Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Emma

Chương 1

Tác giả: Jane Austen

Với nhan sắc, trí thông minh và gia sản giàu có cùng một ngôi nhà tiện nghi và bầu không khí gia đình hạnh phúc, Emma Woodhouse dường như nhận được tất cả ân sủng của cuộc đời. Cuộc sống của cô đã trôi qua gần hai mươi mốt năm mà không có mấy phiền muộn.

Cô và người chị Isabella có một ông bố thật hiền hòa, khoan dung, và vì chị cô đã lập gia đình, từ lâu cô đã là chủ gia đình để quản lý ngôi nhà cho ông. Mẹ cô đã qua đời từ nhiều năm trước, vì thế cô không còn nhớ gì nhiều đến những cử chỉ âu yếm của bà. Một chị quản gia thay thế vị trí bà mẹ với tình thương không kém người mẹ thật sự là bao.

Chị Taylor làm quản gia cho gia đình ông Woodhouse được mười sáu năm, nhưng còn là một người bầu bạn thân thiết hơn là quản gia đơn thuần vì chị thật long thương yêu hai cô con gái của ông, nhất là Emma. Giữa hai người là hơn cả mối chân tình chị em. Ngay cả trong thời gian chị Taylor chỉ là một quản gia đúng nghĩa, nhờ tính hòa nhã chị không cần thiết phải tỏ ra quá khắt khe đối với đứa trẻ gái. Thời gian dần qua, cung cách áp đặt của chị dần biến mất. Hai người sống gắn bó với nhau trong tình bầu bạn. Emma có thể làm mọi điều cô thích, luôn luôn tôn trọng khả năng suy xét của chị Taylor, nhưng phần lớn là theo ý riêng mình.

Một khuyết điểm của Emma là cứ muốn làm theo ý mình, thêm xu hướng nghĩ về mình quá tài giỏi. Đấy là khuyết điểm làm vẩn gợn những vui thú của cô. Tuy nhiên, hiện giờ không ai nhận ra mối hiểm nguy này, vì thế không cho đấy là điều bất hạnh của cô.

Một nỗi buồn ập đến – chỉ là nỗi buồn nhẹ nhàng: chị Taylor lập gia đình. Chính ý nghĩ mất chị lần đầu tiên đã mang đến nỗi phiền muộn. Trong ngày cưới của người làm bầu bạn thân thiết này, lần đầu tiên Emma ngồi với ý nghĩ buôn bã về những ngày tháng sắp đến. Hôn lễ kết thúc, cô dâu ra đi, hai bố con ở lại với bữa ăn tối mà biết sẽ không có người thứ ba giúp họ được khuây khỏa trong một buổi tối dài đằng đẵng. Ông bố trấn tĩnh để đi ngủ sau bữa ăn như thường lệ, riêng Emma ngồi một mình mà nghĩ đến sự mất mát của cô.

Biến cố ấy hứa hẹn mang đến hạnh phúc cho người bầu bạn của cô, nhưng với cô thì đấy là nỗi ưu phiền. Ông Weston là người có tính khí thật khác thường, một gia sản thoải mái, ở độ tuổi thích hợp, và cung cách dễ mến. Cô hẳn cảm thấy hài long theo cách nào đấy khi nghĩ đến tình thân hữu quên mình, rộng lượng mà cô hằng muốn chứng tỏ để khuyến khích họ đi đến hôn nhân. Mỗi giờ trong một ngày trôi qua, Emma đều nhớ đến chị Taylor. Cô nhớ lại tính hiền hòa của người quản gia cũ – tính hiền hòa, tình thương yêu trong mười sáu năm – qua đấy cô đã được dạy dỗ và chơi đùa với chị. Cô nhớ đến tình cảm gắn bó của chị đã làm mọi cách cho cô vui khi cô khỏe mạnh, và tận lực chăm sóc khi cô trải qua những cơn đau yếu trong thời thơ ấu. Cô mang ơn chị nhiều, riêng bảy năm qua, vị thế bình đẳng, và tình thân thiết giữa hai người sau khi cô chị Isabella kết hôn càng làm cho hai người gần gũi với nhau thêm khiến cho cô chưa có hồi tưởng nào thân thương hơn, nồng nàn hơn. Chị đã là một thân hữu và người làm bầu bạn hiếm thấy; thông minh, sắc sảo, hiểu biết, đắc dụng, hiền hòa, thấu hiểu mọi cách thức trong gia đình, quan tâm đến mọi người và đặcbiệt đến Emma – đến mọi niềm vui của cô, đến mọi trù tính của cô. Chị đã là người mà cô có thể thổ lộ mọi ý nghĩ ngay khi ý nghĩ vừa chợt lóe lên, là người mang đến cho cô tình thương yêu mà hầu như chưa bao giờ bắt lỗi cô.

Làm thế nào cô chịu nổi thay đổi này? Đúng thật là chị chỉ ra đi để sống cách xa có một cây số, nhưng Emma vẫn nhận ra khác biệt to lớn giữa chị Taylor lúc trước ở trong nhà và bây giờ là chị Weston chỉ cách xa có một cây số. Tuy vbh mọi lợi điểm theo tự nhiên và gia cảnh, bây giờ cô có nguy cơ bị khổ sở trong nỗi cô đơn tri thức. Cô yêu mến sâu đậm ông bố nhưng ông không phải là người làm bầu bạn cho cô. Ông không thể chuyện trò với cô, dù là theo cách đứng đắn hoặc bông đùa.

ảnh hưởng của khác biệt về tuổi tác (vì ông Woodhouse lập gia đình muộn) càng trầm trọng thêm do cá tính và thói quen của ông. Vốn mang bệnh tưởng cả đời, lại thiếu năng động về tinh thần hoặc thể chất, ông trông già trước tuổi. Dù có con tim hiền hòa và tính khí dịu dàng khiến ông được yêu mến, ông không có năng lực tgì khác để thu hút lòng người.

tuy chỉ cách biệt do hôn nhân và đang sống cách xa hai mươi lăm cây số ở thành phố London, chị của Emma không thể thân cận với cô hàng ngày. Cô phải trải qua nhiều buổi tối lạnh lẽo ở Hartfield trong hai tháng Mười và Mười Một để đến lễ Giáng sinh Isabella cùng chồng và các con mới về lấp đầy ngôi nhà, và một lần nữa mang đến cho cô niềm vui sum họp.

Highbury là một ngôi làng lớn có cư dân đông đúc đến mức gần như một thị trấn. Dù cho có zs thảm cỏ, bụi cây và cái tên riêng biệt, Hartfield thật sự là một phần của cộng đồng ngôi làng và có ý nghĩa thân thương không gì sánh bằng. Gia tộc Woodhouse đứng đầu ở đây. Tất cả mọi người đều kính trọng họ. Emma quen biết nhiều người trong ngôi làng, vì lẽ cha cô là người lịch sdx đối với họ, nhưng trong số họ không ai có thể thay thế chị Taylor dù là nửa ngày. Đấy là một thay đổi mang đến u sầu. Vì thế Emma không tránh khỏi sầu muộn, mơ ước đến những điều không tưởng cho đến khi ông bố thức dậy và cô cố tỏ ra vui tươi. Ông cần được hỗ trợ về mặt tinh thần. Ông là người có tính hay âu lo, dễ dàng phiền muộn, có lòng thương mến đến bất cứ ai ông đã quen tính nết và không muốn xa cách họ, ông ghét bất cứ thay đổi nào. Hôn nhân như là nguồn gốc của thay đổi thì luôn gây ra khó chịu. Ông vẫn chưa hề chấp nhận là chính cô con gái của ông sẽ lập gia đình. Khi ông phỉa chấp nhận xa rời chị Taylor, ông cũng không nó ivề chị với lòng thông cảm tuy rằng đấy là cuộc hôn nhân do tình yêu. Từ thói quen của tính hơi ích kỷ và chưa hề có ý tưởng rằng người ta có thẻ cảm nhận khác với mình, ông vẫn cho rằng chị Taylor đã gây ra một chuyện đau buồn cho chị cũng như cho hai cha con ông, và rằng đáng lẽ sẽ tốt hơn nhiều nếu chị sống cả đời ở Hartfield.

Emma mỉm cười và cố gắng trò chuyện vui vẻ để ông xóa tan những ý nghĩ ấy, nhưng đến khi hai cha con dung trà, ông lại nói đúng như cách ông đã nói trong bữa ăn tôi:

Tội nghiệp chị Taylor! Cha ước gì chị ấy tiếp tục sống ở đây. Đáng tiếc là ông Weston không nghĩ gì đến chị ấy.

Cha ạ, con không thể đồng ý với cha, hẳn cha đã biết thế. Ông Weston là một người vui vẻ, dễ chịu, tuyệt vời, nên ông ấy xứng đáng có một người vợ tốt. Và hẳn cha không muốn chị Taylor sống với chúng ta mãi mãi rồi phải chịu đựng mọi tính khí bất thường của cfon trong khi chị có thể có một ngôi nhà riêng cho chị ấy, có phải thế không?

Một ngôi nhà riêng cho chị ấy! nhưng một ngôi nhà riêng cho chị ấy thì có lợi gì? Ngôi nhà này rộng gấp ba lần. Còn con không hề có tính khí bất thường nào , con yêu ạ.

Chúng ta sẽ đi thăm họ thường, và họ sẽ đến thăm chúng ta! Tất cả chúng ta sẽ luôn gặp lại nhau! Chúng ta phải bắt đầu. Chúng ta phải sớm di chúc mừng cuộc hôn nhân của họ.

Con yêu, làm thế nào cha đi xa được như thế? Randalls cách đây khá xa. Cha không thể đi bộ xa như thế.

Không, cha ạ. Không ai nghĩ cha phải đi bộ. Chắc hẳn là ta phải dùng cỗ xe.

Cỗ xe! Nhưng James không thích thắng ngựa để đi đọan đường ngắn như vậy, và trong khi mình đang ở thăm họ thì mấy con ngựa tội nghiệp đó ở đâu?

Cha ạ, ta đưa chúng vào chuồng ngựa của ông Weston. Cha biết không, chúng con đã thu xếp xdong xuôi mọi việc. Tối hôm qua chúng con đã nói chuyện với ông Weston về việc này. Còn về James, cha có thể tin chắc rằng ông ấy lúc nào cũng thích đi Randalls, bởi vì con gái ông ấy đang giúp việc ở đấy. Con nghĩ liệu có bao giờ ông ấy muốn đưa chúng ta đi nơi nào khác hay không. Đấy là do cha cả, cha ạ. Cha đã đưa Hannah đến nơi ở tốt. Không ai nghĩ đến Hannah cho đến khi cha nhắc đến cô ấy – James hẳn biết ơn cha!

Cha rất vui đã nghĩ đến co ấy, vì cha không muốn cái ông James tội nghiệp phải mặc cảm do bất kỳ chuyện gì. Cha tin chắc cô ấy sẽ là người giúp việcgiỏi, cô ấy lễ độ, nói năng dễ nghe, cha có cảm tình nhiều với cô. Mỗi khi cha gặp cô ấy, cô đều nhún mình chào và hỏi thăm sức khỏe của cha. Khi con nhờ cô ấy đến giúp may vá, cha nhận ty cô ấy luôn vặn nắm cứa đúng cách và không bao giờ đóng sầm cánh cửa. Cha tin chắc cô ấy sẽ là người giúp việcxuất sắc. Còn chị Taylor sẽ cảm thấy dễ chịu nhiều khi có một người thân quen sống bên mình. Con biết không, mỗi khi James đi thăm con gái ông ấy, cô ấy sẽ được nghe tin về chúng ta. Ông ấy sẽ kể cho cô nghe hai cha con ta đang sống yên ổn ra sao.

Emma không muốn cố giữ dòng suy tưởng hạnh phúc này trong đầu. Cô bày ra bàn cờ backgammon để hai cha con cùng chơi hầu mong cha cô khuây khoả qua buổi tối và chỉ mình cô cảm thấy nuối tiếc. Nhưng một vị khách bước vào khiến họ cho cuộc chơi không còn cần thiết nữa.

Anh Knightley là người nhậy cảm, tuổi vào khoảng ba mươi bảy đến ba mươi tám, không chỉ là người thân thiết lâu năm đối với gia đình, mà còn có mối quan hệ vì là anh trai chồng của Isabella. Anh sống cách Highbury khoảng gần hai cây số, thường đến thăm hai cha con cô và luôn được tiếp đãi nồng hậu. Tối nay, anh còn được đón tiếp nồng hậu hơn bình thường do cả hai bên có chung mối quan hệ ở London. Anh trở về để ăn bữa tối muộn sau vài ngày đi vắng, và giờ đi đến Hartfield để báo tin tất cả mọi người ở Quảng trường Brunswick đều mạnh khoẻ. Đấy là cuộc gặp gỡ vui vẻ, khiến cho ông Woodhouse cảm thấy sinh động hơn phút chốc. Anh Knightley có tính khí vui tươi làm hài lòng mọi người, và đều trả lời thoả đáng những câu thăm hỏi về “Isabella tội nghiệp” và các cháu của ông.

Sau đấy, ông Woodhouse cảm kích nói:

– Cháu Knightley ạ, cháu thật là tốt bụng khi đến thăm cha con bác vào giờ muộn như thế này. ác e cháu phải đi bộ qua quãng đường kinh khủng.

Cháu Knightley ạ, cháu thật là tốt bụng khi đến thăm cha con bác vào giờ muộn như thế này. ác e cháu phải đi bộ qua quãng đường kinh khủng.

Thưa bác không sao cả. Tối nay có trăng sáng, thời tiết dễ chịu đến nỗi cháu phải ngồi xa lò sưởi của bác.

Nhưng cháu hẳn bị ẩm ướt và lấm bẩn. Bác hy vọng cháu không bị cảm lạnh.

Lấm bẩn! Bác nhìn đôi giày cháu xem. Không có một vết bẩn nào.

À, thế cũng lạ, vì ở đây vừa có mưa khá nhiều. Mưa lớn khủng khiếp suốt nửa giờ trong khi cha con bác dùng bữa sáng. Bác đã muốn họ dời hôn lễ lại.

Nhân thể – cháu chưa kịp chúc mừng bác. Biết rõ hai bố con bác hẳn cảm thấy vui như thế nào nên cháu không vội chúc mừng, nhưng cháu hy vọng mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Mọi người tỏ lộ ra sao? Ai khóc nhiều nhất?

À! Cái chị Taylor tội nghiệp! đấy là chuyện không hay.

Đáng lẽ nên nói ông Woodhouse và cô Woodhouse tội nghiệp, nhưng cháu không thể nói “chị Taylor tội nghiệp” được . Cháu luôn có ý nghĩ đề cao bác và Emma nhưng nói đến cách sống lệ thuộc hoặc độc lập thì không! Dù sao chăng nữa, chiều lòng một người vẫn hay hơn hai người.

Emma nói đùa:

Đặc biệt là khi một trong hai người có tính hay mộng tưởng và gây rối! Em biết trong đầu anh nghĩ thế, và biết anh sẽ nói gì nếu bố em không thích.

Ông Woodhouse thở dài:

Con yêu, cha cho là đúng như thế. Cha e đôi lúc cha mộng tưởng và gây rối.

Cha yêu dấu! Cha đừng cho con hoặc anh Knightley thật sự nghĩ cha là như thế. Quả là ý nghĩ kinh khủng! không đâu! Con chỉ nói về mình. Cha biết đấy, anh Knightley cứ thích bắt lỗi con – khi đùa cợt – tất cả chỉ là đùa cợt. Chúng con luôn thích nói về nhau thế nào thì cứ nói.

Thật ra anh Knightley là một trong số ít người có thể bắt lỗi Emma Woodhouse, và là người duy nhất nói với cô về những lỗi lầm ấy. Dù chính bản thân Emma không thoải mái lắm về việc này, cô biết ông bố còn cảm thấy khó chịu hơn, đến nỗi cô không muốn ông biết rằng có người cho là cô không được vẹn toàn.

Anh Knightley nói:

Emma biết cháu không bao giờ nịnh nọt cô ấy nhưng cháu không có ý ám chỉ ai. Chị Taylor đã quen chiều lòng hai người, bây giờ chị chỉ có một người. Có khả năng là chị sẽ được lợi.

Emma muốn lái câu chuyện qua hướng khác:

À, anh muốn biết về hôn lễ, em rất vui kể cho anh nghe, vì mọi người đều tỏ lộ một cách thu hút. Ai nấy đều đến đúng giờ, mọi người đều chưng diện đẹp nhất, không có giọt lệ nào, và cũng không có ai thộn mặt ra. Không đâu, mọi người đều nghĩ rằng sẽ chỉ xa cách nhau có nửa dặm đường, và tin chắc rằng sẽ gặp lại nhau mỗi ngày.

Ông bố nói:

Emma yêu dấu chịu đựng mọi điều rất tốt nhưng anh Knightley ạ, thực ra con bé lấy làm buồn phải xa chị Taylor tội nghiệp, và tôi tin chắc con bé sẽ nhớ nhung chị ấy hơn là nó nghĩ.

Emma quay mặt đi, bị dằng co giữa những giọt lệ và nụ cười.

Anh Knightley nói:

Không thể nào Emma không cảm thấy nhớ nhung một người bầu bạn như thế. Bác ạ, ta không nên bắt cô ấy phải theo cách như ta muốn, nhưng cô biết hôn nhân là có lợi cho chị Taylor. Cô hẳn biết phải chấp nhận như thế, vào tuổi của chị Taylor cần phải yên bề gia thất, và điều quan trọng là chị có cuộc sống ổn định, vì thế cô không được buồn rầu quá mức. Tất cả những người quen biết chị Taylor đều lấy làm vui khi thấy chị có cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Emm nói:

Còn anh đã quên một việc làm em vui, một nguồn vui lớn – đấy là chính em đã đứng ra làm mai mối. Anh biết không, bốn năm trước chính em làm mai, rồi giúp hai người đi nd cuộc hôn nhân và em lấy làm vui được chứng tỏ đấy là việc đúng đắn, khi nhiều người nói ông Weston sẽ không bao giờ tái hôn.

Anh Knightley nhìn cô mà lắc đầu.

Cha cô trìu mến đáp lời:

À, con yêu, bố mong con đừng làm mai mối và tiên đoán sự việc, vì bất kỳ con nói chuyện gì thì chuyện ấy luôn xảy ra. Xin con đừng làm mai cho ai nữa.

Cha ạ, con hứa sẽ không tự làm mai cho riêng mình, nhưng thật ra con nên làm mai cho người khác. Đấy là thú vui to tát nhất trên đời! và sau thành công như thế, cha biết đấy! – mọi người đều nói ông Weston sẽ không bao giờ tái hôn. Không được đâu! Ông Weston goá vợ đã lâu, xem dường như vô cùng thoải mái mà không cần có người vợ, luôn bận rộn trong công việc kinh doanh ở thành phố hoặc giữa bạn bè ông ở đây, luôn được chào đón và luôn vui vẻ mỗi nơi ông đi đến. Ông Weston không phải trải qua một buổi tối nào cô đơn nếu ông không thích. Ồ, không! Chắc chắn là ông Weston sẽ không bao giờ tái hôn. Thậm chí vài người còn nói đến lời hứa của ông đối với người vợ khi bà đang nằm trên giường bệnh, và vài người khác nói về việc đứa con trai và ông bác của anh này không muốn ông tái hôn. Họ nói về những việc này bằng đủ thái độ trang trọng nhưng con không tin ai cả.

“Bốn năm trước, chị Taylor và con gặp ông ấy ở Phố Broadway. Lúc đó trời bắt đầu đổ mưa, với cả vẻ lịch sự ông ấy chạy đi mượn hai cây dù cho chúng con ở quán Farmer Mitchell’s. Từ ngày ấy, con đã quyết định trong đầu về việc này. Từ giờ khắc ấy, con đã trù định cho việc hôn nhân. Cha ạ, khi con đã thành công, cha không nên nghĩ con sẽ từ bỏ việc làm mai mối”.

Anh Knightley nói:

Anh không hiểu em có ý gì khi nói đến “thành công”. Thành công phải cần đến nỗ lực. Em đã bỏ thời giờ một cách đúng mức và tế nhị, nếu em đã nỗ lực trong bốn năm qua để mang lại cuộc hôn nhân này. Kể cũng là một nghề sáng giá đối với đầu óc của một thiếu nữ trẻ! Nhưng anh tưởng tượng là nếu việc mai mối của em, theo cách em nói, chỉ có nghĩa là trù định, một ngày rảnh rỗi nào đấy em tự nhủ thầm “Mình nghĩ sẽ tốt cho chị Taylor nếu giá như ông Weston cưới chị ấy”, và rồi sau đấy thỉnh thoảng tự nhủ thầm như thế, thì tại sao em còn nói đến thành công? Em tự hào về điều gì? Em chỉ nhờ may mắn mà dự đoán đúng sự việc, và tất cả chỉ là nhờ may mắn.

Và có bao giờ anh biết đến thú vui và niềm tự hào chiến thắng của một dự đóan may mắn không ? Em thấy tội cho anh. Em đã nghĩ anh phải khôn ngoan hơn, bởi vì chắc chắn rằng một dự đóan may mắn thì không bao giờ đơn thuần là may mắn. Lúc nào cũng phải có biệt tài trong đó. Còn về từ ngữ “thành công” mà anh tranh luận, em không biết rằng em bị cấm đóan. Anh đã vẽ nên hai hình ảnh đẹp đẽ, nhưng em cho rằng có thể có hình ảnh thứ ba – cái gì đấy giữa việc không làm gì cả và làm mọi thứ. Nếu em không mời ông Weston đến đây chơi, tạo vài khích lệ nhỏ và giải quyết êm thấm vài vụ việc nhỏ, có lẽ sẽ không nên chuyện gì cả. Em cho là anh hẳn hiểu rõ Hartfield để nhận ra điều ấy .

Một người thẳng thắn, cởi mở như ông Weston và một người có lý trí, chân thật như chị Taylor thì ta có thể để mặc họ tự lo chuyện của họ. Khi can dự vào, em có thể gây phương hại cho em hơn là làm điều tốt lành cho người khác.

Tuy chỉ hiểu một phần, ông Woodhouse vẫn góp chuyện:

Emma không bao giờ nghĩ đến bản thân nếu có thể làm điều tốt lành cho người khác. Nhưng con yêu ạ, đừng có làm mai mối gì nữa. Đấy là việc điên rồ và làm cho gia đình người ta tan nát.

Cha yêu, chỉ một lần nữa thôi, lần này cho anh Elton. Cái anh Elton tội nghiệp! cha ạ, cha hẳn mến anh Elton. Con phải tìm một người vợ cho anh ấy. Anh ấy đã ở đây cả năm rồi và đã sửa sọan ngôi nhà của anh được tiện nghi, mà không thấy ai ở Hartfield xứng đôi với anh. Kể cũng đáng xấu hổ nếu để cho anh ấy vò võ thêm nữa. Khi anh dự hôn lễ hôm nay, con nghĩ anh trông như mong mỏi có ai đấy làm mai mối cho anh! Con có ý nghĩ rất tốt đối với anh Elton, và làm mai mối là cách duy nhất giúp đỡ anh ấy.

Quả thật anh Elton là một thanh niên trẻ, đẹp trai, có tính tình rất tốt, và cha thích anh ấy. Nhưng con ạ, nếu con muốn anh ấy chú ý đến việc này, một ngày nào đấy mời anh ấy đến dung bữa với chúng ta.

Anh Knightley cười:

Thưa bác, cháu sẵn lòng, bất cứ lúc nào. Cháu hòan tòan đồng ý với bác rằng đấy là việc tốt hơn cả. Emma, hãy mời anh ấy đến dùng bữa, tiếp cho anh ấy ăn nhiều món cá và gà, nhưng cứ để cho anh ấy tự đi tìm vợ. Em cứ tin là một thanh niên hai mươi sáu hoặc hai mươi bảy tuổi có thể tự lo được.

Bình luận
720
× sticky