Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

50 việc cần làm ở tuổi 20

Chương 1

Tác giả: Akihiro Ankatani

ĐỜI TÔI

Với hai dòng thông báo

Tôi từng làm việc ở Ban biên tập hãng phim “Zuhoa” dành cho người lớn.

Đối với một người mỗi tháng phải xem khoảng một trăm bộ phim như tôi, tạp chí “PIA” đúng là trở thành một thứ nhật ký của tôi.

Thời ấy “PIA” còn chưa được in ấn mỹ thuật như bây giờ, chữ thì nhỏ, số trang cũng ít.

Trong tạp chí có một số cột đăng các chuyện vui do bạn đọc gửi tới; xen giữa cột tin tức có đăng các tin quảng cáo tức cười.

Tôi còn nhớ có mục Thông báo tuyển mộ, từng là người chăm chú theo dõi mục đó.

Tôi mơ ước trở thành một đạo diễn điện ảnh, từng theo học giáo trình lịch sử điện ảnh tại Khoa điện ảnh của Trường đại học Đạo Điền.

Trong tạp chí “PIA”, tôi có đọc thấy tin hãng phim “Zuhoa”: Thông báo tuyển một cán bộ biên tập.

Chỉ cần có liên quan đến điện ảnh, thì làm việc gì cũng được. Với ý nghĩ đơn giản như thế, tôi tìm đến chỗ phỏng vấn.

Trụ sở Ban biên tập hãng phim “Zuhoa”, theo như người ta nói trong điện thoại, nằm ở lầu 6 một toà nhà.

Tôi đến bên một thang máy, mới phát hiện nó chỉ lên đến lầu 5.

Chắc còn có thang máy khác, nhưng tôi tìm chán chê cũng không thấy.

Chẳng còn cách nào khác, cứ đi thang máy tới lầu 5, rồi đi bộ tiếp lên sân thượng, thấy có vài gian che mưa nắng.

Vào một gian, mới biết đây là nơi làm việc của Ban biên tập hãng phim “Zuhoa”.

Phòng quay phim của hãng đặt ở nơi khác.

Khi tôi đến chỗ Ban biên tập, đã có nhiều người đang ngồi chờ ở gian ngoài. Tôi nhìn họ mà giật mình.

Phàm những người đến phỏng vấn, đều mặc Âu phục chỉnh tề, ai nấy trịnh trọng.

Tôi thấy toàn là các sinh viên cao học ở các trường đại học Tokyo.

Tôi thì mặc quần bò, áo thun, đúng là con gà lạc vào bầy hạc.

Bước sang phòng bên, thấy mười lăm vị giám khảo ngồi thành một hàng, trông rất trịnh trọng.

Đây là lần đầu tiên trong đời tôi đi phỏng vấn. Năm ấy, tôi hai mươi ba tuổi.

Muốn biết sự việc thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ.

TÔI không ổn, Tôi có thể

Trong mười lăm vị giám khảo, vị ngồi ở giữa chính là nhân vật quyết định. Tôi được chr định ngồi đối diện với ông ta.

Ông ta đầu to, mặt rộng, thoạt tiên không nói không rằng, cứ nhìn tôi chằm chằm.

Sau tôi mới biết, đó là ông giám đốc hãng phim “Zuhoa”.

Ông là người đặt câu hỏi đầu tiên:

– Anh có muốn làm diễn viên hay không?

– Có!

Tôi trả lời như một phản xạ có điều kiện.

Giọng nói vang to.

Hồi ở trường phổ thông trung học, tôi đã luyện tập môn “Không thủ đạo”, cho nên những tiếng trả lời ngắn gọn nghe cứ như tiếng “Hự” mỗi khi ra đòn.

Bấy giờ hãng phim “Zuhoa” làm phim dành cho người lớn.

Chút nữa thì tôi trở thành diễn viên của hãng phim “Zuhoa”.

Sau này đại đa số các diễn viên thành danh, thoạt đầu đều từng đóng vai trong các bộ him của hãng phim này.

Phim của hãng “Zuhoa” hồi ấy rất giống các bộ phim truyền hình bây giờ.

Diễn viên giỏi, đương nhiên không thể thiếu, nhưng một số vai phụ, không quan trọng, cũng cần có người diễn chứ.

Bất kể đóng vai gì, điều cốt yếu là phải tích luỹ kinh nghiệm, sẽ có lợi cho tương lai.

Người muốn làm diễn viên, ban đầu không có quyền lựa chọn vai.

Đừng có oán trách “Thế nào? Sao lại bắt tôi diễn vai này?” Dầu gì thì tích luỹ kinh nghiệm trên sàn diễn cũng là bước thứ nhất.

Vì đã xem nhiều tạp chí này nọ, nên phần biểu diễn tiểu phẩm, tôi rất ung dụng.

Kết quả tuyển mộ còn lại bốn người.

Một người ở trường Nhất Kiều, một ở trường Khanh Ưng, một ở trường Nhật Đại, người cuối cùng là tôi.

Người ở trường Nhật Đại được bố trí về Ban tuyên truyền. Hai người kia – ở Ban biên tập.

Còn tôi thì sao?!

– Này cậu, hãy đi ăn với tôi!

– Cậu xem, vậy là Bân biên tập người ta không nhận cậu.

Ôi, lần đầu tiên trong đời đi phỏng vấn xin việc gặp kết cục như thế đấy!

“Thì ra vậy…” Tôi đang tự kiểm điểm xem trong buổi phỏng vấn mình đã sai phạm điều gì chăng.

– Nhưng tôi lấy danh nghĩa cá nhân thuê cậu làm. Cậu có thể làm được mọi việc.

– Vâng!

Nghe câu nói “Cậu có thể làm được mọi việc” của ông giám đốc, tôi như mở cờ trong bụng.

– Cậu là một con hổ đã được thuần dưỡng. Tôi phải quản lý cậu, để cậu khỏi hoành hành ngang ngược.

Thế là tôi thành trợ lý của ông giám đốc

Tôi bị trượt khi dự phỏng vấn tuyển mộ của hãng phim, nhưng tôi đỗ trong cuộc khảo thí cá nhân, kể cũng lạ.

– Cậu hãy đọc một số sách kinh dị, tìm xem quyển nào có khả năng chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh được chăng.

Tôi có cảm giác giá trị của mình đã được người ta thừa nhận, lòng tự tin của tôi tăng hẳn lên: rõ ràng là tôi có thể làm công tác điện ảnh.

Tiếp đó công việc của tôi là mua sách về đọc.

Giám đốc hỏi:

– Cậu có thắc mắc gì không?

– Thưa Ngài, tiền mua sách sẽ do hãng chịu chứ ạ?

– Cái đó đương nhiên.

– Có giới hạn không ạ?

– Nếu để cho cậu quyết định thì sao?

Liệu có phải tôi “được đằng chân lân đằng đầu” hay chăng? Nhưng xem ra ông giám đốc không hề có ý phiền trách tôi. Thật là độ lượng.

– Tôi không nên dùng số tiền nhiều hơn tiền lương để mua sách, phải không ạ? Tiền lương của tôi bấy giờ mỗi tháng được 60 ngàn yên, mà mỗi tháng tôi chi cho việc mua sách đến một trăm yên.

– Ha-ha-ha… vậy là tôi triệt cả đường sống của cậu mất rồi, phải mời cậu đến nhà ăn cơm thôi. – ông giám đốc nói đùa. ăNhng tôi lại tưởng thật. Chưa đạt mục tiêu thì chưa chịu. Tôi kiên quyết đến nhà ông giám đốc.

Tôi vĩnh viễn không quyên được buổi tối hôm ấy. Tôi dám cái lại ông giám đốc. Có lẽ chính vì tôi còn trẻ người non dạ, nên mới thành công. Hai mươi mấy tuổi mà cả gan cãi sễp. Trong nhiều tình huống, không biết thì không thể làm. Nhưng có khi biết mà vẫn không dám làm.

Tuổi hai mươi, cái tuổi không biết mà dám làm.

VÀNG đến tay rồi. Lại bay mất

Tuổi trẻ, trong cuộc sống có rất nhiều cơ hội.

Nhưng thời trẻ cũng dễ bỏ qua rất nhiều cơ hội.

Một hôm giám đốc, bây giờ đã được thăng lên chức Tổng giám đốc, hỏi tôi:

– Cậu có dự tính làm việc gì không? Tôi có thể viết thư tiế cử. Tiếng nói của ông có trọng lượng đáng kể.

Bấy giờ tôi đang bận tìm việc làm.

“Thư tiến cử”, – đối với người khác đúng là cầu chẳng được. Tôi lại ngốc nghếch trả lời:

– Không ạ, tôi tự lo được.

– Đồ ngốc.

Ông có thiện chí muốn giúp, thế mà tôi lại ngu ngốc từ chối, đúng là không biết hay dở.

Cơ hội càng lớn, càng dễ vuột mất.

Câu trả lời của tôi nghe rất kiên quyết.

Ấy là tuổi hai mươi.

Đùng là ngu ngốc.

Trả lời xong, tôi ý thức ngay được điều đó. Đang định chữa lại, thì ông Tổng giám đốc nói:

– Thế thì cậu tự lo liệu lấy. Nhưng không đơn giản đâu.

– Tôi sẽ cố gắng.

Nếu là bây giờ, có “Thư tiến cử” thì tôi nhận liền cái đã, mọi việc tính sau.

Ngu ngốc, ấy là đặc quyền của tuổi hai mươi.

Hoàn toàn không phải con cá vuột mất mới bảo là con cá to, mà chính con cá to, nên mới dễ bị vuột mất.

Coi thường cơ hội, thì cuối cùng sẽ trơ mắt mà nhnf cơ hội vuột mất.

Tôi có bao nhiêu là cơ hội, songlần nào cũng để chúng trôi qua, ấy là tuổi hai mươi của tôi.

Hối hận đã không kịp, nhưng đó là bài học.

Làm CHÍNH TRỊ thì sao?

Từ hãng phim tôi chuyển sang làm thư ký cho một ngài nghị sĩ quốc hội.

Cuộc đời tôi kể cũng đa dạng.

Thực ra thư ký nghị sĩ cũng có nhiều loại.

Anh họ tôi là nghị sĩ quốc hội, đại biểu của thủ đô Tokyo. Qua anh họ tôi giới thiệu, tôi trở thành thư ký- trợ lý cho một vị phó quan chính vụ.

Trước đó tôi chưa hề tưởng tượng việc tranh cử lại phiền toái đến thế, cũng lý thú đến thế.

Rất nhiều người cho rằng các chính khách đều nhắm mục đích kiếm tiền.

Kỳ thực không phải vậy.

Nếu bạn muốn trở thành triệu phú, thì nên lao vào lĩnh vực kinh doanh là hơn. Khi tôi làm thư ký cho nghị sĩ, tôi mới hiểu rằng làm chính trị thật là gian khổ. Nếu bạn không thật sự say mê chính trị, thì đừng có nhảy vào lĩnh vực đó.

Bạn bè của tôi có rất nhiều người trở thành chính trị gia.

Tôi cũng rất ngạc nhiên, không biết bằng cách nào mà họ trở thành nghị sĩ ở hai viện của quốc hội.

Hình như mọi người tưởng lầm tôi mê chính trị, nên cứ xui tôi làm chính trị, song tôi đều từ chối. Vì từng làm thư ký cho nghị sĩ, tôi đã hiểu quá rõ nỗi vất vả khổ sở của họ.

Nếu có cơ hội, thời trẻ bạn hãy thử đi làm thuê trong lĩnh vực hoạt động tranh cử, bầu cử.

Nghe nói tuổi trẻ ngày nay không quan tâm đến chính trị.

Nếu không liên quan đến hình thái ý thức, lại có chính khách mà bạn thích, thì bạn hãy đi giúp họ.

Cách ngày bầu cử chừng một tháng, tôi đã hầu như suốt ngày đêm phải ở trụ sở ban bầu cử.

Phải làm tốt mọi công tác chuẩn bị.

Chỉ riêng việc đi dán tờ quảng cáo tuyên truềyn cũng đã khiến ta phải nhức đầu. Hồi ấy, thời gian dành cho nghị sĩ tuyên truyền là hai tuần, trong đó được một lần thay tờ quảng cáo tuyên truyền.

Vì sợ tờ quảng cáo tuyên truyền bị gió thổi rách, phải dán thật chặt, nên muốn bóc ra cũng không dễ.

Ứng cử viên nghị sĩ quốc hội từ sáng đến tối phải đi diễn thuyết (tuyên truyền cho mình).

Không chỉ ở các hội trường sang trọng.

Mà chủ yếu phải đến các tiệm ăn, tiệm hớt tóc, tiệm gội đầu, diễn thuyế hùng hồn cho mười mấy bà già nghe.

Thậm chí còn phải diễn thuyết ở cả nhà tắm công cộng… Có nhân viên suốt ngày phụ trách việc gọi điện thoài.
Có cô phụ trách loa phóng thanh trên xe tuyên truyền, xe chạy nhiều nơi, khiến cô ta bị say xe lảo đảo.

Trời vừa rạng, đã ra đứng ở bến xe, chào hỏi người qua đường.

Người không biết lại tưởng mình đi tham gia hoạt động quyên góp gì đó.

Trước ngày bầu cử, chỗ nào có chuyện vui chuyện buồn gì cũng phải tham gia hết cả, nếu không, sẽ có nguy cơ thua kém ứng cử viên khác.

May là hoạt động tranh cử có tôi tham gia đều kết thúc thành công.

Ứng cử viên nào thất bại trong cuộc bầu cử, thì văn phòng của người ấy lập tức vắng tanh vắng ngắt.

Mọi người đã thấy trên tivi cảnh văn phòng của ứng cử viên rồi đó.

Các nhân viên ở đấy đi đâu hết cả vậy? Họ đi nhà hàng dự tiệc chia tay chăng? Không chừng họ đi hoan ho thành công của ứng cử viên đối thủ cũng nên.
Ở lại van phòng chỉ có ứng cử viên thất bại và vợ ông ta. Cả hai đang mệt mỏi thu dọn tàn cục.

Bầu cử là tàn khốc. Chính trị là thế.
Nếu không thật lòng say mê, thì không thể kiên trì đến cùng. Làm thư ký cho nghị sĩ cũng có năm bảy đường. Song hầu như chẳng viên thư ký nghị sĩ nào trở thành chính khách cả. Vì có anh bị bắt vì tội vi phạm qui định bầu cử. Có anh lợi dụng bầu cử để làm giàu bất chính. Chính trị gióng như thi đấu thể thao. Không cầm cờ đứng bên hò hét ủng hộ, thì không thể cảm nhận mùi vị của nó.

Cội nguồn ĐỘNG LỰC

Tôi bắt đầu viết sách năm hai mươi tuổi.

Hai mươi chín tuổi thì cuốn sách đầu tiên của tôi được xuất bản. Đúng một ngày trước khi tôi tròn ba mươi tuổi.

Trước đó ngày nào tôi cũng viết, nhưng bao nhiêu sách viết ra đều không được xuất bản.

Các bản thảo đó tôi đều giữ lại.

Đó là cội nguồn động lực của tôi hôm nay.

Ngoảnh lại thời trước, không một nhà xuất bản nào chịu ký hợp đồng xuất bản sách với tôi, thật là bi thảm.

Tôi tự hỏi: tôi ngày ấy so với tôi hôm nay, cuối cùng thì ai cố gắng hơn?

Tôi ngày ấy còn chưa có kinh nghiệm, kỹ xảo viết văn cũng chưa thành thạo.

Tôi hôm nay so với hai mươi mấy năm trước, mạnh gấp trăm, ngàn lần.

Đấy chỉ là về phương diện kỹ thuật.

Còn về nhiệt tình thì sao?

Đó mới là vấn đề cốt yếu.

Một người hai mươi mấy tuổi, ngồi nhà tự do viết lách, tất nhiên sẽ không ai biết để chủ động đến nhà ký hợp đồng.

Viết sách không được in mà vẫn viết, đòi hỏi phải có nhiệt tình cao độ.

Tôi hôm nay vô cùng kính phục tôi hai mươi mấy năm trước.

Dĩ nhiên, có nhà xuất bản đến đặt viết sách, đúng là việc tốt.

Nhưng không thể cứ làm công việc do người khác chỉ định.

Hiện tại tôi có hợp đồng viết rất nhiều sách.

Nhưng đôi khi tôi cũng lén viết vài quyển ngoài hợp đồng.

Mỗi năm in 40 cuốn sách mỏng, cơ hồ ngày nào tôi cũng ngồi trước àmn hình máy vi tính.

Tuy mỗi năm xuất bản 40 cuốn sách, mà đề tài để viết vẫn không hết. Vì lẽ gì?

Bởi vì từ năm hai mươi tuổi trở đi, tôi đã quyết đem tâm huyết của mình dồn vào những hàng chữ, làm món ăn ngon cho hàng triệu độc giả.

Những điều muốn viết mỗi ngày một nhiều.

Tác phẩm đầu tiên của tôi mãi năm 29 tuổi mới được xuất bản. Để có được ngày hôm ấy, tôi đã phải tích luỹ “năng lượng” ngót 10 năm.

Đạo lý mà tôi muốn thuyết minh, không chỉ giới hạn ở việc viết sách.

Người làm công ăn lương cũng vậy.

Quan trọng là “công việc” làm thêm ngoài công tác chính.

Trước ba mươi tuổi, không có ai đến đặt viết sách.

Ngoài ba mươi tuổi, hợp đồng đặt viết sách tăng dần, không còn thời gian và công sức để ý đến việc khác nữa.

Đối thủ cạnh tranh của tôi hôm nay là tôi ở tuổi hai mươi, cái hồi ngồi viết sách không hề có đơn đặt hàng.

Ngày ngày tôi đều tự đối chiếu với chính mình, đều nói với mình: “Này! Đừng có thua cái thằng tôi hồi chưa có râu đấy nhé!”

Thế là ngày ngày tôi vẫn cố gắng đều đều.

Gặp gỡ tình cờ “Đại sự một đời”

Bạn bè hỏi tôi: “Gần đây anh bận việc gì?”

Tôi bận làm một việc mà tôi dự tính phải mươi năm nữa mới hoàn thành.

Từ trước đến giờ tôi vẫn luôn luôn kiên trì làm một vài việc mà người ta cho phép.

Mấy việc tôi làm không phải để kiếm tiền.

Cũgn không phải để hưởng vinh quang gì.

Việc ta làm không ai biết, , không ai khen thưởng ta.

Song ta vẫn cứ kiên trì làm, tuy biết rằng có thể phải hai hoặc ba mươi năm sau mới hoàn thành.

Năm hai mươi tuổi tôi từng nói với mọi người rằng vì tương lai, tôi cần làm một vài việc.

Một vài việc phải tốn tám năm, mười năm mới có thể hoàn thành.

Có việc một ngày đã hoàn thành.

Có việc phải dành tinh lực cả đời mới hàon thành.

Có việc dành tinh lực cả đời cũng chưa hoàn thành.

Đời người, phải không ngừng thách thức cực hạn.

Hoạt động sân khấu là vô tận.

Phải cống hiến cả đời cho nó.

Diễn xong một vở, bạn không thể nói là mình đa hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Diễn xong một buổi, ngồi lại với nhau rút kinh nghiệm, sao cho buổi diễn sau hay hơn, đó chính là công việc của người diễn viên.

Chưa biết đến bao giờ mới đạt được buổi công diễn hay nhất.

Thời gian hoàn thành công việc có thể dài ngắn khác nhau.

Một tháng hoặc một ngày. Việc một ngày có thể hoàn thành, thì niềm vui cũng chỉ kéo dài không quá hai mươi bốn giờ.

Nếu gặp được công việc phải dành tinh lực cả đời mới hoàn thành, thì hạnh phúc xiết bao!

Công việc dành tinh lực suốt cả đời, không mệt mỏi, mà vẫn chưa hoàn thành, thì chỉ tình cờ gặp được, chứ chẳng thể cầu mong.

Nhất thiết không được hành động thiếu suy nghĩ

Tôi từng bị kéo vào một sự cố giao thông. Lần ấy tôi ngồi ở phía sau người lái xe.

Đó là buổi tối một ngày chủ nhật, xe chạy trên xa lộ trực tuyến.

Sự cố giao thông thường xảy ra trên xa lộ trực tuyến.

Buổi tối ngày chủ nhật lại chính là thời gian dễ phát sinh sự có giao thông.

Mặt đường khá trơn, xe phóng nhanh, lái xe mệt mỏi, là các tình huống dễ xảy ra tai nạn.

Lái xe là một thanh niên mang kính đen, một tay “không thủ đạo” có hạng, bộ dạng rất “ngầu”.

Phụ lái là anh trai của y, một tay “nhu đạo”.

Vì luyện tập nhuđạo, nên quanh năm đi chân đất.

Đại khái là anh ta có thói quen gác chân lên bệ trước của xe, thành thử kính chắn gió có in lờ mờ vết bàn chân anh ta.

Ngồi phía sau phụ xe là một gã nóng tính, một tay “kiếm đạo”.

Mấy lộ hào kiệt cùng đi trên một chiếc xe.

“Ối! – lái xe kêu to. Có chuyện rồi. Chỉ nghe hai tiếng sầm sầm, thân xe hình như đã bị hỏng nặng. Đầu gối tôi thúc mạnh vào lưng ghế trước, đau điếng. Chiếc xe lập tức dừng lại, toàn bộ kính chắn gió vỡ vụn.

“Đứng lại cho tao!” – gã phụ lái quát to và nhảy ra.

Chiếc xe gây sự cố không hề bỏ chạy. Đó là một chiếc xe thuộc loại điển hình phóng ẩu, thân xe dán các thứ biểu ngữ loè loẹt. Ngồi sau tay lái của chiếc xe ấy là một gã ưa thích tốc độ. Xe của gã bị hỏng nặng không kém, chứng tỏ cú đụng vừa rồi rất mạnh. Gã mệt mỏi, lái xe lấn ra tuyến giữa, may mà lái xe bên toi xử lý giỏi, nếu không…

Đèn xe của chiếc xe bên kia nhô ra ngoài 5 centimet, đã giảm hẳn lực xung kích. nếu không, hai xe tông thẳng vào nhau như thế thì đôi bên đã tiêu cả rồi.

Cũng may chiếc xe chúng tôi đi là loại Debonair rất chắc chắn.

Gã phụ lái đi chân đất, đạp lên các mảnh kính vỡ dưới đường mà như đi trên thảm, gã tiến thẳng tới bên chiếc xe gây ra sự cố.

Gã đập vào cửa xe, quát: “Ra đây!”

Kính chắn gió vỡ nát cả rồi, đâu cần phải đập vào cửa xe.

Tay luyện kiếm đạo nóng tính đã ở tư thế sẵn sàng.

Đến lượt tôi ra khỏi xe.

Tôi trước hết khuyên mấy người bên xe mình đừng nóng, nồi dùng giọng nhẹ nhàng nói: “Xin lỗi, xe bên các anh chắn mất lối, hãy nhường một chút được chăng?”

Lúc này không gì có uy lực bằng giọng nói nhẹ nhàng, điềm tĩnh.

Tay phụ lái đi chân đất, giỏi nhu đạo, nhìn chiếc xe đối phương bẹp giúm cả bộ đèn, cũng đã dịu giọng: “Tội nghiệp, thôi đôi bên hoà giải với nhau”.

Rất may là không ai bị thương.

Tay lái xe bên kia xuống xe.

“A Di Đà Phật, thiện tai, thiện tai!”

Lái xe của chúng tôi vừa kiểm tra chiếc xe của mình, vừa làu bàu.

Thực ra trong xe chúng tôi còn có một “mỹ nhân thần bí” ngồi ở ghế sau. Tay lái xe bên kia vừa trông thấy nàng, liền nói: “Gọi cảnh sát đến xử lý!”
Có lẽ gã ý thức được rằng đánh nhau hoặc tranh cãi chẳng bằng nhờ cảnh sát giải quyết.

Có dại mới nên khôn.

Trong trường hợp này, gọi cảnh sát đến là thượng sách.

Bị kéo vào sự việc, nhất thiết không được hành động thiếu suy nghĩ.

Nếu không sẽ chuốc hoạ vào thân.

Tự dưng thốt lên “Nguy rồi!” hoặc bỏ chạy, sẽ đẩy mọi người vào tình huống khó khăn.

Chỉ có bộ đèn xe, kính chắn gió bị vỡ nát, chuyện đó hoàn toàn có thể giải quyết bằng việc đền tiền. Nếu hành động hoặc nói năng mất bình tĩnh, sự thể có thể dẫn đến hậu quả hết bề cứu vãn.

Xử lý không thoả đáng, sẽ tự diệt vong.

Hành động thiếu suy nghĩ nhất định sẽ thua.

Đó là bài học mà tôi thấm thía.

Bình luận