Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Phụ Nữ Thông Minh Không Ở Góc Văn Phòng

Chương 4: Cách Bạn Suy Nghĩ

Tác giả: Lois P. Frankel

Chương 4 CÁCH BẠN SUY NGHĨ

Thay đổi suy nghĩ về cung cách làm việc tiêu cực và thay đổi hành vi ngầm hủy hoại sự nghiệp là cần thiết. Chúng ta thường có ý niệm về những việc có thể và không thể giúp chúng ta khẳng định bản thân. Đó là những hành vi mang tính chất mê tín bởi chúng ta vẫn tin rằng điều tồi tệ sẽ xảy ra nếu chúng ta hành động như vậy. Tôi phải làm việc chăm chỉ hơn các đồng nghiệp, có như vậy tôi mới được thưởng công và Giám đốc sẽ sa thải tôi nếu tôi nói với bà ấy suy nghĩ của tôi là ví dụ điển hình của những suy nghĩ mê tín. Những suy nghĩ này được hình thành từ lời khuyên nhủ của bố mẹ: lời khuyên đã từng đúng với bố mẹ nhưng không còn đúng với thế hệ của chúng ta. Do đó, những hành vi này chỉ phát tuy tác dụng khi bạn mới đi làm và sẽ ngày càng có ít tác dụng hơn. Khi mới được nhận vào công ty, chúng ta phải làm nhiều việc tay chân hơn để có được sự tôn trọng và sự chú ý thay vì thể hiện khả năng lãnh đạo hay kĩ năng tạo dựng mối quan hệ và những thứ tương tự như vậy. Vì vậy, chúng ta khó có thể từ bỏ những suy nghĩ mê tín ấy vì chúng đã từng mang lại hiệu quả.

Trong quá trình đào tạo, một trong những mục tiêu khó đạt được nhất là khiến học viên nỗ lực áp dụng cách ứng xử mới. Mục tiêu này khó tương tự như khi chúng ta phải từ bỏ một đôi giầy chơi quần vợt đã sờn rách. Đôi chân bạn vô cùng dễ chịu mỗi khi bạn xỏ chân vào đôi giầy cũ ấy. Nội dung của chương 4 tập trung vào những niềm tin mê tín được hình thành từ khi bạn mới đi làm và bạn nên cho chúng “nghỉ hưu” trước khi chính bạn nghỉ hưu.

Sai lầm thứ 31 Luôn kì vọng vào thành công rực rỡ

Hãy suy nghĩ thật lô-gíc về vấn đề này. Bạn hãy thử nhìn quanh mình xem, có phải những người tài giỏi và được thăng chức là những người có thể làm nên điều kì diệu không? Phụ nữ thường tự hào vì họ có thể làm nhiều việc hơn, hoàn thành công việc trước hoặc đúng thời hạn và họ hăng say làm việc hơn mỗi khi chịu áp lực. Họ tin rằng người khác sẽ nhận thấy và đánh giá cao nỗ lực của họ. Tuy nhiên, họ không nhận ra rằng mỗi khi họ làm nên một điều kì diệu nào đó, chính họ đã nâng cao rào cản – sự kì vọng người khác dành cho họ. Không chỉ có vậy, trong khi họ bận rộn làm nên điều kì diệu mới, những đồng nghiệp nam của họ lại có cơ hội hoàn thành những nhiệm vụ giúp họ có tầm nhìn xa hơn và tất nhiên, nhận được nhiều phần thưởng hơn.

Hãy xem Anita mắc sai lầm này như thế nào. Từ công ty làm trong lĩnh vực quảng cáo, chị chuyển sang làm việc cho công ty tư vấn Big Five nổi tiếng. Quả thực, chị là một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này và tất cả đồng nghiệp đều thừa nhận điều đó. Giám đốc mới của chị có nói: “Anita đang phải đảm nhận một mớ rối rắm.” Kết quả là Anita luôn đi làm sớm, về nhà muộn, thức khuya, làm việc cả hai ngày cuối tuần để có thể giải quyết cho xong rắc rối và tìm ra cách sửa chữa sai lầm mà người tiền nhiệm đã để lại. Anita luôn đón nhận tất cả công việc được giao, cho dù đó là công việc gì đi nữa.

Vậy là trong năm đầu tiên chị chuyển sang công ty mới, chị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong khi năm thứ hai thì ngược lại. Đồng nghiệp đã kì vọng chị sẽ đạt được thành tích tốt như năm đầu tiên – và mỗi ngày phải tốt hơn nữa. Để thỏa lòng mong mỏi của đồng nghiệp, Anita làm việc không ngừng nghỉ, dành tất cả thời gian có thể tại văn phòng. Ngay trong năm đầu tiên, chị đã đề ra một mục tiêu quá cao và rồi cuối cùng chị không thể vượt qua nó như mọi người mong đợi, và thậm chí chị cũng không thể giữ được mục tiêu đó trong năm thứ hai. Điều này không có nghĩa là chị không nên cống hiến hết mình trong năm đầu tiên chị làm việc tại công ty, mà nó chỉ đơn giản có nghĩa là chị phải có thói quen làm việc thực tế; và đừng nghĩ rằng mình phải là một siêu nhân thì mới làm việc hiệu quả.

Gợi ý

  1. Hãy biết cách quản lý sự kì vọng của người khác. Bạn có thể sẵn sàng đề ra mục tiêu cao hơn một chút nhưng đừng ngần ngại nói thẳng khi mục tiêu quá phi thực tế. Ai cũng muốn mọi thứ thật tốt đẹp. Nếu bạn bị lợi dụng, bạn nên tỏ thái độ phản kháng ngay lập tức và thái độ này sẽ không thể huỷ hoại sự nghiệp của bạn.

  2. Mỗi ngày hoặc mỗi tuần một lần, bạn nên đề ra những mục tiêu thực tế. Phụ nữ thường nghĩ rằng mỗi ngày có tới 34 giờ đồng hồ. Bạn nên ghi nhớ câu nói của Parkinson: Làm việc ngày càng nhiều hơn để lấp đầy khoảng thời gian trống. Nếu mỗi sáng đi làm bạn đều nghĩ bạn phải làm việc đến tận 9 giờ tối, rất có thể bạn sẽ thực hiện như vậy. Nếu bạn nghĩ bạn sẽ trở về nhà lúc 6 giờ tối, bạn sẽ rời công ty chỉ muộn hơn một chút.

  3. Nếu nhóm của bạn không có đủ nhân lực để hoàn thành dự án, bạn hãy đề nghị được giúp đỡ hoặc thương lượng để thời hạn hoàn thành dự án hợp lí hơn. Bạn có thể nói: “Tôi rất muốn hoàn thành dự án vào lúc 5 giờ chiều hôm nay như anh yêu cầu nhưng nhóm chúng tôi không có đủ nhân lực để đạt được mục tiêu đó. 5 giờ chiều ngày mai sẽ hợp lí hơn.” Khi yêu cầu được chấp nhận, bạn sẽ không phải làm việc cho đến tận nửa đêm nữa.

Sai lầm thứ 32 Nhận toàn bộ trách nhiệm

Sai lầm này rất giống với sai lầm thứ 3 Khi bạn được giao hoàn thành một dự án, điều đó không có nghĩa bạn là người duy nhất có thể hay nên làm dự án đó. Bạn chỉ là một người có trách nhiệm tiến hành dự án với đồng nghiệp. Bạn không được thưởng vì một mình thực thi dự án. Bạn được thưởng vì dự án được hoàn thành. Ban lãnh đạo sẽ đánh giá bạn cao hơn nếu bạn biết cách giao phó phần công việc phù hợp cho đồng nghiệp hay gây ảnh hưởng với họ để họ giúp bạn. Điều đó chứng tỏ bạn biết cách quản lí dự án. Bạn có biết rằng, khi nam giới được giao thực hiện một dự án, việc đầu tiên anh ta làm là giao phó công việc cho những người phù hợp chưa?

Dạo gần đây tôi có tư vấn cho một phụ nữ và chị được giao trách nhiệm lên kế hoạch tổ chức chương trình từ thiện cho công ty. Chị rất nản lòng với nhiệm vụ này vì công ty chị chưa từng tham gia đóng góp từ thiện cho tổ chức phi lợi nhuận nào. Chị không biết phải bắt đầu từ đâu. Sau khi tôi và chị cùng thảo luận về chương trình từ thiện, chị nhận thấy chị không phải làm từ thiện mọi nơi mọi lúc và chị cũng không phải một mình hoàn thành nhiệm vụ. Sẽ tốt hơn nếu chị kêu gọi tấm lòng nhân ái từ nhân viên công ty và mọi người trong cộng đồng. Nhờ đó chị có thể thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, nắm bắt ý tưởng, sự đóng góp về tiền của và sức lực của họ. Chị đã không còn cảm giác chán nản như thể một gánh nặng đã được trút khỏi vai chị.

Gợi ý

  1. Mỗi khi được giao thực hiện một dự án hay hoàn thành một nhiệm vụ, bạn nên tránh xu hướng bắt tay vào làm ngay lập tức. Bạn nên dành thời gian tìm hiểu dự án thật kĩ lưỡng, lên kế hoạch làm việc cụ thể, xác định số lượng nhân lực và những yếu tố cần thiết cho dự án.

  2. Thường xuyên tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp và bạn bè trong nghề. Sẽ là quá muộn để bạn tạo dựng một mối quan hệ lúc bạn cần đến mối quan hệ đó. Chúng ta sẽ cùng thảo luận kĩ lưỡng hơn về vấn đề này trong chương sau.

  3. Không nên phát minh lại ra một bánh xe mới. Nếu tôi phải làm việc gì đó, chắc chắn đồng nghiệp đã từng phải làm những việc tương tự. Bạn cũng vậy, bạn nên tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.

  4. Học cách giao phó công việc. Nếu không có đủ nhân lực để hoàn thành công việc, bạn có thể trông cậy vào sự giúp đỡ từ các mối quan hệ khác.

Sai lầm thứ 33 Luôn làm theo chỉ dẫn

Không phải phụ nữ nào cũng mắc phải sai lầm này nhưng một số chị em luôn trở nên cuống quýt mỗi khi được giao thực hiện dự án. Chúng ta lo lắng về việc phải nhanh chóng hoàn thành công việc đến nỗi không nhận thấy cách làm khác có thể giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn và thông minh hơn. Chúng ta thường quan tâm đến các tiểu tiết thay vì quan tâm đến tổng thể vấn đề. Những người biết vươn xa trong sự nghiệp luôn biết cách cân bằng chiến lược và chiến thuật làm việc.

Tôi có hai nữ nhân viên rất thành thạo trong việc tạo ra sự cân bằng nói trên. Kim có bằng Tiến sĩ tâm lí học và Majella đang theo học chuyên ngành vẽ hình minh họa cho sách báo. Họ được nhận vào làm ở vị trí quản lí của rất nhiều các dự án mới và họ đều hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Vì tôi luôn nhìn tổng thể vấn đề, chứ không phải là các chi tiết nhỏ, nên tôi quyết định tuyển mộ nhân viên biết hướng trọng tâm vào chi tiết nhỏ của dự án. Kim và Majella giúp tôi nhận thấy sai sót trong cách làm việc của mình và họ luôn giúp tôi điều chỉnh khiếm khuyết.

Mỗi khi được giao nhiệm vụ, thay vì ngay lập tức bắt tay vào làm việc, trước tiên Kim và Majella cùng nghĩ về dự án và đặt ra nhiều câu hỏi rất hay. Họ giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian – chưa kể đến sự tiết kiệm về tiền bạc và cảm giác thất vọng có thể nảy sinh từ phía họ – bởi chúng tôi nhanh chóng nhận thấy ý tưởng ban đầu của tôi về dự án chưa được cân nhắc thấu đáo. Họ mang đến cho công ty nhiều giá trị thiết thực bằng cách suy nghĩ và đề ra kế hoạch làm việc cụ thể thay vì luôn làm theo chỉ dẫn, và tôi tin rằng bạn cũng muốn được đánh giá cao vì khả năng này.

Gợi ý

  1. Trước khi bắt tay thực hiện dự án lớn hay phức tạp, bạn nên dành thời gian thảo luận và đề ra phương hướng làm việc cụ thể với đồng nghiệp.

  2. Trước khi nghĩ đến phương pháp hoàn thành dự án nhanh hơn, tiết kiệm nhiều chi phí hơn và hiệu quả hơn, bạn nên tìm hiểu thật kĩ lưỡng các chi tiết nhỏ.

  3. Tham dự khóa học kiểm soát sự căng thẳng để giúp bạn từ bỏ mong muốn phải hoàn thành nhiệm vụ trong sự vội vàng, gấp rút.

  4. Học chơi cờ vua. Cờ vua sẽ giúp bạn có cách suy nghĩ chiến lược hơn.

Sai lầm thứ 34 Nhìn thấy hình ảnh của Bố trong sự hiện diện của cấp trên

Carolyn có nhiều triển vọng tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp và chị được hầu hết tất cả đồng nghiệp – trừ nam giới là cấp trên – nhận xét là một người thông minh và quyết đoán. Mỗi khi cấp trên đặt câu hỏi, chị thường ngắc ngứ không trả lời được và có thái độ như một đứa trẻ nhỏ. Chị tìm đến sự tư vấn của tôi vì chị không thể tạo dựng hình ảnh như mong muốn trước sự hiện diện của cấp trên. Chị cư xử như một cô gái nhỏ trước mặt cấp trên là nam giới và họ cũng đối xử với chị như vậy. Tôi sớm nhận thấy lời khuyên của tôi về việc chị phải tỏ ra quyết đoán hơn hay nói năng mạnh mẽ hơn không mang lại hiệu quả bởi chị biết quá rõ chị phải vận dụng lời khuyên đó như thế nào. Vấn đề là ở chỗ, chị không thể tỏ ra quyết đoán hay mạnh mẽ trước mặt một số người.

Trong một buổi tư vấn, tôi đề nghị chị kể về bố. Bố chị là cựu đại tá trong quân đội và ông coi gia đình là một trung đội dưới quyền kiểm soát của mình. Carolyn miêu tả ông rất nghiêm khắc, hay tỏ ra có quyền thế và không ai có thể làm ông hài lòng. Khi được hỏi về thời thơ ấu, Carolyn nói chị đã học cách trở thành một người con ngoan ngoãn, tuân theo mọi quy tắc bố đề ra, học tập miệt mài và không làm điều gì khiến bố phật ý. Vì vậy mà khi đi làm, chị luôn nhìn thấy hình ảnh của bố trong hình ảnh của cấp trên là nam giới, còn chị vẫn là một cô con gái biết vâng lời.

Trong khi đó, bố của Suzanne lại là một người cha yêu thương con hết mực, luôn quan tâm săn sóc con cái và sống rất tình cảm. Ông khuyến khích Suzanne theo đuổi ước mơ và luôn động viên con gái về mặt tinh thần. Suzanne tìm đến tôi vì chị không hiểu lí do khiến chị chưa bao giờ làm Giám đốc hài lòng. Suzanne nghĩ chắc chắn chị đã làm việc gì đó chưa đúng. Tôi có quen biết Giám đốc chị và tôi biết anh rất khó tính, tự cao tự đại và lúc nào cũng cho mình là người biết tất cả mọi điều trên đời – nhưng tôi không nói với Suzanne điều này. Suzanne không hiểu rằng không phải tất cả đàn ông đều tử tế và tình cảm như bố, vì vậy chị luôn hi vọng họ sẽ đối xử với chị như bố đã đối xử với chị.

Sai lầm chung của Suzanne và Carolyn là họ coi cấp trên như người cha ruột. Bạn sẽ không thể xây dựng một mối quan hệ độc lập và khách quan với Giám đốc hay cấp trên là nam giới nếu bạn trông đợi điều tốt đẹp nhất hoặc tồi tệ nhất của họ.

Gợi ý

1. Nếu cách cư xử của bạn với Giám đốc hoặc cấp trên là nam giới khác với cách ứng xử thường ngày, bạn nên tự hỏi mình 3 câu hỏi:

a. Ông ta khiến mình nhớ đến ai?

b. Mình cư xử như thế nào mỗi khi mình ở gần ông ta?

c. Tại sao mình rụt rè như vậy trước ông ta?

Câu trả lời sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân khiến bạn coi cấp trên như cha ruột và thái độ của bạn với họ.

2. Tự trò chuyện với bản thân để phân biệt rõ hình ảnh của bố trong hình ảnh của Giám đốc. Mỗi khi phải họp hay làm việc với Giám đốc, bạn nên tự nhắc nhở mình rằng ông ta không phải là cha ruột của bạn và bạn là đồng nghiệp của ông ta. Bạn nên tự nhắc nhở như vậy cho đến khi bạn tin lời nhắc nhở đó và có cách cư xử hợp lí.

3. Tập trung vào thông điệp Giám đốc gửi đến bạn thay vì chú ý vào cảm xúc và cách họ gửi thông điệp. Khi đó, bạn sẽ lắng nghe thông điệp khách quan hơn và ứng xử hợp lí hơn.

Sai lầm thứ 35 Bó hẹp khả năng cá nhân

Cách đây không lâu, một phụ nữ đến tìm tôi vì chị muốn nắm bắt cơ hội nghề nghiệp phù hợp với khả năng nhưng chị không biết mình giỏi trong lĩnh vực nào. Chị giữ chức vụ Phó giám đốc trong một tổ chức phi lợi nhuận nhiều năm liền. Chị đã chứng kiến các Giám đốc (họ đều là nam giới) đến nhận chức rồi rời đi và họ không bao giờ coi chị là đối thủ đáng gờm cho vị trí cao nhất đó. Thành phần ban Giám đốc chủ yếu là những người đàn ông bảo thủ và họ không bao giờ nghĩ đến việc bổ nhiệm chị làm Giám đốc mỗi khi vị trí đó trống. Điều đó khiến chị tin chị sẽ không bao giờ được đánh giá là ứng viên sáng giá cho vị trí Giám đốc.

Sau buổi thảo luận đầu tiên, tôi và chị đều nhận thấy chị có đủ tài năng và kinh nghiệm để đảm nhận cương vị Giám đốc, chị chỉ không có đủ tự tin. Sinh trưởng trong gia đình có một người anh được coi là “siêu sao”, chị cũng được đánh giá là người giỏi giang nhưng không tài năng bằng anh trai. Đây là nguyên nhân khiến chị vẫn chỉ dừng lại ở vị trí quan trọng thứ hai trong công ty.

Trong buổi tư vấn thứ hai, tôi muốn hiểu rõ nguyên nhân tại sao, đến tận bây giờ, sau nhiều năm cống hiến cho công ty, chị lại muốn được bổ nhiệm vào vị trí cao nhất. Chị nói chị đã thấy nhiều đồng nghiệp nữ cũng bắt đầu sự nghiệp với vị trí tương đương như chị nhưng hiện nay họ đều trở thành Giám đốc, Chủ tịch trong các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận. Một nguyên nhân nữa là chị cảm thấy nhàm chán với công việc hiện tại và chị rất sẵn sàng cho những thử thách mới.

Trong buổi gặp thứ ba, chị đã vạch ra một kế hoạch cho thấy niềm đam mê lớn của chị với vị trí mới và chứng minh chị là ứng viên sáng giá nhất. Trong hai tháng (đây đúng là một ban Giám đốc chậm chạp!) chị trở thành ứng viên nặng kí nhất và ba tháng sau đó, chị đã được ngồi vào ghế Giám đốc.

Trong một xã hội mà phụ nữ được gán cho rất nhiều thông điệp nhạy cảm và không – nhạy – cảm về “nơi thuộc về họ”, họ phải biết suy nghĩ vượt qua ranh giới của định kiến.

Gợi ý

1. Luôn có ý thức mở rộng khả năng bằng cách liệt kê những cơ hội bạn có thể nắm bắt. Nếu bạn không nhận ra những cơ hội đó, bạn có thể cùng bạn bè thân thiết đề ra một kế hoạch cụ thể.

2. Lắng nghe cuộc trò chuyện bên trong tâm trí, chẳng hạn như:

“Mình sẽ không bao giờ làm được những việc mà Kathy đã làm. Mình không can đảm như bạn ấy.”

“Họ sẽ không bao giờ tán thành ý tưởng của mình mặc dù mình đã đưa ra rất nhiều bằng chứng.”

“Mình không nên xin vào vị trí đó. Mình không phải là ứng viên xứng đáng nhất.”

“Mình không đủ thông minh để học bằng Tiến sĩ.”
“Mình sẽ không bao giờ có đủ tiền để nghỉ hưu sớm.”

3. Không nên xem nhẹ cơ hội nằm trong tầm tay. Bạn nên kĩ lưỡng cân nhắc từng cơ hội trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Có thể cơ hội mà bạn coi nhẹ ngay từ đầu lại là cơ hội tốt nhất.

4. Đọc tiểu sử về những người phụ nữ thành đạt và học hỏi cách họ mở rộng khả năng.

Sai lầm thứ 36 Không quan tâm đến quy luật “có đi có lại”

Nhiều người không muốn đề cập đến quy luật “có đi có lại” nhưng quy luật này xuất hiện cố hữu trong mọi mối quan hệ. Chẳng hạn như thế này: Tôi trả lương cho anh và ngược lại anh phải làm tốt công việc của mình hoặc tế nhị hơn như Tôi đồng ý tiến cử anh và tôi hi vọng lần tới hóa đơn chi tiêu của tôi sẽ được xử lí nhanh hơn. Các mối quan hệ luôn hàm ẩn một quy tắc trao đổi bất thành văn. Nữ giới không giỏi tận dụng quy luật này và họ thường cho đi mà không mong nhận lại được bất cứ thứ gì.

Để xây dựng mối quan hệ thành công tại công sở, bạn cần phải xác định rõ quy luật có đi có lại. Đồng nghiệp cần gì ở bạn và bạn cần gì ở họ? Giả sử “tài khoản” của bạn được tăng lên mỗi khi bạn mang đến cho đồng nghiệp thứ mà họ cần, bạn phải biết cách gia tăng tiền dự trữ trong tài khoản đó. Cách duy nhất giúp bạn làm được điều này là phải đối xử với mọi người thật phóng khoáng.

Tuy nhiên, việc này không hấp dẫn và mang tính vụ lợi như nhiều người nghĩ. Dù không nhận ra nhưng chúng ta vẫn áp dụng quy luật có đi có lại mỗi ngày. Ví dụ như bạn phải rời công ty sớm vì có hẹn với bác sĩ và tôi giúp bạn hoàn thành bản báo cáo. Khi đó, tôi có được một món tiền trong tài khoản. Một vài tuần sau đó, tôi cần một số thông tin mà bạn thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Lúc đó, số tiền trong tài khoản sẽ được chuyển thành tiền mặt bởi bạn đã cung cấp cho tôi thông tin cần thiết. Có lúc quy tắc có đi có lại được đề cập rất thẳng thắn (“Anh có còn nhớ tôi đã có anh mượn máy tính xách tay hồi tháng trước không? Chà chà, tôi đang băn khoăn không biết…”) nhưng thông thường thì mỗi người phải tự hiểu quy tắc đó.

Gợi ý

  1. Nếu bạn giúp đỡ người khác, bạn nên để họ biết sự giúp đỡ của bạn. Bạn có thể tế nhị nói: “Tôi có thể hoàn thành báo cáo trước khi về không? Chẳng là tôi có kế hoạch gặp một người bạn sau khi tan sở nhưng có lẽ tôi nên gọi và báo cho anh ta biết tôi sẽ đến muộn.” Một khoản tiền đã được gửi vào tài khoản của bạn.

  2. Không nên khiến mọi thứ quá dễ dàng. Bạn nên nói: “Tôi đã thuyết phục phòng Công nghệ Thông tin ưu tiên sửa máy tính xách tay của chị trước. Tôi biết chị rất cần máy tính trước khi đi công tác.” Một khoản tiền nữa đã được chuyển vào tài khoản của bạn.

  3. Không nên đánh giá thấp giá trị trao đổi của những việc như ủng hộ đồng nghiệp trong một buổi họp, công khai khen ngợi đồng nghiệp, biết lắng nghe hoặc cung cấp thông tin đúng lúc. Đó là những “hàng hoá” giá trị tại công sở.

Sai lầm thứ 37 Vắng mặt trong các buổi họp

Bạn từ bỏ quan điểm cho rằng các buổi họp rất đáng giá, thú vị và đáng để bạn đầu tư thời gian? Bạn quá ngây thơ rồi. Gạt bỏ quan điểm cho rằng bạn phải ngồi lì ở trên ghế và làm việc vì điều đó thực sự quan trọng? Bạn lại sai lầm thêm một lần nữa. Tôi thấy họp hành chỉ làm mất thời gian nếu các cuộc họp chỉ đi sâu vào phần nội dung. Thật sự không phải vậy. Họp hành là lúc đồng nghiệp gặp gỡ, trao đổi, chào hỏi hay cùng thuyết trình về một vấn đề nào đó. Đó là một phần của việc “dán nhãn” và “tiếp thị” bản thân. Chúng ta sẽ thảo luận thêm về vấn đề này trong chương 5.

Gợi ý

  1. Không nên vắng mặt trong các buổi họp.

  2. Hãy coi việc đi họp như một cơ hội thể hiện kĩ năng đặc biệt hay kiến thức của bạn (trừ phi đó là kĩ năng ghi chép hoặc pha cà phê). Nếu biết điều hành, bạn nên đề nghị được làm “chủ xị” một buổi họp (sẽ thú vị hơn việc ngồi trên ghế lắng nghe một cách nhàm chán). Bạn cũng có thể xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp bằng cách ủng hộ quan điểm của họ (và bạn phải thực lòng đồng ý với quan điểm đó).

  3. Đề nghị được mời tham dự những buổi họp mà bạn có cơ hội gặp gỡ ban lãnh đạo cấp cao hoặc thuyết trình về chủ đề mà bạn cần thêm sự ủng hộ của đồng nghiệp.

Sai lầm thứ 38 Coi trọng công việc hơn cuộc sống cá nhân

Không nên để cuộc sống chỉ có công việc mà công việc. Một lãnh đạo cấp cao (nam giới, tất nhiên rồi) của một công ty nằm trong top 100 công ty lớn do Fortune bình chọn đã nói với tôi: “Nếu nhân viên của tôi không thể hoàn thành công việc và hưởng thụ một cuộc sống ngoài công việc, chắc chắn họ đang đi sai đường.” Vậy bạn có muốn sau khi bạn qua đời, trên bia mộ của bạn sẽ được khắc dòng chữ: CÔ ẤY LUÔN ĐẶT LỢI ÍCH CỦA CÔNG TY LÊN TRÊN LỢI ÍCH CÁ NHÂN? Bạn nợ công ty một ngày làm việc chăm chỉ để xứng với tiền lương được trả mỗi ngày. Bạn nợ công ty một khoảng thời gian làm thêm (cho dù bạn có được trả tiền làm thêm hay không thì bạn vẫn không phàn nàn.) Nhưng bạn không nợ công ty tâm hồn của chính mình.

Tôi đã tiếp xúc với nhiều phụ nữ – những người sẵn sàng từ bỏ nhiều thứ quan trọng với bản thân để đáp ứng nhu cầu công việc – họ không muốn về nhà hoặc họ không muốn giải quyết những việc có liên quan đến gia đình. Do đó, tham gia hoạt động ngoại khóa và bạn bè ngoài công việc sẽ giúp bạn trở nên tích cực và làm việc hiệu quả hơn. Không nên ảo tưởng rằng, bạn phải từ bỏ cuộc sống cá nhân để đạt được thành công trong sự nghiệp. Một cuộc sống chỉ có công việc và không có thời gian giải trí sẽ khiến bạn trở thành một cô gái tẻ nhạt.

Gợi ý

  1. Nếu người ta yêu cầu bạn hủy kế hoạch của mình, hoặc nếu bạn quá bận rộn, hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định. Bạn nên “cân đo đong đếm” cái bạn nhận được và cái bạn mất đi khi hủy kế hoạch. Đúng là cũng có những lúc bạn buộc phải làm như vậy nhưng nếu đó không phải là ngoại lệ vô cùng đặc biệt, bạn vẫn cần phải suy nghĩ thật kĩ lưỡng.

  2. Không được hủy kế hoạch với con cái chỉ vì công việc trừ phi thật sự khẩn cấp. Và kể cả trong trường hợp đó bạn vẫn nên suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi quyết định. Vì lý do tài chính, rõ ràng bạn không thể mạo hiểm để mất việc nhưng bạn cũng không nên lơ là giá trị của gia đình.

  3. Hãy phát triển các sở thích và thú vui ngoài công việc. Nếu bạn chưa có bất cứ một thú vui hay sở thích nào, hãy tạo ra một cái cớ nào đó để ngừng làm việc.

  4. Bạn muốn khắc dòng chữ gì trên bia mộ của mình? Vậy hãy làm như thế.

Sai lầm thứ 39 Cho phép người khác làm mất thời gian của bạn

Chắc hẳn trên trán chúng ta luôn xuất hiện dòng chữ ĐỪNG NGẦN NGẠI – HÃY LÃNG PHÍ MỖI NGÀY CỦA TÔI. Tại sao người khác cho rằng họ có thể dành quá nhiều thời gian để nói với chúng ta toàn những việc không đầu không cuối? Tôi không thể hiểu nổi tại sao nhiều người khác – nam giới, nữ giới và cả trẻ em – bước vào phòng làm việc của tôi và nói: “Chị có phiền không nếu tôi đưa ra một câu hỏi? Lúc này, Bob đang bận nên tôi không hỏi được”. Còn tôi thì không bận sao? Thời gian là thứ hàng hóa có giá trị nhất của bạn. Thời gian trôi qua, và bạn sẽ không bao giờ lấy lại được.

Người khác vẫn nghĩ rằng chúng ta biết quan tâm, tốt bụng và rất nhiều rất nhiều đức tính khác nữa. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng sự quan tâm và lòng tốt không phải là thứ duy nhất giúp bạn bảo vệ thời gian quý báu của mình đâu. Mọi thứ đều có một thời điểm và không gian nhất định, nhưng nếu bạn phải gấp rút hoàn thành công việc, hẹn làm tóc lúc 5h30 và bố mẹ chồng sẽ đến ăn tối cùng gia đình bạn – chắc chắn đó không phải là lúc để người khác lãng phí thời gian của bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên nghĩ rằng tôi đang khuyến khích bạn không bao giờ dành thời gian cho người khác. Làm như vậy sẽ tổn hại khủng khiếp đến các mối quan hệ và ngăn bạn không có được một số khoản thu nhập về sau. Bạn hãy nghĩ về việc bạn để người khác tận dụng thời gian của bạn như thế nào, nhất là khi bạn không có nhiều thời gian rảnh rỗi.

Gợi ý

  1. Nhận thấy sự khác biệt về thời gian khi người khác cần nói và muốn nói.

  2. Hãy tập nói: “Bạn biết đấy, mình rất muốn trò chuyện thêm nữa nhưng hôm nay mình bận lắm. Ngày mai mình tiếp tục trò chuyện nhé!”

  3. Hãy quản lý thời gian thật khéo léo, ví dụ như đặt một chồng tài liệu lên một chiếc ghế khác trong văn phòng; vẫn cầm bút khi có người khác bước vào phòng; chỉ trả lời điện thoại, thư thoại và thư điện tử vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày; và treo một tấm biển nhỏ KHÔNG LÀM PHIỀN trên cửa mỗi khi bạn bận rộn.

Sai lầm thứ 40 Sớm từ bỏ mục tiêu nghề nghiệp

Thành công tạo dựng thành công. Eleanor Roosevelt từng nói: “Bạn có sự dũng cảm và tự tin sau khi bạn làm những việc bạn từng nghĩ mình không thể làm được.” Rất nhiều phụ nữ phải đối mặt với rắc rối vì họ cho phép người khác làm họ đi lệch hướng khỏi mục tiêu nghề nghiệp ban đầu. Mary Catherine Bateson, con gái của nhà nhân loại học Margaret Mead và Gregory Bateson đã viết một cuốn sách rất sâu sắc có tựa đề Composing a life (Tạo lập cuộc đời). Tác giả đã quan sát và nhận thấy cuộc sống của nữ giới, không giống như nam giới, không đi theo đường thẳng mà rất dễ thay đổi. “Cuộc sống của chúng ta không chỉ có những định hướng mới mà còn liên tục được định hướng lại, một phần vì sức khỏe và quá trình sinh nở”, bà viết. Sự định hướng lại này xảy ra khi chúng ta lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch ấy. Kết quả là, khi chúng ta muốn quay lại với những kế hoạch đó, phòng tuyển dụng nhân sự của công ty tuyển dụng lại không muốn tuyển chúng ta nữa.

Cho dù hoàn cảnh ngăn cản bạn không thể đạt được mục tiêu là trở thành tổng biên tập của một tờ báo danh tiếng, bạn vẫn nên giữ lửa cho niềm đam mê và cố gắng theo kịp công nghệ mới trong ngành mà bạn thích. Có thể bạn đã có đủ tố chất cần thiết để thành công nhưng nếu bạn thất bại vì mục tiêu của người khác hoặc vì sự kì vọng của những người xung quanh, bạn sẽ không bao giờ được đánh giá thông qua khả năng mà chỉ qua quá trình làm việc của bạn thôi.

Gợi ý

  1. Mỗi khi gặp phải khó khăn trong cuộc sống, bạn không nên từ bỏ hoàn toàn mục tiêu nghề nghiệp, thay vào đó, bạn nên đề ra một kế hoạch chiến lược cho cuộc đời bạn, giúp bạn theo kịp sự phát triển của lĩnh vực mà mình theo đuổi. Bạn nên trò chuyện với bạn bè, gia đình và tìm kiếm sự ủng hộ của họ để tiếp tục đi trên con đường mình đã chọn.

  2. Quan tâm tới tầm quan trọng của một tấm bằng đại học không chỉ vì thành công trong sự nghiệp mà còn mang lại sự tự tin cho bản thân. Cho dù bạn không cần tấm bằng đó trong công việc thì bạn vẫn cần tấm bằng đó cho bản thân, đúng không? Bạn còn chần chờ gì nữa, hãy nhanh chóng đăng kí tham gia các khóa học.

  3. Nếu những người khác khiến bạn đi chệch hướng nghề nghiệp, bạn hãy coi đó là việc bình thường và không nên từ bỏ ước mơ của mình. Mỗi khi có bất cứ sự thay đổi “hệ thống” nào, dù là thay đổi trong hệ thống chính trị hay trong gia đình thì hệ thống này vẫn có xu hướng duy trì sự cân bằng thông qua việc quay lại hiện trạng ban đầu. Bạn có thể nói gì đây? Mọi người thường quen với hiện trạng là bạn để người ta gác các nhu cầu của bạn qua một bên, và một khi họ đã làm được điều đó, họ sẽ còn tiếp tục như vậy.

  4. Nếu bạn quyết định ở nhà chăm sóc con cái trong một thời gian, bạn vẫn phải quan tâm đến lĩnh vực của mình, ví dụ bạn có thể tham gia câu lạc bộ những người trong nghề hoặc các khóa học cộng đồng.

  5. Tình nguyện làm những việc liên quan đến lĩnh vực bạn quan tâm và nó sẽ tạo cho bạn cơ hội tiếp cận với công nghệ và thiết bị hiện đại mà bạn có thể cần đến khi quay lại làm việc.

Sai lầm thứ 41 Không quan tâm đến tầm quan trọng của các mối quan hệ

Vào một thập kỉ rất lâu rồi, con người thường làm việc, nhận tiền, trở về nhà và biết rằng chỉ cần họ hoàn thành tốt công việc, họ sẽ có được một giấc ngủ ngon. Họ sẽ được quan tâm. Nhưng trong thời đại ngày nay, viễn cảnh này chỉ là một câu chuyện thần tiên. Có một thời IBM rất nổi tiếng về chính sách giữ nhân công, vì vậy mà không một nhân công nào bị sa thải ngay cả khi công ty bước vào giai đoạn khó khăn về tài chính. Giờ làm việc của công nhân có thể bị cắt giảm hoặc công nhân được chuyển đến làm việc nơi khác. Ngài Tom Watson sáng lập ra IBM rất tự hào về chính sách này. Nhưng bây giờ thì chuyện đó không còn nữa.

Nhiệm vụ của bạn là tạo dựng mối quan hệ với tất cả những người xuất hiện trong hình vẽ trên. Mối quan hệ không nhất thiết phải được tạo dựng khi bạn cùng đi đánh gôn hoặc cùng đi uống một chầu bia sau khi tan sở với họ nhưng những mối quan hệ đó đóng vai trò quan trọng cho sự thành công về lâu về dài của bạn.

Thay vì lấy ví dụ về một người phụ nữ đổ vỡ trong sự nghiệp vì không biết duy trì các mối quan hệ, tôi xin chia sẻ ví dụ về một phụ nữ và sự nghiệp của chị đã được “cứu vớt” nhờ vào các mối quan hệ. Alexis là một lãnh đạo cấp cao và chị chịu trách nhiệm về đội ngũ nhân viên kinh doanh tại Bắc Mỹ cho một công ty quốc tế bán đồ chơi trẻ em. Sau một vài năm làm việc cho công ty, Giám đốc công ty chị chuyển sang công ty khác và một Giám đốc mới thay thế vị trị này. Alexis và Giám đốc mới bất đồng ý kiến với nhau trong rất nhiều vấn đề, vì vậy hai người khó tránh khỏi việc không hài lòng về nhau.

MẠNG LƯỚI CÁC MỐI QUAN HỆ

Giám đốc mới rất muốn sa thải chị và ông đã yêu cầu phòng nhân sự phải làm việc đó. Ông ta thừa nhận chị làm việc rất tốt, rất chăm chỉ và luôn đáp ứng được doanh số bán hàng nhưng lại bất đồng quan điểm về một số thay đổi quan trọng trong kinh doanh. Để bảo vệ lập trường của mình, Giám đốc mới tiến hành một cuộc điều tra và yêu cầu các nhân viên trong công ty nhận xét về thành tích của Alexis. Ông ta đã cho rằng nếu ông ta không hài lòng với chị, chắc chắn các nhân viên khác cũng vậy.

Tuy nhiên, ông Giám đốc mới đã rất bất ngờ trước kết quả của cuộc điều tra. Hóa ra, Alexis là một người tuyệt vời và giỏi giang trong việc xây dựng các mối quan hệ. Chị không chỉ có mối quan hệ bền chặt với khách hàng của công ty mà còn cả với những người bán rong, đồng nghiệp và cả những nhân viên dưới quyền nữa. Họ tán dương chị vì chị là người làm việc có đạo đức, liêm chính và luôn quan tâm đến nhu cầu của khách hàng. Rõ ràng là nếu Giám đốc mới sa thải Alexis, ông ta sẽ đánh mất toàn bộ thiện chí của đội ngũ nhân viên và khách hàng. Nhờ vào mối quan hệ bền chặt với tất cả mọi người, Alexis đã ngầm buộc Giám đốc mới phải tìm cách hợp tác hiệu quả hơn với chị.

Ví dụ trên cho thấy sức mạnh của mạng lưới các mối quan hệ. Có lẽ chúng ta khó có thể có được thành công như Alexis trong việc tạo dựng các mối quan hệ nhưng tất cả chúng ta đều cần đến các mối quan hệ, bây giờ và cả sau này nữa nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong nghề nghiệp. Và bạn hãy nhớ: Mỗi khi bạn cần một mối quan hệ, lúc đó sẽ là quá muộn để bạn tạo dựng nó.

Gợi ý

  1. Quay lại hình vẽ về mạng lưới các mối quan hệ trong trang 134 và viết tên những người có ảnh hưởng đến công việc và sự nghiệp của bạn vào mạng lưới đó.

  2. Đề ra kế hoạch tạo dựng (hoặc duy trì) mối quan hệ với từng người. Bạn cần phải quan tâm đến quy tắc “có đi có lại”. (Tham khảo thêm sai lầm thứ 9 và thứ 36.)

  3. Tích cực tham gia hiệp hội hoặc câu lạc bộ nghề nghiệp.

  4. Hãy tự nói: “Dành thời gian tạo dựng các mối quan hệ không phải là hành động lãng phí thời gian.” Và chắc chắn là như vậy. Bạn càng có nhiều mối quan hệ thì bạn càng có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin bạn quan tâm đến.

  5. Lưu giữ một cuốn sách gồm tên những người bạn gặp và những thông tin họ chia sẻ với bạn.

Sai lầm thứ 42 Từ chối nhận đặc quyền

Toni được đề bạt vào vị trí quản lý cấp cao trong công ty. Giống như rất nhiều công ty khác, công ty chị cũng có chính sách cụ thể về cấp độ của nhân viên được bổ nhiệm vào từng bộ phận. Nhân viên có ít khả năng được làm việc trong căn phòng nhỏ, nhân viên giỏi hơn được làm ở phòng lớn hơn và những người giỏi hơn nữa được làm việc trong phòng có cửa sổ, cửa lớn, nội thất hiện đại và những tấm thảm đẹp. Toni được chuyển đến phòng làm việc mới có cửa sổ với nội thất bên trong rất hiện đại. Khi được thông báo phải chuyển phòng, Toni đã từ chối. Chị nhận thấy không cần thiết phải làm mọi việc rối rắm lên và tốn tiền thuê nhân công chuyển đồ từ phòng này sang phòng kia. Đúng là một sai lầm!

Nancy cũng phải trải qua tình huống tương tự. Sau khi được thăng chức, chị được thông báo chuyển đến văn phòng làm việc mới, làm quen với nội thất mới, máy tính mới và rất nhiều đồ dùng mới khác. Nancy hi vọng sẽ có được không gian mới và chờ đợi tín hiệu từ cấp trên nhưng tín hiệu đó không bao giờ xuất hiện. Chị quyết định đến gặp Giám đốc và hỏi rõ nguyên nhân. Giám đốc thông báo với chị là công ty mới tuyển được một nhân viên và nhân viên này cần văn phòng làm việc – văn phòng mà đáng ra Nancy được chuyển đến. Chắc hẳn bạn đã đoán ra vấn đề phản đối. Nancy bằng lòng với quyết định của giám đốc và thậm chí chị còn tỏ thái độ biết ơn vì đã được thăng chức. Một sai lầm lớn hơn sai lầm của Toni!

Gợi ý

  1. Bạn nhận đặc quyền không phải vì bạn muốn hay bạn nghĩ là bạn xứng đáng được nhận nó. Bạn được nhận những đặc quyền ấy là do những ấn tượng của người khác về bạn.

  2. Bạn nên trực tiếp đề cập với ban Giám đốc nếu họ không chú ý tới một đặc quyền đáng ra bạn được hưởng. Có thể họ coi đó là một sự sơ suất hợp lí và họ cố tình tảng lờ vấn đề này với hi vọng bạn sẽ ứng xử giống với hầu hết tất cả phụ nữ khác: không đề cập đến vấn đề đó nữa.

  3. Nếu bạn không nhận được đặc quyền tương xứng với chức vụ và bạn nhận thấy ban Giám đốc không thể bỏ sót việc này được, bạn nên trực tiếp hỏi rõ nguyên nhân. Ít nhất bạn cũng nên đề nghị một đồng nghiệp nhìn thẳng vào mắt bạn và nói cho bạn biết tại sao bạn không nhận được đặc ân mà nhiều người đồng nhiệm với bạn nhận được.

  4. Nếu bạn nhận thấy thái độ coi nhẹ quyền lợi của nhân viên từ ban Giám đốc và sẵn sàng chấp nhận hậu quả, bạn nên trình bày vấn đề với ban quản lí cấp cao để chờ đợi quyết định cuối cùng. Không cần than vãn hoặc chỉ tay tức giận, bạn nên từ tốn giải thích vấn đề, nói rõ mong muốn để nhu cầu của bạn được đáp ứng. Tình huống tồi tệ nhất là bạn phải nghe lời từ chối và bạn sẽ tiếp tục chấp nhận hiện trạng cũ; trừ khi bạn sẵn sàng lấy lại quyền lợi bằng mọi giá.

  5. Mỗi khi được thăng chức, đừng quên đề cập đến quyền lợi bạn sẽ nhận được. Thông thường, thông tin kèm theo sẽ không được công bố ngay khi bạn được bổ nhiệm vị trí mới.

Sai lầm thứ 43 Nghĩ ra những câu chuyện tiêu cực

Mẹ tôi luôn tự nghĩ ra rất nhiều chuyện tiêu cực mỗi khi sự việc không suôn sẻ. Nếu ai đó tỏ ra hơi lạnh nhạt với bà, bà sẽ cho rằng: “Có lẽ món quà mẹ tặng ông ta chưa đẹp lắm.” Nếu tôi không được nhận vào công ty nào đó, mẹ sẽ nói: “Chắc chắn là con đã ăn mặc không phù hợp khi đi tuyển dụng.” Bố không được thăng chức, mẹ nhất quyết: “Chắc chắn anh đã làm gì đó xúc phạm Giám đốc.” Kết quả là mỗi khi mọi việc không tiến triển như kế hoạch, tôi lại cho rằng tôi đã làm việc gì đó không đúng và tôi biết tôi không phải là người duy nhất có suy nghĩ như vậy. Rất nhiều phụ nữ cũng đã trải qua tình huống tương tự và với cùng một lí do!

Việc tự nghĩ ra những câu chuyện tiêu cực tại công sở sẽ đặt bạn trong trạng thái luôn phải suy đoán, tồi tệ hơn, bạn không muốn chấp nhận rủi ro vì sợ bị ám ảnh.

Gợi ý

  1. Trước hết, bạn cần phải thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ mang tính trung lập hơn. Bạn nên cân nhắc đến những tình huống thay thế có thể giải thích nguyên nhân dẫn đến sự việc đã xảy ra – những tình huống không hề liên quan đến bạn.

  2. Tập trung giải quyết rắc rối thay vì chỉ quan tâm đến rắc rối. Chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến bạn bỏ lỡ nhiều giải pháp đơn giản mà hiệu quả.

Sai lầm thứ 44 Luôn tìm kiếm sự hoàn hảo

Với niềm tin vào sự không hoàn mỹ của con người, phụ nữ luôn khao khát hướng tới sự hoàn hảo. Phụ nữ chúng ta biết rõ mình sẽ không bao giờ đạt được khao khát này nhưng trong chúng ta không ngừng dấy lên khao khát đó mỗi khi chúng ta cảm thấy không an toàn hoặc kém cỏi hơn người khác. Thật phí thời gian và công sức! Sẽ tốt hơn nếu chúng ta không dành thời gian cố gắng làm hoàn hảo thành quả công việc vốn đã rất tốt hoặc củng cố mối quan hệ vốn rất tốt đẹp. Tôi đã đề cập trong cuốn sách này việc chúng ta cho phép người khác lãng phí thời gian của mình. Bây giờ, tôi sẽ đề cập đến việc chúng tự làm lãng phí thời gian của mình.

Julia là một ví dụ điển hình. Trước khi tìm đến sự tư vấn của tôi, lúc nào chị cũng phải kiểm tra đi kiểm tra lại rồi lại kiểm tra một lần nữa tất cả mọi thứ trong văn phòng trước khi ra về. Ý nghĩ muốn hoàn hảo trong mọi vấn đề khiến hôn nhân của chị đổ vỡ, gây ra một số vấn đề về thể chất cho chị và khiến tất cả đồng nghiệp không gần gũi với chị. Không ai muốn làm cùng nhóm với chị vì chị hay “bới lông tìm vết”. Sự nghiệp của chị bị giới hạn vì chị không thể bỏ qua những chi tiết nhỏ nhặt. Chị vô tình tiết lộ cho đồng nghiệp thấy không việc gì đủ hoàn hảo để làm cho chị cảm thấy hài lòng. Chị khiến đồng nghiệp có cảm giác trong mắt chị họ không đủ giỏi giang. Liệu có ai muốn làm việc với một người phụ nữ cầu toàn như vậy không?

Gợi ý

  1. Giảm bớt lượng thời gian làm việc trong ngày hoặc thời gian dành riêng cho dự án nào đó. Nếu bạn chỉ có một giờ để hoàn thành báo cáo, bạn nên làm xong báo cáo trong đúng một giờ. Nếu bạn bỏ ngỏ kế hoạch, việc tìm kiếm sự hoàn hảo sẽ khiến bạn phải dành thêm nhiều giờ đồng hồ không cần thiết để hoàn thành công việc.

  2. Nếu việc tìm kiếm sự hoàn hảo tính chất ám ảnh hoặc bắt buộc đối với bạn, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn. Có lẽ, một liều thuốc phù hợp sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi lo lắng xuất phát từ mong muốn tìm kiếm sự hoàn hảo.

  3. Đấu tranh để đạt được 80% sự hoàn hảo. Có thể không phải tất cả mọi người đều nhận ra sự khác biệt giữa 80% và 100% nhưng sự khác biệt này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thời gian quan tâm đến những công việc quan trọng hơn.

  4. Hãy thường xuyên tự hỏi mình: “Liệu việc này có đáng để mình dành thời gian quan tâm không?” Nếu câu trả lời là “Có”, hãy tiếp tục hỏi “Tại sao?” Nếu câu trả lời liên quan đến hình ảnh cá nhân và suy nghĩ của người khác về bạn, có thể bạn sẽ cảm thấy có lỗi vì phải đấu tranh tìm kiếm sự hoàn hảo.

  5. Từ bỏ hi vọng được coi là một người hoàn hảo – chỉ nên là một người bình thường như bao người khác. Dù sao thì bạn là một con người chứ không phải là một người chỉ biết làm việc.

Thay đổi suy nghĩ về cung cách làm việc tiêu cực và thay đổi hành vi ngầm hủy hoại sự nghiệp là cần thiết. Chúng ta thường có ý niệm về những việc có thể và không thể giúp chúng ta khẳng định bản thân. Đó là những hành vi mang tính chất mê tín bởi chúng ta vẫn tin rằng điều tồi tệ sẽ xảy ra nếu chúng ta hành động như vậy. Tôi phải làm việc chăm chỉ hơn các đồng nghiệp, có như vậy tôi mới được thưởng công và Giám đốc sẽ sa thải tôi nếu tôi nói với bà ấy suy nghĩ của tôi là ví dụ điển hình của những suy nghĩ mê tín. Những suy nghĩ này được hình thành từ lời khuyên nhủ của bố mẹ: lời khuyên đã từng đúng với bố mẹ nhưng không còn đúng với thế hệ của chúng ta. Do đó, những hành vi này chỉ phát tuy tác dụng khi bạn mới đi làm và sẽ ngày càng có ít tác dụng hơn. Khi mới được nhận vào công ty, chúng ta phải làm nhiều việc tay chân hơn để có được sự tôn trọng và sự chú ý thay vì thể hiện khả năng lãnh đạo hay kĩ năng tạo dựng mối quan hệ và những thứ tương tự như vậy. Vì vậy, chúng ta khó có thể từ bỏ những suy nghĩ mê tín ấy vì chúng đã từng mang lại hiệu quả.

Trong quá trình đào tạo, một trong những mục tiêu khó đạt được nhất là khiến học viên nỗ lực áp dụng cách ứng xử mới. Mục tiêu này khó tương tự như khi chúng ta phải từ bỏ một đôi giầy chơi quần vợt đã sờn rách. Đôi chân bạn vô cùng dễ chịu mỗi khi bạn xỏ chân vào đôi giầy cũ ấy. Nội dung của chương 4 tập trung vào những niềm tin mê tín được hình thành từ khi bạn mới đi làm và bạn nên cho chúng “nghỉ hưu” trước khi chính bạn nghỉ hưu.

Hãy suy nghĩ thật lô-gíc về vấn đề này. Bạn hãy thử nhìn quanh mình xem, có phải những người tài giỏi và được thăng chức là những người có thể làm nên điều kì diệu không? Phụ nữ thường tự hào vì họ có thể làm nhiều việc hơn, hoàn thành công việc trước hoặc đúng thời hạn và họ hăng say làm việc hơn mỗi khi chịu áp lực. Họ tin rằng người khác sẽ nhận thấy và đánh giá cao nỗ lực của họ. Tuy nhiên, họ không nhận ra rằng mỗi khi họ làm nên một điều kì diệu nào đó, chính họ đã nâng cao rào cản – sự kì vọng người khác dành cho họ. Không chỉ có vậy, trong khi họ bận rộn làm nên điều kì diệu mới, những đồng nghiệp nam của họ lại có cơ hội hoàn thành những nhiệm vụ giúp họ có tầm nhìn xa hơn và tất nhiên, nhận được nhiều phần thưởng hơn.

Hãy xem Anita mắc sai lầm này như thế nào. Từ công ty làm trong lĩnh vực quảng cáo, chị chuyển sang làm việc cho công ty tư vấn Big Five nổi tiếng. Quả thực, chị là một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này và tất cả đồng nghiệp đều thừa nhận điều đó. Giám đốc mới của chị có nói: “Anita đang phải đảm nhận một mớ rối rắm.” Kết quả là Anita luôn đi làm sớm, về nhà muộn, thức khuya, làm việc cả hai ngày cuối tuần để có thể giải quyết cho xong rắc rối và tìm ra cách sửa chữa sai lầm mà người tiền nhiệm đã để lại. Anita luôn đón nhận tất cả công việc được giao, cho dù đó là công việc gì đi nữa.

Vậy là trong năm đầu tiên chị chuyển sang công ty mới, chị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong khi năm thứ hai thì ngược lại. Đồng nghiệp đã kì vọng chị sẽ đạt được thành tích tốt như năm đầu tiên – và mỗi ngày phải tốt hơn nữa. Để thỏa lòng mong mỏi của đồng nghiệp, Anita làm việc không ngừng nghỉ, dành tất cả thời gian có thể tại văn phòng. Ngay trong năm đầu tiên, chị đã đề ra một mục tiêu quá cao và rồi cuối cùng chị không thể vượt qua nó như mọi người mong đợi, và thậm chí chị cũng không thể giữ được mục tiêu đó trong năm thứ hai. Điều này không có nghĩa là chị không nên cống hiến hết mình trong năm đầu tiên chị làm việc tại công ty, mà nó chỉ đơn giản có nghĩa là chị phải có thói quen làm việc thực tế; và đừng nghĩ rằng mình phải là một siêu nhân thì mới làm việc hiệu quả.

Gợi ý

Hãy biết cách quản lý sự kì vọng của người khác. Bạn có thể sẵn sàng đề ra mục tiêu cao hơn một chút nhưng đừng ngần ngại nói thẳng khi mục tiêu quá phi thực tế. Ai cũng muốn mọi thứ thật tốt đẹp. Nếu bạn bị lợi dụng, bạn nên tỏ thái độ phản kháng ngay lập tức và thái độ này sẽ không thể huỷ hoại sự nghiệp của bạn.

Mỗi ngày hoặc mỗi tuần một lần, bạn nên đề ra những mục tiêu thực tế. Phụ nữ thường nghĩ rằng mỗi ngày có tới 34 giờ đồng hồ. Bạn nên ghi nhớ câu nói của Parkinson: Làm việc ngày càng nhiều hơn để lấp đầy khoảng thời gian trống. Nếu mỗi sáng đi làm bạn đều nghĩ bạn phải làm việc đến tận 9 giờ tối, rất có thể bạn sẽ thực hiện như vậy. Nếu bạn nghĩ bạn sẽ trở về nhà lúc 6 giờ tối, bạn sẽ rời công ty chỉ muộn hơn một chút.

Nếu nhóm của bạn không có đủ nhân lực để hoàn thành dự án, bạn hãy đề nghị được giúp đỡ hoặc thương lượng để thời hạn hoàn thành dự án hợp lí hơn. Bạn có thể nói: “Tôi rất muốn hoàn thành dự án vào lúc 5 giờ chiều hôm nay như anh yêu cầu nhưng nhóm chúng tôi không có đủ nhân lực để đạt được mục tiêu đó. 5 giờ chiều ngày mai sẽ hợp lí hơn.” Khi yêu cầu được chấp nhận, bạn sẽ không phải làm việc cho đến tận nửa đêm nữa.

Sai lầm này rất giống với sai lầm thứ 3 Khi bạn được giao hoàn thành một dự án, điều đó không có nghĩa bạn là người duy nhất có thể hay nên làm dự án đó. Bạn chỉ là một người có trách nhiệm tiến hành dự án với đồng nghiệp. Bạn không được thưởng vì một mình thực thi dự án. Bạn được thưởng vì dự án được hoàn thành. Ban lãnh đạo sẽ đánh giá bạn cao hơn nếu bạn biết cách giao phó phần công việc phù hợp cho đồng nghiệp hay gây ảnh hưởng với họ để họ giúp bạn. Điều đó chứng tỏ bạn biết cách quản lí dự án. Bạn có biết rằng, khi nam giới được giao thực hiện một dự án, việc đầu tiên anh ta làm là giao phó công việc cho những người phù hợp chưa?

Dạo gần đây tôi có tư vấn cho một phụ nữ và chị được giao trách nhiệm lên kế hoạch tổ chức chương trình từ thiện cho công ty. Chị rất nản lòng với nhiệm vụ này vì công ty chị chưa từng tham gia đóng góp từ thiện cho tổ chức phi lợi nhuận nào. Chị không biết phải bắt đầu từ đâu. Sau khi tôi và chị cùng thảo luận về chương trình từ thiện, chị nhận thấy chị không phải làm từ thiện mọi nơi mọi lúc và chị cũng không phải một mình hoàn thành nhiệm vụ. Sẽ tốt hơn nếu chị kêu gọi tấm lòng nhân ái từ nhân viên công ty và mọi người trong cộng đồng. Nhờ đó chị có thể thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, nắm bắt ý tưởng, sự đóng góp về tiền của và sức lực của họ. Chị đã không còn cảm giác chán nản như thể một gánh nặng đã được trút khỏi vai chị.

Gợi ý

Mỗi khi được giao thực hiện một dự án hay hoàn thành một nhiệm vụ, bạn nên tránh xu hướng bắt tay vào làm ngay lập tức. Bạn nên dành thời gian tìm hiểu dự án thật kĩ lưỡng, lên kế hoạch làm việc cụ thể, xác định số lượng nhân lực và những yếu tố cần thiết cho dự án.

Thường xuyên tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp và bạn bè trong nghề. Sẽ là quá muộn để bạn tạo dựng một mối quan hệ lúc bạn cần đến mối quan hệ đó. Chúng ta sẽ cùng thảo luận kĩ lưỡng hơn về vấn đề này trong chương sau.

Không nên phát minh lại ra một bánh xe mới. Nếu tôi phải làm việc gì đó, chắc chắn đồng nghiệp đã từng phải làm những việc tương tự. Bạn cũng vậy, bạn nên tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.

Học cách giao phó công việc. Nếu không có đủ nhân lực để hoàn thành công việc, bạn có thể trông cậy vào sự giúp đỡ từ các mối quan hệ khác.

Không phải phụ nữ nào cũng mắc phải sai lầm này nhưng một số chị em luôn trở nên cuống quýt mỗi khi được giao thực hiện dự án. Chúng ta lo lắng về việc phải nhanh chóng hoàn thành công việc đến nỗi không nhận thấy cách làm khác có thể giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn và thông minh hơn. Chúng ta thường quan tâm đến các tiểu tiết thay vì quan tâm đến tổng thể vấn đề. Những người biết vươn xa trong sự nghiệp luôn biết cách cân bằng chiến lược và chiến thuật làm việc.

Tôi có hai nữ nhân viên rất thành thạo trong việc tạo ra sự cân bằng nói trên. Kim có bằng Tiến sĩ tâm lí học và Majella đang theo học chuyên ngành vẽ hình minh họa cho sách báo. Họ được nhận vào làm ở vị trí quản lí của rất nhiều các dự án mới và họ đều hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Vì tôi luôn nhìn tổng thể vấn đề, chứ không phải là các chi tiết nhỏ, nên tôi quyết định tuyển mộ nhân viên biết hướng trọng tâm vào chi tiết nhỏ của dự án. Kim và Majella giúp tôi nhận thấy sai sót trong cách làm việc của mình và họ luôn giúp tôi điều chỉnh khiếm khuyết.

Mỗi khi được giao nhiệm vụ, thay vì ngay lập tức bắt tay vào làm việc, trước tiên Kim và Majella cùng nghĩ về dự án và đặt ra nhiều câu hỏi rất hay. Họ giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian – chưa kể đến sự tiết kiệm về tiền bạc và cảm giác thất vọng có thể nảy sinh từ phía họ – bởi chúng tôi nhanh chóng nhận thấy ý tưởng ban đầu của tôi về dự án chưa được cân nhắc thấu đáo. Họ mang đến cho công ty nhiều giá trị thiết thực bằng cách suy nghĩ và đề ra kế hoạch làm việc cụ thể thay vì luôn làm theo chỉ dẫn, và tôi tin rằng bạn cũng muốn được đánh giá cao vì khả năng này.

Gợi ý

Trước khi bắt tay thực hiện dự án lớn hay phức tạp, bạn nên dành thời gian thảo luận và đề ra phương hướng làm việc cụ thể với đồng nghiệp.

Trước khi nghĩ đến phương pháp hoàn thành dự án nhanh hơn, tiết kiệm nhiều chi phí hơn và hiệu quả hơn, bạn nên tìm hiểu thật kĩ lưỡng các chi tiết nhỏ.

Tham dự khóa học kiểm soát sự căng thẳng để giúp bạn từ bỏ mong muốn phải hoàn thành nhiệm vụ trong sự vội vàng, gấp rút.

Học chơi cờ vua. Cờ vua sẽ giúp bạn có cách suy nghĩ chiến lược hơn.

Carolyn có nhiều triển vọng tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp và chị được hầu hết tất cả đồng nghiệp – trừ nam giới là cấp trên – nhận xét là một người thông minh và quyết đoán. Mỗi khi cấp trên đặt câu hỏi, chị thường ngắc ngứ không trả lời được và có thái độ như một đứa trẻ nhỏ. Chị tìm đến sự tư vấn của tôi vì chị không thể tạo dựng hình ảnh như mong muốn trước sự hiện diện của cấp trên. Chị cư xử như một cô gái nhỏ trước mặt cấp trên là nam giới và họ cũng đối xử với chị như vậy. Tôi sớm nhận thấy lời khuyên của tôi về việc chị phải tỏ ra quyết đoán hơn hay nói năng mạnh mẽ hơn không mang lại hiệu quả bởi chị biết quá rõ chị phải vận dụng lời khuyên đó như thế nào. Vấn đề là ở chỗ, chị không thể tỏ ra quyết đoán hay mạnh mẽ trước mặt một số người.

Trong một buổi tư vấn, tôi đề nghị chị kể về bố. Bố chị là cựu đại tá trong quân đội và ông coi gia đình là một trung đội dưới quyền kiểm soát của mình. Carolyn miêu tả ông rất nghiêm khắc, hay tỏ ra có quyền thế và không ai có thể làm ông hài lòng. Khi được hỏi về thời thơ ấu, Carolyn nói chị đã học cách trở thành một người con ngoan ngoãn, tuân theo mọi quy tắc bố đề ra, học tập miệt mài và không làm điều gì khiến bố phật ý. Vì vậy mà khi đi làm, chị luôn nhìn thấy hình ảnh của bố trong hình ảnh của cấp trên là nam giới, còn chị vẫn là một cô con gái biết vâng lời.

Trong khi đó, bố của Suzanne lại là một người cha yêu thương con hết mực, luôn quan tâm săn sóc con cái và sống rất tình cảm. Ông khuyến khích Suzanne theo đuổi ước mơ và luôn động viên con gái về mặt tinh thần. Suzanne tìm đến tôi vì chị không hiểu lí do khiến chị chưa bao giờ làm Giám đốc hài lòng. Suzanne nghĩ chắc chắn chị đã làm việc gì đó chưa đúng. Tôi có quen biết Giám đốc chị và tôi biết anh rất khó tính, tự cao tự đại và lúc nào cũng cho mình là người biết tất cả mọi điều trên đời – nhưng tôi không nói với Suzanne điều này. Suzanne không hiểu rằng không phải tất cả đàn ông đều tử tế và tình cảm như bố, vì vậy chị luôn hi vọng họ sẽ đối xử với chị như bố đã đối xử với chị.

Sai lầm chung của Suzanne và Carolyn là họ coi cấp trên như người cha ruột. Bạn sẽ không thể xây dựng một mối quan hệ độc lập và khách quan với Giám đốc hay cấp trên là nam giới nếu bạn trông đợi điều tốt đẹp nhất hoặc tồi tệ nhất của họ.

Gợi ý

1. Nếu cách cư xử của bạn với Giám đốc hoặc cấp trên là nam giới khác với cách ứng xử thường ngày, bạn nên tự hỏi mình 3 câu hỏi:

a. Ông ta khiến mình nhớ đến ai?

b. Mình cư xử như thế nào mỗi khi mình ở gần ông ta?

c. Tại sao mình rụt rè như vậy trước ông ta?

Câu trả lời sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân khiến bạn coi cấp trên như cha ruột và thái độ của bạn với họ.

2. Tự trò chuyện với bản thân để phân biệt rõ hình ảnh của bố trong hình ảnh của Giám đốc. Mỗi khi phải họp hay làm việc với Giám đốc, bạn nên tự nhắc nhở mình rằng ông ta không phải là cha ruột của bạn và bạn là đồng nghiệp của ông ta. Bạn nên tự nhắc nhở như vậy cho đến khi bạn tin lời nhắc nhở đó và có cách cư xử hợp lí.

3. Tập trung vào thông điệp Giám đốc gửi đến bạn thay vì chú ý vào cảm xúc và cách họ gửi thông điệp. Khi đó, bạn sẽ lắng nghe thông điệp khách quan hơn và ứng xử hợp lí hơn.

Cách đây không lâu, một phụ nữ đến tìm tôi vì chị muốn nắm bắt cơ hội nghề nghiệp phù hợp với khả năng nhưng chị không biết mình giỏi trong lĩnh vực nào. Chị giữ chức vụ Phó giám đốc trong một tổ chức phi lợi nhuận nhiều năm liền. Chị đã chứng kiến các Giám đốc (họ đều là nam giới) đến nhận chức rồi rời đi và họ không bao giờ coi chị là đối thủ đáng gờm cho vị trí cao nhất đó. Thành phần ban Giám đốc chủ yếu là những người đàn ông bảo thủ và họ không bao giờ nghĩ đến việc bổ nhiệm chị làm Giám đốc mỗi khi vị trí đó trống. Điều đó khiến chị tin chị sẽ không bao giờ được đánh giá là ứng viên sáng giá cho vị trí Giám đốc.

Sau buổi thảo luận đầu tiên, tôi và chị đều nhận thấy chị có đủ tài năng và kinh nghiệm để đảm nhận cương vị Giám đốc, chị chỉ không có đủ tự tin. Sinh trưởng trong gia đình có một người anh được coi là “siêu sao”, chị cũng được đánh giá là người giỏi giang nhưng không tài năng bằng anh trai. Đây là nguyên nhân khiến chị vẫn chỉ dừng lại ở vị trí quan trọng thứ hai trong công ty.

Trong buổi tư vấn thứ hai, tôi muốn hiểu rõ nguyên nhân tại sao, đến tận bây giờ, sau nhiều năm cống hiến cho công ty, chị lại muốn được bổ nhiệm vào vị trí cao nhất. Chị nói chị đã thấy nhiều đồng nghiệp nữ cũng bắt đầu sự nghiệp với vị trí tương đương như chị nhưng hiện nay họ đều trở thành Giám đốc, Chủ tịch trong các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận. Một nguyên nhân nữa là chị cảm thấy nhàm chán với công việc hiện tại và chị rất sẵn sàng cho những thử thách mới.

Trong buổi gặp thứ ba, chị đã vạch ra một kế hoạch cho thấy niềm đam mê lớn của chị với vị trí mới và chứng minh chị là ứng viên sáng giá nhất. Trong hai tháng (đây đúng là một ban Giám đốc chậm chạp!) chị trở thành ứng viên nặng kí nhất và ba tháng sau đó, chị đã được ngồi vào ghế Giám đốc.

Trong một xã hội mà phụ nữ được gán cho rất nhiều thông điệp nhạy cảm và không – nhạy – cảm về “nơi thuộc về họ”, họ phải biết suy nghĩ vượt qua ranh giới của định kiến.

Gợi ý

1. Luôn có ý thức mở rộng khả năng bằng cách liệt kê những cơ hội bạn có thể nắm bắt. Nếu bạn không nhận ra những cơ hội đó, bạn có thể cùng bạn bè thân thiết đề ra một kế hoạch cụ thể.

2. Lắng nghe cuộc trò chuyện bên trong tâm trí, chẳng hạn như:

“Mình sẽ không bao giờ làm được những việc mà Kathy đã làm. Mình không can đảm như bạn ấy.”

“Họ sẽ không bao giờ tán thành ý tưởng của mình mặc dù mình đã đưa ra rất nhiều bằng chứng.”

“Mình không nên xin vào vị trí đó. Mình không phải là ứng viên xứng đáng nhất.”

“Mình không đủ thông minh để học bằng Tiến sĩ.”
“Mình sẽ không bao giờ có đủ tiền để nghỉ hưu sớm.”

3. Không nên xem nhẹ cơ hội nằm trong tầm tay. Bạn nên kĩ lưỡng cân nhắc từng cơ hội trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Có thể cơ hội mà bạn coi nhẹ ngay từ đầu lại là cơ hội tốt nhất.

4. Đọc tiểu sử về những người phụ nữ thành đạt và học hỏi cách họ mở rộng khả năng.

Nhiều người không muốn đề cập đến quy luật “có đi có lại” nhưng quy luật này xuất hiện cố hữu trong mọi mối quan hệ. Chẳng hạn như thế này: Tôi trả lương cho anh và ngược lại anh phải làm tốt công việc của mình hoặc tế nhị hơn như Tôi đồng ý tiến cử anh và tôi hi vọng lần tới hóa đơn chi tiêu của tôi sẽ được xử lí nhanh hơn. Các mối quan hệ luôn hàm ẩn một quy tắc trao đổi bất thành văn. Nữ giới không giỏi tận dụng quy luật này và họ thường cho đi mà không mong nhận lại được bất cứ thứ gì.

Để xây dựng mối quan hệ thành công tại công sở, bạn cần phải xác định rõ quy luật có đi có lại. Đồng nghiệp cần gì ở bạn và bạn cần gì ở họ? Giả sử “tài khoản” của bạn được tăng lên mỗi khi bạn mang đến cho đồng nghiệp thứ mà họ cần, bạn phải biết cách gia tăng tiền dự trữ trong tài khoản đó. Cách duy nhất giúp bạn làm được điều này là phải đối xử với mọi người thật phóng khoáng.

Tuy nhiên, việc này không hấp dẫn và mang tính vụ lợi như nhiều người nghĩ. Dù không nhận ra nhưng chúng ta vẫn áp dụng quy luật có đi có lại mỗi ngày. Ví dụ như bạn phải rời công ty sớm vì có hẹn với bác sĩ và tôi giúp bạn hoàn thành bản báo cáo. Khi đó, tôi có được một món tiền trong tài khoản. Một vài tuần sau đó, tôi cần một số thông tin mà bạn thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Lúc đó, số tiền trong tài khoản sẽ được chuyển thành tiền mặt bởi bạn đã cung cấp cho tôi thông tin cần thiết. Có lúc quy tắc có đi có lại được đề cập rất thẳng thắn (“Anh có còn nhớ tôi đã có anh mượn máy tính xách tay hồi tháng trước không? Chà chà, tôi đang băn khoăn không biết…”) nhưng thông thường thì mỗi người phải tự hiểu quy tắc đó.

Gợi ý

Nếu bạn giúp đỡ người khác, bạn nên để họ biết sự giúp đỡ của bạn. Bạn có thể tế nhị nói: “Tôi có thể hoàn thành báo cáo trước khi về không? Chẳng là tôi có kế hoạch gặp một người bạn sau khi tan sở nhưng có lẽ tôi nên gọi và báo cho anh ta biết tôi sẽ đến muộn.” Một khoản tiền đã được gửi vào tài khoản của bạn.

Không nên khiến mọi thứ quá dễ dàng. Bạn nên nói: “Tôi đã thuyết phục phòng Công nghệ Thông tin ưu tiên sửa máy tính xách tay của chị trước. Tôi biết chị rất cần máy tính trước khi đi công tác.” Một khoản tiền nữa đã được chuyển vào tài khoản của bạn.

Không nên đánh giá thấp giá trị trao đổi của những việc như ủng hộ đồng nghiệp trong một buổi họp, công khai khen ngợi đồng nghiệp, biết lắng nghe hoặc cung cấp thông tin đúng lúc. Đó là những “hàng hoá” giá trị tại công sở.

Bạn từ bỏ quan điểm cho rằng các buổi họp rất đáng giá, thú vị và đáng để bạn đầu tư thời gian? Bạn quá ngây thơ rồi. Gạt bỏ quan điểm cho rằng bạn phải ngồi lì ở trên ghế và làm việc vì điều đó thực sự quan trọng? Bạn lại sai lầm thêm một lần nữa. Tôi thấy họp hành chỉ làm mất thời gian nếu các cuộc họp chỉ đi sâu vào phần nội dung. Thật sự không phải vậy. Họp hành là lúc đồng nghiệp gặp gỡ, trao đổi, chào hỏi hay cùng thuyết trình về một vấn đề nào đó. Đó là một phần của việc “dán nhãn” và “tiếp thị” bản thân. Chúng ta sẽ thảo luận thêm về vấn đề này trong chương 5.

Gợi ý

Không nên vắng mặt trong các buổi họp.

Hãy coi việc đi họp như một cơ hội thể hiện kĩ năng đặc biệt hay kiến thức của bạn (trừ phi đó là kĩ năng ghi chép hoặc pha cà phê). Nếu biết điều hành, bạn nên đề nghị được làm “chủ xị” một buổi họp (sẽ thú vị hơn việc ngồi trên ghế lắng nghe một cách nhàm chán). Bạn cũng có thể xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp bằng cách ủng hộ quan điểm của họ (và bạn phải thực lòng đồng ý với quan điểm đó).

Đề nghị được mời tham dự những buổi họp mà bạn có cơ hội gặp gỡ ban lãnh đạo cấp cao hoặc thuyết trình về chủ đề mà bạn cần thêm sự ủng hộ của đồng nghiệp.

Không nên để cuộc sống chỉ có công việc mà công việc. Một lãnh đạo cấp cao (nam giới, tất nhiên rồi) của một công ty nằm trong top 100 công ty lớn do Fortune bình chọn đã nói với tôi: “Nếu nhân viên của tôi không thể hoàn thành công việc và hưởng thụ một cuộc sống ngoài công việc, chắc chắn họ đang đi sai đường.” Vậy bạn có muốn sau khi bạn qua đời, trên bia mộ của bạn sẽ được khắc dòng chữ: CÔ ẤY LUÔN ĐẶT LỢI ÍCH CỦA CÔNG TY LÊN TRÊN LỢI ÍCH CÁ NHÂN? Bạn nợ công ty một ngày làm việc chăm chỉ để xứng với tiền lương được trả mỗi ngày. Bạn nợ công ty một khoảng thời gian làm thêm (cho dù bạn có được trả tiền làm thêm hay không thì bạn vẫn không phàn nàn.) Nhưng bạn không nợ công ty tâm hồn của chính mình.

Tôi đã tiếp xúc với nhiều phụ nữ – những người sẵn sàng từ bỏ nhiều thứ quan trọng với bản thân để đáp ứng nhu cầu công việc – họ không muốn về nhà hoặc họ không muốn giải quyết những việc có liên quan đến gia đình. Do đó, tham gia hoạt động ngoại khóa và bạn bè ngoài công việc sẽ giúp bạn trở nên tích cực và làm việc hiệu quả hơn. Không nên ảo tưởng rằng, bạn phải từ bỏ cuộc sống cá nhân để đạt được thành công trong sự nghiệp. Một cuộc sống chỉ có công việc và không có thời gian giải trí sẽ khiến bạn trở thành một cô gái tẻ nhạt.

Gợi ý

Nếu người ta yêu cầu bạn hủy kế hoạch của mình, hoặc nếu bạn quá bận rộn, hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định. Bạn nên “cân đo đong đếm” cái bạn nhận được và cái bạn mất đi khi hủy kế hoạch. Đúng là cũng có những lúc bạn buộc phải làm như vậy nhưng nếu đó không phải là ngoại lệ vô cùng đặc biệt, bạn vẫn cần phải suy nghĩ thật kĩ lưỡng.

Không được hủy kế hoạch với con cái chỉ vì công việc trừ phi thật sự khẩn cấp. Và kể cả trong trường hợp đó bạn vẫn nên suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi quyết định. Vì lý do tài chính, rõ ràng bạn không thể mạo hiểm để mất việc nhưng bạn cũng không nên lơ là giá trị của gia đình.

Hãy phát triển các sở thích và thú vui ngoài công việc. Nếu bạn chưa có bất cứ một thú vui hay sở thích nào, hãy tạo ra một cái cớ nào đó để ngừng làm việc.

Bạn muốn khắc dòng chữ gì trên bia mộ của mình? Vậy hãy làm như thế.

Chắc hẳn trên trán chúng ta luôn xuất hiện dòng chữ ĐỪNG NGẦN NGẠI – HÃY LÃNG PHÍ MỖI NGÀY CỦA TÔI. Tại sao người khác cho rằng họ có thể dành quá nhiều thời gian để nói với chúng ta toàn những việc không đầu không cuối? Tôi không thể hiểu nổi tại sao nhiều người khác – nam giới, nữ giới và cả trẻ em – bước vào phòng làm việc của tôi và nói: “Chị có phiền không nếu tôi đưa ra một câu hỏi? Lúc này, Bob đang bận nên tôi không hỏi được”. Còn tôi thì không bận sao? Thời gian là thứ hàng hóa có giá trị nhất của bạn. Thời gian trôi qua, và bạn sẽ không bao giờ lấy lại được.

Người khác vẫn nghĩ rằng chúng ta biết quan tâm, tốt bụng và rất nhiều rất nhiều đức tính khác nữa. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng sự quan tâm và lòng tốt không phải là thứ duy nhất giúp bạn bảo vệ thời gian quý báu của mình đâu. Mọi thứ đều có một thời điểm và không gian nhất định, nhưng nếu bạn phải gấp rút hoàn thành công việc, hẹn làm tóc lúc 5h30 và bố mẹ chồng sẽ đến ăn tối cùng gia đình bạn – chắc chắn đó không phải là lúc để người khác lãng phí thời gian của bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên nghĩ rằng tôi đang khuyến khích bạn không bao giờ dành thời gian cho người khác. Làm như vậy sẽ tổn hại khủng khiếp đến các mối quan hệ và ngăn bạn không có được một số khoản thu nhập về sau. Bạn hãy nghĩ về việc bạn để người khác tận dụng thời gian của bạn như thế nào, nhất là khi bạn không có nhiều thời gian rảnh rỗi.

Gợi ý

Nhận thấy sự khác biệt về thời gian khi người khác cần nói và muốn nói.

Hãy tập nói: “Bạn biết đấy, mình rất muốn trò chuyện thêm nữa nhưng hôm nay mình bận lắm. Ngày mai mình tiếp tục trò chuyện nhé!”

Hãy quản lý thời gian thật khéo léo, ví dụ như đặt một chồng tài liệu lên một chiếc ghế khác trong văn phòng; vẫn cầm bút khi có người khác bước vào phòng; chỉ trả lời điện thoại, thư thoại và thư điện tử vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày; và treo một tấm biển nhỏ KHÔNG LÀM PHIỀN trên cửa mỗi khi bạn bận rộn.

Thành công tạo dựng thành công. Eleanor Roosevelt từng nói: “Bạn có sự dũng cảm và tự tin sau khi bạn làm những việc bạn từng nghĩ mình không thể làm được.” Rất nhiều phụ nữ phải đối mặt với rắc rối vì họ cho phép người khác làm họ đi lệch hướng khỏi mục tiêu nghề nghiệp ban đầu. Mary Catherine Bateson, con gái của nhà nhân loại học Margaret Mead và Gregory Bateson đã viết một cuốn sách rất sâu sắc có tựa đề Composing a life (Tạo lập cuộc đời). Tác giả đã quan sát và nhận thấy cuộc sống của nữ giới, không giống như nam giới, không đi theo đường thẳng mà rất dễ thay đổi. “Cuộc sống của chúng ta không chỉ có những định hướng mới mà còn liên tục được định hướng lại, một phần vì sức khỏe và quá trình sinh nở”, bà viết. Sự định hướng lại này xảy ra khi chúng ta lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch ấy. Kết quả là, khi chúng ta muốn quay lại với những kế hoạch đó, phòng tuyển dụng nhân sự của công ty tuyển dụng lại không muốn tuyển chúng ta nữa.

Cho dù hoàn cảnh ngăn cản bạn không thể đạt được mục tiêu là trở thành tổng biên tập của một tờ báo danh tiếng, bạn vẫn nên giữ lửa cho niềm đam mê và cố gắng theo kịp công nghệ mới trong ngành mà bạn thích. Có thể bạn đã có đủ tố chất cần thiết để thành công nhưng nếu bạn thất bại vì mục tiêu của người khác hoặc vì sự kì vọng của những người xung quanh, bạn sẽ không bao giờ được đánh giá thông qua khả năng mà chỉ qua quá trình làm việc của bạn thôi.

Gợi ý

Mỗi khi gặp phải khó khăn trong cuộc sống, bạn không nên từ bỏ hoàn toàn mục tiêu nghề nghiệp, thay vào đó, bạn nên đề ra một kế hoạch chiến lược cho cuộc đời bạn, giúp bạn theo kịp sự phát triển của lĩnh vực mà mình theo đuổi. Bạn nên trò chuyện với bạn bè, gia đình và tìm kiếm sự ủng hộ của họ để tiếp tục đi trên con đường mình đã chọn.

Quan tâm tới tầm quan trọng của một tấm bằng đại học không chỉ vì thành công trong sự nghiệp mà còn mang lại sự tự tin cho bản thân. Cho dù bạn không cần tấm bằng đó trong công việc thì bạn vẫn cần tấm bằng đó cho bản thân, đúng không? Bạn còn chần chờ gì nữa, hãy nhanh chóng đăng kí tham gia các khóa học.

Nếu những người khác khiến bạn đi chệch hướng nghề nghiệp, bạn hãy coi đó là việc bình thường và không nên từ bỏ ước mơ của mình. Mỗi khi có bất cứ sự thay đổi “hệ thống” nào, dù là thay đổi trong hệ thống chính trị hay trong gia đình thì hệ thống này vẫn có xu hướng duy trì sự cân bằng thông qua việc quay lại hiện trạng ban đầu. Bạn có thể nói gì đây? Mọi người thường quen với hiện trạng là bạn để người ta gác các nhu cầu của bạn qua một bên, và một khi họ đã làm được điều đó, họ sẽ còn tiếp tục như vậy.

Nếu bạn quyết định ở nhà chăm sóc con cái trong một thời gian, bạn vẫn phải quan tâm đến lĩnh vực của mình, ví dụ bạn có thể tham gia câu lạc bộ những người trong nghề hoặc các khóa học cộng đồng.

Tình nguyện làm những việc liên quan đến lĩnh vực bạn quan tâm và nó sẽ tạo cho bạn cơ hội tiếp cận với công nghệ và thiết bị hiện đại mà bạn có thể cần đến khi quay lại làm việc.

Vào một thập kỉ rất lâu rồi, con người thường làm việc, nhận tiền, trở về nhà và biết rằng chỉ cần họ hoàn thành tốt công việc, họ sẽ có được một giấc ngủ ngon. Họ sẽ được quan tâm. Nhưng trong thời đại ngày nay, viễn cảnh này chỉ là một câu chuyện thần tiên. Có một thời IBM rất nổi tiếng về chính sách giữ nhân công, vì vậy mà không một nhân công nào bị sa thải ngay cả khi công ty bước vào giai đoạn khó khăn về tài chính. Giờ làm việc của công nhân có thể bị cắt giảm hoặc công nhân được chuyển đến làm việc nơi khác. Ngài Tom Watson sáng lập ra IBM rất tự hào về chính sách này. Nhưng bây giờ thì chuyện đó không còn nữa.

Nhiệm vụ của bạn là tạo dựng mối quan hệ với tất cả những người xuất hiện trong hình vẽ trên. Mối quan hệ không nhất thiết phải được tạo dựng khi bạn cùng đi đánh gôn hoặc cùng đi uống một chầu bia sau khi tan sở với họ nhưng những mối quan hệ đó đóng vai trò quan trọng cho sự thành công về lâu về dài của bạn.

Thay vì lấy ví dụ về một người phụ nữ đổ vỡ trong sự nghiệp vì không biết duy trì các mối quan hệ, tôi xin chia sẻ ví dụ về một phụ nữ và sự nghiệp của chị đã được “cứu vớt” nhờ vào các mối quan hệ. Alexis là một lãnh đạo cấp cao và chị chịu trách nhiệm về đội ngũ nhân viên kinh doanh tại Bắc Mỹ cho một công ty quốc tế bán đồ chơi trẻ em. Sau một vài năm làm việc cho công ty, Giám đốc công ty chị chuyển sang công ty khác và một Giám đốc mới thay thế vị trị này. Alexis và Giám đốc mới bất đồng ý kiến với nhau trong rất nhiều vấn đề, vì vậy hai người khó tránh khỏi việc không hài lòng về nhau.

MẠNG LƯỚI CÁC MỐI QUAN HỆ

Giám đốc mới rất muốn sa thải chị và ông đã yêu cầu phòng nhân sự phải làm việc đó. Ông ta thừa nhận chị làm việc rất tốt, rất chăm chỉ và luôn đáp ứng được doanh số bán hàng nhưng lại bất đồng quan điểm về một số thay đổi quan trọng trong kinh doanh. Để bảo vệ lập trường của mình, Giám đốc mới tiến hành một cuộc điều tra và yêu cầu các nhân viên trong công ty nhận xét về thành tích của Alexis. Ông ta đã cho rằng nếu ông ta không hài lòng với chị, chắc chắn các nhân viên khác cũng vậy.

Tuy nhiên, ông Giám đốc mới đã rất bất ngờ trước kết quả của cuộc điều tra. Hóa ra, Alexis là một người tuyệt vời và giỏi giang trong việc xây dựng các mối quan hệ. Chị không chỉ có mối quan hệ bền chặt với khách hàng của công ty mà còn cả với những người bán rong, đồng nghiệp và cả những nhân viên dưới quyền nữa. Họ tán dương chị vì chị là người làm việc có đạo đức, liêm chính và luôn quan tâm đến nhu cầu của khách hàng. Rõ ràng là nếu Giám đốc mới sa thải Alexis, ông ta sẽ đánh mất toàn bộ thiện chí của đội ngũ nhân viên và khách hàng. Nhờ vào mối quan hệ bền chặt với tất cả mọi người, Alexis đã ngầm buộc Giám đốc mới phải tìm cách hợp tác hiệu quả hơn với chị.

Ví dụ trên cho thấy sức mạnh của mạng lưới các mối quan hệ. Có lẽ chúng ta khó có thể có được thành công như Alexis trong việc tạo dựng các mối quan hệ nhưng tất cả chúng ta đều cần đến các mối quan hệ, bây giờ và cả sau này nữa nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong nghề nghiệp. Và bạn hãy nhớ: Mỗi khi bạn cần một mối quan hệ, lúc đó sẽ là quá muộn để bạn tạo dựng nó.

Gợi ý

Quay lại hình vẽ về mạng lưới các mối quan hệ trong trang 134 và viết tên những người có ảnh hưởng đến công việc và sự nghiệp của bạn vào mạng lưới đó.

Đề ra kế hoạch tạo dựng (hoặc duy trì) mối quan hệ với từng người. Bạn cần phải quan tâm đến quy tắc “có đi có lại”. (Tham khảo thêm sai lầm thứ 9 và thứ 36.)

Tích cực tham gia hiệp hội hoặc câu lạc bộ nghề nghiệp.

Hãy tự nói: “Dành thời gian tạo dựng các mối quan hệ không phải là hành động lãng phí thời gian.” Và chắc chắn là như vậy. Bạn càng có nhiều mối quan hệ thì bạn càng có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin bạn quan tâm đến.

Lưu giữ một cuốn sách gồm tên những người bạn gặp và những thông tin họ chia sẻ với bạn.

Toni được đề bạt vào vị trí quản lý cấp cao trong công ty. Giống như rất nhiều công ty khác, công ty chị cũng có chính sách cụ thể về cấp độ của nhân viên được bổ nhiệm vào từng bộ phận. Nhân viên có ít khả năng được làm việc trong căn phòng nhỏ, nhân viên giỏi hơn được làm ở phòng lớn hơn và những người giỏi hơn nữa được làm việc trong phòng có cửa sổ, cửa lớn, nội thất hiện đại và những tấm thảm đẹp. Toni được chuyển đến phòng làm việc mới có cửa sổ với nội thất bên trong rất hiện đại. Khi được thông báo phải chuyển phòng, Toni đã từ chối. Chị nhận thấy không cần thiết phải làm mọi việc rối rắm lên và tốn tiền thuê nhân công chuyển đồ từ phòng này sang phòng kia. Đúng là một sai lầm!

Nancy cũng phải trải qua tình huống tương tự. Sau khi được thăng chức, chị được thông báo chuyển đến văn phòng làm việc mới, làm quen với nội thất mới, máy tính mới và rất nhiều đồ dùng mới khác. Nancy hi vọng sẽ có được không gian mới và chờ đợi tín hiệu từ cấp trên nhưng tín hiệu đó không bao giờ xuất hiện. Chị quyết định đến gặp Giám đốc và hỏi rõ nguyên nhân. Giám đốc thông báo với chị là công ty mới tuyển được một nhân viên và nhân viên này cần văn phòng làm việc – văn phòng mà đáng ra Nancy được chuyển đến. Chắc hẳn bạn đã đoán ra vấn đề phản đối. Nancy bằng lòng với quyết định của giám đốc và thậm chí chị còn tỏ thái độ biết ơn vì đã được thăng chức. Một sai lầm lớn hơn sai lầm của Toni!

Gợi ý

Bạn nhận đặc quyền không phải vì bạn muốn hay bạn nghĩ là bạn xứng đáng được nhận nó. Bạn được nhận những đặc quyền ấy là do những ấn tượng của người khác về bạn.

Bạn nên trực tiếp đề cập với ban Giám đốc nếu họ không chú ý tới một đặc quyền đáng ra bạn được hưởng. Có thể họ coi đó là một sự sơ suất hợp lí và họ cố tình tảng lờ vấn đề này với hi vọng bạn sẽ ứng xử giống với hầu hết tất cả phụ nữ khác: không đề cập đến vấn đề đó nữa.

Nếu bạn không nhận được đặc quyền tương xứng với chức vụ và bạn nhận thấy ban Giám đốc không thể bỏ sót việc này được, bạn nên trực tiếp hỏi rõ nguyên nhân. Ít nhất bạn cũng nên đề nghị một đồng nghiệp nhìn thẳng vào mắt bạn và nói cho bạn biết tại sao bạn không nhận được đặc ân mà nhiều người đồng nhiệm với bạn nhận được.

Nếu bạn nhận thấy thái độ coi nhẹ quyền lợi của nhân viên từ ban Giám đốc và sẵn sàng chấp nhận hậu quả, bạn nên trình bày vấn đề với ban quản lí cấp cao để chờ đợi quyết định cuối cùng. Không cần than vãn hoặc chỉ tay tức giận, bạn nên từ tốn giải thích vấn đề, nói rõ mong muốn để nhu cầu của bạn được đáp ứng. Tình huống tồi tệ nhất là bạn phải nghe lời từ chối và bạn sẽ tiếp tục chấp nhận hiện trạng cũ; trừ khi bạn sẵn sàng lấy lại quyền lợi bằng mọi giá.

Mỗi khi được thăng chức, đừng quên đề cập đến quyền lợi bạn sẽ nhận được. Thông thường, thông tin kèm theo sẽ không được công bố ngay khi bạn được bổ nhiệm vị trí mới.

Mẹ tôi luôn tự nghĩ ra rất nhiều chuyện tiêu cực mỗi khi sự việc không suôn sẻ. Nếu ai đó tỏ ra hơi lạnh nhạt với bà, bà sẽ cho rằng: “Có lẽ món quà mẹ tặng ông ta chưa đẹp lắm.” Nếu tôi không được nhận vào công ty nào đó, mẹ sẽ nói: “Chắc chắn là con đã ăn mặc không phù hợp khi đi tuyển dụng.” Bố không được thăng chức, mẹ nhất quyết: “Chắc chắn anh đã làm gì đó xúc phạm Giám đốc.” Kết quả là mỗi khi mọi việc không tiến triển như kế hoạch, tôi lại cho rằng tôi đã làm việc gì đó không đúng và tôi biết tôi không phải là người duy nhất có suy nghĩ như vậy. Rất nhiều phụ nữ cũng đã trải qua tình huống tương tự và với cùng một lí do!

Việc tự nghĩ ra những câu chuyện tiêu cực tại công sở sẽ đặt bạn trong trạng thái luôn phải suy đoán, tồi tệ hơn, bạn không muốn chấp nhận rủi ro vì sợ bị ám ảnh.

Gợi ý

Trước hết, bạn cần phải thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ mang tính trung lập hơn. Bạn nên cân nhắc đến những tình huống thay thế có thể giải thích nguyên nhân dẫn đến sự việc đã xảy ra – những tình huống không hề liên quan đến bạn.

Tập trung giải quyết rắc rối thay vì chỉ quan tâm đến rắc rối. Chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến bạn bỏ lỡ nhiều giải pháp đơn giản mà hiệu quả.

Với niềm tin vào sự không hoàn mỹ của con người, phụ nữ luôn khao khát hướng tới sự hoàn hảo. Phụ nữ chúng ta biết rõ mình sẽ không bao giờ đạt được khao khát này nhưng trong chúng ta không ngừng dấy lên khao khát đó mỗi khi chúng ta cảm thấy không an toàn hoặc kém cỏi hơn người khác. Thật phí thời gian và công sức! Sẽ tốt hơn nếu chúng ta không dành thời gian cố gắng làm hoàn hảo thành quả công việc vốn đã rất tốt hoặc củng cố mối quan hệ vốn rất tốt đẹp. Tôi đã đề cập trong cuốn sách này việc chúng ta cho phép người khác lãng phí thời gian của mình. Bây giờ, tôi sẽ đề cập đến việc chúng tự làm lãng phí thời gian của mình.

Julia là một ví dụ điển hình. Trước khi tìm đến sự tư vấn của tôi, lúc nào chị cũng phải kiểm tra đi kiểm tra lại rồi lại kiểm tra một lần nữa tất cả mọi thứ trong văn phòng trước khi ra về. Ý nghĩ muốn hoàn hảo trong mọi vấn đề khiến hôn nhân của chị đổ vỡ, gây ra một số vấn đề về thể chất cho chị và khiến tất cả đồng nghiệp không gần gũi với chị. Không ai muốn làm cùng nhóm với chị vì chị hay “bới lông tìm vết”. Sự nghiệp của chị bị giới hạn vì chị không thể bỏ qua những chi tiết nhỏ nhặt. Chị vô tình tiết lộ cho đồng nghiệp thấy không việc gì đủ hoàn hảo để làm cho chị cảm thấy hài lòng. Chị khiến đồng nghiệp có cảm giác trong mắt chị họ không đủ giỏi giang. Liệu có ai muốn làm việc với một người phụ nữ cầu toàn như vậy không?

Gợi ý

Giảm bớt lượng thời gian làm việc trong ngày hoặc thời gian dành riêng cho dự án nào đó. Nếu bạn chỉ có một giờ để hoàn thành báo cáo, bạn nên làm xong báo cáo trong đúng một giờ. Nếu bạn bỏ ngỏ kế hoạch, việc tìm kiếm sự hoàn hảo sẽ khiến bạn phải dành thêm nhiều giờ đồng hồ không cần thiết để hoàn thành công việc.

Nếu việc tìm kiếm sự hoàn hảo tính chất ám ảnh hoặc bắt buộc đối với bạn, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn. Có lẽ, một liều thuốc phù hợp sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi lo lắng xuất phát từ mong muốn tìm kiếm sự hoàn hảo.

Đấu tranh để đạt được 80% sự hoàn hảo. Có thể không phải tất cả mọi người đều nhận ra sự khác biệt giữa 80% và 100% nhưng sự khác biệt này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thời gian quan tâm đến những công việc quan trọng hơn.

Hãy thường xuyên tự hỏi mình: “Liệu việc này có đáng để mình dành thời gian quan tâm không?” Nếu câu trả lời là “Có”, hãy tiếp tục hỏi “Tại sao?” Nếu câu trả lời liên quan đến hình ảnh cá nhân và suy nghĩ của người khác về bạn, có thể bạn sẽ cảm thấy có lỗi vì phải đấu tranh tìm kiếm sự hoàn hảo.

Từ bỏ hi vọng được coi là một người hoàn hảo – chỉ nên là một người bình thường như bao người khác. Dù sao thì bạn là một con người chứ không phải là một người chỉ biết làm việc.

Bình luận
2880
× sticky