Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Bí mật của một trí nhớ siêu phàm

Chương 2: Một Hướng Tiếp Cận Mới

Tác giả: Eran Katz

Bước 1: Mong muốn – động lực cho những người thiếu động lực

Khi còn là sinh viên, tôi đã làm công việc phụ đạo cho việc cải thiện trí nhớ.

Một lần, tôi được yêu cầu đến nhà một phụ nữ đã có tuổi, cô đơn – người muốn thuê tôi.

Trong vòng một tiếng rưỡi, tôi ngồi và cố gắng bằng mọi cách hướng dẫn cho bà cách ghi nhớ những gì liên quan đến bà một cách rõ ràng – khóa cửa trước khi ra khỏi nhà, uống thuốc đúng giờ, nhớ các cuộc hẹn với bác sĩ.

Đó là một bài học kì lạ, vì bà đã hoàn thành tất cả những gì tôi đã nói, cùng với bảy câu nói của riêng bà, chủ yếu là về gia đình và tuổi thơ, cộng với một nghìn thứ khác không liên quan gì đến trí nhớ.

Một tuần sau, khi đang đi dạo trên phố, tôi tình cờ gặp lại bà. Tôi tiến lại và chào hỏi.

“Chúng ta quen nhau à?” Bà ta nhìn tôi, sự bối rối hiện rõ trên mặt. Bà ta không còn nhớ tôi.

Câu chuyện này đáng cười hay đáng buồn phụ thuộc hoàn toàn vào cách bạn nhìn nhận nó. Tôi kể ra câu chuyện này vì nó chứa đựng một bài học – bạn không thể đặt mục tiêu và đạt được nó nếu bạn không thật sự muốn. Người phụ nữ này không thật sự học cách cải thiện trí nhớ của mình. Chỉ đơn giản là bà ta đang cô đơn và muốn kết bạn với tôi. Bà ta có nhu cầu muốn nói chuyện với một ai đó. Và với bà ta, cách tốt nhất là trả tiền dạy cho tôi để học cách “cải thiện trí nhớ”. Nên bà ta không hề cảm thấy thích thú với chuyện học.

Có lẽ chúng ta đã từng nghe câu nói “Không có gì là không thể, chỉ là không muốn mà thôi”.

Những người không thật sự mong muốn, thực ra là không thể. Cho dù tôi có dạy bạn tất cả những kỹ thuật ghi nhớ tốt nhất trên thế giới thì chúng cũng chẳng có ích gì cho bạn nếu bạn không tin rằng trí nhớ của bạn tốt hơn nhiều so với bạn tưởng tượng rất nhiều, và bạn thật sự muốn nó trở nên hoàn hảo. Điều này tương tự như việc học bơi với một tấn buộc thòng lọng ở cổ kéo xuống.

Không còn nghi ngờ gì nữa, thật khó thoát khỏi lối suy nghĩ về trí nhớ đã “ăn sâu bám rễ” trong chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có khả năng làm được điều này.

Bạn còn nhớ bước tiến bộ từ máy đánh chữ lên máy tính xử lý văn bản không? Đó là sự thay đổi tâm lý khó khăn đối với những người đã quen với chiếc máy đánh chữ trong nhiều năm. Nhờ có sự xuất hiện của máy tính xử lý văn bản mà chất lượng cuộc sống con người được cải thiện đáng kể. Nó trở thành công cụ vô cùng quan trọng. Thay vì phải phục vụ nó như bạn đang làm trong hiện tại thì nó sẽ phục vụ bạn trong mọi lĩnh vực ở cuộc sống.

Như đã đề cập, một số người bị ức chế về trí nhớ, điều này cản trở họ muốn và tin vào khả năng cải thiện trí nhớ. Sự ức chế này là hậu quả của những “sự cố” cụ thể – những sự cố có thể thổi bay kí ức trước đây của chúng ta… khi ta không thể nhớ tên một người nào đó khi họ vẫn nhớ tên ta. Hay khi chúng ta quên béng mất những điều đã học trong suốt kì thi, hoặc chẳng nhớ gì đến một cuộc họp quan trọng. Sự lãng quên này cùng với những phản hồi tiêu cực khiến chúng ta ngày càng có thái độ bi quan và mất hết động lực thúc đẩy cải thiện trí nhớ.

Rồi sau đó thì sao? Liệu chúng ta có thể cài động lực vào những hoàn cảnh như vậy không? Cũng giống như trong các phạm vi khác của cuộc sống – việc tìm ra nhân tố tích cực sẽ nhắc nhở chúng ta biết có nhiều lựa chọn…

Bước 2: Các nhân tố tích cực – động lực cho người mới bắt đầu

Bạn còn nhớ những giây phút thành công trong cuộc đời mình chứ? Đó là khi bạn là người duy nhất trong rất nhiều các ứng viên khác được tuyển dụng, là khi bạn giành được một giải thưởng, là khi bạn đạt được mục đích trong một cuộc thương lượng phức tạp, hay đạt điểm 10 trong kỳ thi? Những đỉnh cao thành công đó tương tự như những cái móc mà người leo núi dùng để bám vào đá, mang lại cho họ sự an toàn, khả năng và khát khao để tiếp tục leo lên. Sự an toàn này ban cho chúng ta sự phản hồi tích cực mà chúng ta cần, chứng minh rằng chúng ta có thể thành công và tiến bộ. Đồng thời chúng còn tạo cho ta động lực để tiếp tục vượt qua những chặng đường khó khăn trong cuộc đời.

Điều này cũng giống với trí nhớ của chúng ta.

Chúng ta đã bàn luận về những trường hợp ta phải xin lỗi người mà ta đã quên tên họ, và cảm giác thất bại khi đối mặt thực tế là họ vẫn nhớ tên ta. Vậy còn tình huống ngược lại thì sao – tình huống khi ta nhớ họ nhưng ho lại không thể nhớ ta? Chắc hẳn ai cũng từng gặp phải trường hợp này. Bạn còn nhớ cảm giác đó chứ?

“Chúng ta đã gặp nhau ở đâu nhỉ?”. Anh ta đang cố gắng nhớ lại, còn bạn thì đang run lên vì chiến thắng – giống như một đối thủ trong những trò chơi truyền hình, người đã biết câu trả lời – chờ đợi trong vui sướng đến giây phút mình có thể nói: “Chúng ta đã gặp nhau tại một khách sạn, trong khu trượt tuyết núi Killington vào mùa đông năm ngoái mà… Tên anh là Nathan đúng không?”. Và anh ta nói những điều mà bạn xứng đáng được nghe với vẻ nhượng bộ: “Giỏi quá! Anh có trí nhớ thật tuyệt vời!”, “Đúng thế!” bạn tự nghĩ như vậy rồi bắt tay anh ta thật chặt – một cái bắt tay thật tự tin. Bạn đã dẫn trước 1 – 0.

Chuyện gì sẽ xảy ra với bạn ngày hôm sau, với mt vài người khác? Rồi một tuần sau nữa? Với tất cả những sự việc xảy ra, bạn nhận được những lời khen ngợi và phản hồi tích cực về trí nhớ của bạn chứ? Rất tự nhiên, bạn sẽ phát triển hướng tiếp cận tích cực về vấn đề liên quan đến khả năng nhớ tên người khác. Với cách này, trong tương lai, bạn sẽ có động lực để nhớ tên và những gì liên quan đến người mới gặp. Đồng thời nó cũng mang lại sự tự tin và niềm tin vào trí nhớ của mình, cho bạn một trí nhớ tuyệt vời trong lĩnh vực này – người ta đã nói với bạn như vậy!!!

Tất cả chúng ta đều có một chiếc “chuông ký ức” trong đầu. Chiếc chuông này được lập trình rung lên vào những thời điểm nhất định khi chạm trán những trường hợp cụ thể, còn trong những trường hợp khác thì nó chỉ im lặng.

Nếu ta nhận được những lời khen ngợi cho trí nhớ tuyệt vời về âm nhạc đương đại thì chiếc chuông sẽ rung lên khi chúng ta nghe một bài hát mới trên đài. Hồi chuông đó nói với ta rằng: “Hãy nghe thật kỹ bài hát và lời. Hãy nhớ tên ban nhạc biểu diễn bài hát này, bởi vì bạn có một trí nhớ tuyệt vời về lĩnh vực này mà.”

Trái lại, nếu chúng ta có cái nhìn tiêu cực về khả năng ghi nhớ ngày sinh nhật của người khác, vì ta luôn quên, thì chiếc chuông đó được lập trình là không rung lên khi ai đó nhắc đến ngày sinh nhật của họ.

“Thứ năm tuần tới là sinh nhật mình”, anh ta hào hứng nói với bạn, nhưng chiếc chuông vẫn không hề rung lên, như nhắc bạn rằng: “Hãy quên nó đi, đừng quan tâm. Bạn sẽ không nhớ nó đâu, bởi vì trí nhớ của bạn về lĩnh vực này rất kém mà.”

Khả năng ghi nhớ một điều gì đó chính là kết quả từ quan điểm của chúng ta. Điểm mấu chốt là phải duy trì trí nhớ của bản thân đối với những lĩnh vực mà ta thấy tự tin, và thay đổi quan điểm đối với những lĩnh vực mà trí nhớ kém phát huy. Lần sau khi đứng trước mặt Allan – người mà bạn không nhớ tên – đừng xin lỗi! Hãy nhìn anh ta và nói: “Lần sau nhất định tôi sẽ nhớ tên anh”. Và điều này chắc chắn sẽ xảy ra vì bạn đã lập trình cho chiếc chuông của bạn kêu trong trường hợp này. Ban đã thiết lập cho nhận thức của mình nhớ tên anh ta. Nếu bạn vẫn còn hoài nghi về điều này thì cũng đừng lo lắng, trong chương trình “Làm thế nào để nhớ tên và mặt một người?”, bạn sẽ học được cách nhớ tên Allan.

Sau này, khi bạn mất 15 phút để đi tìm chìa khóa thì cũng đừng tức giận hay thất vọng. Hãy nhớ rằng theo thống kê thì trường hợp này rất ít khi xảy ra. Hãy tiếp tục các công việc hằng ngày của bạn và quên sự việc này đi! Điều này cũng tương tự với các cuộc hẹn, các nhiệm vụ chưa hoàn thành hay các yêu cầu chưa được thực hiện mà bạn đã quên mất.

Đừng xin lỗi! Hãy chỉ đơn giản là sắp xếp lại và khẳng định rằng: “Điều này sẽ không lặp lại nữa!” và bạn sẽ chứng minh điều đó.

Bước 3: Năng lực thật sự – động lực để phát triển

Những người tự tin vào bản thân thường gặt hái được nhiều thành công vì họ biết rằng năng lực tiềm tang của họ là vô tận. Họ cũng không sợ thất bại vì niềm tin của họ vào năng lực bản thân là rất lớn.

Một trong số những người nổi tiếng vì sự tự tin cao là Muhammad Ali, nhà vô địch quyền anh hạng nặng trên thế giới. Người ta chú ý đến Ali bởi vì cái miệng khoác lác của anh, luôn tranh thủ mọi cơ hội để khẳng định ta đây là số một. Trong một buổi biểu diễn của Ali, một nhà báo kỳ cựu – người đã phát chán cái tính khoe khoang của anh ta – đã tiến lại gần và hỏi: “Ali này, anh có thể cho tôi biết anh chơi golf tốt như thế nào không?”

“Tôi là người chơi golf cừ nhất trong số bọn họ”, Ali tự tin trả lời, “có điều tôi chưa từng thể hiện mà thôi…”

Cho dù Muhammad Ali chỉ trả lời một cách dí dỏm, nhưng điều đó nói lên rằng anh thật sự có một động lực lớn để hướng tới thành công cho tất cả những việc mà anh làm.

***

Đến với Mexico, các du khách sẽ bị thu hút bởi một trò vui, đó là loài bọ chét được huấn luyện.

Con bọ chét được huấn luyện sẽ nhảy lên cao bằng miệng một chiếc bình thủy tinh đang mở nắp, mà không hề nhảy ra ngoài.

Quá trình huấn luyện như sau: người ta cho con bọ chét vào trong chiếc bình rồi đậy nắp kín. Không thích môi trường mới, con vật sẽ cố gắng nhảy ra ngoài, nhưng thay vì thoát khỏi nơi đó, nó va phải nắp bình và rơi lại xuống đáy. Do quá trình rút ra kết luận của con bọ chét không tốt nên nó cừ thử vận may của mình hết lần này đến lần khác, để cuối cùng cũng chỉ biết được rằng cái nắp vẫn nằm nguyên chỗ cũ. Vì vậy, trong ba giờ tiếp theo, con bọ chét tiếp tục nhảy lên, va nắp bình, rơi xuống đáy, rồi lại tiếp tục thử vận may.

Nỗ lực đến giờ thứ tư thì nó bắt đầu nhận ra chính cái nắp đã cản trở nó thoát ra ngoài. Trong giây phút phấn khởi, nó đưa ra một quyết định phi thường: nhảy lên một độ cao xác định sao cho đầu nó không va phải cái nắp.

Từ lúc đó con bọ chét chỉ nhảy gần tới cái nắp và dừng lại cách đó khoảng 1,6mm. Lúc này anh hùng của chúng ta sẽ chọn cho mình một vị trí nghỉ ngơi thoải mái ở độ cao thích hợp, nơi mà nó không bị va đầu vào nắp bình khi liên tục nhảy lên.

Đến lúc này chúng ta có thể bỏ cái nắp ra khỏi bình mà không sợ con bọ chét nhảy ra ngoài. Nó sẽ luôn luôn nghĩ có một chiếc nắp đậy cản trở nó thoát khỏi chiếc bình.

Tất nhiên, bài học ở câu chuyện này chính là về bản thân chúng ta và trí nhớ của chúng ta. Ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống, chúng ta thường xác định một điểm dừng cụ thể mà ta tin rằng khả năng nhớ của chúng ta đã cạn kiệt.

Chúng ta cố gắng nhảy ra, chúng ta bị đập đầu và tự tạo ra chiếc “nắp” cho chính mình – tiềm năng của chúng ta bị kìm kẹp và khóa lại vĩnh viễn. Đó là cách mà chúng ta trở nên tàn tật về tinh thần; chúng ta hạn chế khả năng của mình mà không biết rằng còn lâu chúng ta mới trở nên như vậy.

Trong lịch sử có rất nhiều trường hợp, vào một ngày nào đó, họ tỉnh dậy và nhận ra năng lực tiềm tàng của họ không phải từ việc nhận được những phản hồi tích cực. Họ tìm kiếm và thấy chiếc nắp đã biến mất, họ sẽ “nhảy cao” hết mức có thể. Họ là những người sinh ra không phải đã có một trí nhớ tuyệt vời. Họ đã phát triển nó thậm chỉ cả khi họ đã có tuổi.

Bạn có từng nghĩ trong thực tế, những người mù, không có bất kỳ một công cụ hỗ trợ họ ghi nhớ không? Một người mù thì không thể mang theo một tờ giấy ghi danh sách đồ cần mua đến chợ được vì họ không thể đọc được nó. Họ cũng không cần đến nó vì họ tin vào trí nhớ của mình. Khi họ tình cờ gặp một người bạn và xin số điện thoại của anh ta – họ cũng không viết ra số điện thoại đó. Họ sẽ ghi nhớ nó – họ không còn sự lựa chọn nào khác. Nếu bạn nghĩ rằng điều này không phải là một khó khăn lớn vì họ đã có thói quen này nhiều năm rồi thì Arturo Toscanini, một nhà lãnh đạo vĩ đại, lại nghĩ khác.

Trong những ngày tồi tệ, Toscanini đã đánh mất khả năng nhìn, và cách duy nhất để ông có thể quản lý dàn nhạc mà mình say mê là phải phát triển một trí nhớ siêu phàm với dàn nhạc của ông ta. Người ta đã kể rất nhiều câu chuyện về trí nhớ tuyệt vời này của ông. Một trong những câu chuyện hay nhất kể về người nhạc công, trong một buổi biểu diễn quan trọng, đã bước vào phòng của Toscanini xin lỗi ông vì không thể biểu diễn trong tối hôm đó vì nhạc cụ của anh ta bị trục trặc, không thể chơi được khóa SOL. Toscanini suy nghi vài phút rồi nói: “Anh có thể biểu diễn. Tác phẩm chúng ta biểu diễn tối nay sẽ không có khóa SOL”. Toscanini đã chỉ huy toàn bộ bản nhạc mà không cần đến sự hỗ trợ của bản phối tổng phổ.

Tiến sĩ Charles Elliot, hiệu trưởng trường Đại học Harvard trong bốn mươi năm, đã nhớ tên tất cả những sinh viên học ở trường. Ông phát triển trí nhớ kỳ lạ của mình sau khi cảm thấy mệt mỏi với rất nhiều sự việc đã xảy ra khiến ông phải lúng túng. Ông liên tục phải chịu đựng điều này bởi ông không thể nhớ tên những đồng nghiệp thân thiết nhất của mình. Elliot đã đi đến một quyết định mang tính chiến lược để thay đổi tình trạng này và phát triển động lực kỳ lạ để có thể nhớ tên bất kỳ người nào mà ông gặp.

Tại một thị trấn nhỏ ở Mỹ, người ta biết đến một phụ nữ lớn tuổi người Qcmenia bởi trí nhớ siêu phàm của bà. Vợ chồng bà quản lý một cửa hàng tạp hóa lâu đời. Một ngày nọ, chồng bà qua đời, và bà lại một mình tiếp tục điều hành cửa hàng. Khó khăn ở chỗ bà mù chữ nên không thể tính toán. Vì bà luôn sẵn sàng cho khách hàng mua chịu nên bà phải ghi nhớ trong đầu những người nợ tiền cũng như số tiền nợ chính xác. Bà không còn cách nào khác là phải phát triển một trí nhớ tốt. Bà không phải là người am hiểu trong lĩnh vực này nhưng bà đã phá vỡ “nắp đậy” và đưa trí nhớ của mình lên tầm cao mà trước đây bà không bao giờ có được.

Những ví dụ này và nhiều ví dụ khác được đưa ra vì cùng một lý do – để nhấn mạnh rằng một người sinh ra có trí nhớ ở mức trung bình thì có thể phát triển chúng thành trí nhớ siêu phàm, thậm chí ngay cả khi tuổi đã cao – nếu họ thật sự muốn.

Chúng ta không nên nhắc đến từ “động lực” như một khái niệm chung chung, hay nói cách khác động lực không chỉ là khát khao cải thiện trí nhớ. Động lực có hiệu quả trong thuật ngữ trí nhớ là mong muốn ghi nhớ những thứ cụ thể với mục đích nhất định. Mỗi người đều nhận thức được những lĩnh vực mà mình thông thạo cũng như những lĩnh vực còn yếu kém. Hãy xem xét lĩnh vực nào bạn thật sự yếu kém và bắt đầu giải quyết. Hãy nghĩ đến những lợi ích mà bạn có được nếu bạn có một trí nhớ tuyệt vời trong lĩnh vực đó. Sau khi hoàn thành, hãy tiếp tuc với những lĩnh vực khác.

Cho đến lúc này, chúng ta đã học được những điểm quan trọng sau:

1. Trí nhớ của chúng ta tốt hơn chúng ta nghĩ.

2. Đôi khi nó được phép thất bại.

3. Nếu chúng ta không đối xử quá nghiêm khắc với những thất bại đó, nếu chúng ta tin tưởng nó – nó sẽ không làm ta thất vọng.

4. Với quan điểm tích cực – nó sẽ khiến chúng ta phải ngạc nhiên.

5. Nếu chúng ta thoát ra khỏi “nắp đậy” và thật sự mong muốn có một trí nhớ tuyệt vời – nó sẽ khiến chúng ta kinh ngạc.

Nếu chúng ta coi trí nhớ như một “hàng hóa” thì cho đến lúc này tôi đang cố gắng “bán” lại trí nhớ cho bạn. Tôi đã cho bạn biết những đặc điểm, đặc tính, cũng như một vài khám phá ngạc nhiên khác. Tôi không muốn bạn chấp nhận nó như một món quà hay coi nó là hiển nhiên. Tôi muốn bạn mua nó với giá gốc.

Khi bạn mua một sản phẩm nào đó với giá cao, thông thường bạn sẽ so sánh giá của nó với những sản phẩm tương tự. Tôi vẫn chưa nói đến phần thú vị của sự mua bán này: cho bạn biết là hàng bạn mua có gì hơn so với của người khác sau khi đọc xong cuốn sách này.

Với trí nhớ đã được rèn luyện, bạn có thể:

– Gặp gỡ 50 người tại một bữa tiệc và nhiều năm sau vẫn nhớ tên cũng như nhiều thông tin liên quan đến họ.

– Nhớ hàng trăm số điện thoại mà không cần đến danh bạ điện thoại.

– Nhớ được phần lớn các tài liệu chỉ sau 1 lần đọc.

– Thuyết trình thoải mái trước khách hàng mà không cần đến ghi chú, Powerpoint hay sự hỗ trợ nào khác.

– Xáo trộn căn phòng mà vẫn biết được vị trí của từng đồ đạc.

– Thực hiện sự tập trung trí nhớ đặc biệt! – nhớ danh sách hàng trăm mục mà bạn chỉ mới đọc qua một lần duy nhất, có thể nhắc lại từ đầu đến cuối và gọi tên chính xác mục thứ 47.

– Nhớ một cuộc hẹn cách đây 6 tháng mà không cần nhìn lịch.

– Điền đầy đủ một mẫu xổ số và trúng 3 triệu đô la một tuần (chà, xem chừng đây là một tình huống khác… chẳng cần gì đến trí nhớ cả J).

Trừ trường hợp xổ số ra thì tôi có thể khẳng định rằng, bạn có thể thực hiện được tất cả những điều liệt kê ở trên với trí nhớ hoàn toàn mới của mình. Điều này không thể xảy ra ngay lập tức, bạn cần phải luyện tập và rèn luyện thì sự thay đổi này mới xảy ra. Cũng giống như việc bạn không thể chạy 30 km mà không cần đến một quá trình luyện tập thích hợp và một cơ thể phát triển khỏe mạnh, hay không thể hát trong vòng 1,5 giờ mà không cần thầy luyện âm – điều này cũng tương tự nhu cầu rèn luyện trí nhớ dần dần.. Đồng thời, quá trình luyện tập phải ngày càng nhanh và có hiệu quả, và khi bạn đọc xong cuốn sách này, bạn có thể đạt được kết quả ngay lập tức.

Tôi dám khẳng định với bạn rằng, nếu bạn hợp tác và thực hiện đầy đủ những bài luyện tập thú vị trong cuốn sách này, khả năng ghi nhớ của bạn sẽ tăng ít nhất là 50%.

Sự thật đang dần dần được phơi bày. Có phải bạn mua trí nhớ mới này hay không? Tôi có thể hiểu nếu bạn vẫn còn nghi ngờ và không tin tưởng lắm – điều đó thật tồi tện nhưng bạn vẫn còn cơ hội thay đổi sau đó. Nếu bạn thiết tha với ý tưởng này và mong muốn tiếp tục tiến lên – con đường đi của bạn chắc chắn sẽ dễ dàng hơn. Tôi cần nhấn mạnh rằng cuốn sách này không phải là tiểu thuyết của John Grisham – sẽ chẳng có ích gì nếu bạn đọc lướt qua những trang cuối cùng của quyển sách để tìm ra đoạn kết của câu chuyện. Bạn sẽ không thể tìm ra bí mật của trí nhớ siêu phàm ở trang cuối và cũng đừng hy vọng bạn có thể thực hiện ngay lập tức những hứa hẹn của tôi. Bạn vừa mua được một sản phẩm mới, bạn chờ đợi và háo hức được sử dụng nó là một điều dễ hiểu, nhưng nếu bạn đã kiên nhẫn chờ đợi trong một năm thì hãy cố đọc thêm vài chương nữa nhé!

Bây giờ, với cuốn sách của người huấn luyện, việc học một vài nguyên tắc hoạt động đơn giản là điều cần thiết. Sau đó, bạn sẽ tiếp tục học những phương pháp hiệu quả để có thể nhận được những lợi ích từ sản phẩm mới mua được.

Bước 1: Mong muốn – động lực cho những người thiếu động lực

Khi còn là sinh viên, tôi đã làm công việc phụ đạo cho việc cải thiện trí nhớ.

Một lần, tôi được yêu cầu đến nhà một phụ nữ đã có tuổi, cô đơn – người muốn thuê tôi.

Trong vòng một tiếng rưỡi, tôi ngồi và cố gắng bằng mọi cách hướng dẫn cho bà cách ghi nhớ những gì liên quan đến bà một cách rõ ràng – khóa cửa trước khi ra khỏi nhà, uống thuốc đúng giờ, nhớ các cuộc hẹn với bác sĩ.

Đó là một bài học kì lạ, vì bà đã hoàn thành tất cả những gì tôi đã nói, cùng với bảy câu nói của riêng bà, chủ yếu là về gia đình và tuổi thơ, cộng với một nghìn thứ khác không liên quan gì đến trí nhớ.

Một tuần sau, khi đang đi dạo trên phố, tôi tình cờ gặp lại bà. Tôi tiến lại và chào hỏi.

“Chúng ta quen nhau à?” Bà ta nhìn tôi, sự bối rối hiện rõ trên mặt. Bà ta không còn nhớ tôi.

Câu chuyện này đáng cười hay đáng buồn phụ thuộc hoàn toàn vào cách bạn nhìn nhận nó. Tôi kể ra câu chuyện này vì nó chứa đựng một bài học – bạn không thể đặt mục tiêu và đạt được nó nếu bạn không thật sự muốn. Người phụ nữ này không thật sự học cách cải thiện trí nhớ của mình. Chỉ đơn giản là bà ta đang cô đơn và muốn kết bạn với tôi. Bà ta có nhu cầu muốn nói chuyện với một ai đó. Và với bà ta, cách tốt nhất là trả tiền dạy cho tôi để học cách “cải thiện trí nhớ”. Nên bà ta không hề cảm thấy thích thú với chuyện học.

Có lẽ chúng ta đã từng nghe câu nói “Không có gì là không thể, chỉ là không muốn mà thôi”.

Những người không thật sự mong muốn, thực ra là không thể. Cho dù tôi có dạy bạn tất cả những kỹ thuật ghi nhớ tốt nhất trên thế giới thì chúng cũng chẳng có ích gì cho bạn nếu bạn không tin rằng trí nhớ của bạn tốt hơn nhiều so với bạn tưởng tượng rất nhiều, và bạn thật sự muốn nó trở nên hoàn hảo. Điều này tương tự như việc học bơi với một tấn buộc thòng lọng ở cổ kéo xuống.

Không còn nghi ngờ gì nữa, thật khó thoát khỏi lối suy nghĩ về trí nhớ đã “ăn sâu bám rễ” trong chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có khả năng làm được điều này.

Bạn còn nhớ bước tiến bộ từ máy đánh chữ lên máy tính xử lý văn bản không? Đó là sự thay đổi tâm lý khó khăn đối với những người đã quen với chiếc máy đánh chữ trong nhiều năm. Nhờ có sự xuất hiện của máy tính xử lý văn bản mà chất lượng cuộc sống con người được cải thiện đáng kể. Nó trở thành công cụ vô cùng quan trọng. Thay vì phải phục vụ nó như bạn đang làm trong hiện tại thì nó sẽ phục vụ bạn trong mọi lĩnh vực ở cuộc sống.

Như đã đề cập, một số người bị ức chế về trí nhớ, điều này cản trở họ muốn và tin vào khả năng cải thiện trí nhớ. Sự ức chế này là hậu quả của những “sự cố” cụ thể – những sự cố có thể thổi bay kí ức trước đây của chúng ta… khi ta không thể nhớ tên một người nào đó khi họ vẫn nhớ tên ta. Hay khi chúng ta quên béng mất những điều đã học trong suốt kì thi, hoặc chẳng nhớ gì đến một cuộc họp quan trọng. Sự lãng quên này cùng với những phản hồi tiêu cực khiến chúng ta ngày càng có thái độ bi quan và mất hết động lực thúc đẩy cải thiện trí nhớ.

Rồi sau đó thì sao? Liệu chúng ta có thể cài động lực vào những hoàn cảnh như vậy không? Cũng giống như trong các phạm vi khác của cuộc sống – việc tìm ra nhân tố tích cực sẽ nhắc nhở chúng ta biết có nhiều lựa chọn…

Bước 2: Các nhân tố tích cực – động lực cho người mới bắt đầu

Bạn còn nhớ những giây phút thành công trong cuộc đời mình chứ? Đó là khi bạn là người duy nhất trong rất nhiều các ứng viên khác được tuyển dụng, là khi bạn giành được một giải thưởng, là khi bạn đạt được mục đích trong một cuộc thương lượng phức tạp, hay đạt điểm 10 trong kỳ thi? Những đỉnh cao thành công đó tương tự như những cái móc mà người leo núi dùng để bám vào đá, mang lại cho họ sự an toàn, khả năng và khát khao để tiếp tục leo lên. Sự an toàn này ban cho chúng ta sự phản hồi tích cực mà chúng ta cần, chứng minh rằng chúng ta có thể thành công và tiến bộ. Đồng thời chúng còn tạo cho ta động lực để tiếp tục vượt qua những chặng đường khó khăn trong cuộc đời.

Điều này cũng giống với trí nhớ của chúng ta.

Chúng ta đã bàn luận về những trường hợp ta phải xin lỗi người mà ta đã quên tên họ, và cảm giác thất bại khi đối mặt thực tế là họ vẫn nhớ tên ta. Vậy còn tình huống ngược lại thì sao – tình huống khi ta nhớ họ nhưng ho lại không thể nhớ ta? Chắc hẳn ai cũng từng gặp phải trường hợp này. Bạn còn nhớ cảm giác đó chứ?

“Chúng ta đã gặp nhau ở đâu nhỉ?”. Anh ta đang cố gắng nhớ lại, còn bạn thì đang run lên vì chiến thắng – giống như một đối thủ trong những trò chơi truyền hình, người đã biết câu trả lời – chờ đợi trong vui sướng đến giây phút mình có thể nói: “Chúng ta đã gặp nhau tại một khách sạn, trong khu trượt tuyết núi Killington vào mùa đông năm ngoái mà… Tên anh là Nathan đúng không?”. Và anh ta nói những điều mà bạn xứng đáng được nghe với vẻ nhượng bộ: “Giỏi quá! Anh có trí nhớ thật tuyệt vời!”, “Đúng thế!” bạn tự nghĩ như vậy rồi bắt tay anh ta thật chặt – một cái bắt tay thật tự tin. Bạn đã dẫn trước 1 – 0.

Chuyện gì sẽ xảy ra với bạn ngày hôm sau, với mt vài người khác? Rồi một tuần sau nữa? Với tất cả những sự việc xảy ra, bạn nhận được những lời khen ngợi và phản hồi tích cực về trí nhớ của bạn chứ? Rất tự nhiên, bạn sẽ phát triển hướng tiếp cận tích cực về vấn đề liên quan đến khả năng nhớ tên người khác. Với cách này, trong tương lai, bạn sẽ có động lực để nhớ tên và những gì liên quan đến người mới gặp. Đồng thời nó cũng mang lại sự tự tin và niềm tin vào trí nhớ của mình, cho bạn một trí nhớ tuyệt vời trong lĩnh vực này – người ta đã nói với bạn như vậy!!!

Tất cả chúng ta đều có một chiếc “chuông ký ức” trong đầu. Chiếc chuông này được lập trình rung lên vào những thời điểm nhất định khi chạm trán những trường hợp cụ thể, còn trong những trường hợp khác thì nó chỉ im lặng.

Nếu ta nhận được những lời khen ngợi cho trí nhớ tuyệt vời về âm nhạc đương đại thì chiếc chuông sẽ rung lên khi chúng ta nghe một bài hát mới trên đài. Hồi chuông đó nói với ta rằng: “Hãy nghe thật kỹ bài hát và lời. Hãy nhớ tên ban nhạc biểu diễn bài hát này, bởi vì bạn có một trí nhớ tuyệt vời về lĩnh vực này mà.”

Trái lại, nếu chúng ta có cái nhìn tiêu cực về khả năng ghi nhớ ngày sinh nhật của người khác, vì ta luôn quên, thì chiếc chuông đó được lập trình là không rung lên khi ai đó nhắc đến ngày sinh nhật của họ.

“Thứ năm tuần tới là sinh nhật mình”, anh ta hào hứng nói với bạn, nhưng chiếc chuông vẫn không hề rung lên, như nhắc bạn rằng: “Hãy quên nó đi, đừng quan tâm. Bạn sẽ không nhớ nó đâu, bởi vì trí nhớ của bạn về lĩnh vực này rất kém mà.”

Khả năng ghi nhớ một điều gì đó chính là kết quả từ quan điểm của chúng ta. Điểm mấu chốt là phải duy trì trí nhớ của bản thân đối với những lĩnh vực mà ta thấy tự tin, và thay đổi quan điểm đối với những lĩnh vực mà trí nhớ kém phát huy. Lần sau khi đứng trước mặt Allan – người mà bạn không nhớ tên – đừng xin lỗi! Hãy nhìn anh ta và nói: “Lần sau nhất định tôi sẽ nhớ tên anh”. Và điều này chắc chắn sẽ xảy ra vì bạn đã lập trình cho chiếc chuông của bạn kêu trong trường hợp này. Ban đã thiết lập cho nhận thức của mình nhớ tên anh ta. Nếu bạn vẫn còn hoài nghi về điều này thì cũng đừng lo lắng, trong chương trình “Làm thế nào để nhớ tên và mặt một người?”, bạn sẽ học được cách nhớ tên Allan.

Sau này, khi bạn mất 15 phút để đi tìm chìa khóa thì cũng đừng tức giận hay thất vọng. Hãy nhớ rằng theo thống kê thì trường hợp này rất ít khi xảy ra. Hãy tiếp tục các công việc hằng ngày của bạn và quên sự việc này đi! Điều này cũng tương tự với các cuộc hẹn, các nhiệm vụ chưa hoàn thành hay các yêu cầu chưa được thực hiện mà bạn đã quên mất.

Đừng xin lỗi! Hãy chỉ đơn giản là sắp xếp lại và khẳng định rằng: “Điều này sẽ không lặp lại nữa!” và bạn sẽ chứng minh điều đó.

Bước 3: Năng lực thật sự – động lực để phát triển

Những người tự tin vào bản thân thường gặt hái được nhiều thành công vì họ biết rằng năng lực tiềm tang của họ là vô tận. Họ cũng không sợ thất bại vì niềm tin của họ vào năng lực bản thân là rất lớn.

Một trong số những người nổi tiếng vì sự tự tin cao là Muhammad Ali, nhà vô địch quyền anh hạng nặng trên thế giới. Người ta chú ý đến Ali bởi vì cái miệng khoác lác của anh, luôn tranh thủ mọi cơ hội để khẳng định ta đây là số một. Trong một buổi biểu diễn của Ali, một nhà báo kỳ cựu – người đã phát chán cái tính khoe khoang của anh ta – đã tiến lại gần và hỏi: “Ali này, anh có thể cho tôi biết anh chơi golf tốt như thế nào không?”

“Tôi là người chơi golf cừ nhất trong số bọn họ”, Ali tự tin trả lời, “có điều tôi chưa từng thể hiện mà thôi…”

Cho dù Muhammad Ali chỉ trả lời một cách dí dỏm, nhưng điều đó nói lên rằng anh thật sự có một động lực lớn để hướng tới thành công cho tất cả những việc mà anh làm.

***

Đến với Mexico, các du khách sẽ bị thu hút bởi một trò vui, đó là loài bọ chét được huấn luyện.

Con bọ chét được huấn luyện sẽ nhảy lên cao bằng miệng một chiếc bình thủy tinh đang mở nắp, mà không hề nhảy ra ngoài.

Quá trình huấn luyện như sau: người ta cho con bọ chét vào trong chiếc bình rồi đậy nắp kín. Không thích môi trường mới, con vật sẽ cố gắng nhảy ra ngoài, nhưng thay vì thoát khỏi nơi đó, nó va phải nắp bình và rơi lại xuống đáy. Do quá trình rút ra kết luận của con bọ chét không tốt nên nó cừ thử vận may của mình hết lần này đến lần khác, để cuối cùng cũng chỉ biết được rằng cái nắp vẫn nằm nguyên chỗ cũ. Vì vậy, trong ba giờ tiếp theo, con bọ chét tiếp tục nhảy lên, va nắp bình, rơi xuống đáy, rồi lại tiếp tục thử vận may.

Nỗ lực đến giờ thứ tư thì nó bắt đầu nhận ra chính cái nắp đã cản trở nó thoát ra ngoài. Trong giây phút phấn khởi, nó đưa ra một quyết định phi thường: nhảy lên một độ cao xác định sao cho đầu nó không va phải cái nắp.

Từ lúc đó con bọ chét chỉ nhảy gần tới cái nắp và dừng lại cách đó khoảng 1,6mm. Lúc này anh hùng của chúng ta sẽ chọn cho mình một vị trí nghỉ ngơi thoải mái ở độ cao thích hợp, nơi mà nó không bị va đầu vào nắp bình khi liên tục nhảy lên.

Đến lúc này chúng ta có thể bỏ cái nắp ra khỏi bình mà không sợ con bọ chét nhảy ra ngoài. Nó sẽ luôn luôn nghĩ có một chiếc nắp đậy cản trở nó thoát khỏi chiếc bình.

Tất nhiên, bài học ở câu chuyện này chính là về bản thân chúng ta và trí nhớ của chúng ta. Ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống, chúng ta thường xác định một điểm dừng cụ thể mà ta tin rằng khả năng nhớ của chúng ta đã cạn kiệt.

Chúng ta cố gắng nhảy ra, chúng ta bị đập đầu và tự tạo ra chiếc “nắp” cho chính mình – tiềm năng của chúng ta bị kìm kẹp và khóa lại vĩnh viễn. Đó là cách mà chúng ta trở nên tàn tật về tinh thần; chúng ta hạn chế khả năng của mình mà không biết rằng còn lâu chúng ta mới trở nên như vậy.

Trong lịch sử có rất nhiều trường hợp, vào một ngày nào đó, họ tỉnh dậy và nhận ra năng lực tiềm tàng của họ không phải từ việc nhận được những phản hồi tích cực. Họ tìm kiếm và thấy chiếc nắp đã biến mất, họ sẽ “nhảy cao” hết mức có thể. Họ là những người sinh ra không phải đã có một trí nhớ tuyệt vời. Họ đã phát triển nó thậm chỉ cả khi họ đã có tuổi.

Bạn có từng nghĩ trong thực tế, những người mù, không có bất kỳ một công cụ hỗ trợ họ ghi nhớ không? Một người mù thì không thể mang theo một tờ giấy ghi danh sách đồ cần mua đến chợ được vì họ không thể đọc được nó. Họ cũng không cần đến nó vì họ tin vào trí nhớ của mình. Khi họ tình cờ gặp một người bạn và xin số điện thoại của anh ta – họ cũng không viết ra số điện thoại đó. Họ sẽ ghi nhớ nó – họ không còn sự lựa chọn nào khác. Nếu bạn nghĩ rằng điều này không phải là một khó khăn lớn vì họ đã có thói quen này nhiều năm rồi thì Arturo Toscanini, một nhà lãnh đạo vĩ đại, lại nghĩ khác.

Trong những ngày tồi tệ, Toscanini đã đánh mất khả năng nhìn, và cách duy nhất để ông có thể quản lý dàn nhạc mà mình say mê là phải phát triển một trí nhớ siêu phàm với dàn nhạc của ông ta. Người ta đã kể rất nhiều câu chuyện về trí nhớ tuyệt vời này của ông. Một trong những câu chuyện hay nhất kể về người nhạc công, trong một buổi biểu diễn quan trọng, đã bước vào phòng của Toscanini xin lỗi ông vì không thể biểu diễn trong tối hôm đó vì nhạc cụ của anh ta bị trục trặc, không thể chơi được khóa SOL. Toscanini suy nghi vài phút rồi nói: “Anh có thể biểu diễn. Tác phẩm chúng ta biểu diễn tối nay sẽ không có khóa SOL”. Toscanini đã chỉ huy toàn bộ bản nhạc mà không cần đến sự hỗ trợ của bản phối tổng phổ.

Tiến sĩ Charles Elliot, hiệu trưởng trường Đại học Harvard trong bốn mươi năm, đã nhớ tên tất cả những sinh viên học ở trường. Ông phát triển trí nhớ kỳ lạ của mình sau khi cảm thấy mệt mỏi với rất nhiều sự việc đã xảy ra khiến ông phải lúng túng. Ông liên tục phải chịu đựng điều này bởi ông không thể nhớ tên những đồng nghiệp thân thiết nhất của mình. Elliot đã đi đến một quyết định mang tính chiến lược để thay đổi tình trạng này và phát triển động lực kỳ lạ để có thể nhớ tên bất kỳ người nào mà ông gặp.

Tại một thị trấn nhỏ ở Mỹ, người ta biết đến một phụ nữ lớn tuổi người Qcmenia bởi trí nhớ siêu phàm của bà. Vợ chồng bà quản lý một cửa hàng tạp hóa lâu đời. Một ngày nọ, chồng bà qua đời, và bà lại một mình tiếp tục điều hành cửa hàng. Khó khăn ở chỗ bà mù chữ nên không thể tính toán. Vì bà luôn sẵn sàng cho khách hàng mua chịu nên bà phải ghi nhớ trong đầu những người nợ tiền cũng như số tiền nợ chính xác. Bà không còn cách nào khác là phải phát triển một trí nhớ tốt. Bà không phải là người am hiểu trong lĩnh vực này nhưng bà đã phá vỡ “nắp đậy” và đưa trí nhớ của mình lên tầm cao mà trước đây bà không bao giờ có được.

Những ví dụ này và nhiều ví dụ khác được đưa ra vì cùng một lý do – để nhấn mạnh rằng một người sinh ra có trí nhớ ở mức trung bình thì có thể phát triển chúng thành trí nhớ siêu phàm, thậm chí ngay cả khi tuổi đã cao – nếu họ thật sự muốn.

Chúng ta không nên nhắc đến từ “động lực” như một khái niệm chung chung, hay nói cách khác động lực không chỉ là khát khao cải thiện trí nhớ. Động lực có hiệu quả trong thuật ngữ trí nhớ là mong muốn ghi nhớ những thứ cụ thể với mục đích nhất định. Mỗi người đều nhận thức được những lĩnh vực mà mình thông thạo cũng như những lĩnh vực còn yếu kém. Hãy xem xét lĩnh vực nào bạn thật sự yếu kém và bắt đầu giải quyết. Hãy nghĩ đến những lợi ích mà bạn có được nếu bạn có một trí nhớ tuyệt vời trong lĩnh vực đó. Sau khi hoàn thành, hãy tiếp tuc với những lĩnh vực khác.

Cho đến lúc này, chúng ta đã học được những điểm quan trọng sau:

1. Trí nhớ của chúng ta tốt hơn chúng ta nghĩ.

2. Đôi khi nó được phép thất bại.

3. Nếu chúng ta không đối xử quá nghiêm khắc với những thất bại đó, nếu chúng ta tin tưởng nó – nó sẽ không làm ta thất vọng.

4. Với quan điểm tích cực – nó sẽ khiến chúng ta phải ngạc nhiên.

5. Nếu chúng ta thoát ra khỏi “nắp đậy” và thật sự mong muốn có một trí nhớ tuyệt vời – nó sẽ khiến chúng ta kinh ngạc.

Nếu chúng ta coi trí nhớ như một “hàng hóa” thì cho đến lúc này tôi đang cố gắng “bán” lại trí nhớ cho bạn. Tôi đã cho bạn biết những đặc điểm, đặc tính, cũng như một vài khám phá ngạc nhiên khác. Tôi không muốn bạn chấp nhận nó như một món quà hay coi nó là hiển nhiên. Tôi muốn bạn mua nó với giá gốc.

Khi bạn mua một sản phẩm nào đó với giá cao, thông thường bạn sẽ so sánh giá của nó với những sản phẩm tương tự. Tôi vẫn chưa nói đến phần thú vị của sự mua bán này: cho bạn biết là hàng bạn mua có gì hơn so với của người khác sau khi đọc xong cuốn sách này.

Với trí nhớ đã được rèn luyện, bạn có thể:

– Gặp gỡ 50 người tại một bữa tiệc và nhiều năm sau vẫn nhớ tên cũng như nhiều thông tin liên quan đến họ.

– Nhớ hàng trăm số điện thoại mà không cần đến danh bạ điện thoại.

– Nhớ được phần lớn các tài liệu chỉ sau 1 lần đọc.

– Thuyết trình thoải mái trước khách hàng mà không cần đến ghi chú, Powerpoint hay sự hỗ trợ nào khác.

– Xáo trộn căn phòng mà vẫn biết được vị trí của từng đồ đạc.

– Thực hiện sự tập trung trí nhớ đặc biệt! – nhớ danh sách hàng trăm mục mà bạn chỉ mới đọc qua một lần duy nhất, có thể nhắc lại từ đầu đến cuối và gọi tên chính xác mục thứ 47.

– Nhớ một cuộc hẹn cách đây 6 tháng mà không cần nhìn lịch.

– Điền đầy đủ một mẫu xổ số và trúng 3 triệu đô la một tuần (chà, xem chừng đây là một tình huống khác… chẳng cần gì đến trí nhớ cả J).

Trừ trường hợp xổ số ra thì tôi có thể khẳng định rằng, bạn có thể thực hiện được tất cả những điều liệt kê ở trên với trí nhớ hoàn toàn mới của mình. Điều này không thể xảy ra ngay lập tức, bạn cần phải luyện tập và rèn luyện thì sự thay đổi này mới xảy ra. Cũng giống như việc bạn không thể chạy 30 km mà không cần đến một quá trình luyện tập thích hợp và một cơ thể phát triển khỏe mạnh, hay không thể hát trong vòng 1,5 giờ mà không cần thầy luyện âm – điều này cũng tương tự nhu cầu rèn luyện trí nhớ dần dần.. Đồng thời, quá trình luyện tập phải ngày càng nhanh và có hiệu quả, và khi bạn đọc xong cuốn sách này, bạn có thể đạt được kết quả ngay lập tức.

Tôi dám khẳng định với bạn rằng, nếu bạn hợp tác và thực hiện đầy đủ những bài luyện tập thú vị trong cuốn sách này, khả năng ghi nhớ của bạn sẽ tăng ít nhất là 50%.

Sự thật đang dần dần được phơi bày. Có phải bạn mua trí nhớ mới này hay không? Tôi có thể hiểu nếu bạn vẫn còn nghi ngờ và không tin tưởng lắm – điều đó thật tồi tện nhưng bạn vẫn còn cơ hội thay đổi sau đó. Nếu bạn thiết tha với ý tưởng này và mong muốn tiếp tục tiến lên – con đường đi của bạn chắc chắn sẽ dễ dàng hơn. Tôi cần nhấn mạnh rằng cuốn sách này không phải là tiểu thuyết của John Grisham – sẽ chẳng có ích gì nếu bạn đọc lướt qua những trang cuối cùng của quyển sách để tìm ra đoạn kết của câu chuyện. Bạn sẽ không thể tìm ra bí mật của trí nhớ siêu phàm ở trang cuối và cũng đừng hy vọng bạn có thể thực hiện ngay lập tức những hứa hẹn của tôi. Bạn vừa mua được một sản phẩm mới, bạn chờ đợi và háo hức được sử dụng nó là một điều dễ hiểu, nhưng nếu bạn đã kiên nhẫn chờ đợi trong một năm thì hãy cố đọc thêm vài chương nữa nhé!

Bây giờ, với cuốn sách của người huấn luyện, việc học một vài nguyên tắc hoạt động đơn giản là điều cần thiết. Sau đó, bạn sẽ tiếp tục học những phương pháp hiệu quả để có thể nhận được những lợi ích từ sản phẩm mới mua được.

Bình luận
2880
× sticky