Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Thăm Thẳm Lãng Quên

Chương 21

Tác giả: Patrick Modiano

Hôm qua, thứ Bảy ngày mồng một tháng Mười năm một nghìn chín trăm chín mươi tư, tôi từ quảng trường Italie đi về nhà, bằng tàu điện ngầm. Tôi đã đi mua băng phim tại một cửa hàng dường như có nguồn hàng phong phú hơn những cửa hàng khác. Từ lâu rồi tôi không nhìn thấy quảng trường Italie, nó thay đổi rất nhiều, nguyên nhân là những tòa nhà chọc trời.

Trong toa tàu điện ngầm, tôi đứng gần cửa. Một người phụ nữ ngồi trên băng ghế ở góc toa, phía bên tay trái tôi, và tôi để ý đến cô bởi vì cô đeo kính râm, một cái khăn phu la buộc lại dưới cằm và mặc một chiếc áo gió cũ màu be. Tôi ngỡ như nhận ra Jacqueline. Tàu điện ngầm chạy đoạn lộ thiên trên đại lộ Auguste‒Blanqui. Trong ánh sáng ban ngày, tôi thấy như thể khuôn mặt nàng đã gầy đi. Tôi nhận ra rất rõ đường nét miệng và mũi nàng. Đó là nàng, dẩn dà tôi chắc chắn như vậy.

Nàng không trông thấy tôi. Mắt nàng bị giấu đi đằng sau cặp kính râm.

Nàng đứng dậy ở ga Corvisart và tôi đi theo nàng trên ke tàu. Tay trái nàng xách một cái túi to và dáng đi uể oải, gần như lảo đảo, không còn là dáng dấp ngày xưa. Chẳng biết tại sao, thời gian gần đây tôi thường mơ thấy nàng: tôi nhìn thấy nàng, tại một cảng đánh cá nhỏ ở Địa Trung Hải, ngồi bệt xuống đất, cứ thế đan mãi không ngừng dưới ánh nắng. Cạnh nàng là một cái đĩa nơi người qua đường thả vào những đồng xu.

Nàng băng ngang đại lộ Auguste‒Blanqui rồi đi vào phố Corvisart. Tôi đi xuống dốc phố theo sau nàng. Nàng bước vào một hiệu tạp hóa. Khi nàng ra khỏi đó, căn cứ vào dáng đi của nàng tôi nhận thấy cái túi đã nặng hơn lúc trước.

Tại vuông đất nhỏ xíu ngay trước khi đến quảng trường, có một quán cà phê mang biển hiệu Le Muscadet Junior. Tôi nhìn vào trong qua cửa kính. Nàng đứng trước quầy, cái túi để dưới chân, và nàng tự rót cho mình một cốc bia. Tôi không muốn lại gần nàng, cũng không muốn đi theo tiếp để biết địa chỉ của nàng. Sau chừng ấy năm, tôi sợ nàng chẳng còn nhớ tôi là ai nữa.

Và hôm nay, chủ nhật đầu tiên của mùa thu, tôi lại ở trên cùng tuyến tàu điện ngầm ấy. Đoàn tàu chạy qua phía trên hàng cây đại lộ Saint‒Jacques. Tán lá cây xòa xuống đường ray. Thế là tôi có cảm giác mình đang lơ lửng giữa trời và đất, thoát khỏi cuộc sống hiện tại. Chẳng còn gì neo buộc tôi vào đâu nữa. Một lúc nữa thôi, ở lối ra của nhà ga Corvisart, trông thật giống một ga tỉnh lẻ với bộ khung kính, sẽ giống như tôi bị trượt vào một kẽ nứt thời gian và biến mất mãi mãi. Tôi sẽ đi xuống dốc phố và có lẽ sẽ có cơ hội gặp nàng. Chắc nàng sống đâu đó trong khu phố này.

Cách đây mười lăm năm, tôi còn nhớ, tôi từng có cùng trạng thái tinh thần như thế. Một buổi chiểu thángTám, tôi đã đến tòa thị chính Boulogne‒ Billancourt để lấy bản sao giấy khai sinh. Tôi đi bộ quay trở lại qua cửa ô Auteuil và các đại lộ chạy dọc theo trường đua ngựa cùng khu rừng. Hồi ấy tôi sống tạm trong một căn phòng khách sạn, vể phía bờ ke, sau đoạn vườn cây Trocadéro. Tôi còn chưa biết mình có ở hẳn lại Paris hay để phục vụ cuốn sách mà tôi đã bắt tay viết về “các nhà thơ và tiểu thuyết gia ở cảng”, tôi sẽ sang Buenos Aires một thời gian, để tìm nhà thơ Argentina Hector Pedro Blomberg, người viết ra những câu thơ làm tôi thấy thật hoang mang:

 

Schneider đã bị giết vào đêm hôm qua

Ở quán rượu của người đàn bà Paraguay

Anh có cặp mắt xanh và khuôn mạt tái nhợt…

 

Một buổi xế chiểu ngập nắng. Ngay trước khi đến cửa ô Muette, tôi ngồi lại trên ghế băng của mộtquảng trường nhỏ. Khu phố này gợi cho tôi những kỷ niệm ấu thơ. Xe bus số 63 mà tôi thường lên ở Saint‒Germain‒des‒Prés dừng lại ở cửa ô Muette và phải đợi nó vào quãng sáu giờ chiểu sau một ngày dạo chơi trong rừng Boulogne. Nhưng tôi có cố công tập hợp những kỷ niệm khác mới hơn thì chúng vẫn cứ thuộc về một cuộc đời trước hẳn, cái cuộc đời mà tôi không hoàn toàn chắc mình có từng sống qua hay không.

Tôi rút từ trong túi ra giấy khai sinh của mình. Tôi sinh vào mùa hè năm một nghìn chín trăm bốn mươi lăm, và một chiều, quãng năm giờ, bố tôi đã đến ký giấytờ ở tòa thị chính. Tôi nhìn thấy rõ chữ ký của ông trên bản sao mà họ đưa tôi, một chữ ký rất tháu. Rồi ông đi bộ về nhà, qua những phố vắng mùa hè năm ấy, khi ta còn nghe thấy tiếng chuông kính coong trong vắt của những chiếc xe đạp, vang lên trong im lìm. Cùng mùa với hôm nay, cùng là cuối buổi chiều ngập nắng.

Tôi nhét lại tờ giấy khai sinh vào túi. Tôi đang ở trong một giấc mơ, hẳn là phải tỉnh dậy khỏi đó. Những mối liên hệ gắn tôi vào thực tại đang mỗi lúc một thêm dãn ra. Hẳn sẽ thật là tệ nếu kết thúc trên cái ghế băng này trong chứng bệnh mất ký ức và đánh mất dần căn cước và không thể chỉ cho những người qua đường nơi ở của tôi… Thật may vì trong túi áo tôi có tờ giấy khai sinh kia, giống lũ chó bị lạc ở Paris trên vòng cổ có ghi địa chỉ và số điện thoại của người chủ… Và tôi cố sức tự giải thích cho mình sự lửng lơ mà tôi đang cảm thấy. Đã nhiều tuần nay tôi không gặp ai. Những người tôi gọi điện thoại đến thì còn chưa đi nghỉ về. Vả lại tôi đã nhầm khi chọn một khách sạn nằm xa trung tâm. Hổi đầu hè, tôi tính sẽ chỉ ở đây một thời gian rất ngắn rồi thuê lấy một căn hộ hoặc một phòng. Nỗi nghi ngờ len lỏi trong tôi: mình có thực sự muốn ở lại Paris hay không? Chừng nào còn mùa hè, tôi còn nuôi được ảo tưởng mình chỉ là một khách du lịch, nhưng đầu thu,phố xá, con người và mọi thứ sẽ tìm lại màu sắc hằng ngày: xám. Và tôi tự hỏi mình có còn đủ can đảm để thêm lần nữa tan chảy vào cái màu ấy hay không.

Hẳn tôi đã đi tới cuối một chặng đời. Nó đã kéo dài chừng mười lăm năm và giờ đây tôi đang đi ngang qua một quãng thời gian chết, trước khi lột xác. Tôi thử chuyển mình về mười lăm năm trước. Cả hồi ẩy cũng thế, có điều gì đó đi đến kết cục. Tôi rời xa bố mẹ. Bố tôi hẹn gặp tôi tại các gian phòng sau quán cà phê, các sảnh khách sạn hay quán ản nhà ga, như thể ông chọn những địa điểm lớt phớt nhằm rũ bỏ tôi để rồi chạy trốn cùng những bí mật của ông. Chúng tôi ngồi im lặng đối diện với nhau. Thỉnh thoảng, ông liếc nhìn tôi.Mẹ tôi thì càng lúc càng nói to hơn, tôi đoán ra điều đó thông qua những cử động giật cục của môi bà bởi vì giữa chúng tôi có một tấm kính ngăn giọng bà lại.

Và rồi mười lăm năm tiếp theo tan rã đi: chỉ vài khuôn mặt rối mù, vài kỷ niệm mơ hồ, chút tàn tro… Tôi chẳng hể cảm thấy chút buồn bã nào vì thế, mà ngược lại còn thấy nhẹ nhõm. Tôi sẽ lại xuất phát từ con số không. Từ chuỗi ngày buồn thảm ấy, vài ngày duy nhất còn hiện rõ, những ngày tôi quen biết Jacqueline và Van Bever. Tại sao lại là quãng thời gian ấy chứ không phải một quãng khác ? Có lẽ bởi vì nó vẫn còn lơ lửng.Chiếc ghế băng tôi đang ngồi giờ đây nằm dưới bóng râm. Tôi đi ngang qua bãi cỏ nhỏ đến ngồi dưới mặt trời. Tôi cảm thấy nhẹ bổng. Tôi không còn gì nợ nần ai, cũng chẳng còn những cái cớ viện ra và những lời nói dối phải bập bẹ thành lời. Tôi sẽ trở thành một ai đó khác và sự chuyển hóa sẽ sâu sắc đến nỗi chẳng ai trong số những người tôi từng gặp trong vòng mười lăm nãm qua còn có thể nhận ra tôi.

 

Tôi nghe thấy đằng sau lưng mình có tiếng động cơ. Ai đó đang đỗ xe ở góc quảng trường và đại lộ. Động cơ tắt. Tiếng sập cửa. Một người phụ nữ di dọc theo hàng rào lưới sắt của quảng trường. Nàng vận một chiếc váy mùa hè màu vàng và đeo kính râm. Tóc nàng màu nâu. Tôi không nhìn rõ mặt nàng, nhưng ngay lậptức tôi nhận ra dáng điệu của nàng, một dáng điệu uể oải. Nhịp đi của nàng mỗi lúc một chậm hơn, cứ như thể nàng đang do dự trước nhiều hướng. Và rồi, dường như nàng đã tìm ra đường. Đó là Jacqueline.

 

Tôi rời khỏi quảng trường và đi theo nàng. Tôi không dám chạy đến chỗ nàng. Có lẽ nàng chẳng còn nhớ rõ về tôi nữa. Tóc nàng ngắn hơn cách dây mười lăm năm, nhưng cái dáng điệu ấy không thể thuộc về bẩt kỳ một người nào khác.

Nàng bước vào một tòa nhà. Đã quá muộn để có thể tiếp cận nàng. Và dẫu sao thì tôi có thể nói gì với nàng đây? Đại lộ này đã quá xa ke Tournelle và quán cà phê Dante…

Tôi đi qua trước cửa tòa nhà và nhìn số. Có thực đây là nhà nàng không? Hay nàng đến thăm bạn? Rốt cuộc tôi tự hỏi người ta có thể nhận ra ai đó khi chỉ nhìn từ sau lưng, căn cứ vào dáng điệu, hay không. Tôiquay ngược trở lại chỗ quảng trường. Xe của nàng đang ở đó. Tôi cảm thấy nỗi cám dỗ được để lại cho nàng một mẩu giấy ghi vài câu cùng số điện thoại khách sạn của tôi gài trên kính trước xe nàng.

Ở xưởng sửa xe trên đại lộ New York, chiếc xe mà tôi thuê hôm trước đang đợi tôi. Ý tưởng này nảy ra với tôi trong phòng khách sạn. Tôi thấy khu phố thật hoang vắng và những chặng đường đi bộ hay tàu điện ngầm ở cái Paris tháng Tám này mới đơn côi làm sao, khiến triển vọng được sử dụng một chiếc xe ô tô làm tôi thấy yên tâm hẳn. Chắc tôi sẽ có cảm giác mình có thể rời Paris bất kỳ lúc nào, chỉ cần muốn là được. Mười lăm năm vừa qua, tôi thấy như thể mình là tù nhân của những người khác và của chính mình, và mọi giấc mơ của tôi đều giống hệt nhau: những giấc mơ chạy trốn,những chuyến tàu khởi hành, mà thật không may tôi lại nhỡ chuyến. Chẳng bao giờ tôi đến được nhà ga. Tôi lạc lối trong các hành lang của bến tàu điện ngẩm, và trên ke, các đoàn tàu không đến. Tôi cũng mơ thấy mình ra khỏi nhà, trèo vào sau vô lăng một chiếc ô tô Mỹ rất to chạy theo những phố vắng về phía Rừng mà không hề nghe thấy tiếng động cơ, và rồi tôi cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản.

Người chủ xưởng đưa cho tôi chìa khóa xe và tôi thấy vẻ kinh ngạc của anh ta vào lúc tôi cho xe lùi, thiếu điều thì đâm vào một cây xăng. Tôi sợ không dừng xe lại được khi tới đèn đỏ gần nhất. Cũng vậy, trong những giấc mơ của tôi: phanh hỏng, tôi vượt hết mọi đèn đỏ và đi vào đường một chiều.

Tôi đỗ được xe lại trước khách sạn và hỏi mượn lễ tân một quyển danh bạ. Ở số nhà ấy, không có Jacqueline nào. Mười lăm năm đã qua, chắc nàng đã lấy chồng. Nhưng nàng đã trở thành vợ của ai ?

 

Delorme (p.)

Dintillac

Jones (E. Cecil)

Lacoste (René)

Walter (J.)

Sanchez‒ Cirès

Vidal

 

Tôi chỉ còn mỗi một cách là gọi cho từng cái tên trong số đó.

Trong ca bin, tôi bấm số đầu tiên. Những hồi chuông đổ thật lâu. Rồi có người cẩm máy. Một giọng đàn ông:

‒ Vâng… A lô?

‒ Tôi có thể nói chuyện với Jacqueline không?

‒ Chắc ông nhầm máy rồi

Tôi dập máy. Tôi không còn đủ can đảm để bấm những số khác nữa.

Tôi đợi trời tối rồi rời khách sạn. Tôi ngồi vào ghế và nổ máy xe. Tôi, người rành Paris đến thế, nếu đi bộ thì chắc hẳn sẽ tìm ngay ra con đường ngắn nhất tới cửa ô Muette, thế mà giờ đây trên chiếc xe này tôi phải loạng quạng định hướng. Đã lâu rồi tôi không lái xe và chẳng hề biết đâu là đường một chiều. Tôi bèn quyết định cứ thế đi thẳng.

Tôi đi vòng rất xa theo ke Passy và đại lộ Versailles. Rồi tôi đi vào đại lộ Murat vắng hoe. Lẽ ra tôi đã có thể vượt hai cái đèn đỏ, nhưng tôi thấy khoái cảm khi tuân lời chúng. Tôi lái thật chậm, cùng cái dáng vẻ ơ hờ của một người đi dạo dọc bờ biển vào một tối mùa hè. Đèn giao thông chỉ còn hướng đến mình tôi, bằng những tín hiệu bí ẩn và thân thiện của chúng.

Tôi dừng xe trước cửa tòa nhà, bên kia đại lộ, dưới những tán cây đầu tiên của Rừng, nơi các ngọn đèn đường để chừa lại một khoảng tối. Hai bên cánh cửa gắn kính, với những thanh sắt trang trí màu đen, được chiếu sáng. Và cũng sáng những cửa sổ tầng trên cùng. Chúng mở rộng và, trên một ban công, tôi thấy mấy bóng người. Tối nghe thấy tiếng nhạc và tiếng thì thầm trò chuyện. Nhiều xe đi tới, đậu dọc theo tòa nhà và tôi chắc chắn rằng tất cả những người từ xe bước xuống, đi qua cửa sau đó đều lên tầng trên cùng. Đến một lúc, ai đó nghiêng người ra ban công, gọi ới hai bóng ngườiđang chuẩn bị bước vào tòa nhà. Một giọng phụ nữ. Giọng nói ấy chỉ tầng cho hai người kia. Nhưng đó không phải giọng của Jacqueline, hoặc ít nhất thì tôi không nhận ra nó. Tôi bèn quyết định không ở lại đây rình nữa, mà sẽ đi lên. Nếu Jacqueline đang tiếp khách, tôi chẳng biết nàng sẽ tỏ thái độ thế nào khi thấy đột nhiên bước vào nhà nàng một kẻ mà nàng không hề có chút tin tức gì suốt mười lăm năm. Chúng tôi quen biết nhau trong một khoảng thời gian rất ngắn: ba hay bốn tháng. Thật ít nếu so với mười lăm nãm. Nhưng chắc chắn nàng không quên giai đoạn ấy… Trừ phi cuộc sống hiện tại của nàng đã xóa nó đi giống như ánh sáng quá chói của đèn chiếu, nó ném vào tận cùng bóng tối mọi thứ gì không nằm trong trường ảnh hưởng của nó.

Tôi đợi những người khách mới. Lần này, có ba người. Một trong số họ vẫy tay về phía các ban công tầng trên cùng. Tôi bước tới nhập bọn khi họ bước vào tòa nhà. Hai nam và một nữ. Tôi chào họ. Với họ, chẳng có gì phải nghi ngờ cả: tôi cũng là khách mời của chỗ trên kia.

Chúng tôi đi lên bằng thang máy. Hai người đàn ông có âm sắc nước ngoài, nhưng người phụ nữ là người Pháp. Họ hơn tuổi tôi một chút.

Tôi cố nở nụ cười. Tôi nói với người phụ nữ:

Trên kia chắc là vui lắm…

Cô cũng mỉm cười.

‒ Anh là bạn của Darius à? cô hỏi tôi.

‒ Không. Tôi là bạn của Jacqueline.

‒ Cô tỏ ra không hiểu.Tôỉ không gặp Jacqueline từ rất lâu rồi, tôi nói. Cô ấy khỏe chứ?

Người phụ nữ nhíu mày.

‒ Tôi không biết cô ẩy.

Rồi cô nói vài câu bằng tiếng Anh với hai người kia. Thang máy dừng lại.

Một trong hai người đàn ông bấm chuông cửa. Hai bàn tay tôi ướt mồ hôi. Cửa mở ra và tôi nghe thấy tiếng ồn ã trò chuyện cung tiếng nhạc ở bên trong. Một người đàn ông có mái tóc nâu chải hất về phía sau và nước da sẫm mỉm cười với chúng tôi. Anh ta mặc một bộ com lê vải thô màu be.

Người phụ nữ hôn lên hai má anh ta.

‒ Xin chào, Darius.

‒ Xin chào, bạn của tôi.

Giọng anh ta trầm và có chút âm sắc nước ngoài. Hai người đàn ông cũng nói “Chào, Darius”. Tôi bắt tay anh ta mà không nói gì, nhưng anh ta không tỏ ra ngạc nhiên khi thấy tôi.

Anh ta dẫn chúng tôi đi qua tiền sảnh, rổi chúng tôi bước vào một phòng khách có những ô kính lớn để mở. Khách khứa đứng thành từng nhóm nhỏ. Darius và ba người đi cùng thang máy với tôi tiến về phía một ban công. Tôi đi theo họ. Họ được một cặp đon đả chào hỏi, ở chỗ rìa ban công, và một cuộc trò chuyện bắt đầu giữa những người ấy.

Tôi lùi vể sau. Họ đã quên tôi. Tôi trốn vể phía góc phòng và ngồi xuống rìa một cái trưởng kỷ. Ở đầu trường kỷ bên kia có hai thanh niên ôm nhau, thì thầm nói chuyện. Chẳng ai mảy may để ý đến tôi. Tôi thử tìm Jacqueline giữa tất cả những người này. Tổng cộng có chừng hai mươi người. Tôi quan sát người đàn ông mang tên Darius, đằng kia, ở ngưỡng cửa ra ban công, dáng người rất mảnh khảnh trong bộ com lê màu be. Tôi đoán anh ta trạc bốn mươi tuổi. Tay Darius này có thể nào là chồng của Jacqueline? Tiếng ồn ã của những cuộc trò chuyện bị khỏa lấp bởi tiếng nhạc dường như vẳng lại từ các ban công.

Tôi có cố nhìn mặt lần lượt từng người phụ nữ thì cũng không thấy Jacqueline đâu. Tôi đã nhầm tầng. Thậm chí tôi còn không chắc nàng sống trong tòa nhà này. Darius giờ đây đang ở giữa phòng khách, cách tôi vài mét, cùng một phụ nữ tóc vàng rất duyên dáng, đang lắng nghe anh ta nói vẻ hết sức chăm chú. Chốc chốc cô lại phá lên cười. Tôi dỏng tai lên xem anh ta nói tiếng gì, nhưng tiếng nhạc đã át mất giọng nói của anh ta. Tại sao tôi không bước thẳng đến chỗ người đàn ông đó mà hỏi Jacqueline đâu rồi? Anh ta sẽ, bằng giọng nói trầm và lịch thiệp, giúp tôi làm sáng tỏ điểu bí ẩn này, vốn dĩ cũng không thực sự là một bí ẩn: anh ta có quen Jacqueline không, nàng có phải vợ anh ta không, hoặc nàng sống ở tầng nào. Chỉ đơn giản vậy thôi. Anh ta đang đối diện với tôi. Giờ anh ta nghe người phụ nữ tóc vàng nói và tình cờ ánh mắt anh ta đậu lên tôi. Thoạt tiên, tôi cỏ cảm giác anh ta không nhìn thấy tôi. Và rồi, anh ta thân thiện vẫy tay với tôi. Anh ta có vẻ ngạc nhiên khi thấy tôi ngồi một mình, trên cái đi văng ấy, không nói chuyện với ai, nhưng tôi đang cảm thấy dễ chịu hơn nhiều so với lúc mới bước vào căn hộ và một kỷ niệm cách đây mười lãm năm chợt hiện ra. Chúng tôi, Jacqueline và tôi, tới London, nhà ga Charring Cross, vào quãng năm giờ chiều. Chúng tôi lấy một chiếc taxi để đi đến một khách sạn đã chọn bừa trong một quyển sách hướng dẫn. Cả hai chúng tôi đều không biết London. Lúc chiếc taxi đi vào phố Mali và trước mắt tôi mở ra đại lộ rợp bóng cây ấy, hai mươi năm cuộc đời tôi bỗng rơi vụn xuống thành bụi, như một quả tạ, như cặp còng tay hay bộ trang phục nặng nề mà tôi chưa từng tin sẽ có ngày mình vứt bỏ được.Và thế đấy, chẳng còn lại gì từ tất tật những năm tháng ấy. Và nếu hạnh phức là cơn say thoáng qua mà tôi cảm nhận được vào tối hôm đó, thì tức là lần đầu tiên trong cuộc tồn tại của mình, tôi hạnh phúc.

Sau đó, trời sập tối và chúng tôi bước đi vu vơ về phía Ennismore Gardens. Chúng tôi đi dọc hàng rào lưới sắt của một khu vườn bỏ không. Những tiếng cười, tiếng nhạc và tiếng trò chuyện ồn ã vẳng xuống từ tầng trên cùng một tòa nhà. Các cửa sổ mở toang và trongánh sáng, hiện ra bóng một nhóm người. Chúng tôi dứng lại đó, dựa vào hàng rào khu vườn. Một trong những người khách ngồi trên gờ ban công nhìn thấy chúng tôi và ra hiệu bảo lên đó. Tại các thành phố lớn,vào mùa hè, những người mất hút nhau từ lâu hoặc không hề quen biết bống gặp nhau một tối tại một hàng hiên, rồi lại mất hút nhau lần nữa. Và chẳng gì thực sự quan trọng hết.

Darius tiến lại gần tôi:

‒ Anh để lạc mất các bạn của anh rồi à? anh ta mỉm cười vớỉ tôi.

Mất một lúc tôi mới hiểu anh ta định nhắc đến ai: đó là ba người trong thang máy.

‒ Họ không thực sự là bạn tôi.

Nhưng ngay lập tức tôi thấy hối tiếc vì đã nói thế.Tôi không muốn anh ta đặt câu hỏi về sự có mặt của tôi nơi đây.

‒ Tôi quen biết họ chưa lâu đâu, tôi nói với anh ta. Và họ đã nảy ra một ý tưởng rất hay là đưa tôi đến nhà anh…

Anh ta lại mỉm cười:

‒ Bạn của các bạn tôi cũng là bạn của tôi.

Nhưng tôi làm anh ta bối rối bởi vì anh ta không biết tôi là ai. Để làm anh ta thoải mái, tôi nói, giọng nhẹ nhàng hết mức:

‒ Anh thường tổ chức những dạ hội dễ chịu như thế này chứ?

‒ Vâng. Vào tháng Tám. Và lúc nào cũng là khi vợ tôi đi vắng.

Phần lớn khách khứa đã rời khỏi phòng khách. Làm thế nào mà tất cả họ có thể dứng ngoài các bancông?

‒ Tôi cảm thấy vô cùng cô đơn những khi vợ tôi không ở đây…

Ánh mắt anh ta phủ một màn sầu muộn. Anh ta vẫn mỉm cười với tôi. Đã đến lúc hỏi xem vợ anh ta có đúng tên là Jacqueline không, nhưng tôi vẫn chưa dám.

‒ Còn anh, anh sống ở Paris à?

Hẳn anh ta hỏi tôi câu này đơn thuần vì lịch sự. Dẫu sao, anh ta đang tiếp tôi ở nhà mình và không muốn tôi phải thui thủi một mình trên đi văng, tách biệt với những người khách khác.

‒ Vâng, nhưng tôi không biết mình có ở lại đây không…

Đột nhiên tôi muốn kể chuyện cho anh ta nghe. Đã khoảng ba tháng nay tôi không nói chuyện với ai.

‒ Tôi có thể hành nghề ở bất kỳ đâu, miễn sao có một cây bút và một tờ giấy…

‒ Anh là nhà văn à?

‒ Nếu ta có thể gọi như thế là nhà văn…

Anh ta muốn tôi nêu tên những cuốn sách của mình. Có thể anh ta từng đọc một cuốn trong số đó.

‒ Tôi không nghĩ vậy đâu, tôi nói với anh ta.

‒ Viết văn chắc là nhiều hứng thú lắm, phải không?

Chắc hẳn anh ta không mấy quen với các cuộc trò chuyện tay đôi, về những vấn đề nghiêm trọng như thế.

‒ Tôi đang giữ chân anh, tôi nói với anh ta. Và tôi có cảm giác tôi đang làm khách của anh chạy trốn mất.

Quả thật, trong phòng khách và ngoài các ban công gần như không còn một ai.

Anh ta thoáng cười:

‒ Không hề… Họ lên sân thượng đấy…

Vài người còn ở lại trong phòng khách, ngồi trên trường kỷ phía bên kia phòng, một cái trường kỷ màu trắng giống cái mà tôi đang ngồi, bên cạnh Darius.

‒ Tôi rất vui vì được làm quen với anh, anh ta nói với tôi.

Rồi anh ta đi về phía những người khác, trong số đó có người phụ nữ tóc vàng lúc nãy anh ta vừa nói chuyện và người đàn ông vận chiếc blazer trong thang máy.

‒ Các bạn không thấy ta đang thiếu âm nhạc à? anh ta nói với họ, nói rất to, như thể vai trò của anh ta chỉ vỏn vẹn là mua vui cho người khác. Tôi đi bật một đĩa nhạc nhé.

Anh ta biến mất vào căn phòng bên cạnh. Một lúc sau, giọng một nữ ca sĩ cất lên.

Anh ta ngồi lại cùng những người ấy, trên trường kỷ. Anh ta đã quên tôi rồi.

Đã đến lúc đi khỏi đây, nhưng tôi không sao ngăn mình lắng nghe tiếng ồn ĩ cùng tiếng cười trênvsân thượng và giọng nói của Darius cùng những người khách của anh ta đang vang lên, ở đó, trên trường kỷ.Tôi không nghe rõ lắm họ đang nói gì và thả mình theo bài hát.

Có người bấm chuông cửa. Darius đứng dậy đi về phía lối vào. Lúc đi ngang qua anh ta mỉm cười với tôi. Những người còn lại tiếp tục nói chuyện và, trong cơn hăng hái, người đàn ông vận chiếc áo blazer vẩy tay như thể muốn thuyết phục những người khác về một điều gì đó.

Có tiếng người nói vang lên ngoài tiển sảnh.Những giọng nói tiến lại gần. Đó là giọng Darius vàgiọng một phụ nữ nhiều âm sắc trầm. Tôi quay đầu lại. Darius đi cùng một cặp, ba người đang đứng trên ngưỡng cửa phòng khách. Người đàn ông tóc nâu, cao lớn, mặc bộ com lê màu xám, đường nét khuôn mặt khá nặng nể, mắt lồi màu xanh lơ. Người phụ nữ vận một chiếc váy mùa hè màu vàng hở vai.

‒ Chúng tôi đến quá muộn mất rồi, người đàn ông nói. Mọi người đã đi hết…

Giọng ông ta có chút âm sắc nước ngoài.

‒ Không đâu, Darius đáp. Họ đang đợi chúng ta trên kia.

Anh ta khoác tay cả hai người.

Người phụ nữ mà tôi đang nhìn từ góc chênh chếch quay đầu lại. Tôi choáng váng. Tôi nhận ra Jacqueline. Họ tiến về phía tôi. Tôi đứng dậy, như một cái máy.

Darius giới thiệu chúng tôi với nhau:

‒ Georges và Thérèse Caisley.

Tôi gật đầu chào họ. Tôi nhìn thẳng vào mắt người phụ nữ mang cái tên Thérèse Caisley kia, nhưng nàng không hề chớp mắt. Dường như nàng không nhận ra tôi. Darius có vẻ bối rối vì không thể giới thiệu được tên tôi.

‒ Đây là hàng xóm tầng dưới của tôi, anh ta nói. Tôi rất mừng vì họ đã tới… Dù gì thì họ cũng chẳng ngủ nổi với tiếng ồn ào như thế này…

Caisley nhún vai:

‒ Ngủ?… Nhưng vẫn còn rất sớm mà, ông ta nói. Ngày mới chỉ bắt đầu thôi.

Tôi gắng giao ánh mắt với nàng. Ánh mắt ấy trống rỗng. Nàng không nhìn thấy tôi hoặc giả nàng cố ý lờ đi sự hiện diện của tôi. Darius kéo họ sang phía bên kia phòng khách, đến chỗ cái trường kỷ có những người khác đang ngồi. Người đàn ông vận áo blazer đứng dậy chào Thérèse Caisley. Cuộc trò chuyện tiếp tục. Caisley nói liến thoắng. Nàng hơi lùi một chút về phía sau, vẻ như dỗi hờn hoặc buồn chán. Tôi những muốn bước về phía nàng, kéo nàng ra một chỗ và thì thầm:

‒ Xin chào, Jacqueline.

Nhưng tôi vẫn yên vị, hóa đá, cố tìm kiếm một sợi dây Ariane biết đâu vẫn còn lại nối giữa quán cà phê Dante hay khách sạn Tournelle cách đây mười lăm năm và cái phòng khách có những ô kính lớn trông xuống khu rừng Boulogne này. Chẳng có sợi dây nào. Tôi là nạn nhân của một ảo giác. Thế nhưng, nếu ta nghĩ chokỹ, những nơi này nằm trong cùng một thành phố, cách nhau đâu có xa mấy. Tôi gắng sức hình dung lộ trình ngắn nhất dẫn đến quán cà phê Dante: đi theo lối các đại lộ ngoại vi để sang bên tả ngạn rồi, từ cửa ô Orléans, chạy xe thẳng đến đại lộ Saint‒ Michel… Vào giờ này, tháng Tám, chắc chỉ cần mười lăm phút là đến nơi.

Người vận áo blazer đang nói chuyện với nàng, và nàng lắng nghe anh ta, vẻ hờ hững. Nàng ngồi trên tay dựa trường kỷ và châm một điếu thuốc lá. Tôi nhìn thấy nàng từ phía bên. Nàng đã làm gì với mái tóc ? Cách đây mười lăm năm tóc nàng dài xuống tận eo nhưng giờ đây mái tóc ấy ngắn trên hõm vai. Và nàng hút thuốc lá, nhưng không còn họ nữa.

‒ Anh lên với chúng tôi nhé ? Darius hỏi tôi.

Anh ta đã rời chỗ những người khác trên trường kỷ và dang đứng cùng Georges và Thérèse Caisley. Thérèse. Tại sao nàng lại đổi tên?

Họ đi trước tôi, ra một ban công.

‒ Chỉ cần leo lên cái cầu thang xoáy kia thôi, Darius nói.

Anh ta chỉ cho chúng tôi một cầu thang có các bậc xi măng, nằm ngay rìa ban công.

‒ Chúng ta chỉnh buồm về hướng nào đây, thưa thuyền ưưởng? Caisley vừa hỏi vừa thân mật vỗ vỗ lên vai Darius.

Chúng tôi, Thérèse và tôi, ở sau lưng họ, cạnh nhau. Nàng mỉm cười với tôi. Nhưng đó là nụ cười theo phép lịch sự người ta thường dành cho một người không quen biết.

‒ Anh dã bao giờ lên trên đố chưa? nàng hỏi tôi.

‒ Chưa. Chưa bao giờ. Đây là lần đẩu tiên.

‒ Nhìn cảnh vật từ trên đó chắc là đẹp lắm.

Thậm chí tôi còn chẳng biết cố phải nàng đang nói với tôi hay không, vì nàng nói chẳng có ngôi thứ nhân xưng gì hết lại còn rất lạnh lùng.

Một tầng thượng thật rộng. Phần lớn khách khứa ngồi trên những cái ghế vải bạt màu be.

Đang đi thì Darius dừng lại trước một nhóm. Họ ngồi thành vòng tròn. Tôi tiến lên sau lưng Caisley và vợ ông ta, dường như họ đã quên mất tôi. Họ gặp một cặp khác ở rìa sân thượng, và bốn người bắt đầu đứng đó nói chuyện, nàng và Caisley dựa lưng vào lan can. Caisley và hai người kia nói tiếng Anh. Thỉnh thoảng, nàng điểm vào cuộc trò chuyện một câu tiếng Pháp. Tôi cũng đến chống khuỷu tay lên lan can sân thượng. Nàng ở ngay sau lưng tôi. Ba người kia tiếp tục nói chuyện bằng tiếng Anh. Giọng nữ ca sĩ trùm lên tiếng thì thầm những cuộc trò chuyện và tôi huýt sáo the ođoạn điệp khúc của bài hát. Nàng quay lại phía tòi.

‒ Xin lỗi, tôi nói với nàng.

‒ Không sao đâu.

Nàng mỉm cười với tôi, vẫn nụ cười trống vắng như lúc vừa rồi. Và vì nàng vẫn giữ im lặng, tôi buộc phải nói thêm:

‒ Tối nay trời đẹp quá…

Cuộc trò chuyện giữa Caisley và hai người kia đang lên cao trào. Caisley hơi có chút giọng mũi.

Điều dặc biệt dễ chịu, tôi nói với nàng, là hơi mát từ rừng Boulogne…

‒ Vâng.

Nàng rút ra một bao thuốc lá, lấy một điếu và chìa bao thuốc cho tôi:

‒ Cám ơn. Tôi không hút thuốc.

‒ Anh làm thế là đúng đấy…

Nàng lấy bật lửa châm điếu thuốc.

‒ Tôi đã cố bỏ thuốc nhiều lần, nàng nói, nhưng không làm nổi…

‒ Hút thuốc có làm cô ho không?

Nàng có vẻ ngạc nhiên trước câu hỏi của tôi.

‒ Còn tôi, tôi đã bỏ thuốc, tôi nói với nàng, là vì nó làm tôi bị ho.

Nàng không có phản ứng. Thực sự nàng không có vẻ gì là nhận ra tôi.

‒ Thật tệ là ta vẫn phải nghe tiếng ồn từ đường vành đai, tôi nói.

‒ Anh nghĩ thế à? Từ nhà tôi thì không nghe thấy… Mà tôi ở ngay tầng bốn đấy.

‒ Đường vành đai thì cũng có nhiều lợi ích, tôi nói. Vừa nãy, tôi chỉ mất mười phút là đến được đây từ ke Tournelle.

Nhưng nàng thờ ơ với những lời này. Nàng vẫn mỉm cười với tôi, nụ cười lạnh lẽo.

‒ Anh là bạn của Darius à?

Đúng câu hỏi mà người phụ nữ ban nãy đã hỏi tôi trong thang máy.

‒ Không, tôi đáp. Tôi là bạn một cô bạn của Darius… Jacqueline…

Tôi tránh ánh mắt nàng. Tôi nhìn chằm chằm xuống một ngọn đèn đường, bên dưới dám cây.

‒ Tôi không biết cô ấy.

‒ Cô ở lại Paris suốt hè à? tôi hỏi nàng.

Tuần sau tôi và chồng sẽ sang Mallorca.

Tôi nhớ lại lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, buổi chiều mùa đông ấy, trên quảng trường Saint‒ Michel, và bức thư mà nàng cầm ở tay, trên phong bì tôi đã đọc được: Mallorca.

‒ Chồng cô không viết tiểu thuyết trinh thám đấy chứ?

Nàng phá lên cười. Lạ thật, bởi vì Jacqueline chưa từng cười như vậy.

‒ Tại sao anh lại muốn anh ấy viết tiểu thuyết trinh thám?

Cách đây mười lăm năm, nàng đã nói cho tôi tên một người Mỹ chuyên viết tiểu thuyết trinh thám, ông ta có thể giúp đỡ chúng tôi sang Mallorca: McGivern. Sau này, tôi đã tìm được vài cuốn sách của ông, và thậm chí đã nghĩ đến chuyện lần theo ông để hỏi, hỏi bừa thôi, xem ông có quen Jacqueline không và ông có biết nàng như thế nào rồi không.

‒ Tôi nhầm ông ấy với một người khác sống bênTây Ban Nha… William McGivern…

Nàng nhìn thẳng vào mắt tôi, lần đầu tiên, và trong nụ cười của nàng tôi tin mình đã thấy một vẻ đổng lõa.

‒ Còn anh? nàng hỏi. Anh sống ở Paris à?

‒ Lúc này thôi. Tôi không biết tôi có ở lại đây không…

Sau lưng chúng tôi, Caisley tiếp tục nói chuyện bằng cái giọng mũi của mình, và giờ đây ông ta đang ở giữa một nhóm người rất đông.

‒ Tôi làm một cái nghề mà tôi có thể làm việc ở mọi nơi, tôi đáp. Tôi viết sách.

Thêm một lần nữa, lại là nụ cười lịch sự, giọng nói xa vắng của nàng:

‒ A thế à?… Một nghề thật thú vị… Tôi rất muốn đọc sách của anh đấy…

‒ Tôi chỉ sợ cô sẽ thấy chúng chán ngắt…

‒ Không đâu… Anh phải mang đến cho tôi hôm nào anh quay lại nhà Darius đấy nhé.

‒ Rất vui lòng.

Caisley đưa mắt nhìn tôi. Chắc ông ta đang tự hỏi tôi là ai và tại sao tôi lại nói chuyện với vợ ông ta. Ông ta đi về phía nàng và choàng tay quanh vai nàng. Đôi mắt lồi, xanh lơ của ông ta không rời khỏi tôi.

‒ Anh đây là bạn của Darius và anh ấy viết sách.

Lẽ ra tôi nên tự giới thiệu, nhưng tôi vẫn cảm thấy bối rối không nói được tên mình.

‒ Tôi không hề biết Darius có bạn nhà văn đâu đấy nhé.

Ông ta mỉm cười với tôi. Ông ta hơn chúng tôi chừng chục tuổi. Nàng đã có thể gặp ông ta ở đâu? Bên London, chắc thế. Đúng, chắc chắn nàng đã ở lại London sau khi chúng tôi mất hút nhau.

‒ Anh ấy cứ nghĩ cả anh cũng viết văn đấy, nàng nói.

Caisley cười rung cả người. Rồi ông ta lấy lại tư thế ban nãy: nửa ngưòi trên cứng đơ, đầu thẳng.

‒ Thật đấy à, anh nghĩ thế à? Anh thấy tôi giống kiểu nhà văn?

Tôi đã không tự đặt cho mình câu hỏi ấy. Tôi không quan tâm đến nghề nghiệp mà Caisley có thể làm. Dù cho có tự nhủ ông ta là chồng của nàng thì tôi cũng không thấy ông ta nổi bật lên khỏi những người đang tụ tập ở sân thượng này. Nàng và tôi, chúng tối đã đi lạc giữa những nhân vật phụ, trên một trường quay điện ảnh. Nàng vờ như nắm rõ vai của mình, còn tôi thì thậm chí không sao đánh lừa người khác được. Họ sẽ sớm phát hiện ra tôi là một kẻ xâm nhập lén lút. Tôi im tịt, và Caisley nhìn thẳng vào mặt tôi. Bằng mọi giá tôi phải tìm ra một câu trả lời:

‒ Tôi nhầm anh với một nhà văn Mỹ sống bên Tây Ban Nha… William McGivern…

Thế là tôi câu giờ được một chút. Nhưng như vậythôi thì không đủ. Việc khẩn cấp bây giờ là tồi phải tìm ra những lời đáp khác nữa, phải nói ra một cách thật tự nhiên và thoải mái để khỏi gây chú ý. Đầu tôi quay mòng mòng. Tôi chỉ sợ mình sẽ cảm thấy khó ở. Tôi toát mồ hôi. Tôi thấy trời đêm thật ngột ngạt, trừ phi chỉ là bởi ánh đèn chiếu gay gắt, tiếng trò chuyện ổn ĩ,và tiếng cười.

‒ Anh rành Tây Ban Nha chứ? Caisley hỏi tôi.

Nàng châm thêm một điếu thuốc và vẫn tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt lạnh lẽo. Tôi khó nhọc nói:

‒ Không. Không hề.

‒ Bên Mallorca chúng tôi có một ngôi nhà, mỗi năm chúng tôi ở đó hơn ba tháng.

Và cuộc trò chuyện còn tiếp diễn thêm hàng giờ nữa trên sân thượng này. Những từ rỗng, những câu trống, cứ như thể, nàng và tôi, chúng tôi sống sót sau chính bản thân mình và thậm chí còn không thể đả động chút nào đến quá khứ. Nàng hết sức thoải mái trong vai diễn này. Và tôi không trách nàng: cả tôi, tôi cũng gần như đã quên sạch mọi thứ của đời mình, cứ thế dần dà, và mỗi lần từng mảng của cuộc đời ấy rơi vụn thành bụi, tôi lại cảm thấy thật nhẹ nhõm dễ chịu.

‒ Ở Mallorca anh thích nhất thời điểm nào trong năm? tôi hỏi Caisley.

Giờ đây, tôi đã cảm thấy khá hơn, không khí mát mẻ hơn, những người khách quanh chúng tôi bớt làm ồn và giọng của nữ ca sĩ hết sức êm dịu.

Caisley nhún vai.

‒ Ở Mallorca thì mùa nào cũng có sức hút riêng.

Tôi quay sang nàng:

‒ Cô cũng nghĩ thế à?

Nàng lại mỉm cười như vừa nãy, như cái lúc tôi tin mình cảm thẩy một sự đồng lõa.

‒ Tôi nghĩ hoàn toàn giống chồng tôi.

Thế là, cứ như thể bỗng lên cơn chóng mặt, tôi nói với nàng:

‒ Buồn cười thật. Lúc hút thuốc cô không còn ho nữa.

Caisley không nghe thấy câu nói của tôi. Ai đó vỗ vào lưng ông ta và ông ta quay đầu lại. Nàng nhíu mày.

‒ Cũng không cần dùng ê te cho khỏi ho nữa…

Tôi nói câu này bằng giọng điệu người ta hay dùng trong chuyên trò giao đãi. Nàng nhìn tôi vẻ ngạc nhiên. Nhưng nàng không đánh mất vẻ điềm tĩnh. Caisley vẫn tiếp tục nói chuyện với người bên cạnh.

‒ Tôi không hiểu anh định nói gì…

Giờ đây, ánh mắt nàng không còn biểu hiện gì nữa, và ánh mắt ấy tránh cái nhìn của tỏi. Tôi lắc đầu thật mạnh, để trông có vẻ như một người vừa choàng tỉnh.

‒ Xin thứ lỗi… Tôi đang nghĩ đến cuốn sách mà tôi đang viết…

Một cuốn tiểu thuyết trinh thám à? nàng hỏi, giọng lịch sự một cách lơ đãng.

‒ Không hẳn.

Chẳng để làm gì. Bề mặt vẫn trơn nhẵn. Nước thật lặng. Hay đúng hơn, cả một lớp báng dày không thể nào xuyên thấu sau mười lăm năm.

‒ Ta về chứ? Caisley hỏi.

Ông ta quàng tay quanh vai nàng. Vóc dáng ông ta thật to lớn và bên cạnh ông ta trông nàng rất nhỏ bé.

‒ Tôi cũng về đây, tôi nói.

‒ Ta phải chào Darius.

Chúng tôi tìm mãi mà chẳng thấy anh ta đâu giữa các nhóm khách khứa, trên sân thượng. Rồi chúng tôi đi xuống phòng khách. Tận trong góc, bốn người đang ngồi quanh một cái bàn im lặng chơi bài. Darius ở trong số người này.

‒ Nhất định là, Caisley nói, poker hấp dẫn hơn chúng tôi rồi…

Ông ta bắt tay Darius. Darius đứng dậy, hôn tay nàng. Đến lượt mình, tôi bắt tay Darius.

‒ Cứ quay lại khi nào anh muốn nhé, anh ta nói với tôi. Nhà tôi mở rộng cửa đón chào anh.

Ra đến ngoài thềm, tôi chực bấm gọi thang máy.

‒ Chúng tôi phải tạm biệt anh đây, Caisley nói. Chúng tôi sống ngay tầng dưới.

‒ Hồi chiều em để quên túi xách dưới xe, nàng nói với ông ta. Em sẽ về ngay.

‒ Thôi, tạm biệt nhé, Caisley nói với tôi, tay phác một cử chỉ uể oải. Rất vui vì được làm quen với anh.

Ông ta bước xuống cầu thang. Tôi nghe thấy tiếng một cánh cửa sập lại. Chỉ còn lại chúng tôi trong thang máy. Nàng ngẩng đầu lên nhìn tôi:

‒ Xe của tôi đỗ cách một chút, gần chỗ quảng trường…

‒ Tôi biết, tôi bảo nàng.

Nàng nhìn tôi, hai mắt mở to.

‒ Tại sao? Anh rình tôi đấy à?

‒ Chiều nay tình cờ tôi nhìn thấy cô bước xuống xe thôi.

Thang máy dừng lại, hai cánh cửa mở ra, nhưng nàng không nhúc nhích. Nàng vẫn nhìn tôi bằng cặp mắt hơi nhướng lên.

‒ Anh không thay đổi nhiều lắm, nàng nói với tôi.

Hai cánh cửa đóng lại trước mặt chúng tôi, tiếng xủng xoẻng kim loại. Nàng cúi mặt xuống như thể muốn tránh khỏi luồng ánh sáng từ bóng đèn tròn của thang máy đang chiếu xuống.

‒ Còn em, anh có thấy em thay đổi không?

Nàng không còn nói bằng cái giọng giống như lúc nãy trên sân thượng nữa, mà bằng giọng hơi đục, hơi khàn, của ngày xưa.

‒ Không… Ngoài tóc và tên…

Đại lộ im lìm. Tiếng cây lá xào xạc.

‒ Anh có rành khu này không? nàng hỏi tôi.

‒ Có.

Tôi cũng không chắc lắm. Giờ đây khi nàng bước đi bên cạnh tôi, tôi có cảm giác đây mới là lần đầu tiên mình đặt chân tới đại lộ này. Nhưng tôi đâu có mơ. Chiếc xe vẫn đỗ ở kia, dưới hàng cây. Tôi giơ tay chỉ cho nàng:

‒ Anh đã thuê nó đấy… Nhưng anh lái kém lắm…

‒ Em không ngạc nhiên đấu…

Nàng khoác lấy tay tôi. Nàng dừng lại và mỉm cười với tôi:

‒ Chắc anh hay nhầm chân phanh với chân ga, nếu em hiểu đúng về anh…

Cả tôi nữa, tôi cũng có cảm giác hiểu đúng về nàng, dẫu cho đã không gặp lại nàng từ mười lăm năm nay và dẫu cho tôi chẳng biết gì về cuộc đời nàng. Trong số tất cả những người tôi từng gặp cho tới lúc này, nàng chính là người còn hiện diện rõ nhất trong tâm trí tôi.Cứ bước đi như vậy, tay nàng khoác tay tôi, rốt cuộc tôi đâm ra tin rằng chúng tôi chỉ mới chia tay nhau hôm qua.

Chúng tôi đi đến chỗ quảng trường.

‒ Em nghĩ sẽ an toàn hơn nếu để em lái xe đưa anh về…

‒ Anh muốn thế lắm, nhưng chồng em sẽ đợi em…

Vừa thốt xong câu ấy tôi đã thấy nghe nó thật giả dối.

‒ Không… Chắc anh ấy ngủ rồi.

Chúng tôi ngồi cạnh nhau trên xe.

‒ Anh sống ở đâu?

‒ Không xa lắm đâu. Tại một khách sạn, về phía ke Passy.

Nàng đi vào đại lộ Suchet, theo hướng cửa ô Maillot. Đây hoàn toàn không phải đường về.

‒ Nếu cứ mười lăm năm chúng ta lại gặp nhau một lần, nàng nói với tôi, lần tới nhiều khả năng anh sẽ chẳng nhận ra em đâu.

Tới lúc ấy chúng tôi bao nhiêu tuổi? Năm mươi.Con số làm tôi thấy lạ lẫm đến nỗi tôi không sao tự ngăn mình thì thầm:”Năm mươi…” để cố tim cho con số đó chút bóng dáng thực tế.

Nàng lái xe, nửa người trên hơi cứng lại, đầu ngẩng cao, và đi chậm lại tại các ngã tư. Xung quanh chúng tôi thật tĩnh lặng. Trừ tiếng cây lá xào xạc.

Chúng tôi đi vào rừng Boulogne. Nàng dừng xe dưới đám cây, gần những ghi sê nơi từ đó xuất phát chuyến tàu nhỏ nối giữa cửa ô Maillot và vườn Acclimatation. Chúng tôi ở trong bóng tối, bên lề đường, và trước mặt chúng tôi những ngọn đèn đường rọi một thứ ánh sáng trắng lên nhà ga nhỏ xíu này, sân ga hoang vắng, những toa tàu nhỏ xíu đang dừng ở đó.

Nàng ghé mặt lại gần tôi và lấy tay vuốt nhẹ lên má tối, như để chắc chắn rằng tôi đang ở đây, vẫn sống, bên cạnh nàng.

‒ Lạ thật đấy, lúc vừa nãy, nàng nói với tôi, khi em bước vào phòng khách rồi nhìn thấy anh…

Tôi cảm thấy môi nàng trên cổ tôi. Tôi vuốt tóc nàng. Tóc nàng không còn dài như xưa nhưng chưa có

gì thực sự thay đổi. Thời gian đã dừng lại. Hoặc nói đúng hơn, nó quay trở lại giờ khắc được chỉ trên mặt đồng hồ ở quấn cà phê Dante, cái buổi tối chúng tôi gặp nhau tại đó, ngay trước khi quán đóng cửa.

Bình luận
× sticky