Chúng ta khác biệt
và chúng ta yêu nhau
T rong một mối liên hệ, chúng ta thường xem xét để tìm ra những sự khác biệt. Một số khác biệt sớm được nhận ra và được đánh giá là tuyệt vời. Một số khác còn ẩn giấu đâu đó, làm chúng ta bực dọc và rối trí. Những khác biệt này có thể âm thầm gặm nhấm mối dây liên hệ, cắt đứt nó bằng nỗi oán giận hay thất vọng; nhưng đôi khi, nếu biết tin tưởng nhau, thì cũng chính những khác biệt đó lại có thể bồi đắp cho mối quan hệ thêm bền chặt, dẫn đưa cả hai người đến những chân trời mới trong cuộc phiêu lưu.
Chúng ta thường hay gặp những khác biệt nào?
– Chàng thì tránh thất bại và tìm kiếm sự độc lập, trong khi nàng thì tránh sự cô đơn và tìm kiếm sự thân mật.
– Nàng nói chỉ vì muốn nói, còn chàng chỉ nói khi có vấn đề phải giải quyết hoặc có điều gì đó cần sửa chữa.
– Nàng mau mắn dừng lại và hỏi đường đi ngay cả khi chưa lạc, chàng cho rằng hỏi đường như thế là một biểu hiện của sự yếu kém.
– Bàn làm việc của nàng luôn sạch sẽ gọn gàng, trong khi bàn giấy của chàng thì luôn phủ kín đủ loại giấy tờ tài liệu.
– Chàng làm việc để tìm lại một tuổi thơ bị xáo trộn, còn nàng lại muốn sống trong một thế giới của những câu chuyện thần tiên.
– Cho đời sống tâm linh, nàng thích đến những nơi thờ phượng đông người, còn chàng lại chỉ muốn tìm đến nơi thanh vắng, sống tĩnh lặng một thời gian để chiêm nghiệm về phép màu của Thượng đế.
– Chàng thích bàn luận về những sự kiện chính trị, còn nàng thích nói chuyện về tâm lý con người.
– Đối với nàng, nói là một cách để suy nghĩ, chàng thì chỉ nói khi đã suy nghĩ thấu đáo.
– Chàng lao vào mạo hiểm, nàng thì không thích liều lĩnh.
Những khác biệt giữa “nàng” và “chàng” sẽ tạo cơ hội để tìm hiểu lẫn nhau. Chúng ta sẽ dựa vào cơ hội ấy để học cách đánh giá các mặt mạnh-yếu, xấu-tốt của nhau? Hay là cứ than phiền về hoàn cảnh và sẽ chẳng bao giờ nắm bắt được cơ hội? Hãy học cách đón nhận và cám ơn những khác biệt giữa hai người.
Sự phối hợp những khác biệt giữa hai chúng ta sẽ đem lại sự hiệp nhất. Xét cho cùng, không có đôi uyên ương nào trên thế gian này lại không có những khác biệt như chúng ta.
Mỗi người chúng ta được tạo nên với những bản tính trái ngược nhau là để định hình nhau, thanh lọc nhau, răn bảo nhau, quân bình nhau, và làm phong phú nhau.
Hãy nhớ rằng, nếu không có khác biệt, không có người “đối nghịch”, ta sẽ không thể nào trở thành hoàn hảo.
T ình yêu là sự hòa hợp đặc biệt của hai bản tính khi hai người biết chấp nhận
sự khác biệt và giúp nhau hoàn thiện hơn
Felix Adler
Q uả thực, hai vợ chồng đã kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị nhất khi họ lái xe trong đêm.
Chuyện ngược đời
Một tối nọ, sau ngày cưới khoảng một tháng, Jim đang ngồi thoải mái trong phòng khách, trên chiếc ghế dựa mới sắm được, đó là loại ghế dành cho đàn ông, lần đầu tiên trong đời anh được ngồi. Rốt cuộc, Jim cảm thấy mình đã thực sự làm chủ một gia đình. Tuy nhiên, anh vẫn chưa hài lòng – anh chưa sắm được cái TV điều khiển từ xa – phát minh tiện dụng nhất của công nghệ hiện đại.
Jim gọi Carol để xin một ly nước trà khi thấy nàng đang loay hoay làm gì đó trong bếp. Thật ra, Jim muốn đổi kênh truyền hình mà không muốn đứng dậy. Ý định của Jim là sẽ nhờ Carol đổi kênh khi nàng đem nước ra, thay thế cái dụng cụ điều khiển từ xa của anh.
Nhưng Carol cũng có một ý muốn. Đưa trà cho Jim xong, nàng đã chặn trước ý định của anh khi nói: “Anh ơi, đến giờ đổ rác rồi”.
Câu nói của Carol làm anh cụt hứng và quên béng luôn chuyện muốn nhờ nàng đổi kênh truyền hình. Nói như vậy nghĩa là gì?, Jim suy nghĩ. Tại sao Carol báo cho anh biết việc nàng sẽ phải làm cơ chứ? Từ trước đến nay mỗi khi rửa xe hay cắt cỏ anh có loan báo cho ai biết đâu.
Sau đó, Carol lặp lại câu nói, lần này lớn giọng hơn với thái độ bực bội thấy rõ:
“Anh có nghe không? Đến giờ đổ rác rồi!”
Jim nghĩ thầm, đó là việc của cô chứ sao lại bắt tôi làm! Đã phân công rồi, ai có việc nấy. Đàn ông lo việc bên ngoài nhà, đàn bà lo việc bên trong nhà. Mẹ tôi quét dọn rác rưởi trong nhà, còn bố tôi ra ngoài làm việc. Lẽ thường xưa nay là thế mà.
Chẳng những Carol đòi hỏi chuyện ngược đời, mà nàng còn đột nhiên trở thành mẹ của anh nữa chứ! Nàng sẽ sai bảo anh làm mọi chuyện nàng muốn ư? Một tương lai u ám bất chợt mở ra trước mắt Jim: anh sắp biến thành gà mái trong quãng đời còn lại rồi.
Jim bực tức, Tại sao cô ấy không thể im miệng cơ chứ? Mình đã định là chốc nữa sẽ đi đổ rác dùm cô ấy rồi mà.
“Jim, anh hãy ra khỏi ghế và đem rác đi đổ đi!” – Không còn kiên nhẫn nữa, lần này Carol nói thẳng ý muốn của mình luôn.
Jim đành làm theo lời của Carol, nhưng anh rất tức tối và cứ thế ủ rũ suốt cả tuần.
Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại suốt mấy tháng trời, cho đến khi Jim và Carol về nghỉ lễ Giáng sinh ở nhà bố mẹ Carol. Tất nhiên, đối với anh, những gì ở nhà Carol đều xa lạ, nhất là phải ngủ trên chiếc giường cũ kĩ của Carol, sát bên cạnh là phòng của bố mẹ nàng. Nhưng anh vô cùng sửng sốt khi thấy bố của Carol làm những việc xưa nay anh chưa từng thấy. Rõ ràng bố cô đang đảo lộn trật tự của bảng phân công chính thức những công việc của đàn ông (lo việc ngoài gia đình) và đàn bà (lo việc trong gia đình). Đêm nào ông cũng đi vòng khắp nhà để thu dọn rác rến, và đem rác ra ngoài. Thì ra, vì thế mà Carol cũng muốn giao cho Jim việc đổ rác. Nhưng quả là việc bố vợ ngày ngày đem rác đi đổ đã đánh tan suy nghĩ của Jim về sự phân định rạch ròi công việc nhà giữa vợ và chồng.
Kỳ nghỉ kết thúc, Jim và Carol lái xe về nhà. Đó là một quãng đường rất xa, nhưng để tiết kiệm tiền nhà trọ, họ quyết định sẽ thay nhau lái xe suốt đêm. Để giữ tỉnh táo, hai vợ chồng liên tục tán gẫu về đủ chuyện trên đời. Quả thực, hai vợ chồng đã kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị nhất khi họ lái xe trong đêm. Đến khoảng 3 giờ sáng, trời tối đen và Jim không cần phải nhìn vào mắt Carol nữa, vì vậy mà anh không ngại ngùng khi nói ra bất cứ những gì đang nghĩ trong đầu.
Jim mở đầu:
“Em có để ý thấy rằng anh đã ngấm ngầm phản đối chuyện anh phải đi đổ rác không?”
“Em biết mà”, Carol đáp.
“À, mà anh đã thấy bố nhặt từng cọng rác, và hiểu ra tại sao em lại bắt anh phải đem rác ra ngoài. Từ trước đến nay anh chưa bao giờ nghĩ rằng dọn rác rến lại là công việc của đàn ông trong nhà. Đừng hiểu lầm anh, không phải việc bé xé ra to đâu! Thực ra anh chỉ không muốn bị sai bảo thôi, vì em là vợ, không phải mẹ anh”, Jim giải thích.
Rồi anh nói thêm cho rõ ý:
“Anh làm việc đó là do tự ý anh muốn, được không?”
“Đương nhiên”, Carol nói, “Em cho đó là suy nghĩ hết sức đúng đắn.”
Im lặng một hồi lâu, rồi họ chuyển sang đề tài đói bụng và cả hai vợ chồng quyết định dừng đâu đó kiếm chút gì ăn tạm.
Hai hôm sau, Jim và Carol về đến nhà, mấy bao rác chất đống bên dưới bồn rửa. Đã biết ý Jim về chuyện rác rến, Carol đứng ở cửa bếp cất giọng oanh vàng: “Anh ơi! Anh sẽ tự ý đem rác ra ngoài phải không?”
“Đúng rồi”, Jim đáp, “Anh định quảng cáo việc dọn rác của anh trên truyền hình nữa đấy!”
Từ đó, cuộc sống vẫn êm đẹp và đôi vợ chồng trẻ lại vui vẻ hạnh phúc như ngày mới cưới.
Suy ngẫm:
Có điều gì “ngược đời” lại vô tình hay cố ý diễn ra trong cuộc sống vợ chồng của hai bạn chưa? Bạn hiểu gì về sự thỏa thuận hay nhân nhượng giữa hai vợ chồng?
Chúng ta khác biệt
và chúng ta yêu nhau
T rong một mối liên hệ, chúng ta thường xem xét để tìm ra những sự khác biệt. Một số khác biệt sớm được nhận ra và được đánh giá là tuyệt vời. Một số khác còn ẩn giấu đâu đó, làm chúng ta bực dọc và rối trí. Những khác biệt này có thể âm thầm gặm nhấm mối dây liên hệ, cắt đứt nó bằng nỗi oán giận hay thất vọng; nhưng đôi khi, nếu biết tin tưởng nhau, thì cũng chính những khác biệt đó lại có thể bồi đắp cho mối quan hệ thêm bền chặt, dẫn đưa cả hai người đến những chân trời mới trong cuộc phiêu lưu.
Chúng ta thường hay gặp những khác biệt nào?
– Chàng thì tránh thất bại và tìm kiếm sự độc lập, trong khi nàng thì tránh sự cô đơn và tìm kiếm sự thân mật.
– Nàng nói chỉ vì muốn nói, còn chàng chỉ nói khi có vấn đề phải giải quyết hoặc có điều gì đó cần sửa chữa.
– Nàng mau mắn dừng lại và hỏi đường đi ngay cả khi chưa lạc, chàng cho rằng hỏi đường như thế là một biểu hiện của sự yếu kém.
– Bàn làm việc của nàng luôn sạch sẽ gọn gàng, trong khi bàn giấy của chàng thì luôn phủ kín đủ loại giấy tờ tài liệu.
– Chàng làm việc để tìm lại một tuổi thơ bị xáo trộn, còn nàng lại muốn sống trong một thế giới của những câu chuyện thần tiên.
– Cho đời sống tâm linh, nàng thích đến những nơi thờ phượng đông người, còn chàng lại chỉ muốn tìm đến nơi thanh vắng, sống tĩnh lặng một thời gian để chiêm nghiệm về phép màu của Thượng đế.
– Chàng thích bàn luận về những sự kiện chính trị, còn nàng thích nói chuyện về tâm lý con người.
– Đối với nàng, nói là một cách để suy nghĩ, chàng thì chỉ nói khi đã suy nghĩ thấu đáo.
– Chàng lao vào mạo hiểm, nàng thì không thích liều lĩnh.
Những khác biệt giữa “nàng” và “chàng” sẽ tạo cơ hội để tìm hiểu lẫn nhau. Chúng ta sẽ dựa vào cơ hội ấy để học cách đánh giá các mặt mạnh-yếu, xấu-tốt của nhau? Hay là cứ than phiền về hoàn cảnh và sẽ chẳng bao giờ nắm bắt được cơ hội? Hãy học cách đón nhận và cám ơn những khác biệt giữa hai người.
Sự phối hợp những khác biệt giữa hai chúng ta sẽ đem lại sự hiệp nhất. Xét cho cùng, không có đôi uyên ương nào trên thế gian này lại không có những khác biệt như chúng ta.
Mỗi người chúng ta được tạo nên với những bản tính trái ngược nhau là để định hình nhau, thanh lọc nhau, răn bảo nhau, quân bình nhau, và làm phong phú nhau.
Hãy nhớ rằng, nếu không có khác biệt, không có người “đối nghịch”, ta sẽ không thể nào trở thành hoàn hảo.
T ình yêu là sự hòa hợp đặc biệt của hai bản tính khi hai người biết chấp nhận
sự khác biệt và giúp nhau hoàn thiện hơn
Felix Adler
Q uả thực, hai vợ chồng đã kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị nhất khi họ lái xe trong đêm.
Chuyện ngược đời
Một tối nọ, sau ngày cưới khoảng một tháng, Jim đang ngồi thoải mái trong phòng khách, trên chiếc ghế dựa mới sắm được, đó là loại ghế dành cho đàn ông, lần đầu tiên trong đời anh được ngồi. Rốt cuộc, Jim cảm thấy mình đã thực sự làm chủ một gia đình. Tuy nhiên, anh vẫn chưa hài lòng – anh chưa sắm được cái TV điều khiển từ xa – phát minh tiện dụng nhất của công nghệ hiện đại.
Jim gọi Carol để xin một ly nước trà khi thấy nàng đang loay hoay làm gì đó trong bếp. Thật ra, Jim muốn đổi kênh truyền hình mà không muốn đứng dậy. Ý định của Jim là sẽ nhờ Carol đổi kênh khi nàng đem nước ra, thay thế cái dụng cụ điều khiển từ xa của anh.
Nhưng Carol cũng có một ý muốn. Đưa trà cho Jim xong, nàng đã chặn trước ý định của anh khi nói: “Anh ơi, đến giờ đổ rác rồi”.
Câu nói của Carol làm anh cụt hứng và quên béng luôn chuyện muốn nhờ nàng đổi kênh truyền hình. Nói như vậy nghĩa là gì?, Jim suy nghĩ. Tại sao Carol báo cho anh biết việc nàng sẽ phải làm cơ chứ? Từ trước đến nay mỗi khi rửa xe hay cắt cỏ anh có loan báo cho ai biết đâu.
Sau đó, Carol lặp lại câu nói, lần này lớn giọng hơn với thái độ bực bội thấy rõ:
“Anh có nghe không? Đến giờ đổ rác rồi!”
Jim nghĩ thầm, đó là việc của cô chứ sao lại bắt tôi làm! Đã phân công rồi, ai có việc nấy. Đàn ông lo việc bên ngoài nhà, đàn bà lo việc bên trong nhà. Mẹ tôi quét dọn rác rưởi trong nhà, còn bố tôi ra ngoài làm việc. Lẽ thường xưa nay là thế mà.
Chẳng những Carol đòi hỏi chuyện ngược đời, mà nàng còn đột nhiên trở thành mẹ của anh nữa chứ! Nàng sẽ sai bảo anh làm mọi chuyện nàng muốn ư? Một tương lai u ám bất chợt mở ra trước mắt Jim: anh sắp biến thành gà mái trong quãng đời còn lại rồi.
Jim bực tức, Tại sao cô ấy không thể im miệng cơ chứ? Mình đã định là chốc nữa sẽ đi đổ rác dùm cô ấy rồi mà.
“Jim, anh hãy ra khỏi ghế và đem rác đi đổ đi!” – Không còn kiên nhẫn nữa, lần này Carol nói thẳng ý muốn của mình luôn.
Jim đành làm theo lời của Carol, nhưng anh rất tức tối và cứ thế ủ rũ suốt cả tuần.
Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại suốt mấy tháng trời, cho đến khi Jim và Carol về nghỉ lễ Giáng sinh ở nhà bố mẹ Carol. Tất nhiên, đối với anh, những gì ở nhà Carol đều xa lạ, nhất là phải ngủ trên chiếc giường cũ kĩ của Carol, sát bên cạnh là phòng của bố mẹ nàng. Nhưng anh vô cùng sửng sốt khi thấy bố của Carol làm những việc xưa nay anh chưa từng thấy. Rõ ràng bố cô đang đảo lộn trật tự của bảng phân công chính thức những công việc của đàn ông (lo việc ngoài gia đình) và đàn bà (lo việc trong gia đình). Đêm nào ông cũng đi vòng khắp nhà để thu dọn rác rến, và đem rác ra ngoài. Thì ra, vì thế mà Carol cũng muốn giao cho Jim việc đổ rác. Nhưng quả là việc bố vợ ngày ngày đem rác đi đổ đã đánh tan suy nghĩ của Jim về sự phân định rạch ròi công việc nhà giữa vợ và chồng.
Kỳ nghỉ kết thúc, Jim và Carol lái xe về nhà. Đó là một quãng đường rất xa, nhưng để tiết kiệm tiền nhà trọ, họ quyết định sẽ thay nhau lái xe suốt đêm. Để giữ tỉnh táo, hai vợ chồng liên tục tán gẫu về đủ chuyện trên đời. Quả thực, hai vợ chồng đã kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị nhất khi họ lái xe trong đêm. Đến khoảng 3 giờ sáng, trời tối đen và Jim không cần phải nhìn vào mắt Carol nữa, vì vậy mà anh không ngại ngùng khi nói ra bất cứ những gì đang nghĩ trong đầu.
Jim mở đầu:
“Em có để ý thấy rằng anh đã ngấm ngầm phản đối chuyện anh phải đi đổ rác không?”
“Em biết mà”, Carol đáp.
“À, mà anh đã thấy bố nhặt từng cọng rác, và hiểu ra tại sao em lại bắt anh phải đem rác ra ngoài. Từ trước đến nay anh chưa bao giờ nghĩ rằng dọn rác rến lại là công việc của đàn ông trong nhà. Đừng hiểu lầm anh, không phải việc bé xé ra to đâu! Thực ra anh chỉ không muốn bị sai bảo thôi, vì em là vợ, không phải mẹ anh”, Jim giải thích.
Rồi anh nói thêm cho rõ ý:
“Anh làm việc đó là do tự ý anh muốn, được không?”
“Đương nhiên”, Carol nói, “Em cho đó là suy nghĩ hết sức đúng đắn.”
Im lặng một hồi lâu, rồi họ chuyển sang đề tài đói bụng và cả hai vợ chồng quyết định dừng đâu đó kiếm chút gì ăn tạm.
Hai hôm sau, Jim và Carol về đến nhà, mấy bao rác chất đống bên dưới bồn rửa. Đã biết ý Jim về chuyện rác rến, Carol đứng ở cửa bếp cất giọng oanh vàng: “Anh ơi! Anh sẽ tự ý đem rác ra ngoài phải không?”
“Đúng rồi”, Jim đáp, “Anh định quảng cáo việc dọn rác của anh trên truyền hình nữa đấy!”
Từ đó, cuộc sống vẫn êm đẹp và đôi vợ chồng trẻ lại vui vẻ hạnh phúc như ngày mới cưới.
Suy ngẫm:
Có điều gì “ngược đời” lại vô tình hay cố ý diễn ra trong cuộc sống vợ chồng của hai bạn chưa? Bạn hiểu gì về sự thỏa thuận hay nhân nhượng giữa hai vợ chồng?