Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Ngôn Ngữ Cơ Thể – Body Language

Chương 2: Quyền lực nằm trong tay bạn

Tác giả: Allan & Barbara Pease

Lòng bàn tay và cái bắt tay được sử dụng để nắm quyền như thế nào?

Vào thời xa xưa, lòng bàn tay mở rộng được dùng để biểu thị không có vũ khí Đó là ngày làm việc đầu tiên của Adam trong một công ty chuyên về lãnh vực

quan hệ công chúng (PR) và hẳn nhiên là anh ta muốn tạo ấn tượng tốt với mọi người. Khi được lần lượt giới thiệu với các đồng nghiệp, anh ta đã bắt tay nhiệt tình và cười thật tươi với họ. Adam cao 1m90, diện mạo dễ nhìn, ăn mặc tề chỉnh, và tất nhiên là trông giống với một nhân viên PR thành công. Anh ta luôn luôn bắt tay thật chặt theo cách mà cha anh ta đã dạy khi còn nhỏ. Sự thật là anh ta bắt tay mạnh đến nỗi làm cho hai đồng nghiệp nữ chảy máu ở ngón đeo nhẫn và gây đau đớn cho nhiều người khác. Những người đàn ông thi thố cái bắt tay thật lực với Adam – giới đàn ông vẫn vậy. Tuy nhiên, phụ nữ chỉ im lặng chịu đựng và chẳng mấy chốc họ xì xầm: “Hãy tránh xa anh chàng Adam mới đến đó. Hắn là một tên võ biền!” Đàn ông không bao giờ nói ra điều đó, nhưng phụ nữ thì tránh né Adam. Và phân nửa số sếp trong công ty là nữ.

Đây là một ý nghĩ có ích – cho dù bạn là người vùng về hay trịch trượng, chuyên dùng tiểu xảo để tránh tình trạng “tay làm hàm nhai” thì cũng có lúc, bạn phải để lộ bàn tay của mình để giành thế thượng phong. Đừng để bị bắt quả tang hay cố chối bỏ một lỗi lầm, bởi vì nếu bạn vong ân bội nghĩa thì sự việc sẽ có thể trở nên tồi tệ. (Here’s a handy thought-whether you are heavy–hander or highhanded, engage in sleight-of-hand to avoid a hand-to-mouth existence, you might have to show your hand sometimes to gain the upper hand. Don’t get caught red-handed, or try to wash your hands of a mistake, because if you bite the hand that feeds you, things could get out of hand.)[*]

[Đây là một lối chơi chữ. Trong tiếng Anh, tất cả những cách diễn đạt trong đoạn này đều là đặc ngữ có từ “hand” (bàn tay). Về mặt logic, những câu này không thấy hợp lý xét về ngữ nghĩa, tuy nhiên tác giả muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chữ “hand”trong các thành ngữ thường dùng.]

Con người há họng để biểu lộ sự phục tùng hoặc đầu hàng với kẻ chiến thắng, con người để lộ lòng bàn tay cho thấy họ không có vũ khí và vì thế sẽ không gây hại.

Những con chó phô bày cổ họng của chúng để biểu thị sự phục tùng, còn con người để lộ lòng bàn tay của mình.

Làm thể nào để phát hiện sự chân thật?

Khi ai đó bắt đầu trò chuyện cởi mở hoặc nói thật, rất có thể họ sẽ để lộ toàn bộ hoặc một phần lòng bàn tay cho người khác nhìn thấy và nói điều gì đó kiểu như “Tôi không làm điều đó!”, “Tôi rất tiếc làm anh thất vọng” hoặc “Tôi đang nói thật với anh đấy”. Cũng như hầu hết các dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể, đây là một điệu bộ hoàn toàn vô thức. Nó làm cho bạn linh cảm rằng họ đang nói thật.

Người ta cố ý sử dụng lòng bàn tay ở mọi nơi để tạo ra cách tiếp cận cởi mở, thành thật với người khác.

Khi trẻ em nói dối hoặc che đậy điều gì đó, chúng thường giấu bàn tay ra sau lưng. Tương tự, khi một người đàn ông đang cố giấu vợ nơi anh ta tụ tập với bạn bè, anh ta có thể đút tay trong túi quần hoặc khoanh tay lại trong lúc giải thích. Tuy nhiên, hành động đó có thể gợi cho người vợ cảm nhận trực giác rằng chồng mình không nói thật. Ngược lại, khi một người phụ nữ cố che giấu một điều gì đó, họ sẽ cố lảng tránh vấn đề hoặc nói về một loạt đề tài không liên quan trong khi thực hiện nhiều hành động cùng 1 lúc.

Có thể thấy hành vi nói dối của người đàn ông qua ngôn ngữ cơ thể của họ.

Trong khi đó, phụ nữ chọn cách giả vờ bận rộn khi họ nói dối.

Các nhân viên bán hàng được huấn luyện cách quan sát lòng bàn tay để lộ của khách hàng khi họ từ chối mua một sản phẩm nào đó. Khi khách hàng đưa ra những lý do chính đáng, họ thường để lộ lòng bàn tay. Trong khi đó, người nói dối cũng biện minh tương tự nhưng lại che giấu bàn tay của mình.

Giữ bàn tay trong túi quần là một thủ thuật ưa thích của những người đàn ông không muốn tham gia vào cuộc trò chuyện. Có thể xem lòng bàn tay là dây thanh âm của ngôn ngữ cơ thể vào lúc đầu vì chúng “trò chuyện nhiều hơn so với các bộ phận khác, do đó giấu bàn tay đi cũng như giữ kín mồm miệng vậy.

Lòng bàn tay giấu trong túi quần: Hoàng tử William cho giới truyền thông thấy rằng
anh không muốn nói chuyện.

Cố ý sử dụng lòng bàn tay để đánh lừa

Một số người hỏi: “Nếu tôi nói dối và để lộ lòng bàn tay thì người ta có tin tôi hơn không?” Câu trả lời có thể là có hoặc không. Nếu bạn nói dối thẳng thừng với lòng bàn tay để lộ ra, người nghe sẽ thấy bạn không có vẻ gì là thành thật, bởi vì họ không nhìn thấy những điệu bộ bộc lộ sự chân thật mà chỉ thấy được những điệu bộ được sử dụng khi nói dối, không phù hợp với lòng bàn tay xòe ra. Những người khéo lừa bịp hay nói dối chuyên nghiệp là những người phát triển kỹ thuật tạo ra các dấu hiệu cơ thể đặc biệt, hỗ trợ cho những lời nói dối của họ. Họ càng mang vẻ thật thà khi nói dối thì công việc của họ càng tăng sức thuyết phục.

“Anh sẽ vẫn yêu em đến khi em già và tóc bạc chứ?” cô gái hỏi, để lộ lòng bàn tay. Chàng trai đáp lại: “Không những anh sẽ yêu em mà anh còn viết thư cho em.”

Quy luật nhân quả

Tuy nhiên, khi giao tiếp với người khác, việc tập điệu bộ để lộ lòng bàn tay sẽ tạo ra vẻ cởi mở và đáng tin cậy hơn. Điều đáng chú ý là khi điệu bộ mở lòng bàn tay trở thành thói quen thì khuynh hướng nói dối sẽ giảm bớt. Đa số người ta thấy khó nói đối với lòng bàn tay do quy luật nhân quả. Một người nào đó cởi mở, họ sẽ để lộ lòng bàn tay. Tương tự, một người để lộ lòng bàn tay sẽ rất khó nói dối thuyết phục vì điệu bộ và cảm xúc có liên hệ trực tiếp với nhau. Cũng giống như khi bạn có tâm lý phòng thủ thì bạn có thể khoanh tay trước ngực. Ngược lại, nếu bạn khoanh tay thì bạn sẽ bắt đầu tâm sinh lý phòng thủ. Ngoài ra, việc bạn nói chuyện với lòng bàn tay để lộ cũng tạo áp lực để người nói chuyện cùng bạn phải tỏ ra thành thật. Nói cách khác, lòng bàn tay mở ra có thể làm giảm ý định nói dối của người khác và khuyến khích họ cởi mở hơn với bạn.

Sức mạnh của lòng bàn tay

Dấu hiệu của lòng bàn tay ít được chú ý nhất nhưng lại có tác động mạnh nhất, đó là điệu bộ trỏ tay chỉ đường hoặc ra lệnh cho ai đó và điệu bộ bắt tay. Khi lòng bàn tay được sử dụng theo một cách nào đó, sức mạnh của lòng bàn tay sẽ cho người sử dụng có một thứ quyền lức ngầm.

Có ba điệu bộ chính khi dùng lòng bàn tay: lòng bàn tay ngửa lên, lòng bàn tay úp xuống và lòng bàn tay khép lại trong lúc ngón trỏ chĩa ra. Sự khác biệt giữa ba điệu bộ này được thể hiện trong tình huống sau: Bạn yêu cầu ai đó nhặt cái gì lên và mang đó đến một vị trí khác. Giả định rằng bạn sử dụng cùng một giọng điệu, lời nói và nét mặt nhưng thay đổi tư thế của lòng bàn tay trong từng ví dụ.

Lòng bàn tay ngửa lên được sử dụng như một điệu bộ phục tùng, không có tính áp đặt. Nó gợi lên điệu bộ cầu xin như người ăn mày và xét theo quan điểm tiến hóa thì nó được hiểu là người này không mang vũ khí. Người được yêu cầu dời món đồ sẽ không cảm thấy bị ép buộc hay bị áp đặt bởi yêu cầu của bạn. Nếu bạn muốn nói chuyện với ai đó, bạn cũng có thể sử dụng lòng bàn tay ngửa lên như điệu bộ “bàn giao” để cho họ biết rằng bạn mong muốn được nói chuyện và sẵn sàng lắng nghe.

Điệu bộ này đã thay đổi qua nhiều thế kỷ và phát triển thành những điệu bộ như một lòng bàn tay giơ lên không trung, lòng bàn tay áp vào ngực áo và nhiều biến tấu khác..

Lòng bàn tay úp xuống có tác dụng thể hiện quyền lực trực tiếp. Người được yêu cầu sẽ cảm giác bị ra lệnh dời món đồ và bắt đầu cảm thấy có sự đối địch với bạn. Mức độ đối địch phụ thuộc vào mối quan hệ hoặc cấp bậc của bạn so với người đó trong môi trường làm việc.

Xoay lòng bàn tay từ ngửa lên thành úp xuống làm thay đổi hoàn toàn cảm nhận của người khác đối với bạn.

Ví dụ, nếu người bị ra lệnh có địa vị ngang bằng với bạn thì có thể họ sẽ kháng cự lại lời yêu cầu với lòng bàn tay úp xuống ấy. Nhưng nếu bạn ngửa lòng bàn tay lên thì khả năng thực hiện lời yêu cầu của bạn cao hơn. Chỉ khi nào họ là cấp dưới của bạn thì điệu bộ lòng bàn tay úp xuống mới có thể chấp nhận được bởi vì bạn có quyền sử dụng điệu bộ đó.

Đảng viên Đảng Quốc xã đã sử dụng kiểu chào với lòng bàn tay úp thẳng xuống. Đó là biểu tượng của quyền lực và sự chuyện chế dưới chế độ này. Nếu Adolf Hitler dùng kiểu chào với lòng bàn tay ngửa lên thì rất có thể, ông ta chẳng được ai kính trọng – họ sẽ cười ông ta.

Khi một cặp vợ chồng nắm tay dạo bước thì người có gen trội, thường là đàn ông đi trước một chút, bàn tay đặt bên trên, lòng bàn tay hướng ra phía sau, trong khi lòng bàn tay của người phụ nữ hướng về phía trước. Tư thế nhỏ nhặt này lập tức tiết lộ cho người quan sát biết, ai là tay hòm chìa khóa trong gia đình.

Adolf Hitler sử dụng một trong những dấu hiệu có lòng bàn tay úp xuống nổi tiếng nhất trong lịch sử

Điệu bộ lòng bàn tay nắm chặt và một ngón tay chỉ ra là một nắm đấm với ngón trỏ được dùng giống như hình tượng chiếc dùi cui mà người nói dùng nó để ép người nghe phải quy phục. Trong tiềm thức, điệu bộ này gây ra những phản ứng tiêu cực đối với người nghe, bởi vì nó giống như hành động chuẩn bị một cú đấm vung tay. Đây là động tác cơ bản mà đa số các động vật linh trưởng sử dụng khi tấn công.

Nắm chặt lòng bàn tay và chỉ ngón tay ra là một trong những điệu bộ gây khó chịu nhất mà nhiều người sử dụng khi nói chuyện, đặc biệt là khi ngón tay đó gõ nhịp theo lời người diễn thuyết. Ở một số nước như Malaysia và Philippines, việc chỉ ngón tay vào người khác là hành vi xúc phạm. Điệu bộ này chỉ được dùng để chỉ vào súc vật. Thay vào đó, người Malaysia dùng ngón tay cái chỉ vào người khác hoặc chỉ đường.

Cuộc thử ngiệm của chúng tôi với khán giả

Chúng tôi đã tiến hành một cuộc thử nghiệm với 8 người diễn thuyết. Họ được yêu cầu sử dụng ba điệu bộ bằng tay này trong mỗi cuộc nói chuyện kéo dài 10 phút với nhiều lượt khán giả. Ghi nhận thái độ của các thính giả đối với từng diễn giả, chúng tôi phát hiện khi các diễn giả phần lớn sử dụng điệu bộ lòng bàn tay ngửa lên, họ nhận được 84% cảm tình của người tham dự. Tỷ lệ này giảm xuống còn 52% khi họ phát biểu với cùng nội dung nhưng sử dụng điệu bộ lòng bàn tay úp xuống. Điệu bộ chỉ ngón tay được ghi nhận chỉ đạt 28% phản ứng tích cực, thậm chí, một số người nghe đã bước ra ngoài trong buổi thuyết trình.

Ngón tay chỉ lên gây ra những phản ứng tiêu cực trong lòng hầu hết người nghe

Việc chỉ ngón tay không những ít nhận được phản ứng tích cực từ người nghe, mà còn khiến họ kém nhớ nội dung thuyết trình hơn. Nếu bạn có thói quen chỉ ngón tay, hay thử điệu bộ lòng bàn tay ngửa lên và úp xuống, bạn sẽ thấy rằng mình có thể tạo ra một bầu không khí thoải mái hơn với người khác. Hoặc, nếu chụm các đầu ngón tay vào ngón cái để làm điệu bộ “OK” khi nói chuyện, bạn sẽ tạo được ấn tượng là người quyết đoán và không hung hăng. Chúng tôi đã hướng dẫn nhiều nhóm diễn giả, chính trị gia và những người đứng đầu công ty sử dụng điệu bộ trên rồi xem xét phản ứng người tham dự. Các khán giả lắng nghe nhận xét là những người này là “chu đáo”, “có mục tiêu” và “tập trung”.

Ép ngón tay cái vào đầu ngón tay để tránh gây ấn tượng dọa nạt khán giả.

Các diễn giả sử dụng tư thế chỉ ngón tay bị mô tả là người “hiếu thắng”, “hung hăng”, “thô lỗ” và khán giả của họ nhớ được ít thông tin nhất. Còn diễn giả nào chỉ thẳng vào khán giả thì sẽ bị họ bình phẩm nhiều hơn là lắng nghe nội dung bài thuyết trình.

Phân tích các kiểu bắt tay

Bắt tay có nguồn gốc từ thời xa xưa. Khi thổ dân các bộ lạc nguyên thủy gặp nhau trong hoàn cảnh thân thiện, họ sẽ đưa tay ra để lộ lòng bàn tay nhằm chứng tỏ rằng mình không mang theo hoặc không giấu vũ khí. Vào thời La Mã, dao găm hay được lận trong tay áo, do vậy, người ta nghĩ ra kiểu chào nắm lấy phần dưới cánh tay để đảm bảo an toàn.

Động tác nắm chặt rồi lắc lòng bàn tay, hình thức hiện đại của kiểu chào cổ xưa trên, được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ 19 trong các buổi ký kết thương mại giữa những người có địa vị ngang nhau. Nó chỉ trở nên phổ biến cách đây khoảng 100 năm và được nam giới sử dụng cho đến ngày nay. Hiện tại, ở hầu hết các nước phương Tây hay châu Âu, điệu bộ này được thực hiện lúc chào hỏi nhau lẫn khi chia tay trong tất cả các bối cảnh kinh doanh, và ngày được cả nam lẫn nử sử dụng tại các bữa tiệc hay trong các sự kiện xã giao.

Cái bắt tay hiện đại được xem là cách để củng cố một cuộc thỏa thuận thương mại.

Thậm chí, tại một số quốc gia có kiểu chào hỏi truyền thống như động tác cúi người ở Nhật Bản, động tác xá ở Thái Lan (một điệu bộ giống cầu nguyện) thì cách bắt tay hiện đại vẫn được sử dụng rộng rãi. Ở rất nhiều nơi, bàn tay thường được lắc lên lắc xuống từ 5 đến 7 lần. Nhưng ở một số nước, chẳng hạn như ở Đức, họ lắc tay lên xuống 2 hoặc 3 lần cộng với thời gian nắm tay dài khoảng gấp đôi thời gian lắc. Người Pháp chào nhau nhiệt tình nhất. Họ bắt tay cả khi chào hỏi lẫn khi chia tay và mỗi ngày họ dành ra một khoảng thời gian đáng kể để làm điều đó.

Ai nên chủ động bắt tay trước?

Mặc dù bắt tay thường được xem là nghi thức xã giao khi gặp ai đó lần đầu nhưng chủ động bắt tay trong một vài trường hợp lại không thích hợp. Nếu xem cái bắt tay là dấu hiệu của sự tin cậy và hoan nghênh thì bạn cần tự hỏi mình một số câu trước khi chủ động bắt tay: Mình có được hoan nghênh không? Người này có vui khi gặp mình hay mình đang ép buộc họ? Các nhân viên bán hàng được hướng dẫn là nếu họ chủ động bắt tay với khách hàng một cách bất ngờ thì có thể dẫn đến việc người mua không muốn tiếp đón họ và cảm thấy ép buộc khi bị bắt tay. Trong trường hợp này, các nhân viên bán hàng được khuyên là tốt hơn nên đợi khách hàng chủ động trước và nếu họ chưa sẵn sàng, hãy gật đầu nhẹ để chào họ. Ở một số quốc gia, việc bắt tay với phụ nữ bị coi là cử chỉ bất lịch sự (chẳng hạn như ở nhiều quốc gia Hồi giáo) nên thay vào đó, hãy gật đầu nhẹ. Nhưng hiện nay, người ta nhận thấy những phụ nữ chủ động bắt tay nhiệt tình ở hầu hết các nước đều được đánh giá là cởi mở hơn và tạo được ấn tượng ban đầu tốt.

Sự thống trị và quyền kiểm soát có liên quan như thế nào?

Dựa trên những điều đã bàn luận, chúng ta hãy cùng nhau khám phá mối tương quan giữa điệu bộ lòng bàn tay ngửa lên và lòng bàn tay úp xuống trong cái bắt tay.
Vào thời La Mã, hai thủ lĩnh gặp mặt và chào hỏi nhau như kiểu vật tay của người hiện đại. Cuối cùng, bàn tay của người khỏe hơn sẽ đè trên bàn tay của người kia. Tư thế này được gọi là tư thế thượng phong.

Giả sử bạn vừa gặp ai đó lần đầu tiên và bắt tay chào hỏi thì một trong ba thái độ cơ bản sau đây sẽ được truyền đạt theo tiềm thức:

1. Sự thống trị: “Anh ta đang cố thống trị tôi. Tôi nên thận trọng thì hơn.”

2. Sự phục tùng: “Tôi có thể thống trị người này. Anh ta sẽ làm bất cứ điều gì mà tôi muốn.”
3. Sự bình đẳng : “Tôi cảm thấy thoải mái với anh ta.”

Những thái độ này được truyền đi và nhận lại một cách vô thức và chúng có thể tác động ngay lập tực đến kết quả của cuộc gặp mặt. Vào thập niên 70 của thế kỷ 20, chúng tôi đã trình bày ảnh hưởng của thuật bắt tay trong các lớp đào tạo kỹ năng kinh doanh. Nó được xem như là chiến lược kinh doanh. Các bạn sẽ thấy chỉ cần luyện tập và ứng dụng một chút là cái bắt tay có thể ảnh hưởng rất lớn đến những cuộc gặp gỡ trực diện.

Cách xoay bàn tay (tay áo có sọc) để lòng bàn tay hướng xuống khi bắt tay (hình trên) thể hiện sự thống trị. Lòng bàn tay của bạn không nhất thiết phải hướng thẳng xuống, nhưng bàn tay phải nằm phía trên cho biết bạn muốn kiểm soát cuộc gặp mặt.

Chúng tôi đã nghiên cứu 350 nhà quản lý cao cấp thành đạt (89% là đàn ông) và nhận thấy, hầu hết họ không những chủ động bắt tay mà 88% nam giới và 31% nữ giới còn sử dụng tư thế bắt tay thống trị. Đối với phụ nữ, các vấn đề về quyền lực hay giành quyền kiểm soát thường ít được chú trọng hơn, đó là lý do tại sao cứ khảo sát 3 người phụ nữ thì có 1 người cố thử kiểu bắt tay thượng phong này. Hơn nữa, chúng tôi còn phát hiện ra rằng một số phụ nữ sẽ bắt tay nhẹ với đàn ông trong vài ngữ cảnh xã giao để thể hiện sự phục tùng. Đó là cách làm nổi bật nét nữ tính hoặc ngầm cho phép sự thống trị của đàn ông đối với họ. Tuy nhiên, trong tình huống kinh doanh cách tiếp cận này có thể tai hại vì đàn ông sẽ chú ý đến nét nữ tính mà không coi trọng người phụ nữ. Những phụ nữ nào để lộ vẻ nữ tính nhiều trong kinh doanh sẽ không được các doanh nhân khác coi trọng, dù cho điều đó hiện nay là hợp thời hoặc nói theo chính trị thì mọi người đều bình đẳng. Nhưng nói vậy không có nghĩa là phụ nữ trong kinh doanh cần cư xử như đàn ông. Họ chỉ cần tránh các dấu hiện nữ tính như là bắt tay nhẹ, mặc váy ngắn và đi giày cao gót nếu muốn thiết lập vị trí bình đẳng (đối với nam giới).

Những phụ nữ thể hiện nhiều dấu hiệu nữ tính trong cuộc họp kinh doanh nghiêm túc sẽ đánh mất vị thế của mình.

Vào năm 2001, William Chaplin thuộc trường Đại học Alabama đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về cái bắt tay và phát hiện típ người hướng ngoại thường bắt tay thật mạnh trong khi những người tính tình nhút nhát dễ bị kích động lại bắt tay nhẹ. Ông cũng phát hiện những phụ nữ bắt tay thật mạnh thường sẵn sàng tiếp nhận các ý tưởng mới, còn những người đàn ông dù sẵn sàng hay không sẵn sàng tiếp nhận ý tưởng mới đều bắt tay mạnh như nhau. Bởi vậy, vì lý do công việc phụ nữ nên tập bắt tay mạnh hơn, đặc biệt là khi bắt tay với đàn ông.

Bắt tay kiểu phục tùng

Trái ngược với cái bắt tay thống trị, bắt tay kiểu phục tùng đưa tay vào tư thế (tay áo có sọc) lòng bàn tay hướng lên (hình dưới), tượng trưng việc nhường thế thượng phong cho đối phương, giống như cách con chó phô bày cổ họng ra phía con mạnh hơn.

Cái bắt tay này có hiệu quả trong trường hợp bạn nhường đối phương quyền kiểm soát hoặc cho họ thấy họ đang chủ động, ví dụ như lúc bạn đang xin lỗi.
Tuy nhiên, không phải lúc nào điệu bộ để lòng bàn tay ngửa lên cũng thể hiện thái độ phục tùng. Chẳng hạn, một người bị viêm khớp bàn tay buộc phải bắt tay nhẹ nhàng do tình trạng sức khỏe của họ. Điều này khiến cho họ dễ xoay lòng bàn tay vào tư thế phục tùng. Bác sĩ phẫu thuật, họa sĩ và nhạc sĩ cũng thường bắt tay nhẹ, thuần túy là để bảo vệ bàn tay của họ. Cụm điệu bộ mà họ thực hiện sau cái bắt tay mới tiết lộ manh mối đánh giá về họ – một người phục tùng sẽ dùng nhiều điệu bộ yếu đuối lệ thuộc hơn, còn một người thống trị lại hay thực hiện nhiều điệu bộ mạnh mẽ và tự tin.

Làm thế nào để tạo sự bình đẳng?

Khi hai thủ lĩnh bắt tay nhau thì có một cuộc tranh giành quyền lực ngầm sẽ xảy ra vì ai cũng cố xoay lòng bàn tay của người kia vào thế phục tùng. Kết quả là cả hai lòng bàn tay giữ ở tư thế thẳng đứng tạo thành cái bắt tay gọng kìm. Điều này tạo cảm giác bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau bởi vì không ai nhượng bộ ai.

Làm thế nào để tạo mối quan hệ tốt?

Có hai yếu tố quan trọng tạo nên mối quan hệ giao hảo trong khi bắt tay. Thứ nhất, hãy để lòng bàn tay của bạn và lòng bàn tay đối phương ở tư thế thẳng đứng để không ai thống trị hay phục tùng ai. Thứ hai, bắt tay với lực bằng lực bạn nhận được. Điều này có nghĩa là nếu cái bắt tay của bạn mạnh ở mức 7 nhưng cái bắt tay của người kia chỉ mạnh ở mức 5 (dựa trên mức độ mạnh từ 1 – 10) thì bạn cần giảm đi 20% sức mạnh. Ngược lại, nếu người kia nắm chặt tay ở mức 9 còn bạn nắm tay ở mức 7 thì bạn cần tăng sức nắm lên 20%. Khi gặp một nhóm 10 người, bạn cần điều chỉnh một số góc độ và cường độ của cái bắt tay để tạo thiện cảm với tất cả mọi người. Ngoài ra, bàn tay của người đàn ông cỡ trung bình có thể có sức mạnh gấp 2 lần bàn tay của người phụ nữ cỡ trung bình, vì vậy cần phảo chú ý điều chỉnh sức mạnh khi nắm tay. Sự tiến hóa cho phép bàn tay của người đàn ông vận được một lực lên đến 45kg để: xé, kẹp chặt, mang/xách, ném và đập.

Hãy nhớ rằng cái bắt tay là cử chỉ chào hỏi/tạm biệt hay đánh dấu một sự thỏa thuận, vì vậy luôn cần phải bắt tay nhiệt tình, hữu nghị và đáng tin cậy.

Làm thế nào để vô hiệu hóa cái bắt tay thể hiện sự quyền lực?

Bàn tay đặt ngang, ḷng bàn tay úp xuống (tương tự kiểu chào của đảng viên Đảng Quốc xã) là kiểu bắt tay hung hăng nhất vì nó tước đi cơ hội thiết lập mối quan hệ bình đẳng với người nhận. Đó cũng là kiểu chào tiêu biểu cho típ người độc đoán, thống trị, luôn luôn chủ động bắt tay người khác với cánh tay cứng đờ cùng lòng bàn tay úp xuống để đẩy họ vào tư thế phục tùng.

Nếu bạn thấy ai đó cố ý đặt tay nằm ngang với lòng bàn tay úp xuống khi bắt tay thì bạn hãy đáp lại điệu bộ này theo một số cách sau:

1. Thuật bước qua bên phải

Nếu bạn nhận được cái bắt tay thể hiện sự thống trị, đặc biệt là từ phía người đàn ông thì rõ ràng là khó có thể xoay lòng bàn tay ngửa lên ở tư thế bình đẳng.

Thuật bắt tay đối phó này bắt đầu bằng việc bước bàn chân trái lên phía trước khi bạn tiến lên bắt tay. Cần tập luyện động tác này vì 90% người bắt tay bằng tay phải thường bước lên bằng chân phải.

Kế tiếp, di chuyển chân phải qua trước mặt người đó và đứng vào không gian riêng của họ. Sau cùng, xoay ngang chân trái song song với chân phải để hoàn tất động tác, rồi bắt tay người đó (hình dưới). Chiến thuật này cho phép bạn xoay ngang cái bắt tay kia hoặc thậm chí đảo nó thành cái bắt tay ở tư thế phục tùng. Điều này tương tự như việc bạn trước ngang qua chỗ họ đứng hoặc thắng họ trong một ván vật tay vậy. Hơn nữa, nó cũng cho phép bạn nắm quyền kiểm soát bằng cách xâm chiếm không gian riêng của họ.

Hãy phân tích cái bắt tay của chính bạn và để ý xem mình để bước chân trái hay phải lên phía trước khi bắt tay. Đa số mọi người đều thuận chân phải, vì vậy khi nhận cái bắt tay thống trị họ sẽ rơi vào thế bất lợi bởi vì họ gần như không thể thay đổi tư thế và điều đó cho phép đối phương khống chế họ. Hãy tập bước chân trái tới trước để bắt tay và bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi đối phó với những người đang cố kiểm soát bạn.

2. Thuật bàn tay đặt trên cùng

Khi một người đưa tay về phía bạn với lòng bàn tay úp xuống để thể hiện quyền lực, bạn hãy đáp lại bằng cách ngửa lòng bàn tay phải nắm lấy họ, sau đó đặt bàn tay trái lên bàn tay tay phải của họ để bắt tay bằng hai bàn tay và chỉnh cái bắt tay thẳng lại.

Kiểu bắt tay này chuyển quyền lực từ người đối diện sang bạn. Đây là cách xử lý tình huống khá đơn giản, phù hợp với nữ giới. Nếu bạn cảm thấy đối phương chủ đích hăm dọa bạn và thường xuyên lặp lại hành động đó thì bạn hãy nắm lấy cổ tay của họ trước, sau đó mới bắt tay (hình dưới). Phương cách này có thể gây sốc cho người đối diện, vì thể bạn nên lưu ý khi thực hiện và chỉ nên xem nó là biện pháp sau cùng.

Cái bắt tay lạnh, ẩm ướt

Không ai thích nhận một cái bắt tay mà cảm thấy như bị cho bốn cây xúc xích lạnh ngắt trong bữa điểm tâm. Nếu chúng ta cảm thấy căng thẳng khi gặp người lạ thì máu của chúng ta sẽ chuyển hướng và chảy ra khỏi những tế bào ở bên dưới lớp biểu bì trên bàn tay. Sau đó, nó chảy đến các cơ tay và bắp chân để chuẩn bị “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Kết quả là bàn tay của chúng ta bị mất nhiệt và bắt đầu đổ mồ hôi, khiến cho nó trở nên lạnh, ẩm ướt, và các ngón tay cứ như là khúc dồi tươi vậy. Hãy cất một chiếc khăn tay trong túi áo/quần hay túi xách để lau khô lòng bàn tay trước khi gặp ai đó, chủ yếu để tránh tạo cho họ ấn tượng ban đầu không tốt. Hoặc trước khi gặp gỡ một người chưa từng quen biết, hãy hình dung bạn đang hơ lòng bàn tay trên lửa. Mẹo tưởng tượng này đã được chứng minh là làm tăng nhiệt độ lòng bàn tay của một người trung bình lên khoảng 3-4 độ.

Giành lợi thế phía bên trái

Khi các nhà lãnh đạo đứng cạnh nhau để báo giới chụp ảnh thì cả hai luôn cố tỏ vẻ ngang bằng về dáng dấp và trang phục. Tuy nhiên, người xem thường nhận thấy người đứng bên trái bức anh dường như nổi bật hơn người kia. Đó là vì khi bắt tay, người này dễ dàng đặt bàn tay ở trên, khiến cho họ trong có vẻ là người nắm kiểm soát. Điều này thể hiện rất rõ trong cái bắt tay giữa John F Kennedy và Richard Nixon trước khi họ tranh luận trên truyền hình vào năm 1960. Vào thời điểm đó, thế giới không biết gì về ngôn ngữ cơ thể. Nhưng theo phân tích, JFK dường như có trực giác về cách sử dụng điệu bộ này. Ông ta có thói quen đứng bên trái khuôn hình, và việc sử dụng tư thế bàn tay đặt phía trên là một trong những động tác ưa thích của ông.

Giành thế thượng phong – John F Kennedy tận dụng lợi thế

đứng bên trái để đẩy Richard Nixon vào thế yếu

Cuộc tranh luận để vận động bầu cử nổi tiếng giữa 2 người là một bằng chứng đáng lưu tâm về sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể. Ghi nhận ý kiến cử tri cho thấy, đa số người Mỹ lắng nghe cuộc tranh luận trên đài phát thanh đều nghĩ Nixon sẽ thắng cử nhưng những người theo dõi trên truyền hình thì tin chắc rằng Kennedy mới là người chiến thắng. Điều này chứng tỏ ngôn ngữ cơ thể đầy thuyết phục của Kennedy hữu dụng đến nhường nào, và quả thật ông ta đã đắc cử tổng thống.

Khi đàn ông và phụ nữ bắt tay

Mặc dù phụ nữ đã khẳng định được vị thế trong xã hội từ vài thập niên qua nhưng nhiều người ở cả hai giới vẫn còn khá bối rối khi chào hỏi lẫn nhau. Đàn ông có thể được cha mình chỉ bảo đôi chút về cách bắt tay từ khi còn nhỏ nhưng phần lớn phụ nữ thì không được như vậy. Điều này có thể đưa họ lâm vào thế khó xử lúc trưởng thành, khi một người đàn ông tiến đến bắt tay trước mà họ lại không nhận thấy. Ban đầu, phụ nữ thường hay nhìn vào mặt của đàn ông. Người đàn ông thường cảm thấy ngượng vì bàn tay của mình đang đưa ra không trung nên rút tay lại với hy vọng người phụ nữ không để ý thấy. Thế nhưng ngay khi anh ta làm như thế, người phụ nữ lại đưa tay ra và bị “hố” tương tự. Lúc này, người đàn ông lại giơ tay ra và nắm lấy tay người phụ nữ và kết quả là những ngón tay của họ đan xen hỗn độn như thể hai con mực đang quấn lấy nhau vậy.

Thuật bắt tay kém cỏi có thể làm cho cuộc gặp mặt lần đầu tiên giữa đàn ông và phụ nữ thất bại.

Nếu bạn có lúc rơi vào tình huống này, hãy chủ động giơ tay trái nắm lấy bàn tay phải của người đối diện rồi đặt nó trong lòng bàn tay của bạn và mỉm cười nói: “Chúng ta hãy thử lại lần nữa nhé!” Hành động này có thể cải thiện đáng kể niềm tin của họ đối với bạn. Nó cho thấy bạn quan tâm đến việc gặp mặt họ nên mới bắt tay đúng cách. Nếu bạn là một nữ doanh nhân, chiến thuật khôn ngoan là giơ tay càng sớm càng tốt để báo cho người kia biết ý định bắt tay của bạn. Điều này sẽ tránh được tình trạng lung túng cho cả hai.

Bắt tay bằng 2 tay

Đây là kiểu bắt tay được giới nhân viên văn phòng ưa thích. Nó được thực hiện cùng với việc nhìn thẳng vào mắt người đối diện, kèm theo một nụ vười thân thiện rạng rỡ làm người nhận cái bắt tay phấn khởi, và tự tin lặp lại thật to tên của họ. Thông thường đi kèm sau đó là lời thăm hỏi chân thành về tình trạng sức khỏe hiện tại của người nhận.

Bắt tay bằng cả hai tay

Cái bắt tay này giúp người chủ động bắt tay tiếp xúc nhiều hơn với người kia và nắm quyền kiểm soát bằng cách kìm giữ bàn tay của họ nên đôi khi, nó được gọi là “Cái bắt tay của chính trị gia”. Khi thực hiện điệu bộ này, người chủ động bắt tay cố tạo ấn tượng rằng anh ta đáng tin và thành thật, nhưng nếu anh ta dùng nó với người vừa mới gặp, động tác này có thể phản tác dụng. Vì nó sẽ để lại trong lòng người nhận cảm giác hồ nghi về chủ đích của anh ta. Kiểu bắt tay bằng hai tay giống như động tác ôm ghì được thu nhỏ lại nên nó chỉ được chấp nhận trong những trường hợp mà khi đó, người ta cũng chấp nhận kiểu chào ôm lấy nhau.

“Cô là một người dễ mến và để lại ấn tượng khó phai – dù cô là ai đi nữa”

90% con người khi sinh ra đã có khả năng vung cánh tay phải ra phía trước – được gọi là cú đánh vung tay – để tự vệ. Kiểu bắt tay bằng hai tay hạn chế khả năng tự vệ này. Đó là lý do tại sao nó không bao giờ được sử dụng trong những cuộc gặp gỡ giữa hai người không thân thiết. Trong những hoàn cảnh thân mật, chẳng hạn như 2 người bạn cũ gặp nhau, sự tự vệ không còn cần thiết nữa nên cái bắt tay được cảm nhận là chân thật.

Cố Tổng thống Yasser Arafat bắt tay bằng hai tay với Thủ tướng Tony Blair.

Vẻ mặt mím chặt môi của ông Tony Blair cho thấy ông ta không mấy hào hứng.

Cái bắt tay kiểm soát

Mục đích của mọi cái bắt tay bằng cả hai tay là để cố chứng tỏ sự nhiệt thành, niềm tin tưởng hoặc tình cảm sâu đậm của người chủ động bắt tay với người nhận. Có hai yếu tố quan trọng cần chú ý. Thứ nhất, mối thân tình mà người chủ động bắt tay muốn chuyển tải có liên quan đến khoảng cách từ bàn tay trái của họ đến cánh tay phải của người kia. Vì động tác này thể hiện ý định muốn ôm lấy người đó nên vị trí của bàn tay trái được xem như thước đo độ thân mật. Bàn tay trái của người chủ động bắt tay đặt lên cánh tay của người nhận càng cao thì mức độ thân mật mà họ đang cố chứng tỏ càng nhiều. Họ muốn thể hiện mối quan hệ gần gũi với người nhận đồng thời ra sức kiểm soát cử động của người này.

Ví dụ, điệu bộ nắm cùi chỏ diễn tả tình trạng thân mật và nắm quyền kiểm soát nhiều hơn điệu bộ nắm cổ tay. Tương tự, điệu bộ nắm vai diễn tả tình trạng thân mật và nắm quyền kiểm soát nhiều hơn điệu bộ giữ chặt bắp tay.

Thứ hai, bàn tay trái của người chủ động bắt tay xâm phạm vào không gian riêng của người nhận. Nhìn chung, điệu bộ nắm cổ tay và cùi chỏ chỉ được chấp nhận khi người đối diện cảm thấy gần gũi với người chủ động bắt tay. Trong trường hợp này, bàn tay trái của người chủ động bắt tay chỉ xâm phạm vào bên ngoài không gian riêng của họ. Điệu bộ nắm vai và giữ chặt bắp tay thể hiện tình trạng thân mật hơn, thậm chí là hai người có thể ôm nhau (Chương 11 sẽ trình bày nhiều hơn về không gian riêng). Trừ phi giữa hai người có quan hệ gần gũi hoặc người chủ động bắt tay có lý do chính đáng để sử dụng kiểu bắt tay bằng hai tay, nếu không, người nhận có thể cảm thấy nghi ngờ dụng ý người chủ động bắt tay. Tóm lại, nếu bạn không có mối quan hệ riêng tư với đối phương thì đừng dùng kiểu bắt tay này. Và nếu người nào đó không thân thiết với bạn lại bắt tay bạn bằng hai tay thì hãy tìm hiểu xem ý đồ của họ là gì.

“Trừ phi bạn và người kai có mối quan hệ cá nhân hoặc tình cảm, nếu không thì chỉ nên bắt tay bằng một tay.”

Chúng ta vẫn thường thấy các chính trị gia chào hỏi cử tri bằng cách dùng kiểu bắt tay bằng hai tay, các doanh nhân cũng bắt tay với khách hàng theo kiểu ấy mà không nhận thấy rằng đó có thể là hành động tự sát trong kinh doanh và chính trị, bởi vì kiểu bắt tay này có thể đẩy họ vào thế việt vị.

Trò chơi quyền lực giữa Blair và Bush

Trong cuộc chiến tranh Irag vào năm 2003, Tổng thống George W Bush và Thủ tướng Tony Blair đã mang đến hình ảnh một liên minh hùng mạnh, “hợp nhất và bình đẳng” trên các phương tiện truyền thông. Nhưng nếu phân tích kỹ các bức ảnh, chúng ta sẽ thấy George Bush nổi trội hơn về mặt quyền lực.

Ăn mặc và tư thế của kẻ bề trên:

George Bush nổi trội hơn Tony Blair

Ở vị trí bên trái bức ảnh, Bush ăn mặc như một vị Tổng tư lệnh, đứng vững hai chân trên mặt đất và đưa tay choàng ra sau lưng Blair để kiểm soát ông ta, còn Blair ăn mặc như một nam sinh người Anh diện kiến thầy hiệu trưởng. Bush thường xuyên cố ý giành vị trí đứng bên trái bức ảnh để người khác nhận thấy ông ta nổi bật hơn và trông như thể đang kiểm soát được tình hình.
Giải pháp

Nếu bạn vô tình đứng bên phải bức ảnh, hãy nhanh chóng đưa cánh tay ra ngay khi bạn từ xa tiến đến, buộc người kia phải quay mặt đối diện với bạn khi bạn bắt tay. Điều này cho phép bạn luôn bắt tay ở tư thế bình đằng. Khi đang chụp ảnh hoặc quay video, bạn cũng nên giành lấy vị trí bên trái khuôn hình. Trong trường hợp xấu nhất, hãy dùng kiểu bắt tay bằng hai tay để giữ thế bình đẳng.

Tám kiểu bắt tay tệ hại nhất thế giới

Sau đây là 8 kiểu bắt tay gây khó chịu và bị ghét nhất cũng những biến tấu của chúng. Bạn hãy luôn tránh các kiểu bắt tay này:

1. Kiểu cá tươi (bàn tay lạnh ngắt)

Độ tin cậy: 1/10

Ít có kiểu bắt tay nào lại gây phản cảm như kiểu cá tươi,đặc biệt là khi tay lạnh hoặc ẩm ướt. Người ta không thích cảm giác lắc tay nhè nhẹ của kiểu cá tươi. Nó làm liên tưởng đến tính cách yếu đuối của người bắt, chủ yếu vì kiểu ở kiểu bắt tay này, người ta dễ dàng lật long bàn tay người đối diện. Người nhận lý giải điệu bộ này thể hiện ở thái độ thiếu nhiệt tình của người bắt tay đối với họ nhưng nhiều khi, nó lại phụ thuộc vào văn hóa hoặc những yếu tố khác. Trong một số nền văn hóa ở châu Á và châu Phi, cái bắt tay yếu ớt là điều bình thường, còn cái bắt tay mạnh bị xem là hung hăng. Ngoài ra, cứ 20 người thì có 1 người bị mắc chứng phong thấp do di truyền. Chứng bệnh này gây đổ mồ hôi kinh niên. Cách khôn ngoan là mang theo khăn giấy hoặc khăn tay để lau khô tay trước mỗi lần bắt tay.

Lòng bàn tay có nhiều tuyến mồ hôi hơn các bộ phận khác trên cơ thể. Đó là lý do tại sao người ta dễ thấy nó ẩm ướt. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều người dùng kiểu bắt tay cá tươi này lại không ý thức được hành động của mình, cho nên tốt nhất bạn hãy nhờ bạn bè nhận xét về kiểu bắt tay của bạn trước khi quyết định dùng kiểu nào trong các cuộc gặp gỡ về sau.

2. Kiểu gọng kìm

Độ tin cậy: 4/10

Kiểu bắt tay thuyết phục kín đáo này rất được các nam doanh nhân ưa thích vì nó thể hiện mong muốn thống trị, sớm dành quyền kiểm soát mối quan hệ hoặc đặt người khác vào thế của họ. Lòng bàn tay hướng xuống, lắc tay thật mạnh một nhịp rồi sau đó lại lắc đi lắc lại hai ba nhịp nữa. Kiểu gọng kìm giữ chặt tay đến nỗi có thể làm máu ngừng chảy đến bàn tay. Đôi khi, một người cảm thấy yếu thế và lo sợ bị người khác khống chế cũng sử dụng nó.

3. Kiểu bóp vụn xương

Độ tin cậy: 0/10

“Người em họ” của kiểu bắt tay gọng kìm là kiểu bắt tay bóp vụn xương. Đây là kiểu bắt tay đáng sợ nhất trong tất cả các kiểu bắt tay. Nó không những gây ấn tượng xấu trong tâm trí người nhận mà còn để lại dấu vết trên những ngón tay của họ. Kiểu bắt tay này chẳng qua là cách tạo ấn tượng của chủ nhân nó, đặc trưng cho tính cách hung hăng quá độ. Những người bắt tay kiểu này giành lợi thế mà không hề báo trước và cố gắng trấn áp tinh thần đối phương bằng cách bóp chặt các khớp đốt ngón tay của họ như thể đang nhào bột. Nếu bạn là phụ nữ, hãy tránh đeo nhẫn ở bàn tay phải trong các cuộc gặp mặt bàn chuyện làm ăn, vì kiểu bắt tay bóp vụn xương có thể rút hết máu và khiến bạn bắt đầu cuộc giao dịch trong trạng thái đau ê ẩm.

Đáng tiếc là không có biện pháp hữu hiệu nào để đối phó với kiểu bắt tay vừa nêu. Nếu nghĩ ai đó cố gắng bắt tay như thế, bạn có thể làm mọi người chú ý bằng cách thốt lên: “Ối! Nó thật sự làm đau tay tôi. Anh bắt tay mạnh quá!” Điều này sẽ khiến người nào ủng hộ kiểu bắt tay bóp vụn xương thận trọng hơn để không lặp lại cách cư xử đó.

4. Kiểu nắm đầu ngón tay

Độ tin cậy: 2/10

Đây là kiểu bắt tay thường xảy ra trong lúc chào hỏi giữa nam và nữ. Đây là động tác bắt tay sai vị trí. Thay vì nắm lòng bàn tay, người sử dụng nó nắm nhầm các ngón tay của người kia. Cho dù người chủ động bắt tay có vẻ nhiệt tình đối với người nhận nhưng thực tế là anh ta thiếu tự tin. Trong trường hợp đó, mục đích chủ yếu của kiểu bắt tay này là để giữ khoảng cách vừa phải đối với người kia. Kiểu bắt tay này có thể xuất hiện trong trường hợp có sự khác biệt về không gian riêng giữa những người bắt tay. Chẳng hạn, không gian riêng của một người là 60cm còn của người kia là 90cm. Do vậy, người kia sẽ đứng lùi ra xa hơn trong lúc chào hỏi, dẫn đến việc hai bàn tay không nắm lấy nhau đúng cách.

Nếu bạn gặp trường hợp này, hãy dùng bàn tay trái nắm lấy bàn tay phải của người kia, đặt nó vào đúng bàn tay phải của bạn và mỉm cười nói: “Chúng ta làm lại nhé!” rồi bắt tay nhau bình đẳng. Hành động vừa rồi sẽ làm cho bạn được tín nhiệm vì nó ngụ ý rằng bạn nghĩ họ quan trọng nên mới phải bắt tay đúng cách.

5. Kiểu chìa cánh tay cứng đờ

Độ tin cậy: 3/10

Giống như kiểu giơ tay với lòng bàn tay úp xuống, kiểu này thường được típ người hung hăng sử dụng, mục đích chủ yếu là để giữ khoảng cách với bạn cũng như ngăn cản không cho xâm nhập không gian riêng của họ. Kiểu bắt tay này cũng được những người có gốc gác ở thôn quê sử dụng, vì họ cần không gian rộng hơn và muốn bảo vệ lãnh thổ của mình.

Nhiều người thậm chí sẽ nghiêng mình về phía trước hoặc đứng thăng bằng trên một chân để giữ khoảng cách khi bắt tay kiểu này.

6. Kiểu bắt tay xoay cổ tay

Độ tin cậy: 3/10

Những người muốn chứng tỏ quyền lực rất thích chọn kiểu bắt tay này và nó thường gây đau đến chảy nước mắt. Nghiêm trọng hơn, nó có thể làm rách dây chằng. Đây là “cha đẻ” của kiểu bắt tay bẻ cong cánh tay và kéo tay về phía mình. Kiều bắt tay xoay cổ tay bắt đầu bằng việc giữ thật chặt lòng bàn tay đang đưa ra của người nhận, đồng thời lắc ngược nó thật mạnh rồi cố gắng kéo họ về phía lãnh thổ của người chủ động bắt tay. Điều này dẫn đến việc người nhận mất thăng bằng và mối quan hệ hai bên sẽ xấu đi.

Việc kéo người nhận vào trong lãnh thổ của người chủ động bắt tay có thể xuất phát từ một trong 3 lý do sau: Thứ nhất, người chủ động bắt tay thuộc típ người chỉ cảm thấy an toàn trong không gian riêng của mình; thứ hai, họ thuộc về một nền văn hóa có nhu cầu về không gian nhỏ hơn; hoặc thứ ba, họ muốn kiểm soát bạn bằng cách làm cho bạn mất thăng bằng. Dù theo nghĩa nào đi nữa thì họ cũng muốn cuộc gặp mặt giữa bạn và họ diễn ra theo những điều kiện mà họ đặt ra.

7. Kiểu bắt tay lắc lên lắc xuống

Độ tin cậy: 4/10

Với kiểu bắt tay mang đậm chất thôn dã này, người chủ động bắt nắm lấy bàn tay của người nhận và bắt đầu lắc một loạt những phát nhanh, thẳng đứng, rất mạnh và có nhịp điệu.

Dẫu rằng người ra có thể chịu đựng đến 7 nhịp lắc trong một cái bắt tay, nhưng có một số người bắt tay kiểu này tiếp tục lắc lên lắc xuống một cách không kiểm soát như thể họ đang cố vắt nước của người kia ra vậy.
Thông thường, người chủ động bắt tay sẽ ngừng lắc nhưng vẫn tiếp tục cầm tay người nhận để ngăn họ trốn thoát. Điều thú vị là rất ít người cố gắng rút tay mình ra khỏi tay họ. Động tác tiếp xúc thân thể này dường như làm suy yếu “ý chí” của chúng ta.

8. Kiểu Hà Lan

Độ tin cậy: 2/10

Phần nào có liên quan đến rau quả, kiểu bắt tay này có nguồn gốc ở Hà Làn, nơi người ta có thể bị chê là “Geeft’s hand alsbosje worteljes”, nghĩa là “Bắt tay giống như một bó cà rốt”. Kiểu bắt tay này là kiểu họ hàng xa với kiểu cá tươi nhưng có vẻ cứng cáp và khô ráo hơn.

Kiểu bắt tay Hà Lan đã được giới trẻ thay thế bằng kiểu khăn rửa bát ướt át. Kiểu này có lẽ không cần phải giải thích thêm!

Cái bắt tay giữa Arafat và Rabin

Bức ảnh bên dưới chụp thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và cố Chủ tịch Palestin Yasser Arafat đang bắt tay nhau tại Nhà Trắng vào năm 1993. Bức ảnh tiết lộ nhiều tư thế thú vị! Thật ra, cựu Tổng thống Clinton mới là nhân vật quan trọng trong bức ảnh này bởi vì Clinton đứng giữa, không bị cản trở, vóc dáng ông ta cũng cao hơn. Điệu b ộ hai cánh tay dang ra, lòng bàn tay mở rộng của ông gợi nhớ đến hình ảnh vị thánh đang cứu rỗi thần dân của mình. Nụ cười hình bán nguyệt cùng với đôi môi khép lại của Clinton cho thấy sự kềm chế tình cảm mà ông ta đang cảm nhận hoặc giả vờ cảm nhận.

Trong bức ảnh nổi tiếng này, cả hai người đàn ông đều đứng vững trên mặt đất và cố gắng đẩy người kia ra khỏi lãnh địa của họ. Yitzhak Rabin nắm vị trí quyền lực do đứng bên trái bức ảnh, dùng kiểu bắt tay chìa cánh tay cứng đờ và nghiêng về phía trước để ngăn Arafat bước vào không gian riêng của mình, trong khi Yasser Arafat đứng rất thẳng và cố gắng phản công bằng việc bắt tay bẻ cong cánh tay và kéo tay Yitszhak Rabin về phía ông.

Tóm tắt

Rất ít người hình dung họ sẽ gặp người khác trong cuộc hẹn đầu tiên như thế nào, mặc dù sự thật là đa số chúng ta đều biết rằng vài phút đầu của cuộc gặp mặt có thể thiết lập hoặc phá vỡ mối quan hệ. Hãy dành thời gian luyện tập các kiểu bắt tay cùng với bạn bè và đồng nghiệp, bạn sẽ có thể nhanh chóng học cách đưa ra cái bắt tay tích cực vào mọi lúc. Việc giữ lòng bàn tay thẳng đứng và cân xứng với cái nắm tay của đối phương thường được công nhận là cái bắt tay đạt độ tin cậy 10/10.

Bình luận