Sau gần hai tuần lang bạt ở Malawi, bị mấy phen đau tim suýt ngất khi bị cảnh sát chặn lại hỏi giấy tờ, tôi nghĩ đã đến lúc mình nên lẳng lặng chuồn khỏi đây. Tôi gặp lại Jack ở Cape Maclear. Vì không phải quay ngược trở lại Tanzania như tôi nên anh có thể đạp xe qua biên giới sang Zambia luôn. Trước khi đi, anh chàng dúi vào tay tôi bình xịt hơi cay:
– Cầm lấy đi, đừng có ương bướng từ chối. Em cần nó hơn anh.
Tôi đi nhờ ở phía sau một chiếc xe tải về lại Lilongwe. Xe đi nhanh đến mức mấy lần tôi xém văng ra ngoài. Ở Lilongwe, tôi ở nhờ nhà một chị người Hà Lan tên là Marije nướng bánh ngon kinh khủng. Thấy tôi hám đồ ngọt, ngày nào chị cũng nướng cho tôi ăn. Marije còn là thành viên gương mẫu của nhóm “Petrol Watch” – nhóm theo dõi xăng dầu ở Lilongwe để hễ thấy khi nào xăng dầu xuất hiện là lập tức nhắn tin cho nhau.
Vì từ Lilongwe về lại biên giới là một chặng đường dài nên tôi phải dậy sớm ra đường bắt xe. Sáu giờ sáng, đường vẫn còn tối mờ, sương mù phủ kín đặc, tôi chẳng nhìn thấy gì cách tôi thậm chí chỉ là một mét. Thỉnh thoảng từ trong đám sương mù dày đặc đấy, một vài bóng đen bỗng nhiên xuất hiện làm tôi mất hết cả hồn vía. Thật may, trước khi tôi tè ra quần vì sợ, một bác cán bộ chính phủ dừng lại cho tôi đi. Mà nghĩ lại tôi cũng không biết mình may hay dở. Suốt cả quãng đường, không một giây phút ông ngừng khoe khoang về thu nhập khủng của mình. Ông bảo lương ông một tháng là năm nghìn đô và cơ quan trả học phí ở trường quốc tế cho cả ba đứa con của ông. Tôi không hiểu tại sao một cán bộ nhà nước ở một đất nước mà thu nhập bình quân đầu người chỉ hai trăm năm mươi ba đô một năm lại có thể tự hào về việc hút máu nhân dân như thế.
Người tiếp theo cho tôi đi nhờ xe lại là một anh chàng vô cùng thú vị. Anh sinh ra ở Anh nhưng đã làm ăn ở khu vực Nam Phi này gần chục năm. Khi nghe tôi kể về vị cán bộ nhà nước đáng kính, anh bảo đó là chuyện bình thường:
“Malawi giờ như là Zimbabwe của mười năm về trước vậy”, anh nhận xét. “Khác một điều là nền kinh tế của Zimbabwe trước đây mạnh hơn nền kinh tế hiện nay của Malawi rất nhiều, nên nếu nền kinh tế của Malawi sụp đổ thì sẽ sụp đổ nhanh hơn rất nhiều”.
Hiếm có người nào tôi gặp mà lại hợp tính tôi như thế. Hai đứa cứ cười lăn cười lộn suốt cả quãng đường. Lúc anh cho tôi xuống, chúng tôi cứ đứng tần ngần tần ngần như mất một người bạn thân vậy.
Tôi đến biên giới lúc gần tối. Bây giờ thử thách khó khăn nhất của tôi mới thực sự bắt đầu: làm sao để có thể ra khỏi Malawi và vào lại Tanzania, đi qua đồn biên phòng của cả hai nước mà không bị ai chú ý. Nhưng trước hết, còn ít tiền Malawi, tôi muốn đổi sang tiền Tanzania cho đỡ phí. Mấy anh chàng cò mồi ngửi thấy mùi máu, lao vào tới tấp. Như thường lệ, họ dùng đủ mánh lới để có thể gạt tôi. Sau khi thỏa thuận được tỉ giá, anh chàng bảo: “Đổi tiền chợ đen là bất hợp pháp, cảnh sát bắt được thì chết. Theo anh đi ra chỗ kia để không ai nhìn thấy”. Tôi chột dạ. Mánh truyền thống của dân chợ đen ở đây mà: dụ mình ra chỗ vắng vẻ để tha hồ bắt chẹt mình. Tôi khăng khăng đổi ngay giữa đường, không thì thôi không đổi nữa. Thuyết phục tôi mãi không được, anh chàng cò mồi này đành quay lại đi tìm ông chủ. Gọi là ông thì hơi quá, anh ta chỉ trong độ tuổi hai mươi. Tôi đưa cho anh ta tám nghìn kwacha, anh ta chỉ đưa cho tôi đúng nửa số tiền đã thỏa thuận. Tôi đòi anh ta trả đủ, không thì không đổi nữa. Thế là anh ta giật lại số tiền Tanzania và đưa lại cho tôi chỉ năm nghìn kwacha. Tôi ức nghẹn cổ, gằn giọng nói bằng tiếng Swahili: “Trả tiền lại cho tao”. Anh ta gạt tay: “Tiền gì?” rồi quay lưng bỏ đi. Tôi túm áo anh ta: “Anh biết là tiền gì”. Anh ta giơ tay lên định đánh tôi, tôi hô toáng lên: “Cảnh sát!!!”. Lúc đó tôi chỉ muốn làm thật ồn ào cho mấy tay này sợ thôi chứ thực ra bản thân tôi cũng không mong cảnh sát đến. Lỡ cảnh sát đến thật rồi phát hiện ra tôi ở đây trái phép thì sao? Mọi người xung quanh biết rõ chuyện gì đang diễn ra, biết rõ ràng tôi bị lừa nhưng chỉ đứng nhìn chứ không ai đến giúp. Cũng may, người châu Phi thường không dám đánh người nước ngoài, tôi lại cứ túm chặt lấy áo hắn ta, cương quyết không để cho đi. Không còn cách nào, hắn ta đưa lại tiền cho tôi với lời đe dọa: “Liệu hồn lát nữa đi qua chỗ không người nhé”. Tôi vênh mặt lên bước đi nhưng thực ra trong lòng tự nhủ lát nữa phải tìm ai đi bộ cùng, có chết cũng không dám một mình đi bộ qua cây cầu vắng vẻ nối giữa hai nước.
– Mà mày đi đâu đấy? Đồn biên phòng ở kia cơ mà.
Tôi tảng lờ. Có lẽ mấy tay thanh niên kia báo cảnh sát hay sao mà một lúc sau, một chú cảnh sát đứng chặn tôi lại đòi kiểm tra hộ chiếu của tôi. Tôi lấy bộ mặt bình thường nhất có thể, cố gắng hết sức để tay không run.
– Chị làm gì ở Malawi? Tại sao hộ chiếu chị không có visa Malawi?
– Đâu, cháu giờ mới định đi sang Malawi nhưng trời tối quá cháu muốn nghỉ qua đêm nay ở Tanzania. Chú xem này. Hộ chiếu của cháu vẫn chưa đóng dấu xuất cảnh Tanzania nữa.
©STENT: https://www.Sachvui.com
Chú nhìn mặt tôi, nheo mắt nghi ngờ. Lúc đó mà chú hỏi tại sao tôi lại có tiền Malawi thì tôi coi như xong. Nhưng nghĩ lại nếu như giả sử chú có hỏi, tôi vẫn có thể nói là vì bạn tôi biết tôi sang Malawi nên cho tôi nhỉ? Sau mấy câu hỏi linh tinh nữa, cuối cùng chú cũng cho tôi đi. Tôi vào lại Malawi trót lọt. Với những chú cảnh sát nơi đây, tôi chưa một lần đặt chân lên Malawi.
Sau gần hai tuần lang bạt ở Malawi, bị mấy phen đau tim suýt ngất khi bị cảnh sát chặn lại hỏi giấy tờ, tôi nghĩ đã đến lúc mình nên lẳng lặng chuồn khỏi đây. Tôi gặp lại Jack ở Cape Maclear. Vì không phải quay ngược trở lại Tanzania như tôi nên anh có thể đạp xe qua biên giới sang Zambia luôn. Trước khi đi, anh chàng dúi vào tay tôi bình xịt hơi cay:
– Cầm lấy đi, đừng có ương bướng từ chối. Em cần nó hơn anh.
Tôi đi nhờ ở phía sau một chiếc xe tải về lại Lilongwe. Xe đi nhanh đến mức mấy lần tôi xém văng ra ngoài. Ở Lilongwe, tôi ở nhờ nhà một chị người Hà Lan tên là Marije nướng bánh ngon kinh khủng. Thấy tôi hám đồ ngọt, ngày nào chị cũng nướng cho tôi ăn. Marije còn là thành viên gương mẫu của nhóm “Petrol Watch” – nhóm theo dõi xăng dầu ở Lilongwe để hễ thấy khi nào xăng dầu xuất hiện là lập tức nhắn tin cho nhau.
Vì từ Lilongwe về lại biên giới là một chặng đường dài nên tôi phải dậy sớm ra đường bắt xe. Sáu giờ sáng, đường vẫn còn tối mờ, sương mù phủ kín đặc, tôi chẳng nhìn thấy gì cách tôi thậm chí chỉ là một mét. Thỉnh thoảng từ trong đám sương mù dày đặc đấy, một vài bóng đen bỗng nhiên xuất hiện làm tôi mất hết cả hồn vía. Thật may, trước khi tôi tè ra quần vì sợ, một bác cán bộ chính phủ dừng lại cho tôi đi. Mà nghĩ lại tôi cũng không biết mình may hay dở. Suốt cả quãng đường, không một giây phút ông ngừng khoe khoang về thu nhập khủng của mình. Ông bảo lương ông một tháng là năm nghìn đô và cơ quan trả học phí ở trường quốc tế cho cả ba đứa con của ông. Tôi không hiểu tại sao một cán bộ nhà nước ở một đất nước mà thu nhập bình quân đầu người chỉ hai trăm năm mươi ba đô một năm lại có thể tự hào về việc hút máu nhân dân như thế.
Người tiếp theo cho tôi đi nhờ xe lại là một anh chàng vô cùng thú vị. Anh sinh ra ở Anh nhưng đã làm ăn ở khu vực Nam Phi này gần chục năm. Khi nghe tôi kể về vị cán bộ nhà nước đáng kính, anh bảo đó là chuyện bình thường:
“Malawi giờ như là Zimbabwe của mười năm về trước vậy”, anh nhận xét. “Khác một điều là nền kinh tế của Zimbabwe trước đây mạnh hơn nền kinh tế hiện nay của Malawi rất nhiều, nên nếu nền kinh tế của Malawi sụp đổ thì sẽ sụp đổ nhanh hơn rất nhiều”.
Hiếm có người nào tôi gặp mà lại hợp tính tôi như thế. Hai đứa cứ cười lăn cười lộn suốt cả quãng đường. Lúc anh cho tôi xuống, chúng tôi cứ đứng tần ngần tần ngần như mất một người bạn thân vậy.
Tôi đến biên giới lúc gần tối. Bây giờ thử thách khó khăn nhất của tôi mới thực sự bắt đầu: làm sao để có thể ra khỏi Malawi và vào lại Tanzania, đi qua đồn biên phòng của cả hai nước mà không bị ai chú ý. Nhưng trước hết, còn ít tiền Malawi, tôi muốn đổi sang tiền Tanzania cho đỡ phí. Mấy anh chàng cò mồi ngửi thấy mùi máu, lao vào tới tấp. Như thường lệ, họ dùng đủ mánh lới để có thể gạt tôi. Sau khi thỏa thuận được tỉ giá, anh chàng bảo: “Đổi tiền chợ đen là bất hợp pháp, cảnh sát bắt được thì chết. Theo anh đi ra chỗ kia để không ai nhìn thấy”. Tôi chột dạ. Mánh truyền thống của dân chợ đen ở đây mà: dụ mình ra chỗ vắng vẻ để tha hồ bắt chẹt mình. Tôi khăng khăng đổi ngay giữa đường, không thì thôi không đổi nữa. Thuyết phục tôi mãi không được, anh chàng cò mồi này đành quay lại đi tìm ông chủ. Gọi là ông thì hơi quá, anh ta chỉ trong độ tuổi hai mươi. Tôi đưa cho anh ta tám nghìn kwacha, anh ta chỉ đưa cho tôi đúng nửa số tiền đã thỏa thuận. Tôi đòi anh ta trả đủ, không thì không đổi nữa. Thế là anh ta giật lại số tiền Tanzania và đưa lại cho tôi chỉ năm nghìn kwacha. Tôi ức nghẹn cổ, gằn giọng nói bằng tiếng Swahili: “Trả tiền lại cho tao”. Anh ta gạt tay: “Tiền gì?” rồi quay lưng bỏ đi. Tôi túm áo anh ta: “Anh biết là tiền gì”. Anh ta giơ tay lên định đánh tôi, tôi hô toáng lên: “Cảnh sát!!!”. Lúc đó tôi chỉ muốn làm thật ồn ào cho mấy tay này sợ thôi chứ thực ra bản thân tôi cũng không mong cảnh sát đến. Lỡ cảnh sát đến thật rồi phát hiện ra tôi ở đây trái phép thì sao? Mọi người xung quanh biết rõ chuyện gì đang diễn ra, biết rõ ràng tôi bị lừa nhưng chỉ đứng nhìn chứ không ai đến giúp. Cũng may, người châu Phi thường không dám đánh người nước ngoài, tôi lại cứ túm chặt lấy áo hắn ta, cương quyết không để cho đi. Không còn cách nào, hắn ta đưa lại tiền cho tôi với lời đe dọa: “Liệu hồn lát nữa đi qua chỗ không người nhé”. Tôi vênh mặt lên bước đi nhưng thực ra trong lòng tự nhủ lát nữa phải tìm ai đi bộ cùng, có chết cũng không dám một mình đi bộ qua cây cầu vắng vẻ nối giữa hai nước.
– Mà mày đi đâu đấy? Đồn biên phòng ở kia cơ mà.
Tôi tảng lờ. Có lẽ mấy tay thanh niên kia báo cảnh sát hay sao mà một lúc sau, một chú cảnh sát đứng chặn tôi lại đòi kiểm tra hộ chiếu của tôi. Tôi lấy bộ mặt bình thường nhất có thể, cố gắng hết sức để tay không run.
– Chị làm gì ở Malawi? Tại sao hộ chiếu chị không có visa Malawi?
– Đâu, cháu giờ mới định đi sang Malawi nhưng trời tối quá cháu muốn nghỉ qua đêm nay ở Tanzania. Chú xem này. Hộ chiếu của cháu vẫn chưa đóng dấu xuất cảnh Tanzania nữa.
©STENT: https://www.Sachvui.com
Chú nhìn mặt tôi, nheo mắt nghi ngờ. Lúc đó mà chú hỏi tại sao tôi lại có tiền Malawi thì tôi coi như xong. Nhưng nghĩ lại nếu như giả sử chú có hỏi, tôi vẫn có thể nói là vì bạn tôi biết tôi sang Malawi nên cho tôi nhỉ? Sau mấy câu hỏi linh tinh nữa, cuối cùng chú cũng cho tôi đi. Tôi vào lại Malawi trót lọt. Với những chú cảnh sát nơi đây, tôi chưa một lần đặt chân lên Malawi.