Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Xách Ba Lô Lên Và Đi – Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi

24. Ngày dài nhất cuộc đời mình

Tác giả: Huyền Chip
Thể loại: Hồi Ký - Tuỳ Bút
Chọn tập

Tôi kiệt sức thật rồi.

Đó là một ngày dài, thật dài, dài nhất trong cuộc đời tôi: đi lạc trên đảo, cãi nhau với chủ nhà, hai lần vào đồn cảnh sát, bị cướp bởi sáu thanh niên cầm dao, mất máy ảnh và toàn bộ số tiền còn lại.

Sáng nay khi tôi tỉnh dậy, lúc đấy mới là năm giờ nên tôi quyết định đi dạo quanh Lamu một lần cuối cùng trước khi quay trở lại Mombasa. Bình minh trên đảo thật tuyệt vời cho đế khi tôi nhận ra rằng mình đã đi quá sâu vào trong đảo và hoàn toàn mất phương hướng. Xung quanh chẳng có ai để tôi có thể hỏi đường. Sau gần bốn tiếng len lỏi trong bụi rậm, cuối cùng tôi cũng đến được nhà dân. Tôi mệt đến mức phải gõ cửa để xin nước. Chủ nhà đưa cho tôi một ly nước trắng trắng đục đục với đủ thứ kỳ quái bơi lội tung tăng. Nhưng lúc đó tôi đã quá khát và quá lịch sự để có thể từ chối, tôi liền tu một hơi. Nước đó có vị xà phòng.

©SsTtEeNnTt

Với sự giúp đỡ của con trai chủ nhà, cuối cùng tôi cũng tìm được đường về nhà để lấy đồ. Tại đó, tôi đã có một trận cãi nhau nảy lửa với ông chủ nhà. Rõ ràng ông nói với tôi năm trăm Tsh một đêm, thế mà khi trả tiền ông lại tính tám trăm. Tôi đã quá mệt nên đành bấm bụng đưa tiền cho ông mà cảm giác như mình là đứa ngu nhất thế giới vậy. Sau đó, khi tôi đang ở trên thuyền về lại đất liền rồi, ông gọi điện cho tôi xin lỗi. Ông bảo nhìn mặt tôi buồn quá nên có lẽ là tôi đã nói sự thật. Ông chắc đã nói với tôi giá năm trăm mà không nhớ. Ông đền bù bằng cách cho tôi ở hai đêm miễn phí, nhưng lúc đó tôi chỉ muốn về Mombasa gặp Philip, Shak và nhóm WTYSL.

Trên đường đến đây, tôi đi nhờ xe mà không có xe nên đành đi xe buýt. Nhưng lần này, vì đã tiêu nhiều hơn số tiền mình có, tôi thậm chí không còn tiền mà đi xe buýt. Tôi quyết tâm vừa đi bộ vừa chờ xe đi qua để xin đi nhờ. Nhưng chẳng có chiếc xe nào đi qua cả. Thứ duy nhất di chuyển trên đường ngoài tôi ra là một đàn khỉ. Tôi phát hiện ra mình đang ở giữa rừng. Trời mỗi lúc một nắng, nước tôi mang theo người mỗi lúc một cạn còn da tôi thì cháy mỗi lúc một rát. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn cảm thấy lâng lâng. Tôi thấy hạnh phúc khi được trở lại trên đường. Tôi mở to hết cỡ những bài hát mình yêu thích, vừa đi vừa nhảy. Lũ khỉ cứ nhìn tôi như người ngoài hành tinh. Khoảng một tiếng sau, tôi leo lên được phía sau một xe tải với một nhóm người bản địa. Đường đầy ổ gà, ai cũng phải dùng hết sinh lực bám chặt lấy xe để khỏi bị văng xuống đất. Xe dừng lại ở Mpeketoni để ăn trưa, và người lái xe bắt đầu hỏi tôi những câu hỏi ngu ngốc.

– Cháu từ đâu đến?

– Việt Nam.

– Cháu có biết lịch sử nước cháu không?

– Cháu có được học.

– Vậy cháu có biết tại sao nước cháu thắng Mỹ không?

– Bởi vì bọn cháu quá giỏi.

– Không, bởi vì bọn cháu may mắn. May mà có rừng nên bọn cháu thắng.

Chúa ơi, sao mà tôi ghét những cuộc hội thoại kiểu này thế không biết. Người ta cứ nói về cuộc chiến tranh Việt Nam như thể người ta biết nó vậy. Sau đó, ông bắt đầu hỏi về cuộc hành trình của tôi. Tôi bảo ông rằng tôi đi bằng cách đi nhờ xe.

– Cháu đùa đấy à? Người ta cho cháu đi nhờ thật á?

– Chính chú cũng cho cháu đi nhờ đấy thôi.

– Chú dừng lại ở đây rồi. Cháu định đi từ đây về Mombasa bằng cách nào?

– Vẫn cách đó thôi.

– Không được, cháu không đi bộ từ đây được. Nó quá xa.

– Không sao, cháu có thời gian.

– Cháu không được phép. Đây không phải là một khu vực an toàn.

– Ai không cho phép cháu?

– Chú.

– Xin lỗi chú, nhưng cháu là người duy nhất có quyền quyết định cháu sẽ làm gì. Cháu sẽ đi bộ đến nơi nào cháu muốn.

– Thì cháu cứ đi, nhưng cháu phải viết một tờ giấy nói rằng nếu có chuyện gì xảy ra thì đó hoàn toàn là lỗi của cháu.

– Cháu không muốn viết cái gì cả. Nếu chú sợ trách nhiệm thì cháu đi đây.

Tôi đứng dậy bỏ đi. Người đàn ông liền gọi cảnh sát. Ngay lập tức, một cảnh sát phóng xe máy tới bên cạnh tôi.

– Xin lỗi, tôi có thể xem giấy tờ của chị không?

– Không, chẳng có lý do gì để tôi phải trình giấy tờ cho anh cả. Đây có phải là trạm kiểm soát đâu.

– Chị có dừng lại một phút không?

– Không.

Tôi cứ tiếp tục đi bộ. Viên cảnh sát đi theo tôi phải đến mười lăm phút. Sau đó, anh dựng xe bên đường, một viên cảnh sát khác đến và cả hai cứ lẽo đẽo theo tôi. Họ túm lấy ba lô tôi:

– Nếu chị không dừng lại, chúng tôi sẽ phải khám xét chị. Tôi cởi ba lô ra để lại cho họ.
– Các anh giữ ba lô tôi cẩn thận, tôi sẽ quay lại lấy sau. Nếu mất gì thì các anh sẽ phải mua đền. Vậy là họ xách ba lô đi sát tôi.

– Đây là một sự xúc phạm. Các anh không thể cứ ngẫu nhiên chặn khách du lịch và khám xét họ như thể họ là tội phạm.

Sự thật là tôi không bị xúc phạm. Tôi cũng không hiểu sao tôi lại cư xử như thế. Cuối cùng, cảnh sát trưởng cũng đến và cả ba bao vây tôi.

– Chị đã bị bắt.

Vậy là tôi phải đi theo họ đến đồn cảnh sát. Tại đây, họ bắt đầu lục soát đồ của tôi. Trong đồn có khoảng một tá cảnh sát nhưng dường như chẳng có ai làm việc cả. Tất cả túm tụm xung quanh nghiên cứu từng vật nhỏ li ti tôi có trong ba lô. Họ tìm thấy một cái tampon.

– Cái gì đây?

– Tampon.

– Nó dùng để làm gì? Nhìn như kẹo ấy nhỉ – Một anh cảnh sát đưa lên mũi ngửi. Ôi trời ạ, chẳng lẽ tôi thực sự phải giải thích về tampon trước mặt đám đàn ông lực lưỡng này sao?

– Nó dùng cho phụ nữ khi họ có kinh nguyệt. Hy vọng các anh hiểu “kinh nguyệt” là gì vì tôi thực sự không muốn giải thích từ đó đâu – Tôi cười nhiều đến mức suýt nữa ngã lộn từ trên bàn xuống – Mà anh đừng co ngửi nó nữa đi.

Vì thói quen ăn mặn, đi đâu tôi cũng mang theo một bịch muối. Họ tìm thấy nó nhưng nghĩ nó là thuốc phiện hay cocaine.

– Cái gì đây?

Tôi quyết định dùng nó để giải trí.

– Các anh tự tìm hiểu đi.

Vậy là tất cả bọn họ cúi sát mặt xuống bàn, mũi thì ngửi, tay thì sờ nhưng lại không dám nếm. Cuối cùng, một viên cảnh sát dũng cảm nhất lấy hết dũng khí ra, chấm ngón tay vào túi muối của tôi rồi dè dặt cho lên miệng nếm.

– Mằn mặn – Anh nhăn mặt như thể cố gắng nghĩ xem chất gây nghiện nào có vị mặn. Tôi không kiềm chế được nữa, phá lên cười.

– Dĩ nhiên nó mặn rồi. Muối mà lại.

Sau đó là màn “thẩm vấn” mà họ gọi là “phỏng vấn”. Tôi bảo với họ rằng tôi từ Rainbow Island và rằng tôi tên là Marilyn Monroe còn bố mẹ tôi tên là Michael Jackson và Margaret Thatcher. Viên cảnh sát cẩn thận ghi lại vào trong tờ biên bản. Cuối cùng, họ cũng cho tôi đi, nhưng tôi không muốn đi đơn giản như thế. Họ làm khó tôi bao nhiêu thì tôi phải làm khó họ gấp đôi.

– Các anh khiến tôi bị muộn. Trời sắp tối rồi mà tôi ở lại giữa rừng. Các anh sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có chuyện gì xảy ra với tôi.

– Chúng tôi sẽ đưa em lên xe buýt.

– Các anh có trả tiền vé xe cho tôi luôn không?

Vậy là họ đưa tôi lên xe và mua vé cho tôi. Xe đến Mombasa lúc khoảng chín giờ tối. Philip bảo tôi rằng anh và Shak đang nấu ăn và xem pháo hoa từ ban công. Hôm nay là Diwali, lễ hội ánh sáng của người Ấn Độ và Mombasa thì đầy người Ấn. Tôi hào hứng đến mức khi xuống khỏi xe, tôi chẳng để ý là mình đang đi đâu. Khi tôi nhận ra mình đang đi trên một con đường tối thì đã quá muộn. Một đám thanh niên áp sát tôi. Một trong số đó đẩy tôi ngã xuống đất, kề dao vào cổ tôi. Những kẻ còn lại giật lấy túi máy ảnh rồi chạy mất. Lúc đấy, thứ duy nhất tôi nghĩ đến là những bức ảnh tôi sẽ bị mất. Quá tức giận, tôi đuổi theo chúng, vừa chạy vừa hét “Cướp! Cướp!” cho đến khi vấp ngã và bong gân. Một đám bảo vệ mặc đồng phục đứng trước khách sạn nhìn tôi chăm chăm. Tôi hét lên:

– Cái chết tiệt gì xảy ra với các anh vậy? Các anh to khỏe như thế, mặc đồng phục bảo vệ mà không thấy xấu hổ à? Một đám cướp ranh con chạy qua ngay dưới mũi mà các anh không làm gì sao?

– Xin lỗi chị, nhiệm vụ của chúng tôi chỉ ở khách sạn thôi.

Đến đây thì tôi không kiềm chế được nữa, tru lên khóc. Hơn bao giờ hết, tôi cảm nhận được sự đơn độc và yếu đuối của chính mình. Không ai muốn giúp tôi và sẽ không bao giờ có ai giúp tôi. Tôi ngồi bệt trước cửa khách sạn, không biết phải làm thế nào. Tôi vẫn còn quá sốc để có thể tự đi bộ về nhà nhưng lại không còn tiền để gọi taxi. Tiền tôi đã để hết trong túi camera bị mất rồi. Ai đó gọi cảnh sát. Họ đến đón tôi đưa về đồn cảnh sát. “ Của cải chỉ là vật ngoài thân. Ít nhất thì mình vẫn an toàn”, tôi tự an ủi bản thân, lấy hết sinh lực còn lại để có thể cư xử bình thường. Từ sáng đến giờ tôi chưa ăn gì. Tất cả những gì tôi muốn làm bây giờ là về nhà, tắm rửa, nghỉ ngơi rồi tính tiếp. Cảnh sát đưa tôi về chỗ Philip lúc mười một giờ.

– Em ăn bánh ngọt không? Biết em về, Shak mua bánh ngọt cho em nè. Philip lấy bánh và nước mang ra cho tôi, rồi ngồi nhìn tôi ăn ngon lành.

– Anh không biết phải nói với em thế nào. Kenya đang chiến tranh với Somalia. Công ty buộc phải sơ tán bọn anh. Ngày mai, anh và Shak sẽ bắt chuyến bay sớm nhất đi Ethiopia.

Tôi cảm thấy cô đơn và yếu đuối hơn bao giờ hết. Niềm an ủi cuối cùng của tôi ngày mai sẽ bỏ tôi mà đi.

Tôi mệt, nhưng không dám ngủ. Tôi sợ, sợ không biết mình có đủ can đảm đối mặt với những gì sắp sửa đến hay không.

Tôi kiệt sức thật rồi.

Đó là một ngày dài, thật dài, dài nhất trong cuộc đời tôi: đi lạc trên đảo, cãi nhau với chủ nhà, hai lần vào đồn cảnh sát, bị cướp bởi sáu thanh niên cầm dao, mất máy ảnh và toàn bộ số tiền còn lại.

Sáng nay khi tôi tỉnh dậy, lúc đấy mới là năm giờ nên tôi quyết định đi dạo quanh Lamu một lần cuối cùng trước khi quay trở lại Mombasa. Bình minh trên đảo thật tuyệt vời cho đế khi tôi nhận ra rằng mình đã đi quá sâu vào trong đảo và hoàn toàn mất phương hướng. Xung quanh chẳng có ai để tôi có thể hỏi đường. Sau gần bốn tiếng len lỏi trong bụi rậm, cuối cùng tôi cũng đến được nhà dân. Tôi mệt đến mức phải gõ cửa để xin nước. Chủ nhà đưa cho tôi một ly nước trắng trắng đục đục với đủ thứ kỳ quái bơi lội tung tăng. Nhưng lúc đó tôi đã quá khát và quá lịch sự để có thể từ chối, tôi liền tu một hơi. Nước đó có vị xà phòng.

©SsTtEeNnTt

Với sự giúp đỡ của con trai chủ nhà, cuối cùng tôi cũng tìm được đường về nhà để lấy đồ. Tại đó, tôi đã có một trận cãi nhau nảy lửa với ông chủ nhà. Rõ ràng ông nói với tôi năm trăm Tsh một đêm, thế mà khi trả tiền ông lại tính tám trăm. Tôi đã quá mệt nên đành bấm bụng đưa tiền cho ông mà cảm giác như mình là đứa ngu nhất thế giới vậy. Sau đó, khi tôi đang ở trên thuyền về lại đất liền rồi, ông gọi điện cho tôi xin lỗi. Ông bảo nhìn mặt tôi buồn quá nên có lẽ là tôi đã nói sự thật. Ông chắc đã nói với tôi giá năm trăm mà không nhớ. Ông đền bù bằng cách cho tôi ở hai đêm miễn phí, nhưng lúc đó tôi chỉ muốn về Mombasa gặp Philip, Shak và nhóm WTYSL.

Trên đường đến đây, tôi đi nhờ xe mà không có xe nên đành đi xe buýt. Nhưng lần này, vì đã tiêu nhiều hơn số tiền mình có, tôi thậm chí không còn tiền mà đi xe buýt. Tôi quyết tâm vừa đi bộ vừa chờ xe đi qua để xin đi nhờ. Nhưng chẳng có chiếc xe nào đi qua cả. Thứ duy nhất di chuyển trên đường ngoài tôi ra là một đàn khỉ. Tôi phát hiện ra mình đang ở giữa rừng. Trời mỗi lúc một nắng, nước tôi mang theo người mỗi lúc một cạn còn da tôi thì cháy mỗi lúc một rát. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn cảm thấy lâng lâng. Tôi thấy hạnh phúc khi được trở lại trên đường. Tôi mở to hết cỡ những bài hát mình yêu thích, vừa đi vừa nhảy. Lũ khỉ cứ nhìn tôi như người ngoài hành tinh. Khoảng một tiếng sau, tôi leo lên được phía sau một xe tải với một nhóm người bản địa. Đường đầy ổ gà, ai cũng phải dùng hết sinh lực bám chặt lấy xe để khỏi bị văng xuống đất. Xe dừng lại ở Mpeketoni để ăn trưa, và người lái xe bắt đầu hỏi tôi những câu hỏi ngu ngốc.

– Cháu từ đâu đến?

– Việt Nam.

– Cháu có biết lịch sử nước cháu không?

– Cháu có được học.

– Vậy cháu có biết tại sao nước cháu thắng Mỹ không?

– Bởi vì bọn cháu quá giỏi.

– Không, bởi vì bọn cháu may mắn. May mà có rừng nên bọn cháu thắng.

Chúa ơi, sao mà tôi ghét những cuộc hội thoại kiểu này thế không biết. Người ta cứ nói về cuộc chiến tranh Việt Nam như thể người ta biết nó vậy. Sau đó, ông bắt đầu hỏi về cuộc hành trình của tôi. Tôi bảo ông rằng tôi đi bằng cách đi nhờ xe.

– Cháu đùa đấy à? Người ta cho cháu đi nhờ thật á?

– Chính chú cũng cho cháu đi nhờ đấy thôi.

– Chú dừng lại ở đây rồi. Cháu định đi từ đây về Mombasa bằng cách nào?

– Vẫn cách đó thôi.

– Không được, cháu không đi bộ từ đây được. Nó quá xa.

– Không sao, cháu có thời gian.

– Cháu không được phép. Đây không phải là một khu vực an toàn.

– Ai không cho phép cháu?

– Chú.

– Xin lỗi chú, nhưng cháu là người duy nhất có quyền quyết định cháu sẽ làm gì. Cháu sẽ đi bộ đến nơi nào cháu muốn.

– Thì cháu cứ đi, nhưng cháu phải viết một tờ giấy nói rằng nếu có chuyện gì xảy ra thì đó hoàn toàn là lỗi của cháu.

– Cháu không muốn viết cái gì cả. Nếu chú sợ trách nhiệm thì cháu đi đây.

Tôi đứng dậy bỏ đi. Người đàn ông liền gọi cảnh sát. Ngay lập tức, một cảnh sát phóng xe máy tới bên cạnh tôi.

– Xin lỗi, tôi có thể xem giấy tờ của chị không?

– Không, chẳng có lý do gì để tôi phải trình giấy tờ cho anh cả. Đây có phải là trạm kiểm soát đâu.

– Chị có dừng lại một phút không?

– Không.

Tôi cứ tiếp tục đi bộ. Viên cảnh sát đi theo tôi phải đến mười lăm phút. Sau đó, anh dựng xe bên đường, một viên cảnh sát khác đến và cả hai cứ lẽo đẽo theo tôi. Họ túm lấy ba lô tôi:

– Nếu chị không dừng lại, chúng tôi sẽ phải khám xét chị. Tôi cởi ba lô ra để lại cho họ.
– Các anh giữ ba lô tôi cẩn thận, tôi sẽ quay lại lấy sau. Nếu mất gì thì các anh sẽ phải mua đền. Vậy là họ xách ba lô đi sát tôi.

– Đây là một sự xúc phạm. Các anh không thể cứ ngẫu nhiên chặn khách du lịch và khám xét họ như thể họ là tội phạm.

Sự thật là tôi không bị xúc phạm. Tôi cũng không hiểu sao tôi lại cư xử như thế. Cuối cùng, cảnh sát trưởng cũng đến và cả ba bao vây tôi.

– Chị đã bị bắt.

Vậy là tôi phải đi theo họ đến đồn cảnh sát. Tại đây, họ bắt đầu lục soát đồ của tôi. Trong đồn có khoảng một tá cảnh sát nhưng dường như chẳng có ai làm việc cả. Tất cả túm tụm xung quanh nghiên cứu từng vật nhỏ li ti tôi có trong ba lô. Họ tìm thấy một cái tampon.

– Cái gì đây?

– Tampon.

– Nó dùng để làm gì? Nhìn như kẹo ấy nhỉ – Một anh cảnh sát đưa lên mũi ngửi. Ôi trời ạ, chẳng lẽ tôi thực sự phải giải thích về tampon trước mặt đám đàn ông lực lưỡng này sao?

– Nó dùng cho phụ nữ khi họ có kinh nguyệt. Hy vọng các anh hiểu “kinh nguyệt” là gì vì tôi thực sự không muốn giải thích từ đó đâu – Tôi cười nhiều đến mức suýt nữa ngã lộn từ trên bàn xuống – Mà anh đừng co ngửi nó nữa đi.

Vì thói quen ăn mặn, đi đâu tôi cũng mang theo một bịch muối. Họ tìm thấy nó nhưng nghĩ nó là thuốc phiện hay cocaine.

– Cái gì đây?

Tôi quyết định dùng nó để giải trí.

– Các anh tự tìm hiểu đi.

Vậy là tất cả bọn họ cúi sát mặt xuống bàn, mũi thì ngửi, tay thì sờ nhưng lại không dám nếm. Cuối cùng, một viên cảnh sát dũng cảm nhất lấy hết dũng khí ra, chấm ngón tay vào túi muối của tôi rồi dè dặt cho lên miệng nếm.

– Mằn mặn – Anh nhăn mặt như thể cố gắng nghĩ xem chất gây nghiện nào có vị mặn. Tôi không kiềm chế được nữa, phá lên cười.

– Dĩ nhiên nó mặn rồi. Muối mà lại.

Sau đó là màn “thẩm vấn” mà họ gọi là “phỏng vấn”. Tôi bảo với họ rằng tôi từ Rainbow Island và rằng tôi tên là Marilyn Monroe còn bố mẹ tôi tên là Michael Jackson và Margaret Thatcher. Viên cảnh sát cẩn thận ghi lại vào trong tờ biên bản. Cuối cùng, họ cũng cho tôi đi, nhưng tôi không muốn đi đơn giản như thế. Họ làm khó tôi bao nhiêu thì tôi phải làm khó họ gấp đôi.

– Các anh khiến tôi bị muộn. Trời sắp tối rồi mà tôi ở lại giữa rừng. Các anh sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có chuyện gì xảy ra với tôi.

– Chúng tôi sẽ đưa em lên xe buýt.

– Các anh có trả tiền vé xe cho tôi luôn không?

Vậy là họ đưa tôi lên xe và mua vé cho tôi. Xe đến Mombasa lúc khoảng chín giờ tối. Philip bảo tôi rằng anh và Shak đang nấu ăn và xem pháo hoa từ ban công. Hôm nay là Diwali, lễ hội ánh sáng của người Ấn Độ và Mombasa thì đầy người Ấn. Tôi hào hứng đến mức khi xuống khỏi xe, tôi chẳng để ý là mình đang đi đâu. Khi tôi nhận ra mình đang đi trên một con đường tối thì đã quá muộn. Một đám thanh niên áp sát tôi. Một trong số đó đẩy tôi ngã xuống đất, kề dao vào cổ tôi. Những kẻ còn lại giật lấy túi máy ảnh rồi chạy mất. Lúc đấy, thứ duy nhất tôi nghĩ đến là những bức ảnh tôi sẽ bị mất. Quá tức giận, tôi đuổi theo chúng, vừa chạy vừa hét “Cướp! Cướp!” cho đến khi vấp ngã và bong gân. Một đám bảo vệ mặc đồng phục đứng trước khách sạn nhìn tôi chăm chăm. Tôi hét lên:

– Cái chết tiệt gì xảy ra với các anh vậy? Các anh to khỏe như thế, mặc đồng phục bảo vệ mà không thấy xấu hổ à? Một đám cướp ranh con chạy qua ngay dưới mũi mà các anh không làm gì sao?

– Xin lỗi chị, nhiệm vụ của chúng tôi chỉ ở khách sạn thôi.

Đến đây thì tôi không kiềm chế được nữa, tru lên khóc. Hơn bao giờ hết, tôi cảm nhận được sự đơn độc và yếu đuối của chính mình. Không ai muốn giúp tôi và sẽ không bao giờ có ai giúp tôi. Tôi ngồi bệt trước cửa khách sạn, không biết phải làm thế nào. Tôi vẫn còn quá sốc để có thể tự đi bộ về nhà nhưng lại không còn tiền để gọi taxi. Tiền tôi đã để hết trong túi camera bị mất rồi. Ai đó gọi cảnh sát. Họ đến đón tôi đưa về đồn cảnh sát. “ Của cải chỉ là vật ngoài thân. Ít nhất thì mình vẫn an toàn”, tôi tự an ủi bản thân, lấy hết sinh lực còn lại để có thể cư xử bình thường. Từ sáng đến giờ tôi chưa ăn gì. Tất cả những gì tôi muốn làm bây giờ là về nhà, tắm rửa, nghỉ ngơi rồi tính tiếp. Cảnh sát đưa tôi về chỗ Philip lúc mười một giờ.

– Em ăn bánh ngọt không? Biết em về, Shak mua bánh ngọt cho em nè. Philip lấy bánh và nước mang ra cho tôi, rồi ngồi nhìn tôi ăn ngon lành.

– Anh không biết phải nói với em thế nào. Kenya đang chiến tranh với Somalia. Công ty buộc phải sơ tán bọn anh. Ngày mai, anh và Shak sẽ bắt chuyến bay sớm nhất đi Ethiopia.

Tôi cảm thấy cô đơn và yếu đuối hơn bao giờ hết. Niềm an ủi cuối cùng của tôi ngày mai sẽ bỏ tôi mà đi.

Tôi mệt, nhưng không dám ngủ. Tôi sợ, sợ không biết mình có đủ can đảm đối mặt với những gì sắp sửa đến hay không.

Chọn tập
Bình luận