Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Chuyện Tình

Chương 2

Tác giả: Erich Segal

Oliver Berrett IV

Sinh tại: Ipswich, bang Massachusetts

Tuổi: 20

Cao: 1,78m, nặng: 83kg

Môn học: Xã hội học

Bảng danh dự: 1961, 1962, 1963.

Nghề nghiệp dự định: Luật

Bây giờ hẳn Jenny đã đọc tiểu sử tóm tắt của tôi trong chương trình thi đấu rồi. Tôi đã ba lần nhắc Victor Claman, người phụ trách việc tổ chức thi đấu của đội tôi, là thế nào cũng phải có một vé.

– Khốn khổ, Barrett, đây là lần đầu cậu mời bạn gái sao?

– Cậu im đi không, Vic. Mình lại cho cậu vẹo quai hàm bây giờ

Trên sân băng, trong lúc chúng tôi khởi động, tôi không ra hiệu với nàng (làm như thế thì ngớ ngẩn quá), thậm chí tôi cũng không ngước mắt về phía nàng nữa. Dẫu vậy, hẳn nàng, nghĩ là tôi nhìn nàng. Dù sao, chắc không phải vì tôn trọng lá Quốc kỳ mà nàng bỏ kính khi cử quốc thiều.

Vào giữa hiệp hai, đội chúng tôi đang bằng điểm 0-0 với đội Dartmouth. Nói cho đúng hơn là David Johnston và tôi đang sắp sửa chọc thủng lưới đối phương. Họ nhận ra điều ấy và bắt đầu chơi rắn hơn. Họ rất có thể làm chúng tôi phải bươu đầu mẻ trán rồi mới đánh quỵ được họ. Các cổ động viên đã reo hò đòi cắt tiết. Trong môn khúc côn cầu trên băng, điều đó thực sự có nghĩa là có “tiết” hoặc nếu không thì là một bàn. Tiếng tăm đòi hỏi, tôi không bao giờ khước từ họ, cả thứ nọ lẫn thứ kia.

On Reding, trung phong đội Dartmouth, lao lên vượt qua vạch xanh bên chúng tôi, thế là tôi xông vào hắn, cướp lấy quả cầu và lướt về phía khung thành đội hắn. Khán giả gào lên. Tôi nhìn thấy David Johnston ở bên trái tôi, nhưng tôi nghĩ có thể làm bàn một mình vì tôi biết thủ thành đối phương là một tay hơi nhát gan mà tôi đã áp đảo ngay từ hồi còn ở lớp Dự bị. Tôi chưa kịp bắn quả cầu thì hai hậu vệ đội Dartmouth đã nhảy bổ vào tôi làm tôi phải đi vòng cầu môn đối phương để vẫn giữ được cầu. Ba người chứ thế khua gậy phang xuống sân, và phang vào người nhau. Những khi tranh cầu hỗn độn thế này, chính sách của tôi bao giờ cũng là ra sức nện càng mạnh càng tốt vào bất cứ cái gì mang màu áo đối phương. Quả cầu nằm ở đâu đó dưới các giày trượt của chúng tôi nhưng hiện tại chúng tôi chủ yếu đang bận vào việc nện vỡ mặt nhau.

Trọng tài thổi còi.

– Anh kia… hai phút ngồi tù.

Tôi ngẩng đầu. Trọng tài chỉ tôi. Tôi à? Tôi phạm lỗi gì mà bị phạt.

– Tôi phạm lỗi gì?

Trọng tài không muốn tranh luận với tôi. Ông ta vừ hươ tay ra hiệu vừa hét to bảo các trọng tài phụ: “Số 7 hai phút”.

Tôi phản đối đôi chút, nhưng vẫn phải tuân lện. Khàn giả bao giờ cũng chờ đợi những lời phản đối, dù cho lỗi to bằng cái đình. Trọng tài ra hiệu bảo tôi ra khỏi sân. Tức tối, tôi trượt về phía nhà tù. Trong khi bước vào khoang ngồi chịu phạt, nện chiếc giày trượt của tôi lên các bậc gỗ, tôi nghe loa phóng thanh loan báo: “Barrett, đội Harvard, phạt hai phút nghỉ đấu”.

Khán giả la ó. Nhiều cổ động viên của Harvard tỏ ý hoài nghi sự tinh tường và chính trực của các trọng tài. Tôi ngồi xuống và thở lấy hơi, không thèm ngẩng đầu lên ngay, đủ để nhìn xuống sân nơi đội Dartmouth bây giờ đã mạnh hơn về số lượng.

– Anh làm gì đấy trong khi tất cả các bạn anh đang giao đấu?

Đó là tiếng Jennỵ Tôi giả vờ không nghe thấy và để hết tâm trí vào việc cổ vũ các đồng đội.

– Tiến lên, Harvard, giành lại cầu!

– Anh phạm lỗi gì?

Tôi quay lại để trả lời nàng. Dù sao tôi là người đã mời nàng đến xem.

Tôi đã nện quá tay.

Rồi tôi lại dõi mắt nhìn theo các đồng đội đang cố ghìm chân On Retding không để cho hắn làm bàn.

– Lỗi có nặng lắm không?

– Thôi Jenny, tôi xin cộ Tôi đang còn bận tính đây này.

– Tính cái gì?

– Tính xem sẽ nghiền nát thằng cha On Retding kia bằng cách nào.

Tôi nhìn xuống sân băng để xem lại sự hỗ trợ tinh thần cho đồng đội.

– Anh có phải là một cầu thủ chơi dữ không?

Tôi đang dán mắt vào cầu môn bên tôi, lúc nhúc cầu thủ đối phương. Tôi chỉ nôn nóng có một điều: Trở lại sân. Jenny cứ hỏi mãi:

– Thế anh có định thử nghiền nát tôi không?

Không quay đầu lại tôi đáp:

– Ngay bây giờ nếu cô không im đi.

– Tôi về đây, xin chào.

Khi tôi quay lại thì nàng đã đi mất. Tôi vừa mới đứng dậy đưa mắt tìm nàng thì loa báo hai phút phạt của tôi đã hết. Tôi nhảy qua hàng rào vào sân.

Khán giả vỗ tay hoan nghênh tôi trở lại sân. Barrett có mặt, mọi chuyện sẽ ổn đối với đội Harvard. Dù có nấp trốn ở chỗ nào, Jenny cũng không thể không nghe thấy những tiếng reo hò nhiệt tình mà riêng sự có mặt của tôi gây ra. Thế thì nàng ở đâu phỏng có gì quan trọng.

Nhưng nàng đang ở đâu?

On Rading bắn một quả hốc hiểm mà thủ môn đội chúng tôi gạt sang cho Jen Kennouê lại chuyển về phía tôi. Vừa trượt về phía quả cầu tôi tự nhủ mình có một phần giây đồng hồ để ngẩng đầu lên chỗ các hàng ghế tìm Jennỵ Đó là điều mà tôi làm. Tôi nhìn thấy nàng. Nàng đang ở kia kìa.

Còn tôi thì ngã bệt xuống sân băng. Hai cầu thủ đối phương đã đến chân tôi và tôi bị ngã bệt xuống sân. Không ai hiểu nỗi tủi nhục đến nhường nào, Barrett đo sân! Vừa trượt đi, tôi vừa nghe thấy các cổ động viên trung thành của Harvard phàn nàn cho tôi và đám cổ động viên khát máu của Dartmouth đồng thanh hô: “Thịt nó đi! Thịt nó đi!”

Jenny sẽ nghĩ thế nào đây?

Đội Dartmouth đã lại đẩy trái cầu về phía cầu môn đội chúng tôi, và thủ môn của chúng tôi đã gạt được một cú bắn của họ. Kenoue chuyền cho Johnston rồi Johnston lại chuyền cho tôi (trong đó tôi đã đứng dậy). Tiếng khán giả reo hò ào ào nổi lên. Lần này thì nhất quyết phải làm bàn, tôi đón lấy trái cầu, lao hết tốc lực vượt qua vạch xanh của Dartmouth. Hai hậu vệ đối phương xông thẳng về phía tôi.

– Nhanh lên, Oliver, nhanh lên! Quật ngã chúng đi!

Tôi nghe thấy tiếng lanh lảnh của Jenny vượt lên trên tất cả tiếng hét khác. Nó sao mà dữ dội một cách ngọt ngào. Tôi né tránh một trong hai gã hậu vệ và đâm vào gã kia mạnh đến nỗi hắn đứt hơi xong rồi tôi không nên bắn quả cầu đi trong lúc đang ở tư thế không thăng bàng mà chuyền sang cho David Johnston vừa tiến tới bên phải tôi. David đưa thẳng quả cầu vào lưới đối phương. Harvard ghi bàn thắng!

Tức thì tôi, David Johnston và các đồng đội khác, chúng tôi ôm hôn nhau. Bọn chúng tôi ghì lấy nhau, hôn nhau, vỗ vào lưng nhau, nhảy cẫng lên. Khán giả reo hò. Gã cầu thủ đội Dartmouth mà tôi vừ a mới húc xong hãy còn nằm mơ màng. Các cổ động viên quẳng các tờ chương trình xuống sân. Lần này Dartmouth thực sự bị gãy lưng. (Tất nhiên đó là một cách nói ẩn dụ: gã hậu vệ kia đã đứng dậy sau khi đã lấy lại hơi). Chúng tôi cho đội Dartmouth phơi áo 1-0.

°°°

Nếu tôi là một kẻ đa cảm và nếu tôi gắn bó với Harvard đến mức muốn treo một bức ảnh của trường này trong phòng thì ảnh ấy không phải là ảnh Hội trường Wintherop hay nhà thờ Memphia mà là sân tập Dilan. Nếu tôi có một ngôi nhà tâm linh tại Harvard thì chính là đó. Dù cho tôi có bị tước mất bằng tốt nghiệp vì nói như vậy, tôi vận cứ nói rằng thư viện Oaidono đối với tôi hoàn toàn không quan trọng bằng sân tập Dilan. Trong suốt cả quãng đời của tôi tại trường đại học, chiều nào tôi cũng đặt chân tới đây, chào lũ bạn bè bằng mấy câu tục tĩu thân ái, rũ bỏ mấy đồ trang sức bề ngoài của nền văn minh và biến thành nhà thể thao. Thật là khoan khoái biết bao khi cài đôi ghệt bảo vệ chân, khoác chiếc áo cầu thủ thân thương số 7, xỏ đôi giày trượt và ra sân.

Trở về Dilan sau các trận đấu lại càng sung sướng hơn. Cởi bỏ bộ quần áo cầu thủ đẫm mồ hôi, cứ để người trần như nhộng khoan thai ra mượn tấm khăn mặt.

– Hôm nay chơi tốt chứ Olie?

– Không đến nỗi nào, Risi ạ. Không đến nỗi tồi Jimmy ạ.

Rồi thì, dưới vòi hoa sen, nghe bình luận ai đã giáng những đòn gì cho ai và bao nhiêu lần tối thứ bảy trước. “Bọn mình đã làm cho tụi Mao Aida một mẻ, cậu hiểu không?…”. Ngoài ra, tôi có đặc quyền được dành riêng một nơi để suy tưởng một mình. Có cái may là bị đau ở đầu gối (may chứ, các bạn đã xem thẻ quân dịch của tôi chưa?) cho nên mỗi lần giao đấu xong là tôi phải chữa đầu gối bằng biện pháp xoa bóp bằng nước một chút. Ngồi xuống, và trong lúc nhìn dòng nước bơm từ vòi ra xoay tròn xung quanh đầu gối, tôi cố thể nhẩm tính các chỗ thâm tím và rách xước trên người. (Nhìn những vết thương ấy mà trong lòng cảm thấy thích thú), rồi nghĩ lan man đến mọi chuyện hoặc chẳng cái gì cả. Tối nay, tôi có thể nghĩ về một quả làm bàn, một quả chuyền khôn khéo và về việc tôi hầu như đã giật giải vô địch Hội Ivy ba năm liền.

– Ngâm chân chữa bệnh đấy à?

Đó là Jacky Fenn, huấn luyện viên đội chúng tôi và là người tự trao cho mình nhiệm vụ trông nom phần hồn cho chúng tôi.

– Chứ anh tưởng tôi vầy nước làm gì, anh Fenn?

Jacky Fenn đằng hắng, trên miệng một nụ cười ngốc nghếch:

– Cậu có biết chân cậu làm sao không Oliẻ Cậu có biết không?

Tôi đã nhờ đến tất cả các bác sĩ chỉnh hình ở miền Đông rồi, nhưng Fenn còn giỏi hơn tất cả.

– Cậu không ăn uống cho tử tế.

Tôi không hào hứng nghe…

– Cậu ăn không đủ muối.

Nếu tôi không bảo lại, có lẽ ông ấy sẽ bỏ đi chăng.

– Đồng ý, anh Jack ạ. Tôi sẽ ăn thêm muối.

Ông ta khoái lắm. Ông ta bỏ đi với vẻ mặt của một người đã hoàn thành nhiệm vụ. Dù sao tôi lại được một mình. Tôi đưa cả người đang đau ê ẩm một cách dễ chịu vào dòng nước xoáy nhắm mắt lại và cứ nằm thế, dìm người đến tận cổ trong làn nước. A a a a.

Chết rồi Jenny chắc đang chờ bên ngoài. Dù sao tôi cũng hy vọng như vậy! Tôi nghỉ ngơi khoan khoái ở đây không biết bao nhiêu lâu rồi trong khi nàng thì đứng ở ngoài trời giữa cái rét của Cambridgẻ Tôi lập một kỷ lục về tốc độ mặc quần áo. Người tôi chưa khô hẳn khi tôi đẩy cánh cổng chính của sân tập Dilan.

Gió lạnh ập vào người tôi. Trời rét buốt da buốt thịt và tối đen như mực. Thế mà vẫn còn một đám nhỏ cổ động viên lảng vảng bên ngoài. Hầu hết là những cựu cầu thủ trung thành với môn khúc côn cầu, những người về tinh thần mà nói chưa hề bao giờ thực sự cởi bỏ đôi ghệt che chân. Họ là những người như ông già Jordan Jensco trận nào cũng có mặt, dù là diễn ra trên sân nhà hay tại thành phố khác. Làm thế nào mà họ đi xem được đều đặn như vậy? Ý tôi muốn nói dù sao ông Jensco cũng là một chủ ngân hàng. Và họ đi xem như vậy vì lẽ gì?

– Oliver, chú mày hôm nay bị một mẻ ra trò nhỉ?

– Vâng thưa ông Jensco, chắc ông đã biết bọn kia chơi như thế nào.

Tôi tìm Jenny khắp nơi. Lẽ nào nàng đã bỏ đi rồi và về Radcliffe một mình?

– Jenny!

Tôi rời khỏi đám cổ động viên bước đi vài bước, nhớn nhác tìm. Bỗng nàng từ sau bụi cây hiện ra, khuôn mặt trùm kín trong một tấm khăn dài, chỉ hở có đôi mắt.

– Ở đây rét quá anh nhỉ.

Thấy nàng, tôi thật là mừng!

– Jenny!

Hầu như theo bản năng, tôi hôn nhẹ lên trán nàng.

– Em đã cho phép anh chưa?

– Gì cơ?

– Em đã cho phép anh hôn em chưa?

– Anh xin lỗi, đầu óc anh để đâu mất.

– Em thì không.

Bây giờ hầu như chỉ còn mỗi hai chúng tôi, trời tối và rét, và cũng đã khuya rồi. Tôi lại hôn Jenny, nhưng lần này không hôn lên trán và cũng không nhẹ nhàng. Cái đó kéo dài một lúc lâu êm ái. Khi xong Jenny cứ bíu chặt lấy tay áo tôi.

– Em không thích thế đâu – nàng nói.

– Cái gì cơ?

– Cái mà em thích.

Hai chúng tôi về bộ, tôi có xe hơi, nhưng Jenny thích đi bộ và suốt dọc đường Jenny cứ nắm lấy tay áo tôi. Không phải là tay tôi mà là tay áo tôi. Đừng yêu cầu tôi giải thích vì sao. Trước cửa nơi nàng ở, tôi không hôn nàng để chia tay tạm biệt.

– Jenny này, có thể anh sẽ không gọi dây nói cho em trong mấy tháng đấy.

Nàng im lặng một lúc, nhiều lúc, rồi cuối cùng hỏi.

– Tại sao?

– Nhưng cũng có thể anh sẽ gọi cho em ngay khi về phòng.

Tôi quay lưng và bắt đầu bỏ đi.

– Nỡm! – Tôi nghe thấy tiếng nàng lẩm bẩm. Tôi quay ngoắt người lại và làm bàn cách xa sáu mét:

– Em thấy chưa, Jenny, em chỉ biết ra đòn thôi chứ không biết nhận đòn.

Giá mà nhìn thấy vẻ mặt nàng, nhưng những lý do chiến lược không cho phép tôi quay lại.

°°°

Khi tôi về tới phòng mình, Ray Stratton, anh bạn ở cùng phòng với tôi, đang chơi bài với hai người bạn trong đội bóng.

– Xin chào bầy thú.

Họ đáp lại bằng những tiếng gầm gừ thích ứng.

– Tối nay làm ăn ra sao, Oliẻ – Ray hỏi.

– Một quả chuyền quyết định và một bàn thắng – Tôi đáp.

– Với Cavilleri?

– Điều đó không liên quan gì đến cậu – Tôi sẵng giọng.

– Ai thế? – Một trong hai người kia hỏi.

– Jenny Cavilleri – Ray trả lời – một cô gái giỏi nhạc.

– À, tớ có biết cô ấy – người bạn thứ hai nói. Cô ta khó gần đấy.

“Không thèm để tâm đến những lời thô bỉ của bọn bậy bạ này, tôi chăm chú gỡ dây điện thoại để đem máy vào gian buồng riêng của tôi.

– Cô ta chơi piano tại câu lạc bộ Bach – Straton nói.

– Còn với Barrett thì cô ta chơi gi?

– Chắc là chơi trò dắt tay nó chứ gì?

Những tiếng cười ồn ào và những tiếng gầm gừ: bầy thú bày tỏ sự thích thú.

– Thưa các ngài, để khỏi làm phiền các ngài… – Tôi cáo từ bọn họ, rồi đóng cửa phòng tôi lại để bịt đi một đợt âm thanh khác không có mấy tính người. Tôi cởi giày, nằm duỗi lưng trên giường và quay số điện thoại của Jenny.

Chúng tôi thì thầm nói chuyện với nhau.

– Jenny này…

– Hả?

– Jenny ơi… em nghĩ thế nào nếu anh nói với em… Tôi ngập ngừng. Nàng chờ đợi.

– Rằng anh cho rằng… anh yêu em.

Đầu dây bên kia im lặng một lúc. Rồi nàng trả lời, rất dịu dàng:

– Em sẽ nghĩ… anh mèng lắm.

Nàng dập máy.

Tôi không đau khổ mà cũng không ngạc nhiên.

Bình luận