Tại sao nói san hô là động vật?
■ ■ o ■
Mọi người thường cho rằng san hô là đá quý và hình dung nó là một khoáng vật. Do rất nhiều san hô thiên nhiên chưa được gia công đều có hình cành cây nên từ xưa đến nay rất nhiều người lại cho rằng san hô là thực vật. Đến thế kỷ XVIII, còn có người xem tua cảm của san hô là một loài hoa và tự cho rằng đó là phát hiện lớn. Ngày nay, những người đã từng học động vật học đều biết rằng san hô là động vật bậc thấp, nó thuộc động vật ruột rỗng chỉ có hai lớp phôi trong và ngoài, giống như một chiếc túi có hai lớp. Nó có một miệng nhưng không có hậu môn. Thức ăn được đưa vào từ đây. Xung quanh miệng có mọc nhiều tua cảm, đây chính là thứ mà người xưa gọi là hoa. Tua cảm có thể bắt thức ăn hoặc khuấy động để dòng nước chảy vào miệng và xoang tràng, giúp tiêu hoá các sinh vật nhỏ trong nước, cho nên nó là động vật.
San hô có rất nhiều loài, chúng đều sống rất vững chắc, hơn nữa lại có những đặc tính chung là sống trong biển nông, đặc biệt là thích sinh trưởng ở những vùng nước biển ấm có dòng nước chảy nhanh, nhiệt độ cao, và trong sạch. Do phẩn lớn san hô đều có thể nảy mẩm sinh trưởng, mà những mẩm này không thể tách khỏi thể mẹ. Như vậy cuối cùng sẽ hình thành một quẩn thể liên kết và chung sống với nhau, đây chính là nguyên nhân chủ yếu mà san hô có hình cành cây.
Mỗi đơn thể của san hô được gọi là “trùng san hô”. Loài san hô mà chúng ta thường thấy chính là bộ xương của quẩn thể sót lại do thịt của trùng san hô này đã bị thối nát. Có bộ xương rất thô ráp, có thể dùng làm nguyên liệu đốt đá vôi, đá nhân tạo, loài tốt hơn có thể dùng làm nguyên liệu xây dựng. Loài đá san hô thường thấy dưới biển phẩn lớn đều do những bộ xương này chất đống thành. Có một số bộ xương rất cứng, màu sắc tươi sáng, đặc biệt là loại có màu đỏ, con người thường mài dũa nó thành các loại đồ trang sức.
Chim bay trong mưa chịu nước mưa như thế nào?
Chim có một mí mắt cực mỏng gọi là màng nháy, dùng để bảo vệ mắt và bảo vệ cả khi nó bay trong mưa. Màng nháy này không hoàn toàn trong suốt, vì vậy chim có thể không nhìn thấy rõ nhưng chúng vẫn phân biệt được sáng tối.
Giống như ở mèo, chó và một số loài động vật khác, màng này có thể nháy qua mắt rấ t nhanh để bảo vệ mắt. Nó giúp tránh khỏi sự va chạm khi chim bay qua bụi rậm. Ở chim săn mồi, như chim ưng chẳng hạn, chúng nhắm mắt lại ngay lập tức trước khi va chạm với nạn nhân, che mắt lại khi bắt con mồi.
Tại sao trong trai, sò có trân châu (ngọc)?
Cái nôi sinh ra hạt trân châu là loài động vật nhuyễn thể như con sò, trai ngọc biển và trai nước ngọt. Có nhiều người nghĩ trai, sò càng lớn thì hạt trân châu bên trong chúng càng to. Thực tế thì không phải vậy. Chỉ khi nào có ký sinh trùng sống ký sinh hoặc có vật bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể những con sò, con trai thì mới tạo ra được các hạt trân châu.
Thử tách một vỏ trai hoặc là vỏ sò ra thì thấy tẩng trong cùng của vỏ có ánh sáng rực rỡ nhất, nhấp nhánh màu sắc như hạt trân châu, đây được gọi là “tẩng trân châu”, nó là chất trân châu do màng ngoài tiết ra cấu thành.
Khi ký sinh trùng chui vào vỏ sò, vỏ trai cứng, để bảo vệ cơ thể, màng ngoài của con sò, con trai sẽ nhanh chóng tiết ra chất trân châu bao quanh ký sinh trùng này. Như vậy, thời gian lâu dẩn sẽ hình thành ra hạt trân châu.
Có lúc khi một số hạt cát rơi vào trong con sò, con trai làm cho chúng nhất thời không có cách nào đẩy nó ra được, sau khi chịu nhiều sự kích thích đau đớn thì chúng đã nhanh chóng từ màng ngoài tiết ra chất trân châu để dẩn dẩn bao vây lấy nó. Thời gian lâu dẩn, bên ngoài hạt cát được bao bọc bởi chất trân châu rất dày, và cũng đã biến thành một hạt trân châu tròn vo.
Khoảng 20 30 loài động vật nhuyễn thể có thể sản sinh ra hạt trân châu. Hiện nay, người ta đã xây dựng nơi nuôi trồng nhân tạo, sau khi nuôi lớn một số động vật nhuyễn thể (chủ yếu là trai ngọc), trong tổ chức kết đế màng ngoài cắm nhân vào vỏ trai, và trên nhân phủ một tấm màng ngoài nhỏ, qua một thời gian nhất định thì sẽ sinh ra hạt trân châu nuôi nhân tạo. Trong các khu vực duyên hải và hồ lục địa ở Trung Quốc đều dùng biện pháp này để nuôi trồng trân châu, ngoài ra từ nuôi trồng hạt trân châu bình thường đã phát triển mở rộng ra nuôi trồng hạt màu và hạt hình tượng.
Tại sao một cây đa có thể thành rừng?
Cây đa là một loại cây cao to lá xanh quanh năm, to rộng, thích những vùng nhiệt độ cao mưa nhiều, không khí ẩm ướt, nó phân bố phổ biến ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của Trung Quốc, thường gặp ở những vùng thấp và ẩm ướt như trong rừng nhiệt đới, bờ biển duyên hải và đồng bằng thấp hơn so với mặt nước biển. Do quả của cây đa có vị ngọt, chim rất thích ăn, do hạt rất cứng không thể tiêu hoá được nên theo phân chim gieo vãi khắp nơi, trên đỉnh tháp cổ, trên tường thành cổ và trên đỉnh những ngôi nhà cổ kính của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới đều có thể nhìn thấy những cây đa nhỏ do chim gieo hạt. Những cây đa nhỏ được sinh trưởng trên cây lớn của vùng nhiệt đới cũng đa số là do chim gieo hạt. Hiện tượng kỳ lạ cây mọc trên cây đã trở thành một cảnh quan lớn của các khu rừng nhiệt đới.
Những cây đa có tuổi thọ cao, sinh trưởng nhanh, hệ thống cành và rễ phụ rất phát triển. Trên thân chính và cành của nó có rất nhiều lỗ vỏ, tới đâu cũng có thể sinh ra nhiều rễ khí sinh, rủ xuống dưới giống như những chòm râu dài, những rễ khí sinh này sau khi sinh trưởng đến mặt đất thì không ngừng to lên và trở thành rễ cái, rễ cái không phân cành không sinh lá. Chức năng của các rễ khí sinh của cây đa giống như bộ rễ khác, có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng, động thời còn chống đỡ những cành cây liên tục vươn rộng ra ngoài, làm cho tán cây không ngừng to lớn. Theo thống kê, một bộ rễ cái của cây đa già có thể đạt tới hơn 1.000 cành. Thôn Hoàn thành huyện Tân Hợi tỉnh Quảng Đông có một cây đa to mọc gẩn bờ hồ, tán của cây đa rộng tới hơn 6.000 m2, dưới tán cây có hàng ngàn rễ cái và các rễ phụ, giống như một “khu rừng” rậm rạp. Do “Khu rừng” này cách biển không xa nên đã trở thành nơi cư trú sớm tối của các loài chim như hạc và cò lấy cá làm thức ăn, hình thành “Thiên đường của các loài chim” nổi tiếng.
Những người làm công tác vườn rừng lấy gợi ý từ đặc tính sinh trưởng của cây đa, đã tài tình tiến hành dẫn, chỉnh hình rễ khí sinh và tán của cây đa làm cho nó trở thành một cảnh sắc đặc biệt làm xanh hoá sân vườn và là chậu cảnh giàu đặc sắc của Lĩnh Nam.
Ngoài cây đa ra còn có các loại cây khác như cây cọ thuộc họ cọ, cây quả trẩn, cây dâu Công Gô thuộc họ dâu, cây đay gỗ dẻo Sumata thuộc họ đay thân gỗ và các loại cây đào đia rôn cũng có thể mọc được rễ cái.
Vì sao cây xấu hổ cụp lá khi có vật đụng vào?
Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ. Khi bị đụng nhẹ, nó lập tức thể hiện ngay sự “e lệ” của mình bằng cách khép những cành lá lại. Nếu bạn nặng tay, nó sẽ phản ứng cực kỳ mau lẹ. Chừng 10 giây, tất cả các lá đều cụp xuống.
Điều này có liên quan tới “tác dụng sức căng” của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đẩy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phẩn dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cho cuống lá sụp xuống, khép lại.
Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lẩn lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dẩn đẩy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như lúc ban đẩu.
Đặc tính này rất có lợi cho sự sinh trưởng của cây, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Ở phương Nam thường gặp phải những trận mưa bão lớn, khi đó cây xấu hổ thu lá lại khi gặp mưa gió sẽ giúp nó cứu được các lá non.
Tại sao hoa trên cùng một cây bông có màu khác nhau?
Nói chung hoa cây bông thường nở vào buổi sáng, sau khi hoa nở, chúng sẽ thay đổi thành mấy loại màu sắc. Hoa vừa mới nở thì màu trắng, ít lâu sau biến thành màu vàng nhạt, buổi chiều có màu hồng phẩn hoặc hồng, có khi thành màu hoa hồng.
Đến ngày thứ hai thì thành màu hồng sẫm, có khi thành màu tím, cuối cùng tất cả các bông hoa biến thành màu nâu rồi rơi khỏi bẩu nhuỵ. Lúc đó nhuỵ bắt đẩu phát dục, dẩn dẩn nở to ra, rồi biến thành những quả bông.
Hiện tượng những cánh hoa bông đổi màu là do tập tính đặc hữu của cây bông. Bởi vì trong cánh hoa của chúng có rất nhiều sắc tố, tuỳ theo nhiệt độ thay đổi và chiếu xạ của Mặt trời, sắc tố cũng phát sinh biến hoá.
Trên cùng một cây bông, các bộ phận của hoa nở ra có trước có sau, bông hoa này màu trắng, bông kia màu vàng hoặc màu hồng rồi. Cho nên nhìn vào một cây bông mà lại thấy hình như có mấy loại hoa khác nhau.
Tại sao một số thực vật có thể phát sáng?
Mùa hè, trong rừng cây hoặc trong bụi cỏ, những con đom đóm bay lập loè phát ra ánh sáng đẹp và tôn lên ánh sao, đây là hiện tượng sinh vật phát sáng mà mọi người đều biết. Nhưng, thực vật cũng có thể phát sáng, bạn đã thấy hiện tượng đó chưa?
Như năm trước, ở huyện Đan Đồ của tỉnh Giang Tô có nhiều người đã nhìn thấy mấy cây liễu có thể phát sáng. Ban ngày, những cây này đứng ủ rũ bên bờ ruộng, không hề thu hút sự chú ý của mọi người, nhưng đến đêm nó lại toả ra ánh sáng le lói thẩn bí và có màu xanh nhạt, cho dù mưa to gió lớn hay những ngày nắng gay gắt cũng kéo dài không nghỉ. Những cây liễu thông thường này sao lại có thể phát sáng được? Qua nghiên cứu, cuối cùng cũng giải đáp được hoài nghi. Hoá ra, cái phát sáng không phải là bản thân cây liễu mà là một loại nấm sống ký sinh trên thân cây liễu, bản thân các sợi nấm của nấm Jiamihuan phát ra ánh sáng, do đó loại nấm này có thể phát sáng, mọi người gọi nó là “Nấm sáng”. Loại nấm này phân bố phổ biến ở một dải Tô Châu, Triết Giang, An Huy, nó chuyên đi tìm và sống ký sinh ở một số cây, lớn lên thành thể sợi nấm có mẩu trắng giống như sợi bông, hút chất dinh dưỡng của thực vật, ăn no rồi thì lại phát sáng, chỉ vì ban ngày nhìn không ra, chúng ta luôn luôn nhìn chúng mà không nhận ra mà thôi. Hôm nay, bạn nhìn thấy “Miếng nấm sáng” và “Đơn thuốc nấm sáng” ở trong phòng thuốc chính là loại thuốc được làm từ loại nấm phát sáng này, là phương thuốc chữa trị tương đối hiệu quả đối với bệnh viêm túi mật và viêm gan.
Nếu bạn là một người sống gẩn biển, trong những đêm tối như mực, có lúc có thể nhìn thấy trên mặt biển những luồng ánh sáng màu trắng như sữa hoặc màu xanh lam, thông thường được gọi là lửa biển, thợ lặn dưới đáy biển có thể gặp những luống sáng mê người như ánh sáng các vì sao trên bẩu trời ở dưới đáy biển, thật chẳng khác nào động tiên! Hoá ra đây là một số loại sinh vật phát sáng thuộc loại tảo, tế bào nấm và những động vật nhỏ tập hợp thành đám phát sáng.
Nghe nói, trong một triển lãm quốc tế ở Pari Pháp năm 1900, phòng quang học có một gian triển lãm sáng tạo ra một hình thức mới, trong đó không có một bóng đèn nào nhưng lại rất sáng, thì ra là trong một bình thuỷ tinh có nuôi tế bào nấm phát sáng, làm cho mọi người không ngớt kinh ngạc.
Thực vật tại sao lại phát sáng được? Đó là bởi vì trong thân của những thực vật này có một loại vật chất phát sáng đặc biệt chất huỳnh quang và chất xúc tác huỳnh quang. Trong quá trình hoạt động sống cẩn phải tiến hành oxy hoá sinh vật, chất huỳnh quang này bị oxy hoá dưới tác dụng của chất xúc tác, đồng thời giải phóng ra năng lượng, loại năng lượng này được biểu hiện ra dưới hình thức phát sáng, đó là những ánh sáng của sinh vật mà chúng ta nhìn thấy.
Ánh sáng của sinh vật là một loại ánh sáng lạnh, hiệu suất phát sáng của nó rất cao, có tới 95% có khả năng chuyển thành ánh sáng, hơn nữa ánh sáng màu sắc êm dịu và thích hợp. Các nhà khoa học có được gợi ý của ánh sáng lạnh, mô phỏng nguyên lý phát sáng của sinh vật để chế tạo ra rất nhiều nguồn ánh sáng có hiệu quả cao và mới.
Ánh sáng đom đóm có từ đâu?
Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dẩn rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ không phải là một quá trình sinh học như ban đẩu chúng ta nghĩ.
Bởi vì, sau khi con côn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng là con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi.
Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh khá đặc biệt, không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong quá trình phát sáng, hẩu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt năng như ở những nguồn sáng nhân tạo khác.
Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.
Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng oxy đốt cháyluciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng.
Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập loè mà không liên tục, bởi vì chúng tự khống chế việc cung cấp oxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài.
Bí mật sự hồi sinh của ve sầu
Người Trung Quốc cổ cho rằng ve sẩu là con vật biểu tượng của sự hồi sinh do chu kỳ sống có một không hai của chúng: nằm lặng lẽ dưới mặt đất trong nhiều năm liền, sau đó trồi lên khỏi mặt đất đi tìm bạn đời giao phối, đẻ trứng rồi… chết! Ngày nay, người ta vẫn tự hỏi về khả năng kỳ lạ của ve sẩu khi chúng luôn xuất hiện trong thiên nhiên vào một thời điểm chính xác trong năm.
Người ta đào những con nhộng thuộc loài ve sẩu Magicicada đã. thọ dưới mặt đất 15 năm. Loài ve sẩu này thường chỉ ngoi lên khỏi mặt đất sau 17 năm “tu luyện”. Khi đưa những con nhộng ve sẩu vào một căn phòng được điều khiển khí hậu nhân tạo. Tại đây những con nhộng được gắn vào bộ rễ của những cây đào (peach) đã được “điều chỉnh” để có thể ra hoa hai lẩn mỗi năm. Kết quả những con ve sẩu thoát kiếp nhộng sớm hơn một năm. Loài côn trùng này đã “đếm” thời gian bằng cách theo dõi những tin hiệu sinh lý của cây.
Cứ vào mùa xuân, khi nhiều loại cây bắt đẩu ra hoa, những giọt mật và proteintừ hoa sẽ chảy ra, rơi xuống và thấm vào bộ rễ của cây. Ve sẩu ở trong lòng đất hút lấy thức ăn từ rễ cây và đó chính là lúc chiếc đồng hồ sinh học của loài côn trùng này được “kích hoạt”. Lúc này ve sẩu sẽ hồi sinh, bò lên khỏi lòng đất và bắt đẩu một chu kỳ sống mới.
Tại sao có một số thực vật lại có độc?
Thực vật khác loài, do kết quả hoạt động sinh lý của chúng không giống nhau, tạo thành vật chất có tính chất khác nhau tích luỹ trong thân của chúng. Ví dụ như lá của rau cẩn, rau chân vịt và rau thơm có mùi vị khác nhau chính là nguyên nhân này. Những tích luỹ của một số thực vật là vật chất độc, đi vào bên trong cơ thể con người và gia súc thì có thể phát sinh tác dụng của độc tính, làm tổn hại đến tổ chức tế bào, dẫn đến trở ngại về cơ năng, bệnh tật hoặc tử vong, do đó chúng được gọi là thực vật có độc.
Chủng loại và tính chất của vật chất có độc trong thực vật rất phức tạp, ở đây chỉ nói đến một số loại quan trọng . Nói từ tính chất hoá học, vật chất có độc của thực vật chủ yếu có : Kiềm thực vật, glucoxit, saponin, proteinvà những độc tố khác vẫn chưa rõ. Kiềm thực vật là có hợp chất hữu cơ có chứa nitơ trong thân thực vật, như kiềm cây thuốc lá chứa trong lá và hạt giống của cây thuốc lá, độc tố của cây nấm độc chưa trong cây nấm. Glucoxit là sản vật của sự kết hợp giữ đường và gốc hiđroxit (-OH), như glucoxit khổ hạnh nhân chứa trong hạt bạch quả và khổ hạnh nhân. Saponinlà hợp chất rất phức tạp, sau khi hoà tan trong nước, lắc một chút là có thể tạo thành bọt, như saponincù mạch chứa trong hạt cù mạch. Protein là chỉ vật chất có độc có tính chất protein, như proteinthẩu dẩu trong hạt giống của thẩu dẩu, chất ba đậu trong hạt giống ba đậu. Vật chất có độc không chỉ tính chất khác nhau trong các thân thực vật mà vị trí phân bố cũng khác nhau, có loại ở những bộ phận khác nhau của cây đều có độc, có loại ở những bộ phận khác nhau ở cùng một cây thực vật có những vật chất có độc ở những mức độ khác nhau. Do sự khác nhau về kỹ thuật trồng trọt. Đất trồng và sự thay đổi về năm, giai đoạn phát dục, vị trí và thời tiết nên hàm lượng độc tính của thực vật có độc cũng khác nhau.
Gluxit hạnh nhân chứa trong hạt giống của bạch quả và hạnh nhân hoà tan trong nước có thể sinh axit cyanogencó độc tính rất cao, trẻ em nuốt một lượng nhỏ thì sẽ mất đi tri giác, trúng độc mà chết. Khoai tây sau khi đưa ra ánh sáng chuyển sang mẩu xanh hoặc nảy mẩm, ở phẩn này sinh ra một loại độc tố có tên là “ Long quỳ tinh”. Người ăn vào sẽ dẫn đến bị trúng độc, sinh ra các triệu chứng như nôn, ỉa chảy. Các loại hạt khác như đào nhân, thẩu dẩu sau khi ăn sẽ bị trúng độc. Hiểu được những quy tắc này thì có thể phòng chống trúng độc và áp dụng các biện pháp cứu chữa kịp thời. Có một số thực vật có độc sau khi bỏ độc tố thì có thể tiếp tục dùng được, nói một cách thông thường, rau dại sau khi ngâm và rửa qua nước hoặc nấu chín rồi lại ngâm, làm cho hết vị chát và đắng thì có thể khử hết độc tính; Đương nhiên cũng có một số thực vật như nấm độc thì cho dù có ngâm rửa, nấu chín như thế nào đều không thể khử được độc tính. Do vậy, những thức vật không biết thì cẩn phải tìm hiểu xong mới có thể sử dụng, để tránh sau khi ăn nhẩm rồi bị trúng độc.
Một số thực vật có chứa vật chất có độc, đặc biệt là thuộc những thực vật có tính kiềm thực vật, có thể dùng để chế tạo ra thuốc. Ví dụ, như lá và rễ của cây cà dược và cà độc dược có chứa kiềm lương đang và atropin, có độc, có thể làm cho con người hưng phấn, hôn mê, nhưng khi dùng một lượng nhỏ trong y học lại trở thành bài thuộc trị bệnh phong thấp, thở dốc, bụng đau quặn; Hoa của cà độc dược là hoa dương kim mà Đông y cổ đại dùng để làm thuốc gây mê; Khi bị trúng độc moócphin trong quả thuốc phiện có thể dẫn tới liệt hô hấp, nhưng trong y học khi sử dụng với liều lượng thích hợp thì lại trở thành bài thuốc dừng đau nhanh. Do đó hiểu được loại thực vật nào có độc và trong chúng có chứa loại độc tố nào có ý nghĩa rất quan trọng.
Chúa tể của các loài hoa
Một ngày nào đó, lang thang trong rừng mưa nhiệt đới của Malaysia và Indonesia, bạn có thể sẽ sửng sốt khi đập vào mắt bạn là một bông hoa chói lọi, khổng lồ với đường kính tới gẩn… 1 mét. Đó là Rafflesia, một dạng hoa loa kèn lớn nhất thế giới. Thậy kỳ lạ, từ “báu vật của tạo hoá” này, có thứ mùi kinh khủng không ngừng bốc ra mùi thịt thối.
Dân địa phương do vậy gọi nó là hoa xác chết. Tuy vậy, thứ mùi đó lại có vai trò sống còn đối với hoa rafflesia, chúng hấp dẫn ruồi nhặng đến làm chức năng thụ phấn.
Tên đẩy đủ của loài hoa này là Rafflesia arnoldi. Hoa mọc ngay trên mặt đất, đường kính tới 1 mét, màu đỏ chói lọi. Cây Rafflesia là một loại cây ký sinh, dạng sợi, đường kính thân bé như sợi chỉ. Thật ngược đời, hoa của cây to bao nhiêu thì thân cây là bé bấy nhiêu.
Rafflesia chui vào các mô rễ của một cây chủ có dạng thân leo và hút chất dinh dưỡng từ đó. Nó không có lá, không có cuống, không có rễ. Cuối cùng, cái vi thể ăn bám nhỏ bé đó sẽ tạo ra một cái nướu, to dẩn lên thành hình một chiếc bắp cải. Chính cái “bắp cải” này về sau sẽ nở ra bông hoa khổng lồ Rafflesia arnoldi, mọc ngay trên mặt đất.
Các hạt của cây Rafflesia rất nhỏ, được bọc trong một lớp vỏ cứng. Các nhà khoa học cho rằng chính các động vật đã truyền hạt này đi xa khi đi lang thang trong rừng. Hạt giắt vào móng chân của chúng và thế là được tha đi khắp nơi.
Loài Rafflesia đẩu tiên và lớn nhất được phát hiện ở đảo Sumatra. Các nhà khoa học đã lấy tên người phát hiện ra nó, một người châu Âu có tên là Thomas Stamford Rafflesia, cũng là người đã thành lập nước Singapore ngày nay, đặt cho cây. Từ đó đến nay, người ta đã đặt tên cho hơn 12 loài Rafflesia khác.
Không phải mọi loài Rafflesia đều có mùi thối rữa của thịt thối. Ở Indonesia cũng có loài cây này, người dân gọi là bunga patma, có nghĩa là hoa sen.
Loài hoa nhanh nhất trong tự nhiên
Danh hiệu loài thực vật nhanh nhất Trái đất giờ thuộc về cây sơn thù du ở Canada (Bunchberry Dogwood), cá nhà thực vật học tuyên bố.
Những bông hoa sơn thù du nhỏ xíu có thời gian, mở ra chưa tới 0,5 phẩn nghìn giây, phóng đi cơ quan sinh sản đực (phấn hoa) dưới một áp lực gẩn 800 lẩn lực mà các nhà du hành đã phải chịu khi tên lửa được phóng.
“Video tốc độ cao đã cho thấy bông hoa nở ra trong vòng chưa tới 0,5 phẩn nghìn giây, nhanh nhất từng được ghi nhận ở một loài thực vật”, Joan Edwardstại Đại học Williamsở Williamstown, Mỹ, cho biết.
Cây sơn thù du (Cornus canadensis) đã vượt qua các loài thực vật nổi tiếng nhanh như chớp khác, như quả Impatiens pallida nổ tung trong 2,8 -5,8 phẩn nghìn giây, và cú khép chặt của hoa bẫy mồi Venustrong 100 phẩn nghìn giây.
Loài cây này thậm chí còn nhanh hơn cả bọ chét có cú nhảy với tốc độ 0,5 -1,0 phẩn nghìn giây và tôm bọ ngựa với pha tấn công chớp nhoáng trong 2,7 phẩn nghìn giây. “ Nhị hoa sơn thù du được cấu tạo giống như máy bắn đá thời trung cổ thu nhỏ”, Edwards cho biết . Cỗ máy này cho phép bông hoa bắn phấn đi xa hơn cả một chiếc máy lăng đá đơn giản.
Thông thường, kẻ khởi động cho chiếc máy bắn đá này thường là những con côn trùng lớn như ong bắp cày, hoặc đôi khi chẳng có gì cả. Khi một con côn trùng đậu vào bông hoa, phấn hoa dính lên thân thể chúng và được truyền sang những bông hoa khác. Cũng có khi bông hoa tự nở ra, phấn hoa được mang đi trong gió và hội ngộ với cơ quan sinh sản cái của những bông hoa khác.
Tuy vậy, những phấn hoa đủ dính để bám lại trên thân thể côn trùng thường không có đủ bột để mang đi trong gió. Vì vậy, có thể cây sơn phù du đã phát triển máy bắn đạn nhỏ xiu làm phương án dự phòng, khi mà những kẻ thụ phấn không xuất hiện, các nhà khoa học phỏng đoán.
Cây sơn thù du là loài thực vật phổ biến tạo nên những thảm cỏ dưới rừng taiga và vân sam Canada.
Tại sao gọi cây xương rồng Saguaros là “ người khổng lồ” của sa mạc
Với chiều cao trung bình 9,1 đến 13,3 mét, có cây cao vọt lên tới 15,5 mét, xương rồng Saguaros nổi bật trên sa mạc hoang vắng với những thân cây cao dạng cột, đôi khi đường kính thân đạt tới 76 cm. Trên thân nó chỉ có vài nhánh lớn, còn gọi là tay, uốn cong lên trời…
Saguaros phân bố ở Arizona, Đông Nam California và Sonora ở Mexico. Phải mất tới 30 năm loài cây này mới đạt chiều cao 1 mét, nhưng tuổi thọ của chúng có thể kéo dài hơn 200 năm.
Giống như các loài xương rồng khác, Saguaros sống trong sa mạc nhờ những cơn mưa xối xả thường chỉ xảy ra khoảng một lẩn trong năm. Chúng hút nước nhiều hết mức có thể và dự trữ. Saguaros có thể sử dụng một tấn nước mỗi ngày bằng cách nở rộng hết cỡ kích thước thân cây. Lượng nước này sau đó dẩn dẩn được sử dụng để xây dựng nên các mô mới, nhưng với một tốc độ chậm đến mức quá trình này kéo dài cho đến cơn mưa sau.
Tựbảo vệ
Loài Saguaros được bao bọc bằng vô số những chiếc gai nhỏ (dạng biến đổi của lá). Những chiếc gai này làm chệch hướng các dòng khí bao quanh thân cây, hạn chế tối đa sự thoát hơi nước bề mặt. Những chiếc gai nhọn cũng giúp xua đuổi những con thú chuyên đi kiếm xương rồng Saguaros làm thức ăn. Chất độc trong nhựa xương rồng góp phẩn ngăn cản sự phá hoại của các loài động vật khác.
Quả chín ngay trước khi mùa mưa tới
Nhiều loài động vật, trong đó có con người, sử dụng quả của cây Saguaros làm thứ ăn. Chim gõ kiến làm tổ trên cây bằng cách khoét các hốc vào trong chiếc thân đồ sộ đó. Hoa của cây, những bông hoa sang trọng của vùng Arizona, màu trắng ngà và có đường kính tới 12,5 cm. Chúng toả ra mùi thơm nồng nàn, thu hút nhiều loài côn trùng cũng như những con chim bồ câu cánh trắng và dơi mũi dài. Những loài động vật này sẽ vô tình thu gom và phân tán phấn hoa dính và cánh và người chúng khi chúng tìm tới các bẩu mật thơm ngon.
Bí ẩn của cây tầm gửi
Vào những ngày mùa này trong năm, những chùm cây tẩm gửi với quả trắng mọng và lá xanh mướt thường được treo lên cửa ra vào các ngôi nhà, gợi cảm hứng cho những đôi bạn trẻ trao nhau những nụ hôn. Nhưng không phải ai cũng biết rằng đó là một trong những loài cỏ dại độc hại nhất.
Có khoảng hơn 1.300 loài tẩm gửi, bao gồm hai loài phổ biến nhất luôn được treo trên cửa nhà trong ngày lễ mùa Đông, như một biểu hiện của sự thiện chí và tình bằng hữu. Nhưng thực tế, tất cả bọn chúng lại là những kẻ ăn bám trên các cành cây và cây bụi, ăn cắp thức ăn và nước của “ chủ nhà”.
“Qua thời gian, chúng làm tổn hại tới sự phát triển của cây và thậm chí giết chết cây đó”. Hẩu hết các loài tẩm gửi có lá xanh giúp chúng tự tạo năng lượng nhờ quá trình quang hợp. Vì thế các nhà khoa học gọi nó là loài bán ký sinh.
Từ Mistletoe (cây tẩm gửi) bắt nguồn từ thực tế rằng loài cây này thường xuất hiện ở những nơi chim muông để lại chất thải của mình. Theo tiếng Anglo – Saxon, mistel có nghĩa là phân, và tan có nghĩa là cành cây. Vì vậy tên thông thường của nó có nghĩa là “phân trên cành cây”. Tên khoa học của tẩm gửi cũng không hay ho gì hơn. Trong tiếng Hy Lạp, phoradendron có nghĩa là “ kẻ trộm trên cành cây”.
Hạt của tẩm gửi được phát tán qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hoá của loài chim. Đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi: Nhiều loài chim sử dụng tẩm gửi để làm tổ.
Trong các loài tẩm gửi, tẩm gửi lùn là một kẻ nguy hiểm cho ngành lâm nghiệp. Chỉ riêng ở Colorado(Mỹ), nó có thể làm giảm một nữa sản phẩm gỗ hàng năm. Loài thực vật này bám rễ vào những cây to trưởng thành, làm suy yếu chúng bằng cách hút chất dinh dưỡng và nước. Khi quả của tẩm gửi lùn chín, chúng sẽ nổ tung và bắn các hạt đi xa tới 15m. Những hạt đó lại đọng trên cành cây non và sau khi nảy mẩm lại tiếp tục đánh cắp chất dinh dưỡng từ những nạn nhân mới.
Các nhà lâm nghiệp và các công ty lấy gỗ đã phải vật lộn nhiều năm để ngăn chặn sự phát tán của loài cây bé nhỏ mà nguy hiểm này. “Việc ngăn cản nó khó hơn cả ngăn côn trùng”.
Bất chấp nỗi kinh hoàng do tẩm gửi gây ra, loài thực vật này đã đưa con người xích lại gẩn nhau hơn theo truyền thống lâu đời. Do cây tẩm gửi ra quả vào mùa Đông, các nền văn hoá thường coi nó là biểu hiện của sự phì nhiêu, màu mỡ. Việc trao nhau nụ hôn dưới cây tẩm gửi có nguồn gốc từ thời cổ đại của người Druid. Khi kẻ thù chạm trán nhau dưói cây tẩm gửi trong rừng, họ phải hạ vũ khí và ngừng bắn cho tới ngày hôm sau. Từ truyền thống này mà dẫn tới việc cho cây tẩm gửi lên cửa nhà và hôn nhau dưới tán lá xanh”. Cây tẩm gửi đã xuất hiện từ nghìn năm nay, chúng là một phẩn không thể thiếu của khu rừng.
Vì sao người và động vật vùng nhiệt đới lại nhỏ bé?
o ■ o ■ o ■ ■
Do tiếp thu nguồn thức ăn nghèo nàn về proteinvà vi chất, các nhóm người và động vật sống trong vùngnhiệt đới ẩm và xích đạo đã thích nghi theo hướng thu nhỏ tẩm vóc lại để tồn tại được trong môi trường bất thuận lợi này.
Theo các nhà địa hoá, trong điều kiện ánh sáng Mặt trời dồi dào như ở vùng xích đạo, cộng thêm lượng mưa phong phú như trên những vùng nhiệt đới ẩm, đất đai hai miền này có sự phong hoá mạnh mẽ và trở nên kém phì nhiêu, nghèo về đạm và lân dễ tiêu. Chất kiềm, nhất là canxi và magie thiếu trẩm trọng do mưa nhiều, đất bị rửa trôi nhanh. Những nguyên tố vi lượng rất cẩn cho sự sống như iot, coban… cũng thiếu, nhất là ở miền núi. Từ các yếu tố này, sự kém phát triển của kích thích cơ thể người và động vật có thể được lý giải như sau:
-Thiếu canxi và magie sẽ gây ra các bệnh về xương. Xương không phát triển khiến chiều cao hạn chế.
– Thiếu hụt sắt khiến con người mắc bệnh thiếu máu và gẩy. Thực vật nhiệt đới ẩm giàu sắt, song con người không hấp thụ sắt qua việc ăn thực vật mà nguồn sắt chủ yếu là được cung cấp thông qua động vật (thịt, cá, trứng, sữa.). Tuy nhiên trong thực tế, thức ăn của người và động vật sống ở vùng này chủ yếu là thực vật, động vật chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 10%.
-Trong điều kiện mưa nhiều, các chất kiềm cẩn thiết cho cuộc sống của các sinh vật bị rửa trôi trong khi lại có sự tích luỹ của các nguyên tố khác như sắt, nhôm, silic… Silic là nguyên tố làm cho lá cây của hai vùng này có màu xanh sẫm và cứng, sắc, có nhiều xơ và kém giá trị dinh dưỡng mà điển hình là cỏ tranh. Silic nhiều đến nỗi bên trong các ống tre, nứa ta có thể gặp các tinh thể silic ngậm nước kết đọng lại như những cục đường. Đây là nguyên nhân giải thích vì sao những động vật nuôi ở vùng nhiệt đới ẩm và xích đạo cho sản lượng thịt và sữa thua xa so với các loài động vật ở xứ ôn đới.
Sự kết hợp những yếu tố trên đã khiến các cư dân của vùng nhiệt đới ẩm như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Angola, Ghine… đều có vóc dáng nhỏ bé. Thậm chí ở vùng rừng xích đạo châu Phi có bộ lạc người Pichmê còn được gọi là bộ lạc của những người “tí hon”. Nam giới ở đây cao không quá 1,3 mét, còn phụ nữ chỉ cao trung bình khoảng 1 mét.
Tình trạng tương tự như vậy cũng diễn ra đối với động vật. Theo tính toán của các nhà khoa học, các loại động vật ở vùng nhiệt đời ẩm và xích đạo có kích thước thua thiệt so với đồng loại của chúng ở vùng ôn đới tới 1,5 mét. Ví dụ, lài hươu cao cổ sống ở các đồng cỏ ôn đới có chiều cao trung bình là 6 mét trong khi ở vùng xích đạo chúng chỉ cao có 2,5 mét mà thôi.
10 loài vật nguy hiểm nhất thế giới
Chúng là những sinh vật nổi danh từ lâu như sư tử, cá mập trắng hay rắn mang bành, đến những loài quá quen thuộc xung quanh mà thậm chí bạn quên mất độ nguy hại của chúng như muỗi… Dưới đây là 10 loài kẻ thù ghê ghớm nhất của loài người.
Muỗi: Hẩu hết các cú muỗi đốt đều chỉ khiến bạn ngứa. Nhưng một số loài muỗi có thể mang và truyền ký sinh trùng sốt rét. Hậu quả là, những con côn trùng bé nhỏ này đã gây ra hơn 2 triệu ca tử vong trên người mỗi năm.
Rắn mang bành châu Á: Mặc dù loài vật này không được nhận danh hiệu loài rắn độc nhất, nhưng nó lại gây hại nhiều nhất. Trong số 50.000 ca tử vong vì rắn cắn mỗi năm, rắn mang bành châu Á đóng góp “cổ phẩn” lớn nhất.
Sứa hộp Australia:Còn được gọi là ong biển, những con sứa to bằng cái bát này có thể có đến 60 xúc tu trên mỗi 4 mét chiều dài. Mỗi xú tu có 5.000 tế bào ngòi và đủ độc tố để giết chết 60 người.
Cá mập trắng: Máu trong nước có thể lôi kéo những con vật này vào bữa ăn điên loạn, nơi chúng sử dụng tất cả 3.000 cái răng của mình để cắn bất cứ thứ gì chuyển động.
Sư tử châu Phi: Những chiếc răng nanh khổng lồ? Thử xem. Nhanh như tia chớp? Hơn cả điều đó. Bộ vuốt sắc như dao cạo? Khỏi phải bàn. Chúng đói? Tốt hơn hết bạn hãy hy vọng là không. Những con mèo lớn này gẩn như là các tay đi săn hoàn hảo.
Cá sấu nước mặn Australia:Đừng nhẩm con vật này với một khúc gỗ! Nó có thể nằm im trong nước, chờ đợi người đi ngang qua. Sau đó, trong chớp mắt, nó lao vào con mồi, kéo kẻ xấu số xuống nước để dìm chết và cắn nát.
Voi: Không phải tất cả các con voi đều thân thiện như Dumbo. Voi giết hơn 500 người mỗi năm trên toàn thế giới. Voi châu Phi thường nặng khoảng 8 tấn đủ để giày nát bạn mà chưa cẩn dùng đến đôi ngà nhọn hoắt.
Gấu trắng: Chắc chắn trong vườn thú chúng có vẻ ngoài rất dễ thương, nhưng trong tự nhiên chúng coi hải cẩu voi là bữa sáng. Thử tham dự mà xem, bạn sẽ thấy chúng dễ dàng xé toạc đẩu con mồi bằng một cú
Tại sao nói rùa là loài vật già nhất thế giới?
Những con vật già nhất trên thế giới sống trên một vài hòn đảo của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đó là những con rùa đất khổng lồ mà giờ đây chỉ còn tồn tại có hai loài, một loài ở Galapagoscòn loài kia ở Aldabra nằm cách xa về phía Tây của bờ biển Tandani khoảng 640 cây số (thuộc Đông Phi). Cách đây hai trăm năm có những loài rùa tương tự như vậy đã được tìm thấy ở vùng Mandagascar, Rodriquez và những vùng khác nữa nhưng giờ đây chúng đã bị tiêu diệt. Những con già nhất trong số rùa này dài tới hơn 1,2 mét. Người ta cho là tuổi thọ xấp xỉ của chúng là 150 năm. Một con rùa tên là Marionbị bắt vào năm 1766 được đưa lên đảo Maurice cùng với bốn con khác. Năm 1910 Marionbị mù rồi ngẫu nhiên bị giết chết vào năm 1918. Vậy là nó đã sống trên đảo Maurice được 152 năm, nhưng thực tế tuổi đời của nó phải là 180 năm bởi vì trước khi Marionđược đưa tới đảo thì nó đã có một thân thể to lớn. Một con khác được đưa đến đảo Sri Lanca và Ceylan vào năm 1797 và nó sống mãi cho tới năm 1910, mai của nó đo được 1,36 mét. Nhiều kỷ lục khác về tuổi thọ đã được ghi chép cho các loài rùa khác. Một con rùa gốc từ những đảo Tongasở cách xa hơn 300 km về phía Đông của Australia cũng đã trao cho một nhà thám hiểm người Anh J. Cook năm 1777. Nó đã chết ở tuổi 189 vào năm 1966.
Nhưng con rùa quái dị quả thật là loài vật sống lâu nhất. Theo các chuyên gia nhận định thì những đối thủ trực tiếp nhất của chúng là những chú cá voi lớn có thể sống được một trăm năm. Người ta cũng khẳng định voi châu Phi cũng có thể sống được một thế kỷ nhưng cho đến nay những khẳng định này vẫn chưa được chứng thực. Những con rùa đất khổng lồ chưa phải là loài lớn nhất vì loài rùa luýt, một loài rùa biển dài tới 2,4 mét, cách đây hàng triệu năm đã có con dài tới 4 mét sống ở châu Mỹ và một con khác đo được 6 mét cũng đã tồn tại ở Ấn Độ.
Hải âu biển cũng là một loài sống rất thọ sau khi được theo dõi bằng phương pháp đeo vòng cho nó. Con hải âu Leysan làm tổ trên một hòn đảo nhỏ biệt tăm ở Thái Bình Dương trên thực tế đã sống được tới 42 năm.
Tại sao con người lại săn bắt cá voi?
Cá voi là loài động vật khổng lồ to lớn nhất trên Trái đất, nhưng chúng lại là loài động vật hiền từ của biển cả. Trọng lượng của những con cá voi có thể đạt tới 150 tấn. Nhưng hiện nay một số loài cá voi đang đứng trước ngưỡng cửa của sự tuyệt chủng bởi sự săn bắt có quy mô lớn của con người. Trường hợp của những con cá voi bướu hay cá voi xanh đã phản ánh rất rõ những hậu quả của sự săn bắt ráo riết: ở châu Nam Cực có rất nhiều loài cá voi lớn sinh sống. Các nhà khoa học nhận định rằng vào năm 1950 số lượng cá voi ở đây là 100.000 con. Người ta dùng mọi cách để săn bắt cá voi đến nỗi mà chỉ mười lăm năm sau ở đây chỉ còn có khoảng ba ngàn con.
Số lượng cá voi hiện nay chỉ còn khoảng chừng 12.000 con. Riêng cá voi xanh chỉ còn chứng 700 con, một con số khá ít ỏi!
Người ta kể rằng, cách đây vài thế kỷ những người bản xứ ở đảo Mexique của bang California đã tiến hành săn bắt cá voi một cách tàn nhẫn và rất ly kỳ. Vào tháng giêng khi đàn cá voi tới được bờ biển bắc thì họ tiếp cận cá voi trên những chiếc xuồng, một người can đảm nhất trong số này liền nhẩy lên lưng của một con trong đàn và cắm hai mảnh gỗ vào hai lỗ mũi khiến cho con vật phải chết ngạt.
Từ khi con người phát minh ra những khẩu súng bắn những chiếc lao móc dùng để săn cá voi thì kỹ nghệ chế biến nó cùng trở nên phát triển. Sau khi bắt được cá voi người ta bơm không khí vào giữa khoảng da và thịt cá voi để tránh cho cá voi bị chìm và bị trôi. Những tẩu săn cá voi sẽ móc con cá và kéo về xưởng chế biến. Thịt và mỡ cá voi là nguồn nguyên liệu chủ yếu đẩu tiên mà cá voi cung cấp. Một thời gian dài mỡ cá voi được dùng làm dẩu thắp sáng và dùng để sản xuất ra xà phòng. Trước khi chất dẻo đăng quang đã có một thời tồn tại một thị trường rất sẩm uất kinh doanh những chiếc yếm, những tấm sừng uốn dẻo treo những bộ hàm trên của cá voi. Những tên gọi đơn giản “cá voi” là những thứ dùng để giữ cho các áo nịt ngực và áo lót của các bà được chắc chắn. Ngày nay chúng chỉ để làm chổi quét mà thôi.
Hiện nay đã có những luật cấm săn bắt loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Những người trước kia sống bằng nghề đánh bắt cá voi nay đã chuyển sang nghề hướng dẫn viên du lịch, tham quan cá voi trên đại dương. Ở nhiều nước châu Á, ngư dân gọi cá voi là cá Ông và họ tin rằng cá Ông đã giúp họ rất nhiều khi hành nghề trên biển, nhất là giúp họ tránh được những tai nạn tàu thuyền trước những con sóng lớn. Vì vậy khi phát hiện xác cá voi người dân tập trung kéo cá voi lên bờ và chôn cất cá voi rất chu đáo. Nhiều nơi người ta còn lập đền thờ và tổ chức cúng lễ cho chúng.
Tại sao nói cá voi là một động vật thuộc lớp thú?
■ ■ ■o■ ■ JT
Cá voi xanh là loài cá voi to lớn nhất của đại dương với chiều dài là 30 mét và nặng tới khoảng 150 tấn. Họ hàng của cá voi xanh là các loại cá voi xám, cá voi trắng, cá voi lưng gù… hay cá nhà táng, cá heo…
Thực ra cá voi là một động vật thuộc lớp thú. Chúng có đẩy đủ đặc tính của lớp thú ở trên cạn như hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Cách đây 65 triệu năm, khi loài khủng long tuyệt chủng thì những sinh vật khác trên hành tinh mới sinh sôi nảy nở và chính sự phát triển nhanh chóng này đã dẫn đến tình trạng khan hiếm thức ăn. Trong điều kiện sống như thế, tổ tiên của loài cá voi đã phải di chuyển đến vùng ven biển để kiếm ăn và trải qua một thời gian dài tiến hoá loài cá voi đã thích nghi được với môi trường nước cho đến tận ngày nay. Khi chuyển từ cuộc sống trên cạn sang sống môi trường nước, cá voi chia thành hai nhóm: nhóm có răng và nhóm không có răng. Nhóm cá voi không răng chuyên ăn các sinh vật phù du thì răng của chúng biến hoá hoàn toàn. Còn nhóm cá voi có răng thì chuyên ăn các loài cá hay nhuyễn thể thì răng của chúng rất phát triển. Cá voi có thân hình thon dài, da láng trơn và có khả năng chịu lạnh rất cao. Khả năng bơi của cá voi cũng rất tuyệt với, xương sống cá voi rất mềm dẻo, uốn lượn dễ dàng trong nước, đuôi cá voi nằm ngang. Phổi của loài cá voi tuy bé nhưng lại hoạt động rất hiệu quả, chỉ cẩn vài giây ngoi lên trên mặt nước, cá voi đã có thể thay đổi 90% không khí trong phổi của chúng. Khả năng lặn sâu khoảng 2 giờ của cá voi là đặc điểm kỳ diệu của loài sinh vật khổng lồ này.
Trước đây người ta đã đánh bắt được một con cá voi xanh có kích thước chiều dài là 33,17 mét và nặng tới 190 tấn, chỉ riêng bộ xương của con cá voi đã nặng tới 29 tấn, trái tim nặng 700 kg, gan nặng 980 kg và lưỡi của nó nặng 4,3 tấn. Trọng lượng của lưỡi không thôi đã bằng trọng lượng của một con voi trên cạn.
Cá voi xanh cũng di cư như những loài cá khác. Bình thường chúng sinh sống ở vùng cực Bắc lạnh giá, nhưng khi sinh sản chúng lại di cư về phương Nam để sinh sản trong những vùng nước ấm hơn. Nhờ lớp da dày tới 60 cm mà cá voi có khả năng chịu lạnh rất cao cũng như tránh được tổn thương khi va chạm.
Thời gian mang thai của cá voi rất dài, khoảng 11 tháng. Khi mới sinh ra cá voi con đã dài 7 -8 mét, nặng 3 4 tấn. Sau một tháng thì trọng lượng của chúng đã tăng gấp đôi. Mỗi chú cá voi con cẩn đến 200 lít sữa mỗi ngày. Sữa cá voi có rất nhiều dinh dưỡng, trong thành phẩn sữa cá voi có tới 50% là Proteinvà chất béo.
Các nhà khoa học cho rằng tuổi thọ của loài cá voi trong thiên nhiên dài khoảng 50 năm hoặc có thể là lâu hơn nữa. Những con cá voi có khả năng phát ra những âm thanh trẩm bổng mà người ta thường bảo là cá voi đang hát. Những âm thanh này có ý nghĩa rất q uan trọng trong đời sống của loài cá voi. Tiếng kêu giúp chúng tìm bạn, giúp chúng tìm đường hoặc thông báo những nguy hiểm cho đồng loại khi cẩn thiết. Cá voi là loài cá thông minh. Nó có thể bắt chước được một số hành vi của con người.
Tại sao nói cá heo là loài cá thông minh?
Tháng Mười năm 1987 cuộc chiến tranh Iran Irắc đang diễn ra rất gay go. Đúng lúc đó năm con cá heo, gọi là năm con cá heo mõm dài đã được một đơn vị hải quân Mỹ thả ở eo biển Ormuz để tham gia vào một chiến dịch gỡ mìn. Con cá heo lớn (Tursiops trucatus) là con cá heo đã phát hiện được rất nhiều các loại mìn. Như vậy năm con cá heo đó đã được huấn luyện để làm nhiệm vụ phát hiện những quả mìn mà người Iranđã thả xuống nhằm gây trở ngại cho những tàu chở dẩu hoạt động ở vùng vịnh P ersique.
Đây không phải là lẩn đẩu tiên những con cá heo được sử dụng vào những mục đích quân sự vì trong cuộc chiến tranh Việt Nam, “con cá heo hàng hải” đã được sử dụng rồi. Nhưng các nhiệm vụ của chúng đều “tối mật” cho nên người ta không thể biết được đích xác đó là những nhiệm vụ gì được.
Trái lại, một điều chắc chắn mà ai cũng biết là sự thông minh của những con vật biển có vú này. Giống như những con dơi, chúng được trời phú cho một cơ quan định vị bằng sóng âm, cá heo sẽ phát ra các âm thanh, khi gặp một vật cản những âm thanh đó sẽ phản hồi lại, lúc này bộ nhớ của chúng “đã vẽ” lên được tấm bản đồ ghi lại những gì mà chúng phát hiện ở xung quanh đấy, đồng thời cũng báo cho chúng biết tình hình chuyển động của đối tượng.
Để tìm được khoảng cách: Như trường hợp tìm ra những quả mìn thả ở eo biển Ormuz người ta cho rằng con cá heo đã sử dụng tới một cái máy thu phát tín hiệu nằm
ở đáy bộ não và nó sẽ ghi lại những sóng âm thanh phát đi và so sánh với sóng phản hồi.
Nhưng cá heo có thể phát đi các kiểu âm thanh khác nữa: đó là những âm thanh chúng dùng để thông tin cho nhau biết. Theo đánh giá của các chuyên gia thì kho từ vựng của cá heo có khoảng 400 tín hiệu phát ra khác nhau.
Cá heo là một loài vật rất thông minh chúng có thể bắt chước và hiểu được những động tác của con người. Con người đã biết được đặc điểm và khả năng của cá heo nên đã huấn luyện và sử dụng cá heo vào những mục đích khác nhau như mục đích quân sự, huấn luyện cá heo làm xiếc…
Tại sao nói san hô là động vật?
■ ■ o ■
Mọi người thường cho rằng san hô là đá quý và hình dung nó là một khoáng vật. Do rất nhiều san hô thiên nhiên chưa được gia công đều có hình cành cây nên từ xưa đến nay rất nhiều người lại cho rằng san hô là thực vật. Đến thế kỷ XVIII, còn có người xem tua cảm của san hô là một loài hoa và tự cho rằng đó là phát hiện lớn. Ngày nay, những người đã từng học động vật học đều biết rằng san hô là động vật bậc thấp, nó thuộc động vật ruột rỗng chỉ có hai lớp phôi trong và ngoài, giống như một chiếc túi có hai lớp. Nó có một miệng nhưng không có hậu môn. Thức ăn được đưa vào từ đây. Xung quanh miệng có mọc nhiều tua cảm, đây chính là thứ mà người xưa gọi là hoa. Tua cảm có thể bắt thức ăn hoặc khuấy động để dòng nước chảy vào miệng và xoang tràng, giúp tiêu hoá các sinh vật nhỏ trong nước, cho nên nó là động vật.
San hô có rất nhiều loài, chúng đều sống rất vững chắc, hơn nữa lại có những đặc tính chung là sống trong biển nông, đặc biệt là thích sinh trưởng ở những vùng nước biển ấm có dòng nước chảy nhanh, nhiệt độ cao, và trong sạch. Do phẩn lớn san hô đều có thể nảy mẩm sinh trưởng, mà những mẩm này không thể tách khỏi thể mẹ. Như vậy cuối cùng sẽ hình thành một quẩn thể liên kết và chung sống với nhau, đây chính là nguyên nhân chủ yếu mà san hô có hình cành cây.
Mỗi đơn thể của san hô được gọi là “trùng san hô”. Loài san hô mà chúng ta thường thấy chính là bộ xương của quẩn thể sót lại do thịt của trùng san hô này đã bị thối nát. Có bộ xương rất thô ráp, có thể dùng làm nguyên liệu đốt đá vôi, đá nhân tạo, loài tốt hơn có thể dùng làm nguyên liệu xây dựng. Loài đá san hô thường thấy dưới biển phẩn lớn đều do những bộ xương này chất đống thành. Có một số bộ xương rất cứng, màu sắc tươi sáng, đặc biệt là loại có màu đỏ, con người thường mài dũa nó thành các loại đồ trang sức.
Chim bay trong mưa chịu nước mưa như thế nào?
Chim có một mí mắt cực mỏng gọi là màng nháy, dùng để bảo vệ mắt và bảo vệ cả khi nó bay trong mưa. Màng nháy này không hoàn toàn trong suốt, vì vậy chim có thể không nhìn thấy rõ nhưng chúng vẫn phân biệt được sáng tối.
Giống như ở mèo, chó và một số loài động vật khác, màng này có thể nháy qua mắt rấ t nhanh để bảo vệ mắt. Nó giúp tránh khỏi sự va chạm khi chim bay qua bụi rậm. Ở chim săn mồi, như chim ưng chẳng hạn, chúng nhắm mắt lại ngay lập tức trước khi va chạm với nạn nhân, che mắt lại khi bắt con mồi.
Tại sao trong trai, sò có trân châu (ngọc)?
Cái nôi sinh ra hạt trân châu là loài động vật nhuyễn thể như con sò, trai ngọc biển và trai nước ngọt. Có nhiều người nghĩ trai, sò càng lớn thì hạt trân châu bên trong chúng càng to. Thực tế thì không phải vậy. Chỉ khi nào có ký sinh trùng sống ký sinh hoặc có vật bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể những con sò, con trai thì mới tạo ra được các hạt trân châu.
Thử tách một vỏ trai hoặc là vỏ sò ra thì thấy tẩng trong cùng của vỏ có ánh sáng rực rỡ nhất, nhấp nhánh màu sắc như hạt trân châu, đây được gọi là “tẩng trân châu”, nó là chất trân châu do màng ngoài tiết ra cấu thành.
Khi ký sinh trùng chui vào vỏ sò, vỏ trai cứng, để bảo vệ cơ thể, màng ngoài của con sò, con trai sẽ nhanh chóng tiết ra chất trân châu bao quanh ký sinh trùng này. Như vậy, thời gian lâu dẩn sẽ hình thành ra hạt trân châu.
Có lúc khi một số hạt cát rơi vào trong con sò, con trai làm cho chúng nhất thời không có cách nào đẩy nó ra được, sau khi chịu nhiều sự kích thích đau đớn thì chúng đã nhanh chóng từ màng ngoài tiết ra chất trân châu để dẩn dẩn bao vây lấy nó. Thời gian lâu dẩn, bên ngoài hạt cát được bao bọc bởi chất trân châu rất dày, và cũng đã biến thành một hạt trân châu tròn vo.
Khoảng 20 30 loài động vật nhuyễn thể có thể sản sinh ra hạt trân châu. Hiện nay, người ta đã xây dựng nơi nuôi trồng nhân tạo, sau khi nuôi lớn một số động vật nhuyễn thể (chủ yếu là trai ngọc), trong tổ chức kết đế màng ngoài cắm nhân vào vỏ trai, và trên nhân phủ một tấm màng ngoài nhỏ, qua một thời gian nhất định thì sẽ sinh ra hạt trân châu nuôi nhân tạo. Trong các khu vực duyên hải và hồ lục địa ở Trung Quốc đều dùng biện pháp này để nuôi trồng trân châu, ngoài ra từ nuôi trồng hạt trân châu bình thường đã phát triển mở rộng ra nuôi trồng hạt màu và hạt hình tượng.
Tại sao một cây đa có thể thành rừng?
Cây đa là một loại cây cao to lá xanh quanh năm, to rộng, thích những vùng nhiệt độ cao mưa nhiều, không khí ẩm ướt, nó phân bố phổ biến ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của Trung Quốc, thường gặp ở những vùng thấp và ẩm ướt như trong rừng nhiệt đới, bờ biển duyên hải và đồng bằng thấp hơn so với mặt nước biển. Do quả của cây đa có vị ngọt, chim rất thích ăn, do hạt rất cứng không thể tiêu hoá được nên theo phân chim gieo vãi khắp nơi, trên đỉnh tháp cổ, trên tường thành cổ và trên đỉnh những ngôi nhà cổ kính của vùng nhiệt đới và á nhiệt đới đều có thể nhìn thấy những cây đa nhỏ do chim gieo hạt. Những cây đa nhỏ được sinh trưởng trên cây lớn của vùng nhiệt đới cũng đa số là do chim gieo hạt. Hiện tượng kỳ lạ cây mọc trên cây đã trở thành một cảnh quan lớn của các khu rừng nhiệt đới.
Những cây đa có tuổi thọ cao, sinh trưởng nhanh, hệ thống cành và rễ phụ rất phát triển. Trên thân chính và cành của nó có rất nhiều lỗ vỏ, tới đâu cũng có thể sinh ra nhiều rễ khí sinh, rủ xuống dưới giống như những chòm râu dài, những rễ khí sinh này sau khi sinh trưởng đến mặt đất thì không ngừng to lên và trở thành rễ cái, rễ cái không phân cành không sinh lá. Chức năng của các rễ khí sinh của cây đa giống như bộ rễ khác, có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng, động thời còn chống đỡ những cành cây liên tục vươn rộng ra ngoài, làm cho tán cây không ngừng to lớn. Theo thống kê, một bộ rễ cái của cây đa già có thể đạt tới hơn 1.000 cành. Thôn Hoàn thành huyện Tân Hợi tỉnh Quảng Đông có một cây đa to mọc gẩn bờ hồ, tán của cây đa rộng tới hơn 6.000 m2, dưới tán cây có hàng ngàn rễ cái và các rễ phụ, giống như một “khu rừng” rậm rạp. Do “Khu rừng” này cách biển không xa nên đã trở thành nơi cư trú sớm tối của các loài chim như hạc và cò lấy cá làm thức ăn, hình thành “Thiên đường của các loài chim” nổi tiếng.
Những người làm công tác vườn rừng lấy gợi ý từ đặc tính sinh trưởng của cây đa, đã tài tình tiến hành dẫn, chỉnh hình rễ khí sinh và tán của cây đa làm cho nó trở thành một cảnh sắc đặc biệt làm xanh hoá sân vườn và là chậu cảnh giàu đặc sắc của Lĩnh Nam.
Ngoài cây đa ra còn có các loại cây khác như cây cọ thuộc họ cọ, cây quả trẩn, cây dâu Công Gô thuộc họ dâu, cây đay gỗ dẻo Sumata thuộc họ đay thân gỗ và các loại cây đào đia rôn cũng có thể mọc được rễ cái.
Vì sao cây xấu hổ cụp lá khi có vật đụng vào?
Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ. Khi bị đụng nhẹ, nó lập tức thể hiện ngay sự “e lệ” của mình bằng cách khép những cành lá lại. Nếu bạn nặng tay, nó sẽ phản ứng cực kỳ mau lẹ. Chừng 10 giây, tất cả các lá đều cụp xuống.
Điều này có liên quan tới “tác dụng sức căng” của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đẩy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phẩn dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cho cuống lá sụp xuống, khép lại.
Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lẩn lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dẩn đẩy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như lúc ban đẩu.
Đặc tính này rất có lợi cho sự sinh trưởng của cây, thích nghi với điều kiện tự nhiên. Ở phương Nam thường gặp phải những trận mưa bão lớn, khi đó cây xấu hổ thu lá lại khi gặp mưa gió sẽ giúp nó cứu được các lá non.
Tại sao hoa trên cùng một cây bông có màu khác nhau?
Nói chung hoa cây bông thường nở vào buổi sáng, sau khi hoa nở, chúng sẽ thay đổi thành mấy loại màu sắc. Hoa vừa mới nở thì màu trắng, ít lâu sau biến thành màu vàng nhạt, buổi chiều có màu hồng phẩn hoặc hồng, có khi thành màu hoa hồng.
Đến ngày thứ hai thì thành màu hồng sẫm, có khi thành màu tím, cuối cùng tất cả các bông hoa biến thành màu nâu rồi rơi khỏi bẩu nhuỵ. Lúc đó nhuỵ bắt đẩu phát dục, dẩn dẩn nở to ra, rồi biến thành những quả bông.
Hiện tượng những cánh hoa bông đổi màu là do tập tính đặc hữu của cây bông. Bởi vì trong cánh hoa của chúng có rất nhiều sắc tố, tuỳ theo nhiệt độ thay đổi và chiếu xạ của Mặt trời, sắc tố cũng phát sinh biến hoá.
Trên cùng một cây bông, các bộ phận của hoa nở ra có trước có sau, bông hoa này màu trắng, bông kia màu vàng hoặc màu hồng rồi. Cho nên nhìn vào một cây bông mà lại thấy hình như có mấy loại hoa khác nhau.
Tại sao một số thực vật có thể phát sáng?
Mùa hè, trong rừng cây hoặc trong bụi cỏ, những con đom đóm bay lập loè phát ra ánh sáng đẹp và tôn lên ánh sao, đây là hiện tượng sinh vật phát sáng mà mọi người đều biết. Nhưng, thực vật cũng có thể phát sáng, bạn đã thấy hiện tượng đó chưa?
Như năm trước, ở huyện Đan Đồ của tỉnh Giang Tô có nhiều người đã nhìn thấy mấy cây liễu có thể phát sáng. Ban ngày, những cây này đứng ủ rũ bên bờ ruộng, không hề thu hút sự chú ý của mọi người, nhưng đến đêm nó lại toả ra ánh sáng le lói thẩn bí và có màu xanh nhạt, cho dù mưa to gió lớn hay những ngày nắng gay gắt cũng kéo dài không nghỉ. Những cây liễu thông thường này sao lại có thể phát sáng được? Qua nghiên cứu, cuối cùng cũng giải đáp được hoài nghi. Hoá ra, cái phát sáng không phải là bản thân cây liễu mà là một loại nấm sống ký sinh trên thân cây liễu, bản thân các sợi nấm của nấm Jiamihuan phát ra ánh sáng, do đó loại nấm này có thể phát sáng, mọi người gọi nó là “Nấm sáng”. Loại nấm này phân bố phổ biến ở một dải Tô Châu, Triết Giang, An Huy, nó chuyên đi tìm và sống ký sinh ở một số cây, lớn lên thành thể sợi nấm có mẩu trắng giống như sợi bông, hút chất dinh dưỡng của thực vật, ăn no rồi thì lại phát sáng, chỉ vì ban ngày nhìn không ra, chúng ta luôn luôn nhìn chúng mà không nhận ra mà thôi. Hôm nay, bạn nhìn thấy “Miếng nấm sáng” và “Đơn thuốc nấm sáng” ở trong phòng thuốc chính là loại thuốc được làm từ loại nấm phát sáng này, là phương thuốc chữa trị tương đối hiệu quả đối với bệnh viêm túi mật và viêm gan.
Nếu bạn là một người sống gẩn biển, trong những đêm tối như mực, có lúc có thể nhìn thấy trên mặt biển những luồng ánh sáng màu trắng như sữa hoặc màu xanh lam, thông thường được gọi là lửa biển, thợ lặn dưới đáy biển có thể gặp những luống sáng mê người như ánh sáng các vì sao trên bẩu trời ở dưới đáy biển, thật chẳng khác nào động tiên! Hoá ra đây là một số loại sinh vật phát sáng thuộc loại tảo, tế bào nấm và những động vật nhỏ tập hợp thành đám phát sáng.
Nghe nói, trong một triển lãm quốc tế ở Pari Pháp năm 1900, phòng quang học có một gian triển lãm sáng tạo ra một hình thức mới, trong đó không có một bóng đèn nào nhưng lại rất sáng, thì ra là trong một bình thuỷ tinh có nuôi tế bào nấm phát sáng, làm cho mọi người không ngớt kinh ngạc.
Thực vật tại sao lại phát sáng được? Đó là bởi vì trong thân của những thực vật này có một loại vật chất phát sáng đặc biệt chất huỳnh quang và chất xúc tác huỳnh quang. Trong quá trình hoạt động sống cẩn phải tiến hành oxy hoá sinh vật, chất huỳnh quang này bị oxy hoá dưới tác dụng của chất xúc tác, đồng thời giải phóng ra năng lượng, loại năng lượng này được biểu hiện ra dưới hình thức phát sáng, đó là những ánh sáng của sinh vật mà chúng ta nhìn thấy.
Ánh sáng của sinh vật là một loại ánh sáng lạnh, hiệu suất phát sáng của nó rất cao, có tới 95% có khả năng chuyển thành ánh sáng, hơn nữa ánh sáng màu sắc êm dịu và thích hợp. Các nhà khoa học có được gợi ý của ánh sáng lạnh, mô phỏng nguyên lý phát sáng của sinh vật để chế tạo ra rất nhiều nguồn ánh sáng có hiệu quả cao và mới.
Ánh sáng đom đóm có từ đâu?
Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dẩn rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ không phải là một quá trình sinh học như ban đẩu chúng ta nghĩ.
Bởi vì, sau khi con côn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng là con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi.
Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh khá đặc biệt, không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong quá trình phát sáng, hẩu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt năng như ở những nguồn sáng nhân tạo khác.
Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.
Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng oxy đốt cháyluciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng.
Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập loè mà không liên tục, bởi vì chúng tự khống chế việc cung cấp oxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài.
Bí mật sự hồi sinh của ve sầu
Người Trung Quốc cổ cho rằng ve sẩu là con vật biểu tượng của sự hồi sinh do chu kỳ sống có một không hai của chúng: nằm lặng lẽ dưới mặt đất trong nhiều năm liền, sau đó trồi lên khỏi mặt đất đi tìm bạn đời giao phối, đẻ trứng rồi… chết! Ngày nay, người ta vẫn tự hỏi về khả năng kỳ lạ của ve sẩu khi chúng luôn xuất hiện trong thiên nhiên vào một thời điểm chính xác trong năm.
Người ta đào những con nhộng thuộc loài ve sẩu Magicicada đã. thọ dưới mặt đất 15 năm. Loài ve sẩu này thường chỉ ngoi lên khỏi mặt đất sau 17 năm “tu luyện”. Khi đưa những con nhộng ve sẩu vào một căn phòng được điều khiển khí hậu nhân tạo. Tại đây những con nhộng được gắn vào bộ rễ của những cây đào (peach) đã được “điều chỉnh” để có thể ra hoa hai lẩn mỗi năm. Kết quả những con ve sẩu thoát kiếp nhộng sớm hơn một năm. Loài côn trùng này đã “đếm” thời gian bằng cách theo dõi những tin hiệu sinh lý của cây.
Cứ vào mùa xuân, khi nhiều loại cây bắt đẩu ra hoa, những giọt mật và proteintừ hoa sẽ chảy ra, rơi xuống và thấm vào bộ rễ của cây. Ve sẩu ở trong lòng đất hút lấy thức ăn từ rễ cây và đó chính là lúc chiếc đồng hồ sinh học của loài côn trùng này được “kích hoạt”. Lúc này ve sẩu sẽ hồi sinh, bò lên khỏi lòng đất và bắt đẩu một chu kỳ sống mới.
Tại sao có một số thực vật lại có độc?
Thực vật khác loài, do kết quả hoạt động sinh lý của chúng không giống nhau, tạo thành vật chất có tính chất khác nhau tích luỹ trong thân của chúng. Ví dụ như lá của rau cẩn, rau chân vịt và rau thơm có mùi vị khác nhau chính là nguyên nhân này. Những tích luỹ của một số thực vật là vật chất độc, đi vào bên trong cơ thể con người và gia súc thì có thể phát sinh tác dụng của độc tính, làm tổn hại đến tổ chức tế bào, dẫn đến trở ngại về cơ năng, bệnh tật hoặc tử vong, do đó chúng được gọi là thực vật có độc.
Chủng loại và tính chất của vật chất có độc trong thực vật rất phức tạp, ở đây chỉ nói đến một số loại quan trọng . Nói từ tính chất hoá học, vật chất có độc của thực vật chủ yếu có : Kiềm thực vật, glucoxit, saponin, proteinvà những độc tố khác vẫn chưa rõ. Kiềm thực vật là có hợp chất hữu cơ có chứa nitơ trong thân thực vật, như kiềm cây thuốc lá chứa trong lá và hạt giống của cây thuốc lá, độc tố của cây nấm độc chưa trong cây nấm. Glucoxit là sản vật của sự kết hợp giữ đường và gốc hiđroxit (-OH), như glucoxit khổ hạnh nhân chứa trong hạt bạch quả và khổ hạnh nhân. Saponinlà hợp chất rất phức tạp, sau khi hoà tan trong nước, lắc một chút là có thể tạo thành bọt, như saponincù mạch chứa trong hạt cù mạch. Protein là chỉ vật chất có độc có tính chất protein, như proteinthẩu dẩu trong hạt giống của thẩu dẩu, chất ba đậu trong hạt giống ba đậu. Vật chất có độc không chỉ tính chất khác nhau trong các thân thực vật mà vị trí phân bố cũng khác nhau, có loại ở những bộ phận khác nhau của cây đều có độc, có loại ở những bộ phận khác nhau ở cùng một cây thực vật có những vật chất có độc ở những mức độ khác nhau. Do sự khác nhau về kỹ thuật trồng trọt. Đất trồng và sự thay đổi về năm, giai đoạn phát dục, vị trí và thời tiết nên hàm lượng độc tính của thực vật có độc cũng khác nhau.
Gluxit hạnh nhân chứa trong hạt giống của bạch quả và hạnh nhân hoà tan trong nước có thể sinh axit cyanogencó độc tính rất cao, trẻ em nuốt một lượng nhỏ thì sẽ mất đi tri giác, trúng độc mà chết. Khoai tây sau khi đưa ra ánh sáng chuyển sang mẩu xanh hoặc nảy mẩm, ở phẩn này sinh ra một loại độc tố có tên là “ Long quỳ tinh”. Người ăn vào sẽ dẫn đến bị trúng độc, sinh ra các triệu chứng như nôn, ỉa chảy. Các loại hạt khác như đào nhân, thẩu dẩu sau khi ăn sẽ bị trúng độc. Hiểu được những quy tắc này thì có thể phòng chống trúng độc và áp dụng các biện pháp cứu chữa kịp thời. Có một số thực vật có độc sau khi bỏ độc tố thì có thể tiếp tục dùng được, nói một cách thông thường, rau dại sau khi ngâm và rửa qua nước hoặc nấu chín rồi lại ngâm, làm cho hết vị chát và đắng thì có thể khử hết độc tính; Đương nhiên cũng có một số thực vật như nấm độc thì cho dù có ngâm rửa, nấu chín như thế nào đều không thể khử được độc tính. Do vậy, những thức vật không biết thì cẩn phải tìm hiểu xong mới có thể sử dụng, để tránh sau khi ăn nhẩm rồi bị trúng độc.
Một số thực vật có chứa vật chất có độc, đặc biệt là thuộc những thực vật có tính kiềm thực vật, có thể dùng để chế tạo ra thuốc. Ví dụ, như lá và rễ của cây cà dược và cà độc dược có chứa kiềm lương đang và atropin, có độc, có thể làm cho con người hưng phấn, hôn mê, nhưng khi dùng một lượng nhỏ trong y học lại trở thành bài thuộc trị bệnh phong thấp, thở dốc, bụng đau quặn; Hoa của cà độc dược là hoa dương kim mà Đông y cổ đại dùng để làm thuốc gây mê; Khi bị trúng độc moócphin trong quả thuốc phiện có thể dẫn tới liệt hô hấp, nhưng trong y học khi sử dụng với liều lượng thích hợp thì lại trở thành bài thuốc dừng đau nhanh. Do đó hiểu được loại thực vật nào có độc và trong chúng có chứa loại độc tố nào có ý nghĩa rất quan trọng.
Chúa tể của các loài hoa
Một ngày nào đó, lang thang trong rừng mưa nhiệt đới của Malaysia và Indonesia, bạn có thể sẽ sửng sốt khi đập vào mắt bạn là một bông hoa chói lọi, khổng lồ với đường kính tới gẩn… 1 mét. Đó là Rafflesia, một dạng hoa loa kèn lớn nhất thế giới. Thậy kỳ lạ, từ “báu vật của tạo hoá” này, có thứ mùi kinh khủng không ngừng bốc ra mùi thịt thối.
Dân địa phương do vậy gọi nó là hoa xác chết. Tuy vậy, thứ mùi đó lại có vai trò sống còn đối với hoa rafflesia, chúng hấp dẫn ruồi nhặng đến làm chức năng thụ phấn.
Tên đẩy đủ của loài hoa này là Rafflesia arnoldi. Hoa mọc ngay trên mặt đất, đường kính tới 1 mét, màu đỏ chói lọi. Cây Rafflesia là một loại cây ký sinh, dạng sợi, đường kính thân bé như sợi chỉ. Thật ngược đời, hoa của cây to bao nhiêu thì thân cây là bé bấy nhiêu.
Rafflesia chui vào các mô rễ của một cây chủ có dạng thân leo và hút chất dinh dưỡng từ đó. Nó không có lá, không có cuống, không có rễ. Cuối cùng, cái vi thể ăn bám nhỏ bé đó sẽ tạo ra một cái nướu, to dẩn lên thành hình một chiếc bắp cải. Chính cái “bắp cải” này về sau sẽ nở ra bông hoa khổng lồ Rafflesia arnoldi, mọc ngay trên mặt đất.
Các hạt của cây Rafflesia rất nhỏ, được bọc trong một lớp vỏ cứng. Các nhà khoa học cho rằng chính các động vật đã truyền hạt này đi xa khi đi lang thang trong rừng. Hạt giắt vào móng chân của chúng và thế là được tha đi khắp nơi.
Loài Rafflesia đẩu tiên và lớn nhất được phát hiện ở đảo Sumatra. Các nhà khoa học đã lấy tên người phát hiện ra nó, một người châu Âu có tên là Thomas Stamford Rafflesia, cũng là người đã thành lập nước Singapore ngày nay, đặt cho cây. Từ đó đến nay, người ta đã đặt tên cho hơn 12 loài Rafflesia khác.
Không phải mọi loài Rafflesia đều có mùi thối rữa của thịt thối. Ở Indonesia cũng có loài cây này, người dân gọi là bunga patma, có nghĩa là hoa sen.
Loài hoa nhanh nhất trong tự nhiên
Danh hiệu loài thực vật nhanh nhất Trái đất giờ thuộc về cây sơn thù du ở Canada (Bunchberry Dogwood), cá nhà thực vật học tuyên bố.
Những bông hoa sơn thù du nhỏ xíu có thời gian, mở ra chưa tới 0,5 phẩn nghìn giây, phóng đi cơ quan sinh sản đực (phấn hoa) dưới một áp lực gẩn 800 lẩn lực mà các nhà du hành đã phải chịu khi tên lửa được phóng.
“Video tốc độ cao đã cho thấy bông hoa nở ra trong vòng chưa tới 0,5 phẩn nghìn giây, nhanh nhất từng được ghi nhận ở một loài thực vật”, Joan Edwardstại Đại học Williamsở Williamstown, Mỹ, cho biết.
Cây sơn thù du (Cornus canadensis) đã vượt qua các loài thực vật nổi tiếng nhanh như chớp khác, như quả Impatiens pallida nổ tung trong 2,8 -5,8 phẩn nghìn giây, và cú khép chặt của hoa bẫy mồi Venustrong 100 phẩn nghìn giây.
Loài cây này thậm chí còn nhanh hơn cả bọ chét có cú nhảy với tốc độ 0,5 -1,0 phẩn nghìn giây và tôm bọ ngựa với pha tấn công chớp nhoáng trong 2,7 phẩn nghìn giây. “ Nhị hoa sơn thù du được cấu tạo giống như máy bắn đá thời trung cổ thu nhỏ”, Edwards cho biết . Cỗ máy này cho phép bông hoa bắn phấn đi xa hơn cả một chiếc máy lăng đá đơn giản.
Thông thường, kẻ khởi động cho chiếc máy bắn đá này thường là những con côn trùng lớn như ong bắp cày, hoặc đôi khi chẳng có gì cả. Khi một con côn trùng đậu vào bông hoa, phấn hoa dính lên thân thể chúng và được truyền sang những bông hoa khác. Cũng có khi bông hoa tự nở ra, phấn hoa được mang đi trong gió và hội ngộ với cơ quan sinh sản cái của những bông hoa khác.
Tuy vậy, những phấn hoa đủ dính để bám lại trên thân thể côn trùng thường không có đủ bột để mang đi trong gió. Vì vậy, có thể cây sơn phù du đã phát triển máy bắn đạn nhỏ xiu làm phương án dự phòng, khi mà những kẻ thụ phấn không xuất hiện, các nhà khoa học phỏng đoán.
Cây sơn thù du là loài thực vật phổ biến tạo nên những thảm cỏ dưới rừng taiga và vân sam Canada.
Tại sao gọi cây xương rồng Saguaros là “ người khổng lồ” của sa mạc
Với chiều cao trung bình 9,1 đến 13,3 mét, có cây cao vọt lên tới 15,5 mét, xương rồng Saguaros nổi bật trên sa mạc hoang vắng với những thân cây cao dạng cột, đôi khi đường kính thân đạt tới 76 cm. Trên thân nó chỉ có vài nhánh lớn, còn gọi là tay, uốn cong lên trời…
Saguaros phân bố ở Arizona, Đông Nam California và Sonora ở Mexico. Phải mất tới 30 năm loài cây này mới đạt chiều cao 1 mét, nhưng tuổi thọ của chúng có thể kéo dài hơn 200 năm.
Giống như các loài xương rồng khác, Saguaros sống trong sa mạc nhờ những cơn mưa xối xả thường chỉ xảy ra khoảng một lẩn trong năm. Chúng hút nước nhiều hết mức có thể và dự trữ. Saguaros có thể sử dụng một tấn nước mỗi ngày bằng cách nở rộng hết cỡ kích thước thân cây. Lượng nước này sau đó dẩn dẩn được sử dụng để xây dựng nên các mô mới, nhưng với một tốc độ chậm đến mức quá trình này kéo dài cho đến cơn mưa sau.
Tựbảo vệ
Loài Saguaros được bao bọc bằng vô số những chiếc gai nhỏ (dạng biến đổi của lá). Những chiếc gai này làm chệch hướng các dòng khí bao quanh thân cây, hạn chế tối đa sự thoát hơi nước bề mặt. Những chiếc gai nhọn cũng giúp xua đuổi những con thú chuyên đi kiếm xương rồng Saguaros làm thức ăn. Chất độc trong nhựa xương rồng góp phẩn ngăn cản sự phá hoại của các loài động vật khác.
Quả chín ngay trước khi mùa mưa tới
Nhiều loài động vật, trong đó có con người, sử dụng quả của cây Saguaros làm thứ ăn. Chim gõ kiến làm tổ trên cây bằng cách khoét các hốc vào trong chiếc thân đồ sộ đó. Hoa của cây, những bông hoa sang trọng của vùng Arizona, màu trắng ngà và có đường kính tới 12,5 cm. Chúng toả ra mùi thơm nồng nàn, thu hút nhiều loài côn trùng cũng như những con chim bồ câu cánh trắng và dơi mũi dài. Những loài động vật này sẽ vô tình thu gom và phân tán phấn hoa dính và cánh và người chúng khi chúng tìm tới các bẩu mật thơm ngon.
Bí ẩn của cây tầm gửi
Vào những ngày mùa này trong năm, những chùm cây tẩm gửi với quả trắng mọng và lá xanh mướt thường được treo lên cửa ra vào các ngôi nhà, gợi cảm hứng cho những đôi bạn trẻ trao nhau những nụ hôn. Nhưng không phải ai cũng biết rằng đó là một trong những loài cỏ dại độc hại nhất.
Có khoảng hơn 1.300 loài tẩm gửi, bao gồm hai loài phổ biến nhất luôn được treo trên cửa nhà trong ngày lễ mùa Đông, như một biểu hiện của sự thiện chí và tình bằng hữu. Nhưng thực tế, tất cả bọn chúng lại là những kẻ ăn bám trên các cành cây và cây bụi, ăn cắp thức ăn và nước của “ chủ nhà”.
“Qua thời gian, chúng làm tổn hại tới sự phát triển của cây và thậm chí giết chết cây đó”. Hẩu hết các loài tẩm gửi có lá xanh giúp chúng tự tạo năng lượng nhờ quá trình quang hợp. Vì thế các nhà khoa học gọi nó là loài bán ký sinh.
Từ Mistletoe (cây tẩm gửi) bắt nguồn từ thực tế rằng loài cây này thường xuất hiện ở những nơi chim muông để lại chất thải của mình. Theo tiếng Anglo – Saxon, mistel có nghĩa là phân, và tan có nghĩa là cành cây. Vì vậy tên thông thường của nó có nghĩa là “phân trên cành cây”. Tên khoa học của tẩm gửi cũng không hay ho gì hơn. Trong tiếng Hy Lạp, phoradendron có nghĩa là “ kẻ trộm trên cành cây”.
Hạt của tẩm gửi được phát tán qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hoá của loài chim. Đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi: Nhiều loài chim sử dụng tẩm gửi để làm tổ.
Trong các loài tẩm gửi, tẩm gửi lùn là một kẻ nguy hiểm cho ngành lâm nghiệp. Chỉ riêng ở Colorado(Mỹ), nó có thể làm giảm một nữa sản phẩm gỗ hàng năm. Loài thực vật này bám rễ vào những cây to trưởng thành, làm suy yếu chúng bằng cách hút chất dinh dưỡng và nước. Khi quả của tẩm gửi lùn chín, chúng sẽ nổ tung và bắn các hạt đi xa tới 15m. Những hạt đó lại đọng trên cành cây non và sau khi nảy mẩm lại tiếp tục đánh cắp chất dinh dưỡng từ những nạn nhân mới.
Các nhà lâm nghiệp và các công ty lấy gỗ đã phải vật lộn nhiều năm để ngăn chặn sự phát tán của loài cây bé nhỏ mà nguy hiểm này. “Việc ngăn cản nó khó hơn cả ngăn côn trùng”.
Bất chấp nỗi kinh hoàng do tẩm gửi gây ra, loài thực vật này đã đưa con người xích lại gẩn nhau hơn theo truyền thống lâu đời. Do cây tẩm gửi ra quả vào mùa Đông, các nền văn hoá thường coi nó là biểu hiện của sự phì nhiêu, màu mỡ. Việc trao nhau nụ hôn dưới cây tẩm gửi có nguồn gốc từ thời cổ đại của người Druid. Khi kẻ thù chạm trán nhau dưói cây tẩm gửi trong rừng, họ phải hạ vũ khí và ngừng bắn cho tới ngày hôm sau. Từ truyền thống này mà dẫn tới việc cho cây tẩm gửi lên cửa nhà và hôn nhau dưới tán lá xanh”. Cây tẩm gửi đã xuất hiện từ nghìn năm nay, chúng là một phẩn không thể thiếu của khu rừng.
Vì sao người và động vật vùng nhiệt đới lại nhỏ bé?
o ■ o ■ o ■ ■
Do tiếp thu nguồn thức ăn nghèo nàn về proteinvà vi chất, các nhóm người và động vật sống trong vùngnhiệt đới ẩm và xích đạo đã thích nghi theo hướng thu nhỏ tẩm vóc lại để tồn tại được trong môi trường bất thuận lợi này.
Theo các nhà địa hoá, trong điều kiện ánh sáng Mặt trời dồi dào như ở vùng xích đạo, cộng thêm lượng mưa phong phú như trên những vùng nhiệt đới ẩm, đất đai hai miền này có sự phong hoá mạnh mẽ và trở nên kém phì nhiêu, nghèo về đạm và lân dễ tiêu. Chất kiềm, nhất là canxi và magie thiếu trẩm trọng do mưa nhiều, đất bị rửa trôi nhanh. Những nguyên tố vi lượng rất cẩn cho sự sống như iot, coban… cũng thiếu, nhất là ở miền núi. Từ các yếu tố này, sự kém phát triển của kích thích cơ thể người và động vật có thể được lý giải như sau:
-Thiếu canxi và magie sẽ gây ra các bệnh về xương. Xương không phát triển khiến chiều cao hạn chế.
– Thiếu hụt sắt khiến con người mắc bệnh thiếu máu và gẩy. Thực vật nhiệt đới ẩm giàu sắt, song con người không hấp thụ sắt qua việc ăn thực vật mà nguồn sắt chủ yếu là được cung cấp thông qua động vật (thịt, cá, trứng, sữa.). Tuy nhiên trong thực tế, thức ăn của người và động vật sống ở vùng này chủ yếu là thực vật, động vật chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 10%.
-Trong điều kiện mưa nhiều, các chất kiềm cẩn thiết cho cuộc sống của các sinh vật bị rửa trôi trong khi lại có sự tích luỹ của các nguyên tố khác như sắt, nhôm, silic… Silic là nguyên tố làm cho lá cây của hai vùng này có màu xanh sẫm và cứng, sắc, có nhiều xơ và kém giá trị dinh dưỡng mà điển hình là cỏ tranh. Silic nhiều đến nỗi bên trong các ống tre, nứa ta có thể gặp các tinh thể silic ngậm nước kết đọng lại như những cục đường. Đây là nguyên nhân giải thích vì sao những động vật nuôi ở vùng nhiệt đới ẩm và xích đạo cho sản lượng thịt và sữa thua xa so với các loài động vật ở xứ ôn đới.
Sự kết hợp những yếu tố trên đã khiến các cư dân của vùng nhiệt đới ẩm như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Angola, Ghine… đều có vóc dáng nhỏ bé. Thậm chí ở vùng rừng xích đạo châu Phi có bộ lạc người Pichmê còn được gọi là bộ lạc của những người “tí hon”. Nam giới ở đây cao không quá 1,3 mét, còn phụ nữ chỉ cao trung bình khoảng 1 mét.
Tình trạng tương tự như vậy cũng diễn ra đối với động vật. Theo tính toán của các nhà khoa học, các loại động vật ở vùng nhiệt đời ẩm và xích đạo có kích thước thua thiệt so với đồng loại của chúng ở vùng ôn đới tới 1,5 mét. Ví dụ, lài hươu cao cổ sống ở các đồng cỏ ôn đới có chiều cao trung bình là 6 mét trong khi ở vùng xích đạo chúng chỉ cao có 2,5 mét mà thôi.
10 loài vật nguy hiểm nhất thế giới
Chúng là những sinh vật nổi danh từ lâu như sư tử, cá mập trắng hay rắn mang bành, đến những loài quá quen thuộc xung quanh mà thậm chí bạn quên mất độ nguy hại của chúng như muỗi… Dưới đây là 10 loài kẻ thù ghê ghớm nhất của loài người.
Muỗi: Hẩu hết các cú muỗi đốt đều chỉ khiến bạn ngứa. Nhưng một số loài muỗi có thể mang và truyền ký sinh trùng sốt rét. Hậu quả là, những con côn trùng bé nhỏ này đã gây ra hơn 2 triệu ca tử vong trên người mỗi năm.
Rắn mang bành châu Á: Mặc dù loài vật này không được nhận danh hiệu loài rắn độc nhất, nhưng nó lại gây hại nhiều nhất. Trong số 50.000 ca tử vong vì rắn cắn mỗi năm, rắn mang bành châu Á đóng góp “cổ phẩn” lớn nhất.
Sứa hộp Australia:Còn được gọi là ong biển, những con sứa to bằng cái bát này có thể có đến 60 xúc tu trên mỗi 4 mét chiều dài. Mỗi xú tu có 5.000 tế bào ngòi và đủ độc tố để giết chết 60 người.
Cá mập trắng: Máu trong nước có thể lôi kéo những con vật này vào bữa ăn điên loạn, nơi chúng sử dụng tất cả 3.000 cái răng của mình để cắn bất cứ thứ gì chuyển động.
Sư tử châu Phi: Những chiếc răng nanh khổng lồ? Thử xem. Nhanh như tia chớp? Hơn cả điều đó. Bộ vuốt sắc như dao cạo? Khỏi phải bàn. Chúng đói? Tốt hơn hết bạn hãy hy vọng là không. Những con mèo lớn này gẩn như là các tay đi săn hoàn hảo.
Cá sấu nước mặn Australia:Đừng nhẩm con vật này với một khúc gỗ! Nó có thể nằm im trong nước, chờ đợi người đi ngang qua. Sau đó, trong chớp mắt, nó lao vào con mồi, kéo kẻ xấu số xuống nước để dìm chết và cắn nát.
Voi: Không phải tất cả các con voi đều thân thiện như Dumbo. Voi giết hơn 500 người mỗi năm trên toàn thế giới. Voi châu Phi thường nặng khoảng 8 tấn đủ để giày nát bạn mà chưa cẩn dùng đến đôi ngà nhọn hoắt.
Gấu trắng: Chắc chắn trong vườn thú chúng có vẻ ngoài rất dễ thương, nhưng trong tự nhiên chúng coi hải cẩu voi là bữa sáng. Thử tham dự mà xem, bạn sẽ thấy chúng dễ dàng xé toạc đẩu con mồi bằng một cú
Tại sao nói rùa là loài vật già nhất thế giới?
Những con vật già nhất trên thế giới sống trên một vài hòn đảo của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đó là những con rùa đất khổng lồ mà giờ đây chỉ còn tồn tại có hai loài, một loài ở Galapagoscòn loài kia ở Aldabra nằm cách xa về phía Tây của bờ biển Tandani khoảng 640 cây số (thuộc Đông Phi). Cách đây hai trăm năm có những loài rùa tương tự như vậy đã được tìm thấy ở vùng Mandagascar, Rodriquez và những vùng khác nữa nhưng giờ đây chúng đã bị tiêu diệt. Những con già nhất trong số rùa này dài tới hơn 1,2 mét. Người ta cho là tuổi thọ xấp xỉ của chúng là 150 năm. Một con rùa tên là Marionbị bắt vào năm 1766 được đưa lên đảo Maurice cùng với bốn con khác. Năm 1910 Marionbị mù rồi ngẫu nhiên bị giết chết vào năm 1918. Vậy là nó đã sống trên đảo Maurice được 152 năm, nhưng thực tế tuổi đời của nó phải là 180 năm bởi vì trước khi Marionđược đưa tới đảo thì nó đã có một thân thể to lớn. Một con khác được đưa đến đảo Sri Lanca và Ceylan vào năm 1797 và nó sống mãi cho tới năm 1910, mai của nó đo được 1,36 mét. Nhiều kỷ lục khác về tuổi thọ đã được ghi chép cho các loài rùa khác. Một con rùa gốc từ những đảo Tongasở cách xa hơn 300 km về phía Đông của Australia cũng đã trao cho một nhà thám hiểm người Anh J. Cook năm 1777. Nó đã chết ở tuổi 189 vào năm 1966.
Nhưng con rùa quái dị quả thật là loài vật sống lâu nhất. Theo các chuyên gia nhận định thì những đối thủ trực tiếp nhất của chúng là những chú cá voi lớn có thể sống được một trăm năm. Người ta cũng khẳng định voi châu Phi cũng có thể sống được một thế kỷ nhưng cho đến nay những khẳng định này vẫn chưa được chứng thực. Những con rùa đất khổng lồ chưa phải là loài lớn nhất vì loài rùa luýt, một loài rùa biển dài tới 2,4 mét, cách đây hàng triệu năm đã có con dài tới 4 mét sống ở châu Mỹ và một con khác đo được 6 mét cũng đã tồn tại ở Ấn Độ.
Hải âu biển cũng là một loài sống rất thọ sau khi được theo dõi bằng phương pháp đeo vòng cho nó. Con hải âu Leysan làm tổ trên một hòn đảo nhỏ biệt tăm ở Thái Bình Dương trên thực tế đã sống được tới 42 năm.
Tại sao con người lại săn bắt cá voi?
Cá voi là loài động vật khổng lồ to lớn nhất trên Trái đất, nhưng chúng lại là loài động vật hiền từ của biển cả. Trọng lượng của những con cá voi có thể đạt tới 150 tấn. Nhưng hiện nay một số loài cá voi đang đứng trước ngưỡng cửa của sự tuyệt chủng bởi sự săn bắt có quy mô lớn của con người. Trường hợp của những con cá voi bướu hay cá voi xanh đã phản ánh rất rõ những hậu quả của sự săn bắt ráo riết: ở châu Nam Cực có rất nhiều loài cá voi lớn sinh sống. Các nhà khoa học nhận định rằng vào năm 1950 số lượng cá voi ở đây là 100.000 con. Người ta dùng mọi cách để săn bắt cá voi đến nỗi mà chỉ mười lăm năm sau ở đây chỉ còn có khoảng ba ngàn con.
Số lượng cá voi hiện nay chỉ còn khoảng chừng 12.000 con. Riêng cá voi xanh chỉ còn chứng 700 con, một con số khá ít ỏi!
Người ta kể rằng, cách đây vài thế kỷ những người bản xứ ở đảo Mexique của bang California đã tiến hành săn bắt cá voi một cách tàn nhẫn và rất ly kỳ. Vào tháng giêng khi đàn cá voi tới được bờ biển bắc thì họ tiếp cận cá voi trên những chiếc xuồng, một người can đảm nhất trong số này liền nhẩy lên lưng của một con trong đàn và cắm hai mảnh gỗ vào hai lỗ mũi khiến cho con vật phải chết ngạt.
Từ khi con người phát minh ra những khẩu súng bắn những chiếc lao móc dùng để săn cá voi thì kỹ nghệ chế biến nó cùng trở nên phát triển. Sau khi bắt được cá voi người ta bơm không khí vào giữa khoảng da và thịt cá voi để tránh cho cá voi bị chìm và bị trôi. Những tẩu săn cá voi sẽ móc con cá và kéo về xưởng chế biến. Thịt và mỡ cá voi là nguồn nguyên liệu chủ yếu đẩu tiên mà cá voi cung cấp. Một thời gian dài mỡ cá voi được dùng làm dẩu thắp sáng và dùng để sản xuất ra xà phòng. Trước khi chất dẻo đăng quang đã có một thời tồn tại một thị trường rất sẩm uất kinh doanh những chiếc yếm, những tấm sừng uốn dẻo treo những bộ hàm trên của cá voi. Những tên gọi đơn giản “cá voi” là những thứ dùng để giữ cho các áo nịt ngực và áo lót của các bà được chắc chắn. Ngày nay chúng chỉ để làm chổi quét mà thôi.
Hiện nay đã có những luật cấm săn bắt loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Những người trước kia sống bằng nghề đánh bắt cá voi nay đã chuyển sang nghề hướng dẫn viên du lịch, tham quan cá voi trên đại dương. Ở nhiều nước châu Á, ngư dân gọi cá voi là cá Ông và họ tin rằng cá Ông đã giúp họ rất nhiều khi hành nghề trên biển, nhất là giúp họ tránh được những tai nạn tàu thuyền trước những con sóng lớn. Vì vậy khi phát hiện xác cá voi người dân tập trung kéo cá voi lên bờ và chôn cất cá voi rất chu đáo. Nhiều nơi người ta còn lập đền thờ và tổ chức cúng lễ cho chúng.
Tại sao nói cá voi là một động vật thuộc lớp thú?
■ ■ ■o■ ■ JT
Cá voi xanh là loài cá voi to lớn nhất của đại dương với chiều dài là 30 mét và nặng tới khoảng 150 tấn. Họ hàng của cá voi xanh là các loại cá voi xám, cá voi trắng, cá voi lưng gù… hay cá nhà táng, cá heo…
Thực ra cá voi là một động vật thuộc lớp thú. Chúng có đẩy đủ đặc tính của lớp thú ở trên cạn như hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Cách đây 65 triệu năm, khi loài khủng long tuyệt chủng thì những sinh vật khác trên hành tinh mới sinh sôi nảy nở và chính sự phát triển nhanh chóng này đã dẫn đến tình trạng khan hiếm thức ăn. Trong điều kiện sống như thế, tổ tiên của loài cá voi đã phải di chuyển đến vùng ven biển để kiếm ăn và trải qua một thời gian dài tiến hoá loài cá voi đã thích nghi được với môi trường nước cho đến tận ngày nay. Khi chuyển từ cuộc sống trên cạn sang sống môi trường nước, cá voi chia thành hai nhóm: nhóm có răng và nhóm không có răng. Nhóm cá voi không răng chuyên ăn các sinh vật phù du thì răng của chúng biến hoá hoàn toàn. Còn nhóm cá voi có răng thì chuyên ăn các loài cá hay nhuyễn thể thì răng của chúng rất phát triển. Cá voi có thân hình thon dài, da láng trơn và có khả năng chịu lạnh rất cao. Khả năng bơi của cá voi cũng rất tuyệt với, xương sống cá voi rất mềm dẻo, uốn lượn dễ dàng trong nước, đuôi cá voi nằm ngang. Phổi của loài cá voi tuy bé nhưng lại hoạt động rất hiệu quả, chỉ cẩn vài giây ngoi lên trên mặt nước, cá voi đã có thể thay đổi 90% không khí trong phổi của chúng. Khả năng lặn sâu khoảng 2 giờ của cá voi là đặc điểm kỳ diệu của loài sinh vật khổng lồ này.
Trước đây người ta đã đánh bắt được một con cá voi xanh có kích thước chiều dài là 33,17 mét và nặng tới 190 tấn, chỉ riêng bộ xương của con cá voi đã nặng tới 29 tấn, trái tim nặng 700 kg, gan nặng 980 kg và lưỡi của nó nặng 4,3 tấn. Trọng lượng của lưỡi không thôi đã bằng trọng lượng của một con voi trên cạn.
Cá voi xanh cũng di cư như những loài cá khác. Bình thường chúng sinh sống ở vùng cực Bắc lạnh giá, nhưng khi sinh sản chúng lại di cư về phương Nam để sinh sản trong những vùng nước ấm hơn. Nhờ lớp da dày tới 60 cm mà cá voi có khả năng chịu lạnh rất cao cũng như tránh được tổn thương khi va chạm.
Thời gian mang thai của cá voi rất dài, khoảng 11 tháng. Khi mới sinh ra cá voi con đã dài 7 -8 mét, nặng 3 4 tấn. Sau một tháng thì trọng lượng của chúng đã tăng gấp đôi. Mỗi chú cá voi con cẩn đến 200 lít sữa mỗi ngày. Sữa cá voi có rất nhiều dinh dưỡng, trong thành phẩn sữa cá voi có tới 50% là Proteinvà chất béo.
Các nhà khoa học cho rằng tuổi thọ của loài cá voi trong thiên nhiên dài khoảng 50 năm hoặc có thể là lâu hơn nữa. Những con cá voi có khả năng phát ra những âm thanh trẩm bổng mà người ta thường bảo là cá voi đang hát. Những âm thanh này có ý nghĩa rất q uan trọng trong đời sống của loài cá voi. Tiếng kêu giúp chúng tìm bạn, giúp chúng tìm đường hoặc thông báo những nguy hiểm cho đồng loại khi cẩn thiết. Cá voi là loài cá thông minh. Nó có thể bắt chước được một số hành vi của con người.
Tại sao nói cá heo là loài cá thông minh?
Tháng Mười năm 1987 cuộc chiến tranh Iran Irắc đang diễn ra rất gay go. Đúng lúc đó năm con cá heo, gọi là năm con cá heo mõm dài đã được một đơn vị hải quân Mỹ thả ở eo biển Ormuz để tham gia vào một chiến dịch gỡ mìn. Con cá heo lớn (Tursiops trucatus) là con cá heo đã phát hiện được rất nhiều các loại mìn. Như vậy năm con cá heo đó đã được huấn luyện để làm nhiệm vụ phát hiện những quả mìn mà người Iranđã thả xuống nhằm gây trở ngại cho những tàu chở dẩu hoạt động ở vùng vịnh P ersique.
Đây không phải là lẩn đẩu tiên những con cá heo được sử dụng vào những mục đích quân sự vì trong cuộc chiến tranh Việt Nam, “con cá heo hàng hải” đã được sử dụng rồi. Nhưng các nhiệm vụ của chúng đều “tối mật” cho nên người ta không thể biết được đích xác đó là những nhiệm vụ gì được.
Trái lại, một điều chắc chắn mà ai cũng biết là sự thông minh của những con vật biển có vú này. Giống như những con dơi, chúng được trời phú cho một cơ quan định vị bằng sóng âm, cá heo sẽ phát ra các âm thanh, khi gặp một vật cản những âm thanh đó sẽ phản hồi lại, lúc này bộ nhớ của chúng “đã vẽ” lên được tấm bản đồ ghi lại những gì mà chúng phát hiện ở xung quanh đấy, đồng thời cũng báo cho chúng biết tình hình chuyển động của đối tượng.
Để tìm được khoảng cách: Như trường hợp tìm ra những quả mìn thả ở eo biển Ormuz người ta cho rằng con cá heo đã sử dụng tới một cái máy thu phát tín hiệu nằm
ở đáy bộ não và nó sẽ ghi lại những sóng âm thanh phát đi và so sánh với sóng phản hồi.
Nhưng cá heo có thể phát đi các kiểu âm thanh khác nữa: đó là những âm thanh chúng dùng để thông tin cho nhau biết. Theo đánh giá của các chuyên gia thì kho từ vựng của cá heo có khoảng 400 tín hiệu phát ra khác nhau.
Cá heo là một loài vật rất thông minh chúng có thể bắt chước và hiểu được những động tác của con người. Con người đã biết được đặc điểm và khả năng của cá heo nên đã huấn luyện và sử dụng cá heo vào những mục đích khác nhau như mục đích quân sự, huấn luyện cá heo làm xiếc…