Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ

PHẦN 2: KĨ NĂNG GIAO TIẾP VỚI MỖI HOÀN CẢNH VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÁC NHAU – CHƯƠNG 7: Kĩ năng giao tiếp với mỗi hoàn cảnh và đối tượng khác nhau

Tác giả: Trác Nhã
Chọn tập

Kĩ năng phỏng vấn xin việc

Trong môi trường công việc cạnh tranh khốc liệt, có thể bạn sẽ phát hiện ra một hiện tượng như thế này, những người khéo ăn nói, có chủ kiến sẽ được trọng dụng hơn những người không khéo ăn nói. Có câu: “Một câu nói khiến người khóc, một câu nói khiến người cười”, mỗi cách thể hiện khác nhau mang lại những kết quả khác nhau. Biết cách ăn nói khéo léo có thể khiến bạn được đồng nghiệp yêu quý, được lãnh đạo ưu ái. Đặc biệt là khi phỏng vấn xin việc, lời bạn nói ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc bạn có mở được cánh cổng của công ty hay không.

Cách giới thiệu khéo léo về bản thân

Khi chúng ta tham dự một buổi phỏng vấn xin việc, tự giới thiệu về mình là điều không thể thiếu. Lời giới thiệu hay sẽ để lại ấn tượng sâu sắc, thuyết phục được người phỏng vấn, như vậy xin việc được coi là đã thành công một nửa. Đa số mọi người đều cho rằng, tự giới thiệu về mình là một việc rất dễ, thực tế cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Có câu: “Nói về người thì dễ, nói về mình thì khó.” Khi phỏng vấn xin việc, tự giới thiệu về mình là điều khó nhất. Vì vậy, chúng ta nhất định phải đầu tư công sức cho phần tự giới thiệu khi tham gia phỏng vấn xin việc.

Hỏi thăm lễ phép, chủ đề rõ ràng

Khi gặp người phỏng vấn, người xin việc nên chào đối phương trước, chào hỏi là nguyên tắc ứng xử cơ bản nhất. Bạn có thể nói: “Xin chào Giám đốc, cảm ơn ông đã dành cho tôi cơ hội phỏng vấn, trước tiên tôi xin tự giới thiệu về mình…” Sau khi giới thiệu xong, nên nói cảm ơn một lần nữa. Nếu nhiều người cùng phỏng vấn, thì phải cảm ơn tất cả mọi người.

Khi tự giới thiệu về mình, còn phải chú ý tới chủ đề. Chủ đề của bạn nhất định phải rõ ràng, trực tiếp đi thẳng vào vấn đề, không nên nói những điều không cần thiết. Nếu lời bạn nói không rõ ràng thì người phỏng vấn sẽ không muốn nghe tiếp. Khi tự giới thiệu, chú ý đảm bảo đầy đủ những thông tin sau: Họ tên, tuổi, quốc tịch, học lực cùng với tính cách, kinh nghiệm, sở thích, năng lực làm việc của bạn. Đương nhiên, trước khi giới thiệu, nhất định phải phân loại hợp lí thông tin của bản thân, giới thiệu quanh một chủ đề trọng tâm. Nếu đơn vị bạn xin vào coi trọng kiến thức và học lực của ứng viên, thì khi tự giới thiệu, bạn nên bắt đầu nói kĩ từ thành tích học tập và những kiến thức có được trong quá trình học chuyên ngành, ngoài ra, khi giới thiệu, nên lấy những vấn đề này làm trọng điểm.

Thực tế chiến thắng hùng biện

Khi phỏng vấn, chúng ta không nên quá khoa trương về kinh nghiệm làm việc nhằm mục đích để lại ấn tượng sâu sắc, ví dụ: “Tôi có trình độ nghiệp vụ rất cao trong ngành ngân hàng”, “Thành tích học tập của tôi cao nhất lớp”, nếu bạn nói vậy sẽ để lại ấn tượng không tốt đối với người phỏng vấn và sẽ không đạt hiệu quả giao tiếp. Các đơn vị doanh nghiệp trong thời buổi hiện đại không giống như trước đây, theo đà phát triển xã hội, chỉ lời nói đơn thuần không thể khiến đơn vị dùng người hiểu về năng lực của bạn, “thực tế chiến thắng hùng biện”. Mặc dù thời gian phỏng vấn là có hạn, không thể giúp bạn hoàn toàn thể hiện mình, nhưng bạn phải học cách chứng minh năng lực bằng thành tích và bằng ví dụ thực tế, để người phỏng vấn thấy được tài năng của bạn.

Hoa là sinh viên tốt nghiệp khoa Mĩ thuật của một trường đại học, sau khi ra trường, cô đến xin làm nhân viên thiết kế cho một công ty thiết kế nội thất. Khi đối diện với những người phỏng vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế nội thất, Hoa không biết phải nói gì về khả năng của mình. Thế nhưng Hoa đã chuẩn bị kĩ, cô nói với những người phỏng vấn: “Tôi là Hoa, là người Hà Nội, chuyên ngành học của tôi là mĩ thuật, mặc dù không học chuyên nghiệp về thiết kế nội thất, nhưng tôi rất có hứng thú với ngành này. Khi học ở trường, tôi đã từng làm cộng tác viên cho một công ty thiết kế, có kinh nghiệm về công việc thiết kế nội thất. Đây là bản thiết kế tôi đã làm khi đó, mời các vị hãy xem và cho ý kiến.” Hoa vừa nói vừa đưa tác phẩm của mình ra. Sau khi xem bản thiết kế, nhận thấy đây là sản phẩm có chất lượng tốt, nên nhà tuyển dụng rất hài lòng. Kết quả là Hoa đã vượt qua rất nhiều các ứng cử viên khác và được nhận vào công ty.

Chừa đường lui cho mình

Tự giới thiệu về mình trong khi phỏng vấn chính là một cách tiếp thị bản thân để người phỏng vấn thấy được ưu điểm của bạn, do đó khi tự giới thiệu phải thành thật, nhưng cũng không nên nói hết tất cả.

Khi giới thiệu về năng lực, kinh nghiệm làm việc hay suy nghĩ về công việc, không nên dùng câu khẳng định: “Tôi rất thành thạo nghiệp vụ này!”, “Tôi bảo đảm sẽ làm thay đổi diện mạo công ty!”… Những câu nói này hoàn toàn không có nội dung cụ thể mà thường chỉ được nói ra khi xúc động, dễ gây phản cảm đối với người phỏng vấn. Nếu gặp người phỏng vấn dễ tính, có thể họ sẽ không làm khó bạn. Nhưng nếu gặp phải người khó tính, họ sẽ hỏi bạn: “Vậy bạn nói xem bạn sẽ dùng cách nào?”, hoặc “Hướng phát triển mới của ngành này là gì?”… Khi đó, nhất định bạn sẽ bối rối và không nói được gì cả. Bởi vì tình hình thực tế rất cụ thể và phức tạp, nếu bạn cứng đầu tiếp tục trả lời sẽ chỉ khiến bản thân rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Tự giới thiệu chỉ là một trong nhiều nội dung của một cuộc phỏng vấn, bạn nên cố gắng thể hiện thực lực một cách khách quan, không khoa trương, không làm lộ nhược điểm, vì như vậy bạn và người phỏng vấn sẽ rất khó tiếp tục cuộc nói chuyện.

Triệu đi phỏng vấn vào một công ty du lịch quốc tế, khi tự giới thiệu, anh nói: “Tôi rất thích du lịch, biết rõ về các danh lam thắng cảnh, tôi đã tới hầu hết các khu danh thắng trên cả nước.” Người phỏng vấn rất có hứng với điều này bèn hỏi: “Vậy anh đã đến Đà Lạt chưa?” Bởi vì người phỏng vấn là người Đà Lạt nên rất hiểu về quê hương mình, muốn nhân cơ hội này để kiểm tra kiến thức của Triệu. Triệu chưa bao giờ đến Đà Lạt, nhưng trong lòng nghĩ, nếu nói mình chưa đến nơi nổi tiếng như vậy, thì lời mình vừa nói lúc trước sẽ trở thành khoác lác. Vì vậy anh ta đánh liều trả lời: “Đã đến

rồi”. Người phỏng vấn lại hỏi: “Anh ở khách sạn nào?” Triệu không trả lời được nên
đành nói: “Khi đó tôi ở nhờ nhà một người bạn.” Người phỏng vấn lại hỏi: “Nhà bạn anh ở chỗ nào của Đà Lạt?” Triệu không trả lời được nữa. Kết quả thế nào thì chúng ta đều có thể đoán được.

Những điều cấm kị khi tự giới thiệu trong phỏng vấn xin việc

Mục đích cơ bản khi người xin việc tự giới thiệu là khiến cho người phỏng vấn bước đầu hiểu về mình, sau đó là cố gắng để lại ấn tượng tốt đẹp để cuộc phỏng vấn được diễn ra thuận lợi, từ đó đạt được thành công. Vì thế, trong quá trình tự giới thiệu về mình, người xin việc phải cố gắng chú ý, tránh phạm phải những lỗi sau đây.

Cố ý khoe khoang

Tự giới thiệu phải rõ ràng, hợp lí. Khi bạn chưa hiểu rõ về sở thích cũng như tính cách của người phỏng vấn, không nên sử dụng từ ngữ quá màu mè, cũng không nên nói dài dòng, chỉ cần nói về kinh nghiệm chủ yếu là đủ. Cho dù kinh nghiệm của bạn có phong phú đến đâu cũng không cần cố thể hiện nó khi đang tự giới thiệu về mình. Cần phải biết, người phỏng vấn là người lựa chọn nhân tài chứ không phải người nghe bạn kể chuyện. Tự giới thiệu nhất định phải để lại ấn tượng rõ ràng, logic cho nhà tuyển dụng.

Dũng – học ngành Văn học đến xin làm biên tập viên cho một tờ báo, anh muốn thể hiện tài năng văn học của mình ngay trong khi tự giới thiệu. Người phỏng vấn nói với anh: “Anh hãy nói về mình đi!” Dũng cảm thấy cơ hội của mình đã đến, anh hắng giọng, nói với thanh điệu cao vút: “Hơn 20 năm trước vào một đêm mùa thu gió thổi nhè nhẹ, tiếng khóc của tôi đã đánh thức cả một thị trấn yên bình ở miền bắc. Trải qua tuổi thơ dữ dội và thời thiếu niên nông nổi, hào hứng bước vào thời kì thanh xuân, biết bao niềm vui, biết bao nỗi buồn đã giúp tôi hiểu thế giới này.” Người phỏng vấn nghe xong liền nói: “Chúng tôi ở đây là nhà xuất bản chứ không phải câu lạc bộ thơ, anh hợp với việc làm thơ hơn”.

Tỏ ra đắc ý, kiêu căng

Trong phỏng vấn xin việc, khi người phỏng vấn sử dụng ngữ điệu và ngôn ngữ quá lời để khen ngợi bạn, bạn nhất định phải đề cao cảnh giác, có thể trong lòng họ có điều không hài lòng với bạn. Ngữ điệu của họ thể hiện rằng họ không thể tiếp tục nghe bạn tự giới thiệu nữa.

Hoan là người có nhiều sở thích, trải qua nhiều nỗ lực, anh đã học được không ít tài nghệ. Một lần, anh ứng tuyển vị trí Giám đốc của một công ty thương mại. Người phỏng vấn hỏi: “Hãy nói xem sở trường của anh là gì?” Hoan cảm thấy đây là một cơ hội rất tốt để thể hiện mình. Anh quyết định nói về sở thích ca hát, anh đã từng tham gia thi hát và giành được giải ba; về sở thích chạy bộ, anh đã giành vị trí thứ 10 trong cuộc thi marathon thành phố. Người phỏng vấn lập tức dành tặng cho Hoan lời khen: “Anh thi hát được giải cơ à, anh thật giỏi”, “Anh kiên trì chạy bộ như vậy thật đáng ngưỡng mộ!” Hoan không hiểu ý của người phỏng vấn, cho rằng mình thực sự đang được khen, vậy là anh tiếp tục nói: “Đúng thế, tôi còn thích nuôi vịt…”

Sau cuộc phỏng vấn, Hoan đã không nhận được thông báo trúng tuyển.

Xem ra ý nghĩa biểu đạt của lời khen, lời ngưỡng mộ rất phức tạp, nó chưa chắc đã là tín hiệu đáng mừng, cũng không thể hiện chính xác nội tâm của con người. Nếu tỏ ra đắc ý, kiêu ngạo ngay sau khi nhận được lời khen, cho rằng mình đã gây được thiện cảm với người phỏng vấn, thì chắc chắn bạn sẽ thất bại. Cách tốt nhất là khi nói đến đề tài nào đó, trước tiên chỉ nói một điểm, đồng thời để ý thái độ của người phỏng vấn, tìm ra hàm ý thật ẩn sau lời khen rồi mới tiếp tục nói. Nếu trong lời nói của người phỏng vấn có ý châm chọc thì bạn phải lập tức chuyển đề tài và tạo cơ hội bù đắp sau.

Ngôn ngữ sáo rỗng

Lí tham gia phỏng vấn xin việc tại công ty thương mại, khi tự giới thiệu về mình, anh nói: “Khi học đại học, tôi là bí thư của lớp, năng lực tổ chức tốt, giao tiếp rộng rãi, có tinh thần cầu tiến, xã giao tốt, nhiều bạn bè…”

Mọi điều kiện của Lí đều không tồi, nhưng kết quả phỏng vấn lại thất bại.

Xem xét nguyên nhân, chủ yếu do ngôn ngữ tự giới thiệu quá sáo rỗng, vô nghĩa.

Khi tự giới thiệu, Lí sử dụng những từ trừu tượng như “giao tiếp rộng”, “xã giao tốt”… những từ ngữ này không để lại ấn tượng với người phỏng vấn, do đó các ứng viên xin việc nên hạn chế sử dụng.

Phỏng vấn là để tiếp thị bản thân, do đó nỗ lực thể hiện mình là có thể hiểu được, thế nhưng khi tự giới thiệu nhất định phải khách quan, dùng ngôn ngữ thực tế đánh giá bản thân, không dùng từ ngữ trừu tượng. Người phỏng vấn thường chỉ tin những thành tích cụ thể, chứ không có hứng thú với những từ ngữ như “năng lực tổ chức tốt” khi bạn tự giới thiệu về mình. Nếu sau cụm từ “năng lực tổ chức tốt” bạn thêm một câu “Đã từng tham gia tổ chức giải bóng chuyền hữu nghị cấp trường và giành chức vô địch”, có thể hiệu quả sẽ khác.

Kĩ năng trả lời câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin việc

Cách thức và trình tự phỏng vấn của mỗi công ty là không giống nhau, phong cách của người phỏng vấn cũng đa dạng, câu hỏi phỏng vấn cũng khác nhau. Thế nhưng có một số câu hỏi mà người phỏng vấn thường thích hỏi, do đó các ứng viên nên chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi sau.

(1) Tại sao lại xin ứng tuyển vào công việc này?

“Tôi xin công việc này, bởi tôi tin mình có thể cống hiến cho sự phát triển của công ty, đồng thời, tôi cũng tin quý công ty sẽ cho tôi một vị trí xứng đáng. Tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, hơn nữa năng lực của tôi khiến tôi tin rằng tôi có thể làm tốt công việc này”. Đương nhiên, tình hình của mỗi công ty là khác nhau, khi gặp câu hỏi kiểu này, phải linh hoạt thay đổi theo tình hình thực tế, nói khéo léo để tạo ấn tượng tốt đẹp với người phỏng vấn.

(2) Anh/chị hiểu biết gì về công ty chúng tôi?

Trước khi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu về công ty nơi mình xin vào, khi gặp câu hỏi này, ít nhất bạn phải trả lời được một số nội dung sau: Công ty hoạt động trong lĩnh vực gì, có công ty con không, có bao nhiêu chi nhánh, có bao nhiêu nhân viên, lợi nhuận hàng năm và địa vị so với các công ty khác cùng ngành. Ngoài ra, bạn còn

phải tìm hiểu về một số thành tựu của công ty, điều này sẽ dễ tạo thiện cảm cho người phỏng vấn.

(3) Bạn đã học những môn gì?

Hãy liệt kê một vài môn học, trong đó có môn học liên quan tới vị trí công việc bạn đang xin vào, đồng thời phải nói rõ chuyên môn cơ bản. Ví dụ: máy tính, sử dụng máy tính hiện đại đã trở thành kĩ năng cơ bản của các ứng viên nên bạn phải nhắc tới. Nhưng nếu công việc của bạn không liên quan trực tiếp tới máy tính, thì bạn không cần phải nói rõ khả năng sử dụng máy tính của mình, chỉ cần nói rõ bạn có thể sử dụng các phần mềm ứng dụng công việc là đủ.

(4) Bạn có muốn có sự nghiệp riêng không?

Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Nếu bạn trả lời có muốn thì nhất định phải cẩn thận, câu hỏi tiếp theo sẽ là: “Vậy tại sao bạn không làm?” Bạn nên chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi liên quan.

(5) Bạn có kinh nghiệm gì về công việc này?

Đây là cơ hội tốt để thể hiện tài năng của bạn. Nhưng trước khi trả lời, phải xác định rõ ràng nói gì là quan trọng nhất. Nếu bạn không biết mình sẽ phải đối mặt với điều gì trong giai đoạn đầu của công việc, bạn nên hỏi. Sự suy nghĩ cẩn thận và năng lực phân tích của bạn sẽ được tôn trọng, thông tin bạn có được sẽ tự nhiên giúp bạn mạnh dạn trả lời câu hỏi. Nhưng khi nói về những thành tựu đã đạt được, bạn nên khiêm tốn, tuyệt đối không khoa trương.

(6) Ngoài tiền lương, loại phúc lợi nào bạn quan tâm nhất?

Hãy thành thật, nếu chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi phỏng vấn, bạn sẽ biết công ty tuyển dụng có những chế độ gì, hãy trả lời với nội dung phù hợp nhất so với những gì họ có thể cho bạn.

(7) Bạn có những sở thích gì?

Câu hỏi này mới nghe có vẻ đơn giản nhưng lại ẩn chứa hàm ý sâu xa, qua câu hỏi này, người phỏng vấn sẽ biết được liệu sở thích của bạn có làm ảnh hưởng tới công việc hay không. Bạn có thể trả lời “Tôi thích đá bóng vào ngày nghỉ, thích xem phim nhưng chưa bao giờ làm ảnh hưởng đến công việc”, hãy trình bày rõ lập trường của mình.

(8) Bạn cho rằng khuyết điểm lớn nhất của mình là gì?

Khi trả lời câu hỏi này, tuyệt đối không nên tỏ ra thông minh mà nói rằng: “Khuyết điểm lớn nhất của tôi là cầu toàn”. Nhiều người cho rằng câu trả lời như vậy sẽ thể hiện mình xuất sắc, nhưng trên thực tế, câu trả lời đó sẽ đẩy bạn vào tình trạng nguy hiểm. Ai cũng có khuyết điểm, điều này chúng ta đều rõ. Khi bị hỏi câu hỏi này, bạn sẽ phải nói ra một vài khuyết điểm của mình, nhưng phải chú ý lựa chọn những khuyết điểm không ảnh hưởng tới công việc trong tương lai.

(9) Bạn sẽ cư xử thế nào với cấp trên?

“Điều tôi coi trọng là hiệu quả công việc. Tôi có khả năng giao tiếp tốt, có thể tạo mối quan hệ với bất cứ ai.” Câu trả lời của bạn phải tập trung khẳng định bạn có khả năng giao tiếp tốt, cởi mở, trong quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên, lấy lợi ích của

công ty làm nguyên tắc, tuyệt đối không tính toán những vấn đề cá nhân.

(10) Nếu vị trí công việc có sự thay đổi, bạn được sắp xếp làm công việc không như nguyện vọng ban đầu thì bạn có đồng ý không?

“Tôi sẽ cảm thấy tiếc, nhưng tôi sẽ vẫn vui vẻ tuân thủ theo sự sắp xếp của công ty. Tôi hiểu cơ bản về tác phong làm việc và lĩnh vực phát triển của công ty nên mới muốn xin vào, vì thế cho dù làm công việc nào tôi cũng sẽ cố gắng để có thể học thêm nhiều kiến thức. Đương nhiên, nếu sau này có cơ hội thích hợp được làm công việc như mong đợi, tôi sẽ rất vui.” Không có gì là tuyệt đối, nếu bạn cảm thấy sự sắp xếp công việc không phù hợp với bạn, bạn có thể nhẹ nhàng trình bày ý kiến của mình để đối phương hiểu bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí họ đang tuyển dụng.

(11) Với trình độ hiện tại của bạn, bạn có thể tìm việc ở một công ty tốt hơn?

“Không nhất thiết như vậy. Có thể tôi sẽ tìm được một công ty khác tốt hơn công ty này, nhưng công ty đó lại không chú trọng bồi dưỡng nhân tài, cơ hội cũng không nhiều như công ty mình. Hoặc cũng có thể tôi không tìm được công ty tốt hơn, tôi nghĩ mình nên trân trọng những gì mình đang có.”

Đặc điểm của câu hỏi loại này là người phỏng vấn thường đặt ra các điều kiện giả thiết và yêu cầu ứng viên trả lời. Có lúc, dù trả lời thế nào cũng đều không ổn, khi đó bạn nên trả lời bằng ngôn ngữ chung chung.

(12) Nếu một công ty khác cũng nhận bạn vào làm, bạn sẽ lựa chọn thế nào?

“Đương nhiên tôi hi vọng được làm việc ở công ty mình. Tôi tìm hiểu về công ty đã lâu, nếu có được cơ hội, tôi nhất định sẽ không bỏ qua.”

Khi chưa có lựa chọn cuối cùng, việc trả lời câu hỏi này là tương đối khó, lúc này bạn tuyệt đối không được tỏ ra do dự, hãy nhấn mạnh sự nhiệt tình và mong muốn được vào làm việc cho công ty mà bạn đang tham gia phỏng vấn.

Người nhảy việc nên thận trọng khi trả lời nguyên nhân từ bỏ công việc cũ

Mỗi ứng viên nhảy việc, khi tham gia phỏng vấn đều sẽ bị hỏi đến nguyên nhân quyết định từ bỏ công việc cũ. Khi gặp những câu hỏi kiểu này, không nên trả lời với thái độ thờ ơ. Hãy nêu một số nguyên nhân có tính chất phổ thông dễ thông cảm như: Không có môi trường phát triển tài năng, đường đi làm xa, không đúng chuyên môn, kết hôn, bệnh tật… Thế nhưng, có một số nguyên nhân khi trả lời nhất định phải thận trọng, tuyệt đối không tùy tiện nói ra bởi nó có thể gây trở ngại cho quá trình xin việc của bạn.

Sếp cũ

Khi người phỏng vấn hỏi nguyên nhân bạn từ bỏ công việc trước đây có phải do mối quan hệ với sếp cũ không, lúc này, bạn tuyệt đối không nên đưa ra bất kì bình luận nào về người lãnh đạo trước đây của mình, phải biết rằng những người đang phỏng vấn bạn có thể trở thành cấp trên của bạn trong tương lai, nếu bạn nói xấu sếp cũ trước mặt họ, họ sẽ cho rằng bạn cũng có thể nói xấu họ trước mặt người khác, từ đó sẽ có thành kiến với bạn.

Linh là một thư kí có kinh nghiệm và năng lực làm việc rất tốt. Nữ giám đốc nơi cô đang xin vào làm việc hỏi: “Cô xinh đẹp như vậy, chuyên môn giỏi, học vấn cao, vậy tại sao công ty cũ lại không thích cô?”

Linh mỉm cười đáp: “Có lẽ tôi rời công ty cũ là do cơ duyên, tôi chấp nhận cống hiến hết mình cho công ty, cũng không hi vọng họ sẽ “thừa nhận công sức của mình”. Tôi nghĩ nếu tôi làm việc ở đây, nhất định sẽ không phải cống hiến một cách vô nghĩa.” Linh không nói sếp cũ tốt hay không, nhưng chỉ một câu nói “thừa nhận công sức của mình” đã giúp cô nhận được sự đồng tình. Kết quả Linh đã thuận lợi có được công việc mới.

Một cá nhân muốn tồn tại trong xã hội thì phải giao tiếp với mọi loại người, nhảy việc nhiều lần chứng tỏ bạn thiếu khả năng thích ứng trong công việc.

Áp lực công việc quá lớn

Nhịp sống xã hội ngày nay rất nhanh, cạnh tranh khốc liệt. Đa số những người trẻ tuổi mới bước chân vào xã hội đều phải chịu áp lực cạnh tranh ở mọi phương diện, những áp lực này yêu cầu chúng ta phải chịu trạng thái công việc cường độ cao. Nếu bạn nói áp lực công việc cũ quá lớn, không thể thích ứng, sẽ khiến cho đơn vị đang tuyển dụng bạn bị mất niềm tin.

Vĩ là phóng viên của một tờ báo kinh tế. Công việc đòi hỏi anh mỗi tháng phải hoàn thành một số lượng tin bài nhất định về lĩnh vực điện gia dụng, ngoài ra còn phải phụ trách phần quảng cáo. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Vĩ không hiểu biết nhiều về thị trường điện gia dụng, phải viết bài về lĩnh vực này, anh cảm thấy quá khó và phải chịu nhiều áp lực. Vì thế, Vĩ xin làm phóng viên tin tức cho một tờ báo khác. Người phỏng vấn tuyển dụng hỏi anh, tại sao lại cảm thấy công việc trước đây quá áp lực. Vĩ nói: “Là một người trẻ tuổi, áp lực công việc nặng hay nhẹ không quan trọng, điều quan trọng nhất là hi vọng tìm được một công việc phù hợp với sở trường của mình.” Anh đã được nhận làm phóng viên tin tức cho tờ báo mới. Từ đó, công việc của Vĩ luôn thuận lợi, anh giành nhiều giải thưởng và nhanh chóng được cất nhắc lên vị trí chủ nhiệm bộ phận tin tức.

Theo đà phát triển nhanh chóng của xã hội, sự cạnh tranh khốc liệt luôn tồn tại trong nội bộ các công ty và trong mọi ngành nghề, điều này là khó tránh khỏi, là một nhân viên hiện đại, bạn nhất định phải có năng lực thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt đó.

Thu nhập quá thấp, chế độ đãi ngộ không công bằng

Khi phỏng vấn xin việc vào một công ty khác, nếu người phỏng vấn hỏi nguyên nhân bạn nhảy việc có phải do vấn đề thu nhập không, nếu bạn thành thật nói rằng bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ vì mức lương quá thấp, như vậy người phỏng vấn sẽ cho rằng bạn đi làm chỉ vì tiền, quá tính toán cho bản thân. Người đó sẽ nghĩ: “Nếu có một công ty khác trả lương cao hơn, bạn nhất định sẽ lại rời khỏi đây.” Nếu suy nghĩ này hình thành, người phỏng vấn có thể sẽ không muốn tuyển bạn nữa.

Dương vốn làm công việc hành chính tại một công ty với mức lương thấp, khi đến xin việc ở đơn vị hiện tại, người phỏng vấn hỏi anh: “Có phải anh cảm thấy lương ở công ty cũ quá thấp nên muốn đổi việc khác không?” Dương trả lời: “Ở công ty cũ, lương của tôi vẫn được coi là cao, nhưng điều quan trọng là tôi học chuyên ngành tài chính, có chức danh kế toán, do đó tôi làm việc ở vị trí kế toán là thích hợp nhất.”

Hiện nay, đa số các công ty đều thực hiện chế độ trả lương cho nhân viên theo lợi

nhuận, mục đích là dùng vật chất để nâng cao hiệu quả và thành tích công việc. Đồng thời, rất nhiều đơn vị cũng thực hiện chế độ bảo mật thu nhập của nhân viên.

Vì vậy, khi được hỏi câu hỏi loại này, bạn phải nói rõ mức lương ở công ty cũ không cao, nhưng cũng phải nhấn mạnh đây không phải lí do chủ yếu khiến bạn rời công ty cũ. Tuyệt đối không lấy lí do chế độ đãi ngộ bất công cho việc rời bỏ công ty cũ. Nếu biết cách trả lời, bạn sẽ có được mức lương cao ở công ty mới, cũng khiến người phỏng vấn thấy rằng thấy bạn nghỉ việc không chỉ do vấn đề tiền bạc.

Các mối quan hệ phức tạp

Các công ty hiện đại thường coi trọng tinh thần đoàn kết tập thể, yêu cầu tất cả các thành viên phải có năng lực làm việc nhóm. Nếu bạn tỏ ra nhút nhát hoặc trốn tránh các mối quan hệ với người khác, có thể bạn sẽ bị nghĩ là có tâm lí không tốt, sống khép kín, cô độc… điều này sẽ gây trở ngại cho quá trình xin việc của bạn.

Cách trả lời những câu hỏi nhạy cảm cho nữ giới khi xin việc

Ngày nay, nhiều phụ nữ đi xin việc, do bị phân biệt giới tính nên thường gặp bất lợi, đặc biệt là những cô gái trẻ sắp hoặc mới kết hôn, khi gặp những câu hỏi nhạy cảm không biết phải trả lời thế nào để thuận lợi vượt qua phỏng vấn và xin việc thành công.

Lan đi phỏng vấn xin việc tại một công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Giám đốc rất hài lòng về kinh nghiệm làm việc và năng lực của cô, nhưng lo ngại cô mới kết hôn, sẽ sinh con và ảnh hưởng tới công việc. Giám đốc hỏi cô: “Tôi rất hài lòng về các tố chất của cô. Thế nhưng, cô đã có gia đình rồi, phía công ty chúng tôi cần phải cân nhắc thêm”. Lan nghe vậy suy nghĩ trong giây lát rồi nói: “Tôi cho rằng ông nói có lí. Nếu tôi là ông, có thể cũng sẽ nghĩ như vậy. Chịu trách nhiệm chính về công ty, ai cũng không muốn nhân viên lơ là công việc vì bận việc gia đình, nhưng hiện tại tôi chưa có dự định sinh con”. Tiếp đó, Lan chuyển chủ đề: “Cho dù tôi có quyết định sinh con ngay, chúng ta có thể nghĩ sự việc ở một góc độ khác, có thể cách nghĩ của tôi không nhất định đúng, nhưng tôi vẫn muốn nói ra để ông xem xét. Đối với công ty, điều quan trọng nhất là yêu cầu nhân viên có trách nhiệm với công việc. Tuy nhiên, trong cuộc sống, nếu chưa từng trải qua rèn luyện thì liệu một con người có trách nhiệm cao trong công việc không? Tôi nghĩ, một người mẹ và một cô gái chưa kết hôn sẽ có suy nghĩ khác nhau về trách nhiệm, công việc và cuộc sống. Hơn nữa, nhà tôi còn có bố mẹ đã về hưu chăm lo việc nhà, tôi sẽ tuyệt đối không để việc gia đình làm ảnh hưởng đến công việc. Về điểm này, xin Giám đốc cứ yên tâm.”

Mặc dù Lan có đầy đủ tố chất cần thiết cho công việc, đơn vị tuyển dụng cũng rất hài lòng về cô, nhưng họ vẫn phải suy nghĩ về việc Lan đã có gia đình và có thể sẽ không tuyển cô. Lời của Giám đốc cũng đã trực tiếp thể hiện ý đồ của công ty. Trong tình huống không mấy khả quan này, Lan không hề tỏ ra bối rối. Đầu tiên, cô thể hiện sự đồng tình với vị Giám đốc khi cho rằng việc cô đã có gia đình sẽ ảnh hưởng tới công việc, cô còn đứng trên lập trường của Giám đốc để bày tỏ thái độ khiến cho ông rất bất ngờ, từ đó làm thay đổi suy nghĩ của ông. Lan đã thành công trong việc thuyết phục vị Giám đốc tiếp tục lắng nghe ý kiến của cô, đồng thời không bỏ lỡ thời cơ chuyển chủ đề, so sánh để nêu bật sự khác biệt về trách nhiệm với công việc giữa phụ nữ đã có gia đình và chưa có gia đình. Khi vị Giám đốc đã bị thuyết phục, ông bắt đầu đồng ý với lời nói của Lan. Lan nhân cơ hội này nói rõ là cô có bố mẹ đã về hưu

chăm lo việc nhà, cô sẽ không để việc nhà làm ảnh hưởng đến công việc. Nghe những lời nói rất hợp lí của Lan, Giám đốc vô cùng hài lòng, ông quyết định nhận cô vào làm việc.

Khi đơn vị tuyển dụng tuyển ứng viên nữ, họ thường lo lắng việc hôn nhân và gia đình sẽ ảnh hưởng tới công việc, do đó khi phỏng vấn thường nêu ra nhiều câu hỏi có liên quan. Chính vì thế, chỉ cần bạn trả lời tốt những câu hỏi này thì sẽ có được công việc mong muốn.

(1) Bạn nghĩ thế nào về việc kết hôn muộn và sinh con muộn?

Khi nhà tuyển dụng nêu câu hỏi này là muốn biết thái độ của bạn về mối quan hệ giữa công việc và hôn nhân.

Bạn có thể trả lời như sau: “Ai cũng hi vọng toàn vẹn cả đôi đường, nhưng khi không thể trọn vẹn cả hai, việc đầu tiên tôi làm là sẽ không để ảnh hưởng tới công việc và lợi ích của công ty, giải quyết vấn đề một cách lí trí. Chồng của tôi là người hiểu biết, anh ấy luôn hiểu và ủng hộ tôi, về điểm này xin công ty yên tâm.”

(2) Bạn coi trọng gia đình hay sự nghiệp hơn?

“Tôi cho rằng bất kể là đối với ai, gia đình và sự nghiệp đều rất quan trọng, thiếu một trong hai yếu tố này thì cuộc sống của người đó sẽ không hoàn chỉnh. Tôi rồi sẽ có gia đình riêng của mình, nhưng tôi cũng đồng thời cho rằng, mục tiêu lớn nhất của người phụ nữ hiện đại chính là sống cho đáng sống. Công việc rất quan trọng đối với người phụ nữ hiện đại. Đồng thời, tôi tin rằng người chồng trong tương lai của mình sẽ ủng hộ sự nghiệp của tôi.” Câu trả lời này rất hoàn hảo, nhưng không hoàn toàn chính xác trong mọi trường hợp, bạn phải căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của bản thân và trả lời một cách linh hoạt.

(3) Nếu công ty cử bạn đi công tác, bạn có thể đi được không?

“Công ty cử tôi đi công tác là yêu cầu cần thiết của công việc, tôi sẽ nghe theo sự sắp xếp của công ty, hơn nữa người nhà cũng rất ủng hộ công việc của tôi. Mà cho dù người nhà không đồng ý thì tôi cũng sẽ thuyết phục họ.” Câu trả lời này sẽ khiến đối phương cảm thấy bạn rất coi trọng công việc, nhưng nó cũng được coi là một sự mạo hiểm. Khi tự bản thân bạn không thể đi công tác, bạn sẽ rất bị động, do đó khi trả lời nhất định phải để đường lui không thể mù quáng tạo thiện cảm với đối phương.

(4) Theo những gì tôi biết, bạn và bạn trai bạn ở cách xa nhau, bạn đã bao giờ nghĩ sẽ giải quyết vấn đề này thế nào chưa?

“Sở dĩ tôi đến thành phố này là vì cảm thấy nơi đây có rất nhiều cơ hội và nó thu hút tôi. Trước khi đến đây, tôi cũng đã bàn bạc với bạn trai của mình, nếu tôi tìm được cơ hội phát triển mình ở thành phố này, thì anh ấy cũng sẽ đến đây tìm cơ hội.” Khi người phỏng vấn hỏi câu hỏi này là muốn biết bạn có dễ dàng nhảy việc hay từ bỏ công việc vì một lí do gì đó hay không, bởi vì mỗi công ty đều không hi vọng nhân tài mình bồi dưỡng bỏ đi nơi khác. Khi trả lời câu hỏi loại này, bạn không cần thiết phải nói quá nhiều, chỉ cần nói với đối phương bạn là người rất ổn định là được.

Đương nhiên, khi phỏng vấn xin việc, nữ giới sẽ phải đối mặt với rất nhiều câu hỏi nhạy cảm và những câu hỏi vừa nêu trên chỉ là một vài ví dụ điển hình. Tóm lại, khi trả lời câu hỏi, chúng ta phải linh hoạt, không coi nhẹ những vấn đề nhỏ đơn giản, bởi chính những vấn đề đơn giản đó khiến rất nhiều ứng viên mất đi cơ hội việc làm.

Những điều không nên nói khi phỏng vấn xin việc

Nhiều người trẻ tuổi khi tham gia phỏng vấn xin việc cho rằng, việc người phỏng vấn vui vẻ trò chuyện nghĩa là họ có thiện cảm với ứng viên, do đó tùy tiện nói nhiều điều với đối phương. Có lẽ bạn cảm thấy đây là cách thể hiện sự chân thành, nhưng đối phương sẽ có được rất nhiều thông tin từ những lời nói của bạn. Những thông tin này có thể sẽ giúp đỡ bạn, nhưng cũng có thể gây trở ngại cho bạn. Do đó, khi giao tiếp với người phỏng vấn, tuyệt đối không nên nói bừa. Sau đây là một số ví dụ về những điều bạn không nên nói khi phỏng vấn xin việc.

(1) Bạn không nên tiết lộ những tài liệu bí mật của công ty cũ, nếu không sẽ khiến người phỏng vấn cho rằng bạn là người không đáng tin. Người phỏng vấn sẽ nghĩ: “Bạn có thể tiết lộ tài liệu mật của công ty cũ, vậy sau này cũng có thể tiết lộ tài liệu mật của công ty tôi, tôi không dám tuyển bạn, bởi tôi không muốn thuê một đặc vụ.”

(2) Những thành kiến về giới tính và chủng tộc. Có thể bạn cho rằng người phỏng vấn có chung quan điểm với mình. Thực ra làm vậy là bạn đã tự đào hố chôn mình, bởi môi trường công sở không cho phép tồn tại sự kì thị giới tính, chủng tộc.

(3) Không nên khoe khoang về con cái. Có thể trên bàn làm việc của người phỏng vấn có để ảnh gia đình, trong túi bạn cũng có nhiều ảnh của con mình, nhưng chủ đề con cái không phù hợp trong hoàn cảnh một buổi phỏng vấn xin việc.

(4) Không nên đề nghị lấy giúp hoặc mua giúp người phỏng vấn thứ gì hoặc loại hàng hóa gì đặc biệt. Ví dụ: “Tôi có thể giúp chị mua một cái máy tính đang giảm giá.” Có thể đây là thực tế, nhưng trong hoàn cảnh khác nó sẽ thể hiện sự nhiệt tình của bạn. Trong buổi phỏng vấn, việc làm này giống như bạn đang tìm cách lấy lòng đối phương.

(5) Không nên nói bạn ghét môn Toán hoặc môn Vật lí thế nào. Mặc dù bề ngoài nó có vẻ không liên quan gì tới công việc, nhưng các môn học tự nhiên có thể thể hiện năng lực logic của một người.

(6) Không nên thường xuyên nhắc đến tên của một nhân vật tầm cỡ. Ví dụ, luôn khoe ông chủ trước đây của bạn là một nhà kinh tế nổi tiếng, bạn đã từng giúp ông ấy làm nhiều việc. Giả sử bạn thực sự là bạn của một nhân vật nổi tiếng, hãy lưu tâm để không gây ấn tượng bạn là người khoe khoang về bản thân. Bởi bạn không biết được thái độ của người phỏng vấn về vấn đề đó thế nào.

(7) Dành quá nhiều lời khen cho người phỏng vấn. Có thể bạn thực sự khâm phục người đó, nhưng trong tình huống này, lời khen của bạn có thể sẽ bị hiểu nhầm. Đương nhiên, bạn có thể nói: “Được gặp anh, tôi rất vui, cảm ơn anh”.

(8) Không nên nói quen biết với ai trong công ty mình đang xin vào. Ví dụ: “Tôi quen anh XX/ chị YY trong công ty này”, “Tôi là bạn học của XX, chúng tôi rất thân nhau.” Người phỏng vấn sẽ dễ bị mất cảm tình với bạn. Nếu người bạn quen là cấp trên của người phỏng vấn hoặc có chức vị cao hơn người phỏng vấn, thì đối phương sẽ cảm thấy bạn đang gây áp lực, cho dù bạn có được tuyển dụng thì điều đó cũng không hay. Nếu người phỏng vấn và người bạn quen biết có mối quan hệ không tốt, thậm chí mâu thuẫn, thì chắc chắn kết quả phỏng vấn của bạn sẽ không khả quan.

(9) Không nên nói năng thiếu logic. Khi người phỏng vấn hỏi: “Hãy nói cho tôi biết một kinh nghiệm về sự thất bại của bạn”. “Tôi không nhớ mình đã từng thất bại”. Nếu bạn nói vậy thì thực sự không logic. Một ví dụ khác: “Bạn có thể làm được công việc gì?” “Tôi có thể đảm nhận mọi công việc”. Trả lời như vậy cũng không phù hợp với thực tế.

(10) Không nên oán trách. Tuyệt đối không nên oán trách trước mặt người phỏng vấn. Phải biết rằng, người phỏng vấn nào cũng thích một người bao dung độ lượng.

Khéo léo yêu cầu mức lương khi phỏng vấn xin việc

Khi phỏng vấn xin việc, chúng ta không thể né tránh vấn đề lương bổng. Mức lương của một người có liên quan tới năng lực, khả năng và sự cống hiến của người đó. Do đó khi trả lời câu hỏi về vấn đề tiền lương, bạn không thể trả lời qua loa, phải có sách lược và phải chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước. Khi đơn vị tuyển dụng chưa hiểu nhiều về bạn, nếu yêu cầu lương quá cao sẽ khó được chấp nhận, còn nếu yêu cầu lương thấp bạn sẽ bị thiệt thòi. Do đó, trước khi đưa ra yêu cầu về mức lương, bạn phải làm được một số điều sau đây:

(1) Trước khi phỏng vấn, phải tìm hiểu mức lương trung bình cho công việc bạn đang ứng tuyển, tìm hiểu về chính sách của công ty.

(2) Chủ động nêu ra mức lương bạn hi vọng có được.

(3) Cố gắng tìm hiểu xem tiền lương mà đơn vị tuyển dụng trả cho bạn là cố định hay có sự biến động.

(4) Trước khi phỏng vấn, nên tìm hiểu về các chế độ trợ cấp, phúc lợi của công ty.

Sau khi tìm hiểu và nắm được những điều trên, bạn có thể bắt đầu nói về vấn đề tiền lương với đơn vị tuyển dụng. Nhưng phải nói thế nào cho khéo léo?

Trong quá trình thỏa thuận mức lương với đơn vị tuyển dụng, nếu đơn vị tuyển dụng muốn bạn đưa ra yêu cầu, bạn có thể nói về mức lương mong muốn. Điều này yêu cầu bạn phải có sự tính toán chính xác, hiểu được tiêu chuẩn của chức vụ mình đang xin vào và hình thành nên một con số áng chừng. Đồng thời, bạn không được quên các khoản phúc lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trợ cấp đi lại, chế độ tăng lương…

Giả sử khi phỏng vấn, người phỏng vấn hỏi mức lương ở công ty cũ của bạn là bao nhiêu, bạn nhất định phải trả lời thận trọng. Tốt nhất nên nói với đối phương: “Mức lương cũ không quan trọng, quan trọng là năng lực làm việc của tôi.” Nếu lương cũ của bạn quá thấp, việc trả lời thẳng thắn sẽ không có lợi cho bạn.

Thỏa thuận về tiền lương không giống các loại thỏa thuận khác, bạn luôn muốn nâng cao điều kiện của mình trong khi đối phương tìm cách hạ thấp nhất có thể. Làm cho bầu không khí trở nên căng thẳng sẽ không mang lại điều gì có lợi. Nếu đối phương có ý muốn hạ thấp mức lương yêu cầu của bạn, hãy tìm cách chuyển chủ đề sang kế hoạch làm việc, cách thức làm việc nếu bạn được tuyển dụng. Điều này sẽ giúp giải tỏa không khí căng thẳng. Lúc này, bạn nên thể hiện năng lực và suy nghĩ của mình về công việc trong tương lai nhằm gây ấn tương tốt với đối phương, ngoài

ra, bạn cũng đồng thời khéo léo đưa ra yêu cầu về mức lương của mình.

Mọi công ty đều hi vọng các ứng viên có hứng thú với công việc họ xin vào, chứ không đơn thuần đi làm vì kiếm tiền. Vì thế, chỉ cần người tuyển dụng cảm thấy không bị thiệt khi tuyển bạn thì việc trả lương cao cũng không khó khăn gì. Bạn có thể nói về khả năng, kinh nghiệm của mình, đề nghị lãnh đạo giao cho bạn nhiều nhiệm vụ hơn, thậm chí nâng cao chức vụ để tạo ra cơ hội được tăng lương.

Mức lương lí tưởng là mức lương mà cả người xin việc và công ty tuyển dụng đều chấp nhận, người ứng tuyển nên thể hiện sự linh hoạt. Sau khi thỏa thuận về chế độ tiền lương, nhất định phải viết điều khoản này vào hợp đồng làm việc.

Ý thức kinh tế của con người ngày càng mạnh mẽ, người xin việc thời nay không giống như trước đây, thường ngại ngùng khi đề cập tới mức lương mong muốn. Rất nhiều người lấy mức lương làm tiêu chuẩn quan trọng để xin việc, thậm chí còn là tiêu chuẩn đầu tiên. Tuy nhiên, không nên bỏ qua yếu tố môi trường công việc và việc bạn có thể hiện được giá trị của mình hay không, nếu không, cuộc phỏng vấn chắc chắn sẽ thất bại.

Kĩ năng phỏng vấn xin việc

Trong môi trường công việc cạnh tranh khốc liệt, có thể bạn sẽ phát hiện ra một hiện tượng như thế này, những người khéo ăn nói, có chủ kiến sẽ được trọng dụng hơn những người không khéo ăn nói. Có câu: “Một câu nói khiến người khóc, một câu nói khiến người cười”, mỗi cách thể hiện khác nhau mang lại những kết quả khác nhau. Biết cách ăn nói khéo léo có thể khiến bạn được đồng nghiệp yêu quý, được lãnh đạo ưu ái. Đặc biệt là khi phỏng vấn xin việc, lời bạn nói ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc bạn có mở được cánh cổng của công ty hay không.

Cách giới thiệu khéo léo về bản thân

Khi chúng ta tham dự một buổi phỏng vấn xin việc, tự giới thiệu về mình là điều không thể thiếu. Lời giới thiệu hay sẽ để lại ấn tượng sâu sắc, thuyết phục được người phỏng vấn, như vậy xin việc được coi là đã thành công một nửa. Đa số mọi người đều cho rằng, tự giới thiệu về mình là một việc rất dễ, thực tế cách nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Có câu: “Nói về người thì dễ, nói về mình thì khó.” Khi phỏng vấn xin việc, tự giới thiệu về mình là điều khó nhất. Vì vậy, chúng ta nhất định phải đầu tư công sức cho phần tự giới thiệu khi tham gia phỏng vấn xin việc.

Hỏi thăm lễ phép, chủ đề rõ ràng

Khi gặp người phỏng vấn, người xin việc nên chào đối phương trước, chào hỏi là nguyên tắc ứng xử cơ bản nhất. Bạn có thể nói: “Xin chào Giám đốc, cảm ơn ông đã dành cho tôi cơ hội phỏng vấn, trước tiên tôi xin tự giới thiệu về mình…” Sau khi giới thiệu xong, nên nói cảm ơn một lần nữa. Nếu nhiều người cùng phỏng vấn, thì phải cảm ơn tất cả mọi người.

Khi tự giới thiệu về mình, còn phải chú ý tới chủ đề. Chủ đề của bạn nhất định phải rõ ràng, trực tiếp đi thẳng vào vấn đề, không nên nói những điều không cần thiết. Nếu lời bạn nói không rõ ràng thì người phỏng vấn sẽ không muốn nghe tiếp. Khi tự giới thiệu, chú ý đảm bảo đầy đủ những thông tin sau: Họ tên, tuổi, quốc tịch, học lực cùng với tính cách, kinh nghiệm, sở thích, năng lực làm việc của bạn. Đương nhiên, trước khi giới thiệu, nhất định phải phân loại hợp lí thông tin của bản thân, giới thiệu quanh một chủ đề trọng tâm. Nếu đơn vị bạn xin vào coi trọng kiến thức và học lực của ứng viên, thì khi tự giới thiệu, bạn nên bắt đầu nói kĩ từ thành tích học tập và những kiến thức có được trong quá trình học chuyên ngành, ngoài ra, khi giới thiệu, nên lấy những vấn đề này làm trọng điểm.

Thực tế chiến thắng hùng biện

Khi phỏng vấn, chúng ta không nên quá khoa trương về kinh nghiệm làm việc nhằm mục đích để lại ấn tượng sâu sắc, ví dụ: “Tôi có trình độ nghiệp vụ rất cao trong ngành ngân hàng”, “Thành tích học tập của tôi cao nhất lớp”, nếu bạn nói vậy sẽ để lại ấn tượng không tốt đối với người phỏng vấn và sẽ không đạt hiệu quả giao tiếp. Các đơn vị doanh nghiệp trong thời buổi hiện đại không giống như trước đây, theo đà phát triển xã hội, chỉ lời nói đơn thuần không thể khiến đơn vị dùng người hiểu về năng lực của bạn, “thực tế chiến thắng hùng biện”. Mặc dù thời gian phỏng vấn là có hạn, không thể giúp bạn hoàn toàn thể hiện mình, nhưng bạn phải học cách chứng minh năng lực bằng thành tích và bằng ví dụ thực tế, để người phỏng vấn thấy được tài năng của bạn.

Hoa là sinh viên tốt nghiệp khoa Mĩ thuật của một trường đại học, sau khi ra trường, cô đến xin làm nhân viên thiết kế cho một công ty thiết kế nội thất. Khi đối diện với những người phỏng vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế nội thất, Hoa không biết phải nói gì về khả năng của mình. Thế nhưng Hoa đã chuẩn bị kĩ, cô nói với những người phỏng vấn: “Tôi là Hoa, là người Hà Nội, chuyên ngành học của tôi là mĩ thuật, mặc dù không học chuyên nghiệp về thiết kế nội thất, nhưng tôi rất có hứng thú với ngành này. Khi học ở trường, tôi đã từng làm cộng tác viên cho một công ty thiết kế, có kinh nghiệm về công việc thiết kế nội thất. Đây là bản thiết kế tôi đã làm khi đó, mời các vị hãy xem và cho ý kiến.” Hoa vừa nói vừa đưa tác phẩm của mình ra. Sau khi xem bản thiết kế, nhận thấy đây là sản phẩm có chất lượng tốt, nên nhà tuyển dụng rất hài lòng. Kết quả là Hoa đã vượt qua rất nhiều các ứng cử viên khác và được nhận vào công ty.

Chừa đường lui cho mình

Tự giới thiệu về mình trong khi phỏng vấn chính là một cách tiếp thị bản thân để người phỏng vấn thấy được ưu điểm của bạn, do đó khi tự giới thiệu phải thành thật, nhưng cũng không nên nói hết tất cả.

Khi giới thiệu về năng lực, kinh nghiệm làm việc hay suy nghĩ về công việc, không nên dùng câu khẳng định: “Tôi rất thành thạo nghiệp vụ này!”, “Tôi bảo đảm sẽ làm thay đổi diện mạo công ty!”… Những câu nói này hoàn toàn không có nội dung cụ thể mà thường chỉ được nói ra khi xúc động, dễ gây phản cảm đối với người phỏng vấn. Nếu gặp người phỏng vấn dễ tính, có thể họ sẽ không làm khó bạn. Nhưng nếu gặp phải người khó tính, họ sẽ hỏi bạn: “Vậy bạn nói xem bạn sẽ dùng cách nào?”, hoặc “Hướng phát triển mới của ngành này là gì?”… Khi đó, nhất định bạn sẽ bối rối và không nói được gì cả. Bởi vì tình hình thực tế rất cụ thể và phức tạp, nếu bạn cứng đầu tiếp tục trả lời sẽ chỉ khiến bản thân rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Tự giới thiệu chỉ là một trong nhiều nội dung của một cuộc phỏng vấn, bạn nên cố gắng thể hiện thực lực một cách khách quan, không khoa trương, không làm lộ nhược điểm, vì như vậy bạn và người phỏng vấn sẽ rất khó tiếp tục cuộc nói chuyện.

Triệu đi phỏng vấn vào một công ty du lịch quốc tế, khi tự giới thiệu, anh nói: “Tôi rất thích du lịch, biết rõ về các danh lam thắng cảnh, tôi đã tới hầu hết các khu danh thắng trên cả nước.” Người phỏng vấn rất có hứng với điều này bèn hỏi: “Vậy anh đã đến Đà Lạt chưa?” Bởi vì người phỏng vấn là người Đà Lạt nên rất hiểu về quê hương mình, muốn nhân cơ hội này để kiểm tra kiến thức của Triệu. Triệu chưa bao giờ đến Đà Lạt, nhưng trong lòng nghĩ, nếu nói mình chưa đến nơi nổi tiếng như vậy, thì lời mình vừa nói lúc trước sẽ trở thành khoác lác. Vì vậy anh ta đánh liều trả lời: “Đã đến

rồi”. Người phỏng vấn lại hỏi: “Anh ở khách sạn nào?” Triệu không trả lời được nên
đành nói: “Khi đó tôi ở nhờ nhà một người bạn.” Người phỏng vấn lại hỏi: “Nhà bạn anh ở chỗ nào của Đà Lạt?” Triệu không trả lời được nữa. Kết quả thế nào thì chúng ta đều có thể đoán được.

Những điều cấm kị khi tự giới thiệu trong phỏng vấn xin việc

Mục đích cơ bản khi người xin việc tự giới thiệu là khiến cho người phỏng vấn bước đầu hiểu về mình, sau đó là cố gắng để lại ấn tượng tốt đẹp để cuộc phỏng vấn được diễn ra thuận lợi, từ đó đạt được thành công. Vì thế, trong quá trình tự giới thiệu về mình, người xin việc phải cố gắng chú ý, tránh phạm phải những lỗi sau đây.

Cố ý khoe khoang

Tự giới thiệu phải rõ ràng, hợp lí. Khi bạn chưa hiểu rõ về sở thích cũng như tính cách của người phỏng vấn, không nên sử dụng từ ngữ quá màu mè, cũng không nên nói dài dòng, chỉ cần nói về kinh nghiệm chủ yếu là đủ. Cho dù kinh nghiệm của bạn có phong phú đến đâu cũng không cần cố thể hiện nó khi đang tự giới thiệu về mình. Cần phải biết, người phỏng vấn là người lựa chọn nhân tài chứ không phải người nghe bạn kể chuyện. Tự giới thiệu nhất định phải để lại ấn tượng rõ ràng, logic cho nhà tuyển dụng.

Dũng – học ngành Văn học đến xin làm biên tập viên cho một tờ báo, anh muốn thể hiện tài năng văn học của mình ngay trong khi tự giới thiệu. Người phỏng vấn nói với anh: “Anh hãy nói về mình đi!” Dũng cảm thấy cơ hội của mình đã đến, anh hắng giọng, nói với thanh điệu cao vút: “Hơn 20 năm trước vào một đêm mùa thu gió thổi nhè nhẹ, tiếng khóc của tôi đã đánh thức cả một thị trấn yên bình ở miền bắc. Trải qua tuổi thơ dữ dội và thời thiếu niên nông nổi, hào hứng bước vào thời kì thanh xuân, biết bao niềm vui, biết bao nỗi buồn đã giúp tôi hiểu thế giới này.” Người phỏng vấn nghe xong liền nói: “Chúng tôi ở đây là nhà xuất bản chứ không phải câu lạc bộ thơ, anh hợp với việc làm thơ hơn”.

Tỏ ra đắc ý, kiêu căng

Trong phỏng vấn xin việc, khi người phỏng vấn sử dụng ngữ điệu và ngôn ngữ quá lời để khen ngợi bạn, bạn nhất định phải đề cao cảnh giác, có thể trong lòng họ có điều không hài lòng với bạn. Ngữ điệu của họ thể hiện rằng họ không thể tiếp tục nghe bạn tự giới thiệu nữa.

Hoan là người có nhiều sở thích, trải qua nhiều nỗ lực, anh đã học được không ít tài nghệ. Một lần, anh ứng tuyển vị trí Giám đốc của một công ty thương mại. Người phỏng vấn hỏi: “Hãy nói xem sở trường của anh là gì?” Hoan cảm thấy đây là một cơ hội rất tốt để thể hiện mình. Anh quyết định nói về sở thích ca hát, anh đã từng tham gia thi hát và giành được giải ba; về sở thích chạy bộ, anh đã giành vị trí thứ 10 trong cuộc thi marathon thành phố. Người phỏng vấn lập tức dành tặng cho Hoan lời khen: “Anh thi hát được giải cơ à, anh thật giỏi”, “Anh kiên trì chạy bộ như vậy thật đáng ngưỡng mộ!” Hoan không hiểu ý của người phỏng vấn, cho rằng mình thực sự đang được khen, vậy là anh tiếp tục nói: “Đúng thế, tôi còn thích nuôi vịt…”

Sau cuộc phỏng vấn, Hoan đã không nhận được thông báo trúng tuyển.

Xem ra ý nghĩa biểu đạt của lời khen, lời ngưỡng mộ rất phức tạp, nó chưa chắc đã là tín hiệu đáng mừng, cũng không thể hiện chính xác nội tâm của con người. Nếu tỏ ra đắc ý, kiêu ngạo ngay sau khi nhận được lời khen, cho rằng mình đã gây được thiện cảm với người phỏng vấn, thì chắc chắn bạn sẽ thất bại. Cách tốt nhất là khi nói đến đề tài nào đó, trước tiên chỉ nói một điểm, đồng thời để ý thái độ của người phỏng vấn, tìm ra hàm ý thật ẩn sau lời khen rồi mới tiếp tục nói. Nếu trong lời nói của người phỏng vấn có ý châm chọc thì bạn phải lập tức chuyển đề tài và tạo cơ hội bù đắp sau.

Ngôn ngữ sáo rỗng

Lí tham gia phỏng vấn xin việc tại công ty thương mại, khi tự giới thiệu về mình, anh nói: “Khi học đại học, tôi là bí thư của lớp, năng lực tổ chức tốt, giao tiếp rộng rãi, có tinh thần cầu tiến, xã giao tốt, nhiều bạn bè…”

Mọi điều kiện của Lí đều không tồi, nhưng kết quả phỏng vấn lại thất bại.

Xem xét nguyên nhân, chủ yếu do ngôn ngữ tự giới thiệu quá sáo rỗng, vô nghĩa.

Khi tự giới thiệu, Lí sử dụng những từ trừu tượng như “giao tiếp rộng”, “xã giao tốt”… những từ ngữ này không để lại ấn tượng với người phỏng vấn, do đó các ứng viên xin việc nên hạn chế sử dụng.

Phỏng vấn là để tiếp thị bản thân, do đó nỗ lực thể hiện mình là có thể hiểu được, thế nhưng khi tự giới thiệu nhất định phải khách quan, dùng ngôn ngữ thực tế đánh giá bản thân, không dùng từ ngữ trừu tượng. Người phỏng vấn thường chỉ tin những thành tích cụ thể, chứ không có hứng thú với những từ ngữ như “năng lực tổ chức tốt” khi bạn tự giới thiệu về mình. Nếu sau cụm từ “năng lực tổ chức tốt” bạn thêm một câu “Đã từng tham gia tổ chức giải bóng chuyền hữu nghị cấp trường và giành chức vô địch”, có thể hiệu quả sẽ khác.

Kĩ năng trả lời câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin việc

Cách thức và trình tự phỏng vấn của mỗi công ty là không giống nhau, phong cách của người phỏng vấn cũng đa dạng, câu hỏi phỏng vấn cũng khác nhau. Thế nhưng có một số câu hỏi mà người phỏng vấn thường thích hỏi, do đó các ứng viên nên chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi sau.

(1) Tại sao lại xin ứng tuyển vào công việc này?

“Tôi xin công việc này, bởi tôi tin mình có thể cống hiến cho sự phát triển của công ty, đồng thời, tôi cũng tin quý công ty sẽ cho tôi một vị trí xứng đáng. Tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, hơn nữa năng lực của tôi khiến tôi tin rằng tôi có thể làm tốt công việc này”. Đương nhiên, tình hình của mỗi công ty là khác nhau, khi gặp câu hỏi kiểu này, phải linh hoạt thay đổi theo tình hình thực tế, nói khéo léo để tạo ấn tượng tốt đẹp với người phỏng vấn.

(2) Anh/chị hiểu biết gì về công ty chúng tôi?

Trước khi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu về công ty nơi mình xin vào, khi gặp câu hỏi này, ít nhất bạn phải trả lời được một số nội dung sau: Công ty hoạt động trong lĩnh vực gì, có công ty con không, có bao nhiêu chi nhánh, có bao nhiêu nhân viên, lợi nhuận hàng năm và địa vị so với các công ty khác cùng ngành. Ngoài ra, bạn còn

phải tìm hiểu về một số thành tựu của công ty, điều này sẽ dễ tạo thiện cảm cho người phỏng vấn.

(3) Bạn đã học những môn gì?

Hãy liệt kê một vài môn học, trong đó có môn học liên quan tới vị trí công việc bạn đang xin vào, đồng thời phải nói rõ chuyên môn cơ bản. Ví dụ: máy tính, sử dụng máy tính hiện đại đã trở thành kĩ năng cơ bản của các ứng viên nên bạn phải nhắc tới. Nhưng nếu công việc của bạn không liên quan trực tiếp tới máy tính, thì bạn không cần phải nói rõ khả năng sử dụng máy tính của mình, chỉ cần nói rõ bạn có thể sử dụng các phần mềm ứng dụng công việc là đủ.

(4) Bạn có muốn có sự nghiệp riêng không?

Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Nếu bạn trả lời có muốn thì nhất định phải cẩn thận, câu hỏi tiếp theo sẽ là: “Vậy tại sao bạn không làm?” Bạn nên chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi liên quan.

(5) Bạn có kinh nghiệm gì về công việc này?

Đây là cơ hội tốt để thể hiện tài năng của bạn. Nhưng trước khi trả lời, phải xác định rõ ràng nói gì là quan trọng nhất. Nếu bạn không biết mình sẽ phải đối mặt với điều gì trong giai đoạn đầu của công việc, bạn nên hỏi. Sự suy nghĩ cẩn thận và năng lực phân tích của bạn sẽ được tôn trọng, thông tin bạn có được sẽ tự nhiên giúp bạn mạnh dạn trả lời câu hỏi. Nhưng khi nói về những thành tựu đã đạt được, bạn nên khiêm tốn, tuyệt đối không khoa trương.

(6) Ngoài tiền lương, loại phúc lợi nào bạn quan tâm nhất?

Hãy thành thật, nếu chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi phỏng vấn, bạn sẽ biết công ty tuyển dụng có những chế độ gì, hãy trả lời với nội dung phù hợp nhất so với những gì họ có thể cho bạn.

(7) Bạn có những sở thích gì?

Câu hỏi này mới nghe có vẻ đơn giản nhưng lại ẩn chứa hàm ý sâu xa, qua câu hỏi này, người phỏng vấn sẽ biết được liệu sở thích của bạn có làm ảnh hưởng tới công việc hay không. Bạn có thể trả lời “Tôi thích đá bóng vào ngày nghỉ, thích xem phim nhưng chưa bao giờ làm ảnh hưởng đến công việc”, hãy trình bày rõ lập trường của mình.

(8) Bạn cho rằng khuyết điểm lớn nhất của mình là gì?

Khi trả lời câu hỏi này, tuyệt đối không nên tỏ ra thông minh mà nói rằng: “Khuyết điểm lớn nhất của tôi là cầu toàn”. Nhiều người cho rằng câu trả lời như vậy sẽ thể hiện mình xuất sắc, nhưng trên thực tế, câu trả lời đó sẽ đẩy bạn vào tình trạng nguy hiểm. Ai cũng có khuyết điểm, điều này chúng ta đều rõ. Khi bị hỏi câu hỏi này, bạn sẽ phải nói ra một vài khuyết điểm của mình, nhưng phải chú ý lựa chọn những khuyết điểm không ảnh hưởng tới công việc trong tương lai.

(9) Bạn sẽ cư xử thế nào với cấp trên?

“Điều tôi coi trọng là hiệu quả công việc. Tôi có khả năng giao tiếp tốt, có thể tạo mối quan hệ với bất cứ ai.” Câu trả lời của bạn phải tập trung khẳng định bạn có khả năng giao tiếp tốt, cởi mở, trong quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên, lấy lợi ích của

công ty làm nguyên tắc, tuyệt đối không tính toán những vấn đề cá nhân.

(10) Nếu vị trí công việc có sự thay đổi, bạn được sắp xếp làm công việc không như nguyện vọng ban đầu thì bạn có đồng ý không?

“Tôi sẽ cảm thấy tiếc, nhưng tôi sẽ vẫn vui vẻ tuân thủ theo sự sắp xếp của công ty. Tôi hiểu cơ bản về tác phong làm việc và lĩnh vực phát triển của công ty nên mới muốn xin vào, vì thế cho dù làm công việc nào tôi cũng sẽ cố gắng để có thể học thêm nhiều kiến thức. Đương nhiên, nếu sau này có cơ hội thích hợp được làm công việc như mong đợi, tôi sẽ rất vui.” Không có gì là tuyệt đối, nếu bạn cảm thấy sự sắp xếp công việc không phù hợp với bạn, bạn có thể nhẹ nhàng trình bày ý kiến của mình để đối phương hiểu bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí họ đang tuyển dụng.

(11) Với trình độ hiện tại của bạn, bạn có thể tìm việc ở một công ty tốt hơn?

“Không nhất thiết như vậy. Có thể tôi sẽ tìm được một công ty khác tốt hơn công ty này, nhưng công ty đó lại không chú trọng bồi dưỡng nhân tài, cơ hội cũng không nhiều như công ty mình. Hoặc cũng có thể tôi không tìm được công ty tốt hơn, tôi nghĩ mình nên trân trọng những gì mình đang có.”

Đặc điểm của câu hỏi loại này là người phỏng vấn thường đặt ra các điều kiện giả thiết và yêu cầu ứng viên trả lời. Có lúc, dù trả lời thế nào cũng đều không ổn, khi đó bạn nên trả lời bằng ngôn ngữ chung chung.

(12) Nếu một công ty khác cũng nhận bạn vào làm, bạn sẽ lựa chọn thế nào?

“Đương nhiên tôi hi vọng được làm việc ở công ty mình. Tôi tìm hiểu về công ty đã lâu, nếu có được cơ hội, tôi nhất định sẽ không bỏ qua.”

Khi chưa có lựa chọn cuối cùng, việc trả lời câu hỏi này là tương đối khó, lúc này bạn tuyệt đối không được tỏ ra do dự, hãy nhấn mạnh sự nhiệt tình và mong muốn được vào làm việc cho công ty mà bạn đang tham gia phỏng vấn.

Người nhảy việc nên thận trọng khi trả lời nguyên nhân từ bỏ công việc cũ

Mỗi ứng viên nhảy việc, khi tham gia phỏng vấn đều sẽ bị hỏi đến nguyên nhân quyết định từ bỏ công việc cũ. Khi gặp những câu hỏi kiểu này, không nên trả lời với thái độ thờ ơ. Hãy nêu một số nguyên nhân có tính chất phổ thông dễ thông cảm như: Không có môi trường phát triển tài năng, đường đi làm xa, không đúng chuyên môn, kết hôn, bệnh tật… Thế nhưng, có một số nguyên nhân khi trả lời nhất định phải thận trọng, tuyệt đối không tùy tiện nói ra bởi nó có thể gây trở ngại cho quá trình xin việc của bạn.

Sếp cũ

Khi người phỏng vấn hỏi nguyên nhân bạn từ bỏ công việc trước đây có phải do mối quan hệ với sếp cũ không, lúc này, bạn tuyệt đối không nên đưa ra bất kì bình luận nào về người lãnh đạo trước đây của mình, phải biết rằng những người đang phỏng vấn bạn có thể trở thành cấp trên của bạn trong tương lai, nếu bạn nói xấu sếp cũ trước mặt họ, họ sẽ cho rằng bạn cũng có thể nói xấu họ trước mặt người khác, từ đó sẽ có thành kiến với bạn.

Linh là một thư kí có kinh nghiệm và năng lực làm việc rất tốt. Nữ giám đốc nơi cô đang xin vào làm việc hỏi: “Cô xinh đẹp như vậy, chuyên môn giỏi, học vấn cao, vậy tại sao công ty cũ lại không thích cô?”

Linh mỉm cười đáp: “Có lẽ tôi rời công ty cũ là do cơ duyên, tôi chấp nhận cống hiến hết mình cho công ty, cũng không hi vọng họ sẽ “thừa nhận công sức của mình”. Tôi nghĩ nếu tôi làm việc ở đây, nhất định sẽ không phải cống hiến một cách vô nghĩa.” Linh không nói sếp cũ tốt hay không, nhưng chỉ một câu nói “thừa nhận công sức của mình” đã giúp cô nhận được sự đồng tình. Kết quả Linh đã thuận lợi có được công việc mới.

Một cá nhân muốn tồn tại trong xã hội thì phải giao tiếp với mọi loại người, nhảy việc nhiều lần chứng tỏ bạn thiếu khả năng thích ứng trong công việc.

Áp lực công việc quá lớn

Nhịp sống xã hội ngày nay rất nhanh, cạnh tranh khốc liệt. Đa số những người trẻ tuổi mới bước chân vào xã hội đều phải chịu áp lực cạnh tranh ở mọi phương diện, những áp lực này yêu cầu chúng ta phải chịu trạng thái công việc cường độ cao. Nếu bạn nói áp lực công việc cũ quá lớn, không thể thích ứng, sẽ khiến cho đơn vị đang tuyển dụng bạn bị mất niềm tin.

Vĩ là phóng viên của một tờ báo kinh tế. Công việc đòi hỏi anh mỗi tháng phải hoàn thành một số lượng tin bài nhất định về lĩnh vực điện gia dụng, ngoài ra còn phải phụ trách phần quảng cáo. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Vĩ không hiểu biết nhiều về thị trường điện gia dụng, phải viết bài về lĩnh vực này, anh cảm thấy quá khó và phải chịu nhiều áp lực. Vì thế, Vĩ xin làm phóng viên tin tức cho một tờ báo khác. Người phỏng vấn tuyển dụng hỏi anh, tại sao lại cảm thấy công việc trước đây quá áp lực. Vĩ nói: “Là một người trẻ tuổi, áp lực công việc nặng hay nhẹ không quan trọng, điều quan trọng nhất là hi vọng tìm được một công việc phù hợp với sở trường của mình.” Anh đã được nhận làm phóng viên tin tức cho tờ báo mới. Từ đó, công việc của Vĩ luôn thuận lợi, anh giành nhiều giải thưởng và nhanh chóng được cất nhắc lên vị trí chủ nhiệm bộ phận tin tức.

Theo đà phát triển nhanh chóng của xã hội, sự cạnh tranh khốc liệt luôn tồn tại trong nội bộ các công ty và trong mọi ngành nghề, điều này là khó tránh khỏi, là một nhân viên hiện đại, bạn nhất định phải có năng lực thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt đó.

Thu nhập quá thấp, chế độ đãi ngộ không công bằng

Khi phỏng vấn xin việc vào một công ty khác, nếu người phỏng vấn hỏi nguyên nhân bạn nhảy việc có phải do vấn đề thu nhập không, nếu bạn thành thật nói rằng bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ vì mức lương quá thấp, như vậy người phỏng vấn sẽ cho rằng bạn đi làm chỉ vì tiền, quá tính toán cho bản thân. Người đó sẽ nghĩ: “Nếu có một công ty khác trả lương cao hơn, bạn nhất định sẽ lại rời khỏi đây.” Nếu suy nghĩ này hình thành, người phỏng vấn có thể sẽ không muốn tuyển bạn nữa.

Dương vốn làm công việc hành chính tại một công ty với mức lương thấp, khi đến xin việc ở đơn vị hiện tại, người phỏng vấn hỏi anh: “Có phải anh cảm thấy lương ở công ty cũ quá thấp nên muốn đổi việc khác không?” Dương trả lời: “Ở công ty cũ, lương của tôi vẫn được coi là cao, nhưng điều quan trọng là tôi học chuyên ngành tài chính, có chức danh kế toán, do đó tôi làm việc ở vị trí kế toán là thích hợp nhất.”

Hiện nay, đa số các công ty đều thực hiện chế độ trả lương cho nhân viên theo lợi

nhuận, mục đích là dùng vật chất để nâng cao hiệu quả và thành tích công việc. Đồng thời, rất nhiều đơn vị cũng thực hiện chế độ bảo mật thu nhập của nhân viên.

Vì vậy, khi được hỏi câu hỏi loại này, bạn phải nói rõ mức lương ở công ty cũ không cao, nhưng cũng phải nhấn mạnh đây không phải lí do chủ yếu khiến bạn rời công ty cũ. Tuyệt đối không lấy lí do chế độ đãi ngộ bất công cho việc rời bỏ công ty cũ. Nếu biết cách trả lời, bạn sẽ có được mức lương cao ở công ty mới, cũng khiến người phỏng vấn thấy rằng thấy bạn nghỉ việc không chỉ do vấn đề tiền bạc.

Các mối quan hệ phức tạp

Các công ty hiện đại thường coi trọng tinh thần đoàn kết tập thể, yêu cầu tất cả các thành viên phải có năng lực làm việc nhóm. Nếu bạn tỏ ra nhút nhát hoặc trốn tránh các mối quan hệ với người khác, có thể bạn sẽ bị nghĩ là có tâm lí không tốt, sống khép kín, cô độc… điều này sẽ gây trở ngại cho quá trình xin việc của bạn.

Cách trả lời những câu hỏi nhạy cảm cho nữ giới khi xin việc

Ngày nay, nhiều phụ nữ đi xin việc, do bị phân biệt giới tính nên thường gặp bất lợi, đặc biệt là những cô gái trẻ sắp hoặc mới kết hôn, khi gặp những câu hỏi nhạy cảm không biết phải trả lời thế nào để thuận lợi vượt qua phỏng vấn và xin việc thành công.

Lan đi phỏng vấn xin việc tại một công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Giám đốc rất hài lòng về kinh nghiệm làm việc và năng lực của cô, nhưng lo ngại cô mới kết hôn, sẽ sinh con và ảnh hưởng tới công việc. Giám đốc hỏi cô: “Tôi rất hài lòng về các tố chất của cô. Thế nhưng, cô đã có gia đình rồi, phía công ty chúng tôi cần phải cân nhắc thêm”. Lan nghe vậy suy nghĩ trong giây lát rồi nói: “Tôi cho rằng ông nói có lí. Nếu tôi là ông, có thể cũng sẽ nghĩ như vậy. Chịu trách nhiệm chính về công ty, ai cũng không muốn nhân viên lơ là công việc vì bận việc gia đình, nhưng hiện tại tôi chưa có dự định sinh con”. Tiếp đó, Lan chuyển chủ đề: “Cho dù tôi có quyết định sinh con ngay, chúng ta có thể nghĩ sự việc ở một góc độ khác, có thể cách nghĩ của tôi không nhất định đúng, nhưng tôi vẫn muốn nói ra để ông xem xét. Đối với công ty, điều quan trọng nhất là yêu cầu nhân viên có trách nhiệm với công việc. Tuy nhiên, trong cuộc sống, nếu chưa từng trải qua rèn luyện thì liệu một con người có trách nhiệm cao trong công việc không? Tôi nghĩ, một người mẹ và một cô gái chưa kết hôn sẽ có suy nghĩ khác nhau về trách nhiệm, công việc và cuộc sống. Hơn nữa, nhà tôi còn có bố mẹ đã về hưu chăm lo việc nhà, tôi sẽ tuyệt đối không để việc gia đình làm ảnh hưởng đến công việc. Về điểm này, xin Giám đốc cứ yên tâm.”

Mặc dù Lan có đầy đủ tố chất cần thiết cho công việc, đơn vị tuyển dụng cũng rất hài lòng về cô, nhưng họ vẫn phải suy nghĩ về việc Lan đã có gia đình và có thể sẽ không tuyển cô. Lời của Giám đốc cũng đã trực tiếp thể hiện ý đồ của công ty. Trong tình huống không mấy khả quan này, Lan không hề tỏ ra bối rối. Đầu tiên, cô thể hiện sự đồng tình với vị Giám đốc khi cho rằng việc cô đã có gia đình sẽ ảnh hưởng tới công việc, cô còn đứng trên lập trường của Giám đốc để bày tỏ thái độ khiến cho ông rất bất ngờ, từ đó làm thay đổi suy nghĩ của ông. Lan đã thành công trong việc thuyết phục vị Giám đốc tiếp tục lắng nghe ý kiến của cô, đồng thời không bỏ lỡ thời cơ chuyển chủ đề, so sánh để nêu bật sự khác biệt về trách nhiệm với công việc giữa phụ nữ đã có gia đình và chưa có gia đình. Khi vị Giám đốc đã bị thuyết phục, ông bắt đầu đồng ý với lời nói của Lan. Lan nhân cơ hội này nói rõ là cô có bố mẹ đã về hưu

chăm lo việc nhà, cô sẽ không để việc nhà làm ảnh hưởng đến công việc. Nghe những lời nói rất hợp lí của Lan, Giám đốc vô cùng hài lòng, ông quyết định nhận cô vào làm việc.

Khi đơn vị tuyển dụng tuyển ứng viên nữ, họ thường lo lắng việc hôn nhân và gia đình sẽ ảnh hưởng tới công việc, do đó khi phỏng vấn thường nêu ra nhiều câu hỏi có liên quan. Chính vì thế, chỉ cần bạn trả lời tốt những câu hỏi này thì sẽ có được công việc mong muốn.

(1) Bạn nghĩ thế nào về việc kết hôn muộn và sinh con muộn?

Khi nhà tuyển dụng nêu câu hỏi này là muốn biết thái độ của bạn về mối quan hệ giữa công việc và hôn nhân.

Bạn có thể trả lời như sau: “Ai cũng hi vọng toàn vẹn cả đôi đường, nhưng khi không thể trọn vẹn cả hai, việc đầu tiên tôi làm là sẽ không để ảnh hưởng tới công việc và lợi ích của công ty, giải quyết vấn đề một cách lí trí. Chồng của tôi là người hiểu biết, anh ấy luôn hiểu và ủng hộ tôi, về điểm này xin công ty yên tâm.”

(2) Bạn coi trọng gia đình hay sự nghiệp hơn?

“Tôi cho rằng bất kể là đối với ai, gia đình và sự nghiệp đều rất quan trọng, thiếu một trong hai yếu tố này thì cuộc sống của người đó sẽ không hoàn chỉnh. Tôi rồi sẽ có gia đình riêng của mình, nhưng tôi cũng đồng thời cho rằng, mục tiêu lớn nhất của người phụ nữ hiện đại chính là sống cho đáng sống. Công việc rất quan trọng đối với người phụ nữ hiện đại. Đồng thời, tôi tin rằng người chồng trong tương lai của mình sẽ ủng hộ sự nghiệp của tôi.” Câu trả lời này rất hoàn hảo, nhưng không hoàn toàn chính xác trong mọi trường hợp, bạn phải căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của bản thân và trả lời một cách linh hoạt.

(3) Nếu công ty cử bạn đi công tác, bạn có thể đi được không?

“Công ty cử tôi đi công tác là yêu cầu cần thiết của công việc, tôi sẽ nghe theo sự sắp xếp của công ty, hơn nữa người nhà cũng rất ủng hộ công việc của tôi. Mà cho dù người nhà không đồng ý thì tôi cũng sẽ thuyết phục họ.” Câu trả lời này sẽ khiến đối phương cảm thấy bạn rất coi trọng công việc, nhưng nó cũng được coi là một sự mạo hiểm. Khi tự bản thân bạn không thể đi công tác, bạn sẽ rất bị động, do đó khi trả lời nhất định phải để đường lui không thể mù quáng tạo thiện cảm với đối phương.

(4) Theo những gì tôi biết, bạn và bạn trai bạn ở cách xa nhau, bạn đã bao giờ nghĩ sẽ giải quyết vấn đề này thế nào chưa?

“Sở dĩ tôi đến thành phố này là vì cảm thấy nơi đây có rất nhiều cơ hội và nó thu hút tôi. Trước khi đến đây, tôi cũng đã bàn bạc với bạn trai của mình, nếu tôi tìm được cơ hội phát triển mình ở thành phố này, thì anh ấy cũng sẽ đến đây tìm cơ hội.” Khi người phỏng vấn hỏi câu hỏi này là muốn biết bạn có dễ dàng nhảy việc hay từ bỏ công việc vì một lí do gì đó hay không, bởi vì mỗi công ty đều không hi vọng nhân tài mình bồi dưỡng bỏ đi nơi khác. Khi trả lời câu hỏi loại này, bạn không cần thiết phải nói quá nhiều, chỉ cần nói với đối phương bạn là người rất ổn định là được.

Đương nhiên, khi phỏng vấn xin việc, nữ giới sẽ phải đối mặt với rất nhiều câu hỏi nhạy cảm và những câu hỏi vừa nêu trên chỉ là một vài ví dụ điển hình. Tóm lại, khi trả lời câu hỏi, chúng ta phải linh hoạt, không coi nhẹ những vấn đề nhỏ đơn giản, bởi chính những vấn đề đơn giản đó khiến rất nhiều ứng viên mất đi cơ hội việc làm.

Những điều không nên nói khi phỏng vấn xin việc

Nhiều người trẻ tuổi khi tham gia phỏng vấn xin việc cho rằng, việc người phỏng vấn vui vẻ trò chuyện nghĩa là họ có thiện cảm với ứng viên, do đó tùy tiện nói nhiều điều với đối phương. Có lẽ bạn cảm thấy đây là cách thể hiện sự chân thành, nhưng đối phương sẽ có được rất nhiều thông tin từ những lời nói của bạn. Những thông tin này có thể sẽ giúp đỡ bạn, nhưng cũng có thể gây trở ngại cho bạn. Do đó, khi giao tiếp với người phỏng vấn, tuyệt đối không nên nói bừa. Sau đây là một số ví dụ về những điều bạn không nên nói khi phỏng vấn xin việc.

(1) Bạn không nên tiết lộ những tài liệu bí mật của công ty cũ, nếu không sẽ khiến người phỏng vấn cho rằng bạn là người không đáng tin. Người phỏng vấn sẽ nghĩ: “Bạn có thể tiết lộ tài liệu mật của công ty cũ, vậy sau này cũng có thể tiết lộ tài liệu mật của công ty tôi, tôi không dám tuyển bạn, bởi tôi không muốn thuê một đặc vụ.”

(2) Những thành kiến về giới tính và chủng tộc. Có thể bạn cho rằng người phỏng vấn có chung quan điểm với mình. Thực ra làm vậy là bạn đã tự đào hố chôn mình, bởi môi trường công sở không cho phép tồn tại sự kì thị giới tính, chủng tộc.

(3) Không nên khoe khoang về con cái. Có thể trên bàn làm việc của người phỏng vấn có để ảnh gia đình, trong túi bạn cũng có nhiều ảnh của con mình, nhưng chủ đề con cái không phù hợp trong hoàn cảnh một buổi phỏng vấn xin việc.

(4) Không nên đề nghị lấy giúp hoặc mua giúp người phỏng vấn thứ gì hoặc loại hàng hóa gì đặc biệt. Ví dụ: “Tôi có thể giúp chị mua một cái máy tính đang giảm giá.” Có thể đây là thực tế, nhưng trong hoàn cảnh khác nó sẽ thể hiện sự nhiệt tình của bạn. Trong buổi phỏng vấn, việc làm này giống như bạn đang tìm cách lấy lòng đối phương.

(5) Không nên nói bạn ghét môn Toán hoặc môn Vật lí thế nào. Mặc dù bề ngoài nó có vẻ không liên quan gì tới công việc, nhưng các môn học tự nhiên có thể thể hiện năng lực logic của một người.

(6) Không nên thường xuyên nhắc đến tên của một nhân vật tầm cỡ. Ví dụ, luôn khoe ông chủ trước đây của bạn là một nhà kinh tế nổi tiếng, bạn đã từng giúp ông ấy làm nhiều việc. Giả sử bạn thực sự là bạn của một nhân vật nổi tiếng, hãy lưu tâm để không gây ấn tượng bạn là người khoe khoang về bản thân. Bởi bạn không biết được thái độ của người phỏng vấn về vấn đề đó thế nào.

(7) Dành quá nhiều lời khen cho người phỏng vấn. Có thể bạn thực sự khâm phục người đó, nhưng trong tình huống này, lời khen của bạn có thể sẽ bị hiểu nhầm. Đương nhiên, bạn có thể nói: “Được gặp anh, tôi rất vui, cảm ơn anh”.

(8) Không nên nói quen biết với ai trong công ty mình đang xin vào. Ví dụ: “Tôi quen anh XX/ chị YY trong công ty này”, “Tôi là bạn học của XX, chúng tôi rất thân nhau.” Người phỏng vấn sẽ dễ bị mất cảm tình với bạn. Nếu người bạn quen là cấp trên của người phỏng vấn hoặc có chức vị cao hơn người phỏng vấn, thì đối phương sẽ cảm thấy bạn đang gây áp lực, cho dù bạn có được tuyển dụng thì điều đó cũng không hay. Nếu người phỏng vấn và người bạn quen biết có mối quan hệ không tốt, thậm chí mâu thuẫn, thì chắc chắn kết quả phỏng vấn của bạn sẽ không khả quan.

(9) Không nên nói năng thiếu logic. Khi người phỏng vấn hỏi: “Hãy nói cho tôi biết một kinh nghiệm về sự thất bại của bạn”. “Tôi không nhớ mình đã từng thất bại”. Nếu bạn nói vậy thì thực sự không logic. Một ví dụ khác: “Bạn có thể làm được công việc gì?” “Tôi có thể đảm nhận mọi công việc”. Trả lời như vậy cũng không phù hợp với thực tế.

(10) Không nên oán trách. Tuyệt đối không nên oán trách trước mặt người phỏng vấn. Phải biết rằng, người phỏng vấn nào cũng thích một người bao dung độ lượng.

Khéo léo yêu cầu mức lương khi phỏng vấn xin việc

Khi phỏng vấn xin việc, chúng ta không thể né tránh vấn đề lương bổng. Mức lương của một người có liên quan tới năng lực, khả năng và sự cống hiến của người đó. Do đó khi trả lời câu hỏi về vấn đề tiền lương, bạn không thể trả lời qua loa, phải có sách lược và phải chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước. Khi đơn vị tuyển dụng chưa hiểu nhiều về bạn, nếu yêu cầu lương quá cao sẽ khó được chấp nhận, còn nếu yêu cầu lương thấp bạn sẽ bị thiệt thòi. Do đó, trước khi đưa ra yêu cầu về mức lương, bạn phải làm được một số điều sau đây:

(1) Trước khi phỏng vấn, phải tìm hiểu mức lương trung bình cho công việc bạn đang ứng tuyển, tìm hiểu về chính sách của công ty.

(2) Chủ động nêu ra mức lương bạn hi vọng có được.

(3) Cố gắng tìm hiểu xem tiền lương mà đơn vị tuyển dụng trả cho bạn là cố định hay có sự biến động.

(4) Trước khi phỏng vấn, nên tìm hiểu về các chế độ trợ cấp, phúc lợi của công ty.

Sau khi tìm hiểu và nắm được những điều trên, bạn có thể bắt đầu nói về vấn đề tiền lương với đơn vị tuyển dụng. Nhưng phải nói thế nào cho khéo léo?

Trong quá trình thỏa thuận mức lương với đơn vị tuyển dụng, nếu đơn vị tuyển dụng muốn bạn đưa ra yêu cầu, bạn có thể nói về mức lương mong muốn. Điều này yêu cầu bạn phải có sự tính toán chính xác, hiểu được tiêu chuẩn của chức vụ mình đang xin vào và hình thành nên một con số áng chừng. Đồng thời, bạn không được quên các khoản phúc lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trợ cấp đi lại, chế độ tăng lương…

Giả sử khi phỏng vấn, người phỏng vấn hỏi mức lương ở công ty cũ của bạn là bao nhiêu, bạn nhất định phải trả lời thận trọng. Tốt nhất nên nói với đối phương: “Mức lương cũ không quan trọng, quan trọng là năng lực làm việc của tôi.” Nếu lương cũ của bạn quá thấp, việc trả lời thẳng thắn sẽ không có lợi cho bạn.

Thỏa thuận về tiền lương không giống các loại thỏa thuận khác, bạn luôn muốn nâng cao điều kiện của mình trong khi đối phương tìm cách hạ thấp nhất có thể. Làm cho bầu không khí trở nên căng thẳng sẽ không mang lại điều gì có lợi. Nếu đối phương có ý muốn hạ thấp mức lương yêu cầu của bạn, hãy tìm cách chuyển chủ đề sang kế hoạch làm việc, cách thức làm việc nếu bạn được tuyển dụng. Điều này sẽ giúp giải tỏa không khí căng thẳng. Lúc này, bạn nên thể hiện năng lực và suy nghĩ của mình về công việc trong tương lai nhằm gây ấn tương tốt với đối phương, ngoài

ra, bạn cũng đồng thời khéo léo đưa ra yêu cầu về mức lương của mình.

Mọi công ty đều hi vọng các ứng viên có hứng thú với công việc họ xin vào, chứ không đơn thuần đi làm vì kiếm tiền. Vì thế, chỉ cần người tuyển dụng cảm thấy không bị thiệt khi tuyển bạn thì việc trả lương cao cũng không khó khăn gì. Bạn có thể nói về khả năng, kinh nghiệm của mình, đề nghị lãnh đạo giao cho bạn nhiều nhiệm vụ hơn, thậm chí nâng cao chức vụ để tạo ra cơ hội được tăng lương.

Mức lương lí tưởng là mức lương mà cả người xin việc và công ty tuyển dụng đều chấp nhận, người ứng tuyển nên thể hiện sự linh hoạt. Sau khi thỏa thuận về chế độ tiền lương, nhất định phải viết điều khoản này vào hợp đồng làm việc.

Ý thức kinh tế của con người ngày càng mạnh mẽ, người xin việc thời nay không giống như trước đây, thường ngại ngùng khi đề cập tới mức lương mong muốn. Rất nhiều người lấy mức lương làm tiêu chuẩn quan trọng để xin việc, thậm chí còn là tiêu chuẩn đầu tiên. Tuy nhiên, không nên bỏ qua yếu tố môi trường công việc và việc bạn có thể hiện được giá trị của mình hay không, nếu không, cuộc phỏng vấn chắc chắn sẽ thất bại.

Chọn tập
Bình luận