Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Điều Lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam

Chương 2: Nguyên Tắc Tổ Chức Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Đảng

Tác giả: Quốc Hội Việt Nam

Điều 9:

Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:

1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng đều do bầu cử lập ra.

2. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng thực hiện nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

3. Ban chấp hành đảng bộ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước ban chấp hành đảng bộ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình.

4. Nghị quyết của Đảng phải được chấp hành nghiêm chỉnh. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc, Hội nghị đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.

5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải được biểu quyết với sự tán thành của trên một nửa số thành viên trong cơ quan đó. Trước khi biểu quyết, các đảng viên được phát biểu hết ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó, nếu thấy thực tiễn chứng minh là đúng thì tiếp thu. Tổ chức đảng không được phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.

6. Tổ chức đảng cấp dưới được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.

Điều 10:

Hệ thống tổ chức của Đảng về cơ bản được tổ chức theo hệ thống hành chính của Nhà nước; tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định tại điều 29; ngành có đặc điểm riêng được tổ chức đảng bộ ngành dọc theo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương.

Tổ chức cơ sở đảng được lập ra theo đơn vị cơ sở hành chính, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trường hợp cần thiết, Ban Chấp hành Trung ương có thể quyết định thành lập đảng bộ (gồm một số tổ chức cơ sở đảng có tính chất, đặc điểm riêng) trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương. ở các tỉnh, thành phố nếu được sự đồng ý của Trung ương cũng được thành lập đảng bộ tương tự trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy. Cấp ủy quyết định thành lập đảng bộ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ của đảng bộ này với cấp ủy địa phương nơi đơn vị đóng theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.

Thành lập hoặc giải thể một đảng bộ do cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định.

Điều 11:

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng bộ mỗi cấp là đại hội đại biểu; ở cơ sở là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên.

Các cấp ủy triệu tập đại hội đúng kỳ hạn, thông báo trước cho đảng bộ về thời gian và nội dung đại hội, nêu các vấn đề thảo luận ở đại hội để cấp dưới đóng góp ý kiến trước.

Khi ban chấp hành đảng bộ xét thấy cần, hoặc khi có trên một nửa số cấp ủy trực thuộc yêu cầu và được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý thì triệu tập đại hội bất thường.

Cấp ủy triệu tập đại hội quyết định số lượng đại biểu và phân bổ cho các đảng bộ trực thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, số lượng đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của từng đảng bộ, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.

Đại biểu dự đại hội đại biểu gồm các ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên cấp dưới bầu.

Việc chỉ định đại biểu chỉ thực hiện đối với tổ chức đảng hoạt động trong điều kiện đặc biệt không thể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra về tư cách và biểu quyết công nhận. Cấp ủy triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do đại hội đảng bộ cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị truy tố trước pháp luật hoặc bị tạm giam. Nếu bầu không đúng nguyên tắc, thủ tục thì phải bầu lại.

Đại hội hoặc hội nghị đại biểu, đại hội hoặc hội nghị đảng viên ở tổ chức cơ sở đảng chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu hoặc đảng viên được triệu tập tham dự, thay mặt cho ít nhất hai phần ba số tổ chức đảng trực thuộc.

Đại hội, hội nghị bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch để điều hành công việc của đại hội, hội nghị.

Điều 12:

Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là ban chấp hành đảng bộ (gọi tắt là cấp ủy) do đại hội cùng cấp bầu ra.

Số lượng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định; số lượng ủy viên ban chấp hành đảng bộ cấp nào do đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên của đảng bộ cấp đó quyết định, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.

Ban chấp hành đảng bộ các cấp cần được đổi mới một bộ phận và bảo đảm tính kế thừa qua mỗi lần đại hội. Người được bầu vào ban chấp hành phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực, nhất là có bản lĩnh chính trị vững vàng và tinh thần đổi mới, đã qua rèn luyện trong thực tế, có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập thể và hoàn thành nhiệm vụ được giao, có khả năng quy tụ cán bộ để thực hiện nhiệm vụ, được đảng viên và quần chúng tín nhiệm.

Đoàn chủ tịch đại hội tổ chức và hướng dẫn bầu cử. Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử. Danh sách bầu cử phải được đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua. Bầu cử bằng phiếu kín. Người trúng cử phải được số phiếu tín nhiệm bằng trên một nửa số đại biểu hoặc đảng viên được triệu tập.

Điều 13:

Nhiệm kỳ của ban chấp hành đảng bộ các cấp là thời gian giữa hai kỳ của đại hội từng cấp.

Ban chấp hành và bí thư ban chấp hành cấp dưới phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp chuẩn y.

Trường hợp thật cần thiết, cấp ủy cấp trên trực tiếp được điều động hoặc chỉ định bổ sung một số ủy viên ban chấp hành cấp dưới, song không được quá một phần ba số ủy viên do đại hội đã bầu. Trước khi điều động hoặc chỉ định bổ sung, cấp ủy cấp trên lấy ý kiến của cấp ủy cấp dưới. Hội nghị đại biểu được bầu bổ sung số ủy viên ban chấp hành thiếu và được bầu tăng thêm, nhưng số lượng bầu tăng thêm không quá 10% số ủy viên ban chấp hành do đại hội đảng bộ đã bầu.

Đối với đảng bộ mới thành lập, nếu chưa tiến hành đại hội ngay được, ban chấp hành cấp trên trực tiếp chỉ định ban chấp hành lâm thời; chậm nhất trong vòng một năm phải tổ chức đại hội bầu chính thức.

Điều 14:

Ban chấp hành các cấp lập các cơ quan giúp việc (ban, tiểu ban) và quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc của các cơ quan này theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương. Khi cần, cấp ủy có thể lập các cơ quan giúp việc và giải thể khi hoàn thành công việc.

Điều 15:

Giữa hai kỳ đại hội đại biểu, ban chấp hành đảng bộ các cấp (trừ đảng bộ cơ sở) triệu tập hội nghị đại biểu.

Thành phần hội nghị đại biểu gồm các ủy viên của ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị và các đại biểu do ban chấp hành cấp dưới cử lên.

Hội nghị đại biểu có nhiệm vụ thảo luận báo cáo của ban chấp hành; quyết định những chủ trương, biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện nghị quyết đại hội hoặc bổ sung nghị quyết đại hội cho phù hợp với tình hình mới trên cơ sở Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng, nghị quyết của cấp trên; bầu bổ sung hoặc bầu tăng thêm ủy viên ban chấp hành theo quy định tại điều 13.

Nghị quyết của hội nghị đại biểu phải được cấp ủy triệu tập hội nghị, các tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành.

Các uỷ viên ban chấp hành được bầu bổ sung hoặc tăng thêm phải được cấp uỷ cấp trên trực tiếp chuẩn y.

Bình luận