Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Nói Sao Cho Trẻ Chịu Nghe

Chương 5 – Khen Ngợi

Tác giả: Adele Faber - Elaine Mazlish

PHẦN I

NGÀY XỬA NGÀY XƯA có hai cậu bé nọ đều 7 tuổi tên là Bruce và David. Cả hai bọn chúng mỗi đứa đều có một người mẹ thương yêu chúng vô cùng.

Mỗi ngày của mỗi cậu bé rất khác nhau. Điều đầu tiên cậu bé tên là Bruce nghe được khi tỉnh giấc mỗi sáng là “Dậy đi, Bruce! Con lại trễ học nữa bây giờ”.

Bruce ngồi dậy, tự mình mặc quần áo nhưng chưa mang giày rồi đi vào ăn sáng. Mẹ cậu nói, “Giày con đâu? Bộ con định mang chân đất đi học à?… Nhìn con mặc cái gì kìa! Cái áo lạnh màu xanh da trời đó trông chọi kinh khủng với áo sơmi xanh lá cây… Bruce cưng ơi, con làm gì với cái quần của con vậy? Chúng bị rách te tua. Mẹ muốn con thay hết quần đi sau bữa sáng. Không đứa con nào của mẹ lại đi học với quần áo rách rưới cả. Này, coi chừng đổ nước trái cây. Đừng có rót tràn cả ra như con hay làm!”

Bruce rót nước trái cây và làm đổ sóng ra ngoài.

Mẹ cậu nổi đóa lên. Bà vừa lau vừa cằn nhằn, “Mẹ không biết phải làm gì với con nữa.”

Bruce làu bàu gì đó một mình.

“Gì hả?” mẹ chất vấn. “Lại làu bàu nữa rồi.”

Bruce hoàn tất bữa sáng trong im lặng. Sau đó cậu thay quần khác, đi giày vào, lấy sách vở và rời nhà đi học. Mẹ cậu gọi với theo, “Bruce, con quên bữa trưa rồi! Nếu cái đầu mà không lúc lắc trên vai con thì mẹ cá là con cũng để quên nó ở nhà luôn!”

Bruce cầm lấy bữa trưa và khi cậu hướng ra cửa lần nữa thì mẹ cậu lại nhắc “Hôm nay nhớ cư xử cho đàng hoàng ở trường đấy nghe chưa.”

David sống ở phía đường đối diện nhà Bruce. Điều đầu tiên cậu nghe mỗi sáng là “7 giờ rồi, David. Con muốn dậy bây giờ hay là để 5 phút nữa?” David lăn một vòng, vừa ngáp vừa lẩm bẩm, “5 phút nữa”.

Sau đó cậu xuống ăn sáng, đã thay đồ chỉnh tề, chỉ còn giày là chưa mang. Mẹ cậu bảo “Này, con mặc đồ xong hết rồi nhỉ. Chỉ còn giày nữa thôi!… Ớ, có đường rách ở mối nối quần con kìa. Trông như muốn nứt tung cả cái quần ra. Con đứng im để mẹ khâu nó lại hay là con sẽ thay quần khác?” David nghĩ một giây rồi bảo “Để ăn sáng xong rồi con thay quần.” Xong, cậu ngồi vào bàn, rót nước trái cây. Cậu làm sóng ra ngoài một ít.

“Giẻ lau ở bồn rửa đó con,” mẹ ngoái qua vai nói trong khi tiếp tục làm bữa sáng cho cậu. David đi lấy giẻ và lau sạch chỗ nước trái cây đổ. Hai mẹ con chuyện trò ríu rít trong khi David ăn sáng. Ăn xong cậu thay quần khác, đi giày vào, lấy sách vở và rời nhà đi học… quên mang theo bữa trưa.

Mẹ cậu gọi theo, “David, bữa trưa của con!”

Cậu chạy trở lại lấy, cảm ơn mẹ. Khi trao bữa trưa cho David mẹ cậu nói “Gặp lại con sau!”

Cả Bruce và David đều học chung lớp, có cùng một giáo viên. Một hôm cô giáo bảo cả lớp, “Các em, như các em biết rồi đó, tuần tới chúng ta sẽ công diễn vở kịch chào mừng Ngày Columbus của lớp mình. Chúng ta cần một bạn xung phong vẽ tấm biển đón chào màu sắc thật vui mắt trên cửa lớp mình. Chúng ta cũng cần một bạn xung phong rót nước chanh mời khách khứa sau khi vở kịch kết thúc. Và cuối cùng, chúng ta cần một bạn đi tới các lớp ba bên cạnh để thực hiện một bài diễn thuyết ngắn mời các bạn ấy đến dự vở kịch của lớp mình, thông báo cho các bạn ấy biết ngày, giờ và địa điểm diễn ra vở kịch.”

Một số trẻ giơ tay lên ngay lập tức; một số trẻ rụt rè giơ tay; và có trẻ không giơ tay gì hết.

Câu chuyện của chúng ta dừng lại tại đây. Đó là tất cả những gì chúng ta biết. Còn những gì xảy ra sau đó thì chúng ta chỉ có thể đoán thôi. Nhưng chắc chắn chúng ta có những manh mối để mà suy đoán. Bây giờ bạn hãy dành thời gian để cân nhắc những câu hỏi sau và tự trả lời chúng:

David có khuynh hướng giơ tay lên xung phong?

Bruce có không?

Mối quan hệ giữa việc trẻ nghĩ gì về bản thân chúng và việc chúng sẵn sàng chấp nhận thử thách hay rủi ro thất bại là gì?

Mối quan hệ giữa việc trẻ nghĩ gì về bản thân chúng và các loại mục tiêu mà chúng tự đặt ra cho bản thân là gì?

Sau khi bạn đã thăm dò kỹ lưỡng những suy nghĩ của mình về các câu hỏi trên rồi, tôi muốn chia sẻ ý nghĩ của mình với các bạn. Phải công nhận là, có những trẻ cố phủi bỏ sự bị giảm uy tín mà chúng hay nhận ở nhà để vẫn giơ tay đón nhận những thách thức của thế giới bên ngoài. Và cũng phải công nhận là, có những trẻ được đối xử một cách tôn trọng ở nhà nhưng vẫn nghi ngờ khả năng của chúng và co rút lại, ngại nhận thách thức. Tuy nhiên, cũng rất hợp lý khi nói rằng những trẻ lớn lên trong những gia đình mà những mặt tốt nhất của chúng được đề cao thì sẽ có khuynh hướng cảm thấy tốt về bản thân hơn, và có khuynh hướng đương đầu với thử thách của cuộc sống hơn, đồng thời có khuynh hướng tự đặt ra cho mình những mục tiêu cao hơn – nếu đem so với những trẻ không được tôn trọng ở nhà.

Như Nathaniel Branden đã nói trong quyển The Psychology of Self Esteem (Tâm lý học về lòng tự trọng) của mình: “Đối với con người, không có sự phán xét giá trị nào quan trọng hơn là sự đánh giá mà anh ta tự đánh giá về mình; không có yếu tố nào mang tính quyết định đến sự phát triển và động lực phát triển tâm lý của con người hơn là sự đánh giá mà anh ta tự đánh giá về mình… Bản chất của việc tự đánh giá có những tác động sâu xa lên những quy trình suy nghĩ, cảm xúc, ước muốn, khát vọng, giá trị và những mục tiêu của con người. Đó là chìa khóa cốt lõi duy nhất cho hành vi của con người.”

Nếu lòng tự trọng của trẻ là quan trọng như vậy thì chúng ta, với tư cách là cha mẹ có thể làm gì để nâng cao lòng tự trọng cho con cái? Tất nhiên, những nguyên lý và những kỹ năng mà chúng ta bàn bạc ở đây cho đến lúc này đều có thể giúp trẻ thấy chính mình là người có giá trị. Mỗi khi chúng ta bày tỏ sự tôn trọng đến cảm xúc của trẻ, mỗi lần chúng ta cho trẻ cơ hội lựa chọn, hoặc mỗi lần chúng ta cho trẻ cơ hội giải quyết vấn đề là trẻ đều phát triển lòng tự tin và lòng tự trọng.

Chúng ta có thể làm gì khác nữa để giúp con cái xây dựng một hình ảnh tự nhận thức về bản thân chúng tích cực và thực tế? Chắc chắn khen ngợi chúng xem ra là một phần khác của câu trả lời. Nhưng khen ngợi là một công việc khó khăn và khắc nghiệt. Đôi khi lời khen ngợi có ý tốt, có thiện chí lại dẫn tới những phản ứng không mong đợi.

Bạn hãy tự suy ngẫm xem có phải như vậy hay không. Trong bài tập sau đây bạn sẽ tìm ra một kịch bản mô tả cho bốn tình huống giả định khác nhau về việc ai đó khen bạn. Vui lòng đọc từng tình huống và ghi ra những phản ứng của bạn trước mỗi lời khen mà bạn nhận được.

Tình huống I: Bạn có một vị khách bất ngờ đến nhà vào bữa tối. Bạn liền hâm nóng một xoong kem súp gà và một chút gà còn thừa để dọn lên cho khách ăn với Minute Rice [1] .

Vị khách khen “Cô thật là một đầu bếp tuyệt vời!”

Phản ứng trong lòng bạn sẽ là:

………………………………………………………………

Tình huống II: Bạn phối chiếc áo lạnh và quần jeans có sẵn của bạn thành một bộ đồ mới để đi dự một cuộc họp quan trọng.

Một người quen đến gần ngắm nghía bạn và khen, “Cô luôn ăn mặc đẹp.”

Phản ứng trong lòng bạn sẽ là:

………………………………………………………………

Tình huống III: Bạn đang tham dự một khóa học giáo dục dành cho người lớn. Sau một buổi thảo luận sôi nổi trong lớp và bạn có tham gia phát biểu, một học viên khác đứng lên khen bạn, “Anh có đầu óc sáng suốt thật.”

Phản ứng trong lòng bạn sẽ là:

………………………………………………………………

Tình huống IV: Bạn vừa mới bắt đầu học cách chơi tennis và cho dù bạn rất cố gắng tập luyện nhưng vẫn không sao tiến bộ được về cú giao bóng. Bóng thường rúc vào lưới hoặc nảy ra khỏi sân. Hôm nay bạn chơi đánh đôi với một người mới và thực hiện được 5 cú đánh bóng rơi đúng vị trí như bạn mong chờ.

Người chơi chung với bạn khen, “Này, anh có cú giao bóng hoàn hảo khỏi chê.”

Phản ứng trong lòng bạn sẽ là:

………………………………………………………………

Chắc chắn bây giờ bạn đã tự khám phá ra bên trong chính mình có những vấn đề nội tại với lời khen. Song song với những cảm xúc dễ chịu có thể đi kèm những phản ứng khác như thế này:

Lời khen có thể khiến bạn nghi ngờ người khen. (“Nếu cô ấy nghĩ mình là một đầu bếp giỏi thì hoặc là cô ấy nói dối hoặc là cô ấy không biết gì về nấu ăn ngon.”)

Lời khen có thể dẫn đến sự khước từ ngay lập tức, (“Luôn luôn ăn mặc đẹp á!… Phải chi anh trông thấy tôi cách đây một tiếng đồng hồ nhỉ.”)

Lời khen có thể gây đe dọa (“Nhưng tôi biết sẽ ăn mặc thế nào đây trong cuộc họp kế tiếp?”

Lời khen có thể ép buộc bạn tập trung vào những khuyết điểm của mình (“Óc thông thái? Anh đùa chắc? Tôi vẫn không cộng nổi cột số đấy.”)

Lời khen có thể gây lo lắng và can thiệp vào hành động của bạn (“Mình sẽ không bao giờ có thể đánh bóng được như thế nữa. Giờ mình căng thẳng thật sự.”)

Lời khen có thể được hiểu như một sự chi phối, thao túng (“Người này muốn gì ở mình?”)

Tôi nhớ những nỗi thất vọng của mình bất cứ khi nào tôi cố gắng khen ngợi các con. Chúng đi học về và đem khoe tôi một bức tranh, hỏi “Có được không mẹ?”

Tôi nói “Ôi, bức tranh đẹp tuyệt.”

Chúng hỏi vặn, “Nhưng mà nó có được không?”

Tôi nói, “Được á? Mẹ đã bảo với con là đẹp… tuyệt!”

Chúng nói “Mẹ không thích nó.”

Tôi càng khen ráo riết thì tôi càng không khai thông được. Tôi không bao giờ hiểu nổi phản ứng của chúng.

Sau khi tôi tham dự những buổi hội thảo đầu tiên với tiến sĩ Ginott, tôi bắt đầu nhận ra tại sao các con tôi phản đối những lời khen của tôi nhanh như khi tôi khen chúng vậy. Tiến sĩ dạy cho tôi biết rằng những từ đánh giá như “tốt”, “đẹp”, “tuyệt vời” khiến cho trẻ không thoải mái và phập phồng trong lòng giống như bạn cảm thấy trong những bài tập bạn vừa làm. Nhưng quan trọng nhất, tôi học được từ ông cách khen đúng – lời khen hữu ích gồm có hai phần:

Người lớn mô tả sự công nhận những gì anh (chị) ấy trông thấy hoặc cảm thấy.

Sau khi nghe lời mô tả như vậy, trẻ sẽ có khả năng tự khen chúng.

Tôi nhớ lại lần đầu tiên tôi thử đưa lý thuyết đó vào áp dụng. Thằng con 4 tuổi của tôi từ lớp mẫu giáo về nhà, nó dí một tờ giấy vẽ bút chì nguệch ngoạc dưới mũi tôi và hỏi “Được không mẹ?”

Phản ứng đầu tiên của tôi là tự động buột miệng “Đẹp lắm”. Nhưng rồi tôi sực nhớ ra. Không, mình cần phải mô tả. Tôi tự hỏi, mình phải mô tả những đường nguệch ngoạc này như thế nào?

Tôi nói “Chà, mẹ thấy những vòng tròn, vòng tròn, vòng tròn nè… những đường gợn sóng, gợn sóng, gợn sóng… những chấm, chấm, chấm, chấm, chấm, và những đường gạch, gạch!

“Đúng rồi!” thằng bé hồ hởi gật đầu.

Tôi nói “Làm thế nào mà con nghĩ ra vẽ cái này?”

Nó nghĩ một lúc rồi nói, “Bởi vì con là họa sĩ.”

Tôi nghĩ, “Quy trình này quả là một quy trình xuất sắc. Người lớn mô tả và trẻ tự khen nó thật sự.”

Trong trang tiếp theo bạn sẽ tìm thấy thêm những ví dụ về lời khen mô tả có tác dụng như thế nào:

Tôi phải thú nhận rằng mới đầu tôi rất lơ mơ về phương pháp khen mới này. Mặc dù nó đã hiệu quả đối với tôi một lần, nhưng ý nghĩ phải thay đổi cách thức khen thành kiểu khen mô tả làm tôi khó chịu. Tại sao tôi lại phải từ bỏ những nhận xét “Tuyệt… hay… tuyệt vời” mà tôi thốt ra một cách rất tự nhiên để tìm một cách khác mà diễn tả lòng nhiệt tình rất thành thật của mình?

Nhưng dù sao tôi cũng cố thử, ban đầu là vì bổn phận, sau đó một thời gian tôi nhận thấy các con tôi bắt đầu tự khen chúng. Ví dụ:

TÔI: ( Thay vì “Jill, con giỏi quá ”) Con đã tính ra được giá những lon bắp bán xôn – một đô la ba lon – lại mắc hơn những nhãn hiệu không bán xôn. Ba ấn tượng ghê.

JILL: ( cười toe toét ) Con có “óc thông minh” mà.

TÔI: ( Thay vì “Andy, con thật tuyệt ”) Thông điệp mà bác Vecchio nhắn con trên điện thoại đó rất dài và khó nhớ. Thế mà con đã viết ra rõ ràng rồi báo lại cho ba biết chính xác tại sao cuộc họp bị hoãn, ba phải điện cho ai, và ba phải nói những gì với họ.

ANDY: Dạ, con là một cậu bé rất độc lập mà.

Không nghi ngờ gì về điều đó. Bọn trẻ con tôi trở nên nhận biết rõ hơn và đánh giá cao những mặt mạnh và những ưu điểm của chúng. Riêng điều này thôi đã là một điều khích lệ cho tôi tiếp tục cố gắng. Và đó đúng là cả một nỗ lực. Thật dễ hơn nhiều khi khen cái gì đó là “Tuyệt vời” – dễ hơn là phải thật sự nhìn vào nó, cảm nhận nó, rồi mô tả chi tiết về nó.

Trong những bài tập tiếp theo bạn sẽ có cơ hội luyện tập cách dùng lời khen mô tả. Khi bạn đọc từng tình huống, hãy hình dung trong đầu xem chính xác con bạn đã làm được gì. Sau đó mô tả chi tiết những gì bạn trông thấy hoặc cảm thấy.

Tình huống I: Đứa trẻ con bạn lần đầu tiên tự mặc đồ một mình. Bé đứng trước mặt bạn, hy vọng bạn sẽ để ý đến bé.

Lời khen vô bổ:

………………………………………………………………

Lời khen mô tả chi tiết những gì bạn trông thấy hoặc cảm thấy:

………………………………………………………………

Con bạn có thể nói gì với chính nó?

………………………………………………………………

Tình huống II: Bạn được mời đi xem vở kịch ở trường có con của bạn tham gia diễn xuất. Bé đóng vai vua, hoặc hoàng hậu, hoặc phù thủy (chọn một). Sau buổi biểu diễn, con bạn chạy tới bạn và hỏi “Con đóng có được không?”.

Lời khen vô bổ:

………………………………………………………………

Lời khen mô tả chi tiết những gì bạn trông thấy hoặc cảm thấy:

………………………………………………………………

Con bạn có thể nói gì với chính nó? Lời khen mô tả chi tiết những gì bạn trông thấy hoặc cảm thấy:

………………………………………………………………

Tình huống III: Bạn để ý và nhận thấy bài làm ở trường của con bạn đang có những bước tiến bộ nho nhỏ. Đến bây giờ bài tiểu luận của cháu đã được chừa lề. Cháu thường chăm chỉ luyện tập từ vựng cho tới khi thuộc lòng mới thôi. Bài thu hoạch vừa rồi của cháu hoàn thành sớm trước một ngày.

Lời khen vô bổ:

………………………………………………………………

Lời khen mô tả chi tiết những gì bạn trông thấy hoặc cảm thấy:

………………………………………………………………

Con bạn có thể nói gì với chính nó?

………………………………………………………………

Tình huống IV: Bạn bị ốm nằm trên giường mấy ngày rồi. Con bạn vẽ một tấm thiệp “Chúc mẹ mau lành bệnh”, có trang trí những quả bong bóng và những quả tim. Bé trao tặng bạn và chờ phản hồi của bạn.

Lời khen vô bổ:

………………………………………………………………

Lời khen mô tả chi tiết những gì bạn trông thấy hoặc cảm thấy:

………………………………………………………………

Con bạn có thể nói gì với chính nó?

………………………………………………………………

Sau khi làm những bài tập này xong, chắc chắn bạn sẽ rõ hơn trẻ cảm nhận như thế nào về lời khen kiểu đánh giá:

“Con là một cậu bé ngoan.”

“Con là diễn viên cừ.”

“Rốt cuộc con là một học sinh xuất sắc.”

“Con thật biết suy nghĩ.”

Bạn cũng hiểu rõ chúng cảm nhận về bản thân chúng như thế nào khi nghe lời khen mô tả những thành tựu của chúng:

“Mẹ thấy con mặc đồ biết để cái mạc ra đằng sau. Con kéo khóa quần nè; con đi tất đúng đôi nè; con cài khóa giày được nè. Con làm được bao nhiêu là việc khác nhau!”

“Trông con đóng giống y như một nữ hoàng vương giả! Con đứng cao và thẳng người và khi diễn thuyết thì giọng nói của con hùng hồn vang khắp khán phòng.”

“Mẹ thấy dạo này con siêng làm bài và học bài. Mẹ để ý bài luận văn của con đã chừa lề đúng; con nộp bài thu hoạch trước thời hạn; và con xoay xở tự học từ vựng nữa.”

“Mẹ yêu những quả bóng màu vàng và những quả tim màu đỏ. Chúng làm cho mẹ vui lên. Giờ chỉ nhìn chúng thôi mẹ đã cảm thấy khỏe hơn rồi.”

Có một cách khác để khen ngợi mà cũng dùng kiểu mô tả. Ở đây chúng tôi sử dụng một yếu tố bổ sung – thêm vào lời mô tả một hay hai từ mang nghĩa đúc kết hành vi đáng khen của trẻ.

Sau đây là những đáp án gợi ý một số cách hoàn tất câu nói:

Hình 1: “Quyết đoán” hoặc “có nghị lực” hoặc “tự chủ”.

Hình 2: “Linh hoạt” hoặc “nhanh nhạy” hoặc “dễ thích nghi”.

Hình 3: “Thượng võ” hoặc “trung kiên” hoặc “dũng cảm”.

Những từ liệt kê ở trên không có gì là thần thánh hoặc là khuôn mẫu gì cả, và xin khẳng định, không hề có câu trả lời đúng hoặc sai. Điểm mấu chốt là tìm ra một từ mà nói cho trẻ điều gì đó về chính nó mà có thể trước kia nó không biết – cung cấp cho trẻ một bức ảnh chụp nhanh, mới mẻ bằng lời nói về chính nó.

“Khả thi” – đó là những gì cá nhân tôi cảm nhận về cách khen ngợi này. Vấn đề ở đây là thật sự quan sát, thật sự lắng nghe, thật sự để ý và rồi nói rành rõ, chi tiết ra những gì bạn thấy hoặc cảm thấy.

Người ta có thể tự hỏi làm thế nào mà một quy trình đơn giản như vậy lại có tác dụng sâu sắc như thế. Song, ngày nối tiếp ngày từ những mô tả nho nhỏ đó của chúng ta mà con cái chúng ta học biết được những ưu điểm của chúng là gì: Có trẻ thì nhận ra mình có thể dọn dẹp căn phòng lộn xộn và biến nó thành một căn phòng gọn gàng, ngăn nắp; đứa trẻ khác biết mình có thể làm ra một món quà hữu ích, mang lại niềm vui cho mẹ của nó; lại có đứa trẻ có khả năng thu hút khán thính giả; đứa khác nữa thì biết làm thơ lay động lòng người; lại có trẻ có khả năng đúng giờ; rồi có trẻ biết dồn nghị lực vào bài tập về nhà; có trẻ bộc lộ óc sáng tạo; có đứa lại tháo vát, có tài xoay xở. Tất cả những điều ấy nạp dần vào ngân hàng cảm xúc của trẻ và không thể bị xóa mờ đi. Người ta có thể xóa đi “đứa trẻ ngoan” bằng cách gọi nó là “đứa trẻ hư” vào hôm sau. Nhưng người ta không thể tước khỏi nó thời điểm nó tặng mẹ tấm thiệp chúc mẹ mau khỏi bệnh hoặc thời điểm nó chăm chú và kiên nhẫn với bài học của mình cho dù rất mệt.

Những khoảnh khắc mà những điều tốt nhất của trẻ được khẳng định sẽ trở thành những tiêu chuẩn, chuẩn mực suốt cuộc đời trẻ, mà trẻ có thể dựa vào đó trong những lúc nó thất vọng và nản chí. Trong quá khứ nó đã làm được việc gì đó khiến nó tự hào. Và nó sẽ luôn luôn mong muốn lặp lại điều ấy trong tương lai.

BÀI TẬP

1. Một phẩm chất tôi thích ở con mình đó là:

………………………………………………………………

2. Con tôi mới đây đã làm một việc mà tôi đánh giá cao, nhưng chưa bao giờ đề cập tới. Đó là:

………………………………………………………………

3. Tôi sẽ nói gì với con, dùng kỹ năng khen kiểu mô tả, để bày tỏ sự đánh giá cao của mình đối với cháu?

………………………………………………………………

4. Hãy đọc phần II về lời khen.

………………………………………………………………

Ghi nhớ

LỜI KHEN VÀ LÒNG TỰ TRỌNG CỦA TRẺ

Thay vò àaánh giaá – Haäy mö taã

1. MÔ TẢ NHỮNG GÌ BẠN THẤY.

“Mẹ thấy sàn nhà sạch sẽ, giường thẳng thớm, và sách vở xếp ngay ngắn trên kệ.”

2. MÔ TẢ NHỮNG GÌ BẠN CẢM THẤY.

“Thật vui sướng khi bước vào căn phòng này!”

3. Đúc kết hành vi đáng khen của trẻ thành một từ.

“Con đã lựa bút chì, bút màu sáp, và bút mực riêng ra rồi cất chúng vào những hộp riêng hẳn hoi. Mẹ gọi đó là có tổ chức!”

PHẦN II.

NHỮNG NHẬN XÉT, BĂN KHOĂN VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA PHỤ HUYNH

Chúng tôi để ý thấy phụ huynh trong những nhóm dự hội thảo của chúng tôi hay nồng nhiệt kể cho nhau nghe về những việc mà con cái họ đã làm. Chẳng hạn như:

“Đã ba ngày nay, ngày nào Donny cũng đều đặt đồng hồ báo thức và tự dậy một mình vào buổi sáng. Tôi mừng quá trời là mình không còn phải gọi nó dậy nữa.”

“Mới đây Lisa đã gọi điện về nhà báo là nó sẽ về trễ. Tôi không thể diễn tả nổi điều đó khiến tôi vui mừng khôn xiết đến thế nào!”

Khi chúng tôi hỏi những phụ huynh đó xem con cái họ có biết đến lời khen và sự công nhận của họ hay không, thì họ thường sững người ra.

Dường như phụ huynh không sẵn sàng đưa ra lời khen dành cho hành vi tốt đẹp của con mình. Hầu hết chúng ta hay mau chóng chỉ trích nhưng chậm khen ngợi. Là cha mẹ, chúng ta phải có trách nhiệm đảo ngược lại cái trật tự này. Lòng tự trọng của con cái chúng ta là thứ có giá trị vô cùng lớn lao, đến nỗi chúng ta không được bỏ lỡ cơ hội vun đắp lòng tự trọng cho con mình, lại càng không nên giao phó việc đó cho người lạ. Bạn chắc hẳn có để ý thấy rằng thế giới bên ngoài không hề xông xáo, tự nguyện ban bố lời khen. Lần cuối cùng có một tài xế nói với bạn “Cảm ơn ông đã chừa một chỗ trống để bây giờ tôi có chỗ cho xe tôi đậu” là khi nào? Những nỗ lực hợp tác của chúng ta phải trầy trật lắm mới được công nhận. Nhưng sự lỡ lời và chê bai kết tội lại ập đến rất nhanh.

Chúng ta hãy phải làm cho khác đi ở nhà. Chúng ta hãy nhận ra rằng cùng với việc cung cấp đồ ăn, chỗ ở, mái nhà che thân, quần áo cho con, chúng ta còn có một nghĩa vụ khác đối với con cái mình: đó là bảo đảm cho chúng “điều đúng đắn”. Toàn bộ thế giới sẽ nói cho chúng biết cái gì sai trái với chúng – được nêu một cách rất to tiếng và rất thường xuyên. Cho nên công việc của phụ huynh chúng ta là phải nói cho con cái biết điều gì là điều đúng đắn về chúng.

Một số lưu ý khi đưa ra lời khen

1. Hãy bảo đảm lời khen thích hợp với độ tuổi và tầm hiểu biết của con bạn . Một đứa trẻ nhỏ sẽ sung sướng khi nghe bạn nói “Mẹ thấy con đánh răng hàng ngày”, và nó sẽ cảm thấy tự hào với thành tích của nó. Nhưng khi bạn nói câu đó với một đứa trẻ vị thành niên thì nó lại cảm thấy như bị xúc phạm.

2. Tránh kiểu khen ngụ ý đến những khiếm khuyết hay thất bại trong quá khứ :

“Hừm, cuối cùng con cũng chơi được bản nhạc theo đúng cách nó cần phải được chơi!”

“Hôm nay trông con dễ thương quá. Con đã tự làm gì cho con vậy?”

“Mẹ không bao giờ nghĩ con có thể vượt qua được khóa học đó – thế mà con đã làm được!”

Bạn luôn luôn có thể diễn đạt lại lời khen trên sao cho tập trung vào những mặt mạnh hiện tại của trẻ:

“Mẹ thật sự thích cái cách con dằn nhịp dứt khoát trong bản nhạc này.”

“Trông con mẹ thấy vui quá.”

“Mẹ biết con đã cố gắng rất nhiều để vượt qua khóa học đó.”

3. Hãy coi chừng, kẻo lời khen nồng nhiệt quá mức có thể can thiệp vào khao khát hoàn tất công việc của trẻ . Đôi khi sự hồ hởi phấn khích liên tục hay niềm vui mãnh liệt của cha mẹ về hành vi của trẻ có thể được trẻ cảm nhận như là một áp lực. Đứa trẻ mà hàng ngày cứ nghe khen “Con là một nghệ sĩ dương cầm đại tài! Rồi đây con sẽ chơi tại phòng đại hòa nhạc Carnegie Hall” có thể nghĩ trong đầu nó “Ba mẹ muốn điều đó cho mình còn hơn cả chính mình muốn.”.

4. Hãy chuẩn bị cho khả năng trẻ có thể lặp đi lặp lại rất nhiều lần hành động đã được bạn khen ngợi, đề cao theo kiểu mô tả . Nếu bạn không muốn con bạn thổi còi thêm 5 lần nữa, thì hãy cố kiềm chế, đừng nói “Con biết cách gây tiếng động lớn bằng cái còi đó!” Nếu bạn không muốn con bạn leo tuốt lên đỉnh dàn khung leo trèo dành cho trẻ ở trong công viên, thì đừng bảo với con rằng “Con biết cách dùng cơ bắp leo trèo của mình”. Không nghi ngờ gì, lời khen mời gọi sự lặp lại hành vi và khơi gợi những nỗ lực. Đó là công hiệu của lời khen. Hãy sử dụng nó một cách chọn lọc.

Những băn khoăn, thắc mắc

1. Tôi đang cố gắng học cách khen con cái khác đi, nhưng đôi khi tôi quên mất, cứ buột miệng “Tuyệt vời” hoặc “Ôi, hay quá”. Tôi có thể làm gì bây giờ?

Cứ vui vẻ chấp thuận cho phép mình có phản ứng ban đầu. Nếu bạn thành thực cảm thấy hoan hỉ và thấy mình thốt lên “Tuyệt!”, trẻ sẽ nghe thấy sự nồng nhiệt trong giọng nói của bạn và cảm nhận đó là một sự biểu lộ cảm xúc của bạn. Tuy nhiên, bạn luôn có thể làm giàu thêm phản ứng ban đầu của mình bằng lời khen kiểu mô tả mà giúp trẻ biết được biên độ đánh giá của bạn: “Ái chà sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, về nhà ba thấy sân đã được cào sạch lá, đã được hốt hết vào thùng đựng lá và đem ra để đằng trước. Ba cảm thấy như mình vừa nhận được một món quà vậy!”

Với chút mô tả cụ thể, độc đáo, bạn tăng thêm sức mạnh cho từ “Tuyệt vời!”.

2. Làm thế nào để khen một đứa trẻ mãi mới làm được cái việc mà đáng ra nó phải làm được từ lâu rồi?

Thằng con giữa của tôi thường hay nhặng xị xì ngầu lên mỗi khi gia đình chúng tôi cùng nhau đi đạp xe, đến nỗi tất cả chúng tôi đều rất đau khổ. Tuần trước nó cư xử rất đẹp. Tôi không muốn khen nó là “Giỏi” hoặc bảo với nó rằng “Cuối cùng con cũng hành xử như người tốt”, mà tôi muốn cho cháu thấy chúng tôi nhận biết hành vi của cháu. Tôi phải làm như thế nào để không coi thường nó?

Bạn luôn ở trên mặt đất an toàn khi bạn đưa ra lời mô tả với đứa trẻ về cảm xúc của chính bạn. Bạn có thể nói với nó, “Mẹ đặc biệt vui thích cuộc đi xe của chúng ta hôm nay.”

Và trẻ sẽ biết lý do tại sao mà bạn nói như vậy.

3. Khen trẻ bằng câu “Mẹ tự hào về con” là có ổn không?

Giả sử bạn đã học cật lực suốt một tuần để làm một bài kiểm tra khó và quan trọng. Khi cô giáo trả điểm cho bạn, bạn phát hiện ra mình không chỉ vượt qua mà còn được điểm cao. Khi bạn gọi điện cho một người bạn để báo cho cô ấy tin vui, và cô ấy nói “Tớ tự hào về cậu!”

Thế thì phản ứng của bạn sẽ là gì? Chúng tôi nghi là bạn sẽ cảm thấy rằng về mặt nào đó điểm nhấn đã bị dời khỏi thành tựu của bạn tới niềm tự hào của cô ấy. Nhưng cơ hội sẽ nhiều hơn khi bạn nghe thấy câu đại loại “Một chiến tích đó! Chắc là bạn tự hào về mình lắm há!”

4. Tuần trước, khi con trai tôi đoạt giải thưởng bơi lội, tôi đã bảo cháu “Mẹ không ngạc nhiên. Ngay từ đầu mẹ đã biết là con có thể làm được mà.” Cháu nhìn tôi lạ lùng. Tôi nghĩ là mình đang nâng đỡ lòng tự trọng của cháu; vậy tôi có nói gì sai không?

Khi phụ huynh nói “Ngay từ đầu mẹ đã biết là con có thể làm được” thì phụ huynh tự khen ngợi óc phán đoán hanh thông của mình hơn là khen thành tích của con. Đứa trẻ có thể nghĩ “Làm sao mẹ biết mình sẽ chiến thắng? Sao mình không biết vậy kìa?”

Sẽ hữu ích hơn cho trẻ khi nghe thành tích của nó được mô tả, “Phần thưởng đó tượng trưng cho những tháng luyện tập và quyết tâm của con!”

5. Con trai tôi hay nhận được rất nhiều lời khen từ tôi, tuy nhiên nó vẫn hay sợ rủi ro thất bại. Nó buồn rũ nếu có việc gì đó hóa ra không đúng đắn. Tôi có thể làm gì được về sự việc này?

Có rất nhiều cách hữu ích cho trẻ mà bạn có thể làm. Đó là:

1. Khi trẻ buồn rầu, đừng cố làm giảm nỗi buồn của nó . (“Chẳng có gì mà phải buồn rầu cả.”) Thay vào đó, hãy bày tỏ thẳng thắn bạn nghĩ là trẻ đang cảm thấy gì.

“Xem ra thật thất vọng khi con đã làm dự án lâu như thế mà không cho ra kết quả đúng như con mong muốn!”

Khi sự thất vọng của trẻ được hiểu, trẻ có khuynh hướng nguôi ngoai, nhẹ nhõm trong lòng.

2. Sẽ hữu ích khi cha mẹ có thể công nhận những lỗi lầm của trẻ và xem những sai lầm đó như là một phần quan trọng của quy trình học hỏi.

Thậm chí phụ huynh còn có thể chỉ ra rằng lỗi lầm hóa ra là một khám phá. Rằng sai lầm có thể nói cho trẻ biết một cái gì đó mà trước giờ trẻ chưa hề từng biết:

“Con đã khám phá ra trứng lòng đào có thể trở nên cứng khi ngâm nó trong nước nóng.”

3. Cũng hữu ích nếu cha mẹ công nhận lỗi lầm của mình.

Khi cha mẹ “tự đập” chính mình (“Mẹ lại quên chìa khóa nữa rồi. Không biết mẹ bị vấn đề gì vậy nè? Thật là ngớ ngẩn hết sức! Sao mẹ lại ngốc nghếch đến thế nhỉ? Chắc không bao giờ mẹ biết được quá.”) Trẻ sẽ kết luận rằng đây là cách thích hợp để đối xử với chính chúng khi chúng phạm lỗi.

Ngoài ra, chúng ta hãy cung cấp thêm cho con cái những khuôn mẫu nhân bản về hướng giải quyết vấn đề. Khi chúng ta đã lỡ làm điều gì mà chúng ta ao ước là mình đừng làm, hãy chớp lấy cơ hội đó để nói to lên một mình:

“Ối chết, mẹ ước gì mình đừng quên chìa khóa… Lần này là lần thứ hai rồi… Mẹ phải làm gì để bảo đảm nó sẽ không xảy ra lần nữa đây… Mẹ biết rồi, mẹ sẽ nhờ thợ đánh cho một chiếc chìa khóa dự phòng và cất nó vào một nơi bí mật.”

Bằng cách tử tế với chính mình, chúng ta dạy cho con chúng ta tử tế với chính chúng.

Khi cha mẹ khen con

Một buổi tối gần chục phụ huynh trao đổi với nhau về việc thật dễ dàng xem những hành vi tốt của con là đương nhiên như thế nào, và việc đưa ra lời bình luận mang tính khen ngợi đòi hỏi phải nỗ lực ra sao. Họ quyết định tự ra cho mình nhiệm vụ phải tích cực tìm kiếm và khen ngợi bất kỳ những điều hay nào con cái họ đã làm được, thay vì để nó trôi đi. Một bà mẹ nghĩ ra một danh sách những điều mà bình thường chắc hẳn bà sẽ không bao giờ đề cập tới với con trai 5 tuổi của mình như sau:

Tuần này Paul học được từ “sự bốc hơi” và khái niệm về nó.

Nó chơi với em bé 7 tháng tuổi rất nhẹ nhàng.

Nó để cho tôi được im lặng và riêng tư sau khi tôi bảo với nó tôi cần yên tĩnh như thế nào.

Nó bày tỏ sự giận dữ của nó bằng lời.

Một bà mẹ khác kể với chúng tôi:

Hôm qua Joshua (gần 3 tuổi rưỡi) muốn tôi đọc truyện cho cháu nghe khi chúng tôi sắp sửa ra ngoài. Khi tôi bảo cháu tôi không có thời gian đọc sách bởi vì chúng tôi rời khỏi nhà, nó bảo tôi “Con không có ý bảo mẹ đọc truyện cho con nghe trước khi chúng ta đi. Mà ý con là sau khi chúng ta về nhà.”

Tôi liền bảo, “Joshua, con đã biết phân biệt giữa trước khi và sau khi!”

Joshua đáp lại đầy tự hào, “Dạ!” sau đó cháu nghĩ một hồi và nói “Con biết khi nào con muốn ăn bánh quy. Trước bữa tối!”

Sau đây là một ví dụ khác do một người cha quyết định bắt đầu đánh giá đúng giá trị đứa con gái 7 tuổi của mình. Một sáng ông bảo cô bé:

“Ba thấy một bé gái thức dậy một mình, ăn sáng, rửa mặt mũi, thay đồ, và sẵn sàng đi học đúng giờ. Ba gọi đó là tự lập!”

Một vài ngày sau cô bé cũng bắt đầu đánh răng, cô bé gọi ba lại và chỉ vào miệng mình và nói “Giờ thì con gọi cái này là hàm răng sạch!”

Nhiều cha mẹ cũng bắt đầu nhận ra lời khen dường như khích lệ con cái họ muốn hợp tác hơn, nỗ lực hơn như thế nào. Sau đây là những gì họ đã trải nghiệm:

Tôi và chồng tôi muốn ngủ dậy trễ vào sáng Chủ Nhật và 2 đứa con tôi đừng vào đánh thức chúng tôi như thường ngày. Khi tôi thức dậy, tôi vào phòng chúng và bảo: “Brynn (bé 6 tuổi), con thấy khó mà ở bên ngoài phòng ba mẹ lắm nhỉ. Việc đó sẽ phải mất nhiều ý chí lắm đó!”

Brynn bảo tôi, “Con biết ý chí là gì! Đó có nghĩa là khi ta muốn đánh thức ba và mẹ của mình dậy nhưng ta biết là mình không nên làm thế. Vậy là ta không đánh thức ba mẹ dậy nữa.

“Giờ thì con đi sắp bàn và làm đồ ăn sáng đây!”

Và bé làm như bé nói.

* * *

Michael gọi tôi vào để chỉ cho tôi xem nó dọn giường lần đầu tiên. Nó khoái chí nhảy lên nhảy xuống. Tôi không có gan để bảo với nó rằng ga trải giường không phủ kín hết gối hoặc nó đang bị kéo lệch xuống đất một bên và ngắn tụt lên ở bên kia. Tôi chỉ bảo “Wow, con đã kéo khăn trải kín gần hết cái giường!”

Sáng hôm sau nó lại gọi tôi vào phòng nó và nói “Thấy chưa, con kéo kín cả gối luôn rồi. Con còn làm cho cân bằng cả hai bên nữa nè!”

Thật kinh ngạc! Tôi đã luôn nghĩ rằng để giúp một đứa trẻ tiến bộ thì ta cần phải chỉ ra chúng cái gì sai chứ. Nhưng bằng cách nói với Michael cháu làm đúng cái gì, dường như cháu tự mình biết cách chỉnh sửa.

* * *

Tôi rất phiền lòng là Hans không bao giờ chủ động làm bất cứ việc gì quanh nhà. Ở tuổi lên 9, tôi cảm thấy nó lẽ ra nên phải có trách nhiệm hơn.

Tối thứ Ba tôi bảo nó dọn bàn ăn. Thường thì nó cần phải giục giã, thúc ép chán chê mới hoàn tất nhiệm vụ đó, nhưng lần này, nó làm xong tất cả mà không cần bị nhắc nhở gì. Tôi cố ý nói với chồng tôi ở trong tầm tai Hans nghe được. “Frank, anh có thấy Hans đã làm gì không? Con nó đã lấy khăn lót đĩa, lấy cả tô, đĩa xà lách, khăn ăn, với dao nĩa bạc ra, thậm chí con nó còn nhớ cả bia cho anh nữa! Vậy là rất có trách nhiệm.” Không thấy có phản ứng nào rõ rệt từ Hans.

Sau đó khi tôi lên lầu để cho đứa con trai nhỏ hơn đi ngủ, tôi bảo Hans trong vòng 15 phút nữa cũng phải lên ngủ. Nó bảo “Được mà mẹ.”

Trong vòng 15 phút sau nó lên lầu và lên giường. Tôi bảo “Mẹ bảo con 15 phút sau lên đây và con đã đúng giờ. Mẹ gọi đó là người giữ đúng lời.” Hans mỉm cười.

Hôm sau Hans vào nhà bếp trước bữa tối và bảo “Mẹ, con dọn bàn nhé.”

Tôi sững sờ. Tôi bảo “Con đã vào đây trước khi mẹ gọi con. Mẹ cảm kích việc đó lắm!”

Kể từ đó tôi hay để ý những khoảnh khắc thay đổi lẻ tẻ của cháu. Một buổi sáng cháu dọn giường mà không phải nhắc nhở, một sáng khác, cháu thay đồ chỉnh tề trước khi ăn sáng. Dường như tôi càng tìm kiếm những ưu điểm của cháu thì cháu lại càng dễ tiến bộ hơn.

* * *

Tôi đã từng hay vận hành theo hệ thống thưởng. Bất cứ khi nào lo lắng Melissa có thể không cư xử tốt là tôi liền nói, “Nếu con ngoan mẹ sẽ mua kem cho con, hoặc sẽ mua một món đồ chơi mới… hoặc bất kỳ cái gì.” Melissa sẽ ngoan đúng một lần đó nhưng sau đấy tôi buộc phải hứa thưởng cho nó vào lần tới.

Gần đây tôi không nói “Nếu con ngoan, mẹ sẽ…” nữa. Thay vào đó tôi nói, “Melissa, sẽ hữu ích cho mẹ nếu…” Và khi bé làm gì đó hữu ích, tôi cố mô tả việc đó trở lại cho bé biết.

Ví dụ tuần trước, tôi bảo bé sẽ hữu ích nếu bé làm cho ông bà cảm thấy được chào đón khi họ tới thăm. Chủ nhật khi ông bà đến, bé rất vui với họ. Sau khi ông bà về, tôi bảo bé “Melissa, con làm cho ông bà rất vui khi ở đây. Con đã kể chuyện tếu, chia kẹo Halloween cho ông bà, và chỉ cho ông bà xem bộ sưu tập giấy chewing gum của con. Mẹ gọi đó là lòng mến khách!” Mặt Melissa sáng bừng lên.

Theo cách cũ, bé cảm thấy dễ chịu trong khoảnh khắc bởi vì bé được nhận phần thưởng. Với phương pháp mới này, bé cảm thấy vui vì bé là một người tốt.

Thường thì trẻ em có thể sử dụng lời khen vào những lúc có vẻ như chúng ta ít khen trẻ nhất – khi chúng làm gì đó không tốt. Trong hai ví dụ sau đây bạn sẽ thấy cha mẹ khen trong những tình huống khó khăn.

Năm ngoái (năm học lớp ba) chữ viết trong vở của Lisa rất kinh khủng. Giáo viên thông báo điều đó cho tôi biết. Tôi cảm thấy như chính mình bị phê bình vậy. Thế là mỗi tối tôi bắt đầu chỉ ra cho Lisa thấy bé lười làm bài tập về nhà như thế nào và cái cách bé trình bày những lá thư cẩu thả ra sao.

Vài tháng sau, Lisa viết một lá thư cho cô giáo, bảo rằng cháu rất thích cô. Lá thư không có chữ ký. Khi tôi nhắc Lisa rằng bé quên ký tên cuối thư, bé bảo “Cô giáo sẽ biết đó là thư của con bởi vì chữ viết xấu mà.”

Tim tôi thụt xuống! Con bé đã nói điều đó một cách tỉnh queo bởi vì nó chấp nhận sự thể là chữ của nó xấu và không gì có thể cứu vãn được nữa.

Sau khi đọc quyển Liberated Parents/Liberated Children (Giải phóng cha mẹ/Giải phóng con cái), tôi bắt đầu lại từ đầu. Mỗi tối Lisa đưa bài tập về nhà cho tôi xem, thay vì chỉ trích, chê bai, tôi sẽ tìm ra một chữ ngay ngắn, một câu, hay ít ra một chữ cái được viết đàng hoàng để khen. Sau vài tháng không bị chê mà lại nhận được chút lời khen thỏa đáng, chữ viết của nó đã cải thiện một trăm phần trăm!

* * *

Đó là một ngày tôi vui mừng vì những kỹ năng tôi mới học được. Tôi đang lái xe chở đám con về nhà – đứa 2 tuổi, đứa 6 tuổi và đứa lớn 9 tuổi. Jennifer, 6 tuổi, nhất quyết mở gói bắp rang lớn ra… và dĩ nhiên nó làm đổ khắp sàn xe. Tất cả mọi phản ứng cứ trực chạy lòng vòng trong óc tôi: “Đồ tham ăn… mày không đợi được đến lúc về nhà sao… Giờ thì nhìn mày đã làm gì kìa!”

Thay vào đó tôi chỉ mô tả vấn đề với giọng bình thản. “Cốm bắp vãi hết ra xe. Vậy thì cần máy hút bụi.”

Khi chúng tôi về nhà, Jennifer vào nhà ngay lập tức để lấy cái máy hút bụi ra khỏi phòng tôi. Tuy nhiên sự việc đâu có được suôn sẻ. Trong khi lôi cái máy hút bụi ra con bé hích đổ một chậu kiểng và đất văng vãi khắp phòng tôi. Thế này thì quá sức cho một đứa trẻ 6 tuổi xoay xở. Nó hoảng loạn hoàn toàn và bật khóc.

Mất một thoáng tôi không biết phải làm gì. Rồi tôi cố phản ánh cảm xúc của bé: “Thế này thì quá sức!… Thật thất vọng!” vân vân, và vân vân. Cuối cùng bé bình tĩnh lại đủ để xử lý cái sàn xe, nhưng ý nghĩ về phòng ngủ của tôi thì vẫn còn quá sức con bé.

Bé hút bụi sạch cái xe xong rồi gọi tôi ra xem. Thay vì nhận xét bé thì tôi quan sát, “Hồi nãy cốm bắp đổ tùm lum bây giờ mẹ không thấy miếng nào nữa.”

Bé rất vui sướng, nói “Còn bây giờ đến lượt con dọn sạch phòng của mẹ.”

“Ồ, thì ra là vậy,” tôi nói mà như mở cờ trong bụng.

Một số phụ huynh thấy rằng có thể khen ngợi con vào lúc khó có thể khen được nhất – khi trẻ làm gì đó nó không nên làm. Thay vì la mắng trẻ, họ khơi gợi cho trẻ làm tốt hơn bằng cách nhắc lại cho chúng những hành vi tốt trong quá khứ. Sau đây là lời kể của một bà mẹ:

Khi Karen bảo với tôi nó làm mất thẻ xe điện ngầm và nó nghĩ chiếc thẻ bị rớt khỏi túi quần nó, cơn phản xạ đầu tiên của tôi là mắng cho nó một trận vì cái tội vô ý vô tứ. Nhưng nhìn nó đau khổ, thiểu não quá tôi nói, “Nào con hãy nghĩ mà coi, Karen, con đã giữ thẻ xe điện ngầm được hơn 3 học kỳ vừa qua của trường trung học. Đó là rất nhiều ngày có trách nhiệm.”

Karen nói, “Con cũng đoán vậy. Nhưng con chẳng còn cơ hội nào với nó nữa. Lần tới khi mua thẻ mới, con sẽ cất nó trong bóp của con.”

Một phần thưởng thêm của lời khen kiểu mô tả là về mặt nào đó nó có thể khởi sinh lòng can đảm, tính dũng cảm ở trẻ. Những kinh nghiệm sau đây minh họa cho điều chúng tôi có ý muốn đề cập tới:

Kristin 8 tuổi và theo như tôi nhớ thì bé luôn sợ bóng tối. Sau khi chúng tôi đưa bé vào giường ngủ, bé thường nhảy khỏi giường hàng chục lần hết để đi toilet, rồi lại đi uống nước, hoặc chỉ để bảo đảm chắc chắn chúng tôi vẫn còn ở đó.

Tuần trước, bé mang sổ điểm về nhà. Trong đó toàn những lời khen. Bé dành cả ngày thán phục ngắm nghía sổ điểm và đọc đi đọc lại to lên một mình. Chỉ trước giờ đi ngủ bé nói với tôi, trích dẫn câu trong sổ điểm, “Một cô bé có trách nhiệm, hòa đồng với bạn bè, tuân theo nội quy, tôn trọng người khác, đọc được sách lớp bốn, dù mới chỉ ở lớp ba… Cô bé đó sẽ không sợ cái thứ không có ở đó nữa ! Con đi ngủ đây.”

Tối hôm đó bé vào giường xong là tôi không thấy bé nhảy tọt ra ngoài cho tới tận sáng hôm sau.

Tôi không thể chờ nổi để kể cho thầy giáo của bé nghe về Trường Học Mở Rộng Buổi Tối để cho thầy biết những lời của thầy có ý nghĩa như thế nào đối với một cô bé.

* * *

Brian 9 tuổi, luôn có tính mắc cỡ và thiếu tự tin. Dạo gần đây tôi luôn lắng nghe cảm xúc của cháu, cố không đưa ra lời khuyên như cái cách tôi hay làm, thay vào đó tôi đưa ra nhiều lời khen với cháu. Cách đây hai ngày chúng tôi đã có một cuộc chuyện trò như thế này:

BRIAN: Mẹ, con gặp rắc rối với cô I. Cô cứ hay la mắng con và nhận xét về con trước cả lớp.

MẸ: Ồ.

BRIAN: Vâng, mẹ biết không, khi con cắt tóc thì cô nói “Nhìn kìa, cả lớp, chúng ta có một cậu bé mới vào trường!”

MẸ: Ừm.

BRIAN: Rồi sau đó, khi con mặc cái quần mới cô bảo “Ố, trông Ngài Quần Mốt kìa.”

MẸ: ( không thể cưỡng lại được ) Con có nghĩ mẹ nên nói chuyện với cô?

BRIAN: Con đã nói chuyện với cô rồi. Con hỏi cô, “Sao cô hay trêu chọc em thế ạ?” Cô bảo “Nếu em mà còn hỗn như thế một lần nữa thì cô sẽ đưa em lên phòng Hiệu trưởng.” Mẹ, con thấy mình kém cỏi sao ấy, con có thể làm gì bây giờ? Nếu con lên phòng thầy Hiệu trưởng và mách thầy thì cô sẽ đì con sau lưng.”

MẸ: Ừm.

BRIAN: Hừ, có lẽ con sẽ đành chịu đựng vậy. Chỉ còn có 30 ngày nữa thôi.

MẸ: Đúng thế.

BRIAN: Không, con không thể chịu đựng nổi. Con nghĩ tốt hơn mẹ đến trường với con.

MẸ: Brian, mẹ nghĩ con đã đủ trưởng thành để xử lý tình huống này. Mẹ rất tự tin vào con. Rất nhiều khả năng con sẽ biết làm điều đúng đắn ( ôm hôn bé )

Ngày hôm sau:

BRIAN: Mẹ, con cảm thấy mình giỏi quá! Con đã lên phòng thầy Hiệu trưởng và thầy bảo con gặp thầy như vậy là rất can đảm, và thầy rất vui vì con mạnh mẽ, thầy cũng vui vì con nghĩ có thể chia sẻ vấn đề của con với thầy. Mẹ biết đấy, đó là lý do thầy có mặt ở đó mà!

MẸ: Con đã một mình xử lý được tình huống khó khăn!

BRIAN: ( trông như cao tới hơn hai mét ) Dạ!

Ví dụ cuối cùng này cho thấy những tác động đáng khích lệ từ lời khen mô tả của một huấn luyện viên đối với với một đội bóng trẻ. Sau mỗi trận đấu, mỗi thành viên trong đội 9, 10 tuổi sẽ nhận được một lá thư của thầy. Sau đây là trích đoạn từ ba lá thư như thế:

Các em đội Tomahawks thân mến,

Chủ nhật rồi các em đã không thua gì một NHÀ MÁY ĐIỆN. Về tấn công, chúng ta đã bùng nổ được sáu quả, nhiều hơn bất kỳ trận nào trong năm nay. Về phòng thủ, chúng ta đã giữ bóng ở phía bên phần sân đối phương suốt trận đấu, với bàn thắng duy nhất của họ đến khi kết quả trận đấu không còn gì để nghi ngờ nữa.

Giờ tập luyện sẽ vào thứ bảy, sân Willets,

10:00 – 11:15 sáng.

Hẹn gặp lại các em.

Thân ái

Bob Gordon

Huấn luyện viên

Các em đội Tomahawks thân mến,

MỘT TRẬN ĐẤU HUY HOÀNG!

MỘT ĐỘI BÓNG VANG LỪNG!

Dàn hậu vệ “cơn lốc màu da cam” của chúng ta không chỉ khóa chặt một trong những đội ghi bàn nhiều nhất giải vô địch, mà các em còn giữ chân để họ chỉ sút được vài quả về phía gôn của mình. Dàn tiền vệ tấn công của chúng ta thật chắc chắn, với năm cầu thủ ghi bàn. Quan trọng hơn, nhiều bàn trong số đó là kết quả của sự phối hợp chuyền bóng và chọn vị trí rất ăn ý. Chiến thắng này thật sự là chiến thắng đồng đội với tất cả mọi người đều đóng góp phần quan trọng của mình.

Chúng ta vẫn đứng thứ nhì, còn thua đội Poncas một điểm, và chúng ta còn hai trận nữa. Tuy nhiên, dẫu chúng ta kết thúc thế nào chăng nữa, tất cả các em đều có thể tự hào về cách mình chơi bóng trong mùa này.

Chúng ta có buổi tập thường lệ vào thứ bảy tại sân Willets.

10:00 – 11:15 sáng

Hẹn gặp lại các em

Thân ái,

Bob Gordon

Huấn luyện viên

CÁC NHÀ VÔ ĐỊCH thân mến,

Những trận đấu trong tuần này là những trận đấu hấp dẫn nhất thầy từng xem. Suốt cả năm nay, đội Tomahaws đã trình diễn những hậu vệ, những tiền đạo tuyệt vời của mình. Cuối tuần này chúng ta đã thể hiện những trái tim và tinh thần chiến đấu quyết liệt. Mặc dù thời gian sắp hết, các em không bao giờ bỏ cuộc và các em đã rời trận với một chiến thắng ngoạn mục mà các em vô cùng xứng đáng.

Chúc mừng tất cả các em: những nhà vô địch.

Thân ái

Bob Gordon

Huấn luyện viên

 


[1] Minute Rice là nhãn hiệu sản phẩm cơm ăn liền của hãng General Foods từ năm 1949, nay là hãng Kraft Foods, rất phổ biến ở Mỹ và Canada – (ND).

PHẦN I

NGÀY XỬA NGÀY XƯA có hai cậu bé nọ đều 7 tuổi tên là Bruce và David. Cả hai bọn chúng mỗi đứa đều có một người mẹ thương yêu chúng vô cùng.

Mỗi ngày của mỗi cậu bé rất khác nhau. Điều đầu tiên cậu bé tên là Bruce nghe được khi tỉnh giấc mỗi sáng là “Dậy đi, Bruce! Con lại trễ học nữa bây giờ”.

Bruce ngồi dậy, tự mình mặc quần áo nhưng chưa mang giày rồi đi vào ăn sáng. Mẹ cậu nói, “Giày con đâu? Bộ con định mang chân đất đi học à?… Nhìn con mặc cái gì kìa! Cái áo lạnh màu xanh da trời đó trông chọi kinh khủng với áo sơmi xanh lá cây… Bruce cưng ơi, con làm gì với cái quần của con vậy? Chúng bị rách te tua. Mẹ muốn con thay hết quần đi sau bữa sáng. Không đứa con nào của mẹ lại đi học với quần áo rách rưới cả. Này, coi chừng đổ nước trái cây. Đừng có rót tràn cả ra như con hay làm!”

Bruce rót nước trái cây và làm đổ sóng ra ngoài.

Mẹ cậu nổi đóa lên. Bà vừa lau vừa cằn nhằn, “Mẹ không biết phải làm gì với con nữa.”

Bruce làu bàu gì đó một mình.

“Gì hả?” mẹ chất vấn. “Lại làu bàu nữa rồi.”

Bruce hoàn tất bữa sáng trong im lặng. Sau đó cậu thay quần khác, đi giày vào, lấy sách vở và rời nhà đi học. Mẹ cậu gọi với theo, “Bruce, con quên bữa trưa rồi! Nếu cái đầu mà không lúc lắc trên vai con thì mẹ cá là con cũng để quên nó ở nhà luôn!”

Bruce cầm lấy bữa trưa và khi cậu hướng ra cửa lần nữa thì mẹ cậu lại nhắc “Hôm nay nhớ cư xử cho đàng hoàng ở trường đấy nghe chưa.”

David sống ở phía đường đối diện nhà Bruce. Điều đầu tiên cậu nghe mỗi sáng là “7 giờ rồi, David. Con muốn dậy bây giờ hay là để 5 phút nữa?” David lăn một vòng, vừa ngáp vừa lẩm bẩm, “5 phút nữa”.

Sau đó cậu xuống ăn sáng, đã thay đồ chỉnh tề, chỉ còn giày là chưa mang. Mẹ cậu bảo “Này, con mặc đồ xong hết rồi nhỉ. Chỉ còn giày nữa thôi!… Ớ, có đường rách ở mối nối quần con kìa. Trông như muốn nứt tung cả cái quần ra. Con đứng im để mẹ khâu nó lại hay là con sẽ thay quần khác?” David nghĩ một giây rồi bảo “Để ăn sáng xong rồi con thay quần.” Xong, cậu ngồi vào bàn, rót nước trái cây. Cậu làm sóng ra ngoài một ít.

“Giẻ lau ở bồn rửa đó con,” mẹ ngoái qua vai nói trong khi tiếp tục làm bữa sáng cho cậu. David đi lấy giẻ và lau sạch chỗ nước trái cây đổ. Hai mẹ con chuyện trò ríu rít trong khi David ăn sáng. Ăn xong cậu thay quần khác, đi giày vào, lấy sách vở và rời nhà đi học… quên mang theo bữa trưa.

Mẹ cậu gọi theo, “David, bữa trưa của con!”

Cậu chạy trở lại lấy, cảm ơn mẹ. Khi trao bữa trưa cho David mẹ cậu nói “Gặp lại con sau!”

Cả Bruce và David đều học chung lớp, có cùng một giáo viên. Một hôm cô giáo bảo cả lớp, “Các em, như các em biết rồi đó, tuần tới chúng ta sẽ công diễn vở kịch chào mừng Ngày Columbus của lớp mình. Chúng ta cần một bạn xung phong vẽ tấm biển đón chào màu sắc thật vui mắt trên cửa lớp mình. Chúng ta cũng cần một bạn xung phong rót nước chanh mời khách khứa sau khi vở kịch kết thúc. Và cuối cùng, chúng ta cần một bạn đi tới các lớp ba bên cạnh để thực hiện một bài diễn thuyết ngắn mời các bạn ấy đến dự vở kịch của lớp mình, thông báo cho các bạn ấy biết ngày, giờ và địa điểm diễn ra vở kịch.”

Một số trẻ giơ tay lên ngay lập tức; một số trẻ rụt rè giơ tay; và có trẻ không giơ tay gì hết.

Câu chuyện của chúng ta dừng lại tại đây. Đó là tất cả những gì chúng ta biết. Còn những gì xảy ra sau đó thì chúng ta chỉ có thể đoán thôi. Nhưng chắc chắn chúng ta có những manh mối để mà suy đoán. Bây giờ bạn hãy dành thời gian để cân nhắc những câu hỏi sau và tự trả lời chúng:

David có khuynh hướng giơ tay lên xung phong?

Bruce có không?

Mối quan hệ giữa việc trẻ nghĩ gì về bản thân chúng và việc chúng sẵn sàng chấp nhận thử thách hay rủi ro thất bại là gì?

Mối quan hệ giữa việc trẻ nghĩ gì về bản thân chúng và các loại mục tiêu mà chúng tự đặt ra cho bản thân là gì?

Sau khi bạn đã thăm dò kỹ lưỡng những suy nghĩ của mình về các câu hỏi trên rồi, tôi muốn chia sẻ ý nghĩ của mình với các bạn. Phải công nhận là, có những trẻ cố phủi bỏ sự bị giảm uy tín mà chúng hay nhận ở nhà để vẫn giơ tay đón nhận những thách thức của thế giới bên ngoài. Và cũng phải công nhận là, có những trẻ được đối xử một cách tôn trọng ở nhà nhưng vẫn nghi ngờ khả năng của chúng và co rút lại, ngại nhận thách thức. Tuy nhiên, cũng rất hợp lý khi nói rằng những trẻ lớn lên trong những gia đình mà những mặt tốt nhất của chúng được đề cao thì sẽ có khuynh hướng cảm thấy tốt về bản thân hơn, và có khuynh hướng đương đầu với thử thách của cuộc sống hơn, đồng thời có khuynh hướng tự đặt ra cho mình những mục tiêu cao hơn – nếu đem so với những trẻ không được tôn trọng ở nhà.

Như Nathaniel Branden đã nói trong quyển The Psychology of Self Esteem (Tâm lý học về lòng tự trọng) của mình: “Đối với con người, không có sự phán xét giá trị nào quan trọng hơn là sự đánh giá mà anh ta tự đánh giá về mình; không có yếu tố nào mang tính quyết định đến sự phát triển và động lực phát triển tâm lý của con người hơn là sự đánh giá mà anh ta tự đánh giá về mình… Bản chất của việc tự đánh giá có những tác động sâu xa lên những quy trình suy nghĩ, cảm xúc, ước muốn, khát vọng, giá trị và những mục tiêu của con người. Đó là chìa khóa cốt lõi duy nhất cho hành vi của con người.”

Nếu lòng tự trọng của trẻ là quan trọng như vậy thì chúng ta, với tư cách là cha mẹ có thể làm gì để nâng cao lòng tự trọng cho con cái? Tất nhiên, những nguyên lý và những kỹ năng mà chúng ta bàn bạc ở đây cho đến lúc này đều có thể giúp trẻ thấy chính mình là người có giá trị. Mỗi khi chúng ta bày tỏ sự tôn trọng đến cảm xúc của trẻ, mỗi lần chúng ta cho trẻ cơ hội lựa chọn, hoặc mỗi lần chúng ta cho trẻ cơ hội giải quyết vấn đề là trẻ đều phát triển lòng tự tin và lòng tự trọng.

Chúng ta có thể làm gì khác nữa để giúp con cái xây dựng một hình ảnh tự nhận thức về bản thân chúng tích cực và thực tế? Chắc chắn khen ngợi chúng xem ra là một phần khác của câu trả lời. Nhưng khen ngợi là một công việc khó khăn và khắc nghiệt. Đôi khi lời khen ngợi có ý tốt, có thiện chí lại dẫn tới những phản ứng không mong đợi.

Bạn hãy tự suy ngẫm xem có phải như vậy hay không. Trong bài tập sau đây bạn sẽ tìm ra một kịch bản mô tả cho bốn tình huống giả định khác nhau về việc ai đó khen bạn. Vui lòng đọc từng tình huống và ghi ra những phản ứng của bạn trước mỗi lời khen mà bạn nhận được.

Tình huống I: Bạn có một vị khách bất ngờ đến nhà vào bữa tối. Bạn liền hâm nóng một xoong kem súp gà và một chút gà còn thừa để dọn lên cho khách ăn với Minute Rice [1] .

Vị khách khen “Cô thật là một đầu bếp tuyệt vời!”

Phản ứng trong lòng bạn sẽ là:

………………………………………………………………

Tình huống II: Bạn phối chiếc áo lạnh và quần jeans có sẵn của bạn thành một bộ đồ mới để đi dự một cuộc họp quan trọng.

Một người quen đến gần ngắm nghía bạn và khen, “Cô luôn ăn mặc đẹp.”

Phản ứng trong lòng bạn sẽ là:

………………………………………………………………

Tình huống III: Bạn đang tham dự một khóa học giáo dục dành cho người lớn. Sau một buổi thảo luận sôi nổi trong lớp và bạn có tham gia phát biểu, một học viên khác đứng lên khen bạn, “Anh có đầu óc sáng suốt thật.”

Phản ứng trong lòng bạn sẽ là:

………………………………………………………………

Tình huống IV: Bạn vừa mới bắt đầu học cách chơi tennis và cho dù bạn rất cố gắng tập luyện nhưng vẫn không sao tiến bộ được về cú giao bóng. Bóng thường rúc vào lưới hoặc nảy ra khỏi sân. Hôm nay bạn chơi đánh đôi với một người mới và thực hiện được 5 cú đánh bóng rơi đúng vị trí như bạn mong chờ.

Người chơi chung với bạn khen, “Này, anh có cú giao bóng hoàn hảo khỏi chê.”

Phản ứng trong lòng bạn sẽ là:

………………………………………………………………

Chắc chắn bây giờ bạn đã tự khám phá ra bên trong chính mình có những vấn đề nội tại với lời khen. Song song với những cảm xúc dễ chịu có thể đi kèm những phản ứng khác như thế này:

Lời khen có thể khiến bạn nghi ngờ người khen. (“Nếu cô ấy nghĩ mình là một đầu bếp giỏi thì hoặc là cô ấy nói dối hoặc là cô ấy không biết gì về nấu ăn ngon.”)

Lời khen có thể dẫn đến sự khước từ ngay lập tức, (“Luôn luôn ăn mặc đẹp á!… Phải chi anh trông thấy tôi cách đây một tiếng đồng hồ nhỉ.”)

Lời khen có thể gây đe dọa (“Nhưng tôi biết sẽ ăn mặc thế nào đây trong cuộc họp kế tiếp?”

Lời khen có thể ép buộc bạn tập trung vào những khuyết điểm của mình (“Óc thông thái? Anh đùa chắc? Tôi vẫn không cộng nổi cột số đấy.”)

Lời khen có thể gây lo lắng và can thiệp vào hành động của bạn (“Mình sẽ không bao giờ có thể đánh bóng được như thế nữa. Giờ mình căng thẳng thật sự.”)

Lời khen có thể được hiểu như một sự chi phối, thao túng (“Người này muốn gì ở mình?”)

Tôi nhớ những nỗi thất vọng của mình bất cứ khi nào tôi cố gắng khen ngợi các con. Chúng đi học về và đem khoe tôi một bức tranh, hỏi “Có được không mẹ?”

Tôi nói “Ôi, bức tranh đẹp tuyệt.”

Chúng hỏi vặn, “Nhưng mà nó có được không?”

Tôi nói, “Được á? Mẹ đã bảo với con là đẹp… tuyệt!”

Chúng nói “Mẹ không thích nó.”

Tôi càng khen ráo riết thì tôi càng không khai thông được. Tôi không bao giờ hiểu nổi phản ứng của chúng.

Sau khi tôi tham dự những buổi hội thảo đầu tiên với tiến sĩ Ginott, tôi bắt đầu nhận ra tại sao các con tôi phản đối những lời khen của tôi nhanh như khi tôi khen chúng vậy. Tiến sĩ dạy cho tôi biết rằng những từ đánh giá như “tốt”, “đẹp”, “tuyệt vời” khiến cho trẻ không thoải mái và phập phồng trong lòng giống như bạn cảm thấy trong những bài tập bạn vừa làm. Nhưng quan trọng nhất, tôi học được từ ông cách khen đúng – lời khen hữu ích gồm có hai phần:

Người lớn mô tả sự công nhận những gì anh (chị) ấy trông thấy hoặc cảm thấy.

Sau khi nghe lời mô tả như vậy, trẻ sẽ có khả năng tự khen chúng.

Tôi nhớ lại lần đầu tiên tôi thử đưa lý thuyết đó vào áp dụng. Thằng con 4 tuổi của tôi từ lớp mẫu giáo về nhà, nó dí một tờ giấy vẽ bút chì nguệch ngoạc dưới mũi tôi và hỏi “Được không mẹ?”

Phản ứng đầu tiên của tôi là tự động buột miệng “Đẹp lắm”. Nhưng rồi tôi sực nhớ ra. Không, mình cần phải mô tả. Tôi tự hỏi, mình phải mô tả những đường nguệch ngoạc này như thế nào?

Tôi nói “Chà, mẹ thấy những vòng tròn, vòng tròn, vòng tròn nè… những đường gợn sóng, gợn sóng, gợn sóng… những chấm, chấm, chấm, chấm, chấm, và những đường gạch, gạch!

“Đúng rồi!” thằng bé hồ hởi gật đầu.

Tôi nói “Làm thế nào mà con nghĩ ra vẽ cái này?”

Nó nghĩ một lúc rồi nói, “Bởi vì con là họa sĩ.”

Tôi nghĩ, “Quy trình này quả là một quy trình xuất sắc. Người lớn mô tả và trẻ tự khen nó thật sự.”

Trong trang tiếp theo bạn sẽ tìm thấy thêm những ví dụ về lời khen mô tả có tác dụng như thế nào:

Tôi phải thú nhận rằng mới đầu tôi rất lơ mơ về phương pháp khen mới này. Mặc dù nó đã hiệu quả đối với tôi một lần, nhưng ý nghĩ phải thay đổi cách thức khen thành kiểu khen mô tả làm tôi khó chịu. Tại sao tôi lại phải từ bỏ những nhận xét “Tuyệt… hay… tuyệt vời” mà tôi thốt ra một cách rất tự nhiên để tìm một cách khác mà diễn tả lòng nhiệt tình rất thành thật của mình?

Nhưng dù sao tôi cũng cố thử, ban đầu là vì bổn phận, sau đó một thời gian tôi nhận thấy các con tôi bắt đầu tự khen chúng. Ví dụ:

TÔI: ( Thay vì “Jill, con giỏi quá ”) Con đã tính ra được giá những lon bắp bán xôn – một đô la ba lon – lại mắc hơn những nhãn hiệu không bán xôn. Ba ấn tượng ghê.

JILL: ( cười toe toét ) Con có “óc thông minh” mà.

TÔI: ( Thay vì “Andy, con thật tuyệt ”) Thông điệp mà bác Vecchio nhắn con trên điện thoại đó rất dài và khó nhớ. Thế mà con đã viết ra rõ ràng rồi báo lại cho ba biết chính xác tại sao cuộc họp bị hoãn, ba phải điện cho ai, và ba phải nói những gì với họ.

ANDY: Dạ, con là một cậu bé rất độc lập mà.

Không nghi ngờ gì về điều đó. Bọn trẻ con tôi trở nên nhận biết rõ hơn và đánh giá cao những mặt mạnh và những ưu điểm của chúng. Riêng điều này thôi đã là một điều khích lệ cho tôi tiếp tục cố gắng. Và đó đúng là cả một nỗ lực. Thật dễ hơn nhiều khi khen cái gì đó là “Tuyệt vời” – dễ hơn là phải thật sự nhìn vào nó, cảm nhận nó, rồi mô tả chi tiết về nó.

Trong những bài tập tiếp theo bạn sẽ có cơ hội luyện tập cách dùng lời khen mô tả. Khi bạn đọc từng tình huống, hãy hình dung trong đầu xem chính xác con bạn đã làm được gì. Sau đó mô tả chi tiết những gì bạn trông thấy hoặc cảm thấy.

Tình huống I: Đứa trẻ con bạn lần đầu tiên tự mặc đồ một mình. Bé đứng trước mặt bạn, hy vọng bạn sẽ để ý đến bé.

Lời khen vô bổ:

………………………………………………………………

Lời khen mô tả chi tiết những gì bạn trông thấy hoặc cảm thấy:

………………………………………………………………

Con bạn có thể nói gì với chính nó?

………………………………………………………………

Tình huống II: Bạn được mời đi xem vở kịch ở trường có con của bạn tham gia diễn xuất. Bé đóng vai vua, hoặc hoàng hậu, hoặc phù thủy (chọn một). Sau buổi biểu diễn, con bạn chạy tới bạn và hỏi “Con đóng có được không?”.

Lời khen vô bổ:

………………………………………………………………

Lời khen mô tả chi tiết những gì bạn trông thấy hoặc cảm thấy:

………………………………………………………………

Con bạn có thể nói gì với chính nó? Lời khen mô tả chi tiết những gì bạn trông thấy hoặc cảm thấy:

………………………………………………………………

Tình huống III: Bạn để ý và nhận thấy bài làm ở trường của con bạn đang có những bước tiến bộ nho nhỏ. Đến bây giờ bài tiểu luận của cháu đã được chừa lề. Cháu thường chăm chỉ luyện tập từ vựng cho tới khi thuộc lòng mới thôi. Bài thu hoạch vừa rồi của cháu hoàn thành sớm trước một ngày.

Lời khen vô bổ:

………………………………………………………………

Lời khen mô tả chi tiết những gì bạn trông thấy hoặc cảm thấy:

………………………………………………………………

Con bạn có thể nói gì với chính nó?

………………………………………………………………

Tình huống IV: Bạn bị ốm nằm trên giường mấy ngày rồi. Con bạn vẽ một tấm thiệp “Chúc mẹ mau lành bệnh”, có trang trí những quả bong bóng và những quả tim. Bé trao tặng bạn và chờ phản hồi của bạn.

Lời khen vô bổ:

………………………………………………………………

Lời khen mô tả chi tiết những gì bạn trông thấy hoặc cảm thấy:

………………………………………………………………

Con bạn có thể nói gì với chính nó?

………………………………………………………………

Sau khi làm những bài tập này xong, chắc chắn bạn sẽ rõ hơn trẻ cảm nhận như thế nào về lời khen kiểu đánh giá:

“Con là một cậu bé ngoan.”

“Con là diễn viên cừ.”

“Rốt cuộc con là một học sinh xuất sắc.”

“Con thật biết suy nghĩ.”

Bạn cũng hiểu rõ chúng cảm nhận về bản thân chúng như thế nào khi nghe lời khen mô tả những thành tựu của chúng:

“Mẹ thấy con mặc đồ biết để cái mạc ra đằng sau. Con kéo khóa quần nè; con đi tất đúng đôi nè; con cài khóa giày được nè. Con làm được bao nhiêu là việc khác nhau!”

“Trông con đóng giống y như một nữ hoàng vương giả! Con đứng cao và thẳng người và khi diễn thuyết thì giọng nói của con hùng hồn vang khắp khán phòng.”

“Mẹ thấy dạo này con siêng làm bài và học bài. Mẹ để ý bài luận văn của con đã chừa lề đúng; con nộp bài thu hoạch trước thời hạn; và con xoay xở tự học từ vựng nữa.”

“Mẹ yêu những quả bóng màu vàng và những quả tim màu đỏ. Chúng làm cho mẹ vui lên. Giờ chỉ nhìn chúng thôi mẹ đã cảm thấy khỏe hơn rồi.”

Có một cách khác để khen ngợi mà cũng dùng kiểu mô tả. Ở đây chúng tôi sử dụng một yếu tố bổ sung – thêm vào lời mô tả một hay hai từ mang nghĩa đúc kết hành vi đáng khen của trẻ.

Sau đây là những đáp án gợi ý một số cách hoàn tất câu nói:

Hình 1: “Quyết đoán” hoặc “có nghị lực” hoặc “tự chủ”.

Hình 2: “Linh hoạt” hoặc “nhanh nhạy” hoặc “dễ thích nghi”.

Hình 3: “Thượng võ” hoặc “trung kiên” hoặc “dũng cảm”.

Những từ liệt kê ở trên không có gì là thần thánh hoặc là khuôn mẫu gì cả, và xin khẳng định, không hề có câu trả lời đúng hoặc sai. Điểm mấu chốt là tìm ra một từ mà nói cho trẻ điều gì đó về chính nó mà có thể trước kia nó không biết – cung cấp cho trẻ một bức ảnh chụp nhanh, mới mẻ bằng lời nói về chính nó.

“Khả thi” – đó là những gì cá nhân tôi cảm nhận về cách khen ngợi này. Vấn đề ở đây là thật sự quan sát, thật sự lắng nghe, thật sự để ý và rồi nói rành rõ, chi tiết ra những gì bạn thấy hoặc cảm thấy.

Người ta có thể tự hỏi làm thế nào mà một quy trình đơn giản như vậy lại có tác dụng sâu sắc như thế. Song, ngày nối tiếp ngày từ những mô tả nho nhỏ đó của chúng ta mà con cái chúng ta học biết được những ưu điểm của chúng là gì: Có trẻ thì nhận ra mình có thể dọn dẹp căn phòng lộn xộn và biến nó thành một căn phòng gọn gàng, ngăn nắp; đứa trẻ khác biết mình có thể làm ra một món quà hữu ích, mang lại niềm vui cho mẹ của nó; lại có đứa trẻ có khả năng thu hút khán thính giả; đứa khác nữa thì biết làm thơ lay động lòng người; lại có trẻ có khả năng đúng giờ; rồi có trẻ biết dồn nghị lực vào bài tập về nhà; có trẻ bộc lộ óc sáng tạo; có đứa lại tháo vát, có tài xoay xở. Tất cả những điều ấy nạp dần vào ngân hàng cảm xúc của trẻ và không thể bị xóa mờ đi. Người ta có thể xóa đi “đứa trẻ ngoan” bằng cách gọi nó là “đứa trẻ hư” vào hôm sau. Nhưng người ta không thể tước khỏi nó thời điểm nó tặng mẹ tấm thiệp chúc mẹ mau khỏi bệnh hoặc thời điểm nó chăm chú và kiên nhẫn với bài học của mình cho dù rất mệt.

Những khoảnh khắc mà những điều tốt nhất của trẻ được khẳng định sẽ trở thành những tiêu chuẩn, chuẩn mực suốt cuộc đời trẻ, mà trẻ có thể dựa vào đó trong những lúc nó thất vọng và nản chí. Trong quá khứ nó đã làm được việc gì đó khiến nó tự hào. Và nó sẽ luôn luôn mong muốn lặp lại điều ấy trong tương lai.

BÀI TẬP

1. Một phẩm chất tôi thích ở con mình đó là:

………………………………………………………………

2. Con tôi mới đây đã làm một việc mà tôi đánh giá cao, nhưng chưa bao giờ đề cập tới. Đó là:

………………………………………………………………

3. Tôi sẽ nói gì với con, dùng kỹ năng khen kiểu mô tả, để bày tỏ sự đánh giá cao của mình đối với cháu?

………………………………………………………………

4. Hãy đọc phần II về lời khen.

………………………………………………………………

Ghi nhớ

LỜI KHEN VÀ LÒNG TỰ TRỌNG CỦA TRẺ

Thay vò àaánh giaá – Haäy mö taã

1. MÔ TẢ NHỮNG GÌ BẠN THẤY.

“Mẹ thấy sàn nhà sạch sẽ, giường thẳng thớm, và sách vở xếp ngay ngắn trên kệ.”

2. MÔ TẢ NHỮNG GÌ BẠN CẢM THẤY.

“Thật vui sướng khi bước vào căn phòng này!”

3. Đúc kết hành vi đáng khen của trẻ thành một từ.

“Con đã lựa bút chì, bút màu sáp, và bút mực riêng ra rồi cất chúng vào những hộp riêng hẳn hoi. Mẹ gọi đó là có tổ chức!”

PHẦN II.

NHỮNG NHẬN XÉT, BĂN KHOĂN VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA PHỤ HUYNH

Chúng tôi để ý thấy phụ huynh trong những nhóm dự hội thảo của chúng tôi hay nồng nhiệt kể cho nhau nghe về những việc mà con cái họ đã làm. Chẳng hạn như:

“Đã ba ngày nay, ngày nào Donny cũng đều đặt đồng hồ báo thức và tự dậy một mình vào buổi sáng. Tôi mừng quá trời là mình không còn phải gọi nó dậy nữa.”

“Mới đây Lisa đã gọi điện về nhà báo là nó sẽ về trễ. Tôi không thể diễn tả nổi điều đó khiến tôi vui mừng khôn xiết đến thế nào!”

Khi chúng tôi hỏi những phụ huynh đó xem con cái họ có biết đến lời khen và sự công nhận của họ hay không, thì họ thường sững người ra.

Dường như phụ huynh không sẵn sàng đưa ra lời khen dành cho hành vi tốt đẹp của con mình. Hầu hết chúng ta hay mau chóng chỉ trích nhưng chậm khen ngợi. Là cha mẹ, chúng ta phải có trách nhiệm đảo ngược lại cái trật tự này. Lòng tự trọng của con cái chúng ta là thứ có giá trị vô cùng lớn lao, đến nỗi chúng ta không được bỏ lỡ cơ hội vun đắp lòng tự trọng cho con mình, lại càng không nên giao phó việc đó cho người lạ. Bạn chắc hẳn có để ý thấy rằng thế giới bên ngoài không hề xông xáo, tự nguyện ban bố lời khen. Lần cuối cùng có một tài xế nói với bạn “Cảm ơn ông đã chừa một chỗ trống để bây giờ tôi có chỗ cho xe tôi đậu” là khi nào? Những nỗ lực hợp tác của chúng ta phải trầy trật lắm mới được công nhận. Nhưng sự lỡ lời và chê bai kết tội lại ập đến rất nhanh.

Chúng ta hãy phải làm cho khác đi ở nhà. Chúng ta hãy nhận ra rằng cùng với việc cung cấp đồ ăn, chỗ ở, mái nhà che thân, quần áo cho con, chúng ta còn có một nghĩa vụ khác đối với con cái mình: đó là bảo đảm cho chúng “điều đúng đắn”. Toàn bộ thế giới sẽ nói cho chúng biết cái gì sai trái với chúng – được nêu một cách rất to tiếng và rất thường xuyên. Cho nên công việc của phụ huynh chúng ta là phải nói cho con cái biết điều gì là điều đúng đắn về chúng.

Một số lưu ý khi đưa ra lời khen

1. Hãy bảo đảm lời khen thích hợp với độ tuổi và tầm hiểu biết của con bạn . Một đứa trẻ nhỏ sẽ sung sướng khi nghe bạn nói “Mẹ thấy con đánh răng hàng ngày”, và nó sẽ cảm thấy tự hào với thành tích của nó. Nhưng khi bạn nói câu đó với một đứa trẻ vị thành niên thì nó lại cảm thấy như bị xúc phạm.

2. Tránh kiểu khen ngụ ý đến những khiếm khuyết hay thất bại trong quá khứ :

“Hừm, cuối cùng con cũng chơi được bản nhạc theo đúng cách nó cần phải được chơi!”

“Hôm nay trông con dễ thương quá. Con đã tự làm gì cho con vậy?”

“Mẹ không bao giờ nghĩ con có thể vượt qua được khóa học đó – thế mà con đã làm được!”

Bạn luôn luôn có thể diễn đạt lại lời khen trên sao cho tập trung vào những mặt mạnh hiện tại của trẻ:

“Mẹ thật sự thích cái cách con dằn nhịp dứt khoát trong bản nhạc này.”

“Trông con mẹ thấy vui quá.”

“Mẹ biết con đã cố gắng rất nhiều để vượt qua khóa học đó.”

3. Hãy coi chừng, kẻo lời khen nồng nhiệt quá mức có thể can thiệp vào khao khát hoàn tất công việc của trẻ . Đôi khi sự hồ hởi phấn khích liên tục hay niềm vui mãnh liệt của cha mẹ về hành vi của trẻ có thể được trẻ cảm nhận như là một áp lực. Đứa trẻ mà hàng ngày cứ nghe khen “Con là một nghệ sĩ dương cầm đại tài! Rồi đây con sẽ chơi tại phòng đại hòa nhạc Carnegie Hall” có thể nghĩ trong đầu nó “Ba mẹ muốn điều đó cho mình còn hơn cả chính mình muốn.”.

4. Hãy chuẩn bị cho khả năng trẻ có thể lặp đi lặp lại rất nhiều lần hành động đã được bạn khen ngợi, đề cao theo kiểu mô tả . Nếu bạn không muốn con bạn thổi còi thêm 5 lần nữa, thì hãy cố kiềm chế, đừng nói “Con biết cách gây tiếng động lớn bằng cái còi đó!” Nếu bạn không muốn con bạn leo tuốt lên đỉnh dàn khung leo trèo dành cho trẻ ở trong công viên, thì đừng bảo với con rằng “Con biết cách dùng cơ bắp leo trèo của mình”. Không nghi ngờ gì, lời khen mời gọi sự lặp lại hành vi và khơi gợi những nỗ lực. Đó là công hiệu của lời khen. Hãy sử dụng nó một cách chọn lọc.

Những băn khoăn, thắc mắc

1. Tôi đang cố gắng học cách khen con cái khác đi, nhưng đôi khi tôi quên mất, cứ buột miệng “Tuyệt vời” hoặc “Ôi, hay quá”. Tôi có thể làm gì bây giờ?

Cứ vui vẻ chấp thuận cho phép mình có phản ứng ban đầu. Nếu bạn thành thực cảm thấy hoan hỉ và thấy mình thốt lên “Tuyệt!”, trẻ sẽ nghe thấy sự nồng nhiệt trong giọng nói của bạn và cảm nhận đó là một sự biểu lộ cảm xúc của bạn. Tuy nhiên, bạn luôn có thể làm giàu thêm phản ứng ban đầu của mình bằng lời khen kiểu mô tả mà giúp trẻ biết được biên độ đánh giá của bạn: “Ái chà sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, về nhà ba thấy sân đã được cào sạch lá, đã được hốt hết vào thùng đựng lá và đem ra để đằng trước. Ba cảm thấy như mình vừa nhận được một món quà vậy!”

Với chút mô tả cụ thể, độc đáo, bạn tăng thêm sức mạnh cho từ “Tuyệt vời!”.

2. Làm thế nào để khen một đứa trẻ mãi mới làm được cái việc mà đáng ra nó phải làm được từ lâu rồi?

Thằng con giữa của tôi thường hay nhặng xị xì ngầu lên mỗi khi gia đình chúng tôi cùng nhau đi đạp xe, đến nỗi tất cả chúng tôi đều rất đau khổ. Tuần trước nó cư xử rất đẹp. Tôi không muốn khen nó là “Giỏi” hoặc bảo với nó rằng “Cuối cùng con cũng hành xử như người tốt”, mà tôi muốn cho cháu thấy chúng tôi nhận biết hành vi của cháu. Tôi phải làm như thế nào để không coi thường nó?

Bạn luôn ở trên mặt đất an toàn khi bạn đưa ra lời mô tả với đứa trẻ về cảm xúc của chính bạn. Bạn có thể nói với nó, “Mẹ đặc biệt vui thích cuộc đi xe của chúng ta hôm nay.”

Và trẻ sẽ biết lý do tại sao mà bạn nói như vậy.

3. Khen trẻ bằng câu “Mẹ tự hào về con” là có ổn không?

Giả sử bạn đã học cật lực suốt một tuần để làm một bài kiểm tra khó và quan trọng. Khi cô giáo trả điểm cho bạn, bạn phát hiện ra mình không chỉ vượt qua mà còn được điểm cao. Khi bạn gọi điện cho một người bạn để báo cho cô ấy tin vui, và cô ấy nói “Tớ tự hào về cậu!”

Thế thì phản ứng của bạn sẽ là gì? Chúng tôi nghi là bạn sẽ cảm thấy rằng về mặt nào đó điểm nhấn đã bị dời khỏi thành tựu của bạn tới niềm tự hào của cô ấy. Nhưng cơ hội sẽ nhiều hơn khi bạn nghe thấy câu đại loại “Một chiến tích đó! Chắc là bạn tự hào về mình lắm há!”

4. Tuần trước, khi con trai tôi đoạt giải thưởng bơi lội, tôi đã bảo cháu “Mẹ không ngạc nhiên. Ngay từ đầu mẹ đã biết là con có thể làm được mà.” Cháu nhìn tôi lạ lùng. Tôi nghĩ là mình đang nâng đỡ lòng tự trọng của cháu; vậy tôi có nói gì sai không?

Khi phụ huynh nói “Ngay từ đầu mẹ đã biết là con có thể làm được” thì phụ huynh tự khen ngợi óc phán đoán hanh thông của mình hơn là khen thành tích của con. Đứa trẻ có thể nghĩ “Làm sao mẹ biết mình sẽ chiến thắng? Sao mình không biết vậy kìa?”

Sẽ hữu ích hơn cho trẻ khi nghe thành tích của nó được mô tả, “Phần thưởng đó tượng trưng cho những tháng luyện tập và quyết tâm của con!”

5. Con trai tôi hay nhận được rất nhiều lời khen từ tôi, tuy nhiên nó vẫn hay sợ rủi ro thất bại. Nó buồn rũ nếu có việc gì đó hóa ra không đúng đắn. Tôi có thể làm gì được về sự việc này?

Có rất nhiều cách hữu ích cho trẻ mà bạn có thể làm. Đó là:

1. Khi trẻ buồn rầu, đừng cố làm giảm nỗi buồn của nó . (“Chẳng có gì mà phải buồn rầu cả.”) Thay vào đó, hãy bày tỏ thẳng thắn bạn nghĩ là trẻ đang cảm thấy gì.

“Xem ra thật thất vọng khi con đã làm dự án lâu như thế mà không cho ra kết quả đúng như con mong muốn!”

Khi sự thất vọng của trẻ được hiểu, trẻ có khuynh hướng nguôi ngoai, nhẹ nhõm trong lòng.

2. Sẽ hữu ích khi cha mẹ có thể công nhận những lỗi lầm của trẻ và xem những sai lầm đó như là một phần quan trọng của quy trình học hỏi.

Thậm chí phụ huynh còn có thể chỉ ra rằng lỗi lầm hóa ra là một khám phá. Rằng sai lầm có thể nói cho trẻ biết một cái gì đó mà trước giờ trẻ chưa hề từng biết:

“Con đã khám phá ra trứng lòng đào có thể trở nên cứng khi ngâm nó trong nước nóng.”

3. Cũng hữu ích nếu cha mẹ công nhận lỗi lầm của mình.

Khi cha mẹ “tự đập” chính mình (“Mẹ lại quên chìa khóa nữa rồi. Không biết mẹ bị vấn đề gì vậy nè? Thật là ngớ ngẩn hết sức! Sao mẹ lại ngốc nghếch đến thế nhỉ? Chắc không bao giờ mẹ biết được quá.”) Trẻ sẽ kết luận rằng đây là cách thích hợp để đối xử với chính chúng khi chúng phạm lỗi.

Ngoài ra, chúng ta hãy cung cấp thêm cho con cái những khuôn mẫu nhân bản về hướng giải quyết vấn đề. Khi chúng ta đã lỡ làm điều gì mà chúng ta ao ước là mình đừng làm, hãy chớp lấy cơ hội đó để nói to lên một mình:

“Ối chết, mẹ ước gì mình đừng quên chìa khóa… Lần này là lần thứ hai rồi… Mẹ phải làm gì để bảo đảm nó sẽ không xảy ra lần nữa đây… Mẹ biết rồi, mẹ sẽ nhờ thợ đánh cho một chiếc chìa khóa dự phòng và cất nó vào một nơi bí mật.”

Bằng cách tử tế với chính mình, chúng ta dạy cho con chúng ta tử tế với chính chúng.

Khi cha mẹ khen con

Một buổi tối gần chục phụ huynh trao đổi với nhau về việc thật dễ dàng xem những hành vi tốt của con là đương nhiên như thế nào, và việc đưa ra lời bình luận mang tính khen ngợi đòi hỏi phải nỗ lực ra sao. Họ quyết định tự ra cho mình nhiệm vụ phải tích cực tìm kiếm và khen ngợi bất kỳ những điều hay nào con cái họ đã làm được, thay vì để nó trôi đi. Một bà mẹ nghĩ ra một danh sách những điều mà bình thường chắc hẳn bà sẽ không bao giờ đề cập tới với con trai 5 tuổi của mình như sau:

Tuần này Paul học được từ “sự bốc hơi” và khái niệm về nó.

Nó chơi với em bé 7 tháng tuổi rất nhẹ nhàng.

Nó để cho tôi được im lặng và riêng tư sau khi tôi bảo với nó tôi cần yên tĩnh như thế nào.

Nó bày tỏ sự giận dữ của nó bằng lời.

Một bà mẹ khác kể với chúng tôi:

Hôm qua Joshua (gần 3 tuổi rưỡi) muốn tôi đọc truyện cho cháu nghe khi chúng tôi sắp sửa ra ngoài. Khi tôi bảo cháu tôi không có thời gian đọc sách bởi vì chúng tôi rời khỏi nhà, nó bảo tôi “Con không có ý bảo mẹ đọc truyện cho con nghe trước khi chúng ta đi. Mà ý con là sau khi chúng ta về nhà.”

Tôi liền bảo, “Joshua, con đã biết phân biệt giữa trước khi và sau khi!”

Joshua đáp lại đầy tự hào, “Dạ!” sau đó cháu nghĩ một hồi và nói “Con biết khi nào con muốn ăn bánh quy. Trước bữa tối!”

Sau đây là một ví dụ khác do một người cha quyết định bắt đầu đánh giá đúng giá trị đứa con gái 7 tuổi của mình. Một sáng ông bảo cô bé:

“Ba thấy một bé gái thức dậy một mình, ăn sáng, rửa mặt mũi, thay đồ, và sẵn sàng đi học đúng giờ. Ba gọi đó là tự lập!”

Một vài ngày sau cô bé cũng bắt đầu đánh răng, cô bé gọi ba lại và chỉ vào miệng mình và nói “Giờ thì con gọi cái này là hàm răng sạch!”

Nhiều cha mẹ cũng bắt đầu nhận ra lời khen dường như khích lệ con cái họ muốn hợp tác hơn, nỗ lực hơn như thế nào. Sau đây là những gì họ đã trải nghiệm:

Tôi và chồng tôi muốn ngủ dậy trễ vào sáng Chủ Nhật và 2 đứa con tôi đừng vào đánh thức chúng tôi như thường ngày. Khi tôi thức dậy, tôi vào phòng chúng và bảo: “Brynn (bé 6 tuổi), con thấy khó mà ở bên ngoài phòng ba mẹ lắm nhỉ. Việc đó sẽ phải mất nhiều ý chí lắm đó!”

Brynn bảo tôi, “Con biết ý chí là gì! Đó có nghĩa là khi ta muốn đánh thức ba và mẹ của mình dậy nhưng ta biết là mình không nên làm thế. Vậy là ta không đánh thức ba mẹ dậy nữa.

“Giờ thì con đi sắp bàn và làm đồ ăn sáng đây!”

Và bé làm như bé nói.

* * *

Michael gọi tôi vào để chỉ cho tôi xem nó dọn giường lần đầu tiên. Nó khoái chí nhảy lên nhảy xuống. Tôi không có gan để bảo với nó rằng ga trải giường không phủ kín hết gối hoặc nó đang bị kéo lệch xuống đất một bên và ngắn tụt lên ở bên kia. Tôi chỉ bảo “Wow, con đã kéo khăn trải kín gần hết cái giường!”

Sáng hôm sau nó lại gọi tôi vào phòng nó và nói “Thấy chưa, con kéo kín cả gối luôn rồi. Con còn làm cho cân bằng cả hai bên nữa nè!”

Thật kinh ngạc! Tôi đã luôn nghĩ rằng để giúp một đứa trẻ tiến bộ thì ta cần phải chỉ ra chúng cái gì sai chứ. Nhưng bằng cách nói với Michael cháu làm đúng cái gì, dường như cháu tự mình biết cách chỉnh sửa.

* * *

Tôi rất phiền lòng là Hans không bao giờ chủ động làm bất cứ việc gì quanh nhà. Ở tuổi lên 9, tôi cảm thấy nó lẽ ra nên phải có trách nhiệm hơn.

Tối thứ Ba tôi bảo nó dọn bàn ăn. Thường thì nó cần phải giục giã, thúc ép chán chê mới hoàn tất nhiệm vụ đó, nhưng lần này, nó làm xong tất cả mà không cần bị nhắc nhở gì. Tôi cố ý nói với chồng tôi ở trong tầm tai Hans nghe được. “Frank, anh có thấy Hans đã làm gì không? Con nó đã lấy khăn lót đĩa, lấy cả tô, đĩa xà lách, khăn ăn, với dao nĩa bạc ra, thậm chí con nó còn nhớ cả bia cho anh nữa! Vậy là rất có trách nhiệm.” Không thấy có phản ứng nào rõ rệt từ Hans.

Sau đó khi tôi lên lầu để cho đứa con trai nhỏ hơn đi ngủ, tôi bảo Hans trong vòng 15 phút nữa cũng phải lên ngủ. Nó bảo “Được mà mẹ.”

Trong vòng 15 phút sau nó lên lầu và lên giường. Tôi bảo “Mẹ bảo con 15 phút sau lên đây và con đã đúng giờ. Mẹ gọi đó là người giữ đúng lời.” Hans mỉm cười.

Hôm sau Hans vào nhà bếp trước bữa tối và bảo “Mẹ, con dọn bàn nhé.”

Tôi sững sờ. Tôi bảo “Con đã vào đây trước khi mẹ gọi con. Mẹ cảm kích việc đó lắm!”

Kể từ đó tôi hay để ý những khoảnh khắc thay đổi lẻ tẻ của cháu. Một buổi sáng cháu dọn giường mà không phải nhắc nhở, một sáng khác, cháu thay đồ chỉnh tề trước khi ăn sáng. Dường như tôi càng tìm kiếm những ưu điểm của cháu thì cháu lại càng dễ tiến bộ hơn.

* * *

Tôi đã từng hay vận hành theo hệ thống thưởng. Bất cứ khi nào lo lắng Melissa có thể không cư xử tốt là tôi liền nói, “Nếu con ngoan mẹ sẽ mua kem cho con, hoặc sẽ mua một món đồ chơi mới… hoặc bất kỳ cái gì.” Melissa sẽ ngoan đúng một lần đó nhưng sau đấy tôi buộc phải hứa thưởng cho nó vào lần tới.

Gần đây tôi không nói “Nếu con ngoan, mẹ sẽ…” nữa. Thay vào đó tôi nói, “Melissa, sẽ hữu ích cho mẹ nếu…” Và khi bé làm gì đó hữu ích, tôi cố mô tả việc đó trở lại cho bé biết.

Ví dụ tuần trước, tôi bảo bé sẽ hữu ích nếu bé làm cho ông bà cảm thấy được chào đón khi họ tới thăm. Chủ nhật khi ông bà đến, bé rất vui với họ. Sau khi ông bà về, tôi bảo bé “Melissa, con làm cho ông bà rất vui khi ở đây. Con đã kể chuyện tếu, chia kẹo Halloween cho ông bà, và chỉ cho ông bà xem bộ sưu tập giấy chewing gum của con. Mẹ gọi đó là lòng mến khách!” Mặt Melissa sáng bừng lên.

Theo cách cũ, bé cảm thấy dễ chịu trong khoảnh khắc bởi vì bé được nhận phần thưởng. Với phương pháp mới này, bé cảm thấy vui vì bé là một người tốt.

Thường thì trẻ em có thể sử dụng lời khen vào những lúc có vẻ như chúng ta ít khen trẻ nhất – khi chúng làm gì đó không tốt. Trong hai ví dụ sau đây bạn sẽ thấy cha mẹ khen trong những tình huống khó khăn.

Năm ngoái (năm học lớp ba) chữ viết trong vở của Lisa rất kinh khủng. Giáo viên thông báo điều đó cho tôi biết. Tôi cảm thấy như chính mình bị phê bình vậy. Thế là mỗi tối tôi bắt đầu chỉ ra cho Lisa thấy bé lười làm bài tập về nhà như thế nào và cái cách bé trình bày những lá thư cẩu thả ra sao.

Vài tháng sau, Lisa viết một lá thư cho cô giáo, bảo rằng cháu rất thích cô. Lá thư không có chữ ký. Khi tôi nhắc Lisa rằng bé quên ký tên cuối thư, bé bảo “Cô giáo sẽ biết đó là thư của con bởi vì chữ viết xấu mà.”

Tim tôi thụt xuống! Con bé đã nói điều đó một cách tỉnh queo bởi vì nó chấp nhận sự thể là chữ của nó xấu và không gì có thể cứu vãn được nữa.

Sau khi đọc quyển Liberated Parents/Liberated Children (Giải phóng cha mẹ/Giải phóng con cái), tôi bắt đầu lại từ đầu. Mỗi tối Lisa đưa bài tập về nhà cho tôi xem, thay vì chỉ trích, chê bai, tôi sẽ tìm ra một chữ ngay ngắn, một câu, hay ít ra một chữ cái được viết đàng hoàng để khen. Sau vài tháng không bị chê mà lại nhận được chút lời khen thỏa đáng, chữ viết của nó đã cải thiện một trăm phần trăm!

* * *

Đó là một ngày tôi vui mừng vì những kỹ năng tôi mới học được. Tôi đang lái xe chở đám con về nhà – đứa 2 tuổi, đứa 6 tuổi và đứa lớn 9 tuổi. Jennifer, 6 tuổi, nhất quyết mở gói bắp rang lớn ra… và dĩ nhiên nó làm đổ khắp sàn xe. Tất cả mọi phản ứng cứ trực chạy lòng vòng trong óc tôi: “Đồ tham ăn… mày không đợi được đến lúc về nhà sao… Giờ thì nhìn mày đã làm gì kìa!”

Thay vào đó tôi chỉ mô tả vấn đề với giọng bình thản. “Cốm bắp vãi hết ra xe. Vậy thì cần máy hút bụi.”

Khi chúng tôi về nhà, Jennifer vào nhà ngay lập tức để lấy cái máy hút bụi ra khỏi phòng tôi. Tuy nhiên sự việc đâu có được suôn sẻ. Trong khi lôi cái máy hút bụi ra con bé hích đổ một chậu kiểng và đất văng vãi khắp phòng tôi. Thế này thì quá sức cho một đứa trẻ 6 tuổi xoay xở. Nó hoảng loạn hoàn toàn và bật khóc.

Mất một thoáng tôi không biết phải làm gì. Rồi tôi cố phản ánh cảm xúc của bé: “Thế này thì quá sức!… Thật thất vọng!” vân vân, và vân vân. Cuối cùng bé bình tĩnh lại đủ để xử lý cái sàn xe, nhưng ý nghĩ về phòng ngủ của tôi thì vẫn còn quá sức con bé.

Bé hút bụi sạch cái xe xong rồi gọi tôi ra xem. Thay vì nhận xét bé thì tôi quan sát, “Hồi nãy cốm bắp đổ tùm lum bây giờ mẹ không thấy miếng nào nữa.”

Bé rất vui sướng, nói “Còn bây giờ đến lượt con dọn sạch phòng của mẹ.”

“Ồ, thì ra là vậy,” tôi nói mà như mở cờ trong bụng.

Một số phụ huynh thấy rằng có thể khen ngợi con vào lúc khó có thể khen được nhất – khi trẻ làm gì đó nó không nên làm. Thay vì la mắng trẻ, họ khơi gợi cho trẻ làm tốt hơn bằng cách nhắc lại cho chúng những hành vi tốt trong quá khứ. Sau đây là lời kể của một bà mẹ:

Khi Karen bảo với tôi nó làm mất thẻ xe điện ngầm và nó nghĩ chiếc thẻ bị rớt khỏi túi quần nó, cơn phản xạ đầu tiên của tôi là mắng cho nó một trận vì cái tội vô ý vô tứ. Nhưng nhìn nó đau khổ, thiểu não quá tôi nói, “Nào con hãy nghĩ mà coi, Karen, con đã giữ thẻ xe điện ngầm được hơn 3 học kỳ vừa qua của trường trung học. Đó là rất nhiều ngày có trách nhiệm.”

Karen nói, “Con cũng đoán vậy. Nhưng con chẳng còn cơ hội nào với nó nữa. Lần tới khi mua thẻ mới, con sẽ cất nó trong bóp của con.”

Một phần thưởng thêm của lời khen kiểu mô tả là về mặt nào đó nó có thể khởi sinh lòng can đảm, tính dũng cảm ở trẻ. Những kinh nghiệm sau đây minh họa cho điều chúng tôi có ý muốn đề cập tới:

Kristin 8 tuổi và theo như tôi nhớ thì bé luôn sợ bóng tối. Sau khi chúng tôi đưa bé vào giường ngủ, bé thường nhảy khỏi giường hàng chục lần hết để đi toilet, rồi lại đi uống nước, hoặc chỉ để bảo đảm chắc chắn chúng tôi vẫn còn ở đó.

Tuần trước, bé mang sổ điểm về nhà. Trong đó toàn những lời khen. Bé dành cả ngày thán phục ngắm nghía sổ điểm và đọc đi đọc lại to lên một mình. Chỉ trước giờ đi ngủ bé nói với tôi, trích dẫn câu trong sổ điểm, “Một cô bé có trách nhiệm, hòa đồng với bạn bè, tuân theo nội quy, tôn trọng người khác, đọc được sách lớp bốn, dù mới chỉ ở lớp ba… Cô bé đó sẽ không sợ cái thứ không có ở đó nữa ! Con đi ngủ đây.”

Tối hôm đó bé vào giường xong là tôi không thấy bé nhảy tọt ra ngoài cho tới tận sáng hôm sau.

Tôi không thể chờ nổi để kể cho thầy giáo của bé nghe về Trường Học Mở Rộng Buổi Tối để cho thầy biết những lời của thầy có ý nghĩa như thế nào đối với một cô bé.

* * *

Brian 9 tuổi, luôn có tính mắc cỡ và thiếu tự tin. Dạo gần đây tôi luôn lắng nghe cảm xúc của cháu, cố không đưa ra lời khuyên như cái cách tôi hay làm, thay vào đó tôi đưa ra nhiều lời khen với cháu. Cách đây hai ngày chúng tôi đã có một cuộc chuyện trò như thế này:

BRIAN: Mẹ, con gặp rắc rối với cô I. Cô cứ hay la mắng con và nhận xét về con trước cả lớp.

MẸ: Ồ.

BRIAN: Vâng, mẹ biết không, khi con cắt tóc thì cô nói “Nhìn kìa, cả lớp, chúng ta có một cậu bé mới vào trường!”

MẸ: Ừm.

BRIAN: Rồi sau đó, khi con mặc cái quần mới cô bảo “Ố, trông Ngài Quần Mốt kìa.”

MẸ: ( không thể cưỡng lại được ) Con có nghĩ mẹ nên nói chuyện với cô?

BRIAN: Con đã nói chuyện với cô rồi. Con hỏi cô, “Sao cô hay trêu chọc em thế ạ?” Cô bảo “Nếu em mà còn hỗn như thế một lần nữa thì cô sẽ đưa em lên phòng Hiệu trưởng.” Mẹ, con thấy mình kém cỏi sao ấy, con có thể làm gì bây giờ? Nếu con lên phòng thầy Hiệu trưởng và mách thầy thì cô sẽ đì con sau lưng.”

MẸ: Ừm.

BRIAN: Hừ, có lẽ con sẽ đành chịu đựng vậy. Chỉ còn có 30 ngày nữa thôi.

MẸ: Đúng thế.

BRIAN: Không, con không thể chịu đựng nổi. Con nghĩ tốt hơn mẹ đến trường với con.

MẸ: Brian, mẹ nghĩ con đã đủ trưởng thành để xử lý tình huống này. Mẹ rất tự tin vào con. Rất nhiều khả năng con sẽ biết làm điều đúng đắn ( ôm hôn bé )

Ngày hôm sau:

BRIAN: Mẹ, con cảm thấy mình giỏi quá! Con đã lên phòng thầy Hiệu trưởng và thầy bảo con gặp thầy như vậy là rất can đảm, và thầy rất vui vì con mạnh mẽ, thầy cũng vui vì con nghĩ có thể chia sẻ vấn đề của con với thầy. Mẹ biết đấy, đó là lý do thầy có mặt ở đó mà!

MẸ: Con đã một mình xử lý được tình huống khó khăn!

BRIAN: ( trông như cao tới hơn hai mét ) Dạ!

Ví dụ cuối cùng này cho thấy những tác động đáng khích lệ từ lời khen mô tả của một huấn luyện viên đối với với một đội bóng trẻ. Sau mỗi trận đấu, mỗi thành viên trong đội 9, 10 tuổi sẽ nhận được một lá thư của thầy. Sau đây là trích đoạn từ ba lá thư như thế:

Các em đội Tomahawks thân mến,

Chủ nhật rồi các em đã không thua gì một NHÀ MÁY ĐIỆN. Về tấn công, chúng ta đã bùng nổ được sáu quả, nhiều hơn bất kỳ trận nào trong năm nay. Về phòng thủ, chúng ta đã giữ bóng ở phía bên phần sân đối phương suốt trận đấu, với bàn thắng duy nhất của họ đến khi kết quả trận đấu không còn gì để nghi ngờ nữa.

Giờ tập luyện sẽ vào thứ bảy, sân Willets,

10:00 – 11:15 sáng.

Hẹn gặp lại các em.

Thân ái

Bob Gordon

Huấn luyện viên

Các em đội Tomahawks thân mến,

MỘT TRẬN ĐẤU HUY HOÀNG!

MỘT ĐỘI BÓNG VANG LỪNG!

Dàn hậu vệ “cơn lốc màu da cam” của chúng ta không chỉ khóa chặt một trong những đội ghi bàn nhiều nhất giải vô địch, mà các em còn giữ chân để họ chỉ sút được vài quả về phía gôn của mình. Dàn tiền vệ tấn công của chúng ta thật chắc chắn, với năm cầu thủ ghi bàn. Quan trọng hơn, nhiều bàn trong số đó là kết quả của sự phối hợp chuyền bóng và chọn vị trí rất ăn ý. Chiến thắng này thật sự là chiến thắng đồng đội với tất cả mọi người đều đóng góp phần quan trọng của mình.

Chúng ta vẫn đứng thứ nhì, còn thua đội Poncas một điểm, và chúng ta còn hai trận nữa. Tuy nhiên, dẫu chúng ta kết thúc thế nào chăng nữa, tất cả các em đều có thể tự hào về cách mình chơi bóng trong mùa này.

Chúng ta có buổi tập thường lệ vào thứ bảy tại sân Willets.

10:00 – 11:15 sáng

Hẹn gặp lại các em

Thân ái,

Bob Gordon

Huấn luyện viên

CÁC NHÀ VÔ ĐỊCH thân mến,

Những trận đấu trong tuần này là những trận đấu hấp dẫn nhất thầy từng xem. Suốt cả năm nay, đội Tomahaws đã trình diễn những hậu vệ, những tiền đạo tuyệt vời của mình. Cuối tuần này chúng ta đã thể hiện những trái tim và tinh thần chiến đấu quyết liệt. Mặc dù thời gian sắp hết, các em không bao giờ bỏ cuộc và các em đã rời trận với một chiến thắng ngoạn mục mà các em vô cùng xứng đáng.

Chúc mừng tất cả các em: những nhà vô địch.

Thân ái

Bob Gordon

Huấn luyện viên

[1] Minute Rice là nhãn hiệu sản phẩm cơm ăn liền của hãng General Foods từ năm 1949, nay là hãng Kraft Foods, rất phổ biến ở Mỹ và Canada – (ND).

Bình luận
2880
× sticky