Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

7 thói quen của bạn trẻ thành đạt

Thói Quen 1: Có Thái Độ Sống Tích Cực

Tác giả: Sean Covey

 

BẢN THÂN TÔI LÀ NGỌN NGUỒN SỨC MẠNH

6 tháng 3

THÓI QUEN 1:

Đây chính là chìa khóa để thực hiện những thói quen khác và cũng là lý do để thói quen này được nói đến đầu tiên.

Thói quen thứ 1 nói: “Bản thân tôi là ngọn nguồn của mọi sức mạnh. Tôi là người định hướng cho đời mình. Tôi tự chịu trách nhiệm về hạnh phúc hay bất hạnh của đời mình. Tôi là người lái con tàu số mệnh chứ không phải là một hành khách nào khác”.

7 tháng 3

Có hai loại người trên đời:

8 tháng 3

Mỗi ngày tôi và bạn có cả trăm cơ hội để chọn cho mình thái độ sống tích cực hay tiêu cực

Có bao nhiêu lần một người băng qua đường khiến bạn phải thắng gấp?

Khi đó bạn phải làm gì? Hoảng hốt? Tức giận và dừng lại gây sự?

Hay bạn cứ bình thản đi tiếp?

Sự chọn lựa là của bạn.

9 tháng 3

Người tiêu cực thường lựa chọn thái độ ứng xử dựa trên sự bốc đồng.

Cũng như một chai soda, nếu cuộc sống lắc họ vài cái, áp lực tăng lên và thế là cái nút chai bị văng ra.

10 tháng 3

Còn người tích cực chọn cách ứng xử dựa trên nhận thức.

Họ luôn suy nghĩ trước khi hành động. Họ biết mình không thể điều khiển những gì sẽ xảy đến, nhưng họ tin rằng mình có thể quyết định rằng nên làm điều gì.

11 tháng 3

Không như người tiêu cực chứa đầy hơi ga, người tích cực giống như nước. Bạn cứ tha hồ lắc cũng chẳng có gì xảy ra: không xì bọt, không trào bong bóng, không áp lực.

Người tích cực luôn biết tự làm chủ bản thân mình

12 tháng 3

Bạn có thể nhận ra sự khác biệt giữa người năng động, tích cực và người thụ động, tiêu cực qua ngôn ngữ mà họ sử dụng.

Ngôn ngữ tiêu cực: “Tôi là vậy đó. Tôi quen vậy rồi”. Điều họ thật sự muốn nói là: Tôi không chịu trách nhiệm gì về cung cách hành động của tôi. Tôi không thể thay đổi được. Tôi sinh ra đã là như vậy rồi.

Bạn hãy để ý xem, như vậy là ngôn ngữ tiêu cực đã tước bỏ sức mạnh bản thân của chúng ta.

13 tháng 3

Khi bạn rơi vào trạng thái thụ động thì giống như bạn đã đưa bộ điều khiển từ xa của cuộc đời mình cho ai đó và bảo: “Này, hãy điều khiển tôi khi nào anh thích”.

Trái lại, ngôn ngữ tích cực sẽ có tác dụng giống như việc đặt bộ điều khiển từ xa đó vào tay bạn và như thế, bạn được tự do chọn kênh mà bạn muốn.

14 tháng 3

15 tháng 3

Có một số người mắc phải một loại vi rút mà tôi gọi là “vi rút nạn nhân”. Có lẽ bạn đã nhìn thấy nó.

Những người bị nhiễm loại vi rút này tin rằng mọi người khác đều có lỗi và thế giới này nợ họ một điều gì đó. Tôi thích cách nói của Mark Twain: “Đừng luôn nói rằng thế giới này mắc nợ bạn. Cuộc sống không nợ bạn điều gì cả. Cuộc sống vốn dĩ đã như vậy rồi”.

16 tháng 3

Một anh bạn của tôi không may bi nhiễm loại vi rút này. Những lời than phiền của anh làm tôi phát chán:

Trong đầu anh chàng, vấn đề luôn “ở ngoài kia”. Cậu ta chẳng bao giờ nhận ra chính thái độ của mình mới có vấn đề, và điều duy nhất cản trở cậu ta chính là bản thân cậu ta.

17 tháng 3

Ngoài việc xem mình là nạn nhân, những người có phản ứng tiêu cực còn:

18 tháng 3

Người năng động, tích cực là mẫu người:

19 tháng 3

Đúng là chiều theo cảm xúc tiêu cực thì rất dễ, cũng như người ta dễ mất tự chủ hơn là giữ được sự tự chủ. Nhưng điều quan trọng mà bạn cần phải nhớ là không cần phải tỏ ra hoàn hảo.

Thực sự không có ai là hoàn toàn tích cực hay tiêu cực, mà có lẽ nằm đâu đó giữa hai trạng thái này. Do đó bạn phải tạo thói quen từ từ.

Mỗi ngày chỉ cần thay đổi một chút, bạn sẽ thấy kết quả thật là lớn lao.

20 tháng 3

Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được duy nhất một điều: đó chính là thái độ sống.

Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta luôn mất thời gian lo lắng, suy nghĩ về những điều mà bản thân không thể kiểm soát được? Cảm giác đó giống như chính chúng ta là nạn nhân của mọi vấn đề.

Lâu dần bạn sẽ trở nên bị lệ thuộc vào nhận xét của những người xung quanh – và khi đó, bạn đã đánh mất sức mạnh bản thân của mình.

21 tháng 3

Cuộc sống luôn tồn tại những thử thách và khi đó bạn phải biết tự chủ về thái độ của mình. Mỗi khi chúng ta gặp phải một “bước lùi” thì hãy xem đó chính là cơ hội để chuyển bại thành thắng.

22 tháng 3

Bởi thuộc nhóm người tích cực, nên bạn có thể ngăn những thói quen xấu xa ãy đến và xây dựng cho mình những thói quen tốt. Chính bạn phải trở thành một người tốt để làm gương cho con của bạn sau này.

23 tháng 3

Trong bản thân bạn luôn có một sức mạnh tiềm ẩn, chính sức mạnh đó sẽ giúp bạn vượt lên những biến cố “ập” đến cuộc đời bạn.

Nếu biết sử dụng, sức mạnh đó sẽ giúp bạn trở thành một tác nhân của sự đổi mới, tạo ra một cuộc sống mới cho chính bản thân bạn cũng như cho những người xung quanh.

24 tháng 3

Người chủ động, tích cực biết tự chịu trách nhiệm về đời mình và luôn suy nghĩ theo hướng mình có thể làm được, như bảng so sánh dưới đây:

25 tháng 3

Để đạt được mục đích của cuộc sống, bạn phải trở thành người chủ động.

Nhiều người tưởng như vậy là trở nên độc đoán, hung hăng hay khó chịu. Nhưng bạn đã sai, đó chính là bạn đang rất hăng hái, thể hiện sự quyết tâm của mình.

26 tháng 3

George Bernard Shaw, nhà viết kịch người Anh đã nghiên cứu về hiệu quả của cách suy nghĩ có thể làm được, ông nhận xét:

“Người ta thường đổ thừa cho hoàn cảnh sống. Riêng tôi, tôi hoàn toàn không tin vào hoàn cảnh sống. Những người có thể tiến thân trên thế giới này là những người luôn chủ động đi tìm hoàn cảnh mà họ mong muốn. Nếu không tìm được thì họ sẽ tự tạo ra hoàn cảnh đó”.

27 tháng 3

Nếu có ai đó xúc phạm thì sức mạnh nào sẽ giữ cho bạn được bình tĩnh để không phản ứng lại theo những cách mà sau này chính bạn sẽ là người phải hối tiếc?

Với những người mới bắt đầu thì có thể hãy nhấn nút tạm dừng. Vâng, hãy bấm nút này với cuộc sống cũng như bạn bấm nút trên bộ điều khiển từ xa của ti vi vậy (nếu tôi nhớ không lầm, thì nút này nằm ở giữa trán bạn!). Chắc chắn bạn sẽ có những quyết định đúng đắn hơn.

28 tháng 3

Khi đã tạm dừng, hãy sử dụng 4 dụng cụ là nhận thức, lương tâm, óc tưởng tượng và ý chí để giúp bạn ra quyết định một cách đúng đắn hơn:

Nhận thức: khách quan xem xét những suy nghĩ và hành động của bản thân mình

Lương tâm:lắng nghe tiếng nói của lòng mình và biết đâu là đúng, là sai

Óc tưởng tượng:nhìn thấy trước những khả năng sắp sửa xảy ra

Ý chí:để có được sức mạnh thực hiện sự lựa chọn

29 tháng 3

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể sử dụng hay bỏ xó bốn công cụ đó.

Nhưng bạn hãy nhớ rằng càng được sử dụng nhiều, các công cụ này càng trở nên mạnh mẽ và chúng ta càng có nhiều phản ứng tích cực.

Ngược lại, nếu không được dùng đến, chúng sẽ khiến cho chúng ta có xu hướng phản ứng một cách tiêu cực theo bản năng, chứ không phải hành động theo sự lựa chọn của con người.

30 tháng 3

Từng bước sử dụng bốn dụng cụ của con người vào hành động

31 tháng 3

Tiếp tục sử dụng bốn dụng cụ vào trong từng hành động của mình:

Bình luận