Sự gián đoạn đột xuất là một trong những yếu tố gây lãng phí thời gian nhiều nhất trong kinh doanh và các ngành nghề. Những gián đoạn này có thể xuất hiện dưới dạng một tiếng chuông báo có thư mới từ máy tính, chuông cuộc gọi và tin nhắn điện thoại hay việc mọi người đi vào văn phòng của bạn vì có chuyện cần trao đổi. Thực tế, con người chính là yếu tố gây lãng phí thời gian nhất trong công việc. Có đến 50% thời gian ở công sở được dành để tán gẫu với đồng nghiệp. Nhiều người cứ đến văn phòng vào buổi sáng là bắt đầu buôn chuyện và tiếp tục đến hai ba tiếng sau. Ở nhiều cơ quan, người ta chỉ thực sự bắt tay vào việc vào lúc 11 giờ sáng, ngay trước giờ nghỉ ăn trưa. Sau bữa trưa họ tiếp tục buôn chuyện với đồng nghiệp cho đến 1h 30 phút hoặc 2 giờ chiều mới trở lại làm việc.
Hãy tận dụng mọi thời gian khi làm việc
Quy tắc bạn cần nhớ là “hãy tận dụng mọi thời gian khi làm việc.” Khi bạn đến văn phòng, hãy lập tức bắt tay vào việc. Đừng buôn chuyện với người khác, đọc báo hay lướt web. Bởi bạn đã lên kế hoạch cho ngày làm việc vào tối hôm trước, hãy bắt đầu ngay vào việc quan trọng nhất và tiếp tục làm từng việc một cho đến khi hoàn thành những việc quan trọng nhất.
Hạn chế tối đa những gián đoạn
Khi có người gọi điện thoại cho bạn, hãy lập tức đi thẳng vào vấn đề. Hãy nói kiểu như, “Xin chào Bill. Rất vui khi được nói chuyện với anh. Tôi có thể làm gì giúp anh đây?” Hãy đi thẳng vào vấn đề. Đừng lãng phí thời gian. Trước khi bạn gọi cho Bill, hãy phác thảo nhanh những điểm bạn muốn nói. Khi bạn nối máy được với Bill, hãy nói: “Tôi biết là anh rất bận rộn. Tôi có ba điểm cần phải trao đổi với anh và sau đó tôi sẽ để anh quay lại làm việc.” Phương pháp này vừa lịch sự lại vừa chuyên nghiệp. Hầu hết các doanh nhân bận rộn sẽ đánh giá cao việc bạn đi vào vấn đề một cách nhanh chóng và chấm dứt cuộc gọi. Khi có người vào văn phòng của bạn để nói chuyện, bạn có thể nói: “Tôi rất muốn nói chuyện với anh bây giờ, nhưng tôi thực sự phải làm việc. Tôi cần hoàn thành việc này trước chiều nay.” Bất cứ khi nào bạn nói những từ kỳ diệu như “Tôi phải làm việc”, họ sẽ dừng lại và rời đi.
Đứng dậy ngay lập tức
Để hạn chế tối đa thời gian cho những gián đoạn đột xuất, khi có người bước vào phòng bạn, hãy đứng lên và lại gần họ và nói: “Tôi đang định đi ra ngoài. Tôi có thể giúp gì cho anh?” Tiếp đó, bạn đi cùng người đó ra khỏi văn phòng và đến hành lang, vừa nói chuyện vừa lắng nghe. Khi người kia nói xong, bạn hãy để anh ta quay lại với công việc của mình, còn bạn trở lại với văn phòng với công việc của bạn.
Một kỹ thuật khác là dẫn các vị khách từ bên ngoài vào một phòng họp riêng biệt thay vì đưa họ vào phòng của bạn. Sau đó hãy lịch sự đặt ra một giới hạn thời gian vào đầu cuộc thảo luận bằng những lý do như: “Tôi có một cuộc gọi quan trọng từ đại diện tại London vào đúng 3 giờ 15 phút. Tôi không thể bỏ lỡ cuộc hẹn đó. Tôi chắc rằng chúng ta có thể bàn bạc mọi chuyện trước thời điểm đó.”
Trong cuốn sách The Effective Executive (tạm dịch: Nhà lãnh đạo hiệu quả), Peter Drucker đã nhấn mạnh rằng không chỉ mọi người làm lãng phí thời gian của bạn, bạn cũng làm lãng phí thời gian của những người khác. Ông đề nghị mọi người hãy mạnh dạn hỏi người khác: “Tôi có làm việc gì gây lãng phí thời gian của anh không?” Khi khuyến khích mọi người hoàn toàn trung thực với bạn trong câu hỏi này, bạn sẽ ngạc nhiên về những ý kiến nghe được nhằm giúp nâng cao hiệu quả của cả hai bên.
Sự gián đoạn đột xuất là một trong những yếu tố gây lãng phí thời gian nhiều nhất trong kinh doanh và các ngành nghề. Những gián đoạn này có thể xuất hiện dưới dạng một tiếng chuông báo có thư mới từ máy tính, chuông cuộc gọi và tin nhắn điện thoại hay việc mọi người đi vào văn phòng của bạn vì có chuyện cần trao đổi. Thực tế, con người chính là yếu tố gây lãng phí thời gian nhất trong công việc. Có đến 50% thời gian ở công sở được dành để tán gẫu với đồng nghiệp. Nhiều người cứ đến văn phòng vào buổi sáng là bắt đầu buôn chuyện và tiếp tục đến hai ba tiếng sau. Ở nhiều cơ quan, người ta chỉ thực sự bắt tay vào việc vào lúc 11 giờ sáng, ngay trước giờ nghỉ ăn trưa. Sau bữa trưa họ tiếp tục buôn chuyện với đồng nghiệp cho đến 1h 30 phút hoặc 2 giờ chiều mới trở lại làm việc.
Hãy tận dụng mọi thời gian khi làm việc
Quy tắc bạn cần nhớ là “hãy tận dụng mọi thời gian khi làm việc.” Khi bạn đến văn phòng, hãy lập tức bắt tay vào việc. Đừng buôn chuyện với người khác, đọc báo hay lướt web. Bởi bạn đã lên kế hoạch cho ngày làm việc vào tối hôm trước, hãy bắt đầu ngay vào việc quan trọng nhất và tiếp tục làm từng việc một cho đến khi hoàn thành những việc quan trọng nhất.
Hạn chế tối đa những gián đoạn
Khi có người gọi điện thoại cho bạn, hãy lập tức đi thẳng vào vấn đề. Hãy nói kiểu như, “Xin chào Bill. Rất vui khi được nói chuyện với anh. Tôi có thể làm gì giúp anh đây?” Hãy đi thẳng vào vấn đề. Đừng lãng phí thời gian. Trước khi bạn gọi cho Bill, hãy phác thảo nhanh những điểm bạn muốn nói. Khi bạn nối máy được với Bill, hãy nói: “Tôi biết là anh rất bận rộn. Tôi có ba điểm cần phải trao đổi với anh và sau đó tôi sẽ để anh quay lại làm việc.” Phương pháp này vừa lịch sự lại vừa chuyên nghiệp. Hầu hết các doanh nhân bận rộn sẽ đánh giá cao việc bạn đi vào vấn đề một cách nhanh chóng và chấm dứt cuộc gọi. Khi có người vào văn phòng của bạn để nói chuyện, bạn có thể nói: “Tôi rất muốn nói chuyện với anh bây giờ, nhưng tôi thực sự phải làm việc. Tôi cần hoàn thành việc này trước chiều nay.” Bất cứ khi nào bạn nói những từ kỳ diệu như “Tôi phải làm việc”, họ sẽ dừng lại và rời đi.
Đứng dậy ngay lập tức
Để hạn chế tối đa thời gian cho những gián đoạn đột xuất, khi có người bước vào phòng bạn, hãy đứng lên và lại gần họ và nói: “Tôi đang định đi ra ngoài. Tôi có thể giúp gì cho anh?” Tiếp đó, bạn đi cùng người đó ra khỏi văn phòng và đến hành lang, vừa nói chuyện vừa lắng nghe. Khi người kia nói xong, bạn hãy để anh ta quay lại với công việc của mình, còn bạn trở lại với văn phòng với công việc của bạn.
Một kỹ thuật khác là dẫn các vị khách từ bên ngoài vào một phòng họp riêng biệt thay vì đưa họ vào phòng của bạn. Sau đó hãy lịch sự đặt ra một giới hạn thời gian vào đầu cuộc thảo luận bằng những lý do như: “Tôi có một cuộc gọi quan trọng từ đại diện tại London vào đúng 3 giờ 15 phút. Tôi không thể bỏ lỡ cuộc hẹn đó. Tôi chắc rằng chúng ta có thể bàn bạc mọi chuyện trước thời điểm đó.”
Trong cuốn sách The Effective Executive (tạm dịch: Nhà lãnh đạo hiệu quả), Peter Drucker đã nhấn mạnh rằng không chỉ mọi người làm lãng phí thời gian của bạn, bạn cũng làm lãng phí thời gian của những người khác. Ông đề nghị mọi người hãy mạnh dạn hỏi người khác: “Tôi có làm việc gì gây lãng phí thời gian của anh không?” Khi khuyến khích mọi người hoàn toàn trung thực với bạn trong câu hỏi này, bạn sẽ ngạc nhiên về những ý kiến nghe được nhằm giúp nâng cao hiệu quả của cả hai bên.