Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

500 Giải đáp y học theo yêu cầu bạn đọc

Chương 6: Bệnh Ở Tứ Chi, Xương Khớp, Hệ Tiết Niệu Và Hệ Sinh Dục

Tác giả: Lê Trọng Bổng

382. Hậu quả của việc không chữa trị chín mé
“Tôi có đứa con trai 10 tuổi, cách đây 4-5 tháng bị mưng mủ ở đầu ngón chân cái, kéo dài chừng 10 hôm, sau đó tự vỡ mủ rồi liền miệng (gia đình không có điều kiện cho cháu chữa trị). Sau đó một thời gian, chỗ ấy lại mưng lên, rồi vỡ mủ, thối như mùi bốc mả, cứ khi rò khi lành cho tới nay, mặc dù cháu vẫn ráng chịu đau đi học đều”.
Bạn hãy coi chừng cháu bị viêm cốt tủy ở đốt cuối của ngón chân cái. Hãy cho cháu chụp X-quang ngón chân cái, bạn sẽ thấy hình ảnh đốt này bị “gặm mòn”, phần còn lại có hiện tượng dày lên và có thể thấy những mẩu nhỏ xương chết bên cạnh (cái mùi “bốc mả” là từ những mẩu xương chết này mà ra).
Nhiều khả năng đây là biến chứng của bệnh chín mé đầu ngón chân cái mà bạn đã bỏ qua. Chín mé nếu được phát hiện sớm và điều trị bằng kháng sinh, chườm lạnh thì có thể khỏi mà không mưng mủ. Nếu phát hiện hơi muộn, nên cho dùng kháng sinh với liều cao, đồng thời chườm nóng liên tục, ổ mủ sẽ nhỏ, sau khi được rạch tháo mủ sẽ nhanh khỏi, không có di chứng hoặc biến chứng.
Nếu đúng là viêm cốt tủy, trong trường hợp con bạn có 2 mức xử trí phẫu thuật. Nếu phần xương tốt còn nhiều, đơn giản nhất là tiến hành nạo ổ viêm, lấy hết xương chết, chờ cho xương tự lành (không còn rò mủ, chụp X-quang kiểm tra thấy hình ảnh xương đã trở lại bình thường). Nếu phần xương còn lại không nhiều, có thể phải tháo khớp đốt cuối ngón chân cái (sau này ngón chân sẽ ngắn đi một chút và chỉ hy vọng có một chút móng chân).
383. Không nên làm như thế
“Cháu có người chị gái 21 tuổi, bị dính bẩm sinh ngón tay đeo nhẫn và ngón giữa của tay trái. Chị đã được một bệnh viện tư mổ tách ra cách đây 2 năm, nhưng vẫn còn bị dính khoảng 2 cm ở phần dưới ngón; và do thiếu da khi mổ nên từ đó tay chị bị cong lại rất xấu và khó hoạt động, làm việc mạnh thì đau. Xin cho chị cháu một lời khuyên”.
Đáp: Không rõ “phần dưới” cháu nói là “dưới” (cuối ngón tay, đốt thứ 3), hay là “trên” (đốt thứ nhất, ngay khe ngón tay); vì theo quy định trong giải phẫu học, “cái gì ở cuối là dưới, cho dù ta có giơ ngược nó lên”. Nhưng chắc chỗ vẫn dính này là ở trên, nghĩa gần khe ngón, giữa các đốt 1 của hai ngón tay.
Như vậy là trong cuộc mổ cách đây 2 năm, người chủ trì phẫu thuật đã:
– Không đánh giá trước được mức độ dính ở phần này (không chỉ dính da mà dính cả mỡ dưới da, thậm chí cả bắp thịt của ngón tay), tưởng là đơn giản nên đã nhận làm phẫu thuật này tại một cơ sở không chuyên khoa.
– Không biết đến kỹ thuật chuyển vạt da (xoay hai vạt da nhỏ bên cạnh đến để khâu phủ lên chỗ sẽ tách ra trên hai ngón tay), cũng không biết đến kỹ thuật vá da rời (lạng hai mảnh da mỏng ở đùi để “đắp” lên), nên khi gặp tình huống thiếu da đã phải rút lui.
– Sau đó, không giới thiệu tiếp chị cháu cho một cơ sở giỏi hơn họ về trình độ và trang bị, và điều này là quan trọng hàng đầu.
Tiếc rằng gia đình do thiếu hiểu biết nên đã để kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, sau một vài ca phẫu thuật sẽ được tiến hành đúng đắn, chính xác và theo dõi sát sao, sau khi được hướng dẫn tập luyện, chị cháu có thể khắc phục dần mọi rắc rối.
Gia đình cháu nên liên hệ ngay với Viện bỏng quốc gia, nơi giàu kinh nghiệm trong ghép da để được mổ sớm.
384. Bị thọt chân từ bé
“Cháu 20 tuổi, bị thọt chân từ bé, nghe nói là do viêm não. Hiện đã có phương pháp gì chữa được bệnh này? Nếu để vậy có ảnh hưởng gì trong tương lai không?”.
Do di chứng của sốt bại liệt, cháu bị thọt chân, teo cơ và xương khớp ở cả một chân. Bệnh này không chữa được bằng những phẫu thuật chỉnh hình khu vực.
Hiện trên thế giới đã hiệu chỉnh được các chân giả điện tử giúp cho cơ năng vận động của chân. Tiếc rằng kỹ thuật này chưa có khả năng dùng rộng rãi cho mọi người, nhất là người nghèo. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh của khoa học, cháu có thể hy vọng. Trong khi chờ đợi, cháu chỉ có thể dùng nạng hoặc xe lăn (hay xe máy ba bánh nếu có điều kiện). Mới dùng thấy hơi ngại nhưng rồi cũng quen dần, chả sao.
Nếu không chữa cũng chẳng phải lo lắng gì nhiều. Do đi lệch, khung chậu của cháu không cân đối, khó có thể đẻ thường; nhưng cháu vẫn cho thể sinh con nhờ phẫu thuật lấy thai qua đường dưới, rất an toàn cho cả mẹ lẫn con. Có điều, với người nào sau này yêu thương cháu, cháu phải nói rõ từ đầu về khả năng này, xem họ có “chịu” không?
Chúc cháu có được nghị lực và lòng tin để không ngừng vươn lên. Biết đâu một ngày nào đó, mọi người sẽ được hoan hô cháu trong đoàn vận động viên đi xe lăn của cả nước!
385. Liệt hai chân do chấn thương
“Cháu là con gái, 20 tuổi, cách đây gần 4 năm bị tai nạn chấn thương cột sống, mất cảm giác từ đốt sống lưng thứ 5 trở xuống, không tự điều khiển được hai chân (các chức năng khác vẫn bình thường). Đến nay, cháu thấy có một số tiến bộ, chẳng hạn như đã có cảm giác thấp hơn trước 2 đốt ngón tay. Xin cho biết cháu cần phải làm gì, và có thể hy vọng hồi phục hoàn toàn không?”.
Trường hợp của cháu may mắn hơn nhiều so với những người bị chấn thương cột sống ở vị trí cao hơn (họ còn bị thêm những rối loạn của ruột già, bàng quang…). Ngành phẫu thuật thần kinh đã đề xuất và đang thử nghiệm một số kỹ thuật điều trị tiên tiến, kể cả việc ghép tủy sống. Ngay cả với trường hợp không thể hồi phục, người ta cũng sáng tạo ra những thiết bị vi điện tử có khả năng giúp họ khắc phục về vận động. Quý 2 năm 2001, các nhà nghiên cứu Pháp và Italy đã cùng nhau hiệu chỉnh thành công và chế tạo một thiết bị giúp người liệt hai chân do tai nạn đứng dậy đi lại được. Thiết bị này sử dụng một số điện cực được cấy ghép vào các bắp thịt và dây thần kinh, kích thích hoạt động của hai chân qua một bộ vi xử lý (điều khiển bằng cách ấn nút). Dĩ nhiên, loại kỹ thuật và thiết bị như vậy hiện chưa thể phổ biến rộng, nhưng sẽ là điều kiện thực trong tương lai không xa.
Trong khi chờ đợi, cháu nên thực hiện và nhờ người nhà giúp làm các động tác: co duỗi chân, kể cả cổ chân và ngón chân, vận động phần trên của cơ thể, nhằm mục đích giúp hệ cơ xương khớp phát triển bình thường, tránh nguy cơ bị yếu hay teo nhẽo. Xoa bóp thường xuyên vùng lưng, vận động các cơ bụng và ngực, tập thở sâu thường xuyên. Nếu xuất hiện cảm giác nong nóng hay rần rần như kiến bò ở vùng phía dưới tổn thương là biểu hiện tốt đấy.
Ngoài ra, nếu có xe lăn, cháu nên duy trì và mở rộng quan hệ bạn bè, ra ngoài trời nhiều hơn cho khỏe người, đọc sách dưới bóng cây, thậm chí tham gia thi đấu một vài môn nào đó dành cho người đi xe lăn. Những hoạt động này sẽ giúp cháu có thêm nghị lực trước cuộc sống.
Không cần thuốc men, nên chú ý ăn uống tốt và tránh cảm lạnh.
386. Di chứng sốt bại liệt
“Cháu bị một chân bé, một chân to từ nhỏ, nhưng vẫn đi lại được. Liệu sau này cháu có bị liệt không?”.
Có nhiều khả năng hồi còn nhỏ cháu đã bị sốt bại liệt, và chân bé kia là hậu quả di chứng của bệnh. Cháu cứ yên tâm học hành và vui chơi vì di chứng này không phát triển thêm để gây liệt. Sau này, khi cháu trưởng thành, có thể làm một số phẫu thuật chỉnh hình tại chỗ để cải thiện tình hình, giúp cho việc đi lại dễ dàng và duyên dáng hơn.
Trong khi chờ đợi, cháu nên tăng cường việc xoa nắn và vận động những bắp thịt bị nhẽo, các khớp cổ chân, đầu gối, ngón chân, giúp chúng khỏe lên.
387. Lao khớp gối
“Đã hơn một năm nay, đầu gối phải của em bị sưng đỏ và nóng ran, đau không đi được; chụp X-quang thì được chẩn đoán là viêm khớp. Em được bác sĩ kê cho nhiều thuốc, nhưng không khỏi; em cũng dùng cả thuốc nam cũng chẳng ăn thua. Xin cho em một lời khuyên (Xin nói thêm là chỉ sưng đầu gối phải thôi, không hề di chuyển sang nơi khác)”.
Thư em viết chưa thật chi tiết, khó nói chắc. Nhưng có khả năng em bị lao khớp gối phải, tuy bệnh này thường hiếm gặp. Nếu đúng vậy thì chỉ cần bó bột để giữ yên khớp gối một thời gian và dùng thuốc đặc trị bệnh lao, kèm theo các thuốc chống bội nhiễm…
Em nên sớm về Viện Lao và Bệnh phổi (463 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội) hoặc Trung tâm Lao và Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch(quận 5, TP Hồ Chí Minh) xin khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để có một chẩn đoán chính xác (định bệnh hoặc loại trừ “lao khớp gối”). Em phải xuất trình y bạ, các đơn thuốc và nói rõ diễn biến của căn bệnh trong năm qua, để người khám không có định kiến ngay từ đầu là chỉ có “thấp khớp”.
Nếu giả thiết không sai thì em thật may mắn, bởi vì ngành y tế đã có thuốc chống lao rất công hiệu; sau một thời gian không lâu, đầu gối phải của em sẽ hồi phục hoàn toàn
388. U xơ ở vai
“Cháu đang ở trong quân ngũ, bị u ở hai vai, càng ngày càng to, có phải do cháu chơi xà đơn xà kép không?”.
Xà đơn xà kép có tội tình gì ở đây? Cháu bị u xơ nơi khối cơ ở vai, trông hơi xấu một chút nhưng lành tính. Nếu u gồ lên rõ, đeo quân hàm bị lệch, cháu nên tới bệnh viện xin phẫu thuật cắt bỏ. Phẫu thuật có gây tê tại chỗ, mổ không khó nhưng tốn thời gian vì phải xẻo dần từng phần do ranh giới không rõ rệt. Bác sĩ sẽ rạch da theo hình vòng cung nhằm không để lại sẹo ở chính giữa vai, gây trở ngại khi mang vác sau này.
389. Khi bị gãy xương, sai khớp
“Trong dân gian có một số thầy lang quảng cáo là chữa được gãy xương, sai khớp. Nếu chẳng may bị thì có nên nhờ họ không?”.
Những người này có một số kinh nghiệm nhất định, nhưng vì họ thiếu kiến thức về giải phẫu và sinh lý học, thiếu phương pháp chẩn đoán chính xác… nên khó đánh giá được đầy đủ và tiên lượng một cách đúng đắn, dễ dẫn tới xử trí theo phương cách không phù hợp, thậm chí nguy hiểm.
Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp có tổn thương kín đáo phải chụp X-quang ở mấy tư thế khác nhau mới phát hiện được. Ngoài ra, chỉ các cơ sở y tế mới có những phương tiện hữu hiệu để phòng ngừa và chữa trị các biến chứng do chấn thương, cũng như kiểm tra ngay tại chỗ kết quả xử trí lúc bấy giờ của bác sĩ, phát hiện được những sai sót để bổ cứu kịp thời.
390. Khi có tới 6 đốt sống lưng
“Xin giải đáp cho một chuyện rất lạ: Thím cháu năm nay trên 40 tuổi, thường hay đau ê ẩm ở lưng, đi chụp X-quang thấy có tới 6 đốt sống lưng (cháu tưởng ai cũng chỉ có 5 thôi). Gia đình cháu lo quá, không biết như vậy có việc gì không?”.
Cháu nói đúng đấy, bình thường con người chỉ có 5 đốt sống lưng, được đánh số (trên xuống) từ L1 đến L5.
Nhưng có tới 6 đốt sống lưng cũng không phải chuyện quá kỳ lạ, chỉ hiếm thôi, và đó là do những bất thường về giải phẫu học. Một số người mang 6 đốt sống lưng như thím cháu mà không hay biết vì không thấy ảnh hưởng gì, chỉ phát hiện do tình cờ chụp X-quang.
Tuy nhiên, người ta thấy hiện tượng 6 đốt sống lưng có thể kèm theo một bệnh bẩm sinh là thận đa nang: xen kẽ giữa các mô của hai quả thận là những nang nước, lúc mới đẻ chỉ nhỏ li ti, về sau có thể vẫn giữ nguyên trạng mà không gây hậu quả gì. Nhưng cũng có thể một hay rất nhiều nang cứ to dần, tiến tới chèn ép mô thận, tới mức làm cho mô thận trở thành một lớp mỏng không còn lọc được nước tiểu như trước.
Do vậy, thím cháu nên sớm tới một bệnh viện trung ương để được chẩn đoán và đánh giá đúng thực trạng. Qua hình ảnh chụp thận thuốc, bác sĩ sẽ loại trừ, nghi ngờ hay khẳng định bệnh thận đa nang. Qua xét nghiệm máu, họ sẽ biết urê huyết có bình thường hay không.
391. Tự chữa gù lưng do tư thế
“Cháu 16 tuổi, đang học lớp 11. Có lẽ do ngồi học ở tư thế không đúng nên từ một năm nay, lưng cháu cứ gù dần. Cháu lo quá. Liệu có cách gì làm hết gù”.
Làm hết gù hoàn toàn thì khó, nhưng làm cho đỡ gù, thậm chí đỡ hẳn, thì có thể được (nếu gù không phải do bệnh về xương khớp mà chỉ là do ngồi sai tư thế):
– Nhờ gia đình tạo cho một cái xà ngang chắc chắn, vừa tay nắm, ở tầm cao hơn người khi cháu giơ cao tay chừng 15-20 cm, tại một chỗ kín đáo, không bị nắng mưa, ngay trong nhà càng tốt. Hằng ngày, cháu đu mình lên, hai tay nắm xà và buông thẳng người, nhằm mục đích dùng sức nặng cơ thể để kéo thẳng cột sống (cũng như giúp cho người có thể cao thêm). Khi treo mình, cháu hãy hít thở đều đặn và thoải mái, hai tay vẫn giữ thẳng, không lên gân. Nhìn đồng hồ, buổi đầu chỉ giữ một lúc, thấy hơi mỏi thì ngừng; các buổi sau tăng dần thời gian và số lần thực hiện. Tốt nhất là xen kẽ giữa giờ học ở nhà, càng nhiều càng tốt, nhưng không để nhức mỏi, dễ nản lòng.
– Khi nằm, cháu kê một chiếc gối độn dưới hai vai, làm cho cổ ưỡn ra; ban đầu thấy hơi khó chịu nhưng sẽ quen dần.
– Ngồi học tại lớp hay ở nhà đều giữ đúng tư thế, không được khom người.
Hãy kiên trì, cháu sẽ thành công.
392. Vẹo cột sống
“Cháu 23 tuổi. Năm 17 tuổi, khi đi đo quần áo, gia đình mới phát hiện ra cháu bị vẹo cột sống. Chụp X-quang thấy cột sống hình chữ S, hai bả vai lệch, ngực không đều… Có phải do cháu đã không chú ý giữ đúng tư thế khi ngồi học? Xin hỏi có cách gì chỉnh lại không?”.
Bệnh của cháu có từ bé, dù bố mẹ có phát hiện sớm cũng không làm được gì nhiều. Bệnh này vẫn gây đau đầu cho các nhà nghiên cứu y học. Hy vọng rằng sau khi xác lập được bản đồ gene của con người, khoa học sẽ phát hiện ra những gene chịu trách nhiệm về bệnh này để có thể phòng ngừa cho trẻ.
Tình hình vẹo coi như đã cố định và ổn định (chỉ còn vài năm nữa là các xương của cháu hết lớn).
Có lẽ điều cháu cần quan tâm hiện nay là làm sao giữ vững được tinh thần, bớt mặc cảm về hình thức, đặc biệt chăm chút về nội dung (học tập, đạo đức) cho vượt trội lên để bù trừ một cách xứng đáng. Hãy thử bắt đầu đi, nào!
393. Kim gãy lại trong bắp chân
“Cháu 23 tuổi, hồi còn bé bị một nửa cái kim khâu gãy đâm vào bắp chân trái. Cháu đã giấu bố mẹ, nhưng hai năm trở lại đây nghe người ta nói nó có thể chạy lên tim, lên óc, và cháu sẽ chết… Xin cho biết có đúng không?”.
Đúng là những vật nhọn nhỏ khi mới đâm vào bắp thịt có thể theo cử động của cơ thể mà trượt dọc thớ cơ, di chuyển tới một vùng khác, có khi ở khá xa. Nhưng lâu dần, nó sẽ bị bao bọc bởi một lớp tổ chức xơ, do vậy khả năng di động càng giảm nhiều theo năm tháng. Nửa cái kim khâu của cháu chắc đã “yên vị” tại một nơi nào đó rồi.
Nếu cháu muốn thật “yên trí”, có thể xin chụp một phim X-quang vùng bắp chân trái xem nó đang nằm tại đâu. Nếu không thấy, chụp thêm phía dưới hoặc phía trên. Trường hợp của cháu không có chỉ định mổ tuyệt đối, bởi lẽ dị vật không gây hại và sẽ không gây hại; quá trình mổ lại phải tiến hành dưới tia X-quang (do vậy, cả kíp mổ lẫn bệnh nhân đều phải “ăn tia”).
394. Đó không phải là gân
“Lúc còn con gái, tay tôi đã nổi nhiều đường gân xanh, sau khi sinh cháu đầu lòng lại c nổi rõ. Có cách gì làm hết?”.
Đó không phải là “gân” mà là những tĩnh mạch dưới da; ở người nào có lớp mỡ dưới da mỏng sẽ thấy rất rõ. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường.
Nếu cơ thể bớt gầy (bớt ốm) thì sẽ thấy bớt rõ hơn.
395. Ngón tay thừa
“Em là con trai, 18 tuổi, từ khi sinh ra đã có một ngón thừa ở cạnh ngón tay phải, cũng có cả xương và móng. Nó làm em vướng víu nên em chỉ thuận tay trái và viết tay trái. Do bị bạn bè trêu chọc nên em rất muốn mổ bỏ đi, nhưng bố mẹ sợ sẽ bị thần kinh. Xin cho biết phải mổ ở đâu và có tốn nhiều tiền không?”.
Trường hợp như của em đáng ra phải mổ thật sớm, khi em đã biết ngoan ngoãn chịu đựng một cuộc mổ nhỏ và gây tê tại chỗ, nghĩa là vào khoảng 5-7 tuổi (nếu mổ khi đứa trẻ còn quá nhỏ thì phải gây mê, không lợi cho sự phát triển trí tuệ). Việc này sẽ giúp trẻ tránh mặc cảm tự ti do bị trêu chọc, và không ảnh hưởng đến sự khéo léo của bàn tay. Mổ xong, chắc chắn thần kinh em chẳng những không việc gì mà còn khoáng đạt hơn vì không còn bị những bạn xấu quấy rầy.
Vào một dịp thuận tiện nào đó, em hãy xin gia đình cho đến khoa chấn thương chỉnh hình của một bệnh viện khu vực hoặc trung ương. Mổ xong chắc em không phải nằm viện nên không tốn kém mấy, em đừng quá lo lắng.
396. Sai khớp vai tái phát và võ thuật
“Năm ngoái, trong một buổi tập võ thuật chuẩn bị thi đấu, em bị trật khớp bả vai, được thầy của em nắn lại, nhưng từ đó đến nay hay trật đi trật lại tới 4-5 lần. Có cách gì làm cho khớp vai của em trở lại phong độ ban đầu không?”.
Thật đáng tiếc, các dây chằng của khớp vai em đã bị suy yếu do tổn thương ban đầu, thể hiện bằng những lần trật khớp tái phát về sau. Từ nay, chẳng những em không thể tiếp tục môn võ thuật mà trong sinh hoạt còn phải nương nhẹ cái khớp vai không may này để nó không “trở chứng”.
Đừng buồn nhiều, biết bao danh thủ nổi danh như cồn đã phải rời bỏ sân cỏ, bãi đấu, trường đua… chỉ vì tai nạn đấy thôi!
397. Sưng mắt cá sau chấn thương cẳng chân
“Em 25 tuổi, đã có vợ. Vừa qua em bị tai nạn giao thông, chấn thương cẳng chân (có chụp X-quang nhưng bác sĩ nói là không ảnh hưởng đến xương). Một tuần sau, thấy mắt cá sưng lên, em đi khám thì bác sĩ nói là do đi lại nhiều. Từ khi bị tai nạn, vợ chồng em tạm cách ly; được một tháng, thấy hết đau, chúng em mới quan hệ bình thường. Hiện em rất khủng hoảng vì nghe nói người bị chấn thương như vậy mà quan hệ tình dục sẽ bị cùi, thậm chí phải cưa chân. Hãy cho em lời khuyên”.
Bệnh phong (bị gọi một cách thành kiến là “cùi”, “hủi”) do vi khuẩn gây ra. Phải gần gũi liên tục với người bệnh trong nhiều năm mà không chú ý giữ gìn thì mới lây.
Người ta chỉ cưa chân khi:
– Chân bị hoại thư sinh hơi do bị nhiễm vi khuẩn yếm khí. Gặp trường hợp này thì nhiều khi mổ mà vẫn không cứu được tính mạng.
– Chân bị mất quá nhiều da thịt làm lộ xương ra mà không thể che phủ.
– Ung thư xương; viêm đa khớp biến dạng gây đau nhức đến mức chịu không nổi.
Dù bị chấn thương cũng không phải kiêng khem quan hệ vợ chồng. Trái lại, việc này còn có tác động tích cực về cả tinh thần lẫn thể chất, với điều kiện là vợ chồng phải thuận tình và đúng mực.
Về mắt cá chân của em, có hai khả năng:
– Sưng sau chấn thương: Chỉ cần hạn chế đi lại, ngồi tại giường và kê chân lên gối, một thời gian sẽ hết.
– Có tổn thương xương nơi mắt cá mà trước đây không phát hiện được (rạn xương hoặc bong một chút vỏ xương…): Nếu được cố định ngay (thường dùng nẹp bột) thì an toàn hơn. Tuy nhiên, khi em đọc giải đáp này thì chấn thương đã xảy ra chừng hai tháng, nếu có rạn xương thì cũng đã liền rồi.
398. Cốt tủy viêm đường máu
“Cháu là con trai, 18 tuổi. Năm 1993, cháu bị sốt cao, được mấy ngày thì bắp chân phải sưng to, đỏ, bác sĩ chẩn đoán là viêm cơ, cho dùng kháng sinh tiêm và uống, chỉ đỡ mà không khỏi. Một thời gian sau, bắp chân lại sưng, nặn ra mủ (không thấy có ngòi như mụn nhọt), sau đó thì xẹp, để lại một vết sẹo bằng ngón tay cái lõm xuống. Năm 1994, bệnh tái phát nhưng lỗ mủ chảy ra ở phía dưới lỗ trước 6 cm. Năm 1995 cũng vậy nhưng còn ra thêm những mẩu trắng nhỏ gồ ghề như xương, bác sĩ cho tiêm thuốc vào bắp chân thì xẹp; năm 1997 tái phát. Xin cho cháu biết đó là bệnh gì và cách chữa trị ra sao?”.
Nhiều khả năng là ngay từ đầu, cháu đã bị cốt tủy viêm đường máu (nói nôm na là xương bị viêm do vi khuẩn xâm nhập qua đường máu, mà không phải qua vết thương). Chữa bằng kháng sinh liều cao là đúng, nhưng sau đó người ta quên mất một động tác đơn giản nhưng rất quan trọng là chụp X-quang cẳng chân! Trên phim X-quang, bác sĩ sẽ dễ dàng nhìn thấy tổn thương của xương và vỏ xương. Nếu đúng là cốt tủy viêm đường máu, người ta sẽ cho thêm một đợt kháng sinh mạnh rồi mở rộng, lấy các mảnh xương chết, nạo sạch ổ viêm xương và dẫn lưu. Quá trình liền vết mổ sẽ diễn ra từ trong ra ngoài, và coi như khỏi hoàn toàn.
Cháu hãy xin gia đình cho tới một cơ sở chấn thương chỉnh hình có trình độ. Ở đó, ngoài việc chụp X-quang thường để phát hiện các mảnh xương chết, có thể người ta còn cho bơm thuốc cản quang vào lỗ rò để chụp kiểm tra xem các ngóc ngách đường rò ra sao. Căn cứ vào tình hình cụ thể, bác sĩ sẽ lấy xương chết và nạo sạch rồi dẫn lưu, hoặc phối hợp thủ thuật trên với việc trám cơ tại chỗ (tách một dải bắp thịt gần đó xem nhét vào chỗ xương đã nạo để giúp nó chóng liền). Tuy bệnh có được điều trị muộn một chút nhưng không sao. Cháu còn trẻ; sau “vụ” này, xương của cháu vẫn phát triển đẹp đẽ, đừng lo!
399. Chân bì bì, trắng bệch
“Hai bàn chân của bố cháu có màu trắng bệch và bì bì, dùng kéo cắt chỗ đó không thấy đau. Xin cho biết đó là bệnh gì?”.
Nên thu xếp đưa bố cháu đi khám ở một khoa da liễu có kinh nghiệm để xem có phải là triệu chứng sớm của bệnh phong không.
Người ta nghĩ tới bệnh phong khi thấy xuất hiện một vùng da bạc màu, teo, khô, rụng lông và mất các cảm giác nóng lạnh, sờ vào thấy tê dại. Nếu khám xét để xác định và chữa trị vào lúc này thì kết quả nhanh nhất, hoàn hảo nhất.
Để muộn nữa, bệnh nhân sẽ có những u đỏ sần sùi ở mặt, vành tai, hoặc bàn tay teo tóp, ngón tay út và ngón đeo nhẫn khèo rụt; hoặc thủng loét ở lòng bàn chân. Vào thời điểm này, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn nhiều, và thường để lại di chứng; có khi phải dùng phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ để khắc phục.
400. Có phải là bệnh phong?
“Cháu có quen với một người bạn trai. Bà ngoại bạn ấy gần đây nổi nhiều nhọt gì kỳ lắm. Đó có phải bệnh cùi không? Bệnh lây qua đường nào, ăn uống cùng một mâm có lây không? Ngày nay y học đã trị được khỏi hẳn bệnh phong chưa hay chỉ ngăn không cho bệnh phát ra ngoài?”.
Bệnh phong lây qua đường máu; thời gian nung bệnh thường rất lâu, có khi cả chục năm hoặc hơn. Do đó, nếu chỉ ăn cùng mâm hoặc tiếp xúc trong một thời gian ngắn thì không sao.
Y học đã chữa khỏi hẳn bệnh phong, không để lại di chứng nếu phát hiện, điều trị sớm và đủ liều. Trường hợp để muộn cũng chữa được khỏi hẳn bệnh (hết vi khuẩn) nhưng không thể phục hồi các di chứng (cụt đầu chi, tai, mũi…).
Bà của bạn cháu có các triệu chứng như trong Mục 399 hay không? Không tức là không bị bệnh phong.
Nhân đây, xin kể với cháu một số trường hợp: Có một ông nhà văn bị mấy nốt bạch tạng ở trán, vậy mà con cái đã la hoảng lên là “Bố mắc bệnh phong, chúng mình làm sao lấy vợ lấy chồng!”, khiến ông già quá bi quan chỉ muốn chết! Có bà bị bạch tạng loang lổ cả mặt mày, ta có cảm giác ghê ghê; nếu bà ta đi hỏi vợ cho con thì khó được chấp nhận lắm; nhưng bệnh bạch tạng đâu có lây!
401. Mụn cơm ở đầu các ngón tay
“Cháu bị mọc nhiều mụn cơm ở đầu các ngón tay, chữa cách nào cũng không khỏi, và chúng cứ to dần. Có cách gì chữa không?”.
Không chữa tràn lan được, mà phải tìm đúng tên “đầu têu” để trị, bọn “đàn em” sẽ biến dần. Cháu hãy nhớ lại đúng cái mụn cơm xuất hiện đầu tiên, rồi nhờ bác sĩ đốt bằng dao điện (phải gây tê tốt, không đau, phải đốt cho được “chân” của nó).
Nếu không có điều kiện đến bệnh viện, cháu có thể tự chữa bằng một trong các cách sau:
– Chấm thuốc tiêu mụn cơm Collomark (lọ 10 ml dung dịch, chứa 2 g acid salicylic, 0,5 g acid lactic và 0,2 g polidocanol): Chỉ nhỏ một giọt vừa khớp với diện tích của cái mụn cơm này, chờ 5-7 phút thì thấm khô thuốc (mỗi ngày làm 2 lần sáng và chiều). Đến khi ấn vào thấy mềm mại là được; nếu chưa thì tiếp tục thêm vài hôm nữa. Các mụn “vệ tinh” sẽ tự hết. Nếu sau đó ít lâu bọn này chưa hết hẳn thì chấm thêm một thời gian cho đến khi hết hoàn toàn. Nhớ không để thuốc giây rộng ra sẽ hại da, không giây thêm lên mắt (nếu bị, phải cho ngay mắt vào nước sạch mà chớp mạnh nhiều lần), và dĩ nhiên không cho trẻ sờ vào lọ thuốc. Nhớ nút kỹ ngay sau khi lấy thuốc ra.
– Lấy một chút xà phòng giặt (xà phòng giặt, không phải bột giặt) trộn với chút vôi ăn trầu, làm thành một hạt đúng cỡ cái mụn cơm(không được to hơn) rồi đem đặt lên. Hạt này sẽ làm mụn loét dần, cho đến khi còn lại một lỗ nhỏ (đừng vội lấy ra quá sớm vì sẽ sót “chân”). Chấm thuốc đỏ và giữ khô sạch, tránh nhiễm khuẩn.
– Lấy một chiếc kim, cho cồn vào đốt kim để diệt khuẩn, rồi cắm vào mụn cơm sau khi đã xoa cồn lên nó. Hơ đầu kim lên ngọn lửa không khói (bật lửa ga hoặc đèn cồn của y tế). Kim nung đỏ sẽ giết chết mụn. Cuối cùng, xoáy nhẹ kim để lấy toàn bộ ra. Chthuốc đỏ và giữ khô sạch.
402. Bong gân
“Cháu bị trẹo chân, xương không việc gì nhưng bị bong gân. Có người mách phải xoa cồn, người nói bôi dầu chổi, dầu cù là. Một ông bác sĩ quân y lại bảo cháu ngâm nước lạnh; cháu theo ông ta, thấy nhanh bớt, nhưng vẫn thắc mắc không hiểu xoa các thứ kia vào thì có nhanh hơn không?”.
Khi bị bong gân, chườm lạnh hoặc ngâm vào nước lạnh là tốt nhất. Cái lạnh làm giảm lượng máu đi vào chõ tổn thương, giúp nạn nhân đỡ căng tức, đỡ đau. Nhưng phải cho chút muối vào nước để làm cho nước không còn nhược trương so với cơ thể, nhờ đó không gây nề thêm.
Không được bôi các thứ dầu gây nóng, không nên chườm nóng, vì chúng sẽ gây tác dụng ngược lại.
403. Bảo vệ chân và chữa nẻ
“Cháu 16 tuổi, ở nông thôn, thường phải lội đồng. Mấy năm nay, từ bắp chân trở xuống bị nẻ từng vảy nhỏ, lâu lâu lại bong ra. Xin cho cháu một lời khuyên”.
Do sau mỗi lẫn lội đồng, cháu không rửa thật kỹ nên bùn đất còn lại trên da đã dần dà làm cho lớp sừng của da dày lên, khiến da cháu dễ nẻ khi gặp không khí khô. Ở nông thôn, nhiều chị em có thói quen tốt bảo vệ đôi chân: khi làm việc dưới nước, họ mang ủng vải tự tạo, về nhà lại rửa ráy kỹ càng.
Trước khi đi ngủ, hãy thường xuyên dùng khăn mặt cọ nhẹ lên bắp chân (không được gây rát hoặc đau). Nhờ vậy, lớp sừng này sẽ mỏng dần, một ngày nào đó sẽ trở lại bình thường. Mỗi lần cọ xong, có thể bôi một lớp mỏng kem bôi mặt. Đừng sốt ruột, bởi quá trình phục hồi diễn ra khá chậm. Nếu có điều kiện, nên nghỉ lội đồng một thời gian. Nếu phải lội đồng thì nhớ mang bốt cao su hoặc ủng vải tự tạo.
404. Chai chân
“Cháu bị chai ở cả hai bàn chân, đi lại rất khó chịu và còn đau nữa. Có người khuyên cháu nên đi mổ. Xin cho biết nguyên nhân gây bệnh và có cách chữa nào khác không?”.
Do lực đè của toàn thân lên một số điểm ở chân trong khi bên dưới không có đệm lót (tất, đế giàu mềm…), thậm chí ngay cả khi có đệm lót, rất nhiều người bị chai chân ở mức độ khác nhau. Khi bị đau nghĩa là đã có một nhân rắn bên trong; phải loại bỏ được cái nhân này thì mới hết đau.
Mới nhìn, tưởng như chỉ cần mổ cắt bỏ chai chân là bệnh khỏi. Nhưng cuộc mổ thường để lại sẹo (thẹo) và chính tổ chức này lại có thể làm xuất hiện một cục chai mới.
Cách chữa đơn giản sau đây có thể giúp ích cho cháu với điều kiện thật kiên trì: Dùng nước ấm ngâm chân. Sau chừng 10-15 phút, khi da chân mềm ra, dùng một con dao cùn cạo lên chỗ chai, cố gắng làm mỏng nó từng chút một. Sau một thời gian, cháu sẽ nhìn thấy cái nhân của nó; lúc bấy giờ hãy dùng một mũi dao cùn khều nó từ chính giữa (không đau và không chảy máu, vì dao chỉ tác động lên chất sừng thôi). Những lần sau sẽ lấy thêm, cũng từ trong ra ngoài, cho đến khi hết hẳn. Hết rồi vẫn phải chăm nom để phòng tái phát.
Xem loại giày dép nào gây cộm thì thay loại khác; có khi phải bỏ guốc.
405. Nẻ gót chân
“Cứ đến mùa hanh khô là mẹ cháu nẻ cả hai gót chân, trông cứ như quả dưa bở, rất đau (đến nỗi phải nghỉ việc đồng áng). Nay lại đến cháu: sau một đợt đào vét ao cùng bố, chân cháu cũng nẻ! Chứng nẻ gót chân có di truyền không? Hãy cho cháu biết cách chữa cho cả hai mẹ con?”.
Gót chân của những người thường xuyên tiếp xúc với đất (nhất là với bùn) nhưng không cọ rửa kỹ càng thường hay bị nẻ, có khi rớm máu vì nẻ khá sâu. Đó là do lớp sừng ở vùng da này đã trở nên dày cứng; gặp khi trời lạnh, hanh khô (độ ẩm không khí giảm), nó nẻ ra, kéo theo phần thịt bị xé rách.
Cách chữa đơn giản, nhưng phải thật tỉ mỉ, kiên trì:
– Khi chưa bị nẻ: Sau mỗi lần tiếp xúc với bùn đất, nhất thiết phải cọ rửa thật kỹ. Dùng bàn chải hoặc một thanh tre cật uốn cong để nạo kỹ da chân cho kỳ hết chất bám, làm da mềm mại trở lại. Tranh thủ mọi lúc tiến hành thêm việc này, chẳng hạn khi tắm.
– Khi da đã nẻ: Dùng nước ấm già pha chút muối, ngâm chân hằng ngày vài ba lần, mỗi lần chừng nửa giờ, dùng một lưỡi dao cùn hoặc cật tre sắc nạo dọc mép các vết nẻ (chịu khó nhịn đau, càng về sau càng ít đau). Thay nước nếu cần. Mục đích: Làm cho da chân mỏng dần từng ít một. Sau mỗi lần như vậy, cháu có thể bôi một chút Vaseline pure (có bán tại hiệu thuốc tây) hay kem thoa mặt để cho da được ẩm. Nhớ giữ chân sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn.
Chắc bây giờ cháu đã hiểu rằng nẻ chân không di truyền. Cháu bị nẻ là do trong khi đào vét ao đã để bùn bám mãi vào, khiến cho lớp sừng của da chân dày cộp lên. Hãy tự chữa ngay cho mình và giúp mẹ chữa. Khi khỏi, nhớ phổ biến kinh nghiệm cho bà con.
406. Thấp khớp
“Em 21 tuổi, 7 năm trước tự nhiên khớp mắt cá sưng lên, đau nhức không đi được, bác sĩ cho uống Voltarène kết hợp với xoa bóp thì giảm hẳn; một thời gian sau đau nhức trở lại nhưng không đáng kể. Hai tháng nay, từ khi lên Đà Lạt, hai gối và khớp cổ chân em rất nhức… Xin cho em một lời khuyên”.
Nhiều khả năng em bị bệnh thấp khớp cấp từ trước nhưng không được chữa dứt điểm (bằng kháng sinh liều cao, thuốc chống viêm, sau đó tiếp tục tiêm kháng sinh thải trừ chậm để củng cố, theo định kỳ hằng tháng, trong thời gian dài); và bệnh của em đã tái phát theo quy luật của nó.
Hậu quả chủ yếu của bệnh thấp khớp cấp là ở tim (ngoài di chứng nó đã để lại ở màng phổi và màng bụng). Bệnh càng để lâu, càng tái phát nhiều lần thì tim càng có nhiều nguy cơ bị thương tổn nặng, nhất là tại các van tim.
Em cần tìm đến một cơ sở chuyên khoa về khớp để được hướng dẫn chữa trị chu đáo có theo dõi lâu dài, đồng thời kiểm tra kỹ tim. Không nên quá lo lắng, nhưng phải hết sức cảnh giác.
407. Đừng nghĩ là đã hết hẳn bệnh
“Cháu bị thấp khớp (chớm vào tim), nằm chữa tại bệnh viện hai tuần thì khỏi. Khi xuất viện, bác sĩ kê đơn cho uống kháng sinh liên tục dài ngày để ngừa tái phát. Cháu vẫn thực hiện đều, nhưng gần đây một ông lang nói có thể chữa tiệt nọc bệnh thấp khớp của cháu mà không cần dùng thuốc Tây. Xin cho cháu một lời khuyên”.
Trong dân gian có một số bài thuốc chữa thấp khớp, nhưng hiện chưa có công trình nghiên cứu nào đáng tin cậy cho phép khẳng định chúng chữa khỏi được bệnh.
Còn y học hiện đại thì đã có thuốc chữa thấp khớp một cách hữu hiệu. Thuốc trong đơn mà bác sĩ đã kê cho cháu thuộc quy trìnhđiều trị và ngăn ngừa tái phát bệnh này; cháu cần tiếp tục thực hiện thật nghiêm túc, đúng liều lượng và thời gian.
Nếu không, bệnh thấp khớp có thể tái phát; và cứ mỗi lần như vậy, tim lại bị tổn thương thêm, nhất là các van tim, dẫn đến những hậu quả tai hại. Cháu cũng phải theo đúng lịch hẹn tái khám thấp khớp và kiểm tra tim. Ngoài ra, nếu chưa đến hẹn mà thấy có dấu hiệu đặc biệt (khớp sưng nóng, tức ngực khó thở…) là phải đến bệnh viện xin khám ngay.
Ngoài ra, cháu nên chú ý giữ sức khỏe, tránh lao động nặng, tránh chạy nhảy nhiều để tim đỡ mệt do gắng sức. Đừng vì thấy khỏi ở khớp mà cho rằng đã hết hẳn bệnh, bởi vì thấp khớp “liếm” khớp, “đớp” tim!
408. Gai xương đốt sống lưng
“Có phải nữ hay bị gai cột sống hơn nam? Tôi hay đau lưng, chụp X-quang thấy có gai xương các đốt sống lưng. Xin cho biết có cách gì chữa được”.
Chưa thấy có thống kê lớn nào kết luận là gai xương ở nữ nhiều hơn ở nam.
Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của hiện tượng mọc gai xương (thường là ở các đốt sống lưng) nên chưa có phương cách gì điều trị hết được; chỉ có thể dùng thuốc giảm đau, châm cứu, xoa nắn…
Trong tình huống khó khăn này, xin giới thiệu một cách chữa của Lương y Hoàng Duy Tân để bạn tham khảo và vận dụng nếu có điều kiện:
– Bổ một quả đu đủ cỡ vừa đã hơi chín, lấy hạt cho vào rổ, xát mạnh rồi rửa cho sạch màng bọc ngoài, chỉ lấy phần lõi. Giã nát, cho vào một miếng vải mỏng. Đặt lên vùng có hoặc nghi có gai xương trong nửa giờ (không để lâu hơn vì có thể gây rộp da). Mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 20-30 ngày.
– Khi đã đặt được 2 tuần thì dùng động tác xoa nắn như sau: Đứng dựa lưng vào sát tường, đặt một quả bóng tennis (hoặc bóng nhựa cùng cỡ) vào giữa tường và vùng đau, rồi từ từ đẩy mình lên xuống nhằm làm cho quả bóng lăn lên chỗ đau, làm khoảng 20-30 lượt, mỗi ngày 1-2 lần.
Cuối đợt chữa, kiểm tra lại bằng X-quang, nếu chưa hết hẳn thì tiến hành thêm một đợt nữa.
409. Tự chữa mồ hôi nhiều ở tay chân
“Cháu ra rất nhiều mồ hôi ở tay, khi viết bị ướt cả vở… Người em cũng rất nhiều mồ hôi, cứ làm việc gì là ướt đẫm quần áo. Xin cho biết cách chữa”.
Xin giới thiệu bài thuốc đã được lương y Hoàng Duy Tân cải biên từ một phương thang cổ, gồm 5 vị như sau:
Hoàng kỳ 12 g, phòng phong 6 g, bạch truật 8 g, mạch môn 8 g, ngũ vị tử 4 g. Cho vào 1,5 lít nước, đun nhỏ lửa, lấy 0,5 lít. Uống hằng ngày, chia làm 2 lần. Dùng trong 1 tháng liền.
410. Di chứng chấn thương đầu gối
“Cách đây 6 năm, cháu chạy bị ngã, đầu gối sưng và bầm tím, khoảng 10 ngày sau mới bớt được phần nào, đi lại hơi khó chịu một chút. Về sau, mỗi lần đi, chạy, nhảy, chân cháu quỵ xuống đau buốt, nhất là lúc bị vấp, dù nhẹ. Chân cháu như yếu đi, co duỗi khó khăn, phải lấy tay đỡ. Mới đây cháu phát hiện chân mình bị teo phần sát đầu gối, đi chụp X-quang nhưng bác sĩ nói không có vấn đề gì về xương khớp. Liệu chân cháu có chữa được không? Cháu sợ mình bị tàn phế”.
Theo mô tả thì có nhiều khả năng trước đây cháu bị chấn thương rất mạnh vào đầu gối, có tổn thương của khớp, thậm chí có máu tụ trong ổ khớp, nhưng không được xử trí đúng phương pháp (bất động tuyệt đối, chọc hút máu nếu có máu tụ, khâu nối dây chằng bị tổn thương…). Hiện X-quang không cho thấy hình ảnh tổn thương xương khớp nhưng điều đó không loại trừ di chứng của chấn thương cũ trước đây.
Cháu nên đến một trung tâm chấn thương – chỉnh hình để được đánh giá đúng các di chứng và có hướng điều trị hữu hiệu. Sau khi chữa, cháu còn phải luyện tập một thời gian dài dài đấy; nhưng chắc chắn cháu sẽ khá dần và dĩ nhiên không tàn phế nếu kiên trì.
Từ nay, nếu thấy bạn nào bị chấn thương đầu gối thì cháu hãy khuyên bạn chớ coi thường. Trái lại, phải tới ngay một cơ sở chấn thương chỉnh hình có kinh nghiệm để tránh di chứng rắc rối về sau.
411. Trước đây bị chấn thương cột sống
“Em bị chấn thương cột sống do tai nạn năm 1989, đã khỏi. Đến năm 1993, do lao động nặng nên bệnh tái phát, đi bệnh viện được chẩn đoán là viêm dính cột sống, chữa bằng vật lý trị liệu không khỏi. Xin hỏi bệnh của em có mổ được không? Nghe nói nếu để lâu có thể bị liệt toàn thân, có đúng không?”.
Trường hợp của em không phải là bệnh, mà là di chứng của một chấn thương vùng lưng, không gây tổn thương tủy sống.
Nếu như trước đây có tổn thương tủy sống thì em đã bị liệt hai chi dưới từ dạo ấy, kèm theo những rối loạn vận hành của các cơ quan phía dưới (ruột, bàng quang, bộ máy sinh dục).
Điều phiền toái thường thấy do chấn thương vùng lưng để lại là: hay bị đau lưng, lưng kém mềm mại. Có thể khắc phục phần nào bằng xoa bóp, bấm huyệt, khí công dưỡng sinh, nhân điện, hoặc luyện tập những động tác mềm dẻo với mức tăng dần; tránh cúi nhiều, tránh ngồi xổm.
Nếu chụp X-quang, có thể thấy những chỗ vỏ xương dày lên, thậm chí có một vài gai xương nhỏ (do những tổn thương nhẹ cũ nay đã lành), không phải do viêm nhiễm. Em đừng hoảng hốt, vì đó là chuyện dĩ nhiên, bình thường.
Và nếu đến tuổi kết hôn, em hãy cứ mạnh dạn cưới vợ, bởi chấn thương cũ sẽ không làm em bị liệt bất cứ bộ phận nào.
412. Khi bị chấn thương gãy xương sườn
“Vừa qua, cháu bị tai nạn giao thông, gãy ba xương sườn liền, được bác sĩ dán băng dính và tiêm giảm đau. Cháu không thích nằm viện, nhưng bác sĩ bắt ở lại theo dõi. Cháu thấy bệnh chẳng có gì nặng, không hiểu bệnh viện giữ lại làm gì?”.
Để theo dõi chứ làm gì nữa! Vị bác sĩ nói đúng đấy, và vì có trách nhiệm cao đối với sinh mạng cháu nên ông mới “bắt” như vậy. Cháu phải nằm viện vì những lý do sau:
– Tai nạn giao thông thường gây những tổn thương phức tạp nhưng nhiều khi lại kín đáo, khó phát hiện, và chuyển biến một cách âm thầm nên rất dễ bị bỏ qua. Thực tế cho thấy, có những người lúc bị nạn vẫn tỉnh táo, đàng hoàng ra về, nhưng chỉ mấy giờ sau là có biểu hiện của một ổ máu tụ trong hộp sọ, phải mổ cấp cứu mới cứu sống được.
– Các xương sườn ở phía trước có những đoạn sụn cho phép chúng đàn hồi khi bị nén ép. Khi xương sườn gãy có nghĩa là lực tác động lên nó khá mạnh, có trường hợp làm rạn gan, rạn lách, gây nên ổ máu tụ dưới bao, sớm muộn sẽ vỡ rất nặng. Nếu sức ép tập trung vào vùng sườn gãy đó thì có thể màng phổi ở ngay bên dưới cũng bị tổn thương, gây tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi… Có trường hợp do đau đớn, phổi sẽ làm việc kém, không tống hết được những chất dịch xuất tiết ra nhiều sau chấn thương, gây ùn tắc đường thở, thậm chí xẹp phổi.
413. Sau một chấn thương vùng chậu
“Đầu năm nay, cháu bị tai nạn xe máy, chụp X-quang phát hiện rạn xương chậu; sau 2 ngày nằm viện thấy máu chảy từ hậu môn ra. Từ khi ra viện, thỉnh thoảng có ra một chất nhớt màu hơi trắng, đôi khi lẫn máu. Vậy ruột cháu có sao không?”.
Chấn thương mạnh vùng chậu đã gây bầm dập một vài nơi trên niêm mạc ruột (màng nhầy nằm trong cùng). Sau đó, chỗ máu tụ được đào thải ra ngoài, vết thương tiếp tục đẩy nốt những gì còn sót lại rồi dần dà liền sẹo.
Cháu không nói rõ lượng máu chảy ra, nhưng chắc không nhiều, chứng tỏ phạm vi bị đụng dập không lớn (và cũng không sâu, vì nếu thành ruột bị tổn thương thì có thể cháu đã bị thủng ruột, phải mổ cấp cứu).
Bị chấn thương mà có rạn xương chậu thì phải nằm theo dõi sát tại bệnh viện ít nhất 48 giờ mới an toàn.
Cứ yên tâm, trường hợp của cháu như vậy là không có di chứng gì về ruột.
414. Lệch vẹo khuỷu tay do gãy xương
“Năm lên 10 tuổi, cháu nghịch ngợm lấy xe đạp của khách đi nên bị ngã gãy tay (khuỷu tay bị tõe ra làm ba), được bệnh viện mổ xếp lại xương. Nay cháu đã 16 tuổi, tay vẫn không được thẳng, những khi đi tập quân sự thường bị bạn bè trêu chọc. Xin cho biết có cách gì làm cho tay thẳng trở lại?”.
Rất tiếc, đối với trường hợp của cháu, trước mắt chưa có cách gì làm cho tay thẳng trở lại bình thường, kể cả phẫu thuật chỉnh hình.
Gãy xương thành nhiều mảnh nơi khuỷu tay thuộc loại phức tạp, xương ở vùng này là chỗ bám của các cơ có chức năng quan trọng đối với sự khéo léo của tay. Bên cạnh chúng lại có các dây thần kinh và mạch máu lớn. Cháu vẫn đi tập quân sự được là điều may mắn đấy, chứ một số người còn bị các biến chứng như: hạn chế cử động khớp khuỷu, khớp giả khuỷu tay, hội chứng co quắp bàn-ngón tay do chèn ép mạch máu, teo cơ, tê buốt do tổn thương thần kinh…, đau khổ hơn nhiều.
Cháu nên lưu ý vận động cánh tay không may này nhiều hơn, để nó khỏi thua kém nhiều do ít có cơ hội được chủ giao việc.
415. Chỗ tiêm thuốc trước đây
“Cách đây 6 năm, cháu bị sốt rét, được y tá tiêm thuốc vào mông. Sau đó chỗ này trở nên chắc và to dần, đến nay đã bằng quả trứng gà nhỏ, không đau, không vướng. Có người khuyên cháu đi mổ lấy ra, có người lại can. Xin cho cháu một lời khuyên”.
Chắc lần đó cháu đã được tiêm thuốc quinine vào mông, nhưng thuốc không khuếch tán và hấp thu hết, phần còn lại được vỏ bọc bao quanh.
Có hai thái độ khác nhau:
– Nếu thấy nó “không việc gì” và không băn khoăn nhiều về nó thì cứ để yên, nhưng tránh đừng táy máy kích thích nó.
– Nếu cứ muốn “dứt điểm” thì đến một cơ sở ngoại khoa tốt xin khám chữa. Bác sĩ sẽ chọc thăm dò, nếu thấy có chất dịch thì sẽ hút hết ra (một lần hay vài ba lần), hoặc rạch dẫn lưu. Khi không còn chất ên trong, cái bọc tự nó sẽ tiêu dần.
Một thái độ dung hòa là đến cơ sở y tế xin chữa bằng lý liệu pháp.
416. Đái dầm
“Năm nay cháu đã 16 tuổi nhưng thỉnh thoảng vẫn bị đái dầm. Cháu rất xấu hổ. Xin cho biết cách chữa”.
Từ nay, cứ sau 4 giờ chiều, cháu nên hạn chế uống nước và không ăn trái cây loại chua, sữa chua… Bữa tối không ăn canh, không ăn rau cải xanh, cải bắp (nhưng sáng sớm phải lo uống bù, không để cho cơ thể bị thiếu nước).
Xem lại giờ hay “bị”, để dự phòng. Ví dụ: Nếu hay đái dầm vào 2 giờ sáng thì để đồng hồ báo thức lúc 1 giờ và trở dậy đi tiểu; hôm sau, để báo thức lúc 1 giờ 15, hôm sau nữa lúc 1 giờ 30. Cứ kiên nhẫn tăng từng 15 phút một, đừng sốt ruột, cuối cùng điểm thức dậy sẽ là vào lúc trời sáng và thế là cháu đã thắng lợi. Tiếp tục vài ba quy trình như trên.
Khi kết quả đã thật bền vững mới có thể tính chuyện thử tăng dần chút ít nước uống và trái cây, canh… trong bữa chiều.
417. Đã có vacxin ngừa viêm đường tiết niệu
“Tôi và bạn bè tôi hay bị viêm đường tiểu, phải đi khám bác sĩ hoài và phải uống thuốc quá nhiều kháng sinh. Xin cho biết có phương pháp gì chữa dứt bệnh được không?”.
40% phụ nữ bị viêm đường tiết niệu (đường tiểu) ít nhất một lần trong đời, và 20% bị tái phát nhiều lần. Triệu chứng bệnh rất khó chịu, bệnh nhân phải dùng kháng sinh, phải kiêng cữ đủ thứ.
Tháng 5 năm 2001, một tin vui đến từ bang Maryland của Mỹ: các nhà khoa học ở đây đã chế tạo thành công một loại vacxin chống viêm nhiễm đường tiết niệu do vi khuẩn Escherichia coli gây ra. Nó được tiêm cho 300 phụ nữ Mỹ đầu tiên để theo dõi kết quả. Dự kiến hai năm nữa, vacxin này sẽ có mặt trên thị trường châu Âu.
Trong khi chờ đợi, các bạn có thể phòng ngừa bằng cách đều đặn uống nhiều nước, ăn thêm rau xanh các loại, nhất là rau “làm mát” như rau má, rau sam.
418. Mót tiểu (mắc tiểu)
“Mấy tháng gần đây, em hay bị mắc tiểu, cứ 5-10 phút phải đi một lần; đi khám thì bác sĩ nói thận em hoạt động bình thường. Xin giúp em cách chữa”.
Em nói chưa kỹ càng cho nên phải nêu lên mấy hướng để em liên hệ:
– Nếu trước đó có quan hệ tình dục với bất cứ ai, kể cả với vợ, thì đó là viêm niệu đạo – bàng quang, cần đi khám bệnh hoa liễu ngay.
– Nếu không, có thể do hai khả năng:
1. Viêm bàng quang do khuẩn Escherichia coli (từ đường ruột xâm nhập vào vì ta sơ hở lúc rửa ráy sau khi đại tiện); nữ hay bị hơn nam. Trường hợp này, em nên dùng một đợt kháng sinh chừng 7-10 hôm, kết hợp các thức uống lợi tiểu (râu bắp, cây mã đề, rau cải, rau má…).
2. Do em thường xuyên uống quá ít nước, khiến nước tiểu trở nên đậm đặc, liên tục kích thích bàng quang. Nếu đúng vậy, chỉ cần uống nước đều đặn và từ tốn, lượng càng nhiều càng tốt, bất kể vào mùa nào.
Em có thể dùng bài thuốc nam gồm hai vị Biển súc (còn có tên là rau đắng, cây càng tôm, cây xương cá, tên khoa học Polygonum aviculare L.) và Đậu đỏ nhỏ (còn gọi là xích tiểu đậu, mao sài xích, mễ xích, tên khoa học Phaseolus angulari Wight). Mỗi ngày dùng 100 g biển súc và 40 g đậu đỏ nhỏ sắc với nước uống; thuốc không độc nên có thể dùng d.
419. Từ khi lấy chồng bị viêm bàng quang
“Trước khi lấy chồng, cháu vẫn khỏe, nhưng từ sau ngày cưới cháu thường bị đái rắt, có lần nước tiểu đỏ, xét nghiệm có hồng cầu. Bác sĩ cho chữa viêm bàng quang, dùng nhiều loại thuốc không khỏi”.
Cháu hãy kiểm tra lại và xử trí theo Mục 418.
Nếu không đỡ, hãy dè chừng bị viêm bàng quang do sinh hoạt vợ chồng quá nhiều. Trường hợp này chỉ cần nhắc chồng cháu cho quan hệ thưa ra, sẽ khỏi mà không cần thuốc men gì.
420. Viêm niệu đạo do tạp khuẩn
“Cháu 20 tuổi, chưa quan hệ nam nữ bao giờ. Mấy hôm nay cháu thấy miệng sáo của dương vật sưng lên, tấy đỏ, hơi đau. Xin cho cháu một lời khuyên”.
Cháu bị viêm nhiễm niệu đạo do tạp khuẩn. Hãy dùng nước sạch pha thuốc tím thật loãng, tỷ lệ 1/4000 (màu hơi hồng hồng), cho vào một cái bát hoặc cái ly sạch, ngâm cho ngập dương vật. Làm mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần độ nửa giờ; mỗi lần như vậy, dùng ngón tay ép nhẹ lên, để cho nước thuốc tím vào ra qua miệng sáo.
Xem xét lại nguồn nước, vệ sinh chăn chiếu, luộc quần áo; nếu có điều kiện, nên là (ủi) quần áo trước khi mặc.
421. Nước tiểu như nước vo gạo
“Em 25 tuổi, từng bị một lần nước tiểu như nước vo gạo; đến 1994 bị lại, lúc đầu nước tiểu lờ lờ, về sau càng đặc. Em xấu hổ nên không đi khám. Xin cho biết đó là bệnh gì, có phải là em đái ra tinh trùng không? Bệnh có ảnh hưởng gì về đường con cái, cách chữa ra sao?”.
Triệu chứng em kể làm tôi nghĩ đến hai khả năng:
– Em bị bệnh giun chỉ: Loài giun này sống trong hệ bạch huyết, gây nên những lỗ thông li ti giữa đường bạch huyết và đường tiết niệu, làm cho nước tiểu có bạch huyết nên giống màu nước vo gạo. Bệnh có thuốc chữa trị cho những ca vừa phải. Nếu không điều trị được, tiến hành phẫu thuật nhằm cắt đứt những lỗ thông thương nói trên (phẫu thuật bóc hệ thống mạch bạch huyết quanh thận) ở phía có tổn thương, kết quả khả quan.
– Em bị bệnh đái ra phosphate: Trong trường hợp này, bô đựng nước tiểu đóng cặn màu trắng.
Em phải coi sức khỏe làm trọng, khẩn trương tới một bệnh viện lớn xin khám để có hướng xử trí thích hợp. Còn tinh dịch, tinh trùng của em thì không can dự gì vào đây.
422. Giãn tĩnh mạch thừng tinh
“Em là con trai, 18 tuổi, từ nhỏ bộ phận sinh dục phát triển đều nhưng hai năm nay tinh hoàn trái sa xuống thấp, thỉnh thoảng hơi đau, kích thước bình thường. Em đi khám ở huyện thì bác sĩ bảo các tĩnh mạch bên đó bị đứt. Xin cho biết cách chữa”.
Nhiều khả năng em bị giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái: khi sờ nắn nhẹ vào sẽ có cảm giác hơi lổn nhổn, ấn hơi tức. Như vậy có nghĩa là, vì một nguyên nhân chưa rõ, thành của những tĩnh mạch thừng tinh trái trở nên kém vững chắc hơn bên phải và bị giãn (chứ không phải bị đứt như em đã nghe nhầm).
Ban ngày, em hãy đeo xì líp thường xuyên, và hạn chế chạy nhảy.
Về thuốc, em hãy dùng thử bài này trong 10-15 hôm: Hạt quýt khô (Đông y gọi là quất hạch) 6-12 g rang vàng (không để cháy), đun sôi với 2 bát nước, lấy 1/2 bát, chia uống 2 lần trong ngày (có thể pha chút đường cho dễ uống).
423. Xử trí tràn dịch
“Tôi có đứa con trai 5 tuổi, một nửa bìu dái sưng to, được bệnh viện chẩn đoán là tràn dịch màng tinh hoàn, nằm viện chữa bằng kháng sinh trong 1 tuần không đỡ. Sau đó, bác sĩ dùng xơ-ranh chọc hút ra nước vàng (đến xơ-ranh thứ 3 thì có màu hồng của máu), và được xuất viện; nhưng ngay hôm sau lại thấy căng lên như cũ”.
Ở một số trẻ sơ sinh nam, thường sau 2-3 tuần có biểu hiện tràn dịch màng tinh hoàn rõ (hiện tượng sinh lý bình thường), sau đó giảm dần và hết (ở trẻ sơ sinh nữ thì có ra huyết kiểu như “hành kinh”, rồi cũng hết). Một số trường hợp vẫn không hết tràn dịch ở mức độ khác nhau.
Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc gì làm mất được hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn, kể cả kháng sinh.
Không được chọc hút dịch, vì việc này dễ gây tổn thương cho tinh hoàn (ở xơ-ranh thứ 3, dịch của cháu có màu hồng là do chạm phải mạch máu, nhưng không rõ mức độ đến đâu). Chọc hút là vô ích vì chắc chắn dịch sẽ được tái lập.
Tràn dịch màng tinh hoàn phải được điều trị bằng phẫu thuật lộn màng tinh hoàn (rạch túi ra cho thoát hết dịch, rồi khâu lộn trái như lộn nửa cái vỏ chanh đã vắt kiệt). Cuộc mổ thường không quá mười lăm phút, sau đó tinh hoàn vẫn bình yên vô sự.
Thường người ta hay chờ cho cháu “hơi khôn khôn, dễ bảo”, để có thể chỉ gây tê tại chỗ, tránh phải gây mê, nghĩa là vào khoảng 6-8 tuổi; không để muộn hơn. Có khi phải mổ sớm hơn nếu cháu bị các bạn trêu chọc là “thằng chim to”, sinh mặc cảm tự ty.
Trường hợp con bạn, tôi thấy có một điểm ngờ ngợ là dịch tái hiện quá nhanh. Nên sớm cho cháu đến chuyên khoa tiết niệu sinh dục nam của một bệnh viện lớn để mổ. Nếu lần chọc đó có gây chảy máu thì máu đã được cầm, biến thành một thứ dịch sánh. Việc lộn màng tinh hoàn sẽ giúp khỏi bệnh (nếu màng dày cộp lên sau khi bị chảy máu, có thể phải xén bớt ít nhiều trước khi khâu lộn).
424. Cơn đau quặn thận
“Tôi làm nghề nông, bị đau quặn bụng phải dữ dội kèm theo đái buốt, lần sau cách lần đầu chừng một tuần, siêu âm cho biết bị giãn đài bể thận bên phải. Xin cho biết nguyên nhân; chuyện phòng the có liên quan gì đến bệnh không? Có cần xét nghiệm gì thêm không và cách chữa ra sao?”.
Nếu kết quả siêu âm nói trên là chính xác thì bác đã hai lần bị cơn đau quặn thận bên phải do sỏi đường tiết niệu di chuyển xuống dọc theo niệu quản.
Để dễ hình dung, bác coi bể thận như một thùng chứa nước đặt bên trên, và niệu quản là cái ống dẫn nước xuống. Bấy lâu nay trong thùng chứa của bác đã xuất hiện một hay nhiều viên sỏi nhỏ hoặc to, nhưng vì chúng nằm yên tại chỗ nên bác thấy “bình yên vô sự”. Nay đột nhiên một viên sỏi tụt vào ống dẫn nước và di chuyển xuống dưới, gây đau dữ dội vì ống dẫn phải co bóp mạnh để tống cái vật lạ đó đi.
Nếu viên sỏi nhỏ, nó có thể đi xuống bàng quang; từ đó có thể tụt vào niệu đạo, gây đau buốt dọc dương vật trước khi lọt được ra ngoài.
Nếu sỏi to hoặc sần sùi, nó sẽ mắc kẹt trong niệu quản, gây tắc nước tiểu từ thận xuống, làm cho bể thận bị giãn ra; nếu để muộn sẽ gây giãn đài thận (nơi chứa các ống li ti dẫn nước tiểu ra bể thận). Để muộn thêm nữa thì quả thận sẽ bị giãn, nhu mô thận bị hủy hoại, trở thành một túi nước vừa vô dụng, vừa nguy hiểm vì dễ bị nhiễm khuẩn thành một túi mủ.
Trường hợp của bác phải được các bác sĩ ở chuyên khoa tiết niệu khám xét và giải quyết. Tại đây, bác sẽ có thể chụp X-quang thường ổ bụng (sau khi thụt tháo phân kỹ càng hai lần liên tiếp để không nhầm viên phân với viên sỏi) nhằm xác định có sỏi tại những vị trí nào (thận, niệu quản), kích thước và hình thù viên sỏi.
– Nếu viên sỏi niệu quản to, sần sùi, nằm ở nơi khó vượt qua…, bác sĩ sẽ chỉ định mổ. Bác sẽ phải chụp thêm thận thuốc (để đánh giá chức năng bài tiết của cả hai thận và tình hình đài bể thận).
– Nếu viên sỏi nhỏ, hy vọng có thể tự tụt xuống thêm để ra bàng quang, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho điều trị bảo tồn một thời gian ngắn (chủ yếu là cho chạy nhiều bận trong ngày sau những lần uống nhiều nước; nếu cần thì dùng thêm thuốc giảm đau để bệnh nhân chạy được thuận lợi). Nếu không biến chuyển, nhất thiết phải phẫu thuật.
– Nếu sỏi đã xuống bàng quang, trường hợp không tự đái ra được sẽ được chữa bằng kỹ thuật tán sỏi, không nhất thiết phải mổ như trước đây. Sỏi bàng quang để lâu sẽ lớn dần do được bọc thêm các lớp vôi xung quanh, dễ gây chảy máu và viêm nhiễm bàng quang.
– Nếu có sỏi ở đài bể thận, bác sĩ tiết niệu sẽ cho chỉ định cụ thể tùy từng tình huống.
– Nếu chụp X-quang không thấy sỏi thì hoặc viên sỏi không cản quang (hiếm gặp), hoặc không có sỏi (nếu vậy thì kết quả siêu âm vừa qua là không chính xác, vì những hạt sỏi li ti tuy gây đau khi di chuyển nhưng không thể gây giãn đài bể thận).
Bác cần khẩn trương lên. Bởi lẽ trong điều trị sỏi niệu quản, yếu tố quan trọng hàng đầu là thời gian:
– Khi còn cơn đau quặn thận là còn sớm; nếu thanh toán được viên sỏi thì mọi chuyện sẽ trở lại gần bình thường hoặc như cũ.
– Khi không còn cơn đau là đã muộn hay quá muộn. Lúc bấy giờ, nếu có mổ lấy vỏ viên sỏi thì chức năng thận khó phục hồi hoặc mất hẳn.
Chuyện phòng the không phải là nguyên nhân gây bệnh sỏi tiết niệu. Nhưng khi quan hệ vợ chồng, những động tác đột ngột và mạnh mẽ vùng lưng có thể làm cho viên sỏi đang nằm yên trong bể thận lọt vào niệu quản (cũng như khi ta chạy nhảy hay đi lại nhiều).
Dù có mổ lấy sỏi hay không, từ nay trở đi bác cần chú ý thường xuyên dùng một chút chất chua và uống nhiều nước (nước chanh, cam, nước ép hoa quả chua như khế, muỗm…) để giúp cho nước tiểu bớt kiềm, hạn chế hiện tượng sinh sỏi.
425. Đi tiểu ra máu sau chấn thương vùng lưng
“Tôi 42 tuổi. Cách đây chừng 10 năm, tôi chơi xà ngang bị ngã đập mạnh lưng xuống đất, đêm ấy đi tiểu đỏ như máu, từ hôm sau nhạt dần rồi hết, không phải thuốc men gì. Hai 2 năm nay, tôi hay đau lưng và thỉnh thoảng thấy nước tiểu màu đỏ nhạt, vài ba bữa thì hết, nhưng vẫn khỏe, lao động nhà nông rất tốt”.
Mười năm trước, khi lưng đập xuống đất, thận của bác đã bị đụng giập, gây tiểu tiện ra máu; cũng may sau đó không hề hấn gì. Nói “may” là vì khi gặp chấn thương thận có đái ra máu, ta không biết chắc là bị một hay hai bên, mức độ tổn thương nhẹ h chảy máu có thể tự cầm hay buộc phải mổ để xử trí, và nếu mổ thì vẫn giữ được thận (khâu cầm máu…) hay phải cắt thận (cắt một phần hay cắt cả thận). Đó là chưa kể bể thận hoặc niệu quản có thể bị rách, bị đứt làm cho nước tiểu rỉ vào ổ bụng…
Gặp trường hợp như vậy, nhất thiết bác sĩ phải chụp thận thuốc (nghĩa là tiêm thuốc cản quang có iốt vào tĩnh mạch rồi chụp X-quang vùng thận, gọi tắt là UIV) để đánh giá tình hình. Thuốc cản quang trong nước tiểu sẽ giúp giải đáp các câu hỏi hóc búa đó.
Có chuyện rắc rối xảy ra sau chấn thương thận là: Canxi trong nước tiểu có nguy cơ đọng lại trên vết sẹo của thận, hình thành sỏi thận, thậm chí sỏi rất to, trông cứ như một củ gừng. Quá trình này chậm hay nhanh, lặng lẽ (sỏi “dính” vào đài thận) hay ồn ào (sỏi “rơi” xuống niệu quản, gây cơn đau quặn thận) tùy từng trường hợp. Lần tiểu ra máu cách đây 2 năm của bác là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên, sau đó tái đi tái lại mà bác đã bỏ qua, chứng tỏ chắc chắn là bác đã bị sỏi thận ở một hay cả hai bên.
Nhất thiết bác phải được chụp một phim X-quang vùng lưng để xác định. Chỉ phim đạt tiêu chuẩn mới phát hiện được những vết đóng vôi còn mỏng trên thận.
Từ nay (và đáng lẽ ngay từ dạo đó), bác nên thường xuyên dùng thức uống hơi chua (nước chanh quả, nước cam quýt…) và uống nhiều nước để hạn chế việc sinh sỏi. Càng tránh được lao động nặng càng tốt, vì những động tác mạnh hoặc việc đi lại nhiều dễ gây tiểu ra máu do sỏi cọ xát lên nhu mô thận.
Nếu đúng có sỏi thận thì trường hợp của bác chắc không có chỉ định phẫu thuật tuyệt đối, ít nhất là trong thời gian này, vì sỏi thận không cần phải xử trí ngay như sỏi niệu quản.
426. Vài vị thuốc dân gian chữa sỏi thận
“Bố cháu bị sỏi thận hai bên; mẹ cháu vay mượn đưa bố đi tán sỏi tại Viện quân y 108, nhưng vì thiếu tiền nên chỉ tán được sỏi thận phải, còn viên sỏi 1 cm ở thận trái vẫn nguyên đấy. Xin cho biết có loại thuốc gì làm cho sỏi ra mà không phải tán không (vì mẹ cháu không vay được thêm nữa)?”.
Bố cháu có thể uống Kim tiền thảo do Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 26 sản xuất dưới dạng cao viên (lọ 100 viên giá khoảng 38 ngàn đồng).
Nếu thấy đau quặn thận, đau lắm đấy, thì cả nhà hãy vui mừng, vì đó là biểu hiện viên sỏi đã nhỏ bớt và lọt được xuống niệu quản. Lúc đó, bố cháu phải uống thật nhiều nước rồi chạy tại chỗ, giúp sỏi tụt nhanh xuống bàng quang rồi đái ra.
Bên cạnh đó, bố cháu có thể theo kinh nghiệm dân gian, dùng một trong hai cách sau:
– Quả chuối hột (càng già càng tốt) để cả vỏ, thái lát mỏng, rang cho khô giòn (không để cháy), hạ thổ, tán thành bột, đựng vào lọ kín hoặc túi ni lông để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 g.
– Quả dứa chín vừa để cả vỏ, khoét xoáy một lỗ nhỏ, nhét vào đó một cục phèn chua cỡ bằng đầu ngón tay trỏ, đậy nắp lại, đem nung một lúc trên lửa. Lấy ra gọt vỏ và vắt nước uống. Cách 1-2 hôm dùng một quả, chừng 5 lần.
Về ăn uống, bố cháu tham khảo Mục 424.
427. Được chẩn đoán sỏi thận cách đây 3 năm.
“Khi cháu 17 tuổi, các bác sĩ khám và cho siêu âm, kết luận là bị sỏi thận và kê đơn thuốc. Nay cháu đã 20 tuổi, thấy bệnh có giảm chút ít, vẫn đi giải nhiều lần, nước tiểu đỏ và ít. Xin cho cháu một lời khuyên”.
Trước hết, cháu nên sớm tới khoa tiết niệu của bệnh viện để:
– Xin thử nước tiểu: Nếu trong nước tiểu có hồng cầu thì nhiều khả năng vẫn còn sỏi (do viên sỏi cọ sát gây xuất huyết). Cháu hãy xin chụp X-quang toàn bộ vùng bụng để xem có sỏi hay không và sỏi ở phía nào (phim phải thật rõ; muốn vậy, trước khi chụp X-quang, cháu phải được thụt tháo hai lần liên tiếp để loại trừ hết các hòn phân có thể đánh lừa bác sĩ). Cháu đừng mất thì giờ siêu âm vì sẽ rất khó phát hiện nếu sỏi nhỏ hoặc lẫn với bóng phân.
Nếu có sỏi và thấy cần thiết, bác sĩ sẽ cho chụp thêm thận thuốc (UIV) để đánh giá tình hình của hệ tiết niệu nói chung, từ đó đề ra phương án chữa trị thích hợp.
Nếu chưa có điều kiện đi khám như trên và nghi ngờ vẫn còn sỏi thận, cháu có thể dùng thuốc nam và uống các loại nước như đã nêu trong Mục 426 và Mục 424.
Cần lưu ý điều quan trọng sau đây: Nếu xét nghiệm thấy trong nước tiểu có các trụ hình hạt thì trước đây cháu bị viêm cầu thận cấp, nay đã thành viêm cầu thận mạn. Nếu vậy thì phương hướng điều trị sẽ khác hẳn.
428. Sỏi thận khi nào phải mổ?
“Tôi năm nay gần 40 tuổi, vẫn khỏe mạnh và công tác bình thường. Gần đây, do đau ê ẩm ở lưng nên tôi được chụp điện vùng lưng, tình cờ phát hiện ra một viên sỏi bằng ngón tay út ở bể thận phải. Xin cho biết liệu tôi có phải mổ lấy viên sỏi ra không?”.
Như vậy là viên sỏi ở bể thận phải của bác đã có từ lâu nhưng diễn biến âm thầm nên bị bỏ qua. Đáng sợ nhất là khi nó còn nhỏ bằng đầu đũa, nếu lọt xuống niệu quản (tiếp nối ngay với bể thận) sẽ gây tắc nước tiểu do thận bài tiết ra, khiến bệnh nhân đau dữ dội (cơn đau quặn thận). Nếu nó mắc lại tại niệu quản thì dần dà sẽ gây giãn thận.
Đến khi sỏi to dần tới kích thước hiện nay thì nguy cơ nói trên không còn nữa, vì nó đã lớn hơn lòng của niệu quản rất nhiều.
Về lâu dài, viên sỏi này có thể sẽ lớn thêm dần, tuy nhiên không thể tiên lượng được là nhanh hay chậm. Nó có thể gây chảy máu ít nhiều do cọ xát khi bác vận động (trong trường hợp này sẽ thấy nước tiểu có màu đỏ từ đầu đến cuối bãi, hoặc xét nghiệm nước tiểu thấy có nhiều hồng cầu); cũng có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu phải (ít thấy hơn).
Ngoài ra, nếu viên sỏi của bác hình mỏ vẹt thì chỗ mỏ vẹt sẽ khớp với chỗ tiếp nối giữa bể thận và niệu quản. Trong trường hợp này, về lâu dài, nó có thể làm giãn bể thận ở mức độ nhất định, và bệnh nhân phải được mổ càng sớm càng tốt.
Vì vậy, để thật chắc chắn, bác nên sớm về khám tại khoa tiết niệu của một bệnh viện trung ương. Bác sĩ sẽ cho chụp X-quang lại toàn bộ đường tiết niệu, chụp thận thuốc (UIV) để đánh giá chức năng thận cũng như tình hình của đài bể thận, từ đó sẽ quyết định phải xử lý sớm hay không (tán sỏi hay mổ lấy sỏi).
Nếu chưa có dấu hiệu báo động hoặc gia đình chưa có điều kiện đến bệnh viện, bác có thể tạm thời “chung sống hòa bình” với viên sỏi này, cảnh giác để sớm phát hiện các biến chứng nêu trên.
Bác không nên vận động nhiều để tránh bị xuất huyết do viên sỏi cọ sát. Thường xuyên dùng thức uống hơi chua (nếu không có hội chứng viêm loét dạ dày – tá tràng) nhằm hạn chế sỏi cũ lớn thêm và sỏi mới hình thành. Trong khi chờ đợi, bác có thể vận động và uống một vài vị thuốc nam dễ kiếm (xem Mục 426).
429. Phì đại và sỏi tuyến tiền liệt
“Tôi đã 78 tuổi, vừa qua đi siêu âm, được phát hiện là phì đại tuyến tiền liệt, có sỏi. Hiện nay tôi vẫn tiểu tiện bình thường, không gặp gì rắc rối. Liệu có phải mổ không?”.
Phì đại tuyến tiền liệt có chỉ định xử trí ngoại khoa khi nó gây trở ngại lưu thông nước tiểu, chữa trị nội khoa không đỡ. Trường hợp của bác trước mắt không có gì đáng lo ngại. Sỏi tuyến tiền liệt thường có nhiều viên nằm cạnh nhau, khác hẳn sỏi thận, sỏi niệu quản hay bàng quang vì không gây hậu quả gì cho bộ máy tiết niệu. Bác có thể dùng thêm Theravit của Hoa Kỳ, mỗi ngày 1-2 viên, vì nó chứa selen, chất có tác dụng bảo vệ tuyến tiền liệt.
Nếu xuất hiện rắc rối, bác thử dùng Prostati-Dauss, một loại thuốc nước của Pháp mang chất chiết xuất từ tinh hoàn động vật, mỗi ngày uống 2 ống (chia làm hai lần, lúc no) trong ba tuần liền rồi tạm ngưng, sau đó nếu cần lại dùng tiếp đợt khác.
Về chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu nói chung và bàng quang nói riêng (thường xảy ra ở người có u tuyến tiền liệt), có thể uống thêm hằng ngày 1-2 viên Mictasol blcu của Pháp (vào các bữa ăn, chiêu với nước). Thuốc làm giảm viêm nhiễm, khiến việc tiểu tiện không còn gặp trở ngại. Tuy nhiên, phải nhớ rằng Mictasol bleu không được dùng cho người bị suy thận.
Còn về xử trí ngoại khoa, hiện nay người ta dùng nội soi bàng quang để “cắt” tuyến tiền liệt thành từng mảnh nhỏ rồi cho chảy ra ngay theo dòng nước. Thủ thuật này đơn giản, nhẹ nhàng. Tháng 4/1999, các nhà khoa học Pháp đã sáng tạo được một phương pháp mới còn đơn giản và nhẹ nhàng hơn nhiều: luồn qua hậu môn vào trực tràng một đầu dò có siêu âm cường độ cao để làm tiêu tan tuyến tiền liệt bị bệnh. Trong số 50 bệnh nhân đầu tiên được chữa trị, có 40 người thu được kết quả tốt.
Trường hợp của bác hy vọng sẽ không phải dùng đến các thủ thuật ngoại khoa nói trên.
430. Không tinh hoàn sao vẫn có con?
“Các giải đáp y học nói rằng tinh hoàn lạc chỗ nếu không mổ sẽ bị vô sinh. Nhưng sao trong xóm chúng tôi lại có một người đàn ông từ khi sinh ra vẫn không có tinh hoàn mà nay vẫn có con?”.
Nếu tinh hoàn nằm lì trong ổ bụng thì đến tuổi dậy thì, nó không phát triển để trở nên thành thục, bị xơ hóa, vì thế sẽ gây vô sinh. Ngoài ra, những bệnh nhân này còn dễ bị ác tính hóa thành ung thư tinh hoàn.
Trường hợp các bạn gặp chắc chắn là nằm vào một trong hai tình huống sau:
– Tinh hoàn của người đó tuy không hiện diện ở bìu nhưng vẫn thập thò ở lỗ bẹn (nghĩa là vẫn có những dịp “ra hóng mát” bên ngoài ổ bụng), cả hai bên hay chỉ một bên. Và chúng vẫn phát triển được bình thường.
– Cả hai tinh hoàn đều nằm hẳn trong ổ bụng: Chúng đã bị xơ hóa và gây vô sinh. Do đó, người này không phải là cha sinh học của đứa b.
Chúng ta không nên tò mò đi vào đời tư của người khác. Nhưng để giúp ngăn ngừa ung thư tinh hoàn, các bạn nên ăn nói bằng cách nào đó giúp anh ta hiểu ra vấn đề và đi khám để xin mổ cắt bỏ một (hoặc cả hai) tinh hoàn nếu nó vẫn nằm sâu trong ổ bụng.
431. Sa dạ con
“Mẹ cháu đã hơn 50 tuổi, lâu nay mỗi lần đại tiện lại thấy thòi ra một cục gì nơi cửa mình. Cháu lo quá. Xin cho biết đó là bệnh gì, liệu có phải ung thư không?”.
Cháu hãy bình tâm. Mẹ cháu bị sa dạ con, và cái khối thò ra ngoài là cổ tử cung đấy. Chắc chắn không phải ung thư.
Nếu mẹ cháu không thấy vướng víu lắm, có thể chịu đựng được, thì chỉ cần giữ vệ sinh tốt, tránh vận động nhiều hay mang vác để không làm cho bệnh nặng thêm. Nếu nó sa xuống quá thấp, có nguy cơ nhiễm khuẩn thì nên phẫu thuật treo hoặc cắt dạ con.
Tốt nhất là mẹ cháu tới một cơ sở phụ sản tốt xin khám để có hướng xử trí thích hợp. Nếu mổ cũng không nặng nề như mổ dạ dày hay mổ gan mật, nói mẹ đừng sợ, chỉ sau mấy hôm là xuất viện thôi.
432. Tử cung nhi tính
“Tôi có một đứa cháu gái hơn 20 tuổi. Năm 18 tuổi, cháu hành kinh lần đầu, sau đó tới nay không có, lông nách và lông mu không mọc. Vừa qua, cháu được Bệnh viện phụ sản Từ Dũ khám và chẩn đoán là tử cung nhi tính, được uống thuốc để tạo vòng kinh. Xin giải thích rõ về hiện tượng này, ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và hạnh phúc sau này của cháu”.
Từ sau tuổi dậy thì, buồng trứng thành thục sẽ tiết ra hoóc môn nữ một cách thường xuyên, hình thành chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng, kèm theo hiện tượng phóng noãn (rụng trứng) để chờ thụ tinh.
Nếu có trục trặc của buồng trứng hoặc của tuyến yên (nằm ngay dưới não), sẽ không có kinh nguyệt và dĩ nhiên không thể thụ thai; bộ phận sinh dục cũng không phát triển đầy đủ (dạ con nhỏ như của trẻ em, không có lông mu…). Trong trường hợp này, phải dùng thuốc tạo vòng kinh nhân tạo, nhưng vẫn không có phóng noãn. Tuy vậy, vẫn phải cho cháu sử dụng liên tục, không được cách quãng, để cháu được thoải mái và hy vọng.
Hiện tại, chưa có thuốc gì chữa được “tử cung nhi tính”. Nhưng sau khi kỹ thuật thụ thai trong ống nghiệm được tiến hành rộng rãi cho lứa tuổi đang sinh sản, người ta đã thực hiện được kỹ thuật đó có kết quả cho một bà già trên 62 tuổi, tạo niềm hy vọng cho những chị em đã mãn kinh mà chưa có con. Đầu năm 1999, Italy đã công bố một phương pháp mới thực hiện trên nam giới vô sinh (do “tinh hoàn nhi tính”), cho ra đời 5 cháu khỏe mạnh bình thường. Trước những tin vui như vậy, chúng ta có thể hy vọng cho hạnh phúc tương lai của cháu.
 

 

433. Chữa tàn nhang (tàn hương, nám)
“Cháu 20 tuổi, từ 4 năm nay trên mặt có nhiều nốt tàn hương. Xin cho biết cách chữa”.
Cháu có thể dùng một trong hai loại kem bôi sau đây:
– Leucodinine B (chứa 10% hoạt chất mequinol), can thiệp vào quá trình tạo melanin nhưng không gây hại cho tế bào sắc tố. Vì vậy, sau khi điều trị, vùng da bị “lột” vẫn có màu bình.
Cách dùng: Bôi tại chỗ 2 lần/ngày; thấy đạt hiệu quả thì bôi 1-2 lần/tuần. Chú ý tránh ánh nắng mặt trời; nếu thấy xuất hiện một vài đốm trắng (tại vùng bôi hoặc không bôi) thì phải ngừng ngay thuốc. Kem này không nhờn, dễ rửa sạch bằng nước lã, không làm bẩn quần áo. Giá khoảng 54 ngàn đồng/tuýp.
– Renova, mỗi tối thoa 1 lần với lượng bằng hạt bắp, sau đó không được bôi bất cứ thứ gì lên. Ban ngày thoa một loại kem làm ẩm da (ví dụ Johnson s Baby Cream) từ 2 đến 3 lần, nhất là trong tháng đầu, khi da dễ bị khô, đỏ, bị lột do tác dụng của kem Renova.
Cháu nên thường xuyên dùng thêm vitamin C (có nhiều trong hoa quả chua, nhất là cam quýt), có tác dụng tốt đối với da.
Nếu ra nắng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, phải đội nón, mũ rộng vành hay trùm khăn che mặt (vì ánh nắng làm cho tàn nhang nặng thêm, hoặc những chỗ đã chữa khỏi trở nên nám lại).
434. Kem bôi chữa sẹo lồi
“Xin cho biết kem bôi ngoài da Contractubex có chất gì mà được dùng chữa bỏng?”.
Chắc bạn nghe nhầm thôi. Kem bôi Contractubex không dùng để chữa bỏng mà chỉ dùng để chữa sẹo xấu hay sẹo lồi sau khi bị bỏng (nhất là bỏng lửa) hoặc sau phẫu thuật (trên người có cơ địa sẹo lồi).
Cứ 100 g Contractubex có 3 chất chính sau đây:
– Allantoin 1 g, làm tăng các tế bào lành của mô da, tiêu chất sừng, làm mềm sẹo.
– Heparin 5.000 UI (đơn vị quốc tế), làm tăng đặc tính tan xơ của mô da, ức chế sự tăng sinh của các nguyên bào sợi, cải thiện việc tưới máu cho da.
– Dịch chiết củ hành tây 10 g, cung cấp các protein, vitamin, yếu tố vi lượng, giữ vai trò chất nền cho quá trình tái tạo tế bào.
Thuốc bôi này được đóng thành tuýp 20 g, 50 g và 100 g.
Cách dùng: Bôi kem lên sẹo lồi rồi xoa bóp kỹ lưỡng liên tục cho thuốc ngấm vào. Làm nhiều lần trong ngày; trước khi ngủ nên làm 1 lần, sau đó bôi thêm chút kem rồi băng lại, để qua đêm.
435. Bị lở sơn
“Chúng em cùng nhau vào chơi trong rừng, khi về thì mấy đứa bị sưng vù mặt, rất ngứa, đỏ lựng, rát, nổi mụn nước li ti ở mặt và cổ, người lớn bảo là lở sơn. Trong khi đó, mấy bạn khác lại không việc gì. Xin cho biết tại sao?”.
Cây sơn (tên khoa học Rhussuccedanea anacar-diaceae) tiết ra một chất nhựa, từ ngàn xưa đã được nhân dân ta dùng chế ra “sơn ta” để sơn mọi thứ đồ gỗ.
Nhựa cây sơn chứa chất laccol, kích thích gây dị ứng mạnh đối với da. Có khi chỉ mở một hộp sơn ta đã qua chế biến, ngắm một tác phẩm mới sơn xong, tình cờ đi qua cạnh cây sơn, đun củi có lẫn cành cây sơn… mà cũng bị lở sơn.
Hiện tại người ta vẫn chưa biết loại da nào hay bị, loại da nào không. Dường như dân cư những vùng trồng cây sơn hoặc chế biến sử dụng sơn ta (làm sơn mài chẳng hạn) thì ít bị lở sơn; và những người mang thể địa dị ứng (hen phế quản, mày đay, eczema…) dễ bị và bị nặng hơn.
Chắc là trong khi len lỏi trong rừng, các em đã “chạm trán hung thần” mà không biết, và những bạn không bị thuộc diện “được miễn trừ”. Từ nay, trước khi vào chơi trong rừng, nên tìm hiểu qua “tình hình địch”: nấm độc, quả độc, cây gai, lá han, rắn độc… để có phương cách đối phó.
Về chữa trị lở sơn, có thể đắp lá khế tươi giã nhỏ, chấm nước chè tươi, láng, hoặc nước muối 9/1.000; nếu nghi có nhiễm khuẩn thì chấm thuốc tím pha thật loãng 1/4.000.
436. Rò chỉ sau mổ hay sẹo lồi?
“Cách đây khoảng 2 năm, mẹ cháu được mổ u nang buồng trứng, sau một thời gian, tại vết mổ nổi lên một cục thịt rất ngứa ngáy. Xin cho mẹ cháu biết cách chữa”.
Thư cháu mô tả sơ sài quá. Trường hợp của mẹ cháu có thể thuộc một trong hai khả năng sau đây:
– Bị “rò chỉ” (nói “chỉ khâu thành bụng bị đào thải” thì đúng hơn). Khi đóng thành bụng, người ta dùng chỉ không tiêu để khâu cân cơ. Thường những vòng chỉ được thắt nút này “chung sống hòa bình”, nhưng ở một số ít bệnh nhân, về sau có hiện tượng đào thải.
Vì không phải do viêm nhiễm (hoặc viêm nhiễm không đáng kể) nên không có ảnh hưởng gì quan trọng; chỉ thấy nổi gồ lên một hay nhiều chỗ dọc vết mổ, hơi ngứa, ấn nhẹ lên thấy lùng nhùng tí chút bên trong, có trường hợp thỉnh thoảng rỉ ra một ít dịch rồi lại liền miệng như cũ.
Nếu đúng vậy thì bác sĩ, thậm chí y tá có kiến thức, sau khi bôi thuốc diệt khuẩn sẽ dùng kẹp (có móng, vô khuẩn) thọc vào chỗ lùng nhùng đó, tìm nút chỉ kẹp chặt và nâng vòng chỉ lên, rồi dùng kéo cắt một phía, biến cái vòng đó thành một sợi và rút ra (không cắt cả hai phần, vì sẽ để sót một nửa vòng, không khỏi). Băng sạch, dăm hôm là khỏi hoàn toàn. Nếu sau một thời gian thấy xuất hiện tương tự tại một chỗ khác thì cũng tiến hành như vậy, chẳng cần thuốc men gì.
– Bị sẹo lồi.
437. Trứng cá đỏ
“Ở mũi cháu mấy tháng nay bị những nốt đỏ ửng nổi lên, có chiều hướng lan dần ra. Xin cho biết có thuốc chữa không?”.
Cháu bị trứng cá đỏ. Có thể dùng kem Erythrogel theo cách sau:
– Nhẹ nhàng rửa sạch vùng định bôi.
– Bóp vào tuýp cho ra một giọt nhỏ, đem bôi lên các nốt trứng cá, lấy tay miết nhẹ nhiều lần liên tiếp cho thuốc ngấm vào.
– Mỗi ngày bôi hai lần; tốt nhất là vào những lúc ít ra mồ hôi.
438. Nấm kẽ chân
“Cháu có em trai học lớp 10, lâu nay ở chân có mùi rất thối, ngồi bên cạnh cảm thấy rất rõ. Em cháu thường xuyên đi chân đất, thỉnh thoảng mới xỏ dép. Xin bác sĩ cho một lời khuyên”.
Thư cháu sơ sài quá nên tôi chỉ dám “đoán” thôi. Cháu thử đem những điều sau đây để hỏi kỹ và kiểm tra em cháu xem: Có lẽ em cháu bị nấm kẽ chân đã lâu không được chữa trị, từ buổi ban đầu chỉ bị giữa ngón 4 và ngón 5 (kẽ chân thứ tư), nay đã lan rộng sang các khe khác và ở cả hai bên.
Nấm kẽ chân gây ngứa nhiều, phải gãi mạnh nên dễ nhiễm khuẩn, mưng mủ. Lúc này bệnh nhân vừa ngứa vừa đau nên ngại làm vệ sinh tại chỗ, khiến bệnh ngày càng nặng thêm; mỗi lần bội nhiễm có thể bị sốt, nổi hạch ở bẹn.
Nếu đúng bệnh, cháu hãy bày cho em chữa theo cách sau:
– Ngâm chân mỗi ngày 1-2 lần vào thuốc tím pha thật loãng 1/4.000 (màu hơi hồng hồng), nước ấm già càng tốt, mỗi lần chừng 20-30 phút (những lần đầu, nên thay nước 1-2 lần để được sạch). Dùng ngón tay cọ mạnh lên, nếu thấy có lớp da nhợt nhạt thì nhẹ tay “lột” đi (không được gây chảy máu), rồi tiếp tục cọ. Động tác này ngoài việc làm sạch chất bẩn còn có tác dụng thanh toán bớt lượng nấm, giúp thuốc tác động tốt hơnranh thủ thời cơ này kỳ cọ cả bàn chân luôn.
– Dội nước thuốc tím sạch rồi dùng khăn sạch lau khô (khăn này dùng riêng cho em, và sau đó phải luộc).
– Bôi lên toàn bộ kẽ chân và mặt dưới ngón một lượt kem SILKRON (tuýp 10 g giá khoảng 8.000 đồng, dùng được nhiều lần), dùng ngón tay miết mạnh cho thuốc thấm đều lên mặt da vùng này. Chỗ nào thấy ít thuốc thì bổ sung, nhưng không bôi quá đẫm.
– Sau khi bôi thuốc, không được nhúng chân vào nước. Do đó, tốt nhất là bôi trước bữa ăn trưa và trước khi ngủ tối.
– Bôi liên tục để tránh tái phát.
– Khi thấy khỏi hẳn, có thể ngừng thuốc, nhưng mỗi ngày phải rửa ráy kỳ cọ các kẽ chân và mặt dưới ngón, không được lơ là. Nếu thấy có chỗ hơi ngứa, phải bôi thuốc ngay trong dăm hôm.
– Từ nay phải chấm dứt việc đi chân đất. Khi đã khỏi nấm và chân luôn sạch thì mùa nào em cháu đi tất, chân cũng vẫn thơm tho.
439. Lang ben
“Hai đứa chúng em bị lang ben ở mặt và vai. Bệnh cứ thế loang dần, bôi mãi kem Nizoral không hết. Liệu việc đi tắm biển rồi phơi nắng thường xuyên có làm hết được lang ben không?”.
Hai em hãy đổi sang thuốc khác.
– Thuốc nước Selsun 25% chứa hoạt chất selenium sulfide: Có tác dụng chống nấm và chống tiết bã nhờn; giá khoảng 60 ngàn đồng/chai. Sau khi tắm, bôi Selsun lên những chỗ có hoặc nghi ngờ đã bị lang ben, bôi rộng thêm một chút cho chắc ăn (chú ý không để giây vào mắt và bộ phận sinh dục vì sẽ gây bỏng rát, nếu bị thì rửa sạch ngay), giữ nguyên trong 10 phút, sau đó tắm cho thật sạch thuốc. Mỗi ngày tiến hành 1 lần, trong 1 tuần liền.
– Kem Canesten chứa 1% hoạt chất clotrimazole, giá chừng 13 ngàn đồng/tuýp. Sau khi hết triệu chứng phải dùng thêm khoảng 2 tuần nữa (thời gian chữa trung bình 1-3 tuần).
Có thể dùng bài thuốc của Lương y Hoàng Duy Tân mà một số người áp dụng thấy có công hiệu: riềng tươi một dảnh rửa thật sạch, bóc vỏ, cắt khúc rồi giã nát, cho vào xoong con. Đổ giấm vào hơi ngập riềng, đậy vung rồi đun sôi nhỏ lửa một lúc. Dùng kẹp nhúng một cục bông vào chất thuốc đang nóng, đem bôi trên những vùng bị lang ben (thoạt đầu hơi rát chút xíu, hãy ráng chịu, sẽ nhẹ nhõm ngay). Mỗi ngày bôi 1-2 lần tùy theo tình hình, trong 1-2 tuần là khỏi, da dẻ trở lại bình thường.
Lang ben là do nấm Pityrosporum furfur gây ra, không thể dùng ánh nắng mặt trời để diệt nó được. Hơn nữa, việc phơi nắng quá mức sẽ gây nguy hại cho da nói riêng và cho các tế bào cơ thể nói chung.
440. Bệnh zona
“Cháu bị giời leo một bên mạng sườn, đau phát sốt. Liệu nó còn leo sang người khác không? Bố mẹ cháu giũ tung chăn chiếu để tìm diệt tận hang ổ nhưng không thấy; trên tường, trên trần nhà cũng không. Xin cho gia đình cháu một lời khuyên”.
Cháu đã thấy con giời leo bao giờ chưa? Nó cũng có nhiều chân như con rết, đặc biệt cơ thể chứa phospho. Khi ta đập giập, chất đó vung vãi trên da, khiến da bị rát bỏng. Tìm mãi không thấy nó, vậy nó chạy đi đâu? Nếu quả đúng có con giời leo “chơi khăm” cháu thì nó đã bị cháu đánh chết, có thể chất phospho mới được giải phóng ra mà gây bệnh. Tìm “gia đình” nó trong nhà xây là vô ích, vì con giời chỉ thích sống trong mái rạ, mái tranh.
Con vật kia vô tội, vì bệnh của cháu không phải do giời leo. Cháu bị zona, một bệnh cấp tính do virus với các biểu hiện: nổi những mụn mủ đau rát theo đường đi của một dây thần kinh, kèm theo sốt và nổi các hạch đau trong khu vực. Những nơi bị bệnh là: mạng sườn, hông, thắt lưng, ngực, cánh tay… Hiếm khi bị cả hai bên.
Về chữa trị, cấm bôi mỡ corticoid (Flucinar, Xinala). Cần nâng cao sức đề kháng toàn thân và tại chỗ. Dùng kháng sinh chống bội nhiễm, chống giảm đau khi cần.
Sau 10-15 ngày, bệnh sẽ tự khỏi, để lại một vết sẹo lõm xuống; thường không tái phát do được miễn dịch với virus đó. Người có tuổi mắc zona dễ bị đau dai dẳng tại vùng tổn thương cũ.
441. Biện pháp chữa hói đầu
“Tôi chưa nhiều tuổi lắm mà sao đầu bị hói dữ quá, dùng mấy thứ thuốc người ta mách cho đều không bớt. Xin cho biết khoa học đã có biện pháp gì chưa? Tôi có gia đình sống ở nước ngoài nên có điều kiện chữa trị”.
Về chữa trị hói đầu, trên thế giới mới có hai phương pháp hay, một bằng thuốc và một bằng ngoại khoa.
1. Finastéride uống, do bác sĩ kê đơn, ngăn không cho testosterone (hoóc môn sinh dục nam) biến thành dihydrotestosterone gây rụng tóc.
Nhiều nghiên cứu ứng dụng trên nam giới 18-41 tuổi cho thấy, ở nhóm những người hói đỉnh đầu, sau 1 năm uống thuốc, 86% trường hợp tóc thôi rụng và 48% tóc mọc lại, sau 2 năm có 83% tóc thôi rụng và 66% tóc mọc lại. Ở người hói trán, sau 1 năm uống thuốc, mật độ tóc tăng lên.
Phụ nữ có thai không được sử dụng Finastéride vì thuốc có thể gây dị tật cho cơ quan sinh dục của các cháu trai).
2. Về ngoại khoa, đã có kỹ thuật cấy tóc mệnh danh là “dense packing”: Lấy các nang lông của tóc từ vùng lành đem cấy lên vùng hói, mỗi lần có thể “trồng mới” được 3.000 chiếc trên một diện tích bằng lòng bàn tay.
Tháng 3 năm 2001, một nhóm nghiên cứu Pháp đã phát hiện ra các tế bào gốc nằm ở chỗ phình của lông có tính “đa năng”, nghĩa là có thể tái tạo cả biểu bì, tuyến bã nhờn và nang lông. Đặc tính này sẽ được khai thác để phục hồi những phần da bị hư hại (nhất là khi bị bỏng rộng), sản xuất thuốc chữa chứng rụng tóc…
442. Cái sảy nảy cái ung
“Đứa em nhỏ của cháu bị một cái nhọt to ở đùi, sưng nhức. Cháu thương quá, đang định lấy bông gói trong giấy báo ra để nặn mủ thì bác quân y sĩ già về hưu trong xóm tới chơi. Bác ấy mắng cháu rồi đi mua kháng sinh cho em cháu uống, miệng cứ lẩm bẩm: Nguy hiểm, nguy hiểm chết người! . Ba hôm sau bác dẫn em lên trạm xá, dùng dao mổ đã hấp chích mủ ra và băng lại. Cháu không hiểu vì sao mà nặn nhọt lại nguy hiểm chết người, nhưng vì sợ bác ấy mắng nữa lên không dám hỏi”.
Cháu vẫn còn ấm ức chăng? Cháu bị mắng không oan đâu, vì mấy lẽ:
– Tay cháu và bông mà cháu định dùng không đảm bảo vô khuẩn (nghĩa là còn mang nhiều mầm bệnh có thể nhiễm thêm cho em cháu).
– Việc nặn nhọt rất nguy hiểm ở chỗ dùng sức mạnh phá vỡ hàng rào bảo vệ cơ thể tại chỗ tổn thương (nhờ hàng rào này, vi khuẩn bị ngăn chặn và khu trú lại, không thể tiến xa hơn hay tràn vào máu). Thành lũy phòng thủ bị vỡ thì kẻ thù dễ bàng lọt qua.
– Việc nặn nhọt cho em cháu vào thời điểm đó có thể gây chết người bởi vì lúc bấy giờ đang có sự tranh chấp giữa cơ thể và mầm bệnh (tức giữa bạch cầu phòng vệ và vi khuẩn tấn công). Hàng rào bảo vệ chưa hình thành hoặc chưa hoàn chỉnh; động tác nặn nhọt sẽ tiếp sức cho vi khuẩn đánh bại sự phòng vệ của bạch cầu và lan tràn vào máu, gây nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác (thường là áp xe phổi) hoặc nhiễm trùng huyết.
Câu hỏi của cháu gợi lại một chuyện đau thương đã xảy ra khá lâu cho một sinh viên nước mình: Anh ta bị mọc nhọt ở đùi, tự mình nặn non ra, bị áp xe phổi, phải nằm viện. Do mủ ra nhiều, cản trở hô hấp nên phải mở khí quản để hút mủ và cho thở ôxy. Về sau, bệnh uốn ván xuất hiện. Cuối cùng anh đã qua đời.
Bác quân y sĩ già thật khôn ngoan. Bác ấy biết cái nhọt của em cháu chưa chín (còn căng nhức, chưa mềm), phải cho thêm kháng sinh để giúp cơ thể xác lập hàng rào bảo vệ chắc chắn đã, sau đó mới dùng dao vô khuẩn để rạch mà không nặn nhọt, rồi dùng băng vô khuẩn băng lại. Từ giờ phút đó, cơ thể em cháu sẽ tống dần mủ ra qua vết rạch.
Nên quên đi hai chữ “nặn nhọt” trong ngôn ngữ thông thường cũng như trong ngôn ngữ y học, để tránh những ngộ nhận có thể gây nguy hiểm chết người vì “cái sảy nảy cái ung”.
443. Lông nách và hôi nách
“Có phải con gái thường không hay mọc lông nách? Còn nách em thì lại mọc một ít lông, và em cho rằng vì thế mà bị hôi nách, có đúng không, thưa bác sĩ? Em muốn nhổ hết lông đi, nhưng nghe người ta nói nhổ lông nách có hại cho tim nên em sợ quá. Xin cho em cách giải quyết”.
Lông nách và hôi nách không liên quan gì đến nhau.
Trời cho lông nách để ta thải bớt nhiệt khi trời nóng bức (mồ hôi toát ra từ nách, được gió thổi vào làm cho mát mẻ), và được ấm áp hơn khi khối không khí lạnh từ hồ Baican của nước Nga tràn về, gây nên gió mùa đông bắc. Thế thì tại sao lại đem nhổ hoặc cạo đi “cho đẹp mắt”?
Về vấn đề này, cháu cần biết thêm hai điều. Thứ nhất, việc nhổ tóc sâu, nhổ râu và lông nách của ta rất chi là khủng khiếp đối với các bạn quốc tế, kể cả người châu Phi. Thứ hai, nếu thấy nữ “nách không lông”, đàn ông có chút kiến thức sẽ đánh giá oan là “bạn mình nói chung không có sợi lông nào ở mọi vị trí” (hiện tượng vô mao, vẫn làm cho một số chị em đau đầu vì thiệt thòi trong chuyện ân ái, nhưng y học chưa có cách khắc phục).
Việc nhổ lông nách không có hại cho tim; nếu khoái nhổ, xin cứ việc! Còn nếu muốn “vặt lông” nhanh và không đau, xin xem Mục 128.
Về hôi nách, có cách khử mùi hữu hiệu và đơn giản sau:
Mua một ít phèn chua tại các hàng khô, hàng xén hay hiệu thuốc Đông y, đem ngâm vào lọ cho thật ngập nước, nút kín, lắc mạnh đến khi không còn tan thêm. Rửa sạch và lau khô nách rồi dùng gạc thấm bôi (nếu lọ có lỗ nhỏ thì rỏ thẳng vào), kẹp nách lại dăm ba phút.
Dùng thường xuyên, mỗi ngày 1-3 lần hoặc hơn tùy theo tình hình (nên thực hiện trước khi ngủ tối để chăn gối khỏi có mùi). Đi đâu xa nhớ mang theo. Không quên lọ phèn và sử dụng kín đáo thì sẽ không ai phát hiện ra, kể cả người thân gần gũi nhất.
Lọ phải nút kín, phèn phải luôn ngập nước; nếu vô ý để cạn, phải vứt đi vì không còn tác dụng.
444. Chuyện nốt ruồi
“Hai chúng em giống nhau ở chỗ đều được trời ban cho nốt ruồi khá to nơi khóe mắt, chẳng đẹp gì mà lại vướng víu khi rửa mặt. Có nên tẩy đi không và tẩy ở đâu?”.
Một đặc tính chung của các khối u là dễ phát triển nhanh, thậm chí thành ác tính, nếu bị va chạm liên tục. Nốt ruồi nằm ở khóe mắt, thái dương rất dễ bị khăn mặt va chạm nhiều lần trong ngày nên nguy cơ càng lớn, nhất là ở người lớn tuổi.
Phòng ngừa trước vẫn hơn, vả lại cái nốt ruồi ấy cũng chẳng giúp mình xinh thêm. Hai em nên đến Trung tâm Vật lý Y sinh học TP Hồ Chí Minh (109 A Pasteur, quận 1) hoặc khoa Phẫu thuật Tạo hình Viện quân y 108 (Trần Hưng Đạo, Hà Nội). Các bác sĩ sẽ dùng laser tẩy nhẹ nhàng, không để sẹo.
Nốt ruồi đen thường có diễn biến khó lường trước. Vì vậy, khi nó có khuynh hướng to lên hoặc gây ngứa ngáy ra xung quanh, khi nó nằm ở những vị trí dễ bị va chạm nhiều… thì nên thanh toán càng sớm càng tốt để ngăn ngừa nguy cơ trở thành ác tính.
Ngoài ra, người có nhiều nốt ruồi đen thường đặc biệt nhạy cảm với tác động của tia tử ngoại. Do đó, ngay cả khi đã tẩy, các cháu vẫn nên tránh ra nắng (trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều). Và dĩ nhiên không nên bôi kem chống nắng rồi đi phơi nắng (vì tất cả các loại kem chống nắng hiện nay không có tác dụng tốt như quảng cáo).
445. Khi mặt có vết sẹo đen lớn
“Cháu là con gái; da mặt trắng hồng nhưng lại có một vết sẹo rất to màu đen bên má phải, làm cháu rất buồn và ngại tiếp xúc. Xin hỏi có cách gì làm cho sẹo trắng trở lại mà không phải mổ?”.
Hiện chưa có cách gì làm hết sẹo được ngoài việc mổ tạo hình: lấy bỏ sẹo rồi dùng một vạt da lành lặn vá lên. Kết quả sẽ lý tưởng nếu tình hình cho phép xoay một vạt da liền bên cạnh tới, bởi cũng là da mặt nên nó sẽ luôn cùng màu với da xung quanh. Nếu không, sẽ phải dùng một vạt da rời lấy từ vùng khác để vá; trong trường hợp này, về sau mảnh vá sẽ “bắt nắng”, màu thẫm hơn, đòi hỏi phải dùng mỹ phẩm thường xuyên (nhưng vẫn tốt hơn là cứ giữ vết sẹo xấu mà không có cách gì che giấu được).
Nếu ở phía Bắc, cháu nên liên hệ trước với Viện Bỏng Quốc gia (Hà Đông) hoặc khoa Phẫu thuật Tạo hình Viện quân y 108 (Trần Hưng Đạo, Hà Nội); ở phía Nam thì liên hệ với khoa Bỏng Bệnh viện Chợ Rẫy (quận 5, TP Hồ Chí Minh)… để xin khám chữa. Gửi kèm theo 2 ảnh chụp mặt thẳng và nghiêng, 1 phong bì dán sẵn tem ghi địa chỉ gia đình để tiện liên lạc).
Nhân đây, xin nhắc mọi người chú ý:
– Khi có vết thương trên đầu, đặc biệt là trên mặt, dù là một chỗ rách nhỏ, cũng phải đến cho bác sĩ khâu lại để tránh những vết sẹo xấu về sau.
– Khi có mụn nhọt ở mặt, phải nhờ bác sĩ giúp, không được rạch tháo mủ một cách tùy tiện, gây nên những vết sẹo lớn làm xấu gương mặt.
– Trong quá trình lên da non, nhớ giã củ nghệ tươi bôi lên thường xuyên trong vài ba tuần, giúp cho sẹo bớt “bắt nắng”, không thẫm màu một cách quá đáng.
446. Sẹo lồi
“Năm 1998, em được mổ chuyển gân ở tay, sau đó xuất hiện nhiều sẹo lồi nơi vết mổ, có cái dài 5-7 cm, rộng 1 cm, và ngày càng lồi lên. Xin cho biết nguyên nhân (trong thời gian sau mổ, em không hề ăn các thứ như cua, các, rau muống, thịt bò) và cách chữa trị”.
Em là người mang thể địa sẹo lồi. Ở những người như vậy, chỉ cần một vết thương rất nhỏ do đứt tay cũng đủ bị sẹo, không tránh được, dù nhịn đủ thứ thức ăn vẫn vậy. Đặc điểm của sẹo lồi là ngứa ngáy, có màu sậm, cứ lớn dần và dễ nhiễm khuẩn.
Em hãy chữa thử một đợt bằng kem bôi Contractubex; nếu thấy đỡ thì kiên nhẫn tiếp tục. Nếu không, em phải được xử trí tại các cơ sở như: khoa Phẫu thuật Tạo hình Viện quân y 108, Viện Bỏng Quốc gia, khoa Bỏng Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại các cơ sở đó, bác sĩ sẽ mổ cắt bỏ sẹo lồi rồi khâu kín da theo cách sau: Không để hai mép vết mổ thẳng tắp từ ngoài vào trong như ở mọi phẫu thuật khác mà hớt chéo da, làm cho lớp sâu hụt đi so với lớp nông. Nhờ vậy, sau khi vết mổ được khâu kín, lớp da nông sẽ liền sẹo trước lớp da sâu, không cho lớp da sâu vượt ra ngoài để gây sẹo lồi như cũ (nếu làm không đúng kỹ thuật thì sẹo lồi lại tái diễn ngay tại chỗ mổ mới).
Sau phẫu thuật, em nên dùng tiếp kem bôi Contractubex hay Madécassol (kem bôi, thuốc ống uống mỗi ngày 1-2 ống) để giúp liền sẹo bình thường, giảm khả năng gây sẹo lồi của lớp da sâu như đã nói ở trên. Madécassol là biệt dược của Pháp chiết xuất từ cây rau má, cho nên em có thể ăn thật nhiều rau má. Ngoài ra, có thể ăn thêm hành tây để hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào.
447. Tẩy vết xăm
“Hồi bé cháu dại dột xăm tay, viết lên đó những chữ thật vớ vẩn. Nay cháu muốn tẩy, nhưng không biết có chỗ nào tẩy mà không để lại sẹo?”.
 Cháu hãy đến Trung tâm Vật lý Y sinh học ở TP Hồ Chí Minh (109 A đường Pasteur, quận 1) hoặc khoa Phẫu thuật Tạo hình Viện quân y 108 (1 Trần Hưng Đạo, Hà Nội) xin tẩy. Tại đây, các bác sĩ sẽ dùng tia laser để tẩy vết xăm, tiến hành làm nhiều đợt. Các vết sẹo chỉ thoáng qua, khó nhận biết, và nhất là không gặp nguy cơ bị sẹo lồi như cách đốt bằng dao điện trước đây.
448. Nang bã đậu
“Tôi đã 42 tuổi, có một cục u sau vành tai bên phải cách đây đã 20 năm, lúc đầu nhỏ như hạt đậu, nay phát triển to bằng quả trứng. Tôi muốn mổ nó đi, có được không? Nếu mổ thì mổ ở đâu và chi phí khoảng bao nhiêu?”.
Bác tính chuyện mổ là rất đúng, bởi vì không bao giờ nên coi thường bất cứ cục gì xuất hiện trên người mình cả, nhất là khi đã luống tuổi. Có thể đó chỉ là u lành, nhưng biết đâu một lúc nào đấy lại tiến triển thành u ác.
Trường hợp của bác có thể là nang bã đậu hoặc u mỡ. Mổ sẽ khỏi hẳn với điều kiện không để sót lại một chút nào (mổ nang bã đậu dễ bỏ sót vì bao nang bị rách và một vài mẩu nhỏ sẽ nằm lại trong đó). Cuộc mổ chỉ là một tiểu phẫu thuật; bệnh nhân được gây tê tại chỗ và không cần nằm viện, cắt chỉ sau 1 tuần, chắc là chi phí không mấy đâu. Bác sĩ phẫu thuật của một bệnh viện tỉnh có thể xử lý tốt. Tuy nhiên, vì u của bác ở sau vành tai nên phải cẩn thận để không bị sẹo xấu làm mất thẩm mỹ.
449. Bệnh bạch biến
“Cháu bị bệnh bạch biến đã gần hai năm, chữa nhiều cách và nhiều loại thuốc người ta chỉ dẫn nhưng không khỏi. Xin cho biết nguyên nhân và cách chữa có hiệu quả “.
Bệnh bạch biến xuất hiện do các tế bào da ởtổn thương không sản xuất ra melanin (hắc tố) như thường lệ, nên da chuyển sang màu trắng.
Hiện chưa có cách chữa bệnh bạch biến. Nhưng giữa năm 2001, các nhà khoa học Mỹ đã đưa được vào cơ thể chuột thí nghiệm một cặp gene có tác động ngược nhau đối với việc tạo melanin của con vật: khi gene này ưu thế thì chuột có lông đen, khi gene kia ưu thế thì lông chuột dần trở lại màu trắng; hơn nữa, họ có thể dùng thức ăn để kích hoạt hay ức chế các gene đó. Thành tựu này mở ra nhiều triển vọng chữa một số bệnh nan y, trong đó có bệnh bạch biến.
450. U huyết quản ở môi
“Từ khi mới lớn lên, em đã thấy môi dưới của mình bị thâm thành nhiều quầng nhỏ ở giữa. Bác sĩ đầu tiên khám nói là u máu, chỉ cần mổ bóc đi là khỏi, nhưng em không đi. Sau đó có người nói do thiếu vitamin, nhưng uống mãi không chuyển. Xin cho em một lời khuyên”.
Em tả không cụ thể nên rất khó nói chắc, nhưng nhiều khả năng đây là một trường hợp u huyết quản, không nguy hiểm nhưng làm cho gương mặt kém đẹp, thậm chí dễ sợ, và nó vẫn tiếp tục phát triển một cách âm ỉ.
Người ta thường dùng tác động của tia xạ để kìm hãm rồi tiêu diệt những tổ chức bất thường đó, hoặc mổ bóc bỏ toàn bộ nếu tình hình cho phép.
Em đừng chần chừ nữa, hãy về khám tại một khoa phẫu thuật tạo hình có kinh nghiệm để được chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp.
451. Tóc bạc sớm
“Em có mái tóc rất dài, gần đây một nửa đầu bị bạc nhiều từ chân tóc trở đi. Vì xấu hổ với các bạn nên em muốn bỏ học. Xin cho em một lời khuyên”.
Hiện khoa học chưa có cách gì hữu hiệu để chữa chứng bạc tóc sớm. Em nên cùng thuốc nhuộm tóc, cứ 7-10 ngày chấm thuốc vào chân tóc một lần; các bạn sẽ cho là em đã điều trị khỏi bạc tóc.
Thuốc nhuộm tóc của Việt Nam (liên doanh với nước ngoài) nhãn hiệu Mekelong có giá 7.000 đồng/hộp, gồm 1 lọ thuốc bột và 1 lọ nước ôxy già; dùng rất tốt, lại ít tốn kém. Mỗi hộp như vậy dùng được nhiều lần với điều kiện nút thật kín. Khi hết ôxy già, có thể mua thêm tại hiệu thuốc, giá 500 đồng/lọ. Thuốc của Nhật (Bigel) đắt tiền hơn nhiều, nhưng tiện lợi hơn ở chỗ: chỉ pha với nước, không giây màu đen ra da và gội nhanh sạch hơn. Chú ý không mua thuốc dởm, sẽ làm rụng tóc.
Cách nhuộm: Dùng đầu đũa có quấn chút vải chấm thuốc đã pha, chấm đều lên những chỗ chân tóc bạc (chỉ cần thấm ướt, một lúc sau tóc mới có màu đen). Chờ 30-40 phút rồi gội thật sạch. Việc này có thể nhờ mẹ, chị em trong nhà hoặc bạn thân làm, và nhớ nhắc mọi người giữ bí mật đấy.
Còn về lâu về dài, em có thể hy vọng vì các nhà nghiên cứu thuộc Đại học tổng hợp Bradford (Anh) đã đánh thức được các tế bào hắc tố “ngủ quên” tại chân tóc bạc hoạt động trở lại (những tế bào này đáng lẽ tiếp tục chức năng sản xuất ra chất đen để làm đẹp tóc thì không hiểu vì sao lại ì ra không chịu hoạt động, làm cho tóc bạc). Dĩ nhiên chưa thể có ngay thuốc bôi để tóc mọc đen trở lại, nhưng một khi đã tìm ra nguyên cớ rồi thì chắc chắn trong tương lai không xa, khoa học sẽ tìm ra được cách khắc phục hiện tượng bạc tóc sớm như trường hợp của em.
Chớ có dại dột b rồi phải hối tiếc.
452. Ung thư da
“Tôi có một người bạn gái 31 tuổi, có một khối u bằng đầu ngón tay út, sờ thấy cứng, từ năm 1995 đến 1997 được một bệnh viện tỉnh liên tiếp mổ cắt bỏ 2 lần với chẩn đoán là nang bã đậu. Sau đó u lại tái phát, đã được Bệnh viện K Hà Nội chẩn đoán là ung thư da đầu, ung thư biểu mô gai sừng hóa đã di căn vào hạch cổ (sau khi phẫu thuật cắt bỏ u và lấy một hạch thượng đòn đem xét nghiệm giải phẫu bệnh). Trường hợp bạn tôi có cách gì chữa khỏi không? Ăn uống có nên kiêng khem gì không? Phải chăng vì bệnh này mà bạn tôi lấy chồng 4 năm rồi vẫn chưa có cháu? Nếu sinh nở thì con cái có bị ảnh hưởng không?”.
Ung thư da là loại nhẹ nhất trong các bệnh ung thư; nếu phát hiện được sớm (bằng cách làm sinh thiết, đem xét nghiệm giải phẫu bệnh) khi chưa có di căn, việc phẫu thuật cắt bỏ u sẽ đem lại kết quả tốt đẹp, ít khi cần đến hóa trị hay xạ trị.
Bạn gái của bạn bị ung thư chứ không phải nang bã đậu (nang bã đậu chỉ căng căng, lùng nhùng thôi, chứ không hề cứng). Do sơ ý nên cô ấy đã hai lần bỏ lỡ cơ hội làm xét nghiệm giải phẫu bệnh, do đó đã chậm chân. Tuy nhiên, hiện y học đã có các thuốc uống chống ung thư hữu hiệu, phương pháp xạ trị cũng mạnh hơn và an toàn hơn; nếu cần thiết, các bác sĩ chuyên ngành sẽ kê đơn. Có điều là bệnh nhân phải tái khám đúng hẹn hoặc kịp thời trở lại Bệnh viện K khi thấy có dấu hiệu bất thường.
Về ăn uống, không phải kiêng khem gì hết.
Khối u không liên quan gì đến chuyện thụ thai. Giả dụ cô ấy có con thì cũng ít khả năng ảnh hưởng đến các cháu (không giống như trường hợp ung thư các bộ phận khác có thể gây nên hiện tượng “cơ địa dễ mắc ung thư” cho thế hệ sau).
453. Người hom hem quá
“Cháu là con gái đã 23 tuổi mà gầy đến nỗi ai cũng bảo là hom hem, tẩm bổ bao nhiêu cũng vẫn thế. Sức khỏe của cháu rất kém, lúc nào cũng váng vất khó chịu, có lần bị ngã bất tỉnh. Bác sĩ kê đơn chữa bằng thuốc không đỡ. Xin cho cháu một lời khuyên”.
 Cơ thể cháu bị suy nhược, có thể là do hồi bé cháu đã bị sơ nhiễm lao nhưng không được chữa trị, dẫn đến tình trạng gầy gò ngày nay. Thêm vào đó, cháu rơi vào một trạng thái tâm lý bi quan, xấu hổ vì ngoại hình của mình nên ở tình trạng thường xuyên bị stress (căng ép thần kinh). Chỉ có cháu mới giải tỏa được tình huống bất lợi đó.
Xin nêu ra mấy hướng mà cháu có thể vận dụng:
– Xin bác sĩ cho chụp X-quang phổi để hoặc yên tâm không có vấn đề gì, hoặc được bác sĩ hướng dẫn phương cách xử trí thích hợp. Nhân dịp này, nên kiểm tra cả tim xem (khám lâm sàng, làm điện tim).
– Tự tạo cho mình niềm lạc quan, yêu đời. Giúp gia đình một số việc để cho bản thân có được niềm vui mỗi khi hoàn tất. Tìm đọc những tác phẩm hay, bổ ích rồi trao đổi với các bạn cùng trang lứa.
– Hoạt động thể lực với kế hoạch tăng dần ít một (dạo bước trong sân vườn hay trong phòng tập thể dục tay không, lắc vòng cho người mềm mại…).
– Ăn tốt trong cả ba bữa; nếu có điều kiện thì ăn thêm một bữa đêm, trước khi đi ngủ. Bên cạnh thức ăn bổ dưỡng, cần thêm nhiều rau xanh và hoa quả chín, uống thêm .
– Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày; ngủ trưa thật đều nhưng không quá 1 giờ để buổi chiều khỏi uể oải.
Trước khi thực hiện những điều trên, cháu cân lại thể trọng, đo vòng ngực, vòng eo, vòng đùi…, ghi chép vào sổ tay để so sánh từng tháng một. Khi thấy khá lên nhanh, phải kịp thời điểu chỉnh “thu chi” để ngăn ngừa chứng béo phì.
454. Có tránh được béo phì không?
“Bệnh béo phì có di truyền không mà em thấy bên họ ngoại nhà em, các dì đều mập ú; một số con gái của họ cũng vậy. Mẹ em cũng mập, còn em thì trời thương hay sao ấy (con một mà), nên không mập; nhưng em vẫn lo…”
Câu hỏi của em vừa dễ vừa khó trả lời; nhưng cũng xin cố gắng, bởi em không ghi địa chỉ cụ thể, nên không thể tìm hiểu thêm.
Nói chuyện dễ trước nhé: Về danh từ thì béo phì có tính chất bệnh lý được gọi là bệnh béo phì; còn béo phì do sai lầm trong ăn uống và nghỉ ngơi được gọi là chứng béo phì.
Bệnh béo phì thường di truyền. Trên thực tế, người ta thấy trong một số dòng họ có những người béo phì qua các thế hệ (nói vậy không có nghĩa là mọi người đều béo phì). Nghiên cứu trên chuột thí nghiệm, những năm gần đây, các nhà khoa học đã lần lượt tìm ra nhiều gene gây bệnh này. Đầu năm 1999, họ lại tìm được thêm gene ob 1 hiện hữu trong 1/3 số người béo phì trong cùng dòng họ. Tất nhiên, với những bước tiến lớn của di truyền học, con người sẽ có biện pháp chế ngự tác động của những gene bệnh hoạn đó. Nhưng vì không phải chỉ có một gene cho nên công chuyện sẽ không đơn giản và chóng vánh.
Chứng béo phì, trái lại, có thể khắc phục được bằng sự cân bằng trong ăn uống và nghỉ ngơi: không ăn uống thả cửa và không làm biếng trong sinh hoạt. Nếu không thì, qua một số thế hệ, béo phì sẽ không còn là chứng mà trở thành bệnh. Lúc đó thì đành ôm cái bụng phệ nằm chờ thành tựu trong tương lại của các “Hoa Đà hiện đại”!
Chuyện họ hàng bên ngoại nhà em thật khó khẳng định. Tuy nhiên, em thử liên hệ chuyện gia đình với các điều kể trên xem thuộc diện nào. Em thấy khó chăng? Chúng ta cùng lập luận nhé:
– Nếu béo phì do thường xuyên ăn nhiều kẹo bánh, mứt, mỡ, bơ… và uống nhiều bia, nhưng hoạt động thể lực lại rất ít và ngủ nhiều, thì hy vọng đó là chứng.
– Nếu từ nhỏ đến nay vẫn theo một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý mà vẫn béo phì thì có khả năng đó là bệnh.
– Cũng có thể do cả hai yếu tố kết hợp.
Do vậy, nếu ai đó muốn em cho họ một lời khuyên, em hãy nhắc lại nhận xét lâu nay của các nhà nghiên cứu: Người thon thả, hơi gầy cũng được, sống thoải mái yêu đời, không nghiện rượu, không hút thuốc là là người sống lâu nhất.
Và với những bạn béo phì nào chưa phấn đấu tốt để giảm cân, em có thể nhắc họ rằng, theo một nghiên cứu công bố ở Mỹ, những chị em trên 18 tuổi bị thừa 20-25 kg thể trọng thì đến thời kỳ mãn kinh sẽ gặp nguy cơ ung thư vú cao gấp đôi so với những chị em chỉ thừa một vài kg.
Riêng em thì trời thương, ban cho một người mẹ đã sớm biết cùng bố giữ gìn không cho sa đà vào thói xấu ăn uống thừa mứa, lười biếng và ngủ nhiều. Tuy nhiên, em phải luôn cảnh giác, nhất là khi đến lượt mình được trao chức năng làm mẹ.
455. ngủ bị bóng đè
Khi ngủ, nhất là ngủ trưa, tôi hay bị bóng đè, phải lấy hết sức để dậy, mỗi lần như vậy rất mệt. Vì thế tôi phải dùng thuốc thần kinh hầu như thường xuyên. Xin cho tôi một lời khuyên.
Trước khi ngủ, kể cả ngủ trưa, bạn phải nới lỏng hoặc bỏ hẳn nịt ngực và áo lót qúa chật, rồi nằm xuống ngay theo tư thế nghiêng phải; nếu trở mình thì nằm sang nghiêng trái hơi sấp (để cho tim được thoải mái), chứ không nằm ngửa. Hai tay luôn thả tự do dọc theo thân mình, không chắp lại, không đặt lên ngực hay lên bụng, không ôm cổ; hai chân không gác lên nhau. Bởi vì những tư thế gò bó khi ngủ sẽ gây cho bạn cảm giác bị trói chặt hoặc bị đè lên người, do vậy bạn cứ muốn chống cự lại, muốn tự gỡ ra, rất mệt.
Nếu ngủ trưa, phải che căn phòng cho càng tối càng tốt; nếu là đêm, đèn ngủ phải thật mờ, hay nhất là không để đèn. Bởi vì nếu khi ngủ mà vẫn có ánh sáng, mắt bạn sẽ bị kích thích nên vẫn mở, và những hình ảnh thật từ bên ngoài lúc bấy giờ sẽ bị méo mó và tác động lên bạn như một sức nặng kinh khủng của một tên khổng lồ nào đó đè lên người.
Ngoài ra, trước giờ ngủ bạn nên tắm hay gội đầu bằng nước nóng rồi hong khô tóc, hoặc ngâm chân vào nước nóng chừng mươi phút rồi lau khô.
Hằng ngày, nên ăn thêm canh nấu với lá dâu tằm non, hoặc lá vông, lạc tiên, ăn ngó sen, uống tâm sen, ăn mứt hạt sen…, tóm lại là những cây cỏ giúp cho giấc ngủ được sâu và lắng dịu. Không nên lạm dụng thuốc ngủ.
Khi tình hình đã được cải thiện, nếu cần, bạn có thể trở lại dần dần với tư thế nằm ngửa, và nhớ vẫn theo cách thức nói trên.
456. Viêm niêm mạc miệng
Em 30 tuổi. Em bị lở miệng đã một năm nay rồi, mỗi lần bị trong 1-2 tuần, dùng các loại vitamin kết hợp với Penicilline, nhưng không đỡ. Xin cho em một lời khuyên.
Em thử chữa theo cách sau xem, gồm 3 việc:
1. Trong các bữa ăn, thường xuyên có thật nhiều rau xanh, trong đó có cải xoong (cresson) chần tái hay ăn sống rất tốt.
2. Lấy vài ba cái màng trong của mề gà (kê nội kim), dội nhẹ cho sạch, đặt vào một hộp kim loại kín, đem đốt (sẽ cháy đen nhưng không thành tro do không tiếp xúc với không khí, đông y gọi là đốt tồn tính), giằm vụn, cho vào một lọ mật ong thứ thiệt, chấm nhiều lần vào các vết lở. Nếu có nhiều mật ong thì ngâm nhiều mề gà rồi ngậm lâu lâu, càng tốt.
3. Uống Theravit (đa sinh tố + các chất khóang của Hoa Kỳ), ngày 2 viên, chia làm hai lần. Khi đã khỏi, thường xuyên dùng 1 viên/ngày (giá mỗi viên khoảng 400 đ).
457. Tại sao vẫn hôi miệng
Em có đọc báo, cũng biết hôi miệng do các nguyên nhân như sâu răng, viêm xoang, do hơi ở bao tử đưa lên, v.v. Em tuy bị sâu răng đã lâu, cái răng đã vàng sậm mà chưa có điều kiện đi chữa, em vẫn ráng đánh răng súc miệng nhiều lần, thấy không nặng lên, nhưng không hiểu sao các bạn vẫn bảo là em hôi miệng.
Răng của em bị sâu mà em để qúa muộn, phải cố gắng và kiên trì chữa bảo tồn may ra mới giữ được. Em thưa với gia đình sớm đến một cơ sở nha khoa tốt của y tế xin điều trị.
Thế nào nha sĩ cũng sẽ khoan buồng tủy nơi răng em; lúc bấy giờ em sẽ ngửi thấy một mùi thối khủng khiếp, như mùi chết, và phải đặt thuốc rất nhiều lần mới hết mùi, mới sạch sẽ và vô khuẩn, cho phép trám lại được chiếc răng; còn nếu phải nhổ bỏ thì ơn trời, em sẽ hết hôi miệng ngay lập tức.
458. Để miệng bớt hôi
Cháu đã trưởng thành, nhưng bị hôi miệng từ hơn một năm nay, tuy ngày nào cũng đánh răng đều 3 lần. Cháu mặc cảm qúa.
Đáp: Hôi miệng do nhiều nguyên nhân: sâu răng, viêm amiđan, viêm mũi, viêm xoang, loét niêm mạc miệng…; nếu chữa khỏi các bệnh này thì hơi thở sẽ hết hôi.
Có một nguyên nhân nữa là do hơi từ dạ dày (bao tử) đưa ngược lên do lỗ tâm vị (giữa thực quản và dạ dày) đóng không kín; ngoài ra, ở một số người, nước bọt (nước miếng) nặng mùi hơn của người khác. Chưa có phương cách điều trị tận gốc. Chỉ có một số biện pháp khắc phục mùi hôi, và phải sử dụng thường xuyên.
a) Nếu có điều kiện, cháu mua thuốc xịt họng Sweet Breath, vận dụng kinh nghiệm của thổ dân da đỏ: Mỗi buổi sáng đánh răng xong, lấy một cốc nhỏ nước chín, pha vào đó 1 thìa con mật ong thứ thiệt + chút xíu bột quế (hoặc nhục quế mài vào nước), dùng ngậm trong 5-7 phút; miệng có thể thơm mát được cả ngày.
c) Về thuốc chữa, xin giới thiệu một bài thuốc của Lương y Hoàng Duy Tân gồm: Giá đậu nành 100 g; Lách bò: 60 g. Hai thứ cho vào 1 lít nước, đậy kín vung, đun trên lửa nhỏ còn 1/2 lít, uống dần cho hết trong ngày. Dùng trong một tháng liền.
459. Mẩn ngứa khắp người
Cháu 24 tuổi, từ 6 năm nay, về mùa đông, khi có cơn gió lạnh là cháu bị đỏ bừng mặt rồi nổi mẩn ngứa, trông rất sợ. Cháu được bác sĩ cho biết là dị ứng do thời tiết, và cho uống thuốc nhưng không thấy khỏi.
Bác sĩ đã chẩn đoán đúng: Cháu bị mẩn ngứa (nổi mày đay) do dị ứng với thời tiết. Cơ thể người bình thường khi gặp gió lạnh thì co mạch máu ở ngoại vi lại để bớt tỏa nhiệt, tiết kiệm được năng lượng. Còn cơ thể cháu, do bị mẫn cảm, lại phản ứng một cách dị thường (dị ứng) bằng hiện tượng giãn mạch, làm cho mặt đỏ như gấc và người ớn lạnh vì hao tổn nhiều “sức nóng”; ngay sau đó, chất huyết tương của máu tràn qua thành mạch mà xâm nhập các mô, làm ngứa ngáy và sưng nề. Nếu tiếp tục ra gió hay dầm nước, có thể nổi mẩm nhiều chỗ, thậm chí toàn thân, kèm theo đau bụng: trường hợp đặc biệt có thể nề thanh quản gây khó thở.
Nguyên nhân do cơ thể bị dị ứng đã sản xuất ra chất histamin gây nên một loạt hiện tượng nói trên. Vì vậy, tây y chế ra các loại thuốc chống histamin tổng hợp để đối phó; tiếc rằng những loại thuốc này làm cho bệnh nhân vừa ngủ li bì vừa dễ giật thót người rất khó chịu, gây trở ngại trong sinh hoạt bình thường; vả chăng đây chỉ là chữa triệu chứng, không chữa được tận gốc (Tây y cũng cố gắng chữa tận gốc bằng cách phát hiện ra những nguyên nhân gây dị ứng: thức ăn, đồ uống, phấn hoa, lông súc vật, bụi bặm, hóa chất… rồi tạo cho cá thể đó có khả năng chống chọi; riêng dị ứng với thời tiết chưa thấy có công trình nghiên cứu nào đề cập tới).
Trong khi chờ đợi các nhà nghiên cứu nước ta tìm được cách chữa tận gốc bệnh dị ứng với thời tiết như mẩn ngứa, hen suyễn… (mà tác nhân chủ yếu có lẽ là sđột ngột áp suất của khí quyển), một số bệnh nhân mẩn ngứa lâu nay vẫn dùng: Kim ngân hoa 12 g cho vào 200 ml nước, đun sôi trên lửa nhỏ còn 20 ml, uống làm 2 lần trong ngày (có thể dùng liều tăng dần cho tới 24 g/ngày); dùng thường xuyên, kể cả những hôm không nổi mẩn, trong thời gian dài, sẽ có tác dụng giải mẫn cảm, do đó sẽ bớt hoặc chết hẳn dị ứng.
Cháu nhớ mỗi khi bị mẩn ngứa phải lập tức vào chỗ kín gió, sưởi ấm hoặc trùm chăn ngay, uống nước nóng, tránh tiếp xúc với đồ lạnh. Có thể dùng khăn đã hơ nóng xát nhẹ lên chỗ nổi mẩn (dân gian thường dùng cái bùi nhùi thu được khi ươm tơ, đem rang trên chảo nóng để chườm). Nếu đau quặn bụng thì dùng túi nước nóng hay viên gạch nóng chườm lên, sẽ hết, không cần dùng thuốc.
460. Bị bỏng (phỏng) phải làm gì ngay
Quê chúng tôi thỉnh thoảng có các em nhỏ bị phỏng nước sôi, phỏng lửa do nghịch ngợm hoặc do cha mẹ sơ ý, và thường khi như vậy người ta bôi ngay nước mắm vào, nói là làm cho đét lại, mau khỏi. Có đúng vậy không?
Các bạn có thấy khi ta cầm vào vật gì nóng, ta thường đưa vội tay lên nắm vào dái tai, và thấy như vậy sẽ dễ chịu? Động tác này chắc đã hình thành nơi con người cổ xưa, nhưng lại rất phù hợp với những kết qủa nghiên cứu của con người hiện đại.
Dái tai ít máu lưu thông, lại được không khí quạt mát thường xuyên, nên nhiệt độ ở đó thấp hơn và nó sẽ thu ngay nhiệt từ nơi tay ta đang bị nóng.
Sau khi bị bỏng (phỏng), sức nóng tại chỗ còn lan rộng và đi sâu hơn, tiếp tục tác hại những phần xung quanh, làm cho tổn thương ban đầu nặng thêm rất nhiều. Vì vậy, điều quan trọng bậc nhất cần thực hiện ngay là làm lạnh vùng bị bỏng càng nhanh càng tốt trong vòng 15 phút đầu, nhằm hạn chế phạm vi và mức độ của tổn thương do bỏng.
Cụ thể là, không chậm trễ, cho ngay vùng bị bỏng vào nước lạnh, hoặc liên tiếp dội nước lạnh lên tổn thương bỏng trong 5 đến 10 phút (Nếu dùng vòi nước thì để cách mặt da 10-15 cm cho an toàn, và tránh không dội ướt các vùng khác làm cho nạn nhân dễ bị cảm). Nước lạnh sẽ thu ngay số nhiệt hiện hữu trong tổn thương, ngăn không cho nó lan rộng ra để tác hại; ngoài ra, nước lạnh làm cho nạn nhân dễ chịu, đỡ cảm giác rát buốt có thể gây chóang. Nhưng, như đã nói ở trên, việc làm lạnh chỗ bị bỏng chí có giá trị trong vòng 15 phút đầu; nếu để muộn hơn thì “sự đã rồi”, nghĩa là nhiệt đã hoàn thành việc gây hại của nó.
(Có một phương pháp làm lạnh hiện đại được sử dụng tại Pháp là dùng loại mền có tẩm sẵn chất làm lạnh, từ cỡ nhỏ 5-60 cm đến cỡ vừa hoặc lớn trùm lên được toàn thân).
Như vậy, chắc các bạn thấy rằng bôi nước mắm vào vết bỏng vừa vô ích vừa có hại: Nước mắm sẽ làm cho vết bỏng về sau dễ nhiễm khuẩn, và nhất là làm cho tổn thương ban đầu nặng thêm do không được làm lạnh ngay theo phương pháp khoa học.
Tất nhiên động tác nói trên chỉ là một trong những động tác xử trí bỏng; ngay sau đó nạn nhân cần được bác sĩ khám xét và điều trị tại chỗ hoặc đưa đi bệnh viện tùy trường hợp.
Tại nhà, các bạn có thể tiến hành như sau:
a) Sau khi ngâm vết bỏng vào nước lạnh, nếu thấy có nốt phồng (bỏng độ 2), thì lột bngay hết chỗ bị phồng và thấm khô chất dịch: Dùng nước muối nhạt (nếu có thanh huyết mặn đẳng trương thì tốt) dội nhẹ lên cho sạch, rồi dùng kẹp (pince) đã được diệt khuẩn lần lượt lột hết chỗ da bị phồng, càng triệt để càng tốt. Xong lấy gạc vô khuẩn, đem quệt Vaseline pure vào (những thứ này đều có bán ở các nhà thuốc), đem đặt lên và băng lại. Sở dĩ phải quệt Vaseline là để sau này thay băng gỡ ra khỏi đau (Tốt nhất là sau khi lột bỏ những chỗ da bị phồng, dùng Bétadine bôi lên rồi đặt gạc, không dùng Vaseline, một tuần sau sẽ khỏi, gạc tự bong ra). Nếu dùng mỡ penicilline, phải thật chắc chắn là nạn nhân không có phản ứng đối với loại kháng sinh này; cho nên an toàn nhất là dùng Vaseline pure.
Nên nhớ: Nếu giữ nguyên các chỗ phỏng, sẽ dễ bị nhiễm khuẩn (do vi khuẩn thâm nhập vào chất dịch bỏng và phát triển); ngoài ra, lớp da bị bỏng nằm đó sẽ gây trở ngại cho việc liền sẹo.
b) Nếu nghi ngờ vết bỏng nhiễm bẩn (ví dụ nước ngâm lạnh không được sạch), hoặc muốn thật chắc chắn, thì tới y tế xin chích ngừa uốn ván, và uống kháng sinh khoảng 5-7 hôm.
c) Nếu diện bỏng rộng, nhất là bỏng lửa, phải kịp thời đưa đến bệnh viện. Nhưng xin nhắc lại: bất cứ tình huống nào cũng không được quên khâu đầu tiên hết sức quan trọng là ngâm ngay vào nước lạnh.
461. Bướu cổ đơn thuần
Cháu được chẩn đoán là bướu cổ đơn thuần (T3, T4 và TSH đều bình thường). Xin cho biết có thuốc gì chữa được?
Phải xác định đó là bướu cổ lan tỏa hay bướu cổ thể nhân (Xem thêm Mục 462).
Nếu đúng là bướu cổ lan tỏa, thì ngoài việc thường xuyên dùng muối iốt trong thức ăn, dùng thêm sản phẩm biển (rau câu, tôm, mực, cá biển), uống nước không có chất vôi (nước máy hoặc nước đóng chai), cháu nên uống vị thuốc dễ kiếm sau đây:
Ké đầu ngựa (dân gian gọi tắt là ké ngựa, qủa có gai nhọn lởm chởm thường được trẻ em dùng ném vào tóc nhau, tên khoa học Xanthiu, strumarium L., thuộc họ Cúc): Đều đặn uống mỗi ngày 4-5 gam qủa hay cây lá khô (thuốc sắc, đun sôi 15-20 phút); trong khi dùng ké đầu ngựa nên kiêng thịt lợn để tránh bị nổi quầng đỏ khắp mình. Ké đầu ngựa có bán trên thị trường dưới dạng qủa khô, cây lá khô hay được bào chế thành viên cao.
462. Cường tuyến giáp
Em năm nay 18 tuổi. Bệnh viện đa khoa chẩn đoán em bị Bazơđô (cường tuyến giáp) và bướu cổ, đang được bác sĩ cho dùng MTU và PTU. Nghe nói bị Bazơđô thì người gầy dần, nhưng em lại thấy lên cân, liệu có phải đúng bệnh đó không? Em có thể mổ bướu cổ được không, và liệu sau này có ảnh hưởng gì đến đường con cái?
Câu hỏi về bệnh của em chưa được chi tiết. Em hãy xem có các triệu chứng sau đây không: run tay, mắt hơi lồi, mạch nhanh, hay cáu gắt, và nhất là xét nghiệm thấy T3 và T4 tăng cao, đồng thời TSH hạ thấp. Nếu có, là bệnh Bazơđô (cường tuyến giáp).
– Nếu trước đây em đã bị bướu cổ, sau đó mới có dấu hiệu Bazơđô, thì đó là bướu cổ Bazơđô hóa; trường hợp này có chỉ định dùng thuốc đặc trị; khi bệnh Bazơđô ổn định, có thể mổ bướu cổ.
– Nếu như không có các dấu hiệu của Bazơđô, thì là bướu cổ đơn thuần:
a) Trường hợp bướu cổ thể nhân đầu không to nhưng giới hạn rõ rệt, lớn tương đối nhanh, sờ vào hơi chắc tay) thì cần được mổ thật sớm để tránh biến chứng nó bị Bazơđô hóa hoặc chuyển thành ác tính.
b) Trường hợp bướu cổ lan tỏa (giới hạn không rõ, phát triển chậm, sờ không thấy nhân), thì chỉ định mổ là tương đối, nhằm mục đích thẩm mỹ nhiều hơn, vì bướu cổ lan tỏa thường lành tính.
Sử dụng muối có iốt giúp phòng ngừa bệnh bướu cổ; còn khi đã bị bệnh thì iốt không giúp cho bướu cổ nhỏ lại được.
Bị Bazơđô mà được chữa tốt, thậm chí phẫu thuật, bệnh nhân không bị ảnh hưởng gì về đường con cái.
Em hãy đi kiểm tra ngay các xét nghiệm nói trên và xin khám chuyên khoa nội tiết.
463. Bướu cổ độc thể chìm
Em là con gái, năm nay 20 tuổi. Em được phát hiện có bướu cổ năm 17 tuổi và uống thuốc phòng chống bướu cổ trong 6 tháng; sau đó, bác sĩ cho biết bướu đã ngừng hoạt động, không cần uống thuốc nữa. Kể từ đó đến nay, người em gầy dần, lúc nào cũng cảm thấy có một vật gì đè mạnh lên ngực, thấy hơi thở rất khó khăn, mỗi khi thở phải hít mạnh mới đủ lấy hơi…
1. Em kể bệnh chưa thật chi tiết, tuy nhiên có thể thấy nhiều khả năng là:
a) Cách đây 3 năm, em bị bướu giáp thể chìm (loại bướu này không phát triển ra bên ngoài, mà luồn sâu xuống lồng ngực), cho nên đã được đánh giá nhầm là “bướu không còn hoạt động” và cho ngừng điều trị. Hiện nay nó đã lớn lên thêm, ít nhiều có chèn vào khí quản (ống thở), làm cho em hít thở khó khăn.
b) Sau 6 tháng đầu tiên đó, bướu của em chuyển thành bướu độc (chuyên môn gọi là bệnh Bazơđô, nghĩa là bướu cổ + cường tuyến giáp); tiếc rằng không có ai giúp em phát hiện để chữa thật sớm (những biểu hiện sớm của bệnh này là: gầy sút, người luôn thấy bừng bừng, hay nổi nóng vô cớ, run tay, mạnh nhanh…).
2. Em nên xin gia đình sớm cho đi khám tại một bệnh viện trung ương; các bác sĩ sẽ căn cứ vào các kết qủa khám xét (thử máu tìm T3, T4 và TSH để xác định bướu độc hay không; siêu âm, chụp X quang… để xác định vị trí của bướu chìm trong lồng ngực; kiểm tra tim mạch, v.v.), từ đó sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
464. Cơn hạ đường huyết
Cách đây 7 năm, em đi tiểu thì tự nhiên mắt hoa chóng mặt rồi ngã ra bất tỉnh; một lát sau em lại bình thường. Tháng 4 vừa rồi, em đang ngồi chơi, khi đứng dậy ra ngoài lại bị như dạo trước. Xin cho em một lời khuyên.
Nhiều khả năng hai lần đó em đã bị ngất do cơn hạ đường huyết, hoặc vừa hạ đường huyết vừa bị huyết áp thấp. Nếu có điều kiện, em nên đi khám bác sĩ để kiểm tra xem có phải đúng như vậy không.
Trong khi chờ đợi, cách dự phòng đơn giản nhất là luôn có sẵn trong nhà hoặc trong túi xách (khi đi xa) một mẩu bánh ngọt hoặc một chút đường…, để nếu thấy hơi đói là nhấm nháp ngay nhằm cung cấp đường kịp thời cho cơ thể; ngoài ra, tránh phơi nắng nhiều, và chú ý uống bổ sung đủ nước khi lao động hoặc khi trời nóng nực.
465. Học tiếp thu chậm
Em 22 tuổi, từ bé học tiếp thu rất nhanh, học giỏi, nhưng từ khi em bị đè xe thấy học tiếp thu chậm, đôi khi học trước quên sau. Liệu có cách gì để khắc phục? Em cũng muốn biết ở đâu có máy chụp não chính xác nhất để đi đến đó chụp.
Không thật chắc chắn là do bị đè xe mà trí lực của em giảm sút. Có những trường hợp lúc còn nhỏ học giỏi mà lớn lên lại học không giỏi bằng, thậm chí kém hơn; ngược lại, có người thuở nhỏ học trung bình nhưng càng lớn lên càng học giỏi. Nhiều yếu tố tác động lên qúa trình này, ngoài yếu tố di truyền: dinh dưỡng, rèn luyện, sức khỏe, tác động của hoàn cảnh xung quanh…
Trường hợp của em, hãy đến với âm nhạc xem, vì nhiều công trình trên thế giới cho biết: Âm nhạc có tác động làm phát triển trí tuệ một cách toàn diện, thậm chí cải tạo được cả bản chất con người. Mức thấp, em nghe và nhẩm thuộc dân ca, các làn điệu hay ở trong nước và quốc tế. Mức vừa, em học ký xướng âm rồi tập hát hoặc tập chơi một nhạc cụ đơn giản. Mức cao, em học organ hoặc piano. Rồi em sẽ ngạc nhiên cho mà xem.
Về máy chụp quét não (scanner) thì hầu hết các cơ sở y tế lớn của TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội đều có, giúp biết được tình trạng của hệ thống mạch máu trong não, các não thất, phát hiện được khối u, vị trí và kích thước nơi xuất huyết, v.v.; còn trường hợp của em có chụp chắc cũng chẳng phát hiện được gì.
466. Nên học ngoại ngữ lúc nào trong ngày
Trong ngày nên học ngoại ngữ vào lúc nào thì tốt?
Qua nghiên cứu trên một vài loài chim nhỏ biết hót, các nhà khoa học thấy rằng: Ban đêm, trong giấc ngủ, các chú chim non hồi tưởng lại những giai điệu mà bố mẹ chúng vừa hót hôm trước; bằng chứng là nồng độ chất norepinephrin (chất dẫn truyền thần kinh tác động lên vùng não có liên quan đến tiếng hót) tăng cao nơi những chú chim con đang ngủ sau. Và cũng thấy rằng, đối với loài chim, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc học hót.
Dường như cũng vậy đối với con người. Một số học sinh học ngoại ngữ mở máy cho phát âm chuẩn các từ đã học trong ngày, rồi lên giường nằm ngủ hẳn hoi, trong lúc bẵng vẫn chạy cho đến hết thì máy tự tắt; số này thấy dễ nhớ từ hơn.
Em vận dụng thử xem, chẳng tốn kém và cũng không gây hại.
Điều cần biết thêm là: Qua chụp quét não, người ta thấy rằng học ngoại ngữ vào tuổi càng thơ ấu thì kết qủa càng tuyệt vời. Vì vậy các em nên tranh thủ thời gian “vừa chơi vừa học” kiểu các chú chim non nói trên.
467. Khoảng 8 giờ tối là buồn ngủ
Cháu năm nay 16 tuổi. Hễ đến khoảng 8 giờ tối là cháu đã buồn ngủ không chịu được. Xin cho biết cách khắc phục.
1. Có thời điểm ta hay buồn ngủ là khi vừa ăn xong, nhất là ăn no (Ăn sáng căng bụng cũng vậy). Cho nên cháu hãy xem lại giờ giấc ăn tối của gia đình để tự điều chỉnh.
– Nếu cả nhà ăn vào lúc 7 giờ tối, thì cháu ráng học hành hay làm xong việc rồi sẽ ăn sau, vào lúc 8 giờ trở đi, sau đó ngủ luôn (bụng đói khó ngủ hơn nhiều); hoặc cả nhà thông cảm và cùng ăn uống sau 8 giờ.
– Nếu gia đình ăn tối rất sớm và không thể muộn hơn được, thì cháu nên dùng bữa càng sớm càng tốt; xong ngủ chợp ngay 15-30 phút (nhờ người gọi hoặc để đồng hồ báo thức), sau đó sẽ được tỉnh táo; khi thấy uể oải, cháu hãy vận động thân thể một lúc rồi tắm nước lạnh nếu chịu đựng được (tắm nóng sẽ dễ buồn ngủ).
2. Một thời điểm buồn ngủ nữa là buổi trưa (thực ra cũng là sau bữa ăn trưa), bấy giờ bộ não đã phải hoạt động liên tục mấy tiếng liền nên cần được nghỉ ngơi (đây là phản xạ ức chế tự bảo vệ của vỏ não). Nếu cháu không ngủ trưa thì nguyên nhân chính là đây; từ nay cháu hãy tập ngủ trưa đều đặn 15-30 phút.
3. Cháu xem có nguy cơ mập phì không; nếu có, cháu không nên ngủ qúa 7 giờ mỗi ngày (nhưng vẫn bảo đảm ngủ trưa).
4. Cháu còn ít tuổi, không nên dùng trà đặc hoặc cà phê vì những mặt trái của thói quen này.
468. Mất ngủ kéo dài
Cháu là nữ sinh viên sống trong ký túc xá. Cháu bị bệnh mất ngủ đã lâu, càng ngày càng nặng, đến mức có lúc như phát điên lên, đã được các bác sĩ kê toa cho dùng thuốc an thần, thuốc ngủ, vẫn không bớt.
Xin nêu lên 7 hướng khắc phục để cháu vận dụng trong điều kiện sống tập thể:
1. Trước hết, cháu hãy suy ngẫm về lời khuyên sau đây của một nhà tâm lý trị liệu: “Giấc ngủ tựa như chim bồ câu, nếu ta phớt lờ thì chim đậu lên tay, nếu ta định bắt thì chim bay mất”.
Từ nay, cả ngày lẫn đêm, cháu hãy dõng dạc tuyên bố với chính mình: “Ta không cần ngủ. Không ngủ đã chết ai mà sợ!”, để được thanh thản mỗi khi lên giường.
2. Gần gụi những bạn yêu đời, hài hước, để cùng góp tiếng cười thoải mái của mình.
3. Tranh thủ về đồng quê, leo núi, tắm biển khi có điều kiện.
4. Tạm thời nghỉ xem truyền hình, để tránh những cảm xúc bất lợi cho giấc ngủ.
5. Gần tới giờ ngủ ban đêm, cháu tắm nước nóng (sau đó hong khô tóc liền), hoặc ngâm hai chân vào nước nóng chừng 15-20 phút rồi lau khô chân ngay.
6. Nằm ở tư thế ngửa, tứ chi duỗi thẳng, dùng gối mềm thấp. Chọn một hình ảnh đẹp quen thuộc hình dung ra trong đầu để “sống” với hình ảnh đó mà không rời xa (người hoặc cảnh vật). Nếu cháu thích, có thể mở băng nhạc dân tộc không lời (sáo trúc, đàn bầu…).
7. Thôi dùng thuốc ngủ. Hằng ngày, ăn thêm nhiều ngó sen, củ sen, mứt sen, tâm sen, cánh lá vông nem, lá dâu tằm, lá lạc tiên. Tuyệt đối không uống cà phê, trà hoặc nước chè xanh.
469. Bệnh bạch cầu đa sinh
Bệnh máu trắng là bệnh gì mà một em bé gái ở quê cháu bị, hằng tháng gia đình phải đưa đi truyền máu tại bệnh viện?
“Bệnh máu trắng” hay “bệnh ung thư máu” là những tên gọi thông thường của bệnh bạch cầu đa sinh (BCĐS, đa sinh = sinh sản mạnh). Không phải cứ sinh sản mạnh là tốt. Trường hợp này cũng vậy.
Để dễ hiểu, ta lấy con số trung bình của bạch cầu là 8.000 con trong 1 mililít máu; nếu con người bị viêm nhiễm (mụn nhọt, viêm ruột thừa, v.v.), bạch cầu sẽ tăng cao, ví dụ tới 12.000; lúc bệnh lui thì số lượng bạch cầu dần dà trở lại bình thường. Trong trường hợp chung nhất, các bạch cầu đều thuộc loại trưởng thành, cũng giống như các chiến binh đủ 18 tuổi đã qua huấn luyện.
Trong bệnh bạch cầu đa sinh (BCĐS), có hiện tượng bạch cầu tăng cường sinh sản một cách vô tổ chức, chẳng những số lượng bạch cầu trong máu tăng rất cao, mà điều quan trọng nữa là những bạch cầu này “non tháng”, không đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh, cũng giống như một đội quân chỉ gồm toàn là lính trẻ con đang bú mẹ.
Trong bệnh BCĐS, việc truyền máu có tác dụng bổ sung phần nào vào thiếu hụt “lực lượng chiến đấu”, với điều kiện dùng máu mới lấy (vẫn còn nguyên vẹn các yếu tố hữu hình, trong đó có bạch cầu), không dùng máu đã bảo quản một thời gian rồi, tuy vẫn chưa qúa hạn và vẫn tốt. Bên cạnh đó, truyền máu còn bồi bổ thêm cho cơ thể.
Bệnh BCĐS có cấp và mạn; cấp nặng hơn mạn nhiều.
Nguyên nhân thường thấy nhất là do bị nhiễm xạ (một số kỹ thuật viên X quang chủ quan không chú ý tự bảo vệ đã chết vì bệnh BCĐS; từ sau sự cố tại Nhà máy điện nguyên tử Trécnôbưn của Liên Xô, tỷ lệ bệnh BCĐS trong khu vực xung quanh đã tăng rất cao).
470. Ngã đập đầu xuống đất
Cách đây 5 năm, hồi còn học lớp 7, trong khi đá bóng, cháu bị té ngửa đập đầu xuống nền xi măng, không chảy máu, không sưng, đau khoảng 10 phút thì hết, và cháu giấu cả bố mẹ. Gần đây, trong xóm cháu có một ông chết vì tự nhiên bị co giật, nước bọt trào ra; nghe bà con nói là do trước đây ông bị té đập đầu xuống đất mà không lo chữa chạy nên mới như vậy. Từ hôm đó, cháu không còn tinh thần đâu mà học hành nữa.
Không bàn chuyện ông gì chẳng may tử vong như cháu nói, vì không đủ cứ liệu chẩn đoán. Về chuyện của cháu, thì sau đây là những kiến thức cháu cần nắm vững, phòng khi bị té lần nữa thì biết cách ứng xử:
Chấn thương vào đầu có thể gây chảu máu ở bên trong hộp sọ, mà nguy kịch nhất là hình thành ổ máu tụ ngoài màng cứng gây chèn ép não; ổ máu tụ này có thể xuất hiện sớm trong trường hợp va chạm mạnh, lượng máu khá lớn, nhưng cũng có thể xuất hiện muộn, thậm chí rất muộn (có khi mãi 1-2 ngày sau) nếu va chạm nhẹ hơn, nhiều khi “không đáng kể”.
Vì vậy, nếu không giữ nạn nhân lại bệnh viện để theo dõi, bác sĩ bao giờ cũng dặn người nhà trông nom cẩn thận để sớm phát hiện những triệu chứng đầu tiên (liệt nửa mặt bên phía có ổ máu tụ; giảm, mất cảm giác hoặc liệt nửa người bên phía đối diện); được mổ kịp thời (khoan hộp sọ, thanh toán ổ máu tụ, cầm máu…), nạn nhân sẽ khỏi hoàn toàn, thường không có di chứng. Trái lại, nếu để muộn, có mổ tốt chăng nữa cũng khó thoát khỏi biến chứng nề não dẫn đến “mất não” (chỉ có đời sống thực vật, mất tri giác), hoặc tử vong.
Theo đó, đáng lẽ hồi ấy cháu phải báo cho gia đình biết, để nếu thấy cháu hơi bị “méo mồm” là chở đi bệnh viện mổ liền.
Còn bây giờ thì sao? Cứ yên trí học hành, để bù lại một thời gian hốt hoảng vô cớ và vô ích, bởi vì chẳng qua cũng như một cú đánh đầu của siêu cầu thủ mà thôi.
471. Chấn thương vùng vú
Cháu là nữ học sinh cấp 3, có người bạn thân lần lượt bị chấn thương vào vú trái và vú phải (lần đầu do ngã, lần sau ghế đập vào), gây đau nhức không chịu nổi, nhưng bạn ấy ngại đi khám bác sĩ. Xin cho biết có ảnh hưởng gì không và có dẫn tới u vú không?
Khi cháu đọc giải đáp này thì chắc chắn rằng bạn cháu hoặc đã hết đau (nếu chấn thương không làm đụng giập các mô ở vú), hoặc đang bị đau nhức nhiều hơn kèm theo sốt (nếu các mô ở vú bị đụng giập nhiều, có ổ máu tụ nay đang nhiễm khuẩn vì không được xử trí tốt ngay từ đầu).
a) Trường hợp bị va đập như vậy,chườm lạnh liên tục tại chỗ: Dùng khăn mặt hoặc túi nước lạnh đặt lên vùng chấn thương (nếu trời rét, phải nằm nơi kín gió) cho tới khi thấy đỡ hẳn đau (thường sau 1 tiếng là được); nếu cần thì tiếp tục làm vài lần sau đó. Nói chung, không cần thuốc men gì.
Nếu thấy chỗ bị chấn thương sưng dần lên, phải dè chừng có ổ máu tụ: Bác sĩ sẽ cho chọc hút vô khuẩn, sau đó băng ép để tránh tái phát; trường hợp này nên uống thêm kháng sinh trong dăm hôm, để ngừa viêm nhiễm tại chỗ.
b) Chấn thương này không có vai trò gì trong việc hình thành các bệnh ở vú.
472. Hãy xem lại thật cẩn thận
Cháu có một người bạn trai khi đá bóng bị trái banh đập vào ngực gây ho ra máu, sau đó được dùng thuốc, có giảm sơ sơ, gần đây lại tái phát, sức khỏe yếu, nhưng bạn cháu vẫn giấu gia đình… Xin cho cháu một lời khuyên.
Đáp: Thư cháu khá mơ hồ, chắc là vì cháu cũng nghe nói một cách mơ hồ như thế.
1. Trước hết, cháu cần nắm một vài kiến thức chung về chuyện ho ra máu do chấn thương:
a) Lồng ngực có khung xương sườn khá vững chắc. Nếu bị va đập vào thành ngực thì phải thật mạnh, thường làm gãy xương sườn, làm đụng giập ít nhiều mô phổi, từ đó mà chảy máu rồi nạn nhân ho khạc ra. Máu này thậm chí có thể rỉ vào khoang màng phổi gây trán máu màng phổi.
b) Nếu bị sức ép của bom, mìn nổ gần, thì tuy bề ngoài nhìn lồng ngực bình thường, nhưng do áp lực không khí rất cao nên mô phổi bị tổn thương (bầm giập, rách…) và chảy máu, làm ta khạc ra máu tùy mức độ.
2. Đem đối chiếu kiến thức trên với trường hợp bạn cháu, thấy không phù hợp. Bởi vì dù là cú banh của siêu cầu thủ đi nữa cũng khó lòng làm cho anh ta ho ra máu rồi “sức khỏe bị yếu”.
Do đó, có thể bạn cháu đã có sẵn một bệnh ở phổi (thâm nhiễm lao, thậm chí hang lao, giãn phế quản…), và cú banh kia chỉ tác động thêm và “cảnh báo” cho ta mà thôi. (Nói thì hơi vô đoán, nhưng cũng dè chừng chuyện “cú banh” là không hề có).
Vậy tốt nhất và đảm bảo nhất là bạn cháu sớm đi chụp X quang hai phổi rồi đi khám tại một cơ sở lao của ngành y tế; các chuyên viên sẽ có ý kiến chính xác. Nếu chẳng may bị lao thì hiện giờ đã có thuốc chống lao hữu hiệu, cứ yên trí; nhưng trong trường hợp này cháu phải chú ý để không bị lây bệnh.
473. Những thứ cần có trong nhà
Hôm kia, cháu được người lớn giao việc cho cạo rửa cái thủ (đầu) của một con lợn chết bệnh, cháu vô ý bị một đầu xương đâm thủng ngón tay, cháu lấy nước rửa chén rửa sạch; sang ngày hôm qua thấy nhức nhối, cháu nặn ra được một ít đất cát rồi rửa sạch bằng nước muối, nhưng vẫn sợ vì sau đó vẫn nhức. Xin cho cháu ngay một lời khuyên bằng thư riêng.
Không biên thư riêng cho cháu làm gì, vì đã qúa trễ (trong trường hợp cần xử trí thật nhanh như vậy, không thể ngồi chờ “thư đi từ quê tới toà soạn rồi đi ngược chiều trở lại”, chí ít cũng mất 7,8 hôm). Nhân đây chỉ muốn nhắc các cháu một số việc, tưởng chừng nhỏ nhoi, nhưng lại cần thiết:
1. Mỗi gia đình nên có một lọ cồn 70 độ, hoặc cồn iốt; một gói bông, một gói gạc nhỏ đã diệt khuẩn; tốt nhất là có thêm loại băng dính có dán sẵn gạc nhỏ. Chi phí cho khoản này không qú15 ngàn đồng, dùng được quanh năm. Cất tất cả vào một chiếc hộp sạch và để nơi dễ tìm thấy khi cần.
2. Khi bị thương tích ở da thịt, phải:
– Rỏ cồn ngay vào vết thương (nếu qúa bẩn, có thể dùng nước sạch dội nhiều lần trước khi thấm khô và rỏ cồn);
– Xem kỹ, nếu còn dị vật thì dùng kim xoa cồn khều nhẹ để lấy ra;
– Vừa bóp mạnh xung quanh vết thương vừa rỏ cồn, để cho máu đẩy hết đất cát ra; nếu vật đâm có dính hóa chất thì làm kỹ càng hơn;
– Bôi cồn lần cuối rồi băng lại.
– Nên tiêm phòng uốn ván (tại các trạm y tế) nếu vật đâm bẩn (gỉ, bùn…).
– Nếu thấy vật đâm bẩn, hoặc vết đâm sâu, nên uống kháng sinh 3 đến 5 hôm.
c) Nếu vì xử trí kỳ đầu không tốt, sang ngày thứ hai thấy nhức nhối, thân nhiệt tăng, tức là có hiện tượng nhiễm khuẩn; lúc bấy giờ tuyệt đối không được bóp nặn vào vết thương. Tại sao? Bởi vì vào giai đoạn này đã hình thành hàng rào bảo vệ để chống đỡ với vi khuẩn hiện diện trong vết thương, nếu bóp mạnh sẽ phá vỡ hàng rào đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công ồ ạt, thậm chí thâm nhập ngay vào máu. Phải được khám bác sĩ kịp thời để có biện pháp điều trị thích hợp.
474. Má bên to bên nhỏ
Tôi có một con trai 4 tuổi, hai má phát triển không đều, bên to bên nhỏ. Xin hỏi có thể chữa bằng thuốc hay châm cứu không?
Không nên châm cứu và dùng thuốc. Bạn tập cho cháu nhai nhiều về phía nhỏ (thành một thói quen) để giúp cho nhóm cơ nhai bên đó phát triển. Hằng ngày gia đình xoa nắn thêm bên đó để tăng cường. Thời gian lâu dài đấy, cần kiên trì. Ngoài ra, tuyệt đối không một ai được trêu trọc cháu, để khỏi gây tâm lý tự ty, mặc cảm.
475. Bị mèo hoang cắn
Cách đây hơn 2 tháng, em bị một con mèo hoang cắn ở ngón tay, trong khi em bắt nó về nuôi (hiện nó vẫn ở trong nhà em, và vết thương đã lành). Em muốn biết bị mèo hoang cắn có phải chích ngừa không? Một số người bảo là nếu không chích ngừa thì sau 3 tháng sẽ bị chất độc hành hạ.
Trong điều kiện nghi vấn thì khi bị chó hay thú hoang cắn, phải tiêm phòng dại, theo chế độ quy định của y tế, đặc biệt với vết cắn ở cao, tức là gần não (mặt, cổ, ngực, tay) phải tiêm phòng càng sớm càng an toàn.
May mắn con mèo cắn em là mèo lành, và răng miệng nó cũng “sạch”, nên vết cắn không nhiễm khuẩn (có lẽ chú miu này vừa mới “bụi đời” thôi, chưa thuộc loại ăn bẩn kinh khủng đến mức vết cắn gây nhiễm khuẩn nặng, phải tốn nhiều thuốc mới khỏi).
Chẳng có chất độc gì hành hạ sau những ba tháng. Bởi nói “khùng” một chút nhé, nếu là mèo dại thì chắc chắn em đã bị các cơn dại hành hạ (đau đớn kinh khủng, sợ ánh sáng, sợ nước, sợ gió, tru lên từng cơn…), đó là chưa kể một số người nữa cũng bị vạ lây do “vụ bắt mèo” của em.
Thích chơi mèo cũng được thôi, nhưng hãy dè chừng hiện tượng dị ứng do lông mèo!
476. Sợ thì nhớ giữ tay luôn sạch
Vừa rồi em của bố cháu ra chơi, ăn ở tại nhà cháu mấy ngày. Nghe chú ấy nói là đang bị viêm gan C, cháu sợ qúa, nên muốn biết là gia đình cháu có bị lây không và phải làm gì để tránh mắc bệnh?
 a) Chẳng phải làm gì cả nếu đúng là ông ấy bị viêm gan C. Bởi vìn B và viêm gan C chỉ lây nhiễm qua đường máu (khi tiêm chích, nhổ răng, truyền máu, qua vết mổ khi phẫu thuật, qua vết xước ở tay khi thao tác trên môi trường có virus).
Giả thử trong thời gian ông chú lưu lại nhà, nếu gia đình cháu có ai đứt tay, còn ông ấy không rách da rách thịt, thì cũng không thể lây bệnh được.
b) Nếu ông ấy bị viêm gan A chưa được trên dưới 2 tháng, thì gia đình phải làm tổng vệ sinh chăn chiếu, toa lét (chú ý bồn cầu, nắm đấm cửa)…, tóm lại là những gì ông có thể giây phân vào. Bởi vì viêm gan A chỉ lây qua đường tiêu hóa nên rất dễ nhiễm cho nhau, có trường hợp cả một khu vực dân bị mắc thành một bệnh địa phương. Cũng may viêm gan A nói chung nhẹ hơn và virus bị thải trừ sau 45-50 ngày.
Những gia đình có thói quen rửa tay trước khi ăn, rửa sạch bất cứ hoa qủa gì trước khi ăn (kể cả dưa, dứa, nhãn, v.v.), dùng dao sạch để gọt vỏ, dội bát đĩa bằng nước sôi trước khi dọn mâm… thì các thành viên không gặp nguy cơ bị viêm gan A.
477. Làm gì khi dị ứng với bia rượu
Em là con trai nhưng không thể nào uống được bia rượu (1 lon bia là đỏ mặt tía tai, 3-4 lon thì nổi mẩn ngứa khắp người, kéo dài khoảng 5-7 ngày). Nhưng em lại muốn biết uống để được thuận lợi trong giao tiếp, hay ngay trong đám cưới của mình khi mọi người hô “zdô, zdô” bắt chú rể uống. Xin cho biết có cách gì làm cho hết dị ứng đối với bia rượu không?
1. Con người cổ xưa rất khoái chất “tửu”, nhất là các qúy ông (nam vô tửu như kỳ vô phong = trai không rượu như cờ không gió), nhưng cuối cùng giật mình vì nó hủy hoại dần các tế bào gan, chưa nói chuyện con cái sinh ra thường kém phát triển trí tuệ, thậm chí hay mắc bệnh tâm thần… Khi các danh y lên tiếng cảnh báo về hậu hoạ thì đã muộn: thói quen uống rượu đã lan tràn, đến nỗi trước đây có lần chính quyền Hoa Kỳ đã công bố bệnh cấm rượu, tốn bao công sức để dẹp bỏ thói uống rượu, mà cuối cùng đành thúc thủ.
Điều khó hiểu là: Mặt người uống nhiều bia rượu đỏ gay chẳng đẹp đẽ gì, miệng họ sặc mùi cồn không thơm tho chút nào, giọng nói thiếu tự nhiên của họ chẳng có gì đáng tin cậy, bản thân họ có thể không biết những điều đó, nhưng tại sao chúng ta tuy thấy chướng mà vẫn không sớm nói cho họ hay? Phải chăng vì chúng ta đang phải sống trong một bầu không khí nhậu nhẹt tràn lan, đến nỗi một sinh viên y dược chững chạc như em cũng muốn “có tài nhậu nhẹt”, dù trời đã cấm?
2. Em sẽ được các thầy giảng về dị ứng (= phản ứng dị thường) cùng các phương pháp giải tỏa mẫn cảm để chữa các bệnh ho dị ứng. Chẳng hạn dùng phấn hoa cho người nghi bị dị ứng do phấn hoa, dùng các hạt bụi cho người nghi dị ứng do bụi, v.v. Việc này phải thận trọng với liều ban đầu rất nhỏ, tăng dần và theo dõi sát sao. Các phấn hoa, chất bụi này (gọi là dị ứng nguyên) sẽ tập dần cho cơ thể quen với chúng, đến mức không còn dị ứng, nghĩa là hết mẫn cảm đối với dị ứng nguyên và khỏi bệnh.
Nếu vô ý đưa vào một lúc một lượng lớn dị ứng nguyên, thì tác dụng sẽ ngược lại: không phải giải tỏa mẫn cảm, mà lại gây ra phản ứng qúa mẫn cảm nguy hiểm đến tính mạng (sốc phản vệ).
Có thể em nghĩ sẽ dùng bia rượu để chữa của mình? Chớ, bởi vì giới hạn giữa “liều lượng giải tỏan mẫn cảm” và “liều lượng gây chóang phản vệ” khá mong manh, nên có thể sai một ly đi một dặm. “Liều mạng” như vậy chỉ nhằm trở thành “siêu nhậu” là chuyện không nên. Đời các em còn bao nhiêu việc hay, việc tốt, việc tuyệt vời đáng làm và cần làm.
3. Khi ai đó mời uống bia rượu, em cứ hồ hởi cụng ly nước ngọt của mình với họ và nói: “Xin lỗi, tôi không biết uống”. Lúc đó, nếu bên cạnh có “nàng”, em sẽ thấy nàng sung sướng biết bao, bởi nếu không, nụ hôn của em sẽ sặc mùi cồn trước khi em ngủ li bì rồi cứ thế gãi sồn sột khắp người suốt cả tuần như thư em nói. Vả chăng, câu xin lỗi không có lỗi của em có thể làm cho người mời nhập nghĩ lại phần nào.
4. Nếu có dịp ra nước ngoài, thì mỗi lần bồi bàn đưa thức uống, em phải nói rõ là em bị dị ứng bia rượu, thậm chí phải viết ra giấy như có người phương Tây bị dị ứng đậu phộng (lạc) đã làm khi sang thăm nước ta.
478. Ung thư vú có di truyền không
Người cô họ của em bị ung thư vú đã mổ được ba năm nay, sức khỏe vẫn tương đối tốt. Mới đây, con gái lớn của cô em được bác sĩ cho chụp X quang vú và chẩn đoán là ung thư vú. Như vậy là ung thư vú di truyền từ mẹ sang con?
 1. Từ lâu, qua thống kê người ta đã thấy hiện tượng bệnh ung thư xảy ra trong dòng họ; ngày nay hiện tượng này đã được giải thích bằng sự đột biến gene, và các nhà khoa học đang nỗ lực để sớm có phương cách xử lý nó.
Riêng đối với ung thư vú (UTV), khoa học đã xác định được là do đột biến của các gene BRCA1 và BRCA2. Dĩ nhiên đã nhận dạng được kẻ thù rồi thì sớm muộn sẽ có phương cách hữu hiệu để tiêu diệt.
2. Trong khi chờ đợi một biện pháp “tận gốc” như vậy, chi em ta cần:
– Quan tâm hơn để phát hiện “cục gì” ở vú, nhất là cục không gây đau, để được khám và chẩn đoán kịp thời, chủ yếu bằng chụp X quang vú và phương pháp hiện đại nhất hiện nay; nếu nghi ngờ thì phẫu thuật lấy u lúc này nhẹ nhàng và an toàn tuyệt đối. Chị em nào chưa quan tâm, xin hãy tham khảo một số liệu nhắc nhở sau đây: Tại Hoa Kỳ, cứ 8 nữ sống tới 80 tuổi thì có 1 bị UTV.
– Không qúa lo lắng là “khi thân nhân đã bị UTV thì chắc chắn bản thân mình cũng sẽ bị”. Vì theo các thống kê lớn trên thế giới, chỉ có 10 đến 20% trường hợp UTV do di truyền mà thôi; còn lại 80 đến 90% UTV chưa biết nguyên nhân do đâu.
3. Trường hợp người chị em họ của em nằm trong tỷ lệ 10-20% nói trên, nhưng cũng cần thấy ngay rằng chưa chắc con gái của chị ấy sẽ bị UTV như mẹ; đây không phải là lời an ủi suông mà là một thực tế khoa học.
Em nên thông báo với chị về kết qủa nghiên cứu của nước ngoài cho biết các loại nấm như: nấm hương nâu, nấm sò tía, nấm mèo (mộc nhĩ), nấm linh chi… chứa hoạt chất taxol có tác dụng chữa ung thư vú và ung thư buồng trứng; và khuyên chị nên thường xuyên ăn các loại nấm này.
479. Sau khi bị tai biến mạch não
Mẹ cháu năm nay 43 tuổi, bị tai biến mạch máu não, liệt chân trái và tay trái, nói ngọng. Gia đình cháu đã cố gắng hết sức, nhưng bệnh của mẹ cháu vẫn thế. Xin cho chúng cháu một lời khuyên.
Thư cháu sơ sài qúa nên chỉ nêu lên mchính để gia đình đối chiếu mà vận dụng.
1. Nếu xuất huyết do tổn thương của thành mạch máu não, thì ở trường hợp mẹ cháu lượng máu ra không lớn và đã ngừng chảy. Tuy nhiên, ổ máu tụ đó (nằm ở bên phải),đã gây chèn ép, gây liệt nửa người trái. Trường hợp này, hiện tượng liệt ít khả năng hồi phục.
Nếu chỉ do co thắt mạch máu não (thành mạch máu không bị tổn thương) thì hậu qủa cũng tương tự như trên, nhưng hy vọng tiên lượng sẽ tốt hơn vì có khả năng hồi phục khi hết co thắt mạch não.
2. Do ổ máu tụ, nguyên nhân gây liệt nơi mẹ cháu, nằm ở bên phải của não, cho nên nhiều khả năng các trung khu ngôn ngữ (vốn nằm bên trái) ít bị tổn thương; tuy ban đầu bị ngọng nhưng dần dà có thể sẽ nói được khá lên.
3. Về điều trị nguyên nhân, phải dùng thuốc chữa cao huyết áp, co thắt mạch não, nhằm ngăn ngừa xuất huyết tái phát.
Về toàn thân, chủ yếu là cho trở mình thường xuyên, giữ cho da dẻ khô sạch để phòng bị loét ở mông, vai; xoa bóp và vận động nhẹ nhàng tay chân, đề phòng teo cơ; cho uống đủ nước, đủ rau xanh để phòng táo bón; cho kiêng chất mỡ, thức ăn qúa mặn; luyện tập cách phát âm, v.v.
4. Chắc do gặp khó khăn nên gia đình cháu đã không đưa mẹ đi bệnh viện được. Tuy nhiên, vẫn cần một bác sĩ giàu kinh nghiệm tới chăm nom, để mẹ được chữa bệnh theo khoa học. Đừng có tư tưởng buông xuôi; mọi cố gắng của người thân sẽ được đền bù.
480. Bệnh nhân liệt nửa người có thể hy vọng
Hiện đã có cách gì chữa cho những bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch não?
Theo một nghiên cứu Mỹ tiến hành trên chuột, công bố trong qúy 2 năm 2001, thì: 24 giờ sau khi chuột bị tai biến mạch não làm cho liệt nửa người, khi lấy các tế bào gốc chiết xuất từ máu cuống rốn đem tiêm tĩnh mạch cho chúng, người ta thấy chuột bệnh có hiện tượng phục hồi vận động và đạt 50% hiệu năng so với khi tiến hành các thử nghiệm thần kinh trên những chuột lành mạnh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các tế bào gốc mà họ đã dùng hóa chất để hướng cho chúng biệt hóa thành tế bào thần kinh, khi được tiêm vào cơ thể chuột, dường như đã tìm thấy vị trí tổn thương ở não và tới bù đắp cho phần mô bị hư hại do tai biến mạch não.
481. Chứng nhược cơ
Con gái chúng tôi năm nay 17 tuổi, gần đây xuất hiện một bệnh rất lạ: Cháu cứ đi bộ khoảng dăm chục mét là kêu mỏi rũ cả hai chân, phải ngồi nghỉ một lúc lâu mới đi tiếp được. Cháu cho biết chuyện này bắt đầu xảy ra cách đây mấy tháng rồi nhưng mới đầu cháu đi được xa hơn bây giờ.
Nhiều khả năng cháu bị chứng nhược cơ (myasthenia) nguyên nhân do phì đại tuyến ức. Bác tìm mua ngay 1 ống thuốc Prostigmine và 1 bơm tiêm hấp sẵn, chờ chị y tá nào cẩn thận, cùng đi bộ với cháu; khi cháu kêu mỏi chân không bước được nữa thì tiêm thuốc; nếu cháu đỡ ngay, tiếp tục cất bước và đi xa hơn, có nghĩa là cháu bị chứng nhược cơ.
Nếu đúng vậy, gia đình nên sớm cho cháu tới khoa phẫu thuật lồng ngực của một bệnh viện trung ương xin khám chữa. Tại đây, cháu sẽ được chụp X quang, chụp scanner vùng ngực…, để xác định kích thước của tuyến ức (siêu âm khó xác định vì xương mỏ ác che khuất tuyến Khi đã xác định được bệnh, trước mắt, các bác sĩ có thể sẽ kê toa cho cháu một đợt loại thuốc nói trên để thử chữa bằng nội khoa; nếu dùng một thời gian kém hiệu qủa sẽ phải mở lồng ngực cắt tuyến ức. Đây là một đại phẫu thuật, phải xé dọc và banh rộng xương mỏ ác để tiếp cận tuyến ức, nhưng không đụng chạm đến phổi và tim, nên rất an toàn; gia đình cứ yên trí, mổ xong sẽ khỏi bệnh.
482. Bệnh động kinh
Tôi có một cháu gái đang học lớp 2, thỉnh thoảng có biểu hiện mất hết cảm giác (cháu không bị ngã), dạo đầu chỉ kéo dài 5-7 giây, sau này lên đến 1 phút; mỗi lần như vậy người nhà gọi to thì cháu mới tỉnh. Xin cho tôi một lời khuyên. Ngoài ra, cũng muốn hỏi thêm: Thầy giáo của cháu thường xuyên beo tai, bấm tai thật đau để phạt học sinh, trong đó có cháu; có phải vì như vậy mà ảnh hưởng đến bệnh không?
1. Bạn hãy dè chừng cháu bị bệnh động kinh ở giai đoạn khởi phát. Cần sớm cho cháu đi khám tại một chuyên khoa thần kinh giỏi của bệnh viện; có thể cháu phải làm xét nghiệm điện não đồ thì mới xác chẩn được, qua đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
Trường hợp của cháu, nếu đúng là động kinh, thì phát hiện và chữa trị như vậy là sớm, sẽ có kết qủa tốt, nhưng thời gian chữa trị không ngắn đâu, gia đình phải kiên trì.
Ngoài ra, từ nay gia đình cần nhắc nhở và kiểm tra cháu:
– Không được gần nơi có vật nhọn, lửa, nước sôi (người lên cơn bất tỉnh úp mặt vào một chậu nước lã cũng có thể “chết đuối”).
– Không được tắm sông hay tập bơi (dù có theo dõi nhưng có khi bỏ sót, không kịp cứu).
– Cẩn thận khi qua đường (tốt nhất là có người dẫn).
2. Việc trừng phạt học sinh bằng mắng chửi đã qúa đáng lắm rồi (như trong thư bạn nói, thầy bảo trước lớp là “phải bổ đầu ra mà vét hết não đi”), còn chuyện beo tai, bấm tai là việc xâm phạm đến thân thể của học sinh; nên chăng các bậc phụ huynh góp ý thẳng thắn với thầy giáo đó; nếu cần thì báo cáo với cơ quan giáo dục và đào tạo cấp trên. Nếu thầy không chịu sửa thì thiết nghĩ thầy nên chọn công việc khác ngoài việc dạy học.
Tuy việc beo tai, bấm tai không phải là nguyên nhân bệnh, nhưng đó là những kích thích có hại đối với cháu, chưa kể việc đó sẽ làm cho cháu mặc cảm thêm.
483. Có thể phải mổ mới khỏi
Anh trai tôi đã 34 tuổi; cách đây 8 năm, anh bị chấn thương sọ não, sau đó, tuy đã lành vết thương ở đầu, mỗi lần trở trời là anh tôi lại thét to, lên cơn co giật, chân tay co quắp, sùi bọt mép. Gia đình càng lo lắng khi sờ thấy nơi có vết thương cũ mềm và lõm xuống 1 cm. Xin cho chúng tôi một lời khuyên.
Bạn không nói rõ 8 năm về trước anh của bạn có được phẫu thuật gì ở hộp sọ ở não không, nhưng theo mô tả hiện giờ (vết thương cũ mềm và lõm xuống 1 cm), 3 rằng dạo đó:
– hoặc đã không phát hiện ra chỗ xương sọ bị lún xuống nên không nghĩ đến chuyện mỏ nâng chỗ lún lên như cũ;
– hoặc đã mổ lấy bỏ mảnh xương sọ vỡ vụn tại vết thương (vỡ đến mức không thể đặt nó trở lại vào vị trí cũ).
Nếu ở tình huống thứ nhất, chỗ xương sọ lún lúc bấy giờ có chảy máu ít nhiều và dần dà chỗ máu tự tiêu đi, tạo thành những chỗ dính giữa não và màng não (nhiều khả năng anh của bạn nằm trong trường hợp này).
Nếu ở tình huống thứ hai, vì thiếu hổng xương, nên tại chỗ có dính thêm cả vào da đầu; ngoài ra, không biết các bác sĩ mổ có giải quyết tổn thương gì ở chất não không.
Sở dĩ người anh của bạn bị động kinh là do những chỗ dính nói trên; nếu chưa thanh toán được dính thì coi như chưa giải quyết nguyên nhân gây bệnh; trái lại, nếu giải quyết được triệt để bằng phẫu thuật gỡ dính, vá lại chỗ thiếu hổng xương sọ bằng một tấm chất dẻo chắc, thì nhiều hy vọng anh của bạn sẽ khỏi bệnh.
Vì vậy, gia đình nên sớm thu xếp đưa anh về một khoa phẫu thuật thần kinh ở trung ương, để được khám xét và phẫu thuật nếu các bác sĩ xét thấy có chỉ định.
Trong khi chờ đợi, cần theo dõi sát bệnh nhân (xem Mục 482), không cho tiếp xúc với các vật sắt nhọn, không lại gần lửa, gần nước.
Đây sẽ là một phẫu thuật lớn, chắc sẽ gian khổ, nhưng anh của bạn còn trẻ, nhiều khả năng chịu đựng, nên rất có triển vọng thành công.
484. Khi chữa bệnh tâm thần phân liệt
Bố cháu được chẩn đoán là bị bệnh tâm thần phân liệt, bác sĩ bệnh viện tâm thần của tỉnh kê đơn cho uống Aminazin liều cao, sau đó giảm dần, đến khi bố cháu đã đỡ nhiều (co thể nói là bình phục), thì mỗi ngày uống 8 viên chia làm 2 lần. Nay nghe vài người trong ngành y nói “dùng Aminazin lâu ngày sẽ bị tê liệt thần kinh và dẫn đến mất trí hẳn”, cháu lo qúa nên đã tự động giảm dần xuồng còn 4 viên mỗi ngày. Xin cho gia đình cháu một lời khuyên.
Đừng nghe lời giải thích của những người không phải chuyên gia về tâm thần, và phải thực hiện nghiêm chỉnh đơn thuốc của bệnh viện cũng như trở lại tái khám đúng hẹn; còn khi nào giảm liều, giảm xuống còn bao nhiêu, trong bao lâu, khi nào thì thôi dùng thuốc, v.v. là do bác sĩ phụ trách quyết định. Cháu thật liều lĩnh, may mà chưa gây ra chuyện gì đáng tiếc!
Gia đình nên thu xếp sớm đưa bố cháu trở lại tái khám, và thưa rõ chuyện tự động giảm thuốc của cháu; bác sĩ sẽ căn cứ vào kết qủa khám xét mà cho ý kiến cụ thể.
485. Tự kỷ ám thị
Em là con trai, 29 tuổi. Năm 15 tuổi, em đánh vỡ chiếc nhiệt kế của một bác sĩ; vì qúa sợ hãi, em đã lấy giấy hót thủy ngân vào hộp rồi đem để vào ngăn kéo của ông ta. Từ năm 17 tuổi đến giờ em rất lo lắng vì nghe người ta nói rằng “hít phải chất thủy ngân là không có con”, em nhiều lúc như người mất trí, hay gây gổ, rượu, và hễ nhìn thấy cái nhiệt kế là người em cứ nổi gai ốc.
Họ nói tào lao thôi, nhưng em bị ám ảnh bởi câu nói ấy đến mức trở nên bệnh hoạn, tự kỷ ám thị tạo thành một nỗi lo lắng bi quan cho tương lai của mình.
Trong lúc này, điều quyết định sức khỏe của em – và quyết định cả cuộc đời của em nữa – là phải bỏ ngay thói xấu rượu chè. Rượu sẽ hủy hoại dần các tế bào gan, dẫn tới xơ gan; trước mắt thì “rượu vô, dại ra”, em có thể chuốc lấy những phiền toái, thậm chí những tai hoạ không đáng có.
Còn điều em lo sợ thì khoa học khẳng định là không có. Em đâu phải là một công nhân ngày xưa làm việc liên tục trong một môi trường sặc sụa hơi thủy ngân (khi khoa học chưa phát hiện, phòng bệnh kéừng vì chiếc nhiệt kế vỡ mà làm hỏng cả cuộc đời.
486. U sụn thành ngực
Cháu là con gái, 21 tuổi, đã sớm được mổ một u không đau, cứng, di động được, ở rìa vú, bằng đầu ngón tay trỏ. Nay cháu thấy xuất hiện một cục nhỏ, cứng bằng hạt gạo. Một vài chị cũng bị như cháu. Nghe người ta nói là u mổ xong cũng không khỏi, nên chúng cháu rất lo.
U vú mổ kịp thời thì đạt kết qủa mỹ mãn và lâu dài. Trường hợp của cháu được mổ rất sớm (u di động được, không dính ra xung quanh nên lấy được gọn); nhưng vì cháu không cho biết kết qủa xét nghiệm giải phẫu bệnh, nên không biết u đó thuộc loại nào.
Tuy nhiên, trường hợp của cháu và của vài cháu khác nhiều khả năng là một u sụn; loại này thường gặp nhất ở vùng ngực và không chỉ nữ mới bị; loại u này rất lành, cũng lành như u mỡ hay u xơ mỡ. Chớ thấy nó qúa cứng mà lo (Ung thư vú thực sự thì không “cứng ngắc” đâu, ấn vào chỉ thấy “chắc tay” thôi). Những chỗ u nhỏ ở vị trí khác có thẻ đã cùng xuất hiện nhưng các cháu không để ý từ trước vì qúa nhỏ.
Các cháu cứ yên tâm, và chớ nên mê nhiều làm nó to ra do bị kích thích; nếu nó ở vú thì nên mổ sớm cho yên trí và yêu cầu được làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.
487. Bệnh viêm não B Nhật Bản
ở quê em, người ta nói đến mùa hè, hễ nghe chim tu hú kêu là hay mắc bệnh viêm não B Nhật Bản. Đó là bệnh gì, và tại sao lại liên quan đến chuyện tu hú kêu?
Viêm não B Nhật Bản là một bệnh viêm não do virus Arbor thuộc nhóm B gây ra, trước đây đã được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản. Tuyệt đại đa số bệnh nhân là trẻ em, lứa tuổi bị nhiều nhất là 1 đến 7 tuổi (người lớn hiếm khi bị, có thể do miễn dịch tự nhiên).
Bệnh nhi sốt cao trên 40 độ C, mê sảng, cứng gáy, co giật từng cơn, co cứng chân tay…; tình trạng trên kéo dài 5-7 ngày, hoặc gây tử vong (có thể lên tới 50%), hoặc thoái lui, nhưng ác thay, bệnh để lại những di chứng nghiêm trọng gây tàn phế suốt đời như: mất khả năng phối hợp các động tác của tứ chi, liệt tay chân, trì độn, động kinh liên tục, thậm chí sống mà không còn tri giác.
Vật trung gian truyền bệnh chủ yếu là một loài muỗi vằn có tên khoa học là Culex tritaeniorhynous, thường sống khắp nơi, nhất là tại những khu vực nhiều ao hồ, rậm rạp, có nuôi nhiều gia súc… Trong thiên nhiên, virus của bệnh viêm não B Nhật Bản hiện hữu và sinh sôi trong cơ thể một số gia súc, gia cầm và chim muông, mà không gây ra các triệu chứng bệnh như ở người, và chính vì vậy mà chúng càng nguy hiểm vì làm cho con người mất cảnh giác. Loài muỗi vằn nói trên, sau khi chích hút máu của các vật chủ đó, tới đốt người và truyền bệnh.
Y học vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm não B Nhật Bản. Cho nên chủ yếu vẫn là phòng bệnh bằng cách diệt muỗi và chống muỗi đốt, kể cả ban ngày.
Hiện đã có vacxin ngừa viêm não B Nhật Bản, tiêm phòng cho trẻ < 15 tuổi sống tại những vùng có bệnh này lưu hành. Tiêm tất cả 3 mũi; 2 mũi đầu cách nhau 7-15 ngày; mũi thứ ba sau đó 1 năm.
Phải chăng tiếng tu hú kêu nơi quê em là lời cảnh báo: “Đàn chim hoang dã lại có mặt. Loài người hãy coi chừng!”, bởi vì bấy giờ là mùa nực, khoảng từ tháng ba đến tháng tám âm lịch, lùa những loài chim di cư từ nhiều nơi trên thế giới tới nước ta, mang theo loại virus kinh khủng này, cũng là mùa hay xảy ra những đợt rộ bệnh viêm não B Nhật Bản tại một số địa phương.
488. Về bệnh bò điên
Xin cho chúng em biết: trâu bò ở nước ta có nguy cơ bị bệnh bò điên như ở Anh không, bệnh có dễ lây sang người không, phát hiện bệnh như thế nào, và đã có thuốc chữa chưa?
Vấn đề các em hỏi rất rộng, xin nêu gọn mấy điểm chính để các em dễ nắm được:
1. Bệnh bò điên (viêm não bò thể xốp) được phát hiện ca đầu tiên tại Anh vào tháng 2-1985, và trong những thập niên 90, riêng nước này có hơn 176.000 bò bị. ở Pháp, phát hiện tháng 2-1991, và từ đầu năm 2000 đến nay có khoảng 30 con bị.
Trước đó, Pháp vẫn nhập bột thịt chăn nuôi của Anh (não, ruột bò, cừu… xay nhuyễn), vì nó làm cho gia súc tăng trọng nhanh, thịt có nhiều nạc. Tháng 7-1988, Anh cấm dùng thức ăn này cho động vật nhai lại. Tháng 12-1989, Pháp cấm nhập khẩu và tháng 7-1990 cấm cho bò ăn.
2. ở người, trước đây y học đã phát hiện bệnh Creutzfeldt-Jakob (viết tắt C-J: viêm não, gây liệt nhiều bộ phận, sa sút trí tuệ… diễn biến rất nhanh). Tháng 3-1996, lần đầu tiên ở Anh phát hiện 10 trường hợp mắc một biến thể của bệnh C-J (bt C-J) xuất phát từ bệnh bò điên. Ngay sau đó châu Âu cấm dùng thịt bò Anh.
Tháng 7 và tháng 8-2000, ở Anh có thêm 83 người bị bt C-J, trong đó có 74 tử vong; ở Pháp có 3 tử vong và 2 do bt C-J và 1 còn nghi vấn. Người ta dự tính từ nay đến năm 2020, trong tình huống xấu nhất, ở Anh sẽ có khoảng 136 ngàn người bị.
3. Về chẩn đoán, trong bệnh C-J xét nghiệm cho thấy nhiều protein 14-33 trong dịch não tủy. Còn trong bt C-J thì không, và điều này là trở ngại lớn cho việc chẩn đoán, phải mổ tử thi mới kết luận được (thấy những chỗ não bị xốp).
Hiện chưa có thuốc đặc hiệu, nên hậu qủa còn nặng nề, giống như ở bệnh viêm não nói chung, và chưa có thuốc chủng ngừa.
4. Tác nhân gây bệnh bò điên (ESB) là prion. Prion không tự phân chia trong môi trường cấy tại phòng thí nghiệm như vi khuẩn; không tự nhân bản trong tế bào sống như virus. Protein gây bệnh cảu prion (PrPsc) khi vào não sẽ làm cho protein bình thường của não (PrPc) “bắt chước” nó để từ hình xoắn ốc biến dạng thành hình”lá bêta” xếp chồng chất lên nhau trong các tế bào siêu đệm của não đến mức gây tử vong.
Protein của prion bò giống hệt của người, chỉ khác nhau về sự phân bố điện tích trên bề mặt phân tử. Khả năng lây nhiễm của prion bò điên sẽ giảm nếu nó gặp nhiệt độ 1330C ở môi trường ẩm trong 20 phút, với áp suất 3 atmosphe. Nhưng prion lại chịu đựng được formol, tia xạ cũng như các phương pháp khử khuẩn cổ điển, và đây chính là điều khó khăn cho việc tiêu diệt mầm bệnh.
Giai đoạn ủ bệnh của bệnh bò điên khá dài, bắt đầu từ tháng thứ 4 hoặc thứ 8 và kết thúc vào tháng thứ 34 kể từ khi nhiễm bệnh (lúc này prion tập trung trong ruột). Tiếp theo là giai đoạn toàn phát (prion xâm nhập não, tuyến ức, mắt hay tủy sống…).
Về lây nhiễm sang loài khác, thấy cừu có nguy cơ lớn nhất. Có thể do trước đây ăn phải bột xương cừu bị viêm não cừu thể xốp (phát hiện từ thế kỷ XVIII, gọi là bệnh ngứa rung) mà bò đã bị nhiễm bệnh này. Chưa thấy có lây chéo sang các loài vật khác.
5. Có lẽ vì nước ta may mắn ở qúa xa chưa ồ ạt nhập bột thịt chăn nuôi cùng thịt bò của Anh như một số nước châu Âu, nên không bị “điên đầu” như họ.
Tuy nhiên, quan tâm lo lắng như các em là điều đáng khen và đáng để các cơ quan hữu trách lưu ý đừng “mất bò mới lo làm chuồng”.
489. Bệnh lậu
Xin cho biết những dấu hiệu của bệnh lậu?
Bệnh lậu do song cầu khuẩn lậu Gonococcus neisseiria gây ra qua quan hệ tình dục, hoặc qua tiếp xúc với mầm bệnh (bé gái dùng lẫn khăn tắm, chậu giặt với mẹ chẳng hạn).
Sau từ 2 đến 5 ngày, thậm chí sớm hơn, thấy xuất hiện các triệu chứng: đái buốt, đái đau như xé, có mủ màu vàng xanh ở miệng sáo hay lỗ đái, nổi hạch đau ở bẹn, có thể có sốt nhẹ. Bệnh giảm dần sau khoảng 1-2 tháng dù không điều trị hoặc điều trị dở dang, do đó bệnh nhân tưởng nhầm đã khỏi. Sự thực là bệnh tiến triển sang giai đoạn mạn tính, rất nguy hiểm, tuy chỉ thấy đái hơi buốt sáng ra có vài giọt chất nhờn màu trắng ở miệng sáo hay lỗ đái:
ở nam, cầu khuẩn lậu tấn công vào túi tinh, tuyến tinh, ống dẫn tinh, tinh hoàn, gây viêm rồi xơ hóa, sẽ dẫn đến vô sinh nếu không chữa trị tốt; và đương sự rất dễ lây bệnh cho người khác.
ở nữ, viêm lan lên cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, gây rối loạn kinh nguyệt, khí hư, cũng sẽ dẫn đến vô sinh và là nguồn lây bệnh.
ở cả hai giới, bệnh lậu có thể gây tổn thương ở khớp, hậu môn, họng…
Nếu bị giây mủ lậu vào mắt, có thể bị viêm kết mạc, viêm giác mạc cấp, kể cả trẻ sơ sinh.
490. Bệnh giang mai
Cháu nghe nói về bệnh kim la mà không biết đó là bệnh gì? Xin cho biết thêm bệnh đó lây qua những đường nào và có chữa được không?
1. Chắc cháu nghe nhầm. Không có bệnh gì gọi là “kim la”. Dân gian dùng từ “tim la”, “tiêm la”, “dương mai” để chỉ bệnh giang mai (syphilis), một bệnh rất nguy hiểm lây qua đường tình dục và đường máu, do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên.
Triệu chứng bệnh khác nhau tùy giai đoạn.
– Giang mai I xuất hiện 20-25 ngày đến 2-3 tháng sau khi quan hệ với người có bệnh. Chỉ có một vết trợt ở vùng sinh dục, hình tròn hay bầu dục, không đau, nắn thấy nền cộm cứng; kèm theo một chùm hạch cứng không đau. Thời kỳ này bệnh nhân vẫn hoạt động giới tính được, cho nên rất dễ lây cho người khác.
– Giang mai II xuất hiện từ 2-3 tháng đến 2-3 năm sau khi quan hệ. Tổn thương đa dạng: ban đỏ giống như sởi, sẩn hột có viền da xung quanh, sùi ở hậu môn hoặc vùng sinh dục, mảng loét trợt ở lưỡi, kèm theo hạch rải rác ở bẹn, nách, cổ; tại những tổn thương này có nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây bệnh cả khi chỉ tiếp xúc lẫn quan hệ giới tính.
– Giang mai III xuất hiện từ 2-3 năm đến 20-30 năm sau khi quan hệ. Thời kỳ này ít hoặc không còn lây bệnh, nhưng bản thân có thể bị tàn phế hoặc tử vong vì tổn thương thần kinh, tim mạch. Trên da còn một số tổn thương như gôm, củ, mảng bạch sản…
– Giang mai bẩm sinh do thai phụ truyền cho thai nhi. Trẻ sơ sinh có những phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, viêm mũi chảy dịch lẫn máu, nên rất dễ lây khi tiếp xúc. Khi được 2-3 tuổi đến 20-30 tuổi, có thể có những biểu hiện muộn như trong giang mai III, hoặc bị trán dô + mũi tẹt + xương chày hình lưỡi mác rất dễ nhận ra.
2. Về điều trị, hiện đã có các thuốc hữu hiệu, chữa tận gốc, với điều kiện chữa thật sớm, đủ liều, đủ thời gian, dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa. Không nên tự chữa lấy, vì chắc chắn sẽ tiền mất tật mang.
491. Về xuất xứ của virus HIV
Có phải nguồn gốc của bệnh AIDS xuất phát từ một loài tinh tinh của Tây Phi không? Bằng cách nào đó nó lây được sang người?
1. Vào thập niên 1950, nhà nghiên cứu H. Koprowski sử dụng tế bào thận của khỉ làm môi trường nuôi cấy virus của bệnh sốt bại liệt (polio) trong sản xuất vacxin ngừa bệnh này cho nhân dân châu Phi, góp phần đáng kể vào việc tiêu diệt bệnh polio trên thế giới.
2. Cuối năm 1999, nhà báo Anh tên E. Hooper tung ra một tác phẩm nhan đề The River đặt giả thuyết: H. Koprowski đã dùng tế bào thận của tinh tinh để sản xuất vacxin, do đó virus SIV (gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở tinh tinh) truyền sang người, sau đó biến thể thành virus HIV-1 gây bệnh cho người!
Cuốn sách tựa như một qủa bom lớn đánh vào lòng tin của nhân loại đối với khoa học.
Các phòng thí nghiệm trên thế giới liền ra sức truy tìm “thủ phạm giả định” của tác giả cuốn sách trong các mẫu lưu trữ vacxin do Koporowki sản xuất vào thời kỳ đó.
Và giữa năm 2001, từ mẫu lưu trữ cuối cùng của vacxin polio, được giữ 40 năm nay trong tủ lạnh tại Viện Wistar ở Philadelphia, Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã giao cho 3 phòng thí nghiệm trên thế giới xem xét, và cả ba cơ sở này đều không thấy dấu vết gì của HIV hay SIV; và họ cũng không hề thấy ADN của tinh tinh như Hooper đã nêu, mà chỉ thấy ADN của khỉ.
Ngoài ra, một công trình khác cũng góp phần đánh bại hoàn toàn giả thuyết của nhà báo người Anh nọ. Nhóm nghiên cứu thứ tư, do GS Edward Holmes thuộc Đại học Oxford của Anh Quốc chủ trì, vừa cho công bố cây tiến hóa của HIV trên người: Kết qủa phân tích 197 giống gốc HIV-1 hiện hữu tại Congo cho thấy nhiều người tại đây đã mang sẵn virus HIV-1 nhiều năm trước khi vacxin ngừa sốt bại liệt được sử dụng rộng rãi.
492. Lây nhiễm HIV
Đọc báo chí thấy nói là khi hôn môi cũng có khả năng lây nhiễm HIV nếu có vết xước ở niêm mạc miệng hoặc lưỡi. Nhưng cháu nghe trên tivi là HIV chỉ lây qua đường tình dục và đường máu. Vậy điều nào đúng? Xin hỏi thêm: Những triệu chứng đầu tiên cho biết người bị nhiễm HIV? Sưng nướu răng có bị nhiễm không?
Đều đúng cả. Lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường tình dục thì rõ rồi. Lây qua đường máu, có nghĩa là: do truyền máu, do vết thương hay vết sây sát ở da (nguy cơ cho những người tiếp xúc với HIV trong phòng thí nghiệm; nguy cơ cho những bệnh nhân được mổ bởi bác sĩ có HIV dương tính…), do tiêm chích ma tuý…
Hôn môi (trong khi hôn môi, đôi bên đương sự thường hay mút lưỡi của nhau), nếu cả hai đều có vết xước ở niêm mạch miệng, lưỡi, thì đó là lối vào ra của HIV. Trường hợp sưng nướu (viêm lợi, nha chu viêm) mà có vết loét cũng có thể gặp nguy cơ nói trên.
Nhớ rằng, giữa thời buổi này, việc chữa răng, nhổ răng, tiêm chích, v.v phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn về dụng cụ cũng như trong thao tác hành nghề; ai vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng.
Dấu hiệu sớm nhất của lây nhiễm HIV là kết qủa xét nghiệm máu cho thấy sự hiện diện của con virus khủng khiếp này. Tiếc thay, vì xấu hổ hoặc vì vô trách nhiệm, nhiều bệnh nhân đã không đi xét nghiệm; đến khi xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của bệnh AIDS thì đã muộn, sau khi gây hậu qủa truyền bệnh cho bao người.
Nhân đây, xin cung cấp một tin mới nhất có liên quan đến đôi môi. Tháng 4-1999, một nghiên cứu liên quốc gia cho thấy nguy cơ lây nhiễm virus HIV từ người mẹ sang đứa con đang bú gia tăng theo thời gian bú: Tính chung, cứ 1.000 trẻ bú mẹ 1 tháng có 2,7 em bị, và cứ 100 trẻ bú mẹ 1 năm có 3,2 em bị; và kết luận rằng những sản phụ HIV dương tính không nên cho con bú, điều không dễ dàng gì đối với các nước nghèo.
493. Ba dấu cộng gì vậy?
Cháu là nữ học sinh, cùng một bạn gái đến bệnh viện để hiến máu nhân đạo; khi thử máu xong, bạn cháu khóc vì trong phiếu bác sĩ ghi +++, bạn cháu bảo phải giấu kín chuyện này. Một hôm tắm xong, cháu thấy lưng bạn nổi nhiều nốt như là mụn làm cháu sợ qúa. Xin cho biết 3 dấu cộng kia là gì mà bạn cháu sợ và buồn khổ đến thế?
Trả lời chắc chắn thì khó đấy, vì thiếu cứ liệu khoa học, cháu không ghi tên và địa chỉ nên không thể hỏi. Nhưng xét thấy vấn đề tuy mơ hồ nhưng có vẻ nghiêm trọng, nên đành liều “phán” từ xa để các cháu dè chừng.
1. Ba cái dấu cộng kia chỉ nói lên mức độ mạnh nhất của một phản ứng xét nghiệm nào đó.
a) Chắc hẳn không phải kết qủa xét nghiệm viêm gan virus, bởi nếu phản ứng mạnh như vậy thì bệnh viêm gan đang thời kỳ toàn phát, bạn cháu không thể khỏe mạnh bình thường để đi hiến máu, gan có thể to, tức, mắt vàng, v.v.
b) Cũng không phải kết qủa xét nghiệm bệnh giang mai, vì nếu vậy, bạn cháu phải có những hiện tượng bệnh lý riêng của bệnh này nơi bộ phận sinh dục; nếu có bệnh này thì y tế sẽ cho mời kiểm tra ngay để được điều trị kịp thời.
c) Chỉ còn lại kết qủa xét nghiệm tìm HIV mà thôi. Điều này dường như phù hợp với tình huống lúc đó:
– Vì để đảm bảo bí mật riêng tư cho đương sự, bác sĩ đã không ghi tên xét nghiệm (cũng như khi ghi tên xét nghiệm thì bác sĩ lại không ghi tên người, mà chỉ ghi ký hiệu mã số).
– Bạn cháu đau buồn vì mình đã bị HIV dương tính, lại dương tính rất mạnh, có khả năng bạn ấy nghĩ đến một số lần quan hệ giới tính nào đó.
– Bạn cháu sợ xấu hổ nên muốn cháu giấu hộ.
2. Những nốt ở lưng chỉ nguy hiểm cho bạn đó nếu rơi vào tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (các ổ nhiễm khuẩn nhỏ vô nghĩa này lúc đó sẽ vung ra toàn thân mà không chống đỡ nổi), còn hiện tại thì hy vọng là chưa đến nỗi như vậy.
3. Nếu đúng là HIV dương tính, thì máu của bạn cháu sẽ lây nhiễm được sang người khác nếu người đó bị sầy da, đứt tay…; dĩ nhiên là lây nhiễm dễ dàng nếu quan hệ giới tính. Ngoài ra, không lây theo đường thở hay đường tiêu hóa.
4. Về thái độ của cháu, thì nên chăng khuyên bạn ấy thưa thật với gia đình để xin chữa trị ngay mới kịp, và chú ý giữ gìn đừng để lây sang người khác.
494. Tác động của HIV và tình hình chữa trị
Khi đã nhiễm HIV thì b lâu sau sẽ có triệu chứng lâm sàng của bệnh AIDS? Y học thế giới đã có thuốc hữu hiệu chữa trị bệnh AIDS?
Sau khi vào người – qua đường tình dục hoặc đường máu -, virus HIV thâm nhập các bạch cầu CD4 giữ trọng trách trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, và liên tiếp tự nhân lên ngày càng đông trong loại bạch cầu này.
Ban đầu, cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng cường sản xuất bạch cầu CD4 nhằm bù vào số lượng bị HIV hủy hoại, vì thế lúc này HIV vẫn chưa làm nên công chuyện, bệnh AIDS chưa bộc lộ, số lượng bạch cầu CD4 vẫn như trước hoặc gần như trước, chỉ có thử máu thấy HIV dương tính mà thôi.
Cứ thế, trong cuộc chiến đấu không cân sức đó, cơ thể dần dà suy yếu, mất khả năng sản xuất tiếp các bạch cầu CD4 đủ bù đắp vào số bạch cầu CD4 bị vurus tiêu diệt (người ta thấy lúc trong mỗi 3 ml máu chỉ còn 200 bạch cầu CD4, thì chỉ cần 1 vi khuẩn xâm nhập, cơ thể sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cơ hội), bấy giờ hiện tượng suy giảm miễn dịch của cơ thể mới biểu hiện ra ngoài, đó là lúc bệnh AIDS có những triệu chứng lâm sàng đầu tiên: đi đôi với tình trạng ngày càng suy yếu, cơ thể dễ dàng bị tấn công bởi bất cứ mầm bệnh gì (vi khuẩn, virus, nấm) tại bất cứ bộ phận nào, và không thuốc kháng sinh nào có thể trợ giúp để thanh toán hết được, cuối cùng dẫn đến cái chết.
Thời gian im lặng nói trên của HIV tùy thuộc vào mức độ lây nhiễm, sức đề kháng của từng người, vào thời cơ sử dụng thuốc và công hiệu của thuốc dùng, vào cả tinh thần của bệnh nhân, có thể từ 1-5 năm đến 10-15 năm, và trong một số trường hợp hy hữu có thể dài hơn hoặc thoát khỏi bệnh AIDS bộc phát, HIV trở lại âm tính trong máu.
Về điều trị thì cho tới nay chưa có loại thuốc nào chữa dứt được bệnh, mà chỉ có tính chất hỗ trợ cơ thể chống lại cuộc tấn công của virus HIV; giá thành của thuốc còn rất cao, ngoài tầm với của người nghèo.
Đầu năm 1999, một công trình nghiên cứu của Trường đại học tổng hợp Washington tại Saint Louis, Hoa Kỳ, đã thu được kết qủa khi sử dụng một loại protein có tác dụng chỉ tiêu diệt các tế bào bị nhiễm HIV (làm cho HIV không còn chỗ để sinh sôi); protein này chỉ tác động khi có mặt chất protease của HIV là enzyme chịu trách nhiệm về việc tạo ra các HIV mới. Nhưng các tác giả của công trình này chưa có điều kiện thực hiện trên cơ thể sống (in vivo), mà chỉ mới trong ống nghiệm (in vitro).
Cũng vào đầu năm 1999, Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ công bố kết qủa nghiên cứu cho biết chất lysozyme trong nước tiểu của phụ nữ mang thai có khả năng ngăn chặn một cách hữu hiệu sự phát triển của virus HIV (từ lâu người ta đã biết lysozyme là một protein hiện hữu tròng nước bọt (nước miếng) và nước mắt, có khả năng làm tan một số tạp khuẩn). Phát hiện này rất quan trọng, mở ra triển vọng mới trong việc chế tạo thuốc chống virus HIV.
Tuy nhiên có một tình hình đáng lo ngại là: Tại các nước Ucraina, Belaruxia, mệnh danh là HIV-0, gây chết nhanh gấp đôi các dạng HIV khác, làm người bệnh chết chỉ sau 3-5 tháng, lâu nhất là 1 năm. Các nhà khoa học đã khẳng định hiện tượng đột biến này của HIV là do ba nước nói trên bị nhiễm xạ sau vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Trécnôbưn năm 1986.
495. Chớ vội mừng qúa sớm
Dì ruột của cháu có người chồng nghiện ma tuý rồi bị bệnh AIDS ở giai đoạn cuối, nhưng bản thân dì cháu khi thử máu lại thấy HIV âm tính. Cháu thắc mắc hỏi một bác sĩ thì ông này nói là HIV không lây qua đường tình dục, mà chỉ lây qua đường máu, nghĩa là ở bộ phận sinh dục có sây sát lúc quan hệ; cháu hoang mang qúa.
Nếu qủa có một bác sĩ bảo cháu như vậy, thì đúng là ông ấy không hiểu một tí gì về căn bệnh kinh khủng này của nhân loại; cháu thử tìm gặp lại và hỏi lần nữa xem.
Nếu xét nghiệm nơi dì cháu là hoàn toàn chính xác (nên nhớ là có nhiều trường hợp cho kết qủa âm tính một cách nhầm lẫn), thì đó là điều hy hữu và hết sức may mắn: Theo ước tính, khoảng 20% dân số thế giới mang gene đột biến CCR5 có tác dụng ngăn cản sự thâm nhập của virus; và dì cháu may mắn thuộc diện này.
Tuy nhiên, chớ vội mừng qúa sớm, bởi lẽ:
– Xét nghiệm chỉ dương tính sau khi lây nhiễm từ 20 đến 30 ngày là thời gian đủ để cho các kháng thể chống HIV hiện diện trong máu; nếu xét nghiệm sớm hơn sẽ không thấy (Một phương pháp mới, tìm kháng nguyên p24, một protein của HIV, thì có thể làm sớm hơn, chỉ sau 10-15 ngày).
– Có trường hợp do thiếu sót kỹ thuật nên kết qủa không chính xác.
Vì vậy, cháu hãy khuyên dì đi thử lại một, thậm chí vài lần nữa, tại những cơ sở có trình độ cao hơn. Trong khi chờ đợi, hãy khuyên dì cháu yêu cầu chồng bà sử dụng bao cao su 100%.
496. Khi có người bạn bị AIDS đã chết
Cháu có anh bạn do vô tình đã đắp chung chăn với người bị bệnh AIDS, nằm gác chân lên nhau, cùng ngồi ăn một mâm; nay rất lo sợ vì người ấy đã chết.
1. Thư cháu không nói rõ người đó bị AIDS rồi hay chỉ mới HIV dương tính. Bởi vì khi chưa phát hiện bệnh AIDS, thường người bệnh chỉ thấy mệt mỏi, chưa có biểu hiện gì đặc biệt, chính vì vậy mà không đi thử máu để lo chữa chạy. Còn khi đã là AIDS thì có hiện tượng nhiễm khuẩn không thể chữa khỏi tại một số cơ quan, rõ ràng nhất là ở da; trong trường hợp này e khó mà thoải mái “gác chân gác cẳng”.
2. Thư cháu cũng không cho biết người đó chết vì bệnh gì. Người HIV dương tính có thể chưa kịp chết vì AIDS, mà chết vì một bệnh nào đó không liên quan gì đến AIDS.
3. Dù trong tình huống nào, bạn cháu cũng cứ yên trí, vì bệnh AIDS (hay trong giai đoạn HIV dương tính, bệnh chưa phát) chỉ lây qua đường tình dục và đường máu, không lây truyền qua đường hô hấp hay tiêu hóa.
Mỗi chúng ta chỉ cần không quan hệ giới tính bừa bãi là đã được an toàn trong hầu hết trường hợp. Bởi vì ngành y tế đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt (không lấy nhầm phải máu của người HIV dương tính; khử khuẩn tốt các dụng cụ y khoa; thao tác kỹ thuật ngoại khoa đúng quy tắc khi mổ xẻ, đỡ đẻ, nhổ răng, v.v); chỉ còn lại một đường lây do bản thân ta tự tạo ra: chích ma tuý bằng kim bẩn, dùng chung dao cạo với người HIV dương tính rồi mình lỡ bị rách da.
497. AIDS và quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân
Một số bạn đọc băn khoăn về nguy cơ lây nhiễm từ bệnh nhân bị HIV dương tính sang nhân viên y tế, và ngược lại từ nhân viên y tế bị HIV dương tính sang bệnh nhân.
Rủi ro lây truyền bệnh AIDS do hành nghề y tế đã được các trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) của Hoa Kỳ xem xét đánh giá dựa trên 214.686 trường hợp AIDS thống kê được tại Hoa Kỳ ngày 31-3-1993; trong số này, có 10.122 trường hợp (4,7%) là nhân viên làm việc tại các cơ sở y tế.
Trong số 10.122 nhân viên y tế mắc bệnh AIDS, 94% đã khai không phải bị lây nhiễm do hành nghề; 6% còn lại là những trường hợp “được bàn cãi” và xem xét kỹ lưỡng.
Lây từ bệnh nhân sang nhân viên y tế
Hệ thống quốc gia theo dõi bệnh AIDS của CDC đã thống kê được 115 trường hợp “có khả năng lây nhiễm” do hành nghề. Trong số này có 37 người ghi chép đầy đủ về hoàn cảnh lây nhiễm của họ: phần đông do sơ hở khi tiếp xúc với máu của bệnh nhân AIDS, và 1 trường hợp do tiếc xúc với môi trường nuôi cấy HIV trong phòng thí nghiệm. 33 trường hợp bị rách da, 4 bị rách niêm mạc khi tiếp xúc. Có 8 trường hợp bộc phát bệnh AIDS.
Những nhân viên y tế dễ bị lây truyền nhất là: kỹ thuật viên phòng xét nghiệm (14), bác sĩ nội tổng qúat (13), phẫu thuật viên (4), 78 trường hợp khác “có sơ hở” khi tiếp xúc với virus HIV cũng được thống kê, nhưng tất cả đều có huyết thanh âm tính.
Trên đây là những số liệu thống kê dựa trên việc khai báo chính thức về tai nạn lao động của nhân viên y tế và do vậy ít được coi trọng. Bởi vì, theo CDC, chỉ có từ 10 đến 60% các vết thương tại cơ sở y tế là được khai báo, làm hạn chế rất nhiều những thống kê lớn có giá trị khoa học hơn.
Lây từ nhân viên y tế sang bệnh nhân
Tới ngày 1-1-1995, một cuộc điều tra trên 22.171 bệnh nhân thông thường tới khám nơi 64 nhân viên y tế – vốn đã bị HIV dương tính – cho thấy:
– Trong số bệnh nhân đến khám nơi 37 nhân viên y tế loại này, không một người nào bị lây nhiễm.
– Trong số 9.108 bệnh nhân tới khám nơi 14 nhân viên y tế khác thuộc loại này, có 113 người bị HIV dương tính. Tuy nhiên, sau các cuộc điều tra về dịch tễ học và huyết thanh vẫn chưa có đủ luận cứ khoa học để khẳng định là do nguyên nhân hành nghề.
Ngoài ra, hai cuộc điều tra của CDC tại các cơ sở y tế cho thấy sự lây truyền từ các nhân viên y tế bị HIV dương tính sang bệnh nhân là không đáng kể, do vậy không bắt buộc phải kiểm tra huyết thanh của nhân viên y tế.
498. Bệnh AIDS và loài vật
 Giả sử lấy máu của người mắc bệnh AIDS có HIV dương tính, đem truyền cho bò, chó, trâu, heo…, thì chúng có mắc bệnh này không? Và nếu chúng bị, ta ăn thịt có việc gì không?
 Không phải bất cứ bệnh gì của người cũng truyền được cho loài vật, và ngược lại. Đối với bệnh AIDS, người ta nghi ngờ là xuất phát từ một loài khỉ tại châu Phi (Xem Mục 490). Hiện chưa thấy có tài liệu nào nói về bệnh này ở các động vật khác.
Có điều chắc chắn là AIDS không lây nhiễm qua ăn uống.
499. Gần có được thuốc chủng ngừa AIDS
 Với một số bệnh do virus, y học đã có thuốc chủng hữu hiệu. Tại sao với HIV của bệnh AIDS vẫn chưa có, lẽ nào nhân loại cuối cùng sẽ bị tiêu diệt vì căn bệnh lây theo đường tình dục này sao?
Chưa tìm ra thuốc chủng ngừa thì đúng rồi. Nhưng chuyện “nhân loại sẽ bị tiêu diệt vì bệnh AIDS”, thì chưa hẳn; có xảy ra hay không là do mọi người chấp nhậnay không chấp nhận chế độ “một vợ một chồng”, “chỉ một người tình duy nhất”, hoặc “sử dụng bao cao su 100%)!
Khoa học vẫn đang ráo riết tìm một vacxin để chủng ngừa.
– Đầu tháng 11-1998, các nhà nghiên cứu của úc cho biết là, lần đầu tiên trên thế giới, họ đã hiệu chỉnh được một loại vacxin ngừa HIV/AIDS, sau khi thành công trên khỉ thí nghiệm, sẽ được dùng thử cho 25 người nhiễm HIV tình nguyện vào cuối 1998 – đầu 1999, với sự tài trợ của Chính phủ úc.
Nguyên tắc của vacxin nói trên là làm cho cơ thể sản xuất hàng loạt loại bạch cầu T có đặc tính gây nguy hại cho những bạch cầu CD4 đã nhiễm virus (do đó phá hủy được nơi cư trú và tự nhân lên của virus HIV, làm cho chúng mất “đất” hoạt động và sinh sôi). Nếu vacxin này thành công, giá thành của mỗi mũi chủng ngừa chỉ khoảng 0,02 – 0,03 đôla Mỹ; được thế thì thật hồng phúc lớn cho nhân loại!
– ở phương Tây, sở dĩ chưa chế tạo được thuốc chủng ngừa AIDS là vì lý do sau đây: Muốn thâm nhập vào tế bào người, virus HIV sử dụng một thứ vũ khí lợi hại là protein gp 120 – nằm trên bề mặt của virus, giúp nó gắn dính vào các tế bào bị nhiễm – có đặc tính biến dị rất cao, nghĩa là luôn thay đổi, làm cho các nhà khoa học như bị rơi vào một trận đồ bát qúai, chưa tìm được cách đối phó.
Năm 1998, một nhóm nghiên cứu của Trường đại học tổng hợp Harvard, Massachusetts, Hoa Kỳ, do nhà khoa học J.Sodroski chủ trì, đã phát hiện ra rằng gp 120 có một mẩu hằng định, nghĩa là không mảy may thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào; nếu vô hiệu hóa được mẩu này thì có thể “cấm cửa” HIV, không cho nó thâm nhập tế bào. Nhưng điều gay cấn là mẩu này chỉ bộc lộ trong nháy mắt, vào lúc tế bào bị nhiễm; cho nên trong tương lai gần, liệu các nhà khoa học có nhắm được đúng thời cơ để vô hiệu hóa nó không?
Đấu năm 1999, xuất phát từ ý niệm cho rằng “gp 120 thay hình đổi dạng nhiều lần trong qúa trình gắn dính vào các bộ phận cảm của tế bào bị nhiễm, vậy thì có lẽ lúc đó nó đã phát hiện ra nhiều vị trí gây miễn dịch”, nhóm nghiên cứu của J. Nunber, Trường đại học tổng hợp Montana, Hoa Kỳ, đã chế tạo ra những tế bào mang phức hợp gp 120 – bộ nhận cảm (mà họ nắm bắt được hết trong qúa trình gắn dính), rồi tiêm các tế báo đó cho chuột đã hết trong qúa trình gắn dính), rồi tiêm các tế bào đó cho chuột đã chuyển gene nay mang bộ cảm thụ của người. Kết qủa thu được thật rực rỡ: Chuột được bảo vệ hoàn toàn, không hề hấn gì trước sự tấn công của đủ loại HIV. Dĩ nhiên các tế bào này chưa thể dùng cho người vì chưa an toàn, nhưng nếu tinh khiết hóa được phức hợp gp 120 – bộ nhận cảm, chắc chắn đây sẽ là phương cách hữu hiệu phòng chống HIV.
500. Những thành tựu mới nhất
Xin cho biết nhân loại đã có thêm những thành tựu gì mới trong trận chiến chống HIV/AIDS?
ở Mỹ đã sử dụng rộng rãi loại thuốc mới mang tên Trizivir (gồm 3 phân tử hoạt tính là Lamivudine, Abacavir và Zidovudine), mỗi ngày uống 2 viên chia làm 2 lần, công hiệu hơn rất nhiều.
– Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra được một số chất có tác dụng ngăn cản virus HIV không cho nó hòa lẫn vào màng tế bào của các bạch cầu CD4 (do đó không thâm nhập được vào để gây hại), có chất đang được dùng thử nghiệm trên người, nhưng gặp khó khăn vì phải sử dụng với liều lượng lớn.
– Vào qúy 1 năm 2001, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã phát hiện ra một protein mang tên 5-Helix ngăn chặn được HIV, có đặc tính là rất bền vững, ít bị hư hại khi gặp các enzyme (men) của cơ thể, và chỉ cần một lượng rất nhỏ để đạt hiệu qủa cao.
– Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ đã phát hiện ra tác dụng chữa bệnh AIDS và bệnh lao của chất Calanolide A, chiết xuất từ cây bintangor của Malaysia, tên khoa hcọ Calophyllum lanigerum, thuộc họ Măng cụt (bà con với cây mù u của Việt Nam); đầu năm 2001, thuốc được thử nghiệm trên lâm sàng tại Mỹ, kết qủa bước đầu đầy hứa hẹn.

Converted by Sachvui.Com, April 2018

 

Bình luận