Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ

CHƯƠNG 9: Chốn công sở nhiều thị phi, biết cách ăn nói rất quan trọng

Tác giả: Trác Nhã
Chọn tập

Chốn công sở nhiều thị phi, biết cách ăn nói rất quan trọng

Các mối quan hệ nơi công sở thường rất phức tạp, chỉ cần bạn không để ý thì sẽ lập tức bị cuốn vào vòng xoáy phức tạp đó. Việc biết cách ăn nói hay không sẽ quyết định bạn có được hoan nghênh ở chốn công sở không, do đó, khi nói chuyện ở nơi làm việc, nhất định phải thận trọng, cẩn thận, có như vậy mới không gặp thất bại.

   Nguyên tắc nói chuyện để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp chốn công sở

Giữa các đồng nghiệp trong công ty, ngày nào cũng xảy ra những chuyện phức tạp không thế này thì thế khác. Cho dù đóng vai chính trong những câu chuyện đó hay chỉ là người quan sát, bạn vẫn phải cùng sống với những đồng nghiệp đó, vì vậy, phải nắm vững và tuân thủ một số nguyên tắc khi trò chuyện với đồng nghiệp, tạo hình tượng đẹp và luôn được đồng nghiệp yêu quý là điều rất quan trọng.

Khi tiếp xúc với các đồng nghiệp bởi cần phải giữ chừng mực. Xã hội hiện đại là xã hội thông tin, con người phải giao tiếp với nhau mới có thể tồn tại. Những người không thích nói chuyện sẽ bị mọi người coi là lập dị, khác người. Theo thời gian, những người này sẽ bị cô lập và khó phát triển sự nghiệp. Còn những người nói nhiều lại dễ gây phản cảm cho người khác, khiến người khác hiểu nhầm, cho rằng bạn là người hời hợt, không đáng tin. Do đó, nói chuyện phải hợp lí, không nhiều không ít mới có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hữu hảo với đồng nghiệp. Đồng thời, bạn cũng phải nắm vững các nguyên tắc giao tiếp chốn công sở.

Khoan dung với mọi người

Tại nơi làm việc, chúng ta thường gặp những chuyện không vui, đặc biệt là những người trẻ tuổi, khi gặp chuyện gây bực tức hoặc có mâu thuẫn, thường không biết cách nhẫn nhịn để cuối cùng đẩy mâu thuẫn lên cao.

Có câu nói: “Nhịn một giờ, sóng yên gió lặng; lui một bước, biển rộng trời cao”. Khi đồng nghiệp làm ảnh hưởng đến bạn, hoặc giữa các bạn xảy ra mâu thuẫn, tốt nhất nên khoan dung. Ai cũng có lúc làm sai, hãy khoan dung để cả hai bên cùng có “biển rộng trời cao”.

Nhẫn nhịn không có nghĩa là bạn yếu đuối, mà điều đó thể hiện sự độ lượng. Vậy làm thế nào để có được tâm thái như vậy? Có rất nhiều cách, ví dụ, khi gặp những chuyện không vui, hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp trước đây. Khi bạn bi quan hoặc nảy sinh tư tưởng tiêu cực, hãy lập tức cố gắng nghĩ tới những chuyện tích cực.

Thọ và Tùng là đồng nghiệp cùng làm trong một công ty xây dựng, cũng là đôi bạn rất thân. Họ thường cùng xem bóng đá, uống bia, trò chuyện. Một lần, cả hai cùng hợp

tác để hoàn thành một công trình. Sau khi công việc kết thúc thuận lợi, Thọ nhận nhiệm vụ mới phải đi công tác nên để lại việc tổng kết và báo cáo cho Tùng. Thật không may, bố của Tùng bị ốm, do bận chăm sóc bố nên Tùng không để ý và đã báo cáo sai một phần việc quan trọng do Thọ phụ trách. Sau khi đưa bản tổng kết cho cấp trên, lãnh đạo lập tức nhìn ngay ra lỗi sai nên tìm hỏi Tùng. Tùng sợ phải chịu trách nhiệm nên đổ lỗi cho Thọ. Do công trình quan trọng nên cấp trên lập tức gọi Thọ về và phê bình anh, yêu cầu anh phải sửa lỗi sai. Thọ bị cấp trên trách oan, hỏi kĩ lại thì mới hiểu ra mọi chuyện nên lập tức tìm cấp trên để giải thích và xóa bỏ được hiểu nhầm.

Tùng sai nên đã làm lỡ công việc của Thọ, mà mối quan hệ giữa hai người lại vốn rất thân thiết, bởi vậy sau chuyện này, Tùng rất áy náy, anh tìm Thọ để xin lỗi. Thọ cũng hiểu nên đã chủ động nói với Tùng: “Chuyện gì đã qua thì hãy cho qua, đừng để

ý nữa, hai chúng ta vẫn cùng xem bóng đá và hợp tác với nhau”. Tùng rất xúc động, từ đó mối quan hệ giữa hai người càng trở nên thân thiết hơn.

Nếu sau khi biết sự thật, Thọ trách móc Tùng thì giữa hai người chắc chắn sẽ nảy sinh mâu thuẫn và không thể thân thiết như trước nữa.

Công tư phân minh

Tại chốn công sở, những người trẻ tuổi thường không phân biệt công tư với những đồng nghiệp thân thiết. Thực tế, cho dù quan hệ cá nhân giữa bạn và đồng nghiệp có tốt đến đâu, bạn cũng tuyệt đối không thể vì tình cảm mà lẫn lộn chuyện công với chuyện tư, điều này có thể khiến bạn rơi vào tình trạng rắc rối, nếu làm không tốt còn có thể gây hiểu nhầm. Vì thế, bạn nhất định phải giữ nguyên tắc công tư phân minh.

Vân có mối quan hệ cá nhân rất tốt với quản lí Linh ở bộ phận quảng cáo của công ty, hai người thường cùng đi dạo phố hoặc đến nhà nhau chơi vào ngày nghỉ. Một ngày, khi đang ở công ty, Linh đến tìm Vân. Vân rất bất ngờ, cười và nói: “Chúng ta không cùng bộ phận, đang giờ làm việc mà cậu đến tìm mình thế này, cẩn thận lãnh đạo trông thấy.” Linh trả lời: “Bộ phận của tớ có một kế hoạch quảng cáo, hi vọng có thể hợp tác với một công ty. Nhưng tớ không quen ai ở công ty đó, không thể gặp lãnh đạo của họ. Tớ biết, cậu có quen với một Giám đốc ở công ty này, do đó muốn nhờ cậu giới thiệu, giúp tớ nói vài câu, sau khi thành công, tớ sẽ không quên cậu”.

Vân nghe vậy, cảm thấy rất khó xử, muốn từ chối nhưng lại sợ Linh không vui. Nhưng cô cũng không muốn lẫn lộn chuyện công tư. Chính vì thế cô nói với Linh: “Thực ra chuyện này không khó, tớ cũng nghe nói kế hoạch quảng cáo của các cậu rất tốt. Người tớ quen thời gian này đang nghỉ phép, nếu chờ cô ấy về sợ rằng kế hoạch của các cậu sẽ bị bỏ lỡ”. Linh nghe vậy đã hiểu ra vấn đề, Vân nói thêm: “Tớ nghe người bạn đó nói lãnh đạo công ty này cũng rất ổn, cậu có thể trực tiếp gặp ông ta.”

Thực ra người bạn của Vân không hề nghỉ phép, chỉ là cô không muốn giới thiệu. Vân và Linh thuộc cùng một bộ phận, can thiệp vào việc của bộ phận khác, cô sợ cấp trên sẽ không vui. Hơn nữa nếu việc giới thiệu không thành công, sợ rằng sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ tốt đẹp giữa hai người.

Khi gặp tình huống mang quan hệ cá nhân vào công việc, bạn nhất định phải tuân thủ nguyên tắc công tư phân minh, như vậy sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ với mọi người.

Không tranh cãi

Phao tin đồn là chuyện rất hay gặp ở chốn công sở, đó là nơi luôn có một số người

thích ngồi lê đôi mách.

Khi bạn phát hiện một đồng nghiệp thân thiết đi khắp nơi đặt điều nói xấu bạn, bạn sẽ thấy rằng sự thân mật hằng ngày của đối phương hoàn toàn là giả tạo. Là người trẻ tuổi, có lẽ bạn rất muốn vạch bộ mặt thật của người đó. Thế nhưng, cần phải nhắc nhở những người trẻ tuổi tuyệt đối không nên làm vậy, bởi vì mọi người có quan hệ đồng nghiệp, nếu bạn định tuyệt giao, người chịu thiệt cuối cùng chắc chắn sẽ là bạn. Nếu bạn làm to chuyện, người khác sẽ cho rằng vấn đề xuất phát từ bạn, người nói xấu bạn cũng sẽ được dịp làm tổn thương bạn, cách làm này là không nên. Hơn nữa các bạn còn phải làm việc cùng nhau, nếu mỗi ngày đều nhìn nhau lạnh nhạt thì sẽ ảnh hưởng tới công việc, đồng thời cũng gây ảnh hưởng tới công việc của các đồng nghiệp khác, khi đó mọi người sẽ quay sang chỉ trích bạn. Ngoài ra, cấp trên chắc chắn không thích chuyện cấp dưới làm ảnh hưởng công việc chỉ vì mối quan hệ cá nhân không tốt đẹp.

Chính vì thế, khi gặp chuyện như vậy thì phải bình tĩnh đối diện, tuyệt đối không nên tranh cãi, ví dụ: “Tại sao chị lại nói xấu tôi?”, “Chị thật tiểu nhân”, như vậy sẽ không có lợi cho ai cả. Đối với những chuyện như thế này, chỉ cần lẳng lặng tránh xa người đó là được. “Đường xa biết sức ngựa, lâu dài biết lòng người”, theo thời gian, ai đúng ai sai những người khác sẽ tự biết.

Cách khiến đồng nghiệp thích tranh công phải lùi bước

Xã hội ngày nay cạnh tranh rất khốc liệt, tại nơi làm việc, lúc nào chúng ta cũng nghĩ phải làm sao để làm tốt công việc, giành được thành tích để được thăng tiến và tăng thu nhập.

Đa số chúng ta đều cố gắng cống hiến với hi vọng thành tích của mình được công nhận. Tuy nhiên, quan hệ con người nơi công sở rất phức tạp, có một số người lợi dụng sự tin tưởng của người khác để lên kế hoạch cướp thành quả lao động của người khác, những người như vậy được gọi là “người tranh công”.

Khi gặp người như vậy, tốt nhất không nên tranh cãi trực tiếp, nếu bạn và đối phương tranh cãi, điều này chỉ khiến cấp trên của bạn cảm thấy bạn là người tính toán, nhỏ mọn, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt đến bạn. Lúc này, bạn phải khéo léo sử dụng kĩ năng ngôn ngữ để đối phương lộ bộ mặt thật của mình, để cấp trên của bạn có thể nhìn ra sự thật.

Nhân vật Hoa trong câu chuyện sau đây đã làm rất tốt điều này.

Một ngày, một thanh niên trẻ vừa tốt nghiệp tới nhận việc tại phòng biên tập của tờ báo nọ. Sau khi tổng biên tập giới thiệu, mọi người biết cậu thanh niên là phóng viên Vương Nhuệ mà công ty mới tuyển vào. Theo quy định, phóng viên mới phải thực tập

ở phòng biên tập nửa tháng rồi mới được ra ngoài lấy tin. Hoa – Phụ trách phòng biên tập được giao nhiệm vụ chỉ dẫn người mới.

Sau vài ngày tiếp xúc, bằng trực giác, Hoa phát hiện Vương Nhuệ không phải là một người mới tốt nghiệp còn lơ ngơ, mà cậu có rất nhiều dự tính.

Quả nhiên, hai tuần sau khi thực tập ở phòng biên tập, tổng biên tập tìm Hoa, vui vẻ nói với cô: “Xem ra cậu Vương Nhuệ mới đến rất được, đương nhiên cũng nhờ

công đào tạo của cô. Mấy ngày qua, cậu ấy đã nộp cho tôi đề cương phỏng vấn và những đề tài rất hay. Cứ thế này, có thể để cậu ấy bắt tay vào công việc trước thời hạn,

ý cô thế nào?” Hoa nghe lời tổng biên tập nói thì cảm thấy có gì đó không ổn, bởi vì suốt những ngày qua, Vương Nhuệ hầu như luôn ở bên cạnh cô, cô chưa thấy cậu ta gọi điện liên hệ công việc gì cả, Vương Nhuệ cũng chưa bao giờ thảo luận về đề cương phỏng vấn với cô.

Sau hồi suy nghĩ, Hoa dường như đã hiểu chuyện, cô vờ như không có gì và nói với tổng biên tập: “Đó là nhờ khả năng chọn người của tổng biên tập. Thế nhưng, cậu ấy vẫn chưa đưa đề cương kế hoạch nào cho tôi, ông có thể cho tôi xem qua phương án của cậu ấy để tham khảo không?”

Tổng biên tập đưa đề cương của Vương Nhuệ cho Hoa xem, đúng như những gì cô phán đoán. Thì ra phương án và đề tài Vương Nhuệ nộp cho tổng biên tập đều là nội dung các cuộc điện thoại liên hệ công việc của Hoa. Vương Nhuệ đã ghi lại và coi đó là thành quả của mình rồi nộp cho tổng biên tập.

Nhưng Hoa biết, Vương Nhuệ là người do đích thân tổng biên tập phỏng vấn và tuyển dụng, không nên nói thẳng với tổng biên tập về hành động của Vương Nhuệ. Hoa vừa xem bản báo cáo của Vương Nhuệ, vừa suy nghĩ tìm đối sách. Cuối cùng, cô nói với tổng biên tập: “Nếu tổng biên tập đã xin ý kiến của tôi, tôi cũng không khách sáo, tôi muốn để Vương Nhuệ ở bên cạnh mình một thời gian nữa, đợt này tin tức cũng nhiều, một mình tôi không sắp xếp nổi công việc, hãy để cậu ấy giúp tôi, sẽ không mất nhiều thời gian.”

Nghe Hoa nói có lí, tổng biên tập liền đồng ý với yêu cầu của cô.

Sáng ngày hôm sau, Hoa cố ý giả vờ gọi điện thoại cho cấp dưới để nói về đề tài phỏng vấn, cô đã cố tình để lộ hai đề tài không hay cho Vương Nhuệ biết. Đến buổi chiều, khi cảm thấy Vương Nhuệ đã giao đề tài đó cho tổng biên tập, cô bèn lấy lí do không rõ phương hướng phỏng vấn để tìm gặp tổng biên tập: “Thưa tổng biên tập, sáng nay hai phóng viên gọi điện về báo đề tài phỏng vấn, tôi chưa rõ hướng phỏng vấn nên muốn xin ý kiến tổng biên tập, suy nghĩ lúc đầu của tôi là thế này… bây giờ tôi thấy nó không hợp lí nên muốn nhờ tổng biên tập cho ý kiến chỉ đạo.”

Tổng biên tập ngạc nhiên hỏi: “Sao lại có thể như thế?”

Hoa: “Có chuyện gì ạ?”

Tổng biên tập: “Không sao, cô nói tiếp đi”.

Sau vài lần như vậy, cuối cùng tổng biên tập cũng nhìn ra sự thật về Vương Nhuệ và tìm lí do để không nhận cậu nữa.

Trong ví dụ này, Hoa rất thông minh, trước việc Vương Nhuệ lấy thành quả của người khác làm thành quả của mình, cô đã không nói trực tiếp với cấp trên, cũng không trách mắng hay chỉ trích Vương Nhuệ, mà cô đã sử dụng cách vô hình để chứng minh sự thật.

Nếu Hoa trực tiếp chất vấn hoặc nói thẳng sự thật với tổng biên tập, có thể sẽ gây ra xung đột hoặc tranh chấp, thậm chí còn khiến cấp trên không hài lòng.

Những chủ đề không nên nói ở chốn công sở

Tại nơi làm việc, mọi người đều có tâm lí cạnh tranh, do đó khi trò chuyện, nhất định phải chú ý, không nói hết tất cả mọi chuyện, cũng không nói bừa. Có câu nói: “Sự tò mò sẽ hại chết bạn”. Để tránh gây rắc rối cho mình thì nhất định phải biết những gì không nên nói ở chốn công sở.

Vấn đề tiền lương

Dò hỏi về mức lương của người khác là điều đại kị trong mỗi công ty, bởi vì mức lương của mỗi người là không giống nhau. “Cùng việc nhưng không cùng mức lương” là chế độ mà rất nhiều ông chủ thường dùng. Nhưng cách này cũng là một con dao hai lưỡi, nếu sử dụng không hợp lí sẽ rất dễ gây mâu thuẫn giữa các thành viên công ty và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của ông chủ, đương nhiên đây là điều mà người lãnh đạo không hề mong muốn, do đó lãnh đạo luôn giữ tâm lí đề phòng với những người hay dò hỏi về mức lương của người khác.

Có người khi muốn dò hỏi về mức lương của người khác thường tự cố ý để lộ mức lương của mình trước, ví dụ “Lương tháng này của tôi là…, tiền thưởng là… Còn chị?” Nếu lương của người đó cao hơn bạn, người đó sẽ giả vờ đồng tình và đắc ý trong lòng. Còn nếu thu nhập của người đó không nhiều bằng bạn, trong lòng họ chắc chắn không vui, bề ngoài có thể tỏ ra vui vẻ, nhưng thực chất lại cảm thấy không công bằng, lúc này bạn nên cẩn thận.

Đầu tiên, bản thân bạn không nên tò mò về tiền lương của đồng nghiệp, còn nếu bạn gặp những đồng nghiệp như vậy, tốt nhất nên chuẩn bị đối phó. Khi cảm thấy người đó đang hướng câu chuyện sang chủ đề tiền lương, bạn nên sớm dập tắt ý định của họ bằng quy định của công ty. Nếu người đó đã đề cập đến vấn đề tiền lương, hãy trả lời bằng ngôn ngữ hài hước: “Xin lỗi, tôi không thể phát biểu gì về vấn đề này”. Như vậy lần sau người đó sẽ không dám hỏi bạn về đề tài tiền lương nữa.

Mơ ước

Không nên nói về ước mơ của bạn ở chốn công sở. Bạn đang đi làm, hãy cứ chuyên tâm làm việc, hãy tâm sự về ước mơ trong không gian riêng tư với người thân và bạn bè. Ở công ty, không nên lúc nào cũng nói “Tôi muốn làm ông chủ, tôi muốn có sự nghiệp riêng”, nói như vậy bạn sẽ dễ bị cấp trên coi là kẻ địch và đồng nghiệp coi là lập dị.

Nếu bạn nói ở nơi làm việc: “Ở công ty, trình độ của tôi ít nhất phải làm phó tổng” hoặc “35 tuổi, tôi nhất định có được chức Giám đốc bộ phận”… rất có thể bạn đã tự đặt mình vào vị trí đối lập với đồng nghiệp, bởi lẽ khi bạn nói về mục tiêu của mình ở nơi làm việc, điều đó đồng nghĩa với việc bạn công khai khiêu chiến với các đồng nghiệp khác trong công ty.

Mỗi người đều cần học cách nhún nhường một chút, đó là cách tốt nhất để tự bảo vệ mình. Giá trị của bạn thể hiện ở chỗ bạn làm được bao nhiêu việc. Mặc dù xã hội hiện tại yêu cầu bạn phải thể hiện mình, nhưng phải biết thể hiện đúng lúc, khi không nên thể hiện thì phải biết nhún nhường. Tất cả những người thành đạt đều là những người biết nhún mình đúng lúc.

Cuộc sống riêng tư

Cho dù đang yêu hoặc đang thất tình, bạn đều phải che giấu cảm xúc của mình,

tuyệt đối không mang tâm trạng đến nơi làm việc, càng không được mang câu chuyện riêng của bạn vào phòng làm việc.

Mặc dù đề tài của bạn rất dễ thu hút mọi người, nhưng đó chỉ là sự vui buồn nhất thời. Khi bạn nói về chuyện riêng của mình, phải biết việc nói ra giống như đã thẳng tay hất bát nước đi, bạn sẽ không thể lấy lại được nữa. Sau này nếu gặp phải mâu thuẫn gì, chuyện riêng của bạn rất có thể sẽ bị người khác mang ra công kích.

Những chủ đề tán gẫu ở nơi làm việc có thể là về thời tiết, hoặc những chuyện vô hại, hãy bảo vệ và không nói về chuyện riêng tư của mình, cũng không nghe chuyện riêng của người khác, càng không nên bàn luận chuyện có gắn bó lâu dài với công ty không. Bạn nghĩ rằng người khác sẽ không để ý đến những câu chuyện của bạn, nhưng cuối cùng, rất có thể bạn sẽ tự châm lửa đốt mình, khi lửa đã bén thì việc bỏ chạy sẽ trở nên bị động.

Nhất định phải ghi nhớ nguyên tắc: Ngồi yên nghĩ về chuyện của mình, không bàn luận chuyện của người khác.

Bí mật của người khác

Chúng ta đều rất ghét việc bị người khác khám phá ra bí mật của bản thân,cuộc sống ngày càng phát sinh nhiều mâu thuẫn do tò mò và tiết lộ bí mật của người khác. Do đó, những người thích tò mò tìm hiểu bí mật của người khác rất dễ khiến mọi người chán ghét.

Mọi người đều biết, theo phép lịch sự của người phương Tây thì “hỏi tuổi phụ nữ” bị xem là một trong những hành động bất lịch sự, do đó người phương Tây có thể vô tư khen ngợi một cô gái, nhưng không bao giờ hỏi tuổi của đối phương, đây là “bí mật không thể tiết lộ”.

Nếu trong công việc, bạn định nêu vấn đề gì đó với đồng nghiệp, tốt nhất nên suy nghĩ trước xem vấn đề đó có liên quan tới bí mật cá nhân của đối phương hay không, nếu có thì hãy cố gắng tránh nói đến, như vậy đối phương không những vui vẻ tiếp nhận bạn mà còn thoải mái trò chuyện và có ấn tượng tốt về bạn. Đây chính là nền tảng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa các đồng nghiệp.

Khi tiếp xúc với đồng nghiệp, nên tránh nói đến những vấn đề sau:

– Tuổi của phụ nữ

– Tình hình công việc và thu nhập cá nhân

– Việc gia đình và tài khoản tiết kiệm

– Tình cảm vợ chồng

– Tình hình sức khỏe

– Cuộc sống riêng

– Những kế hoạch công việc không công khai

– Những bí mật riêng không muốn người khác biết

Không nên khoe khoang

Trong giao tiếp xã hội và trong công việc, chúng ta nên thẳng thắn, thật thà với mọi người, nhưng không thể thành thật một cách vô nguyên tắc mà phải tùy người, tùy việc. Điều gì nên và không nên nói đều cần phải giữ chừng mực. Cho dù bạn mới mua một chiếc xe hay tranh thủ kì nghỉ đi du lịch châu Âu thì cũng không cần thiết phải khoe những chuyện đó tại nơi làm việc. Có một số niềm vui, càng chia sẻ ít càng tốt. Cảm giác bị người khác đố kị không hề dễ chịu, bởi bạn sẽ không biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Tốt nhất chuyện gì không nên nói thì không nói.

Góp ý với lỗi sai của đồng nghiệp

Trong quá trình làm việc và giao tiếp với đồng nghiệp, khó tránh khỏi xảy ra mâu thuẫn và những chuyện không vui. Vì vậy phải đặc biệt chú ý phương thức giao tiếp và kĩ năng ngôn ngữ.

Hoài đã đi làm nhiều năm, đã trải qua nhiều chuyện và tiếp xúc với đủ loại người, lẽ ra cô phải là một người giàu kinh nghiệm, khéo léo trong giao tiếp chốn công sở, nhưng cô lại là người ruột để ngoài da, không giữ được chuyện gì trong lòng, có gì nói nấy nên rất dễ làm phật lòng người khác. Có đồng nghiệp rót trà bị đổ vào tài liệu, cô lập tức mắng người đó không nên làm thế. Có người hút thuốc trong phòng làm việc, cô liền đuổi người đó ra ngoài. Có người thích nói chuyện điện thoại lâu, cô liền nói với người đó không nên lãng phí tiền của công ty… Hoài làm vậy là có ý tốt, nhưng một lần cô nhắc nhở đồng nghiệp thì Giám đốc nhìn thấy và người đồng nghiệp của cô đã bị phạt.

Kết quả, Hoài đã làm phật lòng không ít đồng nghiệp, mọi người đều không thích cô, thậm chí đi dã ngoại cùng nhau cũng không rủ cô đi cùng. Một lần, Hoài đã phản ánh chuyện này với Giám đốc, thật không ngờ Giám đốc lại không ủng hộ, khiến cô càng trở nên rơi vào thế bị cô lập. Hoài nghĩ mãi mà không hiểu, rõ ràng cô nói sự thật, vậy tại sao kết quả lại như vậy? Lẽ nào làm người phải phớt lờ lỗi sai của người khác?

Những trường hợp giống như Hoài không phải là hiếm gặp trong các công ty. Cuộc sống hằng ngày của con người không thể tách rời hoạt động giao tiếp, nếu không xây dựng được mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp thì việc ngày nào cũng phải gặp mặt nhau thực sự rất khó chịu.

Từ câu chuyện trên có thể thấy, đối với một số khuyết điểm của đồng nghiệp, việc nói thật không sai, thẳng thắn là đức tính tốt đẹp được nhiều người ủng hộ. Nhưng vấn đề ở chỗ, việc nói thật cũng cần cân nhắc về thời gian, địa điểm, đối tượng và khả năng tiếp thu của đồng nghiệp. Vì thế, có khi nói thẳng, nói thật sẽ gây ra những hậu quả không tốt, không những không như mong đợi, mà còn khiến mọi việc trở nên cực đoan, mang lại rắc rối không đáng có cho bản thân. Vậy, làm thế nào để tránh xảy ra tình trạng này?

Khi chúng ta gặp một đồng nghiệp liên tục mắc lỗi sai, khi góp ý với người đó, nhất định phải khéo léo và để ý tới cảm nhận của đối phương, như vậy người đó mới dễ tiếp thu và cũng không gây ra những rắc rối không cần thiết. Chúng ta cũng có thể tìm một cơ hội hợp lí, ví dụ như khi mọi người cùng ăn cơm hoặc trò chuyện, hãy nhẹ nhàng nói ra suy nghĩ của mình, trao đổi ý kiến, có lẽ làm vậy sẽ khiến đối phương hiểu ra. Hoặc cũng có thể dùng cách hài hước thể hiện suy nghĩ của mình, chắc chắn vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhẹ nhàng.

Khéo léo nói về những vấn đề thường gặp tại chốn công sở

Tại nơi làm việc, ngoài việc phải đặc biệt chú ý những điều vừa nêu ở trên, chúng ta cũng phải học và chú ý cách ứng xử đối với những đề tài mang tính đột xuất khi nói chuyện với lãnh đạo. Nếu bạn không chú ý mà nói sai sẽ tạo ra ảnh hưởng không tốt, thậm chí còn để lại ấn tượng xấu với lãnh đạo. Mặc dù những đề tài này đều có liên quan đến công việc, nhưng làm thế nào để diễn đạt nó cho tốt cũng cần kĩ năng. Chỉ có nắm chắc kĩ năng, bạn mới có thể thể hiện mình tốt trước mặt lãnh đạo.

Lời nói thể hiện tinh thần tập thể

Thời đại chúng ta đang sống là thời đại thông tin, xã hội rất phát triển, không cần chủ nghĩa anh hùng cá nhân nữa. Vì vậy, các công ty ngày nay rất coi trọng tinh thần hợp tác tập thể, vị lãnh đạo nào cũng hi vọng cấp dưới của họ thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác vui vẻ.

Đồng nghiệp của Mơ là Huệ đã đưa ra một kế hoạch phát triển rất hay trong hội nghị của công ty. Mơ rất ngưỡng mộ nhưng trong lòng cũng không tránh khỏi có chút đố kị. Tuy nhiên, cô đã ngay lập tức thay đổi suy nghĩ, cho rằng thay vì ghen tị, chi bằng hãy nhân cơ hội này thể hiện mình. Nhân lúc cấp trên đang khen ngợi Huệ, cô không bỏ lỡ thời cơ, bèn nói thêm một câu: “Ý kiến của Huệ rất hay”.

Câu nói ấy đã khiến cấp trên cảm thấy Mơ là người đáng tin, do đó đã để cô và Huệ cùng phụ trách thực hiện kế hoạch ấy. Trong xã hội này, ai cũng muốn là người nổi trội, một cấp dưới không đố kị với đồng nghiệp sẽ khiến cấp trên cảm thấy người đó rất tốt bụng, có tinh thần đoàn kết tập thể và sẽ nhìn người đó với ánh mắt coi trọng.

Nhẹ nhàng khi thông báo tin xấu

Trong công việc, khi phát hiện công ty xảy ra vấn đề, nếu bạn lập tức đến phòng làm việc của cấp trên và thông báo tin xấu, cho dù việc này không có liên quan trực tiếp đến bạn thì cũng sẽ khiến cấp trên cảm thấy bạn đang làm quá lên và nghi ngờ năng lực giải quyết vấn đề của bạn, nếu làm không tốt còn có thể bị trách mắng, phê bình.

Khi gặp tình huống này, bạn có thể dùng giọng bình tĩnh, nhẹ nhàng nói: “Giám đốc, có vẻ chúng ta gặp khó khăn…”. Tuyệt đối không nên tỏ ra hoang mang, không sử dụng các từ như “vấn đề”, “rắc rối”. Hãy khiến cấp trên cảm thấy sự việc không phải đã hết cách giải quyết, hơn nữa cách dùng từ “chúng ta” mang lại cảm giác như khẳng định bạn sẽ ủng hộ và hỗ trợ cấp trên giải quyết vấn đề.

Thuyết phục đồng nghiệp giúp đỡ

Trong công việc, cho dù học vấn của bạn cao đến đâu hay thành tích của bạn tốt thế nào thì cũng không thể không cần đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Thời đại hiện nay coi trọng tinh thần hợp tác tập thể, có một số việc mà chỉ mình cá nhân bạn không thể hoàn thành được, chúng ta thường gặp nhiều vấn đề và cần sự giúp đỡ của người khác, do đó khi tìm kiếm sự giúp đỡ, nhất định phải biết cách nói khéo léo mới có thể khiến người khác vui vẻ giúp bạn.

Vương nhận được một nhiệm vụ từ cấp trên, nhưng anh không thể hoàn thành một mình mà cần sự giúp đỡ của người khác. Vì thế anh muốn nhờ Lâm giúp, bởi Lâm là

một cao thủ trong lĩnh vực này, nhưng phải làm sao để mở lời?

(Cách thứ nhất) Vương nói với Lâm: “Lâm ơi, tôi phải làm một việc, nhưng không thể thực hiện một mình, hãy giúp tôi nhé!” Lâm tỏ ra khó xử và nói: “Thời gian này tôi đang rất bận, anh xem người khác có rỗi không, thử hỏi anh Chương xem sao”.

(Cách thứ hai) Vương nói: “Anh Lâm, anh rất giỏi trong lĩnh vực này, công việc này cần sự giúp đỡ của anh, tôi không thể hoàn thành nó một mình”. Lâm thấy thái độ chân thành của Vương nên đã đồng ý giúp đồng nghiệp hoàn thành công việc.

Các cách nói khác nhau mang về những kết quả hoàn toàn không giống nhau, vì thế khi nhờ người khác giúp đỡ, nhất định phải chú ý thái độ và ngôn ngữ, đồng thời, sau khi người khác giúp đỡ xong, tuyện đối không được quên cảm ơn họ, nếu không cảm ơn sẽ khiến người đó cảm thấy bạn đã qua cầu rút ván và lần sau không muốn giúp đỡ bạn nữa.

Khéo léo nhận sai

Trong công việc, những người trẻ tuổi mới đi làm, dù ít dù nhiều cũng sẽ mắc lỗi sai, mắc lỗi đương nhiên phải nhận lỗi, nhưng phải chú ý cách nhận lỗi, bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ của cấp trên về bạn.

Phải dũng cảm thừa nhận lỗi sai của mình, điều này rất quan trọng. Bởi việc trốn tránh chỉ khiến bạn trở thành một người vô trách nhiệm, không có khả năng và không đáng được trọng dụng. Tuy nhiên, nhận lỗi không có nghĩa bạn phải xin lỗi tất cả mọi người. Hãy học cách bình thản thừa nhận lỗi sai và hướng sự chú ý của mọi người xung quanh sang vấn đề khác.

Giảm bớt khối lượng công việc

Do sự cạnh tranh trong xã hội ngày càng khốc liệt nên mỗi người đều phải chịu áp lực công việc rất lớn, có lúc chúng ta không thể không đảm nhận khối lượng công việc khổng lồ, nhưng năng lực và thể lực có hạn, bạn cần phải nêu ý kiến với lãnh đạo, đề nghị giảm bớt khối lượng công việc. Làm thế nào để nói với lãnh đạo giảm bớt lượng việc mà không khiến lãnh đạo cảm thấy bạn đang thoái thác trách nhiệm?

Đầu tiên, khi lãnh đạo giao cho bạn một nhiệm vụ mới trong khi bạn vẫn chưa hoàn thành việc đang làm dở, bạn phải nhấn mạnh bạn hiểu tầm quan trọng của nhiệm vụ này, sau đó xin chỉ thị của cấp trên, đề ra trật tự ưu tiên cho công việc, hãy khéo léo để lãnh đạo biết tầm quan trọng của việc bạn đang làm. Một số việc có thể gác lại giải quyết sau hoặc giao cho người khác.

Bạn có thể nói như sau: “Tôi hiểu những việc này rất quan trọng, chúng ta có thể xem xét và ưu tiên cho những việc quan trọng nhất.”

Nghệ thuật nói chuyện trực tiếp ở chốn công sở nhiều phức tạp

Tại nơi làm việc, mọi người khó tránh khỏi xảy ra va chạm với đồng nghiệp và cấp trên, từ đó hình thành mâu thuẫn và hiểu nhầm về một số vấn đề. Nếu mọi chuyện không được giải quyết thỏa đáng thì tâm trạng của bạn sẽ bị ảnh hưởng và dễ khiến các mối quan hệ công sở trở nên tồi tệ.

Vậy phải làm thế nào để giải quyết xung đột và có mối quan hệ tốt với mọi người? Điều này yêu cầu chúng ta phải nắm vững nghệ thuật giao tiếp.

Nhẹ nhàng xóa bỏ hiểu nhầm

Trong công việc, chúng ta khó tránh khỏi việc bị người khác hiểu nhầm. Khi bạn bị chỉ trích hoặc bị hiểu nhầm ở nơi làm việc, bạn thường cảm thấy chán nản, bực bội, thậm chí còn thấy áp lực rất lớn, không biết phải đối diện thế nào. Điều này không có lợi cho công việc và cho chính bản thân bạn, chúng ta có thể giải quyết, xóa bỏ hiểu nhầm bằng nghệ thuật ngôn ngữ.

Vĩ là nhân viên của một công ty liên doanh, một lần, vì việc công nên anh đã bỏ lỡ một hội nghị quan trọng của công ty, kết quả là bị lãnh đạo hiểu nhầm. Nhưng trước mặt đông người, anh không thể tranh luận bởi điều đó sẽ khiến lãnh đạo bối rối. Vào bữa trưa, đồng nghiệp rủ anh ra ngoài giải tỏa tâm lí, lúc này, anh bỗng nhìn thấy lãnh đạo đang đi về phía mình,

Vĩ đã cố ý nói về tác phẩm đã từng được đọc – “Câu chuyện Trần Y Linh”, anh nói, nữ nhân vật chính vì giúp đỡ người khác mà làm hỏng việc của mình, kết quả không được nhận vào trường âm nhạc. Lãnh đạo của Vĩ nghe thấy vậy liền hỏi: “Anh đang nói mình à?” Vĩ nhanh miệng đáp: “Đúng vậy – mượn chuyện người khác để nói về mình”.

Sau đó anh đã giải thích lí do bỏ lỡ hội nghị là do phải kéo dài thời gian đàm phán với khách hàng công ty. Lúc này, lãnh đạo và các đồng nghiệp đã hiểu rõ lí do của Vĩ và không trách nhầm anh nữa.

Tự vệ bằng sự hài hước

Tại nơi làm việc không tồn tại sự cạnh tranh công khai mà thường có những kẻ tiểu nhân đâm sau lưng, sự tồn tại của những người này sẽ gây nhiều sóng gió.

Một khi bạn mắc lỗi, những kẻ tiểu nhân sẽ nhân cơ hội chuyện bé xé ra to, lúc này chúng ta phải bình tĩnh, lựa chọn cách thức hợp lí để nhắc nhở hoặc cảnh cáo những người xấu bụng đó.

Điền là nhân viên thuộc bộ phận quảng cáo của một công ty, một lần, lãnh đạo yêu cầu anh lên phương án kế hoạch quảng cáo, nhưng rất lâu sau không thấy nhắc đến nữa, anh cho rằng lãnh đạo không cần nên không giữ bản báo cáo cẩn thận. Không ngờ đến một ngày, lãnh đạo đột nhiên yêu cầu Điền nộp bản kế hoạch, anh không thể nhớ đã để ở đâu, bèn nói đại là để ở nhà, sau đó tranh thủ thời gian làm bản báo cáo khác ứng phó. Trong công ty có Trường, do đố kị với tài năng của Điền, nên sau khi biết được bí mật này đã lập tức mách với cấp trên, khiến cấp trên phê bình Điền: “Tại sao anh lại giấu chuyện không tìm thấy bản báo cáo?” May mà Điền giữ được bình tĩnh, khéo léo thừa nhận lỗi sai với lãnh đạo. Sau chuyện này, anh biết chính Trường là người đã chơi xấu mình, anh hài hước nói: “Xem ra tốc độ làm báo cáo mới của tôi vẫn không nhanh bằng đôi tai của lãnh đạo”.

“Đôi tai của lãnh đạo” chính là ám chỉ Trường, thực tế cũng ám chỉ anh biết ai là người đã tiết lộ bí mật, đây chính là một lời cảnh báo dành cho đối phương.

Trong công việc, khi chúng ta có xung đột lợi ích hoặc xung đột về các vấn đề khác với đồng nghiệp, hãy cố gắng không tranh cãi để tránh khiến tình hình thêm căng thẳng. Còn khi gặp tình huống có người chơi xấu sau lưng, càng phải chú ý sử dụng kĩ năng ngôn ngữ hài hước để nhắc nhở đối phương, điều này có hiệu quả hơn

việc nói trực tiếp, ít nhất là tránh không để mọi việc thêm căng thẳng, và tránh gây ảnh hưởng không tốt tới các mối quan hệ.

Xin lỗi khi vô ý mạo phạm

Trong công việc, sau khi chúng ta vô ý mạo phạm ai đó, để tháo gỡ mâu thuẫn và dẹp bỏ không khí căng thẳng, không gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ tại nơi làm việc, tốt nhất nên lựa chọn cách chủ động, chân thành nhận lỗi. Nếu không sẽ chỉ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Đại do không chú ý trong lời nói nên đã vô tình mạo phạm đến đồng nghiệp là chị Lê khiến đối phương rất bực tức, vì việc đó mà Đại cũng rất bối rối. Lúc này, anh ý thức được, nếu chỉ thuận miệng xin lỗi bình thường sẽ không thể hiện được thành ý, vì thế, Đại đã chân thành nói: “Xin lỗi chị, là tại tôi đã không chú ý nên nói bừa. Tôi thực sự rất xin lỗi, tôi đảm bảo từ giờ sẽ không xảy ra chuyện tương tự nữa, mong chị giơ cao đánh khẽ, không chấp kẻ tiểu nhân”.

Những lời xin lỗi thật lòng này đã khiến chị Lê bình tĩnh lại và tha thứ cho Đại. Sở dĩ lời xin lỗi của Đại phát huy tác dụng tốt là do anh đã biết cách điều chỉnh ngôn ngữ. Thiết nghĩ, nếu anh chỉ thuận miệng nói một tiếng xin lỗi thông thường, chắc chắc sẽ không mang lại hiệu quả, đối phương sẽ không dễ thông cảm cho anh và quan hệ giữa hai người chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Tự trách để cứu vãn các mối quan hệ

Có câu nói: “Hãy tha thứ cho người xứng đáng”, nếu chúng ta bị tổn hại vì lỗi của đồng nghiệp, chỉ cần điều này không vi phạm nguyên tắc lợi ích, thì cách tốt nhất là giải quyết bằng thái độ “Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ coi như không”.

Trong một lần viết báo cáo thống kê, Vũ đã nghe nhầm số liệu của đồng nghiệp Mây. Mặc dù khi đó cô có chút chột dạ, nhưng do có mâu thuẫn nhỏ với Mây trước đó nên cô đã không hỏi kĩ lại. Khi cấp trên phát hiện ra điều này và hỏi lại, Vũ đã khẳng định đó chính là số liệu do Mây báo cáo, trong khi đó, Mây đương nhiên không nhận mình sai. Sau sự việc, Vũ bình tĩnh lại và suy nghĩ, ý thức được mình đã mang tình cảm cá nhân vào công việc, chẳng trách lãnh đạo đã phê bình cô.

Ngày hôm sau, cô bèn tìm cấp trên và giải thích về nguyên nhân lỗi sai, đồng thời chủ động chịu trách nhiệm. Kết quả không những được cấp trên lượng thứ mà mối quan hệ giữa cô và Mây cũng được cải thiện.

Im lặng thể hiện sự bất mãn

Mặc dù công ty không phải một vùng đất rộng lớn gì cho cam, nhưng chuyện rắc rối thì không ít. Có lúc, bản thân rõ ràng làm việc tốt nhưng lại không được người khác thừa nhận, nhất là khi muốn thể hiện bản thân không được đối xử công bằng, vậy phải làm sao để nói ra điều đó? Sự lựa chọn tốt nhất lúc này là nhẹ nhàng, bình tĩnh chứ không nên làm to chuyện.

Bình là công chức của một cơ quan, để thể hiện mình khi mới đến, anh luôn tới văn phòng sớm hơn 20 phút, làm công việc quét dọn vệ sinh, trong khi hai người khác cũng là người mới thì lại không làm như vậy. Thời gian trôi qua, mọi người đã quen với điều này và coi đó là chuyện thường, thậm chí còn cố ý dùng những lời nói không tốt đẹp, cho rằng Bình muốn thể hiện mình, muốn lấy lòng lãnh đạo. Cứ như vậy, dần dần Bình cảm thấy không công bằng. Vậy anh phải làm sao để thể hiện sự bất mãn? Vài ngày sau đó, Bình cố ý không đến sớm nữa, đúng 8 rưỡi anh mới tới cơ

quan, lúc đầu mọi người cũng không để ý. Sau ba ngày, tất cả mới nhận ra phòng làm việc rất bẩn, đến ngày thứ 5, cuối cùng cũng có người đề nghị phân lịch trực nhật.

Rõ ràng, sự im lặng của Bình đã có tác dụng, anh không cần phải nói gì nhưng vẫn tự giải thoát cho mình, cũng không làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ trong cơ quan.

Tóm lại, để tồn tại trong môi trường phức tạp của chốn công sở nhiều thị phi, muốn không bị thất bại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, chúng ta phải nắm vững các kĩ năng ứng xử. Những kĩ năng này yêu cầu mỗi người phải không ngừng tích lũy để nâng cao bản thân.

Chốn công sở nhiều thị phi, biết cách ăn nói rất quan trọng

Các mối quan hệ nơi công sở thường rất phức tạp, chỉ cần bạn không để ý thì sẽ lập tức bị cuốn vào vòng xoáy phức tạp đó. Việc biết cách ăn nói hay không sẽ quyết định bạn có được hoan nghênh ở chốn công sở không, do đó, khi nói chuyện ở nơi làm việc, nhất định phải thận trọng, cẩn thận, có như vậy mới không gặp thất bại.

   Nguyên tắc nói chuyện để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp chốn công sở

Giữa các đồng nghiệp trong công ty, ngày nào cũng xảy ra những chuyện phức tạp không thế này thì thế khác. Cho dù đóng vai chính trong những câu chuyện đó hay chỉ là người quan sát, bạn vẫn phải cùng sống với những đồng nghiệp đó, vì vậy, phải nắm vững và tuân thủ một số nguyên tắc khi trò chuyện với đồng nghiệp, tạo hình tượng đẹp và luôn được đồng nghiệp yêu quý là điều rất quan trọng.

Khi tiếp xúc với các đồng nghiệp bởi cần phải giữ chừng mực. Xã hội hiện đại là xã hội thông tin, con người phải giao tiếp với nhau mới có thể tồn tại. Những người không thích nói chuyện sẽ bị mọi người coi là lập dị, khác người. Theo thời gian, những người này sẽ bị cô lập và khó phát triển sự nghiệp. Còn những người nói nhiều lại dễ gây phản cảm cho người khác, khiến người khác hiểu nhầm, cho rằng bạn là người hời hợt, không đáng tin. Do đó, nói chuyện phải hợp lí, không nhiều không ít mới có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hữu hảo với đồng nghiệp. Đồng thời, bạn cũng phải nắm vững các nguyên tắc giao tiếp chốn công sở.

Khoan dung với mọi người

Tại nơi làm việc, chúng ta thường gặp những chuyện không vui, đặc biệt là những người trẻ tuổi, khi gặp chuyện gây bực tức hoặc có mâu thuẫn, thường không biết cách nhẫn nhịn để cuối cùng đẩy mâu thuẫn lên cao.

Có câu nói: “Nhịn một giờ, sóng yên gió lặng; lui một bước, biển rộng trời cao”. Khi đồng nghiệp làm ảnh hưởng đến bạn, hoặc giữa các bạn xảy ra mâu thuẫn, tốt nhất nên khoan dung. Ai cũng có lúc làm sai, hãy khoan dung để cả hai bên cùng có “biển rộng trời cao”.

Nhẫn nhịn không có nghĩa là bạn yếu đuối, mà điều đó thể hiện sự độ lượng. Vậy làm thế nào để có được tâm thái như vậy? Có rất nhiều cách, ví dụ, khi gặp những chuyện không vui, hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp trước đây. Khi bạn bi quan hoặc nảy sinh tư tưởng tiêu cực, hãy lập tức cố gắng nghĩ tới những chuyện tích cực.

Thọ và Tùng là đồng nghiệp cùng làm trong một công ty xây dựng, cũng là đôi bạn rất thân. Họ thường cùng xem bóng đá, uống bia, trò chuyện. Một lần, cả hai cùng hợp

tác để hoàn thành một công trình. Sau khi công việc kết thúc thuận lợi, Thọ nhận nhiệm vụ mới phải đi công tác nên để lại việc tổng kết và báo cáo cho Tùng. Thật không may, bố của Tùng bị ốm, do bận chăm sóc bố nên Tùng không để ý và đã báo cáo sai một phần việc quan trọng do Thọ phụ trách. Sau khi đưa bản tổng kết cho cấp trên, lãnh đạo lập tức nhìn ngay ra lỗi sai nên tìm hỏi Tùng. Tùng sợ phải chịu trách nhiệm nên đổ lỗi cho Thọ. Do công trình quan trọng nên cấp trên lập tức gọi Thọ về và phê bình anh, yêu cầu anh phải sửa lỗi sai. Thọ bị cấp trên trách oan, hỏi kĩ lại thì mới hiểu ra mọi chuyện nên lập tức tìm cấp trên để giải thích và xóa bỏ được hiểu nhầm.

Tùng sai nên đã làm lỡ công việc của Thọ, mà mối quan hệ giữa hai người lại vốn rất thân thiết, bởi vậy sau chuyện này, Tùng rất áy náy, anh tìm Thọ để xin lỗi. Thọ cũng hiểu nên đã chủ động nói với Tùng: “Chuyện gì đã qua thì hãy cho qua, đừng để

ý nữa, hai chúng ta vẫn cùng xem bóng đá và hợp tác với nhau”. Tùng rất xúc động, từ đó mối quan hệ giữa hai người càng trở nên thân thiết hơn.

Nếu sau khi biết sự thật, Thọ trách móc Tùng thì giữa hai người chắc chắn sẽ nảy sinh mâu thuẫn và không thể thân thiết như trước nữa.

Công tư phân minh

Tại chốn công sở, những người trẻ tuổi thường không phân biệt công tư với những đồng nghiệp thân thiết. Thực tế, cho dù quan hệ cá nhân giữa bạn và đồng nghiệp có tốt đến đâu, bạn cũng tuyệt đối không thể vì tình cảm mà lẫn lộn chuyện công với chuyện tư, điều này có thể khiến bạn rơi vào tình trạng rắc rối, nếu làm không tốt còn có thể gây hiểu nhầm. Vì thế, bạn nhất định phải giữ nguyên tắc công tư phân minh.

Vân có mối quan hệ cá nhân rất tốt với quản lí Linh ở bộ phận quảng cáo của công ty, hai người thường cùng đi dạo phố hoặc đến nhà nhau chơi vào ngày nghỉ. Một ngày, khi đang ở công ty, Linh đến tìm Vân. Vân rất bất ngờ, cười và nói: “Chúng ta không cùng bộ phận, đang giờ làm việc mà cậu đến tìm mình thế này, cẩn thận lãnh đạo trông thấy.” Linh trả lời: “Bộ phận của tớ có một kế hoạch quảng cáo, hi vọng có thể hợp tác với một công ty. Nhưng tớ không quen ai ở công ty đó, không thể gặp lãnh đạo của họ. Tớ biết, cậu có quen với một Giám đốc ở công ty này, do đó muốn nhờ cậu giới thiệu, giúp tớ nói vài câu, sau khi thành công, tớ sẽ không quên cậu”.

Vân nghe vậy, cảm thấy rất khó xử, muốn từ chối nhưng lại sợ Linh không vui. Nhưng cô cũng không muốn lẫn lộn chuyện công tư. Chính vì thế cô nói với Linh: “Thực ra chuyện này không khó, tớ cũng nghe nói kế hoạch quảng cáo của các cậu rất tốt. Người tớ quen thời gian này đang nghỉ phép, nếu chờ cô ấy về sợ rằng kế hoạch của các cậu sẽ bị bỏ lỡ”. Linh nghe vậy đã hiểu ra vấn đề, Vân nói thêm: “Tớ nghe người bạn đó nói lãnh đạo công ty này cũng rất ổn, cậu có thể trực tiếp gặp ông ta.”

Thực ra người bạn của Vân không hề nghỉ phép, chỉ là cô không muốn giới thiệu. Vân và Linh thuộc cùng một bộ phận, can thiệp vào việc của bộ phận khác, cô sợ cấp trên sẽ không vui. Hơn nữa nếu việc giới thiệu không thành công, sợ rằng sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ tốt đẹp giữa hai người.

Khi gặp tình huống mang quan hệ cá nhân vào công việc, bạn nhất định phải tuân thủ nguyên tắc công tư phân minh, như vậy sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ với mọi người.

Không tranh cãi

Phao tin đồn là chuyện rất hay gặp ở chốn công sở, đó là nơi luôn có một số người

thích ngồi lê đôi mách.

Khi bạn phát hiện một đồng nghiệp thân thiết đi khắp nơi đặt điều nói xấu bạn, bạn sẽ thấy rằng sự thân mật hằng ngày của đối phương hoàn toàn là giả tạo. Là người trẻ tuổi, có lẽ bạn rất muốn vạch bộ mặt thật của người đó. Thế nhưng, cần phải nhắc nhở những người trẻ tuổi tuyệt đối không nên làm vậy, bởi vì mọi người có quan hệ đồng nghiệp, nếu bạn định tuyệt giao, người chịu thiệt cuối cùng chắc chắn sẽ là bạn. Nếu bạn làm to chuyện, người khác sẽ cho rằng vấn đề xuất phát từ bạn, người nói xấu bạn cũng sẽ được dịp làm tổn thương bạn, cách làm này là không nên. Hơn nữa các bạn còn phải làm việc cùng nhau, nếu mỗi ngày đều nhìn nhau lạnh nhạt thì sẽ ảnh hưởng tới công việc, đồng thời cũng gây ảnh hưởng tới công việc của các đồng nghiệp khác, khi đó mọi người sẽ quay sang chỉ trích bạn. Ngoài ra, cấp trên chắc chắn không thích chuyện cấp dưới làm ảnh hưởng công việc chỉ vì mối quan hệ cá nhân không tốt đẹp.

Chính vì thế, khi gặp chuyện như vậy thì phải bình tĩnh đối diện, tuyệt đối không nên tranh cãi, ví dụ: “Tại sao chị lại nói xấu tôi?”, “Chị thật tiểu nhân”, như vậy sẽ không có lợi cho ai cả. Đối với những chuyện như thế này, chỉ cần lẳng lặng tránh xa người đó là được. “Đường xa biết sức ngựa, lâu dài biết lòng người”, theo thời gian, ai đúng ai sai những người khác sẽ tự biết.

Cách khiến đồng nghiệp thích tranh công phải lùi bước

Xã hội ngày nay cạnh tranh rất khốc liệt, tại nơi làm việc, lúc nào chúng ta cũng nghĩ phải làm sao để làm tốt công việc, giành được thành tích để được thăng tiến và tăng thu nhập.

Đa số chúng ta đều cố gắng cống hiến với hi vọng thành tích của mình được công nhận. Tuy nhiên, quan hệ con người nơi công sở rất phức tạp, có một số người lợi dụng sự tin tưởng của người khác để lên kế hoạch cướp thành quả lao động của người khác, những người như vậy được gọi là “người tranh công”.

Khi gặp người như vậy, tốt nhất không nên tranh cãi trực tiếp, nếu bạn và đối phương tranh cãi, điều này chỉ khiến cấp trên của bạn cảm thấy bạn là người tính toán, nhỏ mọn, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt đến bạn. Lúc này, bạn phải khéo léo sử dụng kĩ năng ngôn ngữ để đối phương lộ bộ mặt thật của mình, để cấp trên của bạn có thể nhìn ra sự thật.

Nhân vật Hoa trong câu chuyện sau đây đã làm rất tốt điều này.

Một ngày, một thanh niên trẻ vừa tốt nghiệp tới nhận việc tại phòng biên tập của tờ báo nọ. Sau khi tổng biên tập giới thiệu, mọi người biết cậu thanh niên là phóng viên Vương Nhuệ mà công ty mới tuyển vào. Theo quy định, phóng viên mới phải thực tập

ở phòng biên tập nửa tháng rồi mới được ra ngoài lấy tin. Hoa – Phụ trách phòng biên tập được giao nhiệm vụ chỉ dẫn người mới.

Sau vài ngày tiếp xúc, bằng trực giác, Hoa phát hiện Vương Nhuệ không phải là một người mới tốt nghiệp còn lơ ngơ, mà cậu có rất nhiều dự tính.

Quả nhiên, hai tuần sau khi thực tập ở phòng biên tập, tổng biên tập tìm Hoa, vui vẻ nói với cô: “Xem ra cậu Vương Nhuệ mới đến rất được, đương nhiên cũng nhờ

công đào tạo của cô. Mấy ngày qua, cậu ấy đã nộp cho tôi đề cương phỏng vấn và những đề tài rất hay. Cứ thế này, có thể để cậu ấy bắt tay vào công việc trước thời hạn,

ý cô thế nào?” Hoa nghe lời tổng biên tập nói thì cảm thấy có gì đó không ổn, bởi vì suốt những ngày qua, Vương Nhuệ hầu như luôn ở bên cạnh cô, cô chưa thấy cậu ta gọi điện liên hệ công việc gì cả, Vương Nhuệ cũng chưa bao giờ thảo luận về đề cương phỏng vấn với cô.

Sau hồi suy nghĩ, Hoa dường như đã hiểu chuyện, cô vờ như không có gì và nói với tổng biên tập: “Đó là nhờ khả năng chọn người của tổng biên tập. Thế nhưng, cậu ấy vẫn chưa đưa đề cương kế hoạch nào cho tôi, ông có thể cho tôi xem qua phương án của cậu ấy để tham khảo không?”

Tổng biên tập đưa đề cương của Vương Nhuệ cho Hoa xem, đúng như những gì cô phán đoán. Thì ra phương án và đề tài Vương Nhuệ nộp cho tổng biên tập đều là nội dung các cuộc điện thoại liên hệ công việc của Hoa. Vương Nhuệ đã ghi lại và coi đó là thành quả của mình rồi nộp cho tổng biên tập.

Nhưng Hoa biết, Vương Nhuệ là người do đích thân tổng biên tập phỏng vấn và tuyển dụng, không nên nói thẳng với tổng biên tập về hành động của Vương Nhuệ. Hoa vừa xem bản báo cáo của Vương Nhuệ, vừa suy nghĩ tìm đối sách. Cuối cùng, cô nói với tổng biên tập: “Nếu tổng biên tập đã xin ý kiến của tôi, tôi cũng không khách sáo, tôi muốn để Vương Nhuệ ở bên cạnh mình một thời gian nữa, đợt này tin tức cũng nhiều, một mình tôi không sắp xếp nổi công việc, hãy để cậu ấy giúp tôi, sẽ không mất nhiều thời gian.”

Nghe Hoa nói có lí, tổng biên tập liền đồng ý với yêu cầu của cô.

Sáng ngày hôm sau, Hoa cố ý giả vờ gọi điện thoại cho cấp dưới để nói về đề tài phỏng vấn, cô đã cố tình để lộ hai đề tài không hay cho Vương Nhuệ biết. Đến buổi chiều, khi cảm thấy Vương Nhuệ đã giao đề tài đó cho tổng biên tập, cô bèn lấy lí do không rõ phương hướng phỏng vấn để tìm gặp tổng biên tập: “Thưa tổng biên tập, sáng nay hai phóng viên gọi điện về báo đề tài phỏng vấn, tôi chưa rõ hướng phỏng vấn nên muốn xin ý kiến tổng biên tập, suy nghĩ lúc đầu của tôi là thế này… bây giờ tôi thấy nó không hợp lí nên muốn nhờ tổng biên tập cho ý kiến chỉ đạo.”

Tổng biên tập ngạc nhiên hỏi: “Sao lại có thể như thế?”

Hoa: “Có chuyện gì ạ?”

Tổng biên tập: “Không sao, cô nói tiếp đi”.

Sau vài lần như vậy, cuối cùng tổng biên tập cũng nhìn ra sự thật về Vương Nhuệ và tìm lí do để không nhận cậu nữa.

Trong ví dụ này, Hoa rất thông minh, trước việc Vương Nhuệ lấy thành quả của người khác làm thành quả của mình, cô đã không nói trực tiếp với cấp trên, cũng không trách mắng hay chỉ trích Vương Nhuệ, mà cô đã sử dụng cách vô hình để chứng minh sự thật.

Nếu Hoa trực tiếp chất vấn hoặc nói thẳng sự thật với tổng biên tập, có thể sẽ gây ra xung đột hoặc tranh chấp, thậm chí còn khiến cấp trên không hài lòng.

Những chủ đề không nên nói ở chốn công sở

Tại nơi làm việc, mọi người đều có tâm lí cạnh tranh, do đó khi trò chuyện, nhất định phải chú ý, không nói hết tất cả mọi chuyện, cũng không nói bừa. Có câu nói: “Sự tò mò sẽ hại chết bạn”. Để tránh gây rắc rối cho mình thì nhất định phải biết những gì không nên nói ở chốn công sở.

Vấn đề tiền lương

Dò hỏi về mức lương của người khác là điều đại kị trong mỗi công ty, bởi vì mức lương của mỗi người là không giống nhau. “Cùng việc nhưng không cùng mức lương” là chế độ mà rất nhiều ông chủ thường dùng. Nhưng cách này cũng là một con dao hai lưỡi, nếu sử dụng không hợp lí sẽ rất dễ gây mâu thuẫn giữa các thành viên công ty và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của ông chủ, đương nhiên đây là điều mà người lãnh đạo không hề mong muốn, do đó lãnh đạo luôn giữ tâm lí đề phòng với những người hay dò hỏi về mức lương của người khác.

Có người khi muốn dò hỏi về mức lương của người khác thường tự cố ý để lộ mức lương của mình trước, ví dụ “Lương tháng này của tôi là…, tiền thưởng là… Còn chị?” Nếu lương của người đó cao hơn bạn, người đó sẽ giả vờ đồng tình và đắc ý trong lòng. Còn nếu thu nhập của người đó không nhiều bằng bạn, trong lòng họ chắc chắn không vui, bề ngoài có thể tỏ ra vui vẻ, nhưng thực chất lại cảm thấy không công bằng, lúc này bạn nên cẩn thận.

Đầu tiên, bản thân bạn không nên tò mò về tiền lương của đồng nghiệp, còn nếu bạn gặp những đồng nghiệp như vậy, tốt nhất nên chuẩn bị đối phó. Khi cảm thấy người đó đang hướng câu chuyện sang chủ đề tiền lương, bạn nên sớm dập tắt ý định của họ bằng quy định của công ty. Nếu người đó đã đề cập đến vấn đề tiền lương, hãy trả lời bằng ngôn ngữ hài hước: “Xin lỗi, tôi không thể phát biểu gì về vấn đề này”. Như vậy lần sau người đó sẽ không dám hỏi bạn về đề tài tiền lương nữa.

Mơ ước

Không nên nói về ước mơ của bạn ở chốn công sở. Bạn đang đi làm, hãy cứ chuyên tâm làm việc, hãy tâm sự về ước mơ trong không gian riêng tư với người thân và bạn bè. Ở công ty, không nên lúc nào cũng nói “Tôi muốn làm ông chủ, tôi muốn có sự nghiệp riêng”, nói như vậy bạn sẽ dễ bị cấp trên coi là kẻ địch và đồng nghiệp coi là lập dị.

Nếu bạn nói ở nơi làm việc: “Ở công ty, trình độ của tôi ít nhất phải làm phó tổng” hoặc “35 tuổi, tôi nhất định có được chức Giám đốc bộ phận”… rất có thể bạn đã tự đặt mình vào vị trí đối lập với đồng nghiệp, bởi lẽ khi bạn nói về mục tiêu của mình ở nơi làm việc, điều đó đồng nghĩa với việc bạn công khai khiêu chiến với các đồng nghiệp khác trong công ty.

Mỗi người đều cần học cách nhún nhường một chút, đó là cách tốt nhất để tự bảo vệ mình. Giá trị của bạn thể hiện ở chỗ bạn làm được bao nhiêu việc. Mặc dù xã hội hiện tại yêu cầu bạn phải thể hiện mình, nhưng phải biết thể hiện đúng lúc, khi không nên thể hiện thì phải biết nhún nhường. Tất cả những người thành đạt đều là những người biết nhún mình đúng lúc.

Cuộc sống riêng tư

Cho dù đang yêu hoặc đang thất tình, bạn đều phải che giấu cảm xúc của mình,

tuyệt đối không mang tâm trạng đến nơi làm việc, càng không được mang câu chuyện riêng của bạn vào phòng làm việc.

Mặc dù đề tài của bạn rất dễ thu hút mọi người, nhưng đó chỉ là sự vui buồn nhất thời. Khi bạn nói về chuyện riêng của mình, phải biết việc nói ra giống như đã thẳng tay hất bát nước đi, bạn sẽ không thể lấy lại được nữa. Sau này nếu gặp phải mâu thuẫn gì, chuyện riêng của bạn rất có thể sẽ bị người khác mang ra công kích.

Những chủ đề tán gẫu ở nơi làm việc có thể là về thời tiết, hoặc những chuyện vô hại, hãy bảo vệ và không nói về chuyện riêng tư của mình, cũng không nghe chuyện riêng của người khác, càng không nên bàn luận chuyện có gắn bó lâu dài với công ty không. Bạn nghĩ rằng người khác sẽ không để ý đến những câu chuyện của bạn, nhưng cuối cùng, rất có thể bạn sẽ tự châm lửa đốt mình, khi lửa đã bén thì việc bỏ chạy sẽ trở nên bị động.

Nhất định phải ghi nhớ nguyên tắc: Ngồi yên nghĩ về chuyện của mình, không bàn luận chuyện của người khác.

Bí mật của người khác

Chúng ta đều rất ghét việc bị người khác khám phá ra bí mật của bản thân,cuộc sống ngày càng phát sinh nhiều mâu thuẫn do tò mò và tiết lộ bí mật của người khác. Do đó, những người thích tò mò tìm hiểu bí mật của người khác rất dễ khiến mọi người chán ghét.

Mọi người đều biết, theo phép lịch sự của người phương Tây thì “hỏi tuổi phụ nữ” bị xem là một trong những hành động bất lịch sự, do đó người phương Tây có thể vô tư khen ngợi một cô gái, nhưng không bao giờ hỏi tuổi của đối phương, đây là “bí mật không thể tiết lộ”.

Nếu trong công việc, bạn định nêu vấn đề gì đó với đồng nghiệp, tốt nhất nên suy nghĩ trước xem vấn đề đó có liên quan tới bí mật cá nhân của đối phương hay không, nếu có thì hãy cố gắng tránh nói đến, như vậy đối phương không những vui vẻ tiếp nhận bạn mà còn thoải mái trò chuyện và có ấn tượng tốt về bạn. Đây chính là nền tảng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa các đồng nghiệp.

Khi tiếp xúc với đồng nghiệp, nên tránh nói đến những vấn đề sau:

– Tuổi của phụ nữ

– Tình hình công việc và thu nhập cá nhân

– Việc gia đình và tài khoản tiết kiệm

– Tình cảm vợ chồng

– Tình hình sức khỏe

– Cuộc sống riêng

– Những kế hoạch công việc không công khai

– Những bí mật riêng không muốn người khác biết

Không nên khoe khoang

Trong giao tiếp xã hội và trong công việc, chúng ta nên thẳng thắn, thật thà với mọi người, nhưng không thể thành thật một cách vô nguyên tắc mà phải tùy người, tùy việc. Điều gì nên và không nên nói đều cần phải giữ chừng mực. Cho dù bạn mới mua một chiếc xe hay tranh thủ kì nghỉ đi du lịch châu Âu thì cũng không cần thiết phải khoe những chuyện đó tại nơi làm việc. Có một số niềm vui, càng chia sẻ ít càng tốt. Cảm giác bị người khác đố kị không hề dễ chịu, bởi bạn sẽ không biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Tốt nhất chuyện gì không nên nói thì không nói.

Góp ý với lỗi sai của đồng nghiệp

Trong quá trình làm việc và giao tiếp với đồng nghiệp, khó tránh khỏi xảy ra mâu thuẫn và những chuyện không vui. Vì vậy phải đặc biệt chú ý phương thức giao tiếp và kĩ năng ngôn ngữ.

Hoài đã đi làm nhiều năm, đã trải qua nhiều chuyện và tiếp xúc với đủ loại người, lẽ ra cô phải là một người giàu kinh nghiệm, khéo léo trong giao tiếp chốn công sở, nhưng cô lại là người ruột để ngoài da, không giữ được chuyện gì trong lòng, có gì nói nấy nên rất dễ làm phật lòng người khác. Có đồng nghiệp rót trà bị đổ vào tài liệu, cô lập tức mắng người đó không nên làm thế. Có người hút thuốc trong phòng làm việc, cô liền đuổi người đó ra ngoài. Có người thích nói chuyện điện thoại lâu, cô liền nói với người đó không nên lãng phí tiền của công ty… Hoài làm vậy là có ý tốt, nhưng một lần cô nhắc nhở đồng nghiệp thì Giám đốc nhìn thấy và người đồng nghiệp của cô đã bị phạt.

Kết quả, Hoài đã làm phật lòng không ít đồng nghiệp, mọi người đều không thích cô, thậm chí đi dã ngoại cùng nhau cũng không rủ cô đi cùng. Một lần, Hoài đã phản ánh chuyện này với Giám đốc, thật không ngờ Giám đốc lại không ủng hộ, khiến cô càng trở nên rơi vào thế bị cô lập. Hoài nghĩ mãi mà không hiểu, rõ ràng cô nói sự thật, vậy tại sao kết quả lại như vậy? Lẽ nào làm người phải phớt lờ lỗi sai của người khác?

Những trường hợp giống như Hoài không phải là hiếm gặp trong các công ty. Cuộc sống hằng ngày của con người không thể tách rời hoạt động giao tiếp, nếu không xây dựng được mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp thì việc ngày nào cũng phải gặp mặt nhau thực sự rất khó chịu.

Từ câu chuyện trên có thể thấy, đối với một số khuyết điểm của đồng nghiệp, việc nói thật không sai, thẳng thắn là đức tính tốt đẹp được nhiều người ủng hộ. Nhưng vấn đề ở chỗ, việc nói thật cũng cần cân nhắc về thời gian, địa điểm, đối tượng và khả năng tiếp thu của đồng nghiệp. Vì thế, có khi nói thẳng, nói thật sẽ gây ra những hậu quả không tốt, không những không như mong đợi, mà còn khiến mọi việc trở nên cực đoan, mang lại rắc rối không đáng có cho bản thân. Vậy, làm thế nào để tránh xảy ra tình trạng này?

Khi chúng ta gặp một đồng nghiệp liên tục mắc lỗi sai, khi góp ý với người đó, nhất định phải khéo léo và để ý tới cảm nhận của đối phương, như vậy người đó mới dễ tiếp thu và cũng không gây ra những rắc rối không cần thiết. Chúng ta cũng có thể tìm một cơ hội hợp lí, ví dụ như khi mọi người cùng ăn cơm hoặc trò chuyện, hãy nhẹ nhàng nói ra suy nghĩ của mình, trao đổi ý kiến, có lẽ làm vậy sẽ khiến đối phương hiểu ra. Hoặc cũng có thể dùng cách hài hước thể hiện suy nghĩ của mình, chắc chắn vấn đề sẽ được giải quyết một cách nhẹ nhàng.

Khéo léo nói về những vấn đề thường gặp tại chốn công sở

Tại nơi làm việc, ngoài việc phải đặc biệt chú ý những điều vừa nêu ở trên, chúng ta cũng phải học và chú ý cách ứng xử đối với những đề tài mang tính đột xuất khi nói chuyện với lãnh đạo. Nếu bạn không chú ý mà nói sai sẽ tạo ra ảnh hưởng không tốt, thậm chí còn để lại ấn tượng xấu với lãnh đạo. Mặc dù những đề tài này đều có liên quan đến công việc, nhưng làm thế nào để diễn đạt nó cho tốt cũng cần kĩ năng. Chỉ có nắm chắc kĩ năng, bạn mới có thể thể hiện mình tốt trước mặt lãnh đạo.

Lời nói thể hiện tinh thần tập thể

Thời đại chúng ta đang sống là thời đại thông tin, xã hội rất phát triển, không cần chủ nghĩa anh hùng cá nhân nữa. Vì vậy, các công ty ngày nay rất coi trọng tinh thần hợp tác tập thể, vị lãnh đạo nào cũng hi vọng cấp dưới của họ thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác vui vẻ.

Đồng nghiệp của Mơ là Huệ đã đưa ra một kế hoạch phát triển rất hay trong hội nghị của công ty. Mơ rất ngưỡng mộ nhưng trong lòng cũng không tránh khỏi có chút đố kị. Tuy nhiên, cô đã ngay lập tức thay đổi suy nghĩ, cho rằng thay vì ghen tị, chi bằng hãy nhân cơ hội này thể hiện mình. Nhân lúc cấp trên đang khen ngợi Huệ, cô không bỏ lỡ thời cơ, bèn nói thêm một câu: “Ý kiến của Huệ rất hay”.

Câu nói ấy đã khiến cấp trên cảm thấy Mơ là người đáng tin, do đó đã để cô và Huệ cùng phụ trách thực hiện kế hoạch ấy. Trong xã hội này, ai cũng muốn là người nổi trội, một cấp dưới không đố kị với đồng nghiệp sẽ khiến cấp trên cảm thấy người đó rất tốt bụng, có tinh thần đoàn kết tập thể và sẽ nhìn người đó với ánh mắt coi trọng.

Nhẹ nhàng khi thông báo tin xấu

Trong công việc, khi phát hiện công ty xảy ra vấn đề, nếu bạn lập tức đến phòng làm việc của cấp trên và thông báo tin xấu, cho dù việc này không có liên quan trực tiếp đến bạn thì cũng sẽ khiến cấp trên cảm thấy bạn đang làm quá lên và nghi ngờ năng lực giải quyết vấn đề của bạn, nếu làm không tốt còn có thể bị trách mắng, phê bình.

Khi gặp tình huống này, bạn có thể dùng giọng bình tĩnh, nhẹ nhàng nói: “Giám đốc, có vẻ chúng ta gặp khó khăn…”. Tuyệt đối không nên tỏ ra hoang mang, không sử dụng các từ như “vấn đề”, “rắc rối”. Hãy khiến cấp trên cảm thấy sự việc không phải đã hết cách giải quyết, hơn nữa cách dùng từ “chúng ta” mang lại cảm giác như khẳng định bạn sẽ ủng hộ và hỗ trợ cấp trên giải quyết vấn đề.

Thuyết phục đồng nghiệp giúp đỡ

Trong công việc, cho dù học vấn của bạn cao đến đâu hay thành tích của bạn tốt thế nào thì cũng không thể không cần đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Thời đại hiện nay coi trọng tinh thần hợp tác tập thể, có một số việc mà chỉ mình cá nhân bạn không thể hoàn thành được, chúng ta thường gặp nhiều vấn đề và cần sự giúp đỡ của người khác, do đó khi tìm kiếm sự giúp đỡ, nhất định phải biết cách nói khéo léo mới có thể khiến người khác vui vẻ giúp bạn.

Vương nhận được một nhiệm vụ từ cấp trên, nhưng anh không thể hoàn thành một mình mà cần sự giúp đỡ của người khác. Vì thế anh muốn nhờ Lâm giúp, bởi Lâm là

một cao thủ trong lĩnh vực này, nhưng phải làm sao để mở lời?

(Cách thứ nhất) Vương nói với Lâm: “Lâm ơi, tôi phải làm một việc, nhưng không thể thực hiện một mình, hãy giúp tôi nhé!” Lâm tỏ ra khó xử và nói: “Thời gian này tôi đang rất bận, anh xem người khác có rỗi không, thử hỏi anh Chương xem sao”.

(Cách thứ hai) Vương nói: “Anh Lâm, anh rất giỏi trong lĩnh vực này, công việc này cần sự giúp đỡ của anh, tôi không thể hoàn thành nó một mình”. Lâm thấy thái độ chân thành của Vương nên đã đồng ý giúp đồng nghiệp hoàn thành công việc.

Các cách nói khác nhau mang về những kết quả hoàn toàn không giống nhau, vì thế khi nhờ người khác giúp đỡ, nhất định phải chú ý thái độ và ngôn ngữ, đồng thời, sau khi người khác giúp đỡ xong, tuyện đối không được quên cảm ơn họ, nếu không cảm ơn sẽ khiến người đó cảm thấy bạn đã qua cầu rút ván và lần sau không muốn giúp đỡ bạn nữa.

Khéo léo nhận sai

Trong công việc, những người trẻ tuổi mới đi làm, dù ít dù nhiều cũng sẽ mắc lỗi sai, mắc lỗi đương nhiên phải nhận lỗi, nhưng phải chú ý cách nhận lỗi, bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ của cấp trên về bạn.

Phải dũng cảm thừa nhận lỗi sai của mình, điều này rất quan trọng. Bởi việc trốn tránh chỉ khiến bạn trở thành một người vô trách nhiệm, không có khả năng và không đáng được trọng dụng. Tuy nhiên, nhận lỗi không có nghĩa bạn phải xin lỗi tất cả mọi người. Hãy học cách bình thản thừa nhận lỗi sai và hướng sự chú ý của mọi người xung quanh sang vấn đề khác.

Giảm bớt khối lượng công việc

Do sự cạnh tranh trong xã hội ngày càng khốc liệt nên mỗi người đều phải chịu áp lực công việc rất lớn, có lúc chúng ta không thể không đảm nhận khối lượng công việc khổng lồ, nhưng năng lực và thể lực có hạn, bạn cần phải nêu ý kiến với lãnh đạo, đề nghị giảm bớt khối lượng công việc. Làm thế nào để nói với lãnh đạo giảm bớt lượng việc mà không khiến lãnh đạo cảm thấy bạn đang thoái thác trách nhiệm?

Đầu tiên, khi lãnh đạo giao cho bạn một nhiệm vụ mới trong khi bạn vẫn chưa hoàn thành việc đang làm dở, bạn phải nhấn mạnh bạn hiểu tầm quan trọng của nhiệm vụ này, sau đó xin chỉ thị của cấp trên, đề ra trật tự ưu tiên cho công việc, hãy khéo léo để lãnh đạo biết tầm quan trọng của việc bạn đang làm. Một số việc có thể gác lại giải quyết sau hoặc giao cho người khác.

Bạn có thể nói như sau: “Tôi hiểu những việc này rất quan trọng, chúng ta có thể xem xét và ưu tiên cho những việc quan trọng nhất.”

Nghệ thuật nói chuyện trực tiếp ở chốn công sở nhiều phức tạp

Tại nơi làm việc, mọi người khó tránh khỏi xảy ra va chạm với đồng nghiệp và cấp trên, từ đó hình thành mâu thuẫn và hiểu nhầm về một số vấn đề. Nếu mọi chuyện không được giải quyết thỏa đáng thì tâm trạng của bạn sẽ bị ảnh hưởng và dễ khiến các mối quan hệ công sở trở nên tồi tệ.

Vậy phải làm thế nào để giải quyết xung đột và có mối quan hệ tốt với mọi người? Điều này yêu cầu chúng ta phải nắm vững nghệ thuật giao tiếp.

Nhẹ nhàng xóa bỏ hiểu nhầm

Trong công việc, chúng ta khó tránh khỏi việc bị người khác hiểu nhầm. Khi bạn bị chỉ trích hoặc bị hiểu nhầm ở nơi làm việc, bạn thường cảm thấy chán nản, bực bội, thậm chí còn thấy áp lực rất lớn, không biết phải đối diện thế nào. Điều này không có lợi cho công việc và cho chính bản thân bạn, chúng ta có thể giải quyết, xóa bỏ hiểu nhầm bằng nghệ thuật ngôn ngữ.

Vĩ là nhân viên của một công ty liên doanh, một lần, vì việc công nên anh đã bỏ lỡ một hội nghị quan trọng của công ty, kết quả là bị lãnh đạo hiểu nhầm. Nhưng trước mặt đông người, anh không thể tranh luận bởi điều đó sẽ khiến lãnh đạo bối rối. Vào bữa trưa, đồng nghiệp rủ anh ra ngoài giải tỏa tâm lí, lúc này, anh bỗng nhìn thấy lãnh đạo đang đi về phía mình,

Vĩ đã cố ý nói về tác phẩm đã từng được đọc – “Câu chuyện Trần Y Linh”, anh nói, nữ nhân vật chính vì giúp đỡ người khác mà làm hỏng việc của mình, kết quả không được nhận vào trường âm nhạc. Lãnh đạo của Vĩ nghe thấy vậy liền hỏi: “Anh đang nói mình à?” Vĩ nhanh miệng đáp: “Đúng vậy – mượn chuyện người khác để nói về mình”.

Sau đó anh đã giải thích lí do bỏ lỡ hội nghị là do phải kéo dài thời gian đàm phán với khách hàng công ty. Lúc này, lãnh đạo và các đồng nghiệp đã hiểu rõ lí do của Vĩ và không trách nhầm anh nữa.

Tự vệ bằng sự hài hước

Tại nơi làm việc không tồn tại sự cạnh tranh công khai mà thường có những kẻ tiểu nhân đâm sau lưng, sự tồn tại của những người này sẽ gây nhiều sóng gió.

Một khi bạn mắc lỗi, những kẻ tiểu nhân sẽ nhân cơ hội chuyện bé xé ra to, lúc này chúng ta phải bình tĩnh, lựa chọn cách thức hợp lí để nhắc nhở hoặc cảnh cáo những người xấu bụng đó.

Điền là nhân viên thuộc bộ phận quảng cáo của một công ty, một lần, lãnh đạo yêu cầu anh lên phương án kế hoạch quảng cáo, nhưng rất lâu sau không thấy nhắc đến nữa, anh cho rằng lãnh đạo không cần nên không giữ bản báo cáo cẩn thận. Không ngờ đến một ngày, lãnh đạo đột nhiên yêu cầu Điền nộp bản kế hoạch, anh không thể nhớ đã để ở đâu, bèn nói đại là để ở nhà, sau đó tranh thủ thời gian làm bản báo cáo khác ứng phó. Trong công ty có Trường, do đố kị với tài năng của Điền, nên sau khi biết được bí mật này đã lập tức mách với cấp trên, khiến cấp trên phê bình Điền: “Tại sao anh lại giấu chuyện không tìm thấy bản báo cáo?” May mà Điền giữ được bình tĩnh, khéo léo thừa nhận lỗi sai với lãnh đạo. Sau chuyện này, anh biết chính Trường là người đã chơi xấu mình, anh hài hước nói: “Xem ra tốc độ làm báo cáo mới của tôi vẫn không nhanh bằng đôi tai của lãnh đạo”.

“Đôi tai của lãnh đạo” chính là ám chỉ Trường, thực tế cũng ám chỉ anh biết ai là người đã tiết lộ bí mật, đây chính là một lời cảnh báo dành cho đối phương.

Trong công việc, khi chúng ta có xung đột lợi ích hoặc xung đột về các vấn đề khác với đồng nghiệp, hãy cố gắng không tranh cãi để tránh khiến tình hình thêm căng thẳng. Còn khi gặp tình huống có người chơi xấu sau lưng, càng phải chú ý sử dụng kĩ năng ngôn ngữ hài hước để nhắc nhở đối phương, điều này có hiệu quả hơn

việc nói trực tiếp, ít nhất là tránh không để mọi việc thêm căng thẳng, và tránh gây ảnh hưởng không tốt tới các mối quan hệ.

Xin lỗi khi vô ý mạo phạm

Trong công việc, sau khi chúng ta vô ý mạo phạm ai đó, để tháo gỡ mâu thuẫn và dẹp bỏ không khí căng thẳng, không gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ tại nơi làm việc, tốt nhất nên lựa chọn cách chủ động, chân thành nhận lỗi. Nếu không sẽ chỉ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Đại do không chú ý trong lời nói nên đã vô tình mạo phạm đến đồng nghiệp là chị Lê khiến đối phương rất bực tức, vì việc đó mà Đại cũng rất bối rối. Lúc này, anh ý thức được, nếu chỉ thuận miệng xin lỗi bình thường sẽ không thể hiện được thành ý, vì thế, Đại đã chân thành nói: “Xin lỗi chị, là tại tôi đã không chú ý nên nói bừa. Tôi thực sự rất xin lỗi, tôi đảm bảo từ giờ sẽ không xảy ra chuyện tương tự nữa, mong chị giơ cao đánh khẽ, không chấp kẻ tiểu nhân”.

Những lời xin lỗi thật lòng này đã khiến chị Lê bình tĩnh lại và tha thứ cho Đại. Sở dĩ lời xin lỗi của Đại phát huy tác dụng tốt là do anh đã biết cách điều chỉnh ngôn ngữ. Thiết nghĩ, nếu anh chỉ thuận miệng nói một tiếng xin lỗi thông thường, chắc chắc sẽ không mang lại hiệu quả, đối phương sẽ không dễ thông cảm cho anh và quan hệ giữa hai người chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Tự trách để cứu vãn các mối quan hệ

Có câu nói: “Hãy tha thứ cho người xứng đáng”, nếu chúng ta bị tổn hại vì lỗi của đồng nghiệp, chỉ cần điều này không vi phạm nguyên tắc lợi ích, thì cách tốt nhất là giải quyết bằng thái độ “Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ coi như không”.

Trong một lần viết báo cáo thống kê, Vũ đã nghe nhầm số liệu của đồng nghiệp Mây. Mặc dù khi đó cô có chút chột dạ, nhưng do có mâu thuẫn nhỏ với Mây trước đó nên cô đã không hỏi kĩ lại. Khi cấp trên phát hiện ra điều này và hỏi lại, Vũ đã khẳng định đó chính là số liệu do Mây báo cáo, trong khi đó, Mây đương nhiên không nhận mình sai. Sau sự việc, Vũ bình tĩnh lại và suy nghĩ, ý thức được mình đã mang tình cảm cá nhân vào công việc, chẳng trách lãnh đạo đã phê bình cô.

Ngày hôm sau, cô bèn tìm cấp trên và giải thích về nguyên nhân lỗi sai, đồng thời chủ động chịu trách nhiệm. Kết quả không những được cấp trên lượng thứ mà mối quan hệ giữa cô và Mây cũng được cải thiện.

Im lặng thể hiện sự bất mãn

Mặc dù công ty không phải một vùng đất rộng lớn gì cho cam, nhưng chuyện rắc rối thì không ít. Có lúc, bản thân rõ ràng làm việc tốt nhưng lại không được người khác thừa nhận, nhất là khi muốn thể hiện bản thân không được đối xử công bằng, vậy phải làm sao để nói ra điều đó? Sự lựa chọn tốt nhất lúc này là nhẹ nhàng, bình tĩnh chứ không nên làm to chuyện.

Bình là công chức của một cơ quan, để thể hiện mình khi mới đến, anh luôn tới văn phòng sớm hơn 20 phút, làm công việc quét dọn vệ sinh, trong khi hai người khác cũng là người mới thì lại không làm như vậy. Thời gian trôi qua, mọi người đã quen với điều này và coi đó là chuyện thường, thậm chí còn cố ý dùng những lời nói không tốt đẹp, cho rằng Bình muốn thể hiện mình, muốn lấy lòng lãnh đạo. Cứ như vậy, dần dần Bình cảm thấy không công bằng. Vậy anh phải làm sao để thể hiện sự bất mãn? Vài ngày sau đó, Bình cố ý không đến sớm nữa, đúng 8 rưỡi anh mới tới cơ

quan, lúc đầu mọi người cũng không để ý. Sau ba ngày, tất cả mới nhận ra phòng làm việc rất bẩn, đến ngày thứ 5, cuối cùng cũng có người đề nghị phân lịch trực nhật.

Rõ ràng, sự im lặng của Bình đã có tác dụng, anh không cần phải nói gì nhưng vẫn tự giải thoát cho mình, cũng không làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ trong cơ quan.

Tóm lại, để tồn tại trong môi trường phức tạp của chốn công sở nhiều thị phi, muốn không bị thất bại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, chúng ta phải nắm vững các kĩ năng ứng xử. Những kĩ năng này yêu cầu mỗi người phải không ngừng tích lũy để nâng cao bản thân.

Chọn tập
Bình luận