Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Yếu tố may mắn

Chương 6. Nguyên Tắc Bốn: Chuyển Vận Rủi Thành May. 

Tác giả: Dr. Richard Wiseman

Nguyên tắc:

Người may mắn có khả năng biến vận rủi của mình thành vận may. Cho tới giờ, chúng ta đã khảo sát ba nguyên tắc mà người may mắn dùng để tạo ra vận may cho mình. Nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng là một thảm hoa hồng đối với họ. đôi khi, người may mắn cũng phải đối mặt với xui xẻo và những biến cố tiêu cực. nghiên cứu của tôi về cách họ đối phó với vận xui rủi đã bật ra nguyên tắc may mắn thứ tư: người may mắn có cách biến vận đen thành vận may kỳ lạ.

ở Nhật có một thứ bùa may mắn phổ biến gọi là Búp bê Daruma – được đặt theo tên một tăng ni phật giáo, mà theo truyền thuyết, đã ngồi nhập thiền lâu đến nỗi tay chân của ông biến mất. búp bê Durama có hình dáng như một quả trứng, đáy tròn nặng. cho dù bạn hất ngã nó kiểu nào nó  cũng  luôn  đứng thẳng trở lại.  người  may  mắn  tựa  như  búp  bên Durama. Không phải là họ không bao giờ gặp vận xui rủi, mà đúng hơn, khi vận rủi xảy đến người may mắn có khả năng trụ thẳng trở lại. nghiên cứu của tôi giải thích vấn đề này. Tựa hồ như tháo tung búp bê Durama ra xem xét bên trong nó có gì, để khám phá lý do tại sao người may mắn chao đảo mà không hề ngã gục. bí mật về khả năng xoay trở vận rủi thành vận may của người may mắn nằm trong bốn kỹ thuật – bốn nguyên tắc phụ. Cùng nhau, những kỹ thuật này tạo thành một tấm khiên vững chắc , bảo vệ người may mắn chống lại những mũi tên và mưa đá của thời vận đen tối.

nguyên tắc phụ 1: người may mắn thấy mặt tích cực trong vận rủi của mình.

Hãy nhìn bức hình sau đây – vẽ hai người trông bộ mặt nhăn nhó quạu quọ. Thế nhưng, như nhiều chuyện trên đời, tất cả tựu chung là vấn đề bạn nhìn nhận nó như thế nào. Hãy quay ngược quyển sách và xem lại bức hình. Bây giờ cả hai người đều lộ vẻ vui nhiều hơn. Thế đấy! tình huống không thay đổi, nhưng cách bạn nhìn nó thì có! Người may mắn cũng dùng phương pháp tương tự khi chạm trán với vận rủi trong đời mình. Họ lật ngược thế giới lại và nhìn mọi việc theo một cách khác.

Hãy tưởng tượng bạn được chọn làm đại diện cho đất nước tới thế vận hội. bạn tranh tài với các vận động viên nước khác. Thi đấu tốt, và đoạt huy chương đồng. bạn nghĩ xem bạn cảm thấy vui sướng cỡ nào?

Tôi cho rằng hầu hết chúng ta sẽ vui mừng khôn xiết và tự hào về thành công của mình. Nào, bây giờ hãy tưởng tượng đồng hồ quay ngược lại, và bạn tranh tài ở cũng kỳ thế vận hội ấy lần thứ hai. Lần này bạn thi đấu thậm chí còn tốt hơn và đoạt huy chương bạc. bạn nghĩ xem bây giờ bạn hạnh phúc ra sao? Hầu hết chúng ta hẳn nghĩ rằng giành huy chương bạc sẽ vui hơn huy chương đồng. điều này chẳng có gì ngạc nhiên. Dù sao thì những tấm huy chương cũng phản ánh thành tích của chúng ta, và huy chương bạc cho thấy thành tích tốt hơn huy chương đồng.

Nhưng những nghiên cứu lại chứng minh rằng vận động viên đoạt huy chương đồng thật ra lại vui mừng hơn người đoạt huy chương bạc. điều này phải lý giải ở cách thức những vận động viên suy nghĩ về thành tích của mình. Người nhận huy chương bạc xoáy mạnh vào quan điểm phải chỉ mình thi thố tốt hơn một chút, thì mình có thể đoạt huy chương vàng rôi. Ngược lại, người đoạt huy chương đồng thì chú tâm vào nghĩ rằng nếu mình mà trình diễn tệ hơn chút thôi, thì hẳn mình đã chẳng có tấm huy chương nào. Những nhà tâm lý học hàm ý đến khả năng tưởng tượng những gì sẽ xảy ra, hơn là đến những gì đã thực sự xảy ra – kiểu như “suy nghĩ trái với sự thật”.

Nhật ký may mắn : bài luyện số 12

Suy nghĩ về vận xấu.

Vui lòng đọc từng kích bản sau và tưởng tượng chúng đã thật sự xảy ra với bạn. trên một trang mới của nhật ký may mắn, hãy viết ra mức độ mà bạn đánh giá kịch bản đó là may mắn hoặc xui xẻo, dùng thang điểm từ -3 đến +3 cho từng kịch bản, sau đó hãy viết vài dòng giải thích điểm số của bạn.

Kịch bản 1: hãy tưởng tượng, bạn dừng xe đột ngột tại một nút giao thông và chiếc xe phía sau húc vào đuôi xe bạn. xe của bạn bị hư hỏng

nặng, còn bạn bị trật cổ nhẹ.

Bạn hãy tự đánh giá xem sự kiện trên là xui xẻo hoặc may mắn cỡ nào nếu nó thực sự xảy ra với bạn?

Rất xui xẻo  -3  -2 -1 0 +1+2 +3 rất may mắn tại sao?

Kịch bản 2: tưởng tượng, bạn cần vay môt khoản tiền ở ngân hàng của bạn. bạn thu xếp gặp giám đốc ngân hàng và giải thích tình huốn với ông. Vị giám đốc rõ ràng là đang vội, ông từ chối cho bạn vay trọn số tiền, nhưng đồng ý cho bạn vay phân nửa số tiền bạn yêu cầu.

Hãy tự đánh giá xem sự kiện trên là xui xẻo hoặc may mắn cỡ nào nếu nó thật sự xảy ra với bạn?

 Kịch bản 3: tưởng tượng, bạn bị mất ví – trong đó có một số tiền mặt, thẻ tín dụng, và vài món đồ riêng tư có giá trị về tình cảm. ngày hôm sau, chiếc ví được giao nộp cho cảnh sát và họ trao lại bạn. khi kiểm tra ví, bạn nhận ra tiền mặt và thẻ tín dụng đã biến mất, nhưng mấy món đồ riêng tư vẫn còn.

Bạn hãy tự đánh giá xem sự kiện trên là xui xẻo hoặc may mắn cỡ nào nếu nó thật sự xảy ra với bạn?

Tính điểm:

Hãy xem các số mà bạn chấm cho ba kịch bản trên. Người không may có khuynh hướng chấm hai hoặc nhiều hơn điểm đánh giá tiêu cực cho các kịch bản, trong khi người may mắn có khuynh hướng chọn hai hoặc nhiều hơn điểm đánh giá tích cực.

Bây giờ xem lại những lý do bạn nêu ra để ủng hộ những đánh giá của mình. Chúng có lộ ra điều gì về cách bạn nhìn nhận những sự kiện trong đời bạn? người không may có khuynh hướng tập trung vào khía cạnh tiêu cực của sự kiện và viết rằng hậu quả có thể tốt hơn. Người may mắn có khuynh hướng nhìn thấy mặt tích cực của sự việc hơn, và suy gẫm về hậu quả có thể tệ hại hơn nhiều.

Chương này giải thích cách nhìn khác nhau về vận rủi quan hệ sâu sắc ra sao với khả năng biến vận xấu thành vận tốt trong cuộc đời bạn.

Tôi tự hỏi, người may mắn có áp dụng kiểu suy nghĩ trái ngược với sự thật để xoa dịu những tác động về mặt cảm xúc của vận rủi mà họ nếm trải trong cuộc sống hay không. Họ thường tưởng tượng sự việc có thể tệ hại hơn mỗi khi họ trải qua chuyện xui xẻo,và vì thế cảm thấy nhẹ hơn về vận rủi xảy ra với mình? Để khám phá điều này, tôi quyết định cho những người may mắn và người không may trải qua một kịch bản đen đủi, đồng thời quan sát cách phản ứng của họ. công trình này được thực hiện cùng với sự công tác của Matthew Smith. Trợ lý nghiên cứu của tôi lúc ấy, và tiến sĩ tâm lý Peter Harris. Chúng tôi rà soát lại những kinh nghiệm được rút ra từ những cuộc phỏng vấn và thư từ để soạn ra vài kịch bản đơn giản.

Kịch bản đầu tiên dựa vào một bài báo tôi tình cờ đọc khi bắt đầu công trình nghiên cứu của mình. Kể lại câu chuyện rủi ro kỳ quái về một người tên là Ronald. Vài tháng trước, Ronald đang đứng trên thềm ga xe lửa thì một gã lạ hoắc xông tới, bắn súng hơi vào ông. Ronald cố chống chế gã nạ mặt nọ, nhưng trong lúc hỗn chiến, ông đã bị hắn rút dao đâm trúng mặt. quả là một vụ tấn công dã man và vô cùng bất ngờ. Ronald chỉ ngẫu nhiên có mặt không đúng nơi đúng lúc. Theo lá thư của Ronald gửi cho tôi, ông nghĩ rằng mình rõ ràng xủi quẩy nên mới bị tấn công. Nhưng dấu sao ông cũng cảm thấy mình hên, bởi vì viên đạn súng hơi bật ra khỏi cổ họng bên trái chứ không bên phải, vị trí rất có thể đã gây tổn thương nặng cho thanh quản của ông. Chúng tôi dựa vào câu chuyện không may của Ronald để viết ra kịch bản đầu tiên cho cuộc thử nghiệm.

Chúng tôi yêu cầu những người may mắn và những người không may tưởng tượng mình đang chờ để được phục vụ trong một ngân hàng. Bất thình lình, một tên cướp có vũ trang bước vào, nã một phát súng, và viên đạn ghim trúng cánh tay họ. sau đó chúng tôi yêu cầu họ đánh giá mức độ may mắn và xui xẻo về điều này bắng cách chấm điểm theo thang điểm sau: từ – 3 đến + 3

Sự phản ứng giữa người may mắn và người không may thật đáng kinh ngạc. trong chương vừa qua chúng ta đã gặp Clare không may, với một loạt mối quan hệ đổ vỡ và chưa bao giờ thích thú công việc nào mình làm. Clare nghĩ rằng bị một tên cướp ngân hàng bắn vào cánh tay thì xui xẻo thật, cô chấm điểm +3, và bình luận rằng mình phải xui xẻo hết sức mới có mặt tại hiện trường đúng lúc xảy ra vụ cướp.

Trong chương 2 tôi mô tả cuộc đời không may của Stephen, người xuất bản sách. Stephen xúi quẩy về vấn đề tài chính khi vớ phải một luật sư bất tín. Hắn đã khiến anh hầu như bị phá sản và thường xuyên bị vuộtmất cơ hội kiếm ra tiền. Stephen cho kịch bản điểm -2 và ghi chú: “tôi nhận thấy chuyện này quái đản nhất trên đời – làm sao tình huống ấy có thể được xem la may mắn cơ chứ, trừ phi quí vị thích bị bắn”

Người may mắn xem kịch bản như thế là may mắn lắm rồi, và thường bình luận rằng tình huống có thể tệ hại hơn nhiều. trong suốt quyển sách này chúng ta đã gặp Lee, giám độc tiếp thị may mắn. Lee thường có mặt đúng nơi đúng lúc, có trực giác tốt, và hay “nguyện ước trong mơ” với những mong chờ may mắn hay rủi, anh lập tức nói răng thế là rất may và chấm ngay điểm +3 . rồi anh bình luận: “viên đạn ấy hẳn sẽ kết liễu đời bạn như chơ “chứ nó chỉ trúng cánh tay thì bạn còn sống là cái chắc”

Trong chương trước, tôi mô tả Marvin, thám tử tư may mắn, người đạt được nhiều ước mơ và tham vọng nhờ tin tưởng mạnh mẽ vào tương lại. cũng như Lee, Marvin nghĩ rằng bị tên cướp bắn vào tay là rất may và anh cũng đưa ra điểm + 3. lời bình luận của anh cũng bộc lộ bản chất may mắn của cuộc đời anh: đó là may mắn chứ, bởi vì bạn có thể bị bắn vào đầu. ngoài ra, bạn có thể bán câu chuyện cho báo chí và kiếm được khá nhiều tiền”

 Trong kịch bản khác, chúng tôi cho các đối tượng tưởng tượng rằng họ vô tình vấp phải tấm thảm trơn tuột ở chiếu nghỉ, ngã xuống lăn hết cầu thang và bị trật cổ chân. Lại lần nữa, mọi người được yêu cầu đánh giá kịch bản theo từng thang điểm từ “rất xui xẻo” đến “rất may mắn”. và một lân nữa, người may mắn và người không may quan sát sự kiện theo những cách khác nhau. Clare cho điểm tình huống này là -3. trái lại, cả Lee lẫn Marvin đều đánh giá sự kiện này là rất may mắn và thưởng nó điểm +3. họ nói rằng họ may mắn thoát khỏi tai nạn chỉ với một cái cổ chân trật khớp, trong khi họ có thể bị gãy cổ hoặc gãy xương sống.

Sự khác biệt giữa người may mắn và người không may thật đáng sửng sốt. nhiều kẻ không may chẳng nhìn thấy gì ngoài khổ sở và tuyệt vọng, khi tưởng tượng mình đang trải qua chuyện mình xui xẻo trong kịch bản. người may mắn thì ngược lại. họ luôn nhìn vào mặt tươi sáng của của từng tình huống, đồng thời tưởng tượng ra mọi chuyện có thể tệ hơn. Điều này khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời giữ vững lòng tin rằng min là người may mắn, sống một cuộc đời may mắn.

Những khác biệt về cách người may mắn và người không may nhìn vận rủi trong cuộc đời mình thể hiện trong nhiều cuộc phỏng vấn của tôi,

Agnes một họa sĩ từ california, có một cuộc sống gia đình hạnh phúc và một sự nghiệp hạnh thông, agnes đã nhiều phen đối mặt với thần chết trong đời mình, khi lên 5, cô bị té trượt ngã lộn đầu vào một đống lửa ngoài trời. khi lên 7, đường ống dẫn ga bên nhà bị nứt, và ga rò rỉ vào căn phòng cô bé đang ngủ. vài năm sau, cô bé đang chơi ngoài biển thì suýt bị chết đuối khi rơi vào một hốc ngầm. đến năm mấy mười mấy tuổi cô lại bị xe tông.

Thật ngạc nhiên, Agnes đã không để cho cuộc đời đầy tai ương và thương tật làm mình thoái chí, nản lòng. Thay vì vậy, khả năng tự động tưởng tượng từng tình huống có thể tệ hại hơn giúp cô giữ tinh thần , và cho rằng mình là người may mắn. khi kể cho tôi nghe chuyện bị ngã vào lửa, cô bảo rằng ông nội của cô trước đó đã dập lửa rồi, do vậy cô khỏi phải chịu thương tích ghê gớm hơn. Về vụ hít khí ga, cô nói rằng thói quen ngủ trùm mền qua đầu đã cứu cô khỏi phải hít nhiều ga chết người. còn về chuyện bị xe tông, cô nhấn mạnh là chiếc xe vừa quẹo cua ở góc đường, cho nên nó chạy khá chậm. theo Agnes, cô không hề xui xẻo khi trải qua những tai nạn này, mà là may mắn vì còn sống sót sau ngần ấy thứ. Người may mắn có khuynh hướng tưởng tượng vận rủi mà họ gặp phải có thể tồi tệ hơn, và như vậy, họ cảm thấy tốt hơn về bản thân và về cuộc đời mình, điều này, tiếp theo, lại củng cố niềm mong mỏi về tương lai và gia tăng khả năng liên tục sống đời may mắn của họ.

Nhưng việc áp dụng lối suy nghĩ trái với sự thật này không phải là cách duy nhất để người may mắn tưởng tượng điều xui xẻo còn tệ hại hơn. Họ còn so sánh bản thân với những người chịu đen đủi hơn mình. Ý tưởng này có thể được minh họa bằng ảo giác. Hãy nhìn hai hình vẽ sau đây:

Vòng tròn xám đậm ở chính giữa hình 1 có vẻ to hơn vòng tròn xám đậm ở giữa hình 2. thực ra thì, hai vòng tròn đó đều bằng nhau, nhưng trông chúng dường như có kích thước khác nhau, là bởi vì, bộ não của chúng ta thường từ động so sánh từng vòng tròn chung quanh nó. Vòng tròn bên trái đươc bao bọc bởi những vòng tròn nhỏ, cho nên, khi so sánh, trông nó khá lớn. vòng tròn bên phải lại bị bao quanh bởi những vòng tròn to, do vậy trông nó khá nhỏ. Cùng khái niệm như vậy cũng được áp dụng khi người ta quyết địn xem mình may mắn hay xui xẻo.

Tưởng tượng, những vòng tròn trên đại diện cho tiền lương của bạn và của đồng nghiệp bạn trong hai công việc khác nhau. Vòng tròn ở giữa là tiền lương của bạn, và những vòng tròn xung quanh là tiền lương của đồng nghiệp. vòng tròn hình 1 tượng trưng cho công việc đầu tiên, và vòng tròn hình 2 đại diện cho công việc thứ hai của bạn. cả hai công việc bạn đều kiếm cùng một số tiền như nhau – được biểu thị là hai vòng tròn xám có cùng kích thước. tuy nhiên về mặt tâm lý, bạn lại không cảm thấy như thế. Trong công việc đầu tiên, bạn kiếm được nhiều tiền hơn đồng nghiệp, và vì vậy, về mặt tâm lý, bạn cảm thấy hoàn toàn hài lòng với tình huống. trong công việc thứ hai, đồng nghiệp kiếm được nhiều tiền hơn bạn và do vậy về mặt tâm lý, bạn cảm thấy thật bất mãn với tình huống.

Khi nhìn vào vận rủi trong cuộc đời, người may mắn và người không may thường hay có kiểu “suy nghĩ so sánh” như vậy. ở phần trước, Clare xúi quẩy luôn nhin vào mặt tiêu cực của kịch bản không may tưởng tượng mà tôi giới thiệu cho cô. Ngoài ra, cô cũng hay phóng đại ảnh hưởng của vận rủi bằng sự so sánh mình với người có vẻ may mắn hơn mình. Trong một cuộc phỏng vấn, cô kể cho tôi nghe tại sao cô cảm thấy không may trong nghề nghiệp hiện giờ của mình: “nếu có gì sai sót trong công việc thì y như rằng đó là tôi, chứ chẳng bao giờ là do ai khác. Tôi luôn chứng kiến những người cùng công sở gặp may – tậu xe mới, đi nghỉ mát, gia nhập những câu lạc bộ thượng lưu, được nghỉ phép – trong khi tôi chẳng đủ tiền để đi nghỉ mát, đâm ra hay nghĩ ngợi” tại sao cứ phải là mình”

 Ngược lại, người may mắn có khuynh hướng xoa dịu ảnh hưởng của vận rủi bằng cách so sánh mình với những người ít may mắn hơn. Một ví dụ đặc biệt thuyết phục về điều này là Mina, một người tham gia công trình nghiên cứu của tôi. Mina lớn lên ở Ba Lan trong suốt hồi đầu thế chiến thứ hai. Ngày nào lực lượng chiếm đóng cũng vây ráp người đi trên đường và tống vào trại giam hoặc trại tập trung. Ngày nọ, Mina thoát khỏi cuộc bố ráp trong gang tấc nhờ lủi nhanh vào một khoảng sân nhỏ. Rủi thay, nhiều bạn bè cô và gia đình họ không được may mắn như vậy. cho nên, chẳng hề ngạc nhiên khi suốt cuộc đời bà vẫn luôn bị ám ảnh bởi những biến cố ấy. nó ảnh hưởng đến cách bà nhìn nhận những vận rủi mình gặp phải: “hễ khi nào óc điều xấu xảy ra thì tôi lai nghĩ về những hồi đó, và hiện giờ còn khổ hơn mình nhiều – họ chết trong trại tập trung hoặc bị thương tật vì chiến tranh. Tôi nghĩ mình có thể không may lúc này lúc khác, nhưng chưa đến nỗi khủng khiếp như tình cảnh mà họ phải chịu đựng, thế rồi tôi nhận ra mình hạnh phúc hơn họ nhiều.

Tóm lại, người may mắn làm giảm tác động cảm xúc của vận xui mình gặp bằng cách tưởng tượng tình huống có thể thậm chí xấu hơn, và bằng cách so sanh với những người phải chịu xui rủi hơn mình.

Nguyên tắc phụ 2

Người may mắn tin rằng bất kể vận đen nào trong cuộc đời mình, về sau hóa ra lại kết thúc có hậu.

Đây cũng là kỹ thuật cực kỳ quan trọng thứ hai ẩn dưới khả năng chuyển vận rủi thành vận may của người may mắn. nó vốn xuất xứ từ hàng ngàn năm trước – bắt nguồn từ câu chuyện ngụ ngôn về người nông dân khôn ngoan.

Anh nhận thấy nhiều trong số những sự việc có vẻ không may trong đời, một cách kỳ lạ và không ngờ, hóa ra lại là may mắn. một ngày kia, người nông dân đang cưỡi ngựa, thì bất ngờ bị ngựa ném xuống đất gãy chân. Vài ngày sau, người hàng xóm đến và tỏ ra thương xót cho vận rủi của anh, nhưng người nông dân đáp: “sao ông biết nó là vận xui”. Tuần tới lễ hội đặc biệt của dân làng sẽ diễn ra, những người nông dân không thể tham dự vì cái chân gãy. Một lần nữa, người láng giềng bày tỏ nỗi thương cảm vì rủi ro của anh. Lại lần nữa, người nông dân đáp: “sao ông biết nó là vận xui”. Tại lễ hội, một trận hỏa hoạn khủng khiếp đột ngột bùng phát đã thiêu chết nhiều người. người hàng xóm nhận ra rằng cái vận xui rõ ràng của người nông dân đã cứu mạng anh, và rằng người nông dân đã đúng khi vặn vẹo xem việc đó có là xui xẻo hay không.

 Nhiều người may mắn chia sẻ thái độ của người nông dân và vận rủi họ gặp phải. điềm chỉ lại cuộc đời mình, họ thường chú tâm đến lợi ích chảy ngầm bên dưới những vận đen của họ.

Trong chương 3, chúng ta đã gặp Joseph may mắn, một sinh viên học muộn 35 tuổi, từng trải qua nhiều cơ hội đổi đời, Joseph cũng có khả năng tạo vận đỏ từ vận rủi thật đáng kinh ngạc. hiện Joseph đang học tại đại học tâm lý, và có một cuộc sống hạnh phúc, tuân thủ pháp luật. lúc trẻ, anh đã sống hoàn toàn khác – luôn bị rắc rối với cảnh sát, từng bị bắt khi cố đột nhập vào một tòa cao tầng và sau đó phải ngồi tù. Giờ nhìn lại, Joseph nghĩ rằng đó là một trong những điều may mắn nhất từng xảy ra với mình: “vào độ tuổi đôi mươi tôi hay cặp kè với lũ tội phạm ranh, hay ăn trộm vặt. một đêm chúng tôi quyết định đột nhập vào tòa nhà văn phòng. Đang lúc trèo lên mái nhà, chẳng biết tại sao, đột nhiên tôi lại sợ độ cao. Chuông báo trộm réo vang, hai tên đồng bọn bỏ chạy,còn tôi thì đứng như trời trồng. điều tiếp theo tôi biết là mình đã bị cảnh sát tóm gọn. tôi ra tòa và bị kết án bốn tháng tù giam. Trong lúc ở tù, tôi hay tin hai thằng bạn chạy thoát kia đã kiếm chác một vụ nữa, và bị lầm tưởng là tụi du côn khét tiếng chơi súng ống. cảnh sát nghĩ chúng có mang súng nên đã nã đạn vào chúng. Một tên bị thương nặng – giờ hắn phải ngồi xe lăn suốt đời – còn tên kia chết tại chỗ. Bị nhốt trong tù có lẽ là điều may mắn nhất  với tôi từ trước tới giờ”

Thật thú vị, tôi cũng hay trải qua những sự kiện tương tự. hồi còn là một ảo thuật gia chuyên đi trình diễn đó đây, một trong những chuyện rủi chưa từng thấy đối với tôi, sau này rốt cục lại mang đến cho tôi cơ man nào là vận đỏ.

Tôi được mời tới California để trình diễn tại câu lạc bộ lừng danh của giới ảo thuật – lâu đài Magic Castle ở Hollywood. Buổi trình diễn mới hoành tráng, ấn tượng làm sao! Trên đường đi tới đó, tôi dạt vào New York vài ngày. Lúc bấy giờ, toàn bộ đạo cụ biểu diễn được gói gọn trong chiếc vali tôi luôn giữ bên mình. Đúng thời điểm ghé vào một nhà hàng thức ăn nhanh để lót dạ, tôi đặt chiếc va li lên ghế bên cạnh. Lát sau, có náo động chi đó ở góc bên kia nhà hàng, tôi ngó sang có chuyện gì. Nhưng khi tôi quay lại, thì hỡi ôi, chiếc va li của mình đã không cánh mà bay! Toàn bộ đồ nghề biểu diễn của tôi trong đó, khi mà tôi chỉ còn cách buổi biểu diễn chỉ có vài ngày. Tệ hơn nữa, nhiều món đồ hoàn toàn không thể thay thế được. thế là tôi phải gấp rút nghĩ cách thay thế toàn bộ đạo cụ của mình. Tôi ra cửa hàng bách hóa địa phương, mua vài cỗ bài mới và quay về phòng khách sạn. tối đó. Tôi được dịp hiểu thấy ý nghĩa của thành ngữ “cái khó ló cái khôn”. Tôi hì hục làm việc thâu đêm suốt sáng, cố bày ra những trò mới từ những thứ mình có trong tay. Cuối cùng tôi dợt lại mấy ngón nghề mình đã không trình diễn trong nhiều năm, để rồi chế ra thêm hai trò. Tiết mục của tôi còn hấp dẫn hơn những trò tôi dự định diễn. còn hai tiết mục do tôi tự chế tạo ra lại được các đồng nghiệp trao cho giải sáng tạo. chắc chắn tôi đã không bỏ thời gian và công sức để nghĩ ra những trò ấy, nếu như va li của tôi không bị lấy cắp. vụ trộm quả là một trong những điều may mắn nhất từng xảy ra với tôi khi tôi còn biểu diễn ảo thuật, mặc dù lúc ấy tôi không nhận ra. Người may mắn dùng khái niệm này để giảm nhẹ ảnh hưởng về mặt cảm xúc của vận rủi trong cuộc đời họ. bằng cách nhin lại và lưu tâm đến những điều tích cực từ những vận rủi rõ ràng trong quá khứ, họ cảm thấy tồt hơn về chính mình trong tương lai. Nếu chuyện xui xẻo xảy ra với họ, họ nhin ở tầm dài và mong chờ cuối cùng mọi điều sẽ tiến triển tốt đẹp.

Nguyên tắc phụ 3

Người may mắn không day dứt, gặm nhấm mãi vận rủi của mình. Người không may mắn hay bám víu mãi vào chuyện xui xẻo trong cuộc đời của họ. như một người không may mắn than thở: “hình như tôi bị một lời nguyền ếm hay sao ấy. nhiều lúc tôi không biết mình phải rẽ hướng nào. Biết bao đêm tôi bị mất ngủ vì lo lắng cho những chuyện sai lầm đã xảy ra, mặc dù toi chẳng thể làm được gì cho nó. Tôi tự hỏi mình đã làm gì tệ hại để nên nỗi bị như thế này”.

Người may mắn thì hành xử ngược lại. họ dẹp bỏ quá khứ đi và chú tâm về tương lai. Trong chương 4, chúng ta thấy thiền định giúp Jonathan mài giũa khả năng trực giác  và tăng vận may của mình – trong cuộc sống riêng tư lẫn trong nghề nghiệp – như thế nào. Jonathan cũng nổi tiếng là người có thể chuyển vận rủi thành vận hên: “hơn một lần thủ trưởng của tôi nhận xét là tôi dường như lúc nào cũng đứng vững được trên đôi chân. Nhiều khi mọi chuyện không diễn tiến tốt đẹp như vậy, nhưng bằng cách nào đó tôi lấy lại thăng bằng và mọi việc lại suôn sẻ đối với tôi.

Thật thú vị, Jonathan cho biết thiền định cũng giúp anh dứt bỏ những suy nghĩ về việc không may đã xảy ra trong đời mình: “tôi nghĩ thiền định giúp tôi nhìn thấy được viễn cảnh sáng lạn hơn về cuộc sống. ta có thể “tắt đèn”, tĩnh tâm lại, và khi ta thức dậy khỏi những căng thẳng lo âu, ta sẽ có cái nhìn mọi chuyện khác đi. Nó có thể khiến ta nhận ra rằng nếu ta không thể thay đổi được tình huống, thì có ích gì đâu khi cứ để căng thẳng dày vò. Nếu bạn ra tay hành động hoặc làm được gì cho nó, thì hãy làm đi. Còn như bạn chẳng thể làm được gì – như bị kẹt xe trên đường cao tốc chẳng hạn – thì bạn nên điềm nhiên quyên béng nó. Nhìn chung, tôi khá giỏi trong việc bước qua chuyện rủi. bản tính tôi vốn không phải là kẻ ủ dột. hầu hết thời gian, bằng cách nào đó, tôi đạt được những gì mình muốn, nhưng nếu không đạt được, thì ngày hôm sau thức dậy tôi sẽ tách hẳn nó ra. Tôi nghĩ, rồi, mình không làm được gì cho nó thì nghĩ về nó phỏng ích lợi gì. Và tôi lại bước tiếp.

Jonathan không phải là người duy nhất nhận thấy về tầm quan trọng của việc để cho chuyện xấu qua đi. Linda sống một đời may mắn, mãn nguyện với nhiều ước mơ và hoài bão của mình. Tôi cũng hỏi cô về cách cô xử lý vận rủi mà mình gặp phải, một lần nữa, cô đề cập đến vai trò quan trọng của thiền định trong việc quên đi những đen đủi trong qúa khứ: “tôi đã từng tụng kinh niệm phật và điều đó thật hữu ích. Tôi học cách để cho qua đi nếu không đúng hoặc khiến mình phiền muộn. bạn phải vứt bỏ lại phía sau như một kinh nghiệm không tốt và cố đừng lo âu về nó. Tôi thấy việc đó cũng dễ vì tôi không day bám vấn đề.

Seth là một luật sư đến từ New York. Anh để ý thấy nhiều vận may trong đời mình là kết quả trực tiếp của vận rủi. hồi nhỏ anh bị thừa cân và thường bị trêu chọc vì về kịch cỡ của mình. Đến tuổi thanh niên, anh gia nhập hội những kẻ quá khổ. Trong buổi họp mặt đầu tiên thì anh đã gặp ý trung nhân. Họ cùng sinh hoạt trong hội khoảng một năm, cưới nhau vài năm sau, và sống chung với nhau từ đó tới nay. Đây không phải là ví dụ duy nhất về khả năng tồn tại và vượt qua vận rủi của Seth: “nhìn lại, tôi thấy nhiều vận rủi trong đời mình là những bài học kinh nghiệm tích cực. đôi khi bài học chỉ là mình có thể sống không cần thứ mà mình nghĩ là vô cùng quan trọng. mấy năm trước, chúng tôi vừa bị thua một vố trong thị trường chứng khoán. Vài quyết định thất bại đã khiến tôi mất toi khoảng hai triệu đô. Và tôi nghĩ điều đó thật kinh hồn, nhưng thật ra nó là biến cố tôi có thể chịu được, chứ đâu phải là tận thế. Nó giúp tôi thấy được ý nghĩa của tiền bạc đối với cuộc đời mình: nó không thể sánh bằng công việc, sức khỏe, gia đình và vợ con tôi. Rất hiếm khi tôi lo nghĩ về quá khứ. Thay vì vậy, tôi tìm kiếm kho báu trên núi rác, và ít khi bị sa lầy vào những mặt tiêu cực của sự việc. tôi thường để tâm vào mặt tốt của tình huống và tìm cách làm sao để hưởng lợi từ nó”

Những phương pháp tiếp cận vận rủi rất khác biệt này có tác đông to lớn lên chuỗi suy nghĩ và cảm xúc của người may mắn và người không may. Nghiên cứu cho thấy khi người ta mải miết nghĩ tới những việc tiêu cực trong đời mình, cũng là lúc họ bắt đầu cảm thấy buồn phiền. trong khi chúng ta tập trung vào những việc tích cực trong quá khứ thì chúng ta cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn. Không chỉ có ký ức tác động đến tâm trạng, mà tâm trạng cũng tác động lên ký ức. trong một thí nghiệm thật sắc sảo, nhà tâm lý học James Laird và những đồng sự ở đại học Clark nghiên cứu tác động của tâm trạng lên ký ức. họ yêu cầu mọi người đọc hai đoạn văn ngắn. đoạn đầu tiên là một bài xã luận đau lòng về việc giết hại cá heo trong khi đánh bắt cá ngừ, và đoạn văn thứ hai là một câu chuyện khôi hài của nhà văn Woody Allen.

Sau đó họ dùng một kỹ thuật tài tình làm cho người ta vui hoặc buồn. họ yêu cầu một nửa số người tham gia cắn một cây bút chì giữa hai hàm răng mà không được chạm môi. Không ai nhận ra là phần dưới gương mặt họ được kéo thành một nụ cười. nửa số người còn lại được yêu cầu phải giữ đầu viết chì bằng môi mà không được dùng răng. Cũng không ai trong số họ nhận ra hành động này ép phần dưới khuôn mặt họ thành nét nhíu mày khó chịu. những người ép khuôn mặt thành nụ cười cảm thấy vui sướng thật sự. trái lại, những người xụ khuôn mặt thành cau có lại cảm thấy buồn. tiếp theo, mọi người được đưa cho một cây bút chì khác và được yêu cầu viết ra những gì họ nhớ từ hai đoạn văn trên. Những người được ép phải cười nhớ nhiều thông tin trong chuyện của Woody Allen hơn những thông tin trong bài xã luận khô khan. Những người bị ép phải cau có thì nhớ về chuyện của Woody Allen ít, mà nhớ thông tin trong bài xã luận nhiều hơn. Tâm trạng của họ đã tác động lên thông tin mà họ nhớ. Tương tự, khi nhìn lại cuộc đời mình trong tâm trạng vui vẻ, chúng ta hay nhớ đến những sự kiện tốt đẹp. khi nhìn lại trong một tâm trạng rầu rĩ, chúng ta hay ray rứt, gặm nhấm những sự việc tiêu cực đã xảy ra với mình nhiều hơn.

Mối quan hệ hai chiều giữa tâm trạng và ký ức giải thích tại sao việc người may mắn rũ bỏ những vận rủi trong quá khứ giúp họ duy trì viễn cảnh may mắn trong cuộc đời họ. người không may mắn cứ miên man nghĩ về vận rủi của mình từng trải qua, họ thậm chí còn cảm thấy xui xẻo và buồn rầu hơn. Tiếp theo, điều này lại khiến họ suy nghĩ hơn nưa về vận đen trong đời mình và rồi lại cảm thấy xúi quẩy và rầu rĩ hơn. Cứ thế, đường xoắn ốc đi xuống này không ngừng nhận chìm họ ngày càng sâu hơn vào một thế giới quan không may. Ký ức tác động lên tâm trạng, rồi tâm trạng lại tác động lên ký ức của họ.

Người may mắn có khả năng tránh được quy trình này nhờ khả năng quên đi những chuyện xui xẻo đã xảy ra với mình, mà chú tâm vào vận may của mình hơn. Những ký ức tích cực khiến họ vui và cảm thấy mình may mắn, và như vậy, điều này lại khiến họ nghĩ về những việc tốt xảy đến hơn. Thay cho đường xoắn ốc đi xuống, họ thấy ký ức và tâm trạng của mình hoà lẫn nhau, làm cho mình cảm thấy ngày càng may mắn hơn.

Nhật ký may măn: bài luyện13

Thái độ với vận rủi.

Tất cả những bài luyện này cho thấy bạn phản ứng như thế nào khi gặp phải những rắc rối và thất bại trong đời. trên một trang mới trong nhật ký may mắn, bạn hãy viết thật trung thực xem bạn sẽ trả lời như thế nào nếu những sự việc sau đây xảy ra với bạn.

Vui lòng đừng viết những gì bạn có thẻ tin rằng mình sẽ nghĩ và thực hiện. thay vào đó, hãy dành vài phút tưởng tượng như sự việc đã xảy ra thật, rồi mô tả trung thực cách bạn nghĩ mình sẽ thực sự trả lời.

Sự kiện 1: bạn thi kiểm tra lấy bằng lái xe bốn lần, nhưng đều trượt cả bốn. bạn phản ứng như thế nào nếu điều này xảy ra với bạn?

Sự kiện 2: đã ba năm qua, năm nào bạn cũng nộp đơn xin thăng chức tại cơ quan, nhưng lần nào bạn cũng bị bác đơn. Bạn phản ứng như thế nào nếu điều này xảy ra với bạn?

Sự kiện 3: bạn đã ba lần cố sửa chữa đường ống rò rỉ trên trần nhà, nhưng lần nào bạn cũng chỉ làm cho nó hư hại nặng hơn. Bạn phản ứng như thế nào nếu điều này xảy ra với bạn?

Diễn giải.

Tôi đã hỏi nhiều người may mắn, người không may và người trung hòa câu hỏi này. Câu trả lời họ có khuynh hướng gồm những yếu tố sau:

Người không may thường mô tả việc họ từ bỏ và học cách sống chung với vấn đề này như thế nào. Họ không cố tìm hiểu xem tại sao mình không thành công trong quá khứ, và xem xét những khía cạnh không hiệu quả trong cách giải quyết vấn đề – chẳng hạn như yếu tố dựa vào sự mê tín của họ.

Người may mắn thì ngược lại. họ thường kiên trì hơn là từ bỏ, họ xử lý những chuyện đại loại như là những cơ hội học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ, họ tìm tòi những cách giải quyết vấn đề mới lạ, mang tính xây dựng hơn – như tham khảo ý kiến của chuyên gia, suy nghĩ đa diện hơn là phiến diện.

 Nguyên tắc phụ 4

Người may mắn xây dựng hàng rào phòng thủ ngăn ngừa những vận rủi trong tương lai,

Hãy tưởng tượng, bạn đã trải qua ba cuộc hẹn hò nhưng đều kết thúc thất bại. hoặc bạn đã dự bốn cuộc phỏng vấn xin việ nhưng đều bị loại. hoặc bạn đi mua sắm và chọn được đúng món quần áo mình muốn, nhưng rồi lại bị kẹt trong hàng ngàn người nối đuôi rồng rắn trước quầy thu tiền. bạn phản ứng như thế nào với tình huống này? Bạn sẽ kiên quyết làm tới cùng hay từ bỏ? thực hiện hay bỏ ngang. Tôi đưa ra những kịch bản và câu hỏi này cho nhiều người may mắn và người không may mắn tham gia nghiên cứu của mình. Tôi muốn khám phá xem hai nhóm người này hành xử như thế nào khi đứng trước chuyện xui xẻo. tôi yêu cầu mọi người mô tả họ cảm nhận ra sao về những tình huống trên, và quan trọng hơn, họ sẽ làm gì tiếp theo. Kết quả hé lộ bản chất diệu kỳ bên trong khía cạnh tâm lý của vận may.

Trong chương trước, tôi mô tả niềm mong chờ của người may mắn và người không may ảnh hưởng đến sự bền chí của họ khi đứng trước nghịch cảnh như thế nào. Người không may thường nghĩ ngay là mình sẽ thất bại, nên không mất công cố sức thêm. Người may mắn thì ngược lại. họ tin vào thành công nên họ kiên trí hướng tời mục tiêu. Khi tôi hỏi hai nhóm người phản ứng như thế nào trước vận đen thì thấy rõ sự khác biệt. người không may đơn giản nói là họ sẽ bỏ cuộc. sau khi tưởng tượng ra ba cuộc hẹn hò thất bại, một người không may bình luận: “tôi sẽ chẳng làm gì cả. tôi cho rằng tại sự việc nó vậy. nếu cả ba lần hẹn mà không xong, thì sau đó tôi còn theo đuổi làm gì nữa”.

Khi tưởng tượng tình huống sau khi đã tìm được bộ quần áo ưng ý, ra tính tiền thì phát hiện quầy thu ngân đông đặc người, họ bình luận: “có lẽ tôi sẽ khóc ròng cả tuần lễ chỉ để quên nó đi, hoặc tôi sẽ xếp hàng chờ, dù biết rằng khi đến lượt mình thì máy tính tiền ngưng hoạt động, thế đấy. chắc tôi phát điên lên quá”.

Người may mắn thì kiên tâm hơn nhiều. trong tâm trí, họ tin chắc mình không bị số phận định đoạt là bất hạnh. Thay vì vậy, họ cho vận rủi là một thử thách cần vượt qua, từ đó sẽ dẫn lối cho họ tới cơ hội tốt hơn trong tương lai. Sau khi tưởng tượng ra ba cuộc hẹn tiếp tục thất bại, một người may mắn giải thích mình sẽ kiên trì ra sao: tôi sẽ cố, cố nữa, cố nữa. đừng thối chí, cố lên nào. Ta không thể từ bỏ dễ dáng thế được.

 cuộc đời sắp đặt ra những chướng ngại vặt vãnh như thế này cho ta vượt qua ấy mà”.

Khi tưởng tưởng bị thất bại ba lần phỏng vấn xin việc, một người khác viết: “tôi chỉ nhún vai và tiếp tục đi. Tôi lập tức nộp đơn đến nhiều nơi khác nữa. tôi nghĩ ngày nào mình còn viết đến nhiều nơi nữa, ngày ấy mình đang làm điều tích cực”.

Phản ứng của những người may mắn và người không may trước những câu hỏi của tôi cho thấy một sự khác biệt quan trọng nữa. người may mắn tiếp cận những tình huống xui xẻo trên tinh thần xây dựng hơn người không may. Người không may hầu như không đề cập tới việc cố tìm xem tại sao mình không thành công trong quá khứ. Họ ngại học hỏi và phát triển. khi thất bại lần thứ ba, một người may mắn nói: “tôi sẽ cố cải thiện may mắn của mình bằng cách lắng nghe cuộc hẹn thứ ba, hầu tìm xem mình lỗi ở chỗ nào … nếu có”.

Một người may mắn khác cũng ứng dụng phương pháp tương tựkhi mô tả cách anh phản ứng trước ba lần phỏng vấn xin việc thất bại: “có lẽ tôi sẽ viết cho người phỏng vấn một bức thư, hỏi xem tôi sai chỗ nào, tôi sẽ yêu cầu họ cho thông tin phản hồi, rồi chắc chắn tôi sẽ khắc phục bất cứ lỗi sai nào trong cuộc phỏng vấn kế tiếp”.

Như vậy, người may mắn kiên gan, bền chí và phản ứng mang tính xây dựng hơn khi đối mặt với thất bại. bằng cách này, họ có thể xoay vận rủi thành vận may.

Người may mắn cũng thường đề cập đến cách phản ứng thứ ba đối với sự việc đại loại. cách này có tể được minh họa tốt nhất qua câu đố sau. Hãy tưởng tượng, tôi đưa cho bạn một cây nến, một hộp đinh ghim, và một hộp diêm. Công việc của bạn là phải gắn cây nến lên vách tường sao đó cho nó có thể thắp sáng như một ngọn đèn. Một số người đóng đinh lên tường và cố giữ cây nến đứng thẳng bằng những cây đinh. Người khác thì cố hơ chảy phần đít của cây nến bằng những que diêm rồi cố cắm cây nến dính vào tường. cả hai phương pháp đều không thành công. Thật ra, chỉ một số ít người tìm ra giải pháp đúng. Họ lấy hết những đinh trong hộp ra, rồi dùng hai cây đinh ghim cái hộp lên tường. xong, họ dễ dàng đặt cây nến lên trên hộp và thắp sáng nến. một giải pháp đơn giả, thanh thoát, và hiệu quả. Đấy cũng là giải pháp cần có sự sáng tạo và suy nghĩ linh hoạt. nó đòi hỏi người ta không nhìn những đồ vật mà họ được đưa cho theo cách tư duy phiến diện. với họ, cái hộp đựng đinh ghim không chỉ là cái hộp – mà nó có thể là đồ cắm nến. họ tìm thấy giải pháp do cách tiếp cận vấn đề khác thường của mình. Họ thành công vì khả năng nghĩ về cái hộp xa hơn.

Nghiên cứu của tôi cho thấy người may mắn dùng cách tiếp cận tương tự khi họ giải quyết những kịch bản xui xẻo trong thí nghiệm của tôi. Khi vận rủi chóan đường đến mục tiêu của họ, họ khám phá ra những cách khác để giải quyết vấn đề. Sau khi tưởng tượng ba cuộc hẹn thất bại, một người may mắn nhận xét: “tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ để cho ba ông kia nghỉ ngơi một chút, và kiếm chuyện gì đó cùng làm với các bạn gái, hoặc bạn bè, của mình. Tôi không thúc ép họ gì hết. cứ lùi lại, và để cho mọi chuyện xảy ra một cách tự nhiên hơn là cứ hẹn lần hẹn nữa mãi với những người khác nhau.

Người không may ít khi nảy ra những kiểu ý tưởng này. Khi những tai ương ách lối con đường họ định đi, thì họ thường chọn cách quay về nhà hơn là tìm một con đường khác thay thế. Thật vậy, chỉ có một người không may theo cách phản ứng sáng tạo, hoặc lạ thường. điều thú vị là,sự sáng tạo đó liên quan đến việc anh ta loại bỏ vấn đề bằng cách thay đổi những gì mình muốn từ cuộc đời, nhằm khắc phục vận rủi đã xảy ra với mình. Khi tôi hỏi anh sẽ phản ứng như thế nào sau ba cuộc hò hẹn thất bại, anh suy nghĩ một hồi, rồi đột nhiên ngước lên và trả lời rằng có lẽ mình sẽ đi tu quá.

Những vấn đề nổi bật lên trong những cuộc phỏng vấn người may mắn và người không may của tôi về vận rủi cũng xảy ra chính xác như vậy trong cuộc đời thật sự của họ. người không may thường không tìm cách học từ những sai sót đã qua,hoặc tìm ra những cách khắc phục khác cho vận đen của mình. Họ hay đinh ninh là mình chẳng thể nào làm thay đổi được tình thế, cho nên đành phải hứng chịu nó vậy. đơn cử trường hợp của Shelly, một y tá. Cô có một thời thơ ấu đầy hạnh phúc, và đã trở thành sinh viên y tá tại một bệnh viện giảng dạy danh tiếng. sau khi tốt nghiệp, cô đi khắp thế giới và sống đời thú vị. rồi thi, khá tình cờ, cô gặp chồng mình, Paul. Anh chẳng có lấy một chút may mắn trong đời, và Shelly tin rằng vận rủi của chồng đã truyền sang mình. Quãng đời còn lại, cô sống đau khổ trong bệnh tật, thất nghiệp, và bất hạnh.

Shelly mua chiếc xe hơi đầu tiên vào năm 1983. thật bất hạnh, chồng cô mất vài tuần sau đó, và không lâu sau đám tang, cô cũng bị xe tông lần đầu. bị ám ảnh vì cái chết của chồng, cộng với tai nạn xe hơi dẫn đến việc mất trí nhớ trong bốn tuần, Shelly chỉ nhớ mang máng về tai nạn đó, nhưng cô lại đoan chắc rằng lỗi không phải do mình, mà hoàn cảnh do cái xe xúi quẩy kia. Tuy nhiên, cô đã nhớ như in những gì xảy ra khi cô tậu chiếc xe thứ hai: “tai nạn đầu tiên tôi gặp là khi một chiếc xe phía trước bất ngờ quẹo trái, không hề báo hiệu, và móc mất đèn pha của tôi. Tôi bị cho là vì phạm luật vì chạy xe trong cự ly quá gần. lần kế tiếp, tôi tông vào chiếc xe phía trước mình khi nó thình lình thắng gấp. tai nạn thứ ba là khi tôi bị trượt xuống đê chắn đường ray. Tôi không biết tại sao điều đó xảy ra. Tôi chỉ nhặt một món đồ ở ghế hành khách, thì chiếc xe chệch khỏi con đường và lủi vào bức tường. sau đó nó tông móp vài cột đền giao thông. Với tôi, nhiêu đó là quá đủ rồi. tôi đã tống quách chiếc xe đi”.

Những chuyện như thế chắc hẳn khiến hầu hết người ta đặt vấn đề về kỹ năng lái xe của mình. Nhưng tai nạn xảy ra với ba chiếc xe khác thường là do lỗi của Shelly, nhưng cô cứ một hai quả quyết rằng những tai nạn là do vận rủi của mình và ba chiêc xe ám kia. Hậu quả, cô tin rằng mình có rất ít khả năng giải quyết vấn đề. Và đó là cách mà mọi việc diễn ra.

Ngay cả khi người không may ráng thay đổi vận đen của mình, họ cũng thường mắc phải lối cư xử không mang tính xây dựng. thay vì cố gắng nâng cao kỹ năng lái xe, Shelly đã cố thay đổi vận rủi của mình bằng sự giúp đỡ của những người khác: “nhiều khi tai họa giáng xuống bất kể ta làm gì, hoặc ta khó mà biết được khi nào thì nó dừng. dường như cái thế lực gây ra những điều này biết rõ tên của ta vậy, và thế là xong. Tôi nghĩ mình đang bị trừng phạt, nên tôi cố ra sức khắc phục. tôi chăm sóc bà mẹ già yếu, bệnh tật của mình, cứu sống thú vật, và đi làm từ thiện. nhưng, cho dù tôi cố gắng thế nào chăng nữa cũng chẳng khiến nó sáng sủa gì hơn. Nhiều năm rồi tôi ghi chép những biến cố vào sổ, ráng chờ xem khi nào thì dòng nước sẽ xoay chiều. nhưng thời đó chẳng bao giờ tới, và tôi cũng thôi không màng đến nó nữa.

Shelly không phải là người không may duy nhất cố thay đổi vận rủi của mình, nhưng thất bại. trong chương 5, tôi mô tả cuộc đời xui rủi của Clare. Cô bị bệnh hoàn hành, chẳng thích công việc nào mình làm, và cũng chẳng có duyên lắm trong tình yêu. Trong một cuộc phỏng vấn, tôi hỏi cô có làm gì để giảm thiểu vận đen trong đời mình không, cô giải thích mình đã tin dị đoan như thế nào: “cách đây chừng ba hay bốn tháng gì đó, tôi nhận được một lá thư của bà đồng đề nghị giúp đỡ. Lá thư nói về thời thơ ấu không hạnh phúc cho lắm của tôi, và tôi nghĩ “trời, làm sao bà biết vậy nhỉ?” bây giờ nghĩ lại, tôi thấy lá thư đó nói hoàn toàn điều chung chung, có thể “linh ứng” với bất kỳ người nào. Dẫu sao tôi cũng bị nó bịp. tôi đã gửi cho mụ 50 đô la để mụ gửi cho tôi những số trúng sổ số. mụ cam đoan là những có số đó sẽ đem đến cho tôi một món tài sản nhiều vô kể. thực tế, tôi đã tin lời mụ và đã mua vé số, nhưng dĩ nhiên là chẳng có số nào trúng cả. cho đến giờ tôi vẫn xúi quẩy như bấy lâu”

Loại hành vi mê tín này coi như khá vô hại. tuy nhiên, một số cuộc phỏng vấn khác của tôi cho thấy đầu óc mê tính đã ảnh hưởng tiêu cực, kinh khủng lên cuộc đơi của những người không may. Lấy trường hợp Paul, một nhân viên bán hàng về hưu, 75 tuổi. ngay từ tuổi vị thành niên, Paul đã rất mê tín, nhân tình đọc một quyển sách cũ về thuật chiêm tinh, cậu đã suy luận ra con số may mắn của mình là số 3. Paul quyết định đưa ý tưởng đó ra thử nghiệm. cậu đến ngay một trường đua ngựa ở địa phương ở Florida, rà soát danh sách những con ngựa đua vào ngày hôm đó, và đặt cược vào những con ngựa đứng thứ 3 trong danh sách mỗi vòng đua. Paul kể cho tôi nghe những gì xảy ra tiếp theo: “thật kinh ngạc, ba trong số những con ngựa đó đã thắng và tôi ra về với một đống tiền – bằng hơn một năm lương của tôi. Thời điểm đó, tôi nghĩ mình là kẻ may mắn nhất trần đời. ngẫm lại, tôi nghĩ đó là ngày xui xẻo nhất đời minh thì có. Kể từ đó tôi luôn mê tín dị đoan và tin chắc rằng con số 3 thật sự là con số may mắn của mình”.

Mấy tuần tiếp sau, Paul đặt khá nhiều tiền cược vào những con ngựa đánh số thứ ba trong các vòng đua. Khi những con ngựa đó không thắng, Paul chuyển qua đua chó. Hết đêm này sang đêm khác, cậu lê la trên những đường đua chó, đặt cược vào con chó thứ ba trong từng vòng đua thứ ba. Chỉ trong một tháng, Paul đã thua sạch số tiền thắng cược trước kia. Nhưng thay vì rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, Paul lai tiếp tục dựa vào dị đoan để đặt cược lớn vào những con ngựa và chó mang số 3. cậu liên tiếp thua những vố lớn và lâm vào cảnh nợ nần ngập đầu. để rồi cuối cùng bị người ta siết đồ đạc trong nhà, Paul cùng gia đình bị đuổi cổ vì không trả nổi tiền thuê nhà. Nhiều năm sau, Paul có thể nhìn lại cuộc đời mình, và nhận ra mê tín là cội rễ cho vận đen của mình, nhưng anh ta lại đâm đầu vào cờ bạc, có điều giờ đây anh dựa vào sự phán đoán hơn là vào những con số và chai gỗ may mắn.

Những cuộc phỏng vấn Paul khiến tôi bật ra ý thực hiện một cuộc khảo sát có hệ thống về óc mê tín dị đoan của những người tham gia nghiên cứu. tôi muốn tìm hiểu xem mê tín dị đoan có tác động đến người không may nhiều hơn người may mắn chăng. Từ những ý niệm mê tín xa xưa, tôi yêu cầu những người tham gia chấm theo thang điểm (từ 1 đến

7) xem họ nghĩ rằng con số 13 có phải là con số xui xẻo không; họ có bất an khi làm vỡ gương soi không; và họ có cho rằng một con mèo đen băng ngang qua lối họ đi là điểm gở hay không. Kết quả, cho thấy người không may mê tín hơn người may mắn nhiều. nó cũng cung cấp nhiều chứng cứ chứng minh cho quan điểm rằng người không may thường vận dụng những phương cách không hiệu quả để cố thay đổi vận rủi mà họ đương đầu trong cuộc sống.

Những  cuộc phỏng vấn của tôi cũng chứng  tỏ  người  may  mắn thường chọn cách giải quyết hiệu quả hơn khi cố thay đổi vận xấu của mình. Như cuộc đời may mắn của thám tử tư Marvin, anh nhấn mạnh rằng điều quan trọng là ta phải nắm lấy quyền kiểm soát và cố thay đổi khi vận rủi xảy ra: “khi ai đó than rằng họ ghét công việc của họ, tôi nói với họ, “anh không thích công việc của mình đang làm thì hãy bỏ nó đi”. Nhưng người ta sẽ đáp: “ồ, làm sao tôi bỏ nó được, tôi bị dính cứng vào nó rồi. tôi thật đen đủi không thể khác được” tôi thì tôi thực sự không tin vào lối suy nghĩ đó. Với tôi, nếu không vui thú với công việc mình đang làm, thì bạn nên chủ động thay đổi nó đi. Bởi vì nếu đổi sang công việc bạn thích, bạn sẽ cảm thấy hăng hái hơn và cũng sẽ thay đổi được vận may của mình”.

Hilary, 46 tuổi, bác sĩ đa khoa ở Berkeley, California. Bà đã nếm trải nhiều vận đen trong đời nhưng vẫn cho và mình rất may mắn: “còn hơn cả việc tìm thấy những đồng xu may mắn trên đường phố hay trúng số, cái chính là những điều thực sự quan trọng của cuộc đời tôi đều tiến triển tốt đẹp. tôi để ý rằng những điều xấu xảy ra với mình hóa ra lại là điều tốt, tất nhiên cũng có ngoại lên. Dù có một thời thơ ấu khó khăn, tôi vẫn hay chủ động xốc vác và không gán chữ xui xẻo cho những sự việc. tôi hoàn toàn nắm quyền chủ động trong cuộc đời mình – hành động hơn là ngồi nhìn mọi việc đi chệch hướng. những năm tháng thơ ấu khó nhọc đã rèn đúc cho tôi lòng quyết tâm giành lấy những gì mình muốn trong đời.

Sau khi tốt nghiệp trường y, tôi được nhận làm bác sĩ nội trú ở đại học Stanford, Yale, và viện Johns Hopkins. Năm 1984, tôi hết hạn làm bác sĩ nội trú và ký hợp đồng làm nhà nghiên cứu bệnh học với một bệnh viện nhỏ. Khoảng một tuần trước khi nhận nhiệm sở mới, tôi bán hầu hết đồ đạc và chuyển số đồ đạc còn lại về căn hộ mới, thì bỗng nhận được điện thọai của giám đốc bệnh viện. ông báo rằng bệnh viện đã bị bán cho một tập đoàn khổng lồ, và hợp đồng tôi vừa ký đã mất hiệu lực bởi vì họ không còn quản lý bệnh viện nữa. vậy là tôi chẳng có hợp đồng lẫn công việc nào. Bối rối vô cùng. Rồi tôi để ý thấy một bệnh viện vùng Bay Area đang tuyển người làm việc trong một lĩnh vực y học mới, đang trên đà phát triển nhanh chóng. Tôi không bao giờ có ý định chuyển lĩnh vực chuyên môn, nhưng tôi cũng nộp đơn và được chấp nhận vào vị trí đó. Bây giờ tôi không thể tưởng tượng mình lại đang làm một công việc nào khác. Hồi tưởng lại những chuyện đã qua, tôi biết mình không bị tách khỏi nhà nghiên cứu bệnh học, va chắc hẳn tôi sẽ rất khổ sở nếu tôi đi theo con đường sự nghiệp đó. Vì thế chuyện tệ hại lai hóa ra chuyện tuyệt vời.

Nhiều cuộc phỏng vấn cũng ủng hộ quan điểm rằng ngừi may mắn dò tìm được những cách giải quyết khác thường cho những vấn đề trong đời họ. ở chương4, tôi mô tả cách Jonathan dùng thiền định để phát huy khả năng trực giác của mình trong công việc. đầu chương này, tôi cũng lưu ý sự nổi danh của anh về khả năng thay đổi vận rủi thành vận hên, và khả năng rứt bỏ những xui xẻo đã xảy ra với mình. Khi tôi phỏng vấn Jonathan, anh kể cho tôi về cách anh kiên trì đối mặt với thất bại và thích thú đi tìm những giải pháp khác thường cho những khúc mắc: “câu noi cửa miệng của ông nội người Đức của tôi, tạm dịch, là ‘khó khắn đến với gia đình ta thế nào rồi cũng qua’. Tôi luôn bảo các con mình là đừng bao giờ bỏ cuộc, mà phải đấu tranh. Tôi nghĩ thái độ của ông tôi đã di truyền cho tôi – nếu thậm chí chỉ có 1% cơ may, tôi vẫn tiếp tục. tôi vốn linh hoạt, tôi không coi mình là người sáng tạo theo cách thông thường – tôi không sáng tạo ngẫu hứng như nhà soạn nhạc hay nghệ sĩ, mà cố suy nghĩ cẩn thận, tránh suy nghĩ thẳng tuột và hạn hẹp. tôi yêu sự thử thách khi bị buộc phải tìm ra một đường vòng khác lạ để tìm ra giải pháp, không nhất thiết phải đi theo lối mòn”

Người may mắn rút ra những cách giải quyết hiệu quả từ những vận rủi của họ. họ hành động, kiên tâm, và cân nhắc tìm những giải pháp khác nhau. Tất cả việc này giúp họ giảm thiểu những rủi ro trong tương lai.

Chuyện của Emily

Có lẽ ví dụ thuyết phục nhất về việc vận rủi có thể hóa thành vận may như thế nào là câu chuyện của Emily, 40 tuổi, người British Colombia, hiện đang làm việc tại một công ty xuất bản ở Pennsylvania. Emily tin chắc rằng nhiều vận may của mình phát sinh từ những vận kém may mắn nhất đời mình.

“khi còn nhỏ, cha mẹ bắt tôi gia nhập một nhóm nữ sinh kiểu như hội Nữ Hướng Đạo Sinh. Nhóm thường sinh hoạt ở đại sảnh đường nhà thờ địa phương, chỗ đó có một bức tường cao chừng một mét rưỡi, khá dễ trèo.  Vì muốn chơi nổi nên tôi quyết định trèo lên bức tường. khi vừa leo lên tới đỉnh vách, tôi bỗng nghe thấy tiếng đinh long ra khỏi tường, và rồi tôi bị ném xuống đất. tôi hẳn có thể chết lắm chứ, nhưng thay vì vậy, tôi chỉ bị gãy xương bàn chân. Suốt sáu tháng trời không đi được, nhưng ít ra là tôi không chết.

Năm Emily 32 tuổi, cô đang làm việc tại một phòng trừng bày nghệ thuật ở British Colombia. Một tối, cô đạp xe về nhà muộn, vừa tới ngõ hẻm, thình lính một chiếc xe hơi không đèn pha từ trong bóng tối lao thẳng về phía cô. Nó tông vào bánh trước xe đạp, hất tung xe lên, vù qua đầu Emily, rồi chạy luôn. Emily bị thương ở đầu khá nặng, nhưng một lần nữa, chuyện xui lại hóa ra lại hên cho cô: “ở British Colombia, chính quyền phụ trach việc bảo hiểm xe cộ, vì thế tôi có thể kiện mặc dù không biết bảng số xe. Tôi được bồi thường ba mươi ngàn đô là Canada. Điều này cho phép tôi thực hiện một số thay đổi tích cực mà tôi đã dự tính từ lâu. Tôi rời Canada sang Hoa Kỳ, và kiếm đươc một việc làm trong ngành xuất bản. cũng vì tai nạn suýt chết mà tôi có được một cuộc đời mới – điều đó còn hơn là một cú thăng hoa kỳ diệu nữa”.

Khuôn mẫu của sự kiện này lập đi lập lại trong cuộc đời của Emily. Cô rõ là người không may nên cứ hay chạm trán vận rủi, nhưng thái độ và hành vi của cô đối với vận rủi cho phép cô biến những sự việc xảy ra với mình thành vận hên.

“mùa xuân rồi tôi bị gãy xương bánh chè, nhưng không có bảo hiểm y tế. tôi không đi được và phải chống gậy suốt năm tháng ròng. Mọi người ái ngại “lạy Chúa, cô sôngs ở trên tầng ba không thang máy!’ tôi bảo, “có sao đâu, tôi chỉ ngồi quanh quẩn và chậm lại trong vài tháng thôi mà, điều này cũng hay. Bạn có muốn đến nhà tôi và chúng ta cùng xem một cuốn phim không?’ thay vì ngồi than thân trách phận rằng mình chẳng thể đi khiêu vũ hay đạp xe được, thì tôi tận hưởng bất kể việc gì mình cần phải làm.

Tôi có nhiều cách đối phó với vận rủi của mình. Tôi nghĩ, ờ, hoặc mình nằm bẹp ra đây mà ray rứt, gặm nhấm mãi vấn đề, hoặc mình suy nghĩ về những gì mình có thể làm hầu tác động tích cực đến bất kỳ số phận nào trao đến mình. Năm tháng trôi đi, nỗi lo lắng về vận rủi trong đời có lẽ sẽ đánh thức tôi dậy, có thể sẽ là buồn nôn, chóng mặt và thiếu ngủ. để rồi tôi sẽ hòan toàn bất lực vào ngày hôm sau. Nhưng với tôi giờ đây nó là tiến trính tập luyện. mỗi khi thức dậy trong nỗi hoảng loạn mơ hồ, tôi chỉ nghĩ rằng, “ta chẳng có thể làm gì vào lúc 4 giờ sáng tinh mơ như thế này, không có điều gì mình làm lúc này lại có thể tác động tích cực đến những gì ta cần làm. Thôi, hãy thở hắt ra rồi ngủ  tiếp đi. Cứ kệ nó”

Có những điều tuyệt vời nhất xảy ra với tôi có căn nguyên từ những điều tệ hại nhất. càng lớn tuổi hơn tôi càng ít nắm lấy cơ hội hơn – tôi ít có khuynh hướng quăng mình vào vòng xoáy của vũ trụ. Nhưng tôi lo rằng nếu mình không tiếp tục giữ tinh thần mạo hiểm của mình, thì e rằng mình sẽ mất đi phần thưởng từ sự mạo hiểm của mình, thì e rằng mình sẽ mất đi phần thưởng từ sự mạo hiểm đó. Cho nên, tôi đang tìm kiếm một kinh nghiệm mạo hiểm vừa phải, để rồi sẽ phiêu lưu và bắt lấy đúng thời cơ. May mắn là như thế đấy, người ta gọi tên mọi chuyện là may mắn hoặc xui xẻo, nhưng theo tôi, may mắn chỉ là vậy thôi. Đó là sự lựa chọn của chính bạn  xem nó là xấu hay tốt.

Nhật ký may mắn: bài luyện số 14

Hồ sơ may mắn: nguyên tắc 4

Giờ chúng ta trở về hồ sơ may mắn ở bài luyện số 1. đề mục 9, 10,

11và 12 của bài trắc nghiệm liên hệ với những nguyên tắc phụ được đề cập tới trong chương này. Đề mục 9 hỏi về mức độ bạn nhìn vào nhưng khía cạnh tích cực của những tình huống trong đời bạn. đề mục10 hỏi bạn có nhìn xa trông rộng với những vận đen đã xảy đến với bạn không. Đề mục 11 lưu ý đến mức độ bạn bám víu vào những thất bại trong quá khứ. Và đề mục 12 kiểm tra mức độ bạn cố học hỏi từ những vận rủi trong quá khứ.

Chấm điểm

Hãy xem lại những điểm số bạn đã chấm cho bốn đề mục trên, rồi cộng tất cả các điểm lại với nhau để thành điểm tổng. đây chính là điểm số cho nguyên tắc may mắn thứ tư của bạn.

Lời tuyên bố điểm số của bạn (1 – 5 )

Tôi có khuynh hướng nhìn vào mặt tươi sáng của bất cứ việc gì xảy đến với mình.

Tôi tin rằng ngay cả  những sự việc tiêu cực cũng sẽ có tác dụng tốt cho tôi về lâu về dài.

Tôi không có khuynh hướng bám mãi vào những điều đã không có ích lợi cho mình trong quá khứ.

Tôi cố học hỏi từ những sai lầm mà tôi đã phạm phải trong quá khứ. Tổng cộng nguyên tắc thứ 4

Nào bây giờ hãy nhìn thang điểm sau đây để khám phá xem điểm số của bạn được xếp vào loại cao, trung bình hay thấp. hãy ghi chú điểm và loại của bạn vào nhật ký may mắn, vì những kết quả này sẽ rất quan trọng khi chúng ta thảo luận cách làm thế nào để gia tăng may mắn trong cuộc đời mình.

Điểm thấp  từ 4 đến 10

Điểm trung bình từ 11 đến 16

 Điểm cao từ 17 đến 20

Tôi đã yêu cầu rất nhiều người may mắn, người không may và người trung hòa hoàn tất hồ sơ may mắn này. Người may mắn thường có tổng số điểm cao ở những đề mục này hơn những người khác. Người không may thường đạt điểm thấp nhất.

TÓM TẮT NGUYÊN TẮC 4

Người may mắn sinh ra không có phép thuật biến vận rủi thành vận may, mà không nhận biết được, họ triển khai bôn kỹ thuật tâm lý để vượt qua và dẹp bỏ những vận rủi trong đời mình, thứ nhất người may mắn tưởng tượng sự việc chắc hẳn sẽ tệ hơn như thế nào, và so sánh mình với những người kém may mắn hơn mình. Thứ hai, họ có tầm nhìn xa và mong chờ điều tích cực sẽ đến từ vận rủi của mình. Thứ ba, họ không bám mãi vào những chuyện rủi ro mà mình đã gặp phải. thứ tư, họ biết và có thể tác động đến vận rủi – họ kiên định, suy nghĩ đa chiều chung quanh vấn đề, và học hỏi được từ sai lầm. kết hợp lại, những kỹ thuật này giải thích khả năng đối phó và chế ngự vận rủi cản bước họ.

Nguyên tắc 4:

Chuyển vận rủi thành vận may

Nguyên tắc: người may mắn có thể chuyển đổi vận đen của họ thành vận đỏ.

Những nguyên tắc phụ:

Người may mắn nhìn thấy mặt tích cực trong vận rủi của họ.

Người may mắn nhận ra rằng bất kỳ chuyện xui xẻo nào trong đời họ, về lâu dài, sẽ hóa ra là tốt.

Người may mắn không day dứt mãi về chuyện xui xẻo của họ.

Người may mắn có những biện pháp mang tính xây dựng để ngăn chặn chuyện xui xẻo trong tương lai.

Gia tăng vận may trong đời bạn

Những bài luyện và những kỹ thuật sau sẽ giúp bạn chuyển vận xấu của mình thành ra vận tốt. đọc kỹ chúng và suy nghĩ về cách bạn có thể kết hợp chúng trong việc làm hàng ngày. Trong chương 8 tôi sẽ trình bày một chuyên mục giải thích có hệ thống xem chúng ta có thể sử dụng chúng như thế nào là hiệu quả nhất nhằm gia tăng vận may trong cuộc đời mình.

Xem xét mặt tích cực của vận rủi của bạn.

Người may mắn có khuynh hướng nhìn vào mặt tích cực của vận rủi. họ tưởng tượng ra mọi việc có thể tồi tệ hơn. Nhớ lại cách Marvin cho rằng việc té cầu thang trật mắt cá chân là may mắn, còn hơn bị gãy cổ. và người may mắn cũng hay so sánh mình với những người kém may mắn hơn. Như Mina làm dịu tác động của vận xấu trong đời mình bằng cách so sánh bản thân với những người bị đọa đày khủng khiếp trong suốt thế chiến thứ 2. hãy suy nghĩ như Marvin và Mina và xem xét mặt tươi sáng của bất kỳ điều gì xảy đến với mình.

Bài luyện đề nghị

Tìm báu vật trong đống rác.

Tôi yêu cầu người may mắn cho biết họ đang dùng những dạng kỹ thuật nào để nhìn thấy mặt tích cực của những vận rủi đến với họ. đây là ba ý kiến được đề cập thường xuyên nhất.

Suy nghĩ về những trường hợp mà tình huống có thể tồi tệ hơn. Bạn trải qua một tai nạn xe hơi, nhưng ít ra là bạn vẫn còn sống. bạn trễ một cuộc hẹn công việc quan trọng, nhưng thế vẫn còn hơn là bạn quên khuấy nó luôn.

Tự hỏi xem biến cố xui xẻo ấy có thực sự là vấn đề ghê gớm hay không. Bạn có thể không được thăng chức, nhưng điều đó có ảnh hưởng đến những mặt quan trọng khác trong đời bạn, như sức khỏe, và những mối quan hệ với người khác của bạn không? Bạn bị mất bóp và mất luôn thẻ tín dụng, nhưng điều đó có thật sự là vấn đề rắc rối trong toàn bộ kế hoạch của cuộc đời bạn không?

So sánh mình với những người kém may mắn hơn. Có thể bạn bị đau lưng, nhưng còn nhiều người trên thế giới măc phải những căn bệnh hiểm nghèo hơn nhiều. so sánh với họ, chuyện xui xẻo của bạn không đáng là gì cả.

Bất cứ khi nào bạn bị vận rủi tấn công, hãy dùng những kỹ thuật này để tự làm cho mình cảm thấy tốt hơn về tình huống của mình.

Nhớ rằng vận đen trong đời có thể hóa thành điều tốt lành.

Người may mắn cũng nhìn xa trông rộng – nếu như điều xấu xảy ra cho họ, thì họ mong chờ sự việc cuối cùng sẽ kết thúc tốt đẹp. nhớ lại Joseph mô tả việc bị ngồi tù là điều may mắn nhất từng xảy ra cho mình. Và hãy suy nghĩ như anh ấy.

Bài luyện đề nghị

Phượng hoàng cất cánh từ đống tro tàn.

Nhiều người đối mặt với những biến cố khủng khiếp trong đời nói rằng, rốt cuộc sự kiện ấy lại giúp họ thẩm định lại cuộc sống của mình, để rồi nhận ra những điều gì thật sự quan trọng và có ý nghĩa với mình, như gia đình và bạn bè.

 Khi điều xấu xảy ra, bạn hãy bỏ ra chút thời gian để suy nghĩ về điều may mắn có thể chảy ngầm dưới vận xấu của bạn. hãy sáng tạo và khám phá những cách thức sao cho vận rủi của bạn sẽ làm một tảng đá kê đệm bước chân cần thiết cho vận may thần kỳ xảy ra. Hãy tưởng tượng, bạn mới vừa được phỏng vấn xong, và vụ việc là một tai họa hoàn toàn. ồ, có hề chi, bạn vẫn còn ở trong thị trường lao động mà. Điều đó sẽ động viên bạn nộp đơn xin những công việc khác, rất có thể bạn sẽ tìm được một vị trí thậm chí còn ngon lành hơn vị trí mà bạn vừa mới bị trượt. không chừng bạn đi dự tiệc và được đề nghị một cơ hội đổi đời thật hấp dẫn, và giờ đây bạn đang nắm giữ một vị trí đầy hứa hẹn.

Bây giờ hãy tự hỏi mình hai câu sau:

Có bằng chứng nào nhận định rằng những sự kiện tích cực như thế sẽ không thật sự xảy ra?

Và có bằng chứng nào cho rằng điều gì đó thậm chí còn tích cực hơn sẽ không bay vút lên từ vận đen của bạn?

Câu trả lời cho hai câu hỏi trên là “không”. Bạn không biết tương lai đang dành cho mình những gì. Nhưng bạn có thể chắc chắn rằng mọi việc rồi sẽ tốt đẹp hơn lên nếu như bạn đừng để vận rủi làm mình gục ngã.

Đừng day dứt gấm nhấm vận đen của bạn

Những may mắn không để tâm trí vào những vận xấu đã xảy ra trong quá khứ, mà thay vào đó, họ chú tâm vào vận may và những điều tuyệt nhất sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu bạn phải nếm trải vận rủi, hãy cố đừng bám víu, miên man suy nghĩ mãi về nó. Được vậy thì bạn hãy xem điều gì xảy ra.

Bài luyện đề nghị.

Tự dứt bỏ chuyện xui.

Khi gặp buồn hay xúi quẩy, nhiều người may mắn nói rằng sẽ thật ích lợi khi bỏ ra chừng 30 phút để trút bỏ những cảm xúc tiêu cực. người thì rũ bỏ bằng cách khóc cho hả dạ, người lại ra sức đấm vào bao cát hoặc gối, người khác nữa lại chạy ra đồng trống và hét toáng lên. Nhưng tất cả những người may mắn đều đồng ý rằng điều hết sức quan trọng là đừng ray rứt mãi vận rủi của mìn. Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn rứt tâm trí ra khỏi vận xui.

Đi đến phòng tập thể hình: tập thể dục là một cách tuyệt vời nhất vừa lôi bạn ra khỏi vấn đề rắc rối vừa nâng đỡ cho tâm trạng của bạn hưng phấn lên.

 Xem phim hài: hãy chọn một bộ phim cốt làm cho ban cười, và cố hết sức cuốn mình vào câu chuyện.

Bỏ ra khoảng 20 phút để nhớ về một việc tích cực nào đó đã xảy ra với bạn trong quá khứ – một chuyện khiến bạn cảm thấy vui. Có thể xem lại những tấm hình chụp hồi còn đi học. hoặc hồi tưởng lại những sự kiện và nghĩ xem cảm giác của bạn lúc đó ra sao.

Nghe nhạc: chọn bản nhạc nào đó làm cho bạn cảm thấy vui vẻ, và cố hết sức thả hồn vào giai điệu của bản nhạc.

Gặp gỡ bạn bè và tán gẫu về những gì đang diễn ra trong cuộc sống của họ.

Áp dùng những biện pháp mang tính xây dựng để ngăn ngừa vận xấu trong tương lai.

Người may mắn tiếp cận những tiêu cực trong đời mình theo cách mang tính xây dựng. thay vì dựa vào mê tín dị đoan thì họ kiên tâm, học hỏi từ những sai lầm đã qua, họ chú tâm sáng tạo ra những biện pháp khắc phục vận rủi, đừng như Shelly xúi quẩy, người phụ nữ bị tai nạn xe hơi nhiều lần, nhưng chẳng làm gì để cải thiện kỹ năng lái xe của mình, mà cứ đổ lỗi cho chiếc xe “có huông”. Hãy như những người may mắn học hỏi từ những lỗi lầm họ đã phạm phải trong những cuộc phỏng vấn xin việc và những cuộc hẹn hò đã qua. Khi gặp xui rủi, hãy hành xử như cách người may mắn hành xử – kiểm sóat tình huống và giải quyết vấn đề theo hướng xây dựng.

Bài luyện đề nghị.

Năm bước tiến đến giải pháp.

Để giải quyết vấn đề một cách xây dựng, cần thực hiện năm bước căn bản. hãy áp dụng chúng mỗi khi bạn phải đương đầu với vận xấu, rồi xem chuyện gì sẽ xảy ra.

Trước  tiên,  đừng  thừa  nhận  mình  khong  làm  gì  được  cho  tình huống. hãy xác định là mình phải nắm quyền kiểm soát vận rủi chứ không phải là nạn nhân của nó.

Thứ hai, hãy làm gì đó ngay bây giờ. Không để tuần sau hay ngày mai, mà phải làm ngay tức khắc.

Thứ ba, lập danh sách tất cả nhưng giải pháp đa dạng của bạn. hãy sáng tạo, suy nghĩ khỏi những khuôn mẫu. cố xem xét tình huống từ nhiều quan điểm khác nhau. Hãy động não. Nghĩ ra càng nhiều giải pháp tiềm tàng càng tốt, cho dù chúng có ngốc nghếc hay lố bịch đến đâu. Hỏi thăm bạn bè xem họ sẽ làm gì trong cùng hoàn cảnh như vậy. cứ tiếp tục tìm thêm càng nhiều giải pháp khả thi càng tốt.

Thứ tư, quyết định xem bạn xẽ hướng về phía trứơc như thế nào. Cân nhắc từng giải pháp một. giải pháp này sẽ mất bao nhiêu lâu thời gian? Bạn có kiến thức và những kỹ nang để thực hiện giải pháp đó không? Có thể sẽ đưa đến những kết quả gì nếu bạn quyết định chọn một giải pháp cụ thể nào đó?

Cuối cùng, và quan trọng hơn hết thảy, hãy bắt tay vào giải quyết vấn đề. Hiển nhiên, đôi khi giải pháp đó cần bạn phải chờ đợi hơn là lao đầu vào làm gì đó một cách liều lĩnh hoặc điên rồ. đúng vậy, hãy đưa sự thiếu hoạt động vào một phần kế hoạch của bạn, chứ đó không đơn thuần là một sự trì hoãn. Cũng vậy, hãy sẵn sàng chuẩn bị để thích nghi với giải pháp của bạn khi tương lai hé mở. sự kiềm chế và linh hoạt như thế là những khía cạnh chính của may mắn. nhưng điểm quan trọng là bạn phải bắt đầu tập trung vào việc tìm ra giải pháp hơn là vương vấn, bận lòng mãi với vấn đề rắc rối.

BỐN NGUYÊN TẮC CHÍNH VÀ MƯỜI HAI NGUYÊN TẮC PHỤ NGUYÊN TẮC 1:

Tăng tối đa nhưng cơ hội tình cờ trong cuộc đời bạn.

Nguyên tắc: Người may mắn tạo ra, chú ý và bắt nhịp với những cơ hội tình cờ trong cuộc đời mình.

Những nguyên tắc phụ

Người may mắn xây dựng và duy trì một “mạng lưới may mắn” vững chắc.

Người may mắn có thái độ điềm tĩnh với cuộc sống.

Người may mắn sẵn sàng đón nhận những kinh nghiệm mới trong cuộc sống.

Nguyên tắc 2; lắng nghe trực giác và linh cảm của bạn.

Nguyên tắc; người may mắn ra quyết định thành công nhờ vận dụng trực giác và linh cảm của họ.

Nguyên tắc phụ:

Người may mắn lắng nghe “tiếng nói bên trong” mình

Những may mắn hành động nhằm gia tănag trực giác của mình. Nguyên tăc 3 niềm mong chờ vận hội tốt.

Nguyên tắc; kỳ vọng về tương lai của người may mắn giúp họ thực hiện những ước mơ hòai bão của mình.

Nguyên tắc phụ:

 Người may mắn mong chờ vận may của mình vẫn tiếp tục trong tương lai.

Người may mắn cố thực hiện mục tiêu , cho dù cơ hội thành công rất mong manh, và bền gan đối mặt với thất bại.

Người may mắn mong chờ mối quan hệ của mình với người khác luôn may mắn và thành công.

Nguyên tăc 4: chuyển vận rủi thành vận may.

Nguyên tắc; người may mắn có thể chuyển đổi vận đen của họ thành vận đỏ.

Nguyên tắc phụ

Người may mắn nhìn thấy mặt tích cực trong vận rủi của họ.

Ngươi may mắn nhận ra rằng bất kỳ chuyện xui xẻo nào trong đời họ, về lâu dài, sẽ hóa ra là tốt.

Người may mắn không ray rứt mãi về chuyện xui xẻo của họ.

Người may mắn có những biện pháp mang tính xây dựng để ngăn chặn chuyện xui xẻo trong tương lai. 

Bình luận