Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để lại lời nhận xét, cảm ơn vì cuốn sách đã giúp công việc kinh doanh của họ khởi sắc. Nói thật, những lời nhận xét đó chính là nguồn động viên lớn nhất đối với tôi, khiến tôi cảm thấy vui hơn cả việc số lượng bản in trong nửa năm đã tăng lên không ngừng, bởi xét cho cùng thì tôi không phải một nhà văn chuyên viết sách, việc ra sách chỉ là niềm vui và cũng là sự

tổng kết những trải nghiệm trong cuộc đời của tôi.

Những điều tâm đắc và những trải nghiệm của tôi phần lớn là tự lượm lặt, chúng có thể khác xa những tài liệu MBA bạn từng đọc. Tôi luôn cảm thấy kì lạ vì những người đã từng học MBA ở Trung Quốc thường chỉ có thể trở thành giám đốc bộ phận chứ không thể làm ông chủ. Những người được xếp vào hạng “Ông chủ lớn” chắc chắn không phải người bình thường mà đều là những bậc “tinh anh”. Sự “tinh anh” này không phải là thứ có thể học được trong nhà trường mà chỉ có thể tích lũy trên trường đời mà thôi.

Hi vọng sau khi đọc cuốn sách này, các bạn có thể biến trải nghiệm của tôi thành trải nghiệm của các bạn, giúp các bạn rèn luyện sự “tinh anh” cho mình. Tôi không hề phản đối các bạn học MBA vì chính tôi cũng đã từng học MBA, điều đó có thể giúp chúng ta hệ thống hóa những kiến thức kinh doanh, kiến thức quản lí và suy ngẫm vấn đề một cách toàn diện hơn.

Có một độc giả gửi thư điện tử cho tôi nói rằng, trong lúc chờ lên máy

bay, anh ta đã tiện tay chọn cuốn sách của tôi và đọc thử, trong bụng vốn nghĩ rằng đây chỉ là cuốn sách viết cho những người kinh doanh nhỏ như bán bánh nướng, bán đậu phụ thối ngoài đường, không ngờ sau khi đọc kĩ mới thấy, cuốn sách này không chỉ có ích cho những ông chủ nhỏ mà còn hữu ích với cả những ông chủ lớn, thế là anh ta quyết định mua sách về nhà đọc. Tôi xin giải thích một chút, tại sao tôi lại đặt tên cho cuốn sách này là Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ: Theo tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp của Chính phủ, trừ những doanh nghiệp bán lẻ, cho thuê chỗ ở hoặc phục vụ ăn uống thì tất cả những doanh nghiệp có doanh thu dưới 300 triệu tệ một năm đều được coi là những “ông chủ” nhỏ.

Ngoài ra tôi còn nghĩ rằng, doanh thu nhiều hay ít chỉ là một trong các tiêu chuẩn đánh giá về doanh nghiệp vì có những doanh nghiệp tuy làm ăn lớn nhưng cơ cấu doanh nghiệp và phương thức kinh doanh vẫn mang dáng dấp những ông chủ nhỏ, chính vì thế, tôi gọi họ là những ông chủ nhỏ.

Cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ trước đây chủ yếu tập trung vào quản lí tài chính và kiểm soát lưu chuyển tiền tệ. Sau khi xuất bản, rất nhiều độc giả góp ý rằng họ muốn biết thêm về những bí quyết và chiến lược kinh doanh nên tôi đã viết thêm một cuốn sách với nội dung khác biệt, chú trọng vào những kinh nghiệm kinh doanh của tôi cũng như bạn bè, có thể sẽ giúp ích được nhiều hơn cho những bạn trẻ đã và đang dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh.

Trong cuốn sách này, trước tiên tôi nêu ra tình huống, sau đó đi sâu phân tích, đưa ra những luận điểm về những tình tiết quan trọng trong câu chuyện và có đề cập tới những lĩnh vực có thể ứng dụng luận điểm đó. Những câu chuyện mà tôi viết ra không được phân loại theo phương thức quản lí kinh doanh mà dựa theo đặc điểm cách làm của doanh nghiệp. Những câu chuyện mà tôi viết cũng không phải là những câu chuyện quen thuộc từng được đề cập trong giáo trình thương mại, có những câu chuyện sẽ mang hơi hướng “giang hồ” một chút, thậm chí, trước lúc xuất bản, tôi còn phải lược bỏ đi vài chuyện có phần hơi “lách luật” nữa.

Tôi không khuyến khích các bạn “lách luật”, tôi luôn nghĩ rằng để có thể làm nên sự nghiệp một cách quang minh chính đại thì không nên làm những trò “trộm gà trộm chó” không ra gì. Ngay trong cuốn sách này, tôi cũng viết rằng: “Một người có thể làm nên sự nghiệp được hay không, thành đại nghiệp được hay không, phụ thuộc rất nhiều vào cốt cách của người đó, người có nhân cách lớn mới làm nên đại nghiệp.” Để bạn đọc có thể hiểu nội hàm kinh doanh một cách nhanh chóng và sâu sắc hơn, tôi sẽ viết về những suy nghĩ nội tâm của những người làm kinh doanh nhỏ, họ muốn làm gì, lên kế hoạch thế nào để mình vừa có lợi, vừa có thể khống chế

được cục diện, vừa có thể giữ nghề mà lại hạn chế được thủ đoạn của đối phương.

Những nhân vật trong sách đều là những người làm kinh doanh tiêu biểu, họ là những bậc thầy trong việc tạo lợi nhuận cho bản thân. Tất nhiên, tất cả bọn họ đều không phải là kẻ xấu vì không ai ôm tư tưởng “Thà phụ người còn hơn bị người phụ”. Đa số những tình huống trong sách đều là trải nghiệm của chính bản thân tôi và những người xung quanh. Tuy chúng tôi là những người làm kinh doanh, nhưng cũng là những người hết sức lương thiện.

Làm ông chủ đã khó, làm ông chủ nhỏ lại càng khó hơn nữa. Những ông chủ nhỏ đa số đều xuất thân từ tầng lớp bình dân trong xã hội, nên cần phải có sức sống mãnh liệt như cỏ dại vậy, có tồn tại được hay không phải dựa vào may mắn và nghị lực của người đó. Những ông chủ nhỏ không phải là những người đa năng, việc gì cũng làm được, muốn lập nghiệp thì cần phải có tuyệt chiêu “thứ nhất độc đáo, thứ hai dám làm”, và không được cả thèm chóng chán. Những ông chủ nhỏ cũng giống như những “ông trùm” vậy, vừa phải quản lí cấp dưới theo quy định, vừa phải dùng tình nghĩa huynh đệ để đoàn kết mọi người với nhau.

Chuyện về ông chủ nhỏ thì có rất nhiều, rất nhiều chuyện có thể viết thành sách, nếu có thời gian thì tôi sẽ viết thêm cuốn Kinh nghiệm dùng người quản người của ông chủ nhỏNhững tình thế tiến thoái lưỡng nan và thất bại của ông chủ nhỏ để các bạn cùng suy ngẫm.

Cuối cùng, tôi xin được chia sẻ với các bạn một câu nói mà tôi biết khi còn trẻ, đó là: “Nếu đã chọn làm ông chủ nhỏ thì phải biết đương đầu với sóng gió và vượt qua khó khăn.”

TÁC GIẢ

“Cuốn sách này không phải là chuyện bán bánh nướng, bán chân giò xông khói… thế nào cho đắt hàng như nhiều người thoạt tưởng? Thực ra nó là chuyện lên kế hoạch và thực hiện chiến lược kinh doanh để có thể khống chế được cục diện, vừa phát triển nghề, vừa hạn chể được đối thù cạnh tranh của một ông chủ.”

Bình luận
× sticky