Chúng ta vừa học xong nguyên tắc cơ bản tạo nên những liên kết liên tưởng. Chúng ta đã thấy một chuỗi các hình ảnh lố bịch liên quan đến nhau lại có thể khiến ta dễ dàng ghi nhớ như thế nào. Phương pháp liên kết liên tưởng không thể đứng riêng một mình. Cũng giống như các chuỗi liên kết khác, nó phải được thắt chặt, ít nhất là một đầu, với các sự việc khác liên quan.
Việc tạo ra những chiếc “móc” hay “mắc” để giữ được vô số “chuỗi liên kết” chính là cơ sở để sử dụng trí nhớ chính xác và hiệu quả.
Điều này cũng tương tự như một chiếc tủ tường mới có thể chứa hàng chục cái mắc áo. Với mỗi chiếc mắc áo, chúng ta lại treo một bộ quần áo: khi là áo choàng, khi là quần âu và áo vest, đôi khi lại là hai chiếc áo. Quần áo luôn thay đổi nhưng mắc áo thì cố định. Cũng giống như các thông tin mà chúng ta muốn nhớ rất đa dạng. Vì vậy, chúng ta phải đảm bảo rằng những chiếc mắc áo treo thông tin trong trí nhớ của chúng ta luôn cố định.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn, trước hết, tôi sẽ đưa cho bạn một lời giải thích ngắn gọn về sự khác biệt giữa trí nhớ tạm thời và trí nhớ lâu dài.
Chúng ta lưu giữ mọi thông tin ta có được để sử dụng nó đến sau này. Những thông tin này được lưu vào trí nhớ tạm thời hoặc lâu dài.
Trí nhớ tạm thời kéo dài trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. Sau khoảng thời gian ngắn ngủi này, thông tin sẽ “tan rã và biến mất”.
Khi chúng ta gọi 116 để hỏi số một điện thoại nào đó, họ sẽ cung cấp cho chúng ta. Hầu hết chúng ta đều lẩm bẩm và cố ghi vào bộ nhớ trong vòng 30 giây cho đến khi quay số xong. Nếu không có ai nhấc máy hay đường dây đang bận thì có thể sau đó chúng ta phải gọi lại 116 để xin lại số đó, đúng không? Điều này chứng tỏ trí nhớ tạm thời của chúng ta thật sự diễn ra rất ngắn ngủi.
“Hãy gọi cho Joe”, một đồng nghiệp yêu cầu chúng ta, và giống như trong phim khoa học viễn tưởng, như thể hiện tượng này chưa từng xảy ra. Chúng ta chưa từng có cuộc trò chuyện này với người đồng nghiệp. Anh ta cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng ta làm gì, mà ai là Joe chứ…? Tất cả những điều này đều trôi tuột khỏi tâm trí chúng ta bởi vì chúng được xếp vào trí nhớ tạm thời.
Trên thực tế, hầu hết các thông tin mới mẻ mà chúng ta thu thập trong tâm trí đều được xếp vào trí nhớ tạm thời.
Trái lại, khi ai đó kể cho ta nghe về một sự việc vô cùng ấn tượng thì ngay lập tức nó được lưu vào trí nhớ lâu dài. Thông tin này sẽ tồn tại mãi mãi nên chúng ta có thể lấy nó ra bất cứ khi nào trong tương lai, vì nó không bao giờ biến mất.
Khi chúng ta nói về việc phát triển một trí nhớ tuyệt vời thì thực tế có nghĩa là chúng ta chuyển thông tin từ trí nhớ tạm thời sang trí nhớ lâu dài.
Trí nhớ lâu dài chính là “ngân hàng thông tin”, nơi ta có thể gửi vào đó tất cả những gì ta biết. Các thông tin này được lưu giữ rất cẩn thận trong ngân hàng. Như đã nói, chúng ta không thể đánh mất nó vì không thể quên nó.
Hãy “cố gắng” quên tên bạn. Bạn không thể! Thông tin này đã được lưu trong trí nhớ lâu dài của bạn từ khi bạn còn rất nhỏ, và nó sẽ mãi mãi khắc ghi trong tâm trí bạn (ngoại trừ những trường hợp mất trí nhớ do đâu ốm hay tổn thương thân thể).
Nữ hoàng Anh vướng phải một vụ tranh chấp với một người đàn ông, người sau đó đã bị lưu đày ở châu Mĩ. Ba mươi năm sau, ông ta trở về vương quốc. Ông ta tự giới thiệu mình với nữ hoàng và hỏi bà còn nhớ ông ta không.
“Không”, nữ hoàng trả lời, mặc dù bà đã nhớ ông ta rất rõ. “Tôi nhớ rằng tôi đã quên ông…”
Thậm chí khi chúng ta rất muốn quên đi những điều không lấy gì làm vui vẻ thì cũng không thể. Cảm xúc của chúng ta ảnh hưởng tuyệt đối đến những gì liên quan tới trí nhớ lâu dài. Vì thế, sự việc “kém vui vẻ” kia vẫn còn tồn tại, dù ít ỏi, trong ngân hàng trí nhớ của bạn.
Trí nhớ của chúng ta cũng lưu được rất nhiều thông tin có ích. Chúng ta không thể quên được những thông tin này. Vậy tại sao ta không tận dụng nó?
Mục đích của chúng ta là sử dụng thông tin này như một chiếc móc hay mắc áo cố định mà ta có thể treo các thông tin trong thời gian ngắn. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ lấy thông tin mới mẻ mà ta muốn nhớ rồi liên kết nó với thông tin đã có mà ta không thể quên.
Chúng ta sẽ thực hiện điều này bằng cách kết nối nó trong sự liên kết liên tưởng mạnh mẽ. Liên kết này chính là sản phẩm từ khả năng tưởng tượng buồn cười của chúng ta. Sự việc này diễn ra như thế nào? Chắc hẳn bạn rất tò mò muốn biết điều này.
***
Một sự kiện đã xảy ra…
Nhiều năm về trước, một nhà thơ người Hy Lạp tên là Simonidis sống ở ven biển Ê-giê. Một hôm, anh được mời đến ăn tối tại nhà một người bạn giàu có. Trong lúc đang ăn, có người gọi Simonidis ra khu đất ở cổng vào vì có việc khẩn cấp. Simonidis đi ra ngoài để gặp người đã gọi mình, và nhờ có người này mà Simonidis đã giữ được mạng sống. Khi họ đang trò chuyện thì một trận động đất lớn xảy ra. Ngôi nhà mà Simonidis vừa ngồi trong đó chỉ vài phút trước đó đổ sập và chôn vùi tất cả khách khứa đang ăn tối trong đó.
Sau khi dọn sạch gạch đá vỡ, người dân đã rất khó khăn để nhận dạng các vị khách này vì cơ thể họ đã bị phá hủy quá khủng khiếp. Chỉ có Simonidis là người duy nhất làm được việc này, anh có thể gọi tên theo thứ tự từng người ngồi quanh bàn. Quá trình nhận dạng được thực hiện dựa vào trí nhớ của Simonidis. Bằng cách để tâm trí mình chuyển động quanh cái bàn nhằm “nhận ra” ai ngồi cạnh ai, và ở vị trí nào quanh chiếc bàn, anh có thể kể tên tất cả các vị khách trong ngày hôm đó.
Vài năm sau, người La Mã đã hoàn thiện phương pháp “trí nhớ dựa trên vị trí” thành một nghệ thuật.
Như đã nói, vấn đề chính là dựa trên giả định rằng có những điều chắc chắn in sâu trong tâm trí của chúng ta. Tôi đang nói về những thông tin như là cấu trúc hay đồ đạc trong nhà của chúng ta. Chúng ta có thể nhớ chính xác phòng khách trông như thế nào, chiếc ghế đi-văng đặt ở đâu và chiếc ti vi nằm ở vị trí nào. Chúng ta cũng biết cái gì nằm ở bên trái và bên phải ti vi,… Những gì chúng ta cần phải làm là liên kết các thông tin mới mẻ với những đồ vật này. Chúng ta vừa thống nhất rằng những điều này đã tồn tại trong trí nhớ lâu dài của ta.
Cicero, thủ lĩnh quân phiệt người Roman, cũng đã từng sử dụng phương pháp này trong bài phát biểu nồng nhiệt của mình. Cicero đứng trước các binh lính của mình và nói một cách say sưa, nhập tâm về tất cả các chủ đề trên thế giới. Quân lính của ông đã quá ấn tượng với những lời phát biểu hết sức tự tin mà không cần phải nhìn vào bất cứ thứ gì của vị lãnh đạo.
Vì sao Cicero có thể làm được như vậy? Ông ta đã chuẩn bị bài phát biểu đó bằng phương pháp RomanRoom. Ông ta đã tưởng tượng ra nhà mình và gắn các chú đề trong bài phát biểu với những đồ đạc trong nhà mình.
– Hãy hình dung về ngôi nhà của Cicero: Lối đi vào nhà có cổng với hai chiếc cột.
– Mở cánh cổng ra, bạn sẽ thấy tiền sảnh ngôi nhà với bức tượng điêu khác nữ thần Roman đặt ở trung tâm.
– Trong phòng khách có một chiếc ghế xô-pha dành cho ba người.
– Phòng bếp nằm phía bên trái phòng khách.
– Bên ngoài phòng bếp là cầu thang đi lên tầng hai, nơi đặt một chiếc giường ngủ lớn có rèm che.
Và bây giờ hãy tưởng tượng điều mà Cicero muốn nói trong buổi tổng kết hàng tuần của mỗi quân đội.
– Thông báo sự bổ nhiệm hai bộ trưởng mới.
– Đồng phục mới của quân đội được thiết kế rất thời trang theo bộ thiết kế mới của hãng Georgius Armani.
– Chương trình trong năm tới (nhấn mạnh từ việc vót tên nhọn đến vũ khí đạt tiêu chuẩn và dép phải tao nhã, lịch sự).
– Ông muốn nhắc đến “Chiến dịch vệ sinh sạch sẽ cho ngựa”.
– Giải vô địch thể thao trong vùng đã nhất trí sẽ diễn ra vào tháng sau.
– Chế độ nghỉ mát hàng năm dành cho những người lính mẫu mực tại một trung tâm huấn luyện gần Capri.
Tất cả những gì ông cần làm lúc này là liên kết những vấn đề này với cấu trúc và đồ đạc trong nhà mình:
Hai chiếc cột ở cổng – ông có thể hình dung ra hai ngài bộ trưởng mới, mỗi người đang ôm hôn cái cột bên cạnh mình.
Trong trí tưởng tượng của mình, ông có thể mặc cho bức tượng nữ thần Roman bộ đồng phục mới của quân đội (trước đó bức tượng hoàn toàn khỏa thân).
Trên ghế xô-pha dành cho ba người, ông nhìn thấy mũi tên vót nhọn được gắn vào vị trí ngồi đầu tiên. Ông lại nhìn thấy chiếc áo giáp bóng nhoáng dính chặt vào chỗ ngồi thứ hai, còn dép thì đang được nhuộm ở vị trí ngồi thứ ba của chiếc ghế.
Trong bếp, ông hình dung ra có một con ngựa đang nhai cỏ tóp tép được rải lưa thưa trên nền nhà.
Hàng chục binh lính đang chạy lên chạy xuống cầu thang ồn ào và đông đúc. Còn trên giường mình… ông tưởng tượng rằng có ba người lính đang nằm chợp mắt thật thoải mái, mỗi người đeo một tấm biển: “Người lính gương mẫu”.
Trong ngày tổng kết tuần, Cicero đứng trước mặt quân lính và bắt đầu chuyến du lịch ảo về nhà mình.
Trước hết, ông bắt gặp một cái cổng và hai cái cột, chúng ta sẽ nhớ đến điều gì về hai cái cột này?
Tất nhiên là hai ngài bộ trưởng mới.
Bên trong ngôi nhà, bức tượng nữ thần Roman trông rất khác thường. Cicero ngay lập tức nhớ ra nguyên nhân, và bắt đầu nói về… đồng phục mới của Georgius Armanius.
Cái gì trong phòng khách vậy? Ông ta đã nhìn thấy ba thứ đúng không?
Một mũi tên được vót nhọn, chiếc áo giáp bóng nhoáng và dép đang được nhuộm.
Cicero đã chuẩn bị kĩ lưỡng bài phát biểu liên quan đến việc sắp xếp đội ngũ để khỏi làm mất tinh thần quân lính. Sau đó, Cicero đi sang trái ngôi nhà. Ông nhìn thấy gì?
Một con ngựa.
Tại đất nước Roman hào nhoáng, Cicero giải thích về “Chiến dịch vệ sinh sạch sẽ cho ngựa”. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng khi có một con ngựa khỏe mạnh và an toàn trong mùa đông. Một con ngựa bị cảm lạnh và chảy nước mũi sẽ khiến cho quân lính mất hết tinh thần.
Cicero muốn lên phòng ngủ đẹp đẽ của mình ở trên gác nhưng không thể. Đã có hàng chục người lính “trong trí tưởng tượng của ông” đang chạy lên chạy xuống cầu thang.
Cicero nhắc đến “Giải vô địch thể thao khu vực” một cách hăng hái. Tất cả quân lính của ông đột ngột mong muốn được ngồi dưới cây táo.
Cicero “bước vào” phòng ngủ và nhìn thấy ba người lính đang nằm ngủ trên chiếc giường ấm cúng của mình. Ngay lập tức ông nhớ ra mình cũng đã tìm được sự thanh thản và yên bình như vậy. “Một kì nghỉ tại Capri dành cho những người lính gương mẫu”. Ông biết đây là cách kết thúc bài phát biểu. Quân lính được khích lệ bất ngờ. Họ có thể tưởng tượng ra một bãi biển màu vàng, một đại dương xanh và khách du lịch người Byzantine trong những bộ bikini nhỏ nhắn, xinh xắn đang nằm trên bãi biển.
Đã hai nghìn năm trôi qua kể từ đó nhưng mọi thứ không hề thay đổi. Trí nhớ của con người vẫn vậy. Các kĩ thuật được dùng ngày ấy cũng giống như hiện nay mà thôi. Sự khác biệt duy nhất chính là sự thành thạo. Người Roman coi trí nhớ là một tài sản vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, họ làm việc miệt mài để phát triển các kĩ thuật này và áp dụng chúng trong đời sống hàng ngày. Ngày nay, các kĩ năng của chúng ta đã vượt xa so với họ trước đây.
Người Roman không thông minh nhưng họ được rèn luyện tốt hơn. Ở các chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào phát triển sự thành thạo này.
Nhưng trước hết, hãy quay lại với thực tế ngày hôm nay và xem xét kĩ lưỡng ngôi nhà của chúng ta.
Nhà của chúng ta là nơi thân thiết nhất trong vũ trụ. Tất cả những gì liên quan đến nó đều được chúng ta lưu trong trí nhớ dài hạn. Chúng ta nắm rõ nó. Chúng ta thiết kế ra nó và đầu tư vào nó. Chính chúng ta là người quyết định việc sắp xếp ngôi nhà.
Chúng ta cũng dành phần lớn thời gian ở nhà. Nhà cũng là nơi mà ai đó trong gia đình ta đang nóng lòng chờ đợi các thành viên còn lại quay trở về…
Bây giờ chúng ta sẽ tạo ra một danh sách các “móc treo” – các vị trí tham khảo trong nhà chúng ta, như Cicero đã làm. Để làm được việc này, bạn hãy lấy giấy bút và thực hiện các công việc sau:
Hãy chọn ra bốn phòng trong nhà bạn (ví dụ, phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và phòng tắm).
Hãy tưởng tượng là bạn đi vào các phòng này và liệt kê ra năm đồ vật mà bạn nhìn thấy trong mỗi phòng. Việc bạn ghi những đồ vật này theo trật tự chúng được sắp xếp trong phòng này rất quan trọng.
Đồng thời, việc chọn phòng theo thứ tự trong nhà cũng rất quan trọng. Ví dụ như, trong nhà tôi thì ở ngay phía bên trái cổng ra vào là bếp.Vì thế, bếp sẽ là phòng đầu tiên. Sau đó, tôi sẽ hình dung ra những phòng khác theo thứ tự. Tiếp theo là phòng khách (phòng số 2), phòng ngủ (phòng số 3) và phòng tắm (phòng số 4).
Sau khi đã chọn được bốn phòng, bạn hãy đi vào phòng đầu tiên và mang ra năm đồ vật trong đó. Tốt nhất là bạn nên chọn những đồ vật to lớn và tương đối nặng. Những đồ vật này phải khác nhau (chẳng hạn, không nên chọn hai chiếc ghế). Như chúng ta đã đề cập, việc chọn các đồ vật theo thứ tự bạn nhìn thấy rất quan trọng. Thứ tự này có thể theo chiều kim đồng hồ, hay ngược lại. Trong bất kì trường hợp nào bạn cũng không nên đổi thứ tự một cách bừa bãi.
Phòng đầu tiên là phòng bếp chẳng hạn, nó bao gồm những đồ vật sau:
Tủ lạnh, bồn rửa bát, lò vi sóng, lò nướng và bàn.
Hãy liệt kê những đồ vật này theo thứ tự từ một đến năm. Bây giờ, hãy “đi” (trong trí tưởng tượng) vào những phòng khác và cũng làm những việc tương tự như ở phòng đầu tiên. Không được chọn lại những đồ vật mà bạn đã chọn. Chẳng hạn, không chọn bàn ăn trong phòng khách vì bạn đã chọn đồ vật này trong bếp. Hãy đa dạng hóa các loại đồ vật. Sau khi chọn lựa, bạn sẽ có một danh sách liệt kê gồm 20 đồ vật.
Ví dụ, danh sách liệt kê có thể như sau:
Phòng số 1 (bếp): 1. Tủ lạnh, 2. Bồn rửa bát, 3. Lò vi sóng, 4. Lò nướng, 5. Bàn.
Phòng số 2 (phòng khách): 6. Dàn âm thanh nổi, 7. Ti vi, 8. Giá sách, 9. Ghế, 10. Đèn.
Phòng số 3 (phòng ngủ): 11. Tủ tường, 12. Gương, 13. Tủ nhiều ngăn, 14. Giường ngủ, 15. Lò sưởi.
Phòng số 4 (phòng tắm): 16. Vòi hoa sen, 17. Bông tắm, 18. Khăn tắm, 19. Nhà vệ sinh, 20. Giỏ đựng quần áo.
Danh sách liệt kê này là cơ sở cần thiết cho những bước hành động tiếp theo. Cho nên bạn cần nắm vững và ghi nhớ nó. Bạn nên nhẩm đi nhẩm lại danh sách này ngay cả khi bạn bị thức giấc lúc nửa đêm. Bạn nên học thuộc lòng nó. Bạn phải có khả năng lấy nó ra trong trí nhớ với tốc độ ngang bằng với việc bạn nhớ số điện thoại của mình hay tên mình – không quá một giây.
Trước khi ghi nhớ danh sách này trong đầu, chúng ta cần xem xét lại nó một chút.
Trước tiên, hãy xem xét lại kĩ lưỡng để chắc chắn rằng không có hai đồ vật nào giống nhau. Bạn cần đảm bảo rằng chúng được liệt kê theo đúng vị trí sắp xếp trong phòng. Ví dụ như trong phòng số 2, chiếc ghế được xếp sau dàn âm thanh nổi và ti vi, còn giá sách treo trên tường, bạn nên chuyển đổi giữa các đồ vật. Bây giờ chiếc ghế sẽ là đồ vật số 8 và giá sách là số 9.
Đã đến lúc luyện tập, bạn hãy làm theo các bước sau:
Hãy đọc thật to đồ vật đầu tiên trong danh sách. Nếu bạn muốn thì hãy nhắm mắt lại và hình dung ra từng chi tiết của nó. Nếu đó là tủ lạnh, hãy tưởng tượng ra màu sắc của nó, cố gắng nhớ đến chiều cao cũng như tên hãng sản xuất, lắng nghe âm thanh của động cơ,… Và bạn cũng làm tương tự với đồ vật thứ hai, thứ ba,… bạn có 10 phút để thực hiện điều này, hãy làm ngay lập tức.
Xem xét lại danh sách thật tỉ mỉ một lần nữa, đảm bảo rằng hình ảnh của đồ vật phải thật dễ hiểu, rõ ràng. Bạn không cần cố gắng nhớ thứ tự của nó. Hãy đọc danh sách đồ vật mà bạn đã liệt kê thật chậm rãi theo nhịp điệu. Hãy thực hiện công việc ngay lập tức, không được gián đoạn.
Lặp lại bài luyện tập trên nhưng lần này là bắt đầu từ đồ vật cuối cùng – từ số 20 rồi quay ngược trở lại.
Lúc này, chúng ta sẽ tiến hành việc này với tốc độ nhanh hơn một chút. Bạn hãy nhẩm tên đồ vật cuối cùng rồi nhắm mắt lại và hình dung ra nó. Sau đó mở mắt ra, đọc tiếp đồ vật thứ 19, lại nhắm mắt và mường tượng ra nó. Bạn tiếp tục tiến hành tương tự với các đồ vật còn lại trong danh sách.
Bây giờ, hãy để tờ giấy sang một bên. Đã đến lúc bạn nên bắt đầu chuyến du lịch trong tưởng tượng đến ngôi nhà của mình. Bạn hãy đi vào phòng số 1, nhìn vào bên trong. Hãy hình dung ra đồ vật đầu tiên bạn nhìn thấy và nói thật to tên đồ vật đó. Tiếp tục với đồ vật thứ hai theo chiều kim đồng hồ (hay ngược lại). Bạn hãy cho biết đó là đồ vật gì và nhìn cho rõ hình ảnh của nó.
Chúng ta cùng làm lại một lần nữa. Tuy nhiên, lần này chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện từ cuối danh sách. Trong tâm trí, bạn hình dung là mình đi vào phòng số 4 và mường tượng ra đồ vật cuối cùng rồi đọc tên đồ vật đó. Sau đó, tiếp tục gọi tên đồ vật thứ 19 trong danh sách, rồi đồ vật thứ 18, cứ tiếp tục như vậy cho đến đồ vật đầu tiên.
Lần cuối luyện bài tập này chúng ta sẽ thực hiện nhanh hơn một chút. Bắt đầu với đồ vật đầu tiên rồi đi qua từng đồ vật một cho đến hết. Bạn lướt qua các đồ vật như thể chúng thuộc một dây chuyền sản xuất. Bạn không cần phải đọc to tên của chúng. Chắc chắn lần này bạn sẽ thấy mình có thể thực hiện nhanh hơn.
Thậm chí bạn có thể thực hiện nhanh hơn nữa. Theo đánh giá của tôi, ở bước này, bạn có thể hoàn thành danh sách trong tưởng tượng đó chỉ chừng vài giây.
Lúc này bạn đã có một danh sách các đồ vật được sắp xếp trong đầu. Danh sách này được khắc ghi trong trí nhớ dài hạn và chính nó sẽ làm nên những điều kì diệu. Sử dụng bảng danh sách này, bạn có thể nhớ được cách sắp xếp các nhiệm vụ trong trí nhớ.
Danh sách này sẽ giúp bạn có khả năng ghi nhớ một số lượng lớn các tài liệu nghiên cứu mà chỉ mất một nửa thời gian so với phương pháp cũ bạn thường sử dụng.
Phương pháp này chủ yếu được các giảng viên, giáo viên và các nhà phát ngôn sử dụng khi đứng trước mặt người đối diện. Họ phải thuyết trình thật trôi chảy bằng cách sử dụng trí nhớ của chính mình. Nhờ có phương pháp này, bạn sẽ nhớ được danh sách các công việc thường nhật.
Còn bây giờ, hãy thực hiện phương pháp RomanRoom!
Chúng ta vừa học xong nguyên tắc cơ bản tạo nên những liên kết liên tưởng. Chúng ta đã thấy một chuỗi các hình ảnh lố bịch liên quan đến nhau lại có thể khiến ta dễ dàng ghi nhớ như thế nào. Phương pháp liên kết liên tưởng không thể đứng riêng một mình. Cũng giống như các chuỗi liên kết khác, nó phải được thắt chặt, ít nhất là một đầu, với các sự việc khác liên quan.
Việc tạo ra những chiếc “móc” hay “mắc” để giữ được vô số “chuỗi liên kết” chính là cơ sở để sử dụng trí nhớ chính xác và hiệu quả.
Điều này cũng tương tự như một chiếc tủ tường mới có thể chứa hàng chục cái mắc áo. Với mỗi chiếc mắc áo, chúng ta lại treo một bộ quần áo: khi là áo choàng, khi là quần âu và áo vest, đôi khi lại là hai chiếc áo. Quần áo luôn thay đổi nhưng mắc áo thì cố định. Cũng giống như các thông tin mà chúng ta muốn nhớ rất đa dạng. Vì vậy, chúng ta phải đảm bảo rằng những chiếc mắc áo treo thông tin trong trí nhớ của chúng ta luôn cố định.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn, trước hết, tôi sẽ đưa cho bạn một lời giải thích ngắn gọn về sự khác biệt giữa trí nhớ tạm thời và trí nhớ lâu dài.
Chúng ta lưu giữ mọi thông tin ta có được để sử dụng nó đến sau này. Những thông tin này được lưu vào trí nhớ tạm thời hoặc lâu dài.
Trí nhớ tạm thời kéo dài trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. Sau khoảng thời gian ngắn ngủi này, thông tin sẽ “tan rã và biến mất”.
Khi chúng ta gọi 116 để hỏi số một điện thoại nào đó, họ sẽ cung cấp cho chúng ta. Hầu hết chúng ta đều lẩm bẩm và cố ghi vào bộ nhớ trong vòng 30 giây cho đến khi quay số xong. Nếu không có ai nhấc máy hay đường dây đang bận thì có thể sau đó chúng ta phải gọi lại 116 để xin lại số đó, đúng không? Điều này chứng tỏ trí nhớ tạm thời của chúng ta thật sự diễn ra rất ngắn ngủi.
“Hãy gọi cho Joe”, một đồng nghiệp yêu cầu chúng ta, và giống như trong phim khoa học viễn tưởng, như thể hiện tượng này chưa từng xảy ra. Chúng ta chưa từng có cuộc trò chuyện này với người đồng nghiệp. Anh ta cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng ta làm gì, mà ai là Joe chứ…? Tất cả những điều này đều trôi tuột khỏi tâm trí chúng ta bởi vì chúng được xếp vào trí nhớ tạm thời.
Trên thực tế, hầu hết các thông tin mới mẻ mà chúng ta thu thập trong tâm trí đều được xếp vào trí nhớ tạm thời.
Trái lại, khi ai đó kể cho ta nghe về một sự việc vô cùng ấn tượng thì ngay lập tức nó được lưu vào trí nhớ lâu dài. Thông tin này sẽ tồn tại mãi mãi nên chúng ta có thể lấy nó ra bất cứ khi nào trong tương lai, vì nó không bao giờ biến mất.
Khi chúng ta nói về việc phát triển một trí nhớ tuyệt vời thì thực tế có nghĩa là chúng ta chuyển thông tin từ trí nhớ tạm thời sang trí nhớ lâu dài.
Trí nhớ lâu dài chính là “ngân hàng thông tin”, nơi ta có thể gửi vào đó tất cả những gì ta biết. Các thông tin này được lưu giữ rất cẩn thận trong ngân hàng. Như đã nói, chúng ta không thể đánh mất nó vì không thể quên nó.
Hãy “cố gắng” quên tên bạn. Bạn không thể! Thông tin này đã được lưu trong trí nhớ lâu dài của bạn từ khi bạn còn rất nhỏ, và nó sẽ mãi mãi khắc ghi trong tâm trí bạn (ngoại trừ những trường hợp mất trí nhớ do đâu ốm hay tổn thương thân thể).
Nữ hoàng Anh vướng phải một vụ tranh chấp với một người đàn ông, người sau đó đã bị lưu đày ở châu Mĩ. Ba mươi năm sau, ông ta trở về vương quốc. Ông ta tự giới thiệu mình với nữ hoàng và hỏi bà còn nhớ ông ta không.
“Không”, nữ hoàng trả lời, mặc dù bà đã nhớ ông ta rất rõ. “Tôi nhớ rằng tôi đã quên ông…”
Thậm chí khi chúng ta rất muốn quên đi những điều không lấy gì làm vui vẻ thì cũng không thể. Cảm xúc của chúng ta ảnh hưởng tuyệt đối đến những gì liên quan tới trí nhớ lâu dài. Vì thế, sự việc “kém vui vẻ” kia vẫn còn tồn tại, dù ít ỏi, trong ngân hàng trí nhớ của bạn.
Trí nhớ của chúng ta cũng lưu được rất nhiều thông tin có ích. Chúng ta không thể quên được những thông tin này. Vậy tại sao ta không tận dụng nó?
Mục đích của chúng ta là sử dụng thông tin này như một chiếc móc hay mắc áo cố định mà ta có thể treo các thông tin trong thời gian ngắn. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ lấy thông tin mới mẻ mà ta muốn nhớ rồi liên kết nó với thông tin đã có mà ta không thể quên.
Chúng ta sẽ thực hiện điều này bằng cách kết nối nó trong sự liên kết liên tưởng mạnh mẽ. Liên kết này chính là sản phẩm từ khả năng tưởng tượng buồn cười của chúng ta. Sự việc này diễn ra như thế nào? Chắc hẳn bạn rất tò mò muốn biết điều này.
***
Một sự kiện đã xảy ra…
Nhiều năm về trước, một nhà thơ người Hy Lạp tên là Simonidis sống ở ven biển Ê-giê. Một hôm, anh được mời đến ăn tối tại nhà một người bạn giàu có. Trong lúc đang ăn, có người gọi Simonidis ra khu đất ở cổng vào vì có việc khẩn cấp. Simonidis đi ra ngoài để gặp người đã gọi mình, và nhờ có người này mà Simonidis đã giữ được mạng sống. Khi họ đang trò chuyện thì một trận động đất lớn xảy ra. Ngôi nhà mà Simonidis vừa ngồi trong đó chỉ vài phút trước đó đổ sập và chôn vùi tất cả khách khứa đang ăn tối trong đó.
Sau khi dọn sạch gạch đá vỡ, người dân đã rất khó khăn để nhận dạng các vị khách này vì cơ thể họ đã bị phá hủy quá khủng khiếp. Chỉ có Simonidis là người duy nhất làm được việc này, anh có thể gọi tên theo thứ tự từng người ngồi quanh bàn. Quá trình nhận dạng được thực hiện dựa vào trí nhớ của Simonidis. Bằng cách để tâm trí mình chuyển động quanh cái bàn nhằm “nhận ra” ai ngồi cạnh ai, và ở vị trí nào quanh chiếc bàn, anh có thể kể tên tất cả các vị khách trong ngày hôm đó.
Vài năm sau, người La Mã đã hoàn thiện phương pháp “trí nhớ dựa trên vị trí” thành một nghệ thuật.
Như đã nói, vấn đề chính là dựa trên giả định rằng có những điều chắc chắn in sâu trong tâm trí của chúng ta. Tôi đang nói về những thông tin như là cấu trúc hay đồ đạc trong nhà của chúng ta. Chúng ta có thể nhớ chính xác phòng khách trông như thế nào, chiếc ghế đi-văng đặt ở đâu và chiếc ti vi nằm ở vị trí nào. Chúng ta cũng biết cái gì nằm ở bên trái và bên phải ti vi,… Những gì chúng ta cần phải làm là liên kết các thông tin mới mẻ với những đồ vật này. Chúng ta vừa thống nhất rằng những điều này đã tồn tại trong trí nhớ lâu dài của ta.
Cicero, thủ lĩnh quân phiệt người Roman, cũng đã từng sử dụng phương pháp này trong bài phát biểu nồng nhiệt của mình. Cicero đứng trước các binh lính của mình và nói một cách say sưa, nhập tâm về tất cả các chủ đề trên thế giới. Quân lính của ông đã quá ấn tượng với những lời phát biểu hết sức tự tin mà không cần phải nhìn vào bất cứ thứ gì của vị lãnh đạo.
Vì sao Cicero có thể làm được như vậy? Ông ta đã chuẩn bị bài phát biểu đó bằng phương pháp RomanRoom. Ông ta đã tưởng tượng ra nhà mình và gắn các chú đề trong bài phát biểu với những đồ đạc trong nhà mình.
– Hãy hình dung về ngôi nhà của Cicero: Lối đi vào nhà có cổng với hai chiếc cột.
– Mở cánh cổng ra, bạn sẽ thấy tiền sảnh ngôi nhà với bức tượng điêu khác nữ thần Roman đặt ở trung tâm.
– Trong phòng khách có một chiếc ghế xô-pha dành cho ba người.
– Phòng bếp nằm phía bên trái phòng khách.
– Bên ngoài phòng bếp là cầu thang đi lên tầng hai, nơi đặt một chiếc giường ngủ lớn có rèm che.
Và bây giờ hãy tưởng tượng điều mà Cicero muốn nói trong buổi tổng kết hàng tuần của mỗi quân đội.
– Thông báo sự bổ nhiệm hai bộ trưởng mới.
– Đồng phục mới của quân đội được thiết kế rất thời trang theo bộ thiết kế mới của hãng Georgius Armani.
– Chương trình trong năm tới (nhấn mạnh từ việc vót tên nhọn đến vũ khí đạt tiêu chuẩn và dép phải tao nhã, lịch sự).
– Ông muốn nhắc đến “Chiến dịch vệ sinh sạch sẽ cho ngựa”.
– Giải vô địch thể thao trong vùng đã nhất trí sẽ diễn ra vào tháng sau.
– Chế độ nghỉ mát hàng năm dành cho những người lính mẫu mực tại một trung tâm huấn luyện gần Capri.
Tất cả những gì ông cần làm lúc này là liên kết những vấn đề này với cấu trúc và đồ đạc trong nhà mình:
Hai chiếc cột ở cổng – ông có thể hình dung ra hai ngài bộ trưởng mới, mỗi người đang ôm hôn cái cột bên cạnh mình.
Trong trí tưởng tượng của mình, ông có thể mặc cho bức tượng nữ thần Roman bộ đồng phục mới của quân đội (trước đó bức tượng hoàn toàn khỏa thân).
Trên ghế xô-pha dành cho ba người, ông nhìn thấy mũi tên vót nhọn được gắn vào vị trí ngồi đầu tiên. Ông lại nhìn thấy chiếc áo giáp bóng nhoáng dính chặt vào chỗ ngồi thứ hai, còn dép thì đang được nhuộm ở vị trí ngồi thứ ba của chiếc ghế.
Trong bếp, ông hình dung ra có một con ngựa đang nhai cỏ tóp tép được rải lưa thưa trên nền nhà.
Hàng chục binh lính đang chạy lên chạy xuống cầu thang ồn ào và đông đúc. Còn trên giường mình… ông tưởng tượng rằng có ba người lính đang nằm chợp mắt thật thoải mái, mỗi người đeo một tấm biển: “Người lính gương mẫu”.
Trong ngày tổng kết tuần, Cicero đứng trước mặt quân lính và bắt đầu chuyến du lịch ảo về nhà mình.
Trước hết, ông bắt gặp một cái cổng và hai cái cột, chúng ta sẽ nhớ đến điều gì về hai cái cột này?
Tất nhiên là hai ngài bộ trưởng mới.
Bên trong ngôi nhà, bức tượng nữ thần Roman trông rất khác thường. Cicero ngay lập tức nhớ ra nguyên nhân, và bắt đầu nói về… đồng phục mới của Georgius Armanius.
Cái gì trong phòng khách vậy? Ông ta đã nhìn thấy ba thứ đúng không?
Một mũi tên được vót nhọn, chiếc áo giáp bóng nhoáng và dép đang được nhuộm.
Cicero đã chuẩn bị kĩ lưỡng bài phát biểu liên quan đến việc sắp xếp đội ngũ để khỏi làm mất tinh thần quân lính. Sau đó, Cicero đi sang trái ngôi nhà. Ông nhìn thấy gì?
Một con ngựa.
Tại đất nước Roman hào nhoáng, Cicero giải thích về “Chiến dịch vệ sinh sạch sẽ cho ngựa”. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng khi có một con ngựa khỏe mạnh và an toàn trong mùa đông. Một con ngựa bị cảm lạnh và chảy nước mũi sẽ khiến cho quân lính mất hết tinh thần.
Cicero muốn lên phòng ngủ đẹp đẽ của mình ở trên gác nhưng không thể. Đã có hàng chục người lính “trong trí tưởng tượng của ông” đang chạy lên chạy xuống cầu thang.
Cicero nhắc đến “Giải vô địch thể thao khu vực” một cách hăng hái. Tất cả quân lính của ông đột ngột mong muốn được ngồi dưới cây táo.
Cicero “bước vào” phòng ngủ và nhìn thấy ba người lính đang nằm ngủ trên chiếc giường ấm cúng của mình. Ngay lập tức ông nhớ ra mình cũng đã tìm được sự thanh thản và yên bình như vậy. “Một kì nghỉ tại Capri dành cho những người lính gương mẫu”. Ông biết đây là cách kết thúc bài phát biểu. Quân lính được khích lệ bất ngờ. Họ có thể tưởng tượng ra một bãi biển màu vàng, một đại dương xanh và khách du lịch người Byzantine trong những bộ bikini nhỏ nhắn, xinh xắn đang nằm trên bãi biển.
Đã hai nghìn năm trôi qua kể từ đó nhưng mọi thứ không hề thay đổi. Trí nhớ của con người vẫn vậy. Các kĩ thuật được dùng ngày ấy cũng giống như hiện nay mà thôi. Sự khác biệt duy nhất chính là sự thành thạo. Người Roman coi trí nhớ là một tài sản vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, họ làm việc miệt mài để phát triển các kĩ thuật này và áp dụng chúng trong đời sống hàng ngày. Ngày nay, các kĩ năng của chúng ta đã vượt xa so với họ trước đây.
Người Roman không thông minh nhưng họ được rèn luyện tốt hơn. Ở các chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào phát triển sự thành thạo này.
Nhưng trước hết, hãy quay lại với thực tế ngày hôm nay và xem xét kĩ lưỡng ngôi nhà của chúng ta.
Nhà của chúng ta là nơi thân thiết nhất trong vũ trụ. Tất cả những gì liên quan đến nó đều được chúng ta lưu trong trí nhớ dài hạn. Chúng ta nắm rõ nó. Chúng ta thiết kế ra nó và đầu tư vào nó. Chính chúng ta là người quyết định việc sắp xếp ngôi nhà.
Chúng ta cũng dành phần lớn thời gian ở nhà. Nhà cũng là nơi mà ai đó trong gia đình ta đang nóng lòng chờ đợi các thành viên còn lại quay trở về…
Bây giờ chúng ta sẽ tạo ra một danh sách các “móc treo” – các vị trí tham khảo trong nhà chúng ta, như Cicero đã làm. Để làm được việc này, bạn hãy lấy giấy bút và thực hiện các công việc sau:
Hãy chọn ra bốn phòng trong nhà bạn (ví dụ, phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và phòng tắm).
Hãy tưởng tượng là bạn đi vào các phòng này và liệt kê ra năm đồ vật mà bạn nhìn thấy trong mỗi phòng. Việc bạn ghi những đồ vật này theo trật tự chúng được sắp xếp trong phòng này rất quan trọng.
Đồng thời, việc chọn phòng theo thứ tự trong nhà cũng rất quan trọng. Ví dụ như, trong nhà tôi thì ở ngay phía bên trái cổng ra vào là bếp.Vì thế, bếp sẽ là phòng đầu tiên. Sau đó, tôi sẽ hình dung ra những phòng khác theo thứ tự. Tiếp theo là phòng khách (phòng số 2), phòng ngủ (phòng số 3) và phòng tắm (phòng số 4).
Sau khi đã chọn được bốn phòng, bạn hãy đi vào phòng đầu tiên và mang ra năm đồ vật trong đó. Tốt nhất là bạn nên chọn những đồ vật to lớn và tương đối nặng. Những đồ vật này phải khác nhau (chẳng hạn, không nên chọn hai chiếc ghế). Như chúng ta đã đề cập, việc chọn các đồ vật theo thứ tự bạn nhìn thấy rất quan trọng. Thứ tự này có thể theo chiều kim đồng hồ, hay ngược lại. Trong bất kì trường hợp nào bạn cũng không nên đổi thứ tự một cách bừa bãi.
Phòng đầu tiên là phòng bếp chẳng hạn, nó bao gồm những đồ vật sau:
Tủ lạnh, bồn rửa bát, lò vi sóng, lò nướng và bàn.
Hãy liệt kê những đồ vật này theo thứ tự từ một đến năm. Bây giờ, hãy “đi” (trong trí tưởng tượng) vào những phòng khác và cũng làm những việc tương tự như ở phòng đầu tiên. Không được chọn lại những đồ vật mà bạn đã chọn. Chẳng hạn, không chọn bàn ăn trong phòng khách vì bạn đã chọn đồ vật này trong bếp. Hãy đa dạng hóa các loại đồ vật. Sau khi chọn lựa, bạn sẽ có một danh sách liệt kê gồm 20 đồ vật.
Ví dụ, danh sách liệt kê có thể như sau:
Phòng số 1 (bếp): 1. Tủ lạnh, 2. Bồn rửa bát, 3. Lò vi sóng, 4. Lò nướng, 5. Bàn.
Phòng số 2 (phòng khách): 6. Dàn âm thanh nổi, 7. Ti vi, 8. Giá sách, 9. Ghế, 10. Đèn.
Phòng số 3 (phòng ngủ): 11. Tủ tường, 12. Gương, 13. Tủ nhiều ngăn, 14. Giường ngủ, 15. Lò sưởi.
Phòng số 4 (phòng tắm): 16. Vòi hoa sen, 17. Bông tắm, 18. Khăn tắm, 19. Nhà vệ sinh, 20. Giỏ đựng quần áo.
Danh sách liệt kê này là cơ sở cần thiết cho những bước hành động tiếp theo. Cho nên bạn cần nắm vững và ghi nhớ nó. Bạn nên nhẩm đi nhẩm lại danh sách này ngay cả khi bạn bị thức giấc lúc nửa đêm. Bạn nên học thuộc lòng nó. Bạn phải có khả năng lấy nó ra trong trí nhớ với tốc độ ngang bằng với việc bạn nhớ số điện thoại của mình hay tên mình – không quá một giây.
Trước khi ghi nhớ danh sách này trong đầu, chúng ta cần xem xét lại nó một chút.
Trước tiên, hãy xem xét lại kĩ lưỡng để chắc chắn rằng không có hai đồ vật nào giống nhau. Bạn cần đảm bảo rằng chúng được liệt kê theo đúng vị trí sắp xếp trong phòng. Ví dụ như trong phòng số 2, chiếc ghế được xếp sau dàn âm thanh nổi và ti vi, còn giá sách treo trên tường, bạn nên chuyển đổi giữa các đồ vật. Bây giờ chiếc ghế sẽ là đồ vật số 8 và giá sách là số 9.
Đã đến lúc luyện tập, bạn hãy làm theo các bước sau:
Hãy đọc thật to đồ vật đầu tiên trong danh sách. Nếu bạn muốn thì hãy nhắm mắt lại và hình dung ra từng chi tiết của nó. Nếu đó là tủ lạnh, hãy tưởng tượng ra màu sắc của nó, cố gắng nhớ đến chiều cao cũng như tên hãng sản xuất, lắng nghe âm thanh của động cơ,… Và bạn cũng làm tương tự với đồ vật thứ hai, thứ ba,… bạn có 10 phút để thực hiện điều này, hãy làm ngay lập tức.
Xem xét lại danh sách thật tỉ mỉ một lần nữa, đảm bảo rằng hình ảnh của đồ vật phải thật dễ hiểu, rõ ràng. Bạn không cần cố gắng nhớ thứ tự của nó. Hãy đọc danh sách đồ vật mà bạn đã liệt kê thật chậm rãi theo nhịp điệu. Hãy thực hiện công việc ngay lập tức, không được gián đoạn.
Lặp lại bài luyện tập trên nhưng lần này là bắt đầu từ đồ vật cuối cùng – từ số 20 rồi quay ngược trở lại.
Lúc này, chúng ta sẽ tiến hành việc này với tốc độ nhanh hơn một chút. Bạn hãy nhẩm tên đồ vật cuối cùng rồi nhắm mắt lại và hình dung ra nó. Sau đó mở mắt ra, đọc tiếp đồ vật thứ 19, lại nhắm mắt và mường tượng ra nó. Bạn tiếp tục tiến hành tương tự với các đồ vật còn lại trong danh sách.
Bây giờ, hãy để tờ giấy sang một bên. Đã đến lúc bạn nên bắt đầu chuyến du lịch trong tưởng tượng đến ngôi nhà của mình. Bạn hãy đi vào phòng số 1, nhìn vào bên trong. Hãy hình dung ra đồ vật đầu tiên bạn nhìn thấy và nói thật to tên đồ vật đó. Tiếp tục với đồ vật thứ hai theo chiều kim đồng hồ (hay ngược lại). Bạn hãy cho biết đó là đồ vật gì và nhìn cho rõ hình ảnh của nó.
Chúng ta cùng làm lại một lần nữa. Tuy nhiên, lần này chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện từ cuối danh sách. Trong tâm trí, bạn hình dung là mình đi vào phòng số 4 và mường tượng ra đồ vật cuối cùng rồi đọc tên đồ vật đó. Sau đó, tiếp tục gọi tên đồ vật thứ 19 trong danh sách, rồi đồ vật thứ 18, cứ tiếp tục như vậy cho đến đồ vật đầu tiên.
Lần cuối luyện bài tập này chúng ta sẽ thực hiện nhanh hơn một chút. Bắt đầu với đồ vật đầu tiên rồi đi qua từng đồ vật một cho đến hết. Bạn lướt qua các đồ vật như thể chúng thuộc một dây chuyền sản xuất. Bạn không cần phải đọc to tên của chúng. Chắc chắn lần này bạn sẽ thấy mình có thể thực hiện nhanh hơn.
Thậm chí bạn có thể thực hiện nhanh hơn nữa. Theo đánh giá của tôi, ở bước này, bạn có thể hoàn thành danh sách trong tưởng tượng đó chỉ chừng vài giây.
Lúc này bạn đã có một danh sách các đồ vật được sắp xếp trong đầu. Danh sách này được khắc ghi trong trí nhớ dài hạn và chính nó sẽ làm nên những điều kì diệu. Sử dụng bảng danh sách này, bạn có thể nhớ được cách sắp xếp các nhiệm vụ trong trí nhớ.
Danh sách này sẽ giúp bạn có khả năng ghi nhớ một số lượng lớn các tài liệu nghiên cứu mà chỉ mất một nửa thời gian so với phương pháp cũ bạn thường sử dụng.
Phương pháp này chủ yếu được các giảng viên, giáo viên và các nhà phát ngôn sử dụng khi đứng trước mặt người đối diện. Họ phải thuyết trình thật trôi chảy bằng cách sử dụng trí nhớ của chính mình. Nhờ có phương pháp này, bạn sẽ nhớ được danh sách các công việc thường nhật.
Còn bây giờ, hãy thực hiện phương pháp RomanRoom!