thế này đây.

Bình Nhi vội bảo nhũ mẫu bồng Tố Quan ra nhà sau, lại dặn phải bịt tai Tố Quan mỗi khi có những hồi chiêng trống.

Lát sau quan khách tế lễ xong xuôi, Tây Môn Khánh mời khách đàn ông trở ra phòng khách, Nguyệt nương mời khách đàn bà ra hoa viên sau miếu ngoạn cảnh. Hoa viên rộng bát ngát, toàn hoa cỏ xinh tươi.

Bên ngoài, đoàn tuồng diễn tuồng cho khách đàn ông coi, bên trong dàn nhạc và các ca công ca nữ đàn hát cho khách đàn bà nghe. Nghe nhạc uống rượu một lát thì Kim Liên rủ Ngọc Lâu, Đại Thù, Quế Thư và Ngân Nhi trở ra hoa viên đánh đu.

Trong hoa viên Tây Môn Khánh cho làm ba gian nhà, bên trong trần thiết đầy đủ bàn ghế giường nằm và bàn trang điểm, để mỗi lần các đàn bà con gái ra miếu thì có chỗ trang điểm nghỉ ngơi riêng biệt.

Nhũ mẫu Như Ý đang ngồi canh chừng Tố Quan ngủ trên một cái giường quý, có chăn nệm bằng gấm vóc.

Nghênh Xuân cũng ngồi bên cạnh, bỗng thấy Kim Liên từ ngoài bước vào, tay cầm một nhánh hoa đào:

Hôm nay ngươi không phải đàn hát sao? Nghênh Xuân đáp:

Đã có ba đứa nó rồi, Đại nương bảo tôi vào đây phụ trông ca nhi.

Nhũ mẫu bồng Tố Quan lên vì nghe tiếng nói chuyện nên đã thức dậy. Kim Liên cầm tay Tố Quan bảo:

Con trai con triếc gì mà nhát quá vậy? Nghe tiếng chiêng trống là khóc ầm lên, thật nhát quá.

Nói xong giơ tay bồng Tố Quan. Lát sau Kính Tế vén mành bước vào, thấy Kim Liên đang đùa với Tố Quan thì cũng tội đùa. Kim Liên bảo:

Đạo sĩ tý hon thơm ông anh rể một cái đi..

Con nhà người ta sạch sẽ như thế này, mồm miệng có sạch không mà hôn hít vậy? Kính Tế cười:

Vậy mà cũng có người thích đấy.

Kim Liên sợ nhũ mẫu và Nghênh Xuân để ý, vội cầm giáo quạt đánh vào đầu Kính Tế bảo:

– Đồ quỷ, ai mà thèm bao giờ.

Kính Tế ôm Tố Quan chạy tránh Kim Liên, vừa chạy vừa đùa giỡn. Nhũ mẫu thấy vậy sợ Tố Quan ngã vội chạy tới bồng Kim Liên và Kính Tế tiếp tục đùa giỡn, Kim Liên bẻ cong cành hoa đào làm thành một cái vòng choàng lên mũ Kính Tế. Kính Tế đội vòng hoa đó mà bước ra. Đúng lúc đó thì Ngọc Lâu, Đại Thư và Quế Thư tới. Ngọc Lâu thấy Kính Tế đội vòng hoa thì hỏi:

– Ai làm cho cậu cái đồ quỷ đó vậy?

Kính Tế vội đưa tay lên lấy vòng hoa xuống rồi im lặng rảo bước lên miếu. Bữa tiệc tại miếu đã bắt đầu. Đoàn hát đã hát được tới bốn hồi tuồng. Đám phu kiệu cũng được Tây Môn Khánh sai Bôn Tứ lo khoản đãi rượu thịt tử tế.

Bữa tiệc kéo dài tới chiều thì đám khách đàn bà lần lượt lên kiệu về trước. Đại An, Lai Bảo, Họa Đồng và Kỳ Đồng theo kiệu Nguyệt nương và các tiểu nương. Nhũ mẫu Như Ý một mình một kiệu, bồng Tố Quan, che màn quấn chăn.

Lát sau thì đám khách đàn ông cũng lên ngựa ra về, Cầm Đồng và bốn tên lính hầu theo ngựa Tây Môn Khánh.

Nguyệt nương và các tiểu nương về nhà được một lúc lâu thì Tây Môn Khánh và gia nhân mới về tới. Tây Môn Khánh vừa xuống ngựa thì Bình An đã chạy tới thưa:

Sáng sớm hôm nay Hạ lão gia thân cưỡi ngựa tới đây tìm gia gia, rồi cả buổi sáng lại sai lính tới tìm, không hiểu có chuyện gì quan trọng nhưng Hạ lão gia ngồi ở viện làm việc suốt cả ngày hôm nay.

Tây Môn Khánh nghe xong, trong lòng phập phồng hoang mang không hiểu chuyện gì, bước vào thư phòng thì Thư Đồng chạy tới đỡ mũ áo, Tây Môn Khánh hỏi:

Hôm nay Hạ lão gia lại đây có dặn gì không?

Thư Đồng thưa:

– Hạ lão gia không dặn gì cả, chỉ hỏi gia gia có nhà không, lão gia có chuyện khẩn yếu muốn bàn.

Tôi thưa là hôm nay gia gia và các nương nương làm lễ tại gia miếu, chắc phải là chiều mới về được. Hạ lão gia bảo là sẽ cho người tới mời, quả nhiên sau đó nội trong buổi sáng, gia nhân lại đây hai lần, tôi đều trả lời là gia gia chưa về.

Tây Môn Khánh ngồi xuống trầm ngâm, thắc mắc không biết chuyện gì. Thư Đồng đem trà ra, Tây Môn Khánh một mình uống trà nghĩ ngợi. Bỗng Bình An vào báo: – Có Hạ lão gia tới.

Lúc đó cũng đã hoàng hôn, Hạ Đề hình ăn mặc giản dị cùng hai tên quân hầu xuống ngựa bước vào. Tây Môn Khánh đón tiếp vào đại sảnh, mời ngồi dùng trà. Hạ Đề hình ngồi xuống nói:

Hôm nay chắc quan anh bận việc nhà. Tây Môn Khánh đáp:

Hôm nay nhân tiết Thanh minh nên gia đình tôi tới gia miếu tế lễ, do đó không biết có quan anh quang lâm để tiếp đón, xin quan anh thứ lỗi cho.

Hạ Đề hình nói:

Thôi bỏ qua những chuyện đó đi, tới đây là để báo cho quan anh một chuyện hệ trọng…

Đoạn ngần ngừ:

Mình có chỗ nào kín đáo để nói chuyện không?

Tây Môn Khánh vội mời Hạ Đề hình vào thư phòng nhỏ trong hoa viên, đuổi hết gia nhân ra. Hai người ngồi xuống. Hạ Đề hình nói ngay:

Sáng hôm nay Lý Tri huyện nhận được công văn khẩn, thân đem qua viện mình, tôi đã sao ra đem lại đây cho quan anh coi, vụ này mệt lắm.

Nói xong đưa một tờ giấy ra. Tây Môn Khánh thất sắc lấy coi thấy viết như sau:

“Tuần án Sơn Đông Giám sát Ngự sử Tăng Hiếu Tự xin cất chức hai viên quan tham nhũng để chấn chỉnh luật pháp kỷ cương. Thần trộm nghe, muốn cho bốn phương yên vui thì phải xét tới phong tục dân gian, do đó mà vị thiên tử phải đi tuần thú, còn trừng trị tham quan, biểu dương phép nước, ấy là chức vụ của Ngự sử. Năm trước thánh thượng tuần thú mà khiến cho nhân dân được bảo vệ, phong tục được chấn chỉnh, vương đạo được rọi sáng, bách tính theo dó mà nói. Thần từ năm ngoái phụng mạng Tuần án Sơn Đông, nay đã gần được một năm, quan lại địa phương đều tỏ ra trọng phép nước. Tuy nhiên chỉ có viên Kim Ngô Vệ Chánh Thiên hộ Hạ Diên Linh ở viện Đề hình Sơn Đông là người tham lam, buôn bán luật pháp để làm giàu, lại đút lót cho con là Thừa ân được vào nhà Vũ học. Họ Hạ có người đồng liêu là Phó Thiên hộ Tây Môn Khánh. Khánh nguyên là phường bất hảo, nhờ chạy chọt mà được làm quan võ nhưng thật sự vô tài, thường cho thê thiếp tiền hô hậu ủng mà đi ngoài đường, lại hay tổ chức rượu chè hát xướng.

Khánh là người tham lam dâm đãng, hiện đang tư thông với vợ người họ Hàn. Vừa rồi Khánh nhận hối lộ của Miêu Thanh mà ếm tội sát chủ của Thanh. Hai tên này quả là phường tham lam gian ác, bị dân gian đàm tiếu, không thể để cho tiếp tục tại chức để làm điếm nhục thánh triều. Cúi xin thánh thượng cho tra xét lại nếu thần nói đúng thì xin có biện pháp trừng phạt để phong tục luật pháp được chấn chỉnh, thánh đức được sáng tỏ ngàn thụ..” Tây Môn Khánh đọc xong lạnh người toát mồ hôi, Hạ Đề hình hỏi:

Bây giờ quan anh tính sao đây? Tây Môn Khánh bảo:

Bây giờ chẳng còn cách nào hơn là quan anh và tôi phải sửa soạn lễ vật kíp sai đem lên Đông Kinh cầu cứu với Thái sư lão gia mà thôi.

Hạ Đề hình vội cáo từ về nhà soạn ra hai trăm lạng bạc và hai cái bình rượu bạc nạm vàng, sai gia nhân là Hạ Thọ đem tới nhà Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh soạn ba trăm lạng và nhiều tặng vật quý trao cho Lai Bảo. Ngay sáng sớm hôm sau Lai Bảo và Hạ Thọ đem tiền bạc và lễ vật lên đường ngày đêm tới Đông Kinh…

Trong nhà Tây Môn Khánh thì từ khi ở gia miếu về Tố Quan bị nóng lạnh quấy khóc, không chịu ngủ, không chịu bú, ép bú thì chỉ lát sau lại trớ ra. Bình Nhi hoảng lên, chỉ biết tới nói với Nguyệt nương.

Nguyệt nương bảo:

Tôi đã nói rồi mà, bảo là không đem ca nhi đi được đâu, vậy mà lão gia nhà này không chịu nghe, bây giờ mới ra nông nỗi vậy đó. Bây giờ mới trắng mắt ra, rồi biết làm sao đây?

Bình Nhi nghe Nguyệt nương nói vậy lại càng cuống Tây Môn Khánh thì đang lo bàn cùng Hạ Đề hình về chuyện bị Tăng ngự sử tố cáo, không có lòng dạ nào nghĩ tới chuyên nhà. Lát sau Nguyệt nương sai gia nhân mời Lưu bà lại. Lưu bà coi xong bảo:

Ca nhi phần bị kinh động, phần bị cảm mạo, nhưng cũng là đi đường gặp Ngũ đạo Tướng quân.

Bây giờ phải lấy vàng hương ra cúng vái.

Nói xong lại lấy ra viên thuốc màu đỏ bảo cho Tố Quan uống với nước lá bạc hà nấu lên. Bình Nhi cho con uống thuốc ngay thì thấy Tố Quan bớt dần và ngủ được, không quấy khóc và cũng không ọc sữa nữa, chỉ còn hơi sốt mà thôi. Bình Nhi lấy ra một lạng bạc đưa cho Lưu bà mua vàng hương. Lưu bà lai gọi cả ông chồng tới cúng bái, có một sư bà đi theo tụng kinh. Trong khi đó Nguyệt nương cứ trách mắng nhũ mẫu không chịu coi sóc Tố Quan cẩn thận để Tố Quan bị kinh động. Nhũ mẫu Như Ý nói:

Ngồi trên kiệu tôi ủ rất kín cho ca nhi, làm sao lại bảo là kinh động dược, suốt dọc đường ca nhi ngủ ngon, vậy mà về tới nhà thì nóng lạnh ọc sữa quấy khóc, làm sao tôi biết được. Vì Tố Quan đau yếu mà cả nhà loạn lên mấy ngày…

Nói về Lai Bảo và Hạ Thọ ngày đêm vượt đường mà đi, chỉ sáu ngày là tới Đông Kinh, tìm tới phủ Thái sư, gặp Địch Quản gia, đưa thư và các lễ vật. Địch Quản già coi thư của Tây Môn Khánh xong thì bảo:

Bây giờ thì bản hạch tội của Tăng Ngự sử chưa thấy gửi tới kinh, mà lão gia thì mấy hôm nay đang phải điều trần nhiều việc trước triều đình. Để bao giờ bản hạch tội tới kinh thì tôi sẽ thưa với lão gia nhờ lão gia can thiệp. Hai người nên ở lại đây chờ tin tức xem sao. Bản hạch tội tới kinh thì phải vào bộ Binh trước.

Như vậy chỉ cần lão gia viết thiếp cho Từ Thượng thư ở Binh bộ là xong.

Sau khi được Địch Quản gia thết đãi cơm rượu, Lai Bảo và Hạ Thọ trở về khách điếm đợi tin tức. Ít ngày sau thì Thái sư lo xong việc điều trần, Lai Bảo biết tin, vội nhờ Địch Quản gia sao lại bản ý chỉ của nhà vua. Địch Quản gia lại viết cho Tây Môn Khánh một lá thư. Lai Bảo và Hạ Thọ cầm thư cầm giấy lên đường trở về ngay. Trong thời gian hai gia nhân lên Đông Kinh chạy chọt thì Tây Môn Khánh chỉ lo buồn nằm nhà, mỗi ngày Hạ Đề hình tới trò chuyện với Tây Môn Khánh một lần. Hôm đó hai người đang ngồi uống trà trong thư phòng thì nghe tin hai gia nhân về tới, Tây Môn Khánh vội cho gọi vào ngay để hỏi sự tình. Lai Bảo thưa:

Chúng tôi đem thư tới thì Địch Quản gia bảo là chuyện này không có gì đáng lo, sắp có một vị khác tới thay Tăng Ngự sử rồi, vả lại văn thư của Tăng Ngự sử chưa tới triều chừng nào văn thư đó tới thì phải tới Binh bộ, Địch Quản gia sẽ thưa với Thái sư, viết thiếp cho Từ Thượng thư ở Binh bộ là xong, dầu Tăng Ngự sử có làm gì cũng không đáng ngại.

Tây Môn Khánh cũng hơi yên tâm bèn hỏi:

Văn thư của ‘Tăng Ngự sử sao bây giờ chưa tới kinh?

Cũng không hiểu tại sao, nhưng hiện Thái sư đang điều trần nhiều việc và đã có những việc được chấp thuận như việc để cho thân gia của Thái sư là Hộ bộ Thị lang Hàn lão gia đứng ra lo việc lập các ruộng muối và kho muối tại Thiểm Tây, lại có lệnh cho khắp các châu phủ quận huyện lập các kho lúa gạo. Rồi Thái Trạng nguyên được cử làm chức Tuần diêm, nay mai sẽ lên đường, vụ này nhà mình có thể kiếm được nhiều món lợi lớn.

Tây Môn Khánh hỏi:

Thật có chuyện đó không? Lai Bảo nói.

Chính vì sợ gia gia không tin nên tôi đã phải nhờ sao lại văn thư nói về việc đó, tất cả chi tiết đều đầy đủ bên trong.

Nói xong rút tờ giấy ra đưa cho chủ. Tây Môn Khánh thấy chữ viết khó đọc, sai Kính Tế đọc, nhưng Kính Tế cũng không đọc thông, phải nhờ đến Thư Đồng. Thư Đồng đọc vanh vách một mạch từ đầu đến cuối, đại để đó là những biện pháp đề nghị của Sùng Chính điện Đại học sĩ Lại bộ Thượng thư Lỗ Quốc Công Thái kinh, các biện pháp đó gồm việc bãi bỏ thi cử để tuyển người mà chỉ dùng những người do các học hiệu đề cử, việc bãi bỏ Tài Lợi Ty, việc sản xuất muối, việc đúc tiền v.v…

Tây Môn Khánh lại đọc thư của Địch Quản gia, cho biết lễ vật đã giao đầy đủ, Thái Trạng nguyên được cử lo về việc muối, nay mai sẽ ghé qua huyện Thanh Hà.

Thầy trò Hạ Đề hình cũng mừng, dắt nhau ra về.

Tây Môn Khánh thưởng cho Lai Bảo năm lạng bạc, hai vò rượu, rồi về hậu phòng nghỉ…

Bình luận