Thật thế. Làm công việc tầm thường cho một ông chủ lớn tốt cho sự nghiệp và tâm hồn bạn hơn là làm lãnh đạo của – Ồ, như chương trình được xếp hạng cao Jerry Spinger chẳng hạn. Tôi học được điều đó qua kinh nghiệm.
Sau khi nai lưng ra ở đài Philadenphia, rồi làm đến nổ óc ở Baltimore và Los Angeles, tôi vớ được một cơ hội lớn. Hãng CBS thuê tôi là phóng viên cấp dưới cho chương trình Bản tin Sáng CBS, làm việc tại văn phòng L.A. Đó là mạng tin tức mà tôi vẫn luôn nhắm tới! Tôi đã đặt được chân vào! Đặt chân vào với công việc ngập đầu và cảm giác kinh hãi.
Phải nói với các bạn rằng tôi trụ nổi ở đó – thậm chí còn phát triển lên – không phải nhờ tôi vĩ đại, mà nhờ vị chủ nhiệm khó tính, nghễnh ngãng, lém lỉnh, lỗi lạc có tâm trạng vui vẻ khi tôi nhờ chị ấy giúp đỡ. Đó là con người từng trải, hiểu biết, xuất thân từ Brooklyn, còn tôi thì – thế nào nhỉ, cứ nói là không phải từ Brooklyn đi. Chúng tôi không thể nào khác nhau hơn được nữa. Tôi nghĩ không ai biết một trong hai chúng tôi lại hình dung được rằng, chúng tôi có thể hòa thuận với nhau, làm bạn bè thì còn lâu.
Khi lãnh đạo văn phòng CBS ở L.A bảo, họ phân công chị chủ nhiệm kỳ dị này làm việc với tôi, tôi hết sức cảm kích. Họ nói, chị bắt đầu làm cho CBS từ thời còn là mạng lưới phát thanh, rằng chị là một cây viết và là một chủ nhiệm cừ khôi. Chị từng làm việc với Walter Cronkite và Hughes Rudd. Ái chà! Chị quen tất cả các diễn viên và biết hết các thủ tục làm việc. Chị rất giỏi xử lý hạn chót, biết rành rẽ về sóng ngắn, về xe truyền vệ tinh. Chị sẽ luôn cho tôi lên hình. Điều quan trọng nhất là, chị sẽ dạy tôi mọi thứ về cách viết và cách kết cấu phóng sự.
Tôi điên lên vì phấn khởi. CBS thích tôi!. Họ quan tâm, vun đắp, ủng hộ, dạy dỗ tôi! Họ đang đầu tư thời gian và tài năng cho sự nghiệp của tôi!.
Khi nào thì tôi có thể gặp người phụ nữ tuyệt vời ấy?
Ồ, chỉ vài tuần nữa thôi, họ nói. Chừng nào chủ nhiệm của cô từ chỗ cai nghiện ma túy ở sa mạc trở về, thì cả hai vị có thể bắt đầu làm việc ngay.
Cha mẹ ơi!. Điều mà họ không nói cho tôi biết về chủ nhiệm của tôi là chị đã tự biến người chủ nhiệm huyền thoại của chương trình Tin Phát Thanh thành ra trông giống bị mộng du. Cuộc sống của chị xoay như chong chóng, đến mức CBS phải đưa chị ấy đi “ tẩy rửa”. Ôi trời ơi! Thế mà tôi từng nói với các bạn rằng tôi sẽ không bao giờ chán.
Còn một điều cũng mãi đến sau này tôi mới biết, là những gì cùng lúc đó xảy ra ngoài sa mạc, khi chị biết tin sắp làm việc cùng tôi. Chị ngồi cùng nhóm liệu pháp ở trung tâm điều trị, nghe luật sư đọc bức thư của CBS thông báo rằng khi quay lại làm việc, chị sẽ không còn phải làm một chủ nhiệm tin vất vả nữa. “ Chúng tôi thuê Maria Shriver, chị sẽ giúp cô ấy trở thành một ngôi sao”.
Ch ị nhảy dựng lên và bắt đầu la hét.” Con nhà Kennedy? Họ thuê một đứa con nhà Kennedy hả? Họ ghét tôi đến mức bắt tôi phải làm việc với một đứa con nhà Kennedy sao? Họ trừng phạt tôi. !“. Chị thấy nhục nhã, choáng váng, tức điên người. Đối với chị, và tôi chắc với hầu hết tất cả những gì không thích hợp với ngành truyền thông. Không phải chỉ vì tôi xuất thân từ một gia đình nổi tiếng, mà còn vì tôi không học trường báo chí ra, không làm việc trong ngành nhiều năm trước khi bước vào mạng lưới này, và tệ nhất là tôi lại trẻ, trông không đến nỗi tệ, đang hẹn hò với một vận động viên thể hình người Áo, người cho rằng mình có thể trở thành một ngôi sao điện ảnh. Không có gì lạ khi chị chủ nhiệm nghĩ CBS mất trí, và sự nghiệp của chị thế là chấm hết. Nhìn lại, tôi chắc các ông chủ CBS đã tính, cả hai chúng tôi hoặc sẽ tiêu diệt nhau, hoặc sẽ cùng rời khỏi hãng. Cả hai vấn đề đều quá nhỏ đối với họ.
Tôi sẽ không bao giờ quên lần đầu tiên gặp gỡ chị. Tôi run quaaá chừng. Chờ chị ra khỏi văn phòng giám đốc ngày đầu tiên đi điều trị về, chìa tay ra, tôi nói,” Xin chào, tôi là Maria. Rất vui được gặp chị”. Chị nhìn tôi, đảo mắt rồi đi tiếp. Tôi bám theo như con chó con. Có lẽ chị không nghe thấy. Tôi tự giới thiệu lại và lảm nhảm rằng, được làm việc cùng chị thật thú vị, rằng chúng tôi đã tạo nên một nhóm chết người. Chờ đến khi tôi kết thúc, nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo, chị giải thích rằng chị chẳng nghe được lời nào tôi nói, vì chị bị nặng tại, mà máy trợ thính lại tắt mất rồi. Chị nói tiếp-tôi diễn ý thôi, vì hầu hết là những lời lẽ không thể kể ra được- rằng chị sẽ làm việc với tôi chỉ vì chị phải làm, thế thôi. Rằng chị coi đó là sự giáng chức, nhưng chị cho rằng chị phải trả giá vì cách cư xử điên rồ của mình trong những năm qua. Rằng ưu tiên hàng đầu của chị trong cuộc sống không phải là biến tôi thành một ngôi sao, mà
là sống trong sạch, học cách sống không có ma túy, trang trải nợ nần do ma túy. Dạy dỗ tôi nằm ở tận cùng danh mục. Tự nhiên tôi thấy tay trưởng phòng tin tức ở Philadenphia đúng là người dễ chịu.
Tôi nhớ một số sự kiện tin tức đầu tiên chúng tôi làm rất tốt. Chị chủ nhiệm không hề tôn trọng tôi, cũng không thèm quan tâm tôi có biết điều đó không – mà hình như còn muốn cho mọi người khác biết điều đó. Mỗi lần chúng tôi ra ngoài làm phóng sự, tôi đề xuất – “ Sao chúng ta không quay cảnh này?” hoặc “ Sao chúng ta không tổ chức phỏng vấn ở đây?”– vì xét cho cùng tôi cũng từng làm chủ nhiệm vài năm. Đáp lại, chị trình diễn một màn tắt máy trợ thính để có thể “ giả bộ” không nghe thấy gì- ngụ ý tôi làm gì có sáng kiến nào mà đưa ra.
Quay về văn phòng, tôi viết kịch bản và đưa chị biên tập. Chị nhăn mặt rồi bắt đầu mở máy tuôn ra các chỉ thị: “ Kịch bản này thì….Cô che mất vai chính ở đoạn ba rồi.
Đưa nó lên đây này. Phải luôn đặt thuộc tính ở đầu mỗi câu. Đừng có đưa mồi nhử bằng cách nói cho chúng tôi biết ý của một người trước khi họ nói ra. Và đừng có bảo tôi rằng, tôi đang thấy một quả táo. Đây là đài truyền hình, tôi có thể thấy quả táo bằng mắt của tôi. Hãy nói cho tôi biết điều gì khác kia. Đừng nói với tôi, người cha đang khóc trong khi cô chiếu cảnh ông ấy khóc. Hãy kể tôi nghe những điều cô biết về ông ấy, vì cô có mặt ở đó”. Chị gạch bỏ các phần trong kịch bản với những nét lớn bằng cây viết đỏ, la hét , “Cái này ba hoa quá!” chị vẽ các mũi tên chuyển câu đi khắp nơi. Chị la to sao cho mọi người trong cả văn phòng đều có thể nghe thấy. rồi chị bảo tôi về phòng viết lại, sau khi đã viết lại, rồi lại viết lại, cho đến khi chị nói ”Được rồi, không còn ba hoa nữa, chặt chẽ rồi. Tôi có thể dựng cái này thành một tác phẩm được rồi. “.
Chị gào lên về giọng thuyết minh của tôi: ”Giọng cô nghe y như trong chương trình châm biếm Cuộc sống đêm thứ bảy!” Chị la khi chúng tôi được phân công đi dựng tin giải trí: ”Cô cho sự nghiệp của tôi trôi tuột xuống cống rồi” Chị đuổi theo tôi quanh phòng tin tức bằng tiếng hét, “ Chính xác vào! Nếu chúng ta không có sự chính xác, chúng ta không có siiiiì !” Chị tống cổ tôi ra khỏi phòng biên tập với “Để tôi yên. Tôi đang cố làm cho cô trông khá hơn đây!” Mà chị làm thế thật. Còn tôi thì quan sát, và tôi học.
Chúng tôi ở bên nhau rất nhiều thời gian, tôi biết, đến một thời điểm nào đó chị sẽ thực sự nói với tôi. Cho nên tôi vẫn chờ. Tôi giỏng tai lên trong xe, khi chị bảo cả đội rằng chị vẫn luôn nghĩ tới ma túy, và không thể ngủ được khi đêm đến. Tôi chợt nhận thức được việc chị ấy đang làm – ngày ngày đấu tranh để sống trong sạch- đó là chuyện to tát hơn nhiều so với cái mà tôi đang làm là học làm tin truyền hình. Tôi chỉ
cúi đầu lắng nghe, quan sát chị và chạy đến nhờ chị giúp đỡ.
Không lâu sau, m ọi cái thay đổi. Một hôm, chị ào vào phòng tôi, đóng sầm cửa lại và khóc “Tôi không thể thế này hơn được nữa. Chắc tôi phải ra ngoài mua thuốc thôi”.
Tôi nạt lại: “ Đừng có lố bịch thế! Chị có biết là chị can đảm lắm không? Chị có biết cần bao nhiêu lòng can đảm mới làm được những gì chị đang làm không?”.
“Tôi chẳng có chút cam đảm nào hết. Tôi thấy quá căng thẳng. Tôi sắp chịu hết nổi rồi”.
“ Thôi nào, ch ị sắp vượt qua được rồi. Hãy đứng dậy, đến một trong những nơi tư vấn ẩn danh mà chị vẫn đến đi” Chị làm theo. Tôi nghĩ, ngay lúc ấy chúng tôi đã thừa nhận rằng, cả hai chúng tôi đều có điều gì đó phải chứng tỏ cho bản thân mình và cho hãng thấy- nhưng không cần phải chứng tỏ cho nhau thấy. Hơn nữa, chúng tôi còn có rất nhiều điều có thể học của nhau. Từ đó trở đi, mỗi chúng tôi đều không chịu để cho người kia mòn mỏi đi vì nỗi sợ hãi của mình, lòng tin cứ lớn dần lên.
Chúng tôi l ập thành một nhóm khiến người ta kinh ngạc. chị vẫn đập tơi bời các kịch bản của tôi, vẫn kêu ầm lên ”Ba hoa! Ba hoa nhiều quá!” nhưng sau đó, chúng tôi lại cùng cười- cả những người khác trong văn phòng cũng vậy.
Mà khi chúng tôi làm việc và cười, tôi làm tin khá hơn, còn chị ấy sống khá hơn. Chúng tôi đi vòng quanh thế giới, tường thuật đủ thứ sự kiện: ám sát, hội nghị chính trị, Olympic, Liên hoan phim Cannes. Bất cứ ở đâu, chúng tôi đều có mặt ngay tại hiện trường.
Quyền Anh chẳng hạn. Khi lãnh đạo phân công chúng tôi đến trận đấu quyền Anh hạng trung tranh giải vô địch thế giới, giữa Marvelous Marvin Hagler và Roberto Duran ở Las Vegas, cuộc trao đổi diễn ra thế này:
“Em có biết tí gì về quyền Anh không?
Không, còn chị? Không
Lên đường thôi!”
Ở Las Vegas, chị chủ nhiệm đòi cho được một biên tập viên là chuyên gia về quyền Anh. Vì không được quyền quay trận đấu, chị phải mang theo một phóng viên nhiếp ảnh và thu xếp tráng phim ngay lập tức sao cho có thể đưa tin giờ chót vào chương trình buổi sáng ở Bờ Đông, cùng với bài bình luận của tôi. Bình luận về trận đấu ư? Tôi bình luận bằng cách nào đây?
Trong hầu hết các ngày, bạn thường học khi làm việc, nhưng trong ngành truyền thông bạn phải học thật nhanh, thậm chí tức khắc trở thành một chuyên gia. Bạn bị quẳng vào sự kiện trong ánh đèn chớp nháy, và bỗng thấy trời đất quay cuồng. Bạn phải đặt đúng câu hỏi với đúng người, rồi lắng nghe và học hỏi.
Khi tôi đến Caesar Palace ( Tôi đi một mình, vì chúng tôi chỉ có một thẻ ra vào cửa cho báo chí) tôi nghĩ, “ đúng người” ở đây là các phóng viên coi việc theo dõi tin quyền Anh là mục đích sống. Tôi đến chỗ một số người ngồi gần võ đài, như Dick Schapp của hãnh ABC và các anh chàng của tờ Sports Illusstrated. Tôi nhờ họ giúp kỹ thuật mô tả trận đấu: “ Có tờ giấy đây, các anh có thể làm ơn ghi nhanh vài lời chú giải- ai đánh ai bằng cú đánh nhanh bên trái hoặc cú móc bên phải ở vòng mấy không? Viết được bao nhiêu cũng xin cám ơn rất nhiều. Tôi sẽ quay lại lấy tờ giấy khi trận đấu kết thúc”. Họ rất sẵn lòng. ( Các bạn biết không, những người thực sự giỏi trong công việc thường hào phóng chứng tỏ năng khiếu của mình, không hề hà tiện với chúng”.
Trận đấu đó được gọi là “trận đấu của năm”, và hẳn nhiên đối với tôi cũng thế. Mười lăm hiệp đấu cuồng nhiệt- đó chỉ là những gì diễn ra trong phòng biên tập thôi. Chúng tôi cùng biên tập viên nghiên cứu các ghi chép và tìm ra những điểm nổi bật- Ví dụ, Hagler thắng Duran ở hiệp một bằng một cú đánh mạnh bên phải, Duran đánh trung Hagler một cú mạnh thẳng giữa mặt ở hiệp mười hai. Biên tập viên ghép các bức ảnh lại, chúng tôi xâu chuỗi các sự kiện bằng những điều tôi quan sát được, và nối tất cả lại thành trận đấu. Nó đã gây được ấn tượng mạnh, đúng là ấn tượng mạnh về tiền bạc. Nhân tiện kể luôn, đêm đó máy biên tập của chúng tôi được đặt trong phòng tắm ở đài Las Vegas. Tôi phải ghi âm bài tường thuật của mình giữa các lần giật nước toilet, tin tức truyền hình thật là quyến rũ. Kết cục, Marvelous Marvin giữ được danh hiệu của mình, còn chị chủ nhiệm tuyệt vời của tôi và tôi thì thành một cặp đưa nhiều tin quyền Anh trong các chương trình của mình hơn.
Suốt những năm sau này, chúng tôi vẫn là những người bạn thân thiết nhất, và tôi vẫn nói rằng, hầu như mọi thứ tôi học được về làm tin truyền hình đều là từ chị. Có thể nói thế này: tôi được CBS thuê làm việc, nhưng thực ra tôi làm việc cho chị. Chị thách thức, khuyến khích, dẫn dắt tôi- và khi tôi không đương đầu nổi với những vấn đề
khó khăn, chị hét vào mặt tôi, thường bằng những từ có bốn chữ. Chị cảnh báo tôi về những cám dỗ, cạm bẫy và những tiêu chuẩn đạo đức. Nhưng chị còn đổ thêm nhiên liệu vào ngọn lửa đang cháy trong tôi: moi móc các sự kiện, tìm ra sự thật, rồi dựng thành phim và kể nó cho công chúng nghe một cách chính xác, sắc sáo, sâu sắc, theo đúng luân thường đạo lý. Đó là những gì chị dạy, và là những nguyên tắc mà tôi cố tôn trọng triệt để cho đến ngày nay. Chắc chắn rằng, nếu tôi không khiêm tốn nhờ chị giúp đỡ hết lần này đến lần khác, và nếu tôi không lắng nghe khi chị nói- tôi sẽ không bao giờ trụ nổi những năm đầu tiên làm việc trong mạng truyền thông. Ngay đến bây giờ- tôi thường gọi cho chị nhờ hướng dẫn. Chị vẫn là một trong những người bạn tốt nhất của tôi, và tôi rất đỗi tự hào là chị vẫn sống trong sạch cho đến hôm nay.
Bài học: Chúa đặt những người thầy thông thái trên đường đi của bạn. Có thể trông họ không giống bạn, không suy nghĩ như bạn, hoặc không như những gì bạn đang mong đợi. Nhưng họ luôn biết nhiều hơn bạn, toàn bộ vấn đề là ở chỗ đó. Hãy sử dụng họ. Nếu không tìm thấy ai khi bắt đầu sự nghiệp, không sao hết. hãy mở to mắt ra mà nhìn. Những người thầy thông thái sẽ xuất hiện trước mặt bạn ở giai đoạn sau. Họ truyền cho bạn những bài học mà bạn phải nắm bắt. giống như điều tiếp theo đây.
Thật thế. Làm công việc tầm thường cho một ông chủ lớn tốt cho sự nghiệp và tâm hồn bạn hơn là làm lãnh đạo của – Ồ, như chương trình được xếp hạng cao Jerry Spinger chẳng hạn. Tôi học được điều đó qua kinh nghiệm.
Sau khi nai lưng ra ở đài Philadenphia, rồi làm đến nổ óc ở Baltimore và Los Angeles, tôi vớ được một cơ hội lớn. Hãng CBS thuê tôi là phóng viên cấp dưới cho chương trình Bản tin Sáng CBS, làm việc tại văn phòng L.A. Đó là mạng tin tức mà tôi vẫn luôn nhắm tới! Tôi đã đặt được chân vào! Đặt chân vào với công việc ngập đầu và cảm giác kinh hãi.
Phải nói với các bạn rằng tôi trụ nổi ở đó – thậm chí còn phát triển lên – không phải nhờ tôi vĩ đại, mà nhờ vị chủ nhiệm khó tính, nghễnh ngãng, lém lỉnh, lỗi lạc có tâm trạng vui vẻ khi tôi nhờ chị ấy giúp đỡ. Đó là con người từng trải, hiểu biết, xuất thân từ Brooklyn, còn tôi thì – thế nào nhỉ, cứ nói là không phải từ Brooklyn đi. Chúng tôi không thể nào khác nhau hơn được nữa. Tôi nghĩ không ai biết một trong hai chúng tôi lại hình dung được rằng, chúng tôi có thể hòa thuận với nhau, làm bạn bè thì còn lâu.
Khi lãnh đạo văn phòng CBS ở L.A bảo, họ phân công chị chủ nhiệm kỳ dị này làm việc với tôi, tôi hết sức cảm kích. Họ nói, chị bắt đầu làm cho CBS từ thời còn là mạng lưới phát thanh, rằng chị là một cây viết và là một chủ nhiệm cừ khôi. Chị từng làm việc với Walter Cronkite và Hughes Rudd. Ái chà! Chị quen tất cả các diễn viên và biết hết các thủ tục làm việc. Chị rất giỏi xử lý hạn chót, biết rành rẽ về sóng ngắn, về xe truyền vệ tinh. Chị sẽ luôn cho tôi lên hình. Điều quan trọng nhất là, chị sẽ dạy tôi mọi thứ về cách viết và cách kết cấu phóng sự.
Tôi điên lên vì phấn khởi. CBS thích tôi!. Họ quan tâm, vun đắp, ủng hộ, dạy dỗ tôi! Họ đang đầu tư thời gian và tài năng cho sự nghiệp của tôi!.
Khi nào thì tôi có thể gặp người phụ nữ tuyệt vời ấy?
Ồ, chỉ vài tuần nữa thôi, họ nói. Chừng nào chủ nhiệm của cô từ chỗ cai nghiện ma túy ở sa mạc trở về, thì cả hai vị có thể bắt đầu làm việc ngay.
Cha mẹ ơi!. Điều mà họ không nói cho tôi biết về chủ nhiệm của tôi là chị đã tự biến người chủ nhiệm huyền thoại của chương trình Tin Phát Thanh thành ra trông giống bị mộng du. Cuộc sống của chị xoay như chong chóng, đến mức CBS phải đưa chị ấy đi “ tẩy rửa”. Ôi trời ơi! Thế mà tôi từng nói với các bạn rằng tôi sẽ không bao giờ chán.
Còn một điều cũng mãi đến sau này tôi mới biết, là những gì cùng lúc đó xảy ra ngoài sa mạc, khi chị biết tin sắp làm việc cùng tôi. Chị ngồi cùng nhóm liệu pháp ở trung tâm điều trị, nghe luật sư đọc bức thư của CBS thông báo rằng khi quay lại làm việc, chị sẽ không còn phải làm một chủ nhiệm tin vất vả nữa. “ Chúng tôi thuê Maria Shriver, chị sẽ giúp cô ấy trở thành một ngôi sao”.
Ch ị nhảy dựng lên và bắt đầu la hét.” Con nhà Kennedy? Họ thuê một đứa con nhà Kennedy hả? Họ ghét tôi đến mức bắt tôi phải làm việc với một đứa con nhà Kennedy sao? Họ trừng phạt tôi. !“. Chị thấy nhục nhã, choáng váng, tức điên người. Đối với chị, và tôi chắc với hầu hết tất cả những gì không thích hợp với ngành truyền thông. Không phải chỉ vì tôi xuất thân từ một gia đình nổi tiếng, mà còn vì tôi không học trường báo chí ra, không làm việc trong ngành nhiều năm trước khi bước vào mạng lưới này, và tệ nhất là tôi lại trẻ, trông không đến nỗi tệ, đang hẹn hò với một vận động viên thể hình người Áo, người cho rằng mình có thể trở thành một ngôi sao điện ảnh. Không có gì lạ khi chị chủ nhiệm nghĩ CBS mất trí, và sự nghiệp của chị thế là chấm hết. Nhìn lại, tôi chắc các ông chủ CBS đã tính, cả hai chúng tôi hoặc sẽ tiêu diệt nhau, hoặc sẽ cùng rời khỏi hãng. Cả hai vấn đề đều quá nhỏ đối với họ.
Tôi sẽ không bao giờ quên lần đầu tiên gặp gỡ chị. Tôi run quaaá chừng. Chờ chị ra khỏi văn phòng giám đốc ngày đầu tiên đi điều trị về, chìa tay ra, tôi nói,” Xin chào, tôi là Maria. Rất vui được gặp chị”. Chị nhìn tôi, đảo mắt rồi đi tiếp. Tôi bám theo như con chó con. Có lẽ chị không nghe thấy. Tôi tự giới thiệu lại và lảm nhảm rằng, được làm việc cùng chị thật thú vị, rằng chúng tôi đã tạo nên một nhóm chết người. Chờ đến khi tôi kết thúc, nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh lẽo, chị giải thích rằng chị chẳng nghe được lời nào tôi nói, vì chị bị nặng tại, mà máy trợ thính lại tắt mất rồi. Chị nói tiếp-tôi diễn ý thôi, vì hầu hết là những lời lẽ không thể kể ra được- rằng chị sẽ làm việc với tôi chỉ vì chị phải làm, thế thôi. Rằng chị coi đó là sự giáng chức, nhưng chị cho rằng chị phải trả giá vì cách cư xử điên rồ của mình trong những năm qua. Rằng ưu tiên hàng đầu của chị trong cuộc sống không phải là biến tôi thành một ngôi sao, mà
là sống trong sạch, học cách sống không có ma túy, trang trải nợ nần do ma túy. Dạy dỗ tôi nằm ở tận cùng danh mục. Tự nhiên tôi thấy tay trưởng phòng tin tức ở Philadenphia đúng là người dễ chịu.
Tôi nhớ một số sự kiện tin tức đầu tiên chúng tôi làm rất tốt. Chị chủ nhiệm không hề tôn trọng tôi, cũng không thèm quan tâm tôi có biết điều đó không – mà hình như còn muốn cho mọi người khác biết điều đó. Mỗi lần chúng tôi ra ngoài làm phóng sự, tôi đề xuất – “ Sao chúng ta không quay cảnh này?” hoặc “ Sao chúng ta không tổ chức phỏng vấn ở đây?”– vì xét cho cùng tôi cũng từng làm chủ nhiệm vài năm. Đáp lại, chị trình diễn một màn tắt máy trợ thính để có thể “ giả bộ” không nghe thấy gì- ngụ ý tôi làm gì có sáng kiến nào mà đưa ra.
Quay về văn phòng, tôi viết kịch bản và đưa chị biên tập. Chị nhăn mặt rồi bắt đầu mở máy tuôn ra các chỉ thị: “ Kịch bản này thì….Cô che mất vai chính ở đoạn ba rồi.
Đưa nó lên đây này. Phải luôn đặt thuộc tính ở đầu mỗi câu. Đừng có đưa mồi nhử bằng cách nói cho chúng tôi biết ý của một người trước khi họ nói ra. Và đừng có bảo tôi rằng, tôi đang thấy một quả táo. Đây là đài truyền hình, tôi có thể thấy quả táo bằng mắt của tôi. Hãy nói cho tôi biết điều gì khác kia. Đừng nói với tôi, người cha đang khóc trong khi cô chiếu cảnh ông ấy khóc. Hãy kể tôi nghe những điều cô biết về ông ấy, vì cô có mặt ở đó”. Chị gạch bỏ các phần trong kịch bản với những nét lớn bằng cây viết đỏ, la hét , “Cái này ba hoa quá!” chị vẽ các mũi tên chuyển câu đi khắp nơi. Chị la to sao cho mọi người trong cả văn phòng đều có thể nghe thấy. rồi chị bảo tôi về phòng viết lại, sau khi đã viết lại, rồi lại viết lại, cho đến khi chị nói ”Được rồi, không còn ba hoa nữa, chặt chẽ rồi. Tôi có thể dựng cái này thành một tác phẩm được rồi. “.
Chị gào lên về giọng thuyết minh của tôi: ”Giọng cô nghe y như trong chương trình châm biếm Cuộc sống đêm thứ bảy!” Chị la khi chúng tôi được phân công đi dựng tin giải trí: ”Cô cho sự nghiệp của tôi trôi tuột xuống cống rồi” Chị đuổi theo tôi quanh phòng tin tức bằng tiếng hét, “ Chính xác vào! Nếu chúng ta không có sự chính xác, chúng ta không có siiiiì !” Chị tống cổ tôi ra khỏi phòng biên tập với “Để tôi yên. Tôi đang cố làm cho cô trông khá hơn đây!” Mà chị làm thế thật. Còn tôi thì quan sát, và tôi học.
Chúng tôi ở bên nhau rất nhiều thời gian, tôi biết, đến một thời điểm nào đó chị sẽ thực sự nói với tôi. Cho nên tôi vẫn chờ. Tôi giỏng tai lên trong xe, khi chị bảo cả đội rằng chị vẫn luôn nghĩ tới ma túy, và không thể ngủ được khi đêm đến. Tôi chợt nhận thức được việc chị ấy đang làm – ngày ngày đấu tranh để sống trong sạch- đó là chuyện to tát hơn nhiều so với cái mà tôi đang làm là học làm tin truyền hình. Tôi chỉ
cúi đầu lắng nghe, quan sát chị và chạy đến nhờ chị giúp đỡ.
Không lâu sau, m ọi cái thay đổi. Một hôm, chị ào vào phòng tôi, đóng sầm cửa lại và khóc “Tôi không thể thế này hơn được nữa. Chắc tôi phải ra ngoài mua thuốc thôi”.
Tôi nạt lại: “ Đừng có lố bịch thế! Chị có biết là chị can đảm lắm không? Chị có biết cần bao nhiêu lòng can đảm mới làm được những gì chị đang làm không?”.
“Tôi chẳng có chút cam đảm nào hết. Tôi thấy quá căng thẳng. Tôi sắp chịu hết nổi rồi”.
“ Thôi nào, ch ị sắp vượt qua được rồi. Hãy đứng dậy, đến một trong những nơi tư vấn ẩn danh mà chị vẫn đến đi” Chị làm theo. Tôi nghĩ, ngay lúc ấy chúng tôi đã thừa nhận rằng, cả hai chúng tôi đều có điều gì đó phải chứng tỏ cho bản thân mình và cho hãng thấy- nhưng không cần phải chứng tỏ cho nhau thấy. Hơn nữa, chúng tôi còn có rất nhiều điều có thể học của nhau. Từ đó trở đi, mỗi chúng tôi đều không chịu để cho người kia mòn mỏi đi vì nỗi sợ hãi của mình, lòng tin cứ lớn dần lên.
Chúng tôi l ập thành một nhóm khiến người ta kinh ngạc. chị vẫn đập tơi bời các kịch bản của tôi, vẫn kêu ầm lên ”Ba hoa! Ba hoa nhiều quá!” nhưng sau đó, chúng tôi lại cùng cười- cả những người khác trong văn phòng cũng vậy.
Mà khi chúng tôi làm việc và cười, tôi làm tin khá hơn, còn chị ấy sống khá hơn. Chúng tôi đi vòng quanh thế giới, tường thuật đủ thứ sự kiện: ám sát, hội nghị chính trị, Olympic, Liên hoan phim Cannes. Bất cứ ở đâu, chúng tôi đều có mặt ngay tại hiện trường.
Quyền Anh chẳng hạn. Khi lãnh đạo phân công chúng tôi đến trận đấu quyền Anh hạng trung tranh giải vô địch thế giới, giữa Marvelous Marvin Hagler và Roberto Duran ở Las Vegas, cuộc trao đổi diễn ra thế này:
“Em có biết tí gì về quyền Anh không?
Không, còn chị? Không
Lên đường thôi!”
Ở Las Vegas, chị chủ nhiệm đòi cho được một biên tập viên là chuyên gia về quyền Anh. Vì không được quyền quay trận đấu, chị phải mang theo một phóng viên nhiếp ảnh và thu xếp tráng phim ngay lập tức sao cho có thể đưa tin giờ chót vào chương trình buổi sáng ở Bờ Đông, cùng với bài bình luận của tôi. Bình luận về trận đấu ư? Tôi bình luận bằng cách nào đây?
Trong hầu hết các ngày, bạn thường học khi làm việc, nhưng trong ngành truyền thông bạn phải học thật nhanh, thậm chí tức khắc trở thành một chuyên gia. Bạn bị quẳng vào sự kiện trong ánh đèn chớp nháy, và bỗng thấy trời đất quay cuồng. Bạn phải đặt đúng câu hỏi với đúng người, rồi lắng nghe và học hỏi.
Khi tôi đến Caesar Palace ( Tôi đi một mình, vì chúng tôi chỉ có một thẻ ra vào cửa cho báo chí) tôi nghĩ, “ đúng người” ở đây là các phóng viên coi việc theo dõi tin quyền Anh là mục đích sống. Tôi đến chỗ một số người ngồi gần võ đài, như Dick Schapp của hãnh ABC và các anh chàng của tờ Sports Illusstrated. Tôi nhờ họ giúp kỹ thuật mô tả trận đấu: “ Có tờ giấy đây, các anh có thể làm ơn ghi nhanh vài lời chú giải- ai đánh ai bằng cú đánh nhanh bên trái hoặc cú móc bên phải ở vòng mấy không? Viết được bao nhiêu cũng xin cám ơn rất nhiều. Tôi sẽ quay lại lấy tờ giấy khi trận đấu kết thúc”. Họ rất sẵn lòng. ( Các bạn biết không, những người thực sự giỏi trong công việc thường hào phóng chứng tỏ năng khiếu của mình, không hề hà tiện với chúng”.
Trận đấu đó được gọi là “trận đấu của năm”, và hẳn nhiên đối với tôi cũng thế. Mười lăm hiệp đấu cuồng nhiệt- đó chỉ là những gì diễn ra trong phòng biên tập thôi. Chúng tôi cùng biên tập viên nghiên cứu các ghi chép và tìm ra những điểm nổi bật- Ví dụ, Hagler thắng Duran ở hiệp một bằng một cú đánh mạnh bên phải, Duran đánh trung Hagler một cú mạnh thẳng giữa mặt ở hiệp mười hai. Biên tập viên ghép các bức ảnh lại, chúng tôi xâu chuỗi các sự kiện bằng những điều tôi quan sát được, và nối tất cả lại thành trận đấu. Nó đã gây được ấn tượng mạnh, đúng là ấn tượng mạnh về tiền bạc. Nhân tiện kể luôn, đêm đó máy biên tập của chúng tôi được đặt trong phòng tắm ở đài Las Vegas. Tôi phải ghi âm bài tường thuật của mình giữa các lần giật nước toilet, tin tức truyền hình thật là quyến rũ. Kết cục, Marvelous Marvin giữ được danh hiệu của mình, còn chị chủ nhiệm tuyệt vời của tôi và tôi thì thành một cặp đưa nhiều tin quyền Anh trong các chương trình của mình hơn.
Suốt những năm sau này, chúng tôi vẫn là những người bạn thân thiết nhất, và tôi vẫn nói rằng, hầu như mọi thứ tôi học được về làm tin truyền hình đều là từ chị. Có thể nói thế này: tôi được CBS thuê làm việc, nhưng thực ra tôi làm việc cho chị. Chị thách thức, khuyến khích, dẫn dắt tôi- và khi tôi không đương đầu nổi với những vấn đề
khó khăn, chị hét vào mặt tôi, thường bằng những từ có bốn chữ. Chị cảnh báo tôi về những cám dỗ, cạm bẫy và những tiêu chuẩn đạo đức. Nhưng chị còn đổ thêm nhiên liệu vào ngọn lửa đang cháy trong tôi: moi móc các sự kiện, tìm ra sự thật, rồi dựng thành phim và kể nó cho công chúng nghe một cách chính xác, sắc sáo, sâu sắc, theo đúng luân thường đạo lý. Đó là những gì chị dạy, và là những nguyên tắc mà tôi cố tôn trọng triệt để cho đến ngày nay. Chắc chắn rằng, nếu tôi không khiêm tốn nhờ chị giúp đỡ hết lần này đến lần khác, và nếu tôi không lắng nghe khi chị nói- tôi sẽ không bao giờ trụ nổi những năm đầu tiên làm việc trong mạng truyền thông. Ngay đến bây giờ- tôi thường gọi cho chị nhờ hướng dẫn. Chị vẫn là một trong những người bạn tốt nhất của tôi, và tôi rất đỗi tự hào là chị vẫn sống trong sạch cho đến hôm nay.
Bài học: Chúa đặt những người thầy thông thái trên đường đi của bạn. Có thể trông họ không giống bạn, không suy nghĩ như bạn, hoặc không như những gì bạn đang mong đợi. Nhưng họ luôn biết nhiều hơn bạn, toàn bộ vấn đề là ở chỗ đó. Hãy sử dụng họ. Nếu không tìm thấy ai khi bắt đầu sự nghiệp, không sao hết. hãy mở to mắt ra mà nhìn. Những người thầy thông thái sẽ xuất hiện trước mặt bạn ở giai đoạn sau. Họ truyền cho bạn những bài học mà bạn phải nắm bắt. giống như điều tiếp theo đây.