Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thuật Quản Lý Thời Gian

Chương 03. Suy nghĩ về tầm nhìn và sứ mệnh của bạn

Tác giả: Brian Tracy
Thể loại: Kinh Tế - Quản Lý

Một trong những cuốn sách hay và sâu sắc nhất được viết trong vài năm gần đây là cuốn Thinking, Fast & Slow (Tư duy nhanh và chậm) của Daniel Kahneman. Ông cho rằng chúng ta cần sử dụng hai hình thức tư duy khác nhau để xử lý các tình huống mà mình phải đối mặt hàng ngày. Tư duy nhanh là hình thức tư duy chúng ta dùng để xử lý các nhiệm vụ, trách nhiệm, hoạt động, vấn đề và tình huống ngắn hạn mà chúng ta cần hành động nhanh chóng và theo bản năng. Trong hầu hết các tình huống, tư duy nhanh hoàn toàn phù hợp với các hoạt động hàng ngày của chúng ta.

Hình thức tư duy thứ hai mà Kahneman mô tả là tư duy chậm. Đó là khi bạn dừng lại và dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ thật kỹ và chi tiết về tình huống trước khi quyết định sẽ làm gì. Quan điểm của Kahneman là sự thất bại trong việc áp dụng tư duy chậm khi cần thiết sẽ dẫn đến nhiều sai lầm chúng ta mắc phải trong cuộc sống. Để quản lý thời gian và kiểm soát tốt cuộc sống của mình, bạn cần phải áp dụng “tư duy chậm” một cách thường xuyên. Hãy bắt đầu với câu hỏi: “Tôi đang cố gắng làm gì?” Suy nghĩ trước khi hành động. Bạn có thể thường xuyên nỗ lực làm việc nhưng lại chưa dành thời gian nhìn lại và suy nghĩ về điều mình thực sự muốn đạt được.

Có một câu chuyện về một cặp vợ chồng đi ô tô từ San Diego đến Los Angeles. Người chồng không quen đường nhưng luôn phóng hết tốc độ. Khi đang đi, người vợ hỏi: “Anh à, có phải Phoenix ở trên đường đến Los Angeles không?”

Anh chồng đáp, “Sao em lại hỏi thế?” Cô vợ trả lời, “À, mình vừa đi qua biển báo là đường này đi đến Phoenix.”

Anh chồng nói: “Đừng lo, chúng ta đang rất vui mà.”

Trước khi bạn tăng tốc trong cuộc đời mình, bạn cần phải biết rõ kết quả mình thực sự mong muốn đạt được. Trong cuốn sách The Devil’s Dictionary (tạm dịch: Từ điển của quỷ), Ambrose Bierce đã viết rằng “Sự cuồng tín chính là nỗ lực gấp đôi nhưng lại bỏ quên mục tiêu.”

Mục tiêu của bạn có phải là xây dựng một cuộc sống tuyệt vời hay không? Bạn đang cố gắng tạo dựng một sự nghiệp vĩ đại hay hoàn thành một tác phẩm vĩ đại? Khả năng dừng lại để tự phân tích và tự vấn—tức tư duy chậm—là điều cần thiết giúp bạn quản lý thời gian để đạt hiệu suất cao nhất cũng như niềm vui, sự hài lòng và hạnh phúc từ việc mình làm.

Giữ mục tiêu cuối cùng trong tâm trí

Hãy xác định rõ mong muốn của bản thân. Như Stephen Covey đã nói, “Hãy bắt đầu với mục tiêu cuối cùng trong tâm trí.” Đâu là kết quả hay thành tựu cuối cùng mà bạn đang cố gắng đạt được? Bạn mong muốn đạt đến vị trí nào? Khi bạn đang bon chen trên những nấc thang thành công, hãy chắc chắn rằng chiếc thang đó được dựa vào đúng tòa nhà bạn muốn leo lên. Bạn có đang làm việc để kiếm đủ tiền nhằm đảm bảo cuộc sống và để cảm thấy hạnh phúc hay không? Bạn đang làm việc vì yêu thích công việc hay vì cảm thấy mình đang có sứ mệnh đạt được một điều gì đó rất quan trọng? Thế giới của bạn sẽ ra sao khi bạn đạt được mục tiêu lớn nhất của mình? Tầm nhìn về bản thân và sự nghiệp dài hạn của bạn là gì? Sứ mệnh của bạn là gì? Bạn muốn tạo ra sự khác biệt nào trong cuộc sống của những người khác? Nếu tất cả những việc bạn làm chỉ là để kiếm đủ tiền chi trả các hóa đơn, bạn sẽ khó có thể trau dồi và giữ vững quyết tâm và nhiệt huyết cao độ. Để có thể thực sự cảm thấy hạnh phúc và trọn vẹn, bạn phải hành động để đạt được một điều gì đó lớn lao hơn vượt ra ngoài những nhu cầu của bản thân và tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống hay công việc của những người khác.

Nghiên cứu phương pháp của bạn

Khi đã biết rõ mình muốn làm gì, bạn phải đặt câu hỏi, “Tôi phải làm như thế nào?” Trả lời câu hỏi này, bạn sẽ có được những hiểu biết quý giá, giúp bạn xem xét tình huống của bạn và biết được liệu bạn có đang đi đúng hướng hay không. Khi đã biết rõ mình đang cố gắng làm gì và làm như thế nào, bạn cần phải đặt ra câu hỏi tiếp theo: “Tình hình đang diễn ra như thế nào?” Liệu điều bạn đang làm có đưa bạn đến gần với mục tiêu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất hay không? Bạn có hài lòng với tốc độ tiến triển của mình không? Mọi thứ có đang diễn ra một cách tốt đẹp không hay bạn đang gặp phải quá nhiều rào cản trên đường? Điều quan trọng nhất là phải tự vấn về những giả định của bạn. Như Peter Drucker đã nói “Những giả định sai lầm là nguồn gốc của mọi thất bại.” Những giả định của bạn về công việc và cuộc sống là gì? Những giả định có ý thức của bạn là gì? Những giả định vô thức và thường được chấp nhận một cách ngẫu nhiên của bạn là gì? Điều đáng kinh ngạc là có rất nhiều người đang làm việc cật lực vì những giả định sai lầm mà họ không bao giờ nghi ngờ.

Tìm một cách tốt hơn

Khi suy nghĩ về câu hỏi “Mọi thứ đang diễn ra như thế nào?”, bạn cũng cần cân nhắc một câu hỏi quan trọng khác “Có cách nào tốt hơn không?” Thực tế là hầu như luôn có một cách khác tốt hơn để đạt được một mục tiêu trong công việc. Cách đó có thể nhanh hơn, ít tốn kém hơn, dễ thực hiện hơn và hiệu quả hơn. Có một câu nói rất hay rằng, “Cuộc sống có nhiều thứ quan trọng hơn là phải tăng tốc.” Rất nhiều người đang làm việc rất chăm chỉ nhưng lại đang đi sai hướng. Họ không biết mình muốn làm gì và sẽ đạt được điều gì, nhưng lại không muốn phải đối mặt với thực tế là họ có thể phạm sai lầm. Quá trình đặt ra những câu hỏi hóc búa này đòi hỏi khả năng tư duy chậm, có thể làm tăng tốc đáng kể khả năng bạn đạt được những mục tiêu trong công việc cũng như tầm nhìn và sứ mệnh của bản thân.

Một trong những cuốn sách hay và sâu sắc nhất được viết trong vài năm gần đây là cuốn Thinking, Fast & Slow (Tư duy nhanh và chậm) của Daniel Kahneman. Ông cho rằng chúng ta cần sử dụng hai hình thức tư duy khác nhau để xử lý các tình huống mà mình phải đối mặt hàng ngày. Tư duy nhanh là hình thức tư duy chúng ta dùng để xử lý các nhiệm vụ, trách nhiệm, hoạt động, vấn đề và tình huống ngắn hạn mà chúng ta cần hành động nhanh chóng và theo bản năng. Trong hầu hết các tình huống, tư duy nhanh hoàn toàn phù hợp với các hoạt động hàng ngày của chúng ta.

Hình thức tư duy thứ hai mà Kahneman mô tả là tư duy chậm. Đó là khi bạn dừng lại và dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ thật kỹ và chi tiết về tình huống trước khi quyết định sẽ làm gì. Quan điểm của Kahneman là sự thất bại trong việc áp dụng tư duy chậm khi cần thiết sẽ dẫn đến nhiều sai lầm chúng ta mắc phải trong cuộc sống. Để quản lý thời gian và kiểm soát tốt cuộc sống của mình, bạn cần phải áp dụng “tư duy chậm” một cách thường xuyên. Hãy bắt đầu với câu hỏi: “Tôi đang cố gắng làm gì?” Suy nghĩ trước khi hành động. Bạn có thể thường xuyên nỗ lực làm việc nhưng lại chưa dành thời gian nhìn lại và suy nghĩ về điều mình thực sự muốn đạt được.

Có một câu chuyện về một cặp vợ chồng đi ô tô từ San Diego đến Los Angeles. Người chồng không quen đường nhưng luôn phóng hết tốc độ. Khi đang đi, người vợ hỏi: “Anh à, có phải Phoenix ở trên đường đến Los Angeles không?”

Anh chồng đáp, “Sao em lại hỏi thế?” Cô vợ trả lời, “À, mình vừa đi qua biển báo là đường này đi đến Phoenix.”

Anh chồng nói: “Đừng lo, chúng ta đang rất vui mà.”

Trước khi bạn tăng tốc trong cuộc đời mình, bạn cần phải biết rõ kết quả mình thực sự mong muốn đạt được. Trong cuốn sách The Devil’s Dictionary (tạm dịch: Từ điển của quỷ), Ambrose Bierce đã viết rằng “Sự cuồng tín chính là nỗ lực gấp đôi nhưng lại bỏ quên mục tiêu.”

Mục tiêu của bạn có phải là xây dựng một cuộc sống tuyệt vời hay không? Bạn đang cố gắng tạo dựng một sự nghiệp vĩ đại hay hoàn thành một tác phẩm vĩ đại? Khả năng dừng lại để tự phân tích và tự vấn—tức tư duy chậm—là điều cần thiết giúp bạn quản lý thời gian để đạt hiệu suất cao nhất cũng như niềm vui, sự hài lòng và hạnh phúc từ việc mình làm.

Giữ mục tiêu cuối cùng trong tâm trí

Hãy xác định rõ mong muốn của bản thân. Như Stephen Covey đã nói, “Hãy bắt đầu với mục tiêu cuối cùng trong tâm trí.” Đâu là kết quả hay thành tựu cuối cùng mà bạn đang cố gắng đạt được? Bạn mong muốn đạt đến vị trí nào? Khi bạn đang bon chen trên những nấc thang thành công, hãy chắc chắn rằng chiếc thang đó được dựa vào đúng tòa nhà bạn muốn leo lên. Bạn có đang làm việc để kiếm đủ tiền nhằm đảm bảo cuộc sống và để cảm thấy hạnh phúc hay không? Bạn đang làm việc vì yêu thích công việc hay vì cảm thấy mình đang có sứ mệnh đạt được một điều gì đó rất quan trọng? Thế giới của bạn sẽ ra sao khi bạn đạt được mục tiêu lớn nhất của mình? Tầm nhìn về bản thân và sự nghiệp dài hạn của bạn là gì? Sứ mệnh của bạn là gì? Bạn muốn tạo ra sự khác biệt nào trong cuộc sống của những người khác? Nếu tất cả những việc bạn làm chỉ là để kiếm đủ tiền chi trả các hóa đơn, bạn sẽ khó có thể trau dồi và giữ vững quyết tâm và nhiệt huyết cao độ. Để có thể thực sự cảm thấy hạnh phúc và trọn vẹn, bạn phải hành động để đạt được một điều gì đó lớn lao hơn vượt ra ngoài những nhu cầu của bản thân và tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống hay công việc của những người khác.

Nghiên cứu phương pháp của bạn

Khi đã biết rõ mình muốn làm gì, bạn phải đặt câu hỏi, “Tôi phải làm như thế nào?” Trả lời câu hỏi này, bạn sẽ có được những hiểu biết quý giá, giúp bạn xem xét tình huống của bạn và biết được liệu bạn có đang đi đúng hướng hay không. Khi đã biết rõ mình đang cố gắng làm gì và làm như thế nào, bạn cần phải đặt ra câu hỏi tiếp theo: “Tình hình đang diễn ra như thế nào?” Liệu điều bạn đang làm có đưa bạn đến gần với mục tiêu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất hay không? Bạn có hài lòng với tốc độ tiến triển của mình không? Mọi thứ có đang diễn ra một cách tốt đẹp không hay bạn đang gặp phải quá nhiều rào cản trên đường? Điều quan trọng nhất là phải tự vấn về những giả định của bạn. Như Peter Drucker đã nói “Những giả định sai lầm là nguồn gốc của mọi thất bại.” Những giả định của bạn về công việc và cuộc sống là gì? Những giả định có ý thức của bạn là gì? Những giả định vô thức và thường được chấp nhận một cách ngẫu nhiên của bạn là gì? Điều đáng kinh ngạc là có rất nhiều người đang làm việc cật lực vì những giả định sai lầm mà họ không bao giờ nghi ngờ.

Tìm một cách tốt hơn

Khi suy nghĩ về câu hỏi “Mọi thứ đang diễn ra như thế nào?”, bạn cũng cần cân nhắc một câu hỏi quan trọng khác “Có cách nào tốt hơn không?” Thực tế là hầu như luôn có một cách khác tốt hơn để đạt được một mục tiêu trong công việc. Cách đó có thể nhanh hơn, ít tốn kém hơn, dễ thực hiện hơn và hiệu quả hơn. Có một câu nói rất hay rằng, “Cuộc sống có nhiều thứ quan trọng hơn là phải tăng tốc.” Rất nhiều người đang làm việc rất chăm chỉ nhưng lại đang đi sai hướng. Họ không biết mình muốn làm gì và sẽ đạt được điều gì, nhưng lại không muốn phải đối mặt với thực tế là họ có thể phạm sai lầm. Quá trình đặt ra những câu hỏi hóc búa này đòi hỏi khả năng tư duy chậm, có thể làm tăng tốc đáng kể khả năng bạn đạt được những mục tiêu trong công việc cũng như tầm nhìn và sứ mệnh của bản thân.

Bình luận