Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Emma

Chương 2

Tác giả: Jane Austen

Ông Weston là cư dân của Highbury, sinh ra trong một gia đình khả kính. Hai hoặc ba thế hệ của gia đình này đã vươn lên đến vị thế quý phái và sung túc. Ông đã nhận được nền giáo dục tốt, nhưng sau khi bắt đầu tự lập từ lúc còn trẻ, ông trở nên miễn cưỡng đối với những nghề nghiệp đơn giản mà các an hem của ông theo đuổi. Ông thỏa mãn trí óc hiếu động, vui tươi và tính cách thích giao tiếp của mình bằng cách gia nhập quân ngũ.

Đại úy Weston được nhiều người yêu mến. Khi cuộc đời binh nghiệp dẫn dắt cho ông gặp cô Churchill của một gia đình Yorkshire có tiếng tăm và cô Churchill tỏ lòng yêu ông, không ai lấy làm ngạc nhiên ngoại trừ người anh và chị dâu. Hai người này không bao giờ đến thăm ông, lại tỏ ra kiêu hãnh và tự cho mình là quan trọng khiến cho mối quan hệ giữa họ trở nên khó chịu.

Tuy nhiên, vốn là người trưởng thành và có quyền làm chủ gia sản của mình – tuy gia sản riêng của cô không tương xứng với bất động sản của gia tộc – cô Churchill vẫn muốn tiến đến hôn nhân. Hôn lễ được cử hành trong khi anh chồng và chị dâu cô cảm thấy mất sĩ diện vô cùng, vì thế họ chối bỏ cô với tất cả vẻ lịch sự tối thiểu. Đấy là mối quan hệ không tương hợp, và khônglàm cho người trong cuộc được hạnh phúc lắm. Cô Churchill – bây giờ trở thành bà Weston – là người cảm thấy hạnh phúc hơn trong mối nhân duyên này, vì cô có một người chồng với con tim nồng thắm và tính khí dịu dàng. Ông luôn nghĩ tốt về cô trong mọi việc để đáp lại tình yêu cô dành cho ông. Tuy nhiên, dù cô có cá tính, đấy không phải là cá tính tốt nhất. Cô có đủ quyết đóan để làm theo ý mình mà không màng đến chồng, nhưng không đủ để đè nén bất mãn vô lý về sự giận dỗi vô lý của ông, và để đè nén nỗi tiếc nuối đời sống xa hoa ở ngôi nhà của cô lúc trước. Hai vợ chồng tiêu pha vượt mức thu nhập của họ nhưng vẫn chưa bằng lúc cô ở Enscombe. Cô vẫn yêu thương chồng, nhưng cô muốn mình vừa là người vợ của Đại úy Weston như hiện tại và cô Churchill của Enscombe như quá khứ.

Đại úy Weston được nhiều người – nhất là gia tộc Churchill – xem như chuột sa hũ nếp, nhưng hóa ra ông ta bất lợi nhiều. Khi vợ ông qua đời sau ba năm chung sống, ông trở nên nghèo khó hơn so với lúc trước, cùng một đứa con phải nuôi nấng. Tuy thế, chẳng bao lâu ông được nhẹ gánh đối với chi phí cho đứa con. Cậu bé trở thành cầu nối cho hai anh em dàn hòa, thêm lòng thương cảm vì cơn bạo bệnh dai dẳng của mẹ cậu. Ông bà Churchill không có con và cũng không có đứa cháu nhỏ nào, vì thế hai người ngỏ ý nhận cậu bé Frank về chăm sóc mọi mặt ít lâu sau khi mẹ cậu qua đời . Người cha ban đầu lưỡng lự, nhưng sau khi suy xét, ông đồng ý giao đứa nhỏ cho gia tộc Churchill chăm sóc và chia sẻ cảnh sống giàu có. Ông chỉ còn phải lo cho bản thân mình, và lo cho tình trạng vật chất của mình dckhá lên, theo cách có thể được.

Ông cảm thấy cần thay đổi cuộc đời mình. Ông rời quân ngũ, lao vào việc kinh doanh nhờ an hem của ông đã có chân đứng ở London giúp cho ông khởi nghiệp được thuận lợi. Việc kinh doanh giúp ông đủ bận rôn. Ông vẫn còn có một ngôi nhà nhỏ ở Highbury, nơi ông dành phần lớn thời gian để vui thú. Ông trải qua mười năm hoặc hai mươi năm kế tiếp giữa một nghề nghiệp hữu ích và những thú vui với xã hội. Đến lúc này, ông đã khá thành đạt, đủ để mua một trang trại nhỏ kế cận Highbury mà ông hằng mong ước, đủ để cưới một phụ nữ thậm chí không có của hồi môn như chị Taylor, và để sống theo tính khí thân thiện và hòa đồng của ông.

Lúc này, chị Taylor đã tạo ảnh hưởng đến những kế họach của ông, nhưng vì đấy không phải là ảnh hưởng chuyên chế của tuổi trẻ đối với tuổi trẻ, ông vẫn giữ quyết tâm mua điền trang Randalls nên luôn nghe ngóng tin tức người chủ muốn bán, rồi cuối cùng ông đạt ước nguyện. Ông đã tạo dựng một sản nghiệp khá, mua một ngôi nhà, cưới một cô vợ, và đang bắt đầu trải qua thời kỳ mới trong đời với mọi hứa hẹn hạnh phúc hơn thời gian trước. Nhờ tố chất lạc quan, ông chưa bao giờ cảm thấy mình là người bất hạnh ngay cả trong cuộc hôn nhân đầu. Cuộc hôn nhân thứ hai cho ông thấy thế nào là một phụ nữ chin chắn và thật sự dễ thương, và giúp ông nhận ra rằng tự mình chọn thì tốt hơn là được người chọn, cũng như tạo nên lòng biết ơn thì tốt hơn là tự mình biết ơn.

kế của ông bác, mà còn được công khai mang cái họ Churchill. Vì thế cậu hẳn sẽ không bao giờ cần đến người cha giúp đỡ. Ông không phải lo lắng về việc này. Bà bác là một phụ nữ thất thường và trấn áp hòan tòan ông chồng, nhưng tố chất của ông Weston khiến ông không nghĩ rằng tính thất thường mạnh đến nỗi ảnh hưởng đến một đứa trẻ thân thương đến thế, mà ông tin rằng đáng được xem là thân thương. Mỗi năm ông đều đi thăm đứa con trai sống ở London và thấy tự hào về nó. Khi nghe ông kể về đứa con trai, Highbury cảm thấy hãnh diện lây. Mọi người đều chấp nhận người trai trẻ là thành viên của họ để anh chứng tỏ chân giá trị của mình.

Highbury ca ngợinhiều về anh Frank Churchill, và nhiều người hiếu kỳ muốn gặp anh, nhưng anh không quan tâm lắm đến những lời đề cao đến nỗi anh cq bao giờ đi đến đây. Đã có nhiều lời bàn tán rằng anh sẽ đến thăm ông bố, nhưng việc này chưa bao giờ xảy ra cả.

I khách đến thăm HIghbury đều được nghe nói về lá thư nhã nhặn mà chị Weston đã nhận được. “Tôi đóan bà đã nghe về lá thư nhã nhặn mà anh Frank Churchill viết cho chị Weston, phải không? Tôi được biết lá thư này thật sự nhã nhặn. Ông Woodhouse kể với tôi về chuyện này. Ông Woodhouse đã đọc lá thư, và ông nói ông chưa từng thấy lá thư nào nhã nhặn đến thế.

Thật vậy, đấy là một lá thư được đánh giá cao. Dĩ nhiên, chị Taylor – bây giờ là chị Weston – đã tạo nên dư luận thuận lợi về anh trai trẻ. Sự chú ý như thế là bằng chứng rõ rệt về ý thức tuyệt vời của anh, ngòai sự chú ý về cuộc hôn nhân mà mọi người tiếp đón với tất cả lời khen ngợi. Chị tự cảm thấy mình là một phụ nữ may mắn nhất. Chị đủ trưởng thành chin chắn để nhận ra mình đã may mắn ra sao, trong khi nỗi tiếc nuối duy nhất là xa cách những người bạn mà tình thân hữu chưa bao giờ lạnh nhạt – những người bạn vốn không hề muốn chia tay với chị.

Nhiều lúc chị nhận ra rằng hẳn nhiều người sẽ nhớ thương chị, và bứt rứt mà nghĩ đến việc Emma mất đi nguồn vui duy nhất, hoặc trải qua những thời khắc buồn chán vì thiếu tình bầu bạn nơi chị. Nhưng Emma không phải là người yếu đuối, cô có nghị lực hơn phần lớn những thiếu nữ khác. Cô còn có ý thức, năng lực và tinh thần vốn có thể giúp cô chịu đựng giỏi và giúp vực cô lên để vượt qua cảnh khó khăn và thiếu thốn tình cảm. Và rồi cô cảm thấy an ủi vì quãng đường ngắn giữa Randalls và Hartfield, tiện lợi ngay cả cho phụ nữ đi bộ một mình, và vì tâm tính và gia cảnh của chị Weston cũng tạo thuận lợi cho hai người có thể gặp nhau nhiều buổi tối mỗi tuần.

Tâm trạng của cô khiến cho chị Weston mãi cảm động và nhiều lúc thấy buồn. Sự mãn nguyện của Emma – hơn cả mãn nguyện, mà là niềm vui – tỏ ra công tâm và hiển nhiên vui vẻ, cho đến nỗi Emma tuy đã hiểu rõ tính tình người cha, đôi lúc vẫn cảm thấy ngạcnhiên vì ông cứ thương xót cho “chị Taylor tội nghiệp” khi họ từ giã chị ở Randalls giữa gia đình êm ấm, hoặc nhìn thấy chị ra về vào buổi tối bên cạnh ông chồng hiền lành đưa chị lên cỗ xe ngựa của chính chị.

Nhưng sau mỗi lần chị từ giã ra về, ông Woodhouse đều thở dài và nói:

À, chị Taylor tội nghiệp! chị ấy hẳn lấy làm vui mà lưu lại.

Không có khả năng lưu chị Taylor ở lại cũng như không có việc ngừng thương xót cho chị, nhưng sau vài tuần ông Woodhouse cảm thấy bớt nặng nề. Những lời chúc mừng của hàng xóm đã xong xuôi, ông không còn bị trêu cợt vì người ta mong ông vui đối với sự kiện u buồn đến thế, và chiếc bánh cưới mà ông không thích cũng đã được chiếu cố hết. Dạ dày của ông không thể chịu nổi thức ăn nhiều chất béo, và ông không bao giờ tin rằng có nhiều người khác với ông. Ông tin rằng thứ gì không tốt cho sức khoẻ của ông thì cũng không thích hợp với người khác. Vì thế, ông cố khuyên họ không nên ăn bánh cưới. Khuyên lơn không có kết quả thì ông tìm cách ngăn chặn họ. Ông cố hỏi ý kiến ông Perry, một nhà bào chế thuốc. Ông Perry là một người thông minh, trông như là nhà quý tộc. Việc ông đi đến khám bệnh và cho toa là một trong những niềm an ủi cho ông Woodhouse. Khi được hỏi ý kiến, ông Perry đành phải xác nhận (tuy đấy là không khách quan) rằng bánh cưới chắc chắn là không hợp với một số người nếu họ dùng quá nhiều. Với ý kiến như thế, ông Woodhouse hy vọng sẽ gây được ảnh hưởng đối với tất cả khách dự tiệc cưới, nhưng họ vẫn ăn bánh cưới, và tinh thần nhân ái của ông cứ bứt rứt mãi cho đến khi họ ăn xong xuôi.

Có một tin đồn lạ kỳ ở Highbury về việc các đứa nhỏ của ông Perry cầm một miếng bánh cưới trong tay, nhưng ông Woodhouse không bao giờ tin.

Bình luận
720
× sticky