Tại quán cháo cá Sóng Bể Triền Châu, Tiểu Xuyên mời Nhiếp Phong dùng bữa, cậu đặt trước món cháo cá.
Thâm Quyến không hổ danh là thành phố của những người di dân, chỉ một góc nhỏ phố Nam Viễn đã tập trung bao nhiêu món ăn từ các vùng miền khác nhau. Biển hiệu hàng ăn san sát mọc lên nào là “Quán bánh chéo Bắc Kinh”, “Tứ Xuyên Xưa”, “Các món ăn Triều Ký”, “Quán Tủy Thúy Ký”… “Nhà hàng món ăn hồi giáo Tôn Cung Xưa”… Trong đó món bánh sủi cảo của nhà hàng Bắc Kinh là ngon nhất, bánh sủi cảo nhân thịt rau hẹ chính tông vùng phương bắc, vừa ngon lại còn rẻ. Một âu bánh to thêm cá đĩa dưa chuột thái mỏng mới chỉ hết có mười tệ.
Cháo của quán cháo cá Sóng Bế Triều Châu thực chất là món cháo loãng cho rất ít gạo, vài miếng cá nổi lên trong bát. Khi múc một miếng đưa vào miệng nhai giòn giòn, vị của cháo rất tươi mà lại thơm.
Phong cách bài trí trong quán rất đặc biệt, trang trí của chính và trên các bức tường với gam màu chủ đạo là màu hồng, kết hợp với màu đen và màu vàng lá cọ, bàn ghế gỗ, đèn gỗ treo, dụng cụ ăn bằng bát gốm dày dặn cùng với đũa đen tất cả thật gần gũi với thiên nhiên.
Hai người vừa húp cháo vừa nói chuyện.
Nhiếp Phong bảo Tiểu Xuyên: “Thời hạn tổng biên tập hẹn mình sắp đến rồi”.
Thời gian tổng biên tập Ngô đặt ra cho anh vẻn vẹn có mười ngày, hôm nay đã sang ngày thứ tám.
“Anh không thể ở đây thêm vài ngày nữa sao?”.
“E là không được”.
Tiểu Xuyên thuật lại buổi gặp mặt Hồng Diệc Minh cho Nhiếp Phong nghe: “Cái ông tổng giám đốc Hồng Diệc Minh đó có chút mập mờ úp mở”, đội trưởng Thôi cũng không đoán ra ông ta rốt cuộc là muốn nói với bọn em chuyện gì?”.
“Có phải ông ta bảo “Hy vọng chuyện này sẽ giúp được chút nào đó trong công tác phá án của các anh” phải không?”.
“Vâng ạ”.
“Rất rõ rồi, ông ta muốn nói với cảnh sát thực sự là có hung thủ gây án!”.
“Ồ! Có lẽ đúng vậy”.
“Ngoài ra, có thể ông ta còn cảm nhận, kẻ giết người đó đã tiến sát đến mình”.
“Ý của anh là ông ta cảm nhận nguy hiểm gần kề?”.
“Đúng. Ông ta thậm chí còn biết rõ lai lịch của hung thủ nhưng lại không dám nói hết cho cảnh sát biết”. Nhiếp Phong phân tích kỹ:
“Nói như vậy là ông ra thấy bất an”.
“Ô, mới chỉ là suy đoán thôi!”. Nhiếp Phong hỏi tiếp: “Cậu có mang tờ giấy đó ở đây không?”.
“Có ạ”.
Tiểu Xuyên cẩn thận đưa ra tờ giấy để trong chiếc cặp chứa đựng tài liệu, vẻ ngoài của nó giống như bất cứ tờ giấy khổ A4 đánh máy nào khác..
“Các cậu đã kiểm tra dấu vân tay chưa?”
“Chỉ có duy nhất dấu vân tay của Hồ Quốc Hào”.
“Điều này cho thấy kẻ táo tợn này rất biết che giấu vết tích”.
Nhiếp Phong tỉ mỉ xem xét nội dung của tờ giấy.
Biểu tượng chữ “U” màu đỏ rốt cuộc hàm chứa ý nghĩa gì, khiến người ta phải mất công tìm hiểu. Nhiếp Phong đã từng nghe A Anh nói. Đây của biểu tượng hình vòng cung, nhìn có vẻ giống thỏi vàng song hai đỉnh lại không giống lắm,
Tiểu Xuyên chỉ ra: “Đào Lợi lại nói nó giống hình “Hồng Tháp Sơn”.
Hồng Tháp Sơn”, cách gọi ấy có vẻ thú vị”.
Nhiếp Phong lấy trong túi ra mấy bức ảnh chụp thi thể Hồ Quốc Hào, đối chiếu với biểu tượng trên tờ giấy A4 anh phát hiện ra vết khắc trên ngực trái phía đuôi đầu vú di thể Hồ Quốc Hào có gì đó rất giống với hình trong tờ giấy.
“Đây không phải là cùng một biểu tượng ư?”.
“Nếu đúng như vậy, nó liệu có chứa hàm ý gì đặc biệt?”.
Giải được mật mã này rất có thể là khâu chen chốt trong toàn bộ quá trình phá án.
Dãy số phía dưới biểu tượng 42602791 hoàn toàn giống với ba số cuối mà A Anh đã nhìn thấy.
“Tại sao anh lại biết ba số cuối “791 “ạ?”.
“Người đầu tiên nhìn thấy tờ giấy này không chỉ có một mình Hồ Quốc Hào”.
“Còn có ai nữa ạ?”.
“À! Đó là nữ thư ký riêng của ông ta, A Anh”.
“Cả đội hình sự rất cố gắng song vẫn chưa tìm ra hàm ý của dãy số này”.
Tiểu Xuyên có vẻ bồn chồn: “Dãy số gồm tám chữ số!”.
Nhiếp Phong lẩm bẩm: “Rất có khả năng là số điện thoại”.
“Không sai”.
“Nhưng bọn em đã kiểm tra trên toàn quốc, không có số điện thoại “42602791”.”
Nhiếp Phong nhíu mày đăm chiêu suy nghĩ “42602791” rốt cuộc là số điện thoại hay là số gì?
Số điện thoại thì không phải. Anh mở máy di động thử bấm số đó, trong điện thoại vang lên: “Xin lỗi, số máy quý khách vừa gọi không có thực”. Anh tiếp tục bấm thêm đầu số 020-42602791 giọng máy lại vang lên “Xin lỗi, số máy quý khách vừa gọt hiện chưa kích hoạt”.
Tiểu Xuyên nói thêm “Bọn em đã tới bưu điện để kiểm tra. Ở Quảng Đông không có số điện thoại đầu 4. Trên toàn quốc chỉ có sáu tỉnh thành là có số điện thoại tám số bao gồm: Bắc Kinh, Quảng Châu, Thâm Quyến, Thượng Hải, Thành Đô và Trùng Khánh.
“Đội cảnh sát hình sự điều tra thật kỹ”.
Tuy nói như vậy nhưng anh vẫn tiếp tục dò tìm, ấn phím điện thoại của sáu tỉnh thành mà không bấm đầu 4, câu trả lời trong điện thoại đều giống nhau, đứt đầu mối.
Dãy tám con số đó rất kỳ lạ.
Không biết đó có phải là mật mã? Hay là những số đầu hoặc số cuối của chứng minh thư?
Nhiếp Phong liên tưởng đến những điều mà A Anh tiết lộ với anh, mấy ngày trước khi Hồ Quốc Hào xảy ra chuyện, ông ta nhận được tờ giấy này, việc ấy liệu có cho thấy điều gì khác thường hay không?
Từ lúc biết được sự tồn tại của tờ giấy khổ A4 theo lời kể của A Anh, Nhiếp Phong đã tin rằng cái chết của Hồ Quốc Hào không thể đơn giản chỉ là “sơ ý đuối nước”.
Trực giác mách bảo anh: Có lẽ đây chính là “Giấy chiêu hồn”.
“Anh Nhiếp, anh nhận xét như thế nào?”.
Nuốt vội miếng cháo, Nhiếp Phong từ từ phân tích.
Căn cứ vào tâm lý học tội phạm, phương thức gây án của hung thủ thông thường phản ánh quỹ đạo tâm lý. Đây là cách thức truyền đạt thông tin cái chết đến nạn nhân. Mục đích là khủng bố tâm lý nạn nhân, làm cho nạn nhân hoang mang sợ hãi. Hành vi này thường thể hiện ở những kẻ báo thù, nó khiến cho kẻ giết người tìm thấy hài lòng. Bởi vì hung thủ cần đối phương chết một cách rõ ràng, như vậy việc báo thù mới có ý nghĩa.
“Anh Nhiếp nhận định đây là một vụ án mưu sát có kế hoạch cụ thể?”.
“Hiện tại vẫn chưa thể khẳng định dược, nhưng khả năng đó hoàn toàn có thể xảy ra”.
Đúng lúc này chuông điện thoại di động của Nhiếp Phong đổ dồn.
Anh mở máy tiếp nhận cuộc gọi, là điện thoại của Tiểu bảo mẫu: “A lô, anh Nhiếp ạ! Anh đang ở đâu?”.
Giọng nói trong điện thoại đầy háo hức.
“Tôi đang dùng bữa với bạn ở bên ngoài. Có chuyện gì vậy?”.
“Là tổng biên tập Ngô vừa gọi điện đến hỏi anh đã về chưa?”.
“Anh ấy còn nói gì nữa?”.
“Cũng không có gì, chỉ bảo anh khi nào về gọi cho ông ấy”.
“Được, tôi biết rồi”.
Nhiếp Phong tắt máy, anh than thở “Tổng biên tập hạn cho mình thời gian gấp quá”.
“Thời gian của anh còn hai ngày nữa cơ mà”.
Nhiếp Phong vỗ vai Tiểu Xuyên: “Mình phải tận dụng triệt để hai ngày cuối cùng, phải quay trở lại hiện trường”.
Tiểu Xuyên bật cười, một nhà báo giỏi cũng cần phải có cái mũi thính nhạy của loài chó săn.
1.
Đại, Tiểu Mai Sa hai viên ngọc quý tô điểm cảnh sát vịnh Đại Bàng, giống như hai con chim “Phỉ Thúy” 1 hình trăng non. Tiểu Mai Sa là trăng non nhỏ, Đại Mai Sa là trăng non lớn. Bờ biển Đại Mai Sa dài và rộng hơn Tiểu Mai Sa.
Nhiếp Phong cầm trên tay đôi giày thể thao, anh để chân trần giẫm lên cát mịn Đại Mai Sa, cảm nhận tận đáy lòng hương vị của đất trời hòa quyện.
Bãi biển với cát vàng lấp lánh dài hơn hai nghìn mét đông nghịt người bơi lội. Những hạt cát như những viên ngọc của biển như đang lay động dưới chân người. Cảnh đẹp đó thật hùng vĩ bao la. Đứng ở đây ta có thể nghe được tiếng gió thổi lồng lộng, tiếng sóng vỗ bờ và tiếng người cười đùa ồn ã. Tất cả tạo thành âm thanh của sự sống.
Công viên biển Đại Mai Sa là nơi tắm biển công cộng, thực hiện chính sách “miễn phí mở cửa, tự do ra vào”. Chính bởi vì miễn phí nên một lượng lớn người đi bơi luôn tập trung đông đúc, chậm chí có lúc vược quá sức chứa của nó. Cũng bởi có quá nhiều du khách nên xảy ra nhiều vấn đề như an toàn bơi lội, trật tự trị an, công tác bảo vệ môi trường. Các cư dân sinh sống ở thôn Mai Sa không hề thích thú với điều này.
Nhiếp Phong đã từng đến bãi biển Đại Mai Sa một lần nên rất rõ vì sao khó tìm người chứng kiến sự việc đến vậy. Ngày hai mươi tư tháng sáu là cuối tuần. Lượng người tắm biển lên đến hơn bốn vạn, đông khủng khiếp, cả bãi biển chỉ thấy người là người. Một du khách đã nói với anh “Đừng nói tới chuyện bơi lội, ngay cả chỗ xa nhất cũng không tìm thấy khe hở, người đông tới mức như “nồi bánh sủi cảo” sôi sùng sục”.
Thế nên chỉ mới bước vào đây trong tích tắc anh đã bị sóng người nuốt chửng. Nhiếp Phong len mãi mới vượt qua đám người đông đúc, anh dừng bước trước một trụ nước ngọt rửa chân, rồi đi giày vào.
Cổng chính vào công viên mở rộng cửa, không có người thu phí, phía ngoài có rất nhiều cửa hàng bán đồ tắm và thức ăn, tiến vào bên trong quãng hơn trăm mét chính là khách sạn Hào Cảnh, Nhiếp Phong tự tin đi vào đó lượn một vòng.
Đây là một khách sạn mang phong cách Đông Nam Á nằm ở mạn tây của Đại Mai Sa, mặt tiền hướng ra bãi biển tập trung đông du khách, người thì đi bơi, nghỉ dưỡng, người thì kết hợp cả công việc làm ăn. Khách sạn được thiết kế với ba trăm gian phòng thương vụ và phòng nghỉ cao cấp, các căn phòng đều sơn màu nâu thẫm, tô điểm thêm vài vật trang trí lạ mắt, nom rất trang nhã, có phần nghiêng về phong cách Thái Lan. Tại nhà ăn chính, Nhiếp Phong gọi một nồi đầu cá, giá ba mươi tám tệ, một bữa trưa khá thịnh soạn.
Anh hỏi người phục vụ về cô Bạch, họ nói cô ấy đang xin nghỉ phép. Một nữ phục vụ khác tên là A Ngọc dáng người không cao khuôn mặt bầu bĩnh má đỏ hây hây cũng có mặt ở đó. Anh dò hỏi cô gái chi tiết bữa ăn của Hồ Quốc Hào và Hồng Diệc Minh vào chiều tối ngày hai mươi tư tháng sáu. Những điều A Ngọc nói không khác với những gì cô khai với cảnh sát, nội dung không có gì mới. Trên dưới bảy giờ tối Hồ Quốc Hào ra về trước, khỏang mười phút sau Hồng Diệc Minh cũng rời khỏi đó. Chi phí bữa ăn do cô Bạch thay Hồ Quốc Hào ghi vào sổ nợ.
Nhiếp Phong gắp một miếng đầu cá lớn bỏ vào bát, hương vị thật thơm ngon. Anh chợt nhận thấy A Ngọc và mấy cô phục vụ đứng từ xa lén trò truyện với nhau rồi hướng về phía anh cười trộm.
Một lát sau A Ngọc lấy hết dũng khí tiến đến bên anh khẽ hỏi.
“Thưa anh, xin hỏi anh tên là gì ạ?”.
“Tôi tên Nhiếp Phong”!.
“Những cô gái kia đều nói anh rất giống Cổ Thiên Lạc”.
Thi ra mấy cô gái trẻ nhầm tưởng anh là nam minh tinh điện ảnh nổi tiếng Hồng Kông, Cổ Thiên Lạc.
“Ồ! Thật thế à? Tôi đen vậy sao!”.
Nhiếp Phong đưa tay sờ lên cằm không nhịn được bật cười.
Cho tới lúc Nhiếp Phong bước ra khỏi nhà hàng Hào Cảnh mấy cô gái trẻ vẫn dõi mắt bám theo anh không rời.
Bên ngoài nhà hàng đỗ một loạt xe taxi, đối diện bên kia đường, là bến xe bus, vài du khách đang đứng đợi ở đó. Theo hướng đông là hướng đi tới Tiểu Mai Sa.
Nhiếp Phong chậm rãi bước lên vỉa hè bê tông, đi khoảng hơn một trăm mét là nhà hàng Hải Châu, nằm ngay bên cạnh là một vài căn hộ tập thể sơn màu trắng. Đằng sau nó là hai ngôi nhà nhỏ còn khá mới xây liền kề. Hai ngôi nhà đó rất thấp, tường ốp gạch trắng men sứ, hàng rào bao bên ngoài cũng thấp, điển hình phong cách kiến trúc của người Quảng Đông. Cấu tạo các gian nhà gần giống nhau, người dân địa phương thích trang trí ngôi nhà của mình bằng đồ sứ màu lá cỏ úa, có chút giống màu nâu đất. Nhiếp Phong thích phong cách trang trí thanh nhã tường trắng, ngói xanh của người miền tây Tứ Xuyên hơn. Nhưng mỗi địa phương có phong cách đặc trưng vùng miền, màu nâu đất cũng là màu của quê hương.
Cư ngụ trong những ngôi nhà nhỏ đó đều là những thôn dân giàu có của Đại Mai Sa. Các căn nhà nằm gần biển – danh thắng du lịch nổi tiếng đã làm giàu cho người dân bản địa. Sát những ngôi nhà nhỏ lô xô chen lấn liền nhau có một cây đa cổ thụ gốc to mấy người ôm không xuể, dưới tán lá đa người ta cho đặt một chiếc bàn tròn và tám chiếc ghế đơn nhỏ bằng đá. Nhiếp Phong dừng bước, anh ngồi xuống một trong những chiếc ghế nghỉ ngơi trong chốc lát, ngước lên trên anh nhìn thấy cây đa treo đầy dải lụa vàng vàng đỏ đỏ, phía trên mỗi dải lụa đều có viết chữ, đại khái toàn là những câu ước nguyện chúc phúc.
Hai chiếc xe bus một lớn một nhỏ đón trả khách tại trạm xe bus lăn bánh vụt qua. Nhiếp Phong nán đợi lên chiếc xe bus phía sau, xe này có máy lạnh, anh bắt đầu chuyến hành trình đến Tiểu Mai Sa. Theo tấm bảng báo lịch chạy và số hiệu, xe từ Đại Mai Sa đến Tiểu Mai Sa ở trạm xe bus gồm có các chuyến số 103, 360, 364. Người lái xe bus cho anh biết chuyến số 360 là chuyến chạy liên tục hai mươi tư giờ trong ngày.
Chiếc xe theo hướng những dãy núi mờ mờ ẩn hiện băng qua một eo núi uốn lượn. Từ bên trong nhìn qua tấm cửa kính có thể thấy những mỏm đá ở góc Đôn Châu hiện ra rất gần, một lát sau xe dừng lại ở bến xe bus Tiểu Mai Sa. Mọi người cùng nhau bước xuống.
Hai bên tuyến phố đầy những quán ăn, biển hiệu món ăn Tứ Xuyên, món ăn Hồ Nam và đồ ăn nhanh, ngoài ra còn có rất nhiều cửa hàng bán quần áo bơi, phao cứu sinh… Chủng loại hết sức phong phú, màu sắc đa dạng. Đối diện với cửa chính của trung tâm du lịch Tiểu Mai Sa là một bãi đỗ xe, mặt sau của bãi đỗ xe có rất nhiều nhà nghỉ nằm san sát gối với nhau như các lớp vẩy cá. Một vài căn nhà xây dựng theo trào lưu kiến trúc hiện đại, trước cửa lập lòe ánh đèn màu xanh đỏ.
Nhiếp Phong đến Tiểu Mai Sa thêm lần này không hẳn là tuân theo nguyên tắc quay lại kiểm tra hiện trường của “con nhà trinh sát”.
Anh chỉ có cảm giác mơ hồ, ở Tiểu Mai Sa nhất định sẽ còn sót lại vật chứng hoặc tin tức nào đấy. Đó là một trực giác đặc biệt. Dưới con mắt của một nhà báo lành nghề như anh, Tiểu Mai Sa chắc hẳn sẽ còn đầu mối chưa được phát hiện… Đương nhiên chuyến đi này với anh còn có ly do khác. Đó là Tiểu Mai Sa quá đẹp. Bãi cát dài óng ánh, rặng dừa phong tình dường như tạo ra ma lực mãnh liệt cuốn hút anh đến đấy.
Tiến về phía trước không xa, men theo các cửa hàng ven đường là đến khách sạn Tiểu Mai Sa danh tiếng.
Khách sạn Tiểu Mai Sa tọa lạc gần biển, đây là đặc trưng kiến trúc tiêu biểu của cả vùng, nó gồm hai toà nhà màu trắng hình bậc thang đối với nhau, tạo ra kiểu dáng lạ mắt tuy tách rời nhưng lại liền một khối.
Khi đặt chân vào khu du lịch Tiểu Mai Sa, đứng từ xa chiêm ngưỡng là có thể nhìn thấy bóng dáng của quần thể khách sạn. Hai khối nhà màu trắng vươn thẳng lên cao như những cánh buồm no gió, làm cho người ta phải trầm trồ thốt lên kinh ngạc. Khách sạn có hơn một trăm năm mươi phòng, tất cả đều rất sang trọng và được lắp đặt trang thiết bị hoàn hảo.
Nhiếp Phong đi một vòng xung quanh khách sạn Tiểu Mai Sa, ngoài tầng hầm để xe riêng biệt, bốn phía đều đỗ kín đủ loại xe hơi hình dáng, kích cỡ thương hiệu khác nhau. Những vị khách đến đây thuê phòng đương nhiên đều là những người giàu có.
Nhiếp Phong tiến hẳn vào trong đại sảnh, gạch lát nền là loại đá Đào Lợi màu xanh nhạt, trên tường treo một cái gương có khung gỗ màu lá cỏ tô điểm vẻ trang nhã sang trọng vốn có của khách sạn, chỉ có điều giá thuê phòng ở đây cũng tương xứng với vẻ đẹp của nó. Hỏi người phục vụ được biết loại phòng bình thường 480 tệ/ngày thường, 660 tệ/ngày cuối tuần. Phòng cao cấp 560 tệ/ngày thường, 740 tệ/ngày cuối tuần.
Quầy lễ tân nằm ở bên trái cửa ra vào, đầng sau treo một bức ảnh cây dừa vươn ra biển rất bắt mắt. Mặt đông là quán bar, gian hàng bán đồ lưu niệm và gian hàng bán đồ trang sức. Nhiếp Phong nhận ra đại sảnh khách sạn Tiểu Mai Sa bố trí rất đặc biệt, công năng phục vụ hoàn mỹ có rất nhiều hành lang gấp khúc, sâu hun hút lượn vòng quanh, không phải nhìn một cái đã nhận ra được đường đi. Trong cái ồn ào có được khung cảnh tĩnh lặng bình yên như thế này thật đáng quý. Ngoài ra, không chỉ có một mà còn nhiều ngách để bước vào bên trong đại sảnh.
Nhiếp Phong men theo hành lang bên trái, qua câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ, thong cửa hậu là sân tennis, bên ngoài hàng rào lưới sắt đỗ một loạt xe hơi. Một con đường khác chạy ngang qua cửa hàng bán đồ trang sức, lách qua quán trà ở hành lang bên cạnh, mở chiếc cửa kính thủy lực để lộ ra bể bơi nước ngọt ngoài trời. Cửa hàng bán đồ trang sức và các nơi khác trong quần thể khách sạn treo biển hiệu đặc trưng rất riêng. Trước cửa đặt hai con hổ và chim ưng tạc từ gốc cây đang nhe nanh múa vuốt. Trong cùng đại sảnh có một không gian được vây xung quanh bởi những hành lang dài uốn khúc là quán trà mang phong cách phương Tây, ghế mây màu vàng, một bàn đá hoa cương màu đen, thảm trải nền màu xanh. Nhiếp Phong dịch chiếc ghế mây nhỏ trong góc quán ngồi xuống.
Một nữ bồi bàn mặc váy ngắn tiến đến.
“Quý khách dùng loại đồ uống nào ạ?”.
Nhiếp Phong hơi do dự rồi nói: “Cho tôi một cốc trà chanh”.
Trong lòng anh thầm nghĩ: “Ít nhất lại tốn tới hai mươi tệ, số tiền mang theo sắp hết cả rồi”. Trà chanh được pha rất khéo, uống một ngụm hương vị vẫn còn giữ mãi nơi đầu lưỡi.
“Nghe nói mấy ngày trước ở đây có người chết đuối phải không cô?”. Anh buông một câu bâng quơ với người bồi bàn.
“Dạ”. Cô bồi bàn có vẻ không thừa nhận nhưng cũng chẳng phủ định, dường như có lẽ đã được chủ quán dặn dò kỹ.
Nhiếp Phong gợi mở.
“Người chết là ông chủ lớn trong ngành bất động sản”.
“Anh cũng biết ạ!”. Cô ta có vẻ ngạc nhiên
“Trên báo đều có đăng, tuần trước rồi còn có buổi phỏng vấn ông ấy”.
“Ồ!”. Cô gái bất giác nhìn Nhiếp Phong bằng con mắt khác.
“Buổi tối trước ngày xảy ra chuyện đó, khách ra vào khách sạn Tiểu Mai Sa có ai nhìn thấy người bị chết đuối không?”.
“Không có, hai ngày trước cũng có người tới đây hỏi chuyện này”.
“Là người như thế nào hả cô?”.
“Hai vị cảnh sát một nam, một nữ ạ!”.
“Có phải người nam thì béo tròn còn cô gái thì nhỏ nhắn đúng không?”.
“Đúng ạ!”.
Nhiếp Phong thầm nghĩ thì ra Tiểu Xuyên và Đào Lợi đã đến đây điều tra rồi. Anh ngó quanh bốn phía đại sảnh, cột trụ, tường kính sáng bóng. Nhìn qua cửa sổ kính đằng sau là các hòn giả sơn nước chảy róc rách, cây cỏ xanh mướt, hơi xa một chút là một bể bơi nhỏ.
Bước ra khỏi khách sạn Tiểu Mai Sa, anh ghi nhớ trong đầu mọi đường đi lối lại. Trước cửa là đại sảnh, cửa bên là sân tennis, phía sau là bể bơi nhỏ, tất cả bốn mặt đều có bóng dáng của những cây dừa màu lục xanh tươi. Phía sau khách sạn có một con đê ngắn bao quanh, con đê chỉ cao ngang tim người. Bên ngoài con đê là biển lớn với những bãi cát trải dài, những con sóng bạc đầu. Nhiếp Phong hỏi người soát vé, anh ta nói ở đây luôn có người thường trực hai mươi tư giờ, cửa chính khu nghỉ mát cũng như vậy.
Nhiếp Phong đi qua cửa soát vé, bước trên con đường rợp bóng dừa xanh, tới phía dưới con đê ven biển anh tiến thẳng về hướng đông của bãi tắm.
Đây là nơi nằm ngoài phạm vi cho phép tắm biển, thuộc khu bờ biển tự nhiên. Nhiếp Phong tỉ mẩn quan sát khắp nơi, anh chợt nhìn thấy mấy con cò bay ngang qua đỉnh đầu, cái cổ vươn cao, hai chân duỗi dài trong khi đang bay, cái mỏ của chúng hướng thẳng về phía trước nom thật buồn cười. Nhớ thời còn nhỏ có lần Nhiếp Phong được chị gái dẫn đi chơi công viên Thành Đô, đó là lần đầu tiên anh biết tên loài chim này, mấy con chim màu trắng hình dáng giống như những con hạc tiên đậu trên cây bách. Chị gái nói đó là những con cò trắng xinh đẹp và sau đó còn dạy cho Nhiếp Phong thuộc hai câu thơ trong bài Tuyệt cú của Đỗ Phủ:
Lưỡng cá hoàng ly minh thủy liễu
Nhất hành bạch lộ thường thanh thiên” 2
Sau này do môi trường ô nhiễm, trong công viên cũng hiếm khi bắt gặp bóng cò về.
Chưa bao giờ nghe nói trong vịnh Đại Bàng xuất hiện loài chim quý này. Nhiếp Phong đã từng đọc một quyển sách giới thiệu du lịch Hà Nam, hình như loài cò này chỉ có ở cánh rừng Hồng Tháp. Mọi người đến nơi đây thường nghĩ chỉ có thể nhìn thấy bóng chim hải âu liệng bay chứ ít ai ngờ còn có cả cò nữa, mới hay nhận thức của con người luôn tồn tại những sai lầm, có nhiều việc vượt ngoài sức tưởng tượng. Thực chất nhiều người không nghĩ đến chuyện cò là loài chim ăn cá, điều ấy có mối liên hệ với biển. Bất kể nơi nào có cá thì nơi ấy có thể có cò.
Phía đầu bãi biển có một hố nước xoáy, sóng rất mạnh, ngọn sóng này đè ngọn sóng kia, cao hơn cả sóng ngoài biển. Khi Nhiếp Phong đến đó anh chợt nhận ra bên ngoài con đê là một vườn thực vật phong phú. Dưới vòm trời lộ ra màu sắc đa dạng của các loài cây cỏ vùng á nhiệt đới. Anh hiếu kỳ vươn hai tay bám lấy bờ đê, áp sát ngực vào nó, kiễng chân nhìn qua đê nơi có một vườn ươm. Những ngày biển bình yên vườn ươm trở nên xanh mướt nằm sát ngay cạnh bãi cỏ bằng phẳng của khách sạn Tiểu Mai Sa.
Khuôn mặt Nhiếp Phong hiện lên vẻ suy tư.
Tiểu Mai Sa ẩn chứa những câu hỏi thần bí, sóng đánh lên cát để lại tia bọt trắng xóa lúc xa lúc gần.
Nhiếp Phong lại đăm chiêu suy nghĩ đến nhật trình ngày hai mươi tư tháng sáu xoay quanh ba người Hồ Quốc Hào, Hồng Diệc Minh, Chung Đào. Ba người đó đồng thời xuất hiện tại Đại, Tiểu Mai Sa. Điều ấy liệu có mối liên hệ gì nhỉ?
Ngoài những người đó ra còn có Châu Chính Hưng cũng đúng lúc có mặt ở biển Nam Áo. Nhiếp Phong tiếp tục kiểm tra khu phía tây của bãi biển – vườn nướng, khoảng chiều tối vườn nướng nghìn người đã đông nghịt khách không còn lấy một chỗ trống. Ở một góc nhỏ có một nhóm chừng bảy, tám người bạn thân thiết đang ngồi quây quanh lò nướng nói cười, ánh lửa bập bùng soi rõ rừng khuôn mặt rạng rỡ, hương vị cá nướng, thịt nướng lan tỏa khắp nơi. Nhiếp Phong đứng lặng ở đó một lúc, không biết tại sao anh lại có cảm giác không giống như lần đến trước. Lần trước nhìn những chiếc lò nướng anh thấy nó giống như khối ru bích đầy màu sắc, nhìn vào lần này lại thấy nó giống trận đồ bát quái của Gia Cát Lượng.
Trong lòng anh dấy lên mối nghi ngờ: Vì sao Chung Đào lại không tổ chức tiệc cùng với bạn bè ở Đại Mai Sa mà lại lựa chọn Tiểu Mai Sa? Đại Mai Sa cũng có vườn nướng rất tuyệt không thua kém nơi đây giá cả cũng tương đương. Hơn nữa ở đó không khí và độ náo nhiệt còn sôi động hơn nhiều.
Trời tối dần, Nhiếp Phong bỏ ra tám mươi tệ để thuê một chiếc lều có đỉnh hai màu vàng xanh (Giá cả cũng tương đương với ở nhà khách cơ quan). Nằm một mình trong căn lều anh ngắm nhìn màu biển đen thẫm, phía xa xa có ánh đèn câu mực lặp lòe, nghe tiếng sóng vỗ bờ trong lòng anh tự nhiên trào lên cảm xúc không yên.
Vào nửa đêm trời đổ mưa nhỏ, tiếp đó là trận mưa rào như trút nước. Hai năm về trước Nhiếp Phong theo đoàn báo chí truyền thống đi khảo sát ở Thái Lan. Trên thực tế cũng là một chuyến tham quan tập thể, lúc ấy anh đang làm cho một tờ báo buổi chiều. Dẫn đầu đoàn khảo sát là tổng biên tập Ngô của báo “Tây Bộ Dương Quang”, ông có dáng người béo lùn, tính tình phóng khoáng. Nhớ lại lần tắm biển ở Patcaya Thái Lan, chớp giật sấm nổ cơn mưa đến bất chợt. Mấy phóng viên trẻ ngâm mình trong nước biển, chỉ thò mỗi chỏm đầu lên trên sóng, vừa có chút liều lĩnh thử thách vừa rất đã. Nhiếp Phong đã viết tùy bút “Đêm rung động lòng người ở Patcaya”, sau này bài tùy bút đó giành được giải thưởng báo chí, khi về nước không lâu tổng biên tập Ngó mời anh về làm việc cho ông. Lần đó cũng có thể coi là kỷ niệm khó quên, cũng giống như đêm mưa gió bão bùng hôm nay, căn lều Nhiếp Phong thuê không chịu được mưa lớn gió mạnh, nước tạt cả vào trong lều, gió thổi nó lắc lư chao đảo, phải cố kiên trì bám trụ thôi.
“Trong thời tiết như thế này vẫn có người dám vượt sóng đùa nước ư? Không thể.”
Hồ Quốc Hào càng không phải là kẻ thích đùa giỡn với mạng sống của mình.
Sau giờ Ngọ, tới hai giờ đêm mưa vẫn không ngừng, số tiền mang theo còn rất ít không thể đủ để thuê phòng, anh lại không mang ô, đành làm anh hùng hảo hán giữ thành vậy. Nhiếp Phong mặc chiếc quần cộc mỏng dính, mình để trần, anh vẫn còn một chiếc quần nữa chưa dùng đến nhưng chiếc áo phông và quần cộc đó đều đã bị ướt, chiếc mũ bóng chày màu trắng đục treo trên chiếc cột sắt bên ngoài lều, toàn thân anh sũng nước, nước mưa và mồ hôi chảy thành dòng mang theo vị mặn mòi của biển cả. Đành cứ ngồi hẳn trong lều ngắm mưa trên biển, tai nghe tiếng mưa rớt lộp bộp xuống mái lều, cảm giác thật giống như kỳ học môn quân sự ở trường đại học.
Gắng gượng tới ba giờ sáng, người lạnh cóng cộng thêm mỏi mệt, Nhiếp Phong hai tay bó ngối thiếp đi mơ màng. Trên mình chỉ còn sáu mươi tệ, số tiền đó không đủ thuê phòng, cũng chẳng đủ mua lấy chiếc khăn len hay khăn tắm, lòng anh thầm nhũ sau này chẳng bao giờ dám thuê lều nữa. Khó nhọc kéo lê đôi giày thể thao, trên mình chỉ mặc độc chiếc quần bơi, khoác trên vai chiếc áo phông màu đen đẫm nước mưa, đầu đội mũ ướt, Nhiếp Phong tìm đến quán trà Vui vẻ nằm sát biển ngồi đợi trời sáng. Ở đó đã có khá nhiều du khách đến để tránh mưa. Cứ ba, năm người tụ lại một chỗ, cũng có vài vị hảo hán giống hệt Nhiếp Phong người ướt như chuột lột, họ nói chuyện huyên thuyên với nhau.
Có lẽ cơn mưa đêm nay là ý trời. Đám nhân viên phục vụ quán trà nói rằng đêm trên bãi biển chẳng có gì kỳ bí cả. Vô tình Nhiếp Phong nghe được một du khách đến từ Hồ Bắc trú mưa ở đó kể lại, cuối tuần trước anh ta đưa mấy người bạn thân đến đây, cùng thuê lều để ở, khoảng nửa đêm anh ta dậy đi giải chợt nghe thấy có tiếng chim đập cánh kêu loạn lên từ phía con đường “lối nhỏ tình yêu” vọng lại. Thanh âm dáo dác. Dường như có gì đó đánh thức chúng. Anh ta không mấy để tâm, vội chui vào lều đóng cửa lại ngủ tiếp.
Người phục vụ giải thích: “Trên con đường “lối nhỏ tình yêu” có một cây đa cổ thụ, trên đó có nhiều tổ chim”.
Đôi mắt Nhiếp Phong bừng sáng: “Là cò!”.
Anh hỏi người đó: “Cuối tuần trước có phải là đêm ngày hai mươi tư không nhỉ?”.
“Đúng rồi!”.
Một người khách to béo thêm lời: “Buổi sáng thứ hai tuần trước, phát hiện có xác chết đuối ở cầu tàu, xe cảnh sát đỗ đẩy ở đấy”.
Đợi khi mặt trời vừa ló rạng, Nhiếp Phong mặc chiếc áo sơ mi vẫn còn ẩm, thay quần bơi, anh rảo bước đến con đường “lối nhỏ tình yêu”. Kết quả là đã phát hiện được một đầu mối quan trọng mà lần trước không mấy để ý tới.
3.
Bóng chiều chạng vạng, tại quán cà phê Mi Lan.
Đây là quán cà phê mang phong cách riêng biệt, nằm sau lưng một nhà hàng McDonald giữa Thâm Quyến phồn hoa náo nhiệt. Tuy quán nằm ở khu vực khá tĩnh lặng song người biết đến nó không phải là ít. Có lẽ do thích hương vị thuần chất cổ truyền, không gian yên tĩnh nên Chung Đào thường xuyên đến đây. Chiếc bàn dài giữ nguyên hoa văn gỗ, ghế nhỏ tấm tựa lưng đằng sau hình tròn nhỏ, uống một ngụm cà phê thơm nồng là có thể khiến người ta tạm quên đi bon chen, lo lắng chốn đô thị phồn hoa.
Cửa sổ bằng gỗ màu rơm vàng, tường gạch cũ rêu phong không trát. Dưới ánh đèn trang trí nhẹ nhàng, cả quán cà phê hiện lên đầy nét xa xưa cổ kính. Diện tích quán không lớn, nhìn một cái là thấy toàn bộ, trên các bức tường người ta cho treo những bức ảnh đen trắng, kích cỡ to nhỏ khác nhau, đa số là các bức chụp phong cảnh Hồng Kông mà người chụp đã từng đi qua, đường Hoàng Hậu, bến cảng, tàu điện xưa… mang đầy màu sắc hoài cổ. Trên một bức tường khác mở một lối nhỏ cửa gỗ màu vàng óng, bên cạnh trang trí một chiếc lò sưởi theo phong cách phương Tây. Nữ nhân viên phục vụ ăn mặc khá đơn giản, áo phông cổ tròn màu xanh, dáng vẻ nhẹ nhàng nhanh nhẹn. Mỗi góc quây ba tấm ngăn tạo cho khách khoảng không riêng tư.
Lúc này, Chung Đào ngồi đối diện với Đinh Lam, hôm nay anh mặc áo phông màu ô liu, quần bò xanh thái độ ung dung. Đinh Lam trang điểm nhẹ nhàng, thoải mái. Trên bàn để chiếc đèn dầu nhỏ tinh xảo màu đồng hình quả lựu lập lòe ánh sáng.
Cà phê được mang tới, Chung Đào cho gọi Hai cốc cà phê Kona hảo hạng, chiếc cốc sứ men trắng sang trọng dày dặn làm nổi bật hương vị cà phê, vừa giữ cho cà phê được nóng vừa giúp người cầm không bị bỏng tay, nhấp một ngụm thấy ngay vị đậm đà thơm ngon.
“Cà phê ở đây không tệ, có vẻ hơi ít sữa”. Chung Đào với tay lấy hộp sữa nhỏ đưa cho Đinh Lam.
“Em thích uống cà phê Surong.”
Chung Đào mỉm cười nói đùa: “Cà phê Surong không thể hiện đẳng cấp:
Chung Đào đưa cốc cà phê lên miệng, vị thơm nồng đọng nơi đầu lưỡi. Đây đúng là loại cà phê danh tiếng.
“Loại cà phê Kona này độ đậm trung bình, khẩu vị tươi mới, có mùi thơm nhẹ kèm theo chút hương rượu nho”. Chung Đào giới thiệu với Đinh Lam.
Cô nhấm một ngụm: “Ồ! Hơi thơm thơm, em có cảm giác giống vị hoa quả”.
“Đó mới đúng là hương vị cà phê Kona”.
Đột nhiên gương mặt Đinh Lam chùng xuống u uất: “Anh có còn nhớ… cái năm chúng ta trồng cà phê ở Giang Nam không?”.
“Nhớ chứ “hạt cà phê hồng tím, rừng cao su xanh ngắt”, nghe rất lãng mạn…”. Chung Đào không chút biểu cảm, giọng nói có vẻ châm biếm.
Tiếng nhạc du dương vang lên, hình như là một ca khúc tiếng Anh, giọng nam trung trầm ấm buồn buồn.
Tại góc bar trong quán, một cậu phục vụ trẻ mặc chiếc áo phông màu đen in hoa đang pha chế rượu, nom mặt mới gần hai mươi tuổi, mười chiếc ghế cao đặt phía trước, hai người thanh niên tóc dài ăn mặc hoa lá ngồi nhâm nhi ly rượu mạnh. Tường phía trên chiếc lò sưởi treo chiếc màn hình lớn màu trắng.
Ca khúc kết thúc, tiếng kèn acmonica nổi lên, đó là tiếc mục của đài phát thanh SZJ: “Bạn nghe đài thân mến, sau đây chúng tôi xin gửi tới các bạn độc tấu kèn acmonica, ca khúc Mưa hoa hạnh…”. Khúc nhạc vang lên những nốt đầu tiên, tiết tấu khá nhanh tiếp đó là tiếng kèn như khóc như kể.
Chung Đào lặng người, thất thần.
Đinh Lam ngồi yên lặng chìm đắm trong giai điệu.
Cây đèn dầu lập lòe hắt lên thứ ánh sáng leo lắt, tiếng kèn acmonica du dương bên tai, giai điệu như từ thiên đường vọng xuống.
“Anh còn nhớ không? Lúc đó…”.
Đinh Lam chưa nói hết câu Chung Đào ra dấu cho cô dừng lại, thái độ của anh như tập trung hết sinh lực để lắng nghe tiếng kèn acmonica.
Không gian trầm lắng, anh khe khẽ lên tiếng.
“Những việc đã qua như giấc mộng”.
“Em luôn hoài niệm về những năm tháng đó, hoa quỳnh nở đêm nay thời khắc ngắn ngủi song biết bao vui sướng”.
Đinh Lam ngắm nhìn Chung Đào không rời, ngàn vạn lời muốn nói với anh mà không thể thốt lên thành câu.
“Lúc đó chúng ta mới chỉ mười bảy tuổi!”. Chung Đào mơ màng.
“Hạnh Nhi mới mười lăm tuổi…”. Giọng nói của Đinh Lam đầy thương cảm.
Trong tiếng nhạc, trước mắt Chung Đào như ẩn hiện cơn mưa hoa hạnh. ° ° °
Ven sườn núi Lam Tước Lĩnh là rừng cây hạnh. Mùa xuân của hai mươi tám năm về trước khi từng đám những cánh hoa hạnh màu phấn hồng nở bung trên cành phủ trắng sườn núi.
Chiều muộn, Chung Đào cùng mấy người bạn, những thanh niên trí thức thành thị cùng đến nơi này. Họ đều học chung một trường trung học, giờ đây lại đều được phân về đại đội hai binh đoàn xây dựng Vân Nam. Trong nhóm có ba cô gái: Hạnh Nhi, Hạ Vũ Hồng, Dinh Lam, trong đám thanh niên trẻ hoạt bát lanh lợi nhất là Chung Đào và Đinh Cường. Họ quây tròn lại, cất tiếng hát một bài hát thịnh hành thời ấy.
Hạ Vũ Hồng có khuôn mặt trái xoan, đôi mắt to tròn, mái tóc đuôi gà. Cô là cô gái xinh đẹp nhất trong đại đội, hơn nữa tài sắc lại vẹn toàn vừa biết hát vừa biết múa, là bạn gái thanh mai trúc má của Chung Đào.
Chung Đào đứng sát bên cô, làn da anh đen bóng nên mọi người đặt cho anh biệt hiệu “Hắc Oa”, khuôn mặt Chung Đào luôn rạng rỡ đôn hậu mà tinh quái. Anh hát hơi lỗi nhịp.
Đinh Cường, Đinh Lam là hai anh em ruột, họ đùa vui náo động. Đinh Lam có khuôn mặt béo tròn đôi mắt nhỏ không được coi là đẹp. Đinh Cường dáng người gầy gò, tính tình cương trực thẳng thắn, không chịu cúi đầu, biệt hiệu là “Cường Tú” anh là người bạn thân thiết nhất của Chung Đào.
Em gái Chung Đào là Hạnh Nhi thổi kèn acmonica làm nhạc đệm cho mọi người hát. Thời đấy kèn acmonica là loại nhạc cụ được đám thanh niên trí thức yêu thích nhất. Bài hát mọi người hát là ca khúc nói về thành phố quê hương, đổi lời dựa trên giai điệu của bài hát Thu thủy y cựu của những năm ba mươi, giai điệu du dương buồn buồn. Hạnh Nhi hai tay giữ chặt chiếc kèn màu hồng đưa ngang miệng, cô thổi một cách say sưa. Ánh mắt dõi nhìn rừng hạnh nở hoa trên khắp sườn núi. Cô mặc chiếc áo in hình những bông hoa nhỏ, tóc tết bím hai bến, dáng vẻ thơ ngây trong sáng.
Những tháng ngày vui vẻ đã qua.
Trước mắt chỉ còn nỗi cô đơn hiện hữu.
Hồn mộng giờ ở nơi nao?
Ngước mắt lên, lệ trào dâng trong mắt.
Mẹ ơi!
Biết đến bao giờ được trở về quê hương.
Nơi dòng sông êm đềm cuộn chảy.
Nơi con đường Nhân Dân Nam Lộ tráng lệ yêu thương.
Tất cả tháng ngày như còn vẹn nguyên xưa…
………
Khúc nhạc du dương của tiếng kèn acmonica như đưa mọi người trở về những căn gác xép gần công viên Uông Giang, về con đường Nhân Dân Nam Lộ đông đúc người qua lại, những khe nước chảy nơi mọi người giặt giũ, những khu đất hoang tràn đầy hoa cải dầu khoe sắc vàng. Bọn họ người nhiều tuổi nhất mới chỉ mười bảy, vừa mới tốt nghiệp trung học. Những chàng trai, cô gái mười sáu, mười bảy tuổi hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh tụ Mao Trạch Đông tới vùng Lam Giang nơi biên cương Vân Nam mới được hơn hai tháng nay.
Em gái Chung Đào, Hạnh Nhi lúc đó đang học năm nhất trung học. Cô bé mới có mười lăm tuổi, cũng đi theo anh. Tới nơi biên cương Vân Nam cách xa thành phố hàng nghìn kilômét, trong mộng tưởng họ luôn mường tượng “Trên đầu có chuối tiêu, dưới chân là dứa”. Nhưng hiện thực lại khác hẳn, bữa ăn kham khổ ngày ngày chỉ có củ cải luộc, rau cải trắng luộc không hề có lấy chất tanh. Nơi hoang vu rừng núi, cả ngày lao động vất vả, xếp phôi gạch, chặt tre mệt mỏi tới mức không thở được. Trong lúc chạng vạng tối, đến giờ nghỉ ngơi họ khó tránh khỏi việc nhớ quê hương, nhớ cha mẹ ở nhà.
Có người hai khóc mắt tràn lệ.
Tiếp đó, cùng với thanh âm tiếng kèn acmonica của Hạnh Nhi, đám thanh niên trẻ cất lời hát hòa theo cổ vũ tinh thần.
“Tới nơi thôn dã, tới miền biên cương, tới bất cứ nơi đâu tổ quốc cần nhất…
Tất cả bọn họ trong lòng bất giác nghĩ đến lúc rời thành phố thân yêu, không thể quên được thanh âm chiêng trống hào hùng, dưới lá cờ đỏ tung bay trước gió, ngày tiễn biệt lên đường thật cảm động biết bao. Làm sao có thể quên nước mắt của mẹ ướt đẫm khuôn mặt.
Bên sườn núi Lam Tước Lĩnh, ánh mặt trời chiếu bóng hình của họ đứng sừng sững hiên ngang. Ánh nắng chiều chiếu trên những bông hoa hạnh tạo thành đám mày màu hồng rực rỡ. Cường Tử vô tình phát hiện ra rừng cây hạnh bên sườn núi từ mấy ngày hôm trước. Những bông hoa hạnh nơi đất khách quê người đem đến cho họ, những người con viễn xứ một thứ tình cảm ấm áp yêu thương kỳ lạ.
“Chẳng ngờ được nơi miền biển viễn Vân Nam lại có thể nhìn thấy hoa hạnh!”.
“Thật đẹp quá!”.
Cường Tứ bị tiếng đàn của Hạnh Nhi hớp hồn, anh chăm chú ngắm cô, Hạnh Nhi đột nhiên phát hiện ra, cô dừng lại, lớn giọng: “Này, anh dùng đôi mắt trâu nhìn người ta làm gì?”.
Cường Tử mắc cỡ xấu hổ, nhỏ giọng chối: “Anh có nhìn đâu”.
“Lại còn chối hả. Phạt anh phải hát một bài”. Cô hếch hếch cái mũi lúc lắc hai bím tóc ra lệnh.
Hạ Vũ Hồng thay Hạnh Nhi dồn ép: “Bảo Cường Tử hát một bài có được không?”.
“Được đấy!”. Mọi người cười ồ lên tán thưởng.
Cường Tứ cười khổ biết là không thể tránh được anh cất cao giọng.
Tri muội thổi kèn.
Tri ca hát họa.
Cả hai cũng vui.
Một tổ có hai con chim tước.
Tri ca cũng muốn thổi bay lên.
“Thổi bay lên” trong tiếng địa phương Tứ Xuyên nghĩa là yêu đương.
Mọi người vỗ tay hoan hô.
Những chàng trai, cô gái cùng nhau cất lời ca vang khắp núi rừng.
Đó là những người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, có hoài bão lớn lao muốn thay đổi cả thế giới. Sau đó “Hắc Oa” bắt nhịp bài hát Bài ca thanh niên trí thức mà họ vừa mới học chưa lâu. Bài hát này được một thanh niên trí thức Nam Kinh họ Nhậm sáng tác. Khá nổi tiếng được lan truyền từ Nam đến Bắc, lời bài hát được truyền miệng nên không còn giữ nguyên bản gốc.
Mười mấy nam, nữ thanh niên trí thức cùng hòa nhịp cất cao lời ca nhạc điệu có lúc hùng tráng có lúc bi thương.
“Từ biệt mẹ yêu, từ biệt quê hương
Thời học sinh vàng son đã ghi vào sử sách, một đi không bao giờ trở lại.
A, con đường phía trước biết bao khó khăn, vừa khúc khuỷu lại dài xa lắm.
Dưới chân sự sống in hình lên những vùng đất hoang vu xa lạ
Đi cùng vầng thái dương, về cùng ánh trăng tỏ.
Vận mệnh của chúng ta là làm thay đổi thế giới, một thiên chức vinh quang và thần thánh
A, trái tim ai nói lời từ giã bạn, hãy hướng về nơi xa.
Bông hoa tình yêu sẽ mãi mãi không thể nở, không thể nở”
Một cơn gió thổi qua rừng hạnh, Hạ Vũ Hồng ngoảnh đầu lại, đôi mắt cô ngước lên si mê. Dưới ráng chiều, những cánh hoa màu hồng mong manh rơi xuống liệng bay rợp trời như mưa.
“A, mưa hoa hạnh!”. Có người chợt kêu lên.
“Mưa hoa hạnh! Mưa hoa hạnh!”.
Chàng trai trẻ Chung Đào ngốc nghếch dõi theo. Đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy mưa hoa hạnh, cảnh sắc đẹp mê đắm lòng người.
Trong khe núi, nơi có ngôi nhà của họ, những cánh hoa hạnh bị gió mạnh thổi qua bay lả rả phủ kín trời rồi rơi xuống đất, khung cảnh thật đẹp mà cũng đầy thê lương. Có lẽ cả đời này họ sẽ không bao giờ quên được. Đám thanh niên nam nữ nhảy múa đùa vui đuổi cơn mưa hoa hạnh. Đột nhiên, có người bật khóc nức nở.
Chiếc đèn dầu trên bàn dao động lắc lư.
Chung Đào bất giác khe khẽ nhẩm hát khúc ca Bài ca thanh niên trí thức. Trước mắt anh như hiện ra gương mặt si mê của Hạ Vũ Hồng.
Đinh Lam thất thần nhìn anh, ở khóe mắt đôi dòng lệ lặng lẽ lăn trên má. Tuổi xuân tươi đẹp, lý tưởng cao vợi, mong ước lớn lao, những lời đao to búa lớn như muốn nhuộm hồng cả thế giới này… Tất cả dường như mới chỉ diễn ra ngày hôm qua.
Khúc nhạc acmonica dừng lại.
Khuôn mặt Chung Đào đanh lại như bức tượng bằng đồng xanh.
Đinh Lam quay trở về với thực tại.
Cô khẽ hỏi Chung Đào.
“Anh có biết tại sao quán cà phê này có tên là “Mi Lan” không?”.
“Ồ, vì nó mang phong cách Ý”,
“Không phải, người mở quán là một cô gái Hồng Kông có tên Mi Lan”.
“À, anh không biết”.
“Sau này cô ấy không làm nữa, quán cà phê vẫn giữ lại cái tên đó”.
Chung Đào hỏi thăm một số người bạn cùng trường, Đinh Lam nói họ đều rất bận.
“Tể Hiểu Huy, cái cậu đó hôm trước vẫn hỏi mọi người đợi khi nào lại tổ chức bữa nữa đấy”.
“Để nói sau”. Chung Đào đề nghị.
“Anh cần phải chú ý…”. Giọng của Đinh Lam bỗng nhớ lại, hình như cô đang rất lo lắng cho anh.
“Anh còn một việc nữa cần hoàn thành, sẽ kết thúc việc này sớm thôi!”.
Ngọn lửa xanh ma quái nhảy múa trước mắt… Nó như tiếng kêu xé lòng vọng mãi.
“Nên nhớ, cái gì em cũng không biết nhé!”. Chung Đào nhìn kỹ Đinh Lam nhắc từng câu một.
Đinh Lam gật đầu nhè nhẹ.
“Thế nhưng…”. Cô vẫn còn điều muốn nói với anh.
“Chúng ta chuyển sang chuyện khác đi”. Chung Đào ngắt lời cô.
“Anh có tin tức gì của chị Hạ Vũ Hồng không?”. Đinh Lam hỏi Chung Đào.
Anh lắc đầu.
“Em nghe một người bạn học mới đi nước ngoài về kể gặp chị ấy ở khoa nghệ thuật trường đại học Penh State – Hoa Kỳ. Hiện giờ vẫn sống một mình”.
Chung Đào lắng nghe từng lời cô nói, nhưng anh không lên tiếng.
“Sau đó anh ta nói chị ấy đã có lần về Thành Đô, còn hỏi thăm về anh nữa”.
Trong mắt Chung Đào chợt lóe lên những tia hy vọng, anh than khẽ: “Bọn anh có duyên nhưng không có phận!”.
“Dì có khỏe không anh?”. Đinh Lam chuyển sang chủ đề khác.
Chung Đào trầm tư như tự nói với chính mình: “Anh phải về nhà một chuyến”.
4.
Quán hồng trà, cách toà nhà Địa Hào chỉ nữa con phố.
Vào giờ nghỉ trưa, Nhiếp Phong hẹn gặp Mã Tuyết Anh ở đó. Anh muốn trước khi rời Thâm Quyến về Tứ Xuyên có thể tìm hiểu thêm vài điều liên quan đến trợ lý Chung.
Anh cũng không biết tại sao bản thân mình lại có hứng thú đặc biệt đối với nhân vật này. Có lẽ nhìn dưới góc độ của một nhà báo, con người Chung Đào bao phủ một lớp màu thần bí và lạ lùng. Nhưng nhìn dưới góc độ phân tích án Chung Đào nằm ngoài vùng nghi vấn của cảnh sát. Nhiếp Phong nghĩ đi nghĩ lại rốt cuộc anh ta là người như thế nào nhỉ…?
Sau lần trở lại Tiểu Mai Sa, Nhiếp Phong cảm thấy mình cần phải gặp mặt hai người. Một là A Anh (đồng nghiệp của Chung Đào), hai là Đinh Lam (người bạn gái thân thiết của Chung Đào).
Hôm nay A Anh mặc chiếc áo cộc tay ngắn sẫm màu, quần dài rộng, tóc búi cao, khuôn mặt trái xoan. Nhìn một cái đã biết là người có khiếu thẩm mỹ, biết cách ăn mặc. Họ cùng ngồi xuống, Nhiếp Phong gọi một cốc trà hoa nhài, A Anh gọi một cốc trà vải. Sau hồi hàn huyên, A Anh có chút hiếu kỳ hỏi Nhiếp Phong: “Nhà báo Nhiếp vẫn còn ở đây làm việc ạ?”.
“Hai ngày nữa tôi sẽ về Tứ Xuyên”.
“Anh có thu hoạch được gì không?”.
“Thời gian gấp quá”. Nhiếp Phong có vẻ cam chịu, “Phần tiếp theo bài viết về cái chết của chủ tịch Hồ Quốc Hào e rằng đành phải đợi sau khi chân tướng sự việc rõ ràng”.
“Tôi nghe nói vụ án này rất bí ẩn, công tác điều tra gặp nhiều khó khăn”.
Giọng nói của A Anh như có vẻ không hài lòng trước tiến trình phá án chậm chạp của cảnh sát.
“Cô nghe ai nói vậy?”.
“Người trong công ty truyền tai nhau, họ còn nói hung thủ có khả năng là một phụ nữ, thật là càng lan truyền càng trở nên ly kỳ”.
“Trợ lý Chung Đào này có bận không?”. Nhiếp Phong hỏi bâng quơ.
“Anh ta bây giờ không còn làm trợ lý nữa, mới được thăng chức phó tổng giám đốc”. A Anh trả lời ẩn chứa sự châm biếm.
“Tôi nghe nói việc đó sẽ rất tốt cho Địa Hào”.
“Có lẽ vậy!”.
“Cô có biết Chung Đào bắt đầu làm việc ở Địa Hào từ khi nào không?”.
“Mùa hè năm ngoái”.
A Anh kể lại lúc đó Địa Hào đang cần tuyển trợ lý chủ tịch HĐQT. Qua lời A Anh bây giờ Nhiếp Phong mới hiểu được tại sao Chung Đào lại nhận được sự tín nhiệm của Hồ Quốc Hào đến vậy.
Chung Đào trước đây vốn làm cho một công ty chứng khoán lớn, là người môi giới rất giỏi, trong thị trường chứng khoán miền nam cũng coi là có chút danh tiếng nhất định. Tháng tám năm ngoái Chung Đào tham dự đợt tuyển dụng nhân viên của Địa Hào, nhiều sự việc đột ngột đã xảy ra, chuyên ngành của anh ta là chứng khoán, tất nhiên không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc, bất động sản. Mà vị trí Địa Hào cần tuyển dụng là trợ lý giám đốc kiêm trưởng phòng hành chính, yêu cầu trình độ tuy khắt khe nhưng mức đãi ngộ đưa ra cũng rất cao, mỗi năm thu nhập lên đến ba trăm nghìn tệ nên đã thu hút rất nhiều người tới dự tuyển, cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Ngày Chung Đào đến đây anh ta hoàn toàn không gây được sự chú ý, ăn mặc tuềnh toàng áo sơ mi cổ bẻ màu đen, râu quai nón lổm chổm, có vẻ là người không chú ý tới cách ăn mặc trong khi đa số những người đến dự tuyển đều mặc complet cà vạt chỉnh tề. A Anh có cảm giác nhìn Chung Đào rất quen. Sau này mới nghĩ ra có lần đã được nghe anh giảng bài ở công ty chứng khoán.
Ngày hôm đó chủ tịch Hồ Quốc Hào trực tiếp phỏng vấn Chung Đào. Không thông qua hệ thống tuyển chọn từ dưới. Có lẽ mối quan hệ ngay lúc ban đầu giữa chủ tịch và anh ta đã rất tốt đẹp.
Trước Chung Đào, Hồ Quốc Hào còn gặp gỡ vài người đã có bằng MBA từ nước ngoài, đặc biệt còn có một nhân vật từng giữ chức trưởng phòng kinh doanh của một tập đoàn bất động sản lớn, nhìn chung bọn họ đều rất ưu tú. Nhưng người ông ta lựa chọn lại là Chung Đào. Trong công ty có rất nhiều người thắc mắc không hiểu nổi vì sao Hồ Quốc Hào lại đi chọn một người không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực địa ốc làm trợ lý cho mình.
Sau này họ mới biết có lẽ chính Hồ Quốc Hào đã nhận ra năng lực của Chung Đào trên phương diện chứng khoán tiền tệ, chỉ chưa đầy hai tháng làm việc anh ta đã nhanh chóng giải quyết được vấn đề “tiền vốn” cho công ty.
“À!”. Nhiếp Phong gật đầu hiểu ra.
Nhiếp Phong lại hỏi những việc khác liên quan đến Chung Đào.
“Có lẽ anh ta sẽ quay lại với chứng khoán, nghe nói anh ta là tay môi giới kiệt xuất kiếm tiền khá nhiều, lúc đầu công ty chứng khoán còn không đồng ý cho anh ta nghỉ việc”.
“Như vậy có thể nói thế này, anh ta đến Địa Hào dự tuyển có thể còn một nguyên nhân đặc biệt nào đó”. Nhiếp Phong phỏng đoán.
“Bây giờ nghĩ lại cũng không thể phủ nhận không có khả năng này.” A Anh nhấp một ngụm trà hồng trà.
“Vì sao cô lại có nhận định như vậy?”.
“Lúc đó chủ tịch đưa ra mức lương không tồi: Mỗi năm tiền lương là ba trăm nghìn tệ, cộng thêm khoản cổ phiếu 2% trong công ty. Điều đó rõ ràng rất hấp dẫn… Nhưng nghĩ kỹ lại, với một nhà môi giới chứng khoán hàng đầu như Chung Đào thu nhập hằng năm e rằng cũng không ít hơn số tiền trên của Địa Hào”.
Nhiếp Phong trầm ngâm, những điều A Anh nói không phải không có lý.
Vậy nguyên nhân đặc biệt nào đưa chung Đào đến với Địa Hào Trí Nghiệp?
Điều đó thì A Anh hoàn toàn không biết… Sau khi về với Địa Hào, Chung Đào luôn làm việc cẩn trọng, tỉ mỉ và cống hiến khá nhiều cho công ty. Chính vì vậy anh ta không chỉ nhận được sự tín nhiệm ưu ái của chủ tịch HĐQT, nhận được sự đánh giá cao của anh em trong công ty mà ngay cả phó tổng giám đốc Châu Chính Hưng cũng phải nhìn bằng con mắt khác.
Cũng nghe nói có không ít các cô gái trẻ trung xinh đẹp giỏi giang trong công ty si mê Chung Đào. Nhưng anh ta không hề đáp lại. Đàn ông ngoài bốn mươi tuổi như vò rượu ngon thơm nồng như bộ tiểu thuyết hay nhiều chương hồi. Nhưng thật đáng tiếc không có người thưởng thức mùi vị của rượu, lại cũng chẳng ai biết được nội dung bộ tiểu thuyết đó là gì… Anh ta chưa từng kết hôn, không gia đình, không có ai để yêu thương, từ trước đến giờ không gần gũi phụ nữ. Điều ấy chẳng phải là rất đặc biệt sao?
Nhiếp Phong có cảm giác khi nhắc đến con người Chung Đào, A Anh có phần hứng khởi, dường như trong tâm khảm cô nảy sinh niềm say mê không thể lý giải nổi hoặc là hé lộ lòng ngưỡng mộ thầm kín đầy nữ tính bấy lâu nay. Có lẽ cả hai điều trên đều đúng.
Hết chuyện Chung Đào, hai người chuyển qua chủ đề lễ tang Hồ Quốc Hào.
Nhiếp Phong đề cập đến vòng hoa kỳ bí.
“Cô thử phân tích xem, vòng hoa bí ẩn có thể là do ai gửi tới?”.
“Rất có thể là do một người đàn bà”. A Anh có phần khẳng định chắc chắn.
“Tại sao cô lại đoán vậy?”. Nhiếp Phong kinh ngạc.
“Lúc đó tôi có nhìn thấy một người phụ nữ lạ mặt”.
“Thật không”.
Trực giác của phụ nữ thật đáng sợ!
Theo lời A Anh, trong lúc đang diễn ra lễ từ biệt di hài Hồ Quốc Hào có một người phụ nữ mặc áo hoa xuất hiện ở cửa sau. Người phụ nữ này trước đây cô chưa từng gặp. Khi đó tất cả mọi người đều hướng về di hài Hồ Quốc Hào chẳng có ai để mắt tới chị ta, nếu có nhìn thấy chị họ cũng chỉ nghĩ đây là người của nhà tang lễ. Song A Anh chợt nhận ra người đàn bà này hết sức kỳ lạ bởi lẽ đúng mười một giờ chị ta hai lần đưa cánh tay lên để xem đồng hồ, dường như đang rất sốt ruột việc gì….
Khi vòng hoa kỳ quái vừa xuất hiện tất cả mọi người xôn xao bàn tán, trong khung cảnh rối loạn chỉ có người đàn bà đó đứng nhìn với một thái độ khác biệt, ánh mắt lóe lên những tia sáng thỏa mãn hứng khởi. Giống như là nhìn thấy đứa con thân yêu của mình biểu diễn trên sân khấu vậy…
“Người phụ nữ đó trông như thế nào?”.
“Tôi không nhìn rõ lắm bởi chị ta đứng khá xa, lại chỉ xuất hiện có vài phút”.
Nhiếp Phong thầm nghĩ: Người gửi vòng hoa gây náo loạn xuất hiện ở đó. Điều này cũng phù hợp với logic, có lẽ người đó sẵn sàng mạo hiểm để tận mắt chứng kiến hiệu quả vở hài kịch mà mình sắp đặt.
“Cô cổ thể đoán được người phụ nữ đó bao nhiêu tuổi không?”.
“Chị ta là một phụ nữ trung niên”.
Giọng nói của người đàn bà đặt hoa tại cửa hàng hoa lễ cũng là giọng phụ nữ trung niên.
Chia tay A Anh, Nhiếp Phong cực kỳ hưng phấn. Những phát hiện của cô là đầu mối vô cùng quan trọng, nó cho thấy người phụ nữ đặt vòng hoa không phải Chu Mỹ Phượng, cũng không phải A Anh mà là một người phụ nữ thứ ba.
Nhưng có một điều Nhiếp Phong không hề ngờ tới mà A Anh đã không nói cho anh biết, khi xem những tấm ảnh chụp quang cảnh buổi lễ tang Hồ Quốc Hào, vô tình cô phát hiện ra khuôn mặt người phụ nữ kỳ lạ đó. Thông qua một công ty thám tử cô đã biết người đó là ai. Chuyện này sẽ nói ở sau.
° ° °
Nhiếp Phong tìm đến tòa soạn tạp chí “Nữ tính”, anh hẹn gặp Đinh Lam ở đây.
Tạp chí này phát hành mấy chục vạn báo mỗi sáng trên toàn quốc. Địa điểm đặt tòa soạn khá chật chội. Nhà xuất bản và trụ sở tạp chí nhìn chung là đều giống nhau. Bên ngoài danh tiếng hoành tráng, bên trong nơi làm việc thì thường chỉ bé con con, có điều do tòa soạn chủ trương thực hiện phương châm đãi ngộ gắn liền hiệu quả công việc nên thu nhập của nhân viên tòa soạn cũng không tồi.
Phòng làm việc của Đinh Lam chưa đầy mười mét vuông, chỉ vừa đủ để một chiếc bàn việc, một tủ tài liệu, thêm hai chiếc ghế nhỏ là đã hết chỗ trống. Bàn viết của cô để đầy trang bản thảo, thư tín, bưu phẩm và những thứ linh tinh khác.
Khi Nhiếp Phong bước vào, anh có cảm giác không có cả chỗ đặt chân.
“Thật là ngại, phòng bừa bộn quá!”. Đinh Lam ái ngại mời Nhiếp Phong ngồi xuống ghế, cô nhiệt tình đưa tách trà cho anh.
Đinh Lam khoảng bốn ba, bốn tư tuổi, trên người khoác chiếc áo len mỏng cổ chữ V, cử chỉ và lời nói tràn đầy sức sống. Là chủ biên một chuyên mục của tạp chí, Đinh Lam được coi là người có khả năng lãnh đạo trong lĩnh vực mình phụ trách. Rất nhiều biên tập viên của tạp chí, trong đó có cả những tác giả nổi tiếng đều từng ngồi trên chiếc ghế này thảo luận lựa chọn bài viết với cô.
“Chúng ta có thể coi là đồng nghiệp”. Nhiếp Phong mào đầu khá khách khí.
“Tôi rất thích đọc “Tây Bộ Dương Quang” nó có đôi chút phong cách giống “Tạp chí địa lý quốc gia” Đinh Lam đánh giá rất cao tờ báo nơi Nhiếp Phong làm việc.
“Chúng tôi cũng hy vọng trở thành cuốn Tạp chí địa lý quốc gia”.
“Điều ấy hẳn không dễ”.
“Tạp chí địa lý quốc gia” là một tờ báo của Mỹ tổng hợp các đề tài về con người, văn hóa, tự nhiên, các bài viết trong đó vô cùng sắc sảo và có nét riêng biệt đặc sắc nổi tiếng khắp toàn cầu.
“Tôi nghe anh Chung Đào nói cậu cũng tốt nghiệp trường Đại học C Tứ Xuyên”.
“Vâng, tôi học khóa 88 khoa Truyền thông và trợ lý Chung đều là trưởng bối của tôi”. Nhiếp Phong nói một cách cung kính.
“Không dám!”. Đinh Lam mỉm cười.
Nhiếp Phong cùng cô nói chuyện hơn một giờ đồng hồ, vẻ sắc sảo cá tính, nhanh nhẹn, hào sảng và kiến thức uyên thâm của cô đã để lại ấn tượng rất tốt đối với anh.
“Nơi nào của Thâm Quyến khiến cậu khó quên nhất?”.
Câu hỏi này cô cũng thườ
ng hỏi bạn bè đến Thâm Quyến du lịch, họ đều trả lời “Tòa nhà Địa Vương” hay “Cửa sổ thế giới”. Song Nhiếp Phong hoàn toàn ngược lại.
Anh nói: “Bãi biển Tiểu Mai Sa”.
“Thật không?”. Đinh Lam cảm thấy bất ngờ.
Nhiếp Phong chia sẽ những ấn tượng của mình đối với Tiểu Mai Sa. Anh nói đã từng đi qua Tam A của Nam Hải và Bắc Hải của Quảng Tây, đó đều là những bãi biển nổi tiếng. Màu sắc của Bắc Hải là màu trắng, được gọi là “ngàn sa” (cát trắng như bạc), nhưng màu cát của Tiểu Mai Sa là màu vàng nhạt, rất hiếm gặp. “Bích Hải Hoàng Sa” (các vàng như là viện ngọc bích của biển) quả là từ rất đúng với cát của Tiểu Mai Sa. Tiếp đó Nhiếp Phong hết miêu tả chiếc cầu đá lại đến con đường “lối nhỏ tình yêu”, rồi quay sang vườn nướng – nơi ấy có rừng cao su nhỏ, các lò nướng như trận đồ bát quái…
Anh rất tự nhiên khéo léo lồng vào câu hỏi về buổi tối ngày hai mươi tư tháng sáu, thời gian bữa tiệc Đinh Lam và bạn cùng trường tụ họp tổ chức ăn uống gặp mặt. Cô không hề bối rối giải đáp tất cả những điều anh nghi ngờ.
“Nghe nói ngày hôm đó các anh chị tổ chức tiệc ở vườn nướng, mọi người đều rất vui vẻ”.
“Đúng vậy, quả là một bữa tối khó quên”.
“Sao các chị lại không chọn vườn nướng Đại Mai Sa nhỉ? Ở đó rộng rãi hơn nhiều”.
“Đại Mai Sa ồn ào quá! Không có được không khí yên bình như Tiểu Mai Sa”. Đinh Lam giải thích rất chân thật.
“Bảy vị trưởng bối, năm nam hai nữ chơi trò đoán số phạt rượu đến hết cả đêm, không khí lúc ấy chắc tuyệt vời lắm”. Nhiếp Phong mỉm cười rồi tiếp tục “Mọi người đã uống hết ba thùng bia, uống tới mức quên hết cả trời đất…”.
“Làm sao cậu lại biết rõ vậy?”. Đinh Lam không nhịn được, bật cười.
“Anh Chung Đào nói cho tôi”.
“Hôm đó anh ấy và Tô Hiểu Huy là người chơi trò đoán số phạt rượu, đã uống rất nhiều. Dường như Chung Đào gặp phải đối thủ quá mạnh nên còn bị nôn. Tửu lượng của anh ấy bình thường, làm sao đọ lại tên quỷ rượu đó được”. Trong cách xưng hô của cô đối với Chung Đào hàm chứa đầy sự quan tâm lo âu, chăm sóc.
“Anh Chung Đào không đề nghị rời vườn nướng về phòng nghỉ sao?”.
“Không, anh ấy chỉ rời đó khoảng hơn hai mươi phút về phòng thay quần áo. Tôi là người đưa anh ấy đi”.
Điều này trùng khớp với những gì cảnh sát điều tra được.
“Tôi rất ngưỡng mộ Chung Đào”. Nhiếp Phong nói: “Có một người bạn cùng trường nói rằng anh ấy là ngôi sao mới của thị trường chứng khoán phương nam”.
“Cậu ấy nói không ngoa, anh Chung Đào thật sự là một nhân tài trong lĩnh vực tài chính tiền tệ”.
“Vậy sao anh ấy lại bỏ nghề để làm việc cho Địa Hào?”. Nhiếp Phong đột ngột hỏi.
“Là thế này”, Đinh Lam ngưng lại một chút “Có lẽ là ý trời..,”.
“Ý trời?”. Nhiếp Phong cảm thấy dường như anh đã nghe câu nói này ở đâu rồi.
“Điều kiện phát triển ở Địa Hào thực ra rất tốt”. Đinh Lam chợt nhận ra mình có chút lỡ lời bèn ngay lập tức giải thích thêm, “Nghe nói lúc đó có nhiều nhân vật ưu tú tham gia đợt tuyển chọn vị trí trợ lý chủ tịch HĐQT”.
“Cuối cùng người được chọn là Chung Đào!”.
“Đúng vậy, anh ấy hoàn toàn dựa vào thực lực”.
“Mọi người đều nói chủ tịch HĐQT Địa Hào, Hồ Quốc Hào có cái ân tri ngộ với Chung Đào”.
“Hồ Quốc Hào?”.
Trong nháy mắt, đôi mắt Đinh Lam lóe lên tia nhìn sắc lạnh: “Một tổng giám đốc đồi bại…
Lời lẽ của cô có vẻ rất khinh miệt.
“Tổng giám đốc đồi bại”, câu này Nhiếp Phong cũng nghe quen quen.
Đinh Lam lật giở tờ báo đặt trước mặt rồi chỉ vào một trang cho Nhiếp Phong xem, tờ báo đó là báo thành phố số ra ngày hôm qua. Trong một góc trang hai có đăng tin về buổi lễ tang Hồ Quốc Hào, trên đó còn chụp bức ảnh vòng hoa kỳ lạ. Nhiếp Phong không ngờ, sự việc vòng hoa kỳ lạ đã được đưa lên mặt báo… Trong lễ truy điệu ông chủ bất động sản lớn Hồ Quốc Hào đã xảy ra nhiều điều kỳ lạ, một vòng hoa bí ẩn với dòng chữ “chết cũng đáng” như từ trên trời rơi xuống.
Tổng giám đốc lúc còn sống phong lưu sau khi chết đi để lại biết bao bí mật: “Hùng tâm, dã tâm, hoa tâm: tâm trung hữu quỷ…
“Đứng trên lập trường của tạp chí “Nữ tính” chúng tôi, dùng từ “chết cũng đáng” là lịch sự lắm rồi đối với những người đàn ông bại hoại chà đạp lên thân xác phụ nữ cho dù ở cương vị gì, giàu có bao nhiêu, cuối cùng kết cục sẽ bị trời chu đất diệt!”.
Những lời nói của cô khiến Nhiếp Phong giật mình.
Không biết Đinh Lam đang đại diện cho tạp chí “Nữ tính” hay do tính cách mạnh mẽ mà cô nói ra những câu nói gay gắt đến vậy.
Trực giác của Nhiếp Phong mách bảo, trong lời nói của cô dường như ẩn chứa nỗi căm hận nhưng rốt cuộc sự căm hận đó là gì thì lại khó có thể nói cho chuẩn…
Dựa theo những tài liệu mà Tiểu Xuyên cung cấp, tất cả chi tiết về bữa tiệc do bạn bè Chung Đào cung cấp đều hoàn toàn đồng nhất. Bữa tiệc tổ chức ở bãi biển ngày hôm đó là cuộc gặp gỡ bạn bè chung trường thường niên. Hơn nữa xem ra Đinh Lam không phải là kẻ thủ đoạn, tính tình lại khoáng đạt, còn là một độc giả trung thành của tạp chí “Tây Bộ Dương Quang”. Nhưng không hiểu sao Nhiếp Phong lại có cảm giác Đinh Lam thật sự đã dành tình cảm rất sâu nặng cho Chung Đào. Việc đó gây cho anh sự hiếu kỳ lạ lùng. Anh đã nghiên cứu kỹ lý lịch của Chung Đào, anh ta là sinh viên khóa 77 khoa Ngoại thương Đại học ở Tứ Xuyên. Đinh Lam học dưới Chung Đào hai khóa, bọn họ tuy không cùng học chung một khóa song quan hệ hết sức thân thiết.
Phát hiện ra chi tiết này khiến Nhiếp Phong trầm tư.
Tiễn Nhiếp Phong ra khỏi tòa soạn, Đinh Lam dường như mới chợt nghĩ ra, thật sự mục đích chuyến thăm của cậu em khóa sau đến đây là gì? Cậu ta hỏi những chuyện ấy có hàm ý gì nhỉ?
Đinh Lam cầm lấy ống nghe điện thoại bấm số máy của Chung Đào.
° ° °
Trở về nhà khách cục xuất bản mở máy vi tính, Nhiếp Phong lên mạng vào trang web của trường Đại học C Tú Xuyên, tìm mục sinh viên khóa 77 khoa Ngoại thương chuyên ngành kinh tế tài chính, đánh chữ Chung Đào: Năm 1977 là một năm rất đặc biệt, là năm đầu tiên cả nước Trung Quốc khôi phục kỳ thi đại học. Rất nhiều thanh niên trí thức nhờ đó có cơ hội cạnh tranh công bằng. Thi đỗ đại học nghĩa là thay đổi cuộc sống.
Nhiếp Phong tiếp tục mở Google đánh từ khóa “Hồ Quốc Hào” rồi bấm nút enter kết quả trong công cụ tìm kiếm hiện ra: Những người trùng tên đó là một tổng giám đốc công ty dược, một giáo sư đại học xây dựng, một vị lão thành cách mạng ở một huyện thuộc tỉnh Quảng Đông. Tất cả những thông tin đó đều không liên quan đến cái chết của Hồ Quốc Hào. Trong một trang web “giới thiệu nhân vật” có phần giới thiệu sơ lược lý lịch Hồ Quốc Hào.
Tiên sinh Hồ Quốc Hào nổi danh trong giới bất động sản.
Sinh năm 1942 tại Hà Nam.
Năm 1960 khi mười tám tuổi tham gia cách mạng, lập được nhiều chiến công, nhận được nhiều bằng, giấy khen.
Bắt đầu từ năm 1981 kinh doanh bất động sản tại Hải Nam, Quảng Tây thu được nhiều thành quả.
Năm 1992 phát triển tại Lĩnh Nam, cùng một số người lập ra công ty Địa Hào Trí Nghiệp. Trong tám năm kinh doanh đã xây dựng tòa nhà Địa Hào, quảng trường Nhã Viên, công viên Tân Thành và một số công trình khác.
Từ năm 1998 nhận được sự chú ý của giới truyền thông trong và ngoài nước, cùng trả lời phỏng vấn cho tạp chí “Boss” của Mỹ, Đài BBC của Anh, Đài truyền hình trung ương, truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng và một số cơ quan thông tấn khác.
Tháng 1 năm 2000 được tạp chí “Trung Quốc – Người quản lý” bình chọn là “Giám đốc địa ốc xuất sắc nhất”.
Nhiếp Phong vô tình phát hiện khoảng thời gian những năm bảy mươi trong bản lý lịch của Hồ Quốc Hào bị bỏ trống.
Tại sao lại như vậy?
Trong lúc đang phân vân thì tiếng chuông điện thoại ngắt dòng suy nghĩ của anh.
Lại là “Tiểu bảo mẫu” gọi điện, cô nói sắp đến ngày sinh nhật mẹ anh, bà luôn hỏi bao giờ thì anh về.
“Chắc một, hai ngày nữa”. Anh chợt nhận ra, ngày mai là kỳ hạn cuối cùng.
Tiểu bảo mẫu hiếu kỳ hỏi: “Vụ án đã phá được chưa anh?”.
Nhiếp Phong kinh ngạc: “Cô biết vụ án nào?”.
“Anh đừng giấu em”. Tiểu bảo mẫu đắc ý cao giọng “Trong tạp chí Tây Bộ Dương Quang kỳ vừa rồi em có xem và thấy bài của anh..,”.
Trong bài phỏng vấn cuối cùng của Hồ Quốc Hào, tổng biên tập đã cho đăng thêm một đoạn nói rõ: Bốn ngày sau khi được phóng viên của báo phỏng vấn người ta đã bất ngờ tìm thấy xác Hồ Quốc Hào tại bãi biển Tiểu Mai Sa, Thâm Quyến. Trong số báo gần nhất phóng viên của báo sẽ có bài đặc biệt theo sát tiến trình phá án.
“Tiểu nha đầu, không ngờ cô lại là thiên tài trinh sát”.
“Thật ạ!”. Tiểu bảo mẫu hớn hở.
“Giữ bí mật cho tôi nhé, khi nào về tôi sẽ mang cho cô vỏ ốc biển Đại Mai Sa”.
“Anh đừng có nói lời rồi lại quên lời đó nhé!”.
——————————–
1Phỉ Thúy là loài chim lông đỏ, rất đẹp con vật tưởng tượng trong sách cổ. 2Dịch thơ:
“Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc
Một hàng cò trắng vút trời xanh”
(Tản Đà)