Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Cuộc Đời Của Pi

Chương 9

Tác giả: Yann Martel

Hãy xem trường hợp hai con báo đen cái đã trốn khỏi vườn thú Zurich hồi mùa đông 1933. Nó là con báo mới ở vườn và dường như đã quấn quýt với con báo đực ở đó. Nhưng các vết thương do bị cào cấu đã cho thấy có sự bất hoà trong gia đình. Trước khi người ta quyết định nên phải làm gì thì con báo đã chui tọt qua một kẽ hở trên trần rào và biến mất trong đêm. Dân chúng Zurich hoảng hốt khi nghe tin một con thú dữ đang lẩn quất trong thành phố. Người ta đặt bẫy, thả chó săn. Và chỉ bắt được vài chú chó lạc. Con báo biệt tăm trong mười tuần lễ liền. Cuối cùng, một người lao công tình cờ bắt gặp nó trong một nhà chứa thóc cách thành phố hai mươi lăm dặm và dùng súng bắn chết nó. Người ta thấy xương xẩu của con hươu sao gần chỗ con báo nấp. Hiện tượng một con báo đen nhiệt đới như vậy có thể sống sót trong hơn hai tháng trời giữa mùa băng tuyết Thụy Sỹ mà không ai nhìn thấy, chứ đừng nói đến chuyện nó tấn công ai, đã cho thấy rõ ràng một sự thật là thú vật trốn khỏi các vườn thú không phải là các con vật nguy hiểm có đầu óc tội phạm mà chỉ đơn giản là những sinh linh hoang dã muốn tìm kiếm một nơi thích ứng mà thôi.

Đó chỉ là một trong muôn vàn vụ việc tương tự. Nếu ta dốc ngược thành phố Tokyo và lắc nó như đổ rác, ta sẽ phải kinh ngạc vì số lượng các thú vật sẽ rơi ra. Nó sẽ dốc ra không phải chỉ có chó với mèo đâu, tôi cam đoan thế. Trăn, rồng Khôngmodo, cá sấu, cá răng hổ, đà điểu, chó sói, cáo, gấu cây, nhím, khỉ độc, lợn lòi… sẽ rơi như mưa xuống đầu ta. Thế mà họ lại mong tìm thấy. Ha! Giữa rừng rậm nhiệt đới Mexico, thử tưởng tượng xem! Ôi chao! Ha! Ha! Buồn cười thật! Buồn cười quá! Họ nghĩ gì cơ chứ?

Đôi khi anh đột nhiên phấn khích. Không phải vì tôi đã nói gì (tôi nói rất ít). Chính câu chuyện của anh khiến anh phấn khích như vậy. Kí ức là một đại dương và anh bập bềnh trên mặt nước. Tôi lo có thể anh sẽ không muốn kể nữa. Nhưng anh muốn tôi nghe hết câu chuyện của anh. Anh tiếp tục. Sau bao nhiêu năm rồi, Richard Parker vẫn còn ám ảnh tâm trí anh.

Anh là người ngọt ngào. Lần nào tôi đến, anh cũng sửa soạn một bữa tiệc chay kiểu miền Nam. Tôi bảo anh tôi thích các món ăn cay. Không hiểu tại sao tôi lại nói một câu ngu ngốc đến thế. Mà đó thật sự là một câu nói dối. Tôi phải thêm sữa chua hết muỗng này đến muỗn khác, mà chẳng hết cay. Lần nào cũng vậy: dịch vị tôi khô kiệt, da lựng lên như củ cải đỏ, nước mắt tôi giàn giụa, đầu quay như thể một con trăn vừa nuốt chửng phải một cái máy cắt cỏ.

Ta thấy đấy, nếu ta ngã vào một chuồng nhốt sư tử, cái lí do để một con sư tử sẽ xé xác ta không phải là vì nó đói – vườn thú luôn cho chúng ăn thừa mứa – cũng không phải vì nó là đồ khát máu, mà chỉ vì ta đã xâm phạm lãnh thổ của nó.

Cũng chính vì thế mà người dạy hổ trong rạp xiếc luôn luôn phải vào trong vòng diễn trước, và phải để cho bầy sư tử nhìn thấy hẳn hoi. Làm như vậy, anh ta khẳng định rằng cái vòng diễn ấy là lãnh thổ của anh ta, không phải của chúng, một sự khẳng định được củng cố liên tục bằng những tiếng quát tháo, dậm chân, và quất roi đen đét. Bọn sư tử bị ấn tượng mạnh. Thế yếu đè nặng lên chúng. Cứ để ý mà xem, khi chúng vào vòng diễn, đường đường là “vua của muôn loài”, sức dài vai rộng là thế, mà len lét cụp đuôi bò vào vòng diễn mà cứ dúi và mép vòng, không nơi ẩn náu. Chúng đang phải trình diện trước một con đực đầy thế áp đảo, một con đực siêu quần, và chúng phải phục tòng những nghi thức của con đực ấy. Thế là chúng há miệng cho to, ngồi cho thẳng, nhảy cho lọt vào các vòng tròn phất giấy, bò cho qua những ống, đi giật lùi cho khéo, lăn dưới sàn cho giỏi. “Thật là một tay kỳ lạ,” chúng lờ mờ suy nghĩ. “Chưa thấy một sư tử đầu đàn nào như tay này. Nhưng hắn thật kỳ vĩ. Túi thức ăn bao giờ cũng đầy và – cứ nói thật đi các cậu – các trò tinh quái của hắn cũng khiến chúng ta bận rộn đấy chứ. Chí ít thì chúng ta cũng không phải đi xe đạp như bọn gấu dở hơi hoặc đón bắt những cái đĩa bay như bọn khỉ độc.”

Chỉ có điều người dạy hổ lúc nào cũng phải duy trì địa vị độc tôn của mình. Giá phải trả sẽ rất đắt nếu anh ta vô tình để mình tụt xuống hàng thứ hai. Nhiều hành vi thù địch và hung dữ của thú vật chỉ là biểu hiện của tâm lý xã hội không an toàn. Con thú trước mặt ta phải biết rõ nó đứng ở đâu, bên trên hay bên dưới ta. Địa vị xã hội là trung tâm điều khiển cuộc sống của nó. Chỗ đứng quyết định nó có thể giao tiếp với ai và như thế nào, lúc nào và chỗ nào có thể uống nước, vân vân và vân vân. Khi nó chưa biết rõ địa vị xã hội của mình, con thú sống một cuộc đời vô chính phủ không thể chịu nổi. Nó lo lắng, sợ sệt, cáu bẳn và nguy hiểm. Ngay cho người dạy thú ở một điểm là đối với các loài thú bậc cao, địa vị xã hội không phải lúc nào cũng được xác định bởi sức mạnh hung dữ của chúng. Tác giả Hegiger (1950) viết, “Khi hai con thú gặp nhau, con nào có thể đe dọa được đối thủ sẽ được công nhận có địa vị cao hơn, và điều này không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào một cuộc đánh nhau; có nhiều khi chỉ cần một cuộc đối mặt là đủ.” Thật là những lời của người nghiên cứu thú vật, thông thái. Ông Hediger làm giám đốc vườn thú trong nhiều năm, đầu tiên là vườn thú Basel rồi sau đó là vườn thú Zurich. Ông là một người thông thạo lối sống của thú vật.

Đó là vấn đề đầu óc cao hơn bắp thịt. Bản chất ưu thế của người dạy thú là ở tâm lý. Khung cảnh lạ lẫm, dáng dấp thẳng thắn của anh ta, thái độ bình thản, cái nhìn thẳng thắn và tập trung, những bước chân quả quyết, những tiếng thét kỳ lạ (ví dụ tiếng roi quất và tiếng còi thổi) – đó là những yếu tố ào ạt tác động vào tâm lý con thú khiến cho nó phải nghi ngại, sợ hãi, khiến cho nó thấy rõ nó đứng ở đâu, là điều mà nó khao khát muốn biết nhất. Biết thế rồi, số Hai sẽ lùi bước và số Một sẽ quay ra phía khán giả và lên tiếng, “Chúng tôi xin bắt đầu buổi diễn! Và bây giờ, thưa quý ông quý bà, qua những vòng lửa thật kia…”

Bình luận
× sticky