Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nói Sao Cho Trẻ Chịu Nghe

Chương 4 – Khuyến Khích Tính Tự Lập Của Con Cái

Tác giả: Adele Faber - Elaine Mazlish

HẦU HẾT SÁCH NUÔI DẠY TRẺ ĐỀU NÓI VỚI PHỤ HUYNH RẰNG một trong những mục đích của người làm cha làm mẹ là giúp con cái tách khỏi chúng ta, giúp chúng trở thành những cá nhân độc lập mà một ngày nào đó sẽ có khả năng tự sống một mình mà không cần chúng ta. Cha mẹ bị thúc ép là không được nghĩ về con cái như là bản copy hoặc như những phần phụ của chính chúng ta, mà phải xem chúng như một cáxét thể độc nhất vô nhị, với những tâm tính khác nhau, gu thẩm mỹ khác nhau, cảm xúc khác nhau, những khao khát khác nhau, và những ước mơ cũng khác nhau.

Tuy nhiên, làm như thế nào phụ huynh có thể giúp con cái mình trở thành người độc lập, tự chủ? Bằng cách cho phép chúng làm những việc cho riêng chúng, bằng cách để cho chúng tự vật lộn với những vấn đề của chúng, và bằng cách để chúng tự rút ra bài học từ những lỗi lầm của chúng.

Nói thì dễ hơn làm. Tôi vẫn còn nhớ lúc thằng con đầu lòng của tôi đánh vật với việc cột dây giày còn tôi kiên nhẫn ngồi nhìn nó trong 10 giây, và rồi, chịu không nổi, bèn cúi xuống buộc giày giùm cho nó.

Còn con gái tôi, nó chỉ việc nhắc rằng nó vừa cãi nhau với một người bạn của nó, thế là tôi lập tức nhảy vào khuyên răn nó phải thế này thế kia.

Làm sao tôi có thể để cho con cái tôi phạm sai lầm và chịu đựng thất bại trong khi tất cả những gì chúng phải làm chỉ là lắng nghe tôi nói ngay từ đầu?

Bạn có thể nghĩ, “Có gì kinh khủng trong việc giúp con cột dây giày, hay bảo ban nó cách giải quyết một vụ cãi cọ với bạn, hay nhìn thấy chúng không hề phạm lỗi? Dầu gì, con cái luôn luôn trẻ người non dạ hơn chúng ta cơ mà. Chúng thật sự phải phụ thuộc vào người lớn xung quanh chúng.”

Vấn đề chính là ở đây. Khi một người liên tục phụ thuộc vào người khác, thì tự nhiên sẽ có những cảm xúc nhất định, tương ứng nổi lên. Để giải thích rõ những cảm xúc đó có thể là gì, vui lòng đọc những câu nói sau đây rồi viết ra những phản ứng của bạn:

I. Giả sử bạn là một đứa bé 4 tuổi. Trong một ngày bạn nghe cha mẹ bạn nói với bạn:

“Ăn đậu đũa đi. Rau rất tốt cho con.”

“Đưa đây, để mẹ kéo dây khóa cho.”

“Con mệt rồi. Nằm xuống nghỉ đi.”

“Mẹ không muốn con chơi với thằng đó. Nó toàn nói bậy với chửi tục thôi.”

“Con có chắc là con không cần đi toilet?”

Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………

II. Giả sử bạn là một đứa bé 9 tuổi. Trong một ngày bạn nghe cha mẹ bạn nói với bạn:

“Đừng cố đòi mặc cái áo jacket đó nữa. Màu xanh lá cây không hợp với con.”

“Đưa cái hũ cho ba. Để ba mở nắp hũ cho con.”

“Mẹ để sẵn quần áo ra ngoài cho con rồi đó.”

“Con có cần giúp làm bài tập về nhà không?

Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………

III. Giả sử bạn là một đứa trẻ 17 tuổi. Cha mẹ bạn nói với bạn:

“Không cần thiết phải học lái xe. Ba lo sợ con bị tai nạn. Ba sẵn sàng lái xe đưa con đi bất kỳ nơi nào. Con chỉ việc yêu cầu thôi.”

Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………

IV. Giả sử bạn là một người lớn. Ông sếp của bạn nói với bạn:

“Tôi nói cho anh biết điều này là để tốt cho anh. Thôi đừng đề xuất cách cải thiện các thứ ở đây nữa, cứ làm công việc của anh là được rồi. Tôi không trả tiền cho những sáng kiến của anh. Tôi trả tiền cho công việc anh làm.”

Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………

V. Giả sử bạn là một công dân của một quốc gia mới thành lập. Tại một buổi mít tinh quần chúng, có một vị quyền cao chức trọng từ một quốc gia hùng mạnh, giàu có đến tuyên bố với các bạn:

“Bởi vì quốc gia của các bạn vẫn còn non nớt như một đứa trẻ và vẫn chưa phát triển, cho nên chúng tôi không thờ ơ với những nhu cầu của các bạn. Chúng tôi lập kế hoạch đưa đến đây những chuyên gia và nguyên vật liệu để chỉ dạy cho các bạn cách làm nông nghiệp, cách điều hành trường học, cách điều hành cơ sở kinh doanh và chính phủ của các bạn. Chúng tôi cũng phái đến những chuyên gia kế hoạch hóa gia đình để giúp các bạn giảm tỉ lệ sinh đẻ.”

Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………

Có thể khẳng định chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn con cái mình phải cảm thấy hầu hết những cảm xúc mà bạn vừa viết ra đó. Song, khi con người bị đặt vào những vị trí bị lệ thuộc cùng với một chút xíu lòng biết ơn, họ thường trải nghiệm rất rõ những cảm giác bất lực, vô dụng, giận dữ, bực tức và phẫn nộ. Sự thật không vui này tượng trưng cho tình thế tiến thoái lưỡng nan của chúng ta, những bậc làm cha mẹ. Nhưng mặt khác, rõ ràng con cái của chúng ta phải lệ thuộc vào chúng ta. Do chúng còn nhỏ tuổi và thiếu kinh nghiệm, nên phụ huynh chúng ta cần phải làm giùm chúng, phải nói cho chúng biết và phải chỉ dạy chúng thật nhiều. Mặt khác, chính tình trạng bị lệ thuộc này của chúng rất dễ dẫn đến thái độ thù địch ở nơi chúng.

Có cách nào nhằm giảm thiểu những cảm xúc bị lệ thuộc cho con cái chúng ta không? Có cách nào giúp chúng trở thành người có trách nhiệm, có thể tự mình thực hiện những nhiệm vụ, bổn phận của mình? May thay, hàng ngày trẻ đều luôn có sẵn những cơ hội khuyến khích chúng tự chủ. Sau đây là những kỹ năng cụ thể mà phụ huynh có thể áp dụng nhằm giúp trẻ tự tin cậy vào chúng hơn là lệ thuộc vào chúng ta.

Để khuyến khích trẻ tự chủ

1. Để cho con tự lựa chọn.

2. Thể hiện lòng tôn trọng sự đấu tranh chật vật của chúng.

3. Đừng hỏi dồn dập quá.

4. Đừng vội trả lời ngay những câu hỏi của con.

5. Khuyến khích con sử dụng những nguồn bên ngoài gia đình.

6. Đừng dập tắt hy vọng của con.

Mặc dù phần lớn những kỹ năng mà bạn vừa xem xét thoạt nhìn xem ra có vẻ rất bình thường, nhưng thật ra không kỹ năng nào trong số đó là bình thường cả. Phụ huynh cần phải có lòng quyết tâm và phải luyện tập mới nói chuyện được với con trẻ theo những cách thức nuôi dưỡng tính độc lập tự chủ của chúng.

Trong bài tập sau đây bạn sẽ thấy sáu câu nói điển hình mà phụ huynh hay nói. Vui lòng thay đổi mỗi câu đó thành câu có tác dụng khuyến khích tính tự chủ ở trẻ.

Vào lúc khởi đầu, phụ huynh hay nói:

Vào lúc khởi đầu, phụ huynh hay nói: Chỉnh sửa thành lời nói khuyến khích tự chủ ở trẻ:
1. Hãy đi tắm ngay đi. 1. (Để cho trẻ tự lựa chọn)
……………………………………….
2. Sao con mất nhiều thời gian để mang giày thế? Đưa đây, giơ chân lên. Để mẹ làm cho nào. 2. (Thể hiện lòng tôn trọng sự đấu tranh chật vật của chúng).
…………………………………………
3. Hôm nay con đi cắm trại vui không? Con có bơi không? Con có thích các bạn khác không? Anh chị phụ trách của con thế nào? 3. (Đừng hỏi dồn dập quá).
………………………………………….
4. Trẻ: Tại sao ngày nào ba cũng phải đi làm vậy, ba?
Ba: Ba phải đi làm mỗi ngày để chúng ta có ngôi nhà xinh xắn này, có đồ ăn ngon, có quần áo đẹp, và…
4.(Đừng vội trả lời ngay những câu hỏi của con).
…………………………………………..
5. Con tuổi teen: Con đang phát phì dữ quá. Con muốn mẹ đặt cho con một chế độ ăn kiêng. Con nên ăn gì bây giờ?
Phụ huynh: Mẹ đã nói với con suốt bao nhiêu năm nay rồi, đừng có ăn bánh kẹo nữa mà hãy bắt đầu ăn trái cây và rau đi.
5.(Khuyến khích trẻ sử dụng những nguồn bên ngoài gia đình).
…………………………………………
6. Trẻ: Ba, mai mốt lớn lên con sẽ làm giáo viên.
Ba: Đừng có hy vọng hão. Trường sư phạm đầy ắp giáo viên không thể tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp kia kìa.
6.Đừng dập tắt hy vọng của con.
………………………………………….

Nếu bạn nghĩ sáu kỹ năng bạn vừa mới tập luyện không phải là những kỹ năng duy nhất khuyến khích tính tự chủ ở con bạn, thì bạn rất đúng. Thật ra, tất cả những kỹ năng mà bạn đã nghiên cứu từ đầu quyển sách đến chương này đều giúp trẻ tự nhìn nhận mình là những cá nhân tách biệt, có trách nhiệm và có năng lực. Bất cứ khi nào phụ huynh lắng nghe những cảm xúc của trẻ, hoặc chia sẻ cảm xúc của chúng ta với chúng, hoặc gọi mời chúng cùng giải quyết vấn đề với chúng ta, thì chúng ta đều khuyến khích tính độc lập, tự lực của chúng.

Đối với bản thân tôi, tôi biết rằng ý tưởng khuyến khích trẻ chịu trách nhiệm xử lý những chi tiết trong cuộc sống của chính chúng là một ý tưởng mang tính cách mạng. Tôi vẫn có thể nghe bà ngoại tôi trầm trồ một cách thán phục về một người hàng xóm: “Cô ấy là bà mẹ tuyệt vời nhất. Hãy coi những gì cô ấy không làm giùm cho đứa con!”. Tôi lớn lên tin rằng người mẹ tốt phải là người mẹ “làm giùm cho” con cái. Ngoài ra tôi còn đẩy điều ấy đi xa thêm một bước nữa: Tôi không chỉ “làm giùm cho” con cái, mà tôi còn nghĩ giùm cho chúng. Kết quả? Hàng ngày, từng việc vặt vãnh, từng vấn đề vụn vặt cũng đều trở thành một cuộc kiểm tra ý chí mà kết thúc bằng những cảm xúc tiêu cực đọng lại cho tất cả.

Đến khi, cuối cùng, tôi học cách chuyển giao cho con cái những trách nhiệm thuộc về chúng một cách chính đáng, thì tính khí hay cáu gắt của tất cả mọi người mới được cải thiện. Sau đây là những gì đã giúp tôi: Bất cứ khi nào tôi cảm thấy mình bắt đầu trở nên lo lắng căng thẳng, hoặc muốn can thiệp, tôi liền tự hỏi, “Mình có lựa chọn nào ở đây không?… “Mình có bị buộc phải chiếm quyền của chúng?… Hay là thay vì thế mình có thể để cho con tự xử lý lấy?”

Trong bài tập kế tiếp, bạn sẽ thấy một loạt những tình huống mà thường khiến cha mẹ bức xúc, muốn can thiệp hoặc cả hai. Khi bạn đọc từng tình huống hãy tự hỏi:

I. Tôi có thể nói gì hoặc làm gì để giữ cho con khỏi lệ thuộc vào tôi?

II. Tôi có thể nói gì hoặc làm gì để khuyến khích tính tự chủ của con?

Một số kỹ năng hữu ích

Những kỹ năng mới
Để cho con tự lựa chọn.
Thể hiện lòng tôn trọng sự đấu tranh chật vật của chúng.
Đừng hỏi dồn dập quá.
Đừng vội trả lời ngay những câu hỏi của con.
Khuyến khích con sử dụng những nguồn bên ngoài gia đình.
Đừng dập tắt hy vọng của con.
Những kỹ năng cũ
Chấp nhận những cảm xúc của trẻ.
Diễn tả bạn cảm thấy gì.
Cung cấp thông tin.
Giải quyết vấn đề.

TRẺ: Hôm nay con bị trễ học. Sáng mai mẹ phải gọi con dậy sớm hơn đó.

PHỤ HUYNH: ( nuông chiều cho trẻ phụ thuộc )

PHỤ HUYNH: ( khuyến khích trẻ tự chủ )

TRẺ: Con không thích ăn trứng. Con chán ăn cốm bắp nguội rồi. Con sẽ không ăn sáng nữa đâu.

PHỤ HUYNH: ( nuông chiều cho trẻ phụ thuộc )

PHỤ HUYNH: ( khuyến khích trẻ tự chủ )

TRẺ: Bên ngoài trời lạnh thì phải? Con có cần phải mặc áo lạnh không, mẹ?

PHỤ HUYNH: ( nuông chiều cho trẻ phụ thuộc )

PHỤ HUYNH: ( khuyến khích trẻ tự chủ )

TRẺ: Ối, chết tiệt, con không bao giờ có thể cài được cái nút này.

PHỤ HUYNH: ( nuông chiều cho trẻ phụ thuộc )

PHỤ HUYNH: ( khuyến khích trẻ tự chủ )

TRẺ: Mẹ biết gì không? Con định sẽ để dành tiền tiêu vặt của con để mua một con ngựa.

PHỤ HUYNH: ( nuông chiều cho trẻ phụ thuộc )

PHỤ HUYNH: ( khuyến khích trẻ tự chủ )

TRẺ: Betsy mời con tới dự tiệc sinh nhật bạn ấy, nhưng con không thích mấy đứa đi dự tiệc. Con phải làm gì bây giờ?

PHỤ HUYNH: ( nuông chiều cho trẻ phụ thuộc )

PHỤ HUYNH: ( khuyến khích trẻ tự chủ )

Tôi đoán rằng có những câu các bạn có thể viết ra nhanh chóng, nhưng có những câu khiến bạn phải cần cân nhắc suy nghĩ. Để tìm ra được ngôn ngữ khuyến khích tinh thần trách nhiệm của trẻ quả là một thách thức.

Thực tế, công cuộc khuyến khích sự tự chủ ở trẻ là một quy trình rất phức tạp. Nếu như chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc tập cho con cái tính độc lập như thế nào, thì cũng có những lực cản bên trong chúng ta chống lại việc đó không kém. Trước hết, đơn thuần chỉ là vấn đề về sự tiện lợi. Hầu hết chúng ta ngày nay đều bận rộn, hối hả. Chúng ta thường tất bật đánh thức trẻ dậy, mặc quần áo, cài nút cho nó, bảo chúng ăn gì, mặc gì, bởi vì như vậy có vẻ dễ hơn và nhanh hơn nhiều cho chúng.

Kế đến chúng ta phải đối phó với những cảm xúc mạnh của chúng ta là phải gắn liền với con cái của mình. Chúng ta phải đấu tranh dữ dội để chống lại việc xem thất bại của con là thất bại của mình. Chúng ta thật khó mà cho phép những cục cưng của mình đấu tranh vật vã và mắc sai lầm, khi chúng ta tin rằng vài lời khuyên thông thái của chúng ta là có thể bảo vệ chúng khỏi đau đớn hoặc thất vọng.

Về phần chúng ta, chúng ta cần phải kiềm chế ghê gớm và phải có kỷ luật thép mới không ra đưa lời khuyên cho con cái, nhất là khi chúng ta chắc chắn mình có câu trả lời. Tôi biết rằng ngày nay bất cứ khi nào một trong những đứa con tôi hỏi “Mẹ, mẹ nghĩ con nên làm gì?”, thì chắc chắn tôi phải cố dằn lòng để không nói cho chúng ngay lập tức tôi nghĩ chúng nên làm gì.

Thế nhưng, vẫn có một điều thậm chí còn lớn lao hơn can thiệp vào nỗi khát khao chính đáng của chúng ta muốn giúp con cái tách rời khỏi mình. Tôi luôn nhớ như in cảm giác thỏa nguyện sâu sắc bắt nguồn từ việc được ba sinh linh tí hon cần đến. Quả là những cảm xúc lẫn lộn khi tôi khám phá ra rằng chiếc đồng hồ báo thức có thể đánh thức lũ trẻ dậy công hiệu hơn tất cả mọi lời nhắc nhở đầy tính mẹ hiền của tôi. Và cũng thật là cảm xúc xáo trộn khi tôi từ bỏ công việc đọc truyện giờ đi ngủ vào lúc đám trẻ con tôi đã biết tự đọc lấy một mình.

Chính những cảm xúc mâu thuẫn trong tôi về tính độc lập đang lớn dần ở con cái đã giúp tôi hiểu câu chuyện do một giáo viên mầm non kể cho tôi nghe. Cô giáo đó mô tả nỗ lực của cô nhằm thuyết phục một bà mẹ trẻ rằng con trai bà sẽ thật sự ổn nếu bà không ngồi trong lớp với nó. Năm phút sau khi bà đi khỏi, thì rõ ràng bé Jonathan cần đi toilet. Khi cô giáo giục nó tự đi đi thì nó khổ sở lí nhí, “Cháu không thể.”

Cô hỏi “Tại sao?”

“Vì mẹ không ở đây,” Jonathan giải thích “Mẹ kéo quần cho cháu khi cháu đi tiểu xong.”

Cô giáo nghĩ một hồi. “Jonathan, con có thể đi tiểu và tự kéo quần được.”

Jonathan tròn mắt.

Cô giáo dẫn nó vào toilet và đợi. Sau vài phút, từ sau cánh cửa đóng, cô nghe thấy tiếng vỗ tay.

Ngày hôm sau bà mẹ gọi điện cho cô giáo để nói rằng câu đầu tiên từ miệng Jonathan là khi cháu về nhà là “Mẹ, con có thể tự kéo quần được rồi, con không cần mẹ nữa.”

“Tiến sĩ có tin không,” cô giáo thốt lên với tôi, “bà mẹ bảo rằng bà thật sự trầm cảm về việc đó.”

Tôi thì tin. Tôi tin rằng bất chấp cảm giác tự hào về sự tiến bộ của con cái và niềm vui thấy chúng độc lập hơn lên, cha mẹ cũng có cảm giác đau nhoi nhói và nỗi chống chếnh về việc mình không còn được con cái cần tới nữa.

Đó là con đường cay đắng pha lẫn ngọt bùi mà những bậc làm cha làm mẹ chúng ta phải đi qua. Chúng ta bắt đầu bằng sự tận hiến cho một sinh linh nhỏ bé, bất lực. Trải qua năm tháng, chúng ta lo lắng, lên kế hoạch, an ủi, vỗ về và cố hiểu chúng. Chúng ta trao cho chúng tình yêu, sức lực, kiến thức, và kinh nghiệm của mình,… để rồi một ngày nào đó con cái sẽ có đủ nội lực và lòng tự tin để rời chúng ta mà đi.

BÀI TẬP

1. Hãy thực hành ít nhất hai kỹ năng khuyến khích sự tự chủ ở con bạn, để nó trở thành một người độc lập, thành thạo và có kỹ năng.

2. Con bạn đã phản ứng như thế nào?

………………………………………………………………

3. Trong số những việc mà trước giờ bạn phải làm giùm cho con của bạn, bây giờ nó đã bắt đầu tự mình làm được những gì?

………………………………………………………………

4. Bạn làm thế nào để chuyển giao trách nhiệm cho con bạn mà không để cho nó cảm thấy bị áp lực? (Hầu hết trẻ không hưởng ứng với câu nói “Bây giờ con đã là một cô (cậu) bé lớn rồi. Con đủ lớn để tự mặc đồ, tự ăn một mình, và tự đi ngủ một mình, v.v…)

………………………………………………………………

5. Hãy đọc phần II về khuyến khích sự tự chủ ở trẻ.

Ghi nhớ

KHUYẾN KHÍCH SỰ TỰ CHỦ Ở TRẺ

1. ĐỂ CHO TRẺ TỰ LỰA CHỌN

“Hôm nay con muốn mặc quần màu xám hay quần màu đỏ?”

2. THỂ HIỆN LÒNG TÔN TRỌNG SỰ ĐẤU TRANH CHẬT VẬT CỦA CHÚNG.

“Hũ khó mở nhỉ. Đôi khi hữu ích nếu con dùng cái muỗng này để nạy nắp hũ lên.”

3. ĐỪNG HỎI DỒN DẬP QUÁ.

“Chào con. Mừng con đã về.”

4. ĐỪNG VỘI TRẢ LỜI NGAY NHỮNG CÂU HỎI CỦA TRẺ.

“Đó là câu hỏi thú vị. Thế con thì con nghĩ sao?”

5. KHUYẾN KHÍCH TRẺ SỬ DỤNG NHỮNG NGUỒN BÊN NGOÀI GIA ĐÌNH.

“Có lẽ ông chủ cửa hàng cá cảnh có lời khuyên đấy.”

6. ĐỪNG DẬP TẮT HY VỌNG CỦA TRẺ.

“Vậy là con định sẽ đi thử vai chính. Một kinh nghiệm hay đấy.”

 

PHẦN II.

NHỮNG NHẬN XÉT, BĂN KHOĂN VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA PHỤ HUYNH

Những nhận xét về từng kỹ năng

I. Để cho trẻ tự lựa chọn.

Có vẻ như không hợp lý khi hỏi trẻ xem nó muốn uống nửa ly hay cả ly nước trái cây, xem nó muốn bánh mì của nó nướng vàng hay nướng vừa; nhưng với trẻ, mỗi lựa chọn nhỏ nhoi đều tượng trưng cho một cơ hội áp đặt sự kiểm soát nào đó lên cuộc sống của riêng nó. Có rất nhiều thứ mà đứa trẻ phải làm đến nỗi không khó hiểu tại sao nó hay trở nên tức giận và bướng bỉnh.

“Con phải uống thuốc.”

“Thôi đừng gõ bàn nữa.”

“Đi ngủ ngay.”

Nếu chúng ta có thể cho trẻ một sự lựa chọn về việc nên làm cái gì đó như thế nào , thì thường lựa chọn đó đủ để làm giảm đi nỗi tức giận của nó.

“Mẹ thấy con không thích thuốc này. Nếu con uống thuốc với nước táo hay nước gừng thì có dễ hơn không?”

“Con gõ bàn làm mẹ mệt óc quá. Con có thể ở yên đó và ngừng gõ. Không thì con vào phòng con mà gõ. Con quyết định đi.”

“Đến giờ nói chuyện của ba và mẹ mà cũng là giờ con vào giường ngủ rồi. Con muốn ngủ bây giờ hay muốn chơi một lát ở trên giường rồi gọi ba mẹ khi con đã sẵn sàng chui vào chăn?”

Có phụ huynh cảm thấy không thoải mái khi dùng kỹ năng này. Họ tuyên bố rằng sự lựa chọn bị ép buộc không phải là lựa chọn gì hết, mà đó trở thành một cách khác để rập khuôn đứa trẻ. Sự phản đối của họ cũng dễ hiểu. Một giải pháp thay thế là mời gọi trẻ tìm ra sự lựa chọn của riêng nó mà được tất cả các bên đều có thể chấp nhận được. Sau đây là câu chuyện một người cha kể lại với chúng tôi:

“Tôi cùng vợ chuẩn bị băng qua đường với Tony, 3 tuổi, và đứa bé mới sinh. Tony thường rất ghét bị chúng tôi cầm tay và nó hay cố vùng vằng giật ra… đôi khi ở ngay giữa đường. Trước khi băng qua đường tôi nói “Tony, ba thấy là con có hai lựa chọn. Con có thể cầm tay mẹ hay tay ba. Hoặc là con có một ý kiến khác, miễn sao cho an toàn.”

“Tony nghĩ một giây và nói ‘Con sẽ nắm xe đẩy’. Lựa chọn của cháu là rất tốt đối với chúng tôi.”

II. Thể hiện lòng tôn trọng sự đấu tranh chật vật của chúng.

Chúng tôi đã từng quen nghĩ rằng khi chúng tôi nói với con việc gì đó “dễ” là chúng tôi đang khuyến khích trẻ. Nhưng bây giờ chúng tôi nhận ra rằng khi nói “Cố lên, việc đó dễ mà” chúng tôi chẳng mang lại cho con ân huệ gì hết. Nếu trẻ làm thành công “việc dễ” đó thì nó cảm thấy không đáng là thành tích gì. Còn nếu nó thất bại, thì nó nghĩ rằng đến cả việc đơn giản mà nó cũng không làm được.

Mặt khác, nếu chúng tôi nói “Việc đó không dễ đâu” hoặc “Việc đó coi bộ khó đấy”, chúng tôi lại đưa ra cho trẻ một khuôn mẫu thông điệp khác hẳn. Nếu trẻ làm được nó sẽ cảm thấy tự hào vì mình đã làm được việc khó khăn. Nếu thất bại, ít ra nó cũng thấy thỏa mãn vì biết rằng nhiệm vụ của mình là một nhiệm vụ khó.

Có cha mẹ cảm thấy mình đang giả dối khi nói “Việc đó khó đấy.” Nhưng nếu họ nhìn sự việc đó từ con mắt thiếu kinh nghiệm của trẻ, ắt họ sẽ thấy ngay rằng vào lần đầu tiên ta làm việc gì mới, thì việc đó đều khó thật. (Nên tránh nói, “Việc đó khó đối với con ”. Đứa trẻ có thể nghĩ “Tại sao lại khó đối với con ? Tại sao lại không khó đối với ai khác?”)

Nhiều phụ huynh khác phàn nàn rằng thật không thể nào chịu nổi khi đứng nhìn con mình đang vật lộn làm gì đó mà chỉ tỏ ra thông cảm chứ không ra tay giúp nó. Nhưng thay vì tiếm quyền và làm việc đó thay cho trẻ, chúng tôi đề nghị bạn nên cho vài lời khuyên bổ ích kiểu như:

“Đôi khi hữu ích nếu con kéo dây khóa xuống hết khe rãnh đã rồi hãy giật nó ra.”

“Đôi khi hữu ích nếu con vo tròn viên đất sét thành quả bóng trước khi con muốn nặn thành hình gì đó.”

“Đôi khi hữu ích nếu con thử xoay nắm tay khóa vài lần trước khi con vặn chìa khóa trong lỗ khóa.”

Chúng tôi thích dùng cụm từ “đôi khi hữu ích” là bởi vì nếu không có ích thì trẻ cũng không cảm thấy mình kém cỏi.

Điều này có nghĩa rằng chúng ta cấm không bao giờ được làm giùm cho trẻ bất kỳ cái gì? Chúng tôi tin tưởng rằng mỗi cha mẹ đều có khả năng cảm nhận khi nào con mình mệt thật sự rồi hoặc khi nào con mình cần được quan tâm chú ý thêm, hoặc thậm chí cần được săn sóc chu đáo như em bé. Vào những lúc nhất định, trẻ sẽ cảm thấy được an ủi sâu sắc khi được mẹ chải đầu cho hoặc được ba kéo vớ lên giùm, kể cả khi trẻ hoàn toàn có khả năng tự làm những việc đó một mình. Chừng nào chúng ta, những bậc phụ huynh, nhận biết được khuynh hướng căn bản của chúng ta là muốn giúp con cái tự làm một mình nó, thì chừng đó chúng có thể thoải mái hưởng thụ việc thỉnh thoảng “làm giùm chúng”.

III. Đừng hỏi dồn dập quá.

Những câu hỏi kinh điển kiểu như “Con đã đi đâu?… “Con đã đi ra ngoài à?”… “Con đã làm gì?”… thường nhận được câu trả lời là “không đi đâu cả”, “không làm gì cả”. “Không gì cả” chẳng phải là không có xuất xứ từ đâu hết – chẳng phải vô cớ mà trẻ trả lời như vậy. Trẻ còn thường dùng những chiến thuật phòng thủ khác để tự vệ trước những câu hỏi mà chúng không muốn hoặc không sẵn lòng trả lời, đó là “Không biết” hoặc “Để cho con yên”.

Một bà mẹ kể cho chúng tôi nghe rằng bà cảm thấy mình không phải là bà mẹ tốt nếu bà không hỏi han con. Bà kinh ngạc khi khám phá ra rằng lúc mình ngưng dội bom con bằng những câu hỏi và chăm chú lắng nghe khi nó nói thì nó bắt đầu mở lòng ra với bà.

Điều này có nghĩa là đừng bao giờ hỏi con cái gì? Không phải thế. Điều quan trọng là bạn cần có óc phán đoán về những tác động của câu hỏi mà bạn nêu ra cho con.

Lưu ý: Một câu hỏi cha mẹ nêu ra thường hay bị con cái cảm nhận như áp lực đó là: “Hôm nay con có vui không?” Thật là một đòi hỏi lớn lao đối với một đứa trẻ! Không chỉ nó cần phải đi dự tiệc (đi học, đi chơi, đi cắm trại, đi khiêu vũ) mà nó còn được mong chờ là phải vui vẻ thoải mái! Nếu nó không vui thì sự thất vọng của nó sẽ bị cộng thêm với sự thất vọng của cha mẹ. Nó cảm thấy mình làm cha mẹ buồn bởi vì mình đã không được vui vẻ.

IV. Đừng vội trả lời ngay những câu hỏi của con.

Trong quá trình lớn lên của trẻ, chúng hỏi hàng đống những câu hỏi hóc búa:

“Tại sao có cầu vồng?”

“Tại sao em bé không thể trở về lại nơi mà từ đó nó tới đây?”

“Tại sao người ta không thể làm bất kỳ điều gì người ta muốn?”

“Sao người ta phải đi học đại học?”

Cha mẹ thường cảm thấy mình bị tấn công vỗ mặt bởi những câu hỏi này và liền tìm kiếm trong đầu những câu trả lời hợp lý, tức thời. Cái áp lực mà cha mẹ thường lạm dụng, tự vơ vào mình đó là không cần thiết. Thường thì khi trẻ nêu ra một câu hỏi thì nó đã có suy nghĩ gì đấy trong đầu về câu trả lời rồi. Ở đây, điều hữu ích cho trẻ là người lớn sẽ hành động như là nguồn thăm dò ý kiến nhằm giúp trẻ đào sâu những ý nghĩ của nó hơn. Luôn luôn có thời gian cho người lớn cung cấp những câu trả lời “chính xác” về sau này, nếu điều đó vẫn còn quan trọng đối với trẻ.

Bằng cách cung cấp cho trẻ những câu trả lời ngay lập tức, phụ huynh chúng ta không giúp ích gì cho trẻ cả. Điều đó khác nào chúng ta đang làm bài tập luyện trí não giùm cho chúng. Sẽ hữu ích hơn cho trẻ khi câu hỏi của chúng được hỏi ngược trở lại chúng để chúng tự tìm hiểu kỹ lưỡng hơn

“Con tự suy nghĩ về việc đó đi.”

“Chứ con thì con nghĩ gì?”

Phụ huynh thậm chí có thể lặp lại câu hỏi của chúng: “Tại sao người ta không làm bất kỳ điều gì người ta muốn?”

Chúng ta có thể khen ngợi trẻ đã đặt câu hỏi hay: “Con hỏi một câu quan trọng đó – câu hỏi này các triết gia đã đặt ra từ nhiều thế kỷ rồi.”

Không cần phải vội vã gì hết. Quy trình tìm kiếm câu trả lời có giá trị hơn là chính câu trả lời.

V. Khuyến khích con sử dụng những nguồn bên ngoài gia đình.

Một cách để giảm tâm lý phụ thuộc vào gia đình của trẻ là chỉ cho trẻ thấy rằng có một cộng đồng lớn hơn ở bên ngoài, với những nguồn tham khảo đầy giá trị đang chờ được ứng dụng. Thế giới không phải là một nơi xa lạ. Luôn có sự trợ giúp khi ta cần.

Ngoài lợi ích không chối cãi đối với trẻ, nguyên lý này cũng giảm nhẹ cho cha mẹ đỡ khỏi phải là những người “gánh vác nhọc nhằn” mọi lúc mọi nơi. Cô y tá trong trường có thể thảo luận những thói quen ăn uống tốt với đứa trẻ thừa cân; người bán giày có thể giải thích việc sử dụng giày thể thao thường xuyên sẽ có ích gì cho đôi bàn chân; cô thủ thư có thể giúp trẻ vật lộn với một trang sách nghiên cứu khó gặm; nha sĩ có thể giải thích những gì xảy ra với răng không được chải. Về mặt nào đó, tiếng nói của tất cả những nguồn bên ngoài có sức nặng hơn là những lời nói từ Cha hoặc Mẹ.

VI. Đừng dập tắt hy vọng của con.

Nhiều niềm vui của cuộc sống nằm ở trong giấc mơ, trong những mộng tưởng, dự đoán, kế hoạch. Dọn đường cho trẻ chịu những thất vọng có thể xảy ra, chúng ta đã tước đoạt của trẻ những kinh nghiệm quan trọng.

Một người cha kể cho chúng tôi về cô con gái 9 tuổi nảy sinh niềm đam mê ngựa. Một ngày nọ cô bé đòi cha mua cho cô bé một con ngựa. Người cha kể, ông phải cố gắng lắm mới không bảo với con rằng việc đó là vô phương, do bởi vấn đề tiền bạc và vấn đề không gian là một chuyện, ngoài ra còn do những quy định của thành phố nữa. Thay vào đó ông bảo: “Vậy là con muốn một con ngựa của riêng mình. Nói cho ba nghe đi.” Sau đó ông lắng nghe khi cô bé kể chi tiết dông dài về việc cô bé cảm thấy như thế nào về ngựa – nào là cho nó ăn, chải lông cho nó, nào là cưỡi ngựa hàng ngày. Chỉ cần nói về ước mơ của mình với cha cũng là đủ với cô bé. Sau lần trò chuyện đó, cô bé không bao giờ đòi cha mua ngựa cho mình nữa. Thay vì thế, cô bé đến thư viện chọn nhiều sách về ngựa để đọc, cô bé vẽ ngựa và bắt đầu để dành tiền tiêu vặt để mua đất nuôi ngựa vào một ngày nào đó. Vài năm sau cô bé xin vào làm phụ việc ở một trại ngựa, ở đó, đổi lại cô bé được thỉnh thoảng cưỡi ngựa. Đến khi cô bé 14 tuổi, niềm đam mê về ngựa của cô bé cũng hết. Một ngày kia, cô tuyên bố sắp sửa mua một chiếc xe bằng “tiền mua ngựa”.

Những cách khác nhằm khuyến khích sự tự chủ ở trẻ

I. Để trẻ tự làm chủ cơ thể của chúng.

Hạn chế liên tục gạt tóc ra khỏi mắt trẻ, sửa, vuốt vai áo, phủi bụi cổ tay áo, nhét áo vào váy, sửa lại cổ áo cho trẻ. Trẻ có thể trải nghiệm những kiểu chăm sóc quá mức như thế là sự xâm phạm đến cơ thể riêng tư của chúng.

II. Tránh xa những chi tiết vụn vặt trong cuộc sống của trẻ.

Có đứa trẻ rất cảm kích khi nghe “Sao con viết mà dí mũi vào giấy vậy?… Ngồi thẳng lưng lên khi làm bài tập về nhà… Vén tóc lên cho khỏi sùm sụp vào mắt. Không thì làm sao con thấy mình đang làm gì?… Cài nút cổ tay lại. Để mở ra trông lùm xùm quá… Cái áo lạnh đó cũ quá rồi, phải bỏ đi thôi. Mua áo mới mà mặc… Con dùng tiền tiêu vặt của mình vào thứ đó đấy hả? Hừ, mẹ nghĩ đó là sự phung phí tiền bạc.”

Nhưng nhiều trẻ lại phản ứng với những kiểu nhắc nhở như thế với vẻ khó chịu. “Mẹ!” hoặc “Ối, ba!” được dịch ra có nghĩa là: “Thôi đừng làm phiền con nữa. Đừng làm con phát cáu. Tránh xa con ra. Đó là việc của con.”

III. Đừng nói về trẻ trước mặt nó – cho dù nó còn nhỏ tuổi thế nào chăng nữa.

Hãy hình dung bạn đứng cạnh mẹ của bạn khi bà nói với hàng xóm bất kỳ câu nào trong những câu sau đây:

“Ừm, hồi lớp một nó đã phải khổ sở vì khả năng đọc của nó, nhưng bây giờ thì nó ổn rồi.”

“Con bé yêu thích mọi người. Tất cả mọi người đều là bạn của nó.”

“Đừng để ý tới nó. Tính nó hơi nhút nhát.”

Khi trẻ nghe mình bị bàn luận theo cách này, chúng thường nghĩ mình như một món đồ – một vật sở hữu – của cha mẹ.

IV. Để trẻ tự trả lời lấy.

Lặp đi lặp lại, trước sự có mặt của con, phụ huynh thường hay được hỏi những câu đại loại:

“Johnny có thích đi học không?”

“Nó có thích em bé mới sinh không?”

“Sao nó không chơi đồ chơi mới của nó?”

Dấu hiệu thật sự tôn trọng sự tự chủ của trẻ là hãy nói với người đặt câu hỏi rằng, “Johnny có thể trả lời bà. Cháu nó là người biết sự việc.”

V. Tôn trọng sự “sẵn sàng” cốt lõi của trẻ.

Đôi khi trẻ rất muốn làm gì đó, nhưng không sẵn sàng về cảm xúc hoặc về thể xác để làm việc đó. Cô bé muốn tắm như một “cô gái trưởng thành”, nhưng chưa thể. Cậu bé muốn đi bơi như những đứa trẻ khác nhưng nó vẫn sợ nước. Cô bé rất muốn bỏ tật mút tay, nhưng khi mệt, nó thấy mút tay rất dễ chịu.

Thay vì bắt ép, nài nỉ, hoặc làm cho trẻ ngượng ngùng, chúng ta có thể bày tỏ lòng tự tin của mình vào sự sẵn sàng căn bản của trẻ:

“Mẹ không quan tâm. Khi nào con sẵn sàng tự khắc con sẽ xuống nước.”

“Khi con quyết định thì con sẽ thôi mút tay.”

“Một ngày nào đó con sẽ tắm như là ba và như mẹ.”

VI. Chú ý đừng dùng từ “Không” quá nhiều.

Rất nhiều lần, với tư cách là cha mẹ chúng ta phải trấn áp ước muốn của trẻ.

Tuy nhiên, có trẻ cảm thấy từ “Không” cụt ngủn như một sự kêu gọi vũ trang, một sự tấn công trực diện vào tính tự chủ của trẻ. Chúng huy động tất cả năng lượng của chúng để phản công. Chúng la thét, làm mình làm mẩy, chửi rửa, nhăn nhó. Chúng tới tấp tấn công cha mẹ bằng những câu, “Tại sao không được?”… “Mẹ ác lắm… Con ghét mẹ!”

Ngay cả với những cha mẹ kiên nhẫn nhất cũng phải kiệt quệ. Vậy chúng ta có thể làm gì về việc này? Đầu hàng ư? Nói “Được” với tất cả mọi thứ? Rõ ràng là không rồi! Cách đó dung dưỡng sự ngược ngạo của đứa trẻ hư. May thay, chúng ta có những giải pháp thay thế hữu ích, cho phép cha mẹ kiên định mà không kích thích sự đối đầu.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THAY CHO VIỆC NÓI “KHÔNG”

A. Cung cấp thông tin (và bỏ từ “Không” đi):

TRẺ: Mẹ, cho con tới nhà Suzie chơi bây giờ nha mẹ?

Nêu sự việc:

“5 phút nữa nhà mình ăn tối rồi.”

Với thông tin này, trẻ sẽ tự nhủ “Mình đoán là bây giờ mình không thể đi được.”

B. Công nhận cảm xúc của trẻ:

TRẺ: ( Tại sở thú ) Con không muốn về nhà bây giờ. Mình ở lại được không, mẹ?

Thay vì nói, “Không, chúng ta phải về ngay!”

Hãy công nhận cảm xúc của trẻ:

“Mẹ thấy nếu để tùy con chọn thì con sẽ ở lại thật lâu, lâu ơi là lâu (bạn nói trong khi bạn đang cầm tay dẫn bé đi). “Thật khó rời một nơi vui thích như thế này.”

Đôi khi sự chống đối sẽ giảm đi khi ai đó hiểu được cảm xúc của mình.

C. Mô tả vấn đề:

TRẺ: Mẹ, mẹ lái xe đưa con tới thư viện bây giờ được không?

Thay vì nói, “Không được, con phải đợi.”

Hãy mô tả vấn đề:

“Mẹ muốn chở con đi lắm. Vấn đề là chú thợ điện sẽ tới trong vòng nửa giờ nữa.”

D. Khi có thể nói “Được” thay thế cho “Không”:

TRẺ: Mẹ, chúng ta ra sân chơi đi?

Thay vì nói, “Không, con chưa ăn trưa mà.”

Có thể thay thế bằng “Được”:

“Được, tất nhiên. Ngay sau bữa trưa.”

E. Tự cho mình thời gian suy nghĩ:

TRẺ: Con tới nhà Gary ngủ được không mẹ?

Thay vì nói, “Không, tuần trước con đã ngủ ở nhà bạn ấy rồi.”

Hãy cho mình thời gian suy nghĩ:

“Để mẹ nghĩ đã.”

Câu nói ngắn gọn này thực hiện được hai tác dụng: Làm dịu bớt sự nôn nóng của trẻ (ít ra nó biết yêu cầu của nó sẽ được xem xét nghiêm túc) và cho cha mẹ thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng.

Quả thật là lời nói “Không” rất ngắn gọn, và những giải pháp thay thế nó kể trên xem ra đều dài hơn. Nhưng khi bạn cân nhắc đến hậu quả lẽ thường của “Không” thì sẽ thấy: đường dài hóa ra lại là đường ngắn.

Những lời khuyên bổ sung

Khoảnh khắc chúng tôi đề cập với một nhóm rằng cho trẻ lời khuyên có thể phá vỡ tính tự chủ ở trẻ, nhiều cha mẹ phản kháng ngay lập tức. Họ cảm thấy, “Vậy là đi quá xa!” Họ không thể hiểu tại sao họ lại phải bị truất quyền chia sẻ sự thông thái của cha mẹ với con cái. Dưới đây là những câu hỏi của một phụ nữ quyết phản biện tới cùng và tóm tắt những câu trả lời chúng tôi cung cấp cho bà.

Tại sao con tôi không nên được hưởng lợi từ lời khuyên của tôi khi nó gặp vấn đề? Giả sử, con gái tôi, Julie, không chắc chắn có nên đi dự sinh nhật bạn hay không bởi vì cháu không thích một vài đứa ở đó cũng được mời dự. “Bọn đó lúc nào cũng xì xào, nói tục không à”. Có gì sai với việc tôi bảo Julie rằng dù sao cháu cũng nên đi, bởi vì nếu không đi là cháu coi thường bạn?

Khi bạn ngay lập tức cho trẻ lời khuyên, chúng sẽ hoặc là cảm thấy mình ngu ngốc (“Tại sao mình không tự nghĩ về điều đó?”) giận dữ (“Đừng phải dạy con cách xử lý cuộc sống của con!”) hoặc phẫn nộ (“Cái gì khiến mẹ nghĩ con chưa nghĩ tới việc đó?”)

Một khi trẻ tự cân nhắc tìm ra mình muốn làm gì, trẻ sẽ tự tin và sẵn lòng chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.

Vậy là tiến sĩ nói rằng tôi không nên làm gì khi con tôi gặp vấn đề? Có vài lần tôi bảo Julie, “Đó là vấn đề của con; con hãy tự giải quyết đi” thì dường như cháu rất bức xúc.

Trẻ cảm thấy tổn thương và trống vắng khi cha mẹ phớt lờ vấn đề của chúng. Nhưng giữa hai thái cực phớt lờ hoàn toàn và đưa ra lời khuyên ngay lập tức, cha mẹ có thể làm như thế này:

a) Giúp trẻ phân loại những ý nghĩ và cảm xúc rối rắm của trẻ.

“Theo những gì con nói cho mẹ biết thì, Julie, dường như con có hai cảm xúc về bữa tiệc. Con muốn đi dự sinh nhật bạn, nhưng con không muốn phải chạm mặt với những đứa con gái mà con không thích.”

b) Nhắc lại vấn đề dưới dạng câu hỏi.

“Vậy xem ra câu hỏi là, ‘Làm thế nào tìm cách đi dự tiệc và đối phó với những lời móc mỉa của một số đứa con gái khác?”

Một ý hay là bạn nên im lặng sau khi nêu câu hỏi dạng như thế này. Sự im lặng của bạn tạo đất cho những giải pháp của trẻ lớn dần và thành hình.

c) Chỉ ra những nguồn mà con bạn có thể sử dụng bên ngoài gia đình.

“Mẹ để ý thấy khu “sách Thanh Thiếu Niên” ở thư viện có những quyển sách chỉ cho trẻ vị thành niên cách giải quyết những vấn đề xã hội khác nhau. Con có lẽ muốn xem coi họ nói gì.”

Giả sử tôi đã làm tất cả những cách kể trên và sau đó nghĩ về một giải pháp mà tôi chắc chắn Julie chưa nghĩ tới. Tôi có thể nêu ý kiến đó ra với Julie?

Sau khi cô bé có thời gian hiểu rõ hơn về những gì cô bé đang nghĩ và đang cảm thấy, cô bé có thể lắng nghe ý kiến của bạn một cách tích cực, nhất là nếu bạn nêu ý kiến của bạn theo cách bày tỏ lòng tôn trọng tính tự chủ của cô bé:

“Con thấy sao về việc mang cuộn băng hài con mới mua đi tới bữa tiệc đó? Có lẽ các bạn gái kia sẽ bận cười nghiêng ngả nên không còn thời gian xì xào nói xấu ai nữa.”

Khi rào trước lời đề nghị của mình bằng câu “Thế còn… thì sao…” hoặc “Con có nghĩ đến việc…”, chúng ta công nhận sự thể rằng lời khuyên dường như là “nhạy cảm” với chúng ta có thể lại “không nhạy cảm đến thế” đối với trẻ.

Nhưng giả sử tôi cảm thấy mạnh mẽ rằng Julie nên đi dự tiệc. Tôi có nên giữ im lặng?

Sau khi trẻ đã thăm dò kỹ vấn đề của nó, sẽ hữu ích cho trẻ khi nghe suy nghĩ hoặc lời thuyết phục của cha mẹ.

“Mẹ cứ nghĩ hoài thì thấy rằng có thể con sẽ bỏ lỡ niềm vui tại bữa tiệc bởi vì cách hành xử của mấy bạn nữ kia.”

“Mẹ nghĩ quan trọng là không được làm thất vọng một cô bạn tốt trong ngày sinh nhật của bạn ấy, thậm chí cả khi phải bao gồm một chút hy sinh.”

Con cái có quyền biết những giá trị của cha mẹ chúng. Thậm chí nếu trẻ chọn hành xử chống lại cha mẹ, thì bạn có thể an tâm là mình đã nêu ra cho con những điều để con suy ngẫm.

Khi cha mẹ khuyến khích con cái tính độc lập tự chủ

Tuần lễ theo sau một buổi hội thảo chuyên đề tính tự chủ, các phụ huynh trong nhóm của chúng tôi cùng chia sẻ với nhau rất nhiều tình huống họ đã gặp phải với chính con cái của họ ở nhà. Đó là:

Trong tuần này tôi có hai cái “đầu tiên” với Danny. Tôi đã để cháu tự vặn vòi nước bồn tắm và chọn nhiệt độ nước mà cháu thích, sau đó tôi để cháu tự làm bữa sáng.

Tôi luôn luôn cắt thức ăn giùm cho Rachel bởi vì tôi không tin tưởng để cho cháu dùng dao. Cuối cùng tôi mua cho cháu một con dao nhỏ bằng nhựa và giờ cháu cảm thấy mình là người lớn có thể tự cắt thịt cho mình.

Hồi Shana còn nhỏ và hay làm đổ đủ thứ, tôi luôn luôn nói “Ối, Shana” và lau dọn giùm bé. Giờ, với Alyssa (15 tháng tuổi) tôi để cốc uống nước của bé ở trên chiếc bàn nhỏ. Lần đầu tiên bé làm đổ, tôi chỉ chỗ nước ép đổ và chỉ cho bé cách lau bằng khăn giấy. Bây giờ bất cứ khi nào bé làm đổ cái gì là bé chỉ cho tôi lấy khăn giấy giùm bé, rồi bé lau sạch nó đi một cách hăng hái. Hôm qua tôi để hộp khăn giấy ra sẵn, và bé tự lấy khăn giấy ra lau, sau đó chỉ cho tôi xem kết quả!

Tôi không thể chịu nổi khi đám con tôi dùng tay bốc đồ ăn ghim vào nĩa của chúng, hoặc ăn mà đặt cùi trỏ tay lên bàn, hoặc chùi tay vào quần thay vì dùng khăn ăn. Tuy nhiên tôi rất ghét phải la mắng chúng liên tục.

Tối qua tôi đặt vấn đề ra với chúng. Giải pháp của chúng là: ba lần một tuần chúng tôi có một “Tối chỉnh tề”, những thời gian còn lại chúng sẽ ăn theo cách chúng muốn và tôi sẽ không nói gì hết. (Chúng thậm chí còn đề nghị một lần trong tuần tất cả chúng tôi sẽ “ăn tự nhiên” – không dùng ca cốc, ăn mọi thứ bằng tay, kể cả súp! Nhưng điều đó quá sức cho tôi có thể tán thành.)

Tôi bảo con trai “Con còn 20 phút nữa là đến giờ ngủ. Con có thể tiếp tục tô màu sau đó lên giường, hoặc bây giờ con chuẩn bị lên giường luôn rồi chơi với cái đèn xiếc chớp nháy trên giường của con.” Ngay lập tức nó chạy bay đi mặc pyjama vào, đi đánh răng, v.v…

Nicole đang vừa mếu máo vừa cố cài nút áo. Bé đến bên tôi và chìa cái nút ra trước mũi tôi. Tôi nói “Loại nút nhỏ xíu này thật là khó cài. Trông con bực mình ghê cơ.”

Bé liền quay lưng đi và tiếp tục cố gắng cài cái nút lại. Tôi đã suýt không kiên nhẫn được nữa và suýt chịu thua để cài nút giùm cho bé thì bé nói: “Xong. Con làm được rồi!” và đĩnh đạc bước đi.

Tôi đã từng phải vật lộn liên miên với việc mặc quần áo cho thằng con 4 tuổi. Bây giờ tôi để cho nó mặc bất kỳ gì nó muốn khi không đi học. Vào ngày đi học tôi để ra hai bộ trên giường của nó cho nó tự quyết định lấy.

Tôi rất tự hào về mình. Cuối cùng tôi đã chấm dứt được những phiền nhiễu hàng ngày với con trai về việc nó nên mặc áo len hay áo jacket. Tôi bảo nó, “Sam, mẹ đang nghĩ thế này, thay vì mẹ bảo con mặc gì mỗi ngày, mẹ nghĩ con nên tự bảo mình đi. Chúng ta hãy lập ra một biểu đồ và quyết định sẽ mặc gì ứng với nhiệt độ ngoài trời nhé.”

Chúng tôi cùng nhau lập biểu đồ như sau:

20 độ trở lên… không áo lạnh

Giữa 10 đến 20 độ… thời tiết dành cho áo len.

9 độ trở xuống… áo jacket dày.

Sau đó tôi mua một cái hàn thử biểu lớn và thằng bé treo lên cái cây ngoài sân nhà. Giờ đây mỗi sáng nó nhìn hàn thử biểu và không còn đôi co gì nữa. Tôi cảm thấy mình như một thiên tài.

Tôi đã không hỏi Howie câu nào về việc cháu đã làm gì trong buổi cắm trại. Tôi để cháu tự nói những gì cháu muốn, và cháu kể cho tôi nghe không thiếu chi tiết gì.

Jody hỏi tôi, “Tại sao chúng ta không đi nghỉ ở nơi tốt đẹp nào đó như là Bermuda hay Florida?”

Tôi suýt nữa thì trả lời bé, nhưng nhớ ra là không nên. Tôi bảo “Thế tại sao chúng ta lại không đi?”

Bé bước vòng quanh nhà bếp và nói “Con biết, con biết… Bởi vì nó quá mắc… ưm, ít nhất chúng ta có thể đi sở thú được chứ ạ?”

Tôi phải cố gắng làm quen với ý tưởng không trả lời ngay những câu hỏi vặn vẹo của con trai. Và tôi nghĩ rồi cháu nó cũng sẽ phải làm quen với việc đó. Sau đây là những gì xảy ra hồi tuần trước:

JOHN: Mẹ, nói cho con biết cách chế tạo bom nguyên tử đi.

TÔI: Chu cha, một câu hỏi thú vị quá.

JOHN: Đi, nói cho con biết đi.

TÔI: Để mẹ phải nghĩ về nó đã.

JOHN: Mẹ nghĩ ngay đi rồi nói cho con biết.

TÔI: Mẹ không thể nghĩ ra được, nhưng chúng ta hãy nghĩ coi ai hay là cái gì sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.

JOHN: Con không muốn vào thư viện tra cứu. Mẹ cứ nói cho con biết đi.

TÔI: Mẹ không thể trả lời câu hỏi của con được nếu không có sự trợ giúp, John à.

JOHN: Thế thì để con đi hỏi ba. Nếu ba không biết thì con sẽ hỏi William (học lớp ba). Nhưng thế thì con phát điên lên mất nếu một đứa lớp ba lại biết hơn một bà mẹ ngốc.

TÔI: Không được nói bậy ở nhà này!

Kevin bảo tôi nó sẽ đi bán quả bí từ vườn cho nhà hàng xóm. Tôi suýt ngăn cản nó bởi vì chúng chỉ bé bằng nửa loại bí bán ở siêu thị, và tôi không muốn cháu mất công làm phiền nhà hàng xóm. Nhưng nó háo hức quá nên tôi để kệ nó. Ngoài ra tôi không muốn “dập tắt” niềm hy vọng của con.

Một tiếng đồng hồ sau nó trở về với nụ cười hớn hở trên môi, 75 xu, và chỉ còn thừa lại một quả bí. Nó bảo rằng bà Greenspan khen nó là “một doanh nhân trẻ”, xong nó hỏi, “Doanh nhân trẻ có nghĩa là gì vậy, mẹ?”

Jason bảo với tôi nó muốn làm cảnh sát, lính cứu hỏa, ngư dân và nhà du hành vũ trụ. Tôi không làm cháu cụt hứng.

Bây giờ tôi luôn đứng ngoài những cuộc đánh nhau của lũ trẻ. Tôi bảo chúng rằng tôi tin chắc chúng có thể tự xử lý được. Và rất nhiều lần chúng đều dàn xếp ổn thỏa.

Sau đây là những câu chuyện cuối cùng được kể vào cuối buổi hội thảo:

… Cho tới tận ngày nay bạn bè cháu vẫn trầm trồ về tính độc lập của cháu.

Cháu là một trong năm đứa con có ba làm việc sáu, bảy ngày trong tuần – tuy thuộc vào công việc bán lẻ của ba. Là con thứ hai, sau chị cả, hoàn cảnh bắt buộc cháu cần phải tự lập và tự nỗ lực bản thân. Mẹ cháu không thể “làm” cho cả năm đứa con mà sống sót nếu mẹ không dạy cho tụi cháu cách tự xoay xở lấy.

Tuy nhiên, cháu có những cảm xúc trái chiều về những ký ức thời thơ ấu của mình. Một mặt cháu tự hào cháu đã không chạy tới quấy nhiễu đòi ba mẹ giúp giải quyết những vấn đề, những nỗi sợ hãi và những nhu cầu của mình như bạn bè đồng trang lứa. Mặt khác, chắc hẳn cháu rất muốn mình có quyền quyết định về việc mình có muốn thổ lộ tâm tình hoặc muốn được ba mẹ trợ giúp hay không (cháu biết lời thỉnh cầu của mình chắc chắn sẽ bị từ chối vì lý do ba mẹ cháu thiếu thời gian hoặc vì bất kỳ lý do gì… do vậy mà cháu đã không hỏi ba mẹ mà tự làm một mình).

Trẻ em luôn muốn trở thành người lớn nhưng vẫn cần là một đứa trẻ và cần lớn lên từ từ. Cháu rất tự hào về khả năng và hiệu quả của mẹ cháu trong việc dạy chúng cháu vào nề nếp, nhưng cháu cảm thấy lẽ ra mình nên có sự lựa chọn là có thể đến bên ba mẹ để nhờ vả khi cháu cần ba mẹ.

* * *

Có bao nhiêu công việc cần thiết cho Kirk phải làm sau khi đi học về, đến nỗi nó không bao giờ tự giác lo được việc nào ra việc nào nếu tôi không chạy theo mà nhắc nhở. Cuối cùng tôi viết cho nó một mẩu thư nhắn:

Kirk thân thương,

Ba và mẹ dạo này không vui chút nào vì cứ phải cực khổ nhắc con những việc mà con đã biết là phải làm.

Con cần bao lâu để lập ra một chương trình xử lý tất cả những gì con cần làm? Hai mươi bốn giờ? Hay hơn thế? Từ đây cho đến cuối tuần này ba mẹ muốn con trình cho ba mẹ kế hoạch mà con nghĩ là tốt cho con, được viết ra giấy đàng hoàng. Bản kế hoạch đó cần ghi rõ thời gian cụ thể để làm những việc sau:

Cử động cánh tay 10 phút, mỗi ngày ba lần (Kirk bị gãy tay và thường không chịu tập thể dục theo lời bác sĩ dặn).

Dắt chó đi dạo.

Làm bài tập về nhà

Tập luyện

Vui chơi

Yêu con,

Mẹ

Vào tối thứ Năm nó trình cho vợ chồng tôi một thời khóa biểu viết tay để rồi cứ thế răm rắp làm theo.

* * *

Paul đang lo sốt vó về điểm số của mình. Chúng tôi để ý thấy nó có những biểu hiện nhấp nhổm mấy ngày liền trước ngày cô giáo nó phát bảng điểm. Nó cứ lẩm bẩm: “Mình sẽ không được điểm tốt môn toán đâu… Mình đã vô tình thấy điểm của mình trong sổ của thầy D. Đáng lý ra mình không được phép nhìn thấy nó.”

Buổi tối hôm có bảng điểm, sau khi ăn xong tôi bảo: “Paul, lại đây chúng ta cùng xem điểm của con này.” Nó lại gần, đôi mắt lộ rõ vẻ lo âu nhưng nó vẫn ngồi vào lòng tôi, miệng bảo “Ba, ba sẽ không thích nó đâu.”

TÔI: Nào, chúng ta cùng xem coi, Paul. Đây là sổ điểm của con. Con thấy nó thế nào?!

PAUL: Cứ chờ ba xem môn toán coi sao đã.

TÔI: Bây giờ ba sẽ không xem ngay điểm toán. Chúng ta hãy xem từ đầu nhé. Xem nào, có một điểm G (giỏi) môn tập đọc.

PAUL: Ừm, tập đọc thì được.

TÔI: Ba lại thấy một điểm G chữ đẹp, trong khi con hay gặp rắc rối với chữ viết. Vậy là con có tiến bộ đó… Rồi con lại có một điểm E (xuất sắc) môn chính tả! Con cũng đã lo lắng về nó quá trời… Ba thấy sổ điểm này cũng tốt đấy chứ… Môn tiếng Anh, điểm S (được).”

PAUL: Nhưng con sẽ phải cố môn tiếng Anh cho tốt hơn nữa.

TÔI: S là hài lòng đó con ạ.

PAUL: Dạ, nhưng con sẽ tốt hơn.

TÔI: Nào bây giờ đến môn toán. Ba thấy gì đây… một điểm M (tối thiểu).

PAUL: Con biết ngay là ba sẽ nổi khùng cho coi!

TÔI: Vậy đây là môn con đang có vấn đề.

PAUL: Phải đó ba, con sẽ ráng cố học tốt môn toán hơn.

TÔI: Con định sẽ cố như thế nào?

PAUL: Thì, con sẽ cố hơn.

TÔI: Như thế nào?

PAUL: ( ngần ngừ một lúc lâu ) Con sẽ chăm học hơn và sẽ làm tất cả bài tập về nhà… và sẽ làm hết bài kiểm tra ở trường.

TÔI: Nghe như con đang tự đặt mục tiêu cho mình. Chúng ta hãy lấy giấy bút ra ghi vào ngay đi.

Paul lấy một tờ giấy và bút chì ra, chúng tôi liệt kê tất cả các môn học của nó, có ghi điểm kế bên. Ở cột thứ hai, nó ghi ra điểm số mà nó nhắm tới trong lần phát sổ điểm sau.

Điều khiến tôi ngạc nhiên là tôi cứ tưởng nó sẽ chỉ tập trung nhắm vào môn toán để cải thiện thôi. Nhưng nó quyết định không chỉ cố gắng môn toán mà còn môn tiếng Anh, những môn xã hội và khoa học nữa. Khi ghi đến cột môn toán nó bảo nó sẽ tiến bộ một mạch từ M tới E.

TÔI: Paul, nhảy thế là nhanh đấy nhỉ. Con có nghĩ là mình làm được không?

PAUL: Được chứ, con sẽ thực sự nghiêm túc môn toán.

Ở phần cuối của bảng điểm, có khoảng trống dành cho phụ huynh ghi ý kiến và ký tên. Tôi viết: “Tôi đã thảo luận về sổ điểm của Paul với cháu và cháu đã quyết định đặt một mục tiêu mới cho mình. Cháu lập kế hoạch sẽ học chăm hơn – nhất là môn toán.” Sau đó tôi ký tên và bảo Paul cùng ký tên luôn.

Bảng ghi mục tiêu đó được dán ở cửa phòng ngủ của Paul để nó luôn luôn trông thấy. Ba ngày sau cháu về nhà khoe bài kiểm tra môn toán được điểm E! Tôi không thể tin được. Tôi bảo, “Paul, khi con đã dự định làm gì thì không gì ngăn cản con được!”

* * *

Tôi lớn lên trong một gia đình rất nghiêm khắc. Ngay từ lúc còn nhỏ xíu tôi đã được bảo phải làm gì và khi nào thì làm việc đó. Bất cứ khi nào tôi hỏi “Tại sao lại vậy?” thì ba tôi lại đáp “Bởi vì ba nói vậy”. Chẳng bao lâu sau tôi đã học ra cách không chất vấn hỏi han gì nữa.

Khi tôi có con trai của mình, tôi chắc chắn một điều là tôi không muốn nuôi dạy cháu theo cách như ba tôi đã nuôi dạy tôi nữa. Thế nhưng tôi không biết chắc là phải làm gì. Buổi hội thảo chuyên đề sự tự chủ rất hữu ích cho tôi. Những điều đã xảy ra sau đây sẽ chứng minh cho những gì tôi muốn nói.

Khi trở thành kẻ gà trống nuôi con, tôi bắt đầu để ý những việc mà trước kia tôi không bao giờ nghĩ tới. Robby luôn có tật nhồi tọng cho bằng hết bánh bích quy có trong nhà, vì vậy tôi phải giấu biệt hộp bánh đi và mỗi lần chỉ cho cháu một chiếc thôi. Vào ngày cuối cùng tham dự lớp học, tôi về nhà với một hộp bánh và đặt lên bàn. Tôi bảo, “Robby, ba sẽ không là cảnh sát canh giữ bánh bích quy nữa. Đây là hộp duy nhất ba mua cho con trong tuần này. Tùy con quyết định xem con sẽ ăn hết một lượt hay con muốn ăn rải ra cho đến cuối tuần. Tùy con đấy.” Thế thôi. Tôi không bao giờ phải nói thêm một lời nào với cháu nữa. Cuối cùng cháu chia ra ăn mỗi ngày hai chiếc và vào cuối tuần thì ba chiếc.

Còn nữa, tôi thường hay ngồi tịt bên cháu mỗi tối để giúp cháu làm bài tập về nhà, và cuối cùng thể nào cũng quát tháo nhặng xị lên. Một tối tôi vào phòng khách và bắt đầu đọc báo. Robby nói. “Ba, chừng nào ba giúp con?” tôi bảo “Ba tin tưởng là con sẽ tự thu xếp thời gian của mình, và con sẽ tự mình biết tính toán bài tập.” Khi tôi cho cháu đi ngủ tối đó, cháu nói “Con đã tự làm hết bài tập về nhà rồi. Con yêu ba.”

Tối hôm sau cháu bảo với tôi là cháu muốn nói chuyện với tôi. “Chuyện gì vậy?” tôi nói.

Cháu bảo, “Từ nay trở đi, ba à, con muốn là một người đàn ông tự lập. Được chứ ba?”

“Ba đồng ý.”

Sau đó, tôi bảo nó, “Tới giờ đi ngủ rồi, Robby. Mặc áo ngủ và nhớ đánh răng đi.”

“Con biết mà, ba. Nên nhớ bây giờ con là người đàn ông tự lập rồi!”

HẦU HẾT SÁCH NUÔI DẠY TRẺ ĐỀU NÓI VỚI PHỤ HUYNH RẰNG một trong những mục đích của người làm cha làm mẹ là giúp con cái tách khỏi chúng ta, giúp chúng trở thành những cá nhân độc lập mà một ngày nào đó sẽ có khả năng tự sống một mình mà không cần chúng ta. Cha mẹ bị thúc ép là không được nghĩ về con cái như là bản copy hoặc như những phần phụ của chính chúng ta, mà phải xem chúng như một cáxét thể độc nhất vô nhị, với những tâm tính khác nhau, gu thẩm mỹ khác nhau, cảm xúc khác nhau, những khao khát khác nhau, và những ước mơ cũng khác nhau.

Tuy nhiên, làm như thế nào phụ huynh có thể giúp con cái mình trở thành người độc lập, tự chủ? Bằng cách cho phép chúng làm những việc cho riêng chúng, bằng cách để cho chúng tự vật lộn với những vấn đề của chúng, và bằng cách để chúng tự rút ra bài học từ những lỗi lầm của chúng.

Nói thì dễ hơn làm. Tôi vẫn còn nhớ lúc thằng con đầu lòng của tôi đánh vật với việc cột dây giày còn tôi kiên nhẫn ngồi nhìn nó trong 10 giây, và rồi, chịu không nổi, bèn cúi xuống buộc giày giùm cho nó.

Còn con gái tôi, nó chỉ việc nhắc rằng nó vừa cãi nhau với một người bạn của nó, thế là tôi lập tức nhảy vào khuyên răn nó phải thế này thế kia.

Làm sao tôi có thể để cho con cái tôi phạm sai lầm và chịu đựng thất bại trong khi tất cả những gì chúng phải làm chỉ là lắng nghe tôi nói ngay từ đầu?

Bạn có thể nghĩ, “Có gì kinh khủng trong việc giúp con cột dây giày, hay bảo ban nó cách giải quyết một vụ cãi cọ với bạn, hay nhìn thấy chúng không hề phạm lỗi? Dầu gì, con cái luôn luôn trẻ người non dạ hơn chúng ta cơ mà. Chúng thật sự phải phụ thuộc vào người lớn xung quanh chúng.”

Vấn đề chính là ở đây. Khi một người liên tục phụ thuộc vào người khác, thì tự nhiên sẽ có những cảm xúc nhất định, tương ứng nổi lên. Để giải thích rõ những cảm xúc đó có thể là gì, vui lòng đọc những câu nói sau đây rồi viết ra những phản ứng của bạn:

I. Giả sử bạn là một đứa bé 4 tuổi. Trong một ngày bạn nghe cha mẹ bạn nói với bạn:

“Ăn đậu đũa đi. Rau rất tốt cho con.”

“Đưa đây, để mẹ kéo dây khóa cho.”

“Con mệt rồi. Nằm xuống nghỉ đi.”

“Mẹ không muốn con chơi với thằng đó. Nó toàn nói bậy với chửi tục thôi.”

“Con có chắc là con không cần đi toilet?”

Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………

II. Giả sử bạn là một đứa bé 9 tuổi. Trong một ngày bạn nghe cha mẹ bạn nói với bạn:

“Đừng cố đòi mặc cái áo jacket đó nữa. Màu xanh lá cây không hợp với con.”

“Đưa cái hũ cho ba. Để ba mở nắp hũ cho con.”

“Mẹ để sẵn quần áo ra ngoài cho con rồi đó.”

“Con có cần giúp làm bài tập về nhà không?

Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………

III. Giả sử bạn là một đứa trẻ 17 tuổi. Cha mẹ bạn nói với bạn:

“Không cần thiết phải học lái xe. Ba lo sợ con bị tai nạn. Ba sẵn sàng lái xe đưa con đi bất kỳ nơi nào. Con chỉ việc yêu cầu thôi.”

Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………

IV. Giả sử bạn là một người lớn. Ông sếp của bạn nói với bạn:

“Tôi nói cho anh biết điều này là để tốt cho anh. Thôi đừng đề xuất cách cải thiện các thứ ở đây nữa, cứ làm công việc của anh là được rồi. Tôi không trả tiền cho những sáng kiến của anh. Tôi trả tiền cho công việc anh làm.”

Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………

V. Giả sử bạn là một công dân của một quốc gia mới thành lập. Tại một buổi mít tinh quần chúng, có một vị quyền cao chức trọng từ một quốc gia hùng mạnh, giàu có đến tuyên bố với các bạn:

“Bởi vì quốc gia của các bạn vẫn còn non nớt như một đứa trẻ và vẫn chưa phát triển, cho nên chúng tôi không thờ ơ với những nhu cầu của các bạn. Chúng tôi lập kế hoạch đưa đến đây những chuyên gia và nguyên vật liệu để chỉ dạy cho các bạn cách làm nông nghiệp, cách điều hành trường học, cách điều hành cơ sở kinh doanh và chính phủ của các bạn. Chúng tôi cũng phái đến những chuyên gia kế hoạch hóa gia đình để giúp các bạn giảm tỉ lệ sinh đẻ.”

Phản ứng của bạn: ………………………………………………………………

Có thể khẳng định chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn con cái mình phải cảm thấy hầu hết những cảm xúc mà bạn vừa viết ra đó. Song, khi con người bị đặt vào những vị trí bị lệ thuộc cùng với một chút xíu lòng biết ơn, họ thường trải nghiệm rất rõ những cảm giác bất lực, vô dụng, giận dữ, bực tức và phẫn nộ. Sự thật không vui này tượng trưng cho tình thế tiến thoái lưỡng nan của chúng ta, những bậc làm cha mẹ. Nhưng mặt khác, rõ ràng con cái của chúng ta phải lệ thuộc vào chúng ta. Do chúng còn nhỏ tuổi và thiếu kinh nghiệm, nên phụ huynh chúng ta cần phải làm giùm chúng, phải nói cho chúng biết và phải chỉ dạy chúng thật nhiều. Mặt khác, chính tình trạng bị lệ thuộc này của chúng rất dễ dẫn đến thái độ thù địch ở nơi chúng.

Có cách nào nhằm giảm thiểu những cảm xúc bị lệ thuộc cho con cái chúng ta không? Có cách nào giúp chúng trở thành người có trách nhiệm, có thể tự mình thực hiện những nhiệm vụ, bổn phận của mình? May thay, hàng ngày trẻ đều luôn có sẵn những cơ hội khuyến khích chúng tự chủ. Sau đây là những kỹ năng cụ thể mà phụ huynh có thể áp dụng nhằm giúp trẻ tự tin cậy vào chúng hơn là lệ thuộc vào chúng ta.

Để khuyến khích trẻ tự chủ

1. Để cho con tự lựa chọn.

2. Thể hiện lòng tôn trọng sự đấu tranh chật vật của chúng.

3. Đừng hỏi dồn dập quá.

4. Đừng vội trả lời ngay những câu hỏi của con.

5. Khuyến khích con sử dụng những nguồn bên ngoài gia đình.

6. Đừng dập tắt hy vọng của con.

Mặc dù phần lớn những kỹ năng mà bạn vừa xem xét thoạt nhìn xem ra có vẻ rất bình thường, nhưng thật ra không kỹ năng nào trong số đó là bình thường cả. Phụ huynh cần phải có lòng quyết tâm và phải luyện tập mới nói chuyện được với con trẻ theo những cách thức nuôi dưỡng tính độc lập tự chủ của chúng.

Trong bài tập sau đây bạn sẽ thấy sáu câu nói điển hình mà phụ huynh hay nói. Vui lòng thay đổi mỗi câu đó thành câu có tác dụng khuyến khích tính tự chủ ở trẻ.

Vào lúc khởi đầu, phụ huynh hay nói:

Nếu bạn nghĩ sáu kỹ năng bạn vừa mới tập luyện không phải là những kỹ năng duy nhất khuyến khích tính tự chủ ở con bạn, thì bạn rất đúng. Thật ra, tất cả những kỹ năng mà bạn đã nghiên cứu từ đầu quyển sách đến chương này đều giúp trẻ tự nhìn nhận mình là những cá nhân tách biệt, có trách nhiệm và có năng lực. Bất cứ khi nào phụ huynh lắng nghe những cảm xúc của trẻ, hoặc chia sẻ cảm xúc của chúng ta với chúng, hoặc gọi mời chúng cùng giải quyết vấn đề với chúng ta, thì chúng ta đều khuyến khích tính độc lập, tự lực của chúng.

Đối với bản thân tôi, tôi biết rằng ý tưởng khuyến khích trẻ chịu trách nhiệm xử lý những chi tiết trong cuộc sống của chính chúng là một ý tưởng mang tính cách mạng. Tôi vẫn có thể nghe bà ngoại tôi trầm trồ một cách thán phục về một người hàng xóm: “Cô ấy là bà mẹ tuyệt vời nhất. Hãy coi những gì cô ấy không làm giùm cho đứa con!”. Tôi lớn lên tin rằng người mẹ tốt phải là người mẹ “làm giùm cho” con cái. Ngoài ra tôi còn đẩy điều ấy đi xa thêm một bước nữa: Tôi không chỉ “làm giùm cho” con cái, mà tôi còn nghĩ giùm cho chúng. Kết quả? Hàng ngày, từng việc vặt vãnh, từng vấn đề vụn vặt cũng đều trở thành một cuộc kiểm tra ý chí mà kết thúc bằng những cảm xúc tiêu cực đọng lại cho tất cả.

Đến khi, cuối cùng, tôi học cách chuyển giao cho con cái những trách nhiệm thuộc về chúng một cách chính đáng, thì tính khí hay cáu gắt của tất cả mọi người mới được cải thiện. Sau đây là những gì đã giúp tôi: Bất cứ khi nào tôi cảm thấy mình bắt đầu trở nên lo lắng căng thẳng, hoặc muốn can thiệp, tôi liền tự hỏi, “Mình có lựa chọn nào ở đây không?… “Mình có bị buộc phải chiếm quyền của chúng?… Hay là thay vì thế mình có thể để cho con tự xử lý lấy?”

Trong bài tập kế tiếp, bạn sẽ thấy một loạt những tình huống mà thường khiến cha mẹ bức xúc, muốn can thiệp hoặc cả hai. Khi bạn đọc từng tình huống hãy tự hỏi:

I. Tôi có thể nói gì hoặc làm gì để giữ cho con khỏi lệ thuộc vào tôi?

II. Tôi có thể nói gì hoặc làm gì để khuyến khích tính tự chủ của con?

Một số kỹ năng hữu ích

TRẺ: Hôm nay con bị trễ học. Sáng mai mẹ phải gọi con dậy sớm hơn đó.

PHỤ HUYNH: ( nuông chiều cho trẻ phụ thuộc )

PHỤ HUYNH: ( khuyến khích trẻ tự chủ )

TRẺ: Con không thích ăn trứng. Con chán ăn cốm bắp nguội rồi. Con sẽ không ăn sáng nữa đâu.

PHỤ HUYNH: ( nuông chiều cho trẻ phụ thuộc )

PHỤ HUYNH: ( khuyến khích trẻ tự chủ )

TRẺ: Bên ngoài trời lạnh thì phải? Con có cần phải mặc áo lạnh không, mẹ?

PHỤ HUYNH: ( nuông chiều cho trẻ phụ thuộc )

PHỤ HUYNH: ( khuyến khích trẻ tự chủ )

TRẺ: Ối, chết tiệt, con không bao giờ có thể cài được cái nút này.

PHỤ HUYNH: ( nuông chiều cho trẻ phụ thuộc )

PHỤ HUYNH: ( khuyến khích trẻ tự chủ )

TRẺ: Mẹ biết gì không? Con định sẽ để dành tiền tiêu vặt của con để mua một con ngựa.

PHỤ HUYNH: ( nuông chiều cho trẻ phụ thuộc )

PHỤ HUYNH: ( khuyến khích trẻ tự chủ )

TRẺ: Betsy mời con tới dự tiệc sinh nhật bạn ấy, nhưng con không thích mấy đứa đi dự tiệc. Con phải làm gì bây giờ?

PHỤ HUYNH: ( nuông chiều cho trẻ phụ thuộc )

PHỤ HUYNH: ( khuyến khích trẻ tự chủ )

Tôi đoán rằng có những câu các bạn có thể viết ra nhanh chóng, nhưng có những câu khiến bạn phải cần cân nhắc suy nghĩ. Để tìm ra được ngôn ngữ khuyến khích tinh thần trách nhiệm của trẻ quả là một thách thức.

Thực tế, công cuộc khuyến khích sự tự chủ ở trẻ là một quy trình rất phức tạp. Nếu như chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc tập cho con cái tính độc lập như thế nào, thì cũng có những lực cản bên trong chúng ta chống lại việc đó không kém. Trước hết, đơn thuần chỉ là vấn đề về sự tiện lợi. Hầu hết chúng ta ngày nay đều bận rộn, hối hả. Chúng ta thường tất bật đánh thức trẻ dậy, mặc quần áo, cài nút cho nó, bảo chúng ăn gì, mặc gì, bởi vì như vậy có vẻ dễ hơn và nhanh hơn nhiều cho chúng.

Kế đến chúng ta phải đối phó với những cảm xúc mạnh của chúng ta là phải gắn liền với con cái của mình. Chúng ta phải đấu tranh dữ dội để chống lại việc xem thất bại của con là thất bại của mình. Chúng ta thật khó mà cho phép những cục cưng của mình đấu tranh vật vã và mắc sai lầm, khi chúng ta tin rằng vài lời khuyên thông thái của chúng ta là có thể bảo vệ chúng khỏi đau đớn hoặc thất vọng.

Về phần chúng ta, chúng ta cần phải kiềm chế ghê gớm và phải có kỷ luật thép mới không ra đưa lời khuyên cho con cái, nhất là khi chúng ta chắc chắn mình có câu trả lời. Tôi biết rằng ngày nay bất cứ khi nào một trong những đứa con tôi hỏi “Mẹ, mẹ nghĩ con nên làm gì?”, thì chắc chắn tôi phải cố dằn lòng để không nói cho chúng ngay lập tức tôi nghĩ chúng nên làm gì.

Thế nhưng, vẫn có một điều thậm chí còn lớn lao hơn can thiệp vào nỗi khát khao chính đáng của chúng ta muốn giúp con cái tách rời khỏi mình. Tôi luôn nhớ như in cảm giác thỏa nguyện sâu sắc bắt nguồn từ việc được ba sinh linh tí hon cần đến. Quả là những cảm xúc lẫn lộn khi tôi khám phá ra rằng chiếc đồng hồ báo thức có thể đánh thức lũ trẻ dậy công hiệu hơn tất cả mọi lời nhắc nhở đầy tính mẹ hiền của tôi. Và cũng thật là cảm xúc xáo trộn khi tôi từ bỏ công việc đọc truyện giờ đi ngủ vào lúc đám trẻ con tôi đã biết tự đọc lấy một mình.

Chính những cảm xúc mâu thuẫn trong tôi về tính độc lập đang lớn dần ở con cái đã giúp tôi hiểu câu chuyện do một giáo viên mầm non kể cho tôi nghe. Cô giáo đó mô tả nỗ lực của cô nhằm thuyết phục một bà mẹ trẻ rằng con trai bà sẽ thật sự ổn nếu bà không ngồi trong lớp với nó. Năm phút sau khi bà đi khỏi, thì rõ ràng bé Jonathan cần đi toilet. Khi cô giáo giục nó tự đi đi thì nó khổ sở lí nhí, “Cháu không thể.”

Cô hỏi “Tại sao?”

“Vì mẹ không ở đây,” Jonathan giải thích “Mẹ kéo quần cho cháu khi cháu đi tiểu xong.”

Cô giáo nghĩ một hồi. “Jonathan, con có thể đi tiểu và tự kéo quần được.”

Jonathan tròn mắt.

Cô giáo dẫn nó vào toilet và đợi. Sau vài phút, từ sau cánh cửa đóng, cô nghe thấy tiếng vỗ tay.

Ngày hôm sau bà mẹ gọi điện cho cô giáo để nói rằng câu đầu tiên từ miệng Jonathan là khi cháu về nhà là “Mẹ, con có thể tự kéo quần được rồi, con không cần mẹ nữa.”

“Tiến sĩ có tin không,” cô giáo thốt lên với tôi, “bà mẹ bảo rằng bà thật sự trầm cảm về việc đó.”

Tôi thì tin. Tôi tin rằng bất chấp cảm giác tự hào về sự tiến bộ của con cái và niềm vui thấy chúng độc lập hơn lên, cha mẹ cũng có cảm giác đau nhoi nhói và nỗi chống chếnh về việc mình không còn được con cái cần tới nữa.

Đó là con đường cay đắng pha lẫn ngọt bùi mà những bậc làm cha làm mẹ chúng ta phải đi qua. Chúng ta bắt đầu bằng sự tận hiến cho một sinh linh nhỏ bé, bất lực. Trải qua năm tháng, chúng ta lo lắng, lên kế hoạch, an ủi, vỗ về và cố hiểu chúng. Chúng ta trao cho chúng tình yêu, sức lực, kiến thức, và kinh nghiệm của mình,… để rồi một ngày nào đó con cái sẽ có đủ nội lực và lòng tự tin để rời chúng ta mà đi.

BÀI TẬP

1. Hãy thực hành ít nhất hai kỹ năng khuyến khích sự tự chủ ở con bạn, để nó trở thành một người độc lập, thành thạo và có kỹ năng.

2. Con bạn đã phản ứng như thế nào?

………………………………………………………………

3. Trong số những việc mà trước giờ bạn phải làm giùm cho con của bạn, bây giờ nó đã bắt đầu tự mình làm được những gì?

………………………………………………………………

4. Bạn làm thế nào để chuyển giao trách nhiệm cho con bạn mà không để cho nó cảm thấy bị áp lực? (Hầu hết trẻ không hưởng ứng với câu nói “Bây giờ con đã là một cô (cậu) bé lớn rồi. Con đủ lớn để tự mặc đồ, tự ăn một mình, và tự đi ngủ một mình, v.v…)

………………………………………………………………

5. Hãy đọc phần II về khuyến khích sự tự chủ ở trẻ.

Ghi nhớ

KHUYẾN KHÍCH SỰ TỰ CHỦ Ở TRẺ

1. ĐỂ CHO TRẺ TỰ LỰA CHỌN

“Hôm nay con muốn mặc quần màu xám hay quần màu đỏ?”

2. THỂ HIỆN LÒNG TÔN TRỌNG SỰ ĐẤU TRANH CHẬT VẬT CỦA CHÚNG.

“Hũ khó mở nhỉ. Đôi khi hữu ích nếu con dùng cái muỗng này để nạy nắp hũ lên.”

3. ĐỪNG HỎI DỒN DẬP QUÁ.

“Chào con. Mừng con đã về.”

4. ĐỪNG VỘI TRẢ LỜI NGAY NHỮNG CÂU HỎI CỦA TRẺ.

“Đó là câu hỏi thú vị. Thế con thì con nghĩ sao?”

5. KHUYẾN KHÍCH TRẺ SỬ DỤNG NHỮNG NGUỒN BÊN NGOÀI GIA ĐÌNH.

“Có lẽ ông chủ cửa hàng cá cảnh có lời khuyên đấy.”

6. ĐỪNG DẬP TẮT HY VỌNG CỦA TRẺ.

“Vậy là con định sẽ đi thử vai chính. Một kinh nghiệm hay đấy.”

 

PHẦN II.

NHỮNG NHẬN XÉT, BĂN KHOĂN VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA PHỤ HUYNH

Những nhận xét về từng kỹ năng

I. Để cho trẻ tự lựa chọn.

Có vẻ như không hợp lý khi hỏi trẻ xem nó muốn uống nửa ly hay cả ly nước trái cây, xem nó muốn bánh mì của nó nướng vàng hay nướng vừa; nhưng với trẻ, mỗi lựa chọn nhỏ nhoi đều tượng trưng cho một cơ hội áp đặt sự kiểm soát nào đó lên cuộc sống của riêng nó. Có rất nhiều thứ mà đứa trẻ phải làm đến nỗi không khó hiểu tại sao nó hay trở nên tức giận và bướng bỉnh.

“Con phải uống thuốc.”

“Thôi đừng gõ bàn nữa.”

“Đi ngủ ngay.”

Nếu chúng ta có thể cho trẻ một sự lựa chọn về việc nên làm cái gì đó như thế nào , thì thường lựa chọn đó đủ để làm giảm đi nỗi tức giận của nó.

“Mẹ thấy con không thích thuốc này. Nếu con uống thuốc với nước táo hay nước gừng thì có dễ hơn không?”

“Con gõ bàn làm mẹ mệt óc quá. Con có thể ở yên đó và ngừng gõ. Không thì con vào phòng con mà gõ. Con quyết định đi.”

“Đến giờ nói chuyện của ba và mẹ mà cũng là giờ con vào giường ngủ rồi. Con muốn ngủ bây giờ hay muốn chơi một lát ở trên giường rồi gọi ba mẹ khi con đã sẵn sàng chui vào chăn?”

Có phụ huynh cảm thấy không thoải mái khi dùng kỹ năng này. Họ tuyên bố rằng sự lựa chọn bị ép buộc không phải là lựa chọn gì hết, mà đó trở thành một cách khác để rập khuôn đứa trẻ. Sự phản đối của họ cũng dễ hiểu. Một giải pháp thay thế là mời gọi trẻ tìm ra sự lựa chọn của riêng nó mà được tất cả các bên đều có thể chấp nhận được. Sau đây là câu chuyện một người cha kể lại với chúng tôi:

“Tôi cùng vợ chuẩn bị băng qua đường với Tony, 3 tuổi, và đứa bé mới sinh. Tony thường rất ghét bị chúng tôi cầm tay và nó hay cố vùng vằng giật ra… đôi khi ở ngay giữa đường. Trước khi băng qua đường tôi nói “Tony, ba thấy là con có hai lựa chọn. Con có thể cầm tay mẹ hay tay ba. Hoặc là con có một ý kiến khác, miễn sao cho an toàn.”

“Tony nghĩ một giây và nói ‘Con sẽ nắm xe đẩy’. Lựa chọn của cháu là rất tốt đối với chúng tôi.”

II. Thể hiện lòng tôn trọng sự đấu tranh chật vật của chúng.

Chúng tôi đã từng quen nghĩ rằng khi chúng tôi nói với con việc gì đó “dễ” là chúng tôi đang khuyến khích trẻ. Nhưng bây giờ chúng tôi nhận ra rằng khi nói “Cố lên, việc đó dễ mà” chúng tôi chẳng mang lại cho con ân huệ gì hết. Nếu trẻ làm thành công “việc dễ” đó thì nó cảm thấy không đáng là thành tích gì. Còn nếu nó thất bại, thì nó nghĩ rằng đến cả việc đơn giản mà nó cũng không làm được.

Mặt khác, nếu chúng tôi nói “Việc đó không dễ đâu” hoặc “Việc đó coi bộ khó đấy”, chúng tôi lại đưa ra cho trẻ một khuôn mẫu thông điệp khác hẳn. Nếu trẻ làm được nó sẽ cảm thấy tự hào vì mình đã làm được việc khó khăn. Nếu thất bại, ít ra nó cũng thấy thỏa mãn vì biết rằng nhiệm vụ của mình là một nhiệm vụ khó.

Có cha mẹ cảm thấy mình đang giả dối khi nói “Việc đó khó đấy.” Nhưng nếu họ nhìn sự việc đó từ con mắt thiếu kinh nghiệm của trẻ, ắt họ sẽ thấy ngay rằng vào lần đầu tiên ta làm việc gì mới, thì việc đó đều khó thật. (Nên tránh nói, “Việc đó khó đối với con ”. Đứa trẻ có thể nghĩ “Tại sao lại khó đối với con ? Tại sao lại không khó đối với ai khác?”)

Nhiều phụ huynh khác phàn nàn rằng thật không thể nào chịu nổi khi đứng nhìn con mình đang vật lộn làm gì đó mà chỉ tỏ ra thông cảm chứ không ra tay giúp nó. Nhưng thay vì tiếm quyền và làm việc đó thay cho trẻ, chúng tôi đề nghị bạn nên cho vài lời khuyên bổ ích kiểu như:

“Đôi khi hữu ích nếu con kéo dây khóa xuống hết khe rãnh đã rồi hãy giật nó ra.”

“Đôi khi hữu ích nếu con vo tròn viên đất sét thành quả bóng trước khi con muốn nặn thành hình gì đó.”

“Đôi khi hữu ích nếu con thử xoay nắm tay khóa vài lần trước khi con vặn chìa khóa trong lỗ khóa.”

Chúng tôi thích dùng cụm từ “đôi khi hữu ích” là bởi vì nếu không có ích thì trẻ cũng không cảm thấy mình kém cỏi.

Điều này có nghĩa rằng chúng ta cấm không bao giờ được làm giùm cho trẻ bất kỳ cái gì? Chúng tôi tin tưởng rằng mỗi cha mẹ đều có khả năng cảm nhận khi nào con mình mệt thật sự rồi hoặc khi nào con mình cần được quan tâm chú ý thêm, hoặc thậm chí cần được săn sóc chu đáo như em bé. Vào những lúc nhất định, trẻ sẽ cảm thấy được an ủi sâu sắc khi được mẹ chải đầu cho hoặc được ba kéo vớ lên giùm, kể cả khi trẻ hoàn toàn có khả năng tự làm những việc đó một mình. Chừng nào chúng ta, những bậc phụ huynh, nhận biết được khuynh hướng căn bản của chúng ta là muốn giúp con cái tự làm một mình nó, thì chừng đó chúng có thể thoải mái hưởng thụ việc thỉnh thoảng “làm giùm chúng”.

III. Đừng hỏi dồn dập quá.

Những câu hỏi kinh điển kiểu như “Con đã đi đâu?… “Con đã đi ra ngoài à?”… “Con đã làm gì?”… thường nhận được câu trả lời là “không đi đâu cả”, “không làm gì cả”. “Không gì cả” chẳng phải là không có xuất xứ từ đâu hết – chẳng phải vô cớ mà trẻ trả lời như vậy. Trẻ còn thường dùng những chiến thuật phòng thủ khác để tự vệ trước những câu hỏi mà chúng không muốn hoặc không sẵn lòng trả lời, đó là “Không biết” hoặc “Để cho con yên”.

Một bà mẹ kể cho chúng tôi nghe rằng bà cảm thấy mình không phải là bà mẹ tốt nếu bà không hỏi han con. Bà kinh ngạc khi khám phá ra rằng lúc mình ngưng dội bom con bằng những câu hỏi và chăm chú lắng nghe khi nó nói thì nó bắt đầu mở lòng ra với bà.

Điều này có nghĩa là đừng bao giờ hỏi con cái gì? Không phải thế. Điều quan trọng là bạn cần có óc phán đoán về những tác động của câu hỏi mà bạn nêu ra cho con.

Lưu ý: Một câu hỏi cha mẹ nêu ra thường hay bị con cái cảm nhận như áp lực đó là: “Hôm nay con có vui không?” Thật là một đòi hỏi lớn lao đối với một đứa trẻ! Không chỉ nó cần phải đi dự tiệc (đi học, đi chơi, đi cắm trại, đi khiêu vũ) mà nó còn được mong chờ là phải vui vẻ thoải mái! Nếu nó không vui thì sự thất vọng của nó sẽ bị cộng thêm với sự thất vọng của cha mẹ. Nó cảm thấy mình làm cha mẹ buồn bởi vì mình đã không được vui vẻ.

IV. Đừng vội trả lời ngay những câu hỏi của con.

Trong quá trình lớn lên của trẻ, chúng hỏi hàng đống những câu hỏi hóc búa:

“Tại sao có cầu vồng?”

“Tại sao em bé không thể trở về lại nơi mà từ đó nó tới đây?”

“Tại sao người ta không thể làm bất kỳ điều gì người ta muốn?”

“Sao người ta phải đi học đại học?”

Cha mẹ thường cảm thấy mình bị tấn công vỗ mặt bởi những câu hỏi này và liền tìm kiếm trong đầu những câu trả lời hợp lý, tức thời. Cái áp lực mà cha mẹ thường lạm dụng, tự vơ vào mình đó là không cần thiết. Thường thì khi trẻ nêu ra một câu hỏi thì nó đã có suy nghĩ gì đấy trong đầu về câu trả lời rồi. Ở đây, điều hữu ích cho trẻ là người lớn sẽ hành động như là nguồn thăm dò ý kiến nhằm giúp trẻ đào sâu những ý nghĩ của nó hơn. Luôn luôn có thời gian cho người lớn cung cấp những câu trả lời “chính xác” về sau này, nếu điều đó vẫn còn quan trọng đối với trẻ.

Bằng cách cung cấp cho trẻ những câu trả lời ngay lập tức, phụ huynh chúng ta không giúp ích gì cho trẻ cả. Điều đó khác nào chúng ta đang làm bài tập luyện trí não giùm cho chúng. Sẽ hữu ích hơn cho trẻ khi câu hỏi của chúng được hỏi ngược trở lại chúng để chúng tự tìm hiểu kỹ lưỡng hơn

“Con tự suy nghĩ về việc đó đi.”

“Chứ con thì con nghĩ gì?”

Phụ huynh thậm chí có thể lặp lại câu hỏi của chúng: “Tại sao người ta không làm bất kỳ điều gì người ta muốn?”

Chúng ta có thể khen ngợi trẻ đã đặt câu hỏi hay: “Con hỏi một câu quan trọng đó – câu hỏi này các triết gia đã đặt ra từ nhiều thế kỷ rồi.”

Không cần phải vội vã gì hết. Quy trình tìm kiếm câu trả lời có giá trị hơn là chính câu trả lời.

V. Khuyến khích con sử dụng những nguồn bên ngoài gia đình.

Một cách để giảm tâm lý phụ thuộc vào gia đình của trẻ là chỉ cho trẻ thấy rằng có một cộng đồng lớn hơn ở bên ngoài, với những nguồn tham khảo đầy giá trị đang chờ được ứng dụng. Thế giới không phải là một nơi xa lạ. Luôn có sự trợ giúp khi ta cần.

Ngoài lợi ích không chối cãi đối với trẻ, nguyên lý này cũng giảm nhẹ cho cha mẹ đỡ khỏi phải là những người “gánh vác nhọc nhằn” mọi lúc mọi nơi. Cô y tá trong trường có thể thảo luận những thói quen ăn uống tốt với đứa trẻ thừa cân; người bán giày có thể giải thích việc sử dụng giày thể thao thường xuyên sẽ có ích gì cho đôi bàn chân; cô thủ thư có thể giúp trẻ vật lộn với một trang sách nghiên cứu khó gặm; nha sĩ có thể giải thích những gì xảy ra với răng không được chải. Về mặt nào đó, tiếng nói của tất cả những nguồn bên ngoài có sức nặng hơn là những lời nói từ Cha hoặc Mẹ.

VI. Đừng dập tắt hy vọng của con.

Nhiều niềm vui của cuộc sống nằm ở trong giấc mơ, trong những mộng tưởng, dự đoán, kế hoạch. Dọn đường cho trẻ chịu những thất vọng có thể xảy ra, chúng ta đã tước đoạt của trẻ những kinh nghiệm quan trọng.

Một người cha kể cho chúng tôi về cô con gái 9 tuổi nảy sinh niềm đam mê ngựa. Một ngày nọ cô bé đòi cha mua cho cô bé một con ngựa. Người cha kể, ông phải cố gắng lắm mới không bảo với con rằng việc đó là vô phương, do bởi vấn đề tiền bạc và vấn đề không gian là một chuyện, ngoài ra còn do những quy định của thành phố nữa. Thay vào đó ông bảo: “Vậy là con muốn một con ngựa của riêng mình. Nói cho ba nghe đi.” Sau đó ông lắng nghe khi cô bé kể chi tiết dông dài về việc cô bé cảm thấy như thế nào về ngựa – nào là cho nó ăn, chải lông cho nó, nào là cưỡi ngựa hàng ngày. Chỉ cần nói về ước mơ của mình với cha cũng là đủ với cô bé. Sau lần trò chuyện đó, cô bé không bao giờ đòi cha mua ngựa cho mình nữa. Thay vì thế, cô bé đến thư viện chọn nhiều sách về ngựa để đọc, cô bé vẽ ngựa và bắt đầu để dành tiền tiêu vặt để mua đất nuôi ngựa vào một ngày nào đó. Vài năm sau cô bé xin vào làm phụ việc ở một trại ngựa, ở đó, đổi lại cô bé được thỉnh thoảng cưỡi ngựa. Đến khi cô bé 14 tuổi, niềm đam mê về ngựa của cô bé cũng hết. Một ngày kia, cô tuyên bố sắp sửa mua một chiếc xe bằng “tiền mua ngựa”.

Những cách khác nhằm khuyến khích sự tự chủ ở trẻ

I. Để trẻ tự làm chủ cơ thể của chúng.

Hạn chế liên tục gạt tóc ra khỏi mắt trẻ, sửa, vuốt vai áo, phủi bụi cổ tay áo, nhét áo vào váy, sửa lại cổ áo cho trẻ. Trẻ có thể trải nghiệm những kiểu chăm sóc quá mức như thế là sự xâm phạm đến cơ thể riêng tư của chúng.

II. Tránh xa những chi tiết vụn vặt trong cuộc sống của trẻ.

Có đứa trẻ rất cảm kích khi nghe “Sao con viết mà dí mũi vào giấy vậy?… Ngồi thẳng lưng lên khi làm bài tập về nhà… Vén tóc lên cho khỏi sùm sụp vào mắt. Không thì làm sao con thấy mình đang làm gì?… Cài nút cổ tay lại. Để mở ra trông lùm xùm quá… Cái áo lạnh đó cũ quá rồi, phải bỏ đi thôi. Mua áo mới mà mặc… Con dùng tiền tiêu vặt của mình vào thứ đó đấy hả? Hừ, mẹ nghĩ đó là sự phung phí tiền bạc.”

Nhưng nhiều trẻ lại phản ứng với những kiểu nhắc nhở như thế với vẻ khó chịu. “Mẹ!” hoặc “Ối, ba!” được dịch ra có nghĩa là: “Thôi đừng làm phiền con nữa. Đừng làm con phát cáu. Tránh xa con ra. Đó là việc của con.”

III. Đừng nói về trẻ trước mặt nó – cho dù nó còn nhỏ tuổi thế nào chăng nữa.

Hãy hình dung bạn đứng cạnh mẹ của bạn khi bà nói với hàng xóm bất kỳ câu nào trong những câu sau đây:

“Ừm, hồi lớp một nó đã phải khổ sở vì khả năng đọc của nó, nhưng bây giờ thì nó ổn rồi.”

“Con bé yêu thích mọi người. Tất cả mọi người đều là bạn của nó.”

“Đừng để ý tới nó. Tính nó hơi nhút nhát.”

Khi trẻ nghe mình bị bàn luận theo cách này, chúng thường nghĩ mình như một món đồ – một vật sở hữu – của cha mẹ.

IV. Để trẻ tự trả lời lấy.

Lặp đi lặp lại, trước sự có mặt của con, phụ huynh thường hay được hỏi những câu đại loại:

“Johnny có thích đi học không?”

“Nó có thích em bé mới sinh không?”

“Sao nó không chơi đồ chơi mới của nó?”

Dấu hiệu thật sự tôn trọng sự tự chủ của trẻ là hãy nói với người đặt câu hỏi rằng, “Johnny có thể trả lời bà. Cháu nó là người biết sự việc.”

V. Tôn trọng sự “sẵn sàng” cốt lõi của trẻ.

Đôi khi trẻ rất muốn làm gì đó, nhưng không sẵn sàng về cảm xúc hoặc về thể xác để làm việc đó. Cô bé muốn tắm như một “cô gái trưởng thành”, nhưng chưa thể. Cậu bé muốn đi bơi như những đứa trẻ khác nhưng nó vẫn sợ nước. Cô bé rất muốn bỏ tật mút tay, nhưng khi mệt, nó thấy mút tay rất dễ chịu.

Thay vì bắt ép, nài nỉ, hoặc làm cho trẻ ngượng ngùng, chúng ta có thể bày tỏ lòng tự tin của mình vào sự sẵn sàng căn bản của trẻ:

“Mẹ không quan tâm. Khi nào con sẵn sàng tự khắc con sẽ xuống nước.”

“Khi con quyết định thì con sẽ thôi mút tay.”

“Một ngày nào đó con sẽ tắm như là ba và như mẹ.”

VI. Chú ý đừng dùng từ “Không” quá nhiều.

Rất nhiều lần, với tư cách là cha mẹ chúng ta phải trấn áp ước muốn của trẻ.

Tuy nhiên, có trẻ cảm thấy từ “Không” cụt ngủn như một sự kêu gọi vũ trang, một sự tấn công trực diện vào tính tự chủ của trẻ. Chúng huy động tất cả năng lượng của chúng để phản công. Chúng la thét, làm mình làm mẩy, chửi rửa, nhăn nhó. Chúng tới tấp tấn công cha mẹ bằng những câu, “Tại sao không được?”… “Mẹ ác lắm… Con ghét mẹ!”

Ngay cả với những cha mẹ kiên nhẫn nhất cũng phải kiệt quệ. Vậy chúng ta có thể làm gì về việc này? Đầu hàng ư? Nói “Được” với tất cả mọi thứ? Rõ ràng là không rồi! Cách đó dung dưỡng sự ngược ngạo của đứa trẻ hư. May thay, chúng ta có những giải pháp thay thế hữu ích, cho phép cha mẹ kiên định mà không kích thích sự đối đầu.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THAY CHO VIỆC NÓI “KHÔNG”

A. Cung cấp thông tin (và bỏ từ “Không” đi):

TRẺ: Mẹ, cho con tới nhà Suzie chơi bây giờ nha mẹ?

Nêu sự việc:

“5 phút nữa nhà mình ăn tối rồi.”

Với thông tin này, trẻ sẽ tự nhủ “Mình đoán là bây giờ mình không thể đi được.”

B. Công nhận cảm xúc của trẻ:

TRẺ: ( Tại sở thú ) Con không muốn về nhà bây giờ. Mình ở lại được không, mẹ?

Thay vì nói, “Không, chúng ta phải về ngay!”

Hãy công nhận cảm xúc của trẻ:

“Mẹ thấy nếu để tùy con chọn thì con sẽ ở lại thật lâu, lâu ơi là lâu (bạn nói trong khi bạn đang cầm tay dẫn bé đi). “Thật khó rời một nơi vui thích như thế này.”

Đôi khi sự chống đối sẽ giảm đi khi ai đó hiểu được cảm xúc của mình.

C. Mô tả vấn đề:

TRẺ: Mẹ, mẹ lái xe đưa con tới thư viện bây giờ được không?

Thay vì nói, “Không được, con phải đợi.”

Hãy mô tả vấn đề:

“Mẹ muốn chở con đi lắm. Vấn đề là chú thợ điện sẽ tới trong vòng nửa giờ nữa.”

D. Khi có thể nói “Được” thay thế cho “Không”:

TRẺ: Mẹ, chúng ta ra sân chơi đi?

Thay vì nói, “Không, con chưa ăn trưa mà.”

Có thể thay thế bằng “Được”:

“Được, tất nhiên. Ngay sau bữa trưa.”

E. Tự cho mình thời gian suy nghĩ:

TRẺ: Con tới nhà Gary ngủ được không mẹ?

Thay vì nói, “Không, tuần trước con đã ngủ ở nhà bạn ấy rồi.”

Hãy cho mình thời gian suy nghĩ:

“Để mẹ nghĩ đã.”

Câu nói ngắn gọn này thực hiện được hai tác dụng: Làm dịu bớt sự nôn nóng của trẻ (ít ra nó biết yêu cầu của nó sẽ được xem xét nghiêm túc) và cho cha mẹ thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng.

Quả thật là lời nói “Không” rất ngắn gọn, và những giải pháp thay thế nó kể trên xem ra đều dài hơn. Nhưng khi bạn cân nhắc đến hậu quả lẽ thường của “Không” thì sẽ thấy: đường dài hóa ra lại là đường ngắn.

Những lời khuyên bổ sung

Khoảnh khắc chúng tôi đề cập với một nhóm rằng cho trẻ lời khuyên có thể phá vỡ tính tự chủ ở trẻ, nhiều cha mẹ phản kháng ngay lập tức. Họ cảm thấy, “Vậy là đi quá xa!” Họ không thể hiểu tại sao họ lại phải bị truất quyền chia sẻ sự thông thái của cha mẹ với con cái. Dưới đây là những câu hỏi của một phụ nữ quyết phản biện tới cùng và tóm tắt những câu trả lời chúng tôi cung cấp cho bà.

Tại sao con tôi không nên được hưởng lợi từ lời khuyên của tôi khi nó gặp vấn đề? Giả sử, con gái tôi, Julie, không chắc chắn có nên đi dự sinh nhật bạn hay không bởi vì cháu không thích một vài đứa ở đó cũng được mời dự. “Bọn đó lúc nào cũng xì xào, nói tục không à”. Có gì sai với việc tôi bảo Julie rằng dù sao cháu cũng nên đi, bởi vì nếu không đi là cháu coi thường bạn?

Khi bạn ngay lập tức cho trẻ lời khuyên, chúng sẽ hoặc là cảm thấy mình ngu ngốc (“Tại sao mình không tự nghĩ về điều đó?”) giận dữ (“Đừng phải dạy con cách xử lý cuộc sống của con!”) hoặc phẫn nộ (“Cái gì khiến mẹ nghĩ con chưa nghĩ tới việc đó?”)

Một khi trẻ tự cân nhắc tìm ra mình muốn làm gì, trẻ sẽ tự tin và sẵn lòng chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.

Vậy là tiến sĩ nói rằng tôi không nên làm gì khi con tôi gặp vấn đề? Có vài lần tôi bảo Julie, “Đó là vấn đề của con; con hãy tự giải quyết đi” thì dường như cháu rất bức xúc.

Trẻ cảm thấy tổn thương và trống vắng khi cha mẹ phớt lờ vấn đề của chúng. Nhưng giữa hai thái cực phớt lờ hoàn toàn và đưa ra lời khuyên ngay lập tức, cha mẹ có thể làm như thế này:

a) Giúp trẻ phân loại những ý nghĩ và cảm xúc rối rắm của trẻ.

“Theo những gì con nói cho mẹ biết thì, Julie, dường như con có hai cảm xúc về bữa tiệc. Con muốn đi dự sinh nhật bạn, nhưng con không muốn phải chạm mặt với những đứa con gái mà con không thích.”

b) Nhắc lại vấn đề dưới dạng câu hỏi.

“Vậy xem ra câu hỏi là, ‘Làm thế nào tìm cách đi dự tiệc và đối phó với những lời móc mỉa của một số đứa con gái khác?”

Một ý hay là bạn nên im lặng sau khi nêu câu hỏi dạng như thế này. Sự im lặng của bạn tạo đất cho những giải pháp của trẻ lớn dần và thành hình.

c) Chỉ ra những nguồn mà con bạn có thể sử dụng bên ngoài gia đình.

“Mẹ để ý thấy khu “sách Thanh Thiếu Niên” ở thư viện có những quyển sách chỉ cho trẻ vị thành niên cách giải quyết những vấn đề xã hội khác nhau. Con có lẽ muốn xem coi họ nói gì.”

Giả sử tôi đã làm tất cả những cách kể trên và sau đó nghĩ về một giải pháp mà tôi chắc chắn Julie chưa nghĩ tới. Tôi có thể nêu ý kiến đó ra với Julie?

Sau khi cô bé có thời gian hiểu rõ hơn về những gì cô bé đang nghĩ và đang cảm thấy, cô bé có thể lắng nghe ý kiến của bạn một cách tích cực, nhất là nếu bạn nêu ý kiến của bạn theo cách bày tỏ lòng tôn trọng tính tự chủ của cô bé:

“Con thấy sao về việc mang cuộn băng hài con mới mua đi tới bữa tiệc đó? Có lẽ các bạn gái kia sẽ bận cười nghiêng ngả nên không còn thời gian xì xào nói xấu ai nữa.”

Khi rào trước lời đề nghị của mình bằng câu “Thế còn… thì sao…” hoặc “Con có nghĩ đến việc…”, chúng ta công nhận sự thể rằng lời khuyên dường như là “nhạy cảm” với chúng ta có thể lại “không nhạy cảm đến thế” đối với trẻ.

Nhưng giả sử tôi cảm thấy mạnh mẽ rằng Julie nên đi dự tiệc. Tôi có nên giữ im lặng?

Sau khi trẻ đã thăm dò kỹ vấn đề của nó, sẽ hữu ích cho trẻ khi nghe suy nghĩ hoặc lời thuyết phục của cha mẹ.

“Mẹ cứ nghĩ hoài thì thấy rằng có thể con sẽ bỏ lỡ niềm vui tại bữa tiệc bởi vì cách hành xử của mấy bạn nữ kia.”

“Mẹ nghĩ quan trọng là không được làm thất vọng một cô bạn tốt trong ngày sinh nhật của bạn ấy, thậm chí cả khi phải bao gồm một chút hy sinh.”

Con cái có quyền biết những giá trị của cha mẹ chúng. Thậm chí nếu trẻ chọn hành xử chống lại cha mẹ, thì bạn có thể an tâm là mình đã nêu ra cho con những điều để con suy ngẫm.

Khi cha mẹ khuyến khích con cái tính độc lập tự chủ

Tuần lễ theo sau một buổi hội thảo chuyên đề tính tự chủ, các phụ huynh trong nhóm của chúng tôi cùng chia sẻ với nhau rất nhiều tình huống họ đã gặp phải với chính con cái của họ ở nhà. Đó là:

Trong tuần này tôi có hai cái “đầu tiên” với Danny. Tôi đã để cháu tự vặn vòi nước bồn tắm và chọn nhiệt độ nước mà cháu thích, sau đó tôi để cháu tự làm bữa sáng.

Tôi luôn luôn cắt thức ăn giùm cho Rachel bởi vì tôi không tin tưởng để cho cháu dùng dao. Cuối cùng tôi mua cho cháu một con dao nhỏ bằng nhựa và giờ cháu cảm thấy mình là người lớn có thể tự cắt thịt cho mình.

Hồi Shana còn nhỏ và hay làm đổ đủ thứ, tôi luôn luôn nói “Ối, Shana” và lau dọn giùm bé. Giờ, với Alyssa (15 tháng tuổi) tôi để cốc uống nước của bé ở trên chiếc bàn nhỏ. Lần đầu tiên bé làm đổ, tôi chỉ chỗ nước ép đổ và chỉ cho bé cách lau bằng khăn giấy. Bây giờ bất cứ khi nào bé làm đổ cái gì là bé chỉ cho tôi lấy khăn giấy giùm bé, rồi bé lau sạch nó đi một cách hăng hái. Hôm qua tôi để hộp khăn giấy ra sẵn, và bé tự lấy khăn giấy ra lau, sau đó chỉ cho tôi xem kết quả!

Tôi không thể chịu nổi khi đám con tôi dùng tay bốc đồ ăn ghim vào nĩa của chúng, hoặc ăn mà đặt cùi trỏ tay lên bàn, hoặc chùi tay vào quần thay vì dùng khăn ăn. Tuy nhiên tôi rất ghét phải la mắng chúng liên tục.

Tối qua tôi đặt vấn đề ra với chúng. Giải pháp của chúng là: ba lần một tuần chúng tôi có một “Tối chỉnh tề”, những thời gian còn lại chúng sẽ ăn theo cách chúng muốn và tôi sẽ không nói gì hết. (Chúng thậm chí còn đề nghị một lần trong tuần tất cả chúng tôi sẽ “ăn tự nhiên” – không dùng ca cốc, ăn mọi thứ bằng tay, kể cả súp! Nhưng điều đó quá sức cho tôi có thể tán thành.)

Tôi bảo con trai “Con còn 20 phút nữa là đến giờ ngủ. Con có thể tiếp tục tô màu sau đó lên giường, hoặc bây giờ con chuẩn bị lên giường luôn rồi chơi với cái đèn xiếc chớp nháy trên giường của con.” Ngay lập tức nó chạy bay đi mặc pyjama vào, đi đánh răng, v.v…

Nicole đang vừa mếu máo vừa cố cài nút áo. Bé đến bên tôi và chìa cái nút ra trước mũi tôi. Tôi nói “Loại nút nhỏ xíu này thật là khó cài. Trông con bực mình ghê cơ.”

Bé liền quay lưng đi và tiếp tục cố gắng cài cái nút lại. Tôi đã suýt không kiên nhẫn được nữa và suýt chịu thua để cài nút giùm cho bé thì bé nói: “Xong. Con làm được rồi!” và đĩnh đạc bước đi.

Tôi đã từng phải vật lộn liên miên với việc mặc quần áo cho thằng con 4 tuổi. Bây giờ tôi để cho nó mặc bất kỳ gì nó muốn khi không đi học. Vào ngày đi học tôi để ra hai bộ trên giường của nó cho nó tự quyết định lấy.

Tôi rất tự hào về mình. Cuối cùng tôi đã chấm dứt được những phiền nhiễu hàng ngày với con trai về việc nó nên mặc áo len hay áo jacket. Tôi bảo nó, “Sam, mẹ đang nghĩ thế này, thay vì mẹ bảo con mặc gì mỗi ngày, mẹ nghĩ con nên tự bảo mình đi. Chúng ta hãy lập ra một biểu đồ và quyết định sẽ mặc gì ứng với nhiệt độ ngoài trời nhé.”

Chúng tôi cùng nhau lập biểu đồ như sau:

20 độ trở lên… không áo lạnh

Giữa 10 đến 20 độ… thời tiết dành cho áo len.

9 độ trở xuống… áo jacket dày.

Sau đó tôi mua một cái hàn thử biểu lớn và thằng bé treo lên cái cây ngoài sân nhà. Giờ đây mỗi sáng nó nhìn hàn thử biểu và không còn đôi co gì nữa. Tôi cảm thấy mình như một thiên tài.

Tôi đã không hỏi Howie câu nào về việc cháu đã làm gì trong buổi cắm trại. Tôi để cháu tự nói những gì cháu muốn, và cháu kể cho tôi nghe không thiếu chi tiết gì.

Jody hỏi tôi, “Tại sao chúng ta không đi nghỉ ở nơi tốt đẹp nào đó như là Bermuda hay Florida?”

Tôi suýt nữa thì trả lời bé, nhưng nhớ ra là không nên. Tôi bảo “Thế tại sao chúng ta lại không đi?”

Bé bước vòng quanh nhà bếp và nói “Con biết, con biết… Bởi vì nó quá mắc… ưm, ít nhất chúng ta có thể đi sở thú được chứ ạ?”

Tôi phải cố gắng làm quen với ý tưởng không trả lời ngay những câu hỏi vặn vẹo của con trai. Và tôi nghĩ rồi cháu nó cũng sẽ phải làm quen với việc đó. Sau đây là những gì xảy ra hồi tuần trước:

JOHN: Mẹ, nói cho con biết cách chế tạo bom nguyên tử đi.

TÔI: Chu cha, một câu hỏi thú vị quá.

JOHN: Đi, nói cho con biết đi.

TÔI: Để mẹ phải nghĩ về nó đã.

JOHN: Mẹ nghĩ ngay đi rồi nói cho con biết.

TÔI: Mẹ không thể nghĩ ra được, nhưng chúng ta hãy nghĩ coi ai hay là cái gì sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.

JOHN: Con không muốn vào thư viện tra cứu. Mẹ cứ nói cho con biết đi.

TÔI: Mẹ không thể trả lời câu hỏi của con được nếu không có sự trợ giúp, John à.

JOHN: Thế thì để con đi hỏi ba. Nếu ba không biết thì con sẽ hỏi William (học lớp ba). Nhưng thế thì con phát điên lên mất nếu một đứa lớp ba lại biết hơn một bà mẹ ngốc.

TÔI: Không được nói bậy ở nhà này!

Kevin bảo tôi nó sẽ đi bán quả bí từ vườn cho nhà hàng xóm. Tôi suýt ngăn cản nó bởi vì chúng chỉ bé bằng nửa loại bí bán ở siêu thị, và tôi không muốn cháu mất công làm phiền nhà hàng xóm. Nhưng nó háo hức quá nên tôi để kệ nó. Ngoài ra tôi không muốn “dập tắt” niềm hy vọng của con.

Một tiếng đồng hồ sau nó trở về với nụ cười hớn hở trên môi, 75 xu, và chỉ còn thừa lại một quả bí. Nó bảo rằng bà Greenspan khen nó là “một doanh nhân trẻ”, xong nó hỏi, “Doanh nhân trẻ có nghĩa là gì vậy, mẹ?”

Jason bảo với tôi nó muốn làm cảnh sát, lính cứu hỏa, ngư dân và nhà du hành vũ trụ. Tôi không làm cháu cụt hứng.

Bây giờ tôi luôn đứng ngoài những cuộc đánh nhau của lũ trẻ. Tôi bảo chúng rằng tôi tin chắc chúng có thể tự xử lý được. Và rất nhiều lần chúng đều dàn xếp ổn thỏa.

Sau đây là những câu chuyện cuối cùng được kể vào cuối buổi hội thảo:

… Cho tới tận ngày nay bạn bè cháu vẫn trầm trồ về tính độc lập của cháu.

Cháu là một trong năm đứa con có ba làm việc sáu, bảy ngày trong tuần – tuy thuộc vào công việc bán lẻ của ba. Là con thứ hai, sau chị cả, hoàn cảnh bắt buộc cháu cần phải tự lập và tự nỗ lực bản thân. Mẹ cháu không thể “làm” cho cả năm đứa con mà sống sót nếu mẹ không dạy cho tụi cháu cách tự xoay xở lấy.

Tuy nhiên, cháu có những cảm xúc trái chiều về những ký ức thời thơ ấu của mình. Một mặt cháu tự hào cháu đã không chạy tới quấy nhiễu đòi ba mẹ giúp giải quyết những vấn đề, những nỗi sợ hãi và những nhu cầu của mình như bạn bè đồng trang lứa. Mặt khác, chắc hẳn cháu rất muốn mình có quyền quyết định về việc mình có muốn thổ lộ tâm tình hoặc muốn được ba mẹ trợ giúp hay không (cháu biết lời thỉnh cầu của mình chắc chắn sẽ bị từ chối vì lý do ba mẹ cháu thiếu thời gian hoặc vì bất kỳ lý do gì… do vậy mà cháu đã không hỏi ba mẹ mà tự làm một mình).

Trẻ em luôn muốn trở thành người lớn nhưng vẫn cần là một đứa trẻ và cần lớn lên từ từ. Cháu rất tự hào về khả năng và hiệu quả của mẹ cháu trong việc dạy chúng cháu vào nề nếp, nhưng cháu cảm thấy lẽ ra mình nên có sự lựa chọn là có thể đến bên ba mẹ để nhờ vả khi cháu cần ba mẹ.

* * *

Có bao nhiêu công việc cần thiết cho Kirk phải làm sau khi đi học về, đến nỗi nó không bao giờ tự giác lo được việc nào ra việc nào nếu tôi không chạy theo mà nhắc nhở. Cuối cùng tôi viết cho nó một mẩu thư nhắn:

Kirk thân thương,

Ba và mẹ dạo này không vui chút nào vì cứ phải cực khổ nhắc con những việc mà con đã biết là phải làm.

Con cần bao lâu để lập ra một chương trình xử lý tất cả những gì con cần làm? Hai mươi bốn giờ? Hay hơn thế? Từ đây cho đến cuối tuần này ba mẹ muốn con trình cho ba mẹ kế hoạch mà con nghĩ là tốt cho con, được viết ra giấy đàng hoàng. Bản kế hoạch đó cần ghi rõ thời gian cụ thể để làm những việc sau:

Cử động cánh tay 10 phút, mỗi ngày ba lần (Kirk bị gãy tay và thường không chịu tập thể dục theo lời bác sĩ dặn).

Dắt chó đi dạo.

Làm bài tập về nhà

Tập luyện

Vui chơi

Yêu con,

Mẹ

Vào tối thứ Năm nó trình cho vợ chồng tôi một thời khóa biểu viết tay để rồi cứ thế răm rắp làm theo.

* * *

Paul đang lo sốt vó về điểm số của mình. Chúng tôi để ý thấy nó có những biểu hiện nhấp nhổm mấy ngày liền trước ngày cô giáo nó phát bảng điểm. Nó cứ lẩm bẩm: “Mình sẽ không được điểm tốt môn toán đâu… Mình đã vô tình thấy điểm của mình trong sổ của thầy D. Đáng lý ra mình không được phép nhìn thấy nó.”

Buổi tối hôm có bảng điểm, sau khi ăn xong tôi bảo: “Paul, lại đây chúng ta cùng xem điểm của con này.” Nó lại gần, đôi mắt lộ rõ vẻ lo âu nhưng nó vẫn ngồi vào lòng tôi, miệng bảo “Ba, ba sẽ không thích nó đâu.”

TÔI: Nào, chúng ta cùng xem coi, Paul. Đây là sổ điểm của con. Con thấy nó thế nào?!

PAUL: Cứ chờ ba xem môn toán coi sao đã.

TÔI: Bây giờ ba sẽ không xem ngay điểm toán. Chúng ta hãy xem từ đầu nhé. Xem nào, có một điểm G (giỏi) môn tập đọc.

PAUL: Ừm, tập đọc thì được.

TÔI: Ba lại thấy một điểm G chữ đẹp, trong khi con hay gặp rắc rối với chữ viết. Vậy là con có tiến bộ đó… Rồi con lại có một điểm E (xuất sắc) môn chính tả! Con cũng đã lo lắng về nó quá trời… Ba thấy sổ điểm này cũng tốt đấy chứ… Môn tiếng Anh, điểm S (được).”

PAUL: Nhưng con sẽ phải cố môn tiếng Anh cho tốt hơn nữa.

TÔI: S là hài lòng đó con ạ.

PAUL: Dạ, nhưng con sẽ tốt hơn.

TÔI: Nào bây giờ đến môn toán. Ba thấy gì đây… một điểm M (tối thiểu).

PAUL: Con biết ngay là ba sẽ nổi khùng cho coi!

TÔI: Vậy đây là môn con đang có vấn đề.

PAUL: Phải đó ba, con sẽ ráng cố học tốt môn toán hơn.

TÔI: Con định sẽ cố như thế nào?

PAUL: Thì, con sẽ cố hơn.

TÔI: Như thế nào?

PAUL: ( ngần ngừ một lúc lâu ) Con sẽ chăm học hơn và sẽ làm tất cả bài tập về nhà… và sẽ làm hết bài kiểm tra ở trường.

TÔI: Nghe như con đang tự đặt mục tiêu cho mình. Chúng ta hãy lấy giấy bút ra ghi vào ngay đi.

Paul lấy một tờ giấy và bút chì ra, chúng tôi liệt kê tất cả các môn học của nó, có ghi điểm kế bên. Ở cột thứ hai, nó ghi ra điểm số mà nó nhắm tới trong lần phát sổ điểm sau.

Điều khiến tôi ngạc nhiên là tôi cứ tưởng nó sẽ chỉ tập trung nhắm vào môn toán để cải thiện thôi. Nhưng nó quyết định không chỉ cố gắng môn toán mà còn môn tiếng Anh, những môn xã hội và khoa học nữa. Khi ghi đến cột môn toán nó bảo nó sẽ tiến bộ một mạch từ M tới E.

TÔI: Paul, nhảy thế là nhanh đấy nhỉ. Con có nghĩ là mình làm được không?

PAUL: Được chứ, con sẽ thực sự nghiêm túc môn toán.

Ở phần cuối của bảng điểm, có khoảng trống dành cho phụ huynh ghi ý kiến và ký tên. Tôi viết: “Tôi đã thảo luận về sổ điểm của Paul với cháu và cháu đã quyết định đặt một mục tiêu mới cho mình. Cháu lập kế hoạch sẽ học chăm hơn – nhất là môn toán.” Sau đó tôi ký tên và bảo Paul cùng ký tên luôn.

Bảng ghi mục tiêu đó được dán ở cửa phòng ngủ của Paul để nó luôn luôn trông thấy. Ba ngày sau cháu về nhà khoe bài kiểm tra môn toán được điểm E! Tôi không thể tin được. Tôi bảo, “Paul, khi con đã dự định làm gì thì không gì ngăn cản con được!”

* * *

Tôi lớn lên trong một gia đình rất nghiêm khắc. Ngay từ lúc còn nhỏ xíu tôi đã được bảo phải làm gì và khi nào thì làm việc đó. Bất cứ khi nào tôi hỏi “Tại sao lại vậy?” thì ba tôi lại đáp “Bởi vì ba nói vậy”. Chẳng bao lâu sau tôi đã học ra cách không chất vấn hỏi han gì nữa.

Khi tôi có con trai của mình, tôi chắc chắn một điều là tôi không muốn nuôi dạy cháu theo cách như ba tôi đã nuôi dạy tôi nữa. Thế nhưng tôi không biết chắc là phải làm gì. Buổi hội thảo chuyên đề sự tự chủ rất hữu ích cho tôi. Những điều đã xảy ra sau đây sẽ chứng minh cho những gì tôi muốn nói.

Khi trở thành kẻ gà trống nuôi con, tôi bắt đầu để ý những việc mà trước kia tôi không bao giờ nghĩ tới. Robby luôn có tật nhồi tọng cho bằng hết bánh bích quy có trong nhà, vì vậy tôi phải giấu biệt hộp bánh đi và mỗi lần chỉ cho cháu một chiếc thôi. Vào ngày cuối cùng tham dự lớp học, tôi về nhà với một hộp bánh và đặt lên bàn. Tôi bảo, “Robby, ba sẽ không là cảnh sát canh giữ bánh bích quy nữa. Đây là hộp duy nhất ba mua cho con trong tuần này. Tùy con quyết định xem con sẽ ăn hết một lượt hay con muốn ăn rải ra cho đến cuối tuần. Tùy con đấy.” Thế thôi. Tôi không bao giờ phải nói thêm một lời nào với cháu nữa. Cuối cùng cháu chia ra ăn mỗi ngày hai chiếc và vào cuối tuần thì ba chiếc.

Còn nữa, tôi thường hay ngồi tịt bên cháu mỗi tối để giúp cháu làm bài tập về nhà, và cuối cùng thể nào cũng quát tháo nhặng xị lên. Một tối tôi vào phòng khách và bắt đầu đọc báo. Robby nói. “Ba, chừng nào ba giúp con?” tôi bảo “Ba tin tưởng là con sẽ tự thu xếp thời gian của mình, và con sẽ tự mình biết tính toán bài tập.” Khi tôi cho cháu đi ngủ tối đó, cháu nói “Con đã tự làm hết bài tập về nhà rồi. Con yêu ba.”

Tối hôm sau cháu bảo với tôi là cháu muốn nói chuyện với tôi. “Chuyện gì vậy?” tôi nói.

Cháu bảo, “Từ nay trở đi, ba à, con muốn là một người đàn ông tự lập. Được chứ ba?”

“Ba đồng ý.”

Sau đó, tôi bảo nó, “Tới giờ đi ngủ rồi, Robby. Mặc áo ngủ và nhớ đánh răng đi.”

“Con biết mà, ba. Nên nhớ bây giờ con là người đàn ông tự lập rồi!”

Bình luận
2880
× sticky