Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

7 thói quen của bạn trẻ thành đạt

Thói Quen 4: Tư Duy Cùng Thắng

Tác giả: Sean Covey

 

6 tháng 7

Chúng ta sống trên đời này là vì điều gì, nếu không phải là để làm cho cuộc đời của mỗi người xung quanh ta ít khó khăn hơn.

– George Eliot

7 tháng 7

Đó chính là thái độ, là một trạng thái tinh thần luôn tự nhủ rằng tôi có thể là người chiến thắng, và bạn cũng vậy.

Chiến thắng không phải chỉ dành cho tôi hoặc cho bạn, mà là cho cả hai. Tư duy này dựa trên cơ sở mọi người đều bình đẳng, không ai hơn hay kém người khác.

8 tháng 7

Nếu cứ luôn mang tâm lý Tôi thắng – Bạn thua, bạn sẽ luôn phải căng thẳng với suy nghĩ đời là cuộc chiến mà trong đó chúng ta luôn phải cạnh tranh lẫn nhau.

9 tháng 7

Tâm lý Tôi thắng – Bạn thua thường có những biểu hiện như sau:

10 tháng 7

Nói chung, suy nghĩ theo kiểu Tôi thắng – Bạn thua sẽ tác động ngược lại bạn, “gậy ông đập lưng ông”. Khi đó, bạn sẽ trở nên cô độc và không có bạn bè.

11 tháng 7

Vậy có khi nào bạn suy nghĩ theo kiểu Tôi thua – Bạn thắng?

Bề ngoài có vẻ kiểu suy nghĩ Tôi thua – Bạn thắng tốt hơn là Tôi thắng – Bạn thua, nhưng thật ra nó còn nguy hiểm hơn, vì đó là hội chứng nhu nhược.

12 tháng 7

Khi cho cách suy nghĩ Tôi thua – Bạn thắng làm căn bản của đời mình thì bạn sẽ bị người khác đứng lên trên bạn. Và bạn cũng sẽ không thể hiện được những suy nghĩ thật sự của mình.

Hãy để người khác giành phần thắng trong những chuyện nhỏ và đó sẽ là một khoản gửi vào tài khoản quan hệ của bạn.

13 tháng 7

Người có tâm lý Cả hai cùng thua nói rằng: “Nếu tôi thất bại thì anh cũng phải thất bại theo!”.

Cả hai cùng thua thường xảy ra khi hai người cùng có tâm lý Tôi thắng – Bạn thua gặp nhau. Nếu bạn muốn thắng bằng bất cứ giá nào và người kia cũng vậy thì cả hai sẽ cùng đi tới thất bại.

14 tháng 7

Cả hai cùng thắng chứa đựng niềm tin rằng ai cũng có thể thắng. Đây là một tư duy tích cực nhưng lại rất khó thực hiện.

Tôi không giẫm lên bạn nhưng bạn cũng không thể giẫm lên tôi. Bạn quan tâm tới người khác và muốn họ chiến thắng nhưng bạn cũng nên tự quan tâm đến bản thân và muốn bản thân mình chiến thắng.

Đó cũng như một buổi tiệc buffet luôn có đủ thức ăn cho tất cả mọi người.

15 tháng 7

Bạn cũng có thể luyện tập cho mình tâm lý Cả hai cùng thắng theo những ví dụ dưới đây:

16 tháng 7

Làm thế nào để nghĩ được “Cả hai cùng thắng”?

Phải chiến thắng bản thân trước

Nếu không chiến thắng được bản thân, bạn sẽ khó cảm thấy hạnh phúc với thành công của họ, khó thừa nhận hay ca ngợi thành quả của họ. Chính tâm trạng bất ổn sẽ khiến bạn dễ nổi lòng đố kỵ.

Sự an tâm là nền tảng của Tư duy cùng thắng.

17 tháng 7

Làm thế nào để nghĩ được “Cả hai cùng thắng”?

Tránh “Bộ đôi khối u”

Có hai thói quen giống như những khối u, lặng lẽ tiêu diệt bạn từ bên trong. Chúng là một cặp bài trùng có tên là “Cạnh tranh” và “So sánh”.

18 tháng 7

Khối u mang tên “Cạnh tranh”

Cạnh tranh có thể là một điều tốt và có thể giúp chúng ta tiến đến thành công. Nhưng cạnh tranh còn thể hiện một khía cạnh mang ý nghĩa xấu. Khi đó, những nỗi sợ hãi tầm thường và thất bại được cường điệu hóa. Khi đó, người ta tin rằng chỉ bằng cách tỏ ra mình là người giỏi nhất thì họ mới đạt được sự tôn trọng và có được những tình cảm mà họ mong muốn.

19 tháng 7

Khối u mang tên “So sánh”

So sánh làm cho chúng ta có cảm giác giống như một lượn sóng bị quăng quật, dâng lên hạ xuống tùy vào cơn gió. Chúng ta trồi lên, hụp xuống, lúc này thấy mình thấp kém, lúc nọ thấy mình hơn người, lúc này thấy mình tự tin, lúc nọ thấy mình vô cùng thất vọng.

20 tháng 7

Nếu đặt lòng tự tôn – cảm giác về giá trị bản thân – vào bất cứ điều gì ngoài phẩm chất của trái tim bạn, tâm hồn bạn, trí tuệ bạn nghĩa là bạn đang đặt chúng trên một nền tảng rất lung lay.

21 tháng 7

Sự tự so sánh có thể trở thành một chứng nghiện nặng không thua gì rượu hay ma túy đâu. Bạn không cần phải có vẻ đẹp hay quần áo của một người mẫu mới trở nên hoàn hảo.

Chỉ có bạn mới biết điều thật sự có ý nghĩa là gì.

Đừng quá lưu tâm đến việc nổi tiếng trong những tháng ngày tuổi trẻ, vì sau đó đa phần những điều đó sẽ đến với bạn.

22 tháng 7

Những ích lợi của suy nghĩ “Cả hai cùng thắng”:

Tinh thần Cả hai cùng thắng có tính lan truyền. Nếu bạn có trái tim nhân hậu, sẵn lòng giúp đỡ và chia sẻ chiến thắng cùng người khác thì bạn sẽ là một thanh nam châm thu hút bạn bè.

Tinh thần Cả hai cùng thắng sẽ làm trái tim bạn tràn đầy hạnh phúc, nhẹ nhàng và thanh thản. Từ đó bạn cảm thấy tự tin và yêu đời hơn.

23 tháng 7

Luyện tập cho mình suy nghĩ “Cả hai cùng thắng”

1. Nếu ai đó mượn tiền bạn thì đừng ngại nhắc họ một cách thân thiện: “Cậu có nhớ cậu đã mượn tiền của tớ hồi tuần trước không? Mình đang cần nó”. Hãy nghĩ cả hai cùng thắng, đừng để Tôi thua – Bạn thắng.

2. Bạn sắp có một bài kiểm tra? Nếu có, hãy lập một nhóm học tập và cùng chia sẻ kinh nghiệm làm bài. Tất cả sẽ học khá hơn.

24 tháng 7

3. Nếu bạn chơi thể thao, hãy thể hiện tinh thần thượng võ: Khen ngợi cầu thủ đội bạn sau trận đấu.

4. Đừng quan tâm chuyện thắng thua, hãy chơi một trò chơi bạn thích để có niềm vui.

 

Bình luận