Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Chàng Sumo Không Thể Béo

Chương 6

Tác giả: Éric-Emmanuel Schmitt

Một buổi chiều Chủ nhật, vào giờ trà đạo, tôi thu dọn số hành lý sơ sài của mình cho vào ba lô, đi ủng, khoác áo choàng và đến trình diện Shomintsu.

– Thưa sư phụ Shomintsu – theo tháng ngày, giống như những bạn đồng môn vật của tôi, tôi đã quen gọi ông Shomintsu là “sư phụ” – tôi giãi bày hết cả. Tất cả những cái con làm được ở đây là để tóc mọc dài ra. Ngoài ra, chỉ là một số không. Con sẽ đi.

– Vậy đó, con có biết tại sao mình không béo lên được không?

– Bế tắc về sinh lý. Đồ ăn thì hoặc là người con đẩy ra hoặc là con đốt cháy nó. Con không hấp thu được. Một lời nguyền truyền qua gen. Lại một món quà bẩn thỉu của bố mẹ con. Chắc chắn hai người bọn họ đã mắc không biết bao nhiêu trọng tội. Sai lầm thứ nhất: sinh ra con. Sai lầm thứ hai: cho con một thân thể không biết hấp thu thức ăn.

– Bố con nặng bao nhiêu cân?

– Chúng ta có thể nói chuyện khác được không?

– Chúng ta cũng có thể chẳng nói gì cả.

Im lặng một hồi.

– Con sẽ rời khỏi đây thưa sư phụ Shomintsu, con không thể trở thành một võ sĩ su mô.

– Ấy thế mà ta vẫn thấy một người to lớn trong con.

– Thầy cần phải thừa nhận một lần trong đời rằng thầy đã nhầm thưa sư phụ Shomintsu. Con sẽ không bao giờ béo lên được. Ngoài trở ngại hình thể, có cả trở ngại tâm lý nữa: con không có ý chí.

– Sai. Ý chí của con rất mạnh.

– Thế ạ?

– Đúng thế, con tìm ra cả nghìn lý do để tránh cái con đã quyết định làm. Trên thực tế, con có cả khối ý chí, nhưng đó là ý chí tồi. Thật tiếc vì con đường để đi lên cũng giống như con đường đi xuống. Bố con làm nghề gì ?

– Chúng ta có thể nói chuyên khác được không?

Sự yên lặng bao trùm chúng tôi. Tôi đã có thể lặp lại: “Con đi đây” vậy mà tôi lại để cho sự yên lặng ấy nhân lên với linh cảm là nó sẽ nói tốt hơn cái tôi có thể nói ra.

Sau một hồi lâu, Shomintsu lấy một hạt điều trong bát và chỉ cho tôi.

– Ta sẽ giải thích cho con Jun à, tại sao con không phát triển được. Nếu ta vùi hạt này xuống một mảnh đất mầu, tơi xốp, được xới đào kỹ, nhiều khả năng nó sẽ phát triển, mọc rễ và nảy lên một cái cây. Ngược lại nếu ta để nó ở đây…

Ông đặt hạt lên nền xi măng.

– …nó sẽ khô đi và chết. Tại sao con ăn mà không lên cân được? Đó là vì con không thể nuôi mình bằng chính con: con tự cắt mình khỏi tâm hồn mình, đặt mình lên một mảnh đất nhân tạo, như một hạt giống đặt lên trên nền bê tông. Không có rễ, con sẽ không lớn lên được!

– Ở con cái gì là bê tông?

– Vô thức.

– Con không hiểu.

– Con hấp hối bởi con đã bọc kín mọi thứ, cảm xúc, các khó khăn, câu chuyện của con. Con không biết mình là ai, vì thế con không xây dựng con từ chính mình.

Tôi suy nghĩ hồi lâu rồi bình thản trả lời:

– Sư phụ Shomintsu, thầy nhầm lẫn rồi, chính thầy mới là người không hiểu rõ con. Con ấy à, con biết mình là ai.

– Hẳn là ta không rõ điều ấy nhưng ta không lấy thế làm phiền. Với ta, con có thể giấu tên con, nguồn gốc, những đau đớn của con, điều đó không ngăn cản ta sống. Với con, nếu con che giấu những điều ấy, nó sẽ ngăn cản con sống.

– Quá khứ của con có gì thú vị đâu. Sư phụ sẽ thất vọng đấy.

– Ừm… Khi người ta ít nói đến có nghĩa là có nhiều điều ẩn giấu.

– Nếu như con ít nói đến đó là bởi vì con muốn quên.

– Con nhầm chính ở chỗ này, Jun ạ. Cái mà người ta dồn nén còn nặng nề hơn cái người ta tìm hiểu. Bây giờ, con có thể đi và từ bỏ sự nghiệp su mô của mình: ta sẽ không giữ con. Tuy nhiên, ta sợ rằng con cũng sẽ lảng tránh số mệnh của mình. Nếu cứ tiếp tục như thế, Jun ạ, con sẽ không có tương lai.

Cái làm tôi khó chịu chính là việc sâu thẳm trong lòng mình, tôi cảm nhận rằng ông có lý nhưng lại không thể công nhận điều ấy. Thế nên tôi im lặng.

– Con sinh ra ở đâu hả Jun?

– Con sinh ra ở một góc nhỏ tí xíu trong ngoại ô bao la của Tokyo. Không thể nói nơi đó còn là nông thôn hay đã là thành thị. Có điều chắc chắn là nó rất xấu.

– Con sống ở đâu?

– Trong một căn hộ ở tầng thượng của một tòa nhà.

– Hồi nhỏ con có hạnh phúc không?

– Hồi nhỏ chính là hạnh phúc, phải không ạ? Không nên bước ra khỏi tuổi thơ.

– Con bước khỏi tuổi thơ khi nào?

– Hồi khoảng bảy tuổi. Lý do là mẹ con.

– Mẹ con là ai?

– Một thiên thần.

– Jun, ta muốn con kể sự thật cho ta.

– Đó chính là sự thật thưa sư phụ Shomintsu. Mẹ con là một thiên thần.

– Jun, nói thế thì con đừng nói còn hơn.

– Con thề đó là sự thật, sư phụ Shomintsu. Trong khu, người ta gọi mẹ con là Thiên thần. Bà con kể là ngay từ lúc sinh ra, mẹ con đã nhận được biệt hiệu này. Đầu tiên đó là vì hình thể của bà bởi người bà thanh thanh, mảnh dẻ, với cặp đồng tử đẹp tuyệt vời, uy nghi, thăm thẳm và một cái miệng rộng được kéo dài bằng một nụ cười thường trực; sau đó là bởi vì bà thực sự là một thiên thần, tốt bụng, sẵn lòng giúp đỡ người khác, tận tâm, tính tình vui vẻ, không làm điều xấu, bỏ qua sự độc ác hay ti tiện của người đời. Vì thế mà từ khi con sinh ra, hàng xóm đã gọi con là “con trai của thiên thần”. Con rạch bụng con ra nếu con có nói sai!

Shomintsu gật đầu. Ồng có vẻ tin tôi.

Ông cầm tay tôi để động viên tôi nói tiếp.

– Con phải tự hào vì có người mẹ như vậy.

– Rất tự hào. Nhưng mới đau khổ làm sao…

– Tại sao?

– Tình yêu. Con thiếu thốn tình yêu.

– Thế con chẳng bảo mẹ con là…

– Vì mẹ con là một thiên thần nên mẹ phân phát tình yêu cho cả thế gian. Ai cũng quan trọng trong mắt mẹ, người hàng xóm, kẻ qua đường, người lạ, người không quen. Còn con ấy à, mẹ chẳng yêu con hơn người thường. Trong khi con là con của bà, người duy nhất mà bà cần yêu thương nếu bà không yêu thương ai khác!

Vì đã gào tưóng lên để giải thích điều đó, tôi phải lấy lại hơi và cố gắng giữ thái độ khách quan.

– Ngày con bảy tuổi, mẹ đã chuẩn bị một bữa tiệc, một bữa tiệc sinh nhật khổng lồ với các bạn cùng trường và bạn cùng khu của con. Cả một núi quà.

– Thế rồi?

– Ngay tối hôm ấy, mẹ đã mang số đồ chơi con được tặng cho bọn trẻ con đang khóc thút thít nói rằng chúng sẽ không bao giờ có được những đồ chơi xa xỉ đén thế. Bà đã mang quà của con phát cho chúng nó! Không ngần ngại một giây. Quà của con! Không kiểm tra xem bọn chúng nói thật hay không. Không hỏi ý con. Quà của con! Đêm hôm ấy, đêm con bảy tuổi, tuổi biết nghĩ, con đã kết luận là: mẹ yêu con như yêu bao người bình thường khác, không hơn, điều đó chứng tỏ rằng trên thực tế mẹ không yêu con.

– Con ghen đấy.

– Không, con thất vọng. Bởi con và bởi mẹ con. Không có gì đặc biệt nối kết con và mẹ. Bởi vì mẹ đối xử đặc biệt tốt với mọi người, vì thế với con, mẹ chỉ bình thường. Tự ái. Bị sỉ nhục. Con nghĩ là con ghét mẹ. Trên thực tế, bây giờ con đang chơi vơi: khi thì con ghét mẹ khi thì con ghét chính mình.

– Con nói đến mẹ ở thời hiện tại: không phải mẹ con đã chết như con từng nói phải không?

– Không, mẹ vẫn sống. Nhưng là một thiên thần, mẹ không thuộc về thế giới này.

– Thế còn bố con?

– Bố con, ông tự cho mình là một thiên thần. Nhưng ông ấy không phải là một thiên thần.

– Nói rõ đi.

– Một hôm, ông ấy lao mình từ trên nóc của tòa nhà nơi gia đình con sống. Mười tầng.

– Thế là?

– Ông ấy rơi bẹp dưới đất. Chết tươi. Điều này chứng tỏ rằng ông ấy không phải là một thiên thần vì thiên thần biết bay.

Giờ thì Shomintsu đã hiểu tại sao tôi không nói gì: ở Nhật Bản, người ta không nhắc đến chuyện một người thân tự tử, một điều cấm kị, bởi bóng đen này làm mất danh dự của gia đình.

– Hồi bố còn sống, con vẫn đi học; thực ra khi con nói “hồi bố còn sống” là để nói vậy thôi chứ ngay cả khi bố con còn sống, ông ấy chẳng bao giờ sống ở nhà. Ông làm việc ở Tokyo cả ngày và đêm. Nếu ai đó bảo con vẽ bố, có lẽ con sẽ vẽ cái máy cạo râu trong phòng tắm, một cái tên trên hộp thư báo, một cái tủ có ba đôi giày và hai bộ quần áo tối màu; có lẽ con sẽ vẽ cả sự yên lặng, đúng vậy, sự yên lặng cần phải được tôn trọng trong nhà, thứ Bảy hay Chủ nhật, khi ông đóng kín cửa để cố gắng ngủ sau ca trực đêm. Nhiều bạn của con không được gần gũi bố nhưng đa phần chúng nó đều có quyền có một người-cha-trong-các-kỳ-nghỉ. Con ấy à, con đã rất thích có được điều đó, có một người-cha-trong-các-kỳ-nghỉ, một ông mặc quần soóc, trông buồn cười, động viên, kiên trì dạy con làm hàng đống thứ linh tinh, đi xe đạp, trượt pa tanh, trượt tuyết, lướt ván, dắt bóng, những trò của lũ con trai, những cái cho phép một đứa trẻ lên mặt với bè bạn. Con ấy à, con cũng không có nốt một người- cha-trong-các-kỳ-nghỉ vì bố con từ chối nghỉ phép, còng lưng vì công việc và nợ mua nhà.

– Tại sao ông ấy lại nhảy lầu?

– Karoshi. Làm việc quá sức. Là y tá, ông trực nhiều đêm tại bệnh viện trong một tuần, ban ngày vẫn làm việc như thường; ông ngủ ít, không ngon giấc và ngày càng khó ngủ. Các vấn đề sức khỏe bắt đầu bằng những con loạn nhịp tim, rồi tiểu đường, sự lao lực đánh thức hoặc đẩy nhanh những căn bệnh trong ông. Cuối cùng, ông mệt quá đến mức mà, theo con, ông thích tự tử hơn là phải chịu một cú nhồi máu cơ tim hoặc xuất huyết não đang rình rập.

– Con có đau buồn không?

– Con không biết.

– Con không biết, nói thế là thế nào?

– Hôm hỏa thiêu, khi mắt con tràn lệ, con thấy mẹ, lo lắng, hai cánh tay dang rộng, lao về phía con; lúc ấy, con cảm thấy con và mẹ sắp tìm lại được nhau, yêu thương nhau, cư xử như mẹ và con thực sự, khóc người chồng người cha quá cố. Con sẽ tặng mẹ những tiếng khóc nức nở của mình và chia sẻ những tiếng khóc của mẹ. Vậy mà mẹ con, khi còn cách con năm mươi cen ti mét đã quay ngoắt sang bên phải, đi qua con, rồi ôm chặt vào lòng mình một người lạ đang đứng sau lưng con để an ủi người đó, rồi một người khác, rồi một người khác, và cứ thế. Suốt buổi lễ và nhiều giờ sau đó, mẹ chăm sóc những người trong gia đình, từ người gần nhất đến xa nhất, mẹ ôm lấy những người lạ, những đồng nghiệp cũ của bố con, những bệnh nhân cũ, nhân viên nhà tang lễ, người gác nghĩa trang. Nói những lời ân cần với mỗi người. Bà an ủi, mỉm cười, đùa vui, thậm chí bà còn cười to nữa. Với bà sự phiền muộn của họ còn quan trọng hơn nỗi phiền muộn của con hay của bà. Vì thế con đã thôi khóc. Vài ngày sau đó, con bỏ đi.

Shomintsu gật đầu, cho rằng, trong hoàn cảnh ấy, có lẽ ông cũng sẽ làm như vậy.

– Mọi chuyện đã rõ ràng hơn rồi Jun thân mến. Ta đoán hồi đó con là một học sinh không đến nỗi tệ ở trường phải không?

– Đúng ạ.

– Giờ thì ta có thể hiểu tại sao con bỏ học, tại sao con rao bán những thứ khốn nạn ngoài đường, tại sao con bỏ chương trình tập đã đề ra: con sợ phải làm việc do con thấy bố con tự tử vì công việc hoặc là công việc đã giết chết ông ấy. Một phần trong con cho rằng lười nhác là thận trọng; một phần trong con muốn bỏ qua hơn là bắt tay vào thực hiện; một phần trong con cố gắng bảo vệ con, để không phải chết.

Ông chỉ vào ba lô của tôi.

– Con đi chứ?

Tôi hít sâu và kiêu hãnh trả lời:

– Không.

– Con đúng đấy, Jun ạ. Ta nhìn thấy một người to lớn trong con.

Kể từ hôm đó, ý chí của tôi chi phối cuộc sống hằng ngày của tôi nhiều hơn; bằng cách soi rạng hiện tại và quá khứ của tôi, Shomintsu đã làm cho ý chí của tôi lại trở nên mạnh mẽ, ông đặt nó vào vị trí thuyền trưởng của con tàu: tôi đã thực hiện được chương trình tập tạ của mình. Dần dần tôi cũng lên được vài cân cơ bắp.

Đúng là tôi cũng thường xuyên nản chí; để quay lại con đường mình chọn, tôi nghĩ đến cuộc nói chuyện của chúng tôi và tự nhắc lại với mình câu nói của Shomintsu: “Ta đã nói là có thể làm được nhưng không nói là dễ làm.”

– Con tiến bộ đấy, Jun à. Con thua trong thi đấu nhưng con thua một cách có phong thái.

– Cảm ơn sư phụ.

Tôi biết là ông khen tôi thực sự bởi tôi phát hiện ra rằng mặc dù ông tự hào đã mang lại cho nước Nhật một ỵokozuna như Ashoryu nhưng ông không thích chiến thắng chỉ để chiến thắng, cũng không thích địa vị xã hội, ông chỉ thích công việc được hoàn thành mỹ mãn. Ông kiếm tìm sự tỏa rạng, bừng nở toàn mỹ của bông hoa.

Một buổi chiều Chủ nhật, vào giờ trà đạo, tôi thu dọn số hành lý sơ sài của mình cho vào ba lô, đi ủng, khoác áo choàng và đến trình diện Shomintsu.

– Thưa sư phụ Shomintsu – theo tháng ngày, giống như những bạn đồng môn vật của tôi, tôi đã quen gọi ông Shomintsu là “sư phụ” – tôi giãi bày hết cả. Tất cả những cái con làm được ở đây là để tóc mọc dài ra. Ngoài ra, chỉ là một số không. Con sẽ đi.

– Vậy đó, con có biết tại sao mình không béo lên được không?

– Bế tắc về sinh lý. Đồ ăn thì hoặc là người con đẩy ra hoặc là con đốt cháy nó. Con không hấp thu được. Một lời nguyền truyền qua gen. Lại một món quà bẩn thỉu của bố mẹ con. Chắc chắn hai người bọn họ đã mắc không biết bao nhiêu trọng tội. Sai lầm thứ nhất: sinh ra con. Sai lầm thứ hai: cho con một thân thể không biết hấp thu thức ăn.

– Bố con nặng bao nhiêu cân?

– Chúng ta có thể nói chuyện khác được không?

– Chúng ta cũng có thể chẳng nói gì cả.

Im lặng một hồi.

– Con sẽ rời khỏi đây thưa sư phụ Shomintsu, con không thể trở thành một võ sĩ su mô.

– Ấy thế mà ta vẫn thấy một người to lớn trong con.

– Thầy cần phải thừa nhận một lần trong đời rằng thầy đã nhầm thưa sư phụ Shomintsu. Con sẽ không bao giờ béo lên được. Ngoài trở ngại hình thể, có cả trở ngại tâm lý nữa: con không có ý chí.

– Sai. Ý chí của con rất mạnh.

– Thế ạ?

– Đúng thế, con tìm ra cả nghìn lý do để tránh cái con đã quyết định làm. Trên thực tế, con có cả khối ý chí, nhưng đó là ý chí tồi. Thật tiếc vì con đường để đi lên cũng giống như con đường đi xuống. Bố con làm nghề gì ?

– Chúng ta có thể nói chuyên khác được không?

Sự yên lặng bao trùm chúng tôi. Tôi đã có thể lặp lại: “Con đi đây” vậy mà tôi lại để cho sự yên lặng ấy nhân lên với linh cảm là nó sẽ nói tốt hơn cái tôi có thể nói ra.

Sau một hồi lâu, Shomintsu lấy một hạt điều trong bát và chỉ cho tôi.

– Ta sẽ giải thích cho con Jun à, tại sao con không phát triển được. Nếu ta vùi hạt này xuống một mảnh đất mầu, tơi xốp, được xới đào kỹ, nhiều khả năng nó sẽ phát triển, mọc rễ và nảy lên một cái cây. Ngược lại nếu ta để nó ở đây…

Ông đặt hạt lên nền xi măng.

– …nó sẽ khô đi và chết. Tại sao con ăn mà không lên cân được? Đó là vì con không thể nuôi mình bằng chính con: con tự cắt mình khỏi tâm hồn mình, đặt mình lên một mảnh đất nhân tạo, như một hạt giống đặt lên trên nền bê tông. Không có rễ, con sẽ không lớn lên được!

– Ở con cái gì là bê tông?

– Vô thức.

– Con không hiểu.

– Con hấp hối bởi con đã bọc kín mọi thứ, cảm xúc, các khó khăn, câu chuyện của con. Con không biết mình là ai, vì thế con không xây dựng con từ chính mình.

Tôi suy nghĩ hồi lâu rồi bình thản trả lời:

– Sư phụ Shomintsu, thầy nhầm lẫn rồi, chính thầy mới là người không hiểu rõ con. Con ấy à, con biết mình là ai.

– Hẳn là ta không rõ điều ấy nhưng ta không lấy thế làm phiền. Với ta, con có thể giấu tên con, nguồn gốc, những đau đớn của con, điều đó không ngăn cản ta sống. Với con, nếu con che giấu những điều ấy, nó sẽ ngăn cản con sống.

– Quá khứ của con có gì thú vị đâu. Sư phụ sẽ thất vọng đấy.

– Ừm… Khi người ta ít nói đến có nghĩa là có nhiều điều ẩn giấu.

– Nếu như con ít nói đến đó là bởi vì con muốn quên.

– Con nhầm chính ở chỗ này, Jun ạ. Cái mà người ta dồn nén còn nặng nề hơn cái người ta tìm hiểu. Bây giờ, con có thể đi và từ bỏ sự nghiệp su mô của mình: ta sẽ không giữ con. Tuy nhiên, ta sợ rằng con cũng sẽ lảng tránh số mệnh của mình. Nếu cứ tiếp tục như thế, Jun ạ, con sẽ không có tương lai.

Cái làm tôi khó chịu chính là việc sâu thẳm trong lòng mình, tôi cảm nhận rằng ông có lý nhưng lại không thể công nhận điều ấy. Thế nên tôi im lặng.

– Con sinh ra ở đâu hả Jun?

– Con sinh ra ở một góc nhỏ tí xíu trong ngoại ô bao la của Tokyo. Không thể nói nơi đó còn là nông thôn hay đã là thành thị. Có điều chắc chắn là nó rất xấu.

– Con sống ở đâu?

– Trong một căn hộ ở tầng thượng của một tòa nhà.

– Hồi nhỏ con có hạnh phúc không?

– Hồi nhỏ chính là hạnh phúc, phải không ạ? Không nên bước ra khỏi tuổi thơ.

– Con bước khỏi tuổi thơ khi nào?

– Hồi khoảng bảy tuổi. Lý do là mẹ con.

– Mẹ con là ai?

– Một thiên thần.

– Jun, ta muốn con kể sự thật cho ta.

– Đó chính là sự thật thưa sư phụ Shomintsu. Mẹ con là một thiên thần.

– Jun, nói thế thì con đừng nói còn hơn.

– Con thề đó là sự thật, sư phụ Shomintsu. Trong khu, người ta gọi mẹ con là Thiên thần. Bà con kể là ngay từ lúc sinh ra, mẹ con đã nhận được biệt hiệu này. Đầu tiên đó là vì hình thể của bà bởi người bà thanh thanh, mảnh dẻ, với cặp đồng tử đẹp tuyệt vời, uy nghi, thăm thẳm và một cái miệng rộng được kéo dài bằng một nụ cười thường trực; sau đó là bởi vì bà thực sự là một thiên thần, tốt bụng, sẵn lòng giúp đỡ người khác, tận tâm, tính tình vui vẻ, không làm điều xấu, bỏ qua sự độc ác hay ti tiện của người đời. Vì thế mà từ khi con sinh ra, hàng xóm đã gọi con là “con trai của thiên thần”. Con rạch bụng con ra nếu con có nói sai!

Shomintsu gật đầu. Ồng có vẻ tin tôi.

Ông cầm tay tôi để động viên tôi nói tiếp.

– Con phải tự hào vì có người mẹ như vậy.

– Rất tự hào. Nhưng mới đau khổ làm sao…

– Tại sao?

– Tình yêu. Con thiếu thốn tình yêu.

– Thế con chẳng bảo mẹ con là…

– Vì mẹ con là một thiên thần nên mẹ phân phát tình yêu cho cả thế gian. Ai cũng quan trọng trong mắt mẹ, người hàng xóm, kẻ qua đường, người lạ, người không quen. Còn con ấy à, mẹ chẳng yêu con hơn người thường. Trong khi con là con của bà, người duy nhất mà bà cần yêu thương nếu bà không yêu thương ai khác!

Vì đã gào tưóng lên để giải thích điều đó, tôi phải lấy lại hơi và cố gắng giữ thái độ khách quan.

– Ngày con bảy tuổi, mẹ đã chuẩn bị một bữa tiệc, một bữa tiệc sinh nhật khổng lồ với các bạn cùng trường và bạn cùng khu của con. Cả một núi quà.

– Thế rồi?

– Ngay tối hôm ấy, mẹ đã mang số đồ chơi con được tặng cho bọn trẻ con đang khóc thút thít nói rằng chúng sẽ không bao giờ có được những đồ chơi xa xỉ đén thế. Bà đã mang quà của con phát cho chúng nó! Không ngần ngại một giây. Quà của con! Không kiểm tra xem bọn chúng nói thật hay không. Không hỏi ý con. Quà của con! Đêm hôm ấy, đêm con bảy tuổi, tuổi biết nghĩ, con đã kết luận là: mẹ yêu con như yêu bao người bình thường khác, không hơn, điều đó chứng tỏ rằng trên thực tế mẹ không yêu con.

– Con ghen đấy.

– Không, con thất vọng. Bởi con và bởi mẹ con. Không có gì đặc biệt nối kết con và mẹ. Bởi vì mẹ đối xử đặc biệt tốt với mọi người, vì thế với con, mẹ chỉ bình thường. Tự ái. Bị sỉ nhục. Con nghĩ là con ghét mẹ. Trên thực tế, bây giờ con đang chơi vơi: khi thì con ghét mẹ khi thì con ghét chính mình.

– Con nói đến mẹ ở thời hiện tại: không phải mẹ con đã chết như con từng nói phải không?

– Không, mẹ vẫn sống. Nhưng là một thiên thần, mẹ không thuộc về thế giới này.

– Thế còn bố con?

– Bố con, ông tự cho mình là một thiên thần. Nhưng ông ấy không phải là một thiên thần.

– Nói rõ đi.

– Một hôm, ông ấy lao mình từ trên nóc của tòa nhà nơi gia đình con sống. Mười tầng.

– Thế là?

– Ông ấy rơi bẹp dưới đất. Chết tươi. Điều này chứng tỏ rằng ông ấy không phải là một thiên thần vì thiên thần biết bay.

Giờ thì Shomintsu đã hiểu tại sao tôi không nói gì: ở Nhật Bản, người ta không nhắc đến chuyện một người thân tự tử, một điều cấm kị, bởi bóng đen này làm mất danh dự của gia đình.

– Hồi bố còn sống, con vẫn đi học; thực ra khi con nói “hồi bố còn sống” là để nói vậy thôi chứ ngay cả khi bố con còn sống, ông ấy chẳng bao giờ sống ở nhà. Ông làm việc ở Tokyo cả ngày và đêm. Nếu ai đó bảo con vẽ bố, có lẽ con sẽ vẽ cái máy cạo râu trong phòng tắm, một cái tên trên hộp thư báo, một cái tủ có ba đôi giày và hai bộ quần áo tối màu; có lẽ con sẽ vẽ cả sự yên lặng, đúng vậy, sự yên lặng cần phải được tôn trọng trong nhà, thứ Bảy hay Chủ nhật, khi ông đóng kín cửa để cố gắng ngủ sau ca trực đêm. Nhiều bạn của con không được gần gũi bố nhưng đa phần chúng nó đều có quyền có một người-cha-trong-các-kỳ-nghỉ. Con ấy à, con đã rất thích có được điều đó, có một người-cha-trong-các-kỳ-nghỉ, một ông mặc quần soóc, trông buồn cười, động viên, kiên trì dạy con làm hàng đống thứ linh tinh, đi xe đạp, trượt pa tanh, trượt tuyết, lướt ván, dắt bóng, những trò của lũ con trai, những cái cho phép một đứa trẻ lên mặt với bè bạn. Con ấy à, con cũng không có nốt một người- cha-trong-các-kỳ-nghỉ vì bố con từ chối nghỉ phép, còng lưng vì công việc và nợ mua nhà.

– Tại sao ông ấy lại nhảy lầu?

– Karoshi. Làm việc quá sức. Là y tá, ông trực nhiều đêm tại bệnh viện trong một tuần, ban ngày vẫn làm việc như thường; ông ngủ ít, không ngon giấc và ngày càng khó ngủ. Các vấn đề sức khỏe bắt đầu bằng những con loạn nhịp tim, rồi tiểu đường, sự lao lực đánh thức hoặc đẩy nhanh những căn bệnh trong ông. Cuối cùng, ông mệt quá đến mức mà, theo con, ông thích tự tử hơn là phải chịu một cú nhồi máu cơ tim hoặc xuất huyết não đang rình rập.

– Con có đau buồn không?

– Con không biết.

– Con không biết, nói thế là thế nào?

– Hôm hỏa thiêu, khi mắt con tràn lệ, con thấy mẹ, lo lắng, hai cánh tay dang rộng, lao về phía con; lúc ấy, con cảm thấy con và mẹ sắp tìm lại được nhau, yêu thương nhau, cư xử như mẹ và con thực sự, khóc người chồng người cha quá cố. Con sẽ tặng mẹ những tiếng khóc nức nở của mình và chia sẻ những tiếng khóc của mẹ. Vậy mà mẹ con, khi còn cách con năm mươi cen ti mét đã quay ngoắt sang bên phải, đi qua con, rồi ôm chặt vào lòng mình một người lạ đang đứng sau lưng con để an ủi người đó, rồi một người khác, rồi một người khác, và cứ thế. Suốt buổi lễ và nhiều giờ sau đó, mẹ chăm sóc những người trong gia đình, từ người gần nhất đến xa nhất, mẹ ôm lấy những người lạ, những đồng nghiệp cũ của bố con, những bệnh nhân cũ, nhân viên nhà tang lễ, người gác nghĩa trang. Nói những lời ân cần với mỗi người. Bà an ủi, mỉm cười, đùa vui, thậm chí bà còn cười to nữa. Với bà sự phiền muộn của họ còn quan trọng hơn nỗi phiền muộn của con hay của bà. Vì thế con đã thôi khóc. Vài ngày sau đó, con bỏ đi.

Shomintsu gật đầu, cho rằng, trong hoàn cảnh ấy, có lẽ ông cũng sẽ làm như vậy.

– Mọi chuyện đã rõ ràng hơn rồi Jun thân mến. Ta đoán hồi đó con là một học sinh không đến nỗi tệ ở trường phải không?

– Đúng ạ.

– Giờ thì ta có thể hiểu tại sao con bỏ học, tại sao con rao bán những thứ khốn nạn ngoài đường, tại sao con bỏ chương trình tập đã đề ra: con sợ phải làm việc do con thấy bố con tự tử vì công việc hoặc là công việc đã giết chết ông ấy. Một phần trong con cho rằng lười nhác là thận trọng; một phần trong con muốn bỏ qua hơn là bắt tay vào thực hiện; một phần trong con cố gắng bảo vệ con, để không phải chết.

Ông chỉ vào ba lô của tôi.

– Con đi chứ?

Tôi hít sâu và kiêu hãnh trả lời:

– Không.

– Con đúng đấy, Jun ạ. Ta nhìn thấy một người to lớn trong con.

Kể từ hôm đó, ý chí của tôi chi phối cuộc sống hằng ngày của tôi nhiều hơn; bằng cách soi rạng hiện tại và quá khứ của tôi, Shomintsu đã làm cho ý chí của tôi lại trở nên mạnh mẽ, ông đặt nó vào vị trí thuyền trưởng của con tàu: tôi đã thực hiện được chương trình tập tạ của mình. Dần dần tôi cũng lên được vài cân cơ bắp.

Đúng là tôi cũng thường xuyên nản chí; để quay lại con đường mình chọn, tôi nghĩ đến cuộc nói chuyện của chúng tôi và tự nhắc lại với mình câu nói của Shomintsu: “Ta đã nói là có thể làm được nhưng không nói là dễ làm.”

– Con tiến bộ đấy, Jun à. Con thua trong thi đấu nhưng con thua một cách có phong thái.

– Cảm ơn sư phụ.

Tôi biết là ông khen tôi thực sự bởi tôi phát hiện ra rằng mặc dù ông tự hào đã mang lại cho nước Nhật một ỵokozuna như Ashoryu nhưng ông không thích chiến thắng chỉ để chiến thắng, cũng không thích địa vị xã hội, ông chỉ thích công việc được hoàn thành mỹ mãn. Ông kiếm tìm sự tỏa rạng, bừng nở toàn mỹ của bông hoa.

Bình luận
× sticky