Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Đất Rừng Phương Nam

Chương 17: Sân chim

Tác giả: Đoàn Giỏi
Thể loại: Văn Học Việt Nam

Ở vùng này, những chiếc thuyền nhỏ cỡ thuyền chúng tôi, chẳng ai làm buồm. Có lẽ để tránh bớt sự cồng kềnh, choán chỗ, và để cho thuyền được nhẹ. Khi cần, cứ chặt một tầu lá dừa nước mọc theo bờ sông cắm lên thuyền là đã có ngay một chiếc thuyền buồm rồi. Thuyền chúng tôi đổ ra dòng một con sông lớn, với bốn cánh buồm thiên nhiên kiểu đó, cắm trong bốn lỗ cột chèo. Má nuôi tôi ngồi giữ lái. Gió đưa chiếc thuyền buồm xanh của chúng tôi lướt chạy ào ào như chiếc ca-nô. Chạy một mạch hai ngày hai đêm như vậy, đến ngang một cái chợ, tía nuôi tôi mới “hạ buồm” vứt xuống lòng sông trả lại cho bà Thủy.

Người ta gọi chợ này là chợ Mặt Trời. Có lẽ vì chợ nhóm tại doi đất ngã ba vàm một con kênh có tên là kênh Mặt Trời. Còn thằng Cò thì cứ bảo tôi đây là chợ chim. Hôm qua, chợ chưa nhóm. Tía nuôi tôi còn cắm sào ở bên chợ, hy vọng có thể bán nốt mấy tấm da cá sấu còn vướng chỗ trong thuyền. Suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn, không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Con kênh Mặt Trời còn phơn phớt màu đào buổi sáng, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Năm ba ngôi quán lèo tèo ngó cửa ra một khoảng đất rộng. Trên mặt đất nứt nẻ, vết cứt chim khô trắng khắp nơi, lông chim theo gió cuốn lên xoáy tít trong nắng như những cánh bông gòn rụng bay lấp lóa. Từ sáng sớm, ghe xuồng đã vào cập bến chợ, đậu san sát như lá tre. Mũi xuồng này buộc nối vào lái thuyền kia, đen kín mặt nước. Tiếng chim kêu râm ran trong đám ghe xuồng và trên sân chợ. Tía nuôi tôi ngồi uống rượu một mình trong ngôi quán ồn ào, toàn những đàn bà và trẻ con đang húp cháo chim xì xà xì xụp. Mấy tấm da cá sấu hoa cà dựng trên ngạch cửa, bên lối ra vào. Mùi chim nướng từ trong những ngôi quán bay ra thơm phức. Tiếng dao thớt khua lộp cộp trong tiếng chim kêu xé màng tai, làm cho cái chợ nhỏ lạ lùng này thêm phần náo nhiệt. Má nuôi tôi xách rổ lên chợ mua chim non và trứng để làm thức ăn dự trữ mang theo thuyền. Thằng Cò, vì bàn chân hãy còn sưng, không được phép lên bờ, phải ngồi lại trong mui ôm con Luốc ngó lên chợ, coi bộ thèm thuồng lắm. Tôi cầm bát lên mua một tô cháo chim băm hành củ rắc hạt tiêu bưng xuống cho nó, rồi quày quả nhảy lên chợ ngay. Con Luốc cũng muốn theo tôi. Nó cứ vẫy đuôi kêu ư… ử… Nhưng thằng Cò cứ ôm cổ giữ nó lại. Nó tức mình, quay ra mấy xuồng chim đậu chung quanh gắt ngậu xị. Chim nhốt trong các giỏ tre nghe tiếng chó sủa, hoảng hốt đập cánh kêu loạn lên. Tôi đi một mình, luẩn quẩn theo những người bán chim trên chợ. Ngay dưới bờ sông chỗ tôi đứng, có mấy người đàn bà đang mặc cả, cãi nhau trên một chiếc thuyền to. Giỏ cần xé chất ngổn ngang, đựng đầy các thứ trứng chim. Từng xâu chim trắng, chim đen buộc chân, dồn chật trong khoang: những con chim bị trói chen nhau ngóc cổ lên, con này mổ vào lưng con kia, đập cánh phành phạch. Một thằng bé gánh tòn ten hai con chim gì lạ quá, cổ dài như cổ rắn, to gấp rưỡi con vịt bầu, sắc lông màu vàng xám.

-A, bán chim gì đó, mậy?

Tôi men theo, tay chắp đít hất hàm hỏi nó.

-Con điêng điểng mà cũng không biết!

Cặp môi nó trề ra, cái mặt vênh vênh nhưng bộ tướng nhỏ thó và đôi mắt chân thật của nó nhìn lâu cũng rất dễ mến.

-Bộ mày ở đâu mới tới hả? -Nó hỏi tôi.

-ờ, mới tới. Xứ tao cũng… vô khối chim. Nhưng không giống như chim ở đây, thành ra tao mới hỏi mày chứ!

Tôi nói phét với nó như vậy, để nó đừng chê tôi là “quê”. Coi ra nó cũng khoái. Nó trỏ từng con chim, gọi tên cắt nghĩa cho tôi nghe, ý như muốn khoe với tôi rằng nó là “tổ sư Bồ Đề” ở đây… Những con chàng bè đồ sộ như con ngỗng, mỏ to bằng cổ tay cứ gõ vào nhau lộp cộp, làm rung rung mảnh da mềm thòng xuống tận cổ như cái diềm lụa mỡ gà. Những con giang sen cẳng cao lêu nghêu, nặng hàng năm bảy cân thịt, bị khớp mỏ, tréo cánh đứng giữa đám sếu đen sếu xám mào đỏ, đầu không ngớt nghiêng qua nghiêng lại ngó theo mấy con ó biển đang lượn vòng trên kênh. Cò thì không biết bao nhiêu mà kể. Cò ngà, cò trắng, cò xanh, cò ma… buộc từng xâu, chất nằm hàng đống. Một đám đàn bà trẻ con đang ngồi lúi húi vặt lông chim cồng cộc gần đấy.

-Mày muốn kiếm tiền xài không?

Thằng bé kéo tay tôi, bảo nhỏ.

-Nhổ lông chim mướn đấy. Mày muốn làm thì lại nói với cái thím đội nón lông chim ó rằn đang đứng chống nạnh hai quai trước quán kia kìa!

Thấy tôi lắc đầu, nó hích khuỷu tay vào hông tôi:

-Chê à? Làm một ngày, kiếm bộn tiền. Mày không lấy tiền thì lấy thịt chim về ăn. Lông chim bán riêng, thịt bán riêng mà! Chỗ này mươi giỏ le đặt bên cạnh một đống lồng nhốt đầy chim trích. Những con trích lông xanh, mỏ đỏ như quả ớt ngắn, cặp chân hồng như đôi đũa sơn, coi bộ tốt mă nhất. Con nào con nấy lộng lẫy như con gà tre, cứ ngước cổ kêu trích… trích… ché…, nghe đến nhức màng tai. Chỗ kia lổm ngổm hàng sọt chim cồng cộc lông đen như nhọ chảo, không ngớt cựa quậy, mổ vào nhau kêu léc chéc.

-Chim ở đâu mà họ bắt nhiều vậy?

Bấy giờ tôi mới đành chịu hỏi thằng bé ấy.

-Chim bắt ở sân chim chứ đâu, mậy!

-Sân chim ở đâu?

-ở chỗ nó ở chứ còn ở đâu!

Thằng bé cười cười, ra vẻ thích thú lắm. Dường như nó chỉ chờ nghe tôi hỏi để được trả lời, nhưng vẫn còn làm bộ làm tịch, chưa vội bảo ngay. Hồi lâu, nó mới nói:

-Mấy người đàn bà mặc áo cộc tay đứng dưới tam bản chở trứng chim kia, là dân hốt trứng chim đồng. Trứng le le, trứng trích, trứng cò… đẻ rơi trong đồng cỏ, không có chủ. Ai gặp nấy hốt. Hốt trứng tự do mà! Còn cái ông ngồi bán quạt, tết bằng lông ó rằn, lông chim già đãy ở chỗ mấy con sếu kia, là chủ vườn cò. Mày biết vườn cò hả? ừ, vườn cò… thì chỉ có cò ở thôi. Không nhiều bằng sân chim đâu. Sân chim thì vô phương nói được. Đủ các thứ chim. Mày thấy mới biết! Mặt trời đã lên cao. Nắng bắt đầu gay gắt. Cái chợ chim nhóm giữa trời đã có phần bớt huyên náo. Bỗng nghe tiếng hu… hu… từ đâu vẳng tới. Mọi người còn đang ngơ ngác ngóng lên trời thì từ dưới đám thuyền có tiếng thét vang dội:

-Máy bay giặc, bà con ơi!

Chợ nhốn nháo như vỡ đám làm chay. Người ta quýnh quáng chạy tới chạy lui lộn xộn trên khoảng đất trống. Không một lùm cây, bụi cỏ để lấy chỗ nấp tạm. Nhiều người đàn bà hãi quá, nhảy bừa xuống kênh tìm một chỗ ẩn mình dưới các gò đất dựa bờ. “Con đầm già đi guốc” bay là là trên mặt sông, vút qua ngang chợ. Nó cất lên cao, rồi từ từ quay lại lượn trên chợ một vòng, thả ra những cục gì đen đen. Tôi nằm úp mặt xuống đất, nín thở chờ nghe tiếng nổ.

-Giặc thả truyền đơn, bà con ơi!

-Đừng sợ, nó không bắn đâu!

-Ai dám nói nó không bắn đó!

Tiếng kêu thét, cãi nhau nghe ran chung quanh. Tôi nghiêng đầu ngó lên. Những cục đen đen từ trong chiếc thủy phi cơ thả ra ban năy đã tan trong gió, bay trắng trời, lấp lánh trong nắng như vảy cá. Gió thổi giạt những tờ truyền đơn bay đi xa lắc. Ghe xuồng vội vă chèo đi. Giầm chèo va vào nhau, khua lốp cốp. Chim kêu điếc tai. Tiếng hú, tiếng ì, tiếng gọi nhau ran mặt nước. Khi tôi chạy xuống bến, trèo lên thuyền thì đã thấy bộ da cá sấu vắt nằm trước mũi. Tía nuôi tôi cũng vừa quay xong quai chèo lái.

Tôi chụp lấy guốc chèo mũi, quạt mạnh mấy cái, đưa thuyền quay ra cho trôi xuôi theo dòng. Trong chốc lát, ngoảnh lại thì cái chợ chim đã biến mất chỉ còn trơ khoảng đất trống và dãy quán lụp xụp đứng buồn thiu.

-Không biết giặc rải truyền đơn nói cái gì?

-Mươi hôm trước, nó cũng rải trên chợ Cái Rắn. Nó gọi mình đầu hàng!

-Bộ đội mình đâu, sao không đánh nó?

-Chỗ nào cũng chờ bộ đội à? Vậy chứ bà con mình cụt tay hết rồi sao? Nó vô đây, vác dao vác rựa chém nó ra từng khúc như khúc chuối, cho bỏ cái thói cướp nước người ta.

-Nghe có lính Bắc Bộ ngoài Cụ Hồ đưa vô rồi mà!

-ờ, cũng có nghe đấy!

-Sao lại cũng có nghe? Vô nhiều lắm rồi. Tướng Vũ Đức chỉ huy. Đâu còn ở mạn trên Phước Long.

Mặt sông vang dậy tiếng người tranh nhau nói. Ai cũng muốn tỏ ra thông thạo. Ai cũng nói, thành ra không ai nghe ai… Thuyền chúng tôi cứ xuôi theo dòng nước chèo đi. Tía nuôi tôi định đi về hướng Năm Căn. ông bàn với má nuôi tôi:

-Năm Căn là xứ tiền rừng bạc biển. Sông rạch hiểm trở. ở đó toàn là rừng. Rừng đước, rừng mắm, rừng bần… Tây khó bề tới. Về đó, ta có thể đi đốn củi mướn cho các lò than…

Má nuôi tôi nói xuôi lơ:

-Cái đó tùy ông. ở đâu thì ở, miễn được yên nơi yên chỗ mà làm ăn. Chứ lênh đênh mãi thế này, tôi e có ngày hai đứa nhỏ chết lép xác thôi!

Mờ sáng hôm sau, tôi còn đang ngủ trong mui bỗng nghe thằng Cò gọi giật tôi dậy:

-Mau ra coi, An ơi! Gần tới sân chim rồi. Đã sáng bét mà mày còn ngủ à?

Tôi giụi mắt bò ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tri hồ điệp. Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực nôn ọe. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đăy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây. Một con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước, thoạt trông tôi tưởng là một con rắn từ dưới nước cất đầu lên. Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất. Chốc sau đã lại thấy nó nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy. Tôi mê quá! Mà thằng Cò cũng mê như tôi. Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết! Chim từ những đâu tập trung về ở đây, nhiều không thể nói được! ở đây, còn có rất nhiều giống chim lạ, không thấy bày bán ở chợ Mặt Trời. Chúng đậu thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Tôi chồm người ra be thuyền, kêu to:

-Dừng lại đây bắt một mớ chim đi, tía!

-Sân chim có chủ, không bắt của người ta được đâu! -Tía nuôi tôi bảo.

-Bộ họ nuôi nó sao? Chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn chứ!

-Đúng là không ai nuôi. Nhưng chim về ở trên vùng đất của ai thì nó thuộc về tài sản của người đó. Họ phải đóng thuế hằng năm như đóng thuế ruộng đấy, con ạ. Thấp thoáng trong xa, bốn năm người quảy giỏ, cầm sào trúc có ngoéo sắt đang ngoéo cổ chim non xuống bắt. Coi bộ dễ hơn bắt gà nhốt trong chuồng. Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi chèo đi hơn ba nghìn thước rồi mà hãy còn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông.

Ở vùng này, những chiếc thuyền nhỏ cỡ thuyền chúng tôi, chẳng ai làm buồm. Có lẽ để tránh bớt sự cồng kềnh, choán chỗ, và để cho thuyền được nhẹ. Khi cần, cứ chặt một tầu lá dừa nước mọc theo bờ sông cắm lên thuyền là đã có ngay một chiếc thuyền buồm rồi. Thuyền chúng tôi đổ ra dòng một con sông lớn, với bốn cánh buồm thiên nhiên kiểu đó, cắm trong bốn lỗ cột chèo. Má nuôi tôi ngồi giữ lái. Gió đưa chiếc thuyền buồm xanh của chúng tôi lướt chạy ào ào như chiếc ca-nô. Chạy một mạch hai ngày hai đêm như vậy, đến ngang một cái chợ, tía nuôi tôi mới “hạ buồm” vứt xuống lòng sông trả lại cho bà Thủy.

Người ta gọi chợ này là chợ Mặt Trời. Có lẽ vì chợ nhóm tại doi đất ngã ba vàm một con kênh có tên là kênh Mặt Trời. Còn thằng Cò thì cứ bảo tôi đây là chợ chim. Hôm qua, chợ chưa nhóm. Tía nuôi tôi còn cắm sào ở bên chợ, hy vọng có thể bán nốt mấy tấm da cá sấu còn vướng chỗ trong thuyền. Suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc cho tới khi mặt trời lặn, không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Con kênh Mặt Trời còn phơn phớt màu đào buổi sáng, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Năm ba ngôi quán lèo tèo ngó cửa ra một khoảng đất rộng. Trên mặt đất nứt nẻ, vết cứt chim khô trắng khắp nơi, lông chim theo gió cuốn lên xoáy tít trong nắng như những cánh bông gòn rụng bay lấp lóa. Từ sáng sớm, ghe xuồng đã vào cập bến chợ, đậu san sát như lá tre. Mũi xuồng này buộc nối vào lái thuyền kia, đen kín mặt nước. Tiếng chim kêu râm ran trong đám ghe xuồng và trên sân chợ. Tía nuôi tôi ngồi uống rượu một mình trong ngôi quán ồn ào, toàn những đàn bà và trẻ con đang húp cháo chim xì xà xì xụp. Mấy tấm da cá sấu hoa cà dựng trên ngạch cửa, bên lối ra vào. Mùi chim nướng từ trong những ngôi quán bay ra thơm phức. Tiếng dao thớt khua lộp cộp trong tiếng chim kêu xé màng tai, làm cho cái chợ nhỏ lạ lùng này thêm phần náo nhiệt. Má nuôi tôi xách rổ lên chợ mua chim non và trứng để làm thức ăn dự trữ mang theo thuyền. Thằng Cò, vì bàn chân hãy còn sưng, không được phép lên bờ, phải ngồi lại trong mui ôm con Luốc ngó lên chợ, coi bộ thèm thuồng lắm. Tôi cầm bát lên mua một tô cháo chim băm hành củ rắc hạt tiêu bưng xuống cho nó, rồi quày quả nhảy lên chợ ngay. Con Luốc cũng muốn theo tôi. Nó cứ vẫy đuôi kêu ư… ử… Nhưng thằng Cò cứ ôm cổ giữ nó lại. Nó tức mình, quay ra mấy xuồng chim đậu chung quanh gắt ngậu xị. Chim nhốt trong các giỏ tre nghe tiếng chó sủa, hoảng hốt đập cánh kêu loạn lên. Tôi đi một mình, luẩn quẩn theo những người bán chim trên chợ. Ngay dưới bờ sông chỗ tôi đứng, có mấy người đàn bà đang mặc cả, cãi nhau trên một chiếc thuyền to. Giỏ cần xé chất ngổn ngang, đựng đầy các thứ trứng chim. Từng xâu chim trắng, chim đen buộc chân, dồn chật trong khoang: những con chim bị trói chen nhau ngóc cổ lên, con này mổ vào lưng con kia, đập cánh phành phạch. Một thằng bé gánh tòn ten hai con chim gì lạ quá, cổ dài như cổ rắn, to gấp rưỡi con vịt bầu, sắc lông màu vàng xám.

-A, bán chim gì đó, mậy?

Tôi men theo, tay chắp đít hất hàm hỏi nó.

-Con điêng điểng mà cũng không biết!

Cặp môi nó trề ra, cái mặt vênh vênh nhưng bộ tướng nhỏ thó và đôi mắt chân thật của nó nhìn lâu cũng rất dễ mến.

-Bộ mày ở đâu mới tới hả? -Nó hỏi tôi.

-ờ, mới tới. Xứ tao cũng… vô khối chim. Nhưng không giống như chim ở đây, thành ra tao mới hỏi mày chứ!

Tôi nói phét với nó như vậy, để nó đừng chê tôi là “quê”. Coi ra nó cũng khoái. Nó trỏ từng con chim, gọi tên cắt nghĩa cho tôi nghe, ý như muốn khoe với tôi rằng nó là “tổ sư Bồ Đề” ở đây… Những con chàng bè đồ sộ như con ngỗng, mỏ to bằng cổ tay cứ gõ vào nhau lộp cộp, làm rung rung mảnh da mềm thòng xuống tận cổ như cái diềm lụa mỡ gà. Những con giang sen cẳng cao lêu nghêu, nặng hàng năm bảy cân thịt, bị khớp mỏ, tréo cánh đứng giữa đám sếu đen sếu xám mào đỏ, đầu không ngớt nghiêng qua nghiêng lại ngó theo mấy con ó biển đang lượn vòng trên kênh. Cò thì không biết bao nhiêu mà kể. Cò ngà, cò trắng, cò xanh, cò ma… buộc từng xâu, chất nằm hàng đống. Một đám đàn bà trẻ con đang ngồi lúi húi vặt lông chim cồng cộc gần đấy.

-Mày muốn kiếm tiền xài không?

Thằng bé kéo tay tôi, bảo nhỏ.

-Nhổ lông chim mướn đấy. Mày muốn làm thì lại nói với cái thím đội nón lông chim ó rằn đang đứng chống nạnh hai quai trước quán kia kìa!

Thấy tôi lắc đầu, nó hích khuỷu tay vào hông tôi:

-Chê à? Làm một ngày, kiếm bộn tiền. Mày không lấy tiền thì lấy thịt chim về ăn. Lông chim bán riêng, thịt bán riêng mà! Chỗ này mươi giỏ le đặt bên cạnh một đống lồng nhốt đầy chim trích. Những con trích lông xanh, mỏ đỏ như quả ớt ngắn, cặp chân hồng như đôi đũa sơn, coi bộ tốt mă nhất. Con nào con nấy lộng lẫy như con gà tre, cứ ngước cổ kêu trích… trích… ché…, nghe đến nhức màng tai. Chỗ kia lổm ngổm hàng sọt chim cồng cộc lông đen như nhọ chảo, không ngớt cựa quậy, mổ vào nhau kêu léc chéc.

-Chim ở đâu mà họ bắt nhiều vậy?

Bấy giờ tôi mới đành chịu hỏi thằng bé ấy.

-Chim bắt ở sân chim chứ đâu, mậy!

-Sân chim ở đâu?

-ở chỗ nó ở chứ còn ở đâu!

Thằng bé cười cười, ra vẻ thích thú lắm. Dường như nó chỉ chờ nghe tôi hỏi để được trả lời, nhưng vẫn còn làm bộ làm tịch, chưa vội bảo ngay. Hồi lâu, nó mới nói:

-Mấy người đàn bà mặc áo cộc tay đứng dưới tam bản chở trứng chim kia, là dân hốt trứng chim đồng. Trứng le le, trứng trích, trứng cò… đẻ rơi trong đồng cỏ, không có chủ. Ai gặp nấy hốt. Hốt trứng tự do mà! Còn cái ông ngồi bán quạt, tết bằng lông ó rằn, lông chim già đãy ở chỗ mấy con sếu kia, là chủ vườn cò. Mày biết vườn cò hả? ừ, vườn cò… thì chỉ có cò ở thôi. Không nhiều bằng sân chim đâu. Sân chim thì vô phương nói được. Đủ các thứ chim. Mày thấy mới biết! Mặt trời đã lên cao. Nắng bắt đầu gay gắt. Cái chợ chim nhóm giữa trời đã có phần bớt huyên náo. Bỗng nghe tiếng hu… hu… từ đâu vẳng tới. Mọi người còn đang ngơ ngác ngóng lên trời thì từ dưới đám thuyền có tiếng thét vang dội:

-Máy bay giặc, bà con ơi!

Chợ nhốn nháo như vỡ đám làm chay. Người ta quýnh quáng chạy tới chạy lui lộn xộn trên khoảng đất trống. Không một lùm cây, bụi cỏ để lấy chỗ nấp tạm. Nhiều người đàn bà hãi quá, nhảy bừa xuống kênh tìm một chỗ ẩn mình dưới các gò đất dựa bờ. “Con đầm già đi guốc” bay là là trên mặt sông, vút qua ngang chợ. Nó cất lên cao, rồi từ từ quay lại lượn trên chợ một vòng, thả ra những cục gì đen đen. Tôi nằm úp mặt xuống đất, nín thở chờ nghe tiếng nổ.

-Giặc thả truyền đơn, bà con ơi!

-Đừng sợ, nó không bắn đâu!

-Ai dám nói nó không bắn đó!

Tiếng kêu thét, cãi nhau nghe ran chung quanh. Tôi nghiêng đầu ngó lên. Những cục đen đen từ trong chiếc thủy phi cơ thả ra ban năy đã tan trong gió, bay trắng trời, lấp lánh trong nắng như vảy cá. Gió thổi giạt những tờ truyền đơn bay đi xa lắc. Ghe xuồng vội vă chèo đi. Giầm chèo va vào nhau, khua lốp cốp. Chim kêu điếc tai. Tiếng hú, tiếng ì, tiếng gọi nhau ran mặt nước. Khi tôi chạy xuống bến, trèo lên thuyền thì đã thấy bộ da cá sấu vắt nằm trước mũi. Tía nuôi tôi cũng vừa quay xong quai chèo lái.

Tôi chụp lấy guốc chèo mũi, quạt mạnh mấy cái, đưa thuyền quay ra cho trôi xuôi theo dòng. Trong chốc lát, ngoảnh lại thì cái chợ chim đã biến mất chỉ còn trơ khoảng đất trống và dãy quán lụp xụp đứng buồn thiu.

-Không biết giặc rải truyền đơn nói cái gì?

-Mươi hôm trước, nó cũng rải trên chợ Cái Rắn. Nó gọi mình đầu hàng!

-Bộ đội mình đâu, sao không đánh nó?

-Chỗ nào cũng chờ bộ đội à? Vậy chứ bà con mình cụt tay hết rồi sao? Nó vô đây, vác dao vác rựa chém nó ra từng khúc như khúc chuối, cho bỏ cái thói cướp nước người ta.

-Nghe có lính Bắc Bộ ngoài Cụ Hồ đưa vô rồi mà!

-ờ, cũng có nghe đấy!

-Sao lại cũng có nghe? Vô nhiều lắm rồi. Tướng Vũ Đức chỉ huy. Đâu còn ở mạn trên Phước Long.

Mặt sông vang dậy tiếng người tranh nhau nói. Ai cũng muốn tỏ ra thông thạo. Ai cũng nói, thành ra không ai nghe ai… Thuyền chúng tôi cứ xuôi theo dòng nước chèo đi. Tía nuôi tôi định đi về hướng Năm Căn. ông bàn với má nuôi tôi:

-Năm Căn là xứ tiền rừng bạc biển. Sông rạch hiểm trở. ở đó toàn là rừng. Rừng đước, rừng mắm, rừng bần… Tây khó bề tới. Về đó, ta có thể đi đốn củi mướn cho các lò than…

Má nuôi tôi nói xuôi lơ:

-Cái đó tùy ông. ở đâu thì ở, miễn được yên nơi yên chỗ mà làm ăn. Chứ lênh đênh mãi thế này, tôi e có ngày hai đứa nhỏ chết lép xác thôi!

Mờ sáng hôm sau, tôi còn đang ngủ trong mui bỗng nghe thằng Cò gọi giật tôi dậy:

-Mau ra coi, An ơi! Gần tới sân chim rồi. Đã sáng bét mà mày còn ngủ à?

Tôi giụi mắt bò ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tri hồ điệp. Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực nôn ọe. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đăy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây. Một con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước, thoạt trông tôi tưởng là một con rắn từ dưới nước cất đầu lên. Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất. Chốc sau đã lại thấy nó nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy. Tôi mê quá! Mà thằng Cò cũng mê như tôi. Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết! Chim từ những đâu tập trung về ở đây, nhiều không thể nói được! ở đây, còn có rất nhiều giống chim lạ, không thấy bày bán ở chợ Mặt Trời. Chúng đậu thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Tôi chồm người ra be thuyền, kêu to:

-Dừng lại đây bắt một mớ chim đi, tía!

-Sân chim có chủ, không bắt của người ta được đâu! -Tía nuôi tôi bảo.

-Bộ họ nuôi nó sao? Chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn chứ!

-Đúng là không ai nuôi. Nhưng chim về ở trên vùng đất của ai thì nó thuộc về tài sản của người đó. Họ phải đóng thuế hằng năm như đóng thuế ruộng đấy, con ạ. Thấp thoáng trong xa, bốn năm người quảy giỏ, cầm sào trúc có ngoéo sắt đang ngoéo cổ chim non xuống bắt. Coi bộ dễ hơn bắt gà nhốt trong chuồng. Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi chèo đi hơn ba nghìn thước rồi mà hãy còn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông.

Bình luận
× sticky