Má nuôi tôi là một người thuộc khá nhiều chuyện cổ tích và biết hầu hết mọi cung cách làm ăn của những người nông dân nghèo ở khắp mọi vùng Nam BỘ . CÓ điều là trong tất cả những mẩu chuyện bà kể, chuyện nào cũng pha đượm ít nhiều tính chất thần bí, và bà tin tưởng một cách ngây thơ ở “mệnh trời”. Dù vậy tôi cũng thích nghe, thích gợi cho má nuôi tôi kể để tôi nghe say mê…
Thằng CÒ còn giống mẹ ở chỗ hay mê tín dị đoan. NÓ là một đứa chúa sợ ma! Bao giờ nghe kể chuyện trong lúc ban đêm, mặc dù đã lớn tuồng như vậy mà lúc nào nó cũng nhảy vào lòng má, ngồi rụt lại như một đứa trẻ con.
Tía nuôi tôi hiền lành, ít nói. ông thường ngồi lặng lẽ đánh những sợi dây gai hoặc giũa lưỡi câu, miệng không rời cái tẩu thuốc lá hình thù kỳ dị làm bằng một gốc ớt hiểm rừng.
Má nuôi tôi kể cho chúng tôi nghe đủ thứ chuyện. Từ những chuyện “Cá bống hai hang, cá trê hai ngạnh, tôm càng hai râu “rất ngây ngô, trẻ con, sang chuyện săn nai, săn khỉ qua rừng, qua chuyện cuộc đời chú VÕ Tòng – con người kỳ dị mà tôi đã được gặp một đêm tối ở bờ sông – đến chuyện ma cá sấu, ma cọp, ma nam… mà người nghe yếu bóng vía, dù là người lớn đi nữa, cũng không dám bướt ra xa nhà đi đái. Dáng như chuyện nào thằng CÒ cũng đã nghe mẹ kể rồi. NÓ chẳng chú ý mấy, chỉ hong hóng, chực nghe bà quên mất một đoạn nào đó, thì lập tức chen vào bổ sung ngay, rồi lại nheo mắt nhìn tôi như muốn nói: thấy chưa, má tao còn không nhớ bằng tao vì Mày ở chợ vô đây, rồi còn phải học tao nhiều!” Cái thằng đen trũi , cổ dài ngoằng như cổ cò ma, nhiều lúc tỏ ra “ta đây” một cách khinh khỉnh, dễ ghét. Ngoài mặt tôi từng tỏ ra không phục, nhưng trong bụng tôi vẫn chịu là nó khôn ranh, hiểu biết hơn tôi nhiều. NÓ dạy tôi cách hiểu các thứ bẫy, đặc tính của nhiều con thú, và nó đã dắt tôi đi gần thuộc hết các lối ngoắt ngéo trong rừng
– Tía ơi? Để con dắt thằng An đi câu rắn một bữa nghe tía!
Một buổi chiều, đột nhiên thằng CÒ hứng lên, đề nghị với bố như vậy. Tía nuôi tôi bị con cá ngát đâm vào bắp chân, hôm nay chân còn sưng tướng, chưa đi được. ông hỏi:
– Đi không có tao, thằng An thì chưa biết gì, liệu một mình mày có làm nên trò trống gì không đấy? Thôi, để lúc khác con ạ!
Má nuôi tôi liền can thiệp ngay:
NÓ làm được mà? ông thì lúc nào cũng chê ỏng chê eo thằng bé . Để không có ông, coi nó có làm được không?
Thằng CÒ nhướng mắt nhìn tôi. Thế là hai đứa tôi bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cho buổi câu đêm.
Chúng tôi dắt con Luốc đi dọc theo mé nước, rình đập những con cá thòi lòi biển. Những con cá thòi lòi to bằng ngón chân cái, cặp mắt ốc nhồi mọc trên dầu giống như hai hột mồng tơi, hễ nghe bước chân chúng tôi đến gần là y như chúng giương cái kỳ ngũ sắc trên lưng thành một cánh buồm, phóng ngay trên mặt nước. Giống cá gì mà tinh như qủy Bay trên mặt nước như cá thia lia, lặn cũng giỏi, bơi cũng giỏi còn nhảy trên bờ thì thật không thua gì một con ếch. Vậy mà rốt cục hai đứa cũng đập được gần mười con. Riêng phần con Luốc, nó cũng rình chộp được năm sáu con. Vậy là tàm tạm đi khoản mồi câu rồi.
Tía nuôi tôi đi cà nhắc đến ngồi trên một gốc cây cắt ngang giống như một cái đòn sù sì đặt bên cạnh bếp lửa , xem chúng tôi chuẩn bị mồi câu. Thằng CÒ muốn chúng minh lời khen của má, hay cố biểu diễn” cho tôi phục nó thì không biết, mà nó làm coi thạo lắm. NÓ dùng hai ngón tay banh họng con cá, nhét vào họng mỗi con một quả ớt hiểm chín.
– Ê nướng đi mậy, An? – nó bảo tôi. Làm sao nướng đây?
– Lấy cái que xiên bụng nó, kê lên than nướng chứ còn làm sao? Nướng mồi mà cũng không biết!
NÓ vót nhọn đầu cái que, xóc ngang con cá mồi, trao cho tôi. Tôi đặt lên than hồng một chốc, con thòi lòi ngậm quả ớt bèn nhe mồm ra, lưng vểnh cong; từ trong họng con cá vàng rộp đó mỡ bắt đầu chảy ra, nhiểu xuống than cháy nghe xèo xèo. Tôi nuốt nước miếng đánh ực một cái:
– Eo ôi Thơm quá! Thằng CÒ cười lớn:
– Mình ngửi mùi cá nướng còn phát thèm, huống gì con rắn?
ừ thứ mồi này nhậy lắm Đêm nay, hai đứa bay ít ra cũng kiếm được năm bẩy con cỡ bắp chân… Cái thứ mồi nhái sống gặp nước bơi lom xom thì chỉ tổ quện cá lóc tới phá mất? – tía nuôi tôi cười hà hà. Khói thuốc lá vón quanh đôi mắt to, sáng lóng lánh. ông vui vẻ nói tiếp: – Thằng An mới ra nghề đêm đầu tiên, đừng có xách giỏ về không đây, con ạ ông kéo thúng gai đến bên chân, cầm lên vuốt từng sợi gai, sau đó lại rút cái giũa giắt bên vách ra giũa lại những chiếc lưỡi câu lụt. Tôi hỏi:
– Tía không đánh gai lại cho săn à, tía? Thằng CÒ cười hì hì :
– Vậy mà mày cái gì cũng khoe giỏi? Tưởng cái gì trong sách của mày cũng có Hử Tía ơi, đừng bày cho nó nghe tía!
Tía nuôi tôi vỗ vỗ đầu thằng Cò:
NÓ không biết thì phải bảo cho nó chứ. CÓ ai mẹ đẻ ra không học mà biết được!
ông cầm một cuộn gai ước chừng bốn năm mươi sợi, to như cổ tay tôi, toàn là những sợi gai rời nhau, dài hơn thước, thong thả buộc chùm hai đầu lại, một đầu buộc vào chiếc lưỡi câu có ngạnh rất sắc. ông vừa cuốn chùm gai vòng quanh cổ tay làm như bộ con rắn quấn, vừa giảng giải.
– Rắn không có tay có chân, nhưng nó khỏe nhờ sức quấn của xương sống. Con trăn bắt nai, quấn con mồi siết chặt mãi, bao giờ mềm, giập hết xương, nó mới nuốt .
Thứ rắn rằn ri cóc, có con to cỡ bắp vế, ở dưới nước nó còn khỏe hơn con trăn! Khi mắc câu, nó cuốn dây câu và vặn mình xoay vòng siết lại mãi, dây to đến mấy cũng phải đứt Nhưng loài vật làm sao khôn hơn người được! Đây An, con xem đây! Toàn là những sợi gai rời. Hễ bắt đầu quấn thì gai mới bắt đầu săn. Càng quấn càng săn Một lúc, thấy chưa đứt, nó bèn xoay ngược lại. Tức thời cuộn gai lại tháo ra. Cứ thế quấn và tháo ra suốt đêm, chùm gai câu vẫn trơ nguyên, không đứt một sợi?
Khi tía nuôi tôm tôi kiểm tra tất cả những cuộn gai và ướm xong từng lưỡi câu rồi, ông bèn bảo chúng tôi đi dằn bụng cho no, kẻo thức khuya mau đói lắm. Chúng tôi ăn cơm xong thì má nuôi tôi đã ôm nõ, đèn soi, mác và một cái giờ tre to tướng bỏ xuống xuồng rồi.
Tôi chạy ra, hỏi:
– Cần câu đâu, má?
– ối cần kéo gì, con? Thằng CÒ bật cười lớn :
– Cần câu gởi bà Thủy ở ngoài sông. Ra ngoải lấy.
Thằng CÒ giục tôi đi, nhưng tôi chưa muốn đi. Tôi cứ luẩn quẩn theo má nuôi tôi hỏi đủ thứ, như: khi rắn mắc câu rồi thì làm sao bắt, rủi bị nó cắn có làm sao không?
Tía nuôi tôi bảo:
– Cứ đi đi CÓ thằng Cò, đừng ngại. NÓ sẽ bảo cho…
Và ông bưng cái mẻ hun( đốt trấu để lấy khói xua muỗi) đặt xuống nước mũi xuồng ngước mắt lên trông ánh chiều sắp lụn:
– Đi bây giờ, ra đến chỗ câu thì vừa?
Tôi ngồi bơi mũi, thằng CÒ ngồi bơi lái. Nước từ trong rừng U Minh theo các con lạch nhỏ đổ ra kênh, chảy ào ào như một thứ nước màu cà-phê đặc, cuồn cuộn thoát ra sông.
Bây giờ, mặt trời đã lặn vào những đám mây đỏ thẫm cuối dải rừng xa. Xuồng chúng tôi lướt qua một quãng sông, hai bên bờ lau sậy mọc rậm rịt. trước mắt tôi dần dần mở ra một mảng trời vàng rực. ánh sáng lấp lánh màu bụi vàng kim loại tỏa thành những đường dài rẽ quạt chạy tháng lên không. Một bầy cò nối đuôi nhau bay theo hình mũi tên, trông mệt mỏi vội vàng, những đầu cánh trắng nặng nề nhún lên nhún xuống quạt gió lướt đi cứ như vương vướng những tia vàng hấp hối khiến chúng không bay mau được. Xuồng vẫn trôi băng băng.
Một lúc lâu, qua khỏi cánh đồng ngập tím một màu hoa lục bình, chúng tôi bắt đầu chui vào vòm cây đen thẳm như một cái hang. Trời đã tối, những cành lá dại đan nhau thành một tấm trần kín mít, không để một tia sáng nhỏ lờ mờ của một bóng sao nào lọt xuống được . Tối như bưng mắt. Cái mẻ hun đặt trước mũi xuồng cứ phả khói mù mịt khiến tôi gần như ngạt thở. Tôi khom người chồm tới, thổi phù phù mấy cái vào những dầu củi ngún lem nhem. Lửa phụt nháy lên những ngọn mảng như lụa đỏ, chao qua chao lại. ánh lửa soi sáng hai bên cành lá rậm rịt, vụt kéo trở về những mảng màu xanh lục, đỏ, vàng, lốm đốm của những hình hóa lá bị nhấn chìm trong bóng tối đen ngòm. Tôi vừa thấy mình đỡ hãi hơn một chút, bỗng kêu lên:
– Ý ? Cái gì như rắn… Nhiều quá, CÒ ơi
– Rắn đâu mà rắn, mậy? BỘ rắn tới nạp mạng cho tụi mình hả?
– Ơ! Ờ không phải !
Tôi đã kịp nhận ra. Rễ cây mốc thếch quấn vào nhau trông như những nùi rắn đang chen nhau lặn xuống nước, đầu khuất dưới nước rồi mà khúc mình còn mắc trên bờ. Một tiếng tiu… u… ụt nổi lên đột ngột, vang dội cả khu rừng. Con chim ụt to tướng, lông rằn rục, từ trong bóng tối chập chờn lao vèo ngang qua đầu chúng tôi, luồng gió từ đôi cánh rộng quạt ra một mùi tanh, lờm lợm, ngửi thấy phát buồn nôn. Tiếng “u… u… ụt” của con chim đêm kinh tởm vọng rền trên mặt nước như đuổi theo sau lưng chúng tôi, càng làm cho chiếc xuồng như sợi hãi trôi nhanh.
– Chắc con chim ụt đánh hơi mồi rắn của mình, hắn ra muốn nhào vô xuồng kiếm chác hở mấy, Cò? -. tôi nói vu vơ cho đỡ tẻ .
– Tao biết đâu được!
– Cò , mà không biết được “chim” à?
– Không bỡn đâu nhá! đừng có nói lảng. Tại mày nên bây giờ mới chỉ đi tới đây. Không thì xuồng đã ra tới sông lâu rồi
Tôi lặng thinh, không dám ừ, cũng tại mình cứ luẩn quẩn theo bên ba má nuôi hỏi linh tinh, chứ như đi sớm hơn, có lẽ bây giờ đỡ phải sợ rừng tối . Bụng tôi cứ hồi hộp như thế nào ấy. Sợ không ra sợ, lo không ra lo.
Vì tôi ngồi bơi mũi cạnh mẻ hun, xông hơi lửa nóng một lúc, nên mồ hôi vã ra ướt cả trán. Muốn thò tay vào ngoài be xuồng vốc nước lên rửa mặt mà không dám. Tay tôi cứ thò xuống lại rụt lên mấy lần.
Cái gì lóc bóc như cá ăn vậy, Cò?
– Tôm tít búng đấy, chứ có rắn đâu mà sợ mấy? Thằng nhát quá!
Tôi nghe nó nói, có phần vững bụng hơn, bèn thò tay xuống khoát nước lên rửa mặt. ừ, cá ăn tía thì nghe phải giống như nồi com sôi kia. Má nuôi tôi có kể rồi, bà còn dặn tôi phải chú ý đề phòng. Cá trê đi từng đàn, bơi đặc cả nước, quẫy móng lách tách lục ục như nước cơm sôi, lăm tăm một quãng dài trên sông. Đi chài mà gặp cá ăn tía, quăng chài xuống, khi kéo lên nếu gặp loại chài cũ bở bở, có thể dứt tung chài. nhưng nguy hiểm nhất là rắn. Rắn hổ đất cứ bơi theo trên mặt nước để ăn bọt nhớt cá. ĐÓ là những con rắn đang luyện nọc, cắn ai thì có trời xuống cứu…Má nuôi tôi nói như vậy.
Chúng tôi đã ra khỏi vòm cây tối đen ban nãy. Vài ngôi sao le lói mọc lưa thưa. Bờ tràm khô đứng im lìm dưới ánh sao xanh biếc. Cành cây trắng ngoằn ngoèo như đám bạch xà ngóc cổ lên trời hứng uống mù sương trong chuyện đời xưa. Dòng sông đen ngòm, ghê rợn. Cây cối hiện hình ma quái, ẩn ấn hiện hiện trong lớp sương giăng bàng bạc. Cây đọt chiếc tròn tròn như ngôi mộ. Cây tràm quấn dây tơ hồng như người đàn bà bồng con đứng xõa tóc, tay vẫy vẫy. Cây dừa nước, lá nhọn hoắt như hai hàng gươm giắt dài theo sống lá tu tủa, chĩa mũi nhọn lên đe dọa trời. Ban ngày trông chẳng ra làm sao. Đêm tối, nhìn cái gì cũng đâm ra sờ sợ.
Muỗi vu vu từ bờ bay ra đuổi theo xuồng như những đám mây.
– Bơi ngược gió lên cái vịnh trên kia đi, An! Không thì nó . . . thằng CÒ chưa nói hết câu đã phun nước miếng phèo phèo.
NÓ chui vô miệng mày hở
– ụa… ụa…
Tao hỏi nó chui vô mấy con rồi?
Thằng CÒ ư. . . ư. . . khạc nhổ rồi phun tiếp liền mấy cái , không đáp. Hai tay nó mắc giữ cây giầm kìm lái, nó cởi trần mà lại không thể buông giầm để dùng tay đập muỗi được thành ra người nó cứ phải uốn éo, vặn qua vặn lại cho muỗi đỡ đốt. Tôi gác giầm mũi lên xuồng, chạy đến vuốt vuốt khắp mình cho nó . Eo ôi, hai bàn tay nhớt nhợt, ướt đầy máu.
– CỐ chịu đựng vài trăm thước nữa – thằng CÒ cười hì hì. Hàm răng nó trắng đều như hạt ngô non, ánh lên trong đêm tối.
Xuồng bơi ngược nước nghe ồ ồ, đi chậm như rùa. Hồi lâu mũi xuồng từ từ rẽ vào bờ, lủi vô một đám nước dừa tối đen. Thằng CÒ đứng lên đằng sau lái, cầm giầm chống xuồng đi len lách trong những lùm dừa nước có những chiếc bẹ khô ai đốn từ đời nào, nhô lên chơm chởm. Một lát sau, tôi sốt ruột quá bèn hỏi:
Tới chỗ câu chưa, mậy?
Tới rồi. Tao còn chọn chỗ nào ngon sẽ xuống mồi. Đây thôi . Được rồi .
NÓ cho xuồng đậu lại bên một tàu lá mọc nghiêng nghiêng:
– Thôi, sắp sửa mồi đi Thắp đèn lên.
CÓ đây
– Mày coi tao làm đây, coi mà bắt chước
NÓ với tay kéo tàu lá dừa quặt xuống, buộc chùm gai vào giữa sống lá. Tôi soi đèn, tay cầm con mồi. NÓ làm thoăn thoắt, coi bộ thành thạo lắm. Con mồi câu bị 1 lưỡi câu móc suốt từ đầu đến gần chót đuôi, còn chừa ra một tí đuôi cho rắn dễ nhầm. NÓ kéo cong tàu lá xuống, vừa đủ cho mồi treo lơ lửng cách mặt nước non gang tay.
Biết để làm gì không? Thế này thì cá lóc hết phương chồm lên phá mồi. Hì hì! Mày chống xuồng thay tao, để tao ngồi mũi buộc câu cho.
Tôi giảu môi hứ một tiếng:
– Không. Để tao buộc. Tao buộc được… Tưởng thứ gì khó kia NÓ ngẫm nghĩ một chốc:
– Thôi được? cho mày làm thử một cái thôi nhá!
Tôi cười cười:
– ừ mà hễ chừng có rắn mắc câu, tao sẽ giao cho mày bắt
Hơn chục con mồi đã xuống rồi. Thằng CÒ thở ra một hơi dài khoan khoái: –
– Vái trời phật cho trúng bữa câu!
– Lần nào cũng khấn thế à?
– Không. Vì bữa nay có mày. Trúng một bữa câu, để cho mày thấy, mày lác mắt chơi vậy mà… Thôi, bây giờ ta ngủ đi.
NÓ nói xong, lập tức chui vào nóp. Tôi ngồi bên mẻ hun, quạt cho đỡ muỗi. Hơi nước bốc lên lành lạnh. Im lặng quá. Không có một tiếng hạc sành kêu cho đỡ buồn.
Lâu lắm mới có bầy cá heo lục ục lẹc ẹc bâu dưới lườn xuồng ăn rêu. Rồi bầy cá cũng lội đi. Chỉ còn tiếng lách bách của hai bàn tay tôi đập muỗi.
Thằng CÒ cựa quậy rốt roạt trong nóp rồi chui ra:
– Mày không ngủ hử Ngồi đãi muỗi sao, An?
– Không.
Sao coi mày buồn vậy?
Tao nhớ nhà.. . – Tôi thở ra, không nói nữa.
Thằng CÒ tiu nghỉu, bèn nói lảng.
– Mày đừng sợ nhá ! Để chừng bắt được con rắn bự, tao bẻ răng nó cho mày coi. ờ, mà muỗi nhiều đa?
NÓI xong, nó lần lưng móc ra một cái vỏ diêm. NÓ rút ra một que, đút vào phân nửa, đoạn nó đóng bao diêm lại.
Một tay cầm vỏ diêm, một đầu cầm đầu que diêm phía ngoài, nó bắt đầu kéo ra kéo vô nghe két… két… kít… kít…
– Làm cho muỗi sợ. NÓ tưởng dơi . Hì . . . hì . . .
Tôi cũng cười theo nó và lần mò tới ngồi bên, coi trò chơi lý thú của nó bầy ra. Quả thật, muỗi nghe két… két… kít… kít, sợ gặp đàn dơi, vo ve dần bay đi hết. Tôi ngồi dựa vào lưng thằng CÒ một lúc, thiu thiu buồn ngủ thằng CÒ ngáp một hồi, tay buông cái vỏ bao diêm ra. Hai thằng ôm nhau nằm còng queo giữa xuồng.
Đầu canh hai, trăng từ từ mọc lên bên kia dải rừng, to như một cái nong. Tôi mở mắt ra, sờ tay thấy sương thấm ướt khắp người. Trong lớp sương đục nhờ nhờ, vầng trăng đỏ như một cái lòng đỏ trứng khổng lồ. Càng lên cao, trăng càng bé lại. Nhìn qua be xuồng, thấy nước gợn lăn tăn… Tôi vừa thiu thiu chợp mắt lại, bỗng nghe thằng cò vụt nhổm dậy:
Dậy mau! DẬy mau? Dính một con rồi
– Tao vừa thức đây mà. CÓ thất cái quái gì đâu
– Mày biết cái con khỉ gì? – NÓ quát tôi.
Tôi lập tức đánh diêm thắp ngọn đèn soi. Tay tôi run quá, tim cứ đập thình thình. Thằng CÒ ấn cây giầm vào tay tôi, ra hiệu cho tôi chống xuồng tới NÓ cầm cái mác trong tay, một tay đưa đèn lên soi phía trước. ồ, kia rồi ?
Tàu lá dừa nước bị ai kéo cứ dập lên dập xuống, làm nước bắn tung tóe. Tiếng dây câu nghiến kìn kịt trong tiếng lá dập xuống nước nghe kinh quá
Tôi kêu oái một tiếng, đứng chết sững Một con rắn rằn ri cóc to cỡ bắp chân ngươi lớn đang vung vẫy uốn mình lên quấn lấy chùm dây câu. Cái miệng nó há ra, đầy răng chơm chởm. chỗ ngạch lưỡi câu mắc bên mép, máu chảy giọt giọt xuống nước. Mỗi lần con rắn vặn mình cố siết cho đứt chùm dây câu, da nó nở ra , vồng lên như gai mít. Thằng Cò buông mác, thò tay nắm đuôi con rắn. Con rắn tháo ra, quấn một khúc vào tay thằng Cò. Thằng CÒ chộp ngang lưng con rắn, bàn tay nó bé quá tuột ra vì không nắm hết. Con rắn càng gồng mình siết chặt cổ tay thằng Cò. MỒ hôi tươm ra ướt trán, chảy ròng ròng xuống má, nó bậm môi, cứ mặc thế, ngửa người ra sau lôi nguyên con rắn mắc câu vào xuồng.
– Coi chừng nó cắn chết à, Cò – Tôi thè lưỡi nhích ra xa.
Cắn quái gì nữa! Mà thứ rắn này cắn cũng như chó cắn thôi. Đưa miệng giỏ lại đây , mau mau đi Tôi kê miệng giỏ hứng con rắn. Thằng CÒ ghé răng cắn chót đuôi con rắn một cái, con rắn đau quá vội tháo khỏi cổ tay thằng Cò, tuột gọn vào lòng giỏ
Thằng cò một tay đậy nắp, một tay chụp cái mác chặt hai đầu sống lá Cả khúc sống lá chùm dây câu và con rắn đảo lộn, quẫy soạn soạt trong giỏ.
Hì . . hi. . . Da con này lột ra phơi, bán bộn tiền. Mai chúng mình bảo má nấu nồi ca-ri ăn chơi?
Con rắn to nhưng cái đầu nó chỉ bé bằng quả bàng thôi. hai con mắt đục lừ lừ nhìn ngọn đèn soi. Thằng CÒ hé nắp giỏ chộp cổ con rắn tháo lưỡi câu ra, lôi khúc sống lá dính chùm dây câu ra khỏi giỏ rồi thong thả đậy nắp, gài chốt lại.
– Để tao thử con rắn cho mày coi – nói xong nó thọc một ngón tay vào mắt giỏ gãi gãi lên lưng con rắn. Khi con rắn quay ngoắt lại toan mổ vào ngón tay thì thằng CÒ đã rụt ngón tay ra rồi.
– Cu cậu bị ớt cay, sưng cả miệng đấy, mày thấy không? Vậy, mình mới dễ bé răng. Mà nó cũng chẳng cắn mổ gì được nữa…
Tàu lá đằng kia rung lên sàn sạt. Thằng CÒ reo lên:
– Sướng rồi? Dính một con nữa rồi!
Tôi chụm chân nhẩy đồm độp trên xuồng, làm chiếc xuồng nghiêng qua lắc lại tí nữa là chìm.
– ấy là nhờ mình buộc chùm dây câu vào sống lá, phải không Cò? Chứ đến cần câu to bằng cật tre đi nữa thì nó nhổ lên và lôi đi tuột, mày nhỉ!
Con này của mày đó, An nhá? Của mày buộc câu mà.
– Ừ tao làm cũng được, khó gì mấy Nhưng mà .. con này mày cứ bắt nữa đi, CÒ ạ. Để tao xem mày bắt vài trận nữa đã. Chừng có con khác mắc câu, tao bắt thử cho mày coi, có được không
Tàu lá đang bị kéo ghì xuống nước bỗng bật tung trở lên.
Thôi chết cha tôi rồi, An ơi! Mày buộc làm sao mà nó mới kéo có mấy cái đã tuột luốc rồi!
Tôi không biết nói ra sao, tay buông giầm rơi xuống xuồng cái độp, nhìn theo những giọt nước từ trên tàu lá đổ xuống ròng ròng, tiếc ngẩn tiếc ngơ.
Má nuôi tôi là một người thuộc khá nhiều chuyện cổ tích và biết hầu hết mọi cung cách làm ăn của những người nông dân nghèo ở khắp mọi vùng Nam BỘ . CÓ điều là trong tất cả những mẩu chuyện bà kể, chuyện nào cũng pha đượm ít nhiều tính chất thần bí, và bà tin tưởng một cách ngây thơ ở “mệnh trời”. Dù vậy tôi cũng thích nghe, thích gợi cho má nuôi tôi kể để tôi nghe say mê…
Thằng CÒ còn giống mẹ ở chỗ hay mê tín dị đoan. NÓ là một đứa chúa sợ ma! Bao giờ nghe kể chuyện trong lúc ban đêm, mặc dù đã lớn tuồng như vậy mà lúc nào nó cũng nhảy vào lòng má, ngồi rụt lại như một đứa trẻ con.
Tía nuôi tôi hiền lành, ít nói. ông thường ngồi lặng lẽ đánh những sợi dây gai hoặc giũa lưỡi câu, miệng không rời cái tẩu thuốc lá hình thù kỳ dị làm bằng một gốc ớt hiểm rừng.
Má nuôi tôi kể cho chúng tôi nghe đủ thứ chuyện. Từ những chuyện “Cá bống hai hang, cá trê hai ngạnh, tôm càng hai râu “rất ngây ngô, trẻ con, sang chuyện săn nai, săn khỉ qua rừng, qua chuyện cuộc đời chú VÕ Tòng – con người kỳ dị mà tôi đã được gặp một đêm tối ở bờ sông – đến chuyện ma cá sấu, ma cọp, ma nam… mà người nghe yếu bóng vía, dù là người lớn đi nữa, cũng không dám bướt ra xa nhà đi đái. Dáng như chuyện nào thằng CÒ cũng đã nghe mẹ kể rồi. NÓ chẳng chú ý mấy, chỉ hong hóng, chực nghe bà quên mất một đoạn nào đó, thì lập tức chen vào bổ sung ngay, rồi lại nheo mắt nhìn tôi như muốn nói: thấy chưa, má tao còn không nhớ bằng tao vì Mày ở chợ vô đây, rồi còn phải học tao nhiều!” Cái thằng đen trũi , cổ dài ngoằng như cổ cò ma, nhiều lúc tỏ ra “ta đây” một cách khinh khỉnh, dễ ghét. Ngoài mặt tôi từng tỏ ra không phục, nhưng trong bụng tôi vẫn chịu là nó khôn ranh, hiểu biết hơn tôi nhiều. NÓ dạy tôi cách hiểu các thứ bẫy, đặc tính của nhiều con thú, và nó đã dắt tôi đi gần thuộc hết các lối ngoắt ngéo trong rừng
– Tía ơi? Để con dắt thằng An đi câu rắn một bữa nghe tía!
Một buổi chiều, đột nhiên thằng CÒ hứng lên, đề nghị với bố như vậy. Tía nuôi tôi bị con cá ngát đâm vào bắp chân, hôm nay chân còn sưng tướng, chưa đi được. ông hỏi:
– Đi không có tao, thằng An thì chưa biết gì, liệu một mình mày có làm nên trò trống gì không đấy? Thôi, để lúc khác con ạ!
Má nuôi tôi liền can thiệp ngay:
NÓ làm được mà? ông thì lúc nào cũng chê ỏng chê eo thằng bé . Để không có ông, coi nó có làm được không?
Thằng CÒ nhướng mắt nhìn tôi. Thế là hai đứa tôi bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cho buổi câu đêm.
Chúng tôi dắt con Luốc đi dọc theo mé nước, rình đập những con cá thòi lòi biển. Những con cá thòi lòi to bằng ngón chân cái, cặp mắt ốc nhồi mọc trên dầu giống như hai hột mồng tơi, hễ nghe bước chân chúng tôi đến gần là y như chúng giương cái kỳ ngũ sắc trên lưng thành một cánh buồm, phóng ngay trên mặt nước. Giống cá gì mà tinh như qủy Bay trên mặt nước như cá thia lia, lặn cũng giỏi, bơi cũng giỏi còn nhảy trên bờ thì thật không thua gì một con ếch. Vậy mà rốt cục hai đứa cũng đập được gần mười con. Riêng phần con Luốc, nó cũng rình chộp được năm sáu con. Vậy là tàm tạm đi khoản mồi câu rồi.
Tía nuôi tôi đi cà nhắc đến ngồi trên một gốc cây cắt ngang giống như một cái đòn sù sì đặt bên cạnh bếp lửa , xem chúng tôi chuẩn bị mồi câu. Thằng CÒ muốn chúng minh lời khen của má, hay cố biểu diễn” cho tôi phục nó thì không biết, mà nó làm coi thạo lắm. NÓ dùng hai ngón tay banh họng con cá, nhét vào họng mỗi con một quả ớt hiểm chín.
– Ê nướng đi mậy, An? – nó bảo tôi. Làm sao nướng đây?
– Lấy cái que xiên bụng nó, kê lên than nướng chứ còn làm sao? Nướng mồi mà cũng không biết!
NÓ vót nhọn đầu cái que, xóc ngang con cá mồi, trao cho tôi. Tôi đặt lên than hồng một chốc, con thòi lòi ngậm quả ớt bèn nhe mồm ra, lưng vểnh cong; từ trong họng con cá vàng rộp đó mỡ bắt đầu chảy ra, nhiểu xuống than cháy nghe xèo xèo. Tôi nuốt nước miếng đánh ực một cái:
– Eo ôi Thơm quá! Thằng CÒ cười lớn:
– Mình ngửi mùi cá nướng còn phát thèm, huống gì con rắn?
ừ thứ mồi này nhậy lắm Đêm nay, hai đứa bay ít ra cũng kiếm được năm bẩy con cỡ bắp chân… Cái thứ mồi nhái sống gặp nước bơi lom xom thì chỉ tổ quện cá lóc tới phá mất? – tía nuôi tôi cười hà hà. Khói thuốc lá vón quanh đôi mắt to, sáng lóng lánh. ông vui vẻ nói tiếp: – Thằng An mới ra nghề đêm đầu tiên, đừng có xách giỏ về không đây, con ạ ông kéo thúng gai đến bên chân, cầm lên vuốt từng sợi gai, sau đó lại rút cái giũa giắt bên vách ra giũa lại những chiếc lưỡi câu lụt. Tôi hỏi:
– Tía không đánh gai lại cho săn à, tía? Thằng CÒ cười hì hì :
– Vậy mà mày cái gì cũng khoe giỏi? Tưởng cái gì trong sách của mày cũng có Hử Tía ơi, đừng bày cho nó nghe tía!
Tía nuôi tôi vỗ vỗ đầu thằng Cò:
NÓ không biết thì phải bảo cho nó chứ. CÓ ai mẹ đẻ ra không học mà biết được!
ông cầm một cuộn gai ước chừng bốn năm mươi sợi, to như cổ tay tôi, toàn là những sợi gai rời nhau, dài hơn thước, thong thả buộc chùm hai đầu lại, một đầu buộc vào chiếc lưỡi câu có ngạnh rất sắc. ông vừa cuốn chùm gai vòng quanh cổ tay làm như bộ con rắn quấn, vừa giảng giải.
– Rắn không có tay có chân, nhưng nó khỏe nhờ sức quấn của xương sống. Con trăn bắt nai, quấn con mồi siết chặt mãi, bao giờ mềm, giập hết xương, nó mới nuốt .
Thứ rắn rằn ri cóc, có con to cỡ bắp vế, ở dưới nước nó còn khỏe hơn con trăn! Khi mắc câu, nó cuốn dây câu và vặn mình xoay vòng siết lại mãi, dây to đến mấy cũng phải đứt Nhưng loài vật làm sao khôn hơn người được! Đây An, con xem đây! Toàn là những sợi gai rời. Hễ bắt đầu quấn thì gai mới bắt đầu săn. Càng quấn càng săn Một lúc, thấy chưa đứt, nó bèn xoay ngược lại. Tức thời cuộn gai lại tháo ra. Cứ thế quấn và tháo ra suốt đêm, chùm gai câu vẫn trơ nguyên, không đứt một sợi?
Khi tía nuôi tôm tôi kiểm tra tất cả những cuộn gai và ướm xong từng lưỡi câu rồi, ông bèn bảo chúng tôi đi dằn bụng cho no, kẻo thức khuya mau đói lắm. Chúng tôi ăn cơm xong thì má nuôi tôi đã ôm nõ, đèn soi, mác và một cái giờ tre to tướng bỏ xuống xuồng rồi.
Tôi chạy ra, hỏi:
– Cần câu đâu, má?
– ối cần kéo gì, con? Thằng CÒ bật cười lớn :
– Cần câu gởi bà Thủy ở ngoài sông. Ra ngoải lấy.
Thằng CÒ giục tôi đi, nhưng tôi chưa muốn đi. Tôi cứ luẩn quẩn theo má nuôi tôi hỏi đủ thứ, như: khi rắn mắc câu rồi thì làm sao bắt, rủi bị nó cắn có làm sao không?
Tía nuôi tôi bảo:
– Cứ đi đi CÓ thằng Cò, đừng ngại. NÓ sẽ bảo cho…
Và ông bưng cái mẻ hun( đốt trấu để lấy khói xua muỗi) đặt xuống nước mũi xuồng ngước mắt lên trông ánh chiều sắp lụn:
– Đi bây giờ, ra đến chỗ câu thì vừa?
Tôi ngồi bơi mũi, thằng CÒ ngồi bơi lái. Nước từ trong rừng U Minh theo các con lạch nhỏ đổ ra kênh, chảy ào ào như một thứ nước màu cà-phê đặc, cuồn cuộn thoát ra sông.
Bây giờ, mặt trời đã lặn vào những đám mây đỏ thẫm cuối dải rừng xa. Xuồng chúng tôi lướt qua một quãng sông, hai bên bờ lau sậy mọc rậm rịt. trước mắt tôi dần dần mở ra một mảng trời vàng rực. ánh sáng lấp lánh màu bụi vàng kim loại tỏa thành những đường dài rẽ quạt chạy tháng lên không. Một bầy cò nối đuôi nhau bay theo hình mũi tên, trông mệt mỏi vội vàng, những đầu cánh trắng nặng nề nhún lên nhún xuống quạt gió lướt đi cứ như vương vướng những tia vàng hấp hối khiến chúng không bay mau được. Xuồng vẫn trôi băng băng.
Một lúc lâu, qua khỏi cánh đồng ngập tím một màu hoa lục bình, chúng tôi bắt đầu chui vào vòm cây đen thẳm như một cái hang. Trời đã tối, những cành lá dại đan nhau thành một tấm trần kín mít, không để một tia sáng nhỏ lờ mờ của một bóng sao nào lọt xuống được . Tối như bưng mắt. Cái mẻ hun đặt trước mũi xuồng cứ phả khói mù mịt khiến tôi gần như ngạt thở. Tôi khom người chồm tới, thổi phù phù mấy cái vào những dầu củi ngún lem nhem. Lửa phụt nháy lên những ngọn mảng như lụa đỏ, chao qua chao lại. ánh lửa soi sáng hai bên cành lá rậm rịt, vụt kéo trở về những mảng màu xanh lục, đỏ, vàng, lốm đốm của những hình hóa lá bị nhấn chìm trong bóng tối đen ngòm. Tôi vừa thấy mình đỡ hãi hơn một chút, bỗng kêu lên:
– Ý ? Cái gì như rắn… Nhiều quá, CÒ ơi
– Rắn đâu mà rắn, mậy? BỘ rắn tới nạp mạng cho tụi mình hả?
– Ơ! Ờ không phải !
Tôi đã kịp nhận ra. Rễ cây mốc thếch quấn vào nhau trông như những nùi rắn đang chen nhau lặn xuống nước, đầu khuất dưới nước rồi mà khúc mình còn mắc trên bờ. Một tiếng tiu… u… ụt nổi lên đột ngột, vang dội cả khu rừng. Con chim ụt to tướng, lông rằn rục, từ trong bóng tối chập chờn lao vèo ngang qua đầu chúng tôi, luồng gió từ đôi cánh rộng quạt ra một mùi tanh, lờm lợm, ngửi thấy phát buồn nôn. Tiếng “u… u… ụt” của con chim đêm kinh tởm vọng rền trên mặt nước như đuổi theo sau lưng chúng tôi, càng làm cho chiếc xuồng như sợi hãi trôi nhanh.
– Chắc con chim ụt đánh hơi mồi rắn của mình, hắn ra muốn nhào vô xuồng kiếm chác hở mấy, Cò? -. tôi nói vu vơ cho đỡ tẻ .
– Tao biết đâu được!
– Cò , mà không biết được “chim” à?
– Không bỡn đâu nhá! đừng có nói lảng. Tại mày nên bây giờ mới chỉ đi tới đây. Không thì xuồng đã ra tới sông lâu rồi
Tôi lặng thinh, không dám ừ, cũng tại mình cứ luẩn quẩn theo bên ba má nuôi hỏi linh tinh, chứ như đi sớm hơn, có lẽ bây giờ đỡ phải sợ rừng tối . Bụng tôi cứ hồi hộp như thế nào ấy. Sợ không ra sợ, lo không ra lo.
Vì tôi ngồi bơi mũi cạnh mẻ hun, xông hơi lửa nóng một lúc, nên mồ hôi vã ra ướt cả trán. Muốn thò tay vào ngoài be xuồng vốc nước lên rửa mặt mà không dám. Tay tôi cứ thò xuống lại rụt lên mấy lần.
Cái gì lóc bóc như cá ăn vậy, Cò?
– Tôm tít búng đấy, chứ có rắn đâu mà sợ mấy? Thằng nhát quá!
Tôi nghe nó nói, có phần vững bụng hơn, bèn thò tay xuống khoát nước lên rửa mặt. ừ, cá ăn tía thì nghe phải giống như nồi com sôi kia. Má nuôi tôi có kể rồi, bà còn dặn tôi phải chú ý đề phòng. Cá trê đi từng đàn, bơi đặc cả nước, quẫy móng lách tách lục ục như nước cơm sôi, lăm tăm một quãng dài trên sông. Đi chài mà gặp cá ăn tía, quăng chài xuống, khi kéo lên nếu gặp loại chài cũ bở bở, có thể dứt tung chài. nhưng nguy hiểm nhất là rắn. Rắn hổ đất cứ bơi theo trên mặt nước để ăn bọt nhớt cá. ĐÓ là những con rắn đang luyện nọc, cắn ai thì có trời xuống cứu…Má nuôi tôi nói như vậy.
Chúng tôi đã ra khỏi vòm cây tối đen ban nãy. Vài ngôi sao le lói mọc lưa thưa. Bờ tràm khô đứng im lìm dưới ánh sao xanh biếc. Cành cây trắng ngoằn ngoèo như đám bạch xà ngóc cổ lên trời hứng uống mù sương trong chuyện đời xưa. Dòng sông đen ngòm, ghê rợn. Cây cối hiện hình ma quái, ẩn ấn hiện hiện trong lớp sương giăng bàng bạc. Cây đọt chiếc tròn tròn như ngôi mộ. Cây tràm quấn dây tơ hồng như người đàn bà bồng con đứng xõa tóc, tay vẫy vẫy. Cây dừa nước, lá nhọn hoắt như hai hàng gươm giắt dài theo sống lá tu tủa, chĩa mũi nhọn lên đe dọa trời. Ban ngày trông chẳng ra làm sao. Đêm tối, nhìn cái gì cũng đâm ra sờ sợ.
Muỗi vu vu từ bờ bay ra đuổi theo xuồng như những đám mây.
– Bơi ngược gió lên cái vịnh trên kia đi, An! Không thì nó . . . thằng CÒ chưa nói hết câu đã phun nước miếng phèo phèo.
NÓ chui vô miệng mày hở
– ụa… ụa…
Tao hỏi nó chui vô mấy con rồi?
Thằng CÒ ư. . . ư. . . khạc nhổ rồi phun tiếp liền mấy cái , không đáp. Hai tay nó mắc giữ cây giầm kìm lái, nó cởi trần mà lại không thể buông giầm để dùng tay đập muỗi được thành ra người nó cứ phải uốn éo, vặn qua vặn lại cho muỗi đỡ đốt. Tôi gác giầm mũi lên xuồng, chạy đến vuốt vuốt khắp mình cho nó . Eo ôi, hai bàn tay nhớt nhợt, ướt đầy máu.
– CỐ chịu đựng vài trăm thước nữa – thằng CÒ cười hì hì. Hàm răng nó trắng đều như hạt ngô non, ánh lên trong đêm tối.
Xuồng bơi ngược nước nghe ồ ồ, đi chậm như rùa. Hồi lâu mũi xuồng từ từ rẽ vào bờ, lủi vô một đám nước dừa tối đen. Thằng CÒ đứng lên đằng sau lái, cầm giầm chống xuồng đi len lách trong những lùm dừa nước có những chiếc bẹ khô ai đốn từ đời nào, nhô lên chơm chởm. Một lát sau, tôi sốt ruột quá bèn hỏi:
Tới chỗ câu chưa, mậy?
Tới rồi. Tao còn chọn chỗ nào ngon sẽ xuống mồi. Đây thôi . Được rồi .
NÓ cho xuồng đậu lại bên một tàu lá mọc nghiêng nghiêng:
– Thôi, sắp sửa mồi đi Thắp đèn lên.
CÓ đây
– Mày coi tao làm đây, coi mà bắt chước
NÓ với tay kéo tàu lá dừa quặt xuống, buộc chùm gai vào giữa sống lá. Tôi soi đèn, tay cầm con mồi. NÓ làm thoăn thoắt, coi bộ thành thạo lắm. Con mồi câu bị 1 lưỡi câu móc suốt từ đầu đến gần chót đuôi, còn chừa ra một tí đuôi cho rắn dễ nhầm. NÓ kéo cong tàu lá xuống, vừa đủ cho mồi treo lơ lửng cách mặt nước non gang tay.
Biết để làm gì không? Thế này thì cá lóc hết phương chồm lên phá mồi. Hì hì! Mày chống xuồng thay tao, để tao ngồi mũi buộc câu cho.
Tôi giảu môi hứ một tiếng:
– Không. Để tao buộc. Tao buộc được… Tưởng thứ gì khó kia NÓ ngẫm nghĩ một chốc:
– Thôi được? cho mày làm thử một cái thôi nhá!
Tôi cười cười:
– ừ mà hễ chừng có rắn mắc câu, tao sẽ giao cho mày bắt
Hơn chục con mồi đã xuống rồi. Thằng CÒ thở ra một hơi dài khoan khoái: –
– Vái trời phật cho trúng bữa câu!
– Lần nào cũng khấn thế à?
– Không. Vì bữa nay có mày. Trúng một bữa câu, để cho mày thấy, mày lác mắt chơi vậy mà… Thôi, bây giờ ta ngủ đi.
NÓ nói xong, lập tức chui vào nóp. Tôi ngồi bên mẻ hun, quạt cho đỡ muỗi. Hơi nước bốc lên lành lạnh. Im lặng quá. Không có một tiếng hạc sành kêu cho đỡ buồn.
Lâu lắm mới có bầy cá heo lục ục lẹc ẹc bâu dưới lườn xuồng ăn rêu. Rồi bầy cá cũng lội đi. Chỉ còn tiếng lách bách của hai bàn tay tôi đập muỗi.
Thằng CÒ cựa quậy rốt roạt trong nóp rồi chui ra:
– Mày không ngủ hử Ngồi đãi muỗi sao, An?
– Không.
Sao coi mày buồn vậy?
Tao nhớ nhà.. . – Tôi thở ra, không nói nữa.
Thằng CÒ tiu nghỉu, bèn nói lảng.
– Mày đừng sợ nhá ! Để chừng bắt được con rắn bự, tao bẻ răng nó cho mày coi. ờ, mà muỗi nhiều đa?
NÓI xong, nó lần lưng móc ra một cái vỏ diêm. NÓ rút ra một que, đút vào phân nửa, đoạn nó đóng bao diêm lại.
Một tay cầm vỏ diêm, một đầu cầm đầu que diêm phía ngoài, nó bắt đầu kéo ra kéo vô nghe két… két… kít… kít…
– Làm cho muỗi sợ. NÓ tưởng dơi . Hì . . . hì . . .
Tôi cũng cười theo nó và lần mò tới ngồi bên, coi trò chơi lý thú của nó bầy ra. Quả thật, muỗi nghe két… két… kít… kít, sợ gặp đàn dơi, vo ve dần bay đi hết. Tôi ngồi dựa vào lưng thằng CÒ một lúc, thiu thiu buồn ngủ thằng CÒ ngáp một hồi, tay buông cái vỏ bao diêm ra. Hai thằng ôm nhau nằm còng queo giữa xuồng.
Đầu canh hai, trăng từ từ mọc lên bên kia dải rừng, to như một cái nong. Tôi mở mắt ra, sờ tay thấy sương thấm ướt khắp người. Trong lớp sương đục nhờ nhờ, vầng trăng đỏ như một cái lòng đỏ trứng khổng lồ. Càng lên cao, trăng càng bé lại. Nhìn qua be xuồng, thấy nước gợn lăn tăn… Tôi vừa thiu thiu chợp mắt lại, bỗng nghe thằng cò vụt nhổm dậy:
Dậy mau! DẬy mau? Dính một con rồi
– Tao vừa thức đây mà. CÓ thất cái quái gì đâu
– Mày biết cái con khỉ gì? – NÓ quát tôi.
Tôi lập tức đánh diêm thắp ngọn đèn soi. Tay tôi run quá, tim cứ đập thình thình. Thằng CÒ ấn cây giầm vào tay tôi, ra hiệu cho tôi chống xuồng tới NÓ cầm cái mác trong tay, một tay đưa đèn lên soi phía trước. ồ, kia rồi ?
Tàu lá dừa nước bị ai kéo cứ dập lên dập xuống, làm nước bắn tung tóe. Tiếng dây câu nghiến kìn kịt trong tiếng lá dập xuống nước nghe kinh quá
Tôi kêu oái một tiếng, đứng chết sững Một con rắn rằn ri cóc to cỡ bắp chân ngươi lớn đang vung vẫy uốn mình lên quấn lấy chùm dây câu. Cái miệng nó há ra, đầy răng chơm chởm. chỗ ngạch lưỡi câu mắc bên mép, máu chảy giọt giọt xuống nước. Mỗi lần con rắn vặn mình cố siết cho đứt chùm dây câu, da nó nở ra , vồng lên như gai mít. Thằng Cò buông mác, thò tay nắm đuôi con rắn. Con rắn tháo ra, quấn một khúc vào tay thằng Cò. Thằng CÒ chộp ngang lưng con rắn, bàn tay nó bé quá tuột ra vì không nắm hết. Con rắn càng gồng mình siết chặt cổ tay thằng Cò. MỒ hôi tươm ra ướt trán, chảy ròng ròng xuống má, nó bậm môi, cứ mặc thế, ngửa người ra sau lôi nguyên con rắn mắc câu vào xuồng.
– Coi chừng nó cắn chết à, Cò – Tôi thè lưỡi nhích ra xa.
Cắn quái gì nữa! Mà thứ rắn này cắn cũng như chó cắn thôi. Đưa miệng giỏ lại đây , mau mau đi Tôi kê miệng giỏ hứng con rắn. Thằng CÒ ghé răng cắn chót đuôi con rắn một cái, con rắn đau quá vội tháo khỏi cổ tay thằng Cò, tuột gọn vào lòng giỏ
Thằng cò một tay đậy nắp, một tay chụp cái mác chặt hai đầu sống lá Cả khúc sống lá chùm dây câu và con rắn đảo lộn, quẫy soạn soạt trong giỏ.
Hì . . hi. . . Da con này lột ra phơi, bán bộn tiền. Mai chúng mình bảo má nấu nồi ca-ri ăn chơi?
Con rắn to nhưng cái đầu nó chỉ bé bằng quả bàng thôi. hai con mắt đục lừ lừ nhìn ngọn đèn soi. Thằng CÒ hé nắp giỏ chộp cổ con rắn tháo lưỡi câu ra, lôi khúc sống lá dính chùm dây câu ra khỏi giỏ rồi thong thả đậy nắp, gài chốt lại.
– Để tao thử con rắn cho mày coi – nói xong nó thọc một ngón tay vào mắt giỏ gãi gãi lên lưng con rắn. Khi con rắn quay ngoắt lại toan mổ vào ngón tay thì thằng CÒ đã rụt ngón tay ra rồi.
– Cu cậu bị ớt cay, sưng cả miệng đấy, mày thấy không? Vậy, mình mới dễ bé răng. Mà nó cũng chẳng cắn mổ gì được nữa…
Tàu lá đằng kia rung lên sàn sạt. Thằng CÒ reo lên:
– Sướng rồi? Dính một con nữa rồi!
Tôi chụm chân nhẩy đồm độp trên xuồng, làm chiếc xuồng nghiêng qua lắc lại tí nữa là chìm.
– ấy là nhờ mình buộc chùm dây câu vào sống lá, phải không Cò? Chứ đến cần câu to bằng cật tre đi nữa thì nó nhổ lên và lôi đi tuột, mày nhỉ!
Con này của mày đó, An nhá? Của mày buộc câu mà.
– Ừ tao làm cũng được, khó gì mấy Nhưng mà .. con này mày cứ bắt nữa đi, CÒ ạ. Để tao xem mày bắt vài trận nữa đã. Chừng có con khác mắc câu, tao bắt thử cho mày coi, có được không
Tàu lá đang bị kéo ghì xuống nước bỗng bật tung trở lên.
Thôi chết cha tôi rồi, An ơi! Mày buộc làm sao mà nó mới kéo có mấy cái đã tuột luốc rồi!
Tôi không biết nói ra sao, tay buông giầm rơi xuống xuồng cái độp, nhìn theo những giọt nước từ trên tàu lá đổ xuống ròng ròng, tiếc ngẩn tiếc ngơ.