Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ

CHƯƠNG 13: Nắm chắc kĩ năng ngôn ngữ giúp bạn hòa nhập buổi tiệc

Tác giả: Trác Nhã
Chọn tập

Nắm chắc kĩ năng ngôn ngữ giúp bạn hòa nhập buổi tiệc

Trong giao tiếp xã hội thời đại kinh tế thị trường, ngôn ngữ đóng vai trò ngày càng quan trọng. Đặc biệt, việc khéo léo sử dụng ngôn ngữ thể hiện mình, tự giới thiệu về mình trong các bữa tiệc ngày càng được coi trọng. Nắm chắc kĩ năng ngôn ngữ trong bữa tiệc chính là bạn đang sở hữu một vũ khí lợi hại.

       Cách giới thiệu về người khác

Khi tham gia một bữa tiệc, chúng ta sẽ gặp rất nhiều người quen hoặc không quen biết. Lúc này, giới thiệu và được giới thiệu là việc rất quan trọng. Thông qua giới thiệu, những mối quan hệ mới sẽ được hình thành, sẽ có thêm những người bạn mới và nhiều sự hợp tác về công việc cũng được bắt đầu từ đây.

Khi bạn phải tiếp nhiều khách khứa trong một bữa tiệc, nếu những người khách đó không quen biết nhau, thì chủ nhân bữa tiệc phải giới thiệu họ với nhau. Khi giới thiệu hai người chưa quen biết, nhất định phải chú ý thể hiện sự tôn trọng với người được giới thiệu.

Khi giới thiệu hai người khác giới với nhau, thông thường giới thiệu người nam với người nữ trước. Ví dụ, “Cô Mai, tôi giới thiệu với cô một người bạn, đây là anh Lân. Anh Lân là Giám đốc nghiệp vụ của công ty A. Còn cô Mai là Giám đốc công ty B. Mọi người làm quen với nhau đi.” Thông thường, nên giới thiệu tên người nữ với người nam trước, sau đó mới nói đến tên của người nam. Đương nhiên cũng có lúc ngoại lệ, khi bạn giới thiệu hai bên, trong khi tuổi của người nam nhiều hơn hẳn so với người nữ, thì phải giới thiệu người nữ với người nam trước để thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi hơn. Ví dụ, “Ông Lâm, hãy để tôi giới thiệu cô gái này. Cô Trang, đây là ông Lâm…”

Còn khi giới thiệu hai người cùng giới tính, hãy giới thiệu người nhỏ tuổi hơn trước, người chưa kết hôn trước. Tuy nhiên, trường hợp nam giới (hoặc nữ giới) chưa kết hôn nhưng hơn nhiều tuổi là ngoại lệ.

Còn một trường hợp là khi một ai đó có địa vị, danh tiếng trong xã hội, thì nên giới thiệu những người khác với người này trước, nhưng trước tiên phải nhắc tới tên của người có địa vị này. Bởi vì trong quá trình giới thiệu, nhắc tới tên người nào trước là cách thể hiện sự tôn trọng với người đó.

Về nguyên tắc, giới thiệu người ít tuổi với người nhiều tuổi trước, giới thiệu phụ nữ với nam giới trước. Trường hợp chồng giới thiệu vợ mình với người khác là trường hợp ngoại lệ.

Khi giới thiệu người nhà mình với khách trong một bữa tiệc, không nên cho thêm kính ngữ “ông” hoặc “bà” sau tên người nhà, có thể trực tiếp gọi là chồng, con trai

hoặc con gái; anh chị em có thể gọi là anh, chị, em trai, em gái…

Khi giới thiệu con gái với khách, nên nói: “Đây là Tú Phương, con gái tôi”, nếu
giới thiệu với nam nữ thanh niên trẻ tuổi, có thể nói: “Anh Vương, anh đã gặp con gái
Tú Phương của tôi chưa?” Khi giới thiệu chồng mình, nên nói: “Bà Lí, xin giới thiệu
với bà đây là chồng tôi, Nguyễn Anh Tài!” hoặc nói: “Đây là anh Tài, chồng tôi!” Khi
giới thiệu bạn bè mình với bố mẹ, có thể nói: “Bố (mẹ), đây là Trụ, bạn của con”.

Tóm lại, khi giới thiệu người khác, nhất định phải tôn trọng một số nguyên tắc sau:

(1) Giới thiệu phải chú ý trình tự và phép lịch sự. Trình tự giới thiệu thông thường
là: Giới thiệu nam giới với nữ giới trước, giới thiệu người ít tuổi với người nhiều tuổi trước, giới thiệu người có địa vị thấp với người có địa vị cao… Khi giới thiệu, nên nhìn thẳng vào đối phương, mỉm cười để thu hút sự chú ý.

(2) Không nên giới thiệu qua loa, hãy nói rõ tên và thân phận người được giới thiệu. Ví dụ: “Đây là ông Vương, tổng Giám đốc công ty XX” hoặc “Đây là cô giáo Lan của trường đại học XX”.

(3) Khi giới thiệu phải tỏ ra cầu thị. Không thể bỏ qua vị trí quan trọng của người được giới thiệu, cũng không nên giới thiệu quá khoa trương.

(4) Khi hoàn thành việc giới thiệu hai người với nhau, không nên bỏ ra chỗ khác ngay. Hãy để họ nói với nhau một vài câu rồi mới rời đi. Nhưng cũng không nên ở lại quá lâu, khi thấy hai bên đã có thể trò chuyện, nên tìm lí do thích hợp để rời đi chỗ khác.

Khi giới thiệu người khác, nhất định phải tuân thủ quy tắc để không khiến họ rơi vào tình trạng bối rối hoặc gây ra hiểu nhầm.

Cách chúc rượu

Chúc rượu có tác dụng rất quan trọng trong các bữa tiệc, đồng thời, chúc rượu cũng là một nghệ thuật. Chúng ta thường gặp các chuyên gia tiếp khách trong một bữa tiệc, chỉ với vài câu nói, họ có thể khiến người khác uống cạn rượu trong ly. Trong các bữa tiệc, nếu muốn những người tham gia uống rượu nhiệt tình thì phải khiến không khí trở nên sôi nổi, đây cũng chính là nhiệm vụ cơ bản của những người tiếp khách. Vì thế, khi chúc rượu, nhất định phải đạt được những yêu cầu kĩ năng ngôn ngữ nhất định.

Sử dụng lời khen chân thành

Con người thường có sức phản kháng rất yếu trước lời khen, đặc biệt là trên bàn tiệc. Khi mời rượu, nếu khen ngợi thành tích học tập, thành tích công việc và những việc làm tốt của đối phương mà họ vẫn kiên quyết không uống, thì đó là vấn đề liên quan tới thể diện. Trên bàn tiệc, ánh mắt của mọi người sẽ vô tình tạo áp lực cho họ, mọi người sẽ nghĩ: “Thực ra anh có thể uống nhưng anh lại không uống, vậy là anh coi thường chúng tôi.” Đối phương rất dễ cảm nhận được áp lực này, do đó anh ta bắt buộc phải nâng chén rượu lên.

Hoa vừa đạt được học vị tiến sĩ, công ty tổ chức tiệc chúc mừng cô, nếu bạn là lãnh đạo công ty, bạn có thể chúc rượu như sau: “Trời không phụ lòng người, vất vả lắm cô mới có được có quả này. Chúng tôi chúc mừng cô, ly rượu này cô phải uống.” Trong tình huống này, Hoa không thể không uống cạn ly rượu.

Những lời khen chân thành cũng giống như chiếc chìa khóa vạn năng, có thể dễ dàng khiến người khác phải cạn ly trong bữa tiệc.

Nhấn mạnh ý nghĩa hoàn cảnh đặc biệt

Tinh thần con người thường vui vẻ, thoải mái trước những chuyện vui. Có những người không uống rượu hoặc không uống được nhiều, nhưng trong một số trường hợp vẫn uống hoặc uống nhiều hơn một chút, một mặt vì trong lòng rất vui, mặt khác do tính chất đặc biệt của hoàn cảnh.

Trong một buổi họp lớp, một người nâng ly lên và nói với một người khác trước nay vốn không thích uống rượu: “Ly rượu này tôi không ép anh, anh uống được bao nhiêu thì uống. Nhưng hôm nay là lần đầu tiên họp lớp khóa 49, không biết khi nào mới có lần sau. Tôi biết tửu lượng anh không tốt, nếu anh cảm thấy không muốn uống ly rượu này, mọi người cũng sẽ không ép, tôi cũng không nói nữa…”

Nói đến đây, người bạn không thích uống rượu cũng không từ chối nữa. Cách chúc rượu nhấn mạnh ý nghĩa hoàn cảnh đặc biệt này rất có hiệu quả, bởi không ai muốn để lại ấn tượng không tốt trong lòng mọi người.

Rượu có thể giúp tăng cường giao lưu tình cảm đôi bên, khiến mối quan hệ đôi bên càng trở nên thân thiết hơn. Nếu người chúc rượu có thể đạt được mục đích này, đối phương sẽ không dễ dàng từ chối. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, khi chúc rượu có thể nhấn mạnh mối quan hệ đặc biệt giữa mình và đối phương, khiến việc mời rượu trở thành cách thức giao lưu tình cảm giữa hai bên.

Nếu trong hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, khi chúc rượu phải chú ý phong thái và phép lịch sự.

Thị trưởng một thành phố của Trung Quốc tới thăm một thành phố ở nước Đức, trong buổi tiệc chúc mừng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai bên, ông nâng ly rượu lên và nói: “Cho phép tôi mượn những câu thơ trong bài thơ “Chúc mừng” nổi tiếng để nói về mối quan hệ hữu nghị giữa hai thành phố, và chúng ta hãy cùng cạn ly vì mối quan hệ tốt đẹp đó…”

Cách mời rượu này rất độc đáo. Vị thị trưởng đã khéo léo tạo bầu không khí vui vẻ và nhấn mạnh nguyện vọng muốn hợp tác hữu nghị dài lâu để mời rượu.

Tự giới thiệu về mình trong khi mời rượu là một cơ hội tốt để nâng cao danh tiếng bản thân. Nội dung giới thiệu phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể. Có thể sử dụng thành ngữ, danh ngôn, thơ ca, ngôn ngữ hài hước để khiến lời mời có sức thuyết phục.

Mời rượu là việc rất thường gặp trong giao tiếp xã hội. Cách mời rượu như thế nào cũng cần phải có kĩ năng. Nắm được hoàn cảnh thực tế và ứng dụng ngôn ngữ khéo léo là việc yêu cầu chúng ta phải không ngừng học tập, nhất là những người trẻ tuổi, phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm, vì thế, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ khéo léo khi mời rượu là điều rất cần thiết.

Khéo léo từ chối rượu

Khi tham gia tiệc rượu, chúng ta cũng đều muốn uống vui vẻ. Nhưng mỗi người có tửu lượng khác nhau. Nếu uống rượu hợp lí sẽ có lợi cho sức khỏe, nhưng khi không được khỏe mạnh thì tốt nhất nên uống ít rượu. Do đó, nếu đối phương nhiệt tình mời rượu, chúng ta phải khéo léo từ chối. Từ chối thành công không chỉ giúp bản thân

tránh việc uống rượu, mà còn không khiến đối phương bị mất mặt và nảy sinh mâu thuẫn.

Từ chối bằng lí do sức khỏe

Uống rượu là một cách giao lưu tình cảm, điều này ai cũng rõ. Nhưng nếu uống để ảnh hưởng tới sức khỏe thì đó là điều không nên, đây là điều không ai muốn thấy. Vì thế, khi chúng ta thực sự không thể uống hoặc không muốn uống thêm nữa, có thể lấy lí do sức khỏe không tốt để từ chối lời mời của đối phương. Lí do đó có thể là những bệnh mà người mắc không nên uống rượu như đau dạ dày, cao huyết áp, bệnh tim…

Một vị lãnh đạo tham gia một bữa tiệc, có một người bạn lâu ngày không gặp có ý muốn uống cùng ông ba ly rượu. Vị lãnh đạo nói: “Tôi xin nhận ý tốt của anh, nhưng thật đáng tiếc là gần đây tôi không được khỏe, tôi đang phải uống thuốc, bác sĩ dặn không được uống rượu, lâu rồi tôi cũng không uống, rất mong anh bỏ qua. Sau này khi khỏe hơn, có cơ hội, nhất định tôi sẽ uống với anh”. Lời nói của vị lãnh đạo đã khiến người bạn của ông bỏ ý định mời rượu.

Bản chất của việc mời rượu là thể hiện sự tôn trọng với đối phương. Nếu sức khỏe của đối phương không tốt thì không nên ép, như vậy mới khiến người đó cảm thấy bạn tôn trọng họ.

Từ chối bằng những hậu quả nghiêm trọng của việc uống nhiều rượu

Uống rượu nên theo nguyên tắc không gượng ép, để người được mời uống bao nhiêu cũng được, như vậy mới tạo tâm lí vui vẻ. Có một số người, đặc biệt là những người trẻ tuổi khi tham gia tiệc rượu thường lấy rượu làm thước đo tình cảm. Khi mời rượu, nếu gượng ép bắt đối phương phải uống trong tâm lí không thoải mái là điều đại kị, không thể chấp nhận.

Là người bị động, khi cảm thấy đã đến giới hạn không nên uống nữa thì nên nói rõ với người mời. Ví dụ: “Cảm ơn anh đã dành tình cảm cho tôi, tôi vốn không uống được mấy. Hôm nay rất vui nên tôi đã uống quá chén, nếu uống nữa sợ rằng sẽ bị say, mong anh thứ lỗi.” Cách từ chối này khiến người mời rượu hiểu rằng, nếu bạn uống nhiều nữa có thể gây ra hậu quả không tốt. Như vậy bạn có thể không phải uống mà không làm mất lòng người mời.

Từ chối bằng lí do người thân không đồng ý

Thông thường, nếu từ chối rượu bằng cách nói người thân không cho uống sẽ khiến đối phương có cảm giác bạn đang lấy cớ, đó là vì họ không tưởng tượng được vấn đề nghiêm trọng thế nào với bạn. Do đó, khi từ chối rượu, bạn hãy nêu ra những hậu quả của việc không nghe “lệnh cấm” của người thân, hãy khiến cho đối phương cảm thấy rằng việc uống rượu thực sự có hại với bạn để họ từ bỏ ý định. Bạn có thể nói: “Vợ tôi mà biết tôi uống rượu sẽ không vui. Tôi không lừa anh, do đó nếu thực sự nghĩ cho tôi, chúng ta hãy lấy trà thay rượu.” Nếu nói vậy, đối phương sẽ không ép bạn.

Bắt lỗi trong lời nói của người mời rượu

Khi người khác mời rượu bạn, họ sẽ lấy lí do này hoặc lí do khác, những lí do này có lúc không chính đáng. Đặc biệt là với một số người mời rượu không khéo, trong lời nói của họ luôn có kẽ hở. Nắm được và phân tích những kẽ hở này sẽ chứng minh bạn không cần phải uống ly rượu họ mời, hoặc người uống nên là người khác. Việc bắt lỗi trong lời nói của người mời rượu sẽ khiến đối phương từ bỏ ý định uống rượu

với “đối tượng khó đối phó”.

Trong một buổi họp mặt, có người đã mời rượu anh Cường: “Anh Cường, trong buổi tiệc này chỉ có hai chúng ta mang họ Lê, 500 năm trước có lẽ chúng ta là người một nhà, xem ra chúng ta rất có duyên, ly rượu này nhất định phải uống cạn!” Lúc này, anh Cường liền bắt lỗi về lời nói của người mời rượu: “Tôi rất muốn uống ly rượu này với anh, nhưng thật xin lỗi, có lẽ anh đã nhầm, tôi họ Trịnh chứ không phải họ Lê, nên tôi không biết 500 năm trước liệu chúng ta có phải người một nhà không, tôi không nên uống ly rượu này của anh”. Như vậy là anh Cường không phải uống rượu, người mời cũng không còn lí do gì để ép anh nữa.

Một số kĩ năng tiệc tùng rất quan trọng trong giao tiếp, chỉ cần nắm được những kĩ năng này, bạn sẽ có thể đạt được thành công mong muốn.

Phát huy tài ăn nói khi tiếp khách

Trong xã hội ngày nay, mở tiệc đãi khách đã trở thành một cách giao tiếp hiệu quả. Khi chúng ta tổ chức hoặc tham gia một bữa tiệc quan trọng, cần phải khéo léo sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với khách.

Sau khi các khách mời đã đến tham gia bữa tiệc, bạn nên giới thiệu tên, địa vị, công việc của các khách mời, chỉ cần nói đơn giản, không nên quá khoa trương. Sau khi các khách mời đã ngồi xuống, không nên chỉ nói chuyện với một người mà phải hài hòa điều chỉnh quan hệ giữa tất cả mọi người, không nên lạnh nhạt với bất kì ai, cũng không nên tỏ ra quá nhiệt tình với ai đó. Khi bữa tiệc kết thúc, mọi người ra về, nên tiễn ra cửa, vẫy tay chào tạm biệt và nói: “Cảm ơn các vị đã đến, cảm ơn tất cả đã tạo bầu không khí vui vẻ cho buổi tiệc này.” Nếu sau khi kết thúc bữa tiệc, vẫn còn sớm để mọi người ra về, hãy mời họ ở lại thêm một chút.

Trong một bữa tiệc, tốt nhất nên duy trì không khí sôi nổi từ đầu đến cuối. Chúng ta hãy cùng xem lời nói của một vị tổng Giám đốc khi tiếp khách trong một bữa tiệc.

“Thưa các quý khách, thưa các bạn!

Chúng tôi rất vui khi ngày hôm nay các quý vị đã bớt chút thời gian đến đây. Tôi thay mặt toàn thể công ty nhiệt liệt hoan nghênh sự có mặt của quý vị. Nhờ sự ủng hộ của quý vị và sự cố gắng của tất cả các thành viên, công ty chúng tôi đã thực hiện được mục tiêu kế hoạch đề ra! Tôi thực sự biết ơn tất cả! Trong hoạt động kinh doanh lần này, anh Lân – quản lí của của công ty đã bị ốm vì làm việc quá sức, thế nhưng anh ấy vẫn không quản ngại khó khăn và kiên trì đến cùng. Không ít khách hàng đã bị thuyết phục bởi sự tận tâm của anh ấy. Có được thành công như ngày hôm nay, tôi phải cảm ơn sự ủng hộ của tất các khách hàng và sự cố gắng của các đồng nghiệp trong công ty.

Chúng tôi nhất định sẽ ghi nhớ sự ủng hộ của quý vị. Sau này nếu có thể giúp gì cho mọi người, công ty chúng tôi rất sẵn sàng, hãy tin tưởng chúng tôi!

Để chúc mừng sự kiện thành công, ngày hôm nay, chúng tôi tổ chức bữa tiệc cảm ơn, mặc dù rất đơn giản nhưng đã thể hiện được thành ý của chúng tôi. Xin mọi người đừng khách sáo.

Sau này tất cả chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác và phát triển để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế. Xin cảm ơn!”

Lời phát biểu với nội dung giàu tình cảm đã thể hiện tấm lòng của công ty với các khách hàng.

Đón tiếp và tiễn khách thể hiện sự quan tâm nhiệt tình, sự tôn trọng với khách mời.
Điều này không chỉ yêu cầu phải thực hiện chu đáo mà còn cần chú trọng ngôn ngữ.

“Tổng Giám đốc, chúc mừng ông đã đạt thành công trong lần đàm phán này, chúc công ty sang năm sẽ càng phát triển hơn!”, “Tổng Giám đốc, ông đến với thành phố chúng tôi lần này, nếu điều kiện chưa tốt, quan tâm chưa chu đáo thì mong ông hãy bỏ qua.”

“Chúc mọi người lên đường may mắn, thượng lộ bình an, chúc quý vị luôn hạnh phúc, thành công trong công việc! Rất mong được gặp lại!”

Những lời nói này sẽ khiến mọi người vui vẻ khi đến và hài lòng khi ra về, đồng thời giúp tạo ấn tượng sâu sắc, có lợi cho việc mở rộng hợp tác và giao lưu.

Đối với những bữa tiệc nhỏ trong gia đình hoặc tiệc cưới, cách nói chuyện cũng có những điểm khác biệt.

Khi khách ra về, bạn hãy vui vẻ như khi đón tiếp họ, hãy đứng ở lối ra vào, bắt tay khách mời và nói: “Cảm ơn mọi người đã đến”. Không nên giữ khách ở lại cho dù thời gian còn sớm, nếu là vào tối chủ nhật càng không nên giữ khách ở chơi lâu, bởi sáng hôm sau là thứ hai đầu tuần, họ sẽ phải dậy sớm.

Đặc biệt là khi tổ chức tiệc cưới, mọi người đều rất vui, uống nhiều rượu nên thường nán lại trò chuyện. Có nhiều vị khách không muốn ra về, lúc này bạn có thể tạm dừng những việc đang làm dở và nói rằng đã đến lúc họ phải ra về. Còn nếu những vị khách đó vẫn không hiểu, hãy nói thẳng với họ: “Tôi rất muốn chị ở lại chơi, nói chuyện với chị khiến tôi quên thời gian, nhưng thực sự tôi mệt rồi”, hoặc cũng có thể nói: “Tôi hi vọng thời gian chưa muộn, tôi hi vọng buổi tiệc chỉ mới bắt đầu. Nhưng thực tế bây giờ đã là nửa đêm, mai tôi còn phải dậy sớm”.

Nguyên tắc trò chuyện trong một bữa tiệc

Không giống những buổi tụ tập nhỏ, có thể tự do nói những chuyện gì thích. Khi tham gia một bữa tiệc, nhất định phải chú ý những nguyên tắc trò chuyện.

(1) Không nên ép rượu người khác. Muốn không khí buổi tiệc trở nên vui vẻ, bạn phải nhiệt tình khi đón tiếp mọi người bằng tình cảm chân thành. Phải để ý tới tửu lượng và sức khỏe, không ép người khác uống nhiều rượu và ghi nhớ nguyên tắc “Uống đủ, không uống để say”.

(2) Không hành động theo cảm tính. Nhằm thể hiện sự nhiệt tình và tôn trọng các khách mời, chủ nhân của các bữa tiệc rất dễ hành động theo cảm tính, lạm dụng lời khen đối với khách, tâng bốc họ. Tuy nhiên, người nghe sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí còn cho rằng bạn là người giả tạo.

(3) Không dùng lời nói ác ý làm tổn thương người khác. Có một số người, bình thường hay có thành kiến với mọi người nhưng không có cơ hội thể hiện, khi tham gia tiệc tùng thường mượn rượu để nêu ý kiến và nói những điều không nên nói làm tổn thương người khác. Điều này là không đúng đắn và rất dễ gây ra mâu thuẫn.

(4) Không nên tự đề cao bản thân. Việc tự khen, tự đề cao bản thân sẽ khiến

người khác mất cảm tình. Chê bai người khác để tự khen mình là hành động tự hạ thấp bản thân và làm người khác tổn thương.

(5) Không nói chuyện công việc. Một số người trẻ tuổi khi uống rượu thường nói đến chuyện công việc, thậm chí còn có những phát biểu bất mãn về lãnh đạo. Điều này có thể sẽ đến tai lãnh đạo và làm ảnh hưởng tới mối quan hệ công việc của bạn. Còn có một số người có chức vụ, khi uống rượu đã nhận lời giúp nâng đỡ người khác, nhưng sau đó lại không thể thực hiện, gây ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ với mọi người.

(6) Không nên bị mất kiểm soát hành vi sau khi uống rượu say. Một số người uống rượu sẽ không khống chế được bản thân mình, có những lời nói hoặc hành động tùy tiện. Tất nhiên điều này sẽ gây ra sự phản cảm với mọi người xung quanh.

(7) Không nên mượn rượu để bày tỏ sự bất bình. Một số người thường mượn rượu để chỉ trích người khác, làm như vậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ và khiến mọi người đánh giá thấp về bạn.

Tiệc rượu thực chất là một hoạt động văn hóa. Nó có ý nghĩa tích cực trong việc thiết lập và củng cố các mối quan hệ hữu nghị, thân thiết, giao lưu tình cảm… Vì thế, người tham gia tiệc phải nắm được các nguyên tắc, kĩ năng để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất trong hoạt động này.

Nắm chắc kĩ năng ngôn ngữ giúp bạn hòa nhập buổi tiệc

Trong giao tiếp xã hội thời đại kinh tế thị trường, ngôn ngữ đóng vai trò ngày càng quan trọng. Đặc biệt, việc khéo léo sử dụng ngôn ngữ thể hiện mình, tự giới thiệu về mình trong các bữa tiệc ngày càng được coi trọng. Nắm chắc kĩ năng ngôn ngữ trong bữa tiệc chính là bạn đang sở hữu một vũ khí lợi hại.

       Cách giới thiệu về người khác

Khi tham gia một bữa tiệc, chúng ta sẽ gặp rất nhiều người quen hoặc không quen biết. Lúc này, giới thiệu và được giới thiệu là việc rất quan trọng. Thông qua giới thiệu, những mối quan hệ mới sẽ được hình thành, sẽ có thêm những người bạn mới và nhiều sự hợp tác về công việc cũng được bắt đầu từ đây.

Khi bạn phải tiếp nhiều khách khứa trong một bữa tiệc, nếu những người khách đó không quen biết nhau, thì chủ nhân bữa tiệc phải giới thiệu họ với nhau. Khi giới thiệu hai người chưa quen biết, nhất định phải chú ý thể hiện sự tôn trọng với người được giới thiệu.

Khi giới thiệu hai người khác giới với nhau, thông thường giới thiệu người nam với người nữ trước. Ví dụ, “Cô Mai, tôi giới thiệu với cô một người bạn, đây là anh Lân. Anh Lân là Giám đốc nghiệp vụ của công ty A. Còn cô Mai là Giám đốc công ty B. Mọi người làm quen với nhau đi.” Thông thường, nên giới thiệu tên người nữ với người nam trước, sau đó mới nói đến tên của người nam. Đương nhiên cũng có lúc ngoại lệ, khi bạn giới thiệu hai bên, trong khi tuổi của người nam nhiều hơn hẳn so với người nữ, thì phải giới thiệu người nữ với người nam trước để thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi hơn. Ví dụ, “Ông Lâm, hãy để tôi giới thiệu cô gái này. Cô Trang, đây là ông Lâm…”

Còn khi giới thiệu hai người cùng giới tính, hãy giới thiệu người nhỏ tuổi hơn trước, người chưa kết hôn trước. Tuy nhiên, trường hợp nam giới (hoặc nữ giới) chưa kết hôn nhưng hơn nhiều tuổi là ngoại lệ.

Còn một trường hợp là khi một ai đó có địa vị, danh tiếng trong xã hội, thì nên giới thiệu những người khác với người này trước, nhưng trước tiên phải nhắc tới tên của người có địa vị này. Bởi vì trong quá trình giới thiệu, nhắc tới tên người nào trước là cách thể hiện sự tôn trọng với người đó.

Về nguyên tắc, giới thiệu người ít tuổi với người nhiều tuổi trước, giới thiệu phụ nữ với nam giới trước. Trường hợp chồng giới thiệu vợ mình với người khác là trường hợp ngoại lệ.

Khi giới thiệu người nhà mình với khách trong một bữa tiệc, không nên cho thêm kính ngữ “ông” hoặc “bà” sau tên người nhà, có thể trực tiếp gọi là chồng, con trai

hoặc con gái; anh chị em có thể gọi là anh, chị, em trai, em gái…

Khi giới thiệu con gái với khách, nên nói: “Đây là Tú Phương, con gái tôi”, nếu
giới thiệu với nam nữ thanh niên trẻ tuổi, có thể nói: “Anh Vương, anh đã gặp con gái
Tú Phương của tôi chưa?” Khi giới thiệu chồng mình, nên nói: “Bà Lí, xin giới thiệu
với bà đây là chồng tôi, Nguyễn Anh Tài!” hoặc nói: “Đây là anh Tài, chồng tôi!” Khi
giới thiệu bạn bè mình với bố mẹ, có thể nói: “Bố (mẹ), đây là Trụ, bạn của con”.

Tóm lại, khi giới thiệu người khác, nhất định phải tôn trọng một số nguyên tắc sau:

(1) Giới thiệu phải chú ý trình tự và phép lịch sự. Trình tự giới thiệu thông thường
là: Giới thiệu nam giới với nữ giới trước, giới thiệu người ít tuổi với người nhiều tuổi trước, giới thiệu người có địa vị thấp với người có địa vị cao… Khi giới thiệu, nên nhìn thẳng vào đối phương, mỉm cười để thu hút sự chú ý.

(2) Không nên giới thiệu qua loa, hãy nói rõ tên và thân phận người được giới thiệu. Ví dụ: “Đây là ông Vương, tổng Giám đốc công ty XX” hoặc “Đây là cô giáo Lan của trường đại học XX”.

(3) Khi giới thiệu phải tỏ ra cầu thị. Không thể bỏ qua vị trí quan trọng của người được giới thiệu, cũng không nên giới thiệu quá khoa trương.

(4) Khi hoàn thành việc giới thiệu hai người với nhau, không nên bỏ ra chỗ khác ngay. Hãy để họ nói với nhau một vài câu rồi mới rời đi. Nhưng cũng không nên ở lại quá lâu, khi thấy hai bên đã có thể trò chuyện, nên tìm lí do thích hợp để rời đi chỗ khác.

Khi giới thiệu người khác, nhất định phải tuân thủ quy tắc để không khiến họ rơi vào tình trạng bối rối hoặc gây ra hiểu nhầm.

Cách chúc rượu

Chúc rượu có tác dụng rất quan trọng trong các bữa tiệc, đồng thời, chúc rượu cũng là một nghệ thuật. Chúng ta thường gặp các chuyên gia tiếp khách trong một bữa tiệc, chỉ với vài câu nói, họ có thể khiến người khác uống cạn rượu trong ly. Trong các bữa tiệc, nếu muốn những người tham gia uống rượu nhiệt tình thì phải khiến không khí trở nên sôi nổi, đây cũng chính là nhiệm vụ cơ bản của những người tiếp khách. Vì thế, khi chúc rượu, nhất định phải đạt được những yêu cầu kĩ năng ngôn ngữ nhất định.

Sử dụng lời khen chân thành

Con người thường có sức phản kháng rất yếu trước lời khen, đặc biệt là trên bàn tiệc. Khi mời rượu, nếu khen ngợi thành tích học tập, thành tích công việc và những việc làm tốt của đối phương mà họ vẫn kiên quyết không uống, thì đó là vấn đề liên quan tới thể diện. Trên bàn tiệc, ánh mắt của mọi người sẽ vô tình tạo áp lực cho họ, mọi người sẽ nghĩ: “Thực ra anh có thể uống nhưng anh lại không uống, vậy là anh coi thường chúng tôi.” Đối phương rất dễ cảm nhận được áp lực này, do đó anh ta bắt buộc phải nâng chén rượu lên.

Hoa vừa đạt được học vị tiến sĩ, công ty tổ chức tiệc chúc mừng cô, nếu bạn là lãnh đạo công ty, bạn có thể chúc rượu như sau: “Trời không phụ lòng người, vất vả lắm cô mới có được có quả này. Chúng tôi chúc mừng cô, ly rượu này cô phải uống.” Trong tình huống này, Hoa không thể không uống cạn ly rượu.

Những lời khen chân thành cũng giống như chiếc chìa khóa vạn năng, có thể dễ dàng khiến người khác phải cạn ly trong bữa tiệc.

Nhấn mạnh ý nghĩa hoàn cảnh đặc biệt

Tinh thần con người thường vui vẻ, thoải mái trước những chuyện vui. Có những người không uống rượu hoặc không uống được nhiều, nhưng trong một số trường hợp vẫn uống hoặc uống nhiều hơn một chút, một mặt vì trong lòng rất vui, mặt khác do tính chất đặc biệt của hoàn cảnh.

Trong một buổi họp lớp, một người nâng ly lên và nói với một người khác trước nay vốn không thích uống rượu: “Ly rượu này tôi không ép anh, anh uống được bao nhiêu thì uống. Nhưng hôm nay là lần đầu tiên họp lớp khóa 49, không biết khi nào mới có lần sau. Tôi biết tửu lượng anh không tốt, nếu anh cảm thấy không muốn uống ly rượu này, mọi người cũng sẽ không ép, tôi cũng không nói nữa…”

Nói đến đây, người bạn không thích uống rượu cũng không từ chối nữa. Cách chúc rượu nhấn mạnh ý nghĩa hoàn cảnh đặc biệt này rất có hiệu quả, bởi không ai muốn để lại ấn tượng không tốt trong lòng mọi người.

Rượu có thể giúp tăng cường giao lưu tình cảm đôi bên, khiến mối quan hệ đôi bên càng trở nên thân thiết hơn. Nếu người chúc rượu có thể đạt được mục đích này, đối phương sẽ không dễ dàng từ chối. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, khi chúc rượu có thể nhấn mạnh mối quan hệ đặc biệt giữa mình và đối phương, khiến việc mời rượu trở thành cách thức giao lưu tình cảm giữa hai bên.

Nếu trong hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, khi chúc rượu phải chú ý phong thái và phép lịch sự.

Thị trưởng một thành phố của Trung Quốc tới thăm một thành phố ở nước Đức, trong buổi tiệc chúc mừng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai bên, ông nâng ly rượu lên và nói: “Cho phép tôi mượn những câu thơ trong bài thơ “Chúc mừng” nổi tiếng để nói về mối quan hệ hữu nghị giữa hai thành phố, và chúng ta hãy cùng cạn ly vì mối quan hệ tốt đẹp đó…”

Cách mời rượu này rất độc đáo. Vị thị trưởng đã khéo léo tạo bầu không khí vui vẻ và nhấn mạnh nguyện vọng muốn hợp tác hữu nghị dài lâu để mời rượu.

Tự giới thiệu về mình trong khi mời rượu là một cơ hội tốt để nâng cao danh tiếng bản thân. Nội dung giới thiệu phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể. Có thể sử dụng thành ngữ, danh ngôn, thơ ca, ngôn ngữ hài hước để khiến lời mời có sức thuyết phục.

Mời rượu là việc rất thường gặp trong giao tiếp xã hội. Cách mời rượu như thế nào cũng cần phải có kĩ năng. Nắm được hoàn cảnh thực tế và ứng dụng ngôn ngữ khéo léo là việc yêu cầu chúng ta phải không ngừng học tập, nhất là những người trẻ tuổi, phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm, vì thế, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ khéo léo khi mời rượu là điều rất cần thiết.

Khéo léo từ chối rượu

Khi tham gia tiệc rượu, chúng ta cũng đều muốn uống vui vẻ. Nhưng mỗi người có tửu lượng khác nhau. Nếu uống rượu hợp lí sẽ có lợi cho sức khỏe, nhưng khi không được khỏe mạnh thì tốt nhất nên uống ít rượu. Do đó, nếu đối phương nhiệt tình mời rượu, chúng ta phải khéo léo từ chối. Từ chối thành công không chỉ giúp bản thân

tránh việc uống rượu, mà còn không khiến đối phương bị mất mặt và nảy sinh mâu thuẫn.

Từ chối bằng lí do sức khỏe

Uống rượu là một cách giao lưu tình cảm, điều này ai cũng rõ. Nhưng nếu uống để ảnh hưởng tới sức khỏe thì đó là điều không nên, đây là điều không ai muốn thấy. Vì thế, khi chúng ta thực sự không thể uống hoặc không muốn uống thêm nữa, có thể lấy lí do sức khỏe không tốt để từ chối lời mời của đối phương. Lí do đó có thể là những bệnh mà người mắc không nên uống rượu như đau dạ dày, cao huyết áp, bệnh tim…

Một vị lãnh đạo tham gia một bữa tiệc, có một người bạn lâu ngày không gặp có ý muốn uống cùng ông ba ly rượu. Vị lãnh đạo nói: “Tôi xin nhận ý tốt của anh, nhưng thật đáng tiếc là gần đây tôi không được khỏe, tôi đang phải uống thuốc, bác sĩ dặn không được uống rượu, lâu rồi tôi cũng không uống, rất mong anh bỏ qua. Sau này khi khỏe hơn, có cơ hội, nhất định tôi sẽ uống với anh”. Lời nói của vị lãnh đạo đã khiến người bạn của ông bỏ ý định mời rượu.

Bản chất của việc mời rượu là thể hiện sự tôn trọng với đối phương. Nếu sức khỏe của đối phương không tốt thì không nên ép, như vậy mới khiến người đó cảm thấy bạn tôn trọng họ.

Từ chối bằng những hậu quả nghiêm trọng của việc uống nhiều rượu

Uống rượu nên theo nguyên tắc không gượng ép, để người được mời uống bao nhiêu cũng được, như vậy mới tạo tâm lí vui vẻ. Có một số người, đặc biệt là những người trẻ tuổi khi tham gia tiệc rượu thường lấy rượu làm thước đo tình cảm. Khi mời rượu, nếu gượng ép bắt đối phương phải uống trong tâm lí không thoải mái là điều đại kị, không thể chấp nhận.

Là người bị động, khi cảm thấy đã đến giới hạn không nên uống nữa thì nên nói rõ với người mời. Ví dụ: “Cảm ơn anh đã dành tình cảm cho tôi, tôi vốn không uống được mấy. Hôm nay rất vui nên tôi đã uống quá chén, nếu uống nữa sợ rằng sẽ bị say, mong anh thứ lỗi.” Cách từ chối này khiến người mời rượu hiểu rằng, nếu bạn uống nhiều nữa có thể gây ra hậu quả không tốt. Như vậy bạn có thể không phải uống mà không làm mất lòng người mời.

Từ chối bằng lí do người thân không đồng ý

Thông thường, nếu từ chối rượu bằng cách nói người thân không cho uống sẽ khiến đối phương có cảm giác bạn đang lấy cớ, đó là vì họ không tưởng tượng được vấn đề nghiêm trọng thế nào với bạn. Do đó, khi từ chối rượu, bạn hãy nêu ra những hậu quả của việc không nghe “lệnh cấm” của người thân, hãy khiến cho đối phương cảm thấy rằng việc uống rượu thực sự có hại với bạn để họ từ bỏ ý định. Bạn có thể nói: “Vợ tôi mà biết tôi uống rượu sẽ không vui. Tôi không lừa anh, do đó nếu thực sự nghĩ cho tôi, chúng ta hãy lấy trà thay rượu.” Nếu nói vậy, đối phương sẽ không ép bạn.

Bắt lỗi trong lời nói của người mời rượu

Khi người khác mời rượu bạn, họ sẽ lấy lí do này hoặc lí do khác, những lí do này có lúc không chính đáng. Đặc biệt là với một số người mời rượu không khéo, trong lời nói của họ luôn có kẽ hở. Nắm được và phân tích những kẽ hở này sẽ chứng minh bạn không cần phải uống ly rượu họ mời, hoặc người uống nên là người khác. Việc bắt lỗi trong lời nói của người mời rượu sẽ khiến đối phương từ bỏ ý định uống rượu

với “đối tượng khó đối phó”.

Trong một buổi họp mặt, có người đã mời rượu anh Cường: “Anh Cường, trong buổi tiệc này chỉ có hai chúng ta mang họ Lê, 500 năm trước có lẽ chúng ta là người một nhà, xem ra chúng ta rất có duyên, ly rượu này nhất định phải uống cạn!” Lúc này, anh Cường liền bắt lỗi về lời nói của người mời rượu: “Tôi rất muốn uống ly rượu này với anh, nhưng thật xin lỗi, có lẽ anh đã nhầm, tôi họ Trịnh chứ không phải họ Lê, nên tôi không biết 500 năm trước liệu chúng ta có phải người một nhà không, tôi không nên uống ly rượu này của anh”. Như vậy là anh Cường không phải uống rượu, người mời cũng không còn lí do gì để ép anh nữa.

Một số kĩ năng tiệc tùng rất quan trọng trong giao tiếp, chỉ cần nắm được những kĩ năng này, bạn sẽ có thể đạt được thành công mong muốn.

Phát huy tài ăn nói khi tiếp khách

Trong xã hội ngày nay, mở tiệc đãi khách đã trở thành một cách giao tiếp hiệu quả. Khi chúng ta tổ chức hoặc tham gia một bữa tiệc quan trọng, cần phải khéo léo sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với khách.

Sau khi các khách mời đã đến tham gia bữa tiệc, bạn nên giới thiệu tên, địa vị, công việc của các khách mời, chỉ cần nói đơn giản, không nên quá khoa trương. Sau khi các khách mời đã ngồi xuống, không nên chỉ nói chuyện với một người mà phải hài hòa điều chỉnh quan hệ giữa tất cả mọi người, không nên lạnh nhạt với bất kì ai, cũng không nên tỏ ra quá nhiệt tình với ai đó. Khi bữa tiệc kết thúc, mọi người ra về, nên tiễn ra cửa, vẫy tay chào tạm biệt và nói: “Cảm ơn các vị đã đến, cảm ơn tất cả đã tạo bầu không khí vui vẻ cho buổi tiệc này.” Nếu sau khi kết thúc bữa tiệc, vẫn còn sớm để mọi người ra về, hãy mời họ ở lại thêm một chút.

Trong một bữa tiệc, tốt nhất nên duy trì không khí sôi nổi từ đầu đến cuối. Chúng ta hãy cùng xem lời nói của một vị tổng Giám đốc khi tiếp khách trong một bữa tiệc.

“Thưa các quý khách, thưa các bạn!

Chúng tôi rất vui khi ngày hôm nay các quý vị đã bớt chút thời gian đến đây. Tôi thay mặt toàn thể công ty nhiệt liệt hoan nghênh sự có mặt của quý vị. Nhờ sự ủng hộ của quý vị và sự cố gắng của tất cả các thành viên, công ty chúng tôi đã thực hiện được mục tiêu kế hoạch đề ra! Tôi thực sự biết ơn tất cả! Trong hoạt động kinh doanh lần này, anh Lân – quản lí của của công ty đã bị ốm vì làm việc quá sức, thế nhưng anh ấy vẫn không quản ngại khó khăn và kiên trì đến cùng. Không ít khách hàng đã bị thuyết phục bởi sự tận tâm của anh ấy. Có được thành công như ngày hôm nay, tôi phải cảm ơn sự ủng hộ của tất các khách hàng và sự cố gắng của các đồng nghiệp trong công ty.

Chúng tôi nhất định sẽ ghi nhớ sự ủng hộ của quý vị. Sau này nếu có thể giúp gì cho mọi người, công ty chúng tôi rất sẵn sàng, hãy tin tưởng chúng tôi!

Để chúc mừng sự kiện thành công, ngày hôm nay, chúng tôi tổ chức bữa tiệc cảm ơn, mặc dù rất đơn giản nhưng đã thể hiện được thành ý của chúng tôi. Xin mọi người đừng khách sáo.

Sau này tất cả chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác và phát triển để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế. Xin cảm ơn!”

Lời phát biểu với nội dung giàu tình cảm đã thể hiện tấm lòng của công ty với các khách hàng.

Đón tiếp và tiễn khách thể hiện sự quan tâm nhiệt tình, sự tôn trọng với khách mời.
Điều này không chỉ yêu cầu phải thực hiện chu đáo mà còn cần chú trọng ngôn ngữ.

“Tổng Giám đốc, chúc mừng ông đã đạt thành công trong lần đàm phán này, chúc công ty sang năm sẽ càng phát triển hơn!”, “Tổng Giám đốc, ông đến với thành phố chúng tôi lần này, nếu điều kiện chưa tốt, quan tâm chưa chu đáo thì mong ông hãy bỏ qua.”

“Chúc mọi người lên đường may mắn, thượng lộ bình an, chúc quý vị luôn hạnh phúc, thành công trong công việc! Rất mong được gặp lại!”

Những lời nói này sẽ khiến mọi người vui vẻ khi đến và hài lòng khi ra về, đồng thời giúp tạo ấn tượng sâu sắc, có lợi cho việc mở rộng hợp tác và giao lưu.

Đối với những bữa tiệc nhỏ trong gia đình hoặc tiệc cưới, cách nói chuyện cũng có những điểm khác biệt.

Khi khách ra về, bạn hãy vui vẻ như khi đón tiếp họ, hãy đứng ở lối ra vào, bắt tay khách mời và nói: “Cảm ơn mọi người đã đến”. Không nên giữ khách ở lại cho dù thời gian còn sớm, nếu là vào tối chủ nhật càng không nên giữ khách ở chơi lâu, bởi sáng hôm sau là thứ hai đầu tuần, họ sẽ phải dậy sớm.

Đặc biệt là khi tổ chức tiệc cưới, mọi người đều rất vui, uống nhiều rượu nên thường nán lại trò chuyện. Có nhiều vị khách không muốn ra về, lúc này bạn có thể tạm dừng những việc đang làm dở và nói rằng đã đến lúc họ phải ra về. Còn nếu những vị khách đó vẫn không hiểu, hãy nói thẳng với họ: “Tôi rất muốn chị ở lại chơi, nói chuyện với chị khiến tôi quên thời gian, nhưng thực sự tôi mệt rồi”, hoặc cũng có thể nói: “Tôi hi vọng thời gian chưa muộn, tôi hi vọng buổi tiệc chỉ mới bắt đầu. Nhưng thực tế bây giờ đã là nửa đêm, mai tôi còn phải dậy sớm”.

Nguyên tắc trò chuyện trong một bữa tiệc

Không giống những buổi tụ tập nhỏ, có thể tự do nói những chuyện gì thích. Khi tham gia một bữa tiệc, nhất định phải chú ý những nguyên tắc trò chuyện.

(1) Không nên ép rượu người khác. Muốn không khí buổi tiệc trở nên vui vẻ, bạn phải nhiệt tình khi đón tiếp mọi người bằng tình cảm chân thành. Phải để ý tới tửu lượng và sức khỏe, không ép người khác uống nhiều rượu và ghi nhớ nguyên tắc “Uống đủ, không uống để say”.

(2) Không hành động theo cảm tính. Nhằm thể hiện sự nhiệt tình và tôn trọng các khách mời, chủ nhân của các bữa tiệc rất dễ hành động theo cảm tính, lạm dụng lời khen đối với khách, tâng bốc họ. Tuy nhiên, người nghe sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí còn cho rằng bạn là người giả tạo.

(3) Không dùng lời nói ác ý làm tổn thương người khác. Có một số người, bình thường hay có thành kiến với mọi người nhưng không có cơ hội thể hiện, khi tham gia tiệc tùng thường mượn rượu để nêu ý kiến và nói những điều không nên nói làm tổn thương người khác. Điều này là không đúng đắn và rất dễ gây ra mâu thuẫn.

(4) Không nên tự đề cao bản thân. Việc tự khen, tự đề cao bản thân sẽ khiến

người khác mất cảm tình. Chê bai người khác để tự khen mình là hành động tự hạ thấp bản thân và làm người khác tổn thương.

(5) Không nói chuyện công việc. Một số người trẻ tuổi khi uống rượu thường nói đến chuyện công việc, thậm chí còn có những phát biểu bất mãn về lãnh đạo. Điều này có thể sẽ đến tai lãnh đạo và làm ảnh hưởng tới mối quan hệ công việc của bạn. Còn có một số người có chức vụ, khi uống rượu đã nhận lời giúp nâng đỡ người khác, nhưng sau đó lại không thể thực hiện, gây ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ với mọi người.

(6) Không nên bị mất kiểm soát hành vi sau khi uống rượu say. Một số người uống rượu sẽ không khống chế được bản thân mình, có những lời nói hoặc hành động tùy tiện. Tất nhiên điều này sẽ gây ra sự phản cảm với mọi người xung quanh.

(7) Không nên mượn rượu để bày tỏ sự bất bình. Một số người thường mượn rượu để chỉ trích người khác, làm như vậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ và khiến mọi người đánh giá thấp về bạn.

Tiệc rượu thực chất là một hoạt động văn hóa. Nó có ý nghĩa tích cực trong việc thiết lập và củng cố các mối quan hệ hữu nghị, thân thiết, giao lưu tình cảm… Vì thế, người tham gia tiệc phải nắm được các nguyên tắc, kĩ năng để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất trong hoạt động này.

Chọn tập
Bình luận