Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

50 việc cần làm ở tuổi 20

Chương 4

Tác giả: Akihiro Ankatani

MỘT DIỄN VIÊN BIẾT CA MÚA KHÁC VỚI MỘT DIỄN VIÊN GIỎI

Tất cả các em nhỏ đến dự thi tuyển vàolớp diễn viên, đều có chung một mơ ước.

“Sau này trở thành một diễn viên vừa biết hat, biết múa, lại có thể biểu diễn giỏi”.

Tiếc rằng những em muốn nhiều thứ như thế, chúng tôi không thể tiếp nhận.

Hoặc hát, hoặc múa, hoặc biểu diễn, các em muốn trở thành một diễn viên giỏi trong tương lai, sẽ phải dồn tinh lực chỉ cho một thứ.

Giả dụ một người dành thời gian theo tỉ lệ 4:3:3 cho ba môn biểu diễn, âm nhạc, mỹ thuật, thì không thể sánh với một người chỉ chuyên luyện tập để trở thành một diễn viên điện ảnh.

Thử dành toàn bộ thời gian cho việc luyện tập làm diễn viên điện ảnh, thì dù bạn không có thành tích gì về âm nhạc và mỹ thuật, song bạn lại có thể trở thành một diễn viên điện ảnh danh tiếng.

Một người đạt đỉnh cao trong một lĩnh vực, có thể đối thoại ngang vai với cao thủ trong lĩnh vực khác.

Một nhân tài của điện ảnh có thể đối thoại ngang vai với một nhân vật nổi danh trong giới âm nhạc.

Một người công lực bình thường chỉ có thể giao lưu với một người bình thường ở lĩnh vực khác.

Thời trả là thời hoàng kim để con người phát huy thông minh tài trí.

Nhưng cái gì cũng thử, việc gì cũng thất bại, đó cũng là đặc điểm của thời trẻ. Là một thanh niên, các bạn phải học cách bỏ các thứ để chuyên tâm cho một thứ.

Ai không hiểu điều đó, sẽ không làm nên trò trống gì.

ĐI CON ĐƯỜNG CỦA MÌNH

Tôi không cho rằng tất cả mọi người đọc cuốn sách này của tôi đều hiểu cách suy nghĩ của tôi.

Nhưng ít ra cũng có một, hai độc giả hiểu tư tưởng của tôi.

Chính vì nghĩ như vậy, tôi mới cố viết.

Trái bóng mà tôi dốc toàn lực ném ra, rất có thể sẽ xôi hỏng bỏng không, điều đó không sao.

Người không biết chơi bóng chày, trong quá trình luyện tập, có thể đánh hụt cầu.

Đánh hụt cầu cũng không sao.

Ba lần đánh hụt cầu cả ba cũng không sao.

Khi trò chuyện với người khác, điều quan trọng nhất không phải là nắm được nội dung lời nói.

Mà là nắm được dao động tâm trạng của người nói.

Các bạn cần có năng lực nắm được dao động tâm trạng của đối phương. Đừng dễ dàng nói: “Tôi hiểu rồi!”

Cũng không nên nói: “Tôi chưa rõ, nên không hỏi”.

Trước khi hiểu ra ngụ ý của đối phương, hãy ghi nhớ nó.

SAI LẦM LÀ PHƯƠNG THUỐC TĂNG LỰC CHO TUỔI TRẺ “Ôi, cậu làm sai bét cả rồi”.

Không biết bạn có bị người khác lên lớp như thế hay không?

Phải, tuổi trẻ thường thường lúng túng, dễ phạm sai lầm.

Cuộc sống có lẽ chính vì vậy mới càng thêm đa dạng, nhiều màu sắc.

Lắm khi để hiểu sai ý của người khác, đòi hỏi phải được trời phú cho khả năng đó ấy chứ.

Mời bạn thử vừa nghe tôi nói, vừa suy nghĩ, liên hệ bản thân.

Về phương diện này, phụ nữ có khả năng thiên bẩm.

Họ thường suy bụng ta ra bụng người.

Tôi cho rằng như thế chưa chắc đã là dở.

Khi tôi đề nghị sau khi nghe tôi nói chuyện, mọi người hãy ghi lại cảm tưởng xem sao.

Có người thuật lại đến một nửa những gì tôi nói.

Có người viết những cái không liên quan gì đến đề tài.

Có người hiểu sai hẳn ý tôi muốn nói.

Điều này rất quan trọng.

Tôi hay nói về đề tài phim ảnh.

Trong sách tôi cũng hay đề cập điện ảnh.

Thông qua óc tưởng tượng của mình mà lĩnh hội một số tình tiết trong phim, có lẽ là sai lầm.

Thuận theo sự tiến triển của tình tiết mà triển khai tưởng tượng, là vô nghĩa.

Điều quan trọng là sự sáng tạo.

Đọc sách cũng thế.

Nghe nhạc cũng thế.

Trong quán Karaoke, người hát sai lời ca mà vẫn hát tiếp không chút lúng túng, thế mới giỏi.

Phải thừa nhận rằng có một số lời ca khi hát, ta tự thay đổi lời, càng thay đổi càng thấy lý thú.

Ca hát, cũng cần có sự sáng tạo.

Các bạn có cái quyền “đả phá cách thức cũ”.

“Đả phá cách thức cũ” cũng là một loại năng lực.

Muốn “đả phá cách thức cũ”, đòi hỏi bạn phải có sức sáng tạo và sức tưởng tượng. NGÔI SAO CỦA NGÀY MAI

Bạn nói: “Tiên sinh Akihiro, những việc tiên sinh đã làm được thật là quá nhiều!”

Bề ngoài có thể là như vậy, kỳ thực tôi chỉ ra sức làm có mỗi một việc.

Hoặc giả nói, bắt đầu từ hai mươi tuổi, tôi chưa hề bước sang lĩnh vực khác.

Tôi một mực tiếp tục mơ ước thời trẻ của mình.

Chẳng qua mọi người không biết mà thôi.

Trước khi được mọi người tôn kính gọi là tác gia, tôi chỉ cặm cụi ngồi viết.

Đó là quá khứ của tôi, mọi người không biết đến.

Như thế cũng không sao.

Tôi trở thành tác gia không phải chỉ sau một đêm.

Cũng không phải trở thành diễn viên trong chớp mắt.

Mọi người không biết, tôi vốn tốt nghiệp khoa diễn viên.

Mọi người cũng không biết, hồi ở xưởng phim tôi từng sử dụng ngôn ngữ cơ thể mình biểu đạt vô số tác phẩm, ngày nào cũng vậy, làm không biết mệt.

Tôi từng biểu diễn kịch nói ở sân khấu nhỏ.

Số người từng xem tôi biểu diễn kịch nói đại để cũng ít như số khán giả mà một sân khấu nhỏ có thể chứa vậy.

Đấy là thời trẻ của tôi.

Dù là người mê kịch nói, cũng khó mà biết tên một diễn viên nhỏ ở một sân khấu nhỏ.

Người không đọc sách, sẽ tưởng một tác gia lão luyện là người mới.

Cuộc sống thời trẻ của tác gia thế nào, không ai quan tâm.

Có người nói: “Ông ấy xuất hiện như một ngôi sao chổi!”

Người nói thế không biết gì về quá khứ của tác gia kia.

Người xuất hiện như ngôi sao chổi sáng bừng giã bầu trời đêm, nhất định có một quá khứ phi thường.

Thời trẻ tác gia trải qua bao gian khổ, ít ai biết đến.

Thời trẻ cặm cụi, lặng lẽ phấn đấu không biết mệt, nhất định sẽ có ngày bằng sáng như một ngôi sao chổi!

Tuổi hai mươi dù chưa nổi danh, muốn trở thành một ngôi sao chổi, phải cố gắng gấp bội.

Phải cố gắng gấp bội trong tình huống chưa ai hay biết.

CÒN TRẺ KHÔNG CỐ GẮNG VỀ GIÀ SẼ ĐAU KHỔ

Có người nói: “Thành công hay thất bại, cứ nhìn tuổi ba mươi khắc biết”.

Nếu muốn ở tuổi ba mươi có thành tựu, thì phải bắt đầu từ tuổi hai mươi.

Khoảng thời gian mười năm là không thể thiếu. Thời trẻ gieo trồng, sau này gặt hái. Đến tuổi ba mươi mới khởi động một “công trình” gì đó, thì khó khăn sẽ nhiều gấp bội. Cây trồng năm ba mươi tuổi phải đến tuổi năm mươi mới công tác hái quả.

Tuổi hai mươi cố gắng cao độ coi như đã mở ra con đường rộng rãi tiến đến cuộc sống tươi đẹp sau này.

Nếu hiện tại bạn đang được hưởng tuổi hai mươi thuận lợi, nhất định là vì bạn đã có rất nhiều cố gắng ở tuổi nhi đồng.

Bất kể làm việc gì, cũng cần khoản thời gian mười năm.

Sau mười năm sẽ rõ.

Không cần phải có thiên tài gì hết, chỉ cần có ý chí kiên cường, thì đó cũng là một thứ tài năng tốt nhất.

Không cần lo nghĩ gì nhiều, cứ kiên trì đến cùng sẽ thắng lợi.

Các đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ thất bại vì kém kiên trì. Giả sử bạn muốn trở thành một tác gia, đối thủ cạnh tranh của bạn có cả thảy một trăm người. Sau năm thứ nhất, sẽ chỉ còn năm mươi người. Sau hai năm, chỉ còn hai mươi lăm người. Quá trình tiến tới thắng lợi là thế đấy.

Kiên trì đến cùng, ấy là bí quyết thắng lợi.

Không cần phát sinh xung đột chính diện với đối thủ cạnh tranh của bạn. Đối phương sẽ dần dần ý thức rằng “Ôi, không thể kiên trì được nữa!” Họ sẽ tự động rời khỏi trận tuyến cạnh tranh. Một người kiên trì trước sau như một tiến tới mục tiêu, nhất định cuối cùng sẽ giành thắng lợi.

Việc đó không khó như lên trời. Bạn cứ thử mà xem. Hãy nhớ đừng nôn nóng.

Kiên trì mười năm, mơ ước của bạn nhất định sẽ thành công.

Khoảng thời gian mười năm sẽ đem lại hi vọng cho bạn. Đừng chỉ cố gắng nhất thời, đừng nóng vội. Hãy cố gắng kiên trì trong mười năm.

Việc người nói “Thời trẻ, phải liều một phen!”. Đừng như vậy. Nên nhớ, nước chảy nhỏ thì dòng sẽ dài. Đừng dồn sức quá nhiều nhất thời. Các bạn hãy luôn luôn nhắc nhở mình điều này. Cứ tuần tựmà tiến, nước chảy đá mòn.

CON ĐƯỜNG NGÀN DẶM BẮT ĐẦU TỪ DƯỚI CHÂN

Người thời trẻ tình cờ tìm thấy mục đích suốt đời cho mình là một người hạnh phúc.

Công việc cần dành tinh lực cả đời mới hoàn thành cũng chỉ có thể tìm được ở thời tuổi trẻ.

Người không còn trẻ, vẫn chưa tìm ra mục đích, thì làm thế nào?

Đừng bị động ngóng cổ chờ đợi nữa.

Hãy kiên trì làm công việc đang làm đến cùng.

Mỗi năm tôi viết 40 quyển sách.

Nếu chỉ chuyên viết sách, sẽ còn viết được nhiều hơn.

Tôi vừa làm diễn viên, vừa hưởng lạc thú nhân sinh, vừa viết sách.

Cứ với tốc độ này, năm sáu mươi tuổi tôi sẽ viết được 1000 quyển sách.

Đến năm tám mươi lăm tuổi tôi sẽ viết được 2000 quyển sách.

Tôi dự định sẽ viết sách đến năm chín mươi lăm tuổi.

Cộng lại, sẽ là 2800 cuốn sách.

Thực ra tôi đang thực hiện không phải từng cuốn sách riêng lẻ.

Tôi dành tâm huyết cả một đời là muốn viết một bộ sách dài.

Nó bao la vạn tượng, có bàn về tình yêu, bàn về nhân sinh, bàn về làm ăn, có sách tranh liên hoàn… có loại sách bạn đang đọc.

2800 cuốn sách gộp thành một bộ sách.

Năm chín mươi lăm tuổi, tôi sẽ hoàn thành phần kết của bộ sách.

Còn nhớ năm hai mươi tuổi, tôi bắt đầu soạn thảo kế hoạch.

Từ hai mươi tuổi, cho đến già, tôi chỉ viết một bộ sách.

Những năm tháng tuổi trẻ, tôi dành cho việc soạn thảo, sơ thảo bộ sách cả đời.

CUỘC ĐỜI LIÊN TỤC CÁC SỰ CỐ GIAO THÔNG Thời trẻ thực ra giống như các sự cố giao thông liên tục.
Dù hiểu biết và thận trọng đến mấy, cũng khó tránh bị lôi cuốn vào các sự cố giao thông.

Trong tình huống đó, cần nhớ kỹ một số cách xử lý đúng sự cố.

Nhất thiết đừng bao giờ để cho mình biến thành sợi dây cháy chậm dẫn đến sự cố giao thông.

Nếu bị lôi kéo vào đó, thì cả quá trình cũng là một dịp để học tập.

Khi học lái xe, chúng ta học cách điều khiển xe.

Song không hề học cách xử lý sự cố giao thông.

Giống như mọi người từ bé cho đến khi vào đại học, bao giờ cũng chỉ ngồi trong lớp vậy.

Vừa thả vào xã hội, lập tức đứng trước vấn đề phải xử lý “sự cố giao thông” như thế nào cho đúng.

Mặc dù đã nắm vững cách lái xe, cũng chưa chắc đã biết cách xử lý sự cố giao thông.

Mà đó lại là điều cần học lúc còn trẻ.

Không nên cho rằng mình đã nắm vững cách lái xe, thì không cần nghĩ đến vấn đề đó nữa.

Chỉ sợ vạn nhất xảy ra chuyện gì.

Ở nước Mỹ, người ta dùng xe thay cho đôi chân. Chỉ cần bạn lái xe, thì rất dễ xảy ra sự cố giao thông.
Nếu không nắm vững cách đối phó, thì dù đối phương sai, bạn cũng cứ hoá thành kẻ phải chịu trách nhiệm.

Ví dụ nói rằng bạn trông thấy đèn đỏ lập tức dừng xe.

Nhưng chiếc xe đi sau lại húc vào xe bạn.

Theo qui tắc xử lý sự cố giao thông, thì chiếc xe đi sau chịu hoàn toàn trách nhiệm. Văn bản pháp luật rành rành ghi như vậy, nhưng ở thành phố Osaka – Nhật Bản thì bạn hãy cẩn thận đấy.

Ở Osaka, khi xảy ra sự cố tương tự, chiếc xe đi trước hãy liệu hồn.

“Trò gì thế hả? Sao đột nhiên mày dừng xe lại? Không ấm đầu đấy chứ?” Bạn sẽ nghĩ không chừng chính mình đã sai thật.

Một câu “Xin lỗi” có thể giúp bạn tránh những rắc rối không cần thiết.

Nếu sợ bị lôi cuốn vào sự cố giao thông, thì cứ việc hạn chế tối đa việc ngồi sau tay lái.

Trong cuộc sống có va chạm này nọ cũng là chuyện bình thường.

Người nghĩ như vậy sẽ không dễ dẫn tới sự cố giao thông.

Cũng có người vì sợ sự cố giao thông mà không dám đi xe.

Không tập lái xe, thì không phải mạo hiểm gặp sự cố giao thông.

Nhưng nếu hai mươi mấy tuổi rồi mà vẫn không muốn lái xe, thì cái bình ắc-qui trong cơ thể của bạn sẽ cạn dần, xuất hiện tình trạng không đủ điện lực. Cái bình ắc-qui chính là tinh lực, sức sống của bạn.

Chiếc xe lâu ngày không sử dụng, một khi cần khởi động, sẽ không có phản ứng gì.

Đành phải đi nạp bình ắc-qui.

Quá trình cho xe lưu thông thực ra là quá trình nạp điện cho bình ắc-qui.

Làm người, cũng cần không ngừng nạp điện trong thực tiễn.

Cứ giữ mình trong “nhà ấm”, thì điện lượng trong ắc-qui sẽ cạn dần, cuối cùng tứ chi tê dại, không cựa quậy nổi.

TIẾNG ANH Ư, NOPROBLEM! BIẾT!

Người nước ngoài khi hỏi đường, sẽ hỏi bạn: “Xin hỏi anh (chị) có nói được tiếng Anh hay không?”

Đại đa số người Nhật sẽ trả lời “Không biết”.

Ở nước khác, chỉ e số người trả lời “Biết” sẽ nhiều hơn.

Thực ra, trình độ tiếng của những người Nhật trả lời “Không biết” còn khá hơn hẳn những người nước ngoài trả lời “Biết”.

Có khi sự khiêm tốn lại gây ra ảnh hưởng xấu.

Về trình độ ngoại ngữ như thế nào mới gọi là đạt tiêu chuẩn, phải căn cứ vào tình huống cụ thể mà xét.

Nếu đòi đạt trình độ hoàn mỹ đối với một ngoại ngữ, thì bạn sẽ không bao giờ đạt được cả.

Lần sau nếu có ai hỏi: “Xin hỏi anh (chị) có nói được tiếng Anh hay không?” thì bạn cứ thử trả lời “Có!”

Khi đối thoại với một người nước ngoài biết chút ít tiếng Nhật, bạn hãy thử dùng tiếng Anh với họ, nhất định sẽ cảm thấy dễ dàng trao đổi với nhau hơn.

Hồi còn trẻ, do làm phim quảng cáo, tôi thường sang Singapo công tác.

Tôi bị người ta tưởng lầm là Người Hồng-Công.

Có người còn nói: “Anh là người Hồng-Công đến đây làm phim hả?” Nếu tôi mặc nhiên thừa nhận, công việc làm ăn sẽ rất thuận lợi. Từ đó trở đi, tôi sẽ thành một “minh tinh Hồng-Công”.

Tôi nghĩ, sở dĩ tôi bị người ta tưởng lầm là người Hồng-Công là vì tôi lúc nào cũng nói tiếng Anh, mà câu tiếng Anh nào hầu như cũng sai be bét.

Người Nhật sẽ không bao giờ như vậy.

Tôn chỉ của việc gao lưu là truyền đạt tư tưởng cho đối phương, đừng quá chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ có đúng hay chưa.

Khi tôi sử dụng thứ tiếng Anh giả cầy một cách không chút ngần ngại, tôi liền được người ta nghĩ rằng tôi không phải là người Nhật.

Ngay ở Hồng-Công, tôi cũng được tưởng lầm là người Hồng-Công.

Tiếng Anh của người Hồng Công được người Nhật nghe dễ hiểu hơn hẳn món tiếng Anh của những người từ Âu Mỹ sang.

Trong tiếng Anh, tiếng Pháp, các âm tiết cứ liền tịt vào nhau, nói rất khó nghe.

Nghe cứ như nghe đàn phong cầm.

Tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc thì nghe như tiếng đàn dương cầm, rõ ràng từng âm. Tiếng Anh kiểu Trung Quốc thuộc loại “dương cầm”, người Nhật nghe dễ hiểu,
nhưng có lúc vì nói chậm quá mà nghe không hiểu. “Muốn trở thành một ator, cần những điều kiện gì?” Tôi chẳng hiểu họ hỏi gì. Ator là cái quái gì?

Thì ra họ nuốt mất chữ C trong chữ actor.

“Dotor” tức là “doctor”.

Đó là đặc điểm lối phát âm tiếng Anh của người Trung Quốc.

Ở Xinh-ga-po, có một phố buôn bán mà du khách nào cũng ghé qua. Mua hàng ở đó mà không biết mặc cả, hình thức bị người ta biết bạn là người Nhật, thì sẽ bị “chém” thật đẹp. Chủ hàng nói thách kinh khủng.

Vậy dùng tiếng Anh để diễn đạt ý “giá này đắt quá” như thế nào?

Người Nhật vừa nghĩ đến “đắt”, thể nào cũng sẽ chọn câu tiếng Anh “It is too expensive!”

Nhưng khi mặc cả, họ không dùng cái từ expensive mà ta học ở trường.

Nếu thốt ra cái từ expensive, người ta sẽ nhận ngay ra bạn là người Nhật, thì họ sẽ không chịu bớt giá cho bạn.

May sao có một phụ nữ người Trung Quốc đứng bên cạnh nói: “Too high la!” Thoạt tiên tôi còn tưởng chị ta nói tiếng Hoa.

“la” là tiếp vĩ ngữ mà người Trung Quốc thường dùng.

Vậy là một câu “Too high la!” đã mang sắc thái tình cảm mạnh mẽ. Đó là thứ tiếng Anh nói theo kiểu Trung Quốc.

Chữ “too” chữ “high” thì chúng ta đã biết ngay từ khi mới học tiếng Anh. Việc gì ngay từ đầu đã đòi làm tốt, làm hoàn hảo, thì không thể được.
Khi học một môn hoàn toàn mới, chúng ta hãy bắt đầu từ những cái đơn giản nấht. Vạn sự khởi đầu nan. Đầu đi thì đuôi lọt.

TIẾNG ANH KIỂU CHÂU Á

Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta nên học tiếng Anh kiểu châu Á, điều này có hiệu quả sử dụng trong thực tế vô cùng quan trọng.

Chúng ta học tiếng Anh ở trường, điều học trước tiên là “ngôi thứ ba số ít + thời hiện tại thì thêm S. “Ngôi thứ ba số ít + thêm S” là qui tắc ngữ pháp cơ bản nhất, nhưng lại không thích dụng với tiếng Anh kiểu châu Á.

Chúng ta đều biết câu “Cô ta có hai quyển sách” phải dịch sang tiếng Anh là “She has two books”. Nếu dịch là “She have” hoặc “two book” đều bị coi là lỗi sơ đẳng.

Nhưng tiếng Anh kiểu châu Á không bị hạn chế như vậy. “Cô ta có hai quyển sách” có thể nói “She have two book”. Đã có chữ “two” biểu thị số nhiều, không lẽ còn sợ hiểu lầm thành số ít nữa sao? Điều quan trọng là thể hiện đúng ý. Đó là bước thứ nhất.

Khi muốn diễn đạt ý “Cô ta có hai quyển sách”, thì trong óc cứ nghĩ, không biết nên dùng “has” hay là “have”, “two books” hay là “two book”. Nghĩ chán chê vẫn chưa nói ra được, ấy là người Nhật.

Ở đây chúng ta bàn không phải đến vấn đề ngữ pháp.

Kỳ thực chữ “book” chỉ là ví dụ đơn giản.

Nếu nói đến “đứa con”, muốn nói “Cô ta có hai đứa con”, thì phải nhớ dạng số nhiều của “child” là “children”, chứ không thể đơn giản thêm chữ S. Nếu chỉ để biểu ý, thì chúng ta không cần nhớ đến chữ “children”.

Cứ nói “She has two child”, người ta cũng vẫn hiểu được như thường. Sau có nghĩ tiếp cũng không muộn.

Câu “Hôm qua tôi đã đi xem phim” phải dịch sang tiếng Anh như thế nào? Người Nhật trước hết sẽ nghĩ “I went to the movie yesterday”; không biết có cần thêm chữ “the”, chữ “go” phải biến thành “went” hay không. Cứ thế nghĩ mãi không nói ra được. Nếu là tiếng mẹ đẻ thì không có chuyện đó.

Nhưng có người không cần sự trói buộc của ngữ pháp. “Yesterday, I go to movie”. Bởi vì nói “yesterday” thì nhất định phải là sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Trước “movie” không thêm “the” cũng chẳng chết ai, ngược lại diễn đạt được cái ý đi xem phim.

Người muốn chơi bóng chày hoặc bóng đá mà trước tiên xem sách hướng dẫn luật chơi trước thì không xong. Mỗi người muốn nắm vững một ngoại ngữ, nhưng trong quá trình học lại hay bắt đầu từ “mẹo luật ngữ pháp”. Đó tuyệt đối không phải là một phương pháp hay.

Tại Los Angeles, người nào cũng nói tiếng Anh lưu loát, ta là người Nhật mỗi lần mở miệng cảm thấy ngọng nghịu cũng là lẽ thường.

Nhưng ở Xinh-ga-po, Hồng-Công hoặc Macau, thì không có chuyện đó. Mọi người đều như nhau, cứ nói tiếng Anh đại đi, sợ gì ai?!

Ở Nhật Bản, nếu bạn nghe người nước ngoài nói tiếng Nhật sai, bạn không đời nào bảo họ “Ông nói tiếng Nhật sai rồi”, hoặc “Ông học tiếng Nhật ở đâu mà nói sai quá thế?” Nhìn người nước ngoài sử dụng đôi đũa ăn cơm rất lóng ngóng, bạn vẫn sẽ khen “Anh giỏi quá!” Người Nhật dùng dao nĩa ăn thì cũng vậy. Bạn đã không trách người nước ngoài nói tiếng Nhật sai, thì họ cũng sẽ không cười khi bạn nói sai tiếng Anh.

Loài người giao lưu với nhau không phải chỉ bằng ngữ pháp đơn thuần.

Đừng đau đầu nhức óc với các khái niệm trừu tượng của ngữ pháp tiếng nước ngoài làm gì.

NGÔN NGỮ LÀ PHÙ HIỆU THÍNH GIÁC, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ PHÙ HIỆU THỊ GIÁC

Xinh-ga-po là một quốc gia cái gì cũng nói đến luật pháp. Thực ra gọi Xinh-ga-po là một thành phố thì đúng hơn là một nước.

Ví dụ, ở ngoài đường không được nhổ bậy, không được nhổ bừa bã kẹo cao su. Những điều này được qui định rõ ràng trong văn bản luật pháp. Luật pháp Xinh-ga-po qui định xướng ngôn viên đài truyền hình Xinh-ga-po không được đọc bản tin bằng tiếng Anh theo lối phát âm châu Á. Nhưng mọi người dân trong sinh hoạt hàng ngày đều sử dụng tiếng Anh theo lối phát âm châu Á.

Ở Xinh-ga-po, vốn là đất nước sử dụng tiếng Anh, song tiếng Trung Quốc và tiếng

Mã Lai cũng được sử dụng như thường.

Riêng tiếng Trung Quốc thì người Quảng Đông và người Bắc Kinh nói khác hẳn nhau.

Bốn cô thiếu nữ có thể đồng thời sử dụng tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Quảng Đông và tiếng Bắc Kinh trao đổi với nhau một cách hết sức tự nhiên. Học tiếng Nhật là để đọc và viết là chính.

Cho nên đối với tiếng Anh là thứ học để nghe và nói là chính, người Nhật khó tránh cảm thấy khó khăn.

Người Nhật học tiếng Anh thường bắt đầu từ việc học viết 26 chữ cái vợ chồng tập phát âm. Tiếng Nhật cũng là thứ ngôn ngữ do hậu thiên luyện được.

Khi chúng ta mới sinh ra, chúng ta không hiểu Nhật văn, phải dựa vào việc học tập sau đó mới nắm được. Nhưng trong quá trình học, chúng ta sử dụng phâầnlớn phương pháp đọc và viết. Không phải nói người Nhật không hợp với việc học tiếng Anh, chỉ có thể nói chúng ta nên sử dụng phương pháp học tập lấy nghe làm chính.

Quá trình truyền âm của lời nói thực ra là quá trình không ngừng đơn giản hoá. Tiếng Anh phát triển từ tiếng Pháp mà ra, nên đơn giản hơn tiếng Pháp. Tiếng Pháp thì đơn giản hơn hẳn tiếng Latinh.

Trước thời Minh Trị Duy tân, Nhật Bản thực hiện chính sách “bế quan toả cảng”, ngoại ngữ chính là tiếng Hà Lan. Bấy giờ người Nhật chủ yếu dựa vào cuốn từ điển “Doeff Halma” để học từ vựng và ngữ pháp tiếng Hà Lan. Tuy không biết cách phát âm, nhưng vẫn có thế đọc hiểu đại bộ phận nguyên nhân bản. Thời ấy người Nhật học tiếng Hà Lan chủ yếu là để học kiến thức y học, hoá học, chứ không phải để giao lưu hoặc buôn bán. Sau đó tiêu điểm của thế giới chuyển từ Hà Lan sang đại đế quốc Anh.

Từ cuối thế kỷ 19, nước Mỹ và Nhật Bản giao lưu ngày càng nhiều, Nhật Bản bước sang “thời đại tiếng Anh”.

Người Nhật học tiếng Anh bằng tai là chính.

Trong thế chiến thứ hai, Nhật Bản cấm sử dụng tiếng Anh. Trong khi nước Mỹ không ngừng bồi dưỡng hàng loạt nhân tài tiếng Nhật. Chứng tỏ chiến lược của hai nước không giống nhau.

Sau Thế chiến thứ hai, quân Mỹ liên tục tới Nhật, người Nhật ngày càng tiếp xúc với vũ trường, quán rượu, sòng bạc của người Mỹ, nên trình độ khẩu ngữ tiếng Anh của người Nhật tiến bộ rất nhanh. Về phương diện hội thoại, có sự thay đổi về chất.

Không tin, bạn cứ thử dùng tai mà học một ngoại ngữ mới, nhất định sẽ tiến bộ nhanh hơn hẳn việc học tiếng Anh.

Bởi lẽ ngôn ngữ là phù hiệu thính giác, chứ không phải là phù hiệu thị giác.

BA ĐIỆU THỨC CƠ BẢN NHẤT

Khi học đàn ghi-ta, có một số điệu thức nhập môn bắt buộc.

Ví dụ học được ba điệu thức cơ bản nhất thì có thể đệm đàn cho người ta hát.

Người ta có thể hát rất nhiều bài khác nhau.

Nhưng điệu thức cơ bản “A-A-B-A” thì cứ lặp đi lặp lại.

Chỉ cần nhớ kỹ ba điệu thức cơ bản, thì có thể đệm đàn cho mọi bài hát.

Đó là chỗ mạnh, lôi cuốn người của đàn ghi-ta.

Trước hết cần nắm vững ba điệu thức cơ bản, sau đó học thêm vài ba điệu thức, thì sự đệm đàn có thể biến hoá một cách phong phú.

Càng nắm vững nhiều điệu thức, càng tiếp cận gần trình độ chuyên nghiệp.

Dù mới nhập môn, chỉ học được ba điệu thức, cũng có thể làm cho người khác nhận ra nhịp điệu của một ca khúc bất kỳ.

Khi học một ngoại ngữ, cũng nên lấy “chủ nghĩa ba điệu thức” làm tinh thần chính.

Người muốn học tiếng Anh, việc đầu tiên phải làm gì? Chỉ e không phải là đi mua bộ giáo trình tiếng Anh, mà là mua tài liệu hướng dẫn phương pháp học tiếng Anh.

Ai không muốn đi “con đường oan uổng”, không muốn phí công, thì mãi không thể triển khai việc học tập thực sự.

Đã quyết tâm làm theo một phương pháp nào đó rồi, lại còn do dự nghĩ rằng phương pháp khác hiệu quả hơn, thì sẽ chỉ giậm chân tại chỗ mà thôi.

Về phương pháp học tập, chúng ta không nên đi theo “chủ nghĩa hoàn mỹ”. Đương nhiên nói thế không có nghĩa là chỉ học ba điệu thức, không học thứ khác nữa; tôi không có ý ấy. Vào thời điểm quan trọng, không có cơ sở tiếng Anh vững chắc, thì có thể bị dã tràng xe cát.

Thực ra, sau khi nắm vững ba điệu thức, tự dưng sẽ muốn học thêm nhiều cái khác. Sau đó cứ thế tuần tự mà tiến.

Muốn ăn một bữa đã trở nên mập mạp, nhớ một lúc cả trăm điệu thức cao siêu của âm nhạc, tin rằng bạn sẽ lập tức mất hứng thú đối với nhạc cụ.

Chơi ghi-ta cũng vậy, chơi đàn piano cũng vậy. Từ đó suy ra, học tiếng Anh hay học môn gì đó cũng vậy.

Mọi việc chỉ cần bắt đầu từ “ba điệu thức” của nó, bạn sẽ có hứng thú đối với nó. Học, làm việc gì cũng đừng nóng vội, chỉ cần nắm vững “ba điệu thức”, thì sẽ được hưởng thụ lạc thú vô tận chứa đựng bên trong. Khi đó sẽ không một cái gì có thể ngăn cản sự hấp dẫn của lạc thú đó.

BA NGÀY ĐÁNH CÁ, HAI NGÀY PHƠI LƯỚI

Thử dùng phương pháp giảm mập để học tiếng Anh xem sao.

Đã hạ quyết tâm giảm mập, thì quyết không chùn bước.

Nhưng thường thường thứ gì cũng thử, mỗi lần chỉ “lên cơn sốt trong ba phút”. Khi bắt đầu thưởng thức sự vật mới, khó có thể phủ nhận “lên cơn sốt trong ba phút”.

Không đi làm thì không thể biết mình có thể kiên trì hay không.

Ba ngày đánh cá, hai ngày phơi lưới (ngụ ý làm buổi đực buổi cái) rồi bỏ, vừa mới bắt đầu đã tự phủ định mình, thì ra chỉ là hứn thú nhất thời.

“Xem chừng khó lòng tiếp tục”. “Ôi! Chút nữa thì thành công”.

Không nên sau khi hứng thú với cái mới, thấy không có tiến triển gì, đã phủ nhận sạch trơn hiệu quả tích cực của “cơn sốt trong ba phút”.

Bạn không đi làm thử, thì sao có thể biết kết quả?

Ba ngày đánh cá cũng được, hai ngày phơi lưới cũng không sao, muốn làm thì cứ đi làm.

Trước khi bắt đầu làm, đừng suy nghĩ quá nhiều về hiệu quả công việc.

Thoạt tiên đừng hao tốn 100% tâm tư, chỉ cần mang tâm trạng làm thử, nghĩa là dành cho nó 30% tâm tư thôi.

Trong quá trình xửlý công việc, phương pháp giải quyết của bạn tự nhiên sẽ thành thạo dần.

Bạn kiên trì luyện tập cơ thể 3 tháng ở phòng luyện tập, bạn sẽ phát hiện ra một phương pháp luyện tập thích hợp với mình hơn trước.

Không phải nói phương pháp hiện tại không tốt, mà là tìm ra được phương pháp luyện tập hoàn mỹ hơn.

Ba ngày đánh cá, hai ngày phơi lưới hoàn toàn không uổng công.

Cũng có hiệu quả quan trọng của nó.

Nếu không vì cái mới mà tiến bước thứ nhất, thì cũng không thể nâng cao năng lực hành động của mình.

Một cái hay của việc đi ra nước ngoài là bạn có nguyện vọng tha thiết học tiếng Anh.

Khi học tiếng Anh ở nhà trường, chúng ta học lối nói chính qui. Lúc ra nước ngoài, nghe người ta nói tiếng Anh, lắm khi ta không ngờ lại có lối diễn đạt đơn giản như thế, ta lập tức thích thú ghi nhớ.

Nhưng học tiếng Anh không đơn giản như thế. Lắm khi ngày hôm nay bạn nhớ được mười từ, nhưng ngày mai lại quên sạch.

Nhưng đừng ngại, những điểm ghi nhớ được tích luỹ dần trong bộ nhớ của não. Giống như luyện tập 3 tháng trong phòng tập thể dục rèn luyện sức khoẻ, sẽ thấy kết quả.

Dĩ nhiên trong 3 tháng ấy bạn phải kiên trì luyện tập mỗi ngày.

Ai kiên trì được như vậy, người ấy sẽ thấy kết quả, sẽ thắng.

Học tiếng Anh với tư cách giảm mập có nhiều điểm giống nhau quá chừng.

Hiện nay việc học tiếng Anh về động cơ cũng như phương pháp đều quá nhiều so với hồi trước.

Trước kia dù muốn học tiếng Anh cũng khó kiếm ra chỗ dạy, hoặc người ta thấy không cần phải học tiếng Anh (không ra nước ngoài, công ty không có chi nhánh ở

nước ngoài chẳng hạn).

Nay thì quan hệ quốc tế hoá đòi hỏi không thể không biết tiếng Anh.
CÔNG TÁC, HỌC TẬP, HAI VIỆC KHÔNG LOẠI TRỪ NHAU Giả sử bạn muốn đến Hollywood hoạt động điện ảnh.

Chờ đến khi trình độ tiếng Anh đạt mức nhất định, mới tính đến khả năng đi Hollywood, thì không thực tế.

Không biết tiếng Anh, mà có cơ hội ra nước ngoài công tác một thời gian hoặc có khách nước ngoài đến thăm công ty, thì thật là bí.

Khi cấp trên hỏi bạn: “Công ty định cử anh ra nước ngoài công tác hai tuần, trình độ tiếng Anh của anh không có vấn đền gì chứ?”

Lúc ấy bạn sẽ trả lời ra sao?

Mặc dù trình độ tiếng Anh kém cỏi, bạn vẫn trả lời “Không sao ạ”, vì nếu bỏ lỡ dịp ra nước ngoài thì quá tiếc.

Nhưng khi ra đến nước ngoài, bạn thật sự cảm thấy lúng túng, vất vả.

Thực ra, chỉ cần thời gian hai tuần, nếu cố gắng gấp bội, thì cũng ổn cả.

Thời đi học, chúng ta đều trải qua các kỳ thi nước rút, nên cái sự nước đến chân mới nhảy đối với ta chẳng có gì lạ.

Không nên coi nhẹ hiệu quả thần kỳ của cách tạm thời đối phó nước đến chân mới nhảy.

Khi cấp trên hỏi bạn: “Công ty định cử anh ra nước ngoài công tác hai tuần, trình độ tiếng Anh của anh không có vấn đề gì chứ?” mà lúc ấy bạn lại do dự trả lời “Trình độ tiếng Anh của tôi…” thì không bao giờ bạn còn cơ hội nữa.

Không chỉ là cơ hội công tác, cơ hội ra nước ngoài, mà cả cơ hội nâng cao trình độ tiếng Anh. Bạn cứ mạnh dạn trả lời “Không có vấn đề gì”, rồi dồn sức mà học gấp, thì trình độ tiếng Anh của bạn sẽ tiến vọt ghê gớm.

PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỘNG CƠ

Sử dụng Internet, có thể đọc tư liệu của một thư viện ở bên kia quả địa cầu.

Cũng có thể thỉnh giáo một vị nào đó ở một đất nước xa xôi.

Nhưng có một điểm là bạn phải sử dụng tiếng Anh.

Vì tiếng Anh là không thể thiếu, nên bạn phải nắm vững tiếng Anh.

Rất nhiều sự vật là do phương pháp dẫn đến động cơ.

Cùng với sự không ngừng gia tăng các phương pháp, mà sẽ xuất hiện càng nhiều sự vật mới kích thích tính hiếu kỳ.

Người muốn lấy bằng lái xe, nhất định phải có một chiếc xe riêng cái đã.

Khi tôi quyết định theo đuổi một công việc mới, nhất định tôi sẽ đến hiệu sách mua các cuốn sách liên quan.

Cuốn nào cũng mua, dù một vài cuốn nội dung có thể trùng lặp.

Mang sách về, giở ra nghên cứu, lắm khi phát hiện nhiều điều lý thú.

Không đi sâu vào cái gì, không thể nào cảm nhận được lạc thú trong đó.

Thật sự bỏ công vào việc gì, mới dần dần nghiệm ra rằng chỉ có đích thân trải nghiệm, mới ngộ ra được.

Chưa bao giờ nghe nói đến bóng đá, bắt đầ luyện tập thể lực, rèng luyện cước lực. Bắt đầu từ hứng thú đối với môn bóng đá, rồi mới ra sức rèn luyện cơ thể cho cường tráng.

Đó là hai cái khác nhau trong tư tưởng huấn luyện giữa Nhật Bản và Mỹ.

Tuyển thủ trược tuyết của Mỹ bắt đầu luyện tập từ các bài thể dục nằm ngoài lĩnh vực trượt tuyết.

Bởi vì có hứng thú mạnh mẽ đối với môn trượt tuyết, mới lấy đó làm nghiệp. Trong quá trình luyện tập lâu dài nhiều năm, dần dần có thể lực thích hợp với môn này.

Đấy thuần tuý là phương pháp huấn luyện trò chơi giải trí của nước ngoài.

Ở Nhật Bản, nếu tham gia đội bóng chày, trong vòng một năm không có khả năng chạm đến bóng.

Như thế bạn nhất định sẽ mất đi một phần nhiệt tình ban đầu với môn bóng chày. Không có gì kích thích lòng người bằng thi đấu đối kháng cả.

ĐỘNG CƠ KHÔNG THUẦN, CẦN PHẢI KIÊN TRÌ Động cơ không thuần, mà lại có thể kiên trì được lâu dài ư?
Động cơ cao quí, đường đường chính chính, thường thường lại không kiên trì được lâu.

Hồi học trung học, tôi từng luyện qua môn “Không thủ đạo”.

Có bạn muốn rèn luyện ý chí cho mình, đã luyện tập rất gian khổ, song họ không kiên trì được lâu.

Người bị cướp của, bị trấn lột, luyện rõ để trả thù, thì lại kiên trì được đến cùng.

Ở Tokyo ít gặp, chứ ở một số vùng dễ gặp cảnh “xin đểu”, hoặc thấy các cô gái bị bọn lưu manh làm nhục mà không dám can thiệp, thật xấu hổ.

Những người xấu hổ sẽ gia nhập thế giới “Không thủ đạo”. Họ sẽ kiên trì lâu dài.

Một số người luyện tập cơ thể cho cường tráng, do không tìm được mục tiêu hoặc động cơ cụ thể, thường thường bỏ dở giữa chừng.

Kỳ thực, bất kể động cơ của bạn có thuần hay không cũng không quan trọng. Điều quan trọng là bạn có kiên trì được hay không.

Quí là ở sự kiên trì.

Dù là học hành hay hoạt động thể thao, luyện tập là thứ khô khan. Phải duy trì cái việc luyện tập khô khan ấy.

Trong quá trình kiên trì luyện tập, cái động cơ không thuần sẽ dần dần, tự nhiên chuyển biến thành mục tiêu cao thượng.
CÔNG TÁC, HỌC TẬP, HAI VIỆC KHÔNG LOẠI TRỪ NHAU Giả sử bạn muốn đến Hollywood hoạt động điện ảnh.

Chờ đến khi trình độ tiếng Anh đạt mức nhất định, mới tính đến khả năng đi Hollywood, thì không thực tế.

Không biết tiếng Anh, mà có cơ hội ra nước ngoài công tác một thời gian hoặc có khách nước ngoài đến thăm công ty, thì thật là bí.

Khi cấp trên hỏi bạn: “Công ty định cử anh ra nước ngoài công tác hai tuần, trình độ tiếng Anh của anh không có vấn đền gì chứ?”

Lúc ấy bạn sẽ trả lời ra sao?

Mặc dù trình độ tiếng Anh kém cỏi, bạn vẫn trả lời “Không sao ạ”, vì nếu bỏ lỡ dịp ra nước ngoài thì quá tiếc.

Nhưng khi ra đến nước ngoài, bạn thật sự cảm thấy lúng túng, vất vả.

Thực ra, chỉ cần thời gian hai tuần, nếu cố gắng gấp bội, thì cũng ổn cả.

Thời đi học, chúng ta đều trải qua các kỳ thi nước rút, nên cái sự nước đến chân mới nhảy đối với ta chẳng có gì lạ.

Không nên coi nhẹ hiệu quả thần kỳ của cách tạm thời đối phó nước đến chân mới nhảy.

Khi cấp trên hỏi bạn: “Công ty định cử anh ra nước ngoài công tác hai tuần, trình độ tiếng Anh của anh không có vấn đề gì chứ?” mà lúc ấy bạn lại do dự trả lời “Trình độ tiếng Anh của tôi…” thì không bao giờ bạn còn cơ hội nữa.

Không chỉ là cơ hội công tác, cơ hội ra nước ngoài, mà cả cơ hội nâng cao trình độ tiếng Anh. Bạn cứ mạnh dạn trả lời “Không có vấn đề gì”, rồi dồn sức mà học gấp, thì trình độ tiếng Anh của bạn sẽ tiến vọt ghê gớm.

PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỘNG CƠ

Sử dụng Internet, có thể đọc tư liệu của một thư viện ở bên kia quả địa cầu.

Cũng có thể thỉnh giáo một vị nào đó ở một đất nước xa xôi.

Nhưng có một điểm là bạn phải sử dụng tiếng Anh.

Vì tiếng Anh là không thể thiếu, nên bạn phải nắm vững tiếng Anh.

Rất nhiều sự vật là do phương pháp dẫn đến động cơ.

Cùng với sự không ngừng gia tăng các phương pháp, mà sẽ xuất hiện càng nhiều sự vật mới kích thích tính hiếu kỳ.

Người muốn lấy bằng lái xe, nhất định phải có một chiếc xe riêng cái đã.

Khi tôi quyết định theo đuổi một công việc mới, nhất định tôi sẽ đến hiệu sách mua các cuốn sách liên quan.

Cuốn nào cũng mua, dù một vài cuốn nội dung có thể trùng lặp.

Mang sách về, giở ra nghên cứu, lắm khi phát hiện nhiều điều lý thú.

Không đi sâu vào cái gì, không thể nào cảm nhận được lạc thú trong đó.

Thật sự bỏ công vào việc gì, mới dần dần nghiệm ra rằng chỉ có đích thân trải nghiệm, mới ngộ ra được.

Chưa bao giờ nghe nói đến bóng đá, bắt đầ luyện tập thể lực, rèng luyện cước lực. Bắt đầu từ hứng thú đối với môn bóng đá, rồi mới ra sức rèn luyện cơ thể cho cường tráng.

Đó là hai cái khác nhau trong tư tưởng huấn luyện giữa Nhật Bản và Mỹ.

Tuyển thủ trược tuyết của Mỹ bắt đầu luyện tập từ các bài thể dục nằm ngoài lĩnh vực trượt tuyết.

Bởi vì có hứng thú mạnh mẽ đối với môn trượt tuyết, mới lấy đó làm nghiệp. Trong quá trình luyện tập lâu dài nhiều năm, dần dần có thể lực thích hợp với môn này.

Đấy thuần tuý là phương pháp huấn luyện trò chơi giải trí của nước ngoài.

Ở Nhật Bản, nếu tham gia đội bóng chày, trong vòng một năm không có khả năng chạm đến bóng.

Như thế bạn nhất định sẽ mất đi một phần nhiệt tình ban đầu với môn bóng chày. Không có gì kích thích lòng người bằng thi đấu đối kháng cả.

ĐỘNG CƠ KHÔNG THUẦN, CẦN PHẢI KIÊN TRÌ Động cơ không thuần, mà lại có thể kiên trì được lâu dài ư?
Động cơ cao quí, đường đường chính chính, thường thường lại không kiên trì được lâu.

Hồi học trung học, tôi từng luyện qua môn “Không thủ đạo”.

Có bạn muốn rèn luyện ý chí cho mình, đã luyện tập rất gian khổ, song họ không kiên trì được lâu.

Người bị cướp của, bị trấn lột, luyện rõ để trả thù, thì lại kiên trì được đến cùng.

Ở Tokyo ít gặp, chứ ở một số vùng dễ gặp cảnh “xin đểu”, hoặc thấy các cô gái bị bọn lưu manh làm nhục mà không dám can thiệp, thật xấu hổ.

Những người xấu hổ sẽ gia nhập thế giới “Không thủ đạo”. Họ sẽ kiên trì lâu dài.

Một số người luyện tập cơ thể cho cường tráng, do không tìm được mục tiêu hoặc động cơ cụ thể, thường thường bỏ dở giữa chừng.

Kỳ thực, bất kể động cơ của bạn có thuần hay không cũng không quan trọng. Điều quan trọng là bạn có kiên trì được hay không.

Quí là ở sự kiên trì.

Dù là học hành hay hoạt động thể thao, luyện tập là thứ khô khan. Phải duy trì cái việc luyện tập khô khan ấy.

Trong quá trình kiên trì luyện tập, cái động cơ không thuần sẽ dần dần, tự nhiên chuyển biến thành mục tiêu cao thượng.

Bình luận