Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Con Quỷ Truyền Kiếp

Chương 12

Tác giả: Jessie Douglas Kerruish

Khi trở về tới những căn lầu dùng để ở, họ có cái cảm tưởng như vừa thoát khỏui một giấc ác mộng. Thấy lão Walton nóng lòng nóng ruội đi qua đi lại trong hành lang, lo ngại bout rout, họ mới nhận thức đến những giờ lâu đã ở lại trong căn phòng bí mật.

Lúc ấy viên thanh tra liên phóng Steying đang đợi họ trở về để khởi cuộc chất vấn. Miss Bartendale không cần phải có mặt ở đó nên Swanhild đưa cô vào phòng Holbein và trao cho cô những bản cảo gia phả cuỳng bức ảnh chụp nàng đã hứa trước. Sau khi viên thanh tra xong việc đã đi khỏi, ba người đến tìm cô thì thấy Luna đang cúi mình trên một bản giấy rất lớn trên mặt thảm. Oliver gieo người xuống một cái ghế bành và hỏi:

– Cái này là gì thế, cô?

Luna:

– Ông không nhận ra cái gia phả đồ của nhà ông từ trước đến năm 1650, ư?

– Chúng tôi chưa bao giờ mở đến hết cuộn giấy.

– À, ra thế kia đấy! Ông chỉ cần biết rằng đời mình về trước đã có những ai trong tôn tộc thế là đủ chứ gì? Vậy chắc hẳn ông cũng không biết rằng dòng dõi ông phát tích từ Đan Mạch ấy nhỉ.

– Từ Đan Mạch kia?

– Phải. Bao nhiêu việc đều cho ta tin được như thế: Cái tên Swanhild ít có kia ở thế hệ nào cũng thấy có, cái vẻ người Bắc Âu rõ rệt trên khuôn mặt dáng người của anh em nhà này cũng giống các vị tổ tiên trước theo như các bức chân dung kia. (Nàng trỏ bản gia phả đồ). Đây, ông trông cái hình ngành nhánh này mà coi(#1) : đó là chi nhánh của vị thủy tổ nhà này đó. Tôi dịch nghĩa những câu chú thích cho mà nghe: Con trai Magnus Hammond, chi phái của tôn thất Đan Mạch, kết hôn với bà này. Bà này tức là bà Edith, người Anh và là người thừa tự những trang trại gia sản về hồi đó.

– Trời! Mà cái gươm về “tuổi đồng” kia cũng là gươm miền Bắc Âu!

– Ta tiến được nhanh lắm rồi đó, có phải không? Ta biết rằng một người Đan Mạch ngang tàng táo tợn ngày xưa kết duyên với con gái thừa tự một họ có đã lâu đời ở nước Anh. Kẻ hung đồ kia hẳn là tàn sát cả họ nhà người vợ mình ngay hôm ăn cưới. Nhưng chuyện đó ta hãy gác ra ngoài. Phụ thân người chàng rể tất là một nhân vật có địa vị cao, vì ngành ăng-lê về sau đã lấy tên họ người ấy làm tên họ nhà. Ông trông đây này: đây là một dấu mực đỏ cho ta biết rằng ông cụ kia là người đầu tiên bị con quái vật hại, không thì ít ra cũng là nạn nhân đầu tiên bị hại ở nước Anh.

Swanhild hỏi:

– Thế nghĩa là con quái vật xuất hiện trong dòng họ cùng một thời kỳ với người Đan Mạch tên là Magnus, phải không?

– Chính thế đó. Rồi mấy thế kỷ sau, trong bọn họ con cháu, có một người cũng tên là Magnus chuyên tâm học tà thuật, đã tìm được cách giấu kỹ cái gươm Băc Âu tối cổ kia. Người chàng rể hung đồ, thanh gươm và cả những cây thông nói đến trong những câu hát – bằng ấy điều là bằng ấy dấu tích đưa đường cho ta dò tới xứ Đan Mạch. Buổi sáng hôm nay thực ta đã làm được nhiều điều hay đó. (Cô đổi giọng, nói tiếp). Bây giờ hai giờ chiều rồi. Trong lúc phần hiện thực của tôi đi ăn cơm thì phần tiềm thức của tôi đi sắp đặt các tài liệu đã gom góp được, rồi tôi sẽ do đó mà suy ra xem các việc đã xảy ra trong căn phòng bí mật có những ý nghĩa gì.

Oliver mở miệng toan hỏi, nhưng cô khoác tay Swanhild vừa nói luôn:

– Thôi, không bàn luận nữa; làm việc thế là đủ. Giờ ăn cơm phải coi là giờ thiêng liêng.

Gođard vui vẻ khen phải. Chàng bảo riêng với Swanhild:

– Tôi chẳng biết về mặt linh hồn học thì cái nhà cô kia có những tài năng gì, nhưng quả thực cô ta ngăn cấm Oliver, không cho anh ấy nhớ lại chuyện trước đấy chứ?

Bữa ăn hôm ấy vui vẻ lắm. Sự dè dặt mà Luna giữ trong lúc tìm xét trước, bây giờ đã biến mất: cô chỉ còn là một người xinh đẹp nhất trong mấy người quanh bàn ăn. Cô đưa câu chuyện về những buổi ca vũ Nga, đến việc home rule(#2) và bình phẩm những cuốn sách mới xuất bản. Anh em nhà Hammond tưởng chừng như đã quen biết cô lâu ngày rồi. Oliver thì chưa bao giờ nói chuyện mình nhiều đến thế. Chàng cho người thiếu phụ biết hằng mớ những chuyện về ngày thơ ấu của mình và em gái mình, về tính nết và thói quen của hai anh em. Còn Swanhild thì trái lại, nàng không nói gì qua: tâm tính nàng đang có những điều mâu thuẫn.

Sau khi đã bình tĩnh uống xong chén cà phê, Luna ngỏ ý lại làm việc nữa. Oliver khuyên:

– Cô hãy nghỉ ngơi lấy vài giờ đã nào.

Cô đáp:

– Nhưng mấy giờ nữa thì tôi đã lên đường đi Hassocks và sẽ ra hẳn phòng Holbein rồi còn gì.

Cô cầm lấy bản cảo và bức ảnh chụp ở trên bàn rồi nói:

– Mà tôi có thể nói được cho các ông biết đoạn những lai lịch mà tôi tìm được trong truyện này. Con quái vật bắt đầu vào dòng họ nhà ông cùng với người Đan Mạch Magnus và cho đến năm 1456 các vị tổ tiên nhà này vẫn biết cái hình thể, tính cách của con quái vật và biết cả cái lẽ tại sao nó lại hiện về.

Swanhild nghi hoặc:

– Cho đến năm 1456?

Luna đưa ra tấm ảnh chụp:

– Phải ạ. Đây này! Bức ảnh này đủ chứng tỏ rằng chuyện người nối nghiệp trong họ được người nhà cho biết một việc bí mật ở căn phòng giữ kín và những câu vè kia cũng vậy, không được cho người nào khác được biết đến nên chữ trên phiến đá vụng dại không phải là do tay nhà nghề khắc lên. Bài vè mà ngày nay dân gian đều biết cả, hồi ấy vẫn giữ một ý nghĩa kín.

Oliver nói:

– Bài hát xem ra rõ nghĩa lắm kia mà.

– Xem ra thì thế! Lời nói quả là một sự kỳ ảo biết chừng nào! Vậy, bởi lẽ trên kia, tôi đoán rằng những người kế ngiệp về sau trong dòng họ này đều lần lượt được dẫn đến căn phòng kín để biết nghĩa những câu vè.

Swanhild:

– Thế thì làm thế nào mà lại quên cái nghĩa ấy được?

Luna:

– Bao nhiêu đàn ông trong dòng họ cô đều bị giết hết trong cuộc chiến tranh Blore Heath năm 1456, chỉ trừ có Magnus (vị Pháp sư) hồi ấy mới sơ sinh: mà Magnus thì lại không được ai trối lại sự bí mật cho biết nữa. Về sau dụng công dò xét, ông cụ Pháp sư mới khám phá được một đôi phần: con quái vật đã biến hẳn ròng rã một thế kỷ rồi, ông cụ lại phụ nó về, nhưng không có phép nào giam cầm được nó như trước nữa. Cái phép ấy tất có chỉ rõ trong cách cúng lễ truyền dạy cho con cháu trong nhà phải cứ mà theo.

Oliver:

– Vâng, tôi hiểu ra rồi. Rồi đến sau, khi bọn quân liùnh phá phách trang trại khu này, chúng đã tiêu hủy mất mọi dấu vết, cả đến cái biển đá khắc, chúng cũng bẩy lên.

Gođard vẫn chăm chú đọc những bản gia phả đồ, và đã thấy ở bản thứ hai, khởi đầu là tên: “Oliver, sinh năm 1893”. Chàng cũng nói:

– Các điều trên kia xem ra đều có lý cả. Tuy thế, miss Bartendale ạ, cô thử trông đây này: từ đời cụ Magnus tủy tổ(#3) vào khoảng năm 830 cho đến đời ông cụ Ẩn tu vào năm 1392, trải qua năm trăm sáu mươi hai năm trời, trong vòng chừng ấy năm, con quái vật trước sau đã hiện lên tám bận. Rồi từ đời Warlock, vào năm 1526 cho đến ngày nay, bốn trăm năm trời, con quái vật xuất hiện có bảy bận. Vậy thế ra vào cái hồi người nhà còn biết được cái phép cúng lễ mà cô cho là một cách hộ mệnh kia, con quái vật lại hiện lên nhiều gấp rưỡi sau này (nghĩa là từ cái hồi mất phép hộ mệnh?) Như thế là tại sao?

Chàng soi mói nhìn Luna đợi trả lời. Cô đáp:

– Có lẽ vì trong cuộc hành lễ ngày trước có hiến cho con quái vật những thứ hy sinh nhiều hơn cũng nên.

Oliver vội kêu:

– Vậy là hy sinh nhân mạng rồi còn gì! Ồ miss Bartendale! Nếu thế thì thực kinh tởm độc ác quá!

– Chưa chắc! Vả lại việc thí mạng ấy cũng không đến nỗi ghê sợ quá nếu do ở sự tình nguyện tâm thành.

– Nhưng những kẻ thí mạng có phải tự mình muốn chết đâu?

– Tôi chưa thể nói thêm một điều nào bây giờ trước khi biết rõ rệt các ngày tháng.

Cô vừa một tay mơn nghịch cái rãnh cằm dưới môi, vừa cuộn bức ảnh chụp lại. Oliver trầm ngâm ngắm nghía cộ Ngượng vì chàng cứ chăm chăm nhìn như thế hoài. Luna lại xem bứa ảnh lần nữa. Cô nói:

– Hai câu đầu của bài hát:

Ở đâu thông mọc um,

Đêm sao, lạnh và rét…

Còn đủ mọi chữ, nhưng ở dưới, mặt đát sứt mẻ, những chữ đầu câu thứ ba mất hẳn. Vậy những chữ thiếu là những chữ gì?

Swanhild đáp:

– Chữ: “Chief of” (gia trưởng của)

– Thế thì câu vè thành ra: “Người gia trưởng của Hammond sẽ tìm thấy lúc chết”, phải không? Tôi, tôi không nghĩ như thế. “Người gia trưởng của họ Hammond” nghe xuôi hơn, nhưng vẫn còn đáng ngờ lắm.

Gođard bàn:

– Hay là tại cách gò câu trong bài bắt buộc người làm thơ phải xoay đổi ý câu thơ?

– Cũng không phải. Trong các khúc hát về trung cổ thời đại thì bao giờ cũng chỉ có nhịp câu là bị coi thường thôi.

Oliver cúi nhìn bức ảnh và nói:

– Chữ đầu tiên là chữ C.

– Ta có thấy được cả chữ đâu? Chỉ còn có một nửa chữ mà có thể là phân nửa chữ O, chữ Q, chữ G hay chữ S cũng được.

– Thế thì sao?

– Cũng theo cách đoán này, chữ cuối cùng chắc cũng không phải là chữ F, mà là một thể biến hình của một chữ cổ hay là đầu chữ Z hay chữ L.

Nàng lấy bút chì đo những hàng chữ.

– Sau nữa, dù hình thể có kỳ dị mặc lòng, những chữ này từng khoảng bằng nhau và mỗi tiếng cách nhau bởi hai điểm vừa vặn đặt một chữ. Nếu là những tiếng “Chief of” thì phải có tám khoảng cách đều nhau. Vậy mà ở đây ta chỉ thấy có bẩy. Thế thì đáng lẽ Chief of Hammond (gia trưởng của nhà Hammond) như người ta vẫn tưởng, những chữ khắc trên đá phải là những chữ khác mà ta chưa đoán được. Ta cứ tạm đặt thế này:

?????? HAMMOND

Chú thích:

(1-) Ngành nhánh: Gia phả bên Âu thường mượn một cái cây chia ra các cành để chia ngành nhánh từ tổ tiên đến con cháu. L.N.D.

(2-) home rule: Địa phương ngự tri.

(3-) Magnus tủy tổ: Xin nhớ trong dòng họ này có hai người cùng tên Magnus: người sau là Magnus Pháp sư

Bình luận
× sticky