Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

10 Điều Tạo Nên Số Phận

Điều thứ hai: Không có việc gì không xứng với ta

Tác giả: David Simon, M.D

Cha mẹ bạn bè người quen có thể thường xuyên nói với bạn rằng bạn thông minh hơn Bill Gates, bạn có thể làm bất cứ điều gì mà bạn muốn. Nhưng mọi việc bắt đầu từ việc bạn sẵn sàng tự lập có thể từ những công việc bình thường. Thậm chí cả Bill Gates cũng bắt đầu từ một công việc bình thường là một lập trình viên.

Tự lập tạo nên tính cách khiến bạn có nhiều ham muốn và quả quyết. Đó còn là cách tốt nhất để hiểu điều có thể làm bạn choáng váng, rằng bạn không thông minh như bạn nghĩ. Và đó là cách tốt nhất để HỌC. Bởi vì chúng ta có rất nhiều điều cần học thêm ở ngoài đời. Bạn chỉ có thể học bằng cách thừa nhận là mình không biết những điều đó, nghĩa là phải bắt đầu từ đầu. Đó là cách mà tôi đã bắt đầu, rất nhiều lần.

Sau khi t ốt nghiệp đại học, tôi tập trung vào việc biến ước mơ của mình thành hiện thực. Tôi xin học chương trình huấn luyện truyền thông Westinghouse – một kiểu chương trình thực tập nội trú nhằm tô điểm thêm cho hãng dành cho các trạm phát địa phương mà hãng sở hữu trên khắp đất nước Được chấp nhận tham gia chương trình, rời khỏi trường, tôi tiến thẳng đến KYW – TV ở Philadelphia làm công việc đầu tiên trong ngành truyền hình. Lương khởi điểm trong thế giới tin truyền hình đầy quyến rũ: 12.000$. Tôi đến phòng tin tức mắt sáng ngời, đuôi tóc dày, với bằng tốt nghiệp loại xuất sắc mới tinh, và ngờ nghệch. Rất ngờ nghệch!

Tôi tự giới thiệu với trưởng phòng tin tức – anh chàng quản lí điều hành tin tức thời sự của đài. Anh ta là một tay kỳ cựu trong tin thời sự địa phương. Anh ta cứng rắn và quyết tâm cho tôi biết ngay lập tức rằng phòng tin tức của anh ta không phải là chỗ cho những kẻ tài tử oắt con con nhà giàu như tôi tiêu khiển trước khi lấy chồng. Anh ta không biết chắc tôi đã dùng bao nhiêu ô dù để giành lấy được công việc mà năm mươi đứa choai choai xứng đáng khác đang chết thèm đi được, nhưng tôi đã chiếm được chỗ, vậy đừng có nghĩ là anh ta vui mừng vì điều đó. Anh ta giải thích cho tôi hiểu rằng anh ta không muốn và không thể chấp nhận cho bất kỳ ai trong phòng tin tức này thiếu nghiêm túc, không sẵn sàng làm việc 24h mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần, kể cả ngày lễ, ca đêm, ca sáng, và cả tăng ca nữa?. Anh ta không cần một kẻ hai mươi mốt tuổi nào đó tốt nghiệp từ một trường hạng sang – một nhãi ranh con nhà giàu ở đó

– đến đây và nói: “Ồ ngộ quá! Em có thể chơi với cái máy quay này không? Này, em muốn được lên hình cơ! “.

Anh ta nói với tôi như thể chưa có ai nói với tôi và từ trước đến giờ chưa có ai nói với tôi như vậy. Anh ta cũng chẳng thèm quan tâm đến chuyện đó vì anh ta hoàn toàn chắc chắn rằng tôi sẽ không ở lâu. Tôi sẽ phải đi khỏi trước khi có người nhận ra là tôi đã đến – vì tôi là người lạ mặt, một kẻ xâm phạm quyền lợi của những người khác, và không thuộc về cái thế giới chai sạn, thẳn thắn quá mức, lạnh lùng và nặng nhọc của tin tức truyền hình. Và anh ta muốn tôi đừng quên rằng tôi chỉ là một con nhãi con.

R ầm- Ô này!?.Tôi bỏ ra khỏi phòng, xuống đại sảnh bước thẳng vào nhà vệ sinh, nhốt mình trong đó và khóc nức nở. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi khóc ở nơi làm việc (Không phải lần cuối cùng khóc vì công việc. Chỉ là lần cuối cùng khóc nơi làm việc)

Sau đó, tôi nhận ra tay trưởng phòng tin tức đã cố tình nói oang oang vào cái mặt hớn hở của tôi những điều mà nhiều người đang nghĩ: “Làm việc á? Nó đâu cần phải làm việc! Đúng ra thì nó đang làm cái quái quỷ gì ở đây thể?”. Những lời nói của anh ta đã theo tôi hơn hai thập kỷ nay, và tôi vẫn còn ở nguyên trong thế giới tin tức truyền hình, vượt qua mọi thăng trầm, một phần để xoa dịu cái giọng nói trích vang mãi trong đầu ấy. Nghe gàn quá phải không.

Được, chắc tay trưởng phòng tin tức muốn làm tôi nhụt chí. Nhưng thay vào đó anh ta đã giúp tôi bởi vì sau khi xi mũi, lau nước mắt bước ra khỏi nhà vệ sinh – và, phải thừa nhận, gọi điện mách cha mẹ về những điều mà gã khó chịu đó nói với tôi – tôi bắt tay vào chứng minh rằng anh ta sai lầm.

Không có việc gì mà tôi không làm trong cái phòng tin tức đó. Tôi làm việc như trâu. Đi tua buổi sáng, làm ca đêm. Tăng ca hả? Được thôi. Tôi làm việc ngày thường, ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần, liên tục ngày lại ngày. Tôi ngồi làm việc bất kỳ chỗ nào có thể trong phòng vì không có bàn làm việc. Tôi lục tìm sự kiện trên các đường dây dịch vụ điện thoại để người khác thực hiện. Làm phân cảnh lúc 4h sáng. Nghe tổng đài cảnh sát nhiều giờ liền để tìm manh mối những chỗ xảy ra lộn xộn. Dùng điện thoại kiểm tra lại các sự kiện và chuẩn bị cảnh quay, vào sổ các băng ghi hình thật của các phóng viên để họ khỏi phải làm, nhấc điện thoại khi nó vừa reo lên tiếng đầu. Còn pha cà phê cho cái tay trưởng phòng chết tiệt ấy nữa chứ! Thậm chí còn mỉm cười. Đó là trường học nghề phóng viên của tôi ,và tôi xây dựng chương trình học tập cho riêng mình bằng cách tìm ra những việc không ai muốn làm và làm lấy.

Chắc các bạn cũng thấy, điều mà tay trưởng phòng không nhận ra là tin tức chính là niềm say mê của tôi. Tôi có mặt ở KYW không phải để láng cháng, lấy chồng hay trở nên nổi tiếng. Tôi ở đó vì một lí do duy nhất: Bắt đầu theo đuổi niềm say mê ấy. Và anh ta đã gián tiếp cung cấp nhiên liệu cho nó bằng cách thách thức nó. Anh ta khiến

tôi phải tự hỏi mình ngay ngày đầu tiên rằng tôi có thể chấp nhận sự căng thẳng hay không. Liệu tôi có thể nhìn đến phần phần thưởng ở phía cuối con đường không? Liệu tôi có lửa nhiệt tình trong lòng không? Bởi vì bạn cần niềm tin vững chắc nếu định phớt lờ những lời chỉ trích tiêu cực do những người như anh ta tung ra. Mà tôi biết anh ta không phải là người cuối cùng. Vậy là anh ta đã đụng đến lòng tự trọng của tôi, thì sao? Tôi sẽ sử dụng anh ta. Sẽ học anh ta. Sẽ cho anh ta thấy. Và tôi đã làm được.

Các bạn biết không có lẽ anh ta đúng. Có lẽ tôi đúng là một con nhãi ương ngạnh. Khi điều tôi muốn nằm ngoài tầm với, tôi sẽ vươn lên mãi cho đến khi đạt được mới thôi. Tôi có cái kiểu quyết tâm ấy từ nhỏ. Và khi phải mất công sức để vượt lên, nó thực sự có ý nghĩa khi ta đạt được. Tôi ở đài Philadenphia cho tới khi hoàn tất chương trình huấn luyện.( Nhân tiện kể luôn, nhiều năm sau này, khi làm phóng viên cho một mạng lưới tin tức tại New York, nay không còn tồn tại nữa, tôi đã gặp lại tay trưởng phòng đó một lần nữa. Anh ta làm chủ nhiệm cùng chương trình. Tôi kinh hãi khi gặp anh ta. Chúng tôi chào nhau, chỉ thế thôi, và tôi không bao giờ gặp lại anh ta nữa). Sau Philadenphia, tôi xin được một công việc mới khởi đầu trong lĩnh vực sản xuất tại WJZ, đài Westinghouse ở Baltimore. Tôi thu dọn đồ đạc rồi lái xe về hướng nam, vẫn mắt sáng ngời, đuôi tóc dày, nhưng lần này thì bớt ngờ nghệch hơn một chút. Vậy đấy, một trong những cái lợi của việc bắt đầu từ tự lập trong nghề làm tin là làm việc ở các đài địa phương – những chỗ không có công đoàn, nơi người ta được phép làm mọi việc, nhờ đó có thể học hỏi đủ thứ kinh nghiệm. Tôi được thuê làm kỹ thuật viên; âm thanh; ánh sáng; trợ lý; chủ nhiệm… Tôi rùng mình khi bốc lên với WJZ rằng đương nhiên tôi có thể phụ trách âm thanh cho nhóm quay phim, bổ sung vào mớ những việc vặt của tôi trong việc sản xuất. Thành thật mà nói, tôi không hề có khái niệm gì về kỹ thuật âm thanh, tôi đã phóng đại lên. Nhưng công việc có thể nặng nhọc đến cỡ nào chứ?

Rất nặng nhọc! Công cuộc học hỏi kinh nghiệm của tôi ở Baltimore bắt đầu như điên. Tôi không nhớ gì về những tháng đầu tiên, ngoại trừ chuyện làm việc suốt ngày đêm,

ở khắp mọi nơi, tất cả chỉ có một vết mờ và tiếng kêu ù ù trong ký ức. Có một phần giống một thoáng mất trí nhớ hoặc có thể là một trong những ký ức bị kìm nén – vì quá buồn phiền khi phải nhớ lại. Có thể tôi cường điệu quá chăng, nhưng tôi nghĩ là không đâu. (thời kỳ làm việc tại Baltimore, tôi làm việc nhiều đến mức không tìm đâu ra thời gian mở những thùng carton đựng đồ trong căn hộ của tôi ra nữa.)

Trong vai trò c ủa một kỹ thuật viên âm thanh tôi làm việc rất tệ, tệ một cách nguy hiểm. Chắc chắn là tôi luôn có thể làm nhiều việc nhiều giờ liền, nhưng tôi hoàn toàn không biết xử lý thế nào với cái thiết bị âm thanh nặng ba mươi pao trên một bên vai.

Cảm giác phải nặng cả tấn.( Dĩ nhiên, bây giờ, khi đã làm mẹ bốn lần thì không thành vấn đề !).Mà đâu chỉ di chuyển thôi đâu. Tôi phải chạy như điên để bắt kịp nhà quay phim dính chùm với tôi bằng sợi cáp âm thanh dài. Tin tôi đi, tôi không phải là một con bé nhút nhát. Tôi là cái thứ mà chúng ta thường gọi “to xác và vụng về”. Có cơ man nào cáp, nào ổ điện, nào phích cắm, nào đầu nối, nào micro, nào kính chắn gió – mà tôi thì hoàn toàn không có khái niệm cái nào gắn vào cái nào, và hình như tôi không thể hiểu được. Tôi không thể giữ thiết bị âm thanh đứng thẳng, tôi luôn kéo lê dây dẫn. Lần đầu tiên tham gia phỏng vấn về đề tài bản chất nhạc rock thuần tuý. Khi trở về đài, không hề nghe được một âm thanh nào trong băng hết. Không một tiếng ợ, không một tiếng rít, không một tiếng bốp…Không gì hết! Mà đó mới chỉ là lần đầu tiên tôi quay về không có âm thanh.

Dù có c ố gắng đến đâu tôi cũng chưa bao giờ làm tốt được. Nhưng tôi sẽ không bao giờ đánh đổi cái lần làm kỹ thuật viên âm thanh tệ nhất trong lịch sử ấy, đó là một trong những bài học tốt nhất của tôi về sự khiêm tốn và thừa nhận nhược điểm của chính mình.

Lưu ý: Mọi thứ không đến một cách dễ dàng. Bất kể cha mẹ nói gì với bạn, bạn không thể làm được mọi điều dù bạn quyết chí. Tôi làm việc với những người có thể làm được những việc mà tôi hoàn toàn không thể làm được, và tôi chấp nhận nhược điểm của mình. Nghề phóng viên đòi hỏi sự nỗ lực của đồng đội để phát hình đi. Tôi vô cùng kính trọng các kỹ thuật viên, các nhà quay phim, và đặc biệt là các kỹ thuật viên âm thanh. Công việc của họ đòi hỏi nhiều cả nghệ thuật lẫn kỹ năng và hiểu biết về âm thanh, micro, điện tử, nhiễu sóng… đủ mọi thứ – và toàn là những thứ tôi không đủ khả năng thể chất để làm hay học.

Tôi hết sức xin lỗi những nhà quay phim đã phải chịu đựng tôi làm kỹ thuật âm thanh cho họ ở Baltimore. Tôi biết họ vừa làm cùng tôi vừa run, cho tới khi chủ nhiệm quản trị, trong một hành động tự bảo quản – thực ra là một phát súng ân huệ đã lôi phắt tôi ra khỏi vị trí phụ trách âm thanh.

Thế là tôi tự do tập trung vào lĩnh vực sản xuất – xác định sự kiện, tìm cách kể lại, ra ngoài cùng phóng viên và nhóm thu thập tất cả các tình tiết quay về viết và nộp chung tất cả lại đưa đến phòng biên tập. Tôi làm việc như trâu, và ngày càng tiến bộ hơn trong công việc sản xuất. Tôi ở lại Baltimore hai năm, và tôi yêu thích từng giây sau cái thời kỳ phụ trách âm thanh. Tôi thích những người bạn mà tôi đã kết thân, thích những công việc tôi làm, thích những cơ hội mà tôi có được.

Chính Baltimore là n ơi mà tôi đã bắt đầu thấy tự tin rằng, nếu tôi có thể viết và sản

xuất các sự kiện cho những người khác đọc, tôi cũng có thể tự đọc lấy. Tôi vẫn chưa muốn lên hình cho đến khi cảm thấy mình đã học đủ các chi tiết cơ bản ở hậu trường, đảm bảo làm tốt khi bước ra trước máy quay. Tôi không muốn làm người thụ động góp thêm một khuôn mặt xinh xắn, xuất hiện đọc những lời người khác viết, thuật lại những sự kiện do người khác hình dung. Tôi muốn đủ khả năng tự thực hiện việc đó

– hình dung các sự kiện, thuật lại, viết ra, gom lại, và đọc lên với tên của tôi trên đó. Tôi tự hứa thầm với mình: Ở nơi làm việc tới, tôi sẽ thử ra trước ống kính. Tôi không biết mình đã thực sự sẵn sàng chưa, nhưng phải thử xem.

Tôi rời Baltimore để tham gia chiến dịch tranh cử – lần này, chú Teddy ra ứng cử tổng thống cho Đảng Dân chủ năm 1980. Khi chiến dịch kết thúc ( sớm hơn mong muốn của chúng tôi, nhưng đó là cuốn sách khác) , tôi đi gặp vài đại diện truyền hình tìm một công việc trước ống kính. Các cuộc gặp gỡ thật đáng ghi nhớ vì không đại diện nào khích lệ tôi lấy một câu. Khích lệ ấy hả? Nghe thử xem nhé. Một trong những đại diện lớn nhất trong ngành – bây giờ vẫn còn – nói thẳng vào mặt tôi rằng quên đi. Ông ta không bao giờ có thể tìm việc cho tôi chừng nào tôi chưa giảm bớt hai mươi lăm pao và chưa làm gì đó cải thiện cái giọng mũi của tôi. ( các bạn còn nhớ không , tôi đã nói chúng ta sẽ quay lại với mớ đậu phộng đó mà. Tôi chẳng bao giờ thôi ăn đậu phộng).

Chừng nào còn sống tôi sẽ không bao giờ quên cuộc gặp gỡ ấy. Tôi rời khỏi văn phòng đầu ngẩng cao rồi khóc nức nở trong xe. Tôi xấu hổ quá. Tôi thấy mất thể diện quá. Tôi quá giận người đại diện vì sự tàn nhẫn vô tình của ông ta. Tôi gọi cho cha mẹ, ông bà và họ đã choáng váng: “Dĩ nhiên là con không hề mập! Giọng con không hề the thé! Cha mẹ chưa bao giờ nghe bất kỳ ai nói thế về giọng của con! Con hoàn toàn không mập và nói chẳng the thé gì hết”. Đương nhiên những người yêu quý bạn luôn muốn làm vui lòng bạn, họ không muốn bạn buồn. Nhưng trong thâm tâm tôi biết một lần nữa có người trung thực một cách thô bạo đã nói với tôi những điều mà tôi phải nghe. Nếu đang theo đuổi niềm say mê của mình, đôi khi bạn phải đối diện với những điều khó chịu về bản thân và thay đổi nó. Tôi có thể tiếp tục ăn uống theo cách tôi vấn ăn hoặc thay đổi. Một lần nữa tôi phải xì mũi tiến lên – rút ra tính khiêm tốn từ những lời khiến mình bẽ mặt. “Thôi được nếu công việc đòi hỏi như thế thì ta sẽ làm như vậy”.

Tôi luôn phải vật lộn với trong lượng của mình – lên lên, xuống xuống – nhưng bây giờ tôi coi giảm cân là công việc chính, một chiến dịch. Tôi thực hiện chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Tôi tập luyện như điên, viết ra những thứ đã ăn, dài cả chục thước. Tôi học với giáo viên luyện giọng một tuần sáu bẩy buổi. Tôi tự cải tạo mình như phát rồ, mắt hướng thẳng tới mục tiêu. Vài tháng sau tôi quay lại văn phòng đại

diện, yêu cầu ông ta giúp đỡ vì tôi đã theo lời khuyên của ông ta. Ông ta cũng đã cố gắng tìm, nhưng thật ra những công việc mà ông ta tìm được cho tôi thực sự cần nhiều khả năng và kinh nghiệm trước ống kính hơn mà tôi thì không có chút nào. Nếu tôi muốn tôi phải bắt đầu từ đầu. Thêm một lần nữa.

Mấy tháng sau, tôi vớ được một cơ hội nhỏ. Có nghiệp đoàn tố chức biểu diễn âm nhạc mới thành lập họ cần một người đến hiện trường phỏng vấn các huyền thoại trong ngành ca nhạc – các ngôi sao như Aretha Franklin và Alice Cooper. Dù là người chỉ đạo các cuộc phỏng vấn tôi không hề xuất hiện trên màn hình. Nhưng tôi đã có một đoạn phim về mình quay ở hiện trường để thử giọng. Truyền hình cũng giống như mọi công việc khác. Phải chộp lấy bất cứ thứ gì có thể đưa ta tiến lên.

Vừa đúng lúc đó, Westinghouse tiến hành phát chương trình tạp chí truyền hình riêng đã thành công lớn tại đài địa phương. “Tạp chí buổi chiều” lên toàn quốc gọi là “Tạp chí PM”. Thật may mắn tôi đã làm chủ nhiệm chương trình địa phương cho họ ở Baltimore. Vì đã là thành viên của gia đình Westinghouse rồi, nên các chủ nhiệm nhận xem cuộn phim thử giọng mới của tôi. Họ sẵn sàng cho tôi thử trước ống kính. Xét cho cùng họ đã biết tôi là người hoạt động mạnh mẽ, rồi thuê tôi rẻ và rằng nếu không đâu tôi vẫn luôn có thể quay ra sản xuất. (Lưu lý: Cẩn thận đừng qua cầu rút ván khi bỏ việc. Bạn không bao giờ biết được khi nào thì sẽ phải nhờ chính những người đó giúp đỡ thêm lần nữa đâu).

Thế là cuối cùng cũng được lên hình, tôi run quá chừng. Làm phóng viên quốc gia cho chương trình “Tạp chí PM” hai năm, làm việc ở Los Angeles và tôi đã bật lên. Không phải chỉ là từ chương trình 60 phút, nhưng còn gì khác vào thời điểm đó nữa đâu? Có vài người đã từng bắt đầu với 60 phút

– và khó có ai bật lên được. Vậy nếu tôi không theo dõi đưa tin về chiến tranh và chính trị mà chỉ đưa những nét nổi bật thôi thì sao nhỉ? Có rất nhiều việc, nhiều chuyến đi, nhiều cơ hội. Tôi đã lên hình và lên theo cách của tôi. Thấy thích thú, cứ học, học nữa, học mãi – Tôi trưởng thành hơn, thấy thoải mái hơn với cách thể hiện của mình.

Tôi luôn cười thích thú mỗi khi các bạn trẻ đến gặp tôi và nói: “Em muốn làm đúng như những gì chị đang làm”. Họ giải thích rằng, dĩ nhiên họ biết là phải mất vài năm. Họ hoàn toàn chắc chắn rằng họ có thể là Tom Brokaw hoặc Barbara Walters khi đến tuổi ba mươi. Nghe này: ta không thể bỏ qua quá trình học tập được. Phải mất thời gian mới lên được đỉnh cao, đó là điều tốt – vì trong khi vươn lên đó bạn sẽ rút ra những kinh nghiệm cần phải biết để trụ lại.

Vậy thì hãy nghỉ ngơi, cứ thong thả đừng quá vội vã. Và hãy nhớ: Không việc gì không xứng với bạn. Nhưng cũng phải biết rằng, trên con đường đi lên bạn có thể đụng phải người hay chỉ trích và phán xét, những kẻ đố kỵ – những người có thể nói bạn đạt được những gì đang có là vì bạn là ai, hoặc là cái gì, vì cha bạn, vì bạn quen biết ai đó… Không thành vấn đề. Phớt lờ nó đi. Nếu họ có vấn đề với bạn, thì đó là chuyện của họ, không phải của bạn. Hãy để lòng tự ái sang một bên, hãy cúi đầu và gan lì tiến lên, san bằng mọi trở ngại. Không có cách nào để có được sự tôn trọng và lòng tự trọng tốt hơn bằng cách nỗ lực làm việc.

Bài học: “Bắt đầu từ tự lập” không có gì phải xấu hổ. Nó có ý nghĩa khiêm tốn – đánh giá thực tế vị trí của bạn trên đồ thị kiến thức. Và hãy trung thực với chính bản thân. Hãy học những gì còn kém cỏi và đánh giá đúng giá trị các đồng nghiệp. Có điều hãy tránh xa các thiết bị âm thanh ra nhé, và cả đậu phộng nữa.

Cha mẹ bạn bè người quen có thể thường xuyên nói với bạn rằng bạn thông minh hơn Bill Gates, bạn có thể làm bất cứ điều gì mà bạn muốn. Nhưng mọi việc bắt đầu từ việc bạn sẵn sàng tự lập có thể từ những công việc bình thường. Thậm chí cả Bill Gates cũng bắt đầu từ một công việc bình thường là một lập trình viên.

Tự lập tạo nên tính cách khiến bạn có nhiều ham muốn và quả quyết. Đó còn là cách tốt nhất để hiểu điều có thể làm bạn choáng váng, rằng bạn không thông minh như bạn nghĩ. Và đó là cách tốt nhất để HỌC. Bởi vì chúng ta có rất nhiều điều cần học thêm ở ngoài đời. Bạn chỉ có thể học bằng cách thừa nhận là mình không biết những điều đó, nghĩa là phải bắt đầu từ đầu. Đó là cách mà tôi đã bắt đầu, rất nhiều lần.

Sau khi t ốt nghiệp đại học, tôi tập trung vào việc biến ước mơ của mình thành hiện thực. Tôi xin học chương trình huấn luyện truyền thông Westinghouse – một kiểu chương trình thực tập nội trú nhằm tô điểm thêm cho hãng dành cho các trạm phát địa phương mà hãng sở hữu trên khắp đất nước Được chấp nhận tham gia chương trình, rời khỏi trường, tôi tiến thẳng đến KYW – TV ở Philadelphia làm công việc đầu tiên trong ngành truyền hình. Lương khởi điểm trong thế giới tin truyền hình đầy quyến rũ: 12.000$. Tôi đến phòng tin tức mắt sáng ngời, đuôi tóc dày, với bằng tốt nghiệp loại xuất sắc mới tinh, và ngờ nghệch. Rất ngờ nghệch!

Tôi tự giới thiệu với trưởng phòng tin tức – anh chàng quản lí điều hành tin tức thời sự của đài. Anh ta là một tay kỳ cựu trong tin thời sự địa phương. Anh ta cứng rắn và quyết tâm cho tôi biết ngay lập tức rằng phòng tin tức của anh ta không phải là chỗ cho những kẻ tài tử oắt con con nhà giàu như tôi tiêu khiển trước khi lấy chồng. Anh ta không biết chắc tôi đã dùng bao nhiêu ô dù để giành lấy được công việc mà năm mươi đứa choai choai xứng đáng khác đang chết thèm đi được, nhưng tôi đã chiếm được chỗ, vậy đừng có nghĩ là anh ta vui mừng vì điều đó. Anh ta giải thích cho tôi hiểu rằng anh ta không muốn và không thể chấp nhận cho bất kỳ ai trong phòng tin tức này thiếu nghiêm túc, không sẵn sàng làm việc 24h mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần, kể cả ngày lễ, ca đêm, ca sáng, và cả tăng ca nữa?. Anh ta không cần một kẻ hai mươi mốt tuổi nào đó tốt nghiệp từ một trường hạng sang – một nhãi ranh con nhà giàu ở đó

– đến đây và nói: “Ồ ngộ quá! Em có thể chơi với cái máy quay này không? Này, em muốn được lên hình cơ! “.

Anh ta nói với tôi như thể chưa có ai nói với tôi và từ trước đến giờ chưa có ai nói với tôi như vậy. Anh ta cũng chẳng thèm quan tâm đến chuyện đó vì anh ta hoàn toàn chắc chắn rằng tôi sẽ không ở lâu. Tôi sẽ phải đi khỏi trước khi có người nhận ra là tôi đã đến – vì tôi là người lạ mặt, một kẻ xâm phạm quyền lợi của những người khác, và không thuộc về cái thế giới chai sạn, thẳn thắn quá mức, lạnh lùng và nặng nhọc của tin tức truyền hình. Và anh ta muốn tôi đừng quên rằng tôi chỉ là một con nhãi con.

R ầm- Ô này!?.Tôi bỏ ra khỏi phòng, xuống đại sảnh bước thẳng vào nhà vệ sinh, nhốt mình trong đó và khóc nức nở. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi khóc ở nơi làm việc (Không phải lần cuối cùng khóc vì công việc. Chỉ là lần cuối cùng khóc nơi làm việc)

Sau đó, tôi nhận ra tay trưởng phòng tin tức đã cố tình nói oang oang vào cái mặt hớn hở của tôi những điều mà nhiều người đang nghĩ: “Làm việc á? Nó đâu cần phải làm việc! Đúng ra thì nó đang làm cái quái quỷ gì ở đây thể?”. Những lời nói của anh ta đã theo tôi hơn hai thập kỷ nay, và tôi vẫn còn ở nguyên trong thế giới tin tức truyền hình, vượt qua mọi thăng trầm, một phần để xoa dịu cái giọng nói trích vang mãi trong đầu ấy. Nghe gàn quá phải không.

Được, chắc tay trưởng phòng tin tức muốn làm tôi nhụt chí. Nhưng thay vào đó anh ta đã giúp tôi bởi vì sau khi xi mũi, lau nước mắt bước ra khỏi nhà vệ sinh – và, phải thừa nhận, gọi điện mách cha mẹ về những điều mà gã khó chịu đó nói với tôi – tôi bắt tay vào chứng minh rằng anh ta sai lầm.

Không có việc gì mà tôi không làm trong cái phòng tin tức đó. Tôi làm việc như trâu. Đi tua buổi sáng, làm ca đêm. Tăng ca hả? Được thôi. Tôi làm việc ngày thường, ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần, liên tục ngày lại ngày. Tôi ngồi làm việc bất kỳ chỗ nào có thể trong phòng vì không có bàn làm việc. Tôi lục tìm sự kiện trên các đường dây dịch vụ điện thoại để người khác thực hiện. Làm phân cảnh lúc 4h sáng. Nghe tổng đài cảnh sát nhiều giờ liền để tìm manh mối những chỗ xảy ra lộn xộn. Dùng điện thoại kiểm tra lại các sự kiện và chuẩn bị cảnh quay, vào sổ các băng ghi hình thật của các phóng viên để họ khỏi phải làm, nhấc điện thoại khi nó vừa reo lên tiếng đầu. Còn pha cà phê cho cái tay trưởng phòng chết tiệt ấy nữa chứ! Thậm chí còn mỉm cười. Đó là trường học nghề phóng viên của tôi ,và tôi xây dựng chương trình học tập cho riêng mình bằng cách tìm ra những việc không ai muốn làm và làm lấy.

Chắc các bạn cũng thấy, điều mà tay trưởng phòng không nhận ra là tin tức chính là niềm say mê của tôi. Tôi có mặt ở KYW không phải để láng cháng, lấy chồng hay trở nên nổi tiếng. Tôi ở đó vì một lí do duy nhất: Bắt đầu theo đuổi niềm say mê ấy. Và anh ta đã gián tiếp cung cấp nhiên liệu cho nó bằng cách thách thức nó. Anh ta khiến

tôi phải tự hỏi mình ngay ngày đầu tiên rằng tôi có thể chấp nhận sự căng thẳng hay không. Liệu tôi có thể nhìn đến phần phần thưởng ở phía cuối con đường không? Liệu tôi có lửa nhiệt tình trong lòng không? Bởi vì bạn cần niềm tin vững chắc nếu định phớt lờ những lời chỉ trích tiêu cực do những người như anh ta tung ra. Mà tôi biết anh ta không phải là người cuối cùng. Vậy là anh ta đã đụng đến lòng tự trọng của tôi, thì sao? Tôi sẽ sử dụng anh ta. Sẽ học anh ta. Sẽ cho anh ta thấy. Và tôi đã làm được.

Các bạn biết không có lẽ anh ta đúng. Có lẽ tôi đúng là một con nhãi ương ngạnh. Khi điều tôi muốn nằm ngoài tầm với, tôi sẽ vươn lên mãi cho đến khi đạt được mới thôi. Tôi có cái kiểu quyết tâm ấy từ nhỏ. Và khi phải mất công sức để vượt lên, nó thực sự có ý nghĩa khi ta đạt được. Tôi ở đài Philadenphia cho tới khi hoàn tất chương trình huấn luyện.( Nhân tiện kể luôn, nhiều năm sau này, khi làm phóng viên cho một mạng lưới tin tức tại New York, nay không còn tồn tại nữa, tôi đã gặp lại tay trưởng phòng đó một lần nữa. Anh ta làm chủ nhiệm cùng chương trình. Tôi kinh hãi khi gặp anh ta. Chúng tôi chào nhau, chỉ thế thôi, và tôi không bao giờ gặp lại anh ta nữa). Sau Philadenphia, tôi xin được một công việc mới khởi đầu trong lĩnh vực sản xuất tại WJZ, đài Westinghouse ở Baltimore. Tôi thu dọn đồ đạc rồi lái xe về hướng nam, vẫn mắt sáng ngời, đuôi tóc dày, nhưng lần này thì bớt ngờ nghệch hơn một chút. Vậy đấy, một trong những cái lợi của việc bắt đầu từ tự lập trong nghề làm tin là làm việc ở các đài địa phương – những chỗ không có công đoàn, nơi người ta được phép làm mọi việc, nhờ đó có thể học hỏi đủ thứ kinh nghiệm. Tôi được thuê làm kỹ thuật viên; âm thanh; ánh sáng; trợ lý; chủ nhiệm… Tôi rùng mình khi bốc lên với WJZ rằng đương nhiên tôi có thể phụ trách âm thanh cho nhóm quay phim, bổ sung vào mớ những việc vặt của tôi trong việc sản xuất. Thành thật mà nói, tôi không hề có khái niệm gì về kỹ thuật âm thanh, tôi đã phóng đại lên. Nhưng công việc có thể nặng nhọc đến cỡ nào chứ?

Rất nặng nhọc! Công cuộc học hỏi kinh nghiệm của tôi ở Baltimore bắt đầu như điên. Tôi không nhớ gì về những tháng đầu tiên, ngoại trừ chuyện làm việc suốt ngày đêm,

ở khắp mọi nơi, tất cả chỉ có một vết mờ và tiếng kêu ù ù trong ký ức. Có một phần giống một thoáng mất trí nhớ hoặc có thể là một trong những ký ức bị kìm nén – vì quá buồn phiền khi phải nhớ lại. Có thể tôi cường điệu quá chăng, nhưng tôi nghĩ là không đâu. (thời kỳ làm việc tại Baltimore, tôi làm việc nhiều đến mức không tìm đâu ra thời gian mở những thùng carton đựng đồ trong căn hộ của tôi ra nữa.)

Trong vai trò c ủa một kỹ thuật viên âm thanh tôi làm việc rất tệ, tệ một cách nguy hiểm. Chắc chắn là tôi luôn có thể làm nhiều việc nhiều giờ liền, nhưng tôi hoàn toàn không biết xử lý thế nào với cái thiết bị âm thanh nặng ba mươi pao trên một bên vai.

Cảm giác phải nặng cả tấn.( Dĩ nhiên, bây giờ, khi đã làm mẹ bốn lần thì không thành vấn đề !).Mà đâu chỉ di chuyển thôi đâu. Tôi phải chạy như điên để bắt kịp nhà quay phim dính chùm với tôi bằng sợi cáp âm thanh dài. Tin tôi đi, tôi không phải là một con bé nhút nhát. Tôi là cái thứ mà chúng ta thường gọi “to xác và vụng về”. Có cơ man nào cáp, nào ổ điện, nào phích cắm, nào đầu nối, nào micro, nào kính chắn gió – mà tôi thì hoàn toàn không có khái niệm cái nào gắn vào cái nào, và hình như tôi không thể hiểu được. Tôi không thể giữ thiết bị âm thanh đứng thẳng, tôi luôn kéo lê dây dẫn. Lần đầu tiên tham gia phỏng vấn về đề tài bản chất nhạc rock thuần tuý. Khi trở về đài, không hề nghe được một âm thanh nào trong băng hết. Không một tiếng ợ, không một tiếng rít, không một tiếng bốp…Không gì hết! Mà đó mới chỉ là lần đầu tiên tôi quay về không có âm thanh.

Dù có c ố gắng đến đâu tôi cũng chưa bao giờ làm tốt được. Nhưng tôi sẽ không bao giờ đánh đổi cái lần làm kỹ thuật viên âm thanh tệ nhất trong lịch sử ấy, đó là một trong những bài học tốt nhất của tôi về sự khiêm tốn và thừa nhận nhược điểm của chính mình.

Lưu ý: Mọi thứ không đến một cách dễ dàng. Bất kể cha mẹ nói gì với bạn, bạn không thể làm được mọi điều dù bạn quyết chí. Tôi làm việc với những người có thể làm được những việc mà tôi hoàn toàn không thể làm được, và tôi chấp nhận nhược điểm của mình. Nghề phóng viên đòi hỏi sự nỗ lực của đồng đội để phát hình đi. Tôi vô cùng kính trọng các kỹ thuật viên, các nhà quay phim, và đặc biệt là các kỹ thuật viên âm thanh. Công việc của họ đòi hỏi nhiều cả nghệ thuật lẫn kỹ năng và hiểu biết về âm thanh, micro, điện tử, nhiễu sóng… đủ mọi thứ – và toàn là những thứ tôi không đủ khả năng thể chất để làm hay học.

Tôi hết sức xin lỗi những nhà quay phim đã phải chịu đựng tôi làm kỹ thuật âm thanh cho họ ở Baltimore. Tôi biết họ vừa làm cùng tôi vừa run, cho tới khi chủ nhiệm quản trị, trong một hành động tự bảo quản – thực ra là một phát súng ân huệ đã lôi phắt tôi ra khỏi vị trí phụ trách âm thanh.

Thế là tôi tự do tập trung vào lĩnh vực sản xuất – xác định sự kiện, tìm cách kể lại, ra ngoài cùng phóng viên và nhóm thu thập tất cả các tình tiết quay về viết và nộp chung tất cả lại đưa đến phòng biên tập. Tôi làm việc như trâu, và ngày càng tiến bộ hơn trong công việc sản xuất. Tôi ở lại Baltimore hai năm, và tôi yêu thích từng giây sau cái thời kỳ phụ trách âm thanh. Tôi thích những người bạn mà tôi đã kết thân, thích những công việc tôi làm, thích những cơ hội mà tôi có được.

Chính Baltimore là n ơi mà tôi đã bắt đầu thấy tự tin rằng, nếu tôi có thể viết và sản

xuất các sự kiện cho những người khác đọc, tôi cũng có thể tự đọc lấy. Tôi vẫn chưa muốn lên hình cho đến khi cảm thấy mình đã học đủ các chi tiết cơ bản ở hậu trường, đảm bảo làm tốt khi bước ra trước máy quay. Tôi không muốn làm người thụ động góp thêm một khuôn mặt xinh xắn, xuất hiện đọc những lời người khác viết, thuật lại những sự kiện do người khác hình dung. Tôi muốn đủ khả năng tự thực hiện việc đó

– hình dung các sự kiện, thuật lại, viết ra, gom lại, và đọc lên với tên của tôi trên đó. Tôi tự hứa thầm với mình: Ở nơi làm việc tới, tôi sẽ thử ra trước ống kính. Tôi không biết mình đã thực sự sẵn sàng chưa, nhưng phải thử xem.

Tôi rời Baltimore để tham gia chiến dịch tranh cử – lần này, chú Teddy ra ứng cử tổng thống cho Đảng Dân chủ năm 1980. Khi chiến dịch kết thúc ( sớm hơn mong muốn của chúng tôi, nhưng đó là cuốn sách khác) , tôi đi gặp vài đại diện truyền hình tìm một công việc trước ống kính. Các cuộc gặp gỡ thật đáng ghi nhớ vì không đại diện nào khích lệ tôi lấy một câu. Khích lệ ấy hả? Nghe thử xem nhé. Một trong những đại diện lớn nhất trong ngành – bây giờ vẫn còn – nói thẳng vào mặt tôi rằng quên đi. Ông ta không bao giờ có thể tìm việc cho tôi chừng nào tôi chưa giảm bớt hai mươi lăm pao và chưa làm gì đó cải thiện cái giọng mũi của tôi. ( các bạn còn nhớ không , tôi đã nói chúng ta sẽ quay lại với mớ đậu phộng đó mà. Tôi chẳng bao giờ thôi ăn đậu phộng).

Chừng nào còn sống tôi sẽ không bao giờ quên cuộc gặp gỡ ấy. Tôi rời khỏi văn phòng đầu ngẩng cao rồi khóc nức nở trong xe. Tôi xấu hổ quá. Tôi thấy mất thể diện quá. Tôi quá giận người đại diện vì sự tàn nhẫn vô tình của ông ta. Tôi gọi cho cha mẹ, ông bà và họ đã choáng váng: “Dĩ nhiên là con không hề mập! Giọng con không hề the thé! Cha mẹ chưa bao giờ nghe bất kỳ ai nói thế về giọng của con! Con hoàn toàn không mập và nói chẳng the thé gì hết”. Đương nhiên những người yêu quý bạn luôn muốn làm vui lòng bạn, họ không muốn bạn buồn. Nhưng trong thâm tâm tôi biết một lần nữa có người trung thực một cách thô bạo đã nói với tôi những điều mà tôi phải nghe. Nếu đang theo đuổi niềm say mê của mình, đôi khi bạn phải đối diện với những điều khó chịu về bản thân và thay đổi nó. Tôi có thể tiếp tục ăn uống theo cách tôi vấn ăn hoặc thay đổi. Một lần nữa tôi phải xì mũi tiến lên – rút ra tính khiêm tốn từ những lời khiến mình bẽ mặt. “Thôi được nếu công việc đòi hỏi như thế thì ta sẽ làm như vậy”.

Tôi luôn phải vật lộn với trong lượng của mình – lên lên, xuống xuống – nhưng bây giờ tôi coi giảm cân là công việc chính, một chiến dịch. Tôi thực hiện chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Tôi tập luyện như điên, viết ra những thứ đã ăn, dài cả chục thước. Tôi học với giáo viên luyện giọng một tuần sáu bẩy buổi. Tôi tự cải tạo mình như phát rồ, mắt hướng thẳng tới mục tiêu. Vài tháng sau tôi quay lại văn phòng đại

diện, yêu cầu ông ta giúp đỡ vì tôi đã theo lời khuyên của ông ta. Ông ta cũng đã cố gắng tìm, nhưng thật ra những công việc mà ông ta tìm được cho tôi thực sự cần nhiều khả năng và kinh nghiệm trước ống kính hơn mà tôi thì không có chút nào. Nếu tôi muốn tôi phải bắt đầu từ đầu. Thêm một lần nữa.

Mấy tháng sau, tôi vớ được một cơ hội nhỏ. Có nghiệp đoàn tố chức biểu diễn âm nhạc mới thành lập họ cần một người đến hiện trường phỏng vấn các huyền thoại trong ngành ca nhạc – các ngôi sao như Aretha Franklin và Alice Cooper. Dù là người chỉ đạo các cuộc phỏng vấn tôi không hề xuất hiện trên màn hình. Nhưng tôi đã có một đoạn phim về mình quay ở hiện trường để thử giọng. Truyền hình cũng giống như mọi công việc khác. Phải chộp lấy bất cứ thứ gì có thể đưa ta tiến lên.

Vừa đúng lúc đó, Westinghouse tiến hành phát chương trình tạp chí truyền hình riêng đã thành công lớn tại đài địa phương. “Tạp chí buổi chiều” lên toàn quốc gọi là “Tạp chí PM”. Thật may mắn tôi đã làm chủ nhiệm chương trình địa phương cho họ ở Baltimore. Vì đã là thành viên của gia đình Westinghouse rồi, nên các chủ nhiệm nhận xem cuộn phim thử giọng mới của tôi. Họ sẵn sàng cho tôi thử trước ống kính. Xét cho cùng họ đã biết tôi là người hoạt động mạnh mẽ, rồi thuê tôi rẻ và rằng nếu không đâu tôi vẫn luôn có thể quay ra sản xuất. (Lưu lý: Cẩn thận đừng qua cầu rút ván khi bỏ việc. Bạn không bao giờ biết được khi nào thì sẽ phải nhờ chính những người đó giúp đỡ thêm lần nữa đâu).

Thế là cuối cùng cũng được lên hình, tôi run quá chừng. Làm phóng viên quốc gia cho chương trình “Tạp chí PM” hai năm, làm việc ở Los Angeles và tôi đã bật lên. Không phải chỉ là từ chương trình 60 phút, nhưng còn gì khác vào thời điểm đó nữa đâu? Có vài người đã từng bắt đầu với 60 phút

– và khó có ai bật lên được. Vậy nếu tôi không theo dõi đưa tin về chiến tranh và chính trị mà chỉ đưa những nét nổi bật thôi thì sao nhỉ? Có rất nhiều việc, nhiều chuyến đi, nhiều cơ hội. Tôi đã lên hình và lên theo cách của tôi. Thấy thích thú, cứ học, học nữa, học mãi – Tôi trưởng thành hơn, thấy thoải mái hơn với cách thể hiện của mình.

Tôi luôn cười thích thú mỗi khi các bạn trẻ đến gặp tôi và nói: “Em muốn làm đúng như những gì chị đang làm”. Họ giải thích rằng, dĩ nhiên họ biết là phải mất vài năm. Họ hoàn toàn chắc chắn rằng họ có thể là Tom Brokaw hoặc Barbara Walters khi đến tuổi ba mươi. Nghe này: ta không thể bỏ qua quá trình học tập được. Phải mất thời gian mới lên được đỉnh cao, đó là điều tốt – vì trong khi vươn lên đó bạn sẽ rút ra những kinh nghiệm cần phải biết để trụ lại.

Vậy thì hãy nghỉ ngơi, cứ thong thả đừng quá vội vã. Và hãy nhớ: Không việc gì không xứng với bạn. Nhưng cũng phải biết rằng, trên con đường đi lên bạn có thể đụng phải người hay chỉ trích và phán xét, những kẻ đố kỵ – những người có thể nói bạn đạt được những gì đang có là vì bạn là ai, hoặc là cái gì, vì cha bạn, vì bạn quen biết ai đó… Không thành vấn đề. Phớt lờ nó đi. Nếu họ có vấn đề với bạn, thì đó là chuyện của họ, không phải của bạn. Hãy để lòng tự ái sang một bên, hãy cúi đầu và gan lì tiến lên, san bằng mọi trở ngại. Không có cách nào để có được sự tôn trọng và lòng tự trọng tốt hơn bằng cách nỗ lực làm việc.

Bài học: “Bắt đầu từ tự lập” không có gì phải xấu hổ. Nó có ý nghĩa khiêm tốn – đánh giá thực tế vị trí của bạn trên đồ thị kiến thức. Và hãy trung thực với chính bản thân. Hãy học những gì còn kém cỏi và đánh giá đúng giá trị các đồng nghiệp. Có điều hãy tránh xa các thiết bị âm thanh ra nhé, và cả đậu phộng nữa.

Bình luận