Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi

46. Vua của Barotseland

Tác giả: Huyền Chip
Chọn tập

Sau quá nhiều vất vả mà vẫn không xin được visa Nam Phi, tôi quyết định bỏ cuộc lên đường sang Zimbabwe, hy vọng có thể xin visa ở đấy. Việc này ban đầu là lỗi của tôi hoàn toàn. Yêu cầu để xin visa Nam Phi khi đó bao gồm vé máy bay ra khỏi Nam Phi và đặt phòng khách sạn ở nước này. Lúc đấy tôi vẫn còn rất gà mờ, biết cách đặt vé máy bay rồi hủy nhưng không biết làm thế nào để đặt được phòng khách sạn mà không mất tiền đặt cọc. Nói chuyện với Paxton, anh bảo tôi cứ làm giả một booking đi, chẳng ai kiểm tra đâu. Tôi nghe theo lời xui dại của anh mà quên mất là mình đang nói đến Nam Phi, một trong những nước có hải quan nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Đại sứ quán Nam Phi gọi điện đến khách sạn phát hiện ra booking của tôi là giả và từ chối hồ sơ của tôi. Sau đó, tôi xin gặp cán bộ phụ trách lãnh sự. Sau khi nghe tôi giải thích, ông chấp nhận cho tôi nộp lại nhưng lần này sẽ mất một tháng mới có được visa. Lúc đó, phần vì tôi đã chán ở Lusaka, phần vì tôi hy vọng mình có thể xin visa Nam Phi ở Zimbabwe hay Mozambique nên tôi quyết định tiếp tục lên đường.

Đích đến tiếp theo của tôi là Barotseland, đất của người Barotse, một khu vực mà nhắc đến nó phải 90% khách du lịch ở Zambia chưa từng nghe thấy tên. Đây là một trong những tỉnh nghèo nhất của một đất nước vốn dĩ đã siêu nghèo. Cứ đến mùa mưa là cả khu vực bị bao quanh bởi nước, biệt lập hẳn với thế giới bên ngoài. Nói chung ngoại trừ nhân viên các tổ chức phi chính phủ thỉnh thoảng đến đây thì khu vực này chẳng bao giờ có người nước ngoài. Tôi cũng không biết tại sao tôi lại quyết định đến đây nữa. Một cuộc hội thoại với một cô bạn Zambia và cái tên đó cứ dính chặt trong đầu, khiến tôi phải đến đấy một lần cho biết mặc dù nó chẳng nằm trên đường đi đâu cả.

Người ta nói tái ông thất mã, vận may khó đoán. Sau khi đi bộ gần hai tiếng chẳng ai đoái hoài gì, chiếc xe đầu tiên cho tôi đi nhờ lại là xe đi thẳng xuống Mongu, giúp tôi ngày hôm đó đi được gần bảy trăm kilômét lận. Đúng là vùng sâu vùng xa, dịch vụ thiếu thốn đủ điều. Khách sạn không những hiếm mà lại còn đắt. Sau khi đi khắp từ đầu này đến đầu kia thị trấn, cuối cùng tôi cũng tìm được một nhà nghỉ không điện với giá mười hai đô một đêm. Không chỉ nhà nghỉ này không có điện, mà xung quanh chẳng ở đâu có điện. Buổi tối cả thị trấn tối om om. Ở trong phòng thì chán, ra ngoài đường thì sợ, tôi quanh quẩn ở trong sân nhà nghỉ. Một nhóm đàn ông cũng là khách trọ đang ngồi nói chuyện ở đó. Tôi hỏi chuyện thì biết tất cả bọn họ đều là quan chức chính phủ cả. Khách ở nhà nghỉ này toàn là quan chức chính phủ. Một điều lạ là ở Zambia quan chức chính phủ toàn là đàn ông. Họ chọn nhà nghỉ này không phải vì để tiết kiệm tiền nhà nước, mà để lấy tiền chênh lệch giá phòng.

Mọi người rất tốt bụng. Cũng giống như ở tất cả các nơi khác ở châu Phi, ai thấy tôi đi một mình cũng tò mò. Nhất là thấy một đứa con gái đi một mình ở nơi heo hút thế này. Các bác hỏi tôi đến đây xem lễ hội Kuomboka à. Và cũng giống như mọi lần, tôi lại đần mặt ra:

– Kuomboka là cái gì cơ?

Đây là lễ hội dời đô của vua Barotseland. Barotseland cứ như một mảnh đất trong chuyện cổ tích vậy. Không phải vì nó đẹp, mà vì nó nửa tồn tại, nửa không tồn tại. Nó gần như một quốc gia riêng với một triều đình và một vị vua, nhưng vẫn là một tỉnh của Zambia. Kuomboka trong tiếng địa phương nghĩa là “ra khỏi nước”. Hàng năm, cứ đến mùa mưa là cả khu vực này bị lụt, cung điện cũng bị ngập trong nước nên nhà vua phải tạm thời chuyển nó đến vùng đất cao hơn. Kuomboka chính là lễ hội ăn mừng sự kiện đó. Câu hỏi đầu tiên của tôi là sao từ đầu không đặt cung điện ở chỗ cao hẳn đi mà bày đặt chuyển ra chuyển vào làm gì cho mệt.

– Ờ thì vua bây giờ ở hẳn chỗ cao rồi kia mà.

– Vậy sao vẫn còn lễ hội này?

– Truyền thống mà cháu.

Thực ra nghe kể về hình ảnh cả triều đình bỏ toàn bộ đồ đạc lên thuyền chạy lụt tôi cũng ham xem lắm, nhưng không thể đợi ba tuần để xem được. Không xem được lễ hội thì đành đi xem tạm cung điện vậy. Vua ở đây là vua của người Lozi, được gọi là Litunga. Người Lozi trung thành vô cùng với vua của mình. Cho dù vị vua ấy có “không được yêu thích” thế nào đi chăng nữa thì cũng không ai được phép chê. Xúc phạm Litunga tức là xúc phạm cả bộ tộc. Cung điện của ngài nằm ở một làng nhỏ tên là Limulunga, cách Mongu khoảng mười lăm kilômét. Đường đến đây vắng đến mức tôi đi bộ lúc chờ xe mà cứ cảm giác sẽ có động vật hoang dã nhảy ra từ hai bên đường tấn công bất cứ lúc nào. Một con đường đất nhỏ rẽ sang từ đường chính dẫn vào cung điện. Phía trước là mấy lán bảo vệ bao quanh bởi đầy phân trâu bò. Các chú mặc quân phục đứng trong lán chặn tôi lại, vừa hỏi vừa cười khúc khích vì chưa thấy con bé châu Á nào ở đây bao giờ.

– Cháu vào đây thăm vua không có quà gì à?

– Quà là quà gì ạ?

– Gì cũng được. Nhiều thì tiền. Ít thì mua cái thẻ nạp điện thoại.

– Mua thẻ nạp điện thoại tặng vua á? – Tôi không tin vào tai mình. Sao lại có vị vua nào “rẻ” vậy?

– Ừ, thế thôi.

Tôi tính chạy ra ngoài mua tạm một cái thẻ nhưng nhìn xung quanh chẳng thấy bóng dáng cửa hàng nào nên thôi kệ, cứ vào rồi tính. Người gác cổng thấy tôi đến thì tươi cười đón tiếp. Ông nói tiếng Anh khá bập bẹ, nhưng tôi có thể tạm hiểu ông là thư ký triều đình và ông sẽ chịu trách nhiệm dẫn tôi đi tham quan cung điện. Lúc bấy giờ đang có một buổi họp của quan chức triều đình ở trong một căn nhà ngay cạnh cung điện. Ngôi nhà lợp mái ngói cao chỉ ba bức tường, phía hướng về cung điện hoàn toàn để trống. Giữa căn nhà có khoảng một tá đàn ông tuổi trung niên ngồi trên ghế nhựa, vây xung quanh một tấm chiếu cói trải dưới đất. Ghế nhựa chiếu cói nghe có vẻ không xứng với một buổi họp toàn những nhân vật quan trọng trong triều đình, nhưng nếu so với những ngôi nhà tranh vách đất xung quanh thì đây đã là sang lắm rồi. Vị thư ký bảo sẽ dẫn tôi vào nói chuyện với điều kiện tôi phải làm theo tất cả những thứ ông làm.

Vị thư ký quỳ xuống tấm chiếu rồi đi bằng hai đầu gối đến gần người đàn ông ngồi chính giữa vòng tròn vỗ tay, cúi đầu. Thấy tôi vẫn đứng trơ trơ, ông giật ống quần ra hiệu cho tôi quỳ xuống. Tôi thực sự rất muốn thể hiện sự tôn kính của mình, nhưng từ nhỏ đến giờ tôi đã được dạy không quỳ gối trước ai trừ trong nhà thờ và trước bàn thờ tổ tiên nên không thể nào ép mình quỳ xuống được. Tôi đành chắp tay trước ngực, cúi đầu rất thấp, hy vọng cử chỉ này có thể phần nào thể hiện tấm lòng thành của tôi. Mấy người đàn ông xung quanh gật gù ra hiệu rằng họ hiểu đấy là tập tục ở nơi tôi đến. Vị thư ký sau đó lần lượt lặp lại quy trình vỗ tay, cúi đầu với tất cả những người đàn ông đang ngồi ở đó. Cuối cùng, sau khi màn chào hỏi dài bất tận đã xong, người đàn ông ngồi chính giữa (tôi đoán là chức danh cao nhất), nói cái gì đó với tôi bằng tiếng Lozi và mọi người xung quanh cười ré lên. Tôi ngơ ngác quay sang vị thư ký cầu cứu. Ông đỏ bừng mặt.

– Người ta tưởng cháu là “cá” của ông.

– “Cá” là gì cơ?

Những người xung quanh cười càng to và mặt ông càng đỏ. Tôi đoán ngay ra rằng “cá” ở đây là bồ nhí. Tôi đứng hình mất mấy giây không biết phản ứng thế nào. Cuối cùng, sau khi đã ra khỏi phòng họp đó, tôi nuốt nước bọt hỏi ông:

– Ở đây mọi người có nhiều “cá” lắm ạ? Động đúng tim đen, ông cười khúc khích.
– Ở đây ai chẳng ai có “cá”. “Cá” ngoại quốc thì lại càng có giá – Ông nói như thể giá trị một người đàn ông nơi đây phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng và chất lượng “cá” anh ta có. Tự nhiên tôi thấy thương vô cùng những người phụ nữ Barotseland.

– Ở đây đàn ông có được phép lấy nhiều vợ không ạ?

– Không, nhà nước không cho phép – Nhà nước ông nói ở đây là nhà nước Zambia.

– Còn Litunga thì sao?

– Litunga cũng chỉ có một vợ thôi, nhưng “cá” thì nhiều vô kể. Litunga mà lại – Ông lại cười khúc khích – Nhưng mà cháu đừng có đi kể lại với ai nhé.

Cạnh cung điện có một bảo tàng Barotseland, ông cứ khăng khăng dẫn tôi vào xem. Đáng lẽ chỉ cần đi qua sân trước cung điện là đến, nhưng vị thư ký không cho tôi đi qua mà bắt tôi phải đi vòng ra phía sau phòng họp. Lý do đơn giản là vì tôi là con gái, mà đàn bà con gái ở đây không được phép đi qua trước mặt các vị quan khách triều đình.

Bảo tàng là một căn nhà gỗ lợp mái tranh khá đẹp trưng bày một số dụng cụ nghệ thuật truyền thống của Barotseland và tranh ảnh về lịch sử vùng đất này. Tôi xem một cách hờ hững. Những cái này thì tôi tìm đọc trên mạng cũng được. Tôi quan tâm đến những gì thực tế mà đồ trưng bày không thể thay thế được. Tôi hỏi ông về bến nước nơi diễn ra lễ hội. Ông dẫn tôi đi xem. Không có lễ hội dời đô, bến nước vắng tanh vắng ngắt. Cạnh đó có một cái lán khoảng bốn, năm gian, mấy người đàn ông vô gia cư trải chiếu nằm ngủ ngon lành.

Nhìn đi nhìn lại không còn gì để tôi có thể tìm hiểu thêm với vốn tiếng Anh ít ỏi của người thư ký và vốn tiếng Lozi bằng 0 của mình, tôi quyết định về lại thành phố. Trên đường về lại cung điện, vị thư ký không dẫn tôi đi theo đường cũ mà lại dẫn tôi đi đường vòng. Tôi băn khoăn hỏi thì ông bảo: “Cháu phải đến thăm nhà ông đã”. Tôi nghi ngờ:

– Về nhà ông làm gì ạ?

– Vợ ông chắc chắn sẽ rất vui khi được gặp cháu. Bà chưa gặp người Trung Quốc bao giờ.

Nghe thấy có phụ nữ tôi cũng yên tâm hơn. Vậy nên mặc dù không muốn tí nào, tôi cũng đi theo. Giống như hầu hết những ngôi nhà nơi đây, nhà ông là một ngôi nhà vách đất lợp mái tranh, rộng khoảng vài chục mét vuông. Ông thở dài:

– Cháu thấy đấy. Nhà ông chỉ có thế này thôi. Làm ở cung điện toàn tình nguyện viên hết đấy chứ làm gì có ai được trả lương.

– Vậy ông sống bằng gì? – Tôi hỏi xong rồi lập tức biết mình hỏi ngu.

– Thì nhờ vào khách du lịch đến đây. Ông cũng dẫn họ đi như cháu rồi họ cho ông ít tiền bồi dưỡng.

Vậy là mặc dù bản thân mình cũng nghèo rớt mồng tơi, từ sáng tới giờ chưa có gì vào bụng, tôi đành rút năm nghìn kwacha ra biếu ông. Thế là hôm nay mình khỏi ăn trưa vậy, tôi thở dài. Hồi ở châu Phi, tôi sụt mất năm kilôgam.

©STENT: https://www.Sachvui.com
Trên đường đi về, tôi đi ngang qua một ngôi trường đúng giờ tan học. Mấy cậu thanh niên choai choai tầm khoảng học cấp ba thấy tôi thì xúm vào hỏi chuyện, mặc dù chẳng ai nói được tiếng Anh. Tôi đoán mấy cậu hỏi tôi đi đâu, tôi bảo: “Mongu”. Mấy cậu hỏi tiếp tôi đi bằng gì, tôi dùng ngón tay giả bộ bước đi, ý rằng tôi đi bộ về. Mấy cậu nãy giờ đang đạp xe chầm chậm theo bước của tôi, liền lập tức dừng lại, bắt tôi ngồi lên xe. Tôi từ chối thế nào cũng không được, mấy cậu cứ nhất định nếu tôi không lên xe thì không đi tiếp. Tôi đành leo lên ngồi, ê hết cả mông mà không làm gì được. Mấy cậu thanh niên đèo tôi về tận thành phố.

Buổi tối, đói méo cả mặt, tôi tìm được một quán ăn bình dân ở gần đấy. Trong thực đơn có bush meat, tức là thịt động vật hoang dã. Có lẽ chỉ ở châu Phi thịt động vật hoang dã mới rẻ như thịt gà. Động vật quý hiếm ở đâu chứ ở đây lên đĩa rồi giá trên dưới một đô. Tôi hỏi thịt gì thì không ai biết, chỉ nói là của động vật trong rừng. Tôi gọi ăn thử. Đó là một cục thịt to, đen, thơm, tôi nghĩ nếu luộc lên sẽ khá dai nhưng sau khi hầm thì ăn khá ngon. Đang ăn, tôi cắn phải một cục gì đó cứng đến suýt gẫy răng. Lấy ra nhìn thì phát hiện ra đấy là một viên đạn tròn vo, loại đạn được sử dụng trong súng hỏa mai cổ lỗ sĩ chỉ còn ở châu Phi. Tôi nhả viên đạn ra, cho vào túi quần làm kỷ niệm, rồi lại cắm mặt vào ăn tiếp.

Sau quá nhiều vất vả mà vẫn không xin được visa Nam Phi, tôi quyết định bỏ cuộc lên đường sang Zimbabwe, hy vọng có thể xin visa ở đấy. Việc này ban đầu là lỗi của tôi hoàn toàn. Yêu cầu để xin visa Nam Phi khi đó bao gồm vé máy bay ra khỏi Nam Phi và đặt phòng khách sạn ở nước này. Lúc đấy tôi vẫn còn rất gà mờ, biết cách đặt vé máy bay rồi hủy nhưng không biết làm thế nào để đặt được phòng khách sạn mà không mất tiền đặt cọc. Nói chuyện với Paxton, anh bảo tôi cứ làm giả một booking đi, chẳng ai kiểm tra đâu. Tôi nghe theo lời xui dại của anh mà quên mất là mình đang nói đến Nam Phi, một trong những nước có hải quan nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Đại sứ quán Nam Phi gọi điện đến khách sạn phát hiện ra booking của tôi là giả và từ chối hồ sơ của tôi. Sau đó, tôi xin gặp cán bộ phụ trách lãnh sự. Sau khi nghe tôi giải thích, ông chấp nhận cho tôi nộp lại nhưng lần này sẽ mất một tháng mới có được visa. Lúc đó, phần vì tôi đã chán ở Lusaka, phần vì tôi hy vọng mình có thể xin visa Nam Phi ở Zimbabwe hay Mozambique nên tôi quyết định tiếp tục lên đường.

Đích đến tiếp theo của tôi là Barotseland, đất của người Barotse, một khu vực mà nhắc đến nó phải 90% khách du lịch ở Zambia chưa từng nghe thấy tên. Đây là một trong những tỉnh nghèo nhất của một đất nước vốn dĩ đã siêu nghèo. Cứ đến mùa mưa là cả khu vực bị bao quanh bởi nước, biệt lập hẳn với thế giới bên ngoài. Nói chung ngoại trừ nhân viên các tổ chức phi chính phủ thỉnh thoảng đến đây thì khu vực này chẳng bao giờ có người nước ngoài. Tôi cũng không biết tại sao tôi lại quyết định đến đây nữa. Một cuộc hội thoại với một cô bạn Zambia và cái tên đó cứ dính chặt trong đầu, khiến tôi phải đến đấy một lần cho biết mặc dù nó chẳng nằm trên đường đi đâu cả.

Người ta nói tái ông thất mã, vận may khó đoán. Sau khi đi bộ gần hai tiếng chẳng ai đoái hoài gì, chiếc xe đầu tiên cho tôi đi nhờ lại là xe đi thẳng xuống Mongu, giúp tôi ngày hôm đó đi được gần bảy trăm kilômét lận. Đúng là vùng sâu vùng xa, dịch vụ thiếu thốn đủ điều. Khách sạn không những hiếm mà lại còn đắt. Sau khi đi khắp từ đầu này đến đầu kia thị trấn, cuối cùng tôi cũng tìm được một nhà nghỉ không điện với giá mười hai đô một đêm. Không chỉ nhà nghỉ này không có điện, mà xung quanh chẳng ở đâu có điện. Buổi tối cả thị trấn tối om om. Ở trong phòng thì chán, ra ngoài đường thì sợ, tôi quanh quẩn ở trong sân nhà nghỉ. Một nhóm đàn ông cũng là khách trọ đang ngồi nói chuyện ở đó. Tôi hỏi chuyện thì biết tất cả bọn họ đều là quan chức chính phủ cả. Khách ở nhà nghỉ này toàn là quan chức chính phủ. Một điều lạ là ở Zambia quan chức chính phủ toàn là đàn ông. Họ chọn nhà nghỉ này không phải vì để tiết kiệm tiền nhà nước, mà để lấy tiền chênh lệch giá phòng.

Mọi người rất tốt bụng. Cũng giống như ở tất cả các nơi khác ở châu Phi, ai thấy tôi đi một mình cũng tò mò. Nhất là thấy một đứa con gái đi một mình ở nơi heo hút thế này. Các bác hỏi tôi đến đây xem lễ hội Kuomboka à. Và cũng giống như mọi lần, tôi lại đần mặt ra:

– Kuomboka là cái gì cơ?

Đây là lễ hội dời đô của vua Barotseland. Barotseland cứ như một mảnh đất trong chuyện cổ tích vậy. Không phải vì nó đẹp, mà vì nó nửa tồn tại, nửa không tồn tại. Nó gần như một quốc gia riêng với một triều đình và một vị vua, nhưng vẫn là một tỉnh của Zambia. Kuomboka trong tiếng địa phương nghĩa là “ra khỏi nước”. Hàng năm, cứ đến mùa mưa là cả khu vực này bị lụt, cung điện cũng bị ngập trong nước nên nhà vua phải tạm thời chuyển nó đến vùng đất cao hơn. Kuomboka chính là lễ hội ăn mừng sự kiện đó. Câu hỏi đầu tiên của tôi là sao từ đầu không đặt cung điện ở chỗ cao hẳn đi mà bày đặt chuyển ra chuyển vào làm gì cho mệt.

– Ờ thì vua bây giờ ở hẳn chỗ cao rồi kia mà.

– Vậy sao vẫn còn lễ hội này?

– Truyền thống mà cháu.

Thực ra nghe kể về hình ảnh cả triều đình bỏ toàn bộ đồ đạc lên thuyền chạy lụt tôi cũng ham xem lắm, nhưng không thể đợi ba tuần để xem được. Không xem được lễ hội thì đành đi xem tạm cung điện vậy. Vua ở đây là vua của người Lozi, được gọi là Litunga. Người Lozi trung thành vô cùng với vua của mình. Cho dù vị vua ấy có “không được yêu thích” thế nào đi chăng nữa thì cũng không ai được phép chê. Xúc phạm Litunga tức là xúc phạm cả bộ tộc. Cung điện của ngài nằm ở một làng nhỏ tên là Limulunga, cách Mongu khoảng mười lăm kilômét. Đường đến đây vắng đến mức tôi đi bộ lúc chờ xe mà cứ cảm giác sẽ có động vật hoang dã nhảy ra từ hai bên đường tấn công bất cứ lúc nào. Một con đường đất nhỏ rẽ sang từ đường chính dẫn vào cung điện. Phía trước là mấy lán bảo vệ bao quanh bởi đầy phân trâu bò. Các chú mặc quân phục đứng trong lán chặn tôi lại, vừa hỏi vừa cười khúc khích vì chưa thấy con bé châu Á nào ở đây bao giờ.

– Cháu vào đây thăm vua không có quà gì à?

– Quà là quà gì ạ?

– Gì cũng được. Nhiều thì tiền. Ít thì mua cái thẻ nạp điện thoại.

– Mua thẻ nạp điện thoại tặng vua á? – Tôi không tin vào tai mình. Sao lại có vị vua nào “rẻ” vậy?

– Ừ, thế thôi.

Tôi tính chạy ra ngoài mua tạm một cái thẻ nhưng nhìn xung quanh chẳng thấy bóng dáng cửa hàng nào nên thôi kệ, cứ vào rồi tính. Người gác cổng thấy tôi đến thì tươi cười đón tiếp. Ông nói tiếng Anh khá bập bẹ, nhưng tôi có thể tạm hiểu ông là thư ký triều đình và ông sẽ chịu trách nhiệm dẫn tôi đi tham quan cung điện. Lúc bấy giờ đang có một buổi họp của quan chức triều đình ở trong một căn nhà ngay cạnh cung điện. Ngôi nhà lợp mái ngói cao chỉ ba bức tường, phía hướng về cung điện hoàn toàn để trống. Giữa căn nhà có khoảng một tá đàn ông tuổi trung niên ngồi trên ghế nhựa, vây xung quanh một tấm chiếu cói trải dưới đất. Ghế nhựa chiếu cói nghe có vẻ không xứng với một buổi họp toàn những nhân vật quan trọng trong triều đình, nhưng nếu so với những ngôi nhà tranh vách đất xung quanh thì đây đã là sang lắm rồi. Vị thư ký bảo sẽ dẫn tôi vào nói chuyện với điều kiện tôi phải làm theo tất cả những thứ ông làm.

Vị thư ký quỳ xuống tấm chiếu rồi đi bằng hai đầu gối đến gần người đàn ông ngồi chính giữa vòng tròn vỗ tay, cúi đầu. Thấy tôi vẫn đứng trơ trơ, ông giật ống quần ra hiệu cho tôi quỳ xuống. Tôi thực sự rất muốn thể hiện sự tôn kính của mình, nhưng từ nhỏ đến giờ tôi đã được dạy không quỳ gối trước ai trừ trong nhà thờ và trước bàn thờ tổ tiên nên không thể nào ép mình quỳ xuống được. Tôi đành chắp tay trước ngực, cúi đầu rất thấp, hy vọng cử chỉ này có thể phần nào thể hiện tấm lòng thành của tôi. Mấy người đàn ông xung quanh gật gù ra hiệu rằng họ hiểu đấy là tập tục ở nơi tôi đến. Vị thư ký sau đó lần lượt lặp lại quy trình vỗ tay, cúi đầu với tất cả những người đàn ông đang ngồi ở đó. Cuối cùng, sau khi màn chào hỏi dài bất tận đã xong, người đàn ông ngồi chính giữa (tôi đoán là chức danh cao nhất), nói cái gì đó với tôi bằng tiếng Lozi và mọi người xung quanh cười ré lên. Tôi ngơ ngác quay sang vị thư ký cầu cứu. Ông đỏ bừng mặt.

– Người ta tưởng cháu là “cá” của ông.

– “Cá” là gì cơ?

Những người xung quanh cười càng to và mặt ông càng đỏ. Tôi đoán ngay ra rằng “cá” ở đây là bồ nhí. Tôi đứng hình mất mấy giây không biết phản ứng thế nào. Cuối cùng, sau khi đã ra khỏi phòng họp đó, tôi nuốt nước bọt hỏi ông:

– Ở đây mọi người có nhiều “cá” lắm ạ? Động đúng tim đen, ông cười khúc khích.
– Ở đây ai chẳng ai có “cá”. “Cá” ngoại quốc thì lại càng có giá – Ông nói như thể giá trị một người đàn ông nơi đây phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng và chất lượng “cá” anh ta có. Tự nhiên tôi thấy thương vô cùng những người phụ nữ Barotseland.

– Ở đây đàn ông có được phép lấy nhiều vợ không ạ?

– Không, nhà nước không cho phép – Nhà nước ông nói ở đây là nhà nước Zambia.

– Còn Litunga thì sao?

– Litunga cũng chỉ có một vợ thôi, nhưng “cá” thì nhiều vô kể. Litunga mà lại – Ông lại cười khúc khích – Nhưng mà cháu đừng có đi kể lại với ai nhé.

Cạnh cung điện có một bảo tàng Barotseland, ông cứ khăng khăng dẫn tôi vào xem. Đáng lẽ chỉ cần đi qua sân trước cung điện là đến, nhưng vị thư ký không cho tôi đi qua mà bắt tôi phải đi vòng ra phía sau phòng họp. Lý do đơn giản là vì tôi là con gái, mà đàn bà con gái ở đây không được phép đi qua trước mặt các vị quan khách triều đình.

Bảo tàng là một căn nhà gỗ lợp mái tranh khá đẹp trưng bày một số dụng cụ nghệ thuật truyền thống của Barotseland và tranh ảnh về lịch sử vùng đất này. Tôi xem một cách hờ hững. Những cái này thì tôi tìm đọc trên mạng cũng được. Tôi quan tâm đến những gì thực tế mà đồ trưng bày không thể thay thế được. Tôi hỏi ông về bến nước nơi diễn ra lễ hội. Ông dẫn tôi đi xem. Không có lễ hội dời đô, bến nước vắng tanh vắng ngắt. Cạnh đó có một cái lán khoảng bốn, năm gian, mấy người đàn ông vô gia cư trải chiếu nằm ngủ ngon lành.

Nhìn đi nhìn lại không còn gì để tôi có thể tìm hiểu thêm với vốn tiếng Anh ít ỏi của người thư ký và vốn tiếng Lozi bằng 0 của mình, tôi quyết định về lại thành phố. Trên đường về lại cung điện, vị thư ký không dẫn tôi đi theo đường cũ mà lại dẫn tôi đi đường vòng. Tôi băn khoăn hỏi thì ông bảo: “Cháu phải đến thăm nhà ông đã”. Tôi nghi ngờ:

– Về nhà ông làm gì ạ?

– Vợ ông chắc chắn sẽ rất vui khi được gặp cháu. Bà chưa gặp người Trung Quốc bao giờ.

Nghe thấy có phụ nữ tôi cũng yên tâm hơn. Vậy nên mặc dù không muốn tí nào, tôi cũng đi theo. Giống như hầu hết những ngôi nhà nơi đây, nhà ông là một ngôi nhà vách đất lợp mái tranh, rộng khoảng vài chục mét vuông. Ông thở dài:

– Cháu thấy đấy. Nhà ông chỉ có thế này thôi. Làm ở cung điện toàn tình nguyện viên hết đấy chứ làm gì có ai được trả lương.

– Vậy ông sống bằng gì? – Tôi hỏi xong rồi lập tức biết mình hỏi ngu.

– Thì nhờ vào khách du lịch đến đây. Ông cũng dẫn họ đi như cháu rồi họ cho ông ít tiền bồi dưỡng.

Vậy là mặc dù bản thân mình cũng nghèo rớt mồng tơi, từ sáng tới giờ chưa có gì vào bụng, tôi đành rút năm nghìn kwacha ra biếu ông. Thế là hôm nay mình khỏi ăn trưa vậy, tôi thở dài. Hồi ở châu Phi, tôi sụt mất năm kilôgam.

©STENT: https://www.Sachvui.com
Trên đường đi về, tôi đi ngang qua một ngôi trường đúng giờ tan học. Mấy cậu thanh niên choai choai tầm khoảng học cấp ba thấy tôi thì xúm vào hỏi chuyện, mặc dù chẳng ai nói được tiếng Anh. Tôi đoán mấy cậu hỏi tôi đi đâu, tôi bảo: “Mongu”. Mấy cậu hỏi tiếp tôi đi bằng gì, tôi dùng ngón tay giả bộ bước đi, ý rằng tôi đi bộ về. Mấy cậu nãy giờ đang đạp xe chầm chậm theo bước của tôi, liền lập tức dừng lại, bắt tôi ngồi lên xe. Tôi từ chối thế nào cũng không được, mấy cậu cứ nhất định nếu tôi không lên xe thì không đi tiếp. Tôi đành leo lên ngồi, ê hết cả mông mà không làm gì được. Mấy cậu thanh niên đèo tôi về tận thành phố.

Buổi tối, đói méo cả mặt, tôi tìm được một quán ăn bình dân ở gần đấy. Trong thực đơn có bush meat, tức là thịt động vật hoang dã. Có lẽ chỉ ở châu Phi thịt động vật hoang dã mới rẻ như thịt gà. Động vật quý hiếm ở đâu chứ ở đây lên đĩa rồi giá trên dưới một đô. Tôi hỏi thịt gì thì không ai biết, chỉ nói là của động vật trong rừng. Tôi gọi ăn thử. Đó là một cục thịt to, đen, thơm, tôi nghĩ nếu luộc lên sẽ khá dai nhưng sau khi hầm thì ăn khá ngon. Đang ăn, tôi cắn phải một cục gì đó cứng đến suýt gẫy răng. Lấy ra nhìn thì phát hiện ra đấy là một viên đạn tròn vo, loại đạn được sử dụng trong súng hỏa mai cổ lỗ sĩ chỉ còn ở châu Phi. Tôi nhả viên đạn ra, cho vào túi quần làm kỷ niệm, rồi lại cắm mặt vào ăn tiếp.

Chọn tập
Bình luận
× sticky