Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Yếu tố may mắn

Chương 7. Trường Học May Mắn

Tác giả: Dr. Richard Wiseman

Công trình nghiên cứu của tôi gồm rất nhiều thí nghiệm, hàng trăm cuộc phỏng vấn và hàng ngàn câu hỏi trắc nghiệm. qua đó tôi đã lần tìm ra những bí mật thực sự của may mắn. may mắn không phải là phép nhiệm màu hay là món quà của thượng đế ban tặng. thật ra, đó là một não trạng – một phương cách suy nghĩ và ứng xử. con người chúng ta sinh ra không may mắn hoặc xui xẻo, nhưng chúng ta có thể tạo dựng cho mình nhiều vận hội hay tai ương là do những suy nghĩ cảm xúc và hành động của mình. Phát hiện ở đây là: Một cuộc đời may mắn có thể được giải thích qua bốn nguyên tắc tâm lý đơn giản.

Nguyên tắc thứ nhất giải thích rằng tính cách của người may mắn giúp họ tạo ra, lưu ý và bắt nhịp được với những cơ may tình cờ trong cuộc đời. nguyên tắc thứ hai cho thấy những quyết định thành công của người may mắn chủ yếu nhờ họ lắng nghe trực giác và tin tưởng và linh cảm may mắn của mình. Nguyên tắc thứ ba chứng tỏ sự hướng về tương lai của người may mắn có sức mạnh như những lời tiên tri đạt ước nguyện – có quyền năng biết ước mơ thành hiện thực. nguyên tắc cuối cùng, nguyên tắc thứ tư là thái độ và cách hành xử kiên định của người may mắn có thể biến đổi chuyện xấu thành chuyện tốt lành.

Càng ngẫm nghĩ về kếtquả nghiên cứu của mình tôi càng chắc là vẫn còn thiếu một điều khó hiểu nào đó. Tâm lý học không chỉ là hiểu xem con người suy nghĩ cảm xúc, và hành xử ra sao; mà còn để hiểu về sự thay đổi và biến đọng. hơn nữa, tâm lý học còn nhằm giúp con người sống hạnh phúc hơn và hài lòng hơn. Thế thì, bốn nguyên tăc tôi khám phá ra có thể được dùng hầu gia tăng may mắn và người ta sẽ gặp trong đời hay không? Vậy là chúng ta không chỉ có thể giải thích may mắn mà còn tạo  ra được may mắn?

Nhiều thế kỷ qua, con người luôn tim tòi những phương cách hiệu quả hầu cải tiến vận may trong cuộc sống của mình. Lịch sử nhân loại ghi nhận đầy đủ các loại bùa chú, bùa hên, bùa hộ mạng – dưới dạng đồ trang sức hay vật dụng – được tìm thấy trong hầu như tất cả các nền văn minh. Tập tục chạm vào gỗ đã tồn tại từ thời con người thần thánh hóa mọi vật, với các nghi lễ sùng bái thần linh nhằm cầu xin sự cứu giúp của các thần đầy uy quyền và tốt bụng. con số 13 được xem như là điềm chẳng lành, bởi vì có đúng mười ba người trong bữa ăn cuối cùng của Chúa. Khi một chiếc thang dựng tựa vào bức tường tất sẽ tạo thành một hình tam giác, trông tựa như dấu hiệu của Thánh Chúa Ba Ngôi. Bước đi dưới thang tức là phá vỡ thế ba ngôi một thể, và sẽ rước vận xấu vào thân.

Rất nhiều những niềm tin và cách ứng xử kiểu như thế vẫn còn tồn tại với chúng ta. Năm 1996, viện Gallup thăm dò 1000 người Mỹ xem họ có mê tín dị đoan không. 53% số người được hỏi trả lời là hơi tin dị đoan đôi chút; 25% thừa nhận mình có hoặc rất mê tín. Một khảo sát khác cho thấy 72% số người được hỏi rằng mình có ít nhất một loại bùa hên. Mức độ suy nghĩ mê tín cao như thế chỉ thể hiện phần nổi của tảng băng, bởi vì nghiên cứu cũng thấy rằng rất nhiều người ngại thừa nhận mình tin dị đoan. Ví dụ, một số cuộc khảo sát cho thấy chỉ khoảng12% số người được hỏi nói rằng mình tránh đi dưới thang. Một nhà nghiên cứu người anh nghi ngờ mức độ chân thật của những khảo sát trên, không biết điều này có thực sự phản ánh đức tin và hành vi mê tính của người ta hay không. Để tìm lời đáp, ông đặt một chiếc thang dựa vào tường tại một đương phố trung tâm đông đúc, và ngạc nhiên khi chứng kiến hơn 72% người thà bước xuống đường đi còn hơn là liều chui qua cái thang.

Những đức tin và hành vi mê tín luôn được lưu truyền từ đời này sang đời kia. Tổ tiên dạy con cháu về chúng, đến lượt mình, lớp con cháu lại truyền dạy cho lớp cháu chắt.. nhưng tại sao những đức tin và hành vi mê tính đó lại tồn tại mãi? Xuyên suốt lịch sử, con người nhận ra rằng điều may và điều rủi ro có thể biến đổi cả cuộc đời mình. Chỉ vài giây đen đủi có thể phá sạch nhiều năm tháng nỗ lực, và một khoảng khắc may mắn có thể cứu giữ được biết bao công sức nhọc nhằn đã bỏ ra. Mê tín dị đoan thể hiện cố gắng của con người nhằm kiểm soát và đề cao những yếu tố bí hiểm và khó nắm bắt nhất này. Và bản chất trường tồn của những đức tin và hành vi mê tín phản ánh khát khao tìm ra những cách thức gia tăng may mắn của con người. tóm lại, mê tín dị đoan được tạo ra – và đang tồn tại – là bởi vì chúng hứa hẹn về “chén thánh” mong manh, khó nắm bắt nhất: làm sao để gia tăng vận may.

Vấn đề là; mê tín dị đoan chẳng mấy có tác dụng. trong chương trước tôi đã chứng minh người mê tín dị đoan thường xui xẻo. chứ không hề may mắn, như thế nào. Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đã kiểm tra những iềm tìn xưa cũ này và nhận thấy chúng không đủ độ tin tương. Tôi rất thích một thí nghiệm về chủ đề này – đó là thí nghiệm hơi lạ lùng do một học sinh trung học tên là Mark Levin tiến hành. Về quan niệm mèo đen chạy ngang lối mình đang đi, ở một số quốc gia điều đó được xem là  điềm may, nhưng ở một số xứ sở khác, đó lại bị cho là điềm gở. Levin muốn khám phá xem may mắn của người ta có thật sự thay đổi khi có một con mèo đen vượt qua lối đi hay không. Cậu yêu cầu hai người thử vận may bằng trò tung hứng đồng tiền xấp ngửa. kế đến, một chú mèo đen được dụ đi băng ngang qua lối họ. xong, hai người tham dự lại tung đồng tiền lần thứ hai. Levin lập lại thí nghiệm trên, lần này thay chú mèo đen bằng chú mèo trắng. sau nhiều lần tung đồng tiền và cho mèo chạy ngang qua. Levin kết luận rằng chẳng có mèo đen hay mèo trắng tác động được tí nào lên may mắn của người tham gia thí nghiệm.

Mê tín dị đoan không tác dụng vì nó dựa trên nếp suy nghĩ quá lỗi thời, lạc hậu và phi lý. Nó ra đời từ thời con người nghĩ may mắn là một thế lực thần bí, kỳ lạ khôn cùng, chỉ có thể kiểm soát được bằng những nghi lễ ma thuật và những hành vi kỳ bí. Nghiên cứu của tôi hé lộ những bí mật thật sự ẩn sau cuộc đời nhiều may mắn, và tôi cũng tự hỏi liệu có thể sử dụng nghiên cứu này để tăng thêm may mắn trong cuộc đời của con người được không. Hoặc có thể giúp người không may trở thành người may mắn? hoặc có thể giúp người may mắn càng may mắn hơn?

Đêm trước giao thừa năm 1999, tôi đứng bên bờ sông Thames, với hàng ngàn người đang tụ tập, hân hoan đón chờ thiên niên kỷ mới. trong thời khắc chuyển giao trời đất, tôi nghĩ phải chăng đây là lúc khai phá vấn đền vốn làm đau đầu con người hàng ngàn năm qua này một cách khoa học hơn. Tôi muốn tìm xem liệu có thể tạo ra những phương cách mới nhằm giúp con người sống may mắn hơn không. Tôi không lưu tâm đến những hành vi kiểu như bắt chéo ngón tay, chạm vào gỗ, né tránh cái thang. Thay vào đó, tôi khuyến khích mọi người áp dụng bốn nguyên tắc may mắn vào cuộc sống của mình. Đã đến lúc chúng ta nên bỏ các bùa may ra khỏi túi để đặt chúng vào tâm trí mình.

Tôi quyết định xúc tiến một dự án nhằm tìm hiểu xem liệu có thể tăng may mắn của con người, bằng cách khuyến khích họ suy nghĩ và hành xử như là một người đầy may mắn. tôi cũng muốn gửi họ đến “trường học may mắn” để xem họ có gia tăng may mắn trong đời bằng cách làm theo những nguyên tắc và kỹ thuật mà bạn vừa đọc hay không.

Dự án gồm hai phần chính. Phần đầu, tôi sẽ gặp các thành viên tham dự trên cơ sở trao đổi riêng từng người, và giải thích tính chất khác khác thường của dự án. Tôi cũng trao cho mỗi một quyển nhật ký may mắn, trong đó có in những câu hỏi trắc nghiêm và các bài luyện tập mà bạn đã gặp trong quyển sách này. Kế đén, tôi yêu cầu họ hoàn tất ba bài trắc nghiệm. bài đầu tiền là hồ sơ may mắn ở bài luyện số 1 – yêu cầu họ

 đánh giá mức độ đồng ý hay không đồng ý với các câu tuyên bố liên quan tới từng nguyên tắc may mắn phụ. Bài trắc nghiệm thứ hai là trắc nghiệm may mắn của bài luyện số 3 – đưa ra những định nghĩa điền hình về người may mắn và người không may, và yêu cầu họ chấm điểm linh ứng với họ trong từng định nghĩa. Bài trăc nghiệm thứ ba – trắc nghiệm hài lòng trng cuộc sống của bài luyện số 4. bài này yêu cầu họ đánh giá mức độ hài lòng cảu họ đối với năm lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống của họ – đó là : cuộc sống gia đình, cuộc sống cá nhân, tình trạng tài chính, sức khỏe và nghề nghiệp. nếu bạn đã vừa đọc vừa thực hiện theo quyển sách này, thì bạn hòan tất ba bài trắc nghiệm rồi. cả trắc nghiệm may mắn lẫn trăc nghiệm hài lòng trong cuộc sống giúp tôi đánh gia khách quan và chính xác mức độ may mắn và sự hài lòng với cuộc sống của những người tham gia, trước khi họ áp dụng những nguyên tắc may mắn vào cuộc sống của họ.

Sau khi hoàn tất bài trắc nghiệm, tôi phỏng vấn những người tham gia về vai trò của may mắn trong cuộc đời họ. chúng tôi trò chuyện về nhiều chủ đề khác nhau – họ nghĩ mình là may mắn hay không may; may mắn ảnh hưởng cụ thể đến khía cạnh nào trong cuộc đời họ; họ có phóng khoáng, tin vào trực giác hay không. . tôi cũng yêu cầu họ hoàn tất các bài luyện trong sách này, như “suy nghĩ về vận xấu” và thái độ đối với vận rủi.

Cuối cùng, tôi trình bày bốn nguyên tắc chính và mười hai nguyên tắc phụ, và giải thích người may mắn áp dụng chúng để tạo ra vận may trong cuộc đời họ như thế nào. Tôi nêu bật  những lý thuyết nằm sau từng nguyên tắc, minh họa bằng những trích dẫn từ các cuộc gặp gỡ của tôi với những người may mắn và người không may qua các khảo sát và thí nghiệm của mình. Tóm lại, tôi giới thiệu tóm tắt các thông tin mà bạn đã gặp trong những chương trước của quyển sách.

ở phần hai của dự án ,tôi lại gặp riêng từng người khoảng một tuần sau lần gặp đầu tiên. Tôi giải thích các kỹ thuật mà bạn đã đọc cho từng nguyên tắc, và yêu cầu họ kết hợp chúng vào trong cuộc sống của họ

trong một tháng tiếp theo. Về nhiều phương diện, đây là phần quan trọng nhât của trường học may mắn. để cung cấp một bức tranh rõ ràng về cấu trúc của phần dự án này, chúng ta hãy tiếp tục đọc chương kế tiếp, như thể chính bạn là một trong những người tham gia.

Bình luận