Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Vệ Sinh Yếu Quyết

Phòng Bệnh Truyền Nhiễm

Tác giả: Hải Thượng Lãn Ông

Thiên thời dịch lệ nguy thay

Làm sao trừ được bệnh này mới an

Từ xưa luống những lo toan

Thế mà chướng lệ (sốt rét ác tính) vẫn còn xảy ra

Núi rừng rậm rạp bao la

Lá lim phân thú, trùng xà ủ men

Suốt đời khí thấp lưu liên

Đến khi nắng nóng chứng lên bệnh thành

Theo đường mũi miệng vào mình

Khí độc lam chướng (trùng núi) hoành hành ác ghê

Bệnh này chứng trạng bất tề

Tựa như sốt rét mà nguy chẳng chầy

Hoắc hương bách giải(1) uống ngay

Trước khi chưa phát hoạ may được lành

Gặp khi chướng khí lưu hành

Ban ngày nắng bốc hơi thành mùi thơm

Kíp luôn bịt kín mũi mồm

Nói năng phải tránh mới hòng khỏi qua

Ở nơi lam chướng phải ngừa

Tuyệt không phòng sự, ăn no, nhọc nhằn

Ngày uống vài chén rượu tằm(2)

Để cho khí huyết ôn thông rất cần

Dự phòng nước độc sơn lam(3)

Nên uống cam thảo với phèn luôn luôn

Phòng ngừa ngã nước rét cơn

Ăn nên ngót bụng, ngủ trùm kín chân

Nằm cùng người bệnh nên răn

Ngủ ngày phải kị nên ăn cau trầu

Nước Riềng, chè vối đều tiêu

Lại ăn Ý dĩ uống liều thiên kim (4)

Tuy rằng ở chốn núi rừng

Biết phòng cũng được bình thường chẳng lo

Bệnh nguy hoắc loạn(5) từ xưa

Thái âm(6) thấp khí phát sinh

Nhân ăn uống lạnh trong mình tổn thương

Vì chưng nó đói thất thường

Lại ăn uống nước độc rừng chảy xuôn

Sau khi mưa lụt nước trôi

Biết bao uế tạp theo ngòi chảy đi

Uống vào nôn tháo đôi khi

Nên dùng nước giếng khỏi nguy phần nào

Địa liền, Quán chúng ngâm vào

Hoắc hương nấu uống là tiêu khí tà

Kiêng ăn rau sống, sinh già(cà sống)

Thức ăn nấu chín bệnh tà tránh xa

Liền sau nạn đói can qua

Thường có dịch lớn phát ra kéo dài

Cho rằng dịch lệ thiên thời

Thực ra uế tạp do người gây nên

Dưới đất xác chết lưu niên

Nắng mưa chưng nấu bốc lên hại người

Trẻ già cảm nhiệm động thời

Biết phòng, biết tránh nhiều người cũng qua

Hễ khi ôn dịch phát ra

Dự phòng uống Tỏi, Bạc hà, lá thông

Nữ thanh(7), bục dục(8) nên dùng

Lại hun Bồ kết, Đàn hương trong nhà

Có dịch thì chớ lân la

Cần nên nút mũi khi ra ngoài đường

Dùng bông bọc tỏi, hùng hoàng

Khi thăm người bệnh lại càng không quên

Chuyện trò đối diện chớ nên

Về nhà tẩy uế mới yên trong lòng

Trong nhà người bệnh ở cùng

Chớ nên chung chạ đồ dùng phòng lây

Nhất là lao trái truyền thi(9)

Đề phòng truyền nhiễm trường kỳ mới yên

Ngăn ngừa cha mẹ di truyền

Hao tinh lao lực bệnh nguyên khơi mào

Ở gần dễ nhiễm trùng lao

Nên dùng vôi bột rắc vào đờm phân

Ống nhỏ, nên chứa vôi, mun

Dự phòng bách bộ, uống ngăn cũng màu

Chí như mai độc(10) hại sâu

Phòng ngừa bệnh nhiễm lúc đầu khó thay

Đến khi bệnh đã phát rồi

Chữa không tiệt nọc, suốt đời truyền di

Dương mai truyền nhiễm thật nguy

Khuyên người nam nữ chớ đi chơi nhiều

Cu vẽ(11), Khúc khắc uống nhiều

Rau sam ăn mãi độc tiêu hết truyền

Lệ phong (12) gốc tự cao nguyên

Trùng độc, xà độc gây nên bệnh này

Dễ lay, khó khỏi người hay

Ai mà mắc phải lánh ngay(cách ly) vào rừng

Chớ nên lưu luyến gia đình

Bền lòng điều dưỡng một mình mới an

Mật ong, rau má thường ăn

Móng tay(13) thịt rắc rất cần khu phong

Khỏi rồi còn cấm tửu phòng (rượu, phòng dục)

Mặn, cay phải kỵ, mới hòng hồi cư (về nhà ở)

Dự phòng truyền nhiễm đậu mùa

Từ xưa có phép nhưng chưa an toàn

Nên xa người bệnh thì hơn

Áo quần nên nấu, chiếu giường phải xông

Người bệnh nên ở trong phòng

Đến khi bay hết hoàn toàn phải ra

Lên sởi cũng như lên hoa (đậu)

Cần kiêng gió nước mới là bình an

Dự phòng đậu, sởi, đầu ôn(14)

Chành châu(15) rau mác uống đôn(ngăn) cũng lành

Dự phòng đơn độc phát sinh

Gỗ vang sắc uống thì mình cũng an

Ngăn ngừa ôn độc phát ban

Thạch cao, núc áo, lá chàm uống ngay

Thấp ôn(cảm cúm) tê mỏi chân tay

Đau lưng nghẹt mũi bệnh này ít lo

Cần nên mặc ấm ăn no

Uống đôn: Hương phụ, Tử tô, Trần bì 

Phong ôn phát sốt li bì

Cắt căn, Kinh giới uống thì cũng qua

Chú Thích

1. HOẮC HƯƠNG BÁCH GIẢI HOÀN: hương phụ 2 lạng 5 đồng cân. Lá lim, ngũ gia bì đều 2 lạng; Lá sung, nam mộc hương đều 3 lạng; Hạt cau, muội nồi, long đởm thảo, thường truật đều 1 lạng. Gừng khô một ít; tán nhỏ, lấy hột đậu xanh quyất hồ làm viên bằng đầu ngón tay út, uống mỗi lần 3 – 5 viên với nước thang như sau:

– Sốt rét ngã nước ác tính uống với nước gừng

– Ỉa chảy uống nước cơm

– Đau bụng và thổ tả uống với nước muối sắc

– Kiết lỵ uống với Chỉ xác sắc

– Cảm nóng rét, uống với nước Gừng, Hành sắc

2) Rượu tăm: tức rượu để nấu bằng nếp, lấy cao chữ từ 40 độ 

3) Sơn lam chướng khi hay lam chướng là khí độc của núi rừng

4) THIÊN KIM BẤT HOÃN HOÀN: hậu phác, thương truật, hoắc hương, hương phụ, trần bì, bán hạ, tân lang, thảo quả, cam thảo bằng nhau tán bột, viên với hồ bằng đầu ngón tay út, uống mỗi lần 1 – 3 với nước gừng

5) Hoắc loạn: dịch tả

6) Khí đát làm tổn thương tỳ vị

7) Rau mảnh bát: hát đọt non luộc ăn

8) Thái bộc căn bùng mục

9) Lao trùng truyền nhiễm (kể cả lao phổi)

10) Di độc của bệnh giang mai (xem trong Bách gia trân tàng quyển Quý)

11) Bồ cu vẽ

12) Phong cùi ở Hành giản trân nhu quyển Đoài cũng dùng mật ong nhưng không kiêng cay

13) Lá móng tay tức thuốc mọi lá lựu (xem Bách gia trân tàng quyển Trọng)

14) Sưng đầu mặt, quai bị

15) Canh châu (Xích nhu đẳng): Lá non hãm nước uống sôi uống thay nước trà, chữa sởi đậu. Tác dụng tiêu độc

Bình luận
720
× sticky