Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn

Chương 7: Rồng đất

Tác giả: Thiên Hạ Bá Xướng

Tương truyền thời Nữ Oa và Phục Hy có một cây cổ thụ rất to, rễ cuồncuộn như rồng cuốn, đỏ au như máu, nếu không phải là cây râu rồng nhưtrong truyền thuyết thì thân cây này cũng đã sống rất lâu đời rồi, rễmọc khắp nơi trên núi, phần lớn đã khô héo, còn một số vẫn sống, nó đãhút hết khí, nước, đất trong dãy núi, khiến cho thôn Phi Tiên thiếu nước trầm trọng, không thể trồng trọt chăn nuôi, vật nuôi trên núi tuyệtchủng. Vụ lở núi thời cuối nhà Minh chắc cũng do rễ cây đùn ra ngoài gây nên.

Điếu bát nói: “Hình như cụ Chu có nhắc tới Âm dương đoan công Chu Ngộ Cát lựa chọn dựng thôn Phi Tiên ở đây là để trấn Thổ Long trong ThôngThiên Lĩnh, lúc đó thì cũng không kịp nghĩ Thổ Long là gì, cứ nghĩ cũnglà thứ gì đó như long mạch, giờ xem ra Thổ Long chính là chỉ chỗ rễ câynày.”

Mặt dày nói: “Ông cụ Chu đúng là giống như ông tổ Chu Ngộ Cát củamình thích giả thần giả quỷ, rễ cây thì cứ nói rễ cây, lại còn nói làThổ Long nữa”.

Tôi nói: ” ‘Long’ trong phong thủy không phải là loại rồng cưỡi mâycưỡi gió, ví dụ như long mạch trong những vùng núi, trong long mạch hẳnsẽ có long khí, cũng chính vì Thông Thiên Lĩnh có long khí nên rễ câymới trường sinh bất tử, theo tôi nghĩ, long khí chính là địa khí, lànăng lượng thoát ra từ lòng đất chứ không hoàn toàn là quan niệm mê tín. Nên nếu ví những chiếc rễ cây to có thể đẩy vỡ cả vách núi này là ThổLong thì cũng không có gì là quá lời.”

Mặt dày không quan tâm đến Thổ Long gì hết, anh ta nói: “Nếu trongnúi có ngôi mộ cổ của hoàng thất thì mình tranh thủ vào đó lấy vài thứbảo bối, cũng không uổng công vào đây một chuyến.”

Tôi bật lửa lên soi vào mặt anh ta: “Ông cũng không nhìn lại xem bộ dạng của ông lúc này như thế nào.”

Mặt dày nói: “Nhìn gì mà nhìn, mấy thằng đàn ông ở trần có gì đâu mà nhìn.”

Tôi nói: “Ông đừng có mà nói mê, tưởng mộ thời Hán là đồ hàng mã à?Hơn nữa Thông Thiên Lĩnh chưa chắc đã có mộ cổ, theo bố cục của thôn Phi Tiên và câu chuyện mà cụ Chu kể thì từ ngoài vào trong đều rất nguyhiểm, trước mắt phải thoát thân đã, chuyện kiếm báu vật phát tài gácsang một bên đi.”

Điếu bát gật đầu lia lịa: “Mía không thể ngọt hai đầu, một là mạngsống, hai là tiền, mạng sống vẫn là trên hết. Còn rừng thì lo gì thiếucủi đốt.”

Ba người trần trùng trục, vừa nói chuyện cho đỡ sợ vừa mò mẫm tìmđường ra, trong tay chỉ còn lại một chiếc bật lửa, đi một đoạn lại bậtlên một lần, lọ mọ trong bóng tối không thể nào phân biệt được đông tâynam bắc, cũng không rõ chiếc bật lửa còn dùng được bao lâu, chúng tôi cứ vậy đi theo địa hình trong động, rồi bỗng trước mắt xuất hiện một cỗquan tài, một nửa bị chôn sâu trong gốc cây đã chết khô.

Mặt dày tiến lên đẩy nắp quan tài, anh ta nghiến răng nghiến lợi mộtlúc mà nắp quan tài vẫn không động đậy, cứ như người chết ở bên tronggiữ lại không cho mở ra vậy.

Điếu bát sờ thấy đây là một cỗ quan tài bằng đá, bên trên phủ một lớp rêu đã chết khô, có thể sờ thấy những hoa văn khắc trên quan tài.

Tôi lấy tay che ngọn lửa, tiến lên phía trước xem xét. Hoa văn trênquan tài thể hiện nội dung rất rõ ràng, có hình ảnh một vị tướng quânmình mặc áo giáp, cưỡi ngựa, đang dương cung bắn chết một con mãnh hổ,bên cạnh có một con vượn già đang cúi đầu bái lạy. Trước đây nghe kể, Âm dương đoan công Chu Ngộ Cát đi đến vùng núi này gặp một con vượn taydài, con vượn đó như hiểu được tiếng người, đã đến bái lạy trước ngựacủa ông, dẫn ông đến một sơn cốc sâu trong rừng, bỗng ở đâu chạy đến một con hổ hết sức hung ác, cắn chết con cháu của bầy vượn, Chu Ngộ Cátgiương cung bắn chết con hổ, để báo đáp lại công ơn của Chu Ngộ Cát, con vượn già đã dẫn ông đi xem bộ Thiên thư được cổ nhân khắc trên váchnúi, từ đó ông thông thạo thuật âm dương. Những hình thù và hoa văn khắc trên nắp quan tài chính là mô tả lại điển tích Chu Ngộ Cát bắn hổ, được Thiên thư, hiển nhiên đây chính là chủ nhân thôn Phi Tiên – Chu NgộCát.

Lúc này, ngọn lửa lay động, lúc tỏ lúc mờ chỉ còn là ánh sáng le lóinhỏ như hạt đỗ tương, xem chừng gas sắp cạn. Tôi nhìn thấy chiếc đế nhôra hai phía bên quan tài, trông như là đĩa đèn dầu, thổi lớp bụi dày bên trên, bên dưới là đèn đối bằng dầu cá, tôi gọi hai người kia lại, tìmnhững sợi dây leo khô tết lại thành bó chặt, rồi nhúng vào chỗ dầu cá.Loại dầu này không sợ ướt, chúng tôi thắp lửa vào đầu đã nhúng dầu thành những ngọn đuốc, hai bó buộc vào làm một, hang động tối đen bỗng chốcsáng hẳn, nhưng tôi lại có cảm giác bất an hơn hẳn lúc còn mò mẫm trongbóng tối, nghĩ thầm trong bụng: “Tại sao với thành lũy tầng tầng lớp lớp trấn áp còn chưa đủ, đến lúc chết vẫn phải dùng quan tài của Chu NgộCát chắn ở đây?”

2

Mặt dày hận người đã bày trận đồ bát quái trong thôn Phi Thiên, anhta nhặt một cục đá ném mạnh vào chiếc quan tài bị chôn một nửa vào gốccây kia.

Điếu bát lấy lại chiếc bật lửa trong tay tôi, quay đầu lại nhìn thấyhành động của Mặt dày thì lấy làm lạ: “Đừng có làm gì quá đáng, cậukhông muốn mua lại đồ cổ trong thôn nữa à? Hơn nữa Âm dương đoan côngChu Ngộ Cát lúc sinh thời có thể sai thần khiến quỷ, con cháu ông ta đời đời sung túc, đến giờ vẫn chưa tuyệt tự, xem ra không thể thất lễ được, muốn sống để ra khỏi chỗ này còn phải cầu ông ấy phù hộ cho chúng tađấy.”

Mặt dày vẫn không phục: “Chẳng cần biết cái ông Chu Ngộ Cát bản lĩnhthế nào, giờ ông ta cũng chết rồi. Hơn nữa dựa vào đâu mà dân của ông ta đánh lén tụi mình được còn mình thì không được động đến quan tài củaông ta chứ. Mình cứ chơi lại, xem ai xấu hơn ai.” Nói rồi vẫn tiếp tụclấy đá nện vào quan tài, nhưng cỗ quan tài đá đó hết sức kiên cố, hắnnghiến răng gõ một lúc mà chẳng ăn thua gì, nhưng khe hở giữa rễ cây vàquan tài thì bắt đầu chảy ra thứ nước bùn màu vàng.

Bùn dưới quan tài cứ tuôn ra không ngớt, chốc lát đã lấp đầy chỗ khethông với đáy giếng, Điếu bát hốt hoảng hô lên: “Nước ở đâu ra mà lắmthế này?”

Tôi cũng hốt hoảng không kém, theo ánh sáng của ngọn đuốc, tôi pháthiện ra hình dáng quan tài Chu Ngộ Cát rất quái dị, vội hét to lên vớiMặt dày và Điếu bát: “Không được động vào quan tài, chính nó là vật trấn long mạch của Thông Thiên Lĩnh đấy.”

Hai người đó nghe nói vậy đều ngẩn ra: “Quan tài trấn long mạch nghĩa là gì?”

Tôi giải thích: “Quan tài có hình dạng trên to dưới nhỏ gọi là Trảmlong đinh, bên trong Thông Thiên Lĩnh dày đặc rễ cây, vừa khéo chắnngang long mạch vùng này, còn cỗ quan tài của Chu Ngộ Cát giống nhưchiếc đinh đóng vào long mạch và chắn ngay cửa miệng mạch nước ngầm,khiến cho cây chết khô, nên Thông Thiên Lĩnh mới không xảy ra lở núinữa.”

Mặt dày hỏi: “Thông Thiên Lĩnh có bị lở núi hay không thì liên quan gì đến Chu Ngộ Cát chứ?”

Tôi giải thích: “Năm xưa khi lở núi thì người dân nhìn thấy xác chếtbiết bay, ngày nay không ai còn biết sự việc đó cụ thể là thế nào, nhưng việc quan tài của Chu Ngộ Cát chắn ở đây chắc chắn có liên quan đếnviệc đó.”

Giọng Điếu bát run run: “Ý cậu nói là… trong núi có phi cương?”

Tôi nói: “Tôi cũng không biết, nói chung tốt nhất đừng động vào quan tài của Chu Ngộ Cát.”

Điếu bát nói: “Đúng, giữ mạng sống là trên hết, nếu không mình đừngđi vào trong núi nữa…” Anh ta đang bàn lùi, nhưng đường về đã bị bùnđất lấp mất rồi, mà nước vẫn không ngừng chảy, cứ đứng mãi ở đây cũngkhông ổn, chỉ còn cách đi sâu vào bên trong thôi, Điếu bát cuống quá cứloay hoay mãi, vô tình phát hiện một đầu huyệt động có chỗ tấp đầy những tảng đá, có thể gốc cây cổ chưa chết hẳn, những khe đá có phần lỏnglẻo, có chỗ đủ để một người lách qua, chắc là có thể đi vào trong lòngngọn núi.

Từ cuối đời Minh, khi ngọn núi nứt ra rồi khép lại thì xung quanhThông Thiên Lĩnh chưa từng có người nhìn thấy phi cương, nên chưa chắcphía trước đã có lối ra ngoài. Nhưng lúc này chúng tôi không nghĩ đượcnhiều như vậy, đi vòng qua quan tài của Chu Ngộ Cát, trèo vào những kheđá, ngọn đuốc trên tay vẫn chưa tắt chứng tỏ nơi đây không khí có thểlưu thông, đến lúc này chúng tôi không tin trong Thông Thiên Lĩnh có mộcổ nhà Hán nữa, cũng không thể tưởng tượng được nơi đó sẽ thế nào, cónhững thứ gì.

Điếu bát nói: “Tôi chỉ nghĩ gì nói nấy thôi, hoàn cảnh rơi xuốnggiếng cạn của chúng ta cũng hơi giống ‘Bầu trời trong miệng giếng’ đấynhỉ!”

Mặt dày nói: “Có mà giống ếch ngồi đáy giếng thì có.”

Tôi nói: “Bầu trời trong miệng giếng cũng chỉ là một truyền thuyếtthôi. Tương truyền có một người tiều phu bị rơi vào một cái giếng nhưngmay không chết, có điều không thể trèo lên được, may mắn tìm ra được một khe nứt nơi thành giếng, liền đi sâu vào bên trong, sau khi đi ngoằnngoèo một lúc lâu, không rõ là đã đi bao xa, bỗng tới một thung lũngphong cảnh hữu tình, hoa thơm chim hót, ở đó anh ta đã gặp các vị tiên,được cho thuốc tiên. Câu chuyện này sau đó được truyền trong dân gian và trở thành điển tích.”

Mặt dày vỡ lẽ: “Ừ! Anh em ta rơi xuống giếng ở Tổ miếu khu bảo thànhnày, cũng lọ mọ trong này đã lâu rồi, nếu không kiếm được món gì đó chora hồn thì có phải là phí mất lần xuống giếng này không.”

Ba người vừa đi vừa nói chuyện, chẳng mấy chốc đã vào đến lòng núiThông Thiên, trong này rộng rãi, tôi đứng thẳng người nhìn xung quanh,rễ cây đã chết khô trông như những con rắn bò dưới đất, trong động phủmột lớp bụi dày, khắp nơi đều là những đám rêu dày đặc nhưng cũng đềuchết khô, phía trên mờ ảo có chút ánh sáng tựa như ánh mặt trời chiếuxuống. Điếu bát tưởng rằng phía trên có khe nứt thông ra bên ngoài, anhta bị nghiện nặng, chỉ muốn mau chóng ra ngoài để tìm thuốc hút, thế làanh ta vội vàng đu lên những cành dây leo để trèo lên trên. Tôi sợ anhta trượt chân ngã xuống thì gay nên gọi Mặt dày đi theo. Tôi vẫn thấy có chuyện gì đó không ổn, nhưng cũng không giải thích được là không ổn ởđiểm nào. Điếu bát thấy tôi còn chần chừ thì giục: “Số anh em mình vẫnchưa phải chết, theo lối này leo lên thể nào cũng có đường ra.” Tôi trảlời: “Không đúng, giờ này là nửa đêm rồi, sao lại có ánh sáng chiếu vàotrong lòng núi được.”

3

Điếu bát nghe nói cũng ngẩn người ra, thời gian không đúng thật, lúccùng cậu Ngốc ở Tổ miếu thì trời vừa tối, từ lúc bị rơi xuống giếng rồimò mẫm trong lòng núi tới giờ thì cũng chỉ tầm nửa đêm, còn lâu mới tớilúc trời sáng.

Tôi nhìn thấy phía trên như có một vầng sáng, nhưng vì xung quanh quá tối, lại có nhiều cành dây leo che phủ nên nhìn không rõ đó là thứ gì.

Mặt dày nói: “Đêm tối thì cũng có ánh trăng mà, kiểu gì thì vòm độngcũng không thể tự sáng lên được, sắp tới đỉnh rồi đấy, không lẽ cậu định quay về theo đường cũ.”

Tôi với Điếu bát nghĩ cũng phải, đã tới nước này rồi cứ phải đi thôi, xem đó là cái gì.

Trong lòng núi toàn là rễ cây khô, bên ngoài là vách núi, hàng trămrễ cây to khủng khiếp mọc dọc theo vách động, chúng tôi trèo qua nhữngrễ cây đó lên phía trên, khắp người bị rễ cây cào xước. Mặt dày sơ ýtrượt chân bong một tảng rêu khô, lộ ra hoa văn được khắc trên thànhđộng, hình như là hình vẽ một đoàn người đang xếp hàng, nét khắc thô sơ, đơn giản, kỳ lạ ở chỗ những người này đều có thêm một con mắt dọc giữatrán, xung quanh còn có những miếng vỡ sành sứ, bên trên đều có họa tiết người ba mắt.

Điếu bát kêu lên kỳ lạ: “Tranh đá và miếng vỡ sành sứ trong động này có niên đại còn lâu hơn cả thôn Phi Thiên.”

Mặt dày nói: “Cuối thời Minh đến nay… mà còn chưa đủ lâu à?”

Điếu bát nói: “Hai ba trăm năm thì cũng như cái búng tay thôi, xem ra những bức tranh đá này cũng phải đến hai nghìn năm tuổi rồi.”

Mặt dày hỏi: “Thời đó có người ba mắt à?”

Tôi lắc đầu: “Thời nào thì cũng không có, từ xưa đến giờ con ngườilúc nào chẳng hai mắt một mũi, ngoại trừ Mã vương gia và Nhị lang thần.”

Điếu bát vỡ lẽ vỗ đánh bốp vào đầu nói: “Ôi giời, các cậu đoán xem tôi nghĩ ra cái gì rồi?”

Tôi nói: “Đầu anh có mọc trên người tôi đâu mà tôi biết được anh đang nghĩ gì.”

Điếu bát trả lời: “Những họa tiết trên sành sứ đều là người ba mắtcả, lại xuất hiện ở Thông Thiên Lĩnh này, tự nhiên làm tôi nhớ đến tíchnước ‘Tấn diệt Cừu Vưu’. Cừu Vưu các cậu biết chứ? Còn gọi là Cừu Thủ,đó là một nước ở vùng biên Trung Nguyên, trước đây tôi từng xem qua đồsứ của họ, họa tiết trên đó cũng toàn là người ba mắt, đây cũng có thểlà đồ của họ để lại.”

Mặt dày nói: “Người Cừu Vưu à… chưa nghe thấy bao giờ, giờ còn tồn tại nữa không?”

Điếu bát trả lời: “Đã bị nước Tấn tiêu diệt từ lâu rồi, hai nghìn năm trước khi nước Tấn diệt Cừu Vưu, do thế núi hiểm trở, đại quân khôngvào được bên trong liền đúc một chiếc chuông đồng thật to, nói dối rằngđể tặng quân vương Cừu Vưu. Quân vương Cừu Vuu không hề nghi ngờ, vuimừng nhận quà, còn cho người sửa đường làm lễ đón chuông, đến khi đườnglàm xong thì nước Tấn đưa quân đến diệt Cừu Vưu.”

Tôi nghĩ thầm trong bụng: “Điếu bát kiếm cơm bằng nghề này có khác,nếu không có những kiến thức đó thì làm sao mà trụ lại trong nghề nàyđược. Cho dù tích nước Tấn diệt Cừu Vưu này có chính xác hay không, thìnơi đây cũng tương tự như một Cừu Vưu, đã bị diệt vong từ lâu rồi. Thông Thiên Lĩnh không lẽ có mộ của người Cừu Vưu thật, nếu không thì sao ởđây lại xuất hiện nhiều tranh đá và đồ sành sứ như vậy, nhưng lại khôngthấy hài cốt, không lẽ đều chôn ở dưới đáy động. Nghĩ đến đây, tôi bấtgiác nhìn xuống dưới chân, ánh đuốc chỉ soi được một diện tích nhỏ,trong lòng động rộng lớn như vậy không tài nào nhìn rõ được.”

Điếu bát nói: “Không thấy xác chết cũng không có gì lạ, cho dù trongđộng có quan tài xác chết thì giờ cũng hóa thành đất hết rồi.”

Tôi thấy cũng có lý, lấy dũng khí tiếp tục tiến lên phía trước, pháthiện mảnh sành sứ trong động không phải là ít, đủ các thể loại họa tiếtngười và thú, đồ vật hình dáng đơn giản, thô sơ, họa tiết người rất dễnhận và chủ yếu vẫn là người ba mắt. Nhiều đồ tùy táng và tranh đá nhưvậy, chứng tỏ rằng lòng động là một ngôi mộ cổ, cương thi thời cuối nhàMinh chẳng lẽ là do xác chết trong động biến thành? Xác chết xảy ra thibiến như vậy có liên quan gì đến rễ cây rồng trong động không?

Mặt dày hỏi Điếu bát: “Phi cương là thứ gì vậy? Là người chết biết bay à?”

Điếu bát nói: “Theo cách nói mê tín của người xưa, những cương thi để lâu trong mộ sẽ biến thành yêu quái, có thể thở, đi lại nhẹ như gió, đó là phi cương. Nhưng cũng chỉ những người dân ít học ở nông thôn thì mới tin vào những thứ này, anh cậu lăn lộn trong giang hồ nhiều năm chưatừng thấy yêu ma quỷ quái bao giờ…”

Anh ta mới nói đến đây, bỗng có trận âm phong mang theo một mùi hôithối thổi đến, ngọn đuốc suýt chút nữa bị tắt, tựa hồ như có một vật gìđó bay ngang qua, Điếu bát sợ quá ngã bệt xuống đất, kêu lên: “Phi cương ở Thông Thiên Lĩnh!”

4

Tôi và Mặt dày thấy tình hình bất ổn, cùng giơ cao ngọn đuốc về phíacơn gió âm kia, trong ánh sáng mờ ảo của ngọn đuốc, một khuôn mặt ngườichết đã khô đét hiện ra lơ lửng trong không trung, khuôn mặt thì giốngnhư cương thi, màu da đỏ, hai hốc mắt sâu hoắm, miệng phát ra tiếng kêu”khè khè” khó nghe hơn cả tiếng mèo kêu đêm, cổ nó rất dài cứ lắc lưkhông ngừng mang theo từng trận gió âm.

Mặc dù trước đó đã được cụ Chu kể về lai lịch của thôn Phi Thiên,nhưng vốn nghĩ trước đây người dân nhìn thấy loại cầm thú nào đó, chứtrên đời làm gì có phi cương. Phần lớn những chuyện về cương thi mà dânđào trộm mộ vẫn kể đều ở vùng Hoàng Hà nước sâu đất dày, mà đó cũngkhông hẳn là xác chết biết đi, chỉ do chôn sâu nên xác chết nhiều nămkhông phân hủy, tóc và móng tay vẫn tiếp tục mọc dài ra, nên khi bật nắp quan tài lên trông bộ dạng của xác chết rất đáng sợ, còn chuyện xácchết đi lại chỉ là người nói thì nhiều mà người gặp thì ít, cuối cùng có hay không cũng không thể biết chính xác. Theo lời các cụ, những xácchết hàng trăm năm mà biết đi thì gọi là Bạt, nghìn năm thì gọi là Hống. Bạt mọc tóc trắng hoặc tóc đen, Hống mọc tóc đỏ. Chỉ có Phật tổ mới cóthể trấn áp được Kim mao Hống. Phi cương từ cổ chí kim lại càng kiếmthấy, đúng như Điếu bát nói, chỉ là cách nói mê tín của người xưa màthôi, không thể tin được. Cũng giống như người xưa thấy nhật thực thì cứ nghĩ rằng thiên cẩu đang ăn mặt trăng, thực ra chỉ là vấn đề kiến thứcmà thôi. Không chừng người dân nhìn thấy những con chim lạ ở trong rừngsâu lại cho rằng đó là phi cương. Không ngờ, chúng tôi lại gặp phi cương ở đây, cả ba gần như cứng đơ người, không đủ bình tĩnh để phân tích sao cương thi lại có thể bay được, huơ ngọn đuốc trong tay vài phát, rồitiếp tục chạy về phía ánh sáng ở đỉnh động, hi vọng phía đó có lối thoát cho chúng tôi chạy ra khỏi nơi này.

Điếu bát bình thường nói lý nói lẽ, đến lúc xảy ra chuyện thì nhátnhư thỏ đế, giờ phút này anh ta chỉ lo chạy thoát thân, hận một nỗikhông mọc thêm vài cái chân nữa để chạy cho nhanh, quên cả đang ở tronglòng động, rễ cây chi chít, anh ta vấp ngã dúi dụi, mồm miệng be bétmáu, còn gẫy mất hai cái răng cửa.

Phi cương sợ lửa, vẫn do dự không dám tiến lại gần, một tay tôi đỡĐiếu bát dậy, một tay huơ huơ bó đuốc ra phía trước, bó đuốc đã cháy gần hết, bất ngờ dưới chân bị một lực gì đó vồ lấy khiến tôi ngã lăn ragiữa đống rễ cây, tôi buông bó đuốc ôm vội vào một chiếc rễ cây gần đó,Điếu bát thì đã sợ chết khiếp rồi nào còn tâm trí mà cứu tôi, điều không ngờ là Mặt dày rất trượng nghĩa đã chạy tới đỡ tôi lên một chiếc rễcây, tôi kéo theo Điếu bát đã mềm nhũn cùng với Mặt dày cố leo lên chỗcao nhất của huyệt động. Bên trong lòng núi Thông Thiên Lĩnh, khắp nơidày đặc rễ cây khô, bên ngoài là thành núi dày hàng trăm mét, đứng bêndưới lòng động nhìn lên thấy có ánh sáng, nhưng khi lên gần đến nơi mớithấy đó là những vật tròn tròn màu trắng giống như những chiếc đèn lồng, cả ba chúng tôi trợn mắt nhìn như đều muốn hỏi: “Đó là thứ gì?”

Lúc này ngọn đuốc trong tay Mặt dày cũng sắp tắt, ngọn gió âm lại nổi lên, phi cương liền bay đến để vồ người. Nhờ vào ánh sáng trên đỉnhđộng, tôi thấy xung quanh có tới ba đến năm con phi cương, cứ như bầychuồn chuồn mọc ra từ trong động vậy. Điếu bát gần như sợ vỡ cả mật, nằm bẹp dưới đất tay ôm đầu run như cầy sấy, mồm luôn miệng niệm Phật tổphù hộ. Tôi không cam tâm buông tay chịu chết, ngặt nỗi giờ trần nhưnhộng, tay không tấc sắt, trong lúc vội vàng tháo luôn đôi giày dướichân ném thẳng vào con phi cương đang bay về phía tôi. Mặt dày vốn tínhhay giao chiến, giờ tình thế khẩn cấp, cầm lấy bó đuốc ném về phía bọnphi cương, chỉ nghe phịch một tiếng rơi trúng mặt một con. Nó ré lên,lùi lại phía sau chạy trốn, nhưng vì Mặt dày ném quá mạnh, bó đuốc baythẳng lên phía trần động chạm vào đám đèn lồng trắng, thực ra đó là mộtlớp kén khô dễ cháy, gặp lửa liền cháy rực lên, lan sang cả đám rễ câybên cạnh.

Đám lửa rực lên bất ngờ, có một số con phi cương không tránh kịpgiống như thiêu thân gặp lửa, thành một ngọn đuốc sáng rực lăn xuống đáy động, tứ bề trong động đều bén lửa, chúng tôi ở phía trên cũng không có nơi để nấp, hơi nóng ngày một mạnh hơn, thấy như tóc trên đầu chúng tôi cũng chuẩn bị bốc cháy tới nơi rồi, mồm miệng khô rát, cảm giác mỡ đang chảy qua lớp da, chúng tôi chắc mẩm sẽ chết ở chốn này: “Bị kẹt tronghang động, lên trời không lối, xuống đất không đường, chắc sẽ thành vịtquay mất thôi.”

5

Đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc, bỗng thấy trên đỉnh động một luồngánh sáng chiếu xuống, một người to béo đu trên sợi dây thừng đang xuốngdưới động, chính là cậu Ngốc đã đẩy chúng tôi xuống giếng, cậu ta khôngnói lời nào, cắp lấy Điếu bát leo lên, động tác nhanh nhẹn không khác gì những chú khỉ.

Tôi và Mặt dày trong lúc tuyệt vọng thấy có cứu tinh xuất hiện cũngquên luôn món nợ cũ với cậu Ngốc, nhanh chóng theo cậu ta đu dây thừngthoát ra khỏi hang động. Đám rễ cây khô trong Thông Thiên Lĩnh bị cháykhiến đất đá rơi xuống ầm ầm, ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy sâu vào bêntrong. Lúc chúng tôi trèo lên được đỉnh núi thì vừng đông cũng vừa hửng, gió núi thổi ù ù lạnh ngắt, cụ Chu cũng ở trên núi, chính ông cụ đưacậu Ngốc tới cứu chúng tôi. Ba đứa nhìn thấy cụ Chu và cậu Ngốc thì cơntức giận lại trỗi dậy nhưng vì trên người không có mảnh vải che thân, bộ dạng tệ hại hết mức nên có gì thì cũng đành để quay lại thành rồi tínhsau.

Cậu Ngốc cõng cụ Chu, dẫn đường cho chúng tôi xuống núi, về lại thônPhi Tiên, lấy nước cho chúng tôi tắm rửa, rồi lại tìm mấy bộ quần áo cũcho chúng tôi mặc, sau đó cả đám vào trong phòng cụ Chu. Lúc này, ông cụ mới kể cho chúng tôi nghe đầu đuôi câu chuyện. Vốn ở Thông Thiên Lĩnhcó cây rồng, long khí rất vượng, nếu thi thể được chôn ở đây thì nghìnnăm không bị phân hủy, là một mảnh đất phong thủy rất tốt. Thời Xuân Thu Chiếc Quốc, nơi đây từng có mộ cổ của người Cừu Vưu, bên trong cây rồng có loại trùng râu đỏ được người Cừu Vưu gọi là rồng đất, thờ phụng nhưthần. Nghe nói loại ấu trùng này sẽ nhả tơ làm kén trên cương thi, xácchết được bao bọn kỹ nhiều năm sẽ hồi sinh trở lại. Năm xưa có cương thi bay ra bên ngoài, vừa vặn lúc Âm dương đoan công Chu Ngộ Cát đi ngangqua bắt gặp, thấy đây không phải là người chết hồi sinh mà do bọn trùngrâu đỏ mượn xác chết làm tổ để sinh ấu trùng, thấy chúng bay ra để hạingười liền ra tay diệt trừ rồng đất, hiềm nỗi trong động có nước khôngvào được, cũng không thể dùng phép lửa. Chỉ còn cách xây thôn bát quáichặn phía ngoài chỗ nứt của ngọn núi, sau đó còn lệnh cho con cháu saunày ông chết thì dùng quan tài của ông để trấn long mạch, đợi khi mạchnước trong núi cạn, cây rồng chết khô thì xuống đốt hết kén của rồng đất để trừ hậu họa.

Tối qua vì quá chén mà say bí tỉ, đến khi tỉnh dậy không thấy bangười đâu, hành lý vẫn còn trong phòng, sợ mọi người đi lạc lỡ kẹt trong thôn thì nguy, cụ liền gọi cậu Ngốc tới hỏi chuyện, nghe cậu ta khuachân múa tay kể lại mới biết chuyện mọi người tới Tổ miếu đã động tớigiếng phong thủy của thôn không được tùy tiện mở ra, cậu Ngốc vì thấymọi người định mở nắp giếng nên mới đạp cả ba người ngã xuống dưới. CụChu nghe kể thì thất kinh, sợ là sẽ xảy ra án mạng, bảo cậu Ngốc xuốnggiếng xem sao, không thấy xác chết ở dưới, lại thấy nước giếng đầy trởlại đoán là ba người đã vào Thông Thiên Lĩnh, vội gọi cậu Ngốc lên núimở cửa động đã bị phong tỏa hơn hai trăm năm nay, kịp thời cứu mọi người ra ngoài. Cũng may địa khí trong lòng Thông Thiên Lĩnh đã tan hết, gốccây đã chết hẳn, nếu không thì hậu quả khôn lường.

Mặt dày nghe kể thì bất bình: “Chúng tôi có gây sự với ai đâu chứ,khi không bị cậu Ngốc đá cho xuống giếng, nếu không phải chúng tôi caosố thì giờ này chắc đã toi rồi, chuyện lớn như vậy mà chỉ định vài câunói để cho qua hết à?”

Cụ Chu lại nói: “Chúng tôi cứ phải canh giữ ở đây là để chờ tới khicây rồng chết hẳn, nhưng đã bao năm qua chẳng ai dám xuống dưới đó đểthám thính tình hình, ba vị tráng sĩ lần này xuống động đã đốt hết đámkén của rồng đất, đây cũng chính là do tổ tiên linh thiêng phù hộ, người dân thôn Phi Tiên chúng tôi rất biết ơn các cậu.”

Điếu bát lên tiếng: “Có tấm lòng đó là đã đủ. Cũng nói thật với cụ,chúng cháu là dân buôn đồ cổ, chuyến này đi cũng không dễ dàng gì, nửađường lật xe, giờ đến cái quần cũng không có mà mặc. Vừa rồi đã giúpthôn ta một việc lớn như vậy, cụ cũng không nỡ để chúng cháu về taykhông chứ ạ. Xem trong thôn có đồ gia bảo gì đó cụ có thể lấy ra vài thứ cho chúng cháu xem được không, chỉ cần là đồ có giá trị, chúng cháu sẽmua, tuyệt không để cụ phải thiệt.”

Ông lão lại nói: “Thôn chúng tôi cũng có đến 300 tuổi rồi, nhưng ởchốn rừng sâu núi thẳm này, có thứ gì lọt vào mắt ba cậu được, trước đây thì cũng có cổ vật do tổ tiên để lại thật, nhưng mấy năm khô hạn đóikém đều mang đi đổi lương thực cả rồi.”

Nghe cụ Chu nói đem cổ vật đi đổi lương thực, chúng tôi tiếc đứtruột, vì trông cụ thật thà chất phác không thể nói dối. Điếu bát vẫnchưa hết hy vọng: “Bộ ghế trầm hương còn trong thôn không cụ?” Cụ Chunói: “Bộ ghế đó cũng không còn nữa, thế này đi, các cậu cứ xem trongthôn còn món gì nữa thì các cậu cứ lấy, trừ đồ trong Tổ miếu ra thì lấythứ gì cũng được, không cần tiền, cứ coi như tôi cảm ơn các cậu.”

Từ khi vào phòng của cụ Chu, tôi đã để ý đến món đồ sứ có hình vuôngnhư kiểu tượng một con vật, đầu tròn, đuôi tròn, móng cong. Nó được đặttrong góc nhà, bụi bẩn không bắt mắt chút nào, nhưng tôi thấy như mìnhđã nhìn thấy thư như vậy ở đâu đó, tôi hỏi cụ Chu: “Cái kia là gì vậycụ?” Ông cụ hơi ngạc nhiên, trả lời: “Là chiếc gối.”

6

Tôi nghĩ lại đúng là không sai, là chiếc gối sứ. Trong ngôi mộ cô gái người Khiết Đan cũng có một chiếc gối sứ hình động vật như vậy, chẳngtrách tôi thấy quen quen.

Ông cụ Chu sai cậu Ngốc mang chiếc gối lại đặt trên bàn, dùng khănướt lau sạch lớp bụi, bốn phía của chiếc gối đều có hoa văn chi chít.

Mặt dày chẳng hiểu gì, hỏi tôi: “Gối cũng chỉ để dùng khi đi ngủ thôi mà, đúc hình động vật làm gì nhỉ?”

Tôi giải thích: “Trước đây do mê tín mà người dân nghĩ rằng đêm ngủmà hay gặp ác mộng là liên quan tới ma quỷ, gối hình động vật có thể xua đuổi tà ma, giúp chủ nhân ngủ ngon lành hơn.”

Điếu bát thì luôn mồm khen đẹp: “Chiếc gối này hay đấy, mỗi mặt củanó đều vẽ ba giấc mơ, mọi người xem, đây là Trang Tử mộng hồ điệp, đâylà Lý Bạch ban ngày nằm mơ du ngoạn núi Thiên Lão, đây là Đường MinhHoàng mơ du ngoạn Quảng Hàn Cung, đây là Triệu Giản Tử mơ du ngoạn QuânThiên, đây là Tần Thủy Hoàng mơ giao chiến với Hải thần, còn có Lâmxuyên tứ mộng, Mẫu đơn đình, Hàm Đan mộng, Nam Kha mộng, Tử Thoa ký…”

Cụ Chu giải thích: “Chiếc gối này gọi là gối âm dương, trên gối vẽ về mười giấc mơ, đó là mười giấc mơ nổi tiếng nhất từ xưa đến nay, trongđó còn ẩn chứa những huyền lý thiền cơ của đạo Phật, ví dụ như ‘Trang Tử mộng hồ điệp’ ý ám chỉ thật giả khó lường, ‘Hàm Đan mộng’ kể về câuchuyện chàng Lư Sinh vào ở trọ trong một điếm quán, trong lúc đợi tiểunhị nấu cháo ngủ lúc nào không hay, trong giấc mơ Lư Sinh thấy mình trải qua cuộc sống vinh hoa phú quý sinh lão bệnh tử, tỉnh dậy thấy cháo vẫn chưa chín, từ đó thấu rõ hồng trần, ngộ đạo thành tiên.”

Điếu bát cũng lăn lộn chốn chợ âm phủ nhiều năm, anh ta không làmnhững vụ buôn bán lớn nhưng cũng học được nhiều thứ, từ đời Tống, gốm sứ rất thịnh hành ở dân gian, ở những lò gốm thông thường hoặc lò nổitiếng đều có, nhưng loại gối âm dương này thì lần đầu nhìn thấy, trướcđây cũng chưa từng được nghe, anh ta phỏng đoán chiếc gối này xuất hiệnkhoảng cuối đời Minh, vì trong đó có hình Lâm xuyên tứ mộng, bắt đầu từđời nhà Minh mới có. Chiếc gốm được nung ở lò gốm thường nhưng chấtlượng không kém gì các lò nổi tiếng, trên đó còn có hình mười giấc mơ,kiểu gì cũng là hàng độc, anh ta ôm khư khư trước ngực không chịu bỏxuống, hỏi thăm ông cụ Chu về lai lịch chiếc gối là do tổ tiên truyềnlại hay đào được trong núi?

Cụ Chu trả lời: “Chiếc gối này là do tổ tiên để lại. Âm dương đoancông Chu Ngộ Cát giỏi về giải mộng, nên đã để lại chiếc gối này, khôngthể xem thường chiếc gối cũ kỹ này, tuy không phải là đồ gốm ở lò nungdanh tiếng, nhưng không thể có cái thứ hai như nó đâu, nếu các cậu không chê thì cứ cầm về.”

Điếu bát do dự: “Trong thôn không còn thứ gì có giá hơn chiếc gối này ạ?”

Mười giấc mơ trên chiếc gối, Mặt dày chưa từng nghe nói bao giờ, tôicũng chỉ biết chừng một nửa nên chỉ ngồi im một bên lắng nghe, không nói được câu nào. Nhưng nghe cụ Chu kể một lúc, lại thấy hai đầu chiếc gốilà phần đầu và phần đuôi của con vật, hai bên thành và phía trên mỗi bên đều có ba giấc mơ, tất cả là chín giấc mơ, còn giấc mơ cuối cùng chắclà ở phía dưới chiếc gối. Ngoài những giấc mơ của Trang Tử, Thiên LãoSơn, Quảng Hàn Cung, Quân Thiên mộng, Hải Thần mộng và Lâm Xuyên mộng ra thì giấc mơ thứ mười cụ Chu không hề nhắc tới, lại được vẽ phía dướigối, rất là bất thường. Tôi bảo Điếu bát lật chiếc gối lên, chỉ thấy mặt dưới có hình một thành trì, phòng ốc nghiêm ngặt, phía dưới hồ còn cómột cung điện, nhưng không phải trong thành, phía trước cung điện cótượng người đá và ngựa đá đứng quay mặt vào nhau, phía trước đường vàocó một tấm bia đá rất lớn được con bí hí cõng trên lưng, tựa như lăng mộ hoàng tộc.

Mặt dày hỏi Điếu bát: “Đại ca, đây là giấc mơ gì vậy?”

Điếu bát trợn mắt lên nghiên cứu một lúc, nét mặt thể hiện rõ sự ngạc nhiên: “Cái này… chưa nhìn thấy bao giờ… làm gì có lăng mộ hoàngtộc ở dưới nước nhỉ?”

Tôi cũng chưa từng nghe thấy có một thành trì nào nằm dưới nước cả,nếu thế chẳng phải có bao nhiêu người bị chết đuối sao, còn lăng mộ dưới đáy hồ thì càng chưa nghe nói bao giờ.

Cụ Chu nói: “Hồ này là có thật, theo như tổ tiên của chúng tôi truyền lại, đây là giấc mơ của Âm dương đoan công về sự việc chiếc hồ bị lấp.”

7

Tôi hỏi: “Cụ có thể kể cho chúng cháu nghe được không, đúng là có cả thành trì bị chìm dưới đáy hồ thật ạ?”

Điếu bát và Mặt dày cũng đồng thanh: “Đúng đấy, chúng cháu cũng muốn nghe.”

Ông cụ Chu kể: “Chuyện dài lắm, các cậu mới thoát ra từ Thông ThiênLĩnh, còn chưa ăn gì, chắc đói lắm rồi, tôi đi nấu cái gì ăn đã, vừa ănvừa nói chuyện.” Nói rồi ông cụ tất tả đi làm mấy bát mì, cậu Ngốc cũngăn cùng, cả hội quây quần lại nghe ông cụ kể chuyện.

Cụ Chu kể, cuối đời Minh, khi Chu Ngộ Cát vẫn còn làm quan trongtriều, chưa ẩn cư ở thôn Phi Thiên, ông trấn giữ ở khu vực hồ HồngTrạch, thành Tứ Châu, lưu vực sông Hoài. Thời đó hồ vẫn chưa rộng nhưbây giờ, địa thế vùng đó chín núi mười tám sông, nhiều núi nhiều nước.Thành Tứ Châu thời xưa vốn là nơi trọng yếu, bị nhiều nơi tranh giành,thời Minh nhiều lần bị bọn thảo khấu tấn công nên thành được xây dựngrất kiên cố. Khi Âm dương đoan công điều binh tới thành Tứ Châu từng gặp một cơn ác mộng, ông nằm mơ thấy hai con rồng ở sông Hoàng và sông Hoài đánh nhau khiến Tứ Châu chìm trong biển nước, nhà cửa thành trì đềuchìm sâu trong nước, quân và dân đều làm mồi cho cá. Ông vội trình tấutriều đình di dời quân dân vùng Tứ Châu để tránh nạn về sau.

Hiềm nỗi trong triều có gian thần xàm tấu, triều đình không thèm để ý đến tấu trình của ông. Phần khác, quân dân thành Tứ Châu cũng không tin lời ông nói, Chu Ngộ Cát bị bức từ quan, ông tới ở ẩn tại thôn PhiThiên. Ông đi khắp vùng Hoàng Hà và sông Hoài mới được biết, kiếp nạnnày là do trên núi Hùng Nhĩ có một ngôi mộ cổ làm động đến long mạch của vùng khiến Hoàng Hà xâm lấn sang sông Hoài, thành Tứ Châu trong nhữngnăm tới tất gặp nạn. Ông đã cho vẽ và nung giấc mơ của mình lên gối sứ.Sau đó sự việc đã xảy ra đúng như vậy, cuối đời Minh xảy ra nhiều sựviệc, đầu đời Thanh, nhánh nam sông Hoàng Hà bị lụt, ngập tràn sang cảsông Hoài rồi đổ ra biển, mưa lớn kéo dài hàng chục ngày, nước lụt ào ào dâng, khắp nơi ngập trong nước, quân dân thành Tứ Châu đều làm mồi chocá, thành quách nhà cửa đều trở thành nơi ở của ba ba, thuồng luồng.

Hồ Hồng Trạch, cái tên của nó đã nói lên tất cả, nó được hình thànhsau trận đại hồng thủy đó, nhiều con hồ nhỏ đã thông với nhau sau trậnlụt sông Hoàng Hà và sông Hoài. Không chỉ có thành trì Tứ Châu bị chìmsâu dưới đáy hồ mà còn có cả Tổ lăng của hoàng đế nhà Minh. Chu Ngộ Cátcó tâm cứu giúp đã đem quân tới núi Hùng Nhĩ để đào ngôi mộ cổ kia, đáng tiếc thời cơ chưa đúng nên không thành công, lại thêm sự cố rồng đất ởthôn Phi Thiên nên việc đào mộ cổ đành phải gác lại. Sau khi Âm dươngđoan công qua đời, thổ phỉ nổi lên khắp nơi, thiên hạ loạc lạc, con cháu của ông cũng đành cố thủ trong thôn, không thể tiếp tục công việc đàomộ cổ trên núi Hùng Nhĩ.

Chúng tôi càng nghe càng thấy ly kỳ, hóa ra trước đây Chu Ngộ Cátthống lĩnh quân đội đào hầm cũng đã từng đi làm cái việc đào mồ quật mả, được người ta gọi là Âm dương đoan công thì bản lĩnh giỏi đến chừngnào, dưới trướng lại có đạo quân chuyên nghiệp, đào ngôi mộ nhà Hán đócó gì là khó, tại sao lại không làm được? Ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩđó cũng trong dãy Thông Thiên Lĩnh sao?

Ông cụ Chu nói: “Thực tình tôi không biết gì nhiều về ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ, chỉ biết nó cũng ở Dự Tây nhưng không phải ở núi PhụcNgư, Thông Thiên Lĩnh, mà là ở núi Hùng Nhĩ, Thảo Hài Lĩnh. Nghe các cụ ở thôn Phi Tiên kể lại, ở Thảo Hài Lĩnh trên núi Hùng Nhĩ có một ngôi mộrất lớn, chôn rất nhiều tượng vàng quan ngọc, không biết chủ nhân ngôimộ là ai, truyền thuyết lời đồn lan ra đủ kiểu nhưng không lời nào cócăn cứ. Tương truyền, ngôi mộ này có từ thời Tây Hán, không khác gì mộtcung điện trong lòng đất, có thể là lăng tẩm của một vị chư hầu nào đó.Nhiều năm trôi qua, nước lụt tràn lan, khi nước ngập lên tận trên núithì ngôi mộ cũng bị chìm trong nước. Nước lớn nước ròng theo con nướccủa hồ, cứ mỗi lần có những đợt hạn hán hàng trăm năm mới gặp một lầnthì ngôi mộ lại lộ ra một ít, dân gian gọi ngôi mộ đó là Tiên Đôn, vìthế mà cái hồ này cũng được gọi là hồ Tiên Đôn. Năm xưa, khi Âm dươngđoan công Chu Ngộ Cát định đưa quân đi đào mộ cổ, nhưng mặt hồ rộng mênh mông, hồ lại sâu, quân của ông chỉ giỏi đào hầm, đối với loại mộ dướinước thế này thì họ cũng chịu, cuối cùng đành bỏ cuộc. Sơ đồ ngôi mộ cổtrên núi Hùng Nhĩ đến nay vẫn được giấu trong gối Âm dương. Nhưng đã mấy trăm năm trôi qua, giờ địa hình địa thế không còn giống như cuối thờiMinh nữa, nạn lụt Hoàng Hà đã qua, giờ có lấy ra cũng không tác dụnggì.”

Tôi nghe thấy mà giật mình, nghĩ: “Cơn ác mộng trong bức bích họa tại ngôi mộ nhà Liêu cũng có tượng vàng quan ngọc, không lẽ là ở trong hầmngôi mộ cổ ở núi Hùng Nhĩ?”

Điếu bát nghe cụ Chu kể đầu đuôi câu chuyện về ngôi mộ trên núi HùngNhĩ thì nổi lòng tham, anh ta nói với cụ Chu: “Chúng cháu mới vào cănphòng này là đã để ý tới chiếc gối âm dương này rồi, cũng coi như códuyên với nó, chúng cháu chọn chiếc gối này. Chúng ta trước lạ sau quen, đợi lần này về kiếm được tiền chúng cháu sẽ quay lại cảm ơn cụ. Trongthôn còn vật gì quý giá nữa thì cụ cứ để lại cho chúng cháu.”

Chúng tôi ở lại trong thôn thêm hai ngày nữa, đúng là không thu thêmđược thứ gì, đành cáo từ quay về. Ông cụ Chu sai cậu Ngốc tiễn chúng tôi ra tận đường quốc lộ, chỗ tôi còn một ít tiền đủ làm lộ phí, chuyến đinày đúng là xui xẻo tận mạng. Trên người Điếu bát chỉ còn lại đúng chiếc bật lửa bảo bối của anh ta và chiếc gối thời Minh, nhưng nó trị giá bao nhiêu thì chẳng ai biết được. Xe của Mặt dày đã hỏng, không thể chạy xe kiếm tiền được nữa, chúng tôi đều ăn ở tại nhà Điếu bát, chiếc gối mãivẫn chưa bán được, chưa gặp được người chủ biết nhận mặt hàng, Điếu bátluôn mồm kêu khổ: “Nói thật với các chú, anh không thể nuôi không haichú mãi thế này được, chúng ta phải nghĩ cách thôi, không thì chỉ cónước chết, cũng do đứng vào thế bí, giờ đã đến nước này rồi, nếu khôngđi đào mộ cổ trong núi Hùng Nhĩ lấy chút tượng vàng quan ngọc thì khôngsống nổi.”

8

Hôm đó Điếu bát dẫn tôi và Mặt dày vào một quán vắng khách gọi nồi lẩu, mấy đĩa thịt và rau.

Mấy ngày rồi, chúng tôi không được ăn thịt, ở nhà Điếu bát tối ngàychỉ có món mì trộn tương, giờ nhìn thấy lẩu ai cũng chảy nước miếng.

Mặt dày hỏi: “Ý gì đây? Trung ương đã nhắc đi nhắc lại là không đượclấy lý do công việc để tranh thủ ăn uống, tôi trong quân ngũ bao năm,một đời ngay thẳng liêm chính, ghét nhất… là… suy đồi…”. Anh tavừa nói vừa gắp miếng thịt vừa chín nhét vào mồm, ăn được rồi là chẳngnói gì được nữa.

Tôi nhìn thấy Điếu bát chỉ ngồi quẹt diêm hút thuốc, liền hỏi: “Điếu bát, anh bán bật lửa để mời bọn tôi ăn lẩu đấy à?”

Điếu bát trả lời: “Hây, anh nghĩ, đã nghèo thì cho nghèo luôn, thuốccũng không hút nổi nữa rồi còn giữ bật lửa làm gì, bán đi mời anh em một bữa cho đàng hoàng còn hơn, trước đây đúng là không biết chữ bần cùnglà gì, giờ thì biết rồi, bần trước cùng sau, cái nghèo làm cho con người ta không có đất dụng võ, chẳng có điều gì đáng sợ hơn nghèo. Nếu khôngcó tiền, đến chó nó cũng coi thường mình.”

Tôi biết Điếu bát có được chiếc bật lửa đó không dễ dàng gì, nó làmạng sống của anh ta, lúc bị nạn trong Thông Thiên Lĩnh, đến quần cũngkhông còn nhưng nhất quyết không chịu để mất chiếc bật lửa, giờ đây nghe nói anh ta bán chiếc bật lửa đi để mời chúng tôi ăn lẩu, thật là áynáy, tôi khuyên: “Cuộc sống khó mà tránh được lúc thế này thế khác,chúng ta sẽ không xui xẻo mãi vậy đâu, đợi sau này phất lên rồi, tôi sẽtặng anh cái bật lửa còn xịn hơn.”

Điếu bát nói: “Thôi, chú có lòng như vậy là được rồi, chỉ sợ là anhkhông đợi được đến ngày đó thôi. Thực ra, từ khi nghe ông cụ Chu kể vềngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ, anh đã nghĩ đây chính là một cách để mìnhlàm giàu, bọn mình cứ làm ăn nhỏ nhặt thế này thì có mà nghèo mãi, không thể nào phất lên được, muốn kiếm tiền nhanh thì vẫn phải đi đào mộ cổ.Anh đã nghe ngóng tình hình rồi, cũng có không ít truyền thuyết về mấymón tượng vàng quan ngọc trong ngôi mộ cổ đó. Anh đã xác nhận thông tin, hiện vẫn còn nơi tên là hồ Tiên Đôn. Năm 1965, Hoàng Hà có đập TamHiệp, nguồn nước ở hồ Tiên Đôn cũng khô cạn, mực nước thấp hơn trước đây nhiều, bây giờ là lúc chúng ta có thể ra tay.”

Mặt dày chẳng suy nghĩ gì và đồng ý ngay, còn muốn đi đào mộ luôntrong ngày ấy chứ. Với cái tính thẳng như ruột ngựa của anh ta, có cầmquả cam trong tay thì cũng bóp thành nước, Lý Thiên Vương ngang qua cổng nhà anh ta thế nào cũng đánh nhau, đẳng cấp mà đã được nâng cao thì khó mà hạ xuống được. Từ lúc ở Thông Thiên Lĩnh về, anh ta đã không camchịu chạy xe chở hàng kiếm từng đồng nữa, giờ lại biết ở Dự Tây có mộcổ, nếu mà không đi thì đã không phải là Mặt dày.

Tôi nói: “Không dễ thế đâu, tiền đi đường còn không có, làm sao mà đi đào mộ được? Theo tôi, phải tìm cách bán được chiếc gối sứ kia đã. Nghe nói, gần đây chợ âm phủ ở ngoài Thành Nam hay có người nước ngoài đếnmua hàng, bọn con cháu của Bát nước liên quân lại muốn đến bòn rút củacải nước xã hội chủ nghĩa chúng ta đấy. Bọn người Tây đó rất thích đồcổ, lại dám tiêu tiền, tôi hận nhất bọn quỷ này, chi bằng để mai tôimang chiếc gối sứ ra chợ dạo vài vòng xem có lừa được thằng nào không.”

Mặt dày tranh: “Nói đến lừa người, thì đúng là sở trường của tôi rồi. Lừa bọn nước ngoài là vinh quang cho đất nước, phải tính phần tôi vớichứ, mai tôi đi với cậu.”

Điếu bát nói: “Thế thì lừa được mấy đồng? Anh em chúng mình có đầuóc, có bản lĩnh, ngoài việc hay gặp xúi quẩy ra thì cũng chẳng thua aicái gì, phải yêu cầu nghiêm khắc hơn với mình chứ.”

Tôi chua chát: “Nếu xem ai xui xẻo hơn, thì chắc ba đứa mình cũngđược giải gì đó ở hẻm Giang Phòng này, nhưng nói về bản lĩnh thì chẳngđáng để nhắc đến.”

Điếu bát nói: “Sao lại bảo là không có bản lĩnh, ai chẳng biết cậu là truyền nhân của lão Nghĩa mù, chuyện đào mộ trộm báu vật, thì còn aibản lĩnh bằng cậu được? Anh đã dò hỏi kỹ rồi, chuyện về ngôi mộ cổ trênnúi Hùng Nhĩ không ai biết nhiều bằng lão Nghĩa mù, ông cụ có kể lại với cậu chứ? Chúng mình đều là huynh đện với nhau, chuyện đã đến nước nàyrồi, cậu vẫn còn giấu chúng tôi sao?”

Hôm đó, tôi có uống thêm vài ly bia, Điếu bát đã nói đến vậy, tôicũng không ngại kể ra sự thật với anh ta, thực ra lão Nghĩa mù cũng làngười bình thường trong giới đào trộm mộ, chẳng phải nhân vật đình đámnào hết, nhưng đời trước của ông ấy thì có những nhân vật có sức ảnhhưởng kinh thiên động địa thật. Ngoài ra, chuyện mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ và những bảo vật mà ông cụ Chu kể rất giống với hình ảnh trong bức bích họa tôi nhìn thấy tại mộ cổ nhà Liêu. Còn chuyện vì sao mà lão Nghĩa mù biết được những thông tin này thì cũng dài dòng, kể ra cũng thất kinhbát đảo, các anh ngồi cho vững mà nghe tôi kể.

Bình luận
× sticky