Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Chuyện Tình

Chương 9

Tác giả: Erich Segal

Bây giờ đến chuyện Cranston, bang Rhodes Island, một thị trấn nhỏ ở về phía nam Boston, so với Ipswich ở về phía Bắt thì xa hơn một chút. Việc giới thiệu Jenny với bố mẹ chồng tương lại của nàng đã thất bại thảm hại, phải nói rằng tôi nghĩ đến việc ra mắt bố nàng trong lòng không tin tưởng cho lắm. Lần này tôi sẽ phải đương đầu với bệnh nồng nhiệi kiểu Y- đại-lợi- Địa Trung Hải cộng thêm khía cạnh là nàng không còn mẹ, do đó các sợi dây tình cảm gắn bó nàng với bố nàng mãnh liệt khác thường. Tôi sẽ phải đương đầu với tất cả các nhân tố tình cảm mạnh mẽ ấy mà người ta thường nói đn trong các cuốn sách tâm lý học.

Chưa kể đến cảnh ngộ tôi hiện nay không xu dính túi.

Bạn hãy để một phút thử tưởng tượng ra Olivero Barretto, một chàng trai người Ý nhân hậu ở Cranston, bang Rhodes Island, người thợ làm bánh ngọt đáng kính trong vùng, và thưa với ông là: “Xin bác cho cháu cô con gái duy nhất của bác, cô Jenny, về làm vợ”. Người bố sẽ hỏi anh con trai kia điều gì trước nhất? (Ông không hoài nghi mối tình của anh chàng Barretto đâu, vì đã quen biết Jenny tất phải yêu quý nàng rồi, đó là một chân lý phổ biế). Không, ông Cavilleri sẽ nói một câu gì đó đại khái: “Cậu sẽ lo liệu cuộc sống cho con gái tôi như thế nào, cậu Barrettỏ”

Bây giờ bạn thử tưởng tượng phản ứng của ông Calliveri trung hậu đó nếu anh chàng Barretto kia thưa với ông là sẽ diễn ra điều ngược lại, ít nhất trong ba năm tới, nghĩa là con gái ông sẽ phải lo liệu cuộc sống cho con rể ông!

Ông Cavilleri trung hậu liệu có tống cổ ngay tức khắc anh chàng Barretto kia ra khỏi nhà không, và nếu anh chàng Barretto ấy không cao lớn như tôi thì liệu ông có đập vỡ mặt anh ta không?

Cầm chắc là như vậy.

Điều đó có lẽ giải thích tại sao hồi chiều chủ nhất tháng năm đó, trên quốc lộ 95 về phía nam, tôi lại chăm chú theo tất cả các bản giới hạn tốc độ trên đường. Cuối cùng đã quen và thích cách lái của tôi rồi. Jenny có lúc phải hỏi sao tôi lại cho xe chạy có sáu mươi cây số một giờ trên khúc đường được phép chạy tới bảy mươi nhăm. Tôi bảo máy đang cần phải chỉnh lại, nhưng nàng không tin.

– Kể lại anh nghe nào, Jen.

Kiên nhẫn không phải là một trong những đức tính của Jenny và nàng không chịu lên dây cót tin thần cho tôi bằng cách trả lời tất cả những câu hỏi ngớ ngẩn của tôi.

– Kể lại một lần nữa thôi, Jenny, nào.

– Em đã gọi dây nói cho bố. Em đã kể với bố. Bố bảo là “được”. Bằng tiếng Anh, bởi vì như em đã nhiều lần nói với anh và cho dù anh có vẻ không tin, bố không lần nói với anh và cho dù anh có vẻ không tin, bố không biết một câu tiếng Ý nào, họa chăng có mấy câu rủa.

– Nhưng “được” nghĩa là thế nào?

– Có phải anh muốn bảo trường luật Harvard đã nhận một sinh viên không định nghĩa nổi “được” là gì không?

Jenny, đấy không phải là một từ luật học.

Nàng vịn vào cánh tay tôi. Ơn trời, cái đó thì tôi hiểu được. Dẫu vậy, tôi vẫn cần muốn biết rõ thêm. Tôi muốn biết những gì đang chờ đợi tôi.

– “Được” còn có thể có nghĩa là “Thôi đành”, biết làm thế nào.

Lòng nàng còn khá đủ thương xót để kể lại với tôi không biết đến lần thứ bao nhiêu cuộc chuyện trò qua điện thoại giữa nàng với bố nàng. Ông rất mừng, mừng thực sự. Khi gửi con gái đến Radcliffe, không đời nào ông mong cô sẽ trở về để lấy con trai một người láng giềng (cũng có một anh con trai như vậy đã hỏi nàng ngay trước lúc lên đường). Thoạt tiên ông không tin khi nàng nói tên vị hôn phu của nàng là Oliver Barrett IV. Rồi ông yêu cầu con gái chớ có phạm vào điều răn thứ mười một.

– Điều răn đó là gì? – Tôi hỏi.

– Không được lừa dối bố mình – nàng đáp.

– À!

– Có thế thôi, Oliver ạ, thực tế.

– Bố biết anh nghèo chứ.

– Biết.

– Bố không ngần ngại à?

– Dù sao thì như vậy, giữa bố và anh cũng có một cái gì giống nhau.

– Nhưng chắc bố sẽ hài lòng hơn nếu anh có một ít tiền chứ?

– Còn anh thì không?

Tôi không nói gì nữa trong suốt quãng đường còn lại.

°°°

Phố Jenny ở tên là Hamilton. Đó là một dãy núi những ngôi nhà gồ, đằng trước có nhiều trẻ con và một vài thân cây khẳng khiu. Mới chỉ đi dọc một dãy phố để tìm chỗ đỗ xe, tôi đã cảm thấy như lạc vào một xứ sở xa lạ. Trước hết là vì đông người quá. Ngoài bọn trẻ con đang chơi đùa, có chỗ cả nhà kéo nhau ra ngồi ngoài hàng hiên trước cửa và hình như không có việc gì khác ngoài việc nhìn tôi tìm chỗ đỗ xe.

Jenny nhảy ra khỏi xe trước. Tại Cranston, nàng nhanh nhẹn như một con chim sẻ. Khi các khán giả ngoài hàng hiên trước cửa nhà nhận ra người khách đi trên xe tới thì những tiếng reo mừng vang lên khắp nơi. Cô con gái nhà Cavilleri đấy! Nghe những tiếng hoan hô reo hò ấy, tôi gần như không dám xuống xe nữa. Tôi bảo rằng không đời nào mình có thể đóng vai anh chàng Barretto tưởng tượng kia được.

Một bà to béo giọng oang oang:

– Chào cháu Jenny

Jenny đáp lại cùng một giọng:

– Chào bác Capodilupo

Tôi bước ra khỏi xe, cảm thấy tất cả mọi con mắt đổ dồn về phía mình.

Bà Capodilupo từ xa hỏi với:

– Này cháu, thằng con trai kia là gì đấy?

Không thể bảo rằng người dân phố này là những kẻ ăn nói tế nhị.

Jenny đáp.

– Không là gì cả!

Câu nói đó làm tôi bình tĩnh phát khiếp lên được. Bà Capodilupo nhìn tôi, giọng vẫn cứ oang oang:

– Rất có thể lắm! Nhưng cô gái đi cùng với nó là một cái gì đáng kể lắm đấy.

Jenny lại đáp:

– Cậu ta biết thế!

Sau đó, nàng quay sang trả lời những người láng giềng ở bên kia đường.

– Cậu ta biết thế! – Nàng bảo với cả một đám đông những người ngưỡng mộ nàng.

Nàng cầm lấy tay tôi (tôi là một người khách lạ lạc vào chốn thiên đường) dẫn tôi lên cầu thang gác đến căn hộ 189A, đường Hamilton.

Buổi ra mắt ấy quả là một giờ phút lúng túng vụng về.

Tôi đứng ngây ra như phỗng trong khi Jenny giới thiệu: “Đây là bố em”. Và Phillip Cavilleri, cao 1,75 mét nặng 75 kí, tuổi xấp xỉ năm mươi, chìa tay ra với tôi.

Tôi bắt tay ông và cảm thấy một cái nắm tay rất chặt.

– Xin chào ông.

– Gọi tôi là bác, – Ông sửa lại – Gọi là bác Phil.

– Bác Phil, tôi nhắc lại, tay vẫn còn nắm chặt tay ông.

Buổi ra mắt ấy còn là một giờ phút khá thống thiết. Vì vừa buông tay tôi ra xong ông Cavilleri quay ngay sang con gái, rú lên một tiếng không thể tưởng tượng nổi.

– Jenny!

Trong một phần giây đồng hồ, không xảy ra gì. Rồi hai người ôm choàng lấy nhau, ôm thật chặt, rất chặt, vừa ôm vừa đu đưa người như quả lắc. Ông Cavilleri không nói gì, chỉ lặp đi lặp lại (bây giờ không rú lên nữa) “Jenny! Jenny!” Còn cô con gái ông, cô nữ sinh viên sắp tốt nghiệp trường cao đẳng Radcliffe hạng ưu tú ấy, tất cả những câu mà cô có thể nghĩ ra để đáp lại chỉ là: “Phil! Phil!”

Còn tôi? Người ta làm như thể không có tôi ở trên đời.

°°°

Trong nền giáo dục rất ưu tú mà tôi đã được hấp thụ, có một điều đã giúp tôi nhiều trong buổi chiều hôm ấy. Người ta xưa nay vẫn dạy tôi rằng đang ăn đầy miệng thì không nên nói. Thế mà ông Phil và cô con gái ông hùa nhau đổ đầy cái miệng tôi cho nên tôi không cần phải nói một tiếng nào. Tôi đã phải ngốn một con số kỷ lục những chiếc bánh ngọt làm theo kiểu Ý. Sau đó, tôi dừng lại khá lâu ở những loại bánh mà tôi thích, làm hai cha con ông Cavilleri rất khoái. (Tôi đã ăn mỗi loại ít nhất hai chiếc vì sợ làm mích lòng họ).

Ông Phil Cavilleri bảo con gái:

– Nó “được” đấy chứ.

Thế nghĩa là thế nào?

Tôi không cần người ta giải nghĩa cho tôi từ “được” nữa rồi, nhưng điều tôi muốn biết là trong số những cử chỉ ít ỏi và dè dặt của tôi hôm đó, cử chỉ nào đã đem lại cho tôi lời đánh giá quý báu ấy. Có phải vì tôi đã thích đúng những thứ bánh cần thích hay không? Có phải vì cái nắm tay của tôi khá chặt không? Hay vì cái gì?

Cô con gái của ông Cavilleri nói:

– Con đã bảo với bố anh ấy “được” mà.

– Được – người bố nói. – Nhưng cũng phải để tao chính mắt thấy chứ. Bây giờ thì tao thấy rồi. Oliver?

Đấy là ông Cavilleri hỏi tôi.

– Dạ, thưa ông?

– Bác Phil.

– Vâng, thưa bác Phil. Bác dạy gì cháu ạ?

– Mày “được” đấy.

– Cảm ơn bác. Cháu rất mừng được bác đánh giá như vậy. Quả là cháu mừng thực sự. Và thưa bác chắc bác đã biết những tình cảm của cháu đối với Jennỵ Và thưa bác, cả với bác nữa.

Jenny ngắt lời tôi:

– Oliver, anh có thôi lúng ba lúng búng như một thằng nhóc đi không?

Ông Cavilleri nhắt lời con:

– Jenny, con có thôi sỗ sàng đi không con? Dù sao thằng nhãi này cũng là khách của chúng ta.

°°°

Đến bữa tối (rốt cuộc bánh trái mới chỉ là thứ ăn cho vui miệng thôi), ông Phil cố đề cập với tôi một cách nghiêm túc vấn đề gì thì chắc các bạn đã đoán biết. Ông tưởng rằng ông có thể kéo Oliver III và Oliver IV nhích lại gần nhau. Ông yêu cầu tôi:

– Để bác gọi dây nói cho cụ nhà, nói chuyện giữa những người bố với nhau.

– Xin bác đừng, bác mất thời giờ thôi.

– Bác không thể để cho một người bố từ con mà không làm gì. Bác không thể để thế được.

– Cháu hiểu, nhưng chính cháu, cháu cũng từ ông ấy.

Ông bảo tôi thực sự bị xúc phạm.

– Đừng để bác bao giờ phải nghe cháu nói như thế nữa. Tình cha con là một thứ tình cảm hiếm hoi.

– Nhất là trong gia đình cháu, – tôi thưa.

Jenny lăng xăng chạy đi chạy lại để dọn bữa ăn cho nên nàng không tham gia câu chuyện.

Ông Cavilleri lại bảo:

– Gọi dây nói cho cụ nhà đi. Bác sẽ dàn xếp cho.

– Thôi bác ạ. Đừong dây giữa cha cháu và cháu đã bị cắt đứt rồi.

– Này, tao bảo mày, Oliver, rồi cụ nhà sẽ nguôi thôi. Khi tao bảo sẽ nguôi là nguôi, mày cứ tin ở tao. Đến lúc ra nhà thờ…

Jenny đang dọn đĩa tráng miệng cho từng người, bỗng gọi giật giọng một tiếng bố đầy ý nghĩa:

– Bố!

– Gì hả, Jen?

– Về chuyện nhà thờ…

– Hả?

– Hừm… chúng con không thật thích…

– Hả? – Ông Cavilleri hỏi, rồi suy luận nhẩm, ông quay sang nói với tôi vẻ như xin lỗi: – Bác… hừm… bác không nói nhất thiết phải là nhà thờ Thiên Chúa giáo, Oliver ạ. Chắc Jenny đã bảo với cháu bác là người đạo Thiên Chúa. Nhưng Oliver này, cử hàng tại nhà thờ của đạo cháu, nếu cháu muốn. Chúa trời sẽ ban phúc cho cuộc hôn phối của hai con tại bất cừ nhà thờ nào, bác bảo đảm với cháu như thế.

Tôi nhìn sang Jennỵ Rõ ràng nàng đã không đề cập đến vấn đề trọng yếu này trong cuộc nói chuyện qua điện thoại. Nàng giải thích với tôi:

– Oliver, em không đủ can đảm giảng cho bố đòn búa bổ ấy.

Ông Vavilleri vẫn giọng hòa nhã:

– Gì hả? Cứ nói đi, các con, cứ nện vào bố đi. Bố muốn các con nghĩ gì trong đầu cứ nói thẳng ra với bố.

Tại sao đúng lúc ấy mắt tôi lại rơi đúng vào bức tượng Đức Mẹ Maria đồng trinh bằng sứ đặt trên một cái giá trong phòng ăn của gia đình Cavilleri?

Jenny nói tiếp, mắt tránh nhìn bố:

– Chính là vấn đề ban phúc, bố ạ.

– Thế à, Jen, sao nữa? – Ông Cavilleri sợ có chuyện gì ghê gớm hơn.

– Hừm… chúng con không thật thích, bố ạ – Jen nói xong, quay sang tôi để tìm kiếm một sự hậu thuẫn … mà con mắt tôi cố đem lại cho nàng.

– Không thích Chúa à? Bất kể là Chúa nào?

Jenny gật đầu. Tôi nói hộ nàng:

– Bác Phil ạ. Cháu xin giải thích…

– Ừ nói đi, mày nói đi.

– Chúng cháu không tin ở một Chúa trời nào, bác Phil ạ. Và chúng cháu không muốn giả dối.

Tôi nghĩ ông đã bỏ qua câu đó là vì do tôi nói ra. Chứ phải là Jenny thì có lẽ ông đã đập cho nàng rồi. Nhưng bây giờ ông hóa ra người bị lẻ loi, đứng ngoài. Ông không dám nhìn chúng tôi nữa, cả tôi lẫn Jennỵ Sau một lúc lâu, ông mới nói:

– Thôi được. Thế chúng mày có thể cho tao biết ai sẽ làm lễ được không?

– Chúng con – tôi thưa.

Ông nhìn con gái tìm lời xác nhận. Nàng gật đầu: những điều tôi nói là đúng.

Sau một lúc lâu im lặng nữa, ông nhắc lại: “Thôi được!” rồi, vì tôi là kẻ định đi vào ngành luật, ông hỏi tôi đám cưới như vậy liệu có – nói thế nào đây nhỉ – hợp pháp hay không?

Jenny giải thích rằng trong buổi lễ mà chúng tôi dự định tiến hành, cha tuyên úy giáo phái nhất thể sẽ làm chủ lễ (“A! Cha tuyên úy à! – Ông Phil lẩm bẩm) trong khi người vợ và người chồng hứa hẹn với nhau.

– Cả người vợ cũng nói? – Ông hỏi với vẻ dường như đây là ngọn đòn chí tử cuối cùng đối với ông.

– Bố! – Con gái ông lên tiếng – Bố có thể tưởng tượng có tình huống nào mà con lại chịu câm như hến không?

– Ừ, quả thế thật, con gái nhỏ bé của bố, ông đáp với nụ cười yếu ớt.

°°°

Trong xe trên đường về Cambridge, tôi hỏi Jenny theo ý nàng tình hình như vậy là ra sao. Nàng trả lời

– Là được.

Bình luận