Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thuật Quản Lý Thời Gian

Chương 04. Dự tính về tương lai và nhìn lại

Tác giả: Brian Tracy

Việc quan trọng và có giá trị nhất mà bạn làm trong bất cứ lĩnh vực nghề nghiệp nào là gì? Đó chính là tư duy! Khả năng suy nghĩ một cách rõ ràng về việc mình làm và cách thức làm điều đó sẽ tác động tới những kết quả bạn sẽ đạt được lớn hơn bất kỳ hoạt động riêng lẻ nào. Có một số khía cạnh trong công việc của bạn mà việc “tư duy chậm” là vô cùng quan trọng để có thể đạt hiệu suất cao nhất. Hãy dành ít nhất ba mươi phút mỗi ngày để xem xét các mục tiêu, kế hoạch và sự tiến bộ của mình. Thời điểm thích hợp nhất để làm việc này là đầu buổi sáng. Hãy dành thời gian để suy nghĩ, lập kế hoạch, mơ mộng và sáng tạo. Tất cả các lãnh đạo xuất chúng cũng như những người có hiệu suất cao đều dành thời gian này trong ngày để nghiên cứu kỹ lưỡng về việc mình sẽ làm trước khi bắt đầu. Bạn nên đọc, đánh giá và suy ngẫm về việc mình đang đảm nhận trước khi hành động.

Trong những năm qua, tôi đã đọc hàng trăm cuốn tiểu sử và tự truyện của những người thành công trong nhiều lĩnh vực. Tôi nhận ra một điểm chung trong những cuốn tiểu sử này là thành công thực sự chỉ xuất hiện khi có sự tự vấn, hồi tưởng, tách biệt và suy tính. Bạn chỉ có thể đạt được thành công vượt trội khi thường xuyên dành thời gian suy nghĩ về bản thân, những điều mình muốn và cách tốt nhất để đạt được điều đó.

Hãy dành thời gian để đánh giá cuộc đời và những hoạt động của bạn dưới khía cạnh tổng quan. Hãy nghĩ về vị trí của mình ngày hôm nay và vị trí mong muốn trong 5 năm nữa. Hãy nhìn vào các hoạt động mà bạn đang làm hôm nay và xác định những việc nào có thể tác động lớn nhất tới tương lai của bạn. Lối suy nghĩ này sẽ giúp bạn quản lý thời gian của mình tốt hơn bạn tưởng. Có những khi chỉ một ý tưởng nảy ra sau một thời gian suy ngẫm hoặc ở một mình có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm làm việc cật lực.

Tầm nhìn dài hạn

Tiến sĩ Edward Banfield thuộc Đại học Harvard đã tiến hành cuộc nghiên cứu trên 50 năm về thái độ và hành vi của những người thành đạt ở nước Mỹ và trên thế giới. Ông đã tìm ra một đặc tính dường như giúp phân biệt những người thành công và thất bại mà ông gọi là “tầm nhìn dài hạn”. Banfield phát hiện ra rằng những người có hiệu suất cao thường dành thời gian để nghĩ về tương lai trong dài hạn, thường là 10 hay 20 năm sau, và tìm hiểu rõ xem họ muốn đạt được điều gì trong cuộc sống và công việc vào thời điểm đó. Sau đó họ sẽ trở lại với hiện tại và đảm bảo rằng những việc mình làm phù hợp với mục tiêu trong tương lai. Đây là một kỹ thuật có hiệu quả cao mà bạn cũng có thể áp dụng. Hãy dự tính tương lai trong một vài năm sau và tưởng tượng rằng cuộc sống của mình sẽ trở nên lý tưởng về mọi mặt. Hãy hình dung thật cụ thể về công việc của bạn trong điều kiện hoàn hảo nhất. Từ điểm nhìn trong tương lai này, hãy nhìn xung quanh và mô tả về cuộc sống và công việc lý tưởng của bạn. Sau đó hãy tự hỏi liệu những điều mình đang làm có phù hợp với việc xây dựng một tương lai lý tưởng theo ý bạn hay không.

Từ điểm nhìn trong tương lai đó, hãy xem lại bản thân, vị trí của mình hôm nay và vạch ra các bước bạn cần làm để đạt được mục tiêu. Lối suy nghĩ “nhìn lại từ tương lai” này là thói quen của nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu.

Ra quyết định tốt hơn ở hiện tại

Hãy xem xét ví dụ về một cô gái trẻ quyết định rằng mình muốn đạt được nhiều thành công trong công việc khi trưởng thành. Với tầm nhìn dài hạn rõ ràng này, cô dành nhiều thời gian học thêm để đạt điểm xuất sắc ở trung học và đủ điều kiện vào một trường đại học có tiếng. Ở trường đại học, cô đăng ký những môn học khó hơn và dành nhiều thời gian học bài hơn bạn bè để tốt nghiệp ở vị trí cao nhất có thể trong khóa. Sau nhiều năm học hành chăm chỉ và bỏ qua những thú vui tiệc tùng, thể thao và giao du xã hội, cô tốt nghiệp xuất sắc một trường đại học danh tiếng và được một công ty lớn tuyển dụng, nơi cô có cơ hội được trả lương cao hơn và thăng tiến nhanh hơn những bạn học không nghĩ gì về tương lai. Khi đã biết rõ mình muốn ở đâu tại một thời điểm trong tương lai, việc đưa ra các quyết định tốt hơn ở hiện tại sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Theo quy luật thì tầm nhìn dài hạn sẽ hỗ trợ cho việc ra quyết định trong ngắn hạn như câu nói: “Nếu bạn không biết mình đang đi đâu thì con đường nào cũng vậy thôi.”

Thói quen xây dựng tầm nhìn dài hạn là một việc quan trọng. Qua việc dự tính về tương lai và quan sát hiện tại, thường thì bạn sẽ nhận ra các việc phải làm và những sai lầm có thể tránh. Hoạt động này sẽ giúp bạn nắm rõ các tôn chỉ của bản thân. Nó sẽ mang đến những công cụ để quản lý thời gian và các hoạt động sao cho những việc bạn làm hôm nay đưa bạn tới gần hơn tương lai mà mình mong muốn.

Sẵn sàng cho những kỹ thuật quản lý thời gian

Nếu đang không hướng tới mục tiêu mong muốn của mình thì hẳn bạn không muốn đạt được nó nhanh hơn. Nếu đang không hành động theo hướng đi do mình tự quyết định thì việc quản lý thời gian nhằm tăng tốc độ đạt thành tích sẽ chẳng có nghĩa lý gì. Việc áp dụng các chiến thuật quản lý thời gian mà không có một tầm nhìn về tương lai rõ ràng sẽ chỉ đưa bạn tới đích nhanh hơn mà không đảm bảo đó là đích đến bạn mong muốn. Chỉ khi bạn nắm rõ các giá trị mình coi trọng cũng như tầm nhìn và sứ mệnh của mình trong cuộc sống và công việc, về điều bạn mong muốn đạt được và cách tốt nhất để đạt được điều đó, bạn mới có thể bắt đầu áp dụng những kỹ thuật quản lý thời gian hiệu quả trong tầm tay.

Việc quan trọng và có giá trị nhất mà bạn làm trong bất cứ lĩnh vực nghề nghiệp nào là gì? Đó chính là tư duy! Khả năng suy nghĩ một cách rõ ràng về việc mình làm và cách thức làm điều đó sẽ tác động tới những kết quả bạn sẽ đạt được lớn hơn bất kỳ hoạt động riêng lẻ nào. Có một số khía cạnh trong công việc của bạn mà việc “tư duy chậm” là vô cùng quan trọng để có thể đạt hiệu suất cao nhất. Hãy dành ít nhất ba mươi phút mỗi ngày để xem xét các mục tiêu, kế hoạch và sự tiến bộ của mình. Thời điểm thích hợp nhất để làm việc này là đầu buổi sáng. Hãy dành thời gian để suy nghĩ, lập kế hoạch, mơ mộng và sáng tạo. Tất cả các lãnh đạo xuất chúng cũng như những người có hiệu suất cao đều dành thời gian này trong ngày để nghiên cứu kỹ lưỡng về việc mình sẽ làm trước khi bắt đầu. Bạn nên đọc, đánh giá và suy ngẫm về việc mình đang đảm nhận trước khi hành động.

Trong những năm qua, tôi đã đọc hàng trăm cuốn tiểu sử và tự truyện của những người thành công trong nhiều lĩnh vực. Tôi nhận ra một điểm chung trong những cuốn tiểu sử này là thành công thực sự chỉ xuất hiện khi có sự tự vấn, hồi tưởng, tách biệt và suy tính. Bạn chỉ có thể đạt được thành công vượt trội khi thường xuyên dành thời gian suy nghĩ về bản thân, những điều mình muốn và cách tốt nhất để đạt được điều đó.

Hãy dành thời gian để đánh giá cuộc đời và những hoạt động của bạn dưới khía cạnh tổng quan. Hãy nghĩ về vị trí của mình ngày hôm nay và vị trí mong muốn trong 5 năm nữa. Hãy nhìn vào các hoạt động mà bạn đang làm hôm nay và xác định những việc nào có thể tác động lớn nhất tới tương lai của bạn. Lối suy nghĩ này sẽ giúp bạn quản lý thời gian của mình tốt hơn bạn tưởng. Có những khi chỉ một ý tưởng nảy ra sau một thời gian suy ngẫm hoặc ở một mình có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm làm việc cật lực.

Tầm nhìn dài hạn

Tiến sĩ Edward Banfield thuộc Đại học Harvard đã tiến hành cuộc nghiên cứu trên 50 năm về thái độ và hành vi của những người thành đạt ở nước Mỹ và trên thế giới. Ông đã tìm ra một đặc tính dường như giúp phân biệt những người thành công và thất bại mà ông gọi là “tầm nhìn dài hạn”. Banfield phát hiện ra rằng những người có hiệu suất cao thường dành thời gian để nghĩ về tương lai trong dài hạn, thường là 10 hay 20 năm sau, và tìm hiểu rõ xem họ muốn đạt được điều gì trong cuộc sống và công việc vào thời điểm đó. Sau đó họ sẽ trở lại với hiện tại và đảm bảo rằng những việc mình làm phù hợp với mục tiêu trong tương lai. Đây là một kỹ thuật có hiệu quả cao mà bạn cũng có thể áp dụng. Hãy dự tính tương lai trong một vài năm sau và tưởng tượng rằng cuộc sống của mình sẽ trở nên lý tưởng về mọi mặt. Hãy hình dung thật cụ thể về công việc của bạn trong điều kiện hoàn hảo nhất. Từ điểm nhìn trong tương lai này, hãy nhìn xung quanh và mô tả về cuộc sống và công việc lý tưởng của bạn. Sau đó hãy tự hỏi liệu những điều mình đang làm có phù hợp với việc xây dựng một tương lai lý tưởng theo ý bạn hay không.

Từ điểm nhìn trong tương lai đó, hãy xem lại bản thân, vị trí của mình hôm nay và vạch ra các bước bạn cần làm để đạt được mục tiêu. Lối suy nghĩ “nhìn lại từ tương lai” này là thói quen của nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu.

Ra quyết định tốt hơn ở hiện tại

Hãy xem xét ví dụ về một cô gái trẻ quyết định rằng mình muốn đạt được nhiều thành công trong công việc khi trưởng thành. Với tầm nhìn dài hạn rõ ràng này, cô dành nhiều thời gian học thêm để đạt điểm xuất sắc ở trung học và đủ điều kiện vào một trường đại học có tiếng. Ở trường đại học, cô đăng ký những môn học khó hơn và dành nhiều thời gian học bài hơn bạn bè để tốt nghiệp ở vị trí cao nhất có thể trong khóa. Sau nhiều năm học hành chăm chỉ và bỏ qua những thú vui tiệc tùng, thể thao và giao du xã hội, cô tốt nghiệp xuất sắc một trường đại học danh tiếng và được một công ty lớn tuyển dụng, nơi cô có cơ hội được trả lương cao hơn và thăng tiến nhanh hơn những bạn học không nghĩ gì về tương lai. Khi đã biết rõ mình muốn ở đâu tại một thời điểm trong tương lai, việc đưa ra các quyết định tốt hơn ở hiện tại sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Theo quy luật thì tầm nhìn dài hạn sẽ hỗ trợ cho việc ra quyết định trong ngắn hạn như câu nói: “Nếu bạn không biết mình đang đi đâu thì con đường nào cũng vậy thôi.”

Thói quen xây dựng tầm nhìn dài hạn là một việc quan trọng. Qua việc dự tính về tương lai và quan sát hiện tại, thường thì bạn sẽ nhận ra các việc phải làm và những sai lầm có thể tránh. Hoạt động này sẽ giúp bạn nắm rõ các tôn chỉ của bản thân. Nó sẽ mang đến những công cụ để quản lý thời gian và các hoạt động sao cho những việc bạn làm hôm nay đưa bạn tới gần hơn tương lai mà mình mong muốn.

Sẵn sàng cho những kỹ thuật quản lý thời gian

Nếu đang không hướng tới mục tiêu mong muốn của mình thì hẳn bạn không muốn đạt được nó nhanh hơn. Nếu đang không hành động theo hướng đi do mình tự quyết định thì việc quản lý thời gian nhằm tăng tốc độ đạt thành tích sẽ chẳng có nghĩa lý gì. Việc áp dụng các chiến thuật quản lý thời gian mà không có một tầm nhìn về tương lai rõ ràng sẽ chỉ đưa bạn tới đích nhanh hơn mà không đảm bảo đó là đích đến bạn mong muốn. Chỉ khi bạn nắm rõ các giá trị mình coi trọng cũng như tầm nhìn và sứ mệnh của mình trong cuộc sống và công việc, về điều bạn mong muốn đạt được và cách tốt nhất để đạt được điều đó, bạn mới có thể bắt đầu áp dụng những kỹ thuật quản lý thời gian hiệu quả trong tầm tay.

Bình luận
720
× sticky