Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bí mật của một trí nhớ siêu phàm

Chương 6: “Người Phụ Nữ Đi Giày Bằng Vàng…”

Tác giả: Eran Katz

Đây là một bài kiểm tra mà tôi thường hướng dẫn các cặp vợ chồng trong suốt những bài giảng thú vị của tôi.

Tôi thường mời hai hoặc ba cặp lên sân khấu, yêu cầu người đàn ông đứng trước, phụ nữ đứng sau. Sau đó, tôi đề nghị những người đàn ông/người chồng/bạn trai, miêu tả chính xác trang phục mà người phụ nữ của họ đang mặc… áo sơ-mi, quần dài, áo choàng, áo vest, tất ngắn, giày, kẹp áo, đeo nhẫn…

Tất nhiên, tình huống này sẽ gây ra những trận cười vui vẻ vì đa số đàn ông khó có thể miêu tả chính xác người phụ nữ của họ đang mặc gì?

Bởi vì họ không quan tâm mấy đến vấn đề này.

Các bà vợ thân mến, tôi không biết nói cách nào cho chị em hiểu nhưng các bạn đang lãng phí thời gian và tiền bạc của mình. Đàn ông không quan tâm đến quần áo và thời trang đâu (À, ít nhất là phần lớn họ).

Tôi không muốn nói thêm về những điều họ quan tâm… nhưng chắc chắn không phải là quần áo.

TRÁI LẠI, phụ nữ có thể kêu ca về trí nhớ suy giảm của mình nhưng vẫn nhớ chính xác tại một bữa tiệc ba năm về trước, những người phụ nữ khác đã mặc gì… đặc biệt nếu họ cũng mặc giống y như vậy ngày hôm qua.

Đối với thời trang, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra trong một bữa tiệc là gì? Đó là khi một người phụ nữ nhìn thấy một cô gái khác đang mặc chiếc váy giống y chang của mình… đúng vậy không? Thật là một thảm họa!

Thật là thú vị khi một người đàn ông nhìn thấy một chàng trai khác mặc chiếc áo sơ-mi giống như của mình… họ lại trở thành bạn tốt của nhau suốt đời!

“Gu thẩm mĩ của anh tốt lắm, bạn hiền ạ!”

Chúng ta sẽ luôn nhớ tốt hơn những thứ mà chúng ta cảm thấy hứng thú, và cũng thường không nhớ được những gì mà ta không quan tâm.

Một số bà mẹ phàn nàn rằng con cái họ có trí nhớ kém. Họ lo lắng về việc con họ đạt kết quả học tập rất kém. Họ cho rằng vì chúng không nhớ bất cứ thứ gì đã được dạy ở môn toán và môn lịch sử nên nó ngày càng học kém. Tuy nhiên, chúng lại có thể nhớ tên tất cả các cầu thủ trong đội bóng mà chúng yêu thích. Chúng cũng có thể nhớ tên người đã ghi bàn thắng trong một trận đấu cụ thể nào đó. Nếu những đứa trẻ này có thể nhớ được những chi tiết không liên quan như thế thì chứng tỏ trí nhớ của chúng không hề kém chút nào!

Hãy nhớ rằng, chúng ta đang bàn luận về một thực tế là không có “trí nhớ kém cục bộ”. Đồng ‎ý là chúng ta có thể ghi nhớ kém những điều cụ thể nào đó. Mà chính xác là chúng ta không thể nhớ những điều tẻ nhạt. Thế là chúng ta cho rằng trí nhớ của mình kém. Cùng với ý nghĩ này, ta sẽ nhận thấy đối với những điều ta quan tâm thì trí nhớ của ta lại tỏ ra tuyệt vời.

Những người có tính tình thân thiện và quan tâm thật sự đến một người thì sẽ nhớ rất rõ người đó.

Những người có khả năng nhớ các con số tốt (số xê-ri, số tài khoản,…) thường giỏi toán và kĩ thuật hơn. Một số người lại có kiến thức cơ bản và toàn diện trong nhiều lĩnh vực là nhờ bản chất hiếu kì và tầm hiểu biết của họ.

Nói về bóng đá, 15 hay 20 năm về trước, phụ nữ thường không thích môn thể thao này. Tuy nhiên, ngày nay, ngày càng có nhiều phụ nữ yêu thích bóng đá. Họ quan tâm đến môn thể thao này không phải vì bản chất của nó mà vì những vấn đề xã hội liên quan xung quanh nó. Hay nói cách khác, mối quan tâm chính của họ là các cầu thủ và những tấm ảnh họ nhận được từ phương tiện truyền thông và mục lượm lặt của các tờ báo.

Lấy một ví dụ về bóng đá như sau. Sau khi thấy David Beckham kết hôn cùng với cựu thành viên của nhóm nhạc Spice Girls – Victoria, nhiều phụ nữ đã bắt đầu nghĩ rằng “Có thể bóng đá là một trò chơi thú vị…!” Do đó, ngày nay, nhiều phụ nữ có thể nhớ những sự kiện liên quan đến môn thể thao vua này, những điều mà chỉ một vài năm trước họ không thể nhồi nhét vào bộ nhớ của mình.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi không phải là người theo chủ nghĩa Sô-vanh (chauvinism: là một chủ nghĩa sùng bái tinh thần bè phái cực đoan, mù quáng trên danh nghĩa của một nhóm (thường là một quốc gia hoặc một dân tộc), nhất là khi tình thần bè phái đó có bao gồm cả sự thù hận chống lại một nhóm địch thủ). Tất nhiên, cũng có rất nhiều phụ nữ yêu thích môn thể thao này mà không phải vì chú ý tới các cầu thủ. Nhưng sau khi nhắc đến điều này, tôi không thể bỏ sót trường hợp của vợ tôi, Yael. Cô ấy bắt đầu xem giải vô địch thế giới của môn thể thao vua sau khi “chạm trán” cầu thủ người Argentina là Batistosa, cầu thủ người Italia là Gio và các tay vợt nổi tiếng khác của môn bóng bàn mà cô ấy quan tâm… (theo cách này, bạn có thể cái nhìn tốt hơn về họ).

Trong các cuộc hội thảo của tôi, một số người tham gia thường than phiền rằng họ có thể nhớ rất rõ những sự kiện đã xảy ra 30 năm trước nhưng lại hay quên mất họ đã làm gì ngày hôm qua.

Nguyên nhân của hiện tượng này không thuộc về vấn đề sinh học. Nó đáng lo ngại hơn nhiều.

Khi chúng ta còn nhỏ, mọi thứ đều rất mới mẻ và thú vị. Rồi khi chúng ta lớn lên – “chúng ta nhìn thấy mọi thứ”, “nghe thấy mọi thứ”… “biết mọi thứ”. Không thứ gì có thể khắc sâu trong trí nhớ chúng ta với cường độ mạnh mẽ và hứng thú như khi còn nhỏ! Vì vậy, đây là lời khuyên tốt nhất cho bạn. Chỉ một từ có thể giúp bạn nhớ tốt hơn, tránh được tính hay quên và mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là hăng hái!

Hãy luôn hăng hái trong cuộc sống hàng ngày, hãy thích thú với những điều nhỏ nhất, bạn sẽ thấy việc ghi nhớ mọi thứ thất dễ dàng và chất lượng cuộc sống của bạn được cải thiện ra sao.

Chúng ta đã thấy rằng để ghi nhớ mọi thứ, sự hăng hái và sự quan tâm đến chúng là rất cần thiết. Nên, chúng ta có thể làm gì để nhớ thứ mà ta không hứng thú chút nào?

Bạn cần biết rằng, khi một vấn đề nào đó thân thuộc với bạn, bạn sẽ quan tâm đến nó nhiều hơn. Sự quan tâm này càng gia tăng nếu mức độ hiểu biết của bạn về nó càng nhiều.

Ví dụ, một đứa trẻ chưa bao giờ sưu tầm tem lại nhận được một món quà gồm có vài cái tem. Nó sẽ biểu hiện sự thích thú ban đầu dù đó chỉ là một cử chỉ lịch sự. Một tuần sau, khi người cha mua tặng một bộ 100 cái tem và một cuốn album thì nó sẽ đón nhận với sự hăng hái thật sự.

Nếu bạn phải học một môn học chán ngắt thì cách tốt nhất là hãy “tấn công” nó trên hai mặt:

Bắt đầu học môn này từ phần bạn thấy thích thú rồi mới học đến phần “bắt buộc”.

Tìm ra lợi ích khi học môn này.

Giả sử bạn phải học môn nguyên lí cấu tạo máy móc của ô tô (môn học khiến bạn buồn ngủ chỉ trong 30 giây đầu tiên), nhưng bạn lại không có một ý tưởng nào về cấu tạo của nó. Vậy thì, cách học cho môn này lại theo một góc độ khác. Bạn không nhất thiết phải học theo thứ tự thời gian ra đời của nó.

Sau khi đọc phần giới thiệu, bạn chuyển sang chương 1: Cấu trúc xe, rồi bạn nghĩ “Ôi, không!…” Bạn gấp vội cuốn sách lại rồi đắm chìm trong suy nghĩ: “Liệu có khía cạnh nào về xe ô tô làm bạn thích thú không?” Rất có thể bạn sẽ cảm thấy hứng thú với xe đua, xe trong tương lai, xe chạy nhanh nhất trong vũ trụ,…

Bạn sẽ thích đọc một trong những chủ đề trên chứ?

Nếu bạn chọn chủ đề về “xe đua”, bạn có thể đọc về sự khác biệt cơ học giữa xe đua và xe thông thường. Chẳng hạn, bạn có biết rằng xe đua có lốp trơn nhẵn, không rãnh hay không (trái ngược với loại xe thông thường)?

Nguyên nhân của sự khác biệt này là vì lốp xe nhẵn sẽ ít ma sát hơn và không tạo ra khoảng chân không đối với nhựa đường. Đó cũng chính là lí do tại sao lốp xe của chúng ta lại lằn gợn. Khi lái xe tốc độ cao, khoảng chân không được sinh ra do sự tiếp xúc của rãnh lốp xe với nhựa đường giúp cho xe bám chặt với mặt đường và giữ cho xe vững chắc. Hậu quả là từng mảng nhựa đường bị bong ra, do đó cần phải rải đường lại thường xuyên.

Nếu bạn đọc cuốn sách về Henry Ford và lịch sử xe ô tô, bạn sẽ biết được một thực tế rất thú vị. Chiếc ô tô đầu tiên được tạo ra lại không thể đi lùi. Vì sao vậy? Bởi vì Ford đã quên lắp số lùi trong hộp số.

Bạn vừa đọc qua phần thích thú. Bây giờ, hãy tiếp tục đọc chương “cấu tạo xe” mà trước đó bạn cảm thấy thật kinh khủng. Đến lúc này bạn sẽ không còn cằn nhằn “Ôi, không!…” nữa. Thậm chí bạn còn muốn đọc thêm nữa và tìm ra những điểm khác nhau giữa chiếc ô tô đầu tiên với chiếc ô tô ngày nay.

Bên cạnh đó, bạn cần cố gắng tìm ra những lợi ích khi học môn học này.

Có thể bạn “không thể chịu đựng được” môn hóa học. Vậy thì, bạn nên nghĩa đến khả năng một ngày nào đó bạn có thể tự pha chế được một loại nước hoa cho riêng mình. Bạn sẽ gọi nó là Jeffery Givenchy, và sau khi mở cửa hàng đầu tiên, bạn sẽ trở thành chủ của hàng loạt cửa hàng nước hoa và trở thành tỉ phú.

Có phải phần tài chính khiến bạn thấy chán ngắt không? Hay lớp học mà bạn tham gia để lấy bằng quản trị khiến bạn phải chịu đựng sự buồn chán? Bạn có thể làm gì? Hãy nghĩ về những lợi ích bạn có được khi hiểu rõ sự khác nhau giữa tỉ lệ lãi suất thực tế và tỉ lệ lãi suất trên danh nghĩa. Khi bạn đã hiểu điều này thì không một ngân hàng nào có thể thuyết phục đuợc bạn rằng một chương trình cho vay cụ thể rất hấp dẫn, trong khi bản thân nó không hề hấp dẫn chút nào! (Đừng lo lắng! Phần lớn mọi người đều không biết tí gì về sự khác biệt này).

Tôi phải nói về sự cần thiết phát triển một thái độ tích cực hướng tới người khác mà chúng ta muốn nhớ tới. Thái độ tích cực chính là việc nghĩ về mục đích mà ta đạt được khi nhớ được tên và các thông tin chi tiết liên quan của một người nào đó chẳng hạn. Thái độ tiêu cực tức là khi chúng ta tin rằng việc nhớ đến người này chẳng có ích lợi gì. Từ thái độ này, chúng tôi đi đến kết luận rằng sẽ chỉ phí thời gian và công sức nếu bạn có ý định nhấn phím “SAVE” để lưu họ vào trí nhớ của mình.

Hãy cố gắng nhớ lại lần đầu tiên bạn gặp một vài người bạn hay người quen. Bạn có nhớ được ấn tượng đầu tiên về họ không? Lúc đầu có lẽ họ chẳng có gì hay ho, thậm chí là chán ngắt phải không? Nhưng chỉ sau khi hiểu rõ về họ hơn, bạn sẽ thấy thực ra họ rất thú vị và hài hước. Như chúng ta đã nói, sự hiểu biết tạo ra hứng thú, hứng thú để hiểu biết,…

Nhưng bạn sẽ làm gì khi gặp phải tình huống mà bất kể bạn nhìn nó theo cách nào, bạn cũng không thấy hứng thú với những thứ bạn bắt buộc phải học? Đây là lúc bạn phải tạo ra lợi ích giả.

Chẳng hạn, bạn đang học khoa lịch sử của một trường đại học. Để tốt nghiệp, bạn phải tham gia một khóa học bắt buộc về: “Sự thay đổi trong thái độ của vua Louis đời thứ 68 với hoàng hậu Claud đời 29 khi bà từ chối cho phép Philip đời 19 trồng hoa tulip trong cung điện vào mùa hè năm 1684”.

Khoá học này dựa trên luận án tiến sĩ của ngài trưởng khoa. Ngài trưởng khoa tin chắc rằng đây là những chương quan trọng nhất trong lịch sử của nước Pháp. Theo ông, đây là nguyên nhân dẫn đến cuộc đi đày cuối cùng của Napoleon đến Saint Helena.

Vị giáo sư này (không phải đùa đâu, thật sự có những giáo sư như thế) có tầm ảnh hưởng lớn trong chương trình giảng dạy cuối cùng này. Đây là quyết định của ông ta và bạn có thể bực tức nếu bạn muốn. Không có cách nào để trốn tránh việc học các môn học mà bạn chưa từng có ý định xem qua. Đây là con đường để bạn nhận được tấm bằng vẻ vang mà.

Như đã nói, bạn buộc mình phải ngồi nghe vị giáo sư giảng bài hay phải đọc một bài viết chán ngắt. Cách duy nhất để bạn có thể tiếp tục chịu đựng là tự hứa sẽ danh riêng cho mình một phần thưởng. “Nếu mình có thể tỉnh táo cho đến khi kết thúc bài giảng và đọc bài viết này cẩn thận, mình sẽ tự thưởng cho mình một ngày Chủ nhật thật thoải mái.”

Mục tiêu đó sẽ thúc đẩy bạn đọc xong mớ tài liệu này và ghi nhớ chúng. Nếu bạn nhận ra rằng trong suốt một tháng bạn đã ăn chế độ trung bình như các ngày Chủ nhật thì bạn phải xem xét một cách nghiêm túc để thay đổi điều đó… (có thể quan sát cân nặng của mình).

Ghi nhớ là một vấn đề thuộc sự quan tâm; hãy quan tâm và hăng hái, bạn sẽ nhớ được thôi!

Đây là một bài kiểm tra mà tôi thường hướng dẫn các cặp vợ chồng trong suốt những bài giảng thú vị của tôi.

Tôi thường mời hai hoặc ba cặp lên sân khấu, yêu cầu người đàn ông đứng trước, phụ nữ đứng sau. Sau đó, tôi đề nghị những người đàn ông/người chồng/bạn trai, miêu tả chính xác trang phục mà người phụ nữ của họ đang mặc… áo sơ-mi, quần dài, áo choàng, áo vest, tất ngắn, giày, kẹp áo, đeo nhẫn…

Tất nhiên, tình huống này sẽ gây ra những trận cười vui vẻ vì đa số đàn ông khó có thể miêu tả chính xác người phụ nữ của họ đang mặc gì?

Bởi vì họ không quan tâm mấy đến vấn đề này.

Các bà vợ thân mến, tôi không biết nói cách nào cho chị em hiểu nhưng các bạn đang lãng phí thời gian và tiền bạc của mình. Đàn ông không quan tâm đến quần áo và thời trang đâu (À, ít nhất là phần lớn họ).

Tôi không muốn nói thêm về những điều họ quan tâm… nhưng chắc chắn không phải là quần áo.

TRÁI LẠI, phụ nữ có thể kêu ca về trí nhớ suy giảm của mình nhưng vẫn nhớ chính xác tại một bữa tiệc ba năm về trước, những người phụ nữ khác đã mặc gì… đặc biệt nếu họ cũng mặc giống y như vậy ngày hôm qua.

Đối với thời trang, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra trong một bữa tiệc là gì? Đó là khi một người phụ nữ nhìn thấy một cô gái khác đang mặc chiếc váy giống y chang của mình… đúng vậy không? Thật là một thảm họa!

Thật là thú vị khi một người đàn ông nhìn thấy một chàng trai khác mặc chiếc áo sơ-mi giống như của mình… họ lại trở thành bạn tốt của nhau suốt đời!

“Gu thẩm mĩ của anh tốt lắm, bạn hiền ạ!”

Chúng ta sẽ luôn nhớ tốt hơn những thứ mà chúng ta cảm thấy hứng thú, và cũng thường không nhớ được những gì mà ta không quan tâm.

Một số bà mẹ phàn nàn rằng con cái họ có trí nhớ kém. Họ lo lắng về việc con họ đạt kết quả học tập rất kém. Họ cho rằng vì chúng không nhớ bất cứ thứ gì đã được dạy ở môn toán và môn lịch sử nên nó ngày càng học kém. Tuy nhiên, chúng lại có thể nhớ tên tất cả các cầu thủ trong đội bóng mà chúng yêu thích. Chúng cũng có thể nhớ tên người đã ghi bàn thắng trong một trận đấu cụ thể nào đó. Nếu những đứa trẻ này có thể nhớ được những chi tiết không liên quan như thế thì chứng tỏ trí nhớ của chúng không hề kém chút nào!

Hãy nhớ rằng, chúng ta đang bàn luận về một thực tế là không có “trí nhớ kém cục bộ”. Đồng ‎ý là chúng ta có thể ghi nhớ kém những điều cụ thể nào đó. Mà chính xác là chúng ta không thể nhớ những điều tẻ nhạt. Thế là chúng ta cho rằng trí nhớ của mình kém. Cùng với ý nghĩ này, ta sẽ nhận thấy đối với những điều ta quan tâm thì trí nhớ của ta lại tỏ ra tuyệt vời.

Những người có tính tình thân thiện và quan tâm thật sự đến một người thì sẽ nhớ rất rõ người đó.

Những người có khả năng nhớ các con số tốt (số xê-ri, số tài khoản,…) thường giỏi toán và kĩ thuật hơn. Một số người lại có kiến thức cơ bản và toàn diện trong nhiều lĩnh vực là nhờ bản chất hiếu kì và tầm hiểu biết của họ.

Nói về bóng đá, 15 hay 20 năm về trước, phụ nữ thường không thích môn thể thao này. Tuy nhiên, ngày nay, ngày càng có nhiều phụ nữ yêu thích bóng đá. Họ quan tâm đến môn thể thao này không phải vì bản chất của nó mà vì những vấn đề xã hội liên quan xung quanh nó. Hay nói cách khác, mối quan tâm chính của họ là các cầu thủ và những tấm ảnh họ nhận được từ phương tiện truyền thông và mục lượm lặt của các tờ báo.

Lấy một ví dụ về bóng đá như sau. Sau khi thấy David Beckham kết hôn cùng với cựu thành viên của nhóm nhạc Spice Girls – Victoria, nhiều phụ nữ đã bắt đầu nghĩ rằng “Có thể bóng đá là một trò chơi thú vị…!” Do đó, ngày nay, nhiều phụ nữ có thể nhớ những sự kiện liên quan đến môn thể thao vua này, những điều mà chỉ một vài năm trước họ không thể nhồi nhét vào bộ nhớ của mình.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi không phải là người theo chủ nghĩa Sô-vanh (chauvinism: là một chủ nghĩa sùng bái tinh thần bè phái cực đoan, mù quáng trên danh nghĩa của một nhóm (thường là một quốc gia hoặc một dân tộc), nhất là khi tình thần bè phái đó có bao gồm cả sự thù hận chống lại một nhóm địch thủ). Tất nhiên, cũng có rất nhiều phụ nữ yêu thích môn thể thao này mà không phải vì chú ý tới các cầu thủ. Nhưng sau khi nhắc đến điều này, tôi không thể bỏ sót trường hợp của vợ tôi, Yael. Cô ấy bắt đầu xem giải vô địch thế giới của môn thể thao vua sau khi “chạm trán” cầu thủ người Argentina là Batistosa, cầu thủ người Italia là Gio và các tay vợt nổi tiếng khác của môn bóng bàn mà cô ấy quan tâm… (theo cách này, bạn có thể cái nhìn tốt hơn về họ).

Trong các cuộc hội thảo của tôi, một số người tham gia thường than phiền rằng họ có thể nhớ rất rõ những sự kiện đã xảy ra 30 năm trước nhưng lại hay quên mất họ đã làm gì ngày hôm qua.

Nguyên nhân của hiện tượng này không thuộc về vấn đề sinh học. Nó đáng lo ngại hơn nhiều.

Khi chúng ta còn nhỏ, mọi thứ đều rất mới mẻ và thú vị. Rồi khi chúng ta lớn lên – “chúng ta nhìn thấy mọi thứ”, “nghe thấy mọi thứ”… “biết mọi thứ”. Không thứ gì có thể khắc sâu trong trí nhớ chúng ta với cường độ mạnh mẽ và hứng thú như khi còn nhỏ! Vì vậy, đây là lời khuyên tốt nhất cho bạn. Chỉ một từ có thể giúp bạn nhớ tốt hơn, tránh được tính hay quên và mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là hăng hái!

Hãy luôn hăng hái trong cuộc sống hàng ngày, hãy thích thú với những điều nhỏ nhất, bạn sẽ thấy việc ghi nhớ mọi thứ thất dễ dàng và chất lượng cuộc sống của bạn được cải thiện ra sao.

Chúng ta đã thấy rằng để ghi nhớ mọi thứ, sự hăng hái và sự quan tâm đến chúng là rất cần thiết. Nên, chúng ta có thể làm gì để nhớ thứ mà ta không hứng thú chút nào?

Bạn cần biết rằng, khi một vấn đề nào đó thân thuộc với bạn, bạn sẽ quan tâm đến nó nhiều hơn. Sự quan tâm này càng gia tăng nếu mức độ hiểu biết của bạn về nó càng nhiều.

Ví dụ, một đứa trẻ chưa bao giờ sưu tầm tem lại nhận được một món quà gồm có vài cái tem. Nó sẽ biểu hiện sự thích thú ban đầu dù đó chỉ là một cử chỉ lịch sự. Một tuần sau, khi người cha mua tặng một bộ 100 cái tem và một cuốn album thì nó sẽ đón nhận với sự hăng hái thật sự.

Nếu bạn phải học một môn học chán ngắt thì cách tốt nhất là hãy “tấn công” nó trên hai mặt:

Bắt đầu học môn này từ phần bạn thấy thích thú rồi mới học đến phần “bắt buộc”.

Tìm ra lợi ích khi học môn này.

Giả sử bạn phải học môn nguyên lí cấu tạo máy móc của ô tô (môn học khiến bạn buồn ngủ chỉ trong 30 giây đầu tiên), nhưng bạn lại không có một ý tưởng nào về cấu tạo của nó. Vậy thì, cách học cho môn này lại theo một góc độ khác. Bạn không nhất thiết phải học theo thứ tự thời gian ra đời của nó.

Sau khi đọc phần giới thiệu, bạn chuyển sang chương 1: Cấu trúc xe, rồi bạn nghĩ “Ôi, không!…” Bạn gấp vội cuốn sách lại rồi đắm chìm trong suy nghĩ: “Liệu có khía cạnh nào về xe ô tô làm bạn thích thú không?” Rất có thể bạn sẽ cảm thấy hứng thú với xe đua, xe trong tương lai, xe chạy nhanh nhất trong vũ trụ,…

Bạn sẽ thích đọc một trong những chủ đề trên chứ?

Nếu bạn chọn chủ đề về “xe đua”, bạn có thể đọc về sự khác biệt cơ học giữa xe đua và xe thông thường. Chẳng hạn, bạn có biết rằng xe đua có lốp trơn nhẵn, không rãnh hay không (trái ngược với loại xe thông thường)?

Nguyên nhân của sự khác biệt này là vì lốp xe nhẵn sẽ ít ma sát hơn và không tạo ra khoảng chân không đối với nhựa đường. Đó cũng chính là lí do tại sao lốp xe của chúng ta lại lằn gợn. Khi lái xe tốc độ cao, khoảng chân không được sinh ra do sự tiếp xúc của rãnh lốp xe với nhựa đường giúp cho xe bám chặt với mặt đường và giữ cho xe vững chắc. Hậu quả là từng mảng nhựa đường bị bong ra, do đó cần phải rải đường lại thường xuyên.

Nếu bạn đọc cuốn sách về Henry Ford và lịch sử xe ô tô, bạn sẽ biết được một thực tế rất thú vị. Chiếc ô tô đầu tiên được tạo ra lại không thể đi lùi. Vì sao vậy? Bởi vì Ford đã quên lắp số lùi trong hộp số.

Bạn vừa đọc qua phần thích thú. Bây giờ, hãy tiếp tục đọc chương “cấu tạo xe” mà trước đó bạn cảm thấy thật kinh khủng. Đến lúc này bạn sẽ không còn cằn nhằn “Ôi, không!…” nữa. Thậm chí bạn còn muốn đọc thêm nữa và tìm ra những điểm khác nhau giữa chiếc ô tô đầu tiên với chiếc ô tô ngày nay.

Bên cạnh đó, bạn cần cố gắng tìm ra những lợi ích khi học môn học này.

Có thể bạn “không thể chịu đựng được” môn hóa học. Vậy thì, bạn nên nghĩa đến khả năng một ngày nào đó bạn có thể tự pha chế được một loại nước hoa cho riêng mình. Bạn sẽ gọi nó là Jeffery Givenchy, và sau khi mở cửa hàng đầu tiên, bạn sẽ trở thành chủ của hàng loạt cửa hàng nước hoa và trở thành tỉ phú.

Có phải phần tài chính khiến bạn thấy chán ngắt không? Hay lớp học mà bạn tham gia để lấy bằng quản trị khiến bạn phải chịu đựng sự buồn chán? Bạn có thể làm gì? Hãy nghĩ về những lợi ích bạn có được khi hiểu rõ sự khác nhau giữa tỉ lệ lãi suất thực tế và tỉ lệ lãi suất trên danh nghĩa. Khi bạn đã hiểu điều này thì không một ngân hàng nào có thể thuyết phục đuợc bạn rằng một chương trình cho vay cụ thể rất hấp dẫn, trong khi bản thân nó không hề hấp dẫn chút nào! (Đừng lo lắng! Phần lớn mọi người đều không biết tí gì về sự khác biệt này).

Tôi phải nói về sự cần thiết phát triển một thái độ tích cực hướng tới người khác mà chúng ta muốn nhớ tới. Thái độ tích cực chính là việc nghĩ về mục đích mà ta đạt được khi nhớ được tên và các thông tin chi tiết liên quan của một người nào đó chẳng hạn. Thái độ tiêu cực tức là khi chúng ta tin rằng việc nhớ đến người này chẳng có ích lợi gì. Từ thái độ này, chúng tôi đi đến kết luận rằng sẽ chỉ phí thời gian và công sức nếu bạn có ý định nhấn phím “SAVE” để lưu họ vào trí nhớ của mình.

Hãy cố gắng nhớ lại lần đầu tiên bạn gặp một vài người bạn hay người quen. Bạn có nhớ được ấn tượng đầu tiên về họ không? Lúc đầu có lẽ họ chẳng có gì hay ho, thậm chí là chán ngắt phải không? Nhưng chỉ sau khi hiểu rõ về họ hơn, bạn sẽ thấy thực ra họ rất thú vị và hài hước. Như chúng ta đã nói, sự hiểu biết tạo ra hứng thú, hứng thú để hiểu biết,…

Nhưng bạn sẽ làm gì khi gặp phải tình huống mà bất kể bạn nhìn nó theo cách nào, bạn cũng không thấy hứng thú với những thứ bạn bắt buộc phải học? Đây là lúc bạn phải tạo ra lợi ích giả.

Chẳng hạn, bạn đang học khoa lịch sử của một trường đại học. Để tốt nghiệp, bạn phải tham gia một khóa học bắt buộc về: “Sự thay đổi trong thái độ của vua Louis đời thứ 68 với hoàng hậu Claud đời 29 khi bà từ chối cho phép Philip đời 19 trồng hoa tulip trong cung điện vào mùa hè năm 1684”.

Khoá học này dựa trên luận án tiến sĩ của ngài trưởng khoa. Ngài trưởng khoa tin chắc rằng đây là những chương quan trọng nhất trong lịch sử của nước Pháp. Theo ông, đây là nguyên nhân dẫn đến cuộc đi đày cuối cùng của Napoleon đến Saint Helena.

Vị giáo sư này (không phải đùa đâu, thật sự có những giáo sư như thế) có tầm ảnh hưởng lớn trong chương trình giảng dạy cuối cùng này. Đây là quyết định của ông ta và bạn có thể bực tức nếu bạn muốn. Không có cách nào để trốn tránh việc học các môn học mà bạn chưa từng có ý định xem qua. Đây là con đường để bạn nhận được tấm bằng vẻ vang mà.

Như đã nói, bạn buộc mình phải ngồi nghe vị giáo sư giảng bài hay phải đọc một bài viết chán ngắt. Cách duy nhất để bạn có thể tiếp tục chịu đựng là tự hứa sẽ danh riêng cho mình một phần thưởng. “Nếu mình có thể tỉnh táo cho đến khi kết thúc bài giảng và đọc bài viết này cẩn thận, mình sẽ tự thưởng cho mình một ngày Chủ nhật thật thoải mái.”

Mục tiêu đó sẽ thúc đẩy bạn đọc xong mớ tài liệu này và ghi nhớ chúng. Nếu bạn nhận ra rằng trong suốt một tháng bạn đã ăn chế độ trung bình như các ngày Chủ nhật thì bạn phải xem xét một cách nghiêm túc để thay đổi điều đó… (có thể quan sát cân nặng của mình).

Ghi nhớ là một vấn đề thuộc sự quan tâm; hãy quan tâm và hăng hái, bạn sẽ nhớ được thôi!

Bình luận