Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Chiến Lược IELTS 7.0

Chương 5. Tìm Nguồn Tiếng Anh Phù Hợp Với Bạn

Tác giả: Võ Trung Kiên
Thể loại: Học Ngoại Ngữ

Sau đây là ba cách mà tôi đã đúc kết được để tìm ra các nguồn tiếng Anh phù hợp.

1. Những việc bạn Thích

Tìm hiểu về những thú vui, sở thích của bạn bằng tiếng Anh, ví dụ như:

  • Theo dõi tin tức về thần tượng của bạn.
  • Làm bánh, nấu ăn.
  • Xếp origami (Nghệ thuật gấp giấy có nguồn gốc từ Nhật Bản)
  • Game.

Trong trường hợp bạn bị “ngán tiếng Anh” thì đây cũng là cách để bạn giải quyết nó.

“Ngán tiếng Anh” nghĩa là chỉ hơi nhắc tới tiếng Anh thôi là bạn đã thấy chán ngán, đầu óc không tỉnh táo, rồi chẳng biết phải bắt đầu từ đâu, chỉ mong sao tránh được những việc liên quan tới tiếng Anh.

Nhiều khả năng nguyên nhân là do trước đó bạn đã thử cố nhồi nhét tiếng Anh bằng các nguồn không phù hợp. Thực ra bạn ngán nguồn tiếng Anh đó chứ không phải chán tiếng Anh. Chỉ vì trong bộ nhớ của bạn đã có liên kết: tiếng Anh = nguồn không phù hợp = chán ngán, nên mỗi khi bạn cần đọc hay nghe gì đó bằng tiếng Anh, phản xạ “ngán tiếng Anh” lại trỗi lên và làm bạn mất hứng thú.

Nếu bạn tiếp xúc với một nguồn phù hợp thì cảm giác chán ngán đó sẽ không còn nữa. Ví dụ rõ ràng nhất là nhạc tiếng Anh. Bạn có thể ngán tiếng Anh vô cùng nhưng tôi bảo đảm bạn cũng có ít nhất 1-2 bài nhạc tủ bằng tiếng Anh (trừ trường hợp bạn không nghe nhạc tiếng Anh, mà trường hợp này thì tôi chưa từng gặp ở các bạn trẻ). Do đó bạn đừng nghĩ là mình “ngán tiếng Anh”, chỉ là bạn đang ngán những nguồn tiếng Anh không phù hợp mà thôi. Chỉ cần tìm ra một nguồn mà mình thích và luyện tập với nó thì chứng “ngán tiếng Anh” sẽ được giải quyết ngay.

Tôi có một cậu bạn mắc tật này. Tôi phát hiện ra trong một lần làm bài tập nhóm chung, khi tôi đưa ra một bài viết tiếng Anh (đơn giản chứ không hề phức tạp) để cậu bạn tham khảo. Mới nhìn lướt qua cậu ấy đã bảo:

– Ghê quá trời!

– Sao ghê?

– Nhìn một “cục” chữ tiếng Anh là ghê rồi, không biết bắt đầu sao luôn.

Vì là bạn thân nên tôi bắt đầu hướng dẫn các cách tìm nguồn tiếng Anh phù hợp cho cậu ấy, bắt đầu từ những việc cậu ấy thích. Sau một hồi “phỏng vấn”, tôi cũng tìm ra được một chủ đề mà cậu ấy “nghiền” và cũng là một nguồn tiếng Anh tốt để tiếp thu: xe cộ. Từ đó, tôi gợi ý cho cậu tìm hiểu về các loại xe đua, xe hơi mà cậu ấy thích trên các trang quốc tế bằng tiếng Anh. Dần dần, sau một thời gian tiếp xúc với tiếng Anh tương đối nhiều, cậu không còn có cảm giác ngán với tiếng Anh nữa, nhìn vào một bài báo tiếng Anh không còn hoảng rồi đầu óc trống không như trước đây. Bây giờ, cậu ấy đã bình tĩnh, tự tin hơn khi gặp tiếng Anh, chưa đến mức thông thạo, nhưng ít ra cậu ấy đã có được cảm giác mà ai cũng phải có nếu muốn phát triển khả năng tiếng Anh của mình.

Trong phần hướng dẫn kỹ năng Reading và Listening, tôi sẽ hướng dẫn cụ thể và có nhiều ví dụ hơn về việc tìm và sử dụng nguồn tiếng Anh mà bạn thích.

2. Từ những việc bạn Cần

Những việc bạn cần có thể là:

Nâng cao chuyên môn

Như về y khoa, công nghệ thông tin, kinh tế,…

Tùy vào chuyên ngành bạn đang học, đang làm, bạn có thể tìm đọc các sách giáo khoa (textbook) và những tài liệu bằng tiếng Anh về chuyên ngành của mình. Có nhiều lý do để bạn làm vậy: nó sẽ giúp bạn quen với các thuật ngữ chuyên ngành, từ đó bạn sẽ dễ cập nhật thông tin về chuyên ngành của mình hơn, dễ nghiên cứu chuyên sâu hơn và bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn nếu công ty bạn hoặc trường bạn có các chương trình đào tạo với nước ngoài.

Học các kỹ năng mềm phục vụ công việc và học tập

Như kỹ năng thuyết trình, giao tiếp,…

Một số nhu cầu nhất thời khác

Như tìm hiểu về dinh dưỡng, thể dục thể thao,… Cuối cùng, sau khi tiếp xúc với tiếng Anh qua hai cách trên được một thời gian, bạn sẽ thấy phần nào thoải mái hơn với tiếng Anh. Bước tiếp theo sẽ là…

3. Bất kể bạn làm gì, đọc gì, xem gì, hãy sử dụng tiếng Anh

Nếu bạn thích xem phim Hàn Quốc, đừng xem phụ đề tiếng Việt nữa, hãy tìm xem phụ đề tiếng Anh.

Bạn thích xem các tin giải trí như trên kenh14, hãy xem bằng tiếng Anh vì có nhiều trang cũng hấp dẫn như:

  • http://www.zergnet.com
  • http://screenrant.com
  • http://www.mirror.co.uk
  • http://www.hollywoodreporter.com
  • https://sachvui.com/the-loai/sach-hoc-ngoai-ngu.html

Nghe nhạc, xem video ca nhạc nước ngoài, cố gắng lựa chọn phụ đề tiếng Anh.

Đến dịp Valentine 14/2 không biết mua quà gì cho bạn trai/bạn gái, đừng search “quà 14/2 cho bạn trai/bạn gái”, hãy search “Valentine gift/present ideas”. Bạn sẽ tìm ra rất nhiều ý tưởng rất “cool”, bảo đảm sẽ khiến người kia bất ngờ và xúc động.

Khi muốn lên danh sách những thứ cần mua để đi chơi xa với bạn bè, đừng dùng tiếng Việt: bánh mì 5 ổ, túi nilon, sữa, quần áo, tiền: 2 triệu, mà hãy dùng tiếng Anh: bread: 5 (ghi như vậy là được, không cần phải ghi thật chi tiết, thật đúng như 5 loaves of bread), plastic bag, milk, clothes, 2 million.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về việc ca sĩ Se7en nhập ngũ, đừng search “Se7en nhập ngũ” mà hãy search “Se7en military enlistment”. Các trang tiếng Anh có nhiều thông tin và hình ảnh thú vị hơn rất nhiều. Tin tôi đi!

Nói tóm lại, hãy sử dụng tiếng Anh trong mọi việc bạn làm.

Sau đây là ba cách mà tôi đã đúc kết được để tìm ra các nguồn tiếng Anh phù hợp.

1. Những việc bạn Thích

Tìm hiểu về những thú vui, sở thích của bạn bằng tiếng Anh, ví dụ như:

Trong trường hợp bạn bị “ngán tiếng Anh” thì đây cũng là cách để bạn giải quyết nó.

“Ngán tiếng Anh” nghĩa là chỉ hơi nhắc tới tiếng Anh thôi là bạn đã thấy chán ngán, đầu óc không tỉnh táo, rồi chẳng biết phải bắt đầu từ đâu, chỉ mong sao tránh được những việc liên quan tới tiếng Anh.

Nhiều khả năng nguyên nhân là do trước đó bạn đã thử cố nhồi nhét tiếng Anh bằng các nguồn không phù hợp. Thực ra bạn ngán nguồn tiếng Anh đó chứ không phải chán tiếng Anh. Chỉ vì trong bộ nhớ của bạn đã có liên kết: tiếng Anh = nguồn không phù hợp = chán ngán, nên mỗi khi bạn cần đọc hay nghe gì đó bằng tiếng Anh, phản xạ “ngán tiếng Anh” lại trỗi lên và làm bạn mất hứng thú.

Nếu bạn tiếp xúc với một nguồn phù hợp thì cảm giác chán ngán đó sẽ không còn nữa. Ví dụ rõ ràng nhất là nhạc tiếng Anh. Bạn có thể ngán tiếng Anh vô cùng nhưng tôi bảo đảm bạn cũng có ít nhất 1-2 bài nhạc tủ bằng tiếng Anh (trừ trường hợp bạn không nghe nhạc tiếng Anh, mà trường hợp này thì tôi chưa từng gặp ở các bạn trẻ). Do đó bạn đừng nghĩ là mình “ngán tiếng Anh”, chỉ là bạn đang ngán những nguồn tiếng Anh không phù hợp mà thôi. Chỉ cần tìm ra một nguồn mà mình thích và luyện tập với nó thì chứng “ngán tiếng Anh” sẽ được giải quyết ngay.

Tôi có một cậu bạn mắc tật này. Tôi phát hiện ra trong một lần làm bài tập nhóm chung, khi tôi đưa ra một bài viết tiếng Anh (đơn giản chứ không hề phức tạp) để cậu bạn tham khảo. Mới nhìn lướt qua cậu ấy đã bảo:

– Ghê quá trời!

– Sao ghê?

– Nhìn một “cục” chữ tiếng Anh là ghê rồi, không biết bắt đầu sao luôn.

Vì là bạn thân nên tôi bắt đầu hướng dẫn các cách tìm nguồn tiếng Anh phù hợp cho cậu ấy, bắt đầu từ những việc cậu ấy thích. Sau một hồi “phỏng vấn”, tôi cũng tìm ra được một chủ đề mà cậu ấy “nghiền” và cũng là một nguồn tiếng Anh tốt để tiếp thu: xe cộ. Từ đó, tôi gợi ý cho cậu tìm hiểu về các loại xe đua, xe hơi mà cậu ấy thích trên các trang quốc tế bằng tiếng Anh. Dần dần, sau một thời gian tiếp xúc với tiếng Anh tương đối nhiều, cậu không còn có cảm giác ngán với tiếng Anh nữa, nhìn vào một bài báo tiếng Anh không còn hoảng rồi đầu óc trống không như trước đây. Bây giờ, cậu ấy đã bình tĩnh, tự tin hơn khi gặp tiếng Anh, chưa đến mức thông thạo, nhưng ít ra cậu ấy đã có được cảm giác mà ai cũng phải có nếu muốn phát triển khả năng tiếng Anh của mình.

Trong phần hướng dẫn kỹ năng Reading và Listening, tôi sẽ hướng dẫn cụ thể và có nhiều ví dụ hơn về việc tìm và sử dụng nguồn tiếng Anh mà bạn thích.

2. Từ những việc bạn Cần

Những việc bạn cần có thể là:

Nâng cao chuyên môn

Như về y khoa, công nghệ thông tin, kinh tế,…

Tùy vào chuyên ngành bạn đang học, đang làm, bạn có thể tìm đọc các sách giáo khoa (textbook) và những tài liệu bằng tiếng Anh về chuyên ngành của mình. Có nhiều lý do để bạn làm vậy: nó sẽ giúp bạn quen với các thuật ngữ chuyên ngành, từ đó bạn sẽ dễ cập nhật thông tin về chuyên ngành của mình hơn, dễ nghiên cứu chuyên sâu hơn và bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn nếu công ty bạn hoặc trường bạn có các chương trình đào tạo với nước ngoài.

Học các kỹ năng mềm phục vụ công việc và học tập

Như kỹ năng thuyết trình, giao tiếp,…

Một số nhu cầu nhất thời khác

Như tìm hiểu về dinh dưỡng, thể dục thể thao,… Cuối cùng, sau khi tiếp xúc với tiếng Anh qua hai cách trên được một thời gian, bạn sẽ thấy phần nào thoải mái hơn với tiếng Anh. Bước tiếp theo sẽ là…

3. Bất kể bạn làm gì, đọc gì, xem gì, hãy sử dụng tiếng Anh

Nếu bạn thích xem phim Hàn Quốc, đừng xem phụ đề tiếng Việt nữa, hãy tìm xem phụ đề tiếng Anh.

Bạn thích xem các tin giải trí như trên kenh14, hãy xem bằng tiếng Anh vì có nhiều trang cũng hấp dẫn như:

Nghe nhạc, xem video ca nhạc nước ngoài, cố gắng lựa chọn phụ đề tiếng Anh.

Đến dịp Valentine 14/2 không biết mua quà gì cho bạn trai/bạn gái, đừng search “quà 14/2 cho bạn trai/bạn gái”, hãy search “Valentine gift/present ideas”. Bạn sẽ tìm ra rất nhiều ý tưởng rất “cool”, bảo đảm sẽ khiến người kia bất ngờ và xúc động.

Khi muốn lên danh sách những thứ cần mua để đi chơi xa với bạn bè, đừng dùng tiếng Việt: bánh mì 5 ổ, túi nilon, sữa, quần áo, tiền: 2 triệu, mà hãy dùng tiếng Anh: bread: 5 (ghi như vậy là được, không cần phải ghi thật chi tiết, thật đúng như 5 loaves of bread), plastic bag, milk, clothes, 2 million.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về việc ca sĩ Se7en nhập ngũ, đừng search “Se7en nhập ngũ” mà hãy search “Se7en military enlistment”. Các trang tiếng Anh có nhiều thông tin và hình ảnh thú vị hơn rất nhiều. Tin tôi đi!

Nói tóm lại, hãy sử dụng tiếng Anh trong mọi việc bạn làm.

Bình luận
720
× sticky