Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Yểu Mệnh

Chương 9: Tiếng hú rừng tràm

Tác giả: Người Khăn Trắng

Mùa nước nổi…

Con kinh Xáng chảy từ Sông cái Mỹ Văn xuyên qua Mỹ Hiệp Sơn cho tới tận đầu kinh Bảy Nam Thái Sơn năm nào cũng vậy, hễ mùa khô thì nước cạn tới đáy, còn mùa nước nổi thì nước ngập tràn đồng, không còn phân biệt được đâu là sông, đâu là bờ.

Đôi vợ chống trẻ Ba Tài và My Lệ nghĩ nước tràn sông sẽ dễ đi, nên mãi tới gần hai giờ chiều họ mới rời kinh Bảy để đi về Mỹ Hiệp Sơn. Con kinh Xáng vốn quá quen thuộc với họ, nên dù đoạn giữa khá vắng, nhưng Ba Tài vẫn tự tin nói với vợ:

– Em coi chừng nào cơm chín, mình dừng lại chỗ có hàng tràm gie ra sông để nghỉ. Ăn tối mình đi thì khoảng bảy giờ là tới Vọng Thê, như vậy đêm nay mình đã có mặt ở nhà, chấm dứt một tháng trời lênh đênh sông nước!

Mỹ Lệ thở dài:

– Buôn bán kiểu này chắc lần sau em xá dài, không bao giờ dám đi bán hàng nữa! Cũng may là sáng nay bán được cho tiệm tạp hoá ở chợ Nam Thái Sơn số xoài còn lại, chứ nếu không thì có nước đổ xuống sông?

Cuộc chuyện trò của vợ chồng họ được một lúc thì đã tới khúc giữa của con kinh, nơi đã vài lần Ba Tài cho ghe dừng lại nghỉ ngơi. Lần này vừa nhìn thấy đám khói bốc lên từ chỗ đó, anh tắc lưỡi:

– Có người chiếm chỗ trước mình rồi! Lệ thì lại thích:

– Có thêm người đậu lại vui hơn! Em đã ngán cảnh phải thui thủi đậu ghe ở

bến vắng lắm rồi!

Ba Tài cho ghe tấp lại chỗ hàng tràm quen thuộc. Tưởng là có ghe khác. nào ngờ khi đậu lại mới hay khói bốc lên từ một con cúi rơm do ai đó bỏ lại lúc nấu nướng xong. Rơm đang cháy sém vào thân cây tràm lớn. Ba Tài càu nhàu:

– Để lửa kiểu này gặp mùa khô nó cháy hết rừng chứ chẳng phải chơi! Anh định khoát nước dập tắt lửa, nhưng Lệ đã ngăn lại:

– Để đớ em nhúm lửa, khỏi phải quẹt hao đá lửa!

Vợ chồng họ bắt đầu bữa cơm chiều khá sớm và nhanh chóng. Ăn vừa xong, Lệ đã giục chồng:

– Đi về cho sớm, trời chuyển mưa rồi kìa?

Nghe vợ nói có lý nên Ba Tài vội nhổ sào sửa soạn lui ghe. Nhưng thật bất ngờ, cơn mưa đổ như trút nước ngay khi trời còn quang! Lệ hốt hoảng:

– Kiếm chỗ có nhà trú đở đi anh!

Ba Tài nhìn chung quanh rồi thất vọng:

– Cách đây cả cây số mới có nhà, bây giờ mưa quá lớn đâu đi được Họ đành phải cộ dây ghe vào gốc tràm chịu trận. Ba Tài trấn an vợ:

– Mưa kiểu này sẽ không dai đâu, ráng chịu một chút là tạnh thôi!

Và họ cắn răng chịu đựng. Cứ ngỡ cơn mưa rào sẽ qua mau. Nhưng họ không thể ngờ được tình huống tồi tệ nhất mà họ phải trải qua sau đó…

Cơn mưa càng lúc cáng lớn, giông gió nổi lên mạnh chưa từng thấy. Mùa nước nổi mà mưa giông thế này đúng là bi kịch cho những người đi xuồng ghe. Ba Tài đã quen sông nước, dãi dầu mưa nắng nhiều, vậy mà một lúc sau anh bắt đầu lo. Chiếc ghe năm trăm giạ của anh thường chở cả mấy tấn hàng, nay lại là ghe trống nữa, nên không sợ chìm vì nước mưa, nhưng lúc ấy Lệ lại gào lên khi phát hiện nước tràn quá nhiều tát không kịp:

Nước phía sau nhiều lắm, anh tiếp em tát ra kẻo chìm ghe, Lệ la lạc cả giọng, nhưng lúc đó Ba Tài còn phải lo ghì dây cột, cố giữ cho chiếc ghe không bị trôi theo cơn gió mỗi lúc một lớn hơn! Đến một lúc, giọng của Lệ hầu như không còn phát ra được nữa. Phần do đã la quá nhiều nãy giờ nên giọng không còn nghe rõ được, phần nữa là âm thanh của con người đều bị át đi bớt tiếng gầm rú của giông bão.

– Ghe sắp chìm rồi!

Đó là câu nói cuối cùng của Lệ mà Ba Tài con nghe tiếng được tiếng mất trong màn mưa, để tới sau đó họ hầu như không liên lạc được với nhau mặc dù chỉ đứng cách nhau chưa đấy mười thước. Chiếc ghe đã bắt đầu lắc lư dữ dội và ngay sau đó nó tròng trành theo gió và những đợt sóng lùa cực mạnh. Ba Tài đã phát hiện ghe của mình bị trôi. Anh gáo lên:

– Bám chặt mui ghe!

Anh còn la mấy lần nữa, nhưng đó là những tiếng gào cuối cùng. Bởi nếu có thể nhìn rõ được qua màn mưa thì ắt Ba Tài đã phải bàng hoàng, bởi bóng dáng mảnh mai của Mỹ Lệ vừa bị bần tung ra khỏi ghe.

Mưa gió vẫn hoành hành suốt ba tiếng đồng hồ sau. Chiếc ghe gần như bị lật úp và trôi dạt theo dòng nước đang cuồn cuộn chảy, trên một dòng sông mênh mông…

– Đêm tối mịt mùng…

Cho đến rạng sáng ngày hôm sau…

– Mưa đã bắt đầu tạnh. Người đầu tiên phát hiện ra chiếc ghe mắc cạn ngay trước cửa nhà mình là một lão nông, khi ông vừa đẩy được cánh cửa xiêu vẹo bởi cơn gió suýt làm sập từ đêm qua. Nhìn thấy chiếc ghe nằm nghiêng chiếm hết phần sân, ông kêu lên:

– Ghe của ai mà leo lên tận nhà mình nè bà ơi!

Bà lão đang dọn lại nhà bếp bị mưa dột tứ tung, vừa lên tiếng:

– Chắc là trời cho mình ghe để đi chở lúa trúng năm nay đó. Ông lão nghển cổ sang nhà hàng xóm gọi lớn:

– Năm Xị ơi, qua coi giùm tao coi ghe của ai mà nằm trên sân vậy nè? Từ bên căn nhà lá đã bị sập gần phân nửa mái trước, có tiếng đáp lại:

– Tôi thấy rồi, tính chờ ông dậy báo cho ông biết là của trời cho ông đó, ông Sáu ơi!

Ông Sáu Đời chỉ tính bước lại coi qua, chứ sức ông thì làm sao chuyển dời được chiếc ghe dài gần bằng cái nhà. Nhưng bông ông giật mình khi thấy từ trong ghe có đôi chân trần của ai thò ra ngoài!

– Năm Xị! Mày qua coi, có xác chết đây nè!

Khi Năm Xị chạy qua thì cả bà Sáu cũng có mặt. Bà quá sợ nên run rẩy nói:

– Mau cứu người ta ra đi rồi báo cho chòm xóm biết!

– Thật là tội nghiệp…

Không đợi thêm người, chính ông Sáu đã đẩy được phần mui ghe bị sập lên và thấy được cả người bỉ nạn kẹt bên trong. Ông kêu lên:

– Một người đàn ông Năm ơi!

Khi họ kéo được xác ra thì đó rà Ba Tài! Năm Xị lo lắng:

– Dám còn người trong ghe nữa lắm à!

Anh ta ra sức chui vào trong khoang ghe để tìm. Cuối cùng anh lắc đầu bảo:

– Hết rồi!

Bà Sáu chạy đi tìm chiếc chiếu cũ để đắp xác nạn nhân, nhưng khi vừa cúi xuống thì bà hốt hoảng kêu lớn:

– Còn thở!

Ông Sáu Đời quay lại nhìn rồi cũng reo lên:

– Còn sống thật Năm ơi!

Năm Xị đã đôi lần cứu người chết đuối nên có kinh nghiệm, anh ta la lên:

– Bà Sáu trải chiếc chiếu ra để anh ta nằm lên, rồi mình đốt lửa hơ cho anh ta

ấm, người tím tái hết rồi!

May mắn, sao hơn mười phút hơ lửa, Ba Tài đã hồi tỉnh. Vừa mở mắt ra, anh chàng đã bàng hoàng kêu lên:

– Mỹ Lệ! Em đâu Lệ ơi. Ông Sáu Đời phải trấn an:

– Chỉ có mình cậu trên ghe. Chắc ai đó còn bám víu được ở đâu đó, không sao đâu!

Bấy giờ Ba Tài mới nhìn chung quanh, anh trấn tĩnh lại và bắt đầu mếu máo:

– Sao con vợ tôi nó không chịu bám ghe… nó yếu đuối quá mà, sao chịu nổi sóng gió hả trời!

Sau một hồi gào khóc kêu tên vợ, Ba Tài mới bắt đầu kể lại chuyện mình bị nạn. Anh nói:

– Tôi đang đậu ghe ở giữa kinh Xáng thì gió nổi lên… Ông Sáu chép miệng:

– Ở đây là gần cầu số 5 cách kinh Xáng đến hơn ba chục cây số. Năm Xị cũng nói:

– Lần đầu tiên trong đời tôi mới thấy ghe trôi ngược từ dưới lên trên, suýt chút nữa là trôi tới tận Bảy Núi rồi!

Ba Tài giật mình:

– Đây là cầu số 5 sao? Vậy gần nhà tôi.

– Cậu ở đâu?

– Dạ, ở Vọng Thê, ở trên triền núi Ba Thê. Năm Xị reo lên:

– Gần quê của vợ tôi rồi! Anh quay gọi về nhà:

– Má mấy đứa nhỏ ơi, qua nhìn bà con nè! Vợ Năm Xị chạy qua và la lên:

– Ba Tài đây mà! Trời ơi, sao vậy nè?

Sau khi nghe kể chuyện, chị Năm lo lắng:

– Con Mỹ Lệ hồi còn con gái là đứa bơi lội dở nhất trong đám bạn bè tụi tôi. Sao anh dám cho nó đi theo ghe?

Ba Tài mếu máo:

– Túng tiền quá nên tính đi chuyến này rồi nghỉ luôn. Con vợ tôi nó cũng căn nhằn hoài, không thích đi buôn bán dưới ghe.

– Có ghe chở hàng đi bán đây đó là nhất đời rồi, chỉ hiềm con nhỏ bơi / lội dở, không ưa sông nước thôi. Mà thôi, bây giờ đã như vậy rồi, anh Ba cứ nghỉ ngơi cho khoẻ rồi tôi bảo ông chồng tôi cùng với anh đi tìm con Lệ.

Ba Tài lòng nóng như lửa đốt, liền đề nghị:

– Nhà chị có xuồng, làm ơn cho tôi mượn, tôi muốn đi tìm ngay. Chậm một giây nào là…

Anh ta lại khóc như trẻ con, khiến mấy người chung quanh cũng mủi lòng. Bà Sáu nói:

– Tôi có chiếc xuồng con, chịu được sóng gió, lùm bụi, cậu cứ lấy mà đi. Cần thì ông nhà tôi đi theo giúp nữa.

Năm Xị nói:

– Thôi, chú Sáu ở nhà, để tôi đi với Ba Tài được rồi.

Họ bắt đầu cuộc tìm kiếm, bắt đầu ở chỗ nhà, lần ngược theo hướng gió đi về phía kinh Xáng, băng qua đồng tràm bị ngã tạp vì gió bão.

Lúc gió bão đi ghe chắc chừng vài giờ, còn lúc này Ba Tài không bỏ sót lùm tràm nào còn nhô lên khỏi mặt nước, nên phải mất gần cả ngày mà vẫn chưa tới được kinh Xáng. Năm Xị nói:

– Tôi có nhà người quen ở khúc kinh Xáng dưới này, hay là ta ghé đó nghỉ ăn cơm đã, rồi đi tiếp.

Ba Tài không muốn nghỉ, nhưng phải chiều lòng bạn, nên miễn cưỡng huống chống về phía đó. Tiếp họ là vợ chồng anh chàng chuyên lấy củi ở rừng tràm, Tám Đối vừa nghe nói mục đích chuyến đi đã reo lên:

– Dám cái này lắm à! Sáng nay đi kiếm củi ở vạt rừng phía trước, vợ tôi thấy có chiếc áo của ai vất trên nhánh tràm, thấy còn mới nên nó lấy về tính để mặc. Coi phải áo của chị nhà không?

Ba Tài vừa nhìn thấy chiếc áo đã la hoảng lên:

– Áo của vợ tôi mà!

Rồi anh khóc rống lên Tám Đối nói thật lòng:

– Áo đang mặc trong người mà bị lột ra, máng trên nhánh cây là đã bị gió nước cuốn trôi mạnh lắm!

Ba Tài hầu như chẳng còn nghe ai nói gì nữa, anh chỉ khóc, vừa ôm chiếc áo vào lòng vừa gào lên từng hồi…

 

Suốt ba ngày như điên như dại, tìm kiếm hầu như khắp các cánh đồng mà chẳng thấy dấu vết gì của vợ. Ba Tài trở về nhà như cái xác không hồn!

Người ở xóm vừa trông thấy anh đã kêu lên:

– Thằng này bộ thành ma hiện về hay sao vậy? Con vợ mày nó đợi mày ba bốn bữa nay, khóc hết nước mắt vì mày.

Ba Tài tưởng mình nghe lầm:

– Mấy người nói gì? Con vợ tôi chết thì hãy để vong hồn nó yên, đừng có… Dì Mười bán tạp hoá trợn mắt nhìn Tài:

– Cái thằng bộ khùng sao chứ, vợ mày nó uổng công đợi mày quá! Ba Tài vẫn giọng tưng tửng:

– Còn vợ đâu mà đợi với chờ!

Dì Mười cứ tưởng Tài khùng, bà la lớn:

– Về nhà nhanh lên đi, con vợ mày nó khóc hết nước mắt rồi đó! Đến nước này Ba Tài mới ngớ người ra:

– Cái gì? Dì Mười nói giỡn hay thật?

Vừa hỏi, Ba Tài vừa cắm đầu chạy một mạch về nhà mà trong lòng hoang mang tột độ. Từ xa, Tài đã nhìn thấy nhà mình có khói bốc lên, chứng tỏ có người! Mà nhà anh ta thì ngoài hai vợ chồng ra có ai khác đâu mà nấu với nướng?

– Mỹ Lệ!

BaTài nhìn thấy vợ đang nhúm lửa nấu cơm trong bếp mà không tin đó là sự thật! Anh phải gọi lần thứ hai:

– Lệ! Có phải là em không?

Mỹ Lệ đứng dậy reo lên rồi nhào tới ôm chầm lấy chồng, cô nghẹn ngào:

– Tưởng anh không về…

Rồi cô khóc như mưa! Thật quá bất ngờ đến không thể nào tin nổi! Tài lắp bắp:

– Em… em thật… thật không vậy?

Mỹ Lệ cũng sờ nắn từ vai xuống ngục Ba Tài nghi ngờ:

– Có phải anh thật không vậy?

Vợ chồng mừng như vừa qua cơn ác mộng. Mỹ Lệ kể:

– Em bị nước cuốn trôi và em ngất đi, cho đến khi tỉnh lại thì thấy mình nằm trên một chiếc ghe lớn. Em hoảng hốt khi thấy mình đang mặc bộ quần áo cửa người khác.

Thì ra vợ chồng người chủ ghe tốt bụng đã vớt được em trong lúc em ngất xỉu nằm trên một chiếc xuồng lật úp.

Ba Tài kể lại những ngày đi khắp cánh rừng tràm tìm kiếm. Nhớ lại chiếc áo, anh hỏi:

– Chiếc áo máng lại trên nhánh tràm, vậy khi người ta vớt em thì… trần trụi hay sao?

Lệ ngượng ngùng:

– Lúc đó còn biết gì nữa… Mà thôi kệ, miễn còn sống trở về với anh là mừng rồi!

Suốt đêm hôm đó hai vợ chồng hầu như không ngủ, đến gần sáng Lệ hỏi một câu làm Ba Tài giật mình:

– Chuyện anh với cô út Sương hồi đó kết thúc ra sao? Ba Tài trố mắt:

– Sao khi không em hỏi chuyện đó làm gì? Chuyện ấy là thời anh còn trai trẻ, anh và cô ấy có.. nhưng xong hết trước ngày anh cưới em mà! Anh coi như không còn nhớ gì…

Nhưng em thì nhớ! Anh có biết là trong lúc hôn mê khi trôi trên sóng nước em thấy gì không? Thấy có người nói là anh phụ cô đã bỏ rơi khi cô ấy đã… có thai! Đúng không?

Bình luận