Bệnh nhân: Bác sĩ ơi, tôi không thể nhớ bất cứ thứ gì. Tôi phải làm sao đây?
Bác sĩ: Hãy thanh toán cho tôi ngay lập tức…
***
Tại một cơ quan tôi từng đến, tôi nhìn thấy trên tường một danh sách liệt kê rất hài hước như sau: “Mười lời khuyên dành cho những người mệt mỏi”.
Nhiều người chắc hẳn sẽ nhận ra các cụm từ mấu chốt được ghi trong danh sách này. “Tôi sinh ra đã mệt mỏi nên nghỉ ngơi là nhiệm vụ của cuộc đời tôi”. “Nếu làm việc mang lại sức khỏe thì hãy để người bệnh làm”. “Nếu bạn thật sự muốn làm việc, hãy ngồi xuống một phút rồi cảm giác đó sẽ qua đi…” Trong số những câu nói được liệt kê, có một câu có thể liên quan đến tất cả chúng ta, đó là: “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Bạn có thấy quen không?
Có ai chưa bao giờ trì hoãn điều gì? “Được, tôi sẽ làm nó ngày mai”. “Dù sao tuần tới tôi cũng ở Boston, tôi sẽ đến thăm cô Mary”. “Tôi không thích đến bưu điện, tôi sẽ thanh toán biên lai đó vào lúc khác”.
Và rồi hết ngày này qua ngày khác, hết tuần này qua tuần khác, đến tận tháng 9 rồi chúng ta chợt cảm thấy thất vọng vô cùng khi nhận ra mình đã không thanh toán biên lai đó. Phải, đáng lẽ biên lai này phải được thanh toán vào ngày 3 tháng 4.
Bất chợt chúng ta nhớ ra là mình chưa trả Sharon 50 đô-la đã vay. Thật ngại vì mình đã vay cô ấy cách đây hai tháng. Chúng ta thật sự muốn trả tiền…
Trước hết, tôi phải chỉ ra rằng việc trì hoãn các vấn đề không liên quan đến trí nhớ. Chúng ta có thể ghi lại trong sổ hẹn là ngày 17 tháng 6 chúng ta sẽ phải mang ô tô đi bảo dưỡng theo định kì hàng năm. Dù đã ghi lại nhưng khi ngày đó đến, chúng ta lại dễ dàng quyết định trì hoãn. Chúng ta đưa ra vô vàn lí do để hoãn lại đến ngày 19 tháng 6. Rồi chúng ta lại rời ngày 19 đến ngày 23. Lần này chúng ta đánh dấu KHẨN CẤP. Đến ngày 23 tháng 6, công việc này trở nên KHẨN CẤP!!! Và đến ngày 27 tháng 6 thì VÔ CÙNG KHẨN CẤP – ngày HÔM NAY!
Tất cả chúng ta đều cần luyện cho bản thân tính tự giác. Mục đích của cuốn sách này không phải dạy cho bạn tính tự giác. Trong chương này, chúng tôi sẽ quan tâm đến những thứ thật sự đã trôi tuột khỏi tâm trí chúng ta và về những công việc mà chúng ta có ý định làm ngày hôm nay.
Bước đầu tiên, bắt đầu bằng việc lập kế hoạch cho ngày mai. Viết ra một danh sách các công việc mà chúng ta muốn ghi nhớ để thực hiện.
Ngày mai chúng ta phải làm các công việc sau:
1. Trả đĩa phim DVD đã thuê.
2. Trả Sharon 50 đô-la đã vay (KHÔNG ĐƯỢC quên).
3. Soạn báo cáo kinh doanh.
4. Đến bưu điện nộp phạt đỗ xe và mua 20 cái tem.
5. Sinh nhật Monica – gửi hoa.
Mỗi người có một cách riêng để ghi nhớ các công việc thường nhật. Một số người sử dụng giấy ghi chép, một số người dùng lịch, còn một vài người khác lại dùng một loại giấy ghi chú…
Việc sử dụng các kĩ thuật ghi nhớ không phải chỉ để thay thế giấy ghi chú hay các công cụ khác, mà nó có tác dụng hỗ trợ ta trong các trường hợp khi không thể dùng giấy ghi chú. Lí do chính cần đến kĩ thuật ghi nhớ là vì một hiện tượng khá phổ biến mà tôi gọi là: “các cuộc tấn công trí nhớ bất thình lình”.
Tôi đang nói đến những trường hợp chúng ta cần ghi nhớ một vài điều quan trọng nào đó trong khi đang phải làm một việc khác nữa. Trong những trường hợp này, công việc đang làm không cho phép ta giải quyết hay thậm chí viết ra công việc cần làm để chúng ta có thể xử lí sau đó.
Chẳng hạn bạn đang lái xe thì bỗng nhiên nhớ ra Suzie đã gọi điện cho bạn sáng nay. Bạn đã hứa là sẽ gọi lại cho cô ấy (nhưng bạn đã không gọi lại) và điện thoại của bạn hết pin.
Bạn đang nói chuyện với một khách hàng thì bất chợt nhớ ra mình phải gửi đơn đặt hàng cho một trong những nhà cung cấp của bạn.
Khi bạn đang đi thang máy thì hình ảnh của David xuất hiện trước mắt bạn. Bạn chợt nhớ ra là mình đã hứa với anh ấy sẽ có câu trả lời về buổi hòa nhạc tối nay.
Trong tất cả các trường hợp trên, việc sử dụng giấy ghi chú là không thể. Giấy ghi chú sẽ không nhắc nhở ta trả Sharon 50 đô-la ngay khi nhìn thấy cô ấy. Trong khi Sharon và bạn đang mải mê chuyện trò thì chỉ có trí nhớ của bạn mới có khả năng cứu nguy cho bạn mà thôi.
Vì vậy, bây giờ chúng ta sẽ học cách “treo” các công việc vặt này trên các đồ vật mà ta đã liệt kê ở chương trước. Điều này có nghĩa rằng bạn phải lưu chúng trong trí nhớ lâu dài của bạn. Chúng ta sẽ phải sử dụng đến phương pháp RomanRoom.
Lưu dữ liệu trong trí nhớ – thực hiện phương pháp RomanRoom
Chúng ta đã chuẩn bị sẵn danh sách các đồ vật trong nhà. Chúng ta biết rằng đồ vật thứ nhất trong phòng đầu tiên (bếp) là cái tủ lạnh và đồ vật thứ hai là bồn rửa bát. Vì thế câu hỏi đặt ra ở đây là: “Chúng ta sẽ làm gì với danh sách này?”
Thực ra bảng danh sách này chính là một hệ thống lưu trữ vào trí óc… giống như tập hợp các tập tin và ngăn chứa sẽ được xây dựng trong trí nhớ chúng ta.
Bạn sẽ làm gì với hóa đơn điện thoại, các khoản bảo hiểm, giấy tờ ngân hàng,…? Bạn có thể lưu chúng vào một tập tin riêng phải không? Trong một tập tin riêng khác, chúng ta sẽ lưu các giấy tờ đăng kí, kiểm tra và các giấy tờ khác liên quan đến chiếc xe của chúng ta.
Đây chính là cách chúng ta lưu thông tin mới vào các “phòng” trong trí nhớ. Bất kì lúc nào muốn, chúng ta đều có thể vào những phòng này bằng cách sử dụng trí tưởng tượng.
Lấy ví dụ về một tập tin trong trí nhớ là bếp chẳng hạn. Nó sẽ bao gồm “danh sách các công việc của ngày mai”. Một tập tin khác là phòng khách, nó sẽ gồm “các cuộc điện thoại chúng ta phải gọi”. Hay một tập tin khác là phòng ngủ, tập tin này chứa đựng “danh sách mua sắm”,…
Chúng ta cùng xem thao tác này hoạt động ra sao nhé! Bạn hãy lưu lại “Những việc bạn phải làm vào ngày mai” trong bộ nhớ dữ liệu thuộc trí óc, đó là bếp.
Như chúng ta đã thảo luận, mục đích ở đây là liên kết các đồ vật đang tồn tại (các đồ vật trong nhà) với những điều mới mẻ (“Những việc phải làm ngày mai”). Cách này chính là áp dụng phương pháp đã được chứng minh trước đó.
1.Hình dung ra các đồ vật trong nhà một cách rõ nét nhất có thể.
2.Chụp lại các thông tin với hình ảnh sắc nét.
3.Liên kết hai hình ảnh theo cách buồn cười, lố bịch và khác thường nhất.
Nào! Hãy bắt đầu với đồ vật thứ nhất trong bếp – tủ lạnh.
Công việc đầu tiên của chúng ta là trả đĩa phim DVD đã thuê. Hãy liên kết chúng lại với nhau.
Hãy tưởng tượng bạn mở tủ lạnh và thấy hàng chục đĩa DVD. Chúng được sắp xếp gọn gàng trên kệ và ngăn chứa. Một ngăn để thể loại “phim khoa học viễn tưởng” (có thể nhìn thấy nhãn dán trên mỗi vỏ đĩa: “phim khoa học viễn tưởng”). Ngăn để sữa chứa thể loại kịch; ngăn để thịt sẽ đựng phim hành động,…
Đồ vật thứ hai trong bếp là bồn rửa bát.
Còn việc thứ hai mà chúng ta cần làm ngày mai là: trả cho Sharon50 đô-la.
Chúng ta sẽ tạo ra sự liên kết tưởng tượng giữa 50 đô-la trả cho Sharon và bồn rửa bát. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng Sharon đứng cạnh bồn rửa bát cùng với nước đang chảy. Sharon đang vui vẻ rửa tờ hóa đơn 50 đô-la. Trước tiên cô ấy cọ rửa nó bằng một miếng xốp, sau đó rửa sạch xà phòng bằng nước ấm. Và cuối cùng quay đầu về phía chúng ta và mỉm cười. Nụ cười đó như thể đang nói rằng “50 đô-la, nhớ chứ bạn?”
Đồ vật thứ ba trong bếp là lò vi sóng.
Còn công việc tiếp theo mà chúng ta muốn nhớ là soạn báo cáo kinh doanh cá nhân.
Bạn mở lò vi sóng ra, đặt vào đó một chồng giấy trắng. Đặt hẹn giờ trong 5 phút và quan sát chồng giấy xoay theo cái đĩa đặt trong lò vi sóng. Bạn hãy nhìn qua cửa kính để thấy các tờ giấy bắt đầu chuyển sang màu vàng và các con chữ từ từ hiện ra. Hết 5 phút, bạn sẽ nghe thấy một tiếng tít phát ra từ lò vi sóng. Lúc này bạn chỉ việc mở và lấy bản báo cáo đã được viết chi tiết. Thậm chí bản báo cáo này còn được buộc bằng một sợi dây kim tuyến.
Thật tuyệt vời khi có một chiếc lò vi sóng ma thuật có khả năng biến một chồng giấy trắng thành một bộ giấy tờ hồ sơ phải không?
Đồ vật thứ tư trong bếp là lò sưởi.
Nhiệm vụ thứ tư mà chúng ta phải làm ngày mai là đi đến bưu điện. Chúng ta có hai công việc cần phải làm ở đó là : 1. Nộp phạt đỗ xe; 2. Mua 20 cái tem để ta gửi các hóa đơn đến những người đang nợ tiền chúng ta…
Bạn hãy hình dung rằng đi kèm với lò sưởi là một phiếu phạt đỗ xe khổng lồ có kích thước bằng bảng quảng cáo. Trên chính giữa phiếu đó có in biểu tượng của cảnh sát màu đỏ tươi. Mọi nỗ lực để loại bỏ tờ phiếu này đều vô ích. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là vứt bỏ một mẩu giấy rất nhỏ. Phần còn lại của nó vẫn còn đó, trông thật kinh khủng. Chúng ta lại tưởng tượng đến việc đang đun nóng 20 cái tem trong một cái chảo. Chúng ta dùng một chiếc thìa để khuấy chúng cho đến khi mềm nhũn và sẵn sàng phục vụ cho khách hàng, sau đó dán chúng lên phong bì bằng keo.
Đồ vật thứ năm trong bếp – cái bàn.
Nhiệm vụ của chúng ta phải làm ngày mai là gửi hoa tặng Monica nhân dịp sinh nhật.
Hãy hình dung thật rõ nét chiếc bàn và tưởng tượng rằng bạn vừa biến nó thành một cái cây to lớn một cách kì lạ. Nó phủ bóng khắp khoảng đất rộng và nhiều bông hồng đỏ mọc ra từ đó. Ở giữa cây có một tấm thiệp sinh nhật lớn với dòng chữ: Chúc mừng sinh nhật Monica!
Như vậy, các nguyên tắc liên kết các đồ vật với nhau ở chương trước cũng được áp dụng trong chương này. Các nguyên tắc tạo ra sự liên kết giữa các công việc phải làm và danh sách các đồ vật trong bếp cũng rất quan trọng. Chúng ta phải hình dung lại các đồ vật thật rõ ràng, sắc nét. Chúng ta nên sử dụng các hình ảnh phóng đại và ngớ ngẩn,… Nếu tất cả những hình ảnh chúng ta nhìn thấy đều nhạt nhẽo thì sự liên kết đó không hiệu quả. Chúng ta sẽ không thể nhớ được những thứ mà chúng ta thấy chán ngán. Những hình ảnh khác thường, lố bịch và phi logic sẽ khiến chúng ta dễ dàng ghi nhớ vì chúng thú vị hơn nhiều.
Để tạo ra hình ảnh rõ ràng, sắc nét hơn, bạn nên tự đặt ra các câu hỏi “mang tính hình tượng như đã hướng dẫn”.
“Sharon đang mặc gì khi cô ấy đang rửa hóa đơn?”
“Trên các tờ tem chúng ta đang đun nóng có hình ảnh gì?”
“Khi chúng ta lấy ra bản báo cáo từ lò vi sóng, nó có mùi bánh mì nướng không?”
Chúng ta muốn hoàn thành những gì ngày hôm nay?
Xin chào, ngày mai đã đến! Chúng ta vừa đánh răng, ăn sáng và giờ chúng ta đang chuẩn bị ra khỏi nhà.
Đây là lúc chúng ta thực hiện tập tin “Những việc cần làm hôm nay”.
Trái với một tập tin lưu trên máy tính hay ngăn kéo, tập tin này rất dễ lấy ra. Chúng ta có thể lấy ra nó một cách nhanh chóng vì nó được ghi trong đầu chúng ta.
“Những việc cần làm ngày hôm nay” đã được lưu trong bếp. Hãy lấy ra danh sách liệt kê các đồ vật trong bếp và bắt đầu xem xét từng đồ vật.
Đầu tiên là chiếc tủ lạnh. Mở cửa tủ ra bạn thấy những gì? Các DVD được xếp gọn gàng trên các ngăn. “Ồ, thật may vì mình vẫn chưa ra khỏi nhà”. Khi thầm nhủ như vậy bạn tiến đến cái đầu đĩa, lấy các đĩa phim ra và cho vào túi xách.
Sau đó, hãy tiếp tục cuộc đi dạo trong bếp nhà bạn. Theo chiều kim đồng hồ (hay ngược lại), chúng ta nhanh chóng chuyển sang đồ vật thứ hai: bồn rửa bát. Bạn vừa liên kết bồn rửa bát này với cái gì? Với Sharon và 50 đô-la mà chúng ta nợ cô ấy đúng không?
Đồ vật thứ ba là lò vi sóng. Chúng ta đã hâm nóng gì trong đó? Bạn hãy nói to những gì bạn nhớ: “bản báo cáo kinh doanh cá nhân”.
Đồ vật thứ tư trong hành trình tưởng tượng của chúng ta là gì vậy? Đó chính là lò sưởi.
Và cái lò sưởi này sẽ nhắc chúng ta nhớ đến điều gì? Nó sẽ gợi ta nhớ đến “phiếu phạt đỗ xe” phải nộp và “tem thư” mà chúng ta phải mua. Hai thứ này sẽ giúp chúng ta nhớ rằng chúng ta phải đi đến bưu điện.
Chúng ta xét đến đồ vật thứ năm – đồ vật cuối cùng trong bếp, đó là bàn ăn. Vật này gợi cho ta nhớ đến điều gì?
Nó nhắc ta gửi hoa cho Monica nhân ngày sinh nhật.
Chúng ta vừa xem xét toàn bộ danh sách “những việc càn làm ngay hôm nay”. Bây giờ, chúng ta có thể rời nhà thật thoải mái và biết rõ được chúng ta cần phải làm gì ngày hôm nay.
“Thật thoải mái!” Có thể ngay lúc này bạn đang nghĩ vậy. “Đợi một phút. Tôi vẫn còn hai điều lo lắng một chút. 1. Làm cách nào để tôi nhớ được danh sách này buổi sáng cũng như trong suốt cả ngày? 2. Thật sự là ngay lúc này tôi có thể nhớ là tôi phải trả tiền cho Sharon nhưng tôi lại không đảm bảo là sẽ nhớ điều đó khi gặp cô ấy!”
Làm cách nào để nhớ được danh sách đó trong suốt cả ngày? Tôi sẽ trả lời cho câu hỏi đầu tiên bằng một câu hỏi: Làm sao để bạn nhớ mở lịch ra xem trong cả ngày? Mỗi người đều có những cách riêng của mình. Cách tốt nhất là làm cho nó trở thành thói quen của chúng ta. Tôi khuyên bạn nên mở cuốn lịch ảo của mình ra xem hàng giờ. Bằng cách này, bạn có thể tập cho mình thói quen ôn lại các tập tin quan trọng lưu trong đầu vài lần một ngày vào những giờ cố định.
Tiếp theo, chúng ta đi tìm câu trả lời cho câu hỏi thứ hai. Làm cách nào để có thể nhớ được tất cả các công việc cần làm trong cả ngày khi tâm trí của ta bị chi phối bởi rất nhiều ý nghĩ và vấn đề khác? Câu trả lời chính là:
Hệ thống nhắc nhở “trực tuyến”
Chúng ta có hẳn một danh sách các công việc cần làm. Như chúng ta biết, danh sách này chủ yếu là những dự định về công việc. Nhưng trên thực tế, các công việc có thể thay đổi. Chúng ta thấy rằng, các công việc có thể bị hoãn lại hay trôi tuột khỏi trí nhớ khi chúng ta quá bận bịu với những công việc khác.
Chính vì vậy, vào cuối ngày, dù chúng ta có ôn lại lịch trình công việc hay tập tin lưu trong đầu thì chúng ta vẫn không tránh khỏi một chút thất vọng.
Chúng ta đảm bảo mình đã cho đĩa phim vào trong túi xách. Vấn đề là chúng ta quên dừng lại ở cửa hàng DVD khi đi ngang qua đó.
Trong thế giới vi tính có một phần mềm dùng để sửa chữa khi có sự cố xảy ra. Trong hầu hết các phần mềm xử lí văn bản, văn bản sẽ tự động lưu ngay cả khi bạn không thực hiện thao tác lưu thường xuyên. Trên máy bay, người ta cũng cài đặt phần mềm cảnh báo phi công về các diễn biến bất thường. Phần mềm này sẽ cảnh báo khi máy bay đang ở góc độ nguy hiểm, nhiên liệu sắp cạn kiệt; bộ phận hạ cánh chưa mở dù,…
Vậy còn chúng ta? Chúng ta thật sự là một loại máy móc tiên tiến. Vấn đề là con người chỉ có duy nhất một “đĩa cứng”. Ý của tôi là con người chỉ có một cái đầu với một hệ thống ghi nhớ. Chúng ta không thể mở ổ “A” hay ổ “B”. Chúng ta cũng không thể đặt nó trong ổ cứng và xử lí vấn đề thông qua các phần mềm bên ngoài. Trách nhiệm lập trình thuộc về chúng ta. Chúng ta có thể nhớ nếu chúng ta quả quyết mình thật sự muốn nhớ… và lập trình nó để thực hiện “trực tuyến” các hoạt động nào đó.
Chúng ta làm điều đó bằng cách nào? Để có thể nhớ thực hiện một nhiệm vụ hay công việc nào đó tại một thời điểm và tình huống cụ thể thì việc tạo ra sự liên kết liên tưởng giữa địa điểm, tình huống và công việc là rất cần thiết.
Giả sử bạn muốn trả cho Sharon 50 đô-la mà bạn đã vay của cô ấy. Sharon làm việc cùng bạn, văn phòng của cô ấy ở tầng 4 còn văn phòng của bạn ở tầng 2. Nếu vậy, hãy hình dung ra hành trình bạn đến văn phòng vào buổi sáng. Tưởng tượng bạn đi bộ từ bãi gửi xe vào cổng tòa nhà. Bạn nhìn thấy cửa ra vào, mở cửa rồi đi đến cầu thang máy. Bạn nhấn nút “đi lên”. Trong thang máy, bạn hình dung bạn đang đi lên tầng 4 chứ không phải là tầng 2. Cứ hình dung ra hành trình này vài lần, bạn sẽ phải ngạc nhiên – ngày mai, khi vào thang máy và chuẩn bị nhấn nút để đi lên tầng 2, bạn sẽ cảm thấy lo lắng đôi chút dù sáng nào bạn cũng lên đó. Chính cảm giác lo lắng này giúp bạn nhận ra rằng hôm nay bạn phải lên tầng 4.
Trong trường hợp bạn gặp Sharon ở một nơi nào đó, hãy tưởng tượng ra cuộc gặp bất ngờ này. Đặc biệt, hãy nghĩ đến tình huống là vì bạn nợ tiền cô ấy nên bạn không được phép bắt tay hay ôm hôn cô ấy (điều khiến cô ấy thất vọng về bạn).
Hãy hình dung cô ấy đang nhìn về phía bạn và mỉm cười, nhưng chỉ một khoảnh khắc trước khi bắt tay hay ôm hôn cô ấy, bạn lại không dám. Tình huống ngại ngùng này chỉ diễn ra trong trí tưởng tượng của bạn. Tất nhiên, trên thực tế khi gặp cô ấy bạn sẽ không xử sự như vậy. Tuy nhiên, cảm xúc kì lạ này sẽ nhắc nhở bạn cần phải trả tiền cho Sharon.
Giả sử bạn quyết định đến bưu điện vào giờ nghỉ trưa. Nó nằm ngay bên phải cửa hàng ăn mà bạn thường đến. Hãy tưởng tượng lốp xe của bạn bị xì hơi, do cảnh sát làm vì họ muốn cảnh báo bạn đã không nộp tiền phạt. Khi bạn chuẩn bị lên xe để đi đến cửa hàng ăn thì bạn cảm thấy có vấn đề gì đó với chiếc xe của mình. Cảm giác này khiến bạn nhớ tới chiếc lốp xe xẹp lép, rồi từ chiếc lốp xe bạn lại nhớ đến phiếu nộp phạt.
Nói đến phiếu nộp phạt, một cảnh sát đã từng chặn một tên thuộc dân Hippi “thiên thần của địa ngục”, hắn đang lái chiếc xe Harley David với vận tốc vượt quá mức cho phép. Người cảnh sát ghi chép và đưa cho hắn một tờ phiếu nộp phạt vì quá tốc độ.
“Tôi sẽ làm gì với tờ giấy này?”, tay lái xe mô tô hỏi một cách láo xược.
“À, đơn giản thôi”, người cảnh sát trả lời. “Chỉ cần kiếm đủ ba tờ giấy thế này, mày sẽ nhận được một chiếc xe đạp…”
Để nhớ gửi hoa tặng Monica, bạn có thể thực hiện một trong các cách sau:
Sau khi ôn lại các công việc phải làm đã được ghi trong trí nhớ, các tốt nhất là gọi điện cho người bán hoa. Hãy đưa cho họ địa chỉ của Monica (Cái gì cơ? Ngay lập tức sao? Công việc đầu tiên vào buổi sáng là thế sao? Không thể để đến một thời điểm khác “thích hợp” hơn à?). Phải, chúng ta đang nói đến phương án tốt nhất, nhưng nó lại thật khó nuốt. Vì thế chúng ta đến với phương án thứ hai tiện lợi hơn.
Bạn hãy tưởng tượng ra văn phòng của mình. Khi đến đó, bạn thấy có rất nhiều hoa phủ kín màn hình vi tính của bạn. Bạn cũng “nhìn thấy” những chiếc lá xanh đang mọc ra từ chiếc máy điện thoại của bạn.
Cuối cùng, khi bạn đến phòng làm việc, trong bạn nảy sinh một “cảm giác” kì lạ. Điều gì đó rất khác ở đây… a ha! Gửi hoa cho Monica!
Nếu bạn không muốn quên uống thuốc vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, bạn có thể để thuốc cạnh bàn chải đánh răng (giả sử một ngày bạn đánh răng hai lần, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ).
Có thể một số người sẽ nghĩ: “Không, nó chẳng có hiệu quả gì đâu”. Tôi đồng ý với bạn vì bất kì ai nghĩ rằng nó không có hiệu quả thì nó sẽ chẳng mang lại kết quả gì.
Có một số người lại rất hào hứng hi vọng vào cách “lập trình nhắc nhở”, hay ít nhất thì cũng sẵn sàng làm thử. Với bạn, tôi xin hứa là bạn sẽ thành công. Tuy nhiên, tôi không còn cách nào khác khi phải nói với bạn rằng phương pháp này sẽ có hiệu quả với điều kiện bạn phải cố gắng.
Tôi cần nhắc lại rằng những hình ảnh tưởng tượng phải thật rõ nét. Việc gặp gỡ Sharon hay các lá cây trên điện thoại phải tạo nên một hình ảnh rõ ràng, sắc nét và khỏe khoắn. Nếu hình ảnh không được như vậy thì bạn sẽ không thể tạo ra mối ràng buộc giữa các sự việc. Sự liên kết liên tưởng cần thiết cũng không được thiết lập và chắc chắn bạn sẽ không thể nhớ thực hiện các công việc đã đưa ra.
Thông tin thêm…
Vậy bạn sẽ làm gì trong trường hợp mà chúng ta đã đưa ra, khi bạn gặp phải tình huống bất ngờ đòi hỏi bạn phải nhớ? Gọi lại cho một ai đó trong khi đang lái xe (điện thoại hết pin). Hay khi đang nói chuyện với một khách hàng thì bạn chợt nhớ ra là bạn phải gửi đơn đặt hàng. Khi các vấn đề khác “tấn công”, đòi hỏi bạn phải nhớ trong suốt cả ngày và ở thời điểm bất lợi nhất đối với bạn.
Chúng tôi sẽ giúp bạn bằng một phương pháp hiệu quả nhất, phương pháp lưu trữ dữ liệu trong tâm trí.
Nếu chúng ta sử dụng bếp là tập tin chứa “Những việc cần làm ngày mai”, chúng ta sẽ mở một tập tin khác trong đầu chứa danh sách “cần nhớ ngay lập tức”.
Hãy chọn ra một phòng khác ngoài các phòng trong danh sách, phòng khách chẳng hạn. Chúng ta quyết định sử dụng phòng khách để lưu các thông tin tức thì đó.
Đang lái xe thì bạn nhớ ra là phải gọi điện lại cho Suzie phải không? Không vấn đề gì. Hãy nhanh chóng “mở” tập tin phòng khách ra. Lúc này, bạn hãy lấy ra đồ vật đầu tiên trong danh sách, đó là dàn âm thanh nổi. Hãy nhanh chóng liên kết Suzie với đồ vật này. Bạn cũng có thể tưởng tượng cô ấy đang nhảy múa trên đồ vật và làm hỏng nó. Điều này khiến bạn vô cùng thất vọng.
Bạn đang nói chuyện với một khách hàng thì nhớ ra bạn phải gửi đơn đặt hàng đúng không? Trong khi ngồi nghe khách hàng nói, nhân lúc anh ta không để ý, bạn sẽ tìm trong tập tin khẩn cấp và lấy ra đồ vật thứ hai trong phòng khách là ti vi. Bạn sẽ nhanh chóng tưởng tượng ra nhà cung cấp mà bạn cần gửi đơn đặt hàng đang được phỏng vấn trên chương trình “Thành tích mới của David – học sinh được thưởng huy hiệu”…
Bạn chỉ nhớ là bạn không đưa ra câu hỏi nào cho David phải không? Hãy kéo “kệ sách” lùi lại, đây là đồ vật thứ ba trong danh sách phòng khách. Chúng ta sẽ xem David cố gắng trèo lên đỉnh này ra sao. Tất cả các kệ sách đều hỏng tan tành, các cuốn sách bay khắp nơi và cuối cùng rơi trên nền nhà cùng với David.
Cuối mỗi ngày, chúng ta sẽ ôn lại danh sách phòng bếp để ghi nhớ những việc chúng ta cần làm. Đồng thời, chúng ta cũng ôn lại danh sách trong phòng khách và hào hứng theo dõi xem chúng ta có thể nhớ mọi việc dễ dàng thế nào!
Thay vì phải cố gắng nhớ những điều đó trong trí nhớ chúng ta suốt cả ngày một cách mệt mỏi thì giờ đây, chúng ta tìm được cách giải quyết thông minh hơn. Thay vì phàn nàn: “Ôi, tôi đã nhớ ra cái gì trong khi tôi nói chuỵện với khách hàng nhỉ?”, bạn có thể kết thúc một ngày với cảm giác thật tuyệt vời. Bạn sẽ thấy mình nhớ được mọi thứ và thật dễ dàng!
Chúng ta không quên gọi lại cho Suzie, không quên trả đĩa DVD cho cửa hàng. Chúng ta cũng nhớ nhiệm vụ gửi đơn đặt hàng cho nhà cung cấp, gọi cho David và nói với anh ấy rằng chúng ta không thể đi xem hòa nhạc tối nay. Không gì có thể trôi tuột ra khỏi tâm trí chúng ta! Tất cả đều được tiếp nhận, lưu và khóa lại trong tập tin khẩn cấp khi ta nghĩ đến nó!
Hãy để cho trí nhớ của bạn chịu trách nhiệm, nó sẽ không làm bạn thất vọng. Tôi đã nói như vậy phải không?
Làm cách nào để nhớ rằng mình đang ăn kiêng?
Tôi không nói đùa đâu, vì có sự liên kết trực tiếp giữa trí nhớ và chế độ ăn kiêng.
Trong nhiều trường hợp, ăn kiêng và nỗ lực giảm cân thất bại chỉ đơn giản vì bạn quên thực hiện nó!
Có thể bạn nhìn thấy một đĩa khoai tây chiên và theo bản năng, bạn bắt đầu ăn chúng. Nửa tiếng sau, bụng bạn no căng. Sau đó, bạn dừng khi bạn cảm thấy đã chán, bạn mới sực nhớ ra bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng.
Đôi khi bạn ăn chỉ đơn giản vì bạn cảm thấy ngượng ngùng không biết làm gì. Mẹ đã làm món mì nướng lasagna tuyệt vời này, chúng ta có nên ăn không nhỉ? Chúng ta nên ăn một ít. Judy và Mark mời chúng ta đến tham dự bữa tiệc ngoài trời, chúng ta sẽ đi chứ? Tất nhiên là chúng ta sẽ đi. Và sau đó, 20 chiếc bánh hamburger và 30 cái xúc xích Đức đã biết mất khi không ai để ý – điều này không đáng tiếc sao? Tất nhiên là đang tiếc rồi, vì vậy mà chúng ta sẽ ăn chúng. Chúng ta được mời đến dự đám cưới, chúng ta tặng đôi vợ chồng trẻ một tấm séc trị giá lớn. Chẳng lẽ ta không nghĩ đến “sự mất mát” này sao? Chắc chắn là có rồi. Vậy chúng ta có thể làm gì? Chỉ còn cách là ăn một lượng lớn thức ăn để bằng với số tiền đã “trả”! Có phải vậy không? Nói chung, có rất nhiều cơ hội để ăn. Mục đích của hệ thống nhắc nhở là nhắc chúng ta ăn ít và nên ăn những gì tốt cho sức khỏe.
Và với việc lập trình hàng ngày của chiếc ô phần mềm “hệ thống nhắc nhở”, bạn có thể thêm các “lệnh” khác. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp bạn thực hiện được chế độ ăn kiêng hợp lí. Nó giúp bạn tránh ăn những thức ăn có thể gây ảnh hưởng xấu cũng như giúp bạn giảm cân thành công.
Trước tiên, việc lập kế hoạch sẽ ăn gì hàng ngày là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của chúng ta. Đừng trông mong vào việc ngồi trong một nhà hàng và sau đó quyết định thực đơn. Khi chúng ta đến một nhà hàng nào đó, chúng ta đang đói và theo bản năng ta thường dễ bị lung lay. Bạn đã đi từ đầu đến cuối chương này rồi, vậy hãy sử dụng sự liên tưởng. Liên tưởng đến đồ làm bằng bạc chúng ta sử dụng sẽ là vật nhắc ta nhớ rằng bạn đang trong chế độ ăn kiêng.
Bạn có thể tưởng tượng một người đàn ông béo phì, đáng ghét đã dùng đồ này trước chúng ta. Chiếc dĩa hay chiếc thìa này đã ở trong miệng ông ta nên việc sử dụng những đồ này quả thật rất ghê tởm. Sự liên tưởng này sẽ tác động phần nào tới cảm giác ngon miệng của bạn, nhắc bạn nhớ đến chế độ ăn kiêng. Bên cạnh đó, hãy tạo ra nhiều sự liên tưởng khó chịu hơn nữa đến những điều mà bạn biết rằng bạn sẽ tránh nó.
Đối với hầu hết chúng ta, “thức ăn” thường được liên tưởng tới cảm giác “thích thú”. Sự liên tưởng này phải được thay đổi. Cách tiến hành sự thay đổi này là liên tưởng các loại đồ ăn không có lợi cho sức khỏe như kẹo, bánh ngọt và kem tới những cảm giác “đau khổ” hay “ghê tởm”. Mục đích là tăng cường những cảm giác tội lỗi của chúng ta bằng cách sử dụng các tình huống và sự liên kết liên tưởng.
Hãy hình dung rằng kem chính là nguyên nhân số một gây ra những trận đau bụng không thể chịu đựng được, hay có những con sâu kinh khủng trong bánh quy. Tưởng tượng rằng nếu ăn cái kẹo đó, bạn sẽ phải gặp nha sĩ ngay lập tức. Nha sĩ sẽ khoan vào răng của bạn mà không gây tê… khi bạn đang cầm chiếc kẹo mút, hãy nghĩ đến hình ảnh nha sĩ đang cầm máy khoan điện. Hãy lắng nghe âm thanh rùng mình của chiếc máy khoan đang khoan lỗ trong răng của bạn.
Khi xem thực đơn trong một nhà hàng, bạn hãy đổi mục “thực đơn đồ ngọt” thành “thực đơn hối tiếc”. Hãy nghĩ đến sự đau đớn cũng như chi phí đắt đỏ khi phải phẫu thuật hút mỡ và cảm giác hối tiếc khi bạn ăn sô-cô-la.
Nếu tất cả các cách này đều không có hiệu quả thì bạn hãy sử dụng chế độ ăn như Benny Hill đã khuyên: “bạn có thể ăn mọi thứ bạn thích, bất cứ lúc nào, cho đến khi bạn không nuốt được nữa thì thôi…”
Theo thời gian, hệ thống lưu dữ liệu trong đầu sẽ trở thành một thói quen. Bạn sẽ thấy rằng bạn nhớ được các tập tin trong đầu theo bản năng như việc bạn sử dụng lịch ghi hay giấy ghi chú vậy.
Bạn cũng sẽ nhận thấy bất kì một kí ức mới nào đột ngột hiện ra trong tâm trí bạn tại một thời điểm không thuận lợi nhất đều được giải quyết sau đó.
Bạn có thể nhanh chóng lấy ra từ trong trí nhớ ở một thời điểm nào sau đó. Quá trình lưu dữ liệu sẽ xảy ra rất nhanh ở bất kì thời điểm nào, trong bất kì trường hợp nào: bạn có thể nằm trên giường, đang ngủ lơ mơ thì nhớ tới việc phải trả sách; khi đang tắm bạn chợt nhớ tới một câu chuyện vui mà bạn muốn kể với một người bạn; trong lúc nấu ăn; trong khi chơi bóng rổ; trong lúc nói chuyện điện thoại,…
Dần dần bạn phát hiện ra rằng bạn bắt đầu lưu giữ sự phân loại các ý nghĩ, ý tưởng, cảnh tượng và các vấn đề khác để sử dụng sau này. Bạn sẽ không còn lo sợ trí nhớ của mình không chịu đựng nổi trọng lượng này.
Sau đó, chúng ta sẽ chọn lọc ra phương pháp lưu dữ liệu vì chúng ta đã học phương pháp tính. Đến lúc đó, bạn không chỉ nhớ việc thanh toán tiền phạt. Trên thực tế, chúng ta có thể làm điều này vào một ngày cụ thể trong hai tháng nữa.
Bệnh nhân: Bác sĩ ơi, tôi không thể nhớ bất cứ thứ gì. Tôi phải làm sao đây?
Bác sĩ: Hãy thanh toán cho tôi ngay lập tức…
***
Tại một cơ quan tôi từng đến, tôi nhìn thấy trên tường một danh sách liệt kê rất hài hước như sau: “Mười lời khuyên dành cho những người mệt mỏi”.
Nhiều người chắc hẳn sẽ nhận ra các cụm từ mấu chốt được ghi trong danh sách này. “Tôi sinh ra đã mệt mỏi nên nghỉ ngơi là nhiệm vụ của cuộc đời tôi”. “Nếu làm việc mang lại sức khỏe thì hãy để người bệnh làm”. “Nếu bạn thật sự muốn làm việc, hãy ngồi xuống một phút rồi cảm giác đó sẽ qua đi…” Trong số những câu nói được liệt kê, có một câu có thể liên quan đến tất cả chúng ta, đó là: “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Bạn có thấy quen không?
Có ai chưa bao giờ trì hoãn điều gì? “Được, tôi sẽ làm nó ngày mai”. “Dù sao tuần tới tôi cũng ở Boston, tôi sẽ đến thăm cô Mary”. “Tôi không thích đến bưu điện, tôi sẽ thanh toán biên lai đó vào lúc khác”.
Và rồi hết ngày này qua ngày khác, hết tuần này qua tuần khác, đến tận tháng 9 rồi chúng ta chợt cảm thấy thất vọng vô cùng khi nhận ra mình đã không thanh toán biên lai đó. Phải, đáng lẽ biên lai này phải được thanh toán vào ngày 3 tháng 4.
Bất chợt chúng ta nhớ ra là mình chưa trả Sharon 50 đô-la đã vay. Thật ngại vì mình đã vay cô ấy cách đây hai tháng. Chúng ta thật sự muốn trả tiền…
Trước hết, tôi phải chỉ ra rằng việc trì hoãn các vấn đề không liên quan đến trí nhớ. Chúng ta có thể ghi lại trong sổ hẹn là ngày 17 tháng 6 chúng ta sẽ phải mang ô tô đi bảo dưỡng theo định kì hàng năm. Dù đã ghi lại nhưng khi ngày đó đến, chúng ta lại dễ dàng quyết định trì hoãn. Chúng ta đưa ra vô vàn lí do để hoãn lại đến ngày 19 tháng 6. Rồi chúng ta lại rời ngày 19 đến ngày 23. Lần này chúng ta đánh dấu KHẨN CẤP. Đến ngày 23 tháng 6, công việc này trở nên KHẨN CẤP!!! Và đến ngày 27 tháng 6 thì VÔ CÙNG KHẨN CẤP – ngày HÔM NAY!
Tất cả chúng ta đều cần luyện cho bản thân tính tự giác. Mục đích của cuốn sách này không phải dạy cho bạn tính tự giác. Trong chương này, chúng tôi sẽ quan tâm đến những thứ thật sự đã trôi tuột khỏi tâm trí chúng ta và về những công việc mà chúng ta có ý định làm ngày hôm nay.
Bước đầu tiên, bắt đầu bằng việc lập kế hoạch cho ngày mai. Viết ra một danh sách các công việc mà chúng ta muốn ghi nhớ để thực hiện.
Ngày mai chúng ta phải làm các công việc sau:
1. Trả đĩa phim DVD đã thuê.
2. Trả Sharon 50 đô-la đã vay (KHÔNG ĐƯỢC quên).
3. Soạn báo cáo kinh doanh.
4. Đến bưu điện nộp phạt đỗ xe và mua 20 cái tem.
5. Sinh nhật Monica – gửi hoa.
Mỗi người có một cách riêng để ghi nhớ các công việc thường nhật. Một số người sử dụng giấy ghi chép, một số người dùng lịch, còn một vài người khác lại dùng một loại giấy ghi chú…
Việc sử dụng các kĩ thuật ghi nhớ không phải chỉ để thay thế giấy ghi chú hay các công cụ khác, mà nó có tác dụng hỗ trợ ta trong các trường hợp khi không thể dùng giấy ghi chú. Lí do chính cần đến kĩ thuật ghi nhớ là vì một hiện tượng khá phổ biến mà tôi gọi là: “các cuộc tấn công trí nhớ bất thình lình”.
Tôi đang nói đến những trường hợp chúng ta cần ghi nhớ một vài điều quan trọng nào đó trong khi đang phải làm một việc khác nữa. Trong những trường hợp này, công việc đang làm không cho phép ta giải quyết hay thậm chí viết ra công việc cần làm để chúng ta có thể xử lí sau đó.
Chẳng hạn bạn đang lái xe thì bỗng nhiên nhớ ra Suzie đã gọi điện cho bạn sáng nay. Bạn đã hứa là sẽ gọi lại cho cô ấy (nhưng bạn đã không gọi lại) và điện thoại của bạn hết pin.
Bạn đang nói chuyện với một khách hàng thì bất chợt nhớ ra mình phải gửi đơn đặt hàng cho một trong những nhà cung cấp của bạn.
Khi bạn đang đi thang máy thì hình ảnh của David xuất hiện trước mắt bạn. Bạn chợt nhớ ra là mình đã hứa với anh ấy sẽ có câu trả lời về buổi hòa nhạc tối nay.
Trong tất cả các trường hợp trên, việc sử dụng giấy ghi chú là không thể. Giấy ghi chú sẽ không nhắc nhở ta trả Sharon 50 đô-la ngay khi nhìn thấy cô ấy. Trong khi Sharon và bạn đang mải mê chuyện trò thì chỉ có trí nhớ của bạn mới có khả năng cứu nguy cho bạn mà thôi.
Vì vậy, bây giờ chúng ta sẽ học cách “treo” các công việc vặt này trên các đồ vật mà ta đã liệt kê ở chương trước. Điều này có nghĩa rằng bạn phải lưu chúng trong trí nhớ lâu dài của bạn. Chúng ta sẽ phải sử dụng đến phương pháp RomanRoom.
Lưu dữ liệu trong trí nhớ – thực hiện phương pháp RomanRoom
Chúng ta đã chuẩn bị sẵn danh sách các đồ vật trong nhà. Chúng ta biết rằng đồ vật thứ nhất trong phòng đầu tiên (bếp) là cái tủ lạnh và đồ vật thứ hai là bồn rửa bát. Vì thế câu hỏi đặt ra ở đây là: “Chúng ta sẽ làm gì với danh sách này?”
Thực ra bảng danh sách này chính là một hệ thống lưu trữ vào trí óc… giống như tập hợp các tập tin và ngăn chứa sẽ được xây dựng trong trí nhớ chúng ta.
Bạn sẽ làm gì với hóa đơn điện thoại, các khoản bảo hiểm, giấy tờ ngân hàng,…? Bạn có thể lưu chúng vào một tập tin riêng phải không? Trong một tập tin riêng khác, chúng ta sẽ lưu các giấy tờ đăng kí, kiểm tra và các giấy tờ khác liên quan đến chiếc xe của chúng ta.
Đây chính là cách chúng ta lưu thông tin mới vào các “phòng” trong trí nhớ. Bất kì lúc nào muốn, chúng ta đều có thể vào những phòng này bằng cách sử dụng trí tưởng tượng.
Lấy ví dụ về một tập tin trong trí nhớ là bếp chẳng hạn. Nó sẽ bao gồm “danh sách các công việc của ngày mai”. Một tập tin khác là phòng khách, nó sẽ gồm “các cuộc điện thoại chúng ta phải gọi”. Hay một tập tin khác là phòng ngủ, tập tin này chứa đựng “danh sách mua sắm”,…
Chúng ta cùng xem thao tác này hoạt động ra sao nhé! Bạn hãy lưu lại “Những việc bạn phải làm vào ngày mai” trong bộ nhớ dữ liệu thuộc trí óc, đó là bếp.
Như chúng ta đã thảo luận, mục đích ở đây là liên kết các đồ vật đang tồn tại (các đồ vật trong nhà) với những điều mới mẻ (“Những việc phải làm ngày mai”). Cách này chính là áp dụng phương pháp đã được chứng minh trước đó.
1.Hình dung ra các đồ vật trong nhà một cách rõ nét nhất có thể.
2.Chụp lại các thông tin với hình ảnh sắc nét.
3.Liên kết hai hình ảnh theo cách buồn cười, lố bịch và khác thường nhất.
Nào! Hãy bắt đầu với đồ vật thứ nhất trong bếp – tủ lạnh.
Công việc đầu tiên của chúng ta là trả đĩa phim DVD đã thuê. Hãy liên kết chúng lại với nhau.
Hãy tưởng tượng bạn mở tủ lạnh và thấy hàng chục đĩa DVD. Chúng được sắp xếp gọn gàng trên kệ và ngăn chứa. Một ngăn để thể loại “phim khoa học viễn tưởng” (có thể nhìn thấy nhãn dán trên mỗi vỏ đĩa: “phim khoa học viễn tưởng”). Ngăn để sữa chứa thể loại kịch; ngăn để thịt sẽ đựng phim hành động,…
Đồ vật thứ hai trong bếp là bồn rửa bát.
Còn việc thứ hai mà chúng ta cần làm ngày mai là: trả cho Sharon50 đô-la.
Chúng ta sẽ tạo ra sự liên kết tưởng tượng giữa 50 đô-la trả cho Sharon và bồn rửa bát. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng Sharon đứng cạnh bồn rửa bát cùng với nước đang chảy. Sharon đang vui vẻ rửa tờ hóa đơn 50 đô-la. Trước tiên cô ấy cọ rửa nó bằng một miếng xốp, sau đó rửa sạch xà phòng bằng nước ấm. Và cuối cùng quay đầu về phía chúng ta và mỉm cười. Nụ cười đó như thể đang nói rằng “50 đô-la, nhớ chứ bạn?”
Đồ vật thứ ba trong bếp là lò vi sóng.
Còn công việc tiếp theo mà chúng ta muốn nhớ là soạn báo cáo kinh doanh cá nhân.
Bạn mở lò vi sóng ra, đặt vào đó một chồng giấy trắng. Đặt hẹn giờ trong 5 phút và quan sát chồng giấy xoay theo cái đĩa đặt trong lò vi sóng. Bạn hãy nhìn qua cửa kính để thấy các tờ giấy bắt đầu chuyển sang màu vàng và các con chữ từ từ hiện ra. Hết 5 phút, bạn sẽ nghe thấy một tiếng tít phát ra từ lò vi sóng. Lúc này bạn chỉ việc mở và lấy bản báo cáo đã được viết chi tiết. Thậm chí bản báo cáo này còn được buộc bằng một sợi dây kim tuyến.
Thật tuyệt vời khi có một chiếc lò vi sóng ma thuật có khả năng biến một chồng giấy trắng thành một bộ giấy tờ hồ sơ phải không?
Đồ vật thứ tư trong bếp là lò sưởi.
Nhiệm vụ thứ tư mà chúng ta phải làm ngày mai là đi đến bưu điện. Chúng ta có hai công việc cần phải làm ở đó là : 1. Nộp phạt đỗ xe; 2. Mua 20 cái tem để ta gửi các hóa đơn đến những người đang nợ tiền chúng ta…
Bạn hãy hình dung rằng đi kèm với lò sưởi là một phiếu phạt đỗ xe khổng lồ có kích thước bằng bảng quảng cáo. Trên chính giữa phiếu đó có in biểu tượng của cảnh sát màu đỏ tươi. Mọi nỗ lực để loại bỏ tờ phiếu này đều vô ích. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là vứt bỏ một mẩu giấy rất nhỏ. Phần còn lại của nó vẫn còn đó, trông thật kinh khủng. Chúng ta lại tưởng tượng đến việc đang đun nóng 20 cái tem trong một cái chảo. Chúng ta dùng một chiếc thìa để khuấy chúng cho đến khi mềm nhũn và sẵn sàng phục vụ cho khách hàng, sau đó dán chúng lên phong bì bằng keo.
Đồ vật thứ năm trong bếp – cái bàn.
Nhiệm vụ của chúng ta phải làm ngày mai là gửi hoa tặng Monica nhân dịp sinh nhật.
Hãy hình dung thật rõ nét chiếc bàn và tưởng tượng rằng bạn vừa biến nó thành một cái cây to lớn một cách kì lạ. Nó phủ bóng khắp khoảng đất rộng và nhiều bông hồng đỏ mọc ra từ đó. Ở giữa cây có một tấm thiệp sinh nhật lớn với dòng chữ: Chúc mừng sinh nhật Monica!
Như vậy, các nguyên tắc liên kết các đồ vật với nhau ở chương trước cũng được áp dụng trong chương này. Các nguyên tắc tạo ra sự liên kết giữa các công việc phải làm và danh sách các đồ vật trong bếp cũng rất quan trọng. Chúng ta phải hình dung lại các đồ vật thật rõ ràng, sắc nét. Chúng ta nên sử dụng các hình ảnh phóng đại và ngớ ngẩn,… Nếu tất cả những hình ảnh chúng ta nhìn thấy đều nhạt nhẽo thì sự liên kết đó không hiệu quả. Chúng ta sẽ không thể nhớ được những thứ mà chúng ta thấy chán ngán. Những hình ảnh khác thường, lố bịch và phi logic sẽ khiến chúng ta dễ dàng ghi nhớ vì chúng thú vị hơn nhiều.
Để tạo ra hình ảnh rõ ràng, sắc nét hơn, bạn nên tự đặt ra các câu hỏi “mang tính hình tượng như đã hướng dẫn”.
“Sharon đang mặc gì khi cô ấy đang rửa hóa đơn?”
“Trên các tờ tem chúng ta đang đun nóng có hình ảnh gì?”
“Khi chúng ta lấy ra bản báo cáo từ lò vi sóng, nó có mùi bánh mì nướng không?”
Chúng ta muốn hoàn thành những gì ngày hôm nay?
Xin chào, ngày mai đã đến! Chúng ta vừa đánh răng, ăn sáng và giờ chúng ta đang chuẩn bị ra khỏi nhà.
Đây là lúc chúng ta thực hiện tập tin “Những việc cần làm hôm nay”.
Trái với một tập tin lưu trên máy tính hay ngăn kéo, tập tin này rất dễ lấy ra. Chúng ta có thể lấy ra nó một cách nhanh chóng vì nó được ghi trong đầu chúng ta.
“Những việc cần làm ngày hôm nay” đã được lưu trong bếp. Hãy lấy ra danh sách liệt kê các đồ vật trong bếp và bắt đầu xem xét từng đồ vật.
Đầu tiên là chiếc tủ lạnh. Mở cửa tủ ra bạn thấy những gì? Các DVD được xếp gọn gàng trên các ngăn. “Ồ, thật may vì mình vẫn chưa ra khỏi nhà”. Khi thầm nhủ như vậy bạn tiến đến cái đầu đĩa, lấy các đĩa phim ra và cho vào túi xách.
Sau đó, hãy tiếp tục cuộc đi dạo trong bếp nhà bạn. Theo chiều kim đồng hồ (hay ngược lại), chúng ta nhanh chóng chuyển sang đồ vật thứ hai: bồn rửa bát. Bạn vừa liên kết bồn rửa bát này với cái gì? Với Sharon và 50 đô-la mà chúng ta nợ cô ấy đúng không?
Đồ vật thứ ba là lò vi sóng. Chúng ta đã hâm nóng gì trong đó? Bạn hãy nói to những gì bạn nhớ: “bản báo cáo kinh doanh cá nhân”.
Đồ vật thứ tư trong hành trình tưởng tượng của chúng ta là gì vậy? Đó chính là lò sưởi.
Và cái lò sưởi này sẽ nhắc chúng ta nhớ đến điều gì? Nó sẽ gợi ta nhớ đến “phiếu phạt đỗ xe” phải nộp và “tem thư” mà chúng ta phải mua. Hai thứ này sẽ giúp chúng ta nhớ rằng chúng ta phải đi đến bưu điện.
Chúng ta xét đến đồ vật thứ năm – đồ vật cuối cùng trong bếp, đó là bàn ăn. Vật này gợi cho ta nhớ đến điều gì?
Nó nhắc ta gửi hoa cho Monica nhân ngày sinh nhật.
Chúng ta vừa xem xét toàn bộ danh sách “những việc càn làm ngay hôm nay”. Bây giờ, chúng ta có thể rời nhà thật thoải mái và biết rõ được chúng ta cần phải làm gì ngày hôm nay.
“Thật thoải mái!” Có thể ngay lúc này bạn đang nghĩ vậy. “Đợi một phút. Tôi vẫn còn hai điều lo lắng một chút. 1. Làm cách nào để tôi nhớ được danh sách này buổi sáng cũng như trong suốt cả ngày? 2. Thật sự là ngay lúc này tôi có thể nhớ là tôi phải trả tiền cho Sharon nhưng tôi lại không đảm bảo là sẽ nhớ điều đó khi gặp cô ấy!”
Làm cách nào để nhớ được danh sách đó trong suốt cả ngày? Tôi sẽ trả lời cho câu hỏi đầu tiên bằng một câu hỏi: Làm sao để bạn nhớ mở lịch ra xem trong cả ngày? Mỗi người đều có những cách riêng của mình. Cách tốt nhất là làm cho nó trở thành thói quen của chúng ta. Tôi khuyên bạn nên mở cuốn lịch ảo của mình ra xem hàng giờ. Bằng cách này, bạn có thể tập cho mình thói quen ôn lại các tập tin quan trọng lưu trong đầu vài lần một ngày vào những giờ cố định.
Tiếp theo, chúng ta đi tìm câu trả lời cho câu hỏi thứ hai. Làm cách nào để có thể nhớ được tất cả các công việc cần làm trong cả ngày khi tâm trí của ta bị chi phối bởi rất nhiều ý nghĩ và vấn đề khác? Câu trả lời chính là:
Hệ thống nhắc nhở “trực tuyến”
Chúng ta có hẳn một danh sách các công việc cần làm. Như chúng ta biết, danh sách này chủ yếu là những dự định về công việc. Nhưng trên thực tế, các công việc có thể thay đổi. Chúng ta thấy rằng, các công việc có thể bị hoãn lại hay trôi tuột khỏi trí nhớ khi chúng ta quá bận bịu với những công việc khác.
Chính vì vậy, vào cuối ngày, dù chúng ta có ôn lại lịch trình công việc hay tập tin lưu trong đầu thì chúng ta vẫn không tránh khỏi một chút thất vọng.
Chúng ta đảm bảo mình đã cho đĩa phim vào trong túi xách. Vấn đề là chúng ta quên dừng lại ở cửa hàng DVD khi đi ngang qua đó.
Trong thế giới vi tính có một phần mềm dùng để sửa chữa khi có sự cố xảy ra. Trong hầu hết các phần mềm xử lí văn bản, văn bản sẽ tự động lưu ngay cả khi bạn không thực hiện thao tác lưu thường xuyên. Trên máy bay, người ta cũng cài đặt phần mềm cảnh báo phi công về các diễn biến bất thường. Phần mềm này sẽ cảnh báo khi máy bay đang ở góc độ nguy hiểm, nhiên liệu sắp cạn kiệt; bộ phận hạ cánh chưa mở dù,…
Vậy còn chúng ta? Chúng ta thật sự là một loại máy móc tiên tiến. Vấn đề là con người chỉ có duy nhất một “đĩa cứng”. Ý của tôi là con người chỉ có một cái đầu với một hệ thống ghi nhớ. Chúng ta không thể mở ổ “A” hay ổ “B”. Chúng ta cũng không thể đặt nó trong ổ cứng và xử lí vấn đề thông qua các phần mềm bên ngoài. Trách nhiệm lập trình thuộc về chúng ta. Chúng ta có thể nhớ nếu chúng ta quả quyết mình thật sự muốn nhớ… và lập trình nó để thực hiện “trực tuyến” các hoạt động nào đó.
Chúng ta làm điều đó bằng cách nào? Để có thể nhớ thực hiện một nhiệm vụ hay công việc nào đó tại một thời điểm và tình huống cụ thể thì việc tạo ra sự liên kết liên tưởng giữa địa điểm, tình huống và công việc là rất cần thiết.
Giả sử bạn muốn trả cho Sharon 50 đô-la mà bạn đã vay của cô ấy. Sharon làm việc cùng bạn, văn phòng của cô ấy ở tầng 4 còn văn phòng của bạn ở tầng 2. Nếu vậy, hãy hình dung ra hành trình bạn đến văn phòng vào buổi sáng. Tưởng tượng bạn đi bộ từ bãi gửi xe vào cổng tòa nhà. Bạn nhìn thấy cửa ra vào, mở cửa rồi đi đến cầu thang máy. Bạn nhấn nút “đi lên”. Trong thang máy, bạn hình dung bạn đang đi lên tầng 4 chứ không phải là tầng 2. Cứ hình dung ra hành trình này vài lần, bạn sẽ phải ngạc nhiên – ngày mai, khi vào thang máy và chuẩn bị nhấn nút để đi lên tầng 2, bạn sẽ cảm thấy lo lắng đôi chút dù sáng nào bạn cũng lên đó. Chính cảm giác lo lắng này giúp bạn nhận ra rằng hôm nay bạn phải lên tầng 4.
Trong trường hợp bạn gặp Sharon ở một nơi nào đó, hãy tưởng tượng ra cuộc gặp bất ngờ này. Đặc biệt, hãy nghĩ đến tình huống là vì bạn nợ tiền cô ấy nên bạn không được phép bắt tay hay ôm hôn cô ấy (điều khiến cô ấy thất vọng về bạn).
Hãy hình dung cô ấy đang nhìn về phía bạn và mỉm cười, nhưng chỉ một khoảnh khắc trước khi bắt tay hay ôm hôn cô ấy, bạn lại không dám. Tình huống ngại ngùng này chỉ diễn ra trong trí tưởng tượng của bạn. Tất nhiên, trên thực tế khi gặp cô ấy bạn sẽ không xử sự như vậy. Tuy nhiên, cảm xúc kì lạ này sẽ nhắc nhở bạn cần phải trả tiền cho Sharon.
Giả sử bạn quyết định đến bưu điện vào giờ nghỉ trưa. Nó nằm ngay bên phải cửa hàng ăn mà bạn thường đến. Hãy tưởng tượng lốp xe của bạn bị xì hơi, do cảnh sát làm vì họ muốn cảnh báo bạn đã không nộp tiền phạt. Khi bạn chuẩn bị lên xe để đi đến cửa hàng ăn thì bạn cảm thấy có vấn đề gì đó với chiếc xe của mình. Cảm giác này khiến bạn nhớ tới chiếc lốp xe xẹp lép, rồi từ chiếc lốp xe bạn lại nhớ đến phiếu nộp phạt.
Nói đến phiếu nộp phạt, một cảnh sát đã từng chặn một tên thuộc dân Hippi “thiên thần của địa ngục”, hắn đang lái chiếc xe Harley David với vận tốc vượt quá mức cho phép. Người cảnh sát ghi chép và đưa cho hắn một tờ phiếu nộp phạt vì quá tốc độ.
“Tôi sẽ làm gì với tờ giấy này?”, tay lái xe mô tô hỏi một cách láo xược.
“À, đơn giản thôi”, người cảnh sát trả lời. “Chỉ cần kiếm đủ ba tờ giấy thế này, mày sẽ nhận được một chiếc xe đạp…”
Để nhớ gửi hoa tặng Monica, bạn có thể thực hiện một trong các cách sau:
Sau khi ôn lại các công việc phải làm đã được ghi trong trí nhớ, các tốt nhất là gọi điện cho người bán hoa. Hãy đưa cho họ địa chỉ của Monica (Cái gì cơ? Ngay lập tức sao? Công việc đầu tiên vào buổi sáng là thế sao? Không thể để đến một thời điểm khác “thích hợp” hơn à?). Phải, chúng ta đang nói đến phương án tốt nhất, nhưng nó lại thật khó nuốt. Vì thế chúng ta đến với phương án thứ hai tiện lợi hơn.
Bạn hãy tưởng tượng ra văn phòng của mình. Khi đến đó, bạn thấy có rất nhiều hoa phủ kín màn hình vi tính của bạn. Bạn cũng “nhìn thấy” những chiếc lá xanh đang mọc ra từ chiếc máy điện thoại của bạn.
Cuối cùng, khi bạn đến phòng làm việc, trong bạn nảy sinh một “cảm giác” kì lạ. Điều gì đó rất khác ở đây… a ha! Gửi hoa cho Monica!
Nếu bạn không muốn quên uống thuốc vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, bạn có thể để thuốc cạnh bàn chải đánh răng (giả sử một ngày bạn đánh răng hai lần, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ).
Có thể một số người sẽ nghĩ: “Không, nó chẳng có hiệu quả gì đâu”. Tôi đồng ý với bạn vì bất kì ai nghĩ rằng nó không có hiệu quả thì nó sẽ chẳng mang lại kết quả gì.
Có một số người lại rất hào hứng hi vọng vào cách “lập trình nhắc nhở”, hay ít nhất thì cũng sẵn sàng làm thử. Với bạn, tôi xin hứa là bạn sẽ thành công. Tuy nhiên, tôi không còn cách nào khác khi phải nói với bạn rằng phương pháp này sẽ có hiệu quả với điều kiện bạn phải cố gắng.
Tôi cần nhắc lại rằng những hình ảnh tưởng tượng phải thật rõ nét. Việc gặp gỡ Sharon hay các lá cây trên điện thoại phải tạo nên một hình ảnh rõ ràng, sắc nét và khỏe khoắn. Nếu hình ảnh không được như vậy thì bạn sẽ không thể tạo ra mối ràng buộc giữa các sự việc. Sự liên kết liên tưởng cần thiết cũng không được thiết lập và chắc chắn bạn sẽ không thể nhớ thực hiện các công việc đã đưa ra.
Thông tin thêm…
Vậy bạn sẽ làm gì trong trường hợp mà chúng ta đã đưa ra, khi bạn gặp phải tình huống bất ngờ đòi hỏi bạn phải nhớ? Gọi lại cho một ai đó trong khi đang lái xe (điện thoại hết pin). Hay khi đang nói chuyện với một khách hàng thì bạn chợt nhớ ra là bạn phải gửi đơn đặt hàng. Khi các vấn đề khác “tấn công”, đòi hỏi bạn phải nhớ trong suốt cả ngày và ở thời điểm bất lợi nhất đối với bạn.
Chúng tôi sẽ giúp bạn bằng một phương pháp hiệu quả nhất, phương pháp lưu trữ dữ liệu trong tâm trí.
Nếu chúng ta sử dụng bếp là tập tin chứa “Những việc cần làm ngày mai”, chúng ta sẽ mở một tập tin khác trong đầu chứa danh sách “cần nhớ ngay lập tức”.
Hãy chọn ra một phòng khác ngoài các phòng trong danh sách, phòng khách chẳng hạn. Chúng ta quyết định sử dụng phòng khách để lưu các thông tin tức thì đó.
Đang lái xe thì bạn nhớ ra là phải gọi điện lại cho Suzie phải không? Không vấn đề gì. Hãy nhanh chóng “mở” tập tin phòng khách ra. Lúc này, bạn hãy lấy ra đồ vật đầu tiên trong danh sách, đó là dàn âm thanh nổi. Hãy nhanh chóng liên kết Suzie với đồ vật này. Bạn cũng có thể tưởng tượng cô ấy đang nhảy múa trên đồ vật và làm hỏng nó. Điều này khiến bạn vô cùng thất vọng.
Bạn đang nói chuyện với một khách hàng thì nhớ ra bạn phải gửi đơn đặt hàng đúng không? Trong khi ngồi nghe khách hàng nói, nhân lúc anh ta không để ý, bạn sẽ tìm trong tập tin khẩn cấp và lấy ra đồ vật thứ hai trong phòng khách là ti vi. Bạn sẽ nhanh chóng tưởng tượng ra nhà cung cấp mà bạn cần gửi đơn đặt hàng đang được phỏng vấn trên chương trình “Thành tích mới của David – học sinh được thưởng huy hiệu”…
Bạn chỉ nhớ là bạn không đưa ra câu hỏi nào cho David phải không? Hãy kéo “kệ sách” lùi lại, đây là đồ vật thứ ba trong danh sách phòng khách. Chúng ta sẽ xem David cố gắng trèo lên đỉnh này ra sao. Tất cả các kệ sách đều hỏng tan tành, các cuốn sách bay khắp nơi và cuối cùng rơi trên nền nhà cùng với David.
Cuối mỗi ngày, chúng ta sẽ ôn lại danh sách phòng bếp để ghi nhớ những việc chúng ta cần làm. Đồng thời, chúng ta cũng ôn lại danh sách trong phòng khách và hào hứng theo dõi xem chúng ta có thể nhớ mọi việc dễ dàng thế nào!
Thay vì phải cố gắng nhớ những điều đó trong trí nhớ chúng ta suốt cả ngày một cách mệt mỏi thì giờ đây, chúng ta tìm được cách giải quyết thông minh hơn. Thay vì phàn nàn: “Ôi, tôi đã nhớ ra cái gì trong khi tôi nói chuỵện với khách hàng nhỉ?”, bạn có thể kết thúc một ngày với cảm giác thật tuyệt vời. Bạn sẽ thấy mình nhớ được mọi thứ và thật dễ dàng!
Chúng ta không quên gọi lại cho Suzie, không quên trả đĩa DVD cho cửa hàng. Chúng ta cũng nhớ nhiệm vụ gửi đơn đặt hàng cho nhà cung cấp, gọi cho David và nói với anh ấy rằng chúng ta không thể đi xem hòa nhạc tối nay. Không gì có thể trôi tuột ra khỏi tâm trí chúng ta! Tất cả đều được tiếp nhận, lưu và khóa lại trong tập tin khẩn cấp khi ta nghĩ đến nó!
Hãy để cho trí nhớ của bạn chịu trách nhiệm, nó sẽ không làm bạn thất vọng. Tôi đã nói như vậy phải không?
Làm cách nào để nhớ rằng mình đang ăn kiêng?
Tôi không nói đùa đâu, vì có sự liên kết trực tiếp giữa trí nhớ và chế độ ăn kiêng.
Trong nhiều trường hợp, ăn kiêng và nỗ lực giảm cân thất bại chỉ đơn giản vì bạn quên thực hiện nó!
Có thể bạn nhìn thấy một đĩa khoai tây chiên và theo bản năng, bạn bắt đầu ăn chúng. Nửa tiếng sau, bụng bạn no căng. Sau đó, bạn dừng khi bạn cảm thấy đã chán, bạn mới sực nhớ ra bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng.
Đôi khi bạn ăn chỉ đơn giản vì bạn cảm thấy ngượng ngùng không biết làm gì. Mẹ đã làm món mì nướng lasagna tuyệt vời này, chúng ta có nên ăn không nhỉ? Chúng ta nên ăn một ít. Judy và Mark mời chúng ta đến tham dự bữa tiệc ngoài trời, chúng ta sẽ đi chứ? Tất nhiên là chúng ta sẽ đi. Và sau đó, 20 chiếc bánh hamburger và 30 cái xúc xích Đức đã biết mất khi không ai để ý – điều này không đáng tiếc sao? Tất nhiên là đang tiếc rồi, vì vậy mà chúng ta sẽ ăn chúng. Chúng ta được mời đến dự đám cưới, chúng ta tặng đôi vợ chồng trẻ một tấm séc trị giá lớn. Chẳng lẽ ta không nghĩ đến “sự mất mát” này sao? Chắc chắn là có rồi. Vậy chúng ta có thể làm gì? Chỉ còn cách là ăn một lượng lớn thức ăn để bằng với số tiền đã “trả”! Có phải vậy không? Nói chung, có rất nhiều cơ hội để ăn. Mục đích của hệ thống nhắc nhở là nhắc chúng ta ăn ít và nên ăn những gì tốt cho sức khỏe.
Và với việc lập trình hàng ngày của chiếc ô phần mềm “hệ thống nhắc nhở”, bạn có thể thêm các “lệnh” khác. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp bạn thực hiện được chế độ ăn kiêng hợp lí. Nó giúp bạn tránh ăn những thức ăn có thể gây ảnh hưởng xấu cũng như giúp bạn giảm cân thành công.
Trước tiên, việc lập kế hoạch sẽ ăn gì hàng ngày là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của chúng ta. Đừng trông mong vào việc ngồi trong một nhà hàng và sau đó quyết định thực đơn. Khi chúng ta đến một nhà hàng nào đó, chúng ta đang đói và theo bản năng ta thường dễ bị lung lay. Bạn đã đi từ đầu đến cuối chương này rồi, vậy hãy sử dụng sự liên tưởng. Liên tưởng đến đồ làm bằng bạc chúng ta sử dụng sẽ là vật nhắc ta nhớ rằng bạn đang trong chế độ ăn kiêng.
Bạn có thể tưởng tượng một người đàn ông béo phì, đáng ghét đã dùng đồ này trước chúng ta. Chiếc dĩa hay chiếc thìa này đã ở trong miệng ông ta nên việc sử dụng những đồ này quả thật rất ghê tởm. Sự liên tưởng này sẽ tác động phần nào tới cảm giác ngon miệng của bạn, nhắc bạn nhớ đến chế độ ăn kiêng. Bên cạnh đó, hãy tạo ra nhiều sự liên tưởng khó chịu hơn nữa đến những điều mà bạn biết rằng bạn sẽ tránh nó.
Đối với hầu hết chúng ta, “thức ăn” thường được liên tưởng tới cảm giác “thích thú”. Sự liên tưởng này phải được thay đổi. Cách tiến hành sự thay đổi này là liên tưởng các loại đồ ăn không có lợi cho sức khỏe như kẹo, bánh ngọt và kem tới những cảm giác “đau khổ” hay “ghê tởm”. Mục đích là tăng cường những cảm giác tội lỗi của chúng ta bằng cách sử dụng các tình huống và sự liên kết liên tưởng.
Hãy hình dung rằng kem chính là nguyên nhân số một gây ra những trận đau bụng không thể chịu đựng được, hay có những con sâu kinh khủng trong bánh quy. Tưởng tượng rằng nếu ăn cái kẹo đó, bạn sẽ phải gặp nha sĩ ngay lập tức. Nha sĩ sẽ khoan vào răng của bạn mà không gây tê… khi bạn đang cầm chiếc kẹo mút, hãy nghĩ đến hình ảnh nha sĩ đang cầm máy khoan điện. Hãy lắng nghe âm thanh rùng mình của chiếc máy khoan đang khoan lỗ trong răng của bạn.
Khi xem thực đơn trong một nhà hàng, bạn hãy đổi mục “thực đơn đồ ngọt” thành “thực đơn hối tiếc”. Hãy nghĩ đến sự đau đớn cũng như chi phí đắt đỏ khi phải phẫu thuật hút mỡ và cảm giác hối tiếc khi bạn ăn sô-cô-la.
Nếu tất cả các cách này đều không có hiệu quả thì bạn hãy sử dụng chế độ ăn như Benny Hill đã khuyên: “bạn có thể ăn mọi thứ bạn thích, bất cứ lúc nào, cho đến khi bạn không nuốt được nữa thì thôi…”
Theo thời gian, hệ thống lưu dữ liệu trong đầu sẽ trở thành một thói quen. Bạn sẽ thấy rằng bạn nhớ được các tập tin trong đầu theo bản năng như việc bạn sử dụng lịch ghi hay giấy ghi chú vậy.
Bạn cũng sẽ nhận thấy bất kì một kí ức mới nào đột ngột hiện ra trong tâm trí bạn tại một thời điểm không thuận lợi nhất đều được giải quyết sau đó.
Bạn có thể nhanh chóng lấy ra từ trong trí nhớ ở một thời điểm nào sau đó. Quá trình lưu dữ liệu sẽ xảy ra rất nhanh ở bất kì thời điểm nào, trong bất kì trường hợp nào: bạn có thể nằm trên giường, đang ngủ lơ mơ thì nhớ tới việc phải trả sách; khi đang tắm bạn chợt nhớ tới một câu chuyện vui mà bạn muốn kể với một người bạn; trong lúc nấu ăn; trong khi chơi bóng rổ; trong lúc nói chuyện điện thoại,…
Dần dần bạn phát hiện ra rằng bạn bắt đầu lưu giữ sự phân loại các ý nghĩ, ý tưởng, cảnh tượng và các vấn đề khác để sử dụng sau này. Bạn sẽ không còn lo sợ trí nhớ của mình không chịu đựng nổi trọng lượng này.
Sau đó, chúng ta sẽ chọn lọc ra phương pháp lưu dữ liệu vì chúng ta đã học phương pháp tính. Đến lúc đó, bạn không chỉ nhớ việc thanh toán tiền phạt. Trên thực tế, chúng ta có thể làm điều này vào một ngày cụ thể trong hai tháng nữa.